Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 311/2004/QĐ-UB | Cần Thơ, ngày 10 tháng 11 năm 2004 |
ỦY BAN NHÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định 41/NĐ - CP ngày 05 tháng 07 năm 1996 của Chính phủ về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Quốc phòng và Nghị định 37/1998/NĐ - CP ngày 09 tháng 06 năm 1998 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Công an;
Căn cứ Quyết định số 107/2003/QĐ - TTg ngày 02 tháng 06 năm 2003 của Chính phủ ban hành về Quy chế phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Quốc phòng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội trong tình hình mới;
Xét đề nghị của Giám đốc Công an thành phố và Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố Cần Thơ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Ban hành kèm theo quyết định này “Quy chế phối hợp giữa Công an thành phố với Bộ chỉ huy Quan sự thành phố thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội trong tình hình mới”.
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 30 ngày, kể từ ngày ký.
(Tài liệu này được quản lý theo chế độ mật)
Điều 3: Giao Giám đốc Công an, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thực hiện quyết định này.
Điều 4: Chánh Văn phòng UBND thành phố, Giám đốc Công an thành phố và các Giám đốc Sở, Thủ trưởng cơ quan Ban ngành thuộc UBND thành phố, Chủ tịch UBND các cấp chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận: | TM.UBND THÀNH PHỐ CẦN THƠ |
QUY CHẾ
PHỐI HỢP GIỮA CÔNG AN THÀNH PHỐ CẦN THƠ VỚI BỘ CHỈ HUY QUÂN SỰ THÀNH PHỐ CẦN THƠ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ BẢO VỆ AN NINH QUỐC GIA, TRẬT TỰ AN TOÀN XÃ HỘI TRONG TÌNH HÌNH MỚI
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 311/2004/QĐ-UB ngày 10 tháng 11 năm 2004 của Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ)
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Quy chế này quy định trách nhiệm phối hợp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội giữa Công an thành phố Cần Thơ với Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố Cần Thơ (sau đây viết tắt là BCH QS), nhằm thống nhất hành động, huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; Kết hợp chặt chẽ giữa an ninh với quốc phòng, giữa nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật, an toàn xã hội, với nhiệm vụ xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội.
Khi Nhà nước ban bố tình trạng khẩn cấp, lực lượng Công an thành phố và lực lượng BCHQS thành phố phải thực hiện theo pháp lệnh tình trạng khẩn cấp; Nghị định số 74/2002/NĐ-CP ngày 21/8/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh tình trạng khẩn cấp và mệnh lệnh khẩn cấp của UBND thành phố khi có tình hình đe dọa nghiêm trọng an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.
Quy chế này được áp dụng toàn lực lượng từ Công an thành phố đến Công an cấp cơ sở (Công an xã, phường); từ BCHQS thành phố đến lực lượng quân sự địa phương, dân quân tự vệ và các lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp trong toàn thành phố Cần Thơ.
1/-Mọi hoạt động phối hợp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự phải đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối về mọi mặt của cấp ủy Đảng, sự điều hành của chính quyền và sự chỉ đạo cấp trên trực tiếp của mỗi lực lượng; phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và nhân dân trong đó Công an và quân sự là lực lượng nòng cốt.
2/-Bảo đảm sự chỉ huy, chỉ đạo, điều hành tập trung, thống nhất của từng lực lượng, dựa trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Công an thành phố và BCHQS thành phố do Bộ Công an và Bộ Quốc phòng quy định. Đoàn kết thống nhất, hỗ trợ lẫn nhau thực hiện nhiệm vụ được giao, nhưng không làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ riêng và công việc nội bộ của nhau. Phải có trách nhiệm giữ bí mật về lực lượng, phương tiện, biện pháp nghiệp vụ của mỗi bên.
3/-Việc xử lý, giải quyết các vụ, việc về an ninh trật tự,an toàn xã hội phải kiên quyết, thận trọng, tích cực, chủ động, dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật hiện hành, tôn trọng các quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân.
PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM VÀ CƠ CHẾ PHỐI HỢP
Điều 4: Trao đổi thông tin, phối hợp kiểm tra, xác minh và xử lý thông tin:
1/-Công an thành phố có trách nhiệm trao đổi với BCHQS thành phố những thông tin về:
a/ Âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch và bọn tội phạm khác có liên quan đến việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của quốc phòng mà Công an thành phố nắm được.
b/ Tình hình vi phạm về pháp luật về xuất, nhập cảnh, cư trú của người nước ngoài, công dân Việt Nam có liên quan đến quốc phòng.
c/ Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại các khu vực địa bàn có các đơn vị thuộc quân đội đóng quân.
d/ Kế hoạch của các lực lượng thuộc Công an thành phố trong việc phối hợp hiệp đồng với các lực lượng thuộc BCHQS thành phố thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.
2/-Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố có trách nhiệm trao đổi với Công an thành phố những thông tin về:
a/ Âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, thông tin liên quan đến các hoạt động xâm nhập của bọn tình báo, gián điệp, phản động, tội phạm khác và các hành vi xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội mà Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố nắm được.
b/ Tình hình có liên quan đến lĩnh vực đấu tranh phòng, chống tội phạm ở các khu vực, địa bàn do lực lượng quân đội quản lý.
c/ Kế hoạch của Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố trong việc phối hợp, hiệp đồng với các lực lượng thuộc Công an thành phố thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.
3/-Việc trao đổi thông tin phải đảm bảo bí mật, kịp thời, chính xác. Trường hợp hai bên có thông tin khác nhau thì phải phối hợp xác minh, kết luận, thống nhất trước khi báo cáo lên cơ quan cấp trên của mỗi lực lượng và các cơ quan có thẩm quyền của Đảng, Nhà nước để xử lý.
4/-Việc trao đổi thông tin, giao ban giữa Công an thành phố và Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố do hai cơ quan cùng cấp tổ chức:
a/ Định kỳ giao ban do lãnh đạo cùng cấp luân phiên chủ trì theo chế độ:
+ Cấp thành phố mỗi quý 1 lần.
+ Cấp quận, huyện, mỗi tháng 1 lần.
b/ Khi có nhiệm vụ đột xuất hoặc tình huống phức tạp, cấp bách, các cấp phải thông báo ngay cho nhau bằng hình thức như: Giao ban trực tiếp hoặc điện thoại, gởi văn bản và có thể tổ chức kíp trực liên ngành để phối hợp trong công tác bảo vệ an ninh, nắm tình hình chung.
Điều 5: Phối hợp trong công tác vận động toàn dân bảo vệ ANTQ:
1/- Đối với lực lượng Công an thành phố: Tham mưu cho Cấp ủy Đảng, Chính quyền các cấp chỉ đạo và phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể vận động quần chúng tham gia xây dựng nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân; tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức cảnh giác cách mạng cho cán bộ, công chức và nhân dân; hướng dẫn các cơ quan, tổ chức xã hội và công dân làm tròn nghĩa vụ bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; làm trong sạch địa bàn, xây dựng cơ quan, đơn vị an toàn về an ninh trật tự; xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc; góp phần xây dựng củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở; xây dựng xã phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị an toàn về mọi mặt; phát hiện và đấu tranh phòng, chống làm thất bại các âm mưu, hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch và bọn tội phạm khác.
2/- Đối với lực lượng Quân sự thành phố: Tham mưu cho Cấp ủy Đảng, Chính quyền các cấp chỉ đạo và phối hợp với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, địa phương vận động quần chúng tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân; giáo dục nhân dân ý thức thức quốc phòng toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội để bảo vệ tổ quốc. Phối hợp trong việc thực hiện kế hoạch tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân nâng cao cảnh giác cách mạng; góp phần củng cố cơ sở chính trị ở các xã, phường, thị trấn nhằm chủ động phòng ngừa phát hiện và đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch và bọn tội phạm khác.
3/- Công an thành phố và BCHQS thành phố làm nòng cốt trong các phong trào bảo vệ ANTQ tại cơ sở, nhất là những địa bàn trọng điểm, đặc biệt vùng tập trung đồng bào các tôn giáo và dân tộc Khmer.
1/- Khi xảy ra tranh chấp, khiếu kiện tập trung đông người, bao vây, đập phá, xâm phạm tài sản của các cơ quan Đảng, Nhà nước, Quân đội, Công an…hoặc hành hung cán bộ, chống người thi hành công vụ, đưa ra những yêu sách mang tính chất phản động, chống đối, có nguy cơ bùng nổ thành cuộc bạo loạn, gây phức tạp tình hình làm cho tổ chức đảng, chính quyền cơ sở mất hiệu lực lãnh đạo, quản lý, điều hành, gây hoang mang trong nhân dân ảnh hưởng đến an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội của địa phương, ảnh hưởng đến kế hoạch xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội địa phương thì:
a/ Lực lượng Công an thành phố có trách nhiệm:
Chủ trì phối hợp với lực lượng quân sự và các ban, ngành, đoàn thể có liên quan, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của cấp ủy đảng, sự chỉ đạo, điều hành của chính quyền địa phương, tập trung vận động giáo dục, thuyết phục quần chúng thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật; kết hợp các quy định về quản lý hành chính, các biện pháp nghiệp vụ để nhanh chóng ổn định tình hình, ngăn chặn không để diễn biến phức tạp, lan rộng, hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả xấu có thể xảy ra.
b/ Lực lượng quân sự thành phố có trách nhiệm:
Sử dụng lực lượng thích hợp (chủ yếu là bộ đội địa phương, dân quân tự vệ) tham gia tuyên truyền, vận động quần chúng và phối hợp với lực lượng Công an triển khai bảo vệ trụ sở các cơ quan đảng, chính quyền và các mục tiêu quan trọng khác theo phương án, kế hoạch chung.
2/- Khi kẻ địch có các hoạt động phá hoại, khủng bố, bắt cóc con tin hoặc kích động một bộ phận quần chúng biểu tình, kết hợp với sử dụng lực lượng phản động tại chỗ có vũ trang để tiến hành các vụ bạo loạn trong phạm vi thành phố, quận, huyện mà nhà nước chưa ban bố tình trạng khẩn cấp thì, Giám đốc Công an thành phố, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Quân sự thành phố căn cứ vào diễn biến tình hình cụ thể tham mưu cho Bí thư, Chủ tịch thành phố quyết định thành lập Sở chỉ huy để thống nhất trực tiếp chỉ huy, điều hành, thành phần chiếu theo quy định tại khoản 2 điều 5 Quyết định 107 của Thủ tướng Chính phủ.Vị trí Sở chỉ huy do Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Cần Thơ quyết định. Trong tình huống này, thì:
a/ Lực lượng Công an thành phố có trách nhiệm:
- Chủ trì phối hợp với lực lượng quân sự thành phố, tăng cường tuần tra canh gác, kiểm tra, kiểm soát, chốt chặn trên các trục, nút giao thông xung yếu; phong toả, bao vây chia cắt lực lượng khủng bố, biểu tình, bạo loạn; bảo vệ các mục tiêu chính trị, quân sự, kinh tế quan trọng...
- Nếu tình hình tiếp tục diễn biến phức tạp và khẩn cấp thì tham mưu Thành ủy, UBND thành phố báo cáo Bộ Công an, Bộ Chính trị, Chủ Tịch nước, Chủ Tịch Quốc hội, Thủ Tướng Chính phủ để quyết định áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm lập lại trật tự, ổn định tình hình; Giám đốc Công an thành phố báo cáo Bộ Công an để quyết định áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm lập lại trật tự, ổn định tình hình.
- Chủ trì phối hợp với lực lượng quân sự thành phố dưới sự chỉ đạo của Sở Chỉ huy thống nhất nhanh chóng tổ chức trấn áp các lực lượng khủng bố, bạo loạn, bắt cóc con tin, truy bắt những tên chỉ huy, cầm đầu cốt cán, hoặc đối tượng quá khích gây hậu quả nghiêm trọng để ổn định tình hình.
b/- Lực lượng quân sự thành phố có trách nhiệm:
- Sử dụng các lực lượng quân sự địa phương, dân quân tự vệ phối hợp với lực lượng Công an thành phố bảo vệ các mục tiêu trọng yếu; bắt giữ, tiêu diệt bọn chỉ huy cầm đầu và lực lượng phản động có vũ trang; chốt chặn trên các trục, nút giao thông xung yếu, làm công tác tuyên truyền vận động quần chúng, đồng thời hỗ trợ lực lượng Công an khi có các yêu cầu cần thiết.
Khi có tình huống phức tạp khẩn cấp mà lực lượng tại chỗ không đủ sức giải quyết thì báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Bộ Tư lệnh quân khu 9 và Bộ Quốc phòng.
3/- Khi xuất hiện lực lượng vũ trang của địch can thiệp từ bên ngoài nhằm hỗ trợ cho bọn phản động tại chỗ, thì:
a/ Lực lượng quân sự thành phố có trách nhiệm:
- Triển khai lực lượng bảo vệ các mục tiêu được phân công; tăng cường lực lượng trinh sát, quân báo nắm chắc tình hình hoạt động của địch, tổ chức việc thông báo, báo động cho lực lượng và nhân dân biết và có kế hoạch tác chiến ngăn chặn.
- Triển khai lực lượng phòng không nhân dân rộng khắp theo kế hoạch, phối hợp hiệp đồng chặt chẽ với lực lượng phòng không của Quân khu 9 kịp thời phát hiện và đánh trả máy bay thấp, tên lửa hành trình của địch.
- Kết hợp với lực lượng Công an thành phố và các lực lượng của cấp trên đứng chân trên địa bàn thành phố kịp thời tổ chức chiến đấu ngăn chặn, chia cắt, bao vây, tiến công tiêu diệt lực lượng địch từ xa, không để chúng can thiệp, liên kết được với lực lượng bạo loạn bên trong hoặc chiếm giữ các mục tiêu, địa bàn quan trọng.
- Thực hiện nhiệm vụ động viên theo quy định của pháp luật.
b/ Lực lượng Công an thành phố có nhiệm vụ:
- Phối hợp chặt chẽ với lực lượng quân sự kịp thời bắt giữ, tiêu diệt lực lượng vũ trang tại chỗ của bọn phản động. Trấn áp lực lượng bạo loạn, truy bắt, khai thác đối tượng bắt được.
- Tổ chức bảo vệ an toàn các mục tiêu quan trọng đã được xác định và phối hợp với lực lượng quân sự đánh “khôi phục” lại mục tiêu bị mất.
- Tham gia khắc phục hậu quả và giữ vững ANCT, trật tự an toàn xã hội ở địa phương.
Điều 7: Phối hợp trong đấu tranh phòng, chống tội phạm:
1/- Lực lượng Công an thành phố có nhiệm vụ:
- Chủ trì phối hợp với lực lượng quân sự thành phố và các cơ quan, tổ chức hữu quan khác trong việc lập kế hoạch, tổ chức đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm.
- Tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác tội phạm và tiến hành các hoạt động điều tra đối với các loại tội phạm do các cơ quan có thẩm quyền của lực lượng quân sự chuyển giao.
- Phối hợp lực lượng quân sự điều tra tội phạm trong quân nhân có liên quan đối tượng ngoài xã hội.
2/- Lực lượng quân sự thành phố có trách nhiệm:
- Phối hợp với lực lượng Công an thành phố nắm tình hình tội phạm trong địa bàn do quân đội phụ trách; chủ động phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hoạt động phạm tội; tiến hành điều tra tội phạm có liên quan đến quốc phòng thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
- Chuyển giao cho Công an xử lý các vụ, việc có liên quan đến tội phạm không thuộc chức năng của lực lượng quân đội.
- Cung cấp các thông tin, tài liệu có liên quan đến hoạt động của tội phạm mà lực lượng Quân đội nắm được để phục vụ công tác điều tra theo yêu cầu của lực lượng Công an.
Điều 8: Phối hợp trong công tác bảo vệ chính trị nội bộ Đảng, Chính quyền và lực lượng vũ trang:
1/- Phối hợp nắm tình hình, phát hiện và vô hiệu hóa âm mưu, thủ đoạn hoạt động xâm nhập phá hoại của địch vào nội bộ các cơ quan của đảng, Chính quyền và các lực lượng vũ trang.
2/- Phối hợp công tác tuyển quân, tuyển sinh và tuyển người vào phục vụ trong quân đội nhân dân, Công an nhân dân và động viên quốc phòng đảm bảo tiêu chuẩn chính trị, không để kẻ địch, phần tử xấu móc nối vào nội bộ các lực lượng vũ trang để hoạt động phá hoại.
3/- Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, giữa hai lực lượng Công an thành phố và BCHQS thành phố nếu có những vấn đề phát sinh chưa thống nhất, mâu thuẫn mất đoàn kết hoặc một số CBCS gây rối trật tự công cộng thì lãnh đạo đơn vị của hai lực lượng phải kịp thời giải quyết xử lý, không để kẻ xấu kích động phá hoại nội bộ lực lượng vũ trang.
4/- Phối hợp phòng, chống lộ lọt bí mật nhà nước; bảo vệ các cơ quan của Đảng, Chính quyền, các mục tiêu, công trình kinh tế, văn hóa quan trọng; hệ thống kho tàng, sân bay, bến cảng thuộc quốc phòng, an ninh quản lý...
Điều 9: Phối hợp quản lý nhà nước về an ninh, trật tự:
1/- Công an thành phố có trách nhiệm:
- Chủ trì phối hợp với lực lượng Quân sự thành phố tham mưu các cấp ủy đảng, chính quyền tổ chức triển khai thực hiện các văn bản có liên quan đến công tác bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.
- Chủ trì phối hợp Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố và các cơ quan hữu quan khác thực hiện việc quản lý nhà nước trong hoạt động xuất nhập cảnh đối với người nước ngoài và công dân Việt Nam theo quy định của pháp luật.
- Quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, chất cháy, chất nổ, chất độc, chất phóng xạ đối với cá nhân, tổ chức theo quy định của pháp luật.
Chủ trì phối hợp với BCHQS thành phố trong công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự an toàn xã hội đối với các nghề kinh doanh dịch vụ có điều kiện và một số cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ do quân đội quản lý.
- Phối hợp với lực lượng quân sự thành phố và các lực lượng khác tổ chức khắc phục hậu quả cháy, nổ, thảm họa thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn.
- Phối hợp với lực lượng quân sự thành phố kiểm soát phương tiện giao thông của quốc phòng theo yêu cầu của cơ quan quân sự cấp có thẩm quyền.
2/- Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố có trách nhiệm:
- Chủ trì phối hợp lực lượng Công an thành phố, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, chất cháy, chất nổ, chất độc, chất phóng xạ sử dụng vào mục đích quân sự do quốc phòng quản lý; xây dựng các phương án phòng, chống cháy, nổ trong các đơn vị quân đội.
Phối hợp với lực lượng Công an thành phố làm nhiệm vụ giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phát hiện thu giữ các loại vũ khí quân dụng tàng trữ bất hợp pháp. Hỗ trợ lực lượng, phương tiện chuyên dùng khi có đề nghị của lực lượng Công an thành phố để truy bắt tội phạm, chống cháy, nổ.
Điều 10: Phối hợp trong công tác huấn luyện, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ và tổ chức diễn tập:
1/- Theo đề nghị của BCHQS thành phố với khả năng cho phép, Công an thành phố huấn luyện đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ Công an cho cán bộ chiến sĩ chuyên ngành của quân đội.
2/- Theo đề nghị của Công an thành phố, với khả năng cho phép, BCHQS thành phố đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ quân sự; hướng dẫn sử dụng trang thiết bị, vũ khí quân dụng, tháo gỡ bom, mìn.
3/- Công an thành phố chủ trì, tổ chức luyện tập lực lượng, các cuộc diễn tập phương án phòng, chống khủng bố, biểu tình, bạo loạn, bắt cóc con tin, có sự phối hợp của lực lượng quân sự thành phố và các ban ngành, đoàn thể ở địa phương.
4/- Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố chủ trì, tổ chức luyện tập lực lượng và diễn tập theo phương án xử lý các tình huống khi có sự can thiệp vũ trang của địch từ bên ngoài vào hỗ trợ lực lượng phản động trong nội địa gây bạo loạn, lật đỗ chính quyền.
Điều 11: Khen thưởng và xử lý kỷ luật:
- Công an thành phố và BCHQS thành phố thường xuyên theo dõi nắm tình hình hoạt động của các lực lượng thuộc quyền và phối hợp các sở, ban, ngành, địa phương đề xuất UBND thành phố khen thưởng kịp thời những tổ chức và cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào bảo vệ ANTQ. Đồng thời kiến nghị các cấp có hình thức xử lý những cá nhân, tổ chức thực hiện không đúng theo các quy định của quy chế này.
Điều 12: Trách nhiệm của Công an thành phố và BCHQS thành phố:
Công an thành phố, BCHQS thành phố chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc và tổ chức triển khai cho lực lượng thuộc quyền thực hiện. Đồng thời hướng dẫn các sở, ban, ngành cùng thực hiện quy chế này. Định kỳ sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm báo cáo về Bộ Công an, Quân khu 9, UBND thành phố để chỉ đạo.
Điều 13: Trách nhiệm của các cơ quan, ban, ngành và chính quyền các cấp:
Thủ trưởng các cơ quan, ban, ngành, Chủ tịch UBND các cấp có trách nhiệm phối hợp với Công an thành phố và BCHQS thành phố Cần Thơ tổ chức triển khai và thường xuyên thanh tra, kiểm tra, chỉ đạo kịp thời các cán bộ, nhân viên thuộc quyền thực hiện tốt Quy chế này./.
- 1Quyết định 164/2013/QĐ-UBND quy chế phối hợp giữa Vườn Quốc gia Ba Bể, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn và Sở Văn hóa Thể thao Du lịch trong quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học do tỉnh Bắc Kạn ban hành
- 2Quyết định 1251/QĐ-UBND năm 2013 Quy chế phối hợp giữa lực lượng kiểm lâm, công an, quân sự, bộ đội biên phòng, ngành văn hóa - thể thao và du lịch, Ủy ban nhân dân huyện Lộc Ninh trong công tác bảo vệ rừng tại Khu di tích Căn cứ quân ủy Bộ chỉ huy Miền - Tà Thiết do tỉnh Bình Phước ban hành
- 3Quyết định 1833/QĐ-UBND năm 2014 công bố bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật không còn phù hợp và hết hiệu lực do Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành
- 4Quyết định 535/QĐ-UBND năm 2019 công bố hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của thành phố Cần Thơ trong kỳ hệ thống hóa 05 năm (2014-2018)
- 1Quyết định 1833/QĐ-UBND năm 2014 công bố bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật không còn phù hợp và hết hiệu lực do Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành
- 2Quyết định 535/QĐ-UBND năm 2019 công bố hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của thành phố Cần Thơ trong kỳ hệ thống hóa 05 năm (2014-2018)
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Nghị định 41/CP năm 1996 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Quốc phòng do Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 164/2013/QĐ-UBND quy chế phối hợp giữa Vườn Quốc gia Ba Bể, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn và Sở Văn hóa Thể thao Du lịch trong quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học do tỉnh Bắc Kạn ban hành
- 4Quyết định 1251/QĐ-UBND năm 2013 Quy chế phối hợp giữa lực lượng kiểm lâm, công an, quân sự, bộ đội biên phòng, ngành văn hóa - thể thao và du lịch, Ủy ban nhân dân huyện Lộc Ninh trong công tác bảo vệ rừng tại Khu di tích Căn cứ quân ủy Bộ chỉ huy Miền - Tà Thiết do tỉnh Bình Phước ban hành
Quyết định 311/2004/QĐ-UB về Quy chế phối hợp giữa Công an thành phố với Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội trong tình hình mới do thành phố Cần Thơ ban hành
- Số hiệu: 311/2004/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 10/11/2004
- Nơi ban hành: Thành phố Cần Thơ
- Người ký: Võ Thanh Tòng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 10/12/2004
- Ngày hết hiệu lực: 10/07/2014
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra