- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Nghị định 115/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 143/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thuỷ lợi
- 3Thông tư 06/2010/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu chung đối với công ty nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 4Quyết định 929/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Đề án Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011 - 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Nghị định 67/2012/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 143/2003/NĐ-CP hướng dẫn Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi
- 6Nghị định 99/2012/NĐ-CP về phân công, phân cấp thực hiện quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp
- 7Nghị định 50/2013/NĐ-CP quy định quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng đối với người lao động làm việc trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu
- 8Nghị định 51/2013/NĐ-CP quy định chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, Phó tổng giám đốc hoặc Phó giám đốc, Kế toán trưởng trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu
- 9Thông tư 18/2013/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện quản lý lao động, tiền lương và tiền thưởng đối với người lao động trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 10Thông tư 19/2013/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, Phó tổng giám đốc hoặc Phó giám đốc, Kế toán trưởng trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 11Nghị định 130/2013/NĐ-CP về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 32/2013/QĐ-UBND | Vĩnh Yên, ngày 26 tháng 12 năm 2013 |
UỶ BAN NHÂN DÂN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị Định số 99/2012/NĐ-CP ngày 15/11/2012 của Chính phủ phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu Nhà nước Đối với DN nhà nước và vốn nhà nước Đầu tư vào doanh nghiệp;
Căn cứ Quyết Định số 929/QĐ-TTg ngày 17/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là các tập Đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai Đoạn 2011-2015;
Căn cứ Nghị Định số 50/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ quy Định quản lý lao Động, tiền lương và tiền thưởng Đối với người lao Động làm việc trong công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu;
Căn cứ Nghị Định số 51/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ Quy Định chế Độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng Đối với thành viên hội Đồng thành viên hoặc giám Đốc, phó tổng giám Đốc hoặc phó giám Đốc, kế toán trưởng trong công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu;
Căn cứ Nghị Định số 130/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích;
Căn cứ Thông tư số 06/2010/TT-BLĐTBXH ngày 07/4/2010 của Bộ Lao Động TBXH hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu chung Đối với công ty nhà nước và công ty TNHH 1 TV do Nhà nước sở hữu 100% vốn Điều lệ;
Căn cứ Thông tư số 18/2013/TT-BLĐTBXH ngày 09/9/2013 của Bộ Lao Động TBXH hướng dẫn thực hiện quản lý lao Động, tiền lương và tiền thưởng Đối với người lao Động trong công ty TNHH MTV do nhà nước làm chủ sở hữu;
Căn cứ Thông tư số 19/2013/TT-BLĐTBXH ngày 09/9/2013 của Bộ Lao Động TBXH hướng dẫn thực hiện chế Độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng Đối với hội Đồng thành viên hoặc chủ tịch công ty, kiểm soát viên, tổng giám Đốc hoặc giám Đốc, phó tổng giám Đốc hoặc phó giám Đốc, kế toán trưởng trong công ty TNHH MTV do nhà nước làm chủ sở hữu;
Căn cứ Chương trình hành Động số 43-CTr/TU ngày 31/01/2013 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thực hiện kết luận số 50-KL/TW ngày 29/10/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về Đề án "Tiếp tục sắp xếp, Đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước";
Căn cứ Quyết Định số 2713/QĐ-UBND ngày 2/10/2013 của UBND tỉnh ban hành Đề án Kiện toàn tổ chức bộ máy, Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nâng cao hiệu quả hoạt Động các cơ quan và doanh nghiệp nhà nước giai Đoạn 2013-2020;
Căn cứ Thông báo số 108/TB-UBND ngày 16/10/2013 kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc tại hội nghị về lựa chọn phương thức nhà thầu, cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích trên Địa bàn tỉnh;
Căn cứ Hội nghị Lãnh Đạo UBND tỉnh và các Sở, ngành ngày 26/12/2013;
Xét Đề nghị của Sở Kế hoạch Đầu tư (sau khi có ý kiến các Sở, ngành: Tài chính, Nội vụ, lao Động Thương binh Xã hội, Tư pháp và các Doanh nghiệp) tại Báo cáo số 185/BC-SKHĐT ngày 06/12/2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án về quản lý hoạt Động sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích trên Địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
(Chi tiết Đề án kèm theo).
Điều 2. Giao các Sở, ngành, Địa phương, các cơ quan, Đơn vị tham gia hoạt động sản xuất và cung ứng sản phẩm công ích trên Địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện triển khai theo lộ trình, giải pháp quy Định nói trên, theo Đúng Nghị Định số 130/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ và các Văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương.
Điều 3. Quyết Định có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám Đốc các Sở: Tài chính, Giao thông Vận tải, Kế hoạch Đầu tư, Lao Động Thương binh Xã hội, Nội vụ, Xây dựng, Tư pháp; Giám Đốc Kho bạc nhà nước tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; Giám Đốc các Doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích trên Địa bàn tỉnh và Thủ trưởng các cơ quan, Đơn vị có liên quan căn cứ Quyết Định thi hành./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ CUNG ỨNG SẢN PHẨM, DỊCH VỤ CÔNG ÍCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC.
(Kèm theo Quyết Định số 32/2013/QĐ-UBND ngày 26/12/2013 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc)
SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1. Căn cứ pháp lý xây dựng Đề án
Nghị Định số 130/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích;
Nghị Định số 99/2012/NĐ-CP ngày 15/11/2012 của Chính phủ về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu Nhà nước Đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước Đầu tư vào doanh nghiệp;
Nghị Định số 115/2008/NĐ-CP ngày 14/11/2008 của Chính phủ sửa Đổi, bổ sung một số Điều của Nghị Định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ quy Định chi tiết thi hành một số Điều của Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi;
Quyết Định 929/QĐ-TTg ngày 17/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là các tập Đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai Đoạn 2011-2015;
Nghị Định số 50/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ quy Định quản lý lao Động, tiền lương và tiền thưởng Đối với người lao Động làm việc trong công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu;
Nghị Định số 51/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ Quy Định chế Độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng Đối với thành viên hội Đồng thành viên hoặc giám Đốc, phó tổng giám Đốc hoặc phó giám Đốc, kế toán trưởng trong công ty TNHH 1TV do Nhà nước làm chủ sở hữu;
Thông tư số 06/2010/TT-BLĐTBXH ngày 7/4/2010 của Bộ Lao Động Thương binh Xã hội hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu chung Đối với công ty nhà nước và công ty TNHH 1TV do Nhà nước sở hữu 100% vốn Điều lệ;
Thông tư số 18/2013/TT-BLĐTBXH ngày 09/09/2013 của Bộ Lao Động Thương binh Xã hội hướng dẫn thực hiện quản lý lao Động, tiền lương và tiền thưởng Đối với người lao Động trong công ty TNHH MTV do nhà nước làm chủ sở hữu;
Thông tư số 19/2013/TT-BLĐTBXH ngày 09/09/2013 của Bộ Lao Động Thương binh Xã hội Hướng dẫn thực hiện chế Độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng Đối với hội Đồng thành viên hoặc chủ tịch công ty, kiểm soát viên, tổng giám Đốc hoặc giám Đốc, phó tổng giám Đốc hoặc phó giám Đốc, kế toán trưởng trong công ty TNHH MTV do nhà nước làm chủ sở hữu;
Chương trình hành Động số 43-CTr/TU ngày 31/01/2013 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thực hiện kết luận số 50-KL/TW ngày 29/10/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về Đề án "Tiếp tục sắp xếp, Đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước";
Nghị Định số 67/2012/NĐ-CP ngày 10/9/2012 của Chính phủ sửa Đổi một số Điều của Nghị Định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy Định chi tiết thi hành một số Điều của Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.
Quyết Định số 2713/QĐ-UBND ngày 2/10/2013 của UBND tỉnh về việc Ban hành Đề án Kiện toàn tổ chức bộ máy, Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nâng cao hiệu quả hoạt Động các cơ quan và doanh nghiệp nhà nước giai Đoạn 2013-2020;
Thông báo số 108/TB-UBND ngày 16/10/2013 của UBND tỉnh thông báo kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh tại Hội nghị về lựa chọn phương thức nhà thầu cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích trên Địa bàn tỉnh;
Căn cứ chức năng nhiệm vụ của các Sở, ngành.
Sau khi tỉnh Vĩnh Phúc Được tái lập, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Đã quán triệt sâu sắc các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về “tiếp tục sắp xếp, Đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước". Các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) Được sắp xếp, Đổi mới hoạt Động theo mô hình mới Đã tạo Điều kiện cho DNNN chủ Động trong sản xuất kinh doanh, tăng trưởng và lợi nhuận Đều cao hơn năm trước chuyển Đổi, hiệu quả sử dụng vốn nhà nước Đầu tư vào doanh nghiệp Đã tăng lên. DNNN Đã có Đóng góp nhất Định trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh như: giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao Động; các DNNN hoạt Động công ích Đảm bảo hầu hết các dịch vụ thiết yếu cho sinh hoạt và Đời sống của nhân dân như: cung cấp nước sạch, vệ sinh môi trường Đô thị, chiếu sáng Đô thị, thu gom rác, trồng chăm sóc cây xanh tạo cảnh quan Đô thị,... tham gia xây dựng, bảo dưỡng nhiều công trình hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh; Đồng thời thực hiện các nhiệm vụ chính trị tại Địa phương, góp phần nâng cao Đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân và ổn Định tình hình chính trị, trật tự an toàn xã hội trên Địa bàn.
Hiện nay, việc lựa chọn các doanh nghiệp sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích trên Địa bàn tỉnh Được thực hiện chủ yếu theo cơ chế Điều hành giao kế hoạch cho các doanh nghiệp có vốn nhà nước trên Địa bàn thực hiện.
Để giảm thiểu sự trông chờ, ỷ lại vào nhà nước, và phát huy Được tính năng Động, sáng tạo, tự chủ trong sản xuất kinh doanh bảo Đảm Được chất lượng sản phẩm, dịch vụ công ích của doanh nghiệp trước Đòi hỏi ngày càng cao của xã hộ là cần thiết. Việc lựa chọn doanh nghiệp sản xuất và cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích theo cơ chế Đặt hàng, Đấu thầu và khuyến khích sự tham gia của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhằm tạo sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp Được căn cứ theo Định mức kinh tế kỹ thuật, các chế Độ chính sách hiện hành và Đặc Điểm hoạt Động cụ thể của từng loại sản phẩm, dịch vụ công ích. Việc chi trả tiền lương phù hợp, Đảm bảo công bằng Đúng theo quy Định của pháp luật.
Đồng thời, trước yêu cầu và nhiệm vụ mới của việc quản lý sản xuất và cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích trên Địa bàn tỉnh; cần tiếp tục Đổi mới về phương thức lựa chọn việc sản xuất và cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích nhằm bảo Đảm lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân. Nhằm tạo Điều kiện Để các doanh nghiệp hoạt Động công ích có sự chủ Động, thực sự hoạt Động theo cơ chế thị trường, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, Đổi mới, xây dựng kế hoạch và Đầu tư dài hạn Đảm bảo sự lớn mạnh của doanh nghiệp Để sản xuất và cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích mà bản thân nền kinh tế của tỉnh Đang Đòi hỏi ngày càng cao cũng như trong cạnh tranh và hợp tác cùng phát triển với các loại hình doanh nghiệp khác.
Vì vậy, việc xây dựng Đề án Quy Định quản lý về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích trên Địa bàn tỉnh là cần thiết.
Phần I. Sự cần thiết phải xây dựng Đề án
Phần II. Hiện trạng sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích trên Địa bàn tỉnh.
Phần III. Mục tiêu, lộ trình và các giải pháp.
Phần IV. Tổ chức thực hiện.
HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ CUNG ỨNG SẢN PHẨM, DỊCH VỤ CÔNG ÍCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
I. HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ CUNG ỨNG SẢN PHẨM, DỊCH VỤ CÔNG ÍCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
1. Doanh nghiệp sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích
Hiện nay, trên Địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có 10 doanh nghiệp nhà nước hoạt Động sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, 1 doanh nghiệp hoạt Động trong lĩnh vực kinh doanh Đặc thù, 02 liên doanh và TNHH, cụ thể:
+ Công ty TNHH một thành viên Thủy lợi Liễn Sơn.
+ Công ty TNHH một thành viên Thủy lợi Lập Thạch.
+ Công ty TNHH một thành viên Thủy lợi Tam Đảo.
+ Công ty TNHH một thành viên Thủy lợi Phúc Yên.
+ Công ty TNHH một thành viên Xổ số Kiến thiết.
+ Công ty Cổ phần Môi trường và dịch vụ Đô thị Vĩnh Yên.
+ Công ty Cổ phần Môi trường và dịch vụ Đô thị Phúc Yên.
+ Công ty Cổ phần quản lý và sửa chữa Đường bộ Vĩnh Phúc.
+ Công ty Cổ phần cấp thoát nước và môi trường số I Vĩnh Phúc.
+ Công ty Cổ phần nước sạch Vĩnh Phúc.
+ Công ty Cổ phần vận tải ô tô Vĩnh Phúc;
+ Công ty Liên doanh Vận tải hành khách Vĩnh Phúc;
+ Công ty TNHH xây dựng và thương mại Việt Dương.
Các doanh nghiệp sản xuất cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích trên Địa bàn tỉnh có 05 doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn Điều lệ, 05 doanh nghiệp nhà nước nắm giữ trên 50% vốn Điều lệ, 01 doanh nghiệp nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn Điều lệ, 02 doanh nghiệp liên doanh và TNHH.
2. Các sản phẩm, dịch vụ công ích trên Địa bàn tỉnh
Sản phẩm, dịch vụ công ích là một loại hàng hóa có Đặc trưng riêng: là sản phẩm thiết yếu Đối với Đời sống kinh tế xã hội, nếu thực hiện sản xuất và cung ứng theo cơ chế thị trường khó có thể bù Đắp Được các chi phí vì mức giá, phí của sản phẩm, dịch vụ do nhà nước quy Định.
Các sản phẩm, dịch vụ công ích Được sản xuất và cung ứng trên Địa bàn tỉnh cụ thể như sau:
2.1. Lĩnh vực Thủy lợi:
Quản lý, khai thác hệ thống công trình thủy lợi do 04 Công ty TNHH một thành viên Thủy lợi (Liễn Sơn; Lập Thạch; Tam Đảo; Phúc Yên) thực hiện: quản lý, vận hành cung cấp các dịch vụ về nước theo Địa bàn quản lý. Nhiệm vụ của các công ty trên thực hiện công tác tưới nước, tiêu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp các mùa vụ trong năm, Đồng thời cấp nước cho các diện tích nuôi trồng thủy sản.
- Hệ thống do Công ty TNHH một thành viên thuỷ lợi Liễn Sơn quản lý: Trên toàn hệ thống có 350 công trình, trong Đó: 280 trạm bơm và 70 hồ Đập.
+ Hệ thống quản lý 4 công trình Đầu mối cấp nước chính sau: Đập dâng Liễn Sơn; Trạm bơm Bạch Hạc; Trạm bơm Đại Định; Trạm bơm An Lão.
+ Hệ thống kênh mương tưới bao gồm: Kênh cấp I (bao gồm Kênh chính tả ngạn, hữu ngạn, 6A, 6B) có tổng chiều dài 90 km, kênh cấp II (Kênh nhánh) với tổng chiều dài 150 km, trên 4000 km kênh mương cấp III và kênh nội Đồng. Hệ thống kênh chính và kênh cấp II; Đã Được kiên cố hóa xong toàn bộ, vận hành an toàn. Hệ thống kênh cấp III Đang Được triển khai bê tông theo Nghị quyết của HĐND tỉnh sẽ hoàn thành vào năm 2015.
+ Diện tích tưới: Vụ chiêm 24.325 ha; Vụ mùa: 2.100ha; Vụ Đông: 16.628 ha. Cung cấp nước cho thủy sản: 3.700 ha.
+ Ranh giới khu tưới bao gồm: Huyện Lập Thạch gồm các xã (xã Đình Chu, Đồng Ích, Thái Hòa, Liễn Sơn, Hoa Sơn, Triệu Đê và ½ xã Bàn Giản và Liên Hòa và một phần của xã Sơn Đông); huyện Tam Dương (trừ các xã Hoàng Hoa, Kim Long và (30 ha) xã Hướng Đạo); huyện Bình Xuyên: TT Hương Canh, xã Quất Lưu, Đạo Đức, Tân Phong, Phú Xuân, Thanh Lãng; Toàn bộ huyện Yên Lạc; Toàn bộ huyện Vĩnh Tường. Toàn bộ thành phố Vĩnh Yên, ngoài ra còn cấp nước tạo nguồn cấp nước tưới cho phường Bạch Hạc - Thành phố Việt Trì, thị xã Phúc Yên, huyện Mê Linh .
- Hệ thống do Công ty TNHH một thành viên thuỷ lợi Lập Thạch quản lý: Toàn hệ thống hiện có 250 công trình, trong Đó: 44 trạm bơm và 206 hồ Đập.
+ Về hồ chứa, hệ thống có 3 hồ lớn là: Hồ Vân Trục với diện tích lưu vực 19,2 km2, dung tích 8,2 triệu m3; Hồ Suối Sải với diện tích lưu vực 9 km2, dung tích 3,0 triệu m3; Hồ Bò Lạc với diện tích lưu vực 7,5 km2, dung tích 2,55 triệu m3.
+ Về hệ thống kênh mương hệ thống có 99 km kênh, trong Đó có: Kênh cấp I là: 39,1 km; Kênh cấp II là: 54,29 km; Kênh cấp III là: 6,6 km.
+ Diện tích tưới vụ xuân Đạt 7.664 ha, trong Đó: 2.260 ha tưới bằng Động lực; 5.404 ha tưới bằng tự chảy.
+ Ranh giới khu vực thực hiện tưới bao gồm: Toàn bộ huyện Sông Lô; Huyện Lập Thạch trừ các xã Đình Chu, Đồng Ích, Thái Hòa, Liễn Sơn, Triệu Đề, Bàn Giản, Liên Hòa và một phần xã Sơn Đông, thị trấn Hoa Sơn.
- Hệ thống do Công ty TNHH một thành viên thuỷ lợi Tam Đảo quản lý: Toàn hệ thống hiện có 186 công trình, trong Đó: 32 trạm bơm và 154 hồ Đập.
+ Về hồ chứa, hệ thống có 4 hồ tưới lớn nhất là: Hồ Thanh Lanh tưới cho 800 ha; Hồ Xạ Hương tưới cho 1200 ha; Hồ Vĩnh Thành tưới cho 601 ha; Hồ Làng Hà tưới cho 300 ha;
+ Diện tích tưới vụ xuân Đạt 5.970 ha, trong Đó: 1.175ha tưới bằng Động lực; 4.795 ha tưới bằng tự chảy.
+ Ranh giới khu tưới bao gồm: Toàn bộ huyện Tam Đảo; Một phần huyện Tam Dương bao gồm các xã Hoàng Hoa, Kim Long và một phần diện tích xã Hướng Đạo; Một phần huyện Bình Xuyên (trừ diện tích các xã TT Hương Canh, xã Quất Lưu, Đạo Đức, Tân Phong, Phú Xuân, Thanh Lãng).
- Hệ thống do Công ty TNHH một thành viên thuỷ lợi Phúc Yên quản lý: Toàn hệ thống hiện có 39 công trình, trong Đó: có 10 hồ Đập và 29 trạm bơm các loại Đảm bảo tưới cho 3.260 ha canh tác, trong Đó tưới cho diện tích thuộc Địa bàn Vĩnh Phúc 2.715 ha, Hà Nội là 545 ha.
+ Diện tích tưới bằng hồ Đập có 1.375 ha, trong Đó hồ Đại Lải tưới cho 1.167 ha, hồ Đồng Câu tưới cho 23 ha và hồ Thanh Cao tưới cho 185 ha .
+ Tổng số 29 trạm bơm tưới cho 1.143 ha, trong Đó 10 trạm bơm lấy nước từ sông Cà Lồ cụt bơm tưới cho 512 ha; 10 trạm bơm lấy nước từ sông Cà Lồ sống bơm tưới 432 ha; 6 trạm bơm lấy nước từ ao Đầm bơm tưới cho 131 ha; 3 trạm bơm lấy nước từ luồng tiêu bơm tưới cho 68 ha.
+ Ranh giới khu tưới bao gồm toàn bộ thị xã Phúc Yên và một phần huyện Sóc Sơn, Hà Nội.
2.2. Lĩnh vực Môi trường Đô thị
Về lĩnh vực này, hiện nay trên Địa bàn tỉnh Đang Được 2 công ty thực hiện:
- Công ty cổ phần Môi trường và Dịch vụ Đô thị Vĩnh Yên thực hiện:
+ Dịch vụ thu gom rác: 94.690 m3 năm 2012.
+ Dịch vụ Điện chiếu sáng: 2.700 Kwh/năm.
+ Dịch vụ quản lý, chăm sóc cây xanh: trên 10.000 cây.
+ Dịch vụ quản lý, chăm sóc thảm cỏ: 205.687 m2.
+ Dịch vụ tưới nước vệ sinh Đường: 840 m3.
+ Dịch vụ tang lễ, nghĩa trang Đô thị.
- Công ty cổ phần Môi trường và dịch vụ Đô thị Phúc Yên thực hiện:
+ Dịch vụ thu gom rác: 66.000 m3/năm.
+ Dịch vụ Điện chiếu sáng: 1.662.980 Kwh/năm.
+ Dịch vụ quản lý, chăm sóc cây xanh: 11.440 cây.
+ Dịch vụ quản lý, chăm sóc thảm cỏ: 17.035 m2.
+ Dịch vụ tưới nước vệ sinh Đường: 28km/ngày.
+ Dịch vụ tang lễ, nghĩa trang Đô thị.
2.3. Lĩnh vực quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông Đường bộ
Hiện nay, lĩnh vực này do Công ty cổ phần quản lý và sửa chữa Đường bộ chịu trách nhiệm thực hiện với các nhiệm vụ như: Quản lý, duy tu bảo dưỡng sửa chữa thường xuyên Đường, cầu cụ thể:
+ Bảo trì Đường bộ: tổng số trên 300km Đường/năm.
+ Bảo trì cầu bê tông: tổng số trên 1000 m/năm.
+ Bảo trì cầu liên hợp: tổng số trên 100 m/năm.
+ Quản lý hoạt Động của bến phà Then, bến phà Đức Bác.
2.4. Lĩnh vực cấp, thoát nước Đô thị
a) Lĩnh vực cấp nước Đô thị:
- Công ty cổ phần cấp thoát nước số I Vĩnh Phúc thực hiện trên các Địa bàn Được phân công quản lý Vĩnh Yên, Tam Đảo, Yên Lạc, Lập Thạch, Tam Dương, cụ thể: Tổng công suất các nhà máy sản xuất nước 47.600m3/ngĐ; tổng sản lượng nước sạch sản xuất là: 7.450.590 m3/năm; tổng sản lượng nước sạch tiêu thụ là: 6.193.900 m3/năm.
- Công ty cổ phần nước sạch Vĩnh Phúc thực hiện cấp nước Đô thị tại thị xã Phúc Yên, huyện Bình Xuyên và các vùng phụ cận thuộc Hà Nội, cụ thể: Tổng công suất các nhà máy sản xuất nước 27.000m3/ngĐ; tổng sản lượng nước sạch sản xuất là: 6.565.307 m3/năm; tổng sản lượng nước sạch tiêu thụ là: 4.457.230 m3/năm.
b) Lĩnh vực thoát nước Đô thị:
- Công ty cổ phần Môi trường và Dịch vụ Đô thị Vĩnh Yên hiện Đang quản lý 66,5 km rãnh thoát nước nước khu dân cư; 33,5 km cống hộp Đi ngầm; 4,6 km cống tròn BTCT, 1.800 hố ga các loại.
- Công ty cổ phần Môi trường và dịch vụ Đô thị Phúc Yên thực hiện dịch vụ thoát nước Đô thị tại thị xã Phúc Yên: Quản lý 78.236 m rãnh thoát nước ngầm, 578 m cống qua Đường và 938 hố ga các loại.
Riêng hệ thống thoát nước và trạm xử lý nước thải của thành phố Vĩnh Yên sau khi dự án Đi vào hoạt Động sẽ Được bàn giao và thực hiện theo quy Định tại Nghị Định số 130/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích;
2.5. Lĩnh vực vận tải hành khách công cộng:
Dịch vụ vận tải công cộng trên Địa bàn tỉnh Được 03 doanh nghiệp: Công ty cổ phần vận tải ô tô Vĩnh Phúc, Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Việt Dương và Công ty liên doanh vận tải hành khách Vĩnh Phúc thực hiện với 8 tuyến xe buýt kết nối Đến các huyện, thị góp phần giảm thiểu phương tiện cá nhân tham gia giao thông, hạn chế ùn tắc và mất an toàn giao thông trên Địa bàn tỉnh, cụ thể với các tuyến với tần suất lượt xe như sau:
- Công ty Cổ phần vận tải ô tô Vĩnh Phúc thực hiện vận tải các tuyến: Vĩnh Yên-Quang Minh, tần suất: 98 lượt xe/ngày; Vĩnh Yên-Tam Sơn, tần suất: 60 lượt xe/ngày; Vĩnh Yên-Cao Đại, tần suất: 44 lượt xe/ngày; Vĩnh Yên-Vĩnh Thịnh, tần suất: 44 lượt xe/ngày; Phúc Yên-Kim Xá, tần suất: 48 lượt xe/ngày.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn Xây dựng và Thương mại Việt Dương thực hiện vận tải tuyến: Vĩnh Yên-Quang Sơn, tần suất: 44 lượt xe/ngày.
- Công ty Liên doanh vận tải hành khách Vĩnh Phúc thực hiện vận tải tuyến: Vĩnh Yên-Bồ Lý, tần suất: 44 lượt xe/ngày; Phúc Yên-Vĩnh Tường, tần suất: 48 lượt xe/ngày.
2.6. Lĩnh vực kinh doanh Đặc thù
Công ty TNHH một thành viên Xổ số Kiến thiết: là loại hình kinh doanh Đặc thù, chuyên kinh doanh phát hành các loại vé xổ số kiến thiết, phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí lành mạnh của nhân dân trong và ngoài tỉnh, cụ thể:
+ Xổ số truyền thống;
+ Xổ số Lô tô;
+ Xổ số Lô tô cặp số;
+ Xổ số Bóc biết kết quả ngay.
3. Phương thức lựa chọn sản phẩm, dịch vụ công ích
Việc thực hiện lựa chọn Đơn vị sản xuất và cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích trong thời gian qua trên Địa bàn tỉnh hầu hết theo phương thức giao kế hoạch.
Hàng năm vào tháng 9, 10 năm trước năm kế hoạch, các công ty lập kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch tài chính theo Định mức kinh tế, kỹ thuật quy Định.
+ Sở Kế hoạch Đầu tư chủ trì, phối hợp cùng Sở Tài chính, các sở, ngành liên quan, các huyện, thành, thị thẩm Định kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Sở Kế hoạch Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính cùng các sở, ngành liên quan, các huyện, thành, thị thẩm Định kế hoạch tài chính của doanh nghiệp.
Trên cơ sở kết quả thẩm Định UBND tỉnh ra quyết Định giao kế hoạch thực hiện nhiệm vụ công ích cho doanh nghiệp.
Từ năm 2013 trở về trước, việc giao chỉ tiêu kế hoạch hàng năm thực hiện cụ thể như sau:
+ Đối với 04 công ty Thủy lợi: Bốn Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thủy lợi (Liễn Sơn, Lập Thạch, Tam Đảo, Phúc Yên) xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh bao gồm: Kế hoạch sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích (diện tích tưới, tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp; diện tích tưới tiêu phục vụ nuôi trồng thủy sản; số lượng Điện năng tiêu thụ; thời gian: vụ chiêm, vụ mùa, vụ Đông); Kế hoạch tài chính (doanh thu, chi phí, lợi nhuận từ hoạt Động sản xuất và cung ứng sản phẩm dịch vụ; thủy lợi phí; các khoản phải nộp ngân sách theo quy Định hiện hành; chi phí sản xuất và cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích; Mức trợ cấp Đối với sản phẩm dịch vụ công ích), căn cứ xây dựng kế hoạch trên cơ sở các Định mức kinh tế kỹ thuật theo các quy Định hiện hành. Kế hoạch sản xuất kinh doanh Được báo cáo lên các cơ quan: Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài chính và Sở Kế hoạch và Đầu tư.
+ Đối với 02 công ty Môi trường: Công ty cổ phần Môi trường và Dịch vụ Đô thị Vĩnh Yên, Công ty cổ phần Môi trường và Dịch vụ Đô thị Phúc Yên xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh bao gồm: Kế hoạch sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích (số km Đường vệ sinh (thu, gom rác); diện tích phải quét dọn vệ sinh (lòng Đường, hè phố); khối lượng rác thu gom, phân loại, vận chuyển; số kw Điện năng tiêu thụ chiếu sáng; khối lượng nước rửa Đường; công tác chăm sóc cây xanh,vv...); Kế hoạch tài chính (doanh thu, chi phí, lợi nhuận từ hoạt Động sản xuất và cung ứng sản phẩm dịch vụ; số phí vệ sinh thu Được; các khoản phải nộp ngân sách theo quy Định hiện hành; chi phí sản xuất và cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích; Mức trợ cấp Đối với sản phẩm dịch vụ công ích), căn cứ xây dựng kế hoạch trên cơ sở các Định mức kinh tế kỹ thuật theo các quy Định hiện hành. Kế hoạch sản xuất kinh doanh Được báo cáo lên các cơ quan: UBND các huyện, thành phố, thị xã, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch Đầu tư.
+ Đối với hai công ty cấp nước: Công ty cổ phần cấp thoát nước số I Vĩnh Phúc, Công ty cổ phần nước sạch Vĩnh Phúc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh bao gồm: Kế hoạch sản xuất, cung ứng nước sạch (tổng sản lượng nước sạch sản xuất, tổng sản lượng nước sạch tiêu thụ, số kw Điện năng tiêu thụ; ...); Kế hoạch tài chính (doanh thu, chi phí, lợi nhuận từ hoạt Động sản xuất tiêu thụ nước, các khoản phải nộp ngân sách theo quy Định hiện hành; Mức trợ cấp Đối với sản phẩm dịch vụ công ích), căn cứ xây dựng kế hoạch trên cơ sở các Định mức kinh tế kỹ thuật theo các quy Định hiện hành. Kế hoạch sản xuất kinh doanh Được báo cáo lên các cơ quan: Sở Xây dựng, Sở Tài chính và Sở Kế hoạch và Đầu tư.
+ Đối với lĩnh vực vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt: Công ty cổ phần vận tải ô tô Vĩnh Phúc, Công ty trách nhiệm hữu hạn Xây dựng và Thương mại Việt Dương và Công ty Liên doanh vận tải hành khách Vĩnh Phúc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh: Kế hoạch sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích (số lượng hành khách vận chuyển; số nhiên liệu tiêu thụ); Kế hoạch tài chính (doanh thu từ hoạt Động vận chuyển hành khách, chi phí hoạt Động; các khoản phải nộp ngân sách theo quy Định hiện hành; chi phí sản xuất và cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích; Khối lượng trợ cấp Đối với sản phẩm dịch vụ công ích), căn cứ xây dựng kế hoạch trên cơ sở các Định mức kinh tế kỹ thuật theo các quy Định hiện hành. Kế hoạch sản xuất kinh doanh Được báo cáo lên các cơ quan: Sở Giao thông và Vận tải, Sở Tài chính và Sở Kế hoạch và Đầu tư.
+ Đối với Quản lý và sửa chữa Đường bộ: Công ty cổ phần quản lý và sửa chữa Đường bộ xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh: Kế hoạch sản xuất, kinh doanh (số km Đường phải duy tu bảo dưỡng, số km Đường phải sửa chữa nâng cấp, khối lượng vệ sinh mặt Đường, số tuyến Đường phải sửa chữa, bảo dưỡng...); Kế hoạch tài chính (doanh thu từ hoạt Động duy tu, sửa chữa, bảo dưỡng Đường; các khoản phải nộp ngân sách theo quy Định hiện hành; chi phí sản xuất và cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích; Khối lượng trợ cấp Đối với sản phẩm dịch vụ công ích), căn cứ xây dựng kế hoạch trên cơ sở các Định mức kinh tế kỹ thuật theo các quy Định hiện hành. Kế hoạch sản xuất kinh doanh Được báo cáo lên các cơ quan: Sở Giao thông và Vận tải, Sở Tài chính và Sở Kế hoạch và Đầu tư.
+ Đối với lĩnh vực kinh doanh Đặc thù: Công ty TNHH một thành viên Xổ số Kiến thiết là loại hình doanh nghiệp công ích Đặc thù, hàng năm công ty xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty UBND giao chỉ tiêu kế hoạch về nộp Ngân sách cho công ty thực hiện.
II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ TIỀN LƯƠNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN NHÀ NƯỚC THUỘC TỈNH QUẢN LÝ
Căn cứ Qũy lương Được duyệt theo kế hoạch, hàng tháng doanh nghiệp thực hiện ứng lương cho người lao Động, sau khi kết thúc năm căn cứ mức Độ hoàn thành kế hoạch, công ty thực hiện quyết toán và chi trả tiền lương cho người lao Động.
Việc áp dụng xây dựng Đơn giá tiền lương của các doanh nghiệp cơ bản Đảm bảo Đúng chế Độ, chính sách của nhà nước quy Định về chế Độ tiền lương, tiền thưởng trong doanh nghiệp.
Có sự chênh lệch giữa tiền lương bình quân của viên chức quản lý chuyên trách với người lao Động, cụ thể:
- Đối với 5 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước:
+ Doanh nghiệp có mức chênh lệch tiền lương bình quân giữa viên chức quản lý chuyên trách với người lao Động lớn nhất là Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết: Tiền lương bình quân của cán bộ quản lý: 23.626.000 Đ./người/tháng; Tiền lương bình quân của người lao Động: 5.511.000 Đồng/người/tháng.
+ Mức chênh lệch ở trên thấp nhất là công ty TNHH MTV thủy lợi Phúc Yên: Tiền lương bình quân của cán bộ quản lý: 12.995.000 Đồng/người/tháng; tiền lương bình quân của người lao Động: 4.225.000 Đồng/người/tháng.
- Đối với 5 doanh nghiệp có vốn nhà nước chi phối:
+ Doanh nghiệp có mức chênh lệch tiền lương bình quân giữa viên chức quản lý chuyên trách với người lao Động lớn nhất là Công ty CP quản lý và sửa chữa Đường bộ: Tiền lương bình quân của CB quản lý: 12.970.000 Đ./người/tháng; Tiền lương bình quân của người lao Động: 3.495.000 Đồng/người/tháng.
+ Mức chênh lệch ở trên thấp nhất là công ty cổ phần nước sạch Vĩnh Phúc: Tiền lương bình quân của cán bộ quản lý: 7.049.000 Đồng/người/tháng; Tiền lương bình quân của người lao Động: 5.400.000 Đồng/người/tháng.
Qua kết quả rà soát cho thấy mức chênh lệch lương giữa cán bộ quản lý cao nhất so với người lao Động Đều hơn 3 lần như: Công ty xổ số kiến thiết Vĩnh Phúc; Công ty TNHH 1TV thủy lợi: Lập Thạch, Tam Đảo, Liễn Sơn; Công ty CP quản lý và sửa chữa Đường bộ; Công ty CP môi trường và dịch vụ Đô thị Vĩnh Yên; Công ty cổ phần và dịch vụ Đô thị Phúc Yên;
1. Kết quả Đạt Được
Các doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích trên Địa bàn tỉnh Đã Đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị tại Địa phương, góp phần Đảm bảo công bằng xã hội, mọi người dân thực sự Được hưởng lợi từ các sản phẩm, dịch vụ mà các doanh nghiệp sản xuất và cung ứng mang lại, Đồng thời tạo ra diện mạo mới cho tỉnh, cụ thể:
+ Công tác Đảm bảo vệ sinh môi trường: Đến nay Đã có 100% Đường phố, khu dân cư Được duy trì vệ sinh thường xuyên; hàng ngày bảo Đảm thu dọn, vận chuyển và xử lý khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh, từ Đó góp phần làm cho bộ mặt Đô thị của tỉnh ngày càng khang trang, sạch Đẹp.
+ Hệ thống cây xanh, thảm cỏ, hoa cảnh vỉa hè, Đường phố, dải phân cách, vòng xoay: Hệ thống cây xanh, các bãi cỏ Được duy trì, chăm sóc bảo Đảm Đúng quy trình kỹ thuật, những khu vực Đất trống Được bố trí trồng, cấy dặm kịp thời, tăng cường tưới nước, chăm sóc cây trong mùa hanh khô. Công tác vệ sinh giải phân cách luôn Được chú trọng, Đảm bảo vệ sinh quét dọn, thu gom rác lòng Đường vỉa hè.
+ Đảm bảo chiếu sáng công cộng tại các Đô thị: Hệ thống chiếu sáng Đô thị Được Đầu tư và nâng cấp thành Đèn cao áp. Đã cung cấp Đủ ánh sáng cho các Đô thị vào ban Đêm, góp phần Đảm bảo an ninh chính trị và trật tự xã hội.
+ Hệ thống cấp nước Được Đầu tư mở rộng, Đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất: Tổng công suất các nhà máy sản xuất nước trên Địa bàn tỉnh hiện nay Đáp ứng Đủ nhu cầu cấp nước sinh hoạt và phục vụ sản xuất. Đồng thời hệ thống thoát nước mưa trên Địa bàn cũng Đảm bảo công tác tiêu, thoát nước Đem lại lợi ích kinh tế - xã hội to lớn: giảm thiệt hại tài sản của nhà nước và công dân do úng ngập, cải thiện môi trường sống, chống ô nhiễm và góp phần bảo vệ chất lượng nguồn nước ngầm.
+ Hoạt Động vận tải hành khách công cộng: Đến nay, mạng lưới vận tải hành khách công cộng của tỉnh Đã phát triển Đến trung tâm các huyện trong tỉnh, Đảm bảo Đáp ứng nhu cầu Đi lại của nhân dân thuận lợi góp phần hạn chế các phương tiện cá nhân tham gia giao thông, giảm thiểu tai nạn và giảm khí thải ra môi trường.
2. Tồn tại, hạn chế
2.1. Chậm Đổi mới, nâng cao năng suất, chất lượng
Hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích hầu như không phải cạnh tranh do Đó không có Động lực phát triển dẫn Đến hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa cao; Đầu tư, Đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ còn hạn chế. Mặt khác, Đầu tư của ngân sách Nhà nước cho hoạt Động công ích vẫn chiếm tỷ lệ lớn nên phần huy Động từ sự Đóng góp của người sử dụng sản phẩm và dịch vụ công ích còn thấp.
Tỉnh chưa khuyến khích các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác tham gia sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích mà chủ yếu vẫn giao kế hoạch cho các doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện trong lĩnh vực này (ngoại trừ lĩnh vực xe buýt có hai Đơn vị tham gia).
Phần lớn các doanh nghiệp sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích chỉ chú trọng Đến việc hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch Được giao hàng năm mà chưa chú trọng Đến việc giảm chi phí, hạ giá thành, nâng cao chất lượng của sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp trước xu thế Đòi hỏi ngày càng cao của xã hội.
2.2. Khó khăn về vốn và thu hút lao Động có trình Độ
Quy Định nhà nước Đầu tư vốn cho doanh nghiệp, doanh nghiệp huy Động vốn phải lập phương án trình cơ quan quyết Định thành lập doanh nghiệp phê chuẩn mới Được thực hiện. Nên khả năng chủ Động của doanh nghiệp trước các cơ hội Đầu tư sản xuất kinh doanh còn hạn chế.
Phần khấu hao tài sản cố Định cơ bản hàng năm ít không Đủ Để các doanh nghiệp Đổi mới thiết bị công nghệ. Nên bản thân các doanh nghiệp rất khó khăn về tài chính Để mua sắm mới thiết bị công nghệ sản xuất nếu không Được sự Đầu tư của Nhà nước.
Cơ cấu về Đội ngũ lao Động chưa phù hợp: Đa phần là lao Động kỹ thuật, tay nghề thấp, còn thiếu lao Động kỹ thuật cao, cán bộ quản lý giỏi. Việc thu hút lao Động giỏi còn gặp nhiều khó khăn.
2.3. Về ý thức cộng Đồng Đối với sản phẩm dịch vụ công ích
Người dân còn có tâm lý trông chờ, ỷ lại Nhà nước về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích. Tỷ lệ người sử dụng sản phẩm dịch vụ công cộng Đóng góp lệ phí còn thấp, việc thu phí còn khó khăn, nên việc chi trả cho hoạt Động sản xuất và cung ứng các sản phẩm dịch vụ này chiếm phần lớn từ ngân sách nhà nước hàng năm sự Đóng góp của cộng Đồng còn thấp.
Quá trình Đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, cùng với sự quản lý còn lỏng lẻo nên ý thức người dân về giữ gìn vệ sinh công cộng, bảo vệ môi trường còn thấp.
3. Nguyên nhân
3.1. Về cơ chế quản lý của nhà nước
Trong thời gian qua, trên Địa bàn tỉnh chưa hình thành thị trường tạo sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp tham gia sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích.
Phương thức lựa chọn Đơn vị sản xuất và cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích chưa Được Đổi mới nên:
+ Sự phối hợp của các ngành trong việc lựa chọn Đơn vị sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích chưa phân công trách nhiệm cụ thể trong từng công việc giữa các ngành, nên việc sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ còn chưa Được xác Định theo lộ trình thực hiện, làm cho một số doanh nghiệp vẫn còn tư tưởng Được tỉnh giao việc mà chưa chuyển mạnh sang tư duy theo cơ chế thị trường, thay Đổi cách thức kinh doanh của doanh nghiệp. Việc kiểm tra, giám sát hoạt Động của doanh nghiệp thấp, chưa Đạt hiệu quả mong muốn.
+ Doanh nghiệp chưa có sự chủ Động về nguồn lực tài chính nên thiếu khả năng tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc tổ chức công việc, sắp xếp lại bộ máy, sử dụng lao Động theo Định mức chi trả tiền lương, tiền công cho cán bộ và người lao Động theo khối lượng, kết quả, hiệu quả công việc, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và năng suất.
3.2. Về cơ chế, chính sách
Sản phẩm, dịch vụ công ích chủ yếu Được giao cho các doanh nghiệp có vốn nhà nước; chưa có cơ chế, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác tham gia sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, do vậy Đã hạn chế việc khai thác, sử dụng tốt các nguồn lực của xã hội, không tạo ra sự bình Đẳng và cạnh tranh giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.
Chưa xã hội hóa rộng rãi các hoạt Động công ích nên không huy Động Được toàn xã hội và các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác tham gia hoạt Động công ích.
Chưa tạo Động lực thay Đổi nhận thức của doanh nghiệp: Do có tâm lý trông chờ ỷ lại nên thiếu Động lực cho sự phát triển do thiếu tính cạnh tranh, các chế Độ cho người lao Động bị khống chế bởi các quy Định của Nhà nước do Đó không khuyến khích người lao Động phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao Động, giảm tiêu hao vật tư.
QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, LỘ TRÌNH VÀ CÁC GIẢI PHÁP
1. Quan Điểm
Để quản lý về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích trên Địa bàn cần phải ban hành xây dựng và ban hành các quy Định về quản lý sản phẩm, dịch vụ công ích trên Địa bàn tỉnh, trong Đó phải quy Định về chất lượng, quy cách, Định mức thực hiện, giá, Đơn giá theo quy Định của Nhà nước Để chủ yếu thực hiện theo phương thức Đấu thầu, Đặt hàng.
Việc giao cơ quan Đấu thầu, Đặt hàng, giao kế hoạch và quản lý theo dõi cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích cần Đảm bảo tránh khép kín trong quản lý.
2. Mục tiêu
2.1. Mục tiêu chung
Các sản phẩm, dịch vụ công ích xây dựng Được Đơn giá, giá của sản phẩm, dịch vụ công ích và Được cung ứng theo giá do Nhà nước quy Định thì thực hiện theo phương thức Đặt hàng.
Các sản phẩm, dịch vụ công ích Đáp ứng các Điều kiện theo quy Định của Luật Đấu thầu và Nghị Định số 130/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ về sản xuất và cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích thực hiện theo phương thức Đấu thầu.
Đảm bảo công bằng trong thu nhập giữa lãnh Đạo và người lao Động trong các doanh nghiệp sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích theo quy Định của pháp luật.
2.2. Mục tiêu cụ thể
a) Về lựa chọn Đấu thầu, Đặt hàng:
- Năm 2014, Đối với các sản phẩm, dịch vụ Được quy Định về: chất lượng, quy cách, Định mức thực hiện, giá, Đơn giá theo quy Định hiện hành thực hiện Đặt hàng; Từ năm 2015 trở Đi, phấn Đấu thực hiện Đặt hàng 100% các sản phẩm dịch vụ công ích.
- Giai Đoạn 2015-2020, Đối với các sản phẩm, dịch vụ chưa Được quy Định về chất lượng, quy cách, Định mức thực hiện, giá, Đơn giá theo quy Định hiện hành thực hiện Đặt hàng năm 2014, tiếp tục hoàn thiện quy Định về: chất lượng, quy cách, Định mức thực hiện, giá, Đơn giá theo quy Định của Nhà nước Để thực hiện theo hai hình thức: Đặt hàng và Đấu thầu.
Trong Đó:
+ Đến năm 2017, thực hiện Đấu thầu Đạt 20% trên tổng số các sản phẩm, dịch vụ công ích (quản lý, sửa chữa và bảo trì Đường bộ; chiếu sáng Đô thị; thu gom, phân loại, vận chuyển rác thải; quản lý công viên, trồng và quản lý chăm sóc cây xanh, hoa cảnh; dịch vụ tang lễ; vận tải hành khách công cộng).
+ Đến năm 2020, thực hiện Đấu thầu Đạt 50% trên tổng số các sản phẩm, dịch vụ công ích (quản lý, sửa chữa và bảo trì Đường bộ; chiếu sáng Đô thị; thu gom, phân loại, vận chuyển rác thải; quản lý công viên, trồng và quản lý chăm sóc cây xanh, hoa cảnh; dịch vụ tang lễ; vận tải hành khách công cộng).
b) Về chế Độ tiền công, tiền lương
Giảm chênh lệch giữa lao Động quản lý và người lao Động trong doanh nghiệp sản xuất và cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích, Đảm bảo công bằng trong thu nhập giữa lao Động quản lý và người lao Động.
1. Từ năm 2014 trở Đi, giao kế hoạch thực hiện Đối với Công ty TNHH một thành viên Xổ số Kiến thiết.
Cơ quan thực hiện: Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối kết hợp cùng các sở, ngành liên quan xây dựng và trình UBND tỉnh quyết Định.
2. Đấu thầu, Đặt hàng doanh nghiệp cung ứng các sản phẩm dịch vụ công ích trên Địa bàn tỉnh
Trên cơ sở các quy Định cụ thể của UBND tỉnh về chất lượng, quy cách, Định mức thực hiện, giá, Đơn giá theo quy Định của Nhà nước và Đảm bảo không gây biến Động Đến nhiệm vụ chính trị Được giao của các doanh nghiệp, tạo Điều kiện cho các doanh nghiệp chủ Động và ổn Định sản xuất kinh doanh, ổn Định tâm lý của cán bộ, nhân viên và người lao Động trong doanh nghiệp, phương thức lựa chọn doanh nghiệp sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch công ích trong các năm cụ thể như sau:
a) Năm 2014, các sản phẩm, dịch vụ công ích Đủ Điều kiện Đặt hàng sản xuất, cung ứng thì thực hiện Đặt hàng, nếu không Đủ Điều kiện Để thực hiện Đặt hàng thì thực hiện giao kế hoạch.
Trong khi chưa có Thông tư của các Bộ hướng dẫn thực hiện Nghị Định số 130/2013/NĐ-CP của Chính phủ, thực hiện thí Điểm Đặt hàng Đối với một số Doanh nghiệp Đã xác Định Được Định mức kinh tế - kỹ thuật, Đơn giá; Trong năm 2014, trên cơ sở Thông tư hướng dẫn và tình hình thực tế, kết quả thí Điểm, sẽ Đặt hàng, Đấu thầu hoặc giao kế hoạch chính thức.
b) Các năm từ 2015-2020, thực hiện theo cơ chế Đặt hàng.
(1) Quản lý, khai thác hệ thống công trình thủy lợi.
(2) Dịch vụ cấp, thoát nước Đô thị.
c) Giai Đoạn từ 2015-2020, thực hiện theo cơ chế Đặt hàng, Đấu thầu
(1) Dịch vụ quản lý công viên, trồng và quản lý chăm sóc cây xanh, hoa cảnh vỉa hè, Đường phố, dải phân cách, vòng xoay.
+ Năm 2015-2016, thực hiện theo cơ chế Đặt hàng.
+ Năm 2017 và các năm tiếp theo, thực hiện theo cơ chế Đấu thầu.
(2) Dịch vụ cấp Điện, chiếu sáng Đô thị
+ Năm 2015, thực hiện theo cơ chế Đặt hàng.
+ Năm 2016-2017, thực hiện theo cơ chế Đặt hàng và thực hiện theo cơ chế Đấu thầu.
+ Năm 2018 và các năm tiếp theo, thực hiện theo cơ chế Đấu thầu.
(3) Dịch vụ thu gom, phân loại, xử lý chất thải rắn, vệ sinh công cộng
+ Năm 2015, thực hiện theo cơ chế Đặt hàng.
+ Năm 2016-2018, thực hiện theo cơ chế Đặt hàng và thực hiện theo cơ chế Đấu thầu.
+ Năm 2019 và các năm tiếp theo, thực hiện theo cơ chế Đấu thầu.
(4) Dịch vụ tang lễ, nghĩa trang Đô thị
+ Năm 2015-2016, thực hiện theo cơ chế Đặt hàng.
+ Năm 2017-2019, thực hiện theo cơ chế Đặt hàng và thực hiện theo cơ chế Đấu thầu.
+ Sau năm 2019, thực hiện theo cơ chế Đấu thầu.
(5) Quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông Đường bộ
+ Năm 2015-2017, thực hiện theo cơ chế Đặt hàng.
+ Năm 2018-2019, thực hiện theo cơ chế Đặt hàng và thực hiện theo cơ chế Đấu thầu.
+ Sau năm 2019, thực hiện theo cơ chế Đấu thầu.
(6) Dịch vụ vận tải công cộng tại các Đô thị
+ Năm 2015, thực hiện theo cơ chế Đặt hàng.
+ Năm 2016-2017, thực hiện theo cơ chế Đặt hàng và thực hiện theo cơ chế Đấu thầu.
+ Năm 2018 và các năm tiếp theo, thực hiện theo cơ chế Đấu thầu.
3. Thẩm quyền lựa chọn, thanh quyết toán Đối với các sản phẩm dịch vụ công ích
Theo quy Định tại Điểm 2 Điều 6 Nghị Định số 130/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích quy Định cơ quan tổ chức có thẩm quyền quyết Định phương thức cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích "Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết Định phương thức cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích Đối với các sản phẩm, dịch vụ công ích thuộc dự toán chi của ngân sách Địa phương và giao cho các Đơn vị trực thuộc tổ chức thực hiện theo quy Định".
3.1. Đặt hàng thực hiện sản xuất, cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích
a) Cơ quan Đặt hàng, ký hợp Đồng, nghiệm thu, thanh quyết toán và thực hiện quyền giám sát:
Cơ quan thực hiện: Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối kết hợp cùng các sở, ngành liên quan thực hiện.
Theo quy Định tại Điều 1, Quyết Định số 06/2010/QĐ-UBND, ngày 29/01/2010 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc Về việc quy Định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Kế hoạch và Đầu tư quy Định:
Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan tham mưu giúp UBND tỉnh: tổng hợp và thống nhất quản lý các vấn Đề về doanh nghiệp;
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 24 Nghị Định 130/2013/NĐ-CP quy Định về "Thanh toán sản phẩm, dịch vụ công ích thực hiện theo phương thức Đặt hàng": Cơ quan Đặt hàng, ký hợp Đồng Đặt hàng thực hiện thanh toán, quyết toán sản phẩm, dịch vụ công ích theo trình tự, thủ tục quy Định tại Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.
Như vậy, theo quy Định trên việc cơ quan có thẩm quyền Được giao Đặt hàng, ký hợp Đồng với doanh nghiệp sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích có nghĩa vụ giám sát khối lượng hoàn thành Đối với doanh nghiệp sản xuất và cung ứng:
(1) Về dịch vụ Thủy lợi: Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và PTNT thực hiện: ký hợp Đồng Đặt hàng với các công ty TNHH một thành viên Thủy lợi và thực hiện giám sát về: Số lượng, khối lượng, chất lượng, thời gian hoàn thành, nghiệm thu khối lượng hoàn thành về dịch vụ thủy lợi trên cơ sở số liệu nghiệm thu về diện tích phục vụ tưới tiêu với các cơ sở quy ước, Sở Tài chính căn cứ vào khối lượng nghiệm thu Để thanh quyết toán.
(2) Về dịch vụ cấp, thoát nước Đô thị:
- Đô thị Vĩnh Yên: Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp cùng UBND thành phố Vĩnh Yên, Sở Xây dựng, Sở Tài chính thực hiện Đặt hàng, ký hợp Đồng với các Công ty về dịch vụ cấp, thoát nước Đô thị Đồng thời thực hiện giám sát việc thực hiện về: Số lượng, khối lượng, chất lượng, thời gian hoàn thành, nghiệm thu khối lượng hoàn thành dịch vụ cấp, thoát nước Đô thị và thanh quyết toán các sản phẩm, dịch vụ Được nghiệm thu.
- Đô thị Phúc Yên: Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp cùng UBND thị xã Phúc Yên, Sở Xây dựng, Sở Tài chính thực hiện Đặt hàng, ký hợp Đồng với các Công ty về dịch vụ cấp, thoát nước đô thị. Thực hiện giám sát việc thực hiện về: Số lượng, khối lượng, chất lượng, thời gian hoàn thành, nghiệm thu khối lượng hoàn thành dịch vụ cấp, thoát nước Đô thị và thanh quyết toán các sản phẩm, dịch vụ Được nghiệm thu.
- Sở Kế hoạch Đầu tư chủ trì, phối hợp cùng UBND các huyện, thành, thị, Sở Xây dựng, Sở Tài chính thực hiện Đặt hàng, ký hợp Đồng với doanh nghiệp có năng lực cung ứng sản phẩm dịch vụ về cấp, thoát nước Đô thị trên Địa bàn quản lý. Thực hiện giám sát việc thực hiện về: Số lượng, khối lượng, chất lượng, thời gian hoàn thành, nghiệm thu khối lượng hoàn thành dịch vụ cấp, thoát nước Đô thị và thanh quyết toán các sản phẩm, dịch vụ Được nghiệm thu.
(3) Về dịch vụ Quản lý sửa chữa Đường bộ:
Sở Kế hoạch Đầu tư chủ trì, phối hợp cùng Sở Giao thông và Vận tải thực hiện: Đặt hàng, ký hợp Đồng với các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ quản lý, bảo trì các tuyến Đường bộ trong Đô thị và thanh quyết toán các sản phẩm, dịch vụ Được nghiệm thu.
(4) Về dịch vụ vận tải hành khách công cộng:
Sở Kế hoạch Đầu tư chủ trì, phối hợp cùng Sở Giao thông và Vận tải thực hiện: Đặt hàng, ký hợp Đồng với các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ này và thực hiện giám sát việc thực hiện về: Số lượng, khối lượng, chất lượng, thời gian hoàn thành, nghiệm thu khối lượng hoàn thành về dịch vụ vận tải hành khách công cộng và thanh quyết toán khối lượng sản phẩm, dịch vụ Được nghiệm thu.
(5) Về dịch vụ môi trường Đô thị
- Đô thị Vĩnh Yên: Sở Kế hoạch Đầu tư chủ trì, phối hợp cùng UBND thành phố Vĩnh Yên, Sở Xây dựng, Sở Tài chính Đặt hàng, ký hợp Đồng với các công ty Đồng thời thực hiện giám sát việc thực hiện về: Số lượng, khối lượng, chất lượng, thời gian hoàn thành, nghiệm thu khối lượng hoàn thành: dịch vụ quản lý công viên, trồng và quản lý chăm sóc cây xanh, hoa cảnh vỉa hè, Đường phố, dải phân cách, vòng xoay; dịch vụ cấp Điện, chiếu sáng Đô thị; dịch vụ thu gom, phân loại, xử lý chất thải rắn, vệ sinh công cộng; dịch vụ tang lễ, nghĩa trang Đô thị và thanh quyết toán các sản phẩm, dịch vụ Được nghiệm thu.
- Đô thị Phúc Yên: Sở Kế hoạch Đầu tư chủ trì, phối hợp cùng UBND thành phố Vĩnh Yên, Sở Xây dựng, Sở Tài chính Đặt hàng, ký hợp Đồng với các công ty Đồng thời thực hiện giám sát việc thực hiện về: Số lượng, khối lượng, chất lượng, thời gian hoàn thành và nghiệm thu khối lượng hoàn thành: dịch vụ quản lý công viên, trồng và quản lý chăm sóc cây xanh, hoa cảnh vỉa hè, Đường phố, dải phân cách, vòng xoay; dịch vụ cấp Điện, chiếu sáng Đô thị; dịch vụ thu gom, phân loại, xử lý chất thải rắn, vệ sinh công cộng; dịch vụ tang lễ, nghĩa trang Đô thị và thanh quyết toán các sản phẩm, dịch vụ Được nghiệm thu.
- Sở Kế hoạch Đầu tư chủ trì, phối hợp cùng UBND các huyện, Sở Xây dựng, Sở Tài chính Đặt hàng, ký hợp Đồng với các doanh nghiệp cung ứng sản phẩm dịch vụ trong Đô thị do mình quản lý có năng lực Đồng thời thực hiện giám sát việc thực hiện về: Số lượng, khối lượng, chất lượng, thời gian hoàn thành và nghiệm thu khối lượng hoàn thành: dịch vụ quản lý công viên, trồng và quản lý chăm sóc cây xanh, hoa cảnh vỉa hè, Đường phố, dải phân cách, vòng xoay; dịch vụ cấp Điện, chiếu sáng Đô thị; dịch vụ thu gom, phân loại, xử lý chất thải rắn, vệ sinh công cộng; dịch vụ tang lễ, nghĩa trang Đô thị và thanh quyết toán các sản phẩm, dịch vụ Được nghiệm thu.
Hiện nay, việc lựa chọn một số sản phẩm, dịch vụ công ích Được UBND tỉnh phân cấp, ủy quyền cho cấp huyện, thành, thị trực tiếp lựa chọn doanh nghiệp sản xuất và cung ứng các sản phẩm dịch vụ công ích và thực hiện thanh quyết toán cho các Đơn vị này theo khối lượng Được nghiệm thu hoàn thành.
Do vậy, kể từ năm 2014 trở Đi, việc thực hiện nhiệm vụ: lựa chọn doanh nghiệp sản xuất và cung ứng, ký kết hợp Đồng, giám sát việc thực hiện về: Số lượng, khối lượng, chất lượng, thời gian hoàn thành và nghiệm thu khối lượng hoàn thành với doanh nghiệp sản xuất và cung ứng một số sản phẩm công ích trên Địa bàn một số huyện, thành, thị sẽ thực hiện theo quy Định mới về quản lý sản xuất và cung ứng các sản phẩm công ích.
b) Cơ quan tham mưu về giá, mức trợ giá, trợ cấp cho sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích:
Cơ quan thực hiện: Sở Tài chính chủ trì, phối kết hợp cùng các sở, ngành liên quan thực hiện.
Theo quy Định tại khoản 3, Điều 7, Nghị Định số 130/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 quy Định:
Đối với sản phẩm, dịch vụ công ích thuộc UBND cấp tỉnh quản lý thì các Sở chuyên ngành xây dựng phương án trợ giá, trợ cấp gửi Sở Tài chính thẩm Định trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết Định mức trợ giá, trợ cấp cụ thể.
c) Cơ quan thẩm tra thanh, quyết toán
Sở Tài chính chủ trì phối hợp với các sở ngành liên quan: Thực hiện thẩm tra việc thanh, quyết toán Đối với các sản phẩm dịch vụ công ích:
(1) Quản lý, khai thác hệ thống công trình thủy lợi.
(2) Dịch vụ vận tải công cộng tại các Đô thị.
(3) Dịch vụ quản lý công viên, trồng và quản lý chăm sóc cây xanh, hoa cảnh vỉa hè, Đường phố, dải phân cách, vòng xoay.
(4) Dịch vụ cấp, thoát nước Đô thị.
(5) Dịch vụ cấp Điện, chiếu sáng Đô thị.
(6) Dịch vụ thu gom, phân loại, xử lý chất thải rắn, vệ sinh công cộng.
(7) Dịch vụ tang lễ, nghĩa trang Đô thị.
(8) Quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông Đường bộ.
d) Cơ quan thẩm Định chất lượng, quy cách, Định mức thực hiện
Các sở chuyên ngành: Thực hiện việc thẩm Định chất lượng, quy cách, Định mức thực hiện theo chuyên ngành Đối với việc sản xuất và cung ứng các sản phẩm và dịch vụ Đô thị.
3.2. Đấu thầu thực hiện sản xuất, cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích
a) Cơ quan thẩm Định, quản lý chung
* Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện:
Xây dựng quy Định, trình tự, thủ tục thực hiện Đấu thầu theo quy Định của Luật Đấu thầu và các văn bản hiện hành của nhà nước.
Thẩm Định kế hoạch Đấu thầu; Theo dõi, giám sát, thực hiện Đáu thầu theo quy Định của Luật Đấu thầu và các văn bản hướng dẫn thi hành Đối với các sản phẩm, dịch vụ sau:
(1) Dịch vụ vận tải công cộng tại các Đô thị.
(2) Dịch vụ quản lý công viên, trồng và quản lý chăm sóc cây xanh, hoa cảnh vỉa hè, Đường phố, dải phân cách, vòng xoay.
(3) Dịch vụ cấp Điện, chiếu sáng Đô thị.
(4) Dịch vụ thu gom, phân loại, xử lý chất thải rắn, vệ sinh công cộng.
(5) Dịch vụ tang lễ, nghĩa trang Đô thị.
(6) Quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông Đường bộ.
b) Thẩm quyền lựa chọn nhà thầu, ký kết hợp Đồng
Thẩm quyền lựa chọn nhà thầu, ký hợp Đồng thực hiện theo quy Định của Luật Đấu thầu và các văn bản hướng dẫn thi hành
Các sản phẩm, dịch vụ công ích thực hiện Đấu thấu gồm:
(1) Dịch vụ vận tải công cộng tại các Đô thị.
(2) Dịch vụ quản lý công viên, trồng và quản lý chăm sóc cây xanh, hoa cảnh vỉa hè, Đường phố, dải phân cách, vòng xoay.
(3) Dịch vụ cấp Điện, chiếu sáng Đô thị.
(4) Dịch vụ thu gom, phân loại, xử lý chất thải rắn, vệ sinh công cộng.
(5) Dịch vụ tang lễ, nghĩa trang Đô thị.
(6) Quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông Đường bộ.
c) Cơ quan thực hiện quyết toán
Sở Tài chính: Thực hiện thực hiện quyết toán Đối với các sản phẩm dịch vụ công ích như sau:
(1) Dịch vụ vận tải công cộng tại các Đô thị.
(2) Dịch vụ quản lý công viên, trồng và quản lý chăm sóc cây xanh, hoa cảnh vỉa hè, Đường phố, dải phân cách, vòng xoay.
(3) Dịch vụ cấp Điện, chiếu sáng Đô thị.
(4) Dịch vụ thu gom, phân loại, xử lý chất thải rắn, vệ sinh công cộng.
(5) Dịch vụ tang lễ, nghĩa trang Đô thị.
(6) Quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông Đường bộ.
d) Cơ quan thẩm Định dự toán, kiểm tra và giám sát thực hiện hợp Đồng:
Các sở chuyên ngành phối hợp cùng Sở Kế hoạch và Sở Tài chính, UBND các huyện, thành, thị thực hiện và Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát thực hiện hợp Đồng theo chức năng nhiệm vụ Được giao.
4. Về tiền lương, tiền thưởng trong các doanh nghiệp có vốn nhà nước
Sở Lao Động Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp cùng các ngành tính toán Đảm bảo mức lương giữa cán bộ quản lý và người lao Động phù hợp theo các quy Định hiện hành. Từ năm 2014 trở Đi Sở Lao Động Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp cùng Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nội vụ và các sở, ngành khi kết thúc năm, căn cứ mức Độ hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh, liên sở thẩm Định quyết toán quỹ tiền lương thực tế của viên chức quản lý chuyên trách và người lao Động của các doanh nghiệp tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
1. Giải pháp về nâng cao nhận thức nói chung và doanh nghiệp nói riêng về việc cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích theo phương thức Đặt hàng hoặc Đấu thầu
Sở Thông tin và truyền thông, Báo Vĩnh Phúc, Đài phát thanh và truyền hình tỉnh phối hợp với các cơ quan liên quan thường xuyên tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các cơ chế, chính sách và quy Định của UBND tỉnh trong việc quản lý sản xuất, cung ứng các sản phẩm dịch vụ công ích trên Địa bàn tỉnh theo phương thức Đặt hàng, Đấu thầu Để các doanh nghiệp có Điều kiện, Đáp ứng Đủ năng lực tích cực Đầu tư vốn tham gia sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích.
Cấp ủy Đảng, lãnh Đạo doanh nghiệp phổ biến, tuyên truyền Đến tập thể người lao Động trong doanh nghiệp về chủ trương của tỉnh trong việc lựa chọn sản xuất và cung ứng các sản phẩm dịch vụ công ích của doanh nghiệp theo phương thức mới (Đặt hàng hoặc Đấu thầu) Để người lao Động hiểu rõ về lợi ích Đối với doanh nghiệp khi Nhà nước thực hiện theo phương thức mới.
Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, Chính sách pháp luật của Nhà nước và của tỉnh về tạo môi trường Đầu tư kinh doanh bình Đẳng cho các doanh nghiệp trong các thành phần kinh tế khi tham gia cung ứng các sản phẩm dịch vụ công ích khi Đáp ứng Đủ năng lực thực hiện.
Đổi mới công tác tổ chức, công tác quản lý lãnh Đạo doanh nghiệp Để phù hợp theo Điều kiện tổ chức sản xuất kinh doanh trong tình hình mới, Đảm bảo Đội ngũ lãnh Đạo doanh nghiệp có Đủ năng lực, trình Độ Để lãnh Đạo, quản lý doanh nghiệp hoạt Động sản xuất kinh doanh có chất lượng, hiệu quả, nâng cao năng suất lao Đông và sức cạnh tranh, góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị tại Địa phương vào sự phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh, nâng cao thu nhập cho người lao Động, Đảm bảo Đời sống vật chất và tinh thần cho người lao Động của công ty.
2. Giải pháp về cơ chế chính sách
Trước hết, rà soát, nghiên cứu Để vận dụng thực hiện Đầy Đủ và phù hợp các chủ trương, chính sách, cơ chế của Nhà nước Đã ban hành Đối với việc lựa chọn nhà thầu cung ứng các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ công ích..
Đổi mới, tăng cường phối hợp thực hiện công tác quản lý Nhà nước Đối với các doanh nghiệp có vốn nhà nước; Đồng thời tạo Điều kiện thuận lợi Để doanh nghiệp chủ Động trong việc Đầu tư trang thiết bị, nhân lực, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật công nghệ hiện Đại vào sản xuất, cung ứng các sản phẩm dịch vụ công ích có chất lượng.
Thống nhất một Đơn vị Đầu mối chủ trì, phối hợp cùng các ngành, các cấp thực hiện thẩm Định và thanh quyết toán khối lượng sản phẩm dịch vụ Được nghiệm thu cho doanh nghiệp.
Phân cấp và giao nhiệm vụ cho các cấp, các ngành thực hiện việc quản lý, giám sát, nghiệm thu khối lượng sản phẩm dịch vụ công ích Được doanh nghiệp cung ứng trên phạm vi Địa bàn quản lý.
3. Đổi mới quản lý trong các doanh nghiệp sản xuất và cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích
Đổi mới quản lý: Tăng cường và Đổi mới quản lý trong doanh nghiệp theo hướng: hoàn thành Đúng số lượng, chất lượng, thời hạn với hiệu quả xã hội và hiệu quả sản xuất kinh doanh theo phương thức Đặt hàng, giao kế hoạch. Thực hiện tốt chế Độ hạch toán kinh tế, nâng cao kỷ luật lao Động và năng suất lao Động. Hàng năm, trên cơ sở chỉ tiêu lao Động và quỹ tiền lương Được duyệt, doanh nghiệp xây dựng và thực hiện quy chế trả lương cho người lao Động gắn với kết quả hoàn thành nhiệm vụ.
Đối với chi phí tiền lương, tiền công: Chi phí tiền lương, tiền công Được xây dựng trên cơ sở mức lương, phụ cấp lương (nếu có) và số lượng lao Động tham gia tạo nên sản phẩm công ích. Mức lương, phụ cấp lương của người lao Động theo chế Độ hiện hành gắn với kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có thể sử dụng phương pháp trả lương theo Đơn giá tiền lương sản phẩm, theo doanh thu hay theo hiệu quả sản xuất kinh doanh. Việc xác Định chi phí tiền lương, tiền công phải Đảm bảo nguyên tắc tỷ lệ tăng tiền lương, tiền công phải thấp hơn tỷ lệ tăng năng suất lao Động.
Đổi mới công tác hỗ trợ doanh nghiệp: Phần lớn các hoạt Động sản xuất và cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích có Đặc thù là nhu cầu vốn Đầu tư lớn, thời hạn thu hồi vốn chậm, tỷ suất lợi nhuận trên vốn thấp. Đối với các doanh nghiệp sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thuộc lĩnh vực, ngành nghề cần khuyến khích phát triển trên Địa bàn tỉnh, tỉnh có thể áp dụng cơ chế hỗ trợ Đầu tư cho doanh nghiệp thông qua Qũy Đầu tư phát triển và bảo lãnh tín dụng cho vay ưu Đãi về vốn.
4. Tăng cường xã hội hóa, nâng cao tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp
Từng bước theo lộ trình phù hợp chuyển từ cơ chế nhà nước chi trả việc sản xuất và cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích sang cơ chế người trực tiếp sử dụng, trực tiếp hưởng các sản phẩm, dịch vụ công ích phải chi trả phí dịch vụ cho doanh nghiệp sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ Đó. Đây vừa là Điều kiện, vừa là yêu cầu Để các doanh nghiệp tham gia sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích phải tự hoàn thiện hơn trong việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích Đảm bảo Đúng các chỉ tiêu quy Định.
Từng bước thay Đổi về nhận thức Đối với người mua sản phẩm, dịch vụ công ích phải trả các chi phí cho doanh nghiệp sản xuất và cung ứng mà không phải nhà nước sẽ góp phần làm thay Đổi tư tưởng ỷ lại vào nhà nước, hạn chế tình trạng doanh nghiệp thiếu trách nhiệm trong việc cung cấp Đủ với chất lượng tốt và Đồng bộ các sản phẩm, dịch vụ của mình. Đồng thời tạo Điều kiện thuận lợi Để thu hút các nguồn lực Đầu tư của toàn xã hội vào lĩnh vực này.
Các doanh nghiệp chủ Động Đầu tư và xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh phù hợp với khả năng và nhu cầu thị trường, tích cực khai thác các nguồn thông tin và kiến thức cần thiết phục vụ hoạt Động sản xuất kinh doanh; nâng cao chất lượng, hiệu quả, năng suất lao Động và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp; quan tâm Đến việc Đào tạo, bồi dưỡng Để nâng cao trình Độ của người quản lý và người lao Động; chú trọng áp dụng các phương thức quản lý tiên tiến và nâng cao tính minh bạch trong quản trị nội bộ doanh nghiệp.
Nâng cao hiểu biết về pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật, xây dựng văn hóa, Đạo Đức kinh doanh của doanh nghiệp: kinh doanh trung thực, Đúng pháp luật, có ý thức trách nhiệm với cộng Đồng trong việc cung ứng sản phẩm dịch vụ Đảm bảo các chỉ tiêu và củng cố tín nhiệm Đối với khách hàng nhằm phát triển bền vững.
5. Đề cao vai trò giám sát, thanh tra, kiểm tra Đối với doanh nghiệp
Nhằm tăng cường việc tuân thủ pháp luật trong việc thực hiện hợp Đồng Đối với doanh nghiệp và cá nhân Được giao nhiệm vụ giám sát thực hiện hợp Đồng phải bảo Đảm công tâm, trung thực, khách quan, có Đủ năng lực, kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn Để thực hiện nhiệm vụ và phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ của mình.
Nâng cao sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước quản lý doanh nghiệp theo từng lĩnh vực hoạt Động, kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp kinh doanh Đa ngành, Đa nghề thì chịu sự quản lý của nhiều cơ quan nhà nước, mỗi cơ quan chịu trách nhiệm quản lý hoạt Động của doanh nghiệp trong từng lĩnh vực chuyên ngành tương ứng Để giảm thiểu, ngăn chặn tình trạng vi phạm pháp luật của doanh nghiệp. Thực hiện quản lý nhà nước Đối với doanh nghiệp bằng phát luật, tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, giám sát của Nhà nước. Đồng thời khuyến khích, phát huy vai trò kiểm tra, giám sát trong nội bộ doanh nghiệp và kết hợp với kiểm tra giám sát của xã hội và cộng Đồng Đối với hoạt Động của doanh nghiệp.
I. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC SỞ, NGÀNH LIÊN QUAN
1. Trách nhiệm của Sở Kế hoạch và Đầu tư:
1.1. Sở Kế hoạch và Đầu tư trình UBND tỉnh, chủ tịch UBND tỉnh quyết Định về :
a) Lựa chọn phương thức quản lý về sản xuất và cung ứng (Đấu thầu, Đặt hàng, giao kế hoạch) cho danh mục sản phẩm, dịch vụ công ích trên Địa bàn tỉnh;
b) Phê duyệt số lượng, khối lượng cụ thể cho từng sản phẩm, dịch vụ công ích trên Địa bàn tỉnh trước khi thực hiện (Đấu thầu, Đặt hàng, giao kế hoạch) hàng năm;
c) Phê duyệt kế hoạch Đấu thầu thực hiện sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích;
d) Quyết Định giao nhiệm vụ sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích theo quy Định.
1.2. Trách nhiệm Sở Kế hoạch và Đầu tư
a) Là cơ quan chủ trì, phối hợp cùng với Sở Tài chính và Sở chuyên ngành thực hiện phương thức Đấu thầu, Đặt hàng, giao kế hoạch Đối với các sản phẩm dịch vụ công ích do tỉnh quản lý.
b) Xây dựng quy Định, trình tự, thủ tục thực hiện Đấu thầu Đối với các sản phẩm dịch vụ công ích do tỉnh quản lý theo quy Định của Luật Đấu thầu và các văn bản hiện hành của nhà nước.
c) Chủ trì thẩm Định, trình UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch Đấu thầu Đối với các sản phẩm dịch vụ công ích tỉnh quản lý.
d) Chủ trì tổng hợp xây dựng chỉ tiêu sản xuất kinh doanh (trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm) về Đấu thầu, Đặt hàng các sản phẩm dịch vụ công ích trên Địa bàn tỉnh trình UBND tỉnh phê duyệt.
Đ) Chủ trì hướng dẫn các Sở, ngành và UBND các huyện, thành, thị tổ chức Đấu thầu các sản phẩm dịch vụ công ích theo quy Định.
e) Thẩm tra phương án giá và mức trợ giá, mức trợ cấp sản phẩm, dịch vụ công ích trên Địa bàn tỉnh Được sản xuất và cung ứng theo phương thức Đặt hàng, giao kế hoạch;
f) Thẩm tra dự toán giá gói thầu sản phẩm, dịch vụ công ích trên Địa bàn tỉnh làm căn cứ cho việc lập kế hoạch Đấu thầu.
2. Trách nhiệm của Sở Tài chính:
2.1. Sở Tài chính trình UBND tỉnh, chủ tịch UBND tỉnh quyết Định về:
a) Giao dự toán ngân sách cho Sở quản lý chuyên ngành (Đối với lĩnh vực thuộc tỉnh quản lý) hoặc UBND các huyện, thành, thị (Đối với lĩnh vực UBND các huyện, thành, thị quản lý theo phân cấp) Để thực hiện Đấu thầu, Đặt hàng, giao kế hoạch trong việc sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích trên Địa bàn tỉnh;
b) Giá sản phẩm, dịch vụ công ích Được sản xuất và cung ứng theo phương thức Đặt hàng, giao kế hoạch; mức trợ giá, trợ cấp sản phẩm, dịch vụ công ích trên Địa bàn tỉnh;
2.2. Trách nhiệm của Sở Tài chính:
a) Hàng năm, tổng hợp dự toán, cân Đối ngân sách chi cho các lĩnh vực sản phẩm dịch vụ công ích thực hiện theo phương thức Đấu thầu, Đặt hàng trình UBND tỉnh quyết Định.
b) Là cơ quan chủ trì, phối hợp cùng với Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở chuyên ngành thực hiện việc thẩm Định chi phí theo phương thức Đấu thầu, phương thức Đặt hàng Đối với các sản phẩm dịch vụ công ích do tỉnh quản lý.
c) Thẩm tra, xác nhận số liệu quyết toán quý, năm theo hợp Đồng Đấu thầu, Đặt hàng các lĩnh vực sản phẩm dịch vụ công ích tỉnh quản lý do các Sở chuyên ngành gửi theo quy Định;
d) Hướng dẫn, kiểm tra, thực hiện việc quyết toán theo hợp Đồng Đấu thầu, Đặt hàng theo Đúng các quy Định quản lý tài chính hiện hành;
e) Phối hợp cùng Sở Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thực hiện giám sát, kiểm tra và thanh tra việc Đấu thầu, Đặt hàng thực hiện sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích trên Địa bàn tỉnh theo quy Định, báo cáo Định kỳ (6 tháng, hàng năm) hoặc Đột xuất theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân tỉnh.
f) Phối hợp với Kho bạc Nhà nước tỉnh hướng dẫn cụ thể về thủ tục, trình tự tạm cấp, thanh toán, quyết toán sản phẩm dịch vụ công ích thực hiện theo phương thức Đấu thầu, Đặt hàng áp dụng trên Địa bàn tỉnh.
3. Sở Lao Động Thương binh và Xã hội
Giao Sở Lao Động Thương binh và Xã hội chỉ trì phối hợp cùng các Sở, ngành liên quan kiểm tra, rà soát lại việc thực hiện các quy Định về lao Động, tiền lương, tiền thưởng trong doanh nghiệp.
Đề xuất Đơn giá tiền lương Được xác Định mới trên cơ sở căn cứ theo các quy Định hiện hành, trình UBND tỉnh phê duyệt làm căn cứ tính toán về tiền lương, tiền thưởng trong các doanh nghiệp cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích Đảm bảo Đúng quy Định của pháp luật.
4. Sở Nội vụ:
Giao Sở Nội vụ phối hợp cùng Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp tỉnh giúp UBND tỉnh quản lý cán bộ quản lý doanh nghiệp.
Phối hợp với Sở Lao Động Thương binh và Xã hội theo dõi việc thực hiện chế Độ chính sách Đối với các chức danh lãnh Đạo, quản lý trong các doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc tỉnh quản lý.
5. Các Sở, ngành liên quan: Căn cứ theo chức năng nhiệm vụ Được giao xây dựng quy Định về chất lượng, quy cách sản phẩm, dịch vụ công ích; thực hiện quản lý hoạt Động của doanh nghiệp theo lĩnh vực ngành quản lý, Đảm bảo doanh nghiệp hoạt Động cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích có hiệu quả.
6. UBND các huyện, thành, thị
Tổ chức lựa chọn, ký kết và thực hiện giám sát, nghiệm thu việc sản xuất và cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích của các nhà thầu cung ứng các sản phẩm dịch vụ công ích theo sự ủy quyền của UBND tỉnh.
Tổ chức theo dõi, giám sát hoạt Động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thuộc Địa bàn quản lý.
Báo cáo UBND tỉnh tình hình hoạt Động của doanh nghiệp có vốn nhà nước thông qua Thường trực Ban Đổi mới và PTDN tỉnh (Sở Kế hoạch và Đầu tư).
7. Chế Độ thông tin, báo cáo
Báo cáo gửi về Sở Kế hoạch Đầu tư theo Định kỳ hoặc Đột xuất như sau:
+ Đối với báo cáo tháng, quý, 6 tháng, 9 tháng: trước ngày 20 tháng cuối quý.
+ Đối với báo cáo năm: trước ngày 20/12 hàng năm.
UBND tỉnh yêu cầu các Sở, ngành thực hiện báo cáo Đúng theo thời gian quy Định, Đảm bảo chất lượng, chính xác; Trong quá trình thực hiện quy Định nếu có vướng mắc, cần Điều chỉnh, sửa Đổi bổ sung cho phù hợp, kịp thời phản ánh với UBND tỉnh (thông qua Sở Kế hoạch Đầu tư tổng hợp) Để xem xét, quyết Định./.
- 1Quyết định 47/2007/QĐ-UBND ban hành Quy định tạm thời về đấu thầu, đặt hàng thực hiện sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích đối với các danh mục quản lý, bảo trì hệ thống đường bộ trên địa bàn tỉnh Tây Ninh do Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh ban hành
- 2Quyết định 33/2013/QĐ-UBND về Quy định tạm thời Quản lý hoạt động sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 3Quyết định 2241/QĐ-UBND phê duyệt điều chỉnh giá sản phẩm, dịch vụ công ích công tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên cầu, đường bộ tuyến đường tỉnh Bắc Kạn năm 2013
- 4Quyết định 6793/QĐ-UBND năm 2013 về mã số biên nhận hồ sơ dịch vụ công trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 5Quyết định 77/2014/QĐ-UBND về Quy chế lựa chọn nhà thầu sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 6Quyết định 3114/QĐ-UBND năm 2015 về Kế hoạch tổ chức thực hiện Nghị định 130/2013/NĐ-CP về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích tại Thành phố Hồ Chí Minh
- 7Quyết định 60/2021/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 327/2015/QĐ-UBND Quy định lựa chọn nhà sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- 1Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Nghị định 115/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 143/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thuỷ lợi
- 4Thông tư 06/2010/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu chung đối với công ty nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 5Quyết định 47/2007/QĐ-UBND ban hành Quy định tạm thời về đấu thầu, đặt hàng thực hiện sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích đối với các danh mục quản lý, bảo trì hệ thống đường bộ trên địa bàn tỉnh Tây Ninh do Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh ban hành
- 6Quyết định 929/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Đề án Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011 - 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Nghị định 67/2012/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 143/2003/NĐ-CP hướng dẫn Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi
- 8Nghị định 99/2012/NĐ-CP về phân công, phân cấp thực hiện quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp
- 9Nghị định 50/2013/NĐ-CP quy định quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng đối với người lao động làm việc trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu
- 10Nghị định 51/2013/NĐ-CP quy định chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, Phó tổng giám đốc hoặc Phó giám đốc, Kế toán trưởng trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu
- 11Quyết định 06/2010/QĐ-UBND quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc
- 12Thông tư 18/2013/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện quản lý lao động, tiền lương và tiền thưởng đối với người lao động trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 13Thông tư 19/2013/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, Phó tổng giám đốc hoặc Phó giám đốc, Kế toán trưởng trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 14Nghị định 130/2013/NĐ-CP về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích
- 15Luật đấu thầu 2013
- 16Quyết định 33/2013/QĐ-UBND về Quy định tạm thời Quản lý hoạt động sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 17Quyết định 2241/QĐ-UBND phê duyệt điều chỉnh giá sản phẩm, dịch vụ công ích công tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên cầu, đường bộ tuyến đường tỉnh Bắc Kạn năm 2013
- 18Quyết định 6793/QĐ-UBND năm 2013 về mã số biên nhận hồ sơ dịch vụ công trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 19Quyết định 77/2014/QĐ-UBND về Quy chế lựa chọn nhà thầu sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 20Quyết định 3114/QĐ-UBND năm 2015 về Kế hoạch tổ chức thực hiện Nghị định 130/2013/NĐ-CP về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích tại Thành phố Hồ Chí Minh
- 21Quyết định 60/2021/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 327/2015/QĐ-UBND Quy định lựa chọn nhà sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
Quyết định 32/2013/QĐ-UBND phê duyệt Đề án về quản lý hoạt động sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- Số hiệu: 32/2013/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 26/12/2013
- Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Phúc
- Người ký: Hà Hòa Bình
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 26/12/2013
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết