Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ Y TẾ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 32/2006/QĐ-BYT | Hà Nội, ngày 05 tháng 10 năm 2006 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH “QUY ĐỊNH TUYỂN DỤNG VIÊN CHỨC TRONG CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP TRỰC THUỘC BỘ Y TẾ BẰNG HÌNH THỨC XÉT TUYỂN”
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Nghị định số 49/2003/NĐ-CP ngày 15/5/2003 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chứcBộ Y tế;
Căn cứ Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước;
Theo đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định Tuyển dụng viên chức trong các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế bằng hình thức xét tuyển”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo. Các quy định trước đây trái với quy định trong Quyết định này đều bãi bỏ.
Điều 3. Các ông, bà: Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ, Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ, các cơ quan, đơn vị có liên quanchịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| BỘ TRƯỞNG |
BỘ Y TẾ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
QUY ĐỊNH
TUYỂN DỤNG VIÊN CHỨCTRONG CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP TRỰC THUỘC BỘ Y TẾ BẰNG HÌNH THỨC XÉT TUYỂN
(Ban hành kèm theo Quyết định số32/2006 /QĐ- BYTngày 5 tháng 10 năm 2006)
Thực hiện Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước, Bộ Y tế quy địnhviệc tuyển dụngviên chức bằng hình thức xét tuyển như sau:
I. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI ÁP DỤNG:
1. Đối tượng xét tuyển: Những người tốt nghiệp các trường Trung học hoặc Cao đẳng, Đại học, Học viện Y và Dược và các chuyên ngành khác.
2. Phạm vi áp dụng: Các đơn vị, tổ chức sự nghiệp trực thuộc Bộ được giao quyền tuyển dụng viên chức.
II. NGUYÊN TẮC XÉT TUYỂN:
Việc tổ chức xét tuyển phải đảm bảo tính dân chủ, công khai, công bằng. Những người được tuyển dụng bằng hình thức xét tuyển phải đáp ứng đúng tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch viên chức do pháp luật quy định và được bố trí làm việc phù hợp với trình độ chuyên môn được đào tạo.
III. QUY TRÌNH XÉT TUYỂN:
1.Xây dựng kế hoạch tuyển dụng:
Căn cứ vào nhu cầu công việc, số lượng biên chế được giao hoặc phê duyệt và nguồn tài chính, đơn vị được giao quyền tuyển dụng hướng dẫn các đơn vị bộ phận thuộc thẩm quyền quản lý của đơn vị mình xây dựng nhu cầu về số lượng, điều kiện, tiêu chuẩn chuyên môn, chức danh ở từng vị trí công tác để tổng hợp thành một kế hoạch tuyển dụng chung cho một kỳ xét tuyển.
2. Duyệt kế hoạch tuyển dụng:
Sau khi xây dựng kế hoạch một kỳ xét tuyển, đơn vị được giao quyền tuyển dụng có trách nhiệm trình kế hoạch tuyển dụng để Bộ Y tế phê duyệt, theo dõi, kiểm tra và điều chỉnh nếu cần thiết.
Đối với đơn vị tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên không phải trình phê duyệt kế hoạch nhưng phải thông qua Hội đồng tuyển dụng đơn vị và báo cáo về Bộ Y tế để kiểm tra, theo dõi. Kế hoạch tuyển dụng phải đảm bảo theo đúng các quy định của Bộ Y tế về định mức lao động; cơ cấu chuyên môn hợp lý để đạt hiệu quả cao nhất.
3. Thông báo tuyển dụng:
Trước 30 ngày tổ chức kỳ xét tuyển, Hội đồng tuyển dụng phải thông báo công khai kế hoạch tuyển dụng được phê duyệt trên một phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương ít nhất ba lần để mọi người có nhu cầu được biết và đăng ký. Sau 15 ngày kể từ lần đăng thông báo tuyển dụng đầu tiên, đơn vị tiến hành nhận hồ sơ tuyển dụng. Thời gian nhận hồ sơ tối thiểu là 15 ngày.
4. Tập hợp nhu cầu và phân loại đối tượng:
Ban thư ký là bộ phận giúp việc cho Hội đồng tuyển dụng có ít nhất là 2 người, có nhiệm vụ:
a) Thu thập hồ sơ, hướng dẫn thí sinh viết đơn dự kỳ xét tuyển theo kế hoạch đã được Bộ Y tế phê duyệt hoặc thông qua Hội đồng tuyển dụng đơn vị (đối với đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên).
b) Phân loại hồ sơ thí sinh theo từng đối tượng, vị trí công tác.
c) Tính điểm trung bình hằng năm và điểm ưu tiên của từng thí sinh, lên danh sách và sắp xếp theo thứ tự từ cao xuống ở từng vị trí công tác.
5. Hội đồng xét tuyển:
Thành phần Hội đồng xét tuyển: Do người đứng đầu đơn vị được giao quyền tuyển dụng ra quyết định thành lập, số lượng thành viên tuỳ thuộc vào quy mô, vị trí công việc cần tuyển. Số lượng thành viên Hội đồng xét tuyển ít nhất là 5 người. Hội đồng xét tuyển có thể chia thành các Ban chuyên môn để phỏng vấn thí sinh dự tuyển, mỗi Ban có ít nhất là 3 người.
Hội đồng xét tuyển có nhiệm vụ xem xét các kết quả tập hợp của ban thư ký về quá trình học tập và điểm phỏng vấn của thí sinh để quyết định danh sách trúng tuyển ở từng vị trí công tác theo kế hoạch đã công khai.
6. Thông báo kết quả xét tuyển: Kết quả xét tuyển được thông báo công khai tại cơ quan, đơn vị được giao quyền tuyển dụng và đến từng thí sinh chậm nhất 15 ngày sau mỗi kỳ xét tuyển.
IV. PHƯƠNG THỨC XÉT TUYỂN:
1. Tiêu chí xét tuyển gồm 3 phần:
a) Kết quả quá trình học tập của thí sinh trong trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp;
b) Kết quả phỏng vấn;
c) Điểm ưu tiên.
2. Phương pháp tính điểm các tiêu chí:
a) Kết quả quá trình học tập:
Điểm kết quả học tập là trung bình cộng của tổng điểm từng môn học ở mỗi năm học Đại học hoặc Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp nhân hệ số 20 để tính thang điểm 200:
Điểm kết quả học tập = | (Điểm trung bình năm thứ nhất + Điểm trung bình năm thứ hai + Điểm trung bìnhnăm thứ ba +...) | x 20 |
Tổng số năm học |
b) Điểm phỏng vấn (tối đa 30 điểm): Điểm phỏng vấn thí sinh là điểm trung bình của từng thành viên trong Ban phỏng vấn. Các thành viên Ban phỏng vấn có đủ năng lực đánh giá về các lĩnh vực:
- Hiểu biết về ngạch công chức, quy chế chuyên môn: 10 điểm;
- Kiến thức chuyên môn (chuyên ngành): 15 điểm;
- Tâm lý giao tiếp, động cơ dự tuyển, ứng xử tình huống: 5 điểm;
c) Ưu tiên xét tuyển:
- Ưu tiên theo quy định của chính sách Nhà nước gồm 3 đối tượng.
+ Đối tượng thứ nhất: Người dân tộc thiểu số, người tình nguyện phục vụ ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động, thương binh, con liệt sĩ, con thương binh, con bệnh binh; được cộng 30 điểm.
+ Đối tượng thứ hai: Những người có học vị tiến sĩ đúng chuyên ngành đào tạo, phù hợp với nhu cầu tuyển dụng; được cộng 20 điểm.
+ Đối tượng thứ ba: Những người có học vị thạc sĩ đúng chuyên ngành đào tạo, phù hợp với nhu cầu tuyển dụng; những người tốt nghiệp loại giỏi và xuất sắc ở các bậc đào tạo chuyên môn phù hợp với nhu cầu tuyển dụng; người đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự, đội viên thanh niên xung phong, đội viên trí thức trẻ tình nguyện phục vụ nông thôn, miền núi từ hai năm trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ; được cộng 10 điểm.
- Ưu tiên theo chuyên môn ngành y tế:
+ Những người tốt nghiệp Bác sĩ chuyên khoa cấp II, Bác sĩ Nội trú được cộng 20 điểm.
+ Những người tốt nghiệp Bác sĩ chuyên khoa cấp I được cộng 10 điểm.
Điểm ưu tiên được tính vào tổng điểm để xét, một thí sinh chỉ được cộng một điểm ưu tiên cao nhất.
3. Kết quả xét tuyển:
Kết quả xét tuyển căn cứ vào tổng điểm bao gồm: Điểm của kết quả học tập trung bình toàn khoá + điểm phỏng vấn + điểm ưu tiên.
Viên chức được tuyển dụng ở mỗi kỳ xét tuyển là những người có tổng số điểm theo thứ tự từ cao xuống thấp đến hết chỉ tiêu tuyển dụng ở mỗi vị trí công tác đã được thông báo công khai theo kế hoạch.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Y tế chịu trách nhiệm làm đầu mối thực hiện việc kiểm tra, giám sát, thanh tra kỳ xét tuyển của đơn vị trực thuộc được giao quyền tuyển dụng, báo cáo Bộ trưởng các trường hợp Hội đồng tuyển dụng tổ chức không đúng quy định, không thực hiện nguyên tắc xét tuyển để xử lý theo quy định.
Các đơn vị sự nghiệp theo thẩm quyền quy định tổ chức xét tuyển theo định kỳ mỗi năm từ 1 đến 2 lần để chủ động bổ sung nguồn nhân lực cho đơn vị mình. Trong quá trình thực hiện nếu có vấn đề vướng mắc yêu cầu kịp thời phản ảnh về Bộ Y tế để giải quyết./.
- 1Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 1998
- 2Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh Cán bộ, Công chức năm 2000
- 3Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 2003
- 4Công văn 938/TCĐBVN-TCCB năm 2015 tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức trong đơn vị sự nghiệp do Tổng cục Đường bộ Việt Nam ban hành
- 5Thông tư 12/2019/TT-BYT bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, liên tịch ban hành
- 6Quyết định 5925/QĐ-BYT năm 2019 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Y tế đến 31 tháng 12 năm 2019
- 7Quyết định 456/QĐ-BYT năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Y tế kỳ 2019-2023
- 1Thông tư 12/2019/TT-BYT bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, liên tịch ban hành
- 2Quyết định 5925/QĐ-BYT năm 2019 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Y tế đến 31 tháng 12 năm 2019
- 3Quyết định 456/QĐ-BYT năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Y tế kỳ 2019-2023
- 1Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 1998
- 2Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh Cán bộ, Công chức năm 2000
- 3Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 2003
- 4Nghị định 49/2003/NĐ-CP quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế
- 5Nghị định 116/2003/NĐ-CP về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước
- 6Công văn 938/TCĐBVN-TCCB năm 2015 tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức trong đơn vị sự nghiệp do Tổng cục Đường bộ Việt Nam ban hành
Quyết định 32/2006/QĐ-BYT về tuyển dụng viên chức trong các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế bằng hình thức xét tuyển do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- Số hiệu: 32/2006/QĐ-BYT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 05/10/2006
- Nơi ban hành: Bộ Y tế
- Người ký: Trần Thị Trung Chiến
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 41 đến số 42
- Ngày hiệu lực: 06/11/2006
- Ngày hết hiệu lực: 01/09/2019
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra