- 1Luật thuế Sử dụng Đất Nông nghiệp 1993
- 2Luật Đất đai 2003
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Nghị định 181/2004/NĐ-CP thi hành Luật Đất đai
- 5Nghị định 197/2004/NĐ-CP về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
- 6Thông tư 116/2004/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 197/2004/NĐ-CP về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất do Bộ Tài chính ban hành
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 31/2005/QĐ-UB | Tam Kỳ, ngày 28 tháng 4 năm 2005 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
Căn cứ Luật tổ chức HĐND & UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Đất đai năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai;
Căn cứ Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
Căn cứ Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
Theo đề nghị của Sở Tài chính tại tờ trình số 338/STC-GCS ngày 04/3/2005 về ban hành Quyết định "Bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Nam để thay thế Quyết định số 71/2002/QĐ-UB ngày 05/12/2002 của UBND tỉnh, ý kiến của Sở Tư pháp tại công văn số 22/TP-VBTT ngày 05/4/2005,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 71/2002/QĐ-UB ngày 05/12/2002 của UBND tỉnh và Quyết định số 704/QĐ-UB ngày 25/02/2003, Quyết định số 3954/QĐ-UB ngày 12/9/2003 của UBND tỉnh về việc điều chỉnh, bổ sung Quyết định 71/2002/QĐ-UB ngày 05/12/2003; các quy định trước đây trái với quyết định này đều bị bãi bỏ.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, Ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, các cơ quan đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: | TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM |
QUY ĐỊNH
VỀ VIỆC BỒI THƯỜNG, GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 31/2005/QĐ-UB ngày 28 tháng 4 năm 2005 của UBND tỉnh Quảng Nam)
Chương I
1. Quy định này được áp dụng để thực hiện việc bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, mục đích phát triển kinh tế quy định tại Điều 36 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, cụ thể:
1.1. Đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng trong những trường hợp sau:
a. Sử dụng cho mục đích quốc phòng, an ninh;
b. Sử dụng đất để xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất;
c. Sử dụng đất để xây dựng trụ sở của tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao;
d. Sử dụng đất để xây dựng các công trình công cộng không nhằm mục đích kinh doanh;
đ. Sử dụng đất để chỉnh trang, phát triển khu đô thị và khu dân cư nông thôn;
e. Sử dụng đất để phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng;
g. Sử dụng đất cho các cơ sở tôn giáo;
h. Sử dụng đất làm nghĩa trang, nghĩa địa.
1.2. Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế trong các trường sau:
a. Sử dụng đất để đầu tư xây dựng khu công nghiệp quy định tại Điều 90 của Luật Đất đai, khu công nghệ cao quy định tại Điều 91 của Luật Đất đai; khu kinh tế quy định tại Điều 92 của Luật đất đai;
b. Sử dụng đất để thực hiện các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh, dịch vụ, du lịch thuộc nhóm A theo quy định của pháp luật về đầu tư đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt hoặc cho phép đầu tư mà dự án đó không thể đầu tư trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế;
c. Sử dụng đất để thực hiện dự án có một trăm phần trăm (100%) vốn đầu tư nước ngoài đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt hoặc cho phép đầu tư mà dự án đó không thể đầu tư trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế;
d. Sử dụng đất để thực hiện các dự án đầu tư có nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).
2. Việc sử dụng đất để thực hiện các dự án đầu tư có nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), thì việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thực hiện theo khoản 2, điều 1, Chương I của Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ “về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất”.
3. Các trường hợp không thuộc phạm vi áp dụng tại Quy định này:
a. Cộng đồng dân cư xây dựng, chỉnh trang các công trình phục vụ lợi ích chung của cộng đồng bằng nguồn vốn do nhân dân đóng góp hoặc Nhà nước hỗ trợ;
b. Khi Nhà nước thu hồi đất không thuộc phạm vi quy định tại khoản 1của Điều này.
1. Tổ chức, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đang sử dụng đất bị Nhà nước thu hồi đất (sau đây gọi chung là người bị thu hồi đất) nếu có đủ điều kiện để được bồi thường đất, tài sản thì được bồi thường hoặc hỗ trợ theo quy định này.
2. Người bị thu hồi đất, bị thiệt hại tài sản gắn liền với đất bị thu hồi, được bồi thường đất, tài sản, được hỗ trợ và bố trí tái định cư theo quy định này.
3. Nhà nước khuyến khích người có đất, tài sản thuộc phạm vi thu hồi đất để sử dụng vào các mục đích quy định tại khoản 1, Điều 1 của quy định này: Tự nguyện hiến, tặng một phần hoặc toàn bộ đất, tài sản cho Nhà nước.
Điều 3. Chi trả bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
1. Nhà nước tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và giải phóng mặt bằng:
a. Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất thì tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được tính vào vốn đầu tư của dự án.
Nếu dự án thực hiện bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước thì các ngành, địa phương có liên quan phải ưu tiên bố trí kinh phí đủ để thực hiện bồi thường GPMB, hỗ trợ và tái định cư đúng thời gian quy định. Trường hợp khó khăn về vốn để thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ tái định cư thì UBND tỉnh xem xét cho phép tạm ứng vốn ngân sách nhà nước để chi trả.
b. Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất có trách nhiệm bố trí kinh phí để chi trả trước tiền bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và kinh phí cho công tác tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và được trừ vào số tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp.
Mức trừ cụ thể thực hiện theo quy định tại các Nghị định của Chính phủ về: Thu tiền sử dụng đất; Thu tiền thuê đất.
c. Tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư vào Việt Nam thì không phải trả tiền bồi thường, hỗ trợ tái định cư; trường hợp đã chi trả thì được trừ vào số tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp.
2. Chi phí bồi thường GPMB, hỗ trợ và tái định cư được xác định thành một mục riêng trong tổng vốn đầu tư của dự án.
Điều 4. Thực hiện tái định cư:
1. Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định này mà phải di chuyển chỗ ở thì được bố trí tái định cư bằng một trong các hình thức sau:
a. Bồi thường bằng nhà ở (nếu có).
b. Bồi thường bằng giao đất ở mới.
c. Bồi thường bằng tiền để tự lo chỗ ở mới.
2. Việc quy định bố trí tái định cư tại khoản 1 Điều này, chỉ được thực hiện đối với một trong các trường hợp sau đây:
a. Hộ gia đình, cá nhân phải di chuyển chỗ ở do bị thu hồi hết đất ở hoặc phần diện tích còn lại sau thu hồi thấp hơn hạn mức giao đất ở quy định tối thiểu tại địa phương (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân không có nhu cầu tái định cư).
b. Phần diện tích còn lại sau thu hồi không phù hợp quy hoạch xây dựng nhà ở của hộ gia đình, cá nhân.
c. Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ở nằm trong hành lang an toàn khi xây dựng công trình công cộng có hành lang bảo vệ an toàn, có nhu cầu di chuyển chỗ ở.
d. Các trường hợp khác do Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định theo đề nghị của UBND huyện, thị nhưng phải phù hợp với pháp luật đất đai hiện hành và theo thực tế tại địa phương.
3. Các hộ gia đình, cá nhân thuê nhà, mua nhà, nhận đất ở mới tại khu tái định cư phải trả tiền thuê nhà, tiền mua nhà, nộp tiền sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật. Giá cho thuê nhà, giá bán nhà và giá đất tại khu tái định cư thực hiện theo quy định của UBND tỉnh.
4. Tổ chức được giao nhiệm vụ quản lý khu tái định cư và bố trí tái định cư có trách nhiệm hướng dẫn và thu tiền sử dụng đất, tiền mua nhà của những người được bố trí vào khu tái định cư.
5. Tái định cư đối với các dự án đặc biệt: Đối với dự án đầu tư do Chính phủ, Quốc hội quyết định mà phải di chuyển cả một cộng đồng dân cư, làm ảnh hưởng đến toàn bộ đời sống, kinh tế, xã hội, truyền thống văn hoá của cộng đồng thì tuỳ từng trường hợp cụ thể Thủ tướng Chính phủ quyết định hoặc trình Chính phủ xem xét quyết định chính sách tái định cư đặc biệt với mức hỗ trợ cao nhất được áp dụng lµ hỗ trợ toàn bộ chi phí lập khu tái định cư mới, xây dựng nhà ở, cải tạo đồng ruộng, xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội, hỗ trợ ổn định đời sống, sản xuất và hỗ trợ khác.
Điều 5. Phạm vi bồi thường, hỗ trợ.
Bồi thường, hỗ trợ cho người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất cụ thể như sau:
1. Bồi thường hoặc hỗ trợ đối với toàn bộ diện tích đất khi Nhà nước thu hồi đất.
2. Bồi thường hoặc hỗ trợ về tài sản hiện có bao gồm: nhà, vật kiến trúc, công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật gắn liền với đất, cây trồng, con vật nuôi (thuỷ sản) và các chi phí đầu tư vào đất bị Nhà nước thu hồi.
3. Hỗ trợ di chuyển; hỗ trợ ổn định đời sống; hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp và hỗ trợ khác cho người bị thu hồi đất .
4. Ngoài phần bồi thường, hỗ trợ trong phạm vi đất bị thu hồi quy định tại điểm 1, 2, 3 nói trên, nếu trong quá trình thi công thực hiện dự án làm ảnh hưởng đến đất đai, tài sản khu vực đất liền kề thì cũng được xem xét bồi thường, hỗ trợ theo mức độ thực tế bị ảnh hưởng.
5. Hỗ trợ để ổn định sản xuất và đời sống tại khu tái định cư.
Điều 6. Nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ về đất, tài sản và chi phí đầu tư vào đất:
1. Nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ về đất:
1.1 Người bị Nhà nước thu hồi đất có đủ điều kiện quy định tại Điều 8, Chương II của quy định này thì được bồi thường; trường hợp không đủ điều kiện được bồi thường thì UBND huyện, thị đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét mức hỗ trợ cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
1.2 Người bị thu hồi đất đang sử dụng đất (theo đúng quy định của pháp luật) vào mục đích nào thì được bồi thường bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng. Nếu không có đất để bồi thường, thì được bồi thường bằng giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm có quyết định thu hồi đất.
- Trường hợp bồi thường bằng việc giao đất mới hoặc bằng nhà ở, nếu có sự chênh lệch về diện tích hoặc giá trị, thì người bị thu hồi đất được bồi thường thêm bằng tiền hoặc phải nộp thêm tiền cho phần chênh lệch đó.
- Đối với các trường hợp:
a. Người sử dụng đất nông nghiệp theo quy ®Þnh của pháp luật nhưng tự ý sử dụng đất làm đất phi nông nghiệp thì bồi thường theo giá đất nông nghiệp.
b. Người được sử dụng đất phi nông nghiệp (không phải là đất ở) nhưng tự ý sử dụng làm đất ở thì chỉ được bồi thường theo giá đất phi nông nghiệp (không phải là đất ở).
1.3 Diện tích đất được bồi thưòng, hỗ trợ là diện tích đất được xác định trên thực địa, theo thực tế đo đạc để thu hồi đất của từng người sử dụng đất.
2. Nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ tài sản:
a. Chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất (đất đủ điều kiện được bồi thường) khi Nhà nước thu hồi đất mà bị thiệt hại, thì được bồi thường. Tài sản gắn liền với đất bao gồm: Nhà, công trình xây dựng đơn chiếc; nhà, công trình xây dựng theo hệ thống trong một khuôn viên đất (bao gồm các hạng mục xây dựng phục vụ cho sản xuất, đời sống, sinh hoạt...gọi chung là nhµ, công trình) cây trồng trên đất.
b. Chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất mà đất đó thuộc đối tượng không được bồi thường thì tuỳ từng trường hợp cụ thể được xem xét bồi thường hoặc hỗ trợ tài sản.
c. Nhà ở; nhà xưởng, hệ thống máy móc, dây chuyền sản xuất có thể tháo rời và di chuyển được, thì chỉ được bồi thường các chi phí tháo dỡ, vận chuyển, lắp đặt và hao hụt, thiệt hại do tháo dỡ, vận chuyển, lắp đặt. Mức bồi thường theo thực tế phát sinh, nhưng phải phù hợp với luật pháp hiện hành và thực tế tại địa phương.
d. Nhà, công trình khác gắn liền với đất được xây dựng sau khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất công bố mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép xây dựng thì không được bồi thường bao gồm cả cây trồng trên đất.
e. Các trường hợp quy định bồi thường tại khoản 1 đến khoản 11 Điều 8 quy định này, mà người sử dụng đất được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nhưng chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật thì phải trừ đi khoản tiền phải thực hiện nghĩa vụ tài chính vào số tiền được bồi thường, hỗ trợ để hoàn trả ngân sách nhà nước. Nghĩa vụ tài chính bao gồm: tiền sử dụng đất phải nộp, tièn thuê đất đối với đất do nhà nước cho thuê, thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng các thửa đất khác của người có đất bị thu hồi(nếu có), tiền thu từ xử phạt vi phạm pháp luật về đất đai, tiền bồi thường cho người nhà nước khi gây ra thiệt hại trong quản lý và sử dụng đất đai, phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất,...
Nếu các khoản nghĩa vụ tài chính về đất đai phải nộp lớn hơn hoặc bằng tiền bồi thường đất thì số tiền được khấu trừ tối đa bằng số tiền bồi thường đất.
3. Bồi thường, hỗ trợ chi phí đầu tư vào đất:
Chi phí đầu tư vào đất còn lại là các chi phí thực tế người sử dụng đất đã đầu tư vào đất để sử dụng theo mục đích được phép sử dụng bao gồm: tiền sử dụng đất còn lại trong trường hợp giao đất có thời hạn; tiền thuê đất trả trước còn lại; chi phí san lấp mặt bằng, chi phí tôn tạo đất và các chi phí khác có liên quan. Các chi phí này phải có căn cứ chứng minh đã đầu tư vào đất, mà đến thời điểm Nhà nước thu hồi đất còn chưa thu hồi được.
- Trường hợp thu hồi đất phi nông nghiệp hoặc đất ở mà đã được bồi thường theo giá đất phi nông nghiệp hoặc theo giá đất ở thì không được bồi thường chi phí san lấp mặt bằng, chi phí tôn tạo đất. Đối với một số trường hợp đặc biệt thuộc khu vực miền núi có chi phí san lấp, tôn tạo đất lớn thì được xem xét hỗ trợ một phần chi phí đầu tư vào đất theo đề nghị của Ban (Hội đồng ) bồi thường GPMB.
- Những chi phí không đủ hồ sơ, chứng từ thực tế chứng minh thì không được bồi thường hoặc hỗ trợ.
Điều 7. Những trường hợp thu hồi đất không được bồi thường:
1. Người sử dụng đất không đủ điều kiện bồi thường đất theo quy định tại Điều 8 bản quy định này.
2. Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước; được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm; đất nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà tiền trả cho việc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.
3. Đất bị thu hồi thuộc một trong các trường hợp quy định tại các khoản 2,3,4, 5,6,7,8,9,10,11,12 Điều 38 Luật đất đai năm 2003, cụ thể:
a. Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước hoặc cho thuê đất thu tiền đất hàng năm bị giải thể, phá sản, chuyển đi nơi khác, giảm hoặc không còn nhu cầu sử dụng đất;
b. Sử dụng đất không đúng mục đích, sử dụng đất không có hiệu quả;
c. Người sử dụng đất cố ý huỷ hoại đất;
d. Đất được giao không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền;
đ. Đất bị lấn, chiếm trong các trường hợp sau đây:
+ Đất chưa sử dụng bị lấn, chiếm;
+ Đất không được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai mà người sử dụng đất do thiếu trách nhiệm để bị lấn, chiếm;
e. Cá nhân sử dụng đất đã chết mà không có người thừa kế;
g. Người sử dụng đất tự nguyện trả đất;
h. Người sử dụng đất cố ý không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước;
i. Đất được Nhà nước giao, cho thuê có thời hạn mà không được gia hạn khi hết thời hạn;
k. Đất trồng cây hàng năm không được sử dụng trong thời hạn mười hai tháng liền; đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong mười tám tháng liền; đất trồng rừng không được sử dụng trong thời hạn hai mươi bốn tháng liền;
l. Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong mười hai tháng liền hoặc tiến độ sử dụng đất chậm hơn hai mươi bốn tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư, kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất đó cho phép.
Việc xử lý tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tài sản đã đầu tư trên đất đối với đất bị thu hồi quy định tại các điểm trên của khoản 3 Điều này, được thực hiện theo quy định tại Điều 35 của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai.
4. Đất nông nghiệp do cộng đồng dân cư sử dụng.
5. Đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.
6. Người bị Nhà nước thu hồi đất có một trong các điều kiện quy định tại Điều 8 bản quy định này nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này.
Điều 8. Điều kiện để được bồi thường đất
Người bị Nhà nước thu hồi đất, có một trong các điều kiện sau đây thì được bồi thường:
1. Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
2. Có quyết định giao đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai.
3. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định, được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp xã) xác nhận không có tranh chấp mà có một trong các loại giấy tờ sau đây:
a. Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất đai trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
b. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính;
c. Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng, cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa gắn liền với đất;
d. Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
e. Giấy tờ về thanh lý, hoá giá nhà ở, mua nhà ở gắn liền với đất ở theo quy định của pháp luật;
f. Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất.
4. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 3 Điều này mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến thời điểm có quyết định thu hồi đất chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật, nay được Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp.
5. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn ở miền núi, hải đảo, nay được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp.
6. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các loại giấy tờ quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều này, nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất đó không có tranh chấp.
7. Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của toà án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành.
8. Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không có các loại giấy tờ quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều này nhưng đất đã được sử dụng từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến thời điểm có quyết định thu hồi đất, mà tại thời điểm sử dụng không vi phạm quy hoạch; không vi phạm hành lang bảo vệ các công trình, được cấp có thẩm quyền phê duyệt đã công bố công khai, cắm mốc; không phải là đất lấn chiếm trái phép và được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có đất bị thu hồi xác nhận đất đó không có tranh chấp.
9. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà trước đây Nhà nước đã có quyết định quản lý trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước, nhưng trong thực tế Nhà nước chưa quản lý, mà hộ gia đình, cá nhân đó vẫn sử dụng.
10. Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có các công trình là đình, đền, chùa, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là đất sử dụng chung cho cộng đồng và không có tranh chấp.
11. Tổ chức sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:
a. Đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất đã nộp không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước;
b. Đất nhận chuyển nhượng của người sử dụng đất hợp pháp mà tiền trả cho việc chuyển nhượng không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước;
c. Đất sử dụng có nguồn gốc hợp pháp từ hộ gia đình, cá nhân.
Điều 9. Giá đất để tính bồi thường và xử lý do việc thực hiện bồi thường chậm:
1. Giá đất để tính bồi thường phải là giá đất có cùng mục đích sử dụng với đất bị thu hồi tại thời điểm có quyết định thu hồi đất, do UBND tỉnh công bố vào ngày 01 tháng 01 hàng năm.
Không bồi thường theo giá đất sẽ được chuyển mục đích sử dụng sau khi thu hồi đất; không bồi thường theo giá đất mà thực tế đất đang sử dụng không phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy định của Pháp luật.
2. Trường hợp thực hiện bồi thường chậm được quy định như sau:
2.1 Bồi thường chậm do cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường gây ra mà giá đất tại thời điểm bồi thường do Uỷ ban nhân dân tỉnh công bố cao hơn giá đất tại thời điểm có quyết định thu hồi thì bồi thường theo giá đất tại thời điểm trả tiền bồi thường; nếu giá đất tại thời điểm bồi thường thấp hơn giá đất tại thời điểm có quyết định thu hồi thì bồi thường theo giá đất tại thời điểm có quyết định thu hồi;
2.2 Bồi thường chậm do người bị thu hồi đất gây ra, nếu giá đất tại thời điểm bồi thường thấp hơn giá đất tại thời điểm có quyết định thu hồi thì bồi thường theo giá đất tại thời điểm bồi thường; nếu giá đất tại thời điểm bồi thường cao hơn giá đất tại thời điểm có quyết định thu hồi thì bồi thường theo giá đất tại thời điểm có quyết định thu hồi.
Điều 10. Bồi thường, hỗ trợ đối với đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân:
1. Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi được bồi thường bằng đất có cùng mục đích sử dụng; nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền tính theo giá đất nông nghiệp cùng hạng tại địa phương. Khi bồi thường bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng, thì tuỳ vào thực tế quỹ đất tại địa phương mà mức giao đất mới cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không vượt quá diện tích đất thu hồi và không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp theo quy định của UBND tỉnh.
a. Trường hợp bồi thường bằng việc giao đất mới có giá đất thấp hơn giá đất bị thu hồi, thì ngoài việc được giao đất mới người bị thu hồi đất còn được bồi thường bằng tiền phần giá trị chênh lệch đó; nếu diện tích thu hồi lớn hơn diện tích đất giao mới và giá trị quyền sử dụng đất giao mới thấp hơn giá trị quyền sử dụng đất thu hồi thì được bồi thường bằng tiền cho phần giá trị chênh lệch (lớn hơn);
b. Trường hợp bồi thường bằng việc giao đất mới có giá đất cao hơn giá đất bị thu hồi, thì được bồi thường bằng việc giao đất mới với diện tích tương ứng với giá trị quyền sử dụng đất của đất bị thu hồi và phù hợp với thực tế quỹ đất của địa phương.
2. Đất nông nghiệp xen kẽ trong khu dân cư, đất vườn ao liền kề với đất ở trong khu dân cư (không nằm trong thửa đất có nhà ở) thì được bồi thường theo giá đất trồng cây lâu năm hạng cao nhất cùng vùng, còn được hỗ trợ bằng tiền theo giá đất ở liền kề, cụ thể:
a. Đất nông nghiệp xen kẽ trong khu dân cư đô thị (nhưng không được quy hoạch là đất ở hoặc đất phi nông nghiệp) phải là thửa đất nằm trong khu dân cư, được bồi thường theo giá đất trồng cây lâu năm hạng cao nhất cùng vùng, đồng thời được hỗ trợ thêm bằng tiền mức tối đa là 20% với giá đất ở liền kề, nhưng tổng mức bồi thường và hỗ trợ không vượt quá giá đất ở liền kề.
b. Đất vườn, ao liền kề với đất ở (không được công nhận là đất ở) trong khu dân cư nông thôn; ven trục đường quốc lộ, tỉnh lộ, ven đầu mối giao thông, khu thương mại, khu du lịch, khu công nghiệp phải là thửa đất có ít nhất một mặt tiếp giáp với đất ở trong khu dân cư, được bồi thường theo giá đất trồng cây lâu năm hạng cao nhất cùng vùng (trong khu khu dân cư nông thôn được tính không quá 1,5 lần; ven trục đường quốc lộ, tỉnh lộ, ven đầu mối giao thông, khu thương mại, khu du lịch, khu công nghiệp được tính không quá 2 lần), đồng thời được hỗ trợ thêm bằng tiền mức tối đa là 30% với giá đất ở liền kề, nhưng tổng mức bồi thường và hỗ trợ không vượt quá giá đất ở liền kề.
3. Hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp đang sử dụng vượt hạn mức thì việc bồi thường được thực hiện như sau:
a. Trường hợp diện tích đất vượt hạn mức do được thừa kế, tặng cho, nhận chuyển nhượng từ người khác, tự khai hoang theo quy hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì được bồi thường;
b. Diện tích đất vượt hạn mức của các trường hợp không thuộc quy định tại điểm 3.1 khoản này thì không được bồi thường về đất, chỉ được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại.
4. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất do nhận giao khoán đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản (không bao gồm đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ) của các nông, lâm trường quốc doanh khi Nhà nước thu hồi thì không được bồi thường về đất, nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại và được hỗ trợ theo quy định như sau:
a. Hỗ trợ cho hộ gia đình, cá nhân nhận giao khoán đất là cán bộ, công nhân viên của nông, lâm trường quốc doanh đang làm việc hoặc đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp đang trực tiếp sản xuất nông, lâm nghiệp; hộ gia đình, cá nhân nhận khoán đang trực tiếp sản xuất nông nghiệp và có nguồn sống chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp;
Mức hỗ trợ tối đa theo giá đất nông nghiệp cùng hạng tại khu vực đang sử dụng đất, tính theo diện tích đất thực tế thu hồi, nhưng không vượt hạn mức giao đất nông nghiệp theo quy định của UBND tỉnh và mức hỗ trợ cụ thể theo quyết định của UBND tỉnh.
b. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân nhận khoán không thuộc đối tượng tại điểm 4.1 khoản này, chỉ được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại.
c. Đất nông nghiệp sử dụng chung của nông trường, lâm trường quốc doanh khi Nhà nước thu hồi, không được bồi thường đất, nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại, nếu chi phí này là tiền không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.
5. Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp, mà không đủ điều kiện được bồi thường theo quy định tại Điều 8, chương II của quy định này, nếu là hộ gia đình, cá nhân có nguồn sống chính từ sản xuất nông nghiệp thì Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền xem xét để giao đất mới phù hợp điều kiện của địa phương.
6. Đối với đất lâm nghiệp đã quy hoạch cho rừng sản xuất, kinh doanh và Nhà nước đã giao cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài, thì khi Nhà nước thu hồi được bồi thường đất. Trường hợp chưa giao sử dụng ổn định lâu dài thì khi Nhà nước thu hồi không được bồi thường đất, được bồi thường chi phí đầu tư vào đất.
Trường hợp đất lâm nghiệp đã quy hoạch cho rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, đất thuộc rừng phòng hộ, rừng đặc dụng nhà nước giao cho các nông, lâm trường, Uỷ ban nhân dân các cấp hoặc Ban Quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng quản lý, mà các nông trường, lâm trường, Uỷ ban nhân dân các cấp hoặc Ban Quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng giao khoán cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khoanh nuôi tái sinh rừng, chăm sóc, bảo vệ rừng hoặc trồng rừng bằng nguồn vốn Ngân sách nhà nước theo hợp đồng khoán, thì khi Nhà nước thu hồi đất, hộ gia đình, cá nhân không được bồi thường về đất, nhưng được bồi thường về cây trồng trên đất. Mức bồi thường tương đương với mức phân chia sản phẩm theo quy định tại Thông tư liên Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn số 80/2003/TTLT/BNN-BTC ngày 03 tháng 9 năm 2003 hướng dẫn thực hiện Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg ngày 12 tháng 11 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp.
7. Trường hợp đất thu hồi là đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, thì không được bồi thường về đất, người thuê đất công ích của xã, được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại.
Điều 11. Bồi thường đối với đất phi nông nghiệp (trừ đất ở) của hộ gia đình, cá nhân:
1. Đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân có nguồn gốc là đất ở đã được giao sử dụng ổn định lâu dài hoặc có đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, khi Nhà nước thu hồi đất thì được bồi thường theo giá đất ở.
2. Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất phi nông nghiệp có thời hạn do nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, được tặng cho hoặc do Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất được bồi thường theo giá đất phi nông nghiệp.
Trường hợp sử dụng đất do Nhà nước hoặc do Uỷ ban nhân dân cấp xã cho thuê theo thẩm quyền thì khi Nhà nước thu hồi chỉ được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại.
Điều 12. Bồi thường đối với đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp của tổ chức:
1. Tổ chức đang sử dụng đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đã nộp tiền sử dụng đất hoặc nhận chuyển nhượng từ người sử dụng đất hợp pháp, mà tiền sử dụng đất đã nộp, đã trả cho việc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước thì được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất.
2. Tổ chức được Nhà nước cho thuê đất hoặc giao đất không phải nộp tiền sử dụng đất hoặc đã nộp tiền sử dụng đất bằng tiền có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước thì không được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất; nếu tiền chi phí đầu tư vào đất còn lại không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước thì tiền chi phí đầu tư này được bồi thường.
3. Cơ sở của tổ chức tôn giáo đang sử dụng đất ổn định, nếu là đất được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất thì không được bồi thường, nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại.
Trường hợp đặc biệt, được UBND tỉnh xem xét giao lại đất mới trong phạm vi hạn mức giao đất, hạn mức công nhận quyền sử dụng các loại đất theo quy định của UBND tỉnh, thì không được bồi thường chi phí đấu tư vào đất đối với diện tích đất bị thu hồi.
Điều 13. Bồi thường đối với đất ở:
1. Việc xác định đất là đất ở để khi nhà nước thu hồi được bồi thường theo giá đất ở, thực hiện theo Điều 83,84, 87 của Luật §ất đai năm 2003; theo quy định của UBND tỉnh về hạn mức giao đất, hạn mức công nhận quyền sử dụng các loại đất và hướng dẫn của Sở Tài nguyên & Môi trường.
2. Người sử dụng đất ở khi Nhà nước thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ ở được bồi thường bằng giao đất ở mới, nhà ở tại khu tái định cư hoặc bồi thường bằng tiền theo giá đất ở, theo đề nghị của người có đất bị thu hồi và phù hợp với thực tế ở địa phương.
3. Diện tích đất bồi thường cho người có đất ở bị thu hồi cao nhất bằng hạn mức giao đất ở theo quy định của UBND tỉnh; trường hợp đất ở bị thu hồi có diện tích lớn hơn hạn mức giao đất ở theo quy định của Uỷ ban nhân dân tỉnh thì xử lý như sau:
Căn cứ vào quỹ đất của địa phương, trong trường hợp hộ gia đình có 03 thế hệ hoặc 02 cặp vợ chồng trở lên cùng sống chung trong một ngôi nhà, nhưng chưa tách hộ hoặc đã tách hộ nhưng chưa đủ điều kiện ở riêng, thì ngoài diện tích đất ở được bồi thường theo quy định tại khoản 2, Điều này, còn được xem xét giao (bồi thường) thêm 01 lô đất ở theo quy hoạch phân lô tại các khu tái định cư nhưng tổng diện tích đất ở được bồi thường không vượt quá diện tích của đất ở bị thu hồi.
4. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có diện tích lớn hơn diện tích đất ở được giao theo quyết định của cấp có thẩm quyền nay được UBND xã, phường, thị trấn xác nhận đất sử dụng ổn định, phù hợp với quy hoạch, không tranh chấp, không vi phạm hành lang bảo vệ công trình, thì phần diện tích đất dôi ra được xem xét hỗ trợ theo quy định tại điểm 2.1 hoặc 2.2, khoản 2, Điều 10 của quy định này.
Điều 14. Xử lý một số trường hợp cụ thể về đất ở:
1. Trường hợp diện tích đất ở còn lại của người sử dụng đất sau khi Nhà nước thu hồi nhỏ hơn hạn mức giao đất ở theo quy định của UBND tỉnh, thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải hướng dẫn sử dụng theo quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị và quy hoạch điểm dân cư nông thôn; nếu người bị thu hồi đất có yêu cầu Nhà nước thu hồi phần diện tích đất còn lại thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi đất để sử dụng theo quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị và quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn.
2. Người sử dụng đất ở khi Nhà nước thu hồi đất mà thuộc đối tượng không được bồi thường đất ở, nếu không còn nơi ở nào khác thì được xem xét giải quyết cho thuê nhà ở, mua nhà ở hoặc giao đất ở mới tại khu tái định cư. Người được thuê nhà, mua nhà, giao đất ở phải thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước.
Điều 15. Bồi thường đất ở đối với những người đang đồng quyền sử dụng đất:
Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất chung có đồng quyền sử dụng đất, khi Nhà nước thu hồi được bồi thường theo diện tích đất thuộc quyền sử dụng; nếu không có giấy tờ xác định diện tích đất thuộc quyền sử dụng riêng của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thì bồi thường chung cho các đối tượng có đồng quyền sử dụng đất.
Các đối tượng có đồng quyền sử dụng đất, cã v¨n b¶n thèng nhÊt cử người đại diện để nhận tiền bồi thường đất và phân chia tiền bồi thường cho các đối tượng theo nguyên tắc: Tổng số tiền bồi thường của từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang có đồng quyền sử dụng đất bằng tổng số tiền bồi thường cho toàn bộ diện tích đất đồng quyền sử dụng.
1. Khi Nhà nước thu hồi đất nằm trong hành lang bảo vệ an toàn xây dựng công trình công cộng có hành lang bảo vệ an toàn thì thực hiện bồi thường, hỗ trợ theo quy định này.
2. Trường hợp Nhà nước không thu hồi đất, thì đất nằm trong phạm vi hành lang an toàn bị thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất, ảnh hưởng tài sản gắn liền với đất thì xử lý như sau:
a. Làm thay đổi mục đích sử dụng đất thì được bồi thường bằng tiền theo mức chênh lệch về giá trị quyền sử dụng đất, cụ thể:
- Nếu làm thay đổi mục đích sử dụng từ đất ở sang đất phi nông nghiệp (không phải là đất ở) hoặc từ đất ở sang đất nông nghiệp thì bồi thường bằng chênh lệch giữa giá đất ở với giá đất phi nông nghiệp (không phải đất ở); giũa giá đất ở với giá đất nông nghiệp.
- Làm thay đổi mục đích sử dụng đất phi nông nghiệp (không phải là đất ở) sang đất nông nghiệp thì bội thường bằng chệnh lệch giữa giá đất phi nông nghiệp với giá đất nông nghiệp.
b. Không làm thay đổi mục đích sử dụng đất, nhưng làm hạn chế khả năng sử dụng của đất thì được bồi thường bằng tiền theo mức thiệt hại thực tế.
Mức bồi thường ( = ) diện tích đất bị hạn chế sử dụng (x) chênh lệch giá đất tại thời điểm trước (-) giá đất tại thời điểm sau khi có quyết định thu hồi đất.
c. Nhà ở, công trình xây dựng khác và các tài sản khác gắn liền với đất nằm trong phạm vi hành lang bảo vệ an toàn bị thiệt hại do phải giải tỏa thì được bồi thường theo mức thiệt hại thực tế.
Điều 17. Hỗ trợ khi thu hồi đất công ích của xã, phường, thị trấn:
Trường hợp đất thu hồi thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn thì được hỗ trợ; mức hỗ trợ cao nhất có thể bằng mức bồi thường theo giá đất nông nghiệp cùng hạng tại khu vực. Tiền hỗ trợ được nộp vào ngân sách nhà nước và được đưa vào dự toán ngân sách hàng năm của xã, phường, thị trấn; tiền hỗ trợ chỉ được sử dụng để đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng, sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.
Điều 18. Xử lý các trường hợp tổ chức bị thu hồi đất nhưng không được bồi thường:
Tổ chức bị thu hồi đất mà không được bồi thường theo quy định tại khoản 2 Điều 12 của quy định này, nếu phải di dời đến cơ sở mới thì được hỗ trợ bằng tiền theo dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt; mức hỗ trợ tối đa không quá mức bồi thường đất bị thu hồi do tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất chi trả.
- Đối với các tổ chức là cơ quan, đơn vị HCSN, doanh nghiệp nhà nước sử dụng số tiền hỗ trợ này để đầu tư tại cơ sở mới theo dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nếu số tiền này không sử dụng hết cho dự án đầu tư tại cơ sở mới thì phải nộp số tiền còn lại vào ngân sách nhà nước theo quy định của luật ngân sách nhà nước.
- Đối với các tổ chức không phải là cơ quan HCSN, doanh nghiệp nhà nước thì được hỗ trợ di dời theo quy hoạch do Thủ tướng Chính phủ quy định.
BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ TÀI SẢN
Điều 19. Bồi thường nhà, công trình xây dựng trên đất:
1. Đối với nhà ở, vật kiến trúc, công trình phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân được bồi thường bằng giá trị xây dựng mới của nhà, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương do Bộ Xây dựng ban hành.
Giá trị xây dựng mới của nhà, công trình được tính theo diện tích xây dựng của nhà, công trình nhân với (x) đơn giá xây dựng mới của nhà, công trình (thực hiện theo phụ lục 1&2 đính kèm quy định này).
2. Đối với nhà, công trình xây dựng, vật kiến trúc khác không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này được bồi thường theo mức sau:
Giá trị bồi thường nhà, công trình, vật kiến trúc | = | Tỷ lệ (%) chất lượng còn lại của nhà, công trình, vật kiến trúc | x | Đơn giá xây dựng mới của nhà, công trình, vật kiến trúc | x | Diện tích xây dựng hoặc DT sử dụng; khối lượng của công trình, vật KT |
Đơn giá xây dựng mới của nhà, công trình thực hiện theo phụ lục 1&2 đính kèm quy định này. Đối với các trường hợp tỷ lệ (%) còn lại của nhà, công trình, vật kiến trúc nhỏ hơn 60% thì được bồi thường tối đa 60%.
Việc xác định tỷ lệ phần trăm (%) chất lượng còn lại của nhà, công trình, vật kiến trúc bị thiệt hại do cơ quan được giao việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thực hiện với sự tham gia của cơ quan quản lý chuyên ngành.
3. Đối với công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật, mức bồi thường bằng giá trị xây dựng mới của công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương do Bộ Xây dựng ban hành. Nếu công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật mà không còn sử dụng được hoặc thực tế không sử dụng thì không được bồi thường.
4. Đối với nhà, công trình xây dựng khác bị phá dỡ một phần, mà phần còn lại không còn sử dụng được thì được bồi thường cho toàn bộ nhà, công trình.
Trường hợp nhà, công trình xây dựng khác bị phá dỡ một phần, nhưng vẫn tồn tại và sử dụng được phần còn lại thì được bồi thường phần giá trị công trình bị phá dỡ và chi phí để sửa chữa, hoàn thiện phần còn lại theo tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương của nhà, công trình trước khi bị phá dỡ.
5. Đối với nhà cửa, vật kiến trúc ( trừ nhà cửa, vật kiến trúc làm bằng gỗ, ván ghép, tranh, tre, lán thuộc khu vực miền núi, hải đảo thì đơn giá xây dựng(đơn giá để tính bồi thường nhà, công trình theo phụ lục đính kèm quy định này) được nhân thờm với hệ số khu vực như sau:
Khu vực, địa bàn có hệ số phụ cấp: 0,7 được tính tăng 1,4 lần; hệ số phụ cấp: 0,5 và 0,4 được tính tăng 1,3 lần; hệ số phụ cấp: 0,3 và 0,2 được tính tăng 1,2 lần; hệ số phụ cấp: 0,1 được tính tăng 1,1 lần.
6. Tài sản gắn liền với đất thuộc một trong các trường hợp quy định tại các mục c, đ, e và i khoản 3, Điều 7 của quy định này thì không được bồi thường.
7. Tài sản gắn liền với đất thuộc một trong các trường hợp quy định tại các khoản 2, 3, 5, 8, 9, 11 và 12 Điều 38 Luật Đất đai 2003 thì việc xử lý tài sản theo quy định tại Điều 35 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai.
1. Nhà, công trình, vật kiến trúc khác được phép xây dựng trên đất có đủ điều kiện bồi thường theo quy định tại Điều 8, chương II của quy định này thì được bồi thường.
2. Nhà, công trình, vật kiến trúc khác không được phép xây dựng thì tuỳ theo mức độ, tính chất hợp pháp của đất, nhà và công trình được bồi thường hoặc hỗ trợ theo quy định sau:
a. Nhà, công trình khác xây dựng trên đất có đủ điều kiện được bồi thường theo quy định tại Điều 8, chương II của quy định này thì được bồi thường;
b. Nhà, công trình khác xây dựng trên đất không đủ điều kiện được bồi thường theo quy định tại Điều 8, chương II của quy định này, nhưng tại thời điểm xây dựng mà chưa có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cấp có thẩm quyền công bố hoặc xây dựng phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, không vi phạm hành lang bảo vệ công trình thì được hỗ trợ tối đa bằng 80% mức bồi thường theo quy định tại Điều 19, chương III của quy định này;
c. Nhà, công trình khác được xây dựng trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 trên đất không đủ điều kiện được bồi thường theo quy định tại Điều 8, chương II của quy định này, mà khi xây dựng vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố và cắm mốc hoặc vi phạm hành lang bảo vệ công trình đã được cắm mốc thì không được bồi thường.
Những trường hợp đặc biệt thì UBND huyện, thị đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét hỗ trợ cho từng trường hợp cụ thể, phù hợp với thực tế tại địa phương.
3. Những trường hợp sau đây không được bồi thường, hỗ trợ:
a. Nhà, công trình khác gắn liền với đất được xây dựng sau ngày 01/7/2004 mà tại thời điểm xây dựng đã trái với mục đích sử dụng đất đã được xác định trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được xét duyệt thì không được bồi thường.
b. Tài sản gắn liền với đất, bao gồm cả cây trồng trên đất được tạo lập sau khi có quyết định thu hồi đất được công bố thì không được bồi thường.
c. Nhà, công trình khác xây dựng trên đất không đủ điều kiện được bồi thường theo quy định tại Điều 8, chương II của quy định này, mà khi xây dựng công trình đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo không được phép xây dựng thì không được bồi thường, không được hỗ trợ; người có công trình xây dựng trái phép đó buộc phải tự phá dỡ và phải chịu chi phí phá dỡ trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền thực hiện phá dỡ.
Điều 21. Bồi thường, hỗ trợ nhà, công trình đối với người đang sử dụng nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước:
1. Người đang sử dụng nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước (nhà thuê hoặc nhà do tổ chức tự quản) nằm trong phạm vi thu hồi đất phải phá dỡ, thì người đang thuê nhà không được bồi thường đối với diện tích nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước và diện tích cơi nới trái phép, nhưng được bồi thường chi phí tự cải tạo, sửa chữa, nâng cấp; mức bồi thường cụ thể do UBND huyện, thị đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định.
Phần diện tích nhà ở được cải tạo, sửa chữa, nâng cấp coi là hợp pháp là các trường hợp được cơ quan ra quyết định phân nhà hoặc cơ quan quản lý nhà đất cho phép, người thuê nhà phải có chứng từ để chứng minh cụ thể.
2. Người đang sử dụng nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước bị phá dỡ được thuê nhà ở tại nơi tái định cư; diện tích thuê mới tại nơi tái định cư tương đương với diện tích thuê cũ; giá thuê nhà là giá thuê nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước; nhà thuê tại nơi tái định cư được Nhà nước bán cho người đang thuê theo quy định của Chính phủ về bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước cho người đang thuê; trường hợp đặc biệt không có nhà tái định cư để bố trí thì được hỗ trợ bằng tiền để tự lo chỗ ở mới, mức hỗ trợ bằng 60% giá trị đất của toàn bộ diện tích đất đang được giao quản lý và 60% giá trị nhà đang thuê. Trường hợp có nhà tái định cư để bố trí cho thuê nhưng người đang sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước không thuê thì không được hỗ trợ bằng tiền.
Điều 22. Bồi thường, hỗ trợ về di chuyển mồ mả:
1. Bồi thường di chuyển mồ mả: mức tiền bồi thường được tính cho chi phí về đất đai, đào, bốc, di chuyển, xây dựng lại và các chi phí hợp lý khác có liên quan trực tiếp (chi tiết theo phụ lục 1 kèm theo quy định này).
Trường hợp mộ xây có quy mô lớn, sử dụng vật liệu xây dựng đắt tiền thì được Hội đồng (Ban) bồi thường GPMB tính toán bồi thường theo kết cấu cụ thể nhưng mức tối đa không quá 3.500.000 đồng /mộ.
2. Hỗ trợ: Đối với những mộ mai táng dưới 03 năm (theo giấy chứng tử), được hỗ trợ thêm: 1.000.000đồng/mộ.
Điều 23. Bồi thường đối với công trình văn hoá, di tích lịch sử, nhà thờ, đình, chùa, am, miếu:
Đối với các dự án khi thu hồi đất có các công trình văn hoá, di tích lịch sử, nhà thờ, đình, chùa, am, miếu trong trường hợp phải di chuyển thì việc bồi thường cho việc di chuyển các di tích lịch sử, công trình văn hoá, nhà thờ, đình, chùa, am, miếu do Thủ tướng Chính phủ quyết định đối với công trình do trung ương quản lý, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định đối với công trình do địa phương quản lý.
Điều 24. Bồi thường, hỗ trợ đối với cây trồng, vật nuôi (nu«i trång thuỷ sản):
1. Mức bồi thường đối với cây hàng năm được tính bằng giá trị sản lượng của vụ thu hoạch đó. Giá trị sản lượng của vụ thu hoạch được tính theo năng suất của vụ cao nhất trong 3 năm trước liền kề của cây trồng chính tại địa phương với giá trung bình tại thời điểm thu hồi đất.
2. Mức bồi thường đối với cây lâu năm (bao gồm cây công nghiệp, cây ăn quả, cây lấy gỗ, lấy lá, cây rừng...) quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 74/CP ngày 25/10/1993 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp được tính bằng giá trị hiện có của vườn cây (không bao hàm giá trị quyền sử dụng đất) theo giá ở địa phương tại thời điểm thu hồi đất. Giá trị hiện có của vườn cây lâu năm để tính bồi thường được xác định như sau:
a. Cây trồng đang ở chu kỳ đầu tư hoặc đang ở thời gian xây dựng cơ bản, thì giá trị hiện có của vườn cây là toàn bộ chi phí đầu tư ban đầu và chi phí chăm sóc đến thời điểm thu hồi đất tính thành tiền theo thời giá tại thị trường địa phương;
b. Cây lâu năm, loại thu hoạch một lần (cây lấy gỗ) đang ở trong thời kỳ thu hoạch thì giá trị hiện có của vườn cây được tính bồi thường bằng (=) số lượng từng loại cây trồng nhân (x) với giá bán 1 cây tương ứng cùng loại, cùng độ tuổi, cùng kích thước hoặc có cùng khả năng cho sản phẩm ở thị trường địa phương tại thời điểm bồi thường trừ (-) giá trị thu hồi (nếu có);
c. Cây lâu năm, loại thu hoạch nhiều lần (cây ăn quả, cây lấy dầu, nhựa...) đang ở trong thời kỳ thu hoạch, thì giá trị hiện có của vườn cây được tính bồi thường là giá bán vườn cây ở thị trường địa phương tại thời điểm bồi thường trừ (-) giá trị thu hồi (nếu có);
d. Cây lâu năm đã đến thời hạn thanh lý, thì chỉ bồi thường chi phí chặt hạ cho chủ sở hữu vườn cây.
Chi phí đầu tư ban đầu, chi phí chăm sóc, chi phí chặt hạ nói tại khoản này được tính thành tiền theo mức chi phí trung bình tại địa phương đối với từng loại cây.
3. Đối với cây trồng chưa thu hoạch nhưng có thể di chuyển đến địa điểm khác thì được bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại thực tế do phải di chuyển, phải trồng lại.
4. Cây rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, cây rừng tự nhiên giao cho các tổ chức, hộ gia đình trồng, quản lý chăm sóc, bảo vệ thì bồi thường theo giá trị thiệt hại thực tế của vườn cây; tiền bồi thường được phân chia cho người quản lý, chăm sóc, bảo vệ theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
5. Không bồi thường đối với các trường hợp cây trồng mới phát sinh sau khi đã được công bố quy hoạch, thông báo thoả thuận địa điểm thực hiện dự án của cấp có thẩm quyền và các trường hợp cấy cây, trồng thêm cây không đúng với tiêu chuẩn về mật độ cây trồng trên đất của ngành nông nghiệp quy định.
6. Đối với vật nuôi (nu«i trång thủy sản) được bồi thường, hỗ trợ theo quy định sau:
a. Đối với vật nuôi mà tại thời điểm thu hồi đất đã đến thời kỳ thu hoạch thì không phải bồi thường, nhưng được hỗ trợ công thu hoạch;
b. Đối với vật nuôi mà tại thời điểm thu hồi đất chưa đến thời kỳ thu hoạch thì được bồi thường thiệt hại thực tế do phải thu hoạch sớm; trường hợp có thể di chuyển được thì được bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại do di chuyển gây ra; mức bồi thường cụ thể do Hội đồng (Ban) giải phóng mặt bằng đề nghị cho phù hợp với thực tế.
7. Mức bồi thường cụ thể về cây trồng, con vật nuôi quy định tại Điều này thực hiện theo phụ lục số 3 đính kèm quy định này. Đối với cây trồng, con vật nuôi (thuỷ sản) không có trong danh mục trong phụ lục số 3 của quy định này, thì giao cho Hội đồng (Ban) GPMB xem xét quyết định đơn giá bồi thường cho phù hợp với mức giá tại địa phương hoặc áp dụng đơn giá tương đương quy định tại phụ lục này
Điều 25. Xử lý tiền bồi thường đối với tài sản thuộc sở hữu Nhà nước:
Tổ chức bị Nhà nước thu hồi đất, bị thiệt hại về tài sản do nhà nước giao quản lý sử dụng; phải di dời đến cơ sở mới thì được sử dụng tiền bồi thường tài sản để đầu tư tại cơ sở mới theo dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Số tiền bồi thường tài sản này do người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất chi trả, nếu sử dụng không hết thì số tiền còn lại được nộp vào ngân sách nhà nước.
Điều 26. Bồi thường trong trường hợp giao đất tạm:
Tổ chức, cá nhân trong nước; tổ chức cá nhân nước ngoài được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất tạm thời để sử dụng có trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tài sản, cây trồng, vật nuôi (nu«i trång thuỷ sản) cho người đang sử dụng, cụ thể:
1. Đối với tài sản trên đất bị phá dỡ thì bồi thường theo quy định tại Điều 19 của bản quy định này.
2. Đối với cây trồng, con vật nuôi (thuỷ sản) bồi thường theo quy định tại Điều 24 của quy định này. Trường hợp thời gian sử dụng đất kéo dài ảnh hưởng đến nhiều vụ sản xuất, thì bồi thường cho các vụ bị ngừng sản xuất tiếp theo, nhưng mức bồi thường không quá sản lượng thu hoạch trong 01 năm.
3. Hết thời gian sử dụng đất, người được giao đất tạm thời có trách nhiệm phục hồi trả lại đất theo trạng thái ban đầu. Trường hợp khi trả lại đất không thể tiếp tục sử dụng đất theo mục đích trước khi thu hồi, thì phải bồi thường bằng tiền đủ mức để khôi phục lại đất theo trạng thái ban đầu.
CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ
Điều 27. Hỗ trợ di chuyển, hỗ trợ thuê chỗ ở:
Mức hộ trợ dưới đây chỉ áp dụng cho một hộ chính, các trường hợp khác không được áp dụng, cụ thể:
1. Đối với hộ gia đình: mức hỗ trợ cao nhất cho mỗi hộ phải di chuyển đến nơi ở mới hoặc tái định cư tại chỗ:
a. Tái định cư tại chổ trên phần đất còn lại : 500.000 đ/hộ
b. Di chuyển chổ ở mới trong tỉnh : 1.500.000 đ/hộ
c. Di chuyển chổ ở ra ngoài tỉnh hoặc di chuyển chỗ ở đến những vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn trong tỉnh: 3.500.000 đ/hộ.
2. Đối với tổ chức: Tổ chức có đủ điều kiện được bồi thường thiệt hại đất và tài sản khi bị thu hồi mà phải di chuyển cơ sở, được hỗ trợ chi phí thực tế về di chuyển, tháo dỡ và lắp đặt.
3. Người bị thu hồi đất ở, không còn chổ ở khác, trong thời gian chờ tạo lập chỗ ở mới (nơi tái định cư), được bố trí vào nhà ở tạm hoặc hỗ trợ tiền thuê nhà ở, thời gian và mức hỗ trợ tiền thuê nhà như sau:
- Nội thị thị xã Tam Kỳ, Hội An : 500.000đ/tháng/hộ.
- Nội thị Thị trấn : 300.000đ/tháng/hộ.
- Các khu vực khác : 150.000đ/tháng/hộ.
Thời gian cụ thể để tính hỗ trợ do Hội đồng (Ban) GPMB xem xét trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 28. Cơ chế hỗ trợ tiền sử dụng đất ở thực hiện tái định cư:
1. Cơ chế hỗ trợ tiền sử dụng đất cho các đối tượng thuộc diện thu hồi hết đất ở ( giải toả trắng) được bồi thường đất ở tại các khu tái định cư, cụ thể như sau:
a. Nếu diện tích đất ở được bồi thường nhỏ hơn diện tích lô đất tái định cư và giá đất ở bồi thường thấp hơn giá đất tái định cư thì đươc hỗ trợ 100% phần chênh lệch giữa giá trị đất tái định cư với giá trị đất ở được bồi thưòng đối với phần diện tích tái định cư tương ứng với diện tích đất ở được bồi thường.
Phần diện tích lô đất tái định cư vượt so với diện tích đất ở được bồi thường, thì người được bồi thường phải nộp tiền sử dụng đất của phần vượt này theo giá đất tái định cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt và được phép trả chậm trong thời hạn 05 năm (không tính lãi), qúa thời hạn mà chưa nộp đủ thì số tiền nợ sẽ được tính lãi suất vay của ngân hàng, sau khi nộp đủ tiền sử dụng đất thì mới được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
b. Nếu diện tích đất ở được bồi thường bằng hoặc lớn hơn diện tích lô đất tái định cư và giá đất ở được bồi thường thấp hơn giá đất tái định cư thì được hỗ trợ không quá 100% chênh lệch giá trị quyền sử dụng đất được bố trí tại khu tái định cư với giá trị đất ở được bồi thường.
c. Nếu diện tích đất ở bồi thường nhỏ hơn diện tích của lô đất tái định cư và giá trị đất ở bồi thường lớn hơn giá trị đất tái đinh cư thì không được hỗ trợ. Nếu giá trị đất ở bồi thường thấp hơn hơn gía trị lô đất tái định cư thì phải nộp trước tiền sử dụng đất bằng với giá trị bồi thường đất ở, phần còn lại được phép nộp chậm trong thời hạn 05 năm (không tính lãi), qúa thời hạn mà chưa nộp đủ thì số tiền nợ sẽ được tính lãi suất vay của ngân hàng, sau khi nộp đủ tiền sử dụng đất thì mới được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
d. Đối với các đối tượng tự tìm đất ở tại các khu dân cư quy hoạch tái định cư của các dự án khác cũng được hỗ trợ theo cơ chế trên (việc hỗ trợ được tính tương ứng với trường hợp hộ thuộc diện bồi thường được bố trí tái định cư tại các khu tái định cư của từng dự án). Chủ đầu tư hoặc Ban bồi thường, GPMB được chủ đầu tư uỷ quyền trên cơ sở hồ sơ được giao đất xem xét hỗ trợ trực tiếp bằng tiền cho hộ tái đinh cư khi thực hiện phương án bồi thường, GPMB theo từng dự án.
e. Chỉ thực hiện hỗ trợ tái định cư trong khu quy hoạch bố trí tái định cư của từng dự án, không thực hiện hỗ trợ tái định cư trong các khu quy hoạch sử dụng quỹ đất để tạo vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng.
Trường hợp các hộ gia đình thuộc diện giải toả có nhu cầu tái đinh cư tại các dự án sử dụng quỹ đất để tạo vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thì được xem xét bố trí tái định cư nhưng chỉ được hỗ trợ bằng giá trị chênh lệch giữa lô đất tái định cư của dự án mà chủ hộ được bố trí đất tái định cư với giá trị đất ở được bồi thường.
2. Các đối tượng không thuộc diện được bồi thường đất ở, nhưng có hoàn cảnh thật sự khó khăn, không còn chỗ ở nào khác và cũng không đủ điều kiện để nộp một phần tiền sử dụng đất (có xác nhận của chính quyền địa phương), được xem xét bố trí vào khu tái định cư, thì cho nộp chậm tiền sử dụng đất trong thời hạn 05 năm (không tính lãi) qúa thời hạn mà chưa nộp đủ thì số tiền nợ sẽ được tính lãi suất vay của ngân hàng, sau khi nộp đủ tiền sử dụng đất thì mới được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
3. Các trường hợp quy định tại khoản 1 và 2 của Điều 28, chương IV trên đây chỉ áp dụng đối với hộ chính bị thu hồi đất ở, không áp dụng cho các trường hợp khác.
Điều 29. Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm:
1. Những lao động nông nghiệp phải chuyển đổi làm nghề khác do bị thu hồi hết đất nông nghiệp được hỗ trợ chi phí học nghề là: 1.800.000đồng/1 lao động chính (lao động chính là người lao động có độ tuổi từ 18 đến 60 đối với nam, từ 18 đến 55 đối với nữ).
2. Xem xét hỗ trợ chuyển đổi nghề đối với lao động phụ trong nông nghiệp (ngoài độ tuổi quy định, từ 15 tuổi trở lên và không quá 65 tuổi) nhưng còn khả năng lao động, quy đổi 2 lao động phụ = 1 lao động chính;
3. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi bị thu hồi một phần diện tích đất sản xuất nông nghiệp thì được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động như sau:
Tiền hỗ trợ = | DT đất thu hồi | (x) Số lao động quy đổi (x) 1.800.000đ |
Tổng DT đất được giao |
( Lao động quy đổi = Số lao động chính (+) Lao động phụ (02 lao động phụ = 01 động lao chính)).
4. Những lao động nông nghiệp phải chuyển đổi nghề nghiệp do bị thu hồi đất nông nghiệp được ưu tiên đào tạo nghề và tuyển dụng vào làm việc tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh xây dựng trong khu vực thực hiện dự án tại địa phương.
Điều 30. Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất:
1. Hỗ trợ cho người đang thuê nhà ở không thuộc sở hữu Nhà nước:
Hộ gia đình, cá nhân có hộ khẩu thường trú tại địa phương đang thuê nhà ở không phải là nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước khi Nhà nước thu hồi đất phải phá dỡ nhà ở, phải di chuyển chỗ ở mới thì được hỗ trợ chi phí di chuyển bằng mức quy định tại điểm b hoặc c khoản 1 Điều 27 của Quy định này, và được hỗ trợ ổn định đời sống trong thời gian 6 tháng, mức hỗ trợ bằng tiền cho 01 nhân khẩu /1 tháng: 120.000đồng, người được hỗ trợ phải có hợp đồng thuê nhà ở.
2. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi trên 30% diện tích đất nông nghiệp được giao, được hỗ trợ ổn định đời sống trong thời gian 3 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở và trong thời gian 6 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở; trường hợp phải di chuyển đến tỉnh khác hoặc các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn trong tỉnh thì thời gian hỗ trợ là 12 tháng mức hỗ trợ bằng tiền cho 01 nhân khẩu/01tháng: 120.000đồng.
Thời gian và mức hỗ trợ để ổn định đời sống tại khoản 2 Điều này, cũng được áp dụng đối với các hộ gia đình, cá nhân sống tại đô thị bị thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở.
3. Khi Nhà nước thu hồi đất của tổ chức kinh tế, hộ sản xuất kinh doanh, dịch vụ tại nhà có đăng ký kinh doanh có nộp thuế đầy đủ, mà bị ngừng sản xuất kinh doanh, thì được hỗ trợ bằng mức thuế phải nộp cho hoạt động sản xuất kinh doanh 1 tháng (tháng gần thời điểm bồi thường) và được tính cho 03 tháng.
4. Trợ cấp cho người lao động do ngừng việc:
Tổ chức kinh tế, hộ sản xuất kinh doanh có đăng ký kinh doanh, nộp thuế đầy đủ, có thuê lao động và ký kết hợp đồng lao động, bị ngừng sản xuất kinh doanh khi Nhà nước thu hồi đất thì áp dụng chế độ trợ cấp ngừng việc cho người lao động theo quy định tại khoản 3 Điều 62 của Bộ luật Lao động; đối tượng được trợ cấp là người lao động quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 27 của Bộ luật Lao động; thời gian tính trợ cấp là thời gian ngừng sản xuất kinh doanh, nhưng tối đa không quá 6 tháng.
Điều 31. Các biện pháp hỗ trợ sản xuất tại khu tái định cư:
Căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương, Uỷ ban nhân dân huyện, thị đề xuất trình UBND tỉnh xem xét quyết định về các biện pháp và mức hỗ trợ để ổn định sản xuất và đời sống tại khu tái định cư. Việc hỗ trợ có thể bằng tiền, vật tư, kỹ thuật dịch vụ, đào tạo nghề, cụ thể:
1. Hỗ trợ giống cây trồng, giống vật nuôi cho vụ sản xuất nông nghiệp đầu tiên; hỗ trợ các dịch vụ khuyến nông, khuyến lâm, dịch vụ bảo vệ thực vật, thú y, kỹ thuật trồng trọt chăn nuôi và kỹ thuật nghiệp vụ, đối với sản xuất kinh doanh dịch vụ công thương nghiệp thì căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương.
2. Hỗ trợ đào tạo nghề, nhân cấy nghề bằng nguồn khuyến công để tạo lập một số nghề tại khu tái định cư phù hợp cho những người lao động, đặc biệt là lao động nữ.
Ngoài việc hỗ trợ quy định tại Điều 27, 28, 29, 30, 31 của Quy định này, để bảo đảm ổn định đời sống và sản xuất cho người bị thu hồi đất thuộc diện chính sách và thưởng cho các đối tượng chấp hành tốt chủ trương chính sách của nhà nước:
1. Đối với những hộ thuộc diện chính sách ngoài những khoản được miễn, giảm theo chế độ, chính sách quy định, còn được hỗ trợ thêm như sau:
a. Mức trợ cấp 3.000.000 đồng/hộ cho những hộ có 03 thân nhân liệt sĩ trở lên hoặc thương binh hạng 1/4, Bà Mẹ Việt Nam anh hùng, anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động.
b. Mức trợ cấp 2.000.000 đồng/hộ cho hộ có 02 thân nhân là liệt sĩ hoặc có 01 thương binh hạng 2/4.
c. Mức trợ cấp là 1.000.000 đồng/hộ cho hộ có 01 thân nhân là liệt sĩ hoặc 01 thương bình hạng 3/4, 4/4, bệnh binh các loại và gia đình nêu đơn, già yếu khó khăn; hộ thuộc diện đói nghèo do chính quyền địa phương xác nhận.
2. Nếu 01 hộ có nhiều đối tượng thuộc diện được hưởng hỗ trợ thì được hưởng mức hỗ trợ cao nhất là 3.000.000đ/hộ hoặc 2.000.000đ/hộ hoặc 1.000.000đ/hộ.
Đối với hộ là thân nhân liệt sĩ thì chỉ hỗ trợ cho thân nhân chủ yếu, có hưởng tiền tuất hằng tháng, có thờ bằng Tổ quốc ghi công.
3. Những hộ gia đình, cá nhân chấp hành tốt chủ trương, chính sách thực hiện tháo dỡ nhà, công trình giao trả mặt bằng đúng thời gian quy định của Hội đồng (Ban) GPMB được thưởng tối đa như sau:
Giải toả nhà cửa, vật kiến trúc và đất ở tối đa: 5.000.000đ/hộ
Các trường hợp khác tối đa: 1.500.000đ/hộ
Việc chi thưởng này do Hội đồng (Ban) GPMB xem xét quyết định trên cơ sở bình xét công khai, dân chủ sau khi việc di dời đã hoàn thành.
4. Tiền hỗ trợ và tiền thưởng được quy định tại các điều 27,28,29, 30, 31,32 trên đây do người được giao đất, thuê đất chi trả, được đưa vào trong phương án bồi thường GPMB, hỗ trợ và tái định cư.
5. Đối với một số dự án được thực hiện bằng nguồn vốn Trung ương, Viện trợ của nước ngoài, vốn kinh doanh của doanh nghiệp...để nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, Chủ đầu tư có thể hỗ trợ thêm một số khoản ngoài mức quy định của bản quy định này (phần hỗ trợ này không được bổ sung, cân đối từ ngân sách địa phương), thì UBND cấp có thẩm quyền phê duyệt có quyết định điều chỉnh, bổ sung mức hỗ trợ cho phù hợp với điều kiện thực tế của từng dự án. Việc điều chỉnh, bổ sung phần hỗ trợ cần lưu ý đảm bảo tính hợp lý, công bằng giữa các dự án trong cùng một khu vực.
Điều 33. Lập và thực hiện dự án tái định cư:
1. Căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cấp có thẩm quyền xét duyệt, Uỷ ban nhân dân tỉnh giao trách nhiệm cho UBND huyện, thị lập và thực hiện các dự án tái định cư theo hình thức khu tái định cư tập trung hoặc tái định cư phân tán cho phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại địa phương, bảo đảm đủ đất để phục vụ tái định cư cho người bị thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở.
2. Việc lập phương án tái định cư phải thực hiện đồng bộ với phương án bồi thường GPMB của dự án dự án sắp thực hiện; việc xây dựng khu tái định cư thực hiện theo quy định hiện hành của nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng.
3. Diện tích đất ở tại các khu tái định cư cho các hộ gia đình, cá nhân không vượt quá hạn mức giao đất theo quy định của UBND tỉnh nhưng phải đảm bảo mức đất ở tối thiểu theo quy hoạch phân lô tại khu tái định cư.
1.Cơ quan (tổ chức) được Uỷ ban nhân dân huyện, thị x· giao trách nhiệm bố trí tái định cư phải thông báo cho từng hộ gia đình bị thu hồi đất, phải di chuyển chỗ ở về dự kiến phương án bố trí tái định cư và niêm yết công khai phương án này tại trụ sở của đơn vị, tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có đất bị thu hồi và tại nơi tái định cư trong thời gian 20 ngày trước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phương án bố trí tái định cư; nội dung thông báo gồm:
a. Địa điểm, quy mô quỹ đất, quỹ nhà tái định cư, thiết kế, diện tích từng lô đất, căn hộ, giá đất, giá nhà tái định cư;
b. Dự kiến bố trí các hộ gia đình, cá nhân vào khu tái định cư.
2. Ưu tiên tái định cư tại chỗ cho hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất tại nơi có dự án tái định cư, ưu tiên vị trí thuận lợi cho các hộ sớm thực hiện giải phóng mặt bằng, hộ có vị trí thuận lợi tại nơi ở cũ bị thu hồi đất, hộ gia đình chính sách,...
3. Tạo điều kiện cho các hộ gia đình, cá nhân vào khu tái định cư được xem cụ thể và thảo luận công khai về dự kiến bố trí theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 35. Điều kiện bắt buộc đối với khu tái định cư:
1. Khu tái định cư phải xây dựng phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, tiêu chuẩn và quy chuẩn xây dựng.
2. Khu tái định cư phải được sử dụng chung cho nhiều dự án.
3. Trước khi thực hiện dự án, khu tái định cư phải được xây dựng trước, việc xây dựng phải đảm bảo cơ sở hạ tầng đồng bộ, đủ điều kiện cho người được bố trí vào khu tái định cư có nơi ở tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ.
Điều 36. Quyền và nghĩa vụ của người bị thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở
1. Quyền:
a. Đăng ký đến ở nơi tái định cư bằng văn bản;
b. Được ưu tiên đăng ký hộ khẩu cho bản thân, các thành viên khác trong gia đình về nơi ở mới và được ưu tiên chuyển trường cho các thành viên trong gia đình trong độ tuổi đi học;
c. Được từ chối vào khu tái định cư nếu khu tái định cư không đảm bảo các điều kiện như đã thông báo và niêm yết công khai;
d. Được cung cấp mẫu thiết kế nhà miễn phí.
2. Nghĩa vụ:
a. Thực hiện di chuyển vào khu tái định cư theo đúng thời gian theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b. Xây dựng nhà, công trình theo đúng quy hoạch và thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ
Điều 37. Trình tự tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư:
Tổ chức được giao nhiệm vụ thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phải triển khai việc phát tờ khai, hướng dẫn kê khai, thu tờ khai… của các đối tượng bị Nhà nước thu hồi đất để lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
1. Hướng dẫn người bị thu hồi đất kê khai diện tích, hạng đất, loại đất, vị trí của đất, số lượng, chất lượng tài sản hiện có trên đất bị thu hồi, số nhân khẩu, số lao động..., đề đạt nguyện vọng tái định cư (nếu có) gửi tổ chức được giao nhiệm vụ thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
2. Tổ chức được giao nhiệm vụ thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư kiểm tra tờ khai và tổ chức thực hiện kiểm kê, đo đạc, xác định cụ thể diện tích đất bị thu hồi, tài sản bị thiệt hại có sự tham gia của đại diện chính quyền (Uỷ ban nhân dân cấp xã) sở tại, xác nhận của người bị thu hồi đất, bị thiệt hại tài sản. Sau khi tiến hành kiểm kê, đo đạc, xác định các căn cứ lập để dự kiến phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (phương án dự kiến), niêm yết công khai tại trụ sở làm việc của tổ chức được giao nhiệm vụ thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, niêm yết tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có đất bị thu hồi để người bị thu hồi đất và các đối tượng có liên quan tham gia ý kiến; nội dung niêm yết công khai gồm:
a. Họ tên, địa chỉ của người bị thu hồi đất;
b. Diện tích, loại đất, hạng đất, vị trí, nguồn gốc của đất bị thu hồi; số lượng, khối lượng, tỷ lệ (%) chất lượng còn lại... của tài sản bị thiệt hại;
c. Các căn cứ tính toán số tiền bồi thường, hỗ trợ như: giá đất tính bồi thường, giá nhà, công trình tính bồi thường, số nhân khẩu, số lao động trong độ tuổi, số lượng người được hưởng trợ cấp xã hội của hộ gia đình, nơi đăng ký di chuyển đến v.v...
d. Các đối tượng được hỗ trợ và bố trí tái định cư cụ thể cho từng hộ gia đình, cá nhân.
3. Tổ chức được giao nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư có trách nhiệm tiếp thu ý kiến tham gia, giải đáp thắc mắc… hoàn thiện phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện phê duyệt hoặc gửi Sở Tài chính (Hội đồng thẩm định cấp tỉnh) thẩm định trước khi trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt (đối với dự án thu hồi đất do Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt).
4. Sau khi phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền phê duyệt, tổ chức được giao nhiệm vụ thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư có trách nhiệm niêm yết công khai phương án tại trụ sở làm việc của đơn vị và Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có đất bị thu hồi, thông báo kế hoạch và thời gian chi trả tiền bồi thường, giải quyết tái định cư và thực hiện giải phóng mặt bằng.
Điều 38. Phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được lập chia làm 2 phần:
Phần I : Xác định mức bồi thường, hỗ trợ cho từng người có đất bị thu hồi.
Phần II: Phương án bố trí tái định cư, giá đất tính thu tiền sử dụng đất, giá bán nhà, giá cho thuê nhà tại khu tái định cư; số tiền người bị thu hồi đất phải nộp cho ngân sách nhà nước do chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai theo quy định của pháp luật đất đai; số tiền sử dụng đất, tiền mua nhà tái định cư v.v…
Điều 39. Chi trả bồi thường, hỗ trợ và tái định cư:
1. Khi chi trả tiền bồi thường cho người bị thu hồi đất, bị thiệt hại về tài sản phải lập đầy đủ chứng từ thanh toán và có ký nhận của người được bồi thường, hỗ trợ. Trường hợp người được nhận bồi thường uỷ quyền cho người khác nhận tiền bồi thường, thì người được bồi thường phải làm giấy uỷ quyền có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi người đó cư trú.
2. Toàn bộ chứng từ liên quan đến việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phải được tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư lưu giữ và quản lý theo quy định hiện hành.
Điều 40. Phân cấp thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư:
Căn cứ vào thực tế tại địa phương, căn cứ vào tính chất, quy mô của dự án, Uỷ ban nhân dân tỉnh phân cấp thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường GPMB, hỗ trợ và tái định cư cho Uỷ ban nhân dân cấp huyện, thị x· để đảm bảo việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được nhanh chóng và hiệu quả, cụ thể như sau:
a. UBND các huyện, thị x· đồng bằng, trung du được phê duyệt phương án bồi thường GPMB, hỗ trợ và tái định cư có tổng mức dưới 03 tỷ đồng.
b. UBND các huyện miền núi được phê duyệt phương án bồi thường GPMB, hỗ trợ và tái định cư có tổng mức dưới 02 tỷ đồng.
Riêng các dự án thuộc ngân sách tỉnh đầu tư trên địa bàn huyện, thị x· không phân biệt tổng mức kinh phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đều do UBND tỉnh phê duyệt.
CHI PHÍ CHO CÔNG TÁC TÔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Lập dự toán thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, bao gồm các nội dung sau:
a. Chi cho công tác tuyên truyền, phổ biến quyết định thu hồi đất và các chính sách, chế độ bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất; tổ chức vận động các đối tượng thực hiện quyết định thu hồi đất và khảo sát, điều tra về tình hình kinh tế, xã hội, về thực trạng đất đai, tài sản thuộc phạm vi dự án.
b. Chi cho công tác kiểm kê, đánh giá đất đai, tài sản thực tế bị thiệt hại bao gồm: phát tờ khai, hướng dẫn người bị thiệt hại kê khai; đo đạc kiểm kê số lượng và giá trị nhà cửa, vật kiến trúc, hoa màu và tài sản khác bị thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất của từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bị thiệt hại; kiểm tra, đối chiếu giữa tờ khai với kết quả kiểm kê, xác định mức độ thiệt hại với từng đối tượng bị thu hồi đất cụ thể; tính toán giá trị thiệt hại về đất đai, nhà cửa, vật kiến trúc, hoa màu và tài sản khác v.v...
c. Chi cho việc lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư bao gồm: lập phương án bồi thường từ khâu ban đầu tính toán các chỉ tiêu bồi thường, phê duyệt phương án bồi thường, niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư v.v...
d. Chi cho việc thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và phương án tái định cư (nếu có).
e. Kiểm tra, hướng dẫn thực hiện chính sách bồi thường, giải quyết những vướng mắc trong công tác bồi thường và tổ chức thực hiện chi trả bồi thường; chi cho công tác cưỡng chế thi hành quyết định bồi thường (nếu có).
f. Thuê văn phòng và trang thiết bị làm việc của tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và cơ quan thẩm định (nếu có).
g. Chi in ấn và văn phòng phẩm.
h. Các khoản chi khác có liên quan trực tiếp đến việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
2. Dự toán chi cho công tác thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư do Hội đồng (Ban) GPMB cấp huyện, thị lập và đưa vào dự toán chung của phương án bồi thường GPMB, hỗ trợ và tái định cư và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Đối với các dự án đặt biệt, có mức chi phí cao hơn quy định trên, thì tuỳ từng trường hợp cụ thể được lập dự toán riêng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo phân cấp.
- Việc lập dự toán chi tại khoản 1, Điều này không bao gồm chi phí đo đạc, lập bản đồ giải thửa; chí phí cho công tác này được thực hiện theo quy định hiện hành của nhà nước.
3. Mức chi cho công tác tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư như sau:
a. Đối với các khoản chi đã có định mức, tiêu chuẩn của nhà nước quy định, như công tác phí, hội nghị, hội họp, đo đạc, kiểm kê xác định tài sản thiệt hại, chi làm thêm giờ, v.v... thì thực hiện theo chế độ hiện hành.
b. Đối với những khoản chi Nhà nước chưa có tiêu chuẩn, định mức như điều tra, khảo sát thực tế, lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, thẩm định và phê duyệt phương án bồi thường v.v..., thì tuỳ theo yêu cầu công việc thực tế phải thực hiện và đặc điểm của từng dự án mà xây dựng mức chi cụ thể cho phù hợp cho từng nội dung công việc và theo thực tế tại địa phương.
c. Đối với tiền lương hoặc phụ cấp kiêm nhiệm của cán bộ tham gia tổ chức thực hiện bồi thường thì thực hiện theo quy định về chế độ tiền lương, phụ cấp trong các đơn vị sự nghiệp có thu.
d. Chi in ấn tài liệu, văn phòng phẩm, xăng xe, hậu cần phục vụ... được tính theo nhu cầu sử dụng thực tế của từng dự án.
e. Trong trường hợp tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phải thuê và lập văn phòng làm việc thì được chi tiền thuê văn phòng, trang thiết bị... theo đơn giá trung bình thực tế tại địa phương.
Căn cứ vào dự toán được duyệt và thực tế yêu cầu nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phải triển khai, Tổ chức được giao nhiệm vụ thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được tạm ứng trước bằng tiền mặt để chi cho từng nội dung cụ thể theo thực tế phát sinh. Khi chi tiêu tổ chức được giao thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định phải lập đầy đủ chứng từ theo quy định.
4. Sau khi kết thúc công việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, chậm nhất 30 ngày, tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phải có báo cáo quyết toán chi phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư với cơ quan tài chính. Báo cáo quyết toán phải phản ánh đúng những nội dung quy định tại bản quy định này và các văn bản khác có liên quan.
1. Chi phục vụ công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư:
a. Đối với các phương án có tổng mức kinh phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dưới 1tỷ đồng thì được trích tối đa là 2% trên tổng giá trị bồi thường.
b. Đối với các phương án có tổng mức kinh phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư từ 1tỷ đồng đến dưới 2 tỷ đồng:
Phần dưới 01 tỷ đồng thực hiện theo điểm a nêu trên, phần vượt trên 01tỷ đồng thì được trích tối đa là 1,5%.
c. Đối với các phương án có tổng mức kinh phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư từ 02 tỷ đồng trở lên:
Phần dưới 2 tỷ đồng thực hiện theo điểm b nêu trên, phần vượt trên 2 tỷ đồng thì được trích tối đa là 1%.
2. Chi phí cho công tác thẩm định phương án bồi thường GPMB, hỗ trợ và tái định cư: 0,2% trên tổng giá trị bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của từng dự án.
PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CHO CÁC CẤP, CÁC NGÀNH, ĐƠN VỊ
Điều 43. Giao nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư:
1. Căn cứ vào tình hình thực tế ở địa phương, Uỷ ban nhân dân tỉnh giao việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho:
- Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư huyện, quận, thị xã thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện);
- Tổ chức phát triển quỹ đất (nếu có).
2. Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện, thị x· do Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, thị x· làm Chủ tịch Hội đồng.
Các thành viên gồm:
- Đại diện Lãnh đạo cơ quan Tài chính: Phó Chủ tịch Hội đồng;
- Chủ dự án (người được giao đất, cho thuê đất): Ủy viên thường trực;
- Đại diện cơ quan Tài nguyên và Môi trường: Uỷ viên;
- Đại diện cơ quan quản lý đô thị (nếu có): Uỷ viên
- Đại diện UBMT Tổ quốc Việt Nam huyện, thị: Uỷ viên
- Đại diện Uỷ ban nhân dân cấp xã có đất bị thu hồi: Ủy viên;
- Đại diện của những hộ gia đình bị thu hồi đất từ một đến hai người;
Tuỳ theo tính chất của từng dự án mà Chủ tịch Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư mời thêm một số thành viên khác có liên quan để tham gia thành viên Hội đồng cho phù hợp.
Điều 44. Trách nhiệm của Hội đồng (Ban) bồi thường GPMB, hỗ trợ và tái định cư:
1. Hội đồng (Ban) bồi thường, hỗ trợ và tái định cư giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp lập và tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ và bố trí tái định cư; Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập thể và quyết định theo đa số; trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo phía có ý kiến của Chủ tịch Hội đồng.
2. Trách nhiệm của các thành viên Hội đồng:
a. Chủ tịch Hội đồng chỉ đạo các thành viên Hội đồng lập, trình duyệt và tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
b. Chủ dự án (hoặc người được giao đất cho thuê đất) có trách nhiệm giúp Chủ tịch Hội đồng lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; bảo đảm đầy đủ kinh phí để chi trả kịp thời tiền bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
c. Đại diện những người bị thu hồi đất có trách nhiệm: phản ánh nguyện vọng của người bị thu hồi đất, người phải di chuyển chỗ ở; vận động những người bị thu hồi đất thực hiện di chuyển, giải phóng mặt bằng đúng tiến độ;
d. Các thành viên khác thực hiện các nhiệm vụ theo sự phân công và chỉ đạo của Chủ tịch Hội đồng phù hợp với trách nhiệm của ngành.
3. Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp lý của số liệu kiểm kê, tính pháp lý của đất đai, tài sản được bồi thường, hỗ trợ hoặc không được bồi thường, hỗ trợ trong phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
Điều 45. Thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư:
1. Thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với các trường hợp:
a. Thu hồi đất có liên quan từ 2 huyện, thị xã thuộc tỉnh trở lên;
b. Phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án do Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
2. Nội dung thẩm định gồm:
a. Việc áp dụng chính sách bồi thường, hỗ trợ của dự án;
b. Việc áp giá đất, giá tài sản để tính bồi thường;
c. Phương án bố trí tái định cư.
3. Việc thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư do Sở Tài chính chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan cho phù hợp với đặc điểm tính chất của từng dự án;
Hội đồng thẩm định phương án bồi thường GPMB, hỗ trợ và tái định cư (gọi tắt là Hội đồng) do lãnh đạo Sở Tài chính làm Chủ tịch Hội đồng.
Các thành viên gồm:
- Đại diện Sở Tài nguyên-Môi trường: Uỷ viên.
- Đại diện Sở Xây dựng: Uỷ viên.
- Đại diện Sở Công nghiệp: Uỷ viên.
- Đại diện Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn: Uỷ viên
- Tuỳ theo dự án cụ thể mà Chủ tịch Hội đồng thẩm định có thể mời thêm các ngành có liên quan tham gia thành viên Hội đồng.
- Để giúp việc cho Hội đồng thẩm định, Chủ tịch Hội đồng có thể ban hành quyết định thành lập Tổ công tác giúp việc.
4. Thời gian thẩm định tối đa là 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị thÈm ®Þnh, phª duyÖt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án vµ cung cấp đầy đủ các hồ sơ, chứng từ có liên quan cho cơ quan thẩm định. Quá thời hạn trên, Hội đồng thẩm định chÞu tr¸ch nhiÖm tríc UBND tØnh.
5. Những phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này thì không phải thẩm định.
Điều 46. Thoả thuận bồi thường, hỗ trợ:
Trường hợp người được giao đất, được thuê đất hoặc tổ chức phát triển quỹ đất thoả thuận được với người bị thu hồi đất về mức bồi thường, hỗ trợ theo quy định này thì thực hiện theo sự thoả thuận đó; Nhà nước không tổ chức, thực hiện bồi thường, hỗ trợ.
Điều 47. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các cấp:
1. Uỷ ban nhân dân tỉnh:
a. Chỉ đạo, tổ chức, tuyên truyền, vận động mọi tổ chức, cá nhân về chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và thực hiện giải phóng mặt bằng theo đúng quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
b. Chỉ đạo các Sở, Ban, Ngành và Uỷ ban nhân dân cấp huyện:
- Lập dự án tái định cư, khu tái định cư để phục vụ cho việc thu hồi đất;
- Lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo thẩm quyền.
c. Phân cấp cho Uỷ ban nhân dân huyện, thị x· phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định tại điểm a,b Điều 40 của Quy định này.
d. Phê duyệt giá đất; ban hành bảng giá tài sản tính bồi thường, quy định các mức hỗ trợ và các biện pháp hỗ trợ; phê duyệt phương án bố trí tái định cư, phương án đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp;
e. Chỉ đạo các cơ quan có liên quan thực hiện việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo thẩm quyền pháp luật quy định;
f. Bảo đảm sự khách quan, công bằng khi xem xét và quyết định việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo thẩm quyền quy định tại quyết định này;
g. Uỷ quyền cho Uỷ ban nhân dân huyện, thị x· cưỡng chế đối với các trường hợp cố tình không thực hiện quyết định thu hồi đất của Nhà nước theo thẩm quyền;
h. Chỉ đạo kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
2. Uỷ ban nhân dân cấp huyện, thị x· nơi có đất bị thu hồi:
a. Chỉ đạo, tổ chức, tuyên truyền, vận động mọi tổ chức, cá nhân về chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và thực hiện giải phóng mặt bằng theo đúng quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b. Chỉ đạo Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cùng cấp lập và tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; thực hiện phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo phân cấp của Uỷ ban nhân dân tỉnh; chỉ đạo cho các cơ quan chuyên môn trực thuộc tổ chức kiểm tra việc chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và chi phí phục vụ cho công tác tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại địa phương đối với các dự án do UBND huyện, thị phê duyệt.
c. Phối hợp với các sở, ban, ngành, các tổ chức và chủ đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng, phương án tạo lập các khu tái định cư tại địa phương theo phân cấp của Uỷ ban nhân dân tỉnh;
d. Giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo thẩm quyền được giao; ra quyết định cưỡng chế và tổ chức cưỡng chế đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền; phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức thực hiện việc cưỡng chế theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
3. Uỷ ban nhân dân cấp xã, phêng, thÞ trÊn:
a. Tổ chức tuyên truyền về mục đích thu hồi đất, chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án;
b. Phối hợp với Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thực hiện xác nhận đất đai, tài sản của người bị thu hồi.
c. Phối hợp và tạo điều kiện hỗ trợ cho việc chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và bố trí tái định cư cho người bị thu hồi đất và tạo điều kiện cho việc giải phóng mặt bằng.
Điều 48. Trách nhiệm của các Sở, Ban, ngành:
1. Sở Tài chính:
a. Chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt giá đất, bảng giá tài sản (trừ nhà và công trình xây dựng khác) để tính bồi thường, các mức hỗ trợ, biện pháp hỗ trợ và tái định cư tại địa phương trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định;
b. Chủ trì việc thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định tại Điều 45 của Quy định này;
c. Kiểm tra hoặc uỷ quyền cho Phòng Tài chính (KH-TC) huyện, thị x· kiểm tra việc chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và chi phí phục vụ cho công tác tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại địa phương đối với các dự án do UBND tỉnh phê duyệt.
d. Tổng hợp, báo cáo công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn toàn tỉnh, nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Híng dẫn, kiểm tra việc lập và thực hiện các dự án tái định cư.
3. Sở Xây dựng:
a. Hướng dẫn việc xác định quy mô, diện tích, tính hợp pháp, không hợp pháp của các công trình xây dựng gắn liền với đất bị thu hồi làm cơ sở cho việc tính toán bồi thường và hỗ trợ cho từng đối tượng;
b. Xác định đơn giá xây dựng nhà, vật kiến trúc và các công trình xây dựng gắn liền với đất để tính bồi thường trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt;
c. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng xác định vị trí quy mô khu tái định cư cho phù hợp với quy hoạch phát triển chung của địa phương trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
4 . Sở Tài nguyên và Môi trường:
a. Hướng dẫn việc xác định diện tích đất, loại đất, hạng đất, hạn mức giao đất, hạn mức công nhận quyền sử dụng đất và điều kiện đất được bồi thường, đất không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất;
b. Hướng dẫn, kiểm tra công tác đo đạc, lập bảng đồ giải thửa (đối với các dự án phải thực hiện đo đạc, lập bảng đồ) theo đúng quy định hiện hành.
c. Hướng dẫn việc xác định quy mô diện tích đất thuộc đối tượng được bồi thường hoặc không được bồi thường, mức độ bồi thường hoặc hỗ trợ cho từng người sử dụng đất bị thu hồi làm cơ sở cho việc tính toán bồi thường và hỗ trợ cho từng đối tượng;
d. Chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định phạm vi thu hồi đất của từng dự án.
5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
Hướng dẫn, kiểm tra xác định tiêu chuẩn, định mức mật độ cây trồng trên đất; kích thước, độ tuổi của cây; chi phí đầu tư, chăm sóc; năng suất, sản lượng của cây trồng trên đất làm cơ sở cho viẹc tính bồi thường.
6. Sở Thuỷ sản:
Hướng dẫn và kiểm tra xác định mật độ nuôi trồng thuỷ sản trong mặt nước ao, hồ.
7. Sở Công nghiệp:
Hướng dẫn, kiểm tra và xác định định mức tiêu hao đối với hệ thống máy móc, trang thiết bị, dây chuyền sản xuất, hệ thống điện, nước và các tài sản khác bị hư hỏng, hao hụt do phải thực hiện tháo gỡ, di chuyển, lắp đặt v.v....để làm cơ sở tính bồi thường hoặc hỗ trợ.
Điều 49. Trách nhiệm của tổ chức được giao nhiệm vụ thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư:
1. Lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Uỷ ban nhân dân tỉnh, chịu trách nhiệm về tính chính xác, sự phù hợp chính sách của phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
2. Hướng dẫn, giải đáp thắc mắc của người sử dụng đất về những vấn đề liên quan đến việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
3. Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và do Uỷ ban nhân dân huyện, thị x· giao.
Điều 50. Trách nhiệm của Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bị Nhà nước thu hồi đất:
Tổ chức , hộ gia đình, cá nhận bị Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích theo quy định tại Điều 1 Quy định này, có trách nhiệm chấp hành đầy đủ và đúng thời gian về thu hồi đất, giải phòng mặt bằng theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
THỰC HIỆN CƯỠNG CHẾ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI
Điều 51. Cưỡng chế thi hành quyết định thu hồi đất, giải phóng mặt bằng:
1. Uỷ ban nhân dân các cấp phối hợp với các tổ chức chính trị, chính trị – xã hội, tổ chức đoàn thể vận động người bị thu hồi đất tự giác thực hiện quyết định thu hồi đất, giải phóng mặt bằng; trường hợp đã thực hiện đúng các quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, nhưng người bị thu hồi đất cố tình không thực hiện quyết định thu hồi đất thì cơ quan quyết định thu hồi đất ra quyết định cưỡng chế và tổ chức thực hiện cưỡng chế theo quy định của pháp luật.
2. Để kịp thời thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, thu hồi đất giao cho nhà đầu tư thực hiện dự án, Uỷ ban nhân dân tỉnh uỷ quyền cho Uỷ ban nhân dân huyện, thị ra quyết định cưỡng chế và tổ chức thực hiện cưỡng chế.
Điều 52. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại:
Người bị thu hồi đất nếu chưa đồng ý với quyết định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, thì được khiếu nại theo quy định của pháp luật.
Trách nhiệm giải quyết khiếu nại, thời hiệu khiếu nại và trình tự giải quyết khiếu nại thực hiện theo Luật khiếu nại, tố cáo và theo quy định tại Điều 138 của Luật Đất đai 2003 và Điều 162, 163, 164 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai.
Trong khi chờ giải quyết khiếu nại, người bị thu hồi đất vẫn phải chấp hành quyết định thu hồi đất, giao đất đúng kế hoạch và thời gian đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.
Chương X
2. Trường hợp phương án đã được phê duyệt nhưng hoàn toàn chưa tổ chức thực hiện, thì cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án có quyết định xử lý cho phù hợp với quy định này, theo đề nghị của Hội đồng (Ban) GPMB, hỗ trợ và tái định cư.
3. Những phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư chưa được phê duyệt hoặc đang trong quá trình lập thì thực hiện theo quy định này.
Trong quá trình thực hiện Quy định này, nếu phát sinh vướng mắc, các ngành, địa phương, đơn vị và cá nhân có liên quan phản ánh về Sở Tài chính để tổng hợp trình UBND xem xét điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
ĐƠN GIÁ NHÀ CỬA, VẬT KIẾN TRÚC, MỒ MÃ
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 31/2005/QĐ-UB ngày 28/4/2005 của UBND tỉnh Quảng Nam)
TT | Tên công trình nhà và vật kiến trúc | ĐVT | Đơn giá | Ghi chú |
I | Nhà ở (kể cả công trình phụ trong nhà) |
|
|
|
1 | Nhà trệt, móng đá, tường xây 110 kể cả mặt trước 220, mái ngói, nền xi măng, ô tơ > 3,5m - 4m | đ/m2 XD | 500,000 |
|
* | Ôtơ từ >3 - 3,5m | đ/m2 XD | 470,000 |
|
* | Ôtơ từ >2,5 - 3m | đ/m2 XD | 420,000 |
|
* | Ôtơ từ 2 - 2,5m | đ/m2 XD | 370,000 |
|
* | Ôtơ < 2m | đ/m2 XD | 270,000 |
|
2 | Nhà Rường, khung gỗ (chạm, tiện), tường xây, mái ngói xưa | đ/m2 XD | 550,000 |
|
3 | Nhà trệt, móng đá, khung, dầm, giằng, trụ BTCT, mái ngói, nền xi măng, hiên đúc, tường xây 110 kể cả mặt trước 220, ô tơ ≥ 3m | đ/m2 XD | 600,000 |
|
4 | Nhà trệt, móng đá, khung, dầm, giằng, trụ BTCT, mái đúc, nền xi măng, tường xây 110 kể cả mặt trước 220, Ôtơ >3,5m | đ/m2 XD | 790,000 |
|
* | Ôtơ từ 3 - 3,5m | đ/m2 XD | 570,000 |
|
* | Ôtơ < 3m | đ/m2 XD | 550,000 |
|
5 | Nhà 2 tầng móng đá, khung, dầm, giằng, trụ BTCT, tường xây 110 kể cả mặt trước 220, sàn gỗ, mái ngói, nền XM | đ/m2 SD | 690,000 |
|
6 | Nhà 2 tầng, móng đá, Khung, dầm, giằng, trụ BTCT, tường xây 110 kể cả mặt trước 220,trụ BTCT, sàn đúc, mái ngói, nền xi măng | đ/m2 SD | 780,000 |
|
7 | Nhà 2 tầng, móng đá hộc, tường xây 110, khung, dầm, giằng, trụ BTCT, sàn đúc, mái đúc, nền xi măng | đ/m2 SD | 900,000 |
|
8 | Nhà 3 tầng trở lên, móng đá, khung, dầm, giằng, trụ BTCT, tường xây 110 kể cả mặt trước 220, mái đúc, sàn đúc, khung - trụ BTCT, nền XM | đ/m2 SD | 1,000,000 |
|
9 | Nhà 3 tầng trở lên, móng đá, khung, dầm, giằng, trụ BTCT, tường xây 110 kể cả mặt trước 220, mái ngói, sàn đúc, khung - trụ BTCT, nền XM | đ/m2 SD | 950,000 |
|
II | Nhà có kết cấu đơn giản |
|
|
|
1 | Nhà trệt, sườn gỗ hoặc sắt, vách ván hoặc tôn, mái tôn hoặc fibrocement, nền xi măng (có độ cao từ nền nhà đến đuôi mái tối thiểu là 2,6m) | đ/m2 XD | 200,000 |
|
* | Có độ cao từ nền đến đuôi mái < 2,6m | đ/m2 XD | 170,000 |
|
2 | Nhà sàn bằng gỗ, lợp tôn hoặc ngói tường ván | đ/m2 XD | 210,000 |
|
3 | Nhà sàn bằng gỗ, phên tre tranh nứa | đ/m2 XD | 180,000 |
|
4 | Nhà trệt, sườn tre hoặc các loại cây gỗ tận dụng, vách ván hoặc tôn, mái tôn hoặc fibrocement, nền xi măng (Có độ cao tối thiểu từ nền nhà đến đuôi mái là 2,6m) | đ/m2 XD | 150,000 |
|
* | Có độ cao từ nền đến đuôi mái < 2,6m | đ/m2 XD | 130,000 |
|
5 | Nhà tranh tre(có độ cao từ nền nhà đến đuôi mái tối thiểu là 2,6m) | đ/m2 XD | 120,000 |
|
6 | Có độ cao từ nền nhà đến đuôi mái < 2,6m | đ/m2 XD | 100,000 |
|
7 | Gác lững gỗ | đ/m2 | 80,000 |
|
8 | Gác lững đúc bê tông | đ/m2 | 250,000 |
|
III | Công trình phụ riêng biệt không nằm trong nhà |
|
|
|
1 | Tính theo kết cấu đơn giá nhà ở nhưng giá đền bù tối thiểu đối với nhà xây mái tôn, nền XM 200.000đ/m2XD |
|
|
|
2 | Nhà trệt tường xây 110 hoặc 220, móng đá, mái làm bằng tấm đanh đúc, nền xi măng | đ/m2 XD | 450,000 |
|
IV | Hầm, bể chứa xây gạch |
|
|
|
1 | Hầm vệ sinh có bể tự hoại (có 3 ngăn trở lên) | đ/hầm | 800,000 |
|
2 | Hầm vệ sinh không có bể tự hoại | đ/hầm | 400,000 |
|
3 | Hầm rút nước, hồ chứa nước thải | đ/m3 | 180,000 |
|
4 | Bể chứa nước, bể nước ngầm |
|
|
|
| - Bể có dung tích < 3 đ/m3 | đ/m3 | 200,000 |
|
| - Trường hợp lớn hơn 3m3, thì cứ 1m3 tăng thêm được cộng 150.000đ/m3 |
|
|
|
V | Chuồng chăn nuôi heo, trâu, bò |
|
|
|
1 | Xây gạch lững cao 0,65m , mái ngói, nền xi măng (kể cả móng bó hè) | đ/m2 XD | 180,000 |
|
2 | Xây gạch, mái ngói, nền đất đầm chặt | đ/m2 XD | 100,000 |
|
3 | Che chắn bằng gỗ, mái lợp tôn | đ/m2 XD | 70,000 |
|
4 | Chuồng có kết cấu đơn giản | đ/m2 XD | 30,000 |
|
VI | Nhà kho |
|
|
|
1 | Nhà kho khung sắt lắp ghép kiểu khung Tiệp, khung Mỹ |
|
|
|
| * Mái tôn, tường xây bao che 220, nền bê tông | đ/m2 XD | 363,000 | ( Đơn gi¸ nµy |
| * Mái tôn, tường bằng tôn bao che, nền bê tông | đ/m2 XD | 254,000 | gồm chi phí tháo |
| * Phần cơi nới thêm : Mái tôn, tường bao che 220, nền bê tông | đ/m2 XD | 178,000 | dỡ, hao hụt, vận |
2 | Nhà kho, nhà xưởng thông thường : khung sắt hoặc gỗ, mái tôn, tường xây 110, nền xi măng | đ/m2 XD | 350,000 | chuyển, lắp đặt lại) |
3 | Đối với những nhà kho có kết cấu khác với kết cấu chuẩn trên thì căn cứ mức giá chuẩn để cộng thêm hoặc trừ bớt giá trị chênh lệch kết cấu |
|
|
|
VI | Ga ra ô tô |
|
|
|
1 | Mái tôn, tường xây 220, nền bê tông | đ/m2 XD | 400,000 |
|
2 | Đối với những ga ra có kết cấu khác với kết cấu chuẩn ở mục trên thì căn cứ mức giá chuẩn trên để cộng thêm hoặc trừ bớt giá trị chênh lệch kết cấu |
|
|
|
VII | Vật kiến trúc |
|
|
|
1 | Giếng nước xây có đường kính <60cm | đ/cái | 700,000 |
|
* | Giếng nước xâycó đường kính từ 60cm-80cm | đ/cái | 1,000,000 |
|
* | Giếng nước xâycó đường kính từ 81cm-100cm | đ/cái | 1,500,000 |
|
* | Giếng nước xâycó đường kính >100cm | đ/cái | 1,800,000 |
|
| Các mức giá trên là tính cho giếng có độ sâu <= 5m, đối với các giếng có độ sâu từ trên 5m-10m thì cứ 01 msâu cộng thêm 50 000đ/msâu, nếu sâu trên 10 m thì tính thêm 100000đ/mchiều sâu |
|
|
|
2 | Giếng đóng | đ/cái | 500,000 |
|
| Giếng đóng tưới ngoài đồng | đ/cái | 200,000 |
|
3 | Móng, trụ xây gạch và tường rào xây 110 cao 1,2m | đ/md | 120,000 |
|
| * Cứ 10cm thấp hơn hoặc cao hơn 1,2m đến 1,8m thì giảm hoặc tăng 5.000 đ/md |
|
|
|
| * Từ 1,8m trở lên cứ 10cm cao hơn tăng 10.000đ/md |
|
|
|
4 | Mương thoát nước nội bộ |
|
|
|
| * Mương đổ bê tông sâu 0,8 rộng 0,8m | đ/md | 85,000 |
|
| * Mương đổ bê tông sâu 0,8 rộng 0,5m | đ/md | 65,000 |
|
| * Rãnh thoát nước rộng 0,3m | đ/md | 17,000 |
|
5 | Sân bãi |
|
|
|
| * Sân đá cấp phối | đ/m2 | 32,000 |
|
| * Sân bê tông đá dăm | đ/m2 | 42,000 |
|
| * Sân gạch thẻ | đ/m2 | 24,000 |
|
| * Sân gạch vỡ trên láng vữa xi măng | đ/m2 | 32,000 |
|
| * Sân bãi đất đầm chặt | đ/m2 | 10,000 |
|
6 | Đường nội bộ (gồm các thành phần sau) |
|
|
|
| * Đường cấp phối đá dăm dày 15-20cm | đ/m2 | 36,000 |
|
| * Đường thâm nhập nhựa dày 7-10cm | đ/m2 | 48,000 |
|
| * Đường bê tông xi măng dày 10cm | đ/m2 | 45,000 |
|
| * Đường đất đầm chặt | đ/m2 | 10,000 |
|
7 | Mồ mã |
|
|
|
| * Mộ đất không có bia | đ/cái | 300,000 |
|
| * Mộ đất có bia | đ/cái | 350,000 |
|
| * Mộ xây | đ/cái | 500,000 |
|
| Trường hợp mộ đất có nhiều hài cốt thì hài cốt thứ 2 trở lên được tính thêm 150.000đ/hài cốt |
|
|
|
8 | Hỗ trợ di chuyển: |
|
|
|
* | Di chuyển lắp đặt điện sinh hoạt (Công tơ 1 pha) | đ/cái | 400,000 |
|
* | Di chuyển lắp đặt nước sinh hoạt (01đồng hồ/01 hộ) | đ/cái | 400,000 |
|
* | Di chuyển lắp đặt điện sản xuất 3 pha | đ/cái | 1,300,000 |
|
* | Di chuyển lắp đặt điện thoại( phải thay đổi số mới) | đ/cái | 450,000 |
|
| Trường hợp di chuyển không thay đổi số mới | đ/cái | 200,000 |
|
* | Hỗ trợ hệ thống điện nổi: tính bằng 0,5% giá trị nhà |
|
|
|
* | Hỗ trợ hệ thống nước nổi: tính bằng 0,5% giá trị nhà |
|
|
|
* | Hỗ trợ hệ thống điện ngầm: tính bằng 1,5% giá trị nhà |
|
|
|
* | Hỗ trợ hệ thống nước ngầm: tính bằng 1,5% giá trị nhà |
|
|
|
9 | Đối với các công trình, vật kiến trúc không quy định trong bảng phụ lục này Ban đền bù giải toả sẽ căn cứ vào kiểm kê, kiểm định thực tế để xác định mức đền bù cụ thể cho hợp lý |
|
|
|
Ghi chú | ||||
1 | Các nhà có cấu trúc như Mục I, II nhưng có thay đổi một số kết cấu thì được tính như sau: |
|
|
|
| * Mái ngói cộng thêm | đ/m2 | 50,000 |
|
| * Mái giấy dầu hoặc bằng cao su giảm | đ/m2 | 30,000 |
|
| * Tường cót ép giảm | đ/m2 | 20,000 |
|
| * Nền gạch thẻ giảm | đ/m2 | 10,000 |
|
| * Nền đất giảm | đ/m2 | 30,000 |
|
2 | Chênh lệch giá của nhà có tường xây 220 và tường xây 110 (các kết cấu khác giống nhau) | đ/m2 XD | 45,000 |
|
| Chênh lệch giá của nhà có tường xây 150 và tường xây 110 (các kết cấu khác giống nhau) | đ/m2 XD | 20,000 |
|
3 | Đối với nhà ở, nhà làm việc lát gạch hoa tính tăng | đ/m2 | 40,000 |
|
4 | Đối với nhà ở, nhà làm việc lát gạch men tính tăng | đ/m2 | 68,000 |
|
5 | Đối với nhà ở, nhà làm việc lợp tôn kẽm tính giảm | đ/m2 SD | 50,000 |
|
6 | Đối với nhà ở, nhà làm việc lợp tôn fibro tính giảm | đ/m2 SD | 42,000 |
|
7 | Đối với nhà xây gạch không tô 1 mặt tính giảm | đ/m2 | 15,000 |
|
8 | Đối với nhà xây gạch không tô 2 mặt tính giảm | đ/m2 | 30,000 |
|
9 | Nhà làm việc của các cơ quan Nhà nước tính giảm 10% so với nhà ở cùng cấp, loại nhà |
|
|
|
- 1Quyết định 11/2008/QĐ-UBND ban hành Quy định về trình tự, thủ tục kiểm kê bắt buộc hiện trạng đất, nhà và tài sản gắn liền với đất để phục vụ công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn do Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn ban hành
- 2Quyết định 55/2006/QĐ-UBND bồi thường thiệt hại, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 3Quyết định 10/2006/QĐ-UBND công bố Danh mục Quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam đến ngày 31/12/2005 hết hiệu lực pháp luật
- 4Quyết định 1153/QĐ-UBND năm 2012 công bố kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành từ năm 2005 đến năm 2010
- 5Quyết định 1841/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do tỉnh Quảng Nam ban hành
- 1Quyết định 55/2006/QĐ-UBND bồi thường thiệt hại, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 2Quyết định 1459/QĐ-UBND năm 2006 phê duyệt bổ sung quy định về bồi thường, hỗ trợ thực hiện công tác giải phóng mặt bằng đối với các dự án thuộc địa bàn Khu kinh tế mở Chu Lai do tỉnh Quảng Nam ban hành
- 3Quyết định 10/2006/QĐ-UBND công bố Danh mục Quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam đến ngày 31/12/2005 hết hiệu lực pháp luật
- 4Quyết định 1153/QĐ-UBND năm 2012 công bố kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành từ năm 2005 đến năm 2010
- 5Quyết định 1841/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do tỉnh Quảng Nam ban hành
- 1Luật thuế Sử dụng Đất Nông nghiệp 1993
- 2Luật Đất đai 2003
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Nghị định 181/2004/NĐ-CP thi hành Luật Đất đai
- 5Nghị định 197/2004/NĐ-CP về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
- 6Thông tư 116/2004/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 197/2004/NĐ-CP về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất do Bộ Tài chính ban hành
- 7Quyết định 11/2008/QĐ-UBND ban hành Quy định về trình tự, thủ tục kiểm kê bắt buộc hiện trạng đất, nhà và tài sản gắn liền với đất để phục vụ công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn do Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn ban hành
Quyết định 31/2005/QĐ-UB về bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- Số hiệu: 31/2005/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 28/04/2005
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Nam
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 13/05/2005
- Ngày hết hiệu lực: 01/01/2007
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực