THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 311/2003/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 20 tháng 3 năm 2003 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thương mại,
QUYẾT ĐỊNH:
I. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC ĐẾN NĂM 2010
1. Mục tiêu và nhiệm vụ tổng quát:
Xếp sắp, mở rộng thị trường trong nước gắn với thị trường ngoài nước, bảo đảm lưu thông hàng hoá thông suốt, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của sản xuất và đời sống; đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá, nhất là nông sản, thúc đẩy phát triển sản xuất, xuất khẩu; phát huy vai trò tích cực của các mô hình thương mại tiên tiến, các loại hình thương nhân thuộc các thành phần kinh tế; tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh, an toàn và thuận lợi, góp phần thực hiện lộ trình hội nhập khu vực và thế giới, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể:
a. Duy trì nhịp độ tăng về tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ 11 - 14%/năm trong thời kỳ 2001 - 2005 và 14 - 15%/năm trong thời kỳ 2006 - 2010; phấn đấu đến năm 2010 đạt mức tăng trên 3 lần về số tuyệt đối so với hiện nay của mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ bình quân đầu người hàng năm ở khu vực nông thôn, tạo ra nhiều hàng hoá đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.
b. Chỉ số giá tiêu dùng tăng khoảng 5%/năm, từng bước hạn chế mức độ gia tăng tỷ giá cánh kéo giữa hàng công nghiệp và dịch vụ với hàng nông sản.
c. Hình thành đồng bộ hệ thống cơ chế chính sách phát triển thị trường và môi trường pháp lý thuận lợi để khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh; mở rộng mạng lưới kinh doanh của thương nhân thuộc các thành phần kinh tế, trong đó thực hiện vai trò nòng cốt và dẫn dắt thị trường của thương mại nhà nước thông qua hai tiêu thức cơ bản là: thị phần bán buôn và tỷ trọng xuất, nhập khẩu đối với những mặt hàng trọng yếu; đổi mới tổ chức và hoạt động của thương mại tập thể, khuyến khích phát triển và hướng dẫn quản lý tốt thương mại tư nhân; hình thành và phát triển kênh lưu thông theo hướng gắn lưu thông với sản xuất, hàng hoá đến với người tiêu dùng với chi phí thấp nhất; ngày càng có nhiều thương nhân đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.
d. Củng cố, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ thương mại theo hướng: tổ chức, khai thác có hiệu quả các mạng lưới chợ; đẩy mạnh và phát triển các chợ đầu mối, chợ chuyên, sàn giao dịch hàng hoá, kho dự trữ bảo quản hàng hoá nông sản để các cơ sở này trở thành nơi giao dịch, tiêu thụ sản phẩm, cung cấp vật tư, hàng hoá cho nhu cầu sản xuất và đời sống đáng tin cậy nhất; phát truển các siêu thị, trung tâm thương mại, các hình thức tổ chức thương mại điện tử, trước hết là ở thành phố, thị xã và các vùng kinh tế tập trung; xây dựng và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống thông tin thị trường và xúc tiến thương mại trong nước.
đ. Tăng cường kỷ cương, trật tự thị trường; ngăn chặn tệ nạn buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng; bảo vệ lợi ích chính đáng của người sản xuất, doanh nghiệp và người tiêu dùng.
e. Tiếp tục bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện và đồng bộ hoá hệ thống pháp luật và chính sách phát triển thương mại; đổi mới tổ chức bộ máy, cán bộ, phương thức, công cụ và cơ chế hoạt động của hệ thống quản lý nhà nước về thương mại nói chung, về thị trường trong nước nói riêng.
Phấn đấu xây dựng nền thương mại và thị trường ngày càng phát triển theo hướng công bằng, dân chủ, văn minh, hiện đại và bền vững; chuẩn bị tốt nhất các điều kiện kinh tế - xã hội của thị trường trong nước đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập với thị trường khu vực và quốc tế.
II. ĐỊNH HƯỚNG TỔ CHỨC LẠI THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC ĐẾN NĂM 2010
1. Hình thành và phát triển các kênh lưu thông hàng hoá ổn định để hàng hoá đến tiêu dùng nhanh nhất, với chi phí thấp nhất.
Đối với việc lưu thông hàng nông sản, bảo đảm tiêu thụ hầu hết sản phẩm được sản xuất ở nông thôn thông qua các hợp đồng giữa người sản xuất với doanh nghiệp, người sản xuất với hợp tác xã hoặc hợp tác xã với doanh nghiệp. Đối với việc lưu thông vật tư, hàng hoá phục vụ cho nhu cầu sản xuất và đời sống ở vùng nông thôn, ngoài việc thực hiện theo các hợp đồng tiêu thụ, trao đổi nói trên, khuyến khích và tạo điều kiện để hình thành mạng lưới các doanh nghiệp, các hợp tác xã và đại lý.
Phấn đấu đến năm 2010, về cơ bản việc mua bán, tiêu thụ sản phẩm hàng hoá được thực hiện chủ yếu thông qua phương thức mua bán theo hợp đồng; đổi mới tổ chức và hoạt động của hợp tác xã và mạng lưới đại lý mua bán, phát triển hệ thống các loại hình và cấp độ chợ để hình thành các kênh lưu thông hàng hoá hợp lý giữa nông nghiệp với công nghiệp, nông thôn với thành thị, thị trường trong nước với thị trường ngoài nước.
2. Hình thành và phát triển các mô hình thương mại phù hợp với đặc điểm, điều kiện, nhu cầu về khả năng của từng cấp độ thị trường.
a. Mô hình thương mại của thị trường cả nước: kết hợp hoạt động của các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ với việc hình thành và phát triển các tập đoàn, tổng công ty, hãng, công ty "mẹ" hoạt động đa ngành nghề hoặc chuyên doanh theo mặt hàng, nhóm hàng trong lĩnh vực thương mại (cả lưu thông trong nước và xuất nhập khẩu) với hệ thống mạng lưới phân phối - tiêu thụ rộng khắp cả nước; gắn sản xuất với chế biến, dự trữ với lưu thông hàng hoá.
b. Bên cạnh việc hình thành mô hình nêu ở tiết a:
- Tại thị trường đô thị: chú trọng phát triển siêu thị gắn với trung tâm thương mại, với sàn giao dịch hàng hoá, với chợ tập trung đầu mối và với các hình thức tổ chức thương mại điện tử quy mô vừa.
- Tại thị trường nông thôn: điều quan trọng là hình thành được mạng lưới tiêu thụ, chủ yếu là các cửa hàng, điểm mua bán để tạo hoạt động liên thông thương mại theo địa bàn, khu vực và cả nước.
Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của các hợp tác xã theo hướng chuyển sang hình thức hợp tác xã cổ phần để tập hợp được lực lượng thương mại tư nhân (cá nhân và hộ kinh doanh), các hợp tác xã dịch vụ nông thôn trở thành mạng lưới vệ tinh làm đại lý mua bán cho doanh nghiệp (tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư, hàng công nghiệp tiêu dùng).
1. Thực hiện các biện pháp cụ thể cả về xây dựng định chế lẫn biện pháp kinh tế phù hợp với từng khu vực, địa bàn và đặc điểm tiêu dùng của nhân dân địa phương để tăng cường khả năng và vai trò cung ứng, tiêu thụ (bảo đảm) vật tư, hàng hoá của các chợ, các trung tâm mua bán hàng hoá ở thị trấn, thị tứ, cụm xã, các cửa hàng, các điểm mua bán các đại lý mua bán hàng theo hướng gắn sản xuất với tiêu dùng; thực hiện một cách thuận tiện, nhanh, có hiệu quả nhất việc tiêu thụ hàng hoá của nông dân, cung cấp vật tư, hàng hoá phục vụ sản xuất, đời sống của nhân dân, trước hết là người dân sống ở nông thôn, điều tiết hoạt động của mạng lưới tiêu thụ nông sản và cung cấp vật tư, hàng hoá cho tiêu dùng ở nông thôn, tạo thế chủ động và bình ổn thị trường
2. Đổi mới tổ chức và hoạt động của các hợp tác xã thương mại - dịch vụ theo hướng: hợp tác xã mua bán ở nông thôn tổ chức theo hình thức hợp tác xã cổ phần để thực hiện dịch vụ hai đầu cho kinh tế hộ thông qua phương thức đại lý mua bán và hợp đồng hai chiều giữa một bên là nông dân (hoặc đại diện của họ là các nhóm hộ) với một bên là doanh nghiệp; đồng thời, đổi mới cơ chế góp vốn, cơ chế quản lý, cơ chế sử dụng lao động và cơ chế phân phối của hợp tác xã cho phù hợp với cơ chế thị trường.
Thực hiện các chính sách thích hợp để khuyến khích thương mại tư nhân (cá nhân và hộ kinh doanh) cùng các hợp tác xã trở thành mạng lưới đại lý tiêu thụ chủ yếu và đối tác cơ bản ký kết, thực hiện hợp đồng với doanh nghiệp trong việc tiêu thụ nông sản, cung ứng vật tư và hàng hoá tiêu dùng cho nông dân.
3. Tiếp tục phát triển phương thức đại lý để chúng thực sự trở thành cánh tay nối dài của doanh nghiệp trong việc mua nông sản và bán vật tư, hàng tiêu dùng cho nông dân. Hình thành mạng lưới đại lý của các doanh nghiệp trên cơ sở nhu cầu lưu thông hàng hoá phù hợp với đặc điểm và điều kiện của địa phương. Lực lượng chủ yếu của mạng lưới đại lý là các hợp tác xã, cá nhân, hộ kinh doanh, những người buôn chuyến, thương lái, chủ vựa, đầu nậu tham gia vào việc đảm nhận mua bán ủy thác cho doanh nghiệp.
Hoàn thiện Quy chế đại lý mua bán, làm cơ sở cho việc ký kết và thực hiện các hợp đồng đại lý theo quy định của pháp luật. Thực hiện các chính sách hỗ trợ về tín dụng, hoa hồng, bảo hiểm... và hỗ trợ kỹ thuật đối với cả hai bên giao và nhận đại lý.
4. Gắn kết việc tiêu thụ nông sản với cung ứng vật tư hàng tiêu dùng thông qua ký kết và thực hiện các hợp đồng. Hợp đồng tiêu thụ, cung ứng vật tư, hàng hoá phải thực sự trở thành cầu nối giữa doanh nghiệp với nông dân, gắn kết chặt chẽ và ổn định giữa sản xuất với lưu thông.
Trước hết, phải căn cứ quy hoạch phát triển sản xuất ở các địa phương, các vùng, nhất là các vùng sản xuất, chế biến nông sản tập trung phục vụ xuất khẩu, cùng sản xuất nguyên liệu cho công nghiệp chế biến (lúa, mía, rau xanh, trái cây, cà phê, hạt tiêu, hạt điều, ngô, lạc, bông, chè, gia súc, gia cầm và nguyên liệu giấy, nguyên liệu chế biến hàng thủ công mỹ nghệ) để thúc đẩy việc ký kết hợp đồng tiêu thụ, cung cấp vật tư, hàng hoá. Một mặt, phải áp dụng và thực hiện các chính sách hỗ trợ đầu tư (đất đai, giống, phân bón, thức ăn, thiết bị kỹ thuật, công nghệ, kết cấu hạ tầng, đào tạo và tập huấn chuyên môn,..) cho các vùng tập trung chuyên canh; mặt khác, phải áp dụng một cách linh hoạt, hợp lý các quy định về: thưởng theo kết quả thực hiện hợp đồng; tham gia thực hiện các hợp đồng xuất khẩu nông sản của Chính phủ; hộ trợ xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin, tiếp cận thị trường, cung cấp trước vốn, giống, phân bón, thức ăn, thuốc bệnh, kỹ thuật và công nghệ trồng trọt, chăn nuôi để hỗ trợ nông dân thực hiện hợp đồng, bảo đảm hài hoà lợi ích cho các bên khi thực hiện hợp đồng, bảo đảm khuyến khích doanh nghiệp và nông dân ký kết và thực hiện đúng hợp đồng
Tập trung chỉ đạo để việc ký kết và thực hiện hợp đồng tiêu thụ nông sản, cung ứng vật tư nông nghiệp và hàng công nghiệp tiêu dùng với nông dân được tiến hành một cách phổ biến và trở thành cơ sở tin cậy nhất cho cả hai bên: doanh nghiệp và các hộ nông dân, các hộ kinh tế trang trại (hoặc đại diện của họ là các nhóm hộ) hoặc thông qua các tổ, đội sản xuất, các nông trường, các hợp tác xã hoặc các thương nhân trung gian như người buôn chuyến, thương lái, đầu nậu, chủ vựa,...
Hợp đồng tiêu thụ, cung cấp vật tư, hàng hoá phải được xây dựng và hoàn thiện cả về nội dung pháp lý và nội dung kinh tế để doanh nghiệp sử dụng làm căn cứ đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, nông dân lấy đó làm cơ sở để góp vốn, mua cổ phần, liên doanh đầu tư cùng doanh nghiệp hoặc trở thành vệ tinh của doanh nghiệp, từ đó tạo căn cứ cho việc xây dựng và phát triển các tổ hợp nông - công - thương theo chế độ sở hữu hỗn hợp, thực hiện sự liên kết giữa nhà nông với nhà chế biến công nghiệp và nhà buôn, nhất thể hoá sản xuất nông nghiệp với sản xuất công nghiệp và lưu thông hàng hoá trên thị trường nông thôn.
Doanh nghiệp nhà nước phải đóng vai trò nòng cốt qua việc thực hiện cơ chế, chính sách của Nhà nước, bảo đảm lợi ích cho nông dân; đồng thời, tăng cường gỉáo dục, giác ngộ ý thức trách nhiệm pháp luật của nông dân trong việc thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng.
5. Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại, chủ yếu là mạng lưới các loại hình và cấp độ chợ. Thực hiện ngay việc quy hoạch, phát triển mạng lưới các loại hình và cấp độ chợ của từng địa phương và của cả nước từ nay đến năm 2010 theo đúng Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ với các hình thức như: Nhà nước đầu tư xây dựng chợ, các doanh nghiệp trực tiếp thực hiện việc quản lý và khai thác chợ thông qua đấu thầu; Nhà nước hỗ trợ đầu tư về mặt bằng và hạ tầng kỹ thuật hoặc Nhà nước hỗ trợ vốn đầu tư, các doanh nghiệp, cá thân và hộ kinh doanh cùng tham gia đầu tư xây dựng chợ. Để khai thác có hiệu quả chợ, việc xây dựng chúng cần được lồng ghép với các dự án và chương hình phát triển kinh tế - xã hội khác trên địa bàn.
Trong giai đoạn đầu, cần tập trung phát triển hai loại hình chợ sau:
- Chợ xã, chợ cụm xã, liên xã và chợ thị tứ, thị trấn đóng vai trò nơi khởi đầu mua buôn nông sản, kết thúc bán buôn vật tư và hàng tiêu dùng, góp phần mở rộng các quan hệ trao đổi, kích thích kinh tế hàng hoá phát triển, phục vụ sản xuất và đời sống của cư dân nông thôn trong phạm vi xã, huyện.
- Chợ tập trung đầu mối đóng vai trò nơi kết thúc mua buôn nông sản, khởi đầu bán buôn vật tư và hàng tiêu dùng, góp phần phát triển sản xuất và lưu thông hàng hoá của cả một vùng, một khu vực bao gồm nhiều huyện, nhiều tỉnh lân cận (kể cả các chợ cửa khẩu là nơi tập trung đầu mối hàng hoá xuất, nhập khẩu qua biên giới).
Đồng thời, phải xây dựng từng bước và phát triển các điểm thông tin thị trường, các kho bảo quản hàng hoá và các hình thức tổ chức thương mại điện tử, phục vụ chủ yếu cho nhu cầu của sản xuất và lưu thông hàng hoá ở nông thôn, tạo cơ sở cho việc hình thành và phát triển các trung tâm thương mại nông thôn mà nòng cốt là chợ tập trung đầu mối, kho bảo quản hàng hoá và điểm thông tin thị trường.
6. Tổ chức hệ thống thông tin thị trường từ Bộ Thương mại đến các Sở Thương mại và các doanh nghiệp. Nghiên cứu để thành lập các điểm thông tin thị trường ở các vùng chuyên canh nông sản, ở thị trường nông thôn theo khu vực (ngay bên cạnh các chợ tập trung đầu mối) với nhiệm vụ chủ yếu là cung cấp những thông tin cụ thể, thiết thực và cơ bản về tình hình thị trường trong và ngoài vùng, khu vực. Phối hợp hoạt động của các điểm thông tin thị trường này với hoạt động của các tổ chức khuyến nông, các câu lạc bộ, các hội, hiệp hội và doanh nghiệp để tác động tới định hướng đầu tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo nhu cầu thị trường, bảo đảm cho nông sản làm ra có sức cạnh tranh tốt (mẫu mã đẹp, chất lượng cao, giá thành thấp).
7. Đổi mới tổ chức và nội dung hoạt động của hiệp hội các nhà sản xuất, chế biến và lưu thông nông sản để cùng nhau nắm bắt nhu cầu của thị trường, bảo vệ lợi ích cho hội viên, bảo hiểm rủi ro và hài hoà lợi ích giữa người sản xuất và kinh doanh trên thị trường trong nước và quốc tế. Hiệp hội phải thực sự trở thành tổ chức hỗ trợ các doanh nghiệp và nông dân nâng cao trình độ sản xuất, kinh doanh, chất lượng, uy tín của hàng hoá; xây dựng, bảo vệ thương hiệu cho doanh nghiệp và hàng hoá của Việt Nam trên thị trường trong nước và thế giới.
8. Tăng cường tổ chức các hội chợ, triển lãm nhằm tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá hàng hoá, chắp nối bạn hàng và đối tác kinh doanh, thúc đẩy 1ưu thông hàng hoá và thị trường nông thôn phát triển. Kết hợp giữa hướng dẫn giáo dục tiêu dùng và kích thích gia tăng nhu cầu với chăm lo, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
9. Nâng cao hiệu lực và hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về thương mại. Tiếp tục hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về thương mại các cấp, nhất là ở địa phương. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ và năng lực các loại cán bộ đi đôi với đổi mới công tác tuyển chọn, sử dụng và quản lý cán bộ các cấp.
Định hướng hoạt động của các Sở Thương mại tập trung vào công tác quy hoạch phát triển thương mại, tổ chức thực hiện các chính sách phát triển lưu thông hàng hoá và mở rộng thị trường, cung cấp thông tin thị trường và xúc tiến thương mại. Từng bước tăng cường các công cụ, phương tiện và điều kiện vật chất cần thiết làm cơ sở kinh tế để tổ chức thực hiện các chương trình, dự án phát triển lưu thông hàng hoá và thị trường trong nước, nhất là trên địa bàn nông thôn thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của hệ thống quản lý nhà nước về thương mại từ Trung ương đến địa phương.
Tăng cường cả về lượng và chất của công tác quản lý thị trường, tập trung vào lĩnh vực đấu tranh chống hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng và hàng không bảo đảm vệ sinh, an toàn cho người tiêu dùng và môi trường sinh thái, đặc biệt là trên thị trường nông thôn. Kết hợp giữa hướng dẫn, tổ chức thực hiện với kiểm tra hoạt động của thương nhân trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về thương mại. Củng cố rrật tự thị trường đi đôi với nâng cao văn minh thương mại ở nông thôn.
Bộ Thương mại quy định cụ thể thời gian, nội dung báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Đề án đối với các cơ quan liên quan; tổng hợp, báo cáo và đề xuất với Thủ tướng Chính phủ giải pháp để thực hiện Đề án đạt hiệu quả cao.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.
| Vũ Khoan (Đã ký) |
- 1Tờ trình số 1577/TTr-BTM ngày 26/04/2002 của Bộ Thương mại về Tờ trình Quyết định phê duyệt Đề án tiếp tục tổ chức thị trường trong nước, tập trung phát triển thương mại nông thôn thời kỳ 2001-2010
- 2Công văn số 2545/TM-CSTNTN ngày 02/07/2002 của Bộ Thương mại về việc tổng hợp ý kiến xây dựng đề án tổ chức thị trường trong nước, tập trung phát triển thương mại nông thôn thời kỳ 2001-2010
- 3Nghị quyết số 01/2004/NQ-CP về một số giải pháp chủ yếu cần tập trung chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch và ngân sách nhà nước năm 2004 do Chính phủ ban hành
- 4Công văn 12153/BCT-TTTN năm 2015 triển khai Quyết định 23/QĐ-TTg giai đoạn 2016 - 2020 do Bộ Công thương ban hành
- 5Công văn 9500/VPCP-KTTH năm 2015 về báo cáo kết quả thực hiện Quyết định 23/QĐ-TTg do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 1Tờ trình số 1577/TTr-BTM ngày 26/04/2002 của Bộ Thương mại về Tờ trình Quyết định phê duyệt Đề án tiếp tục tổ chức thị trường trong nước, tập trung phát triển thương mại nông thôn thời kỳ 2001-2010
- 2Công văn số 2545/TM-CSTNTN ngày 02/07/2002 của Bộ Thương mại về việc tổng hợp ý kiến xây dựng đề án tổ chức thị trường trong nước, tập trung phát triển thương mại nông thôn thời kỳ 2001-2010
- 3Luật Tổ chức Chính phủ 2001
- 4Nghị quyết số 01/2004/NQ-CP về một số giải pháp chủ yếu cần tập trung chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch và ngân sách nhà nước năm 2004 do Chính phủ ban hành
- 5Công văn 12153/BCT-TTTN năm 2015 triển khai Quyết định 23/QĐ-TTg giai đoạn 2016 - 2020 do Bộ Công thương ban hành
- 6Công văn 9500/VPCP-KTTH năm 2015 về báo cáo kết quả thực hiện Quyết định 23/QĐ-TTg do Văn phòng Chính phủ ban hành
Quyết định 311/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tiếp tục tổ chức thị trường trong nước, tập trung phát triển thương mại nông thôn đến 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 311/2003/QĐ-TTg
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 20/03/2003
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Vũ Khoan
- Ngày công báo: 22/04/2003
- Số công báo: Số 25
- Ngày hiệu lực: 04/04/2003
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực