Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3086/QĐ-BGTVT | Hà Nội, ngày 04 tháng 10 năm 2013 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT DỰ ÁN ĐẦU TƯ NÂNG CẤP TUYẾN ĐƯỜNG PHÁP VÂN – CẦU GIẼ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI THEO HÌNH THỨC BOT
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Căn cứ Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20/12/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ;
Căn cứ Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về việc đền bù thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng;
Căn cứ Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/08/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
Căn cứ Nghị định số 108/2009/NĐ-CP ngày 27/11/2009 và Nghị định 24/2011/NĐ-CP ngày 05/4/2011 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao, Hợp đồng xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh, Hợp đồng xây dựng - Chuyển giao;
Căn cứ Thông tư số 03/2011/TT-BKHĐT ngày 27/01/2011 của Bộ Kế hoạch & Đầu tư về việc hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 108/2009/NĐ-CP ngày 27/11/2009;
Căn cứ Thông tư số 166/2011/TT-BTC ngày 17/11/2011 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, sử dụng chi phí chuẩn bị dự án và kinh phí hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình quản lý các dự án; một số chỉ tiêu tài chính của hợp đồng dự án; điều kiện và phương thức thanh toán cho nhà đầu tư thực hiện dự án theo hình thức hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao; quyết toán giá trị công trình dự án thực hiện theo hình thức hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao, Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh, Xây dựng - Chuyển giao;
Căn cứ Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Quyết định số 356/QĐ-TTg ngày 25/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 1734/QĐ-TTg ngày 01/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 140/QĐ-TTg ngày 21/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết đường bộ cao tốc Bắc Nam phía Đông;
Căn cứ Quyết định số 1081/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Quyết định số 929/QĐ-BGTVT ngày 06/4/2010 của Bộ GTVT về việc cho phép lập dự án đầu tư Dự án đầu tư nâng cấp tuyến đường Pháp Vân-Cầu Giẽ, Tp Hà Nội;
Căn cứ Quyết định số 244/QĐ-BGTVT ngày 25/01/2013 của Bộ GTVT về việc chuyển đổi Chủ đầu tư đối với dự án đầu tư nâng cấp tuyến Pháp Vân - Cầu Giẽ theo hình thức BOT;
Căn cứ Văn bản số 354/VPUB-QHXDGT ngày 25/01/2013 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc tham gia ý kiến thỏa thuận Dự án Nâng cấp, mở rộng đường Pháp Vân - Cầu Giẽ;
Căn cứ công văn số 13338/BTC-HCSN ngày 04/10/2013 của Bộ Tài chính về phương án thu phí dự án BOT đoạn Pháp Vân - Cầu Giẽ;
Căn cứ Văn bản số 404/TTg-KTN ngày 18/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc lựa chọn nhà đầu tư thực hiện Dự án đầu tư nâng cấp tuyến Pháp Vân - Cầu Giẽ theo hình thức BOT;
Căn cứ Thông báo số 224/TB-BGTVT ngày 10/4/2013 về kết luận của Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường tại cuộc họp thông qua báo cáo cuối kỳ dự án đầu tư nâng cấp đường Pháp Vân - Cầu Giẽ;
Căn cứ Văn bản số 5435/VPCP-KTN ngày 04/7/2013 của Văn phòng Chính phủ về việc triển khai Dự án đầu tư nâng cấp tuyến Pháp Vân - Cầu Giẽ theo hình thức BOT;
Căn cứ Văn bản số 8012/VPCP-KTN ngày 24/9/2013 của Văn phòng Chính phủ về việc triển khai Dự án nâng cấp đường Pháp Vân - Cầu Giẽ;
Xét Tờ trình số 1141/PMUTL-DA1 ngày 23/7/2013 và Tờ trình số 1745/PMUTL-DA1 ngày 18/9/2013 của Ban Quản lý dự án Thăng Long về việc xin phê duyệt dự án đầu tư nâng cấp tuyến đường Pháp Vân - Cầu Giẽ, thành phố Hà Nội kèm theo Báo cáo thẩm tra số 157/TTr-CĐV ngày 17/9/2013 của Tư vấn thẩm tra;
Theo đề nghị của Vụ trưởng-Trưởng ban Ban Quản lý đầu tư các dự án đối tác công tư, kèm theo Báo cáo thẩm định số 546/ĐTCT ngày 03/10/2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Dự án đầu tư nâng cấp tuyến đường Pháp Vân - Cầu Giẽ, thành phố Hà Nội theo hình thức BOT với các nội dung sau:
1. Tên dự án: Dự án đầu tư nâng cấp tuyến đường Pháp Vân - Cầu Giẽ, Thành phố Hà Nội theo hình thức BOT.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết và thực hiện Hợp đồng dự án: Bộ Giao thông vận tải.
3. Tổ chức tư vấn lập dự án đầu tư: Tổng công ty TVTK GTVT (TEDI).
4. Mục tiêu đầu tư xây dựng: Nâng cấp tuyến đường Pháp Vân - Cầu Giẽ thành đường cao tốc để hình thành đoạn đầu từ Hà Nội đến Ninh Bình thuộc đường cao tốc phía Đông theo quy hoạch và đảm bảo nhu cầu khai thác.
5. Nội dung và quy mô đầu tư:
5.1. Phạm vi đầu tư xây dựng:
- Điểm đầu dự án: Km182+300, tại vị trí nút giao Pháp Vân giao giữa đường Pháp Vân - Cầu Giẽ với đường Vành đai 3 của Hà Nội.
- Điểm cuối dự án: Km211+256 (tại Km211+000 của tuyến cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình); điểm cuối nhánh vuốt nối tại Km212+475 (đầu cầu vượt đường sắt trên nhánh nối vào QL1 cũ).
- Tổng chiều dài: Khoảng 29Km.
5.2. Quy mô và tiêu chuẩn kỹ thuật:
a) Hệ thống tiêu chuẩn áp dụng cho Dự án: Theo danh mục các tiêu chuẩn áp dụng cho Dự án đã được Bộ GTVT phê duyệt tại Quyết định số 2296/QĐ-BGTVT ngày 14/10/2011.
b) Cấp đường: Theo tiêu chuẩn đường cao tốc TCVN 5729-2012 (có châm chước tĩnh không đứng dưới cầu vượt đường cao tốc và chiều dài dốc dọc theo TCVN 5729-1997), vận tốc thiết kế 100km/h.
c) Quy mô mặt cắt ngang:
- Giai đoạn 1: Cải tạo, nâng cấp yếu tố bình đồ và mặt cắt dọc, kết cấu mặt đường chính tuyến đáp ứng tiêu chuẩn đường cao tốc 4 làn xe cơ giới; tận dụng đường hiện tại với bề rộng nền đường 25,0m.
- Giai đoạn 2: Xây dựng mở rộng hoàn chỉnh đường cao tốc thành 6 làn xe cơ giới; bề rộng nền đường 33,5m. Xây dựng đường gom song hành hai bên với quy mô đường cấp VI đồng bằng theo tiêu chuẩn TCVN 4054-2005 (bề rộng nền đường 6,50m).
d) Tần suất: Nền đường cao tốc, cầu trung, cầu lớn P = 1%, nền đường gom, cống, cầu nhỏ P = 4%.
e) Khổ cầu: Phù hợp với khổ nền đường.
5.3. Giải pháp thiết kế:
a) Hướng tuyến: Hướng tuyến đường cao tốc cơ bản đi bám theo hướng tuyến đường hiện hữu.
b) Trắc dọc: Trắc dọc trên cơ sở tận dụng mặt đường hiện hữu, đảm bảo chiều dầy tăng cường trên nền đường cũ, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật; có châm chước mực nước thủy văn khu vực dưới cầu vượt Thường Tín.
c) Trắc ngang:
- Giai đoạn 1: Thiết kế với quy mô đường cao tốc 4 làn xe cơ giới, bề rộng mặt cắt ngang nền đường 25,0m (bao gồm: 4 làn xe cơ giới 4x3,75m + 2 dải dừng xe khẩn cấp 2x3,0m + 2 dải an toàn trong 2x0,5m + giải phân cách giữa 2,0m + lề đường 2x0,5 m).
- Giai đoạn 2: Thiết kế với quy mô đường cao tốc 6 làn xe cơ giới, bề rộng mặt cắt ngang nền đường 33,5m (bao gồm: 6 làn xe cơ giới 6x3,75m + 2 dải dừng xe khẩn cấp 2x3,0m + 2 dải an toàn trong 2x0,75m + giải phân cách giữa 2,0m + lề đường 2x0,75m).
d) Nền đường:
- Giai đoạn 1: Đảm bảo đúng tiêu chuẩn thiết kế của tuyến đường và chiều dày tăng cường trên đường cũ. Mái taluy nền đường đắp sử dụng độ dốc trong khoảng từ 1/1,5 - 1/2.
- Giai đoạn 2: Nền đường mở rộng đảm bảo đúng tiêu chuẩn thiết kế của tuyến đường. Mái taluy nền đường đắp sử dụng độ dốc là 1/2,0.
e) Mặt đường:
Xây dựng mới mặt đường cấp cao A1, đảm bảo mô đuyn đàn hồi yêu cầu Ey/c ≥ 200Mpa; trong Giai đoạn 2 sẽ làm thêm lớp bê tông tạo nhám 3cm.
f) Xử lý nền đất yếu:
Lựa chọn biện pháp xử lý nền đất yếu hiệu quả, đảm bảo an toàn thi công và khai thác của tuyến đường.
g) Nút giao, đường giao dân sinh:
- Cải tạo các nhánh vuốt nối và bổ sung thêm các nhánh ra, vào đường cao tốc tại những nút giao hiện trạng.
- Đường giao dân sinh: Vuốt nối với đường gom song hành trong Giai đoạn 2 đảm bảo an toàn và êm thuận xe chạy.
h) Các công trình thoát nước trên tuyến:
Tận dụng các cống hiện trạng, đánh giá những hư hỏng, sự thay đổi trắc dọc cũng như quy mô mặt cắt ngang đường trong từng giai đoạn tại từng vị trí cống để tiến hành các sửa chữa, kéo dài.
- Giai đoạn 1: Tại một số vị trí cống bị đất lấp nhiều làm cản trở dòng chảy, giảm khả năng thoát nước, cần phải nạo vét, khơi thông ở thượng, hạ lưu cống.
- Giai đoạn 2: Nối dài các cống hiện trạng khi mở rộng đường cao tốc thành 6 làn xe cơ giới. Bổ sung thêm các cống trên đường gom, có cùng khẩu độ với cống trên đường chính. Thiết kế hoàn trả mương đối với mương bị lấp đảm bảo khai thác.
i) Công trình cầu:
- Giai đoạn 1: Giữ nguyên các cầu hiện trạng, cải tạo lớp phủ mặt cầu và hệ thống lan can để phù hợp với quy mô và tiêu chuẩn thiết kế.
- Giai đoạn 2:
+ Cầu chính tuyến (cầu Văn Điển và cầu Vạn Điểm): Mở rộng cầu từ 04 làn xe cơ giới thành 06 làn xe gồm 02 cầu riêng biệt cho mỗi chiều xe chạy. Bề rộng mỗi cầu 16,0m.
+ Cầu trên đường gom (Văn Điển): Xây dựng mới 02 cầu riêng biệt với quy mô 02 làn xe chạy; bề rộng mỗi cầu 7,5m.
j) Đường gom:
- Giai đoạn 1: Nâng cấp, cải tạo mặt đường gom hiện trạng.
- Giai đoạn 2: Xây dựng đường gom song hành với quy mô đường cấp VI đồng bằng, bề rộng nền đường 6,50m. Xây dựng tường chắn ngăn giữa đường gom song hành và đường cao tốc tại những khu vực đông dân cư nhằm hạn chế giải phóng mặt bằng.
k) Cống chui dân sinh: Tận dụng các cống chui dân sinh hiện hữu; đánh giá những hư hỏng, sự thay đổi trắc dọc và quy mô mặt cắt ngang đường trong từng giai đoạn để tiến hành các sửa chữa, kéo dài, vuốt nối đảm bảo khai thác.
l) Chiếu sáng:
- Giai đoạn 1: Tận dụng hệ thống điện chiếu sáng hiện tại.
- Giai đoạn 2: Thiết kế hệ thống chiếu sáng mới trên một số đoạn tuyến, tại những khu vực đông dân cư.
m) An toàn giao thông: Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2012/BGTVT.
n) Các hạng mục khác:
- Dải phân cách giữa: Tận dụng tối đa phần dải phân cách giữa đường cao tốc hiện tại, đoạn nào bị hư hỏng thì được dỡ đi và xây dựng lại.
- Hàng rào bảo vệ: Xây dựng hàng rào bảo vệ sát đường gom.
5.4. Thu phí giao thông:
- Thực hiện thu phí kín để hoàn vốn đầu tư xây dựng.
- Thiết bị và công nghệ thu phí: Áp dụng đồng bộ với Dự án đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình.
6. Địa điểm xây dựng: Thuộc địa bàn Quận Hoàng Mai, huyện Thanh Trì, huyện Thường Tín, huyện Phú Xuyên - Thành phố Hà Nội.
7. Diện tích sử dụng đất: Khoảng 146ha.
8. Phương án xây dựng: Nâng cấp, mở rộng đường tuyến đường trên cơ sở đường hiện tại thành đường cao tốc. Xây dựng mới tuyến đường gom song hành.
- Loại công trình: Công trình giao thông đường bộ.
- Cấp công trình: Cấp I.
10. Dự án thành phần giải phóng mặt bằng:
- Phương án tổ chức thực hiện: Công tác GPMB được tách thành tiểu dự án thành phần do UBND thành phố Hà Nội triển khai thực hiện.
- Tổng mức đầu tư dự án thành phần GPMB: Khoảng 1.648.585 triệu đồng, trong đó:
+ Giai đoạn 1: Giải phóng mặt bằng tại khu vực các trạm thu phí; tổng diện tích GPMB khoảng 4,4ha.
+ Giai đoạn 2: Thực hiện công tác giải phóng mặt bằng đủ phạm vi mở rộng đường cao tốc thành 6 làn xe và bố trí đường gom song hành hai bên đường cao tốc. Phạm vi GPMB tính từ mép ngoài cùng của nền đường gom song hành (chân mái đường đắp hoặc mép ngoài của rãnh dọc tại các vị trí không đào không đắp hoặc mép đỉnh mái đường đào) ra mỗi bên 1,0m; tổng diện tích GPMB khoảng 102ha.
- Nguồn vốn: Nguồn vốn GPMB lấy từ vốn BOT của dự án.
11.1. Tổng mức đầu tư Giai đoạn 1 (gồm cả lãi vay): 1.956.977 triệu đồng (Một nghìn chín trăm năm mươi sáu tỷ, chín trăm bảy mươi bảy triệu đồng), trong đó:
- Chi phí xây dựng: | 1.262.709 triệu đồng; |
- Chi phí giải phóng mặt bằng: | 45.867 triệu đồng; |
- Chi phí QLDA, chi phí tư vấn và các chi phí khác: | 189.406 triệu đồng; |
- Chi phí dự phòng: | 251.113 triệu đồng; |
- Lãi vay (tạm tính): | 207.882 triệu đồng. |
11.2. Tổng mức đầu tư Giai đoạn 2 (gồm cả lãi vay): 6.518.760 triệu đồng (Sáu nghìn năm trăm mười tám tỷ, bảy trăm sáu mươi triệu đồng), trong đó:
- Chi phí xây dựng: | 1.679.965 triệu đồng; |
- Chi phí giải phóng mặt bằng: | 1.602.718 triệu đồng; |
- Chi phí QLDA, chi phí tư vấn và các chi phí khác: | 251.995 triệu đồng; |
- Chi phí dự phòng: | 1.584.206 triệu đồng; |
- Lãi vay (tạm tính): | 1.399.876 triệu đồng. |
12. Hình thức đầu tư: Theo hình thức Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (BOT).
13. Nguồn vốn đầu tư: Nhà đầu tư huy động vốn chủ sở hữu và vốn vay để thực hiện đầu tư xây dựng dự án, thu hồi vốn thông qua thu phí.
14. Trạm thu phí: Xây dựng 04 trạm thu phí mới và nâng cấp 01 trạm, cụ thể: Xây dựng trạm thu phí đầu tuyến tại Km188+300, trạm thu phí tại nút giao Thường Tín, trạm thu phí tại nút giao Vạn Điểm và trạm thu phí trên nhánh nối vào QL1 cũ tại Đại Xuyên (Km212+315); sử dụng, nâng cấp trạm thu phí Đại Xuyên do VEC đã xây dựng, theo hướng Pháp Vân - Ninh Bình để làm cửa thu phí đầu ra của Dự án.
- Mức thu phí: 1.500 VNĐ/PCU/km (sau khi hoàn thành Giai đoạn 1), điều chỉnh tăng phí cứ 3 năm tăng 12%.
- Thời gian thu phí: Bắt đầu thu phí ngay khi hoàn thành Giai đoạn 1 của dự án. Thời gian thu phí hoàn vốn khoảng 24,5 năm.
16. Thời gian thực hiện dự án:
- Giai đoạn 1: Triển khai thi công từ năm 2013 - 2015.
- Giai đoạn 2: Hoàn thành năm 2023.
17. Phương thức tổ chức quản lý, kinh doanh công trình: Doanh nghiệp dự án thực hiện việc quản lý, kinh doanh công trình phù hợp với các quy định của pháp luật và theo các điều kiện thỏa thuận của Hợp đồng dự án.
18. Điều kiện, phương thức chuyển giao và tiếp nhận: Sau khi hết thời hạn kinh doanh công trình theo quy định, nhà đầu tư chuyển giao không bồi hoàn công trình cho Cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo các điều kiện quy định tại Hợp đồng dự án và các quy định khác.
Điều 2. Tổ chức thực hiện:
- Bộ Giao thông vận tải là Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết và thực hiện Hợp đồng dự án.
- Giao Ban Quản lý dự án Thăng Long:
+ Tổ chức thực hiện dự án theo chức năng nhiệm vụ tại Quyết định số 2729/QĐ-BGTVT ngày 31/10/2012 của Bộ trưởng Bộ GTVT về việc tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công - tư do Bộ GTVT quản lý.
+ Chỉ đạo Tư vấn rà soát, cập nhật Danh mục các tiêu chuẩn áp dụng cho dự án trình Bộ GTVT phê duyệt bổ sung.
- Các nội dung khác: Theo Nghị định số 108/2009/NĐ-CP ngày 27/11/2009 của Chính phủ và Quyết định số 2729/QĐ-BGTVT ngày 31/10/2012 của Bộ GTVT cũng như quy định hiện hành khác.
- Phạm vi dự án: Điểm cuối dự án sẽ được xác định chính xác sau khi có ý kiến của Cơ quan có thẩm quyền.
- Chi phí GPMB được duyệt với giá trị cập nhật thời điểm hiện tại (không tính dự phòng trượt giá), trong quá trình triển khai có thay đổi thì sẽ xem xét điều chỉnh hoặc hỗ trợ cho phù hợp với giá trị thực tế.
- Quyết định này có hiệu lực khi Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án được duyệt.
Điều 4. Thủ trưởng các đơn vị: Vụ Kế hoạch đầu tư, Vụ Tài chính, Cục Quản lý xây dựng & Chất lượng CTGT, Ban Quản lý đầu tư các dự án đối tác công tư, Ban QLDA Thăng Long và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1Luật xây dựng 2003
- 2Nghị định 197/2004/NĐ-CP về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
- 3Quyết định 1734/QĐ-TTg năm 2008 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Nghị định 12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
- 5Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản năm 2009
- 6Nghị định 69/2009/NĐ-CP bổ sung quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
- 7Nghị định 83/2009/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
- 8Nghị định 108/2009/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao, hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh, hợp đồng xây dựng – chuyển giao
- 9Nghị định 112/2009/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình
- 10Quyết định 140/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Quy hoạch chi tiết đường bộ cao tốc Bắc Nam phía Đông do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- 12Thông tư 04/2010/TT-BXD hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình do Bộ Xây dựng ban hành
- 13Thông tư 03/2011/TT-BKHĐT hướng dẫn Quy định của Nghị định 108/2009/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT, BTO và BT do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 14Nghị định 24/2011/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 108/2009/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao, hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh, hợp đồng xây dựng - chuyển giao
- 15Quyết định 1081/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 16Quyết định 1259/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 17Thông tư 166/2011/TT-BTC quy định về quản lý, sử dụng chi phí chuẩn bị dự án và kinh phí hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình quản lý dự án; chỉ tiêu tài chính của hợp đồng dự án; điều kiện và phương thức thanh toán cho nhà đầu tư thực hiện dự án theo hình thức hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao; quyết toán giá trị công trình dự án thực hiện theo hình thức hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao, Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh, Xây dựng - Chuyển giao do Bộ Tài chính ban hành
- 18Quyết định 2729/QĐ-BGTVT năm 2012 tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với dự án đầu tư theo hình thức đối tác công - tư do Bộ Giao thông vận tải quản lý
- 19Nghị định 107/2012/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải
- 20Nghị định 15/2013/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng
- 21Quyết định 356/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 22Công văn 404/TTg-KTN về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện Dự án đầu tư nâng cấp tuyến Pháp Vân - Cầu Giẽ theo hình thức BOT do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 23Công văn 5435/VPCP-KTN năm 2013 triển khai Dự án nâng cấp đường Pháp Vân - Cầu Giẽ theo hình thức Hợp đồng BOT do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 24Công văn 8012/VPCP-KTN năm 2013 triển khai dự án nâng cấp đường Pháp Vân - Cầu Giẽ do Văn phòng Chính phủ ban hành
Quyết định 3086/QĐ-BGTVT năm 2013 về Dự án đầu tư nâng cấp tuyến đường Pháp Vân – Cầu Giẽ, thành phố Hà Nội theo hình thức BOT do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Số hiệu: 3086/QĐ-BGTVT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 04/10/2013
- Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải
- Người ký: Nguyễn Hồng Trường
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra