Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HƯNG YÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3147/QĐ-UBND

Hưng Yên, ngày 23 tháng 12 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TUYÊN TRUYỀN QUẢNG BÁ, XÚC TIẾN DU LỊCH TỈNH HƯNG YÊN GIAI ĐOẠN 2016-2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16/12/2002;

Căn cứ Luật Du lịch ngày 18/6/2009;

Căn cứ Nghị quyết số 92/NQ-CP ngày 08/12/2014 của Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới;

Căn cứ Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch;

Căn cứ Quyết định số 2151/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Chính phủ phê duyệt Chương trình xúc tiến du lịch quốc gia giai đoạn 2013-2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 251/TTr-SVHTTDL ngày 14/11/2016 và Báo cáo thẩm định của Sở Tài chính số 184/BC-STC ngày 28/11/2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án Tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2016-2020.

Điều 2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố có kế hoạch triển khai thực hiện Đề án đạt mục tiêu đề ra; thường xuyên kiểm tra, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện; định kỳ tổng hợp, báo cáo kết quả với UBND tỉnh.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; thủ trưởng các sở, ngành tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 


Nơi nhận:
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Như Điều 3;
- Lãnh đạo VP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, KGVXPh.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Duy Hưng

 

ĐỀ ÁN

TUYÊN TRUYỀN, QUẢNG BÁ, XÚC TIẾN DU LỊCH TỈNH HƯNG YÊN GIAI ĐOẠN 2016- 2020
(Ban hành theo Quyết định số 3147/QĐ-UBND ngày 23/12/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

Phần thứ nhất

SỰ CẦN THIẾT, CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN; THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, QUẢNG BÁ, XÚC TIẾN DU LỊCH TỈNH

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Hưng Yên là tỉnh nằm ở trung tâm Đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc; tiếp giáp với các tỉnh: Bắc Ninh, Hải Dương, phía Tây, Hà Nội, Thái Bình, Hà Nam. Tỉnh có diện tích 926 km2, dân số gần 1,2 triệu người, có 09 huyện và 01 thành phố, 161 xã, phương, thị trấn; có vị trí và hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt rất thuận tiện cho giao lưu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và phát triển du lịch.

Hưng Yên là vùng đất "Địa linh nhân kiệt", luôn đóng góp bậc hiền tài cho đất nước ở mỗi thời kỳ; có 4 trạng nguyên trên tổng số 53 trạng nguyên của cả nước; có các danh nhân tiêu biểu như: Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Thiện Thuật, Tô Hiệu, Nguyễn Văn Linh, Lê Văn Lương... Các danh nhân xưa và nay của Hưng Yên đều gắn liền với hệ thống di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh, góp phần làm đa dạng tài nguyên du lịch của tỉnh.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có hơn 1.210 di tích, trong đó có 01 khu di tích quốc gia đặc biệt- Khu di tích Phố Hiến, 164 di tích và cụm di tích xếp hạng cấp quốc gia (đứng thứ ba trên cả nước), 196 di tích xếp hạng cấp tỉnh. Trong số đó có các di tích tiêu biểu đã và đang thu hút du khách như: Khu di tích Phố Hiến ở thành phố Hưng Yên; Cụm di tích Đa Hòa - Dạ Trạch, Hàm Tử - Bãi Sậy thuộc huyện Khoái Châu; Cụm di tích Hải Thượng Lãn Ông thuộc huyện Yên Mỹ; Cụm di tích đền Phù Ủng huyện Ân Thi; Cụm di tích Tống Trân - Cúc Hoa huyện Phù Cừ...

Toàn tỉnh có hơn 400 lễ hội truyền thống mang đậm văn hóa, phong tục Việt như: Các lễ hội văn hóa dân gian Phố Hiến, Lễ hội đền Phù Ủng, Lễ hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung...; có các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống: Hát ca trù, hát chèo, hát trống quân...; có các làng nghề truyền thống: Tương Bần, hương xạ thôn Cao, đúc đồng Lộng Thượng, chạm bạc Huệ Lai; các đặc sản nổi tiếng: Nhãn lồng Phố Hiến, gà Đông Tảo, bún thang lươn...

Trong những năm gần đây, du lịch Hưng Yên đã có những bước phát triển đáng kể, sản phẩm du lịch đa dạng, từng bước cải thiện về chất lượng, số lượng du khách đến với Hưng Yên ngày càng tăng. 9 tháng đầu năm 2016, toàn tỉnh đón 362.176 lượt khách; tổng doanh thu từ dịch vụ du lịch đạt khoảng 90 tỷ đồng. Những kết quả đánh giá thông qua các chỉ tiêu về lượng khách, thu nhập và việc làm đã khẳng định vai trò của ngành du lịch trong phát triển kinh tế xã hội tỉnh, góp phần xoá đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, bảo vệ môi trường và giữ vững an ninh, quốc phòng.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, du lịch Hưng Yên hiện nay đang đứng trước rất nhiều khó khăn, thách thức, còn bộc lộ nhiều mặt hạn chế, yếu kém. Trong đó, công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến thu hút khách du lịch chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, dẫn đến lượng khách du lịch đến Hưng Yên đạt thấp so với các tỉnh trong khu vực.

Việc xây dựng Đề án Tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2016-2020 là nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết, trên cơ sở đó đề ra những giải pháp, tạo cơ sở cho việc khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch, thu hút đầu tư phát triển du lịch nhằm đưa du lịch Hưng Yên phát triển bền vững.

II. CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

- Luật Du lịch ngày 14/06/2005;

- Nghị quyết số 92/NQ-CP ngày 08/12/2014 của Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới;

- Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030;

- Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Quyết định số 2163/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Quyết định số 2151/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chương trình xúc tiến Du lịch Quốc gia giai đoạn 2013 - 2020;

- Quyết định số 1355/QĐ-TTg ngày 14/08/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển văn hóa, gia đình, thể dục thể thao và du lịch vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030;

- Nghị quyết Đại hội đại biểu của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lần thứ XVIII nhiệm kỳ 2015- 2020;

- Kế hoạch hành động số 91/KH-UBND ngày 14/05/2015 của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 92/NQ-CP ngày 08/12/2014 của Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới;

- Quyết định số 801/QĐ-UBND ngày 22/04/2016 của UBND tỉnh Hưng Yên về việc phê duyệt đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí lập Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hưng Yên đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

III. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN QUẢNG BÁ, XÚC TIẾN DU LỊCH HƯNG YÊN ĐẾN NĂM 2015

1. Những kết quả đạt được

1.1. Công tác tuyên truyền tập huấn nâng cao nhận thức xã hội và cộng đồng dân cư về du lịch.

Hàng năm, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các đơn vị liên quan tổ chức từ 1 đến 2 lớp tập huấn phát triển nguồn nhân lực du lịch như: Lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch cho lãnh đạo, cán bộ phòng Văn hóa Thông tin các huyện, thành phố và giám đốc, chủ các cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh; lớp bồi dưỡng nhận thức về du lịch và văn hóa ứng xử cho cộng đồng dân cư địa phương... Qua đó, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, ban quản lý các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh gặp gỡ, giao lưu học hỏi kinh nghiệm, nâng cao nhận thức, hiểu biết về văn hóa, ứng xử, ý thức bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch. Đồng thời, cử cán bộ thuộc Sở và giám đốc các khách sạn trên địa bàn tỉnh tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch do Tổng cục Du lịch tổ chức.

1.2. Tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch trong và ngoài tỉnh

- Tổ chức tuyên truyền, quảng bá trong tỉnh: Phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam (VTV1, VTV2, VTV3), Đài truyền hình kỹ thuật số TC (VTC10, VTC4), Đài Phát thanh - Truyền hình Hưng Yên, Báo Hưng Yên, Tạp chí Du lịch Việt Nam thực hiện các chương trình quảng bá về du lịch Hưng Yên, chương trình trải nghiệm thực tế như: Chương trình “S Việt Nam-hương vị cuộc sống”, chương trình “Phong tục Việt”, chương trình “Phố Hiến-Hưng Yên, vẻ đẹp xưa trong lòng thành phố”, phóng sự về Văn hóa- Ẩm thực Hưng Yên với chủ đề “Đặc sản Hưng Yên- thưởng thức để nhớ”.

Hàng năm, tổ chức các chương trình khảo sát và Hội thảo đánh giá điểm đến du lịch Hưng Yên như: Phối hợp với Tổng cục Du lịch tổ chức chương trình khảo sát tuyến du lịch đường sông Hà Nội - Hưng Yên và Hội thảo xây dựng phát triển sản phẩm du lịch Hưng Yên; Hội nghị xúc tiến điểm đến du lịch Hưng Yên... Triển khai khảo sát và xây dựng các chương trình du lịch về các điểm di tích lịch sử trong tỉnh.

Xuất bản và tái bản hàng vạn ấn phẩm phục vụ du lịch như: Sách Hưng Yên - vùng quê văn hiến, Cẩm nang du lịch Hưng Yên, tập gấp, Bản đồ du lịch, đĩa DVD du lịch Hưng Yên... Xây dựng các quầy thông tin du lịch tại các điểm di tích tiêu biểu, lễ hội lớn cung cấp miễn phí các ấn phẩm thông tin du lịch và giới thiệu các đặc sản ẩm thực cho du khách thập phương. Xây dựng lắp đặt 02 biển quảng cáo tấm lớn tại đầu thành phố Hưng Yên và quốc lộ 5 huyện Văn Lâm. Trang web về du lịch Hưng Yên (www.hungyentourism.com.vn) được hình thành và duy trì hoạt động hiệu quả.

- Công tác quảng bá, xúc tiến du lịch ngoài tỉnh: Hàng năm, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch tham gia các hội chợ, triển lãm, hội thảo trong nước. Tại các sự kiện này đã phát hàng ngàn đĩa du lịch, tập gấp, bản tin, sách... về du lịch Hưng Yên. Ký kết các chương trình hợp tác phát triển du lịch như: Chương trình hợp tác phát triển du lịch giữa tỉnh Quảng Ninh và một số tỉnh, thành phố phía Bắc (8 tỉnh: Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, thành phố Hồ Chí Minh) với Thành phố Hồ Chí Minh; hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Hồng và phụ cận... Tích cực tham gia khảo sát điểm đến, kết nối tour du lịch với các tỉnh trong vùng Đồng bằng sông Hồng như: Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Hải Dương....

1.3. Công tác xúc tiến đầu tư phát triển hạ tầng du lịch

Trong những năm qua, được sự quan tâm của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương và sự nỗ lực của tỉnh, cơ sở hạ tầng du lịch của Hưng Yên đã được cải thiện. Giai đoạn từ năm 2006-2010, ngân sách Trung ương hỗ trợ 33 tỷ đồng; giai đoạn 2010- 2014 ngân sách Trung ương hỗ trợ 25 tỷ đồng tập trung đầu tư vào một số tuyến đường, bến cảng, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật phục vụ khai thác du lịch tại các khu, điểm di tích như: Khu Phố Hiến (thành phố Hưng Yên), khu Đa Hòa - Dạ Trạch (huyện Khoái Châu), khu Hải Thượng Lãn ông (huyện Yên Mỹ), khu di tích Tống Trân - Cúc Hoa (huyện Phù Cừ), khu di tích đền Phù Ủng (huyện Ân Thi)...

Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch đã được tỉnh, UBND cấp huyện, xã và các doanh nghiệp quan tâm đầu tư. Các khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng, điểm vui chơi giải trí từng bước được đầu tư xây dựng. Đến hết năm 2015, toàn tỉnh có 224 cơ sở lưu trú với 2.560 phòng, trong đó có 25 khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 1 đến 2 sao. Các dự án trong lĩnh vực du lịch đã thu hút nhiều doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh quan tâm đầu tư; từ năm 2005 đến năm 2014, trên địa bàn tỉnh có 30 dự án với số vốn đăng ký trên 2.847 tỷ đồng, chủ yếu tập trung đầu tư xây dựng khách sạn, nhà hàng và các dịch vụ du lịch khác.

1.4. Hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp

Tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh tuyên truyền, quảng bá thông tin, hình ảnh trên website du lịch Hưng Yên, các ấn phẩm thông tin du lịch và tại các hội chợ, triển lãm, sự kiện du lịch lớn trong nước... Hỗ trợ các doanh nghiệp về đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, lao động trong doanh nghiệp.

Giai đoạn 2010-2015, tổng kinh phí nhà nước cấp cho hoạt động tuyên truyền, quảng bá du lịch Hưng Yên trong và ngoài tỉnh là: 7.330 triệu đồng. Trong đó: Năm 2010: 614 triệu đồng; năm 2011: 431 triệu đồng; năm 2012: 675 triệu đồng; năm 2013: 2.060 triệu đồng; năm 2014: 1.575 triệu đồng; năm 2015: 1.975 triệu đồng. (Chi tiết nội dung xem phụ lục 1).

Trong những năm qua, lượng khách du lịch đến Hưng Yên ngày càng tăng, cụ thể: Năm 2010: 160.200 lượt, doanh thu 57.828 triệu đồng, năm 2015: 385.000 lượt, doanh thu 102.000 triệu đồng, số lượng khách du lịch đến Hưng Yên chủ yếu là khách du lịch nội địa, tập trung tại các khu di tích trọng điểm của tỉnh. Giai đoạn 2010 - 2015, tăng trưởng bình quân lượng khách là 12%; tăng trưởng bình quân về doanh thu là 11,2%.

Nhìn chung, những năm gần đây công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch của tỉnh được quan tâm, ngành du lịch Hưng Yên từng bước phát huy tiềm năng, lợi thế, thu hút khách du lịch và đạt một số kết quả tích cực: Nhận thức của các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh du lịch, dịch vụ du lịch và cộng đồng cư dân trong tỉnh về vai trò, vị trí của ngành du lịch được nâng lên; hình ảnh du lịch Hưng Yên đã dần được tạo dựng với các điểm đến thu hút du khách như: khu Phố Hiến, khu Đa Hòa - Dạ Trạch, khu đền Ủng, Làng cổ Đại Đồng, Lễ hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung, các Lễ hội văn hóa dân gian Phố Hiến...; đã thu hút được các nhà đầu tư dự án du lịch cũng như phát huy các nguồn lực trong xã hội để phát triển đa dạng các loại hình, sản phẩm du lịch, dịch vụ phục vụ khách du lịch như: lưu trú, lữ hành, vận chuyển, ăn uống,... từng bước đáp ứng nhu cầu của du khách; hệ thống giao thông đường bộ và đường thủy thuận lợi tạo điều kiện cho Hưng Yên dễ dàng liên kết với các tỉnh trong vùng du lịch Bắc Bộ, nối tour, tuyến du lịch, mở rộng khai thác thị trường phát triển du lịch.

2. Một số tồn tại

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch của tỉnh còn một số tồn tại như: Hoạt động tuyên truyền, quảng bá chưa phong phú về hình thức, hấp dẫn về nội dung; việc cung cấp thông tin chưa đáp ứng được nhu cầu của các nhà đầu tư, các công ty lữ hành và khách du lịch; các ấn phẩm du lịch mới chỉ sử dụng 2 ngôn ngữ là tiếng Việt và tiếng Anh; chưa tham gia nhiều các sự kiện xúc tiến, quảng bá trong nước; chưa tham gia các hoạt động xúc tiến quảng bá ở nước ngoài; hoạt động xúc tiến mở rộng thị trường khách du lịch còn hạn chế, thị trường khách chủ yếu là khách du lịch nội địa, chưa tiếp cận được với thị trường khách có khả năng thanh toán cao, thời gian lưu trú dài; chưa huy động được các doanh nghiệp tham gia tích cực vào hoạt động xúc tiến du lịch của tỉnh; sản phẩm du lịch, dịch vụ còn nghèo nàn, chưa có sản phẩm du lịch đặc trưng, du lịch Hưng Yên mới chỉ khai thác các di tích lịch sử và lễ hội, cảnh quan sông Hồng, các làng nghề truyền thống, các di sản văn hóa phi vật thể chưa được khai thác; thiếu cơ chế đồng bộ giữa các huyện, thành phố dẫn đến khai thác tài nguyên du lịch mang tính tự phát, thiếu quy hoạch; việc thu hút đầu tư và xã hội hóa trong du lịch chưa đạt được như mong đợi, các dự án đầu tư có quy mô nhỏ; hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch còn thiếu; lực lượng trực tiếp triển khai công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch còn hạn chế về số lượng và chất lượng, thiếu kinh nghiệm hoạt động đối với thị trường quốc tế.

Việc xây dựng và ban hành Đề án Tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2016-2020 là hết sức cần thiết nhằm đánh giá thực trạng hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch của tỉnh trong những năm qua, đồng thời xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch tỉnh trong thời gian tới, đưa du lịch tỉnh nhà phát triển mạnh mẽ hơn nữa, trở thành một ngành kinh tế quan trọng, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân, trở thành một trong các động lực để đạt các mục tiêu kinh tế-xã hội do Đại hội Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lần thứ XVIII đã đề ra.

Phần thứ hai

NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN

I. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN

1. Mục tiêu chung

- Đến năm 2020, tạo hình ảnh điểm đến, thương hiệu du lịch mang đặc trưng riêng của Hưng Yên; khai thác phát triển loại hình du lịch văn hóa tâm linh và du lịch sinh thái theo hướng du lịch xanh và bền vững; kết nối các vùng du lịch trọng điểm quốc gia;

- Triển khai đồng bộ, có hiệu quả các nội dung của Nghị quyết số 92/NQ- CP ngày 08/12/2014 của Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch trong thời kỳ mới, tạo bước chuyển biến đột phá trong phát triển du lịch.

2. Mục tiêu cụ thể

- Đề xuất các giải pháp và lộ trình thực hiện công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch giai đoạn 2016-2020;

- Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến điểm đến và các sản phẩm, dịch vụ du lịch tiêu biểu của tỉnh, nhằm nâng cao ý thức về giữ gìn và bảo vệ môi trường du lịch, văn hóa ứng xử với khách du lịch, thúc đẩy lượng khách quốc tế, phát triển du lịch nội địa, gia tăng thời gian lưu trú và mức chi tiêu của khách;

- Kết nối, xây dựng các tour, tuyến du lịch: Liên kết với các tỉnh để có sự hợp tác trong quá trình đầu tư, khai thác tuyến du lịch theo 3 hướng chính: Hà Nội- Hưng Yên- Hải Phòng; Hà Nội- Bắc Ninh- Hưng Yên- Hà Nam- Ninh Bình; Hưng Yên- Nam Định- Thái Bình; tập trung đầu tư phát triển tuyến du lịch đường sông Hà Nội- Hưng Yên...;

- Thực hiện có hiệu quả công tác quảng bá, xúc tiến du lịch; thu hút, kêu gọi đầu tư vào các điểm du lịch trong tỉnh: khu di tích quốc gia đặc biệt Phố Hiến gắn với tuyến du lịch sông Hồng; cụm di tích lịch sử văn hóa làng cổ Đại Đồng và chùa Nôm; cụm di tích đền Đa Hòa- Dạ Trạch gắn với tuyến du lịch sông Hồng, cụm di tích đền Phù Ủng, cụm di tích Tống Trân- Cúc Hoa và Cây đa La Tiến...;

- Định hướng công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch trở thành một trong những công tác chủ đạo của các cấp chính quyền, hiệp hội, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch cũng như người dân địa phương;

- Xây dựng, phát triển các loại hình và sản phẩm du lịch đặc trưng của Hưng Yên;

- Phấn đấu đến năm 2020 thu hút khoảng 1.200.000 lượt khách du lịch, trong đó khách du lịch nội địa khoảng 1.170.000 lượt, khách quốc tế khoảng 30.000 lượt. Mức độ tăng trưởng khách du lịch bình quân đạt khoảng từ 11%- 12,5%/năm trong cả giai đoạn. Tổng doanh thu ước đạt khoảng 250 tỷ đồng/năm, mức tăng trưởng bình quân đạt từ 13-15%/năm.

II. THỜI GIAN, PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG CỦA ĐỀ ÁN

1. Thời gian

Đề án triển khai thực hiện từ năm 2016 đến năm 2020. Năm 2016 khảo sát, xây dựng, ban hành Đề án. Năm 2017- 2020 xây dựng kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch thuộc Đề án.

2. Phạm vi và đối tượng

Tuyên truyền, quảng bá các khu, điểm du lịch, các di tích lịch sử văn hóa, làng nghề truyền thống, các sản phẩm du lịch đặc trưng trên địa bàn tỉnh Hưng Yên; xúc tiến mở rộng thị trường du lịch trong và ngoài nước.

III. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ ÁN

1. Tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch trên các phương tiện thông tin đại chúng

- Đẩy mạnh công tác quảng bá giới thiệu hình ảnh, giá trị văn hóa và những sản phẩm du lịch đặc trưng của Hưng Yên trên các phương tiện thông tấn, báo chí trung ương; Đài Phát thanh- Truyền hình tỉnh; Báo Hưng Yên; Cổng thông tin điện tử tỉnh; website của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và của các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố;

- Liên kết với các website của Tổng cục Du lịch, các tỉnh, thành phố trung tâm du lịch của cả nước và 8 tỉnh trong Chương trình hợp tác phát triển du lịch, các doanh nghiệp lữ hành... để thông tin, quảng bá về các điểm đến của du lịch Hưng Yên tới thị trường du lịch trong nước và quốc tế;

- Khảo sát và làm biển chỉ dẫn, pano đến một số khu, điểm du lịch quan trọng trên địa bàn tỉnh; xây dựng, nâng cấp, duy trì và bảo dưỡng các biển quảng cáo tấm lớn quảng bá hình ảnh du lịch Hưng Yên tại các nút giao thông chính trên địa bàn tỉnh (điểm quốc lộ 5 tại huyện Văn Lâm và quốc lộ 39- điểm đầu thành phố Hưng Yên);

- Làm phóng sự, phim tư liệu, phim chuyên đề, chụp ảnh, quảng cáo và các thể loại khác về du lịch Hưng Yên dưới dạng băng hình, đĩa hình để quảng bá rộng rãi các sản phẩm du lịch Hưng Yên;

- Tổ chức thiết kế các ấn phẩm, vật phẩm lưu niệm, quà tặng xúc tiến du lịch đặc trưng của Hưng Yên với nhiều hình thức, chất liệu và ngôn ngữ khác nhau phục vụ khách du lịch;

- Tổ chức cuộc thi sáng tác logo và slogan du lịch Hưng Yên và các hoạt động quảng bá tuyên truyền cho logo, slogan;

- Phát triển marketing điện tử phục vụ công tác quảng bá xúc tiến du lịch: Duy trì và nâng cấp trang thông tin điện tử du lịch Hưng Yên; quảng cáo website, thuê chỗ đặt logo, banner quảng cáo website du lịch Hưng Yên; xây dựng các ấn phẩm điện tử; quảng bá du lịch Hưng Yên trên các trang mạng xã hội và các hình thức quảng bá khác qua mạng Internet;

- Xây dựng quầy cung cấp thông tin và hỗ trợ khách du lịch tại các tuyến, điểm du lịch.

2. Tham gia, tổ chức hội chợ, hội thảo, triển lãm và các hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch trong nước và quốc tế

- Lồng ghép vào các chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại của tỉnh và trong dịp lãnh đạo tỉnh có các hoạt động chính trị, ngoại giao, văn hóa với các nước về các hoạt động xúc tiến du lịch, giới thiệu điểm đến Hưng Yên tại một số thị trường trọng điểm ở khu vực Đông Nam Á, Đông Bắc Á, Châu Âu...;

- Tham gia các hội chợ, triển lãm, hội nghị, hội thảo, hoạt động xúc tiến du lịch tổ chức định kỳ hàng năm của Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch và các sự kiện lớn ở một số địa phương như: Hội chợ Du lịch quốc tế thành phố Hồ Chí Minh (ITE), Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam- VITM Hà Nội, các hoạt động quảng bá tại sự kiện “Năm Du lịch quốc gia”;

- Tổ chức hội nghị, hội thảo chuyên đề về xúc tiến du lịch nhằm tăng cường sự liên kết giữa các sở, ngành, địa phương, các tỉnh trong khu vực; liên kết giữa nhà nước với doanh nghiệp nhằm tuyên truyền, quảng bá cho du lịch Hưng Yên. Trong đó, trọng tâm tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm du lịch tiêu biểu của tỉnh như: Khu di tích quốc gia đặc biệt Phố Hiến gắn với khu vườn nhãn theo tiêu chuẩn VIETGAP (TP Hưng Yên); cụm di tích Đa Hòa- Dạ Trạch gắn với tuyến du lịch sông Hồng (huyện Khoái Châu); khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng gắn với khu đô thị Ecopark và vườn hoa cây cảnh, thăm quan nhà cổ (huyện Văn Giang), cụm di tích Tống Trân- Cúc Hoa (huyện Phù Cừ), làng cổ Đại Đồng và Chùa Nôm (huyện Văn Lâm)....;

- Tranh thủ các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch Việt Nam ở nước ngoài do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch tổ chức để liên kết giới thiệu quảng bá về du lịch Hưng Yên thông qua các tư liệu, ấn phẩm;

- Hàng năm phối hợp với Tổng cục Du lịch, các địa phương tổ chức đón các hãng lữ hành (Famtrip), các đoàn phóng viên báo chí (Presstrip) trong và ngoài nước đến khảo sát các tuyến, điểm, sản phẩm du lịch của tỉnh để quảng bá và xây dựng sản phẩm du lịch cho Hưng Yên. Mở rộng đối tượng tham gia các đoàn Famtrip, Presstrip là các nhà nghiên cứu kinh tế, nghiên cứu chuyên ngành;

- Tăng cường hợp tác với các tỉnh, thành phố, trung tâm du lịch lớn của cả nước để tổ chức các hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch Hưng Yên. Nghiên cứu, khảo sát thị trường, xây dựng sản phẩm du lịch với 8 tỉnh trong nhóm hợp tác phát triển du lịch (Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, thành phố Hồ Chí Minh).

3. Bồi dưỡng nâng cao nhận thức, chuyên môn nghiệp vụ; trao đổi, học tập kinh nghiệm

- Hàng năm tổ chức từ 1 đến 2 lớp tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ làm công tác du lịch từ tỉnh đến cơ sở và cộng đồng dân cư, trong đó trọng tâm là đội ngũ thuyết minh viên, hướng dẫn viên tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh;

- Hàng năm có kế hoạch tổ chức các đoàn đi khảo sát, trao đổi học tập kinh nghiệm du lịch trong và ngoài tỉnh nhằm tìm hiểu, nắm bắt thị trường du lịch, nhu cầu của du khách; xây dựng kế hoạch xúc tiến quảng bá đối với từng địa phương cụ thể; trao đổi học hỏi liên kết hợp tác phát triển sản phẩm du lịch với các địa phương trong và ngoài tỉnh.

4. Tăng cường cơ sở vật chất, hỗ trợ tài liệu phục vụ hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch

- Hàng năm có kế hoạch đầu tư trang bị cần thiết phục vụ hoạt động tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch, từng bước nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động tuyên truyền quảng bá, xúc tiến đầu tư cho du lịch;

- Tăng cường hỗ trợ các khu, điểm du lịch về một số trang thiết bị phục vụ cho công tác tuyên truyền, quảng bá, hỗ trợ làm ấn phẩm tuyên truyền như: tờ rơi, tờ gấp, bản đồ du lịch, băng đĩa hình...

5. Tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch trong nghiên cứu thị trường, xúc tiến mở rộng thị trường trong và ngoài nước

- Hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã làng nghề truyền thống tìm kiếm đối tác, quảng bá sản phẩm trong việc tham gia các hội chợ, hội thảo nhằm duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm;

- Hỗ trợ thông tin, tư vấn giúp doanh nghiệp trong công tác quảng bá, xúc tiến khảo sát, thâm nhập thị trường trong và ngoài nước;

- Tập huấn chuyên môn nghiệp vụ du lịch cho các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh về các chuyên đề xúc tiến du lịch, marketing, lữ hành, khách sạn, các nghiệp vụ phục vụ khách du lịch.

IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Thường xuyên kiện toàn và nâng cao vai trò hoạt động của Ban Chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh trong công tác chỉ đạo thực hiện Đề án của tỉnh về đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch Hưng Yên.

Nghiên cứu thành lập Hiệp hội du lịch tỉnh Hưng Yên với mục đích liên kết, hợp tác, hỗ trợ giữa các thành viên hiệp hội về kinh tế - kỹ thuật nghề nghiệp và bình ổn thị trường, về kinh doanh dịch vụ, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, khả năng cạnh tranh trong và ngoài nước của hội viên; đại diện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên.

2. Tăng cường sự phối hợp của các sở, ban, ngành và các huyện, thành phố đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, quảng bá và xúc tiến đầu tư phát triển du lịch nhằm khai thác, phát huy các tiềm năng, lợi thế của Hưng Yên và xây dựng thương hiệu du lịch của tỉnh.

Quan tâm đầu tư ngân sách cho phát triển du lịch; trong đó ưu tiên đầu tư kinh phí cho công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến đầu tư, xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù của tỉnh.

3. Tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương đẩy mạnh các hoạt động quảng bá, xúc tiến kêu gọi, thu hút đầu tư vào khu di tích quốc gia đặc biệt Phố Hiến để trở thành “điểm du lịch quốc gia Phố Hiến” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông bắc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

4. Nâng cao nhận thức cho các đơn vị, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch về tầm quan trọng của công tác quảng bá, xúc tiến du lịch và huy động đầu tư kinh phí cho công tác quảng bá, giới thiệu sản phẩm du lịch.

5. Mở các lớp tập huấn chuyên môn hàng năm cho đội ngũ cán bộ quản lý và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh về nghiệp vụ quảng bá, xúc tiến du lịch.

6. Trên cơ sở tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch của tỉnh, lựa chọn địa điểm và đối tượng quảng bá, xúc tiến phù hợp để đem lại hiệu quả cao nhất.

7. Xây dựng cơ chế hợp tác trong và ngoài ngành trong hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch; cơ chế tham gia và huy động vốn đối với các đơn vị, doanh nghiệp tham gia hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch.

8. Đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá du lịch qua các website; xuất bản tờ rời, sách mỏng, băng hình; tăng cường truyền thanh, truyền hình, quảng cáo tấm lớn ở nơi công cộng; tích cực tham gia các hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước để giới thiệu tiềm năng du lịch địa phương; liên kết với các doanh nghiệp, các tỉnh, thành phố để nối tour, tuyến thu hút khách du lịch đến Hưng Yên.

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN

- Kinh phí triển khai thực hiện Đề án từ nguồn ngân sách tỉnh và kinh phí huy động từ các nguồn xã hội hóa của các đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch.

- Tổng kinh phí để thực hiện Đề án giai đoạn 2016-2020 dự kiến là: 18.230.000.000 đồng (Mười tám tỷ hai trăm ba mươi triệu đồng), trong đó:

- Giai đoạn 2017-2018: 8.733.000.000 đồng:

Ngân sách nhà nước: 6.118.000.000 đồng.

Xã hội hóa: 2.615.000.000 đồng.

- Giai đoạn 2019-2020: 9.497.000.000 đồng:

Ngân sách nhà nước: 6.582.000.000 đồng.

Xã hội hóa: 2.915.000.000 đồng.

(Chi tiết xem phụ lục 2, 3 kèm theo).

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

- Chủ trì tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng cơ chế, chính sách thực hiện Đề án; tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án hàng năm;

- Chủ trì phối hợp với các Sở, ngành; UBND các huyện, thành phố; các đơn vị liên quan triển khai thực hiện Đề án; tham mưu tổ chức các hoạt động thông tin tuyên truyền, tổ chức sự kiện Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhằm xúc tiến, quảng bá du lịch hiệu quả, phù hợp với điều kiện địa phương;

- Phối hợp với Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh bố trí vốn ngân sách hàng năm để triển khai thực hiện Đề án;

- Thường xuyên kiểm tra đôn đốc việc triển khai thực hiện các nội dung của Đề án, định kỳ hàng năm tổng hợp báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện; đề xuất giải pháp giải quyết những khó khăn vướng mắc (nếu có) trong quá trình triển khai Đề án.

2. Sở Tài chính

- Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định và tham mưu UBND tỉnh bố trí ngân sách hàng năm cho các nội dung hoạt động của Đề án; hướng dẫn, giám sát việc sử dụng kinh phí đúng quy định;

- Phối hợp với các ngành, địa phương xây dựng, đề xuất các chính sách, giải pháp trong quá trình thực hiện Đề án.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Phối hợp với Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh bố trí ngân sách hàng năm thực hiện Đề án theo phân kỳ đạt hiệu quả;

- Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tìm kiếm các nguồn vốn đầu tư từ trung ương và các tổ chức phi chính phủ cho hoạt động xúc tiến du lịch;

- Lồng ghép trong các chương trình xúc tiến đầu tư của tỉnh và trong dịp lãnh đạo tỉnh có hoạt động chính trị, ngoại giao với các nước để tổ chức hoạt động xúc tiến du lịch tại một số thị trường trọng điểm.

4. Sở Công Thương

- Hướng dẫn UBND các huyện, thành phố xây dựng cơ chế hỗ trợ khôi phục nghề thủ công truyền thống, sản xuất sản phẩm lưu niệm và quảng bá sản phẩm địa phương góp phần thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu và tạo ra sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn;

- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nghiên cứu tổ chức chương trình khảo sát tour du lịch làng nghề truyền thống;

- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các sở, ngành liên quan tổ chức hội chợ, hội thảo, lễ hội nhằm giới thiệu, quảng bá các thương hiệu, sản phẩm của các doanh nghiệp, làng nghề địa phương;

- Phối hợp với UBND các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn thông qua chương trình khuyến công và xúc tiến thương mại như: Hỗ trợ kinh phí giúp tổ chức đào tạo nghề, truyền nghề; hỗ trợ xây dựng, đăng ký thương hiệu; nghiên cứu phát triển thị trường, phát triển các mặt hàng; tổ chức hoạt động khảo sát thị trường, trưng bày và giới thiệu hàng hóa, dịch vụ quảng bá tiềm năng xuất khẩu của cơ sở sản xuất trong làng nghề truyền thống của địa phương cả trong và ngoài nước...

5. Sở Giao thông Vận tải

- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các sở, ngành liên quan khảo sát và làm biển chỉ dẫn, pano đến một số khu, điểm du lịch đặc trưng trên địa bàn tỉnh;

- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp biển hiệu cho xe ô tô vận tải khách du lịch theo quy định tại Thông tư số 19/2015/TTLT-BVHTTDL-BGTVT ngày 25/5/2015; tham mưu việc đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông đến các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh; đẩy mạnh phát triển các trạm dừng, nghỉ trên quốc lộ, từng bước đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn theo thông lệ quốc tế.

6. Sở Xây dựng

Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các sở, ngành liên quan thẩm định, cấp phép và quản lý việc đầu tư xây dựng các công trình pano tấm lớn quảng bá du lịch Hưng Yên tại quốc lộ 5 và quốc lộ 39; phối hợp hoàn thiện đầu tư xây dựng, nâng cấp bến cảng đón khách du lịch Phố Hiến trên sông Hồng.

7. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Thực hiện tốt nhiệm vụ quy hoạch và quản lý quy hoạch đất đai, các tài nguyên khác cho phát triển du lịch;

- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt các quy định tại Thông tư liên tịch số 19/2013/TTLT-BVHTTDL-BTNMT ngày 30/12/2013 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch- Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch, tổ chức lễ hội, bảo vệ và phát huy giá trị di tích; đảm bảo phát triển du lịch bền vững, giữ gìn môi trường sinh thái sạch đẹp.

8. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham mưu, đề xuất UBND tỉnh gắn kết nông nghiệp với du lịch, xây dựng mô hình du lịch nông nghiệp nông thôn;

- Chỉ đạo các huyện, thành phố hỗ trợ nông dân thông qua chương trình khuyến nông, khuyến lâm về chăn nuôi, trồng trọt để tạo ra những sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của từng địa phương và giới thiệu sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để du khách biết và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của nông dân, đặc biệt là các sản phẩm về nhãn lồng Hưng Yên;

- Phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích hỗ trợ cho các doanh nghiệp đầu tư vào các dự án nông nghiệp gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh.

9. Sở Thông tin và Truyền thông

- Tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan thông tấn báo chí tăng cường công tác tuyên truyền quảng bá du lịch Hưng Yên;

- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thường xuyên kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong công tác tuyên truyền, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm giúp các địa phương, đơn vị và doanh nghiệp kinh doanh du lịch thực hiện đúng pháp luật trong công tác truyền truyền, quảng cáo...

10. Báo Hưng Yên, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh

- Phối hợp với các cơ quan chuyên môn xây dựng các chuyên trang, chuyên mục giới thiệu về các di tích lịch sử văn hóa, các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh; tăng cường tin, bài tuyên truyền về chủ trương, chính sách phát triển du lịch của tỉnh; các hoạt động tuyên truyền quảng bá tiềm năng phát triển du lịch của địa phương;

- Hỗ trợ các đơn vị, doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu các sản phẩm du lịch Hưng Yên.

11. Các sở, ngành liên quan

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, phối hợp với ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các sở, ngành liên quan trong các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch.

12. UBND các huyện, thành phố

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch, quản lý nguồn tài nguyên du lịch, giữ gìn môi trường và đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn;

- Chú trọng công tác tuyên truyền, quảng bá các di tích lịch sử văn hóa, các điểm du lịch của địa phương. Hàng năm, ưu tiên ngân sách cho hoạt động tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch của địa phương, đặc biệt là các điểm thu hút khách du lịch ở các huyện, thành phố;

- Đầu tư, quản lý, sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị phục vụ công tác tuyên truyền xúc tiến du lịch; tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến, đầu tư du lịch tại địa phương.

13. Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh

- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch của tỉnh để giới thiệu về hình ảnh doanh nghiệp, các sản phẩm du lịch Hưng Yên;

- Chủ động xây dựng thương hiệu, phối hợp với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh quảng bá, giới thiệu các dịch vụ đến các thị trường khách; tích cực đầu tư kinh phí cho hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch.

14. Công tác sơ kết, tổng kết, báo cáo

- Năm 2018, sơ kết 3 năm thực hiện Đề án. Năm 2020, tổng kết thực hiện Đề án.

- Công tác báo cáo:

Báo cáo hàng năm trước ngày 10/11.

Báo cáo sơ kết 3 năm trước ngày 05/11/2018.

Báo cáo Tổng kết trước ngày 05/11/2020.

Nơi nhận báo cáo: Giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhận và tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

Căn cứ nội dung của Đề án, các sở, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện./.

 

PHỤ LỤC 1

KẾT QUẢ MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN QUẢNG BÁ DU LỊCH GIAI ĐOẠN 2010-2015

TT

Nội dung

ĐVT

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

1

Hội chợ triển lãm

Cuộc

4

2

2

4

5

4

2

Xúc tiến điểm đến trong tỉnh

Cuộc

0

0

0

2

3

3

3

Tổ chức Hội thảo

Cuộc

0

0

0

0

1

1

4

Học tập kinh nghiệm

Cuộc

6

4

3

3

1

0

5

Ấn phẩm:

 

 

 

 

 

 

 

In tờ gấp

Tờ

9.600

12.500

5.000

12.500

10.000

6.200

In đĩa VCD, DVD

Chiếc

750

0

0

8.000

8.700

4.300

In Bản đồ du lịch

Tờ

0

0

5.480

7.520

4.000

4.800

In sách Du lịch

Cuốn

0

3.500

4.000

4.000

2.000

3.000

In Bản tin du lịch

Cuốn

0

1.000

4.000

7.500

4.800

6.500

In Sách Hưng Yên - vùng quê văn hiến

Cuốn

0

0

0

0

1.600

1.950

6

Làm phim, video clip

Bộ

0

0

1

1

1

1

7

Nâng cấp Pano

Chiếc

2

2

2

2

2

2

8

Biển chỉ dẫn

Chiếc

0

0

0

0

0

0

9

Tập huấn N.vụ

Khóa

1

1

1

1

1

2

10

Duy trì website

Trang

0

1

1

1

1

1

11

Quảng bá trên báo chí

Trang

1

1

2

1

0

0

12

Quảng bá trên kênh truyền hình TW như: VTV1, VTV2, VTV4

Buổi

0

0

3

3

3

3

 

PHỤ LỤC 2

BẢNG TỔNG HỢP KINH PHÍ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TUYÊN TRUYỀN, QUẢNG BÁ, XÚC TIẾN DU LỊCH GIAI ĐOẠN 2017-2020

ĐVT: Triệu đồng

TT

Nội dung

ĐVT

Tổng kinh phí

Giai đoạn 2017-2018

Giai đoạn 2019-2020

Cộng

NSNN

XHH

Cộng

NSNN

XHH

I

Hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến

 

17.584

8.455

5.840

2.615

9.067

6.152

2.915

1

Xây dựng Pano du lịch

Chiếc

500

250

200

50

250

200

50

2

Duy trì,sửa chữa biển quảng cáo tấm lớn tại QL5 và đường 39

Chiếc

532

210

160

50

322

222

100

3

Biển chỉ dẫn

Chiếc

160

80

60

20

80

60

20

4

In ấn phẩm thông tin du lịch:

 

4.240

2.120

1.440

680

2.120

1.440

680

 

- Tờ rơi, tờ gấp

Tờ

540

270

170

100

270

170

100

 

- Sách cẩm nang du lịch

Quyển

680

340

240

100

340

240

100

 

- Bản tin du lịch Hưng Yên

Quyển

700

350

250

100

350

250

100

 

- Bản đồ du lịch

Tờ

600

300

200

100

300

200

100

 

- Sách ảnh Du lịch Hưng Yên

Cuốn

760

380

260

120

380

260

120

 

- Đĩa DVD Du lịch Hưng Yên

Chiếc

480

240

160

80

240

160

80

 

- Túi đựng ấn phẩm du lịch

Chiếc

480

240

160

80

240

160

80

5

Vật phẩm, sản phẩm quảng bá du lịch Hưng Yên

Chiếc

600

300

200

100

300

200

100

6

Duy trì, nâng cấp website/ năm

Trang

90

45

30

15

45

30

15

7

Quảng cáo trên báo, tạp chí

Trang

120

60

40

20

60

40

20

8

Xây dựng phim về Du lịch Hưng Yên

Phim

1.700

850

600

250

850

600

250

9

Tổ chức cuộc thi sáng tác logo và slogan du lịch Hưng Yên, quảng bá tuyên truyền cho logo, slogan.

Cuộc

250

250

250

-

-

-

-

10

Phát triển marketing điện tử phục vụ công tác quảng bá xúc tiến du lịch

Lần

120

60

40

20

60

40

20

11

Xây dựng quầy cung cấp thông tin và hỗ trợ khách du lịch tại các tuyến, điểm

Quầy

300

150

100

50

150

100

50

12

Tham gia xúc tiến tại các hội chợ, triển lãm du lịch trong và ngoài nước:

Cuộc

4.350

1.800

1.200

600

2.550

1.700

850

 

- Trong nước

Cuộc

3.600

1.800

1.200

600

1.800

1.200

600

 

- Ngoài nước

Cuộc

750

-

-

-

750

500

250

13

Tổ chức hội thảo xúc tiến du lịch,quảng bá điểm đến tại các thành phố lớn

Cuộc

900

450

300

150

450

300

150

14

Đón đoàn Famtrip, Presstrip đến khảo sát Hưng Yên, viết bài quảng bá và xây dựng các chương trình du lịch đến và đi cho Hưng Yên

Lần

900

450

300

150

450

300

150

15

Nghiên cứu, khảo sát thị trường, học tập kinh nghiệm

Cuộc

360

180

120

60

180

120

60

16

Tổ chức và tham gia hội thảo, hội nghị chuyên đề về phát triển xúc tiến du lịch

Cuộc

1.200

600

400

200

600

400

200

17

Mở các lớp Tập huấn nghiệp vụ du lịch, văn hóa ứng xử cho cộng đồng dân cư...

Lớp

1.200

600

400

200

600

400

200

II

Mua sắm Cơ Sở vật chất

 

708

278

278

0

430

430

0

1

Máy ảnh ống kính máy ảnh

Chiếc

300

150

150

0

150

150

0

2

Máy quay phim

Chiếc

150

0

0

0

150

150

0

3

Máy chiếu đa năng

Chiếc

80

40

40

0

40

40

0

4

Màn chiếu

Chiếc

10

5

5

0

5

5

0

5

Máy quét ảnh (scan)

Chiếc

30

15

15

0

15

15

0

6

Ti vi LCD

Chiếc

60

30

30

0

30

30

0

7

Đầu đĩa DVD

Chiếc

8

4

4

0

4

4

0

8

Tăng âm, loa

Bộ

60

30

30

0

30

30

0

9

Loa thuyết minh

Chiếc

10

4

4

0

6

6

0

 

Tổng cộng (I II):

 

18.230

8.733

6.118

2.615

9.497

6.582

2.915

 

PHỤ LỤC 3

PHÂN KỲ NSNN TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TUYÊN TRUYỀN, QUẢNG BÁ, XÚC TIẾN DU LỊCH GIAI ĐOẠN 2017-2020

ĐVT: Triệu đồng

TT

Nội dung

ĐVT

Số lượng

Phân kỳ sử dụng NSNN giai đoạn 2017-2020

Tổng số

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

I

Hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến

 

 

11.992

2.645

3.195

2.926

3.226

1

Pano quảng cáo

Chiếc

2

400

-

200

-

200

2

Duy trì, sửa chữa biển quảng cáo

Chiếc

10

382

80

80

111

111

3

Biển chỉ dẫn

Chiếc

12

120

30

30

30

30

4

In ấn phẩm thông tin du lịch:

 

 

2.880

720

720

720

720

 

- Tờ rơi, tờ gấp

Tờ

20.000

340

85

85

85

85

 

- Sách cẩm nang du lịch

Quyển

8.000

480

120

120

120

120

 

- Bn tin du lịch Hưng Yên

Quyển

20.000

500

125

125

125

125

 

- Bản đồ du lịch

Tờ

20.000

400

100

100

100

100

 

- Sách ảnh Du lịch Hưng Yên

Cuốn

8.000

520

130

130

130

130

 

- Đĩa DVD Du lịch Hưng Yên

Chiếc

8.000

320

80

80

80

80

 

- Túi đựng ấn phẩm du lịch

Chiếc

8.000

320

80

80

80

80

5

Vật phẩm, sản phẩm quảng bá du lịch Hưng Yên

Chiếc

8.000

400

100

100

100

100

6

Duy trì, nâng cấp website/ năm

Trang

4

60

15

15

15

15

7

Quảng cáo trên báo, tạp chí

Trang

16

80

20

20

20

20

8

Xây dựng phim về Du lịch Hưng Yên

Phim

4

1.200

300

300

300

300

9

Tổ chức cuộc thi sáng tác logo & slogan du lịch Hưng Yên và các hoạt động quảng bá tuyên truyền cho logo, slogan.

Cuộc

1

250

-

250

-

-

10

Phát triển marketing điện tử phục vụ công tác quảng bá xúc tiến du lịch

Lần

8

80

20

20

20

20

11

Xây dựng quầy cung cấp thông tin và hỗ trợ khách du lịch tại các tuyến, điểm

Quầy

2

200

-

100

-

100

12

Tham gia xúc tiến tại các hội chợ, triển lãm du lịch trong và ngoài nước:

Cuộc

 

2.900

600

600

850

850

 

- Trong nước

Cuộc

12

2.400

600

600

600

600

 

- Ngoài nước

Cuộc

2

500

-

-

250

250

13

Tổ chức hội thảo xúc tiến du lịch,quảng bá điểm đến tại các thành phố lớn: Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng...

Cuộc

4

600

150

150

150

150

14

Đón đoàn Famtrip, Presstrip đến khảo sát Hưng Yên, viết bài quảng bá và xây dựng các chương trình du lịch đến và đi cho Hưng Yên

Lần

4

600

150

150

150

150

15

Nghiên cứu, khảo sát thị trường, học tập kinh nghiệm

Cuộc

8

240

60

60

60

60

16

Tổ chức và tham gia hội thảo, hội nghị chuyên đề về phát triển xúc tiến du lịch

Cuộc

4

800

200

200

200

200

17

Mở các lớp Tập huấn nghiệp vụ du lịch, văn hóa ứng xử cho cộng đồng dân cư...

Lớp

8

800

200

200

200

200

II

Mua sắm Cơ sở vật chất

 

 

708

45

233

210

220

1

Máy ảnh ống kính máy ảnh

Chiếc

2

300

 

150

 

150

2

Máy quay phim

Chiếc

1

150

 

 

150

 

3

Máy chiếu đa năng

Chiếc

2

80

40

 

40

 

4

Màn chiếu

Chiếc

2

10

5

 

5

 

5

Máy quét ảnh (scan)

Chiếc

2

30

 

15

15

 

6

Ti vi LCD

Chiếc

7

60

 

30

 

30

7

Đầu đĩa DVD

Chiếc

7

8

 

4

 

4

8

Tăng âm, loa

Bộ

7

60

 

30

 

30

9

Loa thuyết minh

Chiếc

10

10

 

4

 

6

 

Tổng cộng (I II)

 

 

12.700

2.690

3.428

3.136

3.446