Hệ thống pháp luật

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 32/2003/QĐ-UB

Đồng Hới, ngày 5 tháng 08 năm 2003

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ ĐẤU GIÁ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT.

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH

- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 21 tháng 6 năm 1994;
- Căn cứ Luật Đất đai ngày 14 tháng 7 năm 1993;
- Căn cứ Nghị định số 86/CP ngày 19/12/1996 của Chính phủ ban hành Quy chế bán đấu giá;
- Căn cứ Quyết định số 22/2003/QĐ-BTC ngày 18/02/2003 của Bộ tài chính về cơ chế tài chính trong việc sử dụng quỷ đất tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng;
- Theo đề nghị của các ngành liên quan tại văn bản họp ngày 30/7/2003 và đề nghị của Giám đốc sở Tài chính- vật giá tại tờ trình số 1216 TCVG/TT ngày 01/8/2003,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Nay ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế đấu giá quyền sử dụng đất ( có bản Quy chế đấu giá quyền sử dụng đất kèm theo).

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 11/2003/QĐ-UB ngày 28/4/2003 của UBND tỉnh “Về việc ban hành Quy chế đấu giá sử dụng đất”.

Điều 3: Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở: Tài chính-Vật giá, Xây dưng, Địa chính, Cục trưởng Cục thuế, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thủ trưởng các ban, ngành liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận :
- Như điều 3
- Chủ tịch, PCT UBND tỉnh;
- Lưu VP, CVĐC, TM;

TM/ UBND TỈNH QUẢNG BÌNH
PHÓ CHỦ TỊCH
KT/CHỦ TỊCH




Mai Xuân Thu

 

QUY CHẾ

ĐẤU GIÁ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 32/2003/QĐ-UB ngày 05/8/2003 của UBND tỉnh Quảng Bình)

Điều 1: Phạm vi áp dụng

Quy chế này quy định việc đấu giá quyền sử dụng đất đối với các lô đất thuộc trường hợp Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất quy định tại điều 22a Luật Đất đai và được áp dụng thống nhất trên địa bàn toàn tỉnh.

Điều 2: Đối tượng và diều kiện tham gia đấu giá quyền sử dụng đất:

Các doanh nghiệp, tổ chức trong nước, công dân Việt Nam có nhu cầu sử dụng đất và làm đầy đủ thủ tục đăng ký tham gia đấu giá gồm: nộp đơn đăng ký tham gia đấu giá, nộp tiền đặt cọc, tiền phí tham gia đấu giá theo quy định của Quy chế này đều được tham gia đấu giá quyền sử dụng đất (sau đây gọi chung là người tham gia đấu giá), trừ các đối tượng sau:

- Người không có năng lực hành vi dân sự, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định từ điều 23 đến điều 25 của Bộ luật Dân sự hoặc là người tại thời điểm đấu giá không nhận thức, làm chủ được hành vi của mình;

- Người làm việc trong tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất và cha, mẹ, vợ chồng, con của những người đó;

- Người đã thực hiện việc xác định giá trị tối thiểu lô đất đấu giá quyền sử dụng đất và cha, mẹ, vợ chồng, con của những người đó.

Điều 3: Hội đồng đấu giá quyền sử dụng đất

1. Hội đồng đấu giá quyền sử dụng đất được thành lập ở tỉnh hoặc ở các huyện, thị xã theo quyết định của UBND cùng cấp (sau đây gọi là Hội đồng đấu giá).

-Hội đồng đấu giá của tỉnh tổ chức thực hiện việc đấu giá quyền sử dụng đất đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền giao đất của UBND tỉnh.

- Hội đồng đấu giá cấp huyện, thị xã tổ chức thực hiện việc đấu giá quyền sử dụng đất đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền giao đất của UBND cấp huyện, thị xã.

2. Hội đồng đấu giá có nhiệm vụ:

- Căn cứ Quy chế đấu giá quyền sử dụng đất để xây dựng nội quy đấu giá cho từng phiên dấu giá cụ thể;

- Quy định thời gian, địa điểm tổ chức phiên đấu giá quyền sử dụng đất;

- Tiếp nhận đơn dăng ký tham gia đấu giá, thu tiền đặt cọc, tiền phí tham gia đấu giá và in ấn các biểu mẫu, sơ đồ khu đất phục vụ cho việc đấu giá;

- Tổ chức thực hiện việc đấu giá;

- Công bố kết quả và xử lý các trường hợp phát sinh trong quá trình đấu giá;

- Cấp giấy chứng nhận trúng đấu giá quyền sử dụng đất cho người trúng đấu;

- Giải quyết các khiếu nại phát sinh trong quá trình đấu giá quyền sử dụng đất;

- Thanh, quyết toán các khoản tài chính liên quan đến hoạt động đấu giá.

3. Hội đồng đấu giá có quyền quyết định:

+ Trước quyền tham gia đấu giá của người đã đăng ký tham gia đấu giá nếu nếu người đó có hành vi gây rối trật tự nơi tổ chức đấu giá; có chứng cứ xác thực về việc người khác làm ảnh hưởng đến tính khách quan, trung thực của việc đấu giá;

+ Huỷ bỏ kết quả đấu giá nếu có căn cứ cho thấy kết quả đấu giá không đảm bảo tính khách quan, trung thực;

+ Đình chỉ, tạm đình chỉ phiên đấu giá một lô đất cụ thể nếu xét thấy mục đích cúa việc đáu giá không đạt được;

+ Xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình phát sinh đấu giá mà Quy chế này chưa quy định chưa cụ thể.

+ Hội đồng đấu giá phải chịu trách nhiệm trước UBND cùng cấp về quết định của mình.

4. Chi phí hoạt động của Hội đồng đấu giá được lấy từ tiền thu phí tham gia đấu giá.

Trường hợp tiền phí tham giá thu được không đủ để Hội đồng đấu giá hoạt động thì được cấp bù từ ngân sách của cấp đã ra quyết định thành lập hội đồng đấu giá.

Điều 4: Giá tối thiểu

Giá tối thiểu là mức giá khởi điểm của lô đát được đấu giá chỉ dược đưa ra mức giá dự đấu cao hơn hoặc bằng mức giá đó.

Căn cứ giá đất trên thị trường tại thời điểm đấu giá, sở Tài chính-Vật giá chủ trì cùng với các ngành, địa phương liên quan xác định giá tối thiểu của từng lô đất để trình UBND tỉnh ra quyết định giá tối thiểu.

Điều 5: Nguyên tắc đấu giá quyền sử dụng đất

1. Việc đấu giá quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy tắc trực tiếp, công khai bằng hình thức bỏ phiếu kín hoặc đấu giá trực tiếp bằng miệng và công bố kết quả sau khi việc bỏ phiếu hoặc trả giá kết thúc. Người đấu giá phải trực tiếp tham gia phiên đấu giá ( đối với doanh nghiệp, tổ chức là người đại diện theo pháp luật). Trường hợp uỷ quyền cho người khác tham gia đấu giá thì phải có giấy uỷ quyền hợp lệ theo quy định của pháp luật.

2. Đói với mỗi lô đất việc đấu giá chỉ được tiến hành khi có ít nhất từ 02 người trở lên tham gia đấu giá (Trường hợp đặc biệt có quy định riêng).

3. Trong một phiên đấu giá, nếu có nhiều lô đất được đưa ra đấu giá được tiến hành làn lượt từng lô một. Trường hợp đấu giá bằng hình thức bỏ phiếu kín, một người tham gia đấu giá chỉ được đưa một mức giá đấu đối với mỗi lô đất. Trường hợp đấu giá trực tiếp bằng miệng, một người tham gia đấu giá có thể trả giá nhiều lần cho một số lô đất theo đúng quy định tại Điểm b Khoản 6 Điều 8 của Quy chế này.

Một người có thể tham gia đấu giá nhiều lô đất và không hạn chế số lô đất trúng đấu.

4. Hội đồng đấu giá chỉ xét chọn người trúng đấu trong số những phiếu đấu giá hợp lệ (đối với trường hợp đấu giá bằng hình thức bỏ phiếu kín) hoặc người trả giá cao nhất (đối với trường hợp đấu giá trực tiếp bằng miệng) theo quy định sau đây:

a. Đối với đấu giá bằng hình thức bỏ phiếu kín:

+ Phải sử dụng phiếu đấu giá do Hội đồng đấu giá phát hành và phải ghi đầy đủ nội dung trong phiếu đấu giá, ghi rõ họ tên người tham gia đấu giá và trùng với họ tên trong chứng minh nhân dân của người uỷ quyền và người được uỷ quyền;

+ Số tiền ghi trên phiếu đấu giá phải ghi mức giá cụ thể, rỏ ràng bằng số và bằng chử, không bị tẩy, xoá hoặc sai lệch giữa số tiền viết bằng số và bằng chữ;

+ Có mức giá ghi trong phiếu đấu giá cao hơn hoặc bằng mức giá tối thiểu của lô đất đấu giá;

Người đấu giá quyền sử dụng đất là người có phiếu đấu giá hợp lệ đối với lô đát đó.

Trường hợp có từ 02 người đấu giá trở lên có mức giá đấu cao nhất bằng nhau đối với một lô đất thì phải tổ chức đấu giá tiếp giữa người có mức giá cao nhất bằng nhau cho đến khi xác định được người có mức giá cao nhất (sau đây gọi là đấu giá kép) và giá tối thiểu của lô đất để đấu giá kép là mức cao nhất bằng nhau của lần đấu giá liền kề trước đó. Người đấu trúng là người có phiếu đấu giá hợp lệ và có mức giá cao nhất khi đấu giá kép.

b. Đối với đấu giá trực tiếp bằng miệng:

+ Người trúng đấu giá là người trả giá cao nhất nếu sau ba lần người điều hành phiên đấu giá nhắc lại giá người đó đã trả (mỗi lần cách nhau 30 giây) mà không có người nào trả giá cao hơn.

Tại cuộc đấu giá nếu người đã trả giá cao nhất rút lại giá đã trả, thì việc đấu giá được tổ chức lại ngay và bắt đầu từ giá trả cao nhất liền kề trước đó. Người rút lại giá đã trả không được tham gia trả giá. Trong trường hợp giá bán lô đất đấu giá thấp hơn giá mà người rút lại đã trả thì người rút lại phải trả khoản tiền chênh lệch cho Nhà nước, nếu lô đất bán được giá cao hơn thì người rút lại không được hưởng tiền chênh lệch đó. Nếu cuộc bán đấu giá không thành thì người rút lại giá đã trả phải chịu chi phí cho cuộc bán đấu giá đó và không được hoàn trả tiền đặt cọc (số tiền đặt cọc được sung vào ngân sách Nhà nước ).

5. Việc đấu giá lại lô đất đấu giá được tiến hành trong các trường hợp:

+ Người trúng đấu lô đất đó bỏ cuộc;

+ Kết quả đấu giá bị huỷ bỏ theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 của Quy chế này.    

Điều 6: Trình tự, thủ tục tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất.

1. Trước khi tiến hành đấu giá quyền sử dụng đất ít nhất là 10 ngày,

Hội đồng đấu giá phải thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng 03 lần, mỗi lần cách nhau 02 ngày về các nội dung sau:

+ Địa điểm lô đất đấu giá;

+ Giá tối thiểu của lô đất đấu giá, phí tham gia đấu giá, tiền đặt cọc;

+ Thời gian, địa điểm đăng ký tham gia đấu giá; thời gian, địa điểm tổ chức đấu giá;

+ Địa điểm trưng bày sơ đồ quy hoạch, diện tích lô đát đấu giá;

Những thông tin này đồng thời được niêm yết tại địa điểm tổ chức đấu giá.

2. Tiến hành các thủ tục đăng ký tham gia đấu giá.

3. Trưng bày sơ đồ lô đất giá tại nơi đấu giá.

4. Tổ chức đấu giá theo đúng Quy chế này.

5. Thanh, quyết toán các khoản tài chính liên quan hoạt động đấu giá.

Điều 7: Đăng ký tham gia đấu giá quyền sử dụng đất

1. Người tham gia đấu giá phải hoàn tất việc đăng ký tham gia đấu giá với bộ phận thường trực của Hội đồng đống dấu trước ngày tổ chức đấu giá ít nhất là 01 ngày.

2. Thủ tục đăng ký tham gia đấu giá gồm:

a. Nộp đơn đăng ký tham gia đấu giá và giấy tờ chứng minh là người đại diện hợp pháp đối với doanh nghiệp, tổ chức hoặc giấy chứng minh nhân dân đối với cá nhân (bản sao có hợp lệ theo quy định của pháp luật);

b. Nộp một khoản phí tham gia đấu giá do Hội đồng đấu giá quy định (mức phí tham gia đấu giá thực hiện theo quy định tại Quyết định số 160/QĐ-UB ngày 22/01/2003của UBND tỉnh);

c. Nộp một khoản tiền đặt trước (tiền đặt cọc) bằng 5% giá tối thiểu trung bình của các lô đất đấu giá. Trường hợp trong một phiên đấu giá có nhiều lô đất đấu giá.

Điều 8: Cách thức tiến hành phiên đấu giá quyền sử dụng đất

Cách thức tiến hành một phiên đấu giá quyền sử dụng đất như sau:

1. Điểm danh người tham gia đấu giá hoặc người được uỷ quyền tham gia đấu giá.

Người vắng mặt bị mất quyền tham gia đấu giá;

2. Giới thiệu thành phần Hội đồng đáu giá, người điều hành phiên đấu giá;

3. Phổ biến nội dung cơ bản của Quy chế đấu giá quyền sử dụng đất, nội quy phiên đấu giá;

4. Giới thiệu lô đất đấu giá;

5. Giải đáp các thắc mắc của người tham gia đấu giá(nếu có);

6. Tiến hành đấu giá:

a. Đối với đấu giá bằng hình thức bỏ phiếu kín:

+ Phát phiếu đấu giá cho người tham gia đấu giá có mặt (Phiếu đấu giá do Hội đồng đấu giá phát hành);

+ Người tham gia đấu giá điền các nội dung và ghi giá đấu của mình vào phiếu đấu giá trong thời gian 5 phút;

+ Kiểm tra tính hợp lệ của các phiếu đấu giá và công bố kết quả đấu giá.

b. Đối với đấu giá trực tiếp bằng miệng :

+ Người điều hành phiên đấu giá nhắc lại giá tối thiểu của lô đất đấu giá, trả lời các câu hỏi của người tham gia đấu giá và yêu cầu người tham gia đấu giá trả giá. Giá trả của người đầu tiên phải cao hơn hoặc bằng giá tối thiểu của lô đất đấu giá;

+ Nhắc lại một cách rỏ ràng, chính xác bằng lời nói giá đã trả, mỗi lần cách nhau ba mươi giây (30 giây). người trả giá sau phải cao hơn người trả giá liền kề trước đó và phải cao hơn ít nhất là 1% so với mức giá tối thiểu của lô đất đấu giá;

+ Người điều hành phiên đấu giá chỉ được công bố người đấu giá trúng nêu sau ba lần nhắc lại giá người đó đã trả mà không có người nào trả giá cao hơn;

7. Lập biên bản đấu giá: Người điều hành phiên đấu giá phải ghi rõ kết quả đấu giá vào biên bản đấu giá. Biên bản đấu giá phải có chử ký của các thành viên Hội đồng đấu giá, người đấu trúng và hai người chứng kiến trong số những người tham gia đấu giá. Biên bản đấu giá được lập ngay tại phiên đấu giá;

8. Cấp giấy chứng nhận trúng đấu giá.

Điều 9: Xử lý tiền đặt cọc

1. Số tiền đã đặt cọc được tính trừ vào số tiền sử dụng đất mà người tham gia đấu giá phải nộp vào ngân sách Nhà nước khi trúng đấu. Người không trúng đấu được trả lại toàn bộ tiền cọc đã nộp sau khi phiên đấu giá kết thúc, trừ những quy định tại Khoản 2 Điều này.

2. Tiền đặt cọc của người tham gia đấu giá bị xử lý thu nộp vào ngân sách Nhà nước trong các trường hợp:

- Người đã đăng ký tham gia đấu giá nhưng vắng mặt tại phiên đấu giá ma không có lý do chính đáng;

- Người bị tước quyền đấu giá tham gia đấu giá theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 của Quy chế này;

- Sử dụng phiếu đấu giá không do Hội đồng đấu giá phát hành;

- Số tiền đấu giá ghi trên phiếu đấu giá thấp hơn giá tối thiểu đã được công bố đối với lô đất đấu giá;

- Phiếu đấu giá bỏ trắng;

- Người đã giá nhưng rút lại giá trả với lô đất đó;

- Đấu giá trúng nhưng không nộp tiền trúng đấu giá ( bỏ cuộc ):

- Vi phạm thời hạn thanh toán được quy định tại Điều 10 của Quy chế này.

Điều 10: Thời hạn nộp tiền trúng đấu giá:

Người trúng đấu giá phải nộp đủ một lần tiền trúng đấu giá vào ngân sách Nhà nước (Có thê nộp bằng tiền mặt, ngân phiếu hoặc chuyển khoản ) ghi trong giấy chứng nhận ngày trúng đấu giá ( thời hạn nộp tiền trúng đấu giá được ghi trong giấy chứng nhận trúng đấu giá). Qua thời hạn nói trên mà không nộp thì coi như bỏ cuộc. Lô đất đã đấu giá được tổ chức đấu giá lại và người bỏ cuộc không được tham gia đấu giá lại lô đất đó.

Điều 11: Giao đất cho người trúng đấu giá:

Người trúng đấu giá sau khi nộp đủ tiền trúng đấu giá thì được cơ quan điạ chính cùng cấp với Hội đồng đấu giá giao quyết định giao đất và giao quyền sử dụng đất trên thực địa.

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu giao đất của người trúng đấu giá, cơ quan địa chính phải hoàn tất việc giao đất cho người trúng đấu giá.

Điều 12: Trách nhiệm của người sử dụng đất:

Người trúng đấu giá phải sử dụng đất đúng mục đích theo quy định được duyệt; khi xây dựng nhà cửa, công trình kiến trúc phải có giấy phép xây dựng và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

Điều 13: Điều khoản thi hành:

1. Nghiêm cấm mọi hành vi thông đồng, mua chuộc, hối lộ hoặc thoả hiệp để dìm giá đấu. Các hành vi vi phạm Quy chế đấu giá đều phải bị xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Nếu gây thiệt hại về vật chất cho các bên liên quan thì người có hành vi vi phạm phải chịu trách nhiệm bồi thường.

2. Người tham gia đấu giá có quyền khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm trong quá trình đấu giá. Các cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm giải quyết các khiếu nại, tố cáo theo đúng quy định của pháp luật.

3. Trong quá trình thực hiện Quy chế này, nếu có gì chưa phù hợp cần sửa đổi, bổ sung thì sở Tài chính-Vật giá, UBND các huyện, thị xã phải báo cáo kịp thời để UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 32/2003/QĐ-UB ban hành Quy chế đấu giá quyền sử dụng đất do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành

  • Số hiệu: 32/2003/QĐ-UB
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 05/08/2003
  • Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Bình
  • Người ký: Mai Xuân Thu
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản