- 1Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3Nghị định 92/2017/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính
- 4Thông tư 02/2017/TT-VPCP hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 5Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3120/QĐ-UBND | Thanh Hóa, ngày 17 tháng 8 năm 2021 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 47/2019/QH14 ngày 22/11/2019;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Kế hoạch số 02/KH-UBND ngày 07/01/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Kế hoạch kiểm soát thủ tục hành chính năm 2021;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 713/TTr-STNMT ngày 13/8/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thông qua phương án đơn giản hóa 02 thủ tục hành chính trong lĩnh vực Môi trường và Đo đạc bản đồ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa (có Phụ lục đính kèm).
Điều 2. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường dự thảo Báo cáo kết quả rà soát, đánh giá thủ tục hành chính của UBND tỉnh kèm theo phương án đơn giản hóa đã được thông qua tại Quyết định này, trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, phê duyệt gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ ĐO ĐẠC BẢN ĐỒ
(Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-UBND ngày /8/2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa)
1.1. Nội dung đơn giản hóa
a) Trình tự thực hiện, thời hạn giải quyết, cơ quan thực hiện: Quy định bổ sung, cụ thể cơ quan thẩm định, thời hạn thẩm định của thủ tục hành chính này.
Lý do: Trình tự thực hiện, thời hạn giải quyết, cơ quan thực hiện được quy định tại Điều 12 Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ (sau đây viết tắt là Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ) nhưng chưa phù hợp, cụ thể:
- Chưa quy định rõ ràng cụ thể bước thẩm định do cơ quan nào thực hiện và trong thời hạn bao nhiêu ngày trong tổng thời hạn giải quyết. Vì trên thực tế, UBND tỉnh không trực tiếp tiếp nhận hồ sơ từ cá nhân, tổ chức mà giao cho cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực tham mưu tiếp nhận, thẩm định trước khi trình UBND tỉnh. Và theo quy định về chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực Bảo vệ môi trường, bảo tồn mẫu vật loài hoang dã thì thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường. Do đó, nên quy định cụ thể trong Nghị định là Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp nhận, tham mưu thẩm định hồ sơ trình UBND tỉnh;
- Việc quy định trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, trong trường hợp hồ sơ hợp lệ UBND tỉnh ra thông báo cho tổ chức, cá nhân là không cần thiết. Chỉ trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ cần sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hoặc từ chối tiếp nhận thì mới cần thiết phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do. Việc ra văn bản trả lời cũng nên quy định cho cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh thay vì UBND tỉnh thì sẽ đảm bảo phù hợp và chính xác hơn.
b) Thành phần hồ sơ và số lượng hồ sơ: Quy định cụ thể quy cách, hình thức các giấy tờ trong thành phần hồ sơ và sửa đổi từ 03 bộ hồ sơ thành 01 bộ hồ sơ.
Lý do:
- Trong Nghị định chưa quy định hình thức, quy cách của giấy tờ trong thành phần hồ sơ nên cần thiết phải quy định để đảm bảo rõ ràng, cụ thể cho tổ chức, cá nhân biết và nộp hồ sơ.
- Tại Điểm a Khoản 3 Điều 12 Nghị định số 160/2013/NĐ-CP quy định là 03 bộ hồ sơ. Tuy nhiên, việc yêu cầu nộp 03 bộ hồ sơ là không cần thiết gây tốn kém chi phí cho tổ chức, cá nhân. Thủ tục này chỉ do 01 cơ quan tham mưu, giải quyết trình UBND tỉnh quyết định nên không cần phải nộp nhiều bộ hồ sơ và phù hợp với việc tăng cường thực hiện dịch vụ công trực tuyến nên quy định nộp 01 bộ hồ sơ là phù hợp.
c) Phí thẩm định:
Lý do: Tại Khoản 2 Điều 12 Nghị định số 160/2013/NĐ-CP của Chính phủ có quy định tổ chức, cá nhân phải nộp phí thẩm định. Tuy nhiên, đến nay chưa có quy định mức phí thẩm định cụ thể nên địa phương chưa thể thực hiện thu phí của thủ tục này.
1.2. Kiến nghị thực thi
- Kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường tham mưu trình Chính phủ sửa đổi Khoản 2, 3 Điều 12, Nghị định số 160/2013 /NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ về Tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy, cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ như sau:
“Điều 12. Trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê, lưu giữ, vận chuyển mẫu vật của loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ
...
2. Hồ sơ cấp giấy phép trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê mẫu vật của loài hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ
a) Đơn đề nghị theo Mẫu số 07, Phụ lục II Nghị định này (01 bản chính);
b) Giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của mẫu vật (01 bản sao hợp lệ);
c) Văn bản thỏa thuận về trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê mẫu vật của loài được ưu tiên bảo vệ (01 bản sao hợp lệ);
d) Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân hợp lệ (01 bản sao hợp lệ).
3. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê mẫu vật của loài hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ:
a) Tổ chức, cá nhân có nhu cầu thực hiện việc trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê mẫu vật của loài hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện một (01) bộ hồ sơ được quy định tại Khoản 2, Điều 12 Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ và phí thẩm định cấp Giấy phép trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê mẫu vật của loài hoang dã thuộc Danh mục loài , được ưu tiên bảo vệ cho Sở Tài nguyên và Môi trường.
b) Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ. Trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì có văn bản trả lời nêu rõ lý do từ chối hoặc văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ chỉ được thực hiện một (01) lần và thời gian bổ sung, hoàn thiện hồ sơ không tính vào thời gian thẩm định hồ sơ;
c) Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành thẩm định, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
d) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ trình của Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét cấp Giấy phép trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê mẫu vật của loài hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ cho tổ chức, cá nhân đề nghị; trường hợp từ chối cấp giấy phép phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho tổ chức, cá nhân đề nghị; giấy phép trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê mẫu vật được quy định theo Mẫu số 08, Phụ lục II Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ.”
- Kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định mức phí thẩm định của thủ tục hành chính này.
1.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Tỷ lệ cắt giảm sau đơn giản hóa: 38%.
- Tổng chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 2.589.606 đồng/năm.
- Tổng chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 1.615.830 đồng/năm.
- Tổng chi phí tiết kiệm: 973.776 đồng/năm.
2.1. Nội dung đơn giản hóa
Về thành phần hồ sơ:
- Kiến nghị bỏ giấy chứng nhận đủ sức khỏe hành nghề do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện theo quy định trong hồ sơ cấp mới và gia hạn chứng chỉ.
Lý do: Theo quy định tại Điểm b, Khoản 1 Điều 46 và Điểm c Khoản 2 Điều 48 Nghị định số 27/2019/NĐ-CP ngày 13/3/2019 của Chính phủ yêu cầu nộp giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện theo quy định là chưa phù hợp với thực tế. Cụ thể: Theo quy định tại Điều 8 Thông tư số 14/2013/TT-BYT ngày 06/5/2013 của Bộ Y tế thì Giấy chứng nhận sức khỏe chỉ có hiệu lực trong thời gian 12 tháng, chỉ phản ánh được tình trạng sức khỏe lâm sàng, cận lâm sàng của cá nhân tại thời điểm khám mà không phản ánh được tình trạng sức khỏe của cá nhân trong suốt quá trình hành nghề (chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ có thời hạn trong vòng 05 năm). Trong khi chi phí để được cấp giấy chứng nhận sức khỏe là khá cao (bao gồm chụp ảnh, chi phí khám, thời gian đi khám). Đồng thời, trong văn bản pháp luật chưa có quy định về danh sách các loại bệnh không được cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ hạng II nên không đủ cơ sở pháp lý để kết luận không cấp giấy phép cho cá nhân khi có bệnh lý. Do đó, việc bỏ Giấy chứng nhận sức khỏe trong thành phần hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ là hoàn toàn phù hợp và nên thay bằng hình thức hậu kiểm.
- Bổ sung thêm hình thức nộp tệp tin chứa ảnh trong hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ.
Lý do: Bổ sung thêm hình thức này tạo thuận lợi cho cá nhân có thể lựa chọn, tiết kiệm chi phí và phù hợp với xu hướng thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4.
2.2. Kiến nghị thực thi
- Kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường tham mưu trình Chính phủ sửa đổi Khoản 1 Điều 46 Nghị định số 27/2019/NĐ-CP ngày 13/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Đo đạc và bản đồ như sau:
“1. Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo Mẫu số 17 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này kèm theo 01 ảnh màu cỡ 4x6 cm có nền màu trắng hoặc tệp tin chứa ảnh màu cỡ 4x6 cm có nền màu trắng;
b) Bản sao văn bằng, chứng chỉ về chuyên môn do cơ sở đào tạo hợp pháp cấp;
c) Bản khai kinh nghiệm nghề nghiệp theo Mẫu số 18 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
d) Bản sao giấy tờ chứng minh là người được miễn sát hạch kiến thức chuyên môn, kiến thức pháp luật.”
- Kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường tham mưu trình Chính phủ sửa đổi Khoản 2 Điều 48 Nghị định số 27/2019/NĐ-CP ngày 13/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Đo đạc và bản đồ như sau:
“2. Hồ sơ đề nghị gia hạn chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ bao gồm:
a) Đơn đề nghị gia hạn chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ theo Mẫu số 17 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản khai tham gia hoạt động đo đạc và bản đồ hoặc chứng nhận liên quan đến việc cập nhật kiến thức theo Mẫu số 20 Phụ lục I liên quan đến nội dung hành nghề trong khoảng thời gian 03 năm trước thời điểm chứng chỉ hết hạn;
c) Bản gốc chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ đã được cấp.”
2.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Tỷ lệ cắt giảm sau đơn giản hóa: 40,3%.
- Tổng chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 888.054 đồng/năm.
- Tổng chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 530.471 đồng/năm.
- Tổng chi phí tiết kiệm: 357.583 đồng/năm./.
- 1Quyết định 2205/QĐ-UBND năm 2020 thông qua phương án đơn giản hóa 01 thủ tục hành chính trong lĩnh vực môi trường thuộc thẩm quyền giải quyết của Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bến Tre
- 2Quyết định 1441/QĐ-UBND năm 2020 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực Môi trường thuộc thẩm quyền giải quyết của Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ
- 3Quyết định 993/QĐ-UBND năm 2020 thông qua Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực môi trường thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Điện Biên
- 4Quyết định 2515/QĐ-UBND năm 2021 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực môi trường thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ
- 1Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3Nghị định 92/2017/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính
- 4Thông tư 02/2017/TT-VPCP hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 5Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 6Quyết định 2205/QĐ-UBND năm 2020 thông qua phương án đơn giản hóa 01 thủ tục hành chính trong lĩnh vực môi trường thuộc thẩm quyền giải quyết của Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bến Tre
- 7Quyết định 1441/QĐ-UBND năm 2020 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực Môi trường thuộc thẩm quyền giải quyết của Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ
- 8Quyết định 993/QĐ-UBND năm 2020 thông qua Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực môi trường thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Điện Biên
- 9Quyết định 2515/QĐ-UBND năm 2021 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực môi trường thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ
Quyết định 3120/QĐ-UBND năm 2021 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực Môi trường và Đo đạc bản đồ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa
- Số hiệu: 3120/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 17/08/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa
- Người ký: Nguyễn Văn Thi
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 17/08/2021
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực