Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 317/QĐ-NH2 | Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 1995 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH IN SÉC CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG, KHO BẠC NHÀ NƯỚC
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Căn cứ Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 23-5-1990;
Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02-3-1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế toán - Tài chính Ngân hàng Nhà nước.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành quy định về việc in séc của các Tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước kèm theo quyết định này.
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký.
Điều 3:
Chánh Văn phòng, Vụ trưởng, Cục trưởng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Trung ương, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố, Tổng giám đốc, Giám đốc, Giám đốc Tổ chức tín dụng, Tổng giám đốc Kho bạc Nhà nước, Giám đốc Nhà in Ngân hàng chịu trách nhiệm thực hiện quyết định này.
| Nguyễn Đoan Hùng (Đã Ký) |
QUY ĐỊNH
VỀ VIỆC IN SÉC CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG KHO BẠC NHÀ NƯỚC
(Ban hành kèm theo quyết định số 317/QĐ-NH2 ngày 10-11-1995 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)
Điều 1: Đối tượng áp dụng
Quy định này được áp dụng đối với các Tổ chức tín dụng tại Việt Nam (bao gồm Ngân hàng quốc doanh, Ngân hàng thương mại cổ phần, Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, Quỹ tín dụng nhân dân) và Kho bạc Nhà nước.
Điều 2:
Việc in các loại séc (gồm các loại quy định trong thể lệ thanh toán không dùng tiền mặt) các Tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước phải:
1. Séc phải được in đúng theo mẫu do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định và trên loại giấy chuyên dùng có khả năng chống giả cao.
2. Về biểu tượng, hoa văn và trên tờ séc của mỗi Tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước phải đảm bảo yêu cầu chống làm giả và có sự khác nhau để tránh nhầm lẫn trong khi sử dụng.
3. Khi in lần đầu loại séc mới, hoặc in lại séc nhưng có thay đổi một trong các yếu tố trên tờ séc, các Tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước phải được Ngân hàng Nhà nước (Vụ nghiên cứu kinh tế) duyệt mẫu trước khi in.
Điều 3: Trình tự và thủ tục in séc:
1. Khi in loại séc mới hoặc in lại nhưng có sự thay đổi về mẫu séc, Tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước phải gửi mẫu séc kèm theo công văn đề nghị duyệt mẫu đến Ngân hàng Nhà nước (Vụ Nghiên cứu kinh tế) để duyệt trước khi in.
2. Sau khi đã được Ngân hàng Nhà nước duyệt mẫu séc, Tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước trực tiếp ký hợp đồng in séc với nhà in Ngân hàng hoặc ký hợp đồng in séc với Công ty vật tư Ngân hàng.
3. Trước khi đưa vào sử dụng hoặc nhượng bán cho khách hàng, Tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước phải gửi cho Ngân hàng Nhà nước Trung ương (Vụ Nghiên cứu kinh tế, Vụ Kế toán - Tài chính), mỗi đơn vị mỗi loại 2 bộ làm mẫu để theo dõi.
Điều 4: Trách nhiệm của các đơn vị liên quan:
1. Vụ Nghiên cứu kinh tế Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm nhận và duyệt mẫu các loại séc và chậm nhất trong thời gian 3 ngày làm việc (kể từ ngày nhận được mẫu séc) Vụ Nghiên cứu kinh tế phải có công văn trả lời Tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước.
2. Các Nhà in Ngân hàng nghiên cứu đề xuất các loại giấy phù hợp để in séc, hàng năm phải xây dựng kế hoạch nhập và sử dụng giấy in séc trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt; Tổ chức in ấn và bảo quản giữ gìn bí mật các vấn đề liên quan đến việc in các loại séc.
3. Vụ Kế toán - Tài chính Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm lưu trữ các mẫu séc đã in của các Tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước.
4. Vụ tổng kiểm soát chịu trách nhiệm kiểm tra việc sử dụng và quyết toán giấy in séc của Nhà in Ngân hàng.
Điều 5: Việc sửa đổi, bổ sung quy định này do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định.
- 1Nghị định 30-CP năm 1996 ban hành Quy chế phát hành và sử dụng séc
- 2Quyết định 2568/QĐ-NHNN năm 2015 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành từ ngày 01/10/1990 đến ngày 30/12/1996 (công bố bổ sung)
- 3Quyết định 211/QĐ-NHNN năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 1Nghị định 30-CP năm 1996 ban hành Quy chế phát hành và sử dụng séc
- 2Quyết định 2568/QĐ-NHNN năm 2015 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành từ ngày 01/10/1990 đến ngày 30/12/1996 (công bố bổ sung)
- 3Quyết định 211/QĐ-NHNN năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kỳ hệ thống hóa 2014-2018
Quyết định 317/QĐ-NH2 năm 1995 quy định in séc của các tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước do Thống đốc Ngân hàng nhà nước ban hành
- Số hiệu: 317/QĐ-NH2
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 10/11/1995
- Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước
- Người ký: Nguyễn Đoan Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra