Hệ thống pháp luật

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC NINH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 311/QĐ-UBND

Bắc Ninh, ngày 23 tháng 8 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH

- Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

- Căn cứ Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) ngày 29/6/2006;

- Căn cứ Nghị định số 108/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS);

- Căn cứ Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 22/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng, chống HIV/AIDS;

- Căn cứ Quyết định số 608/QĐ-TTg ngày 25/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030; Quyết định số 1202/QĐ-TTg ngày 31/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2012 – 2015;

- Căn cứ Công văn số 7028/BYT-AIDS ngày 17/10/2012 của Bộ Y tế về việc triển khai Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030;

- Xét đề nghị của Giám đốc Sở Y tế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

Điều 2. Giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này, đồng thời có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra, tổng hợp, báo cáo kết quả việc triển khai thực hiện theo quy định.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Thủ tr­ưởng các cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh; các sở: Y tế, Lao động - Thương binh và Xã hội, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Công an tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ Quyết định thi hành./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Y tế (b/c);
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Lưu: VT, VX, PVPVX, CVP.

TM. UBND TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Tử Quỳnh

 

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA VỀ PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 311/QĐ-UBND ngày 23/8/2013 của UBND tỉnh Bắc Ninh)

Thực hiện Quyết định số 608/QĐ-TTg ngày 25 tháng 5 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh như sau:

Phần I

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS GIAI ĐOẠN 2005 – 2012.

I. TÌNH HÌNH DỊCH HIV/AIDS GIAI ĐOẠN 2005 – 2012

1. Tình hình dịch tại Bắc Ninh

Tỉnh Bắc Ninh phát hiện người nhiễm HIV đầu tiên tháng 8 năm 1995 tại thị xã Từ Sơn, đến ngày 31/12/2012, toàn tỉnh đã phát hiện có 2.261 người nhiễm HIV, trong đó 861 người chuyển sang giai đoạn AIDS và 656 trường hợp đã tử vong do AIDS. Số người nhiễm HIV/AIDS đang còn sống là 1.605 người, trong đó có 284 bệnh nhân AIDS. Người nghiện chích ma tuý bị nhiễm HIV/AIDS chiếm 53%, giới tính nam chiếm 77%, độ tuổi tập trung từ 20-39 chiếm trên 80% trong tổng số người nhiễm.

Đến nay dịch đã lan ra 8/8 huyện, thị xã, thành phố với 117/126 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh (chiếm 92,8%); trong đó, TP Bắc Ninh có số người nhiễm HIV cao nhất chiếm 54,4%; thấp nhất là huyện Yên Phong chiếm 2,3%.

* Giới tính nhiễm HIV/AIDS:

- Nam giới bị nhiễm HIV/AIDS: 1.734/2.261 người chiếm tỷ lệ 77%; Do tiêm chích ma túy là nguyên nhân chính.

- Nữ giới: 527/2261 người chiếm 23%. Song, những năm gần đây, phụ nữ bị nhiễm HIV/AIDS có chiều hướng gia tăng lên 42% vào năm 2012. Nguyên nhân chính là do quan hệ tình dục.

* Nhóm đối tượng bị nhiễm HIV/AIDS

- Nhóm đối tượng nghiện chích ma túy bị nhiễm HIV/AIDS từ năm 1995 đến 2012 là: 1.198/2.261 người chiếm 53% và có xu hướng giảm dần, năm 2012 phát hiện được 128 người nhiễm HIV, trong đó có 32 người nghiện chích ma túy (chiếm tỷ lệ 25%) do thực hiện chương trình can thiệp giảm tác hại, trao đổi cấp phát bơm kim tiêm miễn phí cho đối tượng có nguy cơ.

- Người bị nhiễm HIV/AIDS trong nhóm đối tượng quan hệ tình dục không an toàn chiếm 15,3% (năm 2007) đã tăng lên 42% vào năm 2012. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển chung của cả nước, Bắc Ninh cũng là một trong số các tỉnh có tốc độ đô thị hóa nhanh, nhiều khu công nghiệp được hình thành; các làng nghề cũng phát triển, thu hút lao động khắp nơi trên cả nước về làm ăn, sinh sống. Đồng thời người Bắc Ninh vốn năng động trong làm ăn, buôn bán đi làm ăn ở khắp nơi trên cả nước. Những đối tượng này thông thường có quan hệ tình dục không an toàn và nguy cơ lây nhiễm HIV là rất cao, hiện khó quản lý và cung cấp dịch vụ từ chương trình can thiệp cấp phát bao cao su miễn phí.

* Đường lây truyền HIV/AIDS trong các nhóm đối tượng

- Đường máu: do sử dụng chung bơm tiêm trong nhóm nghiện chích ma tuý chiếm tỷ lệ 52,1%.

- Đường quan hệ tình dục không an toàn: chiếm tỷ lệ chung qua các năm là 13,1%. Song những năm gần đây, tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS qua đường quan hệ tình dục không an toàn có xu hướng gia tăng từ 15,3% năm 2007 lên 42% năm 2012 (tăng 26,7%).

- Đường lây truyền từ phụ nữ nhiễm HIV sang con trong thời kỳ mang thai, chuyển dạ đẻ, cho con bú bằng sữa mẹ: 2,5%.

* Về độ tuổi người nhiễm HIV/AIDS: Độ tuổi nhiễm HIV chủ yếu tập trung trong nhóm từ 20-39 tuổi, chiếm 84,3%, những năm gần đây, độ tuổi từ 30 -39 tuổi có xu hướng gia tăng từ 44,3% năm 2007 lên 57% năm 2012 (tăng 12,7%) do những đối tượng này chủ yếu quan hệ tình dục không an toàn bị lây nhiễm HIV/AIDS.

2. Nhận định tình hình dịch HIV/AIDS và dự báo đến 2020

- Tình hình dịch HIV ở tỉnh Bắc Ninh vẫn đang trong giai đoạn tập trung; tỷ lệ nhiễm HIV tập trung ở nhóm nghiện chích ma tuý, quan hệ tình dục không an toàn; Các nhóm khác tỷ lệ nhiễm thấp.

- Dịch HIV có xu hướng giảm dần không tăng nhanh như những năm trước năm 2008. Về cơ bản tỉnh Bắc Ninh đã kiềm chế được tốc độ gia tăng của dịch HIV ở mức 0,25% đạt được mục tiêu của chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS dưới 0,3%; song dịch HIV vẫn còn diễn biến hết sức phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ cao bùng phát dịch nếu không có sự chỉ đạo quyết liệt của Đảng, chính quyền các cấp, sự vào cuộc của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, sự ủng hộ của nhân dân và không triển khai các biện pháp can thiệp một cách có hiệu quả.

Dự báo đến 2020: Dịch HIV vẫn còn tiềm ẩn và còn có nguy cơ bùng phát trở lại nếu không có các biện pháp phòng, chống tích cực.

II. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS GIAI ĐOẠN 2005 – 2010 VÀ NĂM 2011 – 2012

1. Kết quả thực hiện mục tiêu kế hoạch

Về cơ bản, tỉnh Bắc Ninh đã đạt và vượt các chỉ tiêu của giai đoạn 2005 đến 2010 và năm 2011 - 2012 và đã kiềm chế được tốc độ gia tăng của đại dịch HIV/AIDS, hạn chế được tác hại của HIV/AIDS đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

(Có phụ lục 1 kèm theo)

2. Kết quả thực hiện các giải pháp

2.1. Công tác quản lý và tổ chức thực hiện

Trong những năm qua, với sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, hệ thống phòng, chống HIV/AIDS của tỉnh Bắc Ninh đã từng bước được kiện toàn từ tỉnh đến cơ sở.

Hoạt động chỉ đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS được thực hiện qua Ban Chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm cấp tỉnh đến cơ sở; các Ban Chỉ đạo do đồng chí Phó Chủ tịch UBND là trưởng ban, ngành y tế là Phó Trưởng ban và là Thường trực trong lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS. Các Ban Chỉ đạo thường xuyên được kiện toàn, hoạt động theo Quy chế phối hợp và kế hoạch hàng năm.

Hệ thống chuyên môn phòng, chống HIV/AIDS được xác lập và kiện toàn từ cấp tỉnh đến cấp xã: Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh được thành lập từ năm 2007 có chức năng tham mưu, điều phối và tổ chức thực hiện các hoạt động chuyên môn phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh. Tại cấp huyện bố trí 01- 02 cán bộ chuyên trách về công tác phòng, chống HIV/AIDS tại Trung tâm Y tế; tại cấp xã, bố trí 01 cán bộ chuyên trách phòng, chống HIV/AIDS tại Trạm y tế và 02 cộng tác viên là nhân viên y tế thôn, khu phố hoặc cán bộ các ban, ngành, đoàn thể.

2.2. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước

- Nhằm thực hiện Quyết định số 36/2004/QĐ-TTg ngày 17/3/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020, UBND tỉnh Bắc Ninh đã ban hành kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2005-2010, tầm nhìn đến năm 2020.

- Ngày 13/4/2007 Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh đã ban hành Quyết định số 85/QĐ-SYT và Quyết định số 86/QĐ-SYT về việc ban hành quy chế hoạt động và kiện toàn Ban điều hành các chương trình mục tiêu y tế quốc gia ngành y tế Bắc Ninh.

- Ngày 16/4/2007 Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh ban hành Quyết định số 87/QĐ-SYT về việc thành lập các Tiểu ban chuyên môn phòng, chống HIV/AIDS.

- Ngày 31/12/2007 UBND tỉnh Bắc Ninh ban hành Quyết định số 2012/QĐ-UBND về việc phê duyệt kế hoạch triển khai hoạt động can thiệp giảm tác hại phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Bắc Ninh.

- Ngày 30/9/2009 Tỉnh uỷ Bắc Ninh đã ra Chỉ thị số 70-CT/TU về việc thực hiện Kết luận 43-KL/TW của Bộ Chính trị về 3 năm thực hiện Nghị quyết 46-NQ/TW và 5 năm thực hiện Chỉ thị 06-CT/TW; Kết luận 44-KL/TW của Bộ Chính trị về 3 năm thực hiện Nghị quyết 47-NQ/TW.

Các văn bản trên đã tạo hành lang pháp lý quan trọng cho công tác phòng, chống HIV/AIDS, tạo tiền đề thống nhất cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền, huy động sự tham gia của toàn xã hội và cộng đồng vào chương trình phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh.

2.3. Công tác phối hợp liên ngành

Thực hiện chủ trương tăng cường phối hợp liên ngành trong phòng, chống HIV/AIDS do Đảng và Chính phủ ban hành, sự chỉ đạo của Tỉnh ủy; trong những năm qua, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Y tế (cơ quan thường trực về phòng, chống HIV/AIDS) tích cực phối hợp với các ngành thành viên BCĐ tỉnh, đặc biệt với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Công an tỉnh, Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch, Uỷ ban MTTQ tỉnh, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, Tỉnh Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Chữ Thập đỏ... và các địa phương trong triển khai các hoạt động thông tin giáo dục truyền thông thay đổi hành vi, thực hiện lồng ghép công tác phòng, chống HIV/AIDS với phòng, chống ma tuý, mại dâm; trong hoạt động can thiệp giảm hại, dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con; trong chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm tại gia đình và cộng đồng… Công tác huy động cộng đồng cũng có nhiều chuyển biến tích cực, đã huy động được sự tham gia của các tổ chức xã hội, các tổ chức phi Chính phủ, người nhiễm HIV/AIDS vào các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS góp phần quan trọng trong việc kiềm chế tốc độ gia tăng của dịch HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh, đồng thời huy động đông đảo các tầng lớp nhân dân trong tỉnh tích cực tham gia phòng, chống HIV/AIDS.

- Hoạt động phối hợp liên ngành trong phòng, chống HIV/AIDS đã được cụ thể hoá thành Kế hoạch liên tịch số 1132/KHLT-YT-MTTQ-VHTDTT ngày 20/11/2008 được ký kết giữa 3 bên Sở Y tế - Ủy ban MTTQ tỉnh - Sở Văn hóa - Thể dục - Thể thao về việc phát động phong trào toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư đến năm 2012.

- Ngày 04/5/2007 Ban Chấp hành Tỉnh đoàn Bắc Ninh đã ban hành Kế hoạch số 104/KH-TĐ Kế hoạch hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Bắc Ninh tham gia phòng, chống HIV/AIDS trong thanh, thiếu nhi giai đoạn 2007 - 2010.

- Ngày 16/5/2007 Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Bắc Ninh đã ban hành Kế hoạch số 22/KH-BTV về việc Hội thi “Gia đình với công tác phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội”…

2.4. Kết quả thực hiện các Chương trình hành động

2.4.1. Thông tin, giáo dục, truyền thông thay đổi hành vi

Các hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh đã được triển khai đồng bộ với sự tham gia tích cực của các sở, ban, ngành, đoàn thể. Hình thức truyền thông đa dạng và phong phú như: Tuyên truyền trên Đài PTTH tỉnh, Báo Bắc Ninh, Đài truyền thanh các huyện, thị xã, thành phố, xã, phường, thị trấn, thôn, khu phố; tổ chức nói chuyện trong các cuộc họp, hội nghị, qua các buổi sinh hoạt văn hoá văn nghệ, sinh hoạt câu lạc bộ, các cuộc thi tìm hiểu về HIV/AIDS; phát tạp chí AIDS và cộng đồng, sách chuyên môn, tờ gấp, treo các pano và nhiều khẩu hiệu tuyên truyền phòng, chống AIDS. Hàng năm đã tổ chức thành công Tháng chiến dịch dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con và Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đã nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của cán bộ và các tầng lớp nhân dân về công tác phòng, chống HIV/AIDS, từ đó đã giảm tình trạng tự kỷ và kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS và thành viên gia đình họ giúp họ sống hòa nhập với cộng đồng.

* Truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng

Số lượt và thời lượng truyền thông trên hệ thống truyền thanh từ tỉnh xuống các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh về công tác phòng, chống HIV/AIDS đã được quan tâm. Hàng năm, số lượt và thời lượng truyền thông đều tăng: từ 500 lần năm 2007 lên 5.085 lần năm 2012; trung bình tăng 439 lượt/năm.

* Hoạt động truyền thông trực tiếp

Truyền thông trực tiếp trong các nhóm đối tượng có nguy cơ cao là hoạt động chính của hệ thống cán bộ làm công tác phòng, chống HIV/AIDS tuyến xã, phường, thị trấn do các cộng tác viên, tuyên truyền viên đồng đẳng, các nhóm Vì ngày mai tươi sáng thực hiện lồng ghép truyền thông với chương trình can thiệp giảm tác hại, phân phát, trao đổi bơm kim tiêm và bao cao su miễn phí, truyền thông trực tiếp lồng ghép vào các buổi sinh hoạt câu lạc bộ, giao ban định kỳ… Số lượt người được truyền thông trực tiếp và được phát tài liệu truyền thông trong các nhóm đối tượng có nguy cơ cao tăng dần qua các năm.

(Có phụ lục 2 kèm theo)

2.4.2. Chương trình can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV

Chương trình can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV được triển khai tại tỉnh Bắc Ninh từ hai nguồn:

- Dự án Life-Gap tài trợ triển khai tại thành phố Bắc Ninh từ 2007-2012;

- Chương trình mục tiêu quốc gia từ năm 2009 triển khai ở 07 xã, phường, thị trấn của 05 huyện, thị xã, thành phố: Thành phố Bắc Ninh: phường Đáp Cầu, Thị Cầu, Đại Phúc; Huyện Quế Võ: Thị trấn Phố Mới; Huyện Gia Bình: Thị trấn Gia Bình; Huyện Tiên Du: Thị trấn Lim; Thị xã Từ Sơn: Phường Đông Ngàn.

Các hoạt động chủ yếu bao gồm: Trao đổi, cấp phát bơm kim tiêm và bao cao su miễn phí cho nhóm đối tượng nghiện chích ma túy và quan hệ tình dục không an toàn. Kết quả cấp phát bơm kim tiêm, bao cao su:

Tổng số trong 5 năm (từ 2007 – 2012) đã cấp phát miễn phí được 765.914 chiếc bao cao su và 366.915 chiếc bơm kim tiêm.

2.4.3. Chương trình chăm sóc và điều trị

Hệ thống tư vấn, chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân HIV/AIDS đã được hình thành từ tỉnh xuống đến cơ sở;

- Phòng khám ngoại trú người lớn: Lũy tích người nhiễm HIV/AIDS đăng ký điều trị HIV/AIDS là 861 người, trong đó có 284 bệnh nhân được điều trị ARV. Phòng khám ngoại trú nhi, lũy tích số trẻ em đăng ký theo dõi và điều trị là 44 trẻ em.

- Số lượt người nhiễm HIV/AIDS được chăm sóc và điều trị từ 2007-2012 là 8.013 lượt người, trong đó: Tại các cơ sở y tế bao gồm cả điều trị ARV và điều trị nhiễm trùng cơ hội là 2.021 lượt; số lượt người nhiễm HIV/AIDS hiện được chăm sóc tại xã, phường là 4.992 lượt.

- Cán bộ thi hành công vụ bị phơi nhiễm và được điều trị phơi nhiễm với HIV: từ 2007 - 2012 toàn tỉnh có 16 người toàn bộ số người này đã được hoàn tất thủ tục và được cấp thuốc điều trị dự phòng phơi nhiễm với HIV thời gian sớm nhất theo quy định, sau khi hoàn thành lộ trình điều trị 16 người phơi nhiễm đều được xét nghiệm khẳng định HIV, kết quả 16 người đều âm tính với HIV (đối tượng phơi nhiễm trên chủ yếu là cán bộ và chiến sỹ của ngành công an).

2.4.4. Giám sát, theo dõi, đánh giá và tư vấn xét nghiệm tự nguyện

* Hệ giám sát, theo dõi và đánh giá

- Tuyến tỉnh: Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS là cơ quan thường trực triển khai thực hiện và giám sát, theo dõi, đánh giá tình hình dịch HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh.

- Tuyến huyện: Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố là đơn vị thường trực triển khai thực hiện và giám sát, theo dõi, hoạt động HIV/AIDS trên địa bàn.

- Tuyến xã: Trạm Y tế tuyến xã là cơ quan thường trực cử cán bộ giám sát, theo dõi và phối hợp với các ban, ngành, phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn.

* Các hoạt động triển khai bao gồm:

- Xét nghiệm phát hiện HIV/AIDS

+ Công tác xét nghiệm phát hiện HIV luôn được quan tâm và chỉ đạo chặt chẽ. Đã triển khai xét nghiệm phát hiện người nhiễm HIV được triển khai trên 08 huyện, thị xã, thành phố, Bệnh viện đa khoa tỉnh, Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh, Bệnh viện Lao và Bệnh phổi, Bệnh viện Phong - Da liễu.

+ Công tác xét nghiệm khẳng định các trường hợp HIV dương tính được triển khai tại Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh.

- Tư vấn xét nghiệm tự nguyện

Phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện (Dự án Life-Gap) được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2004, chức năng là tư vấn về công tác HIV và xét nghiệm sàng lọc cho các đối tượng có nguy cơ cao miễn phí hoàn toàn.

- Kết quả đạt được

Trong những năm qua, phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện đã tư vấn và xét nghiệm sàng lọc cho 4.863 người có nguy cơ cao, trong đó đã phát hiện nghi ngờ HIV dương tính là 864 người, đã gửi mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm khẳng định, kết quả 864 người đều được trả lời khẳng định HIV dương tính. Đã góp phần quan trọng trong việc sàng lọc phát hiện người nhiễm HIV trên địa bàn tỉnh.

2.4.5. Chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con

Trong những năm qua chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con đã được Chính phủ xác định là một trong những can thiệp ưu tiên trong chương trình phòng, chống HIV/AIDS nhằm giảm tối đa tình trạng trẻ nhiễm HIV từ mẹ đồng thời cải thiện chất lượng cuộc sống của phụ nữ mang thai nhiễm HIV. Từ năm 2009, chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con đã được phát động vào tháng 6 hàng năm trên phạm vi toàn quốc.

Hàng năm, tỉnh Bắc Ninh tổ chức hưởng ứng triển khai tháng chiến dịch dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con trên phạm vi toàn tỉnh, đã được các cấp, các ngành và đông đảo các tầng lớp nhân dân đồng tình hưởng ứng, trong 2 năm triển khai tháng chiến dịch đã phát hiện và quản lý, tư vấn, chăm sóc, điều trị cho 05 phụ nữ mang thai nhiễm HIV; số trẻ em được sinh ra từ các bà mẹ nhiễm HIV đều được chăm sóc và điều trị dự phòng lây nhiễm HIV và đã được làm xét nghiệm PCR (xét nghiệm HIV cho trẻ em dưới 18 tháng tuổi), lũy tích đến 31/12/2012 làm xét nghiệm được 20 cháu kết quả 20/20 cháu đều âm tính. Đây là một chương trình hết sức mang tính nhân văn, nhân đạo của Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm đến sức khỏe và hạnh phúc của nhân dân đã đem lại niềm hạnh phúc cho gia đình người bị nhiễm HIV nói riêng và giảm bớt gánh nặng cho toàn xã hội.

2.4.6. Chương trình quản lý và điều trị các bệnh lây qua đường tình dục

Chương trình điều trị các bệnh lây qua đường tình dục trong những năm qua được quan tâm, các cơ sở y tế đã tổ chức thực hiện khám và điều trị thường xuyên, trong những năm qua, các cơ sở y tế công lập đã khám và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục là 173.942 lượt người, trong đó nữ chiếm tỷ lệ 90,6%, số lượt người bị bệnh lây truyền qua đường tình dục được điều trị tăng dần qua các năm.

2.4.7. Chương trình an toàn truyền máu

Trong những năm qua, công tác an toàn truyền máu dự phòng lây nhiễm HIV đã được thực hiện nghiêm túc tại tỉnh Bắc Ninh, 100% túi máu được sàng lọc trước khi truyền. Tổng số đơn vị máu được sàng lọc HIV và đã được sử dụng là 12.852 đơn vị, không phát hiện trường hợp nào nhiễm HIV do nhận máu.

2.4.8. Chương trình nâng cao năng lực

Chương trình nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống HIV/AIDS từ tỉnh đến cơ sở đã được quan tâm, công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng truyền thông, tư vấn về công tác phòng, chống HIV/AIDS đã được triển khai thường xuyên; ngoài các lớp tập huấn của Trung ương, tỉnh đã chủ động tập huấn cho đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống HIV/AIDS từ tỉnh đến xã, phường, thị trấn. Đến nay, đội ngũ cán bộ cơ bản đã có kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ về phòng, chống HIV/AIDS.

2.4.9. Hợp tác quốc tế

Trong những năm qua, công tác phòng, chống HIV/AIDS của tỉnh đã tranh thủ được sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế về: trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ kỹ thuật, thuốc men và kinh phí:

- Tháng 10/2002, ký kết với trường Đại học Y tế Công cộng Hoa Kỳ thực hiện dự án "Thử nghiệm mạng lưới dự phòng HIV/AIDS tại Bắc Ninh". Dự án thực hiện 12 tháng để nghiên cứu tình hình hiện nhiễm HIV ở đối tượng tiêm chích ma túy tại TP Bắc Ninh và TX Từ Sơn, kết quả nghiên cứu cho thấy có 42,4% những đối tượng tiêm chích ma túy đã bị nhiễm HIV.

- Từ tháng 5/2004 ký kết và triển khai Dự án "Dự phòng và chăm sóc HIV/AIDS tại Việt Nam" (Life-Gap), các hoạt động chính của Dự án gồm: Tiếp cận cộng đồng, tư vấn xét nghiệm tự nguyện, chăm sóc, điều trị HIV/AIDS, dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, chăm sóc giảm nhẹ Lao/HIV.

- Tháng 12/2010 tiếp nhận và triển khai Dự án Quỹ toàn cầu về công tác phòng, chống HIV/AIDS.

Phần II

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS ĐẾN 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN ƯU TIÊN GIẢI QUYẾT

1. HIV/AIDS là đại dịch nguy hiểm, ảnh hưởng sức khỏe, tính mạng của con người và tương lai nòi giống của dân tộc. HIV/AIDS tác động trực tiếp đến phát triển kinh tế, văn hóa, trật tự và an toàn xã hội của đất nước. Do đó, phòng, chống HIV/AIDS phải được coi là nhiệm vụ quan trọng, lâu dài và phức tạp cần phải tăng cường quản lý, chỉ đạo, phối hợp liên ngành và huy động mọi người dân, toàn xã hội tham gia;

2. Phòng, chống HIV/AIDS là bổn phận, trách nhiệm của mỗi người dân, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng của các cấp ủy Đảng, các Bộ, ngành, chính quyền các cấp. Phòng, chống HIV/AIDS đảm bảo quyền con người, chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS, tăng cường trách nhiệm của gia đình, xã hội với người nhiễm HIV/AIDS và của người nhiễm HIV/AIDS với gia đình, xã hội; đảm bảo công bằng trong chăm sóc hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS, đảm bảo bình đẳng giới, quan tâm đến trẻ em, các nhóm dễ bị tổn thương đặc biệt là trẻ em lang thang.

3. Đầu tư cho công tác phòng, chống HIV/AIDS là đầu tư góp phần tạo ra sự phát triển bền vững của đất nước nói chung, của tỉnh Bắc Ninh nói riêng, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội trực tiếp và gián tiếp.

4. Đảm bảo thực hiện đầy đủ các Dự án quốc tế mà tỉnh đã tham gia (Dự án Life- Gap; Dự án Quỹ toàn cầu)... và các Dự án khác triển khai tại tỉnh.

5. Các vấn đề ưu tiên trong phòng, chống HIV/AIDS:

- Ưu tiên 1: Dự phòng lây nhiễm HIV là chủ đạo cho công tác phòng, chống HIV/AIDS trong thời gian tới, tiếp tục coi trọng và phát huy vai trò công tác thông tin, giáo dục và truyền thông, các hoạt động can thiệp giảm tác hại cho dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS tại tỉnh Bắc Ninh;

- Ưu tiên 2: Chăm sóc toàn diện cho người nhiễm HIV/AIDS và giảm tác động của đại dịch HIV/AIDS lên người nhiễm HIV/AIDS, gia đình của họ và phát triển kinh tế xã hội.

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư dưới 0,3% vào năm 2020 và 0,3% vào năm 2030, giảm tác động của HIV/AIDS đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Giai đoạn 1 (Từ năm 2013 -2015)

- 65% người dân trong độ tuổi 15 đến 49 có hiểu biết đúng về dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS và phản đối những quan niệm sai lầm phổ biến về lây nhiễm HIV/AIDS (mục tiêu chiến lược quốc gia là 60%);

- Giảm tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma tuý xuống dưới 15%, nhóm người bán dâm xuống dưới 5%.

- 75% người nhiễm HIV có nhu cầu điều trị bằng thuốc ARV tiếp cận được thuốc ARV (mục tiêu chiến lược quốc gia là 70%);

- Giảm tỷ lệ nhiễm HIV của trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV xuống dưới 5%.

- Nâng cao năng lực hệ thống phòng, chống HIV/AIDS từ tỉnh đến cơ sở.

2.2. Giai đoạn 2 (Từ năm 2016 -2020)

- Tăng tỷ lệ người dân trong độ tuổi từ 15 đến 49 tuổi có hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDS đạt 85% vào năm 2020;

- Tăng tỷ lệ người dân không kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV đạt 85% vào năm 2020;

- Giảm 85% số trường hợp nhiễm mới HIV trong nhóm nghiện chích ma túy vào năm vào năm 2020 so với năm 2015;

- Giảm 85% số trường hợp nhiễm mới HIV do lây truyền HIV qua đường tình dục vào năm 2020 so với năm 2015;

- Giảm tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con xuống dưới 2% vào năm 2020;

- Tăng tỷ lệ người nhiễm HIV được điều trị thuốc kháng vi rút HIV đạt 85% trên tổng số người nhiễm HIV đủ tiêu chuẩn điều trị vào năm 2020.

3. Tầm nhìn đến 2030

- Triển khai thực hiện kịp thời các kỹ thuật mới về dự phòng, điều trị HIV/AIDS của Bộ Y tế;

- Triển khai thực hiện can thiệp chủ động, toàn diện, tiếp cận phổ cập, nâng cao chất lượng và bảo đảm tính bền vững của công tác phòng, chống HIV/AIDS;

- Phấn đấu thực hiện “ba không” của Liên Hợp quốc: Không còn người nhiễm mới HIV, không còn người tử vong do AIDS và không còn kỳ thị, phân biệt đối xử với HIV/AIDS do Chính phủ Việt Nam đã cam kết.

II. NHIỆM VỤ

1. Tổ chức thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS cho các tầng lớp cán bộ và nhân dân trong tỉnh, trong đó phải kết hợp giữa tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các văn bản chỉ đạo của tỉnh về phòng, chống HIV/AIDS với tuyên truyền về tác hại, hậu quả và các biện pháp phòng, chống HIV/AIDS.

2. Huy động mọi nguồn lực và sự tham gia tích cực của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, mỗi người dân và cộng đồng vào các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.

3. Triển khai đồng bộ và hiệu quả các biện pháp chuyên môn, kỹ thuật y tế như: Can thiệp giảm hại, điều trị AIDS bằng thuốc kháng vi rút, dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, tư vấn xét nghiệm tự nguyện, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone…

4. Kết hợp chặt chẽ hoạt động phòng, chống HIV/AIDS với các hoạt động phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm.

5. Cam kết quản lý và tổ chức thực hiện có hiệu quả các dự án quốc tế, phi chính phủ tài trợ cho Bắc Ninh về phòng, chống HIV/AIDS.

III. CÁC GIẢI PHÁP

1. Nhóm giải pháp về chính trị và xã hội

1.1. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và chính quyền đối với công tác phòng, chống HIV/AIDS

- Các cấp ủy Đảng tiếp tục tổ chức quán triệt và nghiêm túc thực hiện các chủ trương của Đảng, trong đó chú trọng thực hiện các nội dung của Chỉ thị số 54-CT/TW ngày 31 tháng 11 năm 2005 của Ban Bí thư về tăng cường lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS trong tình hình mới và Thông báo kết luận số 27-TB/TW ngày 09 tháng 5 năm 2011 của Ban Chấp hành Trung ương về sơ kết Chỉ thị 54-CT/TW ngày 31 tháng 11 năm 2005 của Ban Bí thư (khóa IX) về tăng cường lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS trong tình hình mới;

- Triển khai kịp thời, đầy đủ các Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương và Tỉnh uỷ về công tác phòng, chống HIV/AIDS và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả phù hợp với tình hình từng địa phương, từng đơn vị;

- Các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các cấp nghiêm túc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với công tác phòng, chống HIV/AIDS; đổi mới phương pháp chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện công tác phòng, chống HIV/AIDS phù hợp với mô hình tổ chức, đặc thù công việc và tình hình kinh tế - xã hội; đẩy mạnh các hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với công tác phòng, chống HIV/AIDS thuộc thẩm quyền quản lý.

1.2. Tăng cường hơn nữa vai trò của Hội đồng nhân dân các cấp đối với công tác phòng, chống HIV/AIDS

- Tăng cường việc thực hiện chức năng giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp đối với công tác phòng, chống HIV/AIDS thông qua hoạt động giám sát trực tiếp và báo cáo định kỳ của các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp;

- Đẩy mạnh sự tham gia của Hội đồng nhân dân các cấp trong các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, trong đó chú trọng việc phát huy vai trò cá nhân của các đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.

1.3. Nhóm giải pháp về phối hợp liên ngành và huy động cộng đồng

- Chú trọng việc lồng ghép, phối hợp với các chương trình phòng, chống tội phạm, phòng, chống tệ nạn xã hội, xóa đói giảm nghèo, giới thiệu việc làm; tăng cường việc ký kết và nâng cao hiệu quả thực hiện kế hoạch liên tịch giữa cơ quan nhà nước các cấp với các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn về phòng, chống HIV/AIDS;

- Tiếp tục triển khai Kế hoạch liên ngành phong trào “Toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư” đồng thời đưa tiêu chí phòng, chống HIV/AIDS vào hương ước bình xét làng văn hoá hàng năm; thi đua người tốt, việc tốt; xây dựng và nhân rộng các mô hình xã, phường, thị trấn, thôn, khu phố, cơ quan, Trường học, đơn vị điển hình trong công tác phòng, chống HIV/AIDS;

- Vận động các tổ chức tôn giáo, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp, các hiệp hội nghề nghiệp và mạng lưới người nhiễm HIV tham gia công tác phòng, chống HIV/AIDS, trong đó chú trọng việc vận động tham gia các hoạt động như: tổ chức thực hiện đào tạo nghề, tìm việc làm, tạo việc làm và phát triển các mô hình lao động, sản xuất kinh doanh mang tính bền vững cho cho người nhiễm HIV, người dễ bị lây nhiễm HIV và người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS;

- Cung cấp và tạo điều kiện cho người nhiễm HIV, người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS đặc biệt phụ nữ và trẻ em được tiếp cận có hiệu quả với các dịch vụ an sinh xã hội đồng thời vận động người nhiễm HIV, người dễ bị lây nhiễm HIV tham gia đóng bảo hiểm Y tế và bảo hiểm xã hội.

2. Nhóm các giải pháp về pháp luật, chế độ chính sách

- Thực hiện nghiêm túc các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS được ban hành đồng thời có các kiến nghị, đề xuất để hoàn thiện trong quá trình thực hiện;

- Chống kỳ thị, phân biệt đối xử và bảo đảm quyền bình đẳng giới đối với người nhiễm HIV khi tiếp cận các dịch vụ xã hội;

- Thường xuyên phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS, chú trọng phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền và nghĩa vụ của người nhiễm HIV;

- Tăng cường kiểm tra, thanh tra đối với việc thực hiện Luật Phòng, chống HIV/AIDS và các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS;

- Tham mưu, đề xuất xây dựng kế hoạch xã hội hoá một số hoạt động phòng, chống HIV/AIDS mà người dân có khả năng đóng góp;

- Quan tâm thực hiện đầy đủ chế độ chính sách hỗ trợ cho người nhiễm HIV thuộc đối tượng chính sách xã hội; hỗ trợ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS theo các quy định của Nhà nước;

- Khuyến khích huy động sự tham gia của các tổ chức, doanh nghiệp trong công tác phòng, chống HIV/AIDS.

3. Nhóm giải pháp về dự phòng lây nhiễm HIV

3.1. Đổi mới, mở rộng, nâng cao chất lượng công tác thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS

- Đa dạng hóa về nội dung, phương thức thực hiện thông tin, giáo dục, truyền thông đảm bảo tính thân thiện, có chất lượng, phù hợp với đặc điểm của từng nhóm đối tượng, trong đó chú trọng truyền thông cho người dễ bị lây nhiễm HIV, người trong độ tuổi sinh đẻ, học sinh, sinh viên, người dân vùng sâu, xa trung tâm; lồng ghép các nội dung tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống HIV/AIDS với tuyên truyền về bình đẳng giới, nâng cao nhận thức về giới, giáo dục sức khỏe tình dục, sức khỏe sinh sản và các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao và du lịch;

- Kết hợp giữa truyền thông đại chúng với truyền thông trực tiếp, trong đó chú trọng phát huy vai trò, trách nhiệm của hệ thống thông tin, truyền thông và tổ chức chính trị - xã hội các cấp; đồng thời vận động các nhà lãnh đạo, các nhân vật nổi tiếng, tổ trưởng dân phố, trưởng cụm dân cư, trưởng thôn, trưởng ban công tác mặt trận, trưởng các dòng họ, các chức sắc tôn giáo, người cao tuổi, người có uy tín trong cộng đồng, người nhiễm HIV tham gia công tác tuyên truyền về phòng, chống HIV/AIDS.

3.2. Mở rộng phạm vi và nâng cao chất lượng các dịch vụ can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV cho nhóm người dễ bị lây nhiễm HIV

- Tiếp tục mở rộng phạm vi triển khai chương trình cung cấp, sử dụng bơm kim tiêm sạch, chương trình khuyến khích sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục, chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, các mô hình can thiệp dựa vào cộng đồng;

- Tổ chức thực hiện các hình thức mới về cung cấp bơm kim tiêm sạch, bao cao su và các mô hình kết hợp các biện pháp can thiệp trong hoạt động phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm; tổ chức triển khai thí điểm các mô hình cung cấp gói can thiệp toàn diện cho các nhóm người dễ bị lây nhiễm HIV và mô hình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, các thuốc mới và các bài thuốc y học cổ truyền; áp dụng các mô hình dự phòng lây nhiễm HIV cho các nhóm đối tượng sử dụng ma túy tổng hợp và các loại ma túy mới;

- Phối hợp thực hiện việc lồng ghép các hoạt động can thiệp với các mô hình cai nghiện dựa vào cộng đồng, các mô hình quản lý sau cai;

- Tổ chức triển khai từng bước dịch vụ khám và điều trị các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục, chú trọng việc lồng ghép tư vấn, khám và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục với khám sức khỏe định kỳ;

- Tham gia nghiên cứu, xây dựng các hướng dẫn về điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV, trong đó chú trọng việc xây dựng hướng dẫn về biện pháp điều trị dự phòng phổ cập ngoài cơ sở y tế.

3.3. Nâng cao chất lượng và mở rộng dịch vụ tư vấn, xét nghiệm HIV và các hoạt động dự phòng lây nhiễm HIV khác

- Nâng cao chất lượng dịch vụ tư vấn, xét nghiệm HIV thông qua việc đào tạo nâng cao kỹ năng tư vấn, xét nghiệm của người làm công tác xét nghiệm; nâng cấp cơ sở hạ tầng, lựa chọn sinh phẩm xét nghiệm HIV có chất lượng và thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật liên quan đến xét nghiệm HIV;

- Đa dạng hóa các mô hình dịch vụ tư vấn và xét nghiệm HIV, tham gia triển khai thí điểm các mô hình xét nghiệm sàng lọc HIV tại cộng đồng; đề xuất các biện pháp tăng cường khả năng tiếp cận với dịch vụ tư vấn, xét nghiệm HIV của người dân, chuyển gửi người xét nghiệm HIV dương tính tiếp cận với chương trình chăm sóc, điều trị;

- Tăng cường giám sát việc dự phòng lây nhiễm HIV qua các dịch vụ xã hội và y tế, chú trọng việc cung cấp trang thiết bị bảo đảm công tác vô trùng, tiệt trùng cho các cơ sở y tế; đào tạo tập huấn cho nhân viên y tế về dự phòng phổ cập trong các dịch vụ y tế; cung cấp thông tin về dự phòng phổ cập trong các dịch vụ xã hội.

4. Nhóm giải pháp về điều trị, chăm sóc người nhiễm HIV

- Mở rộng phạm vi cung cấp, bảo đảm tính liên tục và dễ tiếp cận của dịch vụ điều trị bằng thuốc kháng vi rút HIV, điều trị nhiễm trùng cơ hội, điều trị lao cho người nhiễm HIV, điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con thông qua việc đưa công tác điều trị về tuyến y tế cơ sở, lồng ghép với các chương trình y tế sẵn có; tổ chức điều trị tại các Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội, trại giam, trại tạm giam, trường giáo dưỡng; củng cố, phát triển hệ thống chăm sóc tại cộng đồng của người nhiễm HIV, tổ chức xã hội.

- Nâng cao chất lượng các dịch vụ điều trị:

+ Bảo đảm tính sẵn có, tính dễ tiếp cận với thuốc kháng vi rút HIV; đồng thời khuyến khích việc sử dụng các bài thuốc y học cổ truyền nhằm nâng cao thể trạng và tăng cường hệ miễn dịch cho người nhiễm HIV;

+ Nâng cao chất lượng, hiệu quả và mở rộng hệ thống xét nghiệm phục vụ cho công tác chẩn đoán và điều trị HIV/AIDS;

+ Ứng dụng các mô hình điều trị, các biện pháp mới nhằm giảm chi phí điều trị, tăng hiệu quả của điều trị bằng thuốc kháng vi rút cho người nhiễm HIV/AIDS.

+ Lồng ghép điều trị HIV/AIDS với các chương trình khác; thực hiện kết nối giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ điều trị, chăm sóc ở cộng đồng với hệ thống cơ sở y tế trong và ngoài công lập, tạo thành chuỗi dịch vụ liên tục, có chất lượng bảo đảm thực hiện các gói dịch vụ dự phòng, điều trị, chăm sóc toàn diện; thực hiện việc kết hợp điều trị thực thể với hỗ trợ tâm lý cho người nhiễm HIV.

- Đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ vật chất, tinh thần cho người nhiễm HIV và gia đình họ để người nhiễm HIV ổn định cuộc sống, hòa nhập và được chăm sóc tại gia đình và cộng đồng.

5. Nhóm giải pháp về giám sát dịch HIV/AIDS, theo dõi và đánh giá

- Củng cố, kiện toàn hệ thống giám sát, theo dõi và đánh giá chương trình phòng, chống HIV/AIDS bảo đảm có hệ thống theo dõi đánh giá thống nhất;

- Củng cố và hoàn thiện hệ thống quản lý thông tin chương trình phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh bảo đảm đầy đủ, kịp thời và có tính ứng dụng cao;

- Nâng cao chất lượng số liệu giám sát dịch HIV/AIDS, số liệu đánh giá chương trình phòng, chống HIV/AIDS;

- Có khả năng phân tích, đánh giá diễn biến dịch HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh, đánh giá hiệu quả các hoạt động của chương trình phòng, chống HIV/AIDS;

- Tăng cường sử dụng dữ liệu trong các hoạt động của chương trình phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh.

6. Nhóm giải pháp về nguồn tài chính

- Đầu tư nguồn lực cho chương trình phòng, chống HIV/AIDS từ các nguồn của Trung ương, ngân sách của tỉnh và khuyến khích các tổ chức, các doanh nghiệp, cá nhân, các tổ chức phi chính phủ hiện có trên địa bàn tỉnh... đầu tư nguồn lực cho công tác phòng, chống HIV/AIDS, để bảo đảm nguồn lực cho việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Chiến lược.

- Tăng cường quản lý, giám sát và sử dụng có hiệu quả các nguồn kinh phí đầu tư cho công tác phòng, chống HIV/AIDS;

- Điều phối, quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí của các dự án phòng, chống HIV/AIDS được triển khai tại tỉnh Bắc Ninh.

7. Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực

- Bố trí, quy hoạch, phát triển nhân lực cho hệ thống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh, bảo đảm tính bền vững;

- Nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác phòng, chống HIV/AIDS, trong đó chú trọng việc đào tạo, tập huấn cho cán bộ hệ thống y tế tuyến huyện, xã và y tế thôn/khu phố;

- Nâng cao năng lực về tư vấn, kỹ năng chăm sóc, hỗ trợ điều trị người nhiễm HIV/AIDS cho các thành viên nhóm tự lực, câu lạc bộ và gia đình người nhiễm để họ tham gia hỗ trợ công tác chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân HIV/AIDS tại gia đình và cộng đồng.

8. Giải pháp về cơ sở hạ tầng, cung ứng thuốc, thiết bị

- Có kế hoạch cung ứng thuốc, thiết bị, quản lý, sử dụng, điều phối trên địa bàn tỉnh, tuân thủ theo quy định của Trung ương.

- Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ xây dựng trụ sở làm việc và trang thiết bị cho Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh.

9. Giải pháp về hợp tác quốc tế

- Nâng cao hiệu quả hoạt động của các Dự án phòng, chống HIV/AIDS đang được triển khai tại tỉnh Bắc Ninh; Đồng thời tranh thủ sự ủng hộ của Trung ương để thu hút các Dự án phòng, chống HIV/AIDS khác về tỉnh.

IV. CÁC ĐỀ ÁN, DỰ ÁN THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

Trên cơ sở hướng dẫn thực hiện các Đề án của Chiến lược, tỉnh Bắc Ninh xây dựng kế hoạch thực hiện 4 Đề án cụ thể:

- Đề án 1: Dự phòng lây nhiễm HIV.

- Đề án 2: Chăm sóc, hỗ trợ, điều trị toàn diện người nhiễm HIV/AIDS.

- Đề án 3: Tăng cường năng lực hệ thống phòng, chống HIV/AIDS.

- Đề án 4: Giám sát dịch HIV/AIDS, theo dõi và đánh giá Chương trình phòng, chống HIV/AIDS.

(Có phụ lục 3, 4, 5, 6 kèm theo)

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Tổng kinh phí: 129.444 triệu đồng (Một trăm hai mươi chín tỷ, bốn trăm bốn mươi bốn triệu đồng).

( Có phụ lục 7 kèm theo)

2. Nguồn kinh phí được huy động từ nguồn sau:

- Nguồn từ Chương trình quốc gia phòng, chống HIV/AIDS: 64.722 triệu đồng (chiếm 50% tổng kinh phí);

- Nguồn từ các chương trình/dự án quốc tế (Dự án Life-Gap; Dự án Quỹ toàn cầu…): 25.888,8 triệu đồng (chiếm 20% tổng kinh phí);

- Nguồn kinh phí xã hội hóa các nguồn hợp pháp khác: 12.944,4 triệu đồng (chiếm 10% tổng kinh phí);

- Nguồn ngân sách tỉnh: 25.888,8 triệu đồng (chiếm 20% tổng kinh phí); đây là nguồn kinh phí đối ứng hàng năm của tỉnh cho các hoạt động theo lộ trình.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Y tế

- Là cơ quan thường trực giúp Ban Chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm tỉnh triển khai thực hiện Kế hoạch này và xây dựng kế hoạch chi tiết của 04 Đề án của Chiến lược;

- Chủ trì xây dựng kế hoạch; chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi và giám sát việc triển khai thực hiện kế hoạch hành động phòng, chống HIV/AIDS từ nay đến năm 2020; phối hợp với các đơn vị là thành viên của Ban Chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm tỉnh và các cơ quan liên quan, tổ chức chỉ đạo, triển khai các nội dung của Kế hoạch trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao;

- Tổ chức kiểm tra, đôn đốc thực hiện kế hoạch này; phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS với phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm.

2. Công an tỉnh

Chỉ đạo lực lượng công an các cấp tổ chức triển khai các nội dung của Kế hoạch trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao; đặc biệt chú trọng hoạt động phối hợp và hỗ trợ triển khai các hoạt động can thiệp giảm tác hại tại cộng đồng như: Chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone, chương trình cung cấp và hướng dẫn sử dụng bơm kim tiêm sạch, bao cao su đúng cách dựa vào giáo dục viên đồng đẳng; chỉ đạo triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại các trại tạm giam đồng thời tăng cường quản lý an ninh trật tự đối với các cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự; quản lý địa bàn và xử lý vi phạm liên quan đến PC HIV/AIDS.

3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, các sở, ngành liên quan tổ chức tuyên truyền, dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS tại Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề - Hướng thiện; Hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống HIV/AIDS cho người lao động tại nơi làm việc; chú trọng dự phòng lây nhiễm HIV cho đối tượng là lao động nữ; tổ chức triển khai, kiểm tra, giám sát thực hiện các chế độ chính sách hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS;

- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, Sở Tài chính và các sở, ngành liên quan, nghiên cứu, tham mưu cấp có thẩm quyền phê duyệt bổ sung các chế độ, chính sách của tỉnh phù hợp với điều kiện thực tế phục vụ công tác phòng, chống HIV/AIDS của tỉnh; chú trọng quan tâm đến trẻ em nhiễm HIV và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Phối hợp với Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh việc giao chỉ tiêu và vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về phòng, chống HIV/AIDS hàng năm.

- Chỉ đạo, giám sát, kiểm tra việc lồng ghép các chỉ tiêu phòng, chống HIV/AIDS vào chương trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh;

- Tích cực huy động các nguồn tài trợ trong và ngoài nước đầu tư cho công tác phòng, chống HIV/AIDS; xây dựng chính sách và cơ chế, thủ tục thuận lợi cho việc huy động, tiếp nhận các nguồn tài trợ cho công tác phòng, chống HIV/AIDS của tỉnh.

5. Sở Tài chính: Chủ trì xây dựng dự toán ngân sách nhà nước, bố trí và cấp đầy đủ, kịp thời kinh phí cho các hoạt động của chương trình phòng, chống HIV/AIDS theo kế hoạch ngân sách được tỉnh phân bổ hàng năm; đồng thời chủ trì kiểm tra, giám sát việc sử dụng và quyết toán kinh phí hiệu quả và đúng các quy định hiện hành.

6. Sở Nội vụ: Hàng năm phối hợp với Sở Y tế xây dựng định mức biên chế cho hệ thống phòng, chống HIV/AIDS của tỉnh phù hợp với các quy định hiện hành có liên quan. Phối hợp với các Sở, ngành địa phương có liên quan nghiên cứu, đề xuất các chính sách thu hút, khuyến khích nguồn nhân lực tham gia công tác tại hệ thống phòng, chống HIV/AIDS của các cấp.

7. Sở Giáo dục và Đào tạo: Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai chương trình giáo dục kiến thức và huấn luyện kỹ năng phòng, chống HIV/AIDS vào trong chương trình đào tạo của các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, giáo dục dạy nghề và phổ thông phù hợp với yêu cầu của từng đối tượng. Chống kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS trong hệ thống các ngành học và các cấp học. Đảm bảo quyền được học tập của trẻ nhiễm và trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV.

8. Sở Thông tin và Truyền thông: Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, cơ quan, đoàn thể, UBND các huyện chỉ đạo cơ quan truyền thông các cấp đẩy mạnh công tác thông tin, giáo dục, truyền thông nhằm thay đổi hành vi dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn toàn tỉnh. Tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân đồng thuận và tham gia vào các hoạt động phòng chống AIDS, đặc biệt là các hoạt động can thiệp giảm tác hại phòng ngừa lây nhiễm HIV; tập trung đưa đưa thông tin tiếp cận với các nhóm đối tượng có hành vi nguy cơ cao.

9. Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch: Chỉ đạo các đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý phối hợp với ngành Y tế trong việc tổ chức và triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS; phối hợp với Sở Y tế, Ủy ban MTTQ tỉnh thực hiện tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” và phong trào “Toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS ở cộng đồng dân cư”.

10. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh: Triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS cho các cán bộ và chiến sỹ phù hợp với đặc thù ngành, đơn vị; tăng cường kết hợp quân dân y trong các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.

11. Báo Bắc Ninh, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh

Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành đưa các thông tin về dự phòng, chăm sóc người lây nhiễm HIV/AIDS thành nội dung thường xuyên của chương trình phát sóng. Xây dựng các chuyên mục, chuyên trang về phòng, chống HIV/AIDS, chủ động đầu tư kinh phí cho việc xây dựng và phát sóng các chương trình về phòng, chống HIV/AIDS.

12. Các sở, ban, ngành khác

- Có trách nhiệm chủ động xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS theo chức năng, nhiệm vụ được giao và theo đặc thù của đơn vị mình; chủ động đầu tư ngân sách và tổ chức thực hiện thành công mục tiêu, chương trình hành động đã đề ra cho công tác này.

- Cân đối, bố trí, lồng ghép kinh phí đảm bảo các hoạt động thuộc lĩnh vực phụ trách để triển khai kế hoạch một cách có hiệu quả.

- Phối hợp với Sở Y tế kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch.

13. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể của tỉnh: Tích cực tham gia triển khai thực hiện Kế hoạch này theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị; phối hợp với các cơ quan liên quan hỗ trợ triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS của các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ tham gia hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.

- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh: Phối hợp thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” và phong trào “Toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS ở cộng đồng dân cư”. Vận động các tổ chức thành viên, các tổ chức tôn giáo tham gia hỗ trợ thực hiện chăm sóc người nhiễm HIV ở cộng đồng, nhất là trẻ nhiễm và trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

- Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh: Tổ chức thực hiện thông tin giáo dục truyền thông về HIV/AIDS cho đối tượng phụ nữ trong cộng đồng, đặc biệt chú ý đến phụ nữ nghèo, phụ nữ có nguy cơ đi vào con đường mại dâm. Phối hợp triển khai thực hiện các hoạt động can thiệp giảm tác hại phòng ngừa lây nhiễm HIV cho các nhóm phụ nữ có nguy cơ cao (phụ nữ mại dâm, tiếp viên nhà hàng, khách sạn, cơ sở giải trí…). Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hỗ trợ các đối tượng mại dâm hoàn lương, người sau cai tái hòa nhập cộng đồng. Tuyên truyền, vận động phụ nữ mang thai trong cộng đồng khám thai sớm và đầy đủ, tiếp cận sớm với chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.

- Tỉnh Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh: Tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS kết hợp với giáo dục lối sống lành mạnh, tình dục an toàn trong đoàn viên và thanh thiếu niên. Phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội và Sở LĐTBXH tổ chức giáo dục, vay vốn, tạo việc làm cho người sau cai tái hòa nhập cộng đồng, bệnh nhân Methadone. Vận động hiến máu nhân đạo trong đoàn viên, thanh niên.

- Liên đoàn Lao động tỉnh: Tổ chức giáo dục về kiến thức và kỹ năng phòng lây nhiễm HIV/AIDS cho đội ngũ công nhân lao động, chú trọng đến các khu chế xuất, khu công nghiệp, các đối tượng thường xuyên di động như tài xế xe tải đường dài, công nhân xây dựng. Hình thành các câu lạc bộ phòng chống AIDS, các mô hình công nhân giáo dục công nhân trong các nhà máy, cơ quan, xí nghiệp. Vận động sự tham gia và hỗ trợ của các doanh nghiệp cho công tác phòng chống AIDS.

14. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố: Triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện kế hoạch tại địa phương; xây dựng và xác lập các mục tiêu phòng, chống HIV/AIDS trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Ngoài nguồn ngân sách Trung ương và tỉnh cấp, các địa phương chủ động đầu tư ngân sách, nhân lực, cơ sở vật chất cho chương trình phòng, chống HIV/AIDS. Tập trung chỉ đạo các cơ quan, tổ chức ở địa phương phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế trong việc triển khai thường xuyên, đồng bộ và có hiệu quả các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV; tổ chức tốt việc chăm sóc, điều trị hỗ trợ người nhiễm HIV tại địa phương; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc thực hiện Kế hoạch trên địa bàn quản lý.

Trên đây là Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh. Yêu cầu các sở, ban, ngành của tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch thực hiện một cách cụ thể, thiết thực và phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương, đơn vị; tạo bước chuyển biến tích cực, mạnh mẽ trong nhận thức và hành động phòng, chống HIV/AIDS. Định kỳ 6 tháng, hàng năm, báo cáo việc triển khai Kế hoạch này về UBND tỉnh (thông qua Sở Y tế).

Sở Y tế có trách nhiệm đôn đốc, định kỳ hoặc đột xuất báo cáo Bộ Y tế, UBND tỉnh về tình hình triển khai Kế hoạch và kết quả thực hiện./.

 

Phụ lục 1: KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU

Stt

Mục tiêu/chỉ tiêu

Kết quả đạt được

Phương pháp đánh giá

1

Mục tiêu chung

 

 

 

Khống chế tỷ lệ lây nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng dân cư dưới 0,3% vào năm 2010; giảm tác hại của HIV/AIDS đối với sự phát triển kinh tế - xã hội

Tỷ lệ lây nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh năm 2010 là 0,21%; giảm tác hại của HIV/AIDS đối với sự phát triển kinh tế - xã hội

Qua báo cáo giám sát của hệ thống theo dõi đánh giá hàng năm của TT PC HIV/AIDS

2

Mục tiêu cụ thể:

 

 

2.1

100% các đơn vị, các huyện thị xã trên địa bàn tỉnh đưa hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trở thành một trong các mục tiêu ưu tiên của chương trình phát triển kinh tế - xã hội tại các đơn vị, các huyện, thị xã.

100% các đơn vị, các huyện thị xã trên địa bàn tỉnh

Qua báo cáo giám sát của hệ thống theo dõi đánh giá hàng năm của TT PC HIV/AIDS

2.2

Nâng cao hiểu biết của người dân về dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS: 100% nhân dân khu vực thành thị và 80% ở khu vực nông thôn hiểu đúng và biết cách dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS.

100% nhân dân khu vực thành thị và 80% ở khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh hiểu đúng và biết cách dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS.

Qua hệ thống theo dõi đánh giá của TT PC HIV/AIDS tỉnh hàng năm

2.3

Khống chế lây nhiễm HIV/AIDS từ nhóm nguy cơ cao ra cộng đồng thông qua việc triển khai đồng bộ các biện pháp can thiệp giảm thiểu tác hại: thực hiện các biện pháp can thiệp đối với tất cả các đối tượng có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS; 100% tiêm chích an toàn và sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục có nguy cơ.

- Tỷ lệ lây nhiễm từ nhóm nguy cơ cao ra cộng đồng được khống chế, Tỷ lệ lây nhiễm HIV chung là 0,21< 0,3%

- Chương trình can thiệp giảm tác hại 100%, BKT & BCS được duy trì và triển khai tại 7 xã đạt kết quả tốt

Qua Báo cáo theo dõi đánh giá hàng quý, hàng năm

2.4

Bảo đảm người nhiễm HIV/AIDS được chăm sóc và điều trị theo quy định: 90% người lớn nhiễm HIV/AIDS, 100% các bà mẹ mang thai nhiễm HIV/AIDS, 100% trẻ em bị nhiễm hoặc bị ảnh hưởng do HIV/AIDS được quản lý, điều trị, chăm sóc và tư vấn thích hợp, 70% bệnh nhân AIDS được điều trị bằng các thuốc điều trị đặc hiệu.

- 90% người lớn nhiễm HIV/AIDS,

- 100% các bà mẹ mang thai nhiễm HIV/AIDS,

- 100% trẻ em bị nhiễm hoặc bị ảnh hưởng do HIV/AIDS được quản lý, điều trị, chăm sóc và tư vấn thích hợp,

- 70% bệnh nhân AIDS được điều trị bằng các thuốc điều trị đặc hiệu.

Qua hệ thống theo dõi đánh giá của TT PC HIV/AIDS tỉnh hàng năm

2.5

Hoàn thiện hệ thống quản lý, theo dõi, giám sát, đánh giá chương trình phòng, chống HIV/AIDS: tỉnh có khả năng tự đánh giá và dự báo về diễn biến của nhiễm HIV/AIDS ở địa phương, 100% xét nghiệm HIV tuân thủ quy định tư vấn xét nghiệm tự nguyện.

- Tỉnh có khả năng tự đánh giá và dự báo về diễn biến của nhiễm HIV/AIDS ở địa phương,

- 100% xét nghiệm HIV tuân thủ quy định tư vấn xét nghiệm tự nguyện.

Qua hệ thống theo dõi đánh giá (M&E)

2.6

Ngăn chặn lây nhiễm HIV/AIDS qua các dịch vụ y tế: đảm bảo 100% các đơn vị máu và chế phẩm máu được sàng lọc HIV trước khi truyền; 100% cơ sở y tế thực hiện đúng quy định về vô khuẩn, sát khuẩn phòng lây nhiễm HIV/AIDS.

- 100% các đơn vị máu và chế phẩm máu được sàng lọc HIV trước khi truyền;

- 100% cơ sở y tế thực hiện đúng quy định về vô khuẩn, sát khuẩn phòng lây nhiễm HIV/AIDS.

Qua hệ thống theo dõi đánh giá (M&E)

 

Phụ lục 2: Truyền thông trực tiếp thay đổi hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV (lượt người)

TT

Nhóm đối tượng được truyền thông

Số lượt người được truyền thông

Tổng

2007

2008

2009

2010

2011

2012

1

Người nghiện chích ma túy

3.638

5.537

3.948

5.250

4.631

4.758

27.762

2

Người bán dâm, tiếp viên nhà hàng

493

473

705

820

423

438

3.352

3

Người nhiễm HIV

1.489

1.676

2.324

2.734

3.128

3.665

15.016

4

Thành viên gia đình người nhiễm HIV

1.866

2.709

2.723

3.012

3.154

2.948

16.412

5

Người thuộc nhóm người di biến động

2.923

4.142

2.886

3.245

2.348

3.482

19.026

6

PN trong độ tuổi sinh đẻ

12.986

16.682

40.977

41.125

14.905

26.227

152.902

7

Người thuộc nhóm từ 15-24 tuổi

5.914

14.416

26.469

27.456

19.553

26.110

119.918

8

Các đối tượng khác

16.525

17.491

7.781

14.500

4.203

8.223

68.723

Tổng

45.834

63.126

87.813

98.142

52.345

75.851

423.111

 

Cấp phát tài liệu truyền thông cho đối tượng

TT

Tài liệu truyền thông

Số lượng đã sử dụng

Tổng

2007

2008

2009

2010

2011

2012

1

Tờ rơi, tranh gấp

59.355

13.486

49.000

97.500

20.132

30.810

270.283

2

Pano

736

165

561

0

0

0

1.462

3

Áp phích

73

44

220

68

0

0

405

4

Sách mỏng, sách nhỏ

27.825

17.301

14.350

345

100

128

60.049

5

Tài liệu khác (bản tin,bài viết ,phóng sự, tiểu phẩm)

5.623

5.429

5.020

5.320

0

0

21.392

Tổng

93.632

36.425

69.151

103.233

20.232

30.938

353.591

 

Phụ lục 3:

Đề án 1: DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV

I. MỤC TIÊU

1. Giai đoạn 1 (Từ 2012 - 2015)

Giảm tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma tuý xuống dưới 15%, nhóm người bán dâm xuống dưới 5%.

2. Giai đoạn 2 (Từ 2016 - 2020)

- Giảm 85% số trường hợp nhiễm mới HIV trong nhóm nghiện chích ma túy vào năm 2020 so với năm 2015;

- Giảm 85% số trường hợp nhiễm mới HIV do lây truyền HIV qua đường tình dục vào năm 2020 so với năm 2015;

- Xóa bỏ tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử với HIV/AIDS vào năm 2020.

II. CHỈ TIÊU

1. Thông tin, giáo dục, truyền thông thay đổi hành vi phòng, chống HIV/AIDS

* Giai đoạn 1 (Từ 2012 - 2015)

65% người dân trong độ tuổi từ 15 đến 49 có hiểu biết đúng về dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS và phản đối những quan niệm sai lầm phổ biến về lây nhiễm HIV/AIDS.

* Giai đoạn 2 (Từ 2016 - 2020)

- Tăng tỷ lệ người dân trong độ tuổi từ 15 đến 49 tuổi có hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDS lên 85% vào năm 2020;

- Tăng tỷ lệ người dân không kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV lên 85% vào năm 2020;

- Duy trì tỷ lệ trên 90% người dân trong độ tuổi 15-49 có quan hệ tình dục nhiều hơn 1 bạn tình trong một năm sử dụng bao cao su lần quan hệ tình dục gần nhất.

2. Phối hợp liên ngành và huy động cộng đồng phòng, chống HIV/AIDS

* Giai đoạn 1 (Từ 2012 - 2015)

- 100% các sở, ban, ngành, đoàn thể và UBND các cấp có văn bản chỉ đạo, kế hoạch, bố trí ngân sách hàng năm về công tác phòng, chống HIV/AIDS;

- 100% các cơ quan thông tin đại chúng từ tỉnh đến cơ sở thực hiện tổ chức truyền thông phòng, chống HIV/AIDS theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Y tế;

- 85% số người nhiễm HIV (quản lý được) tham gia sinh hoạt trong các câu lạc bộ, nhóm đồng đẳng và các loại hình hoạt động phòng, chống HIV/AIDS khác.

* Giai đoạn 2 (Từ 2016 - 2020)

- Tiếp tục duy trì 100% các sở, ban, ngành, đoàn thể và UBND các cấp có ban hành văn bản chỉ đạo, kế hoạch, bố trí ngân sách hàng năm về công tác phòng, chống HIV/AIDS;

- Tiếp tục duy trì 100% các cơ quan thông tin đại chúng từ tỉnh đến cơ sở thực hiện tổ chức truyền thông phòng, chống HIV/AIDS theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Y tế;

- Tiếp tục duy trì 85% số người nhiễm HIV (quản lý được) trở lên tham gia sinh hoạt trong các câu lạc bộ, nhóm đồng đẳng và các loại hình hoạt động phòng, chống HIV/AIDS khác.

3. Can thiệp giảm tác hại

3.1. Chỉ số can thiệp cho nhóm người nghiện chích ma túy

* Giai đoạn 1 (Từ 2012 - 2015)

Giảm tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma tuý xuống dưới 15%

* Giai đoạn 2 (Từ 2016 - 2020)

- Tăng tỷ lệ người nghiện chích ma túy được tiếp cận với với các chương trình bơm kim tiêm đạt 85% vào năm 2020;

- Tăng tỷ lệ người nghiện chích ma túy sử dụng dụng cụ tiêm chích sạch trong lần tiêm chích gần nhất lên 90% từ nay đến năm 2020;

- Tăng tỷ lệ người nghiện chích ma túy được xét nghiệm HIV và biết kết quả xét nghiệm HIV trong vòng một năm đạt 85% vào năm 2020;

- Xây dựng kế hoạch trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone. Năm 2013 triển khai điểm một cơ sở tại thành phố Bắc Ninh do Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS quản lý thực hiện; điều trị cho 250 đến 300 người nghiện. Từ đó rút kinh nghiệm và xây dựng kế hoạch triển khai mở mới cơ sở điều trị cho phù hợp vào những năm tiếp theo;

- Khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm người nghiện chích ma túy ở mức dưới 15% đến năm 2020.

3.2. Chỉ số can thiệp cho nhóm người bán dâm

* Giai đoạn 1 (Từ 2012 - 2015)

Giảm tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm người bán dâm xuống dưới 5%.

* Giai đoạn 2 (Từ 2016 - 2020)

- Tăng tỷ lệ người bán dâm được tiếp cận với các chương trình dự phòng HIV đạt 85% vào năm 2020;

- Tăng tỷ lệ người bán dâm sử dụng bao cao su với người mua dâm trong lần quan hệ tình dục gần nhất đạt 90% vào năm 2020;

- Tăng tỷ lệ người bán dâm được xét nghiệm HIV và biết kết quả xét nghiệm HIV trong vòng một năm đạt 85% vào năm 2020;

- Khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm phụ nữ bán dâm đạt dưới 3% đến năm 2020.

III. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Đối tượng can thiệp

- Người bán dâm, mua dâm (quan hệ tình dục không an toàn);

- Người nghiện các chất ma túy;

- Người nhiễm HIV;

- Người thuộc nhóm di biến động;

- Người có quan hệ tình dục với các đối tượng đã nêu trên;

- Người mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục;

- Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, bao gồm phụ nữ mang thai;

- Thanh thiếu niên;

2. Địa bàn ưu tiên

- Địa bàn trọng điểm về ma túy và mại dâm: Các khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng, vũ trường, quán bar, karaoke, khu du lịch, các địa điểm vui chơi, giải trí khác;

- Các cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng, cơ sở chữa bệnh, cơ sở bảo trợ xã hội, trại giam, trại tạm giam;

- Các công trình xây dựng lớn, nhất là các công trình giao thông;

- Nhà ga, bến xe;

- Khu công nghiệp;

- Các khu nhà trọ, trường học, ký túc xá, các khu nhà ở công nhân;

- Các phòng khám, chữa bệnh lây truyền qua đường tình dục, các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, nhất là của tư nhân.

3. Nội dung hoạt động

3.1. Thông tin, giáo dục, truyền thông thay đổi hành vi

3.1.1. Biên soạn tài liệu chuyên môn, tài liệu truyền thông thay đổi hành vi phòng, chống HIV/AIDS

- Biên soạn các văn bản chỉ đạo và hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật tổ chức thực hiện truyền thông thay đổi hành vi phòng, chống HIV/AIDS;

- Biên soạn tài liệu truyền thông phòng, chống HIV/AIDS phù hợp các nhóm đối tượng đích, chú trọng các tài liệu truyền thông cho học sinh, sinh viên, cán bộ chuyên trách phòng, chống HIV/AIDS xã/phường/thị trấn và cộng tác viên phòng, chống HIV/AIDS ở thôn/khu phố;

- Biên soạn hướng dẫn hoạt động phòng, chống HIV/AIDS cho cán bộ chuyên trách xã/phường/thị trấn và cộng tác viên thôn/khu phố.

3.1.2. Truyền thông đại chúng

- Cung cấp thông tin định kỳ cho các cơ quan thông tin đại chúng, các phóng viên chuyên trách và cộng tác viên báo chí về HIV/AIDS;

- Biên soạn và tái sản xuất các tài liệu truyền thông khác nhau như tờ rơi, áp phích, sách mỏng, đĩa CD với các thông điệp khác nhau bao gồm cả việc quảng bá về lợi ích và tiếp cận sớm các dịch vụ dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS phù hợp với đặc điểm của từng nhóm đối tượng đích.

- Sản xuất và phổ biến các tin, bài, chương trình, chuyên đề, chuyên mục, phóng sự, phim ngắn, quảng cáo … trên các phương tiện thông tin đại chúng từ tỉnh đến cơ sở. Chú trọng việc quảng bá các dịch vụ dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS hiện có tại địa phương, đơn vị;

- Xây dựng chương trình, nội dung các tin bài phòng, chống HIV/AIDS bao gồm cả quảng bá dịch vụ, chống kỳ thị và phân biệt đối xử để phổ biến thông qua hệ thống đài phát thanh của xã, phường, thị trấn;

3.1.3. Truyền thông trực tiếp và truyền thông nhân sự kiện

- Tập huấn, tập huấn lại cho đội ngũ cán bộ phòng, chống HIV/AIDS từ tỉnh đến cơ sở về thông tin, giáo dục và truyền thông thay đổi hành vi phòng, chống HIV/AIDS;

- Đa dạng hoá các hình thức truyền thông khác nhau như: truyền thông trực tiếp nhóm đông và thăm hộ gia đình kết hợp cung cấp các dịch vụ lồng ghép thông qua đội ngũ cộng tác viên phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng;

- Tổ chức cuộc thi về truyền thông phòng, chống HIV/AIDS cho các đối tượng đích, cộng tác viên, tuyên truyền viên đồng đẳng. Chú trọng các nội dung về chống kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS;

- Tổ chức giao lưu, học hỏi kinh nghiệm và giới thiệu các mô hình hiệu quả trong công tác phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng;

- Tổ chức các chiến dịch truyền thông nhân các sự kiện trong năm, đặc biệt vào Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và Tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con và các sự kiện văn hóa, xã hội khác của địa phương, đơn vị;

- Tổ chức các chương trình truyền thông lưu động nhằm giới thiệu, cung cấp các thông tin và quảng bá các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS, đặc biệt trong các sự kiện quốc gia và các sự kiện của địa phương, đơn vị.

3.2. Phối hợp liên ngành và huy động cộng đồng phòng, chống HIV/AIDS

3.2.1. Truyền thông vận động

- Tham mưu xây dựng các văn bản hướng dẫn chuyên đề theo chức năng nhiệm vụ của đơn vị được giao về các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS;

- Tổ chức các hội nghị định hướng, các hội nghị cung cấp thông tin về phòng, chống HIV/AIDS và các cuộc vận động lãnh đạo các cấp, các ngành, đoàn thể đồng thuận, hỗ trợ triển khai các mô hình phòng, chống HIV/AIDS;

3.2.2. Huy động cộng đồng trong phòng, chống HIV/AIDS

- Tiếp tục triển khai Kế hoạch liên tịch số 1132 “Phong trào toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư” và Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá tại cộng đồng dân cư, đưa tiêu chí phòng, chống HIV/AIDS vào hương ước bình xét làng văn hoá hàng năm của các cấp;

- Tổ chức các hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông thay đổi hành vi phòng, chống HIV/AIDS tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; Chú trọng truyển thông phòng, chống HIV/AIDS cho công nhân làm việc xa nhà và nhóm người di biến động;

- Tổ chức các hoạt động thông tin, giáo dục và truyền thông thay đổi hành vi phòng, chống HIV/AIDS trong các cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng, cơ sở chữa bệnh, cơ sở bảo trợ xã hội, trại giam, trại tạm giam, chú trọng đến các hình thức và truyền thông đặc thù với từng đối tượng và cơ sở;

- Định kỳ tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát việc thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết và các văn bản quy phạm pháp luật về truyền thông phòng, chống HIV/AIDS tại tất cả các cấp;

3.2.3. Chống kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS

- Biên soạn và tái sản xuất các tài liệu truyền thông như tờ rơi, áp phích, sách mỏng, đĩa CD với các thông điệp về chống kỳ thị và phân biệt đối xử, phổ biến, giáo dục pháp luật, các quy định về chống kỳ thị và phân biệt đối xử để cung cấp cho nhân dân;

- Tổ chức, vận động sự tham gia của các vị chức sắc, người có uy tín ở cộng đồng, người nổi tiếng, người nhiễm HIV và gia đình tham gia hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, đặc biệt trong các sự kiện như Tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và các sự kiện của địa phương, đơn vị..;

- Đưa các nội dung hoạt động về phòng, chống HIV/AIDS vào hoạt động của các Câu lạc bộ hiện có của các ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn tỉnh. Đánh giá hiệu quả mô hình nhóm tự lực “Vì ngày mai tươi sáng” hiện có trên địa bàn tỉnh. Tren cơ sở đó rút kinh nghiệm chỉ đạo thành lập các nhóm “Vì ngày mai tươi sáng” ở tất cả các huyện.

3.3. Các biện pháp can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV

3.3.1. Hướng dẫn kỹ năng, cách sử dụng BKT sạch, bao cao su, tài liệu truyền thông thay đổi hành vi dự phòng lây nhiễm HIV cho nhóm đối tượng có hành vi nguy cơ cao

- Cập nhật, phổ biến kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật, các hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai chương trình can thiệp giảm tác hại;

- Thực hiện đúng các chế độ chính sách cho những người tham gia chương trình can thiệp giảm tác hại;

- Cập nhật, phổ biến các hướng dẫn về điều trị dự phòng; chú trọng điều trị dự phòng trong các quan hệ tình dục với người nhiễm HIV;

- Tập huấn cho nhân viên tiếp cận cộng đồng, cộng tác viên về cấp phát BKT, BCS miễn phí và nhân viên trong các cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế và các cơ sở khám, điều trị các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục.

3.3.2. Truyền thông quảng bá các dịch vụ can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV

- Tuyên truyền, quảng bá các dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV trên các phương tiện truyền thông đại chúng;

- Tuyên truyền, quảng bá các dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV qua các kênh truyền thông trực tiếp.

3.3.3. Các hoạt động hỗ trợ cho chương trình can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV

- Duy trì, bổ sung nhân lực thực hiện chương trình can thiệp giảm tác hại bao gồm các tuyên truyền viên đồng đẳng, cộng tác viên, cán Bộ Y tế tại các cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế;

- Cung cấp bơm kim tiêm, bao cao su, tài liệu truyền thông… để triển khai chương trình can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV.

- Theo dõi, giám sát và đánh giá chương trình can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV.

3.3.4. Hình thức cấp phát bơm kim tiêm,bao cao su

- Phân phát bơm kim tiêm, bao cao su miễn phí cho nhóm người nghiện chích ma túy, quan hệ tình dục không an toàn thông qua các mô hình như: nhân viên tiếp cận cộng đồng, cộng tác viên, nhà thuốc, các cơ sở y tế, cơ sở lưu trú, cơ sở dịch vụ giải trí, điểm phát bơm kim tiêm cố định, hộp bơm kim tiêm cố định...;

- Triển khai thí điểm và mở rộng mô hình tiếp thị xã hội bơm kim tiêm, BCS.

3.3.5. Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế

- Triển khai thực hiện Quyết định số 870/QĐ-UBND ngày 05/7/2012 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc Phê duyệt đè án triển khai điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone tại tỉnh Bắc Ninh.

3.3.6. Chẩn đoán và điều trị các nhiểm khuẩn lây truyền qua đường tình dục

- Mở rộng hoạt động khám và điều trị các nhiểm khuẩn lây truyền qua đường tình dục cho nhóm dễ bị cảm nhiễm, nhóm người dễ bị tổn thương như vợ hoặc chồng của người nghiện chích ma túy;

- Lồng ghép khám và điều trị các nhiểm khuẩn lây truyền qua đường tình dục với khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên các cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí, công nhân tại các khu công nghiệp;

- Định kỳ triển khai các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật về chẩn đoán và điều các nhiểm khuẩn lây truyền qua đường tình dục ở các cấp.

3.3.7. Lồng ghép các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, điều trị HIV/AIDS vào các cơ sở y tế hiện có.

3.4. Hoạt động tư vấn xét nghiệm HIV

- Cập nhật triển khai kịp thời các văn bản hướng dẫn về tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện của Trung ương.

- Triển khai công tác tư vấn xét nghiệm HIV lồng ghép các cơ sở y tế hiện có trên địa bàn tỉnh.

- Triển khai tư vấn xét nghiệm HIV trong trại giam, trại tạm giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng, các cơ sở bảo trợ xã hội, trung tâm chữa bệnh giáo dục lao động xã hội;

- Nâng cao hiệu quả công tác chuyển tiếp các đối tượng được xét nghiệm khẳng định bị nhiễm HIV giữa các dịch vụ để người nhiễm HIV được tiếp cận sớm với các dịch vụ

4. Gói dịch vụ can thiệp cơ bản cho từng nhóm đối tượng

4.1. Gói dịch vụ can thiệp cho người nghiện ma túy, quan hệ tình dục không an toàn

- Truyền thông thay đổi hành vi;

- Phân phát bơm kim tiêm, bao cao su

- Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế;

- Khám và điều trị các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục;

- Tư vấn và xét nghiệm HIV tự nguyện.

4.2. Gói dịch vụ can thiệp cho người nhiễm HIV (đối với cặp bạn tình trái dấu)

- Điều trị ARV;

- Truyền thông thay đổi hành vi;

- Phân phát bao cao su

- Tư vấn và xét nghiệm HIV tự nguyện.

- Khám và điều trị các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục;

4.3. Gói dịch vụ can thiệp cho nhóm di biến động

- Truyền thông thay đổi hành vi;

- Phân phát bao cao su

- Khám và điều trị các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục;

- Tư vấn và xét nghiệm HIV tự nguyện.

4.4. Gói dịch vụ can thiệp cho bạn tình của các nhóm đối tượng trên

- Truyền thông thay đổi hành vi;

- Phân phát bao cao su

- Khám và điều trị các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục;

- Tư vấn và xét nghiệm HIV tự nguyện./.

 

Phụ lục 4:

Đề án 2: CHĂM SÓC, HỖ TRỢ TRỊ TOÀN DIỆN HIV/AIDS

i. MỤC TIÊU

1. Giai đoạn 1 (Từ 2012 – 2015)

- 75% người nhiễm HIV có nhu cầu trị bằng thuốc ARV tiếp cận được thuốc ARV.

- Giảm tỷ lệ nhiễm HIV của trẻ em sinh ra từ mẹ nhiễm HIV xuống dưới 5%.

2. Giai đoạn 2 (Từ 2016 – 2020)

- Tăng tỷ lệ người nhiễm HIV/AIDS đủ tiêu chuẩn điều trị được điều trị thuốc kháng vi rút HIV lên 80% vào năm 2020;

- Giảm tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con xuống dưới 2% năm 2020.

ii. CHỈ TIÊU

1. Giai đoạn 1 (Từ 2012 – 2015)

- Tăng tỷ lệ người nhiễm HIV được điều trị thuốc kháng HIV đạt 75% trên tổng số người nhiễm HIV đủ tiêu chuẩn điều trị vào năm 2015. Duy trì tỷ lệ người nhiễm HIV tiếp tục điều trị ARV sau 12 tháng đạt ít nhất 75% vào năm 2015;

- Tăng tỷ lệ người nhiễm HIV mắc bệnh Lao được điều trị đồng thời ARV và điều trị lao đạt 80% vào năm 2015;

- Tăng tỷ lệ PNMT nhiễm HIV và con của họ được dự phòng sớm bằng thuốc ARV lên 90% vào năm 2015;

- Tăng tỷ lệ trẻ sinh từ mẹ nhiễm HIV được chăm sóc và quản lý cho đến khi khẳng định tình trạng nhiễm HIV lên 80% vào năm 2015;

- Tăng tỷ lệ người nhiễm HIV được chăm sóc và hỗ trợ điều trị tại cộng đồng lên 75% vào năm 2015.

2. Giai đoạn 2 (Từ 2016 – 2020)

- Tăng tỷ lệ người nhiễm HIV được điều trị thuốc kháng HIV đạt 80% trên tổng số người nhiễm HIV đủ tiêu chuẩn điều trị vào năm 2020. Duy trì tỷ lệ người nhiễm HIV tiếp tục điều trị ARV sau 12 tháng đạt ít nhất 80% vào năm 2020;

- Tăng tỷ lệ người nhiễm HIV mắc bệnh Lao được điều trị đồng thời ARV và điều trị lao đạt 90% vào năm 2020;

- Tăng tỷ lệ PNMT nhiễm HIV và con của họ được dự phòng sớm bằng thuốc ARV lên 95% vào năm 2020;

- Tăng tỷ lệ trẻ sinh từ mẹ nhiễm HIV được chăm sóc và quản lý cho đến khi khẳng định tình trạng nhiễm HIV lên 90% vào năm 2020;

- Tăng tỷ lệ người nhiễm HIV được chăm sóc và hỗ trợ điều trị tại cộng đồng lên 80% vào năm 2020.

III. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG

1. Đối tượng can thiệp:

- Người lớn và trẻ em nhiễm HIV;

- Phụ nữ mang thai nhiễm HIV;

- Người nhiễm HIV mắc bệnh lao;

- Trẻ sinh từ mẹ nhiễm HIV.

2. Xây dựng hướng dẫn, tài liệu chuyên môn về chăm sóc, điều trị HIV/AIDS

- Cập nhật và triển khai kịp thời các văn bản hướng dẫn của Trung ương cho các đơn vị triển khai chăm sóc, hỗ trợ điều trị toàn diện HIV/AIDS;

- Thực hiện công tác giám sát, kiểm tra hỗ trợ kỹ thuật các cơ sở triển khai chăm sóc, hỗ trợ điều trị toàn diện HIV/AIDS theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

3. Mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ chăm sóc và hỗ trợ điều trị toàn diện HIV/AIDS

Lồng ghép cung cấp dịch vụ điều trị HIV/AIDS vào hệ thống y tế sẵn có, đặc biệt hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu tại tuyến y tế cơ sở:

- Xây dựng quy trình phối hợp giữa các dịch vụ chăm sóc và điều trị HIV/AIDS với các can thiệp dự phòng, giảm hại tại tuyến y tế cơ sở để tăng cường phát hiện người nhiễm HIV trong quần thể dễ nhiễm HIV được tiếp cận sớm với dịch vụ dự phòng, chăm sóc và hỗ trợ điều trị HIV/AIDS toàn diện;

- Các cơ sở y tế tuyến cơ sở thực hiện cung cấp dịch vụ dự phòng, chăm sóc và hỗ trợ điều trị HIV/AIDS toàn diện. Các cơ sở y tế tuyến huyện thực hiện điều trị bằng thuốc ARV khi có từ 50 người nhiễm HIV còn sống trở lên; Đối với những huyện có người nhiễm HIV thấp thực hiện theo mô hình liên huyện nhằm đảm bảo người nhiễm HIV/AIDS được tiếp cận với các dịch vụ dễ dàng;

- Triển khai điều trị và điều trị dự phòng bệnh nhiễm trùng cơ hội, tư vấn, theo dõi hỗ trợ điều trị HIV/AIDS, bao gồm cấp phát thuốc ARV được lồng ghép với chăm sóc sức khỏe ban đầu tại tuyến xã, phường, đặc biệt tại các huyện có tình hình dịch HIV cao và trung bình;

- Áp dụng tin học hóa trong quản lý người bệnh HIV/AIDS thông qua bệnh án điện tử và hệ thống tin học kết nối các dịch vụ;

- Triển khai các hoạt động thông tin, truyền thông về lợi ích của chăm sóc và điều trị HIV/AIDS sớm, tập trung vào nhóm quần thể dễ nhiễm HIV;

- Thực hiện các biện pháp chuyển tiếp thành công giữa các cơ sở xét nghiệm khẳng định HIV dương tính với cơ sở điều trị HIV/AIDS;

- Triển khai chăm sóc, điều trị cho người nhiễm HIV đang được quản lý tại Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề - Hướng thiện, Trại Tạm giam. Khi người nhiễm HIV/AIDS hết thời gian quản lý tại Trại được chuyển tiếp về các địa phương quản lý và tiếp tục điều trị không để tình trạng gián đoạn điều trị thuốc ARV;

- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác tư vấn, xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai và quản lý, chăm sóc 100% số phụ nữ mang thai bị nhiễm HIV trước, trong, sau sinh và trẻ sinh ra từ mẹ bị nhiễm HIV. Thực hiện quản lý ca bệnh phụ nữ mang thai nhiễm HIV và con của họ thông qua hệ thống y tế tuyến y tế cơ sở và mạng lưới y tế thôn;

- Tiếp tục triển khai thực hiện tư vấn, xét nghiệm HIV cho PNMT lồng ghép vào lịch khám thai định kỳ hàng tháng của các trạm y tế xã, phường, thị trấn trong tỉnh nhằm phát hiện sớm PNMT bị nhiễm HIV để quản lý, chăm sóc, điều trị kịp thời dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.

4. Cải thiện chất lượng dịch vụ chăm sóc và hỗ trợ điều trị HIV/AIDS toàn diện

- Thiết lập và củng cố hệ thống chỉ đạo tuyến và hỗ trợ kỹ thuật điều trị HIV/AIDS của tỉnh;

- Tập huấn, tập huấn lại cho các cán bộ quản lý và các các cán bộ trực tiếp điều trị và chăm sóc HIV/AIDS các tuyến.

5. Giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với HIV/AIDS thông qua hoạt động chăm sóc và hỗ trợ điều trị

- Nâng cao hiệu quả hoạt động chăm sóc tại nhà và cộng đồng, phối hợp với hoạt động điều trị tại các cơ sở y tế điều trị HIV/AIDS.

- Tập huấn chăm sóc tại nhà và cộng đồng cho mạng lưới người nhiễm HIV, đồng đẳng viên, y tế thôn, cộng tác viên dân số, tình nguyện viên, trong đó đề cao vai trò chủ động, tình nguyện của mạng lưới người nhiễm HIV, quần thể dễ nhiễm HIV trong việc chăm sóc người nhiễm HIV tại cộng đồng.

- Lồng ghép cung cấp thông tin về điều trị và chăm sóc HIV/AIDS vào hệ thống thông tin tại tuyến cơ sở, đặc biệt cho các cộng tác viên, các đoàn thể tại các địa phương nhằm giảm kỳ thị và phân biệt đối xử.

- Thực hiện các hoạt động hỗ trợ người nhiễm HIV, trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc xã hội phù hợp.

- Huy động các tổ chức xã hội, các tổ chức tôn giáo tham gia chăm sóc, nuôi dưỡng, chăm sóc người nhiễm HIV không nơi nương tựa. Tạo điều kiện cho người nhiễm HIV có công ăn việc làm, có chỗ ở ổn định và tham gia điều trị liên tục.

- Vận động tổ chức đoàn thể địa phương, các doanh nghiệp trên địa bàn, tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, dòng họ không kỳ thị phân biệt đối xử, quan tâm, động viên, hỗ trợ những người nhiễm HIV/AIDS tái hòa nhập cộng đồng./.

 

Phụ lục 5:

Đề án 3: TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC HỆ THỐNG PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS

I. MỤC TIÊU CHUNG

- Góp phần vào thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 tại tỉnh Bắc Ninh;

- Góp phần đảm bảo tính chủ động của tỉnh trong việc xây dựng, triển khai và duy trì các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS một cách bền vững và hiệu quả.

II. MỤC TIÊU CỤ THỂ

1. Giai đoạn 1 (Từ 2012 – 2015)

- Đến năm 2015, 75% các đơn vị tham gia công tác phòng, chống HIV/AIDS từ tỉnh đến cơ sở được nâng cao năng lực tổ chức, điều hành;

- Đến năm 2015, 70% cán bộ quản lý chương trình làm việc trong hệ thống phòng, chống HIV/AIDS tại tuyến tỉnh có trình độ đại học và sau đại học, theo các chuyên ngành phù hợp;

- Đến năm 2015, 75% cán bộ làm việc trong lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS từ tỉnh đến cơ sở được đào tạo liên tục và được tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ theo chương trình, tài liệu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Đến năm 2015, 70% các sở, ban, ngành đoàn thể tham gia hoạt động Phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh có đầu tư ngân sách hợp lý cho công tác phòng, chống HIV/AIDS;

- Đến năm 2015, tỉnh được đầu tư ngân sách hợp lý cho công tác phòng, chống HIV/AIDS, 55% cấp huyện, 35% cấp xã được đầu tư ngân sách hợp lý cho công tác phòng, chống HIV/AIDS;

- Đến năm 2015, 55% người nhiễm HIV/AIDS có thẻ bảo hiểm y tế;

- Đến năm 2015, đảm bảo tỷ lệ tăng kinh phí phòng, chống HIV/AIDS thông qua Chương trình Mục tiêu quốc gia phòng, chống HIV/AIDS tối thiểu 15% mỗi năm;

- Đến năm 2015, tỉnh có đủ năng lực tổ chức hệ thống cung ứng thuốc, sinh phẩm, vật tư và trang thiết bị cho phòng, chống HIV/AIDS theo hệ thống tiêu chuẩn chất lượng;

- Đến năm 2015, 75% cơ sở xét nghiệm và cung cấp dịch vụ phục vụ cho công tác phòng, chống HIV/AIDS có đủ trang thiết bị theo quy định;

- Đến năm 2015, Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh, 55% các đơn vị phòng, chống HIV/AIDS tuyến huyện và 35% tuyến xã có cơ sở hạ tầng đạt theo chuẩn quốc gia.

2. Giai đoạn 2 (Từ 2016 - 2020)

- Đến năm 2018, Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh đạt chuẩn quốc gia theo quy định của Bộ Y tế;

- Đến năm 2020, 80% cán bộ quản lý chương trình làm việc trong hệ thống phòng, chống HIV/AIDS tại tuyến tỉnh có trình độ đại học và sau đại học, theo các chuyên ngành phù hợp;

- Đến năm 2020, 100% cán bộ làm việc trong lĩnh vực PC HIV/AIDS từ tỉnh đến cơ sở được đào tạo liên tục và được tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ theo chương trình, tài liệu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Đến năm 2020, 100% các sở, ban, ngành đoàn thể tham gia hoạt động Phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh có đầu tư ngân sách hợp lý cho công tác phòng, chống HIV/AIDS;

- Đến năm 2020, tỉnh được đầu tư ngân sách hợp lý cho công tác phòng, chống HIV/AIDS, 75% cấp huyện, 55% cấp xã được đầu tư ngân sách hợp lý cho công tác phòng, chống HIV/AIDS;

- Đến năm 2020, 85% người nhiễm HIV/AIDS có thẻ bảo hiểm y tế;

- Đến năm 2020, đảm bảo tỷ lệ tăng kinh phí phòng, chống HIV/AIDS thông qua Chương trình Mục tiêu quốc gia phòng, chống HIV/AIDS tối thiểu 20% mỗi năm;

- Đến năm 2020, 100% cơ sở xét nghiệm và cung cấp dịch vụ phục vụ cho công tác phòng, chống HIV/AIDS có đủ trang thiết bị theo quy định.

II. NỘI DUNG ĐỀ ÁN

1. Đối tượng thụ hưởng và phạm vi năng lực cần được tăng cường

STT

Hệ thống phòng, chống HIV/AIDS

Chức năng và Nhiệm vụ

Phạm vi tăng cường năng lực

Năng lực tổ chức, điều hành

Nguồn nhân lực

Nguồn lực tài chính

Cung ứng thuốc, sinh phẩm, vật tư, TTB, cơ sở hạ tầng

1

Ban Chỉ đạo phòng, chống HIV/AIDS ma túy mại dâm các cấp

Tham mưu cho chính quyền các cấp về tổ chức các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trong phạm vi địa bàn quản lý

X

X

 

 

2

Cơ quan đầu mối phòng, chống HIV/AIDS

Đơn vị thường trực tổ chức, quản lý, triển khai các hoạt động chuyên môn về phòng, chống HIV/AIDS trong phạm vi, chức năng nhiệm vụ của đơn vị

 

 

 

 

- Tỉnh

X

X

X

X

- Huyện

X

X

X

X

- Xã

X

X

X

X

3

Các tổ chức xã hội của tỉnh

Vận động cộng đồng và tham gia cung cấp các dịch vụ dự phòng và chăm sóc hỗ trợ điều trị HIV/AIDS

X

X

 

 

2. Nội dung hoạt động theo đối tượng và phạm vi năng lực

2.1. Tăng cường năng lực tổ chức, điều hành.

2.1.1. BCĐ phòng, chống AIDS, phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm các cấp:

- Tổ chức giao ban định kỳ nhằm cung cấp thông tin về việc triển khai thực hiện các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại các cấp thuộc địa phương quản lý;

- Tham quan học tập giữa các địa phương về cách thức tổ chức, quản lý và điều hành hoạt động của Ban chỉ đạo phòng, chống AIDS, phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm các cấp nhằm phát huy tính hiệu quả về công tác chỉ đạo, điều hành hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại địa phương;

- Rà soát sửa đổi quy chế hoạt động của Ban chỉ dạo phòng, chống HIV/AIDS, phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm tại các cấp nhằm tăng tính huy động và vận động tham gia của các cấp chính quyền vào các hoạt động của chương trình;

- Tập huấn về công tác tổ chức, điều hành và quản lý cho các Ban chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm các cấp nhằm tăng cường năng lực tổ chức, quản lý và điều hành trong phạm vi quản lý.

2.1.2. Cơ quan đầu mối phòng, chống HIV/AIDS tại các tuyến(tỉnh, huyện, xã)

- Giao ban định kỳ về công tác tổ chức, quản lý điều hành việc thực hiện các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại các tuyến;

- Cập nhật các hướng dẫn chuyên môn của Trung ương cho các cơ quan đầu mối phòng, chống HIV/AIDS từ tỉnh đến cơ sở;

- Tập huấn năng lực tổ chức, quản lý và điều hành và lập kế hoạch cho các cơ quan đầu mối về phòng, chống HIV/AIDS các tuyến;

- Tổ chức hội thảo phổ biến các kết quả và bài học kinh nghiệm về tổ chức các mô hình can thiệp có hiệu quả nhằm kêu gọi và vận động sự tham gia của chính quyền các cấp trong công tác phòng, chống HIV/AIDS.

2.2. Đảm bảo nguồn lực tài chính đáp ứng được các mục tiêu của chiến lược

2.2.1. BCĐ phòng, chống AIDS, và phòng, chống tệ nạn ma túy mại dâm các cấp

- Tổ chức hội thảo chia sẻ kết quả hoạt động phòng, chống HIV/AIDS và nhu cầu nguồn lực cho công tác phòng, chống HIV/AIDS tại các địa phương nhằm tăng cường vận động Ủy ban nhân dân, hội đồng nhân dân các cấp bố trí và tăng ngân sách cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại địa phương;

- Tổ chức các hội nghị và vận động tài trợ trong nước và quốc tế cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại địa phương;

- Xây dựng và nhân rộng các mô hình lồng ghép nội dung phòng, chống HIV/AIDS vào các hoạt động, phong trào, vận động quần chúng trong cộng đồng dân cư.

2.2.2. Cơ quan đầu mối phòng, chống HIV/AIDS các tuyến

- Tiếp tục xây dựng và đề xuất tỷ lệ ngân sách nhà nước cho chương trình cho chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh mỗi năm tối thiểu là 20%;

- Xây dựng và phân bổ ngân sách phòng, chống HIV/AIDS cho các huyện theo mức độ dịch HIV/AIDS;

- Giao ban định kỳ nhằm vận động Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân các cấp bố trí ngân sách phù hợp cho công tác phòng, chống HIV/AIDS theo từng giai đoạn;

- Tham mưu, phối hợp với BHYT xây dựng gói dịch vụ chi trả cơ bản thông qua hệ thống bảo hiểm y tế đối với các dịch vụ khám và điều trị HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh;

- Xây dựng cơ chế quản lý, giám sát và sử dụng có hiệu quả tất cả các nguồn kinh phí đầu tư cho công tác phòng, chống HIV/AIDS tại các tuyến từ tỉnh đến cơ sở;

- Xây dựng kế hoạch và triển khai thí điểm các mô hình xã hội hóa với sự tham gia của y tế tư nhân và các tổ chức xã hội trong một số chương trình can thiệp.

2.3. Tăng cường năng lực cho nguồn nhân lực

Các hoạt động tăng cường năng lực nguồn nhân lực cho hệ thống phòng, chống HIV/AIDS được áp dụng chung cho các nhóm đối tượng thụ hưởng trong đề án:

- Xây dựng lộ trình bổ sung nguồn nhân lực cho hệ thống HIV/AIDS theo hướng đảm bảo tính bền vững, đủ cả số lượng và đảm bảo về chất lượng;

- Xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai các khóa đào tạo nâng cao năng lực quản lý và lãnh đạo cho các cán bộ quản lý chương trình phòng, chống HIV/AIDS từ tỉnh đến cơ sở;

- Xây dựng kế hoạch nâng cao năng lực cho các ban, ngành, đoàn thể xã hội, các tổ chức tôn giáo, mạng lưới người nhiễm HIV, các nhóm tự lực, các câu lạc bộ trong cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS;

- Xây dựng chính sách hỗ trợ và khuyến khích các cán bộ đang công tác trong hệ thống phòng, chống HIV/AIDS tham gia các khóa đào tạo tập trung, nâng cao trình độ chuyên môn (hỗ trợ học phí, tài liệu, tiền ăn, ở…);

- Có kế hoạch chuyển giao nguồn nhân lực đang làm việc tại các chương trình dự án quốc tế trên địa bàn tỉnh nhằm duy trì nguồn nhân lực có chất lượng sau khi các nguồn tài trợ quốc tế chấm dứt.

2.4. Củng cố năng lực cung ứng thuốc ARV, sinh phẩm, vật tư và trang thiết bị và đầu tư cơ sở hạ tầng của hệ thống

- Xây dựng kế hoạch nhu cầu thuốc điều trị kháng virut, methadone, sinh phẩm xét nghiệm cho cả giai đoạn;

- Tập huấn tăng cường năng lực cho các cơ sở cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS, về cung ứng thuốc, sinh phẩm, vật tư và trang thiết bị phục vụ cho công tác phòng, chống HIV/AIDS;

- Củng cố và hoàn thiện cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho hệ thống phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh./.

 

Phụ lục 6:

Đề án 4: GIÁM SÁT DỊCH HIV/AIDS, THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ
CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS

I. MỤC TIÊU

1. Củng cố và kiện toàn hệ thống giám sát, theo dõi và đánh giá chương trình phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh bảo đảm có hệ thống theo dõi đánh giá thống nhất; bảo đảm đầy đủ, kịp thời và có tính ứng dụng cao; góp phần thực hiện hiệu quả Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030;

2. Xây dựng mạng lưới xét nghiệm HIV đảm bảo chất lượng đáp ứng việc cung cấp dịch vụ xét nghiệm HIV chính xác, kịp thời và phục vụ công tác giám sát, chẩn đoán và theo dõi hỗ trợ điều trị HIV/AIDS.

II. CHỈ TIÊU

1. Giám sát dịch HIV/AIDS/STI

* Giai đoạn 1 (Từ 2012 - 2015)

- 85% người nhiễm HIV trong cộng đồng được phát hiện và báo cáo vào năm 2015;

- 100% số huyện, thị xã, thành phố chủ động thu thập, phân tích số liệu để đánh giá tình hình dịch HIV/AIDS của địa phương.

* Giai đoạn 2 (Từ 2016 - 2020)

- 95% người nhiễm HIV trong cộng đồng được phát hiện và báo cáo vào năm 2015;

- Tiếp tục duy trì 100% số huyện, thị xã, thành phố chủ động thu thập, phân tích số liệu để đánh giá tình hình dịch HIV/AIDS của địa phương.

2. Theo dõi và đánh giá chương trình

- 100% các chỉ số được đo lường đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng;

- 100% các đơn vị cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS được giám sát đảm bảo chất lượng dịch vụ;

- 100% các huyện, thị xã và thành phố có đủ cơ sở dữ liệu đánh giá chương trình phòng, chống HIV/AIDS.

3. Công tác xét nghiệm HIV

* Giai đoạn 1 (Từ 2012 - 2015)

- Nâng cao chất lượng và duy trì hoạt động phòng xét nghiệm khẳng định HIV theo quy định; 55% phòng xét nghiệm tuyến huyện thực hiện hoạt động xét nghiệm theo quy định quốc gia vào năm 2015;

- 75% phòng xét nghiệm trên địa bàn tỉnh triển khai chương trình quản lý đảm bảo chất lượng vào năm 2015.

* Giai đoạn 2 (Từ 2016 - 2020)

- Nâng cao chất lượng và duy trì hoạt động phòng xét nghiệm khẳng định HIV theo quy định; 75% phòng xét nghiệm tuyến huyện thực hiện hoạt động xét nghiệm theo quy định quốc gia vào năm 2020;

- 100% phòng xét nghiệm trên địa bàn tỉnh triển khai chương trình quản lý đảm bảo chất lượng vào năm 2020. Phấn đấu phòng xét nghiệm khẳng định HIV của Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh đạt tiêu chuẩn ISO cho phòng xét nghiệm lĩnh vực y tế vào năm 2020.

III. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG

1. Nâng cao năng lực hệ thống giám sát, theo dõi và đánh giá

1.1. Đảm bảo hệ thống tổ chức theo dõi và đánh giá thống nhất từ tỉnh đến cơ sở và mang tính đa ngành.

- Xây dựng hệ thống tổ chức chịu trách nhiệm thực hiện công tác giám sát, theo dõi và đánh giá ở tuyến tỉnh, tuyến huyện, tuyến xã và tuyến cung cấp dịch vụ. Tăng cường đơn vị giám sát, theo dõi và đánh giá tuyến tỉnh, sắp xếp đủ nhân lực và giao trách nhiệm thực hiện công việc giám sát, theo dõi và đánh giá cho cán bộ ở tuyến huyện, tuyến xã và tuyến cung cấp dịch vụ;

- Thực hiện cơ chế thu thập, báo cáo, sử dụng số liệu hoạt động phòng, chống HIV/AIDS có tính đa ngành và theo hệ thống báo cáo duy nhất.

1.2. Thực hiện tốt các văn bản quy phạm pháp luật, tài liệu chuyên môn

- Triển khai kịp thời, đầy đủ các Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương và của Tỉnh về công tác phòng, chống HIV/AIDS và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả phù hợp với tình hình từng địa phương, từng đơn vị tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai chương trình giám sát, theo dõi và đánh giá;

- Chủ động xây dựng kế hoạch theo dõi và đánh giá chương trình phòng, chống HIV/AIDS;

- Triển khai, thực hiện tốt Thông tư 09/2012/TT- BYT ngày 24/5/2012 Hướng dẫn giám sát dịch tễ học HIV/AIDS và giám sát các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục;

- Thực hiện tốt bộ công cụ giám sát, đánh giá chất lượng số liệu, tài liệu hướng dẫn về quản lý và sử dụng số liệu giám sát phát hiện HIV/AIDS theo quy định của Bộ Y tế;

- Tổ chức tập huấn, hướng dẫn lập bản đồ, ước tính quần thể nguy cơ cao, lập kế hoạch, ước tính và dự báo tình hình dịch HIV/AIDS.

1.3. Tập huấn nâng cao năng lực theo dõi và đánh giá cho cán bộ từ tỉnh đến cơ sở

- Đào tạo và đào tạo lại cho cán bộ từ tỉnh đến cơ sở về công tác giám sát dịch, dịch tễ học, theo dõi và đánh giá;

- Hướng dẫn các tổ chức hoạt động tại cộng đồng về phương pháp thu thập số liệu, kiểm tra số liệu;

- Cử các cán bộ tham gia các lớp đào tạo dài hạn và ngắn hạn về công tác giám sát, theo dõi và đánh giá.

1.4. Lập kế hoạch và quản lý hệ thống giám sát theo dõi và đánh giá

- Lập kế hoạch chung triển khai hoạt động theo dõi và đánh giá hằng năm, trong đó lồng ghép các hoạt động theo dõi và đánh giá của các dự án;

- Tổ chức định kỳ các cuộc rà soát và đối chiếu số liệu chương trình giữa cơ sở với tỉnh và trung ương;

- Phối hợp thực hiện tốt các hoạt động hợp tác quốc tế về công tác giám sát HIV/AIDS, theo dõi và đánh giá chương trình.

2. Các hoạt động giám sát dịch HIV/AIDS,

2.1. Giám sát phát hiện HIV/AIDS/STI

- Triển khai các hoạt động giám sát phát hiện HIV/AIDS/STI theo đúng hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế;

- Tiếp tục củng cố chất lượng giám sát phát hiện HIV/AIDS, định kỳ rà soát số liệu người nhiễm HIV/AIDS;

- Thực hiện công tác giám sát hỗ trợ định kỳ về công tác giám sát phát hiện HIV/AIDS;

- Tăng cường các hoạt động giám sát chủ động nhằm phát hiện sớm người nhiễm HIV/STI;

- Triển khai các hoạt động thu thập thống kê người nhiễm HIV tại các dịch vụ tư vấn xét nghiệm tự nguyện, xét nghiệm HIV do cán Bộ Y tế đề xuất;

- Triển khai ứng dụng quản lý người nhiễm HIV đến tất cả tuyến huyện.

2.2.Giám sát kháng thuốc ARV

- Triển khai thu thập định kỳ hằng năm về các chỉ số cảnh báo sớm kháng thuốc ARV theo hướng dẫn quốc gia tại cơ sở điều trị;

- Tổ chức các hoạt động giám sát hỗ trợ công tác giám sát cảnh báo kháng thuốc sớm trên địa bàn tỉnh.

3. Các hoạt động theo dõi và đánh giá chương trình.

3.1. Hoạt động thu thập số liệu và báo cáo hoạt động chương trình phòng, chống HIV/AIDS

- Thực hiện tốt việc tổng hợp số liệu từ các tuyến cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS, đặc biệt triển khai hướng dẫn cho đội ngũ tuyên truyền viên đồng đẳng về kỹ năng ghi chép và báo cáo số liệu can thiệp tại cộng đồng;

- Thiết lập hệ thống báo cáo số liệu chương trình phòng, chống HIV/AIDS từ tuyến dưới lên tuyến trên và cơ chế báo cáo ngang giữa các đơn vị cùng cấp. Quy định cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm tổng hợp số liệu cuối cùng ở mỗi cấp để báo cáo lên cấp trên;

- Tiến tới mở rộng sử dụng phần mềm báo cáo trực tuyến, triển khai ứng dụng tại tuyến cung cấp dịch vụ, từng bước điện tử hóa báo cáo thay thế báo cáo bằng giấy, hướng dẫn cho cán bộ thu thập số liệu các cấp sử dụng thành thạo phần mềm báo cáo trực tuyến;

- Định kỳ 6 tháng tất cả các tuyến được kiểm tra chất lượng số liệu hoạt động chương trình;

- Triển khai các hoạt động giám sát hỗ trợ thu thập số liệu ở các tuyến;

- Thường xuyên tổ chức rà soát, đối chiếu chéo giữa các loại số liệu và đánh giá chất lượng số liệu;

- Triển khai các hoạt động kiểm tra số liệu hỗ trợ giữa các tuyến.

3.2. Phát triển thông tin chiến lược

- Đảm bảo có số liệu ước tính quần thể các nhóm dễ bị cảm nhiễm và được cập nhật 2 năm/1 lần;

- Ước tính và dự báo tình hình dịch HIV/AIDS định kỳ 2 năm 1 lần;

- Triển khai thu thập số liệu theo giới để hỗ trợ đánh giá về bình đẳng giới trong phòng, chống HIV/AIDS.

3.3. Giám sát hỗ trợ đảm bảo chất lượng và tiến độ các hoạt động tại các tuyến

- Triển khai hoạt động và thu thập, tổng hợp, báo cáo số liệu tại các tuyến trên địa bàn tỉnh;

- Định kỳ tổ chức các đoàn công tác giám sát hỗ trợ chuyên môn, kỹ thuật nâng cao chất lượng hoạt động công tác PC HIV/AIDS tại các tuyến cung cấp dịch vụ.

4. Chia sẻ và sử dụng hiệu quả các thông tin nhằm phục vụ cho công tác phòng, chống HIV/AIDS.

- Tổ chức hội nghị định kỳ hoặc đột xuất để đánh giá các hoạt động chương trình và tăng nhận thức về tình hình dịch HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh;

- Thực hiện báo cáo và đánh giá về thực hiện hoạt động phòng, chống HIV/AIDS theo định kỳ;

- Cung cấp thông tin cho các cơ quan thông tin đại chúng trong điều kiện cho phép;

- Rà soát, đối chiếu, so sánh số liệu từ các nguồn khác nhau để sử dụng cho lập kế hoạch và đánh giá tác động.

5. Các hoạt động quản lý chất lượng xét nghiệm

5.1. Quản lý tổ chức mạng lưới xét nghiệm HIV trên toàn tỉnh

- Củng cố và kiện toàn mạng lưới xét nghiệm HIV đến năm 2020 nhằm đáp ứng được việc cung cấp xét nghiệm phục vụ công tác giám sát, chẩn đoán hỗ trợ theo dõi điều trị từ tỉnh đến huyện;

- 100% cơ sở y tế tuyến huyện triển khai được kỹ thuật xét nghiệm phát hiện HIV đơn giản;

- Phấn đấu 75% cơ sở có triển khai điều trị ARV có xét nghiệm đếm tế bào T-CD4 vào năm 2020;

- Thực hiện tốt các văn bản quy phạm pháp luật, các hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật cho việc triển khai hoạt động xét nghiệm chủ động giám sát dịch; xét nghiệm bắt buộc; xét nghiệm tự nguyện; xét nghiệm dự phòng cộng đồng và dự phòng trong cơ sở y tế; xét nghiệm hỗ trợ theo dõi điều trị và theo dõi kháng thuốc.

5.2. Nâng cao nhân lực cho hoạt động xét nghiệm

- Tích cực tham gia các khoá đào tạo nâng cao về xét nghiệm HIV: đào tạo hướng dẫn về các kỹ thuật xét nghiệm, quản lý đảm bảo chất lượng, an toàn sinh học phòng xét nghiệm, quản lý thông tin, lập kế hoạch triển khai hoạt động xét nghiệm và cải thiện chất lượng dịch vụ, kết nối dịch vụ và các hoạt động pháp lý có liên quan;

- Định kỳ khảo sát đánh giá nhu cầu đào tạo mới, đào tạo lại cho đội ngũ cán bộ thực hiện xét nghiệm ở các tuyến.

5.3. Quản lý sử dụng trang thiết bị xét nghiệm HIV

Tổ chức thực hiện tốt việc quản lý, sử dụng và bảo dưỡng bảo trì trang thiết bị xét nghiệm theo quy định.

5.4. Quản lý sử dụng sinh phẩm, hóa chất, vật tư tiêu hao

- Đảm bảo việc sử dụng sinh phẩm, hoá chất, vật tư tiêu hao theo đúng hướng dẫn;

- Phối hợp với các đơn vị có liên quan theo dõi, giám sát quản lý đảm bảo việc sử dụng sinh phẩm, hóa chất xét nghiệm HIV có chất lượng.

5.5. Kiểm soát hoạt động xét nghiệm HIV

- Triển khai thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát hoạt động xét nghiệm trên địa bàn tỉnh;

- Hướng dẫn các cơ sở xét nghiệm tổ chức thực hiện quản lý đảm bảo chất lượng tiến tới việc đạt chuẩn ISO về xét nghiệm.

5.7. Quản lý thông tin hệ thống phòng xét nghiệm

- Thực hiện công nghệ hóa việc quản lý thông tin phòng xét nghiệm, kết nối thông tin trong hệ thống thông tin y tế;

- Kiểm tra, đối chiếu số liệu định kỳ thông tin phòng xét nghiệm nhằm đảm bảo việc cung cấp số liệu chính xác cho việc lập kế hoạch.

5.8. Quản lý tài liệu và hướng dẫn có liên quan đến hoạt động xét nghiệm

Thường xuyên cập nhật các hướng dẫn danh mục tài liệu và lưu trữ các văn bản báo cáo có liên quan đến hoạt động xét nghiệm HIV bao gồm: các báo cáo hiệu chuẩn trang thiết bị, báo cáo kết quả xét nghiệm, biểu đồ kiểm soát nhiệt độ, kết quả kiểm soát chất lượng...

5.9. Quản lý phát hiện và khắc phục các sự cố phát sinh

- Theo dõi và khắc phục tình trạng ảnh hưởng chất lượng xét nghiệm hàng loạt như lỗi sinh phẩm, lỗi quy trình, lỗi trang thiết bị theo quy định;

- Theo dõi, giám sát chặt chẽ phản hồi liên tục việc phát hiện và khắc phục các tồn tại trong quá trình triển khai hoạt động xét nghiệm.

5.10. Cải thiện quá trình.

- Tổ chức thực hiện thu thập số liệu định kỳ các chỉ số nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ và theo dõi, giám sát phát hiện các sự cố phát sinh trong quá trình thực hiện kỹ thuật xét nghiệm bao gồm: lỗi phát sinh do sinh phẩm; do trang thiết bị; do quy trình kỹ thuật...

- Trao đổi và phản hồi thông tin định kỳ qua hệ thống báo cáo định kỳ ở các tuyến.

5.11. Đảm bảo việc cung cấp các dịch vụ xét nghiệm chính xác kịp thời.

- Xây dựng kế hoạch, dự trù kinh phí cho hoạt động xét nghiệm định kỳ hàng năm phù hợp và có cơ sở khoa học, đảm bảo việc cung cấp sinh phẩm có chất lượng, đảm bảo việc hiệu chỉnh và bảo dưỡng bảo trì định kỳ trang thiết bị;

- Bố trí nhân lực hợp lý;

- Tính tới việc xã hội hóa các chi phí xét nghiệm phát hiện, xét nghiệm hỗ trợ việc theo dõi điều trị HIV/AIDS.

5.12. Đảm bảo an toàn phòng xét nghiệm

Phối hợp với các đơn vị và tổ chức thực hiện, kiểm tra giám sát đảm bảo an toàn sinh học phòng xét nghiệm theo quy định./.

 

Phụ lục 7: ƯỚC TÍNH KINH PHÍ

TT

Thời gian

Kinh phí (triệu đồng)

Đề án 1: Dự phòng lây nhiễm HIV

Đề án 2: Đề án chăm sóc, hỗ trợ, điều trị toàn diện HIV/AIDS.

Đề án 3: Đề án tăng cường năng lực hệ thống HIV/AIDS

Đề án 4: Đề án giám sát dịch tễ học HIV/AIDS, theo dõi và đánh giá chương trình phòng, chống HIV/AIDS

Tổng cộng

1

Giai đoạn 1 (2013 – 2015)

9433

8377

4664

11475

33949

 

2013

1.420

1.456

884

1.195

4.955

 

2014

3.816

3.296

1.800

4.900

13.812

 

2015

4.197

3.625

1.980

5.380

15.182

2

Giai đoạn 2 (2016-2020)

27.866

22.061

12.454

33.114

95.495

 

2016

4.617

3.870

2.160

5.917

16.564

 

2017

5.024

4.123

2.301

6.194

17.642

 

2018

5.526

4.313

2.520

6.835

19.194

 

2019

6.079

4.709

2.643

6.963

20.394

 

2020

6.620

5.046

2.830

7.205

21.701

 

Tổng cộng

37299

30438

17118

44589

129.444

* Nguồn kinh phí: Kinh phí triển khai Đề án được huy động từ các nguồn sau:

- Nguồn từ Chương trình Quốc gia Phòng, chống HIV/AIDS; 64.722 triệu đồng (chiếm 50% tổng kinh phí);

- Nguồn từ các chương trình/dự án quốc tế (Dự án Life-Gap; Dự án Quỹ toàn cầu…): 25.888,8 triệu đồng (chiếm 20% tổng kinh phí);

- Nguồn kinh phí xã hội hóa các nguồn hợp pháp khác: 12.944,4 triệu đồng (chiếm 10% tổng kinh phí);

- Nguồn ngân sách tỉnh: 25.888,8 triệu đồng (chiếm 20% tổng kinh phí). Đây là nguồn kinh phí đối ứng hàng năm của tỉnh cho các hoạt động theo lộ trình.

 

Phụ lục 8: KHUNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

TT

Nội dung hoạt động

Thời gian

Địa điểm

Đơn vị thực hiện

Đơn vị phối hợp

Kinh phí (Triệu đồng)

Dự kiến kết quả

Bắt đầu

Kết thúc

A

Đề án 1: Dự phòng lây nhiễm HIV

 

 

 

 

 

37.299

 

I

Giai đoạn 1: Từ 2013 – 2015

 

 

 

 

 

9.433

 

1

Thông tin, giáo dục, truyền thông thay đổi hành vi phòng, chống HIV/AIDS:

 

 

 

 

 

3342

 

 

Truyền thông cho người dân trong độ tuổi 15 đến 49 thông qua các hình thức (truyền thông trực tiếp, truyền thông đại chúng, truyền thông lưu động, hội thi, tổ chức chiến dịch truyền thông nhân các sự kiện tháng lây truyền Hiv từ mẹ sang con, tháng hành động quốc gia PC HIV, tờ rơi, pano...)

2013

2015

Tỉnh Bắc Ninh

Ngành Y tế

Các Sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh

 

65% trở lên người dân trong độ tuổi 15 đến 49 có hiểu biết đúng về dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS và phản đối những quan niệm sai lầm phổ biến về lây nhiễm HIV/AIDS.

2

Phối hợp liên ngành và huy động cộng đồng phòng, chống HIV/AIDS

 

 

 

 

 

1.885

 

 

Ban hành văn bản chỉ đạo, kế hoạch, bố trí ngân sách hàng năm về công tác phòng, chống HIV/AIDS.

2013

2015

Tỉnh Bắc Ninh

Ngành Y tế

Các Sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh

 

100% các Sở, ban, ngành, đoàn thể và UBND các cấp có ban hành văn bản chỉ đạo, kế hoạch, bố trí ngân sách hàng năm về công tác phòng, chống HIV/AIDS;

 

Thực hiện tổ chức truyền thông phòng, chống HIV/AIDS theo hướng dẫn của Bộ Thông tin, Truyền thông và Bộ Y tế;

2013

2015

Tỉnh Bắc Ninh

Ngành Y tế

Các Sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh

 

100% các cơ quan thông tin đại chúng từ tỉnh đến cơ sở thực hiện tổ chức truyền thông phòng, chống HIV/AIDS theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Y tế;

 

Triển khai Chương trình phối hợp số 32/CTrPH-MTTW-BYT-BVHTTDL của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Y tế và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Chương trình phối hợp số 24/CTPH-MTTQ-SYT-SVHTTDL của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Sở Y tế và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh về việc Đẩy mạnh phong trào “Toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư” giai đoạn 2013 – 2020 và Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá tại cộng đồng dân cư, đưa tiêu chí phòng, chống HIV/AIDS vào hương ước bình xét làng văn hoá hàng năm của các cấp;

2013

2015

Tỉnh Bắc Ninh

Ngành Y tế

Các Sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh

 

Đến năm 2015, 100% xã, phường, thị trấn và khu dân cư triển khai phong trào.

 

Xây dựng, phát triển và duy trì các câu lạc bộ, nhóm đồng đẳng và các loại hình hoạt động phòng, chống HIV/AIDS khác.

2013

2015

Tỉnh Bắc Ninh

Ngành Y tế

Các Sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh, các nhóm đồng đẳng

 

Đảm bảo 85% số người nhiễm HIV (quản lý được) tham gia sinh hoạt trong các câu lạc bộ, nhóm đồng đẳng…

3

Can thiệp giảm tác hại

 

 

 

 

 

4.206

 

3.1

Can thiệp cho nhóm người nghiện chích ma túy

 

 

 

 

 

 

 

 

Hướng dẫn kỹ năng, cách sử dụng BKT sạch, bao cao su, tài liệu truyền thông thay đổi hành vi dự phòng lây nhiễm HIV cho nhóm người nghiện chích ma túy thông qua các hình thức: tập huấn, truyền thông đại chúng, trực tiếp...

2013

2015

Tỉnh Bắc Ninh

Ngành Y tế

Các Sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh

 

Giảm tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma tuý xuống dưới 15%

 

Cung cấp bơm kim tiêm, bao cao su, tài liệu truyền thông… thông qua các mô hình như: nhân viên tiếp cận cộng đồng, cộng tác viên, nhà thuốc, các cơ sở y tế, cơ sở lưu trú, cơ sở dịch vụ giải trí, điểm phát bơm kim tiêm cố định, hộp bơm kim tiêm cố định...để triển khai chương trình can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV.

2013

2015

Tỉnh Bắc Ninh

Ngành Y tế

Các Sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh

 

 

Triển khai hoạt động khám và điều trị các nhiểm khuẩn lây truyền qua đường tình dục cho nhóm dễ bị cảm nhiễm, nhóm người dễ bị tổn thương như vợ hoặc chồng của người nghiện chích ma túy;

2013

2015

Tỉnh Bắc Ninh

Ngành Y tế

Các Sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh

 

 

Triển khai tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện trong trại giam, trại tạm giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng, các cơ sở bảo trợ xã hội, trung tâm chữa bệnh giáo dục lao động xã hội và lồng ghép các cơ sở y tế hiện có trên địa bàn tỉnh

2013

2015

Tỉnh Bắc Ninh

Ngành Y tế

Các Sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh

 

 

Xây dựng kế hoạch trình Sở Y tế, UBND tỉnh, Bộ Y tế phê duyệt đề án điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone. Triển khai điểm một cơ sở tại Thành phố Bắc Ninh do Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS quản lý thực hiện, điều trị cho 250 đến 300 người nghiện.

2013

2015

Tỉnh Bắc Ninh

Ngành Y tế

Các Sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh

 

Giảm tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma tuý xuống dưới 15%

3.2

Can thiệp cho nhóm người bán dâm

Giảm tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm người bán dâm xuống dưới 5%.

 

Hướng dẫn kỹ năng, cách sử dụng BKT sạch, bao cao su, tài liệu truyền thông thay đổi hành vi dự phòng lây nhiễm HIV cho nhóm người nghiện chích ma túy thông qua các hình thức: tập huấn, truyền thông đại chúng, trực tiếp...

2013

2015

Tỉnh Bắc Ninh

Ngành Y tế

Các Sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh

 

 

Cung cấp bơm kim tiêm, bao cao su, tài liệu truyền thông… thông qua các mô hình như: nhân viên tiếp cận cộng đồng, cộng tác viên, nhà thuốc, các cơ sở y tế, cơ sở lưu trú, cơ sở dịch vụ giải trí, điểm phát bơm kim tiêm cố định, hộp bơm kim tiêm cố định...để triển khai chương trình can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV.

2013

2015

Tỉnh Bắc Ninh

Ngành Y tế

Các Sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh

 

 

Lồng ghép khám và điều trị các nhiểm khuẩn lây truyền qua đường tình dục với khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên các cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí, công nhân tại các khu công nghiệp;

2013

2015

Tỉnh Bắc Ninh

Ngành Y tế

Các Sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh

 

 

Triển khai tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện trong trại giam, trại tạm giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng, các cơ sở bảo trợ xã hội, trung tâm chữa bệnh giáo dục lao động xã hội và lồng ghép các cơ sở y tế hiện có trên địa bàn tỉnh

2013

2015

Tỉnh Bắc Ninh

Ngành Y tế

Các Sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh

 

II

Giai đoạn 2: Từ 2016 – 2020

 

 

 

 

 

27.866

 

1

Thông tin, giáo dục, truyền thông thay đổi hành vi phòng, chống HIV/AIDS:

 

 

 

 

 

10.196

 

 

Đa dạng hóa các loại hình truyền thông cho người dân trong độ tuổi 15 đến 49 (truyền thông trực tiếp, truyền thông đại chúng, truyền thông lưu động, hội thi, tổ chức chiến dịch truyền thông nhân các sự kiện tháng lây truyền Hiv từ mẹ sang con, tháng hành động quốc gia PC HIV, tờ rơi, pano...)

2016

2020

Tỉnh Bắc Ninh

Ngành Y tế

Các Sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh

 

85% trở lên người dân trong độ tuổi 15 đến 49 có hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDS vào năm 2020.

85% trở lên người dân không kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV lên vào năm 2020;

90% người dân trong độ tuổi 15-49 trở lên có quan hệ tình dục nhiều hơn 1 bạn tình trong một năm sử dụng bao cao su lần quan hệ tình dục gần nhất.

2

Phối hợp liên ngành và huy động cộng đồng phòng, chống HIV/AIDS

 

 

 

 

 

5.525

 

 

Tiếp tục ban hành văn bản chỉ đạo, kế hoạch, bố trí ngân sách hàng năm về công tác phòng, chống HIV/AIDS.

2016

2020

Tỉnh Bắc Ninh

Ngành Y tế

Các Sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh

 

100% các Sở, ban, ngành, đoàn thể và ủy ban nhân dân các cấp có ban hành văn bản chỉ đạo, kế hoạch, bố trí ngân sách hàng năm về công tác phòng, chống HIV/AIDS;

 

Tiếp tục thực hiện tổ chức truyền thông phòng, chống HIV/AIDS theo hướng dẫn của Bộ Thông tin, Truyền thông và Bộ Y tế;

2016

2020

Tỉnh Bắc Ninh

Ngành Y tế

Các Sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh

 

100% các cơ quan thông tin đại chúng từ tỉnh đến cơ sở thực hiện tổ chức truyền thông phòng, chống HIV/AIDS theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Y tế;

 

Tiếp tục triển khai và đẩy mạnh chương trình phối hợp số 32/CTrPH-MTTW-BYT-BVHTTDL của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Y tế và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Chương trình phối hợp số 24/CTPH-MTTQ-SYT-SVHTTDL của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Sở Y tế và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh về việc Đẩy mạnh phong trào “Toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư” giai đoạn 2013 – 2020 và Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá tại cộng đồng dân cư, đưa tiêu chí phòng, chống HIV/AIDS vào hương ước bình xét làng văn hoá hàng năm của các cấp;

2016

2020

Tỉnh Bắc Ninh

Ngành Y tế

Các Sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh, các nhóm đồng đẳng

 

100% xã, phường, thị trấn và khu dân cư triển khai phong trào.

 

Tiếp tục duy trì và phát triển các câu lạc bộ, nhóm đồng đẳng và các loại hình hoạt động phòng, chống HIV/AIDS khác.

2016

2020

Tỉnh Bắc Ninh

Ngành Y tế

Các Sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh, các nhóm đồng đẳng

 

85% số người nhiễm HIV (quản lý được) tham gia sinh hoạt trong các câu lạc bộ, nhóm đồng đẳng và các loại hình hoạt động phòng, chống HIV/AIDS khác

3

Can thiệp giảm tác hại

 

 

 

 

 

12.145

 

3.1

Can thiệp cho nhóm người nghiện chích ma túy

 

 

 

 

 

 

 

 

Tiếp tục hướng dẫn kỹ năng, cách sử dụng BKT sạch, bao cao su, tài liệu truyền thông thay đổi hành vi dự phòng lây nhiễm HIV cho nhóm người nghiện chích ma túy thông qua các hình thức: tập huấn, truyền thông đại chúng, trực tiếp...

2016

2020

Tỉnh Bắc Ninh

Ngành Y tế

Các Sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh

 

85% trở lên người nghiện chích ma túy được tiếp cận với với các chương trình bơm kim tiêm vào năm 2020;

 

Duy trì và mở rộng hoạt động khám và điều trị các nhiểm khuẩn lây truyền qua đường tình dục cho nhóm dễ bị cảm nhiễm, nhóm người dễ bị tổn thương như vợ hoặc chồng của người nghiện chích ma túy;

2016

2020

Tỉnh Bắc Ninh

Ngành Y tế

Các Sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh

 

 

Tiếp tục cung cấp bơm kim tiêm, bao cao su, tài liệu truyền thông… thông qua các mô hình như: nhân viên tiếp cận cộng đồng, cộng tác viên, nhà thuốc, các cơ sở y tế, cơ sở lưu trú, cơ sở dịch vụ giải trí, điểm phát bơm kim tiêm cố định, hộp bơm kim tiêm cố định...để triển khai chương trình can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV.

2016

2020

Tỉnh Bắc Ninh

Ngành Y tế

Các Sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh

 

90% trở lên người nghiện chích ma túy sử dụng dụng cụ tiêm chích sạch trong lần tiêm chích gần nhất đến năm 2020;

 

Tiếp tục triển khai tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện trong trại giam, trại tạm giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng, các cơ sở bảo trợ xã hội, trung tâm chữa bệnh giáo dục lao động xã hội và lồng ghép các cơ sở y tế hiện có trên địa bàn tỉnh

2016

2020

Tỉnh Bắc Ninh

Ngành Y tế

Các Sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh

 

85% trở lên người nghiện chích ma túy một năm được xét nghiệm HIV và biết kết quả xét nghiệm HIV trong vòng vào năm 2020;

 

Duy trì cơ sở điều trị đã có và mở rộng cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone căn cứ vào nhu cầu thực tế trên cơ sở số người đã được tiếp cận điều trị và cơ sở nơi cư trú.

2016

2020

Tỉnh Bắc Ninh

Ngành Y tế

Các Sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh

 

Khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm người nghiện chích ma túy đạt dưới 15% đến năm 2020.

3.2

Can thiệp cho nhóm người bán dâm

Khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm phụ nữ bán dâm đạt dưới 3% đến năm 2020.

 

Tiếp tục hướng dẫn kỹ năng, cách sử dụng BKT sạch, bao cao su, tài liệu truyền thông thay đổi hành vi dự phòng lây nhiễm HIV cho nhóm người nghiện chích ma túy thông qua các hình thức: tập huấn, truyền thông đại chúng, trực tiếp...

2016

2020

Tỉnh Bắc Ninh

Ngành Y tế

Các Sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh

 

85% trở lên người bán dâm được tiếp cận với các chương trình dự phòng HIV vào năm 2020;

 

Tiếp tục cung cấp bơm kim tiêm, bao cao su, tài liệu truyền thông… thông qua các mô hình như: nhân viên tiếp cận cộng đồng, cộng tác viên, nhà thuốc, các cơ sở y tế, cơ sở lưu trú, cơ sở dịch vụ giải trí, điểm phát bơm kim tiêm cố định, hộp bơm kim tiêm cố định...để triển khai chương trình can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV.

2016

2020

Tỉnh Bắc Ninh

Ngành Y tế

Các Sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh

 

90% trở lên người bán dâm sử dụng bao cao su với người mua dâm trong lần quan hệ tình dục gần nhất vào năm 2020;

 

Lồng ghép khám và điều trị các nhiểm khuẩn lây truyền qua đường tình dục với khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên các cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí, công nhân tại các khu công nghiệp;

2016

2020

Tỉnh Bắc Ninh

Ngành Y tế

Các Sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh

 

 

Triển khai tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện trong trại giam, trại tạm giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng, các cơ sở bảo trợ xã hội, trung tâm chữa bệnh giáo dục lao động xã hội và lồng ghép các cơ sở y tế hiện có trên địa bàn tỉnh

2016

2020

Tỉnh Bắc Ninh

Ngành Y tế

Các Sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh

 

85% trở lên người bán dâm được xét nghiệm HIV và biết kết quả xét nghiệm HIV trong vòng một năm vào năm 2020;

 

TT

Nội dung hoạt động

Thời gian

Địa điểm

Đơn vị thực hiện

Đơn vị phối hợp

Kinh phí (Triệu đồng)

Dự kiến kết quả

Bắt đầu

Kết thúc

B

Đề án 2: Chăm sóc, hỗ trợ điều trị toàn diện HIV/AIDS

 

 

 

 

 

30.438

 

1

Giai đoạn 1: Từ 2013 - 2015

 

 

 

 

 

8.377

 

 

Củng cố, duy trì và mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ chăm sóc và hỗ trợ điều trị toàn diện HIV/AIDS

2013

2015

TT PC HIV/ AIDS tỉnh

BVĐK tỉnh, BVĐK Quế võ

Các cơ sở y tế đóng trên địa bàn tỉnh

 

75% người nhiễm HIV trở lên trên tổng số người nhiễm HIV đủ tiêu chuẩn điều trị vào năm 2015 được điều trị thuốc kháng HIV. Duy trì tỷ lệ người nhiễm HIV tiếp tục điều trị ARV sau 12 tháng đạt ít nhất 75% vào năm 2015.

 

Lồng ghép cung cấp dịch vụ điều trị HIV/AIDS vào hệ thống y tế sẵn có, đặc biệt hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu tại tuyến y tế cơ sở:

2013

2015

TT PC HIV/ AIDS tỉnh

BVĐK tỉnh, BVĐK Quế võ

Các cơ sở y tế đóng trên địa bàn tỉnh

 

 

Triển khai các hoạt động thông tin, truyền thông về lợi ích của chăm sóc và điều trị HIV/AIDS sớm, tập trung vào nhóm quần thể dễ nhiễm HIV

2013

2015

TT PC HIV/ AIDS tỉnh

BVĐK tỉnh, BVĐK Quế võ

Các cơ sở y tế đóng trên địa bàn tỉnh

 

 

Thực hiện các biện pháp chuyển tiếp thành công giữa các cơ sở xét nghiệm khẳng định HIV dương tính với cơ sở điều trị HIV/AIDS.

2013

2015

TT PC HIV/ AIDS tỉnh

BVĐK tỉnh, BVĐK Quế võ

Các cơ sở y tế đóng trên địa bàn tỉnh

 

 

Triển khai chăm sóc, điều trị cho người nhiễm HIV đang được quản lý tại trung tâm 05, 06, trại tạm giam. Khi người nhiễm HIV/AIDS hết thời gian quản lý tại trại được chuyển tiếp về các địa phương quản lý và tiếp tục điều trị không để tình trạng gián đoạn điều trị thuốc ARV.

2013

2015

TT PC HIV/ AIDS tỉnh

BVĐK tỉnh, BVĐK Quế võ

Các cơ sở y tế đóng trên địa bàn tỉnh

 

 

Xây dựng quy trình phối hợp giữa các dịch vụ chăm sóc và điều trị HIV/AIDS với các can thiệp dự phòng, giảm hại tại tuyến y tế cơ sở để tăng cường phát hiện người nhiễm HIV trong quần thể dễ nhiễm HIV được tiếp cận sớm với dịch vụ dự phòng, chăm sóc và hỗ trợ điều trị HIV/AIDS toàn diện.

2013

2015

TT PC HIV/ AIDS tỉnh

TTYT Tiên du, Quế võ, Gia bình, BVLao - BP

Các cơ sở y tế đóng trên địa bàn tỉnh

 

80% trở lên người nhiễm HIV mắc bệnh Lao được điều trị đồng thời ARV và điều trị lao vào năm 2015.

 

Tiếp tục triển khai thực hiện tư vấn, xét nghiệm HIV cho PNMT lồng ghép vào lịch khám thai định kỳ hàng tháng của các trạm y tế xã, phường, thị trấn trong tỉnh nhằm phát hiện sớm PNMT bị nhiễm HIV để quản lý, chăm sóc, điều trị kịp thời dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.

2013

2015

TTPC HIV/ AIDS tỉnh

BVĐK tỉnh, BVĐK Quế võ

Trung tâm y tế các huyện thị

 

90% trở lên PNMT nhiễm HIV và con của họ được dự phòng sớm bằng thuốc ARV vào năm 2015;

 

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác tư vấn, xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai và quản lý, chăm sóc 100% số phụ nữ mang thai bị nhiễm HIV trước, trong, sau sinh và trẻ sinh ra từ mẹ bị nhiễm HIV. Thực hiện quản lý ca bệnh phụ nữ mang thai nhiễm HIV và con của họ thông qua hệ thống y tế tuyến y tế cơ sở và mạng lưới y tế thôn.

2013

2015

TTPC HIV/ AIDS tỉnh Bắc Ninh

BVĐK tỉnh, BVĐK Quế võ

Trung tâm Y tế các huyện, thị

 

80% trở lên trẻ sinh từ mẹ nhiễm HIV được chăm sóc và quản lý cho đến khi khẳng định tình trạng nhiễm HIV lên vào năm 2015.

 

Các cơ sở y tế tuyến cơ sở thực hiện cung cấp dịch vụ dự phòng, chăm sóc và hỗ trợ điều trị HIV/AIDS toàn diện. Các cơ sở y tế tuyến huyện thực hiện điều trị bằng thuốc ARV khi có từ 50 người nhiễm HIV còn sống trở lên; Đối với những huyện có người nhiễm HIV thấp thực hiện theo mô hình liên huyện nhằm đảm bảo người nhiễm HIV/AIDS được tiếp cận với các dịch vụ dễ dàng.

2013

2015

Tỉnh Bắc Ninh

Trung tâm y tế các huyện thị

Các Sở, ban, ngành có liên quan

 

75% trở lên người nhiễm HIV được chăm sóc và hỗ trợ điều trị tại cộng đồng vào năm 2015.

 

Triển khai điều trị và điều trị dự phòng bệnh nhiễm trùng cơ hội, tư vấn, theo dõi hỗ trợ điều trị HIV/AIDS, bao gồm cấp phát thuốc ARV được lồng ghép với chăm sóc sức khỏe ban đầu tại tuyến xã, phường, đặc biệt tại các huyện có tình hình dịch HIV cao và trung bình.

2013

2015

TT PC HIV/ AIDS tỉnh

BVĐK tỉnh, BVĐK Quế Võ

Các cơ sở y tế đóng trên địa bàn tỉnh

 

2

Giai đoàn 2: Từ 2016 – 2020:

 

 

 

 

 

22.061

 

 

Củng cố, duy trì và mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ chăm sóc và hỗ trợ điều trị toàn diện HIV/AIDS

2016

2020

TT PC HIV/ AIDS tỉnh

BVĐK tỉnh, BVĐK Quế Võ

Các cơ sở y tế đóng trên địa bàn tỉnh

 

80% trở lên người nhiễm HIV trên tổng số người nhiễm HIV đủ tiêu chuẩn điều trị được điều trị thuốc kháng HIV vào năm 2020. Duy trì tỷ lệ người nhiễm HIV tiếp tục điều trị ARV sau 12 tháng đạt ít nhất 80% vào năm 2020.

 

Lồng ghép cung cấp dịch vụ điều trị HIV/AIDS vào hệ thống y tế sẵn có, đặc biệt hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu tại tuyến y tế cơ sở:

2016

2020

TT PC HIV/ AIDS tỉnh

BVĐK tỉnh, BVĐK Quế Võ

Các cơ sở y tế đóng trên địa bàn tỉnh

 

 

Triển khai các hoạt động thông tin, truyền thông về lợi ích của chăm sóc và điều trị HIV/AIDS sớm, tập trung vào nhóm quần thể dễ nhiễm HIV

2016

2020

TT PC HIV/ AIDS tỉnh

BVĐK tỉnh, BVĐK Quế Võ

Các cơ sở y tế đóng trên địa bàn tỉnh

 

 

Thực hiện các biện pháp chuyển tiếp thành công giữa các cơ sở xét nghiệm khẳng định HIV dương tính với cơ sở điều trị HIV/AIDS.

2016

2020

TT PC HIV/ AIDS tỉnh

BVĐK tỉnh, BVĐK Quế Võ

Các cơ sở y tế đóng trên địa bàn tỉnh

 

 

Triển khai chăm sóc, điều trị cho người nhiễm HIV đang được quản lý tại trung tâm 05, 06, trại tạm giam. Khi người nhiễm HIV/AIDS hết thời gian quản lý tại trại được chuyển tiếp về các địa phương quản lý và tiếp tục điều trị không để tình trạng gián đoạn điều trị thuốc ARV.

2016

2020

TT PC HIV/ AIDS tỉnh

BVĐK tỉnh, BVĐK Quế Võ

Các cơ sở y tế đóng trên địa bàn tỉnh

 

 

Xây dựng quy trình phối hợp giữa các dịch vụ chăm sóc và điều trị HIV/AIDS với các can thiệp dự phòng, giảm hại tại tuyến y tế cơ sở để tăng cường phát hiện người nhiễm HIV trong quần thể dễ nhiễm HIV được tiếp cận sớm với dịch vụ dự phòng, chăm sóc và hỗ trợ điều trị HIV/AIDS toàn diện.

2016

2020

TT PC HIV/ AIDS tỉnh

TTYT: Tiên du, Quế võ, Gia bình; BV Lao phổi tỉnh

Các cơ sở y tế đóng trên địa bàn tỉnh

 

90% trở lên người nhiễm HIV mắc bệnh Lao được điều trị đồng thời ARV và điều trị lao vào năm 2020.

 

Tiếp tục triển khai thực hiện tư vấn, xét nghiệm HIV cho PNMT lồng ghép vào lịch khám thai định kỳ hàng tháng của các trạm y tế xã, phường, thị trấn trong tỉnh nhằm phát hiện sớm PNMT bị nhiễm HIV để quản lý, chăm sóc, điều trị kịp thời dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.

2016

2020

TT PC HIV/ AIDS tỉnh

BVĐK tỉnh, BVĐK Quế Võ

Trung tâm y tế các huyện thị

 

95% trở lên PNMT nhiễm HIV và con của họ được dự phòng sớm bằng thuốc ARV vào năm 2020;

 

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác tư vấn, xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai và quản lý, chăm sóc 100% số phụ nữ mang thai bị nhiễm HIV trước, trong, sau sinh và trẻ sinh ra từ mẹ bị nhiễm HIV. Thực hiện quản lý ca bệnh phụ nữ mang thai nhiễm HIV và con của họ thông qua hệ thống y tế tuyến y tế cơ sở và mạng lưới y tế thôn.

2016

2020

TT PC HIV/ AIDS tỉnh

BVĐK tỉnh, BVĐK Quế Võ

Trung tâm y tế các huyện thị

 

90% trở lên trẻ sinh từ mẹ nhiễm HIV được chăm sóc và quản lý cho đến khi khẳng định tình trạng nhiễm HIV vào năm 2020.

 

Các cơ sở y tế tuyến cơ sở thực hiện cung cấp dịch vụ dự phòng, chăm sóc và hỗ trợ điều trị HIV/AIDS toàn diện. Các cơ sở y tế tuyến huyện thực hiện điều trị bằng thuốc ARV khi có từ 50 người nhiễm HIV còn sống trở lên; Đối với những huyện có người nhiễm HIV thấp thực hiện theo mô hình liên huyện nhằm đảm bảo người nhiễm HIV/AIDS được tiếp cận với các dịch vụ dễ dàng.

2016

2020

Tỉnh Bắc Ninh

Trung tâm Y tế các huyện, thị

Các Sở, ban, ngành có liên quan

 

80% trở lên người nhiễm HIV được chăm sóc và hỗ trợ điều trị tại cộng đồng vào năm 2020.

 

Triển khai điều trị và điều trị dự phòng bệnh nhiễm trùng cơ hội, tư vấn, theo dõi hỗ trợ điều trị HIV/AIDS, bao gồm cấp phát thuốc ARV được lồng ghép với chăm sóc sức khỏe ban đầu tại tuyến xã, phường, đặc biệt tại các huyện có tình hình dịch HIV cao và trung bình.

2016

2020

Tỉnh Bắc Ninh

Trung tâm Y tế các huyện, thị

Các Sở, ban, ngành có liên quan

 

.

 

TT

Nội dung hoạt động

Thời gian

Địa điểm

Đơn vị thực hiện

Đơn vị phối hợp

Kinh phí (Triệu đồng)

Dự kiến kết quả

Bắt đầu

Kết thúc

C

Đề án 3: Tăng cường năng lực hệ thống phòng, chống HIV/AIDS

 

 

 

 

 

17.118

 

1.

Giai đoạn 1: Từ 2013 – 2015:

 

 

 

 

 

4.664

 

 

Tăng cường năng lực cho BCĐ PC HIV/AIDS và PC TNMT, MD các cấp, cơ quan đầu mối về PC HIV/AIDS từ tỉnh đến huyện, xã thông qua các hình thức tập huấn, giao ban, tham quan học tập kinh nghiệm, hội thảo

2013

2015

Tỉnh Bắc Ninh

Ngành Y tế

Các Sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh

 

75% trở lên các đơn vị tham gia công tác PC HIV/AIDS từ tỉnh đến cơ sở được nâng cao năng lực tổ chức, điều hành.

2013

2015

Tỉnh Bắc Ninh

Ngành Y tế

Các Sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh

 

70% trở lên cán bộ quản lý chương trình làm việc trong hệ thống phòng, chống HIV/AIDS tại tuyến tỉnh có trình độ đại học và sau đại học, theo các chuyên ngành phù hợp

2013

2015

Tỉnh Bắc Ninh

Ngành Y tế

Các Sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh

 

75% trở lên cán bộ làm việc trong lĩnh vực PC HIV/AIDS từ tỉnh đến cơ sở được đào tạo và tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ theo chương trình, tài liệu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

 

Đảm bảo nguồn lực tài chính đáp ứng được các mục tiêu của chiến lược thông qua các hình thức hội nghị vận động, hội thảo, giao ban...

2013

2015

Tỉnh Bắc Ninh

Ngành Y tế

Các Sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh

 

70% trở lên các sở, ban, ngành đoàn thể tham gia hoạt động Phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh có đầu tư ngân sách hợp lý cho công tác phòng, chống HIV/AIDS

2013

2015

Tỉnh Bắc Ninh

Ngành Y tế

Các Sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh

 

Tỉnh được đầu tư ngân sách hợp lý cho công tác PC HIV/AIDS, 55% cấp huyện trở lên, 35% cấp xã trở lên được đầu tư ngân sách hợp lý cho công tác PC HIV/AIDS

2013

2015

Tỉnh Bắc Ninh

Ngành Y tế

VP BCĐ PC HIV/AISD

 

55% trở lên người nhiễm HIV/AIDS có thẻ bảo hiểm y tế

2013

2015

Tỉnh Bắc Ninh

Ngành Y tế

Các Sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh

 

Đảm bảo tỷ lệ tăng kinh phí phòng, chống HIV/AIDS thông qua Chương trình Mục tiêu quốc gia phòng, chống HIV/AIDS tối thiểu 15% trở lên mỗi năm.

 

Củng cố năng lực cung ứng thuốc ARV, sinh phẩm, vật tư và trang thiết bị và đầu tư cơ sở hạ tầng của hệ thống thông qua các hình thức tập huấn...

 

2013

2015

Tỉnh Bắc Ninh

Ngành Y tế

Các Sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh

 

Tỉnh có đủ năng lực tổ chức hệ thống cung ứng thuốc, sinh phẩm, vật tư và trang thiết bị cho PC HIV/AIDS theo hệ thống tiêu chuẩn chất lượng.

2013

2015

Tỉnh Bắc Ninh

Ngành Y tế

Các Sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh

 

75% trở lên cơ sở xét nghiệm và cung cấp dịch vụ phục vụ cho công tác phòng, chống HIV/AIDS có đủ trang thiết bị theo quy định

2013

2015

Tỉnh Bắc Ninh

Ngành Y tế

Các Sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh

 

TTPCHIV/AIDS tỉnh, 55% trở lên các ĐV PC HIV/AIDS tuyến huyện và 35% tuyến xã có cơ sở hạ tầng đạt theo chuẩn QG

2

Giai đoạn 2: Từ 2016 – 2020

 

 

 

 

 

12.454

 

 

Tăng cường năng lực cho BCĐ PC HIV/AIDS và PC TNMT, MD các cấp, cơ quan đầu mối về PC HIV/AIDS từ tỉnh đến huyện, xã thông qua các hình thức tập huấn, giao ban, tham quan học tập kinh nghiệm, hội thảo...

2016

2020

Tỉnh Bắc Ninh

Ngành Y tế

Các Sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh

 

Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh đạt chuẩn quốc gia theo quy định của Bộ Y tế.

2016

2020

Tỉnh Bắc Ninh

Ngành Y tế

Các Sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh

 

80% trở lên cán bộ quản lý chương trình làm việc trong hệ thống phòng, chống HIV/AIDS tại tuyến tỉnh có trình độ đại học và sau đại học, theo các chuyên ngành phù hợp.

2016

2020

Tỉnh Bắc Ninh

Ngành Y tế

Các Sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh

 

100% cán bộ làm việc trong lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS từ tỉnh đến cơ sở được đào tạo liên tục và được tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ theo chương trình, tài liệu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

 

Đảm bảo nguồn lực tài chính đáp ứng được các mục tiêu của chiến lược thông qua các hình thức hội nghị vận động, hội thảo, giao ban...

2016

2020

Tỉnh Bắc Ninh

Ngành Y tế

Các Sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh

 

100% các sở, ban, ngành đoàn thể tham gia hoạt động PC HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh có đầu tư ngân sách hợp lý cho công tác phòng, chống HIV/AIDS.

2016

2020

Tỉnh Bắc Ninh

Ngành Y tế

Các Sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh

 

Tỉnh được đầu tư ngân sách hợp lý cho công tác phòng, chống HIV/AIDS, 75% trở lên cấp huyện, 55% trở lên cấp xã được đầu tư ngân sách hợp lý cho công tác phòng, chống HIV/AIDS.

2016

2020

Tỉnh Bắc Ninh

Ngành Y tế

Các Sở, ban, ngành, đoàn thể

 

85% trở lên người nhiễm HIV/AIDS có thẻ bảo hiểm y tế.

 

2016

2020

Tỉnh Bắc Ninh

Ngành Y tế

Các Sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh

 

Đảm bảo tỷ lệ tăng kinh phí phòng, chống HIV/AIDS thông qua Chương trình Mục tiêu quốc gia phòng, chống HIV/AIDS tối thiểu 20% trở lên mỗi năm

 

TT

Nội dung hoạt động

Thời gian

Địa điểm

Đơn vị thực hiện

Đơn vị phối hợp

Kinh phí (Triệu đồng)

Dự kiến kết quả

Bắt đầu

Kết thúc

D

Đề án 4: Giám sát dịch HIV/AIDS, theo dõi và đánh giá chương trình phòng, chống HIV/AIDS

 

 

 

 

 

44.589

 

1

Giai đoạn 1 : 2013 - 2015

 

 

 

 

 

11.475

 

a

Giám sát dịch HIV/AIDS/STI

 

 

 

 

 

2876

Quản lý được 85% người nhiễm HIV trong cộng đồng

 

 

Tiếp tục củng cố chất lượng giám sát phát hiện HIV/AIDS, định kỳ rà soát số liệu người nhiễm HIV/AIDS.

2013

2015

Tỉnh Bắc Ninh

Ngành Y tế

Các Ban ngành khác

 

 

Triển khai các hoạt động giám sát phát hiện HIV/AIDS/STI theo đúng hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y Tế.

2013

2015

Tỉnh Bắc Ninh

Ngành Y tế

Các Ban ngành khác

 

 

Thực hiện công tác giám sát hỗ trợ định kỳ về công tác giám sát phát hiện HIV/AIDS.

2013

2015

Tỉnh Bắc Ninh

Ngành Y tế

Các Ban ngành khác

 

 

Tăng cường các hoạt động giám sát chủ động nhằm phát hiện sớm người nhiễm HIV/STI.

2013

2015

Tỉnh Bắc Ninh

Ngành Y tế

Các Ban ngành khác

 

 

Triển khai các hoạt động thu thập thống kê người nhiễm HIV tại các dịch vụ tư vấn xét nghiệm tự nguyện, xét nghiệm HIV do cán bộ y tế đề xuất.

2013

2015

Tỉnh Bắc Ninh

Ngành Y tế

Các Ban ngành khác

 

100% số huyện, thị xã và thành phố có số liệu để đánh giá tình hình dịch HIV/AIDS của địa phương

 

Triển khai ứng dụng quản lý người nhiễm HIV đến tất cả tuyến huyện

2013

2015

Tỉnh BN

Ngành Y tế

Ban, ngành khác

 

b

Theo dõi và đánh giá chương trình

 

 

 

 

 

3.605

 

 

Hoạt động thu thập số liệu và báo cáo hoạt động chương trình phòng, chống HIV/AIDS

2013

2015

Tỉnh BN

Ngành Y tế

Các Ban ngành khác

 

100% các chỉ số được đo lường đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng.

 

Thiết lập hệ thống báo cáo số liệu chương trình phòng, chống HIV/AIDS từ tuyến dưới lên tuyến trên và cơ chế báo cáo ngang giữa các đơn vị cùng cấp. Quy định cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm tổng hợp số liệu cuối cùng ở mỗi cấp để báo cáo lên cấp trên.

2013

2015

Tỉnh Bắc Ninh

Ngành Y tế

Các Ban ngành khác

 

 

Tiến tới mở rộng sử dụng phần mềm báo cáo trực tuyến, triển khai ứng dụng tại tuyến cung cấp dịch vụ, từng bước điện tử hóa báo cáo thay thế báo cáo bằng giấy, hướng dẫn cho cán bộ thu thập số liệu các cấp sử dụng thành thạo phần mềm báo cáo trực tuyến.

2013

2015

Tỉnh Bắc Ninh

Ngành Y tế

Các Ban ngành khác

 

 

Triển khai các hoạt động giám sát hỗ trợ thu thập số liệu ở các tuyến.

2013

2015

Tỉnh Bắc Ninh

Ngành Y tế

Các Ban ngành khác

 

Giám sát được 100% các đơn vị cung cấp dịch vụ phòng chống HIV/AIDS

 

Triển khai các hoạt động kiểm tra số liệu hỗ trợ giữa các tuyến.

2013

2015

Tỉnh Bắc Ninh

Ngành Y tế

Các Ban ngành khác

 

 

Định kỳ 6 tháng tất cả các tuyến được kiểm tra chất lượng số liệu hoạt động chương trình.

 

 

 

 

 

 

Các huyện, thị xã và thành phố có đủ cơ sở dữ liệu đánh giá chương trình phòng, chống HIV/AIDS

 

Thường xuyên tổ chức rà soát, đối chiếu chéo giữa các loại số liệu và đánh giá chất lượng số liệu.

2013

2015

Tỉnh Bắc Ninh

Ngành Y tế

Các Ban ngành khác

 

c

Công tác xét nghiệm HIV

 

 

 

 

 

4.994

 

 

Củng cố và kiện toàn mạng lưới xét nghiệm HIV nhằm đáp ứng được việc cung cấp xét nghiệm phục vụ công tác giám sát, chẩn đoán hỗ trợ theo dõi điều trị từ tỉnh đến huyện.

2013

2015

Tỉnh Bắc Ninh

Ngành Y tế

Các Ban ngành khác

 

55% trở lên phòng xét nghiệm tuyến huyện thực hiện hoạt động xét nghiệm theo quy định quốc gia đảm bảo chất lượng

 

2013

2015

Tỉnh Bắc Ninh

Ngành Y tế

Các Ban ngành khác

 

Đảm bảo 75% trở lên phòng xét nghiệm trên địa bàn tỉnh triển khai chương trình quản lý đảm bảo chất lượng

2

Giai đoạn 2: Từ 2016-2020

 

 

 

 

 

33.114

 

a

Giám sát dịch HIV/AIDS/STI

 

 

 

 

 

15.038

 

 

Tiếp tục củng cố chất lượng giám sát phát hiện HIV/AIDS, định kỳ rà soát số liệu người nhiễm HIV/AIDS.

2016

2020

Tỉnh Bắc Ninh

Ngành Y tế

Các Ban ngành khác

 

95% người nhiễm HIV trong cộng đồng được quản lý

 

Triển khai các hoạt động giám sát phát hiện HIV/AIDS/STI theo đúng hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y Tế.

2016

2020

Tỉnh Bắc Ninh

Ngành Y tế

Các Ban ngành khác

 

 

Thực hiện công tác giám sát hỗ trợ định kỳ về công tác giám sát phát hiện HIV/AIDS.

2016

2020

Tỉnh Bắc Ninh

Ngành Y tế

Các Ban ngành khác

 

 

Tăng cường các hoạt động giám sát chủ động nhằm phát hiện sớm người nhiễm HIV/STI.

2016

2020

Tỉnh Bắc Ninh

Ngành Y tế

Các Ban ngành khác

 

 

Triển khai các hoạt động thu thập thống kê người nhiễm HIV tại các dịch vụ tư vấn xét nghiệm tự nguyện, xét nghiệm HIV do cán bộ y tế đề xuất.

2016

2020

Tỉnh Bắc Ninh

Ngành Y tế

Các Ban ngành khác

 

Duy trì 100% số huyện, thị xã và thành phố có số liệu để đánh giá tình hình dịch HIV/AIDS của địa phương

 

Triển khai ứng dụng quản lý người nhiễm HIV đến tất cả tuyến huyện

2016

2020

Tỉnh Bắc Ninh

Ngành Y tế

Các Ban ngành khác

 

 

b

Theo dõi và đánh giá chương trình

 

 

 

 

 

8.620

 

 

Hoạt động thu thập số liệu và báo cáo hoạt động chương trình phòng, chống HIV/AIDS

2013

2015

Tỉnh Bắc Ninh

Ngành Y tế

Các Ban ngành khác

 

Đảm bảo chất lượng 100% các chỉ số được đo lường đúng tiến độ

 

 

Thiết lập hệ thống báo cáo số liệu chương trình phòng, chống HIV/AIDS từ tuyến dưới lên tuyến trên và cơ chế báo cáo ngang giữa các đơn vị cùng cấp. Quy định cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm tổng hợp số liệu cuối cùng ở mỗi cấp để báo cáo lên cấp trên.

2013

2015

Tỉnh Bắc Ninh

Ngành Y tế

Các Ban ngành khác

 

 

Tiến tới mở rộng sử dụng phần mềm báo cáo trực tuyến, triển khai ứng dụng tại tuyến cung cấp dịch vụ, từng bước điện tử hóa báo cáo thay thế báo cáo bằng giấy, hướng dẫn cho cán bộ thu thập số liệu các cấp sử dụng thành thạo phần mềm báo cáo trực tuyến.

2013

2015

Tỉnh Bắc Ninh

Ngành Y tế

Các Ban ngành khác

 

 

Triển khai các hoạt động giám sát hỗ trợ thu thập số liệu ở các tuyến.

2016

2020

Tỉnh Bắc Ninh

Ngành Y tế

Các Ban ngành khác

 

Giám sát được 100% các đơn vị cung cấp dịch vụ phòng chống HIV/AIDS

 

Triển khai các hoạt động kiểm tra số liệu hỗ trợ giữa các tuyến.

2013

2015

Tỉnh Bắc Ninh

Ngành Y tế

Các Ban ngành khác

 

 

Định kỳ 6 tháng tất cả các tuyến được kiểm tra chất lượng số liệu hoạt động chương trình.

2016

2020

Tỉnh Bắc Ninh

Ngành Y tế

Các Ban ngành khác

 

Tại tỉnh có đủ cơ sở dữ liệu đánh giá chương trình phòng, chống HIV/AIDS

 

Thường xuyên tổ chức rà soát, đối chiếu chéo giữa các loại số liệu và đánh giá chất lượng số liệu.

2016

2020

Tỉnh Bắc Ninh

Ngành Y tế

Các Ban ngành khác

 

c

Công tác xét nghiệm HIV

 

 

 

 

 

9.456

 

 

Củng cố và kiện toàn mạng lưới xét nghiệm HIV nhằm đáp ứng được việc cung cấp xét nghiệm phục vụ công tác giám sát, chẩn đoán hỗ trợ theo dõi điều trị từ tỉnh đến huyện.

2016

2020

Tỉnh Bắc Ninh

Ngành Y tế

Các Ban ngành khác

 

75% phòng xét nghiệm tuyến huyện thực hiện hoạt động xét nghiệm theo quy định

2016

2020

Tỉnh Bắc Ninh

Ngành Y tế

Các Ban ngành khác

 

Các phòng xét nghiệm trên địa bàn tỉnh triển khai chương trình quản lý đảm bảo chất lượng. Phòng xét nghiệm khẳng định HIV của Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh đạt tiêu chuẩn ISO cho phòng xét nghiệm

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

129.444

 

(Số tiền bằng chữ: Một trăm hai mươi chín tỷ bốn trăm bốn mươi bốn triệu đồng./.)

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 311/QĐ-UBND năm 2013 ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

  • Số hiệu: 311/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 23/08/2013
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Ninh
  • Người ký: Nguyễn Tử Quỳnh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 23/08/2013
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản