Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG TRỊ

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3078a/QĐ-UBND

Quảng Trị, ngày 05 tháng 12 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH GIA SÚC, GIA CẦM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ NĂM 2017

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Thú y ngày 19/6/2015;

Căn cứ Nghị định số 05/2007/NĐ-CP ngày 09/01/2007 của Chính phủ về phòng, chống bệnh dại ở động vật;

Căn cứ Quyết định số 438/QĐ-BNN-TY ngày 13/3/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt kế hoạch quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm giai đoạn 2014 - 2018; Quyết định số 80/2008/QĐ-BNN ngày 15/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ban hành quy định phòng, chống Hội chứng sinh sản và hô hấp ở lợn (PRRS); Quyết định số 476/QĐ-BNN-TY ngày 17/02/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh Lở mồm long móng giai đoạn 2016 - 2020;

Căn cứ Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông Nghiệp và PTNT về việc Quy định phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 289/TTr-SNN ngày 28/11/2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Quảng Trị năm 2017 (Có chi tiết kế hoạch kèm theo).

Điều 2. Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp Sở Tài chính và các Sở, ngành liên quan hướng dẫn triển khai thực hiện Quyết định này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông Nghiệp và PTNT, Tài chính; Giám đốc kho bạc Nhà nước tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành liên quan, Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở, ngành: CT, TT-TT, YT, CA tỉnh;
- Đài PT-TH tỉnh;
- Các PVP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, NNp.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Hà Sỹ Đồng

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH GIA SÚC, GIA CẦM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ NĂM 2017
(Kèm theo Quyết định số 3078a/QĐ-UBND ngày 05/12/2016 của UBND tỉnh)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Nâng cao nhận thức của nhân dân, chủ cơ sở nuôi về tác hại của dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm; trách nhiệm của người nuôi, các cấp chính quyền trong phòng, chống dịch bệnh.

- Chủ động thực hiện phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm và động vật với phương châm phòng là chính, cơ sở là chính, người dân là chính” và “phát hiện sớm, xử lý gọn, bao vây ổ dịch”.

- Xây dựng hệ thống giám sát dịch bệnh từ tỉnh đến cơ sở, phát hiện sớm, chính xác, kịp thời tình hình dịch bệnh. Từng bước bao vây, khống chế các loại dịch bệnh nguy hiểm đối với động vật như: dịch cúm gia cầm; dịch lở mồm long móng (LMLM) gia súc; dịch tai xanh (PRRS), dịch tả lợn, bệnh dại và một số bệnh khác không để lây lan ra diện rộng, góp phần tiến tới thanh toán các loại dịch bệnh trên.

- Bảo vệ đàn gia súc, gia cầm; góp phần ổn định và phát triển sản xuất và hạn chế thiệt hại về kinh tế cho người chăn nuôi, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, bảo vệ môi trường sinh thái.

2. Yêu cầu

- Việc phòng chống, dịch bệnh gia súc, gia cầm phải được coi là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp và trách nhiệm của toàn dân.

- Thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Nông Nghiệp và PTNT, UBND tỉnh về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm. Nâng cao nhận thức của cộng đồng về công tác phòng, chống dịch bệnh.

- Quản lý đàn gia súc, gia cầm; thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do dịch bệnh gây ra. Quản lý, giám sát dịch bệnh gia súc, gia cầm tới thôn, xóm, hộ gia đình. Triển khai thực hiện Kế hoạch phòng, chống nhằm ngăn chặn, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do dịch bệnh gây ra; chủ động khống chế, dập tắt không để dịch lây lan trên diện rộng khi có dịch xảy ra trên địa bàn tỉnh;

- Mọi tổ chức, cá nhân chăn nuôi gia súc, gia cầm phải nghiêm túc thực hiện công tác phòng chống dịch, bệnh theo quy định.

- Đảm bảo an toàn cho người trực tiếp tham gia và những người liên quan đến công tác phòng, chống dịch; có phương án xử lý kịp thời khi sự cố xảy ra.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

PHẦN 1. KHI CHƯA CÓ DỊCH BỆNH XẢY RA

1. Hoạt động của Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm các cấp

- Tăng cường hoạt động của Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm các cấp, các ngành.

- Có kế hoạch, phương án, chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, vật tư để chủ động đối phó kịp thời có dịch bệnh gia súc, gia cầm xảy ra.

- Tổ chức kiểm tra việc triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh trên từng địa bàn.

2. Thông tin, tuyên truyền

- Thông tin đầy đủ, kịp thời, phù hợp, chính xác về diễn biến dịch bệnh và các biện pháp phòng, chống; dấu hiệu để phát hiện dịch bệnh, biện pháp an toàn khi tiếp xúc với gia súc, gia cầm để người dân tự bảo vệ bản thân, bảo vệ cộng đồng và chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh; không hỗ trợ đối với gia súc, gia cầm bị tiêu hủy nếu không tiêm phòng các bệnh theo quy định.

- Đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm nâng cao nhận thức của người dân về phòng, chống dịch bệnh và nguy cơ xảy ra dịch bệnh, mức độ nguy hiểm để toàn thể nhân dân thấy được tính chất nguy hiểm của dịch bệnh gia súc, gia cầm không chỉ thiệt hại đối với sản xuất mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của con người. Nâng cao ý thức, trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên và mọi người dân trong công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.

- Đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về thú y; các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương, Ủy ban nhân dân tỉnh; các văn bản hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn về thú y; các kỹ thuật, kinh nghiệm trong phòng, chống dịch bệnh động vật ở các vùng chăn nuôi trọng điểm trên địa bàn tỉnh.

- Tuyên truyền các chủ trương chính sách của Nhà nước để nâng cao nhận thức của người dân, tích cực tự giác thực hiện “5 không”:

+ Không giấu dịch;

+ Không mua gia súc, gia cầm bệnh; sản phẩm gia súc, gia cầm bệnh;

+ Không bán chạy gia súc, gia cầm mắc bệnh;

+ Không tự vận chuyển gia súc, gia cầm bị mắc bệnh ra khỏi vùng dịch;

+ Không vứt xác gia súc, gia cầm chết bừa bãi.

* Hình thức tuyên truyền

+ Xây dựng các phóng sự giới thiệu một số nội dung chính về các bệnh nguy hiểm đối với động vật như: dịch cúm gia cầm; dịch LMLM gia súc; dịch tai xanh, bệnh dại ở chó mèo...; cách phòng chống và chủ trương, chính sách của nhà nước.

+ Viết bài tuyên truyền phát trên hệ thống truyền thanh của xã, thôn.

* Tổ chức thực hiện

- Phóng sự: Ban tuyên truyền Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với đài PTHT tỉnh thực hiện.

- Đài phát thanh (xã, thôn): Chi cục Chăn nuôi và Thú y cung cấp nội dung tuyên truyền để phụ trách phát thanh thôn, xã đọc lên hệ thống truyền thanh với thời lượng tùy theo tình hình dịch bệnh.

3. Tập huấn

- Tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn cho hệ thống thú y của tỉnh, và lực lượng được xã, thôn cử trực tiếp tham gia tiêm phòng, giám sát dịch bệnh gia súc, gia cầm.

- Tập huấn cho hộ chăn nuôi về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh và chăn nuôi an toàn sinh học; cách nhận biết và dấu hiệu của các loại dịch bệnh nguy hiểm đối với vật nuôi như: cúm gia cầm, tai xanh, LMLM...

4. Giám sát dịch bệnh

4.1. Giám sát dịch bệnh tại cơ sở

- Công tác giám sát dịch bệnh phải tiến hành thường xuyên. Tăng cường hệ thống kiểm tra giám sát đến tận thôn, khu phố, cơ sở chăn nuôi để phát hiện sớm dịch bệnh, báo cáo kịp thời - đặc biệt tại các vùng nguy cơ cao, các ổ dịch cũ, các vùng chăn nuôi trọng điểm...

- Trưởng thôn, khu phố, thú y cơ sở có trách nhiệm báo cáo kịp thời, chính xác về tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn lên chính quyền cấp xã.

- Tổ chức thường trực để tiếp nhận thông tin kịp thời về các loại dịch bệnh gia súc, gia cầm tại các Trạm Chăn nuôi và Thú y cấp huyện và Chi cục Chăn nuôi và Thú y.

- Lấy mẫu xét nghiệm khi có gia súc, gia cầm bệnh hoặc chết không rõ nguyên nhân.

4.2. Giám sát chủ động

- Lấy mẫu chủ động giám sát sự lưu hành vi rút cúm gia cầm, vi rút gây bệnh LMLM gia súc để phát hiện sự lưu hành các chủng vi rút, đặc biệt giám sát vi rút cúm gia cầm độc lực cao tại các chợ và các vùng chăn nuôi trọng điểm, đồng thời theo dõi giám sát sự biến đổi của vi rút về đặc tính di truyền và đặc tính kháng nguyên nhằm cảnh báo sớm dịch cúm gia cầm và điều chỉnh các biện pháp phòng chống dịch cho phù hợp.

- Lấy mẫu giám sát sau tiêm phòng để xác định tỷ lệ bảo hộ.

- Giám sát dịch bệnh tại các chợ buôn bán gia súc, gia cầm; giám sát việc kiểm dịch - kiểm soát giết mổ trên địa bàn toàn tỉnh.

5. Tiêm phòng vắc xin

5.1. Tiêm phòng vắc xin H5N1 cho gia cầm:

- Tiêm phòng định kỳ: 2 đợt/năm

* Đợt 1: Tiêm phòng toàn đàn trong tháng 4, 5.

* Đợt 2: Tiêm phòng trong tháng 9, 10.

- Tiêm phòng bổ sung: Các tháng còn lại trong năm, tiêm phòng bổ sung cho đàn gia cầm chưa đến tuổi tiêm phòng hoặc bị bỏ sót trong các đợt tiêm chính; đàn nuôi mới; đàn hết thời gian miễn dịch.

5.2. Tiêm phòng vắc xin LMLM, tụ huyết trùng cho đàn trâu bò:

- Tiêm phòng định kỳ: 2 đợt/năm

* Đợt 1: Tiêm phòng toàn đàn trong tháng 2, 3, 4.

* Đợt 2: Tiêm phòng toàn đàn trong tháng 8, 9.

- Tiêm phòng bổ sung thường xuyên trong các tháng còn lại; Rà soát tổ chức tiêm phòng bổ sung cho đàn nuôi mới những nơi tiêm chưa đạt và tiêm mũi 2 cho những bê nghé mới tiêm lần đầu.

- Tiêm phòng bao vây ổ dịch khi có dịch xảy ra theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn về thú y.

5.3. Tiêm vắc xin phòng các bệnh dịch tả, tụ huyết trùng, phó thương hàn cho đàn lợn: Tiêm phòng định kỳ 2 đợt/năm cho đàn lợn trong diện phải tiêm phòng cùng thời gian tiêm phòng định kỳ cho trâu bò; Ngoài ra tiếp tục tiêm đợt 3 vào tháng 11-12. Tiêm phòng bổ sung thường xuyên các tháng còn lại.

5.4. Tiêm phòng bệnh dại cho chó, mèo nuôi:

- Tiêm 100% đối tượng tiêm vào tháng 3-4 hàng năm, thường xuyên tiêm bổ sung cho chó mèo nuôi mới. Xử lý chó mèo không tiêm phòng bệnh dại theo Nghị định số 05/2007/NĐ-CP ngày 09/01/2007 của Chính phủ về phòng, chống bệnh dại ở động vật;

- Đối với các xã miền núi vùng đồng bào dân tộc: tỉnh hỗ trợ 100% vắc xin và đưa vào dự toán sự nghiệp thú y hàng năm; tiền công tiêm phòng do ngân sách địa phương (huyện) chi trả.

5.5. Tiêm phòng các bệnh khác: Ngoài ra, thường xuyên tiêm phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác cho đàn gia súc, gia cầm như: bệnh newcastle, dịch tả vịt cho đàn gia cầm, E.coli cho lợn và một số bệnh khác... (kinh phí do các hộ chăn nuôi tự chi trả).

6. Công tác kiểm dịch, kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm:

- Thành lập đoàn kiểm tra liên ngành cấp tỉnh, huyện, thành phố, thị xã với lực lượng Thú y, Cảnh sát môi trường, Quản lý Thị trường ...để tăng cường kiểm soát việc lưu thông, giết mổ, tiêu thụ gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm trên địa bàn, kiên quyết xử lý số gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm không rõ nguồn gốc xuất xứ, trái quy định.

- Kiểm tra và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi; các cơ sở kinh doanh thuốc thú y, chế phẩm sinh học dùng trong thú y.

7. Công tác vệ sinh, tiêu độc, khử trùng

- Thực hiện theo Phụ lục 08 của Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông Nghiệp và PTNT về việc Quy định phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn.

- Tuyên truyền vận động người chăn nuôi, buôn bán, giết mổ gia súc, gia cầm thường xuyên làm tốt công tác vệ sinh chuồng trại, vệ sinh môi trường, tiêu độc khử trùng chuồng trại chăn nuôi, cơ sở giết mổ, khu vực buôn bán gia súc, gia cầm.

- Triển khai thực hiện tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường trên địa bàn tỉnh theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Tổ chức phát động chiến dịch toàn dân tham gia vệ sinh, tiêu độc khử trùng môi trường trên địa bàn, với sự phối hợp của các ngành liên quan và tổ chức xã hội: Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên cộng sản HCM... trên địa bàn tỉnh.

- Phạm vi thực hiện: Nơi công cộng, vùng có nguy cơ cao, chuồng trại chăn nuôi, các chợ buôn bán gia súc, gia cầm, lò điểm giết mổ ...

+ Đối với cơ sở, hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm:

* Phát quang cây cỏ xung quanh; quét dọn thu gom phân rác, chất độn chuồng xử lý ủ vôi bột trước khi sử dụng bón cho cây trồng, khơi thông cống rãnh.

* Định kỳ tiêu độc chuồng trại, khu vực chăn nuôi và vùng phụ cận

+ Đi với cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm:

* Sau khi gia súc, gia cầm được đưa đi giết mổ, toàn bộ khu vực nuôi nhốt phải được vệ sinh, tiêu độc, khử trùng trước khi nhập đàn mới.

* Nơi giết mổ phải được vệ sinh, tiêu độc, khử trùng sau mỗi ngày.

* Phát quang cây cỏ xung quanh cơ sở, nhà xưởng, khơi thông cống rãnh.

+ Chợ có buôn bán gia súc, gia cầm và sản phẩm từ gia súc, gia cầm:

* Quét dọn và phun thuốc khử trùng khu vực bán, lồng nhốt gia súc, gia cầm cuối mỗi buổi chợ.

* Phương tiện vận chuyển, lồng nhốt phải được phun khử trùng khi vào, ra khỏi chợ.

* Những quầy bán thịt gia súc, gia cầm phải được vệ sinh sạch sẽ và phun thuốc tiêu độc sát trùng cuối mỗi buổi chợ.

PHẦN 2. KHI CÓ DỊCH XẢY RA TRÊN ĐỊA BÀN

1. Trường hợp công bố dịch

1.1. Tại vùng chưa có dịch

- Tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng dịch đã triển khai ở cấp độ cao.

- Thành lập chốt chặn ở các địa điểm phù hợp để kiểm tra ngăn chặn vận chuyển gia súc, gia cầm vào địa bàn.

1.2. Tại vùng dịch

1.2.1. Công bố dịch

Khi phát hiện dịch bệnh, UBND cấp xã báo cáo khẩn cấp BCĐ phòng chống dịch bệnh cấp huyện, Trạm Chăn nuôi và Thú y ngay trong ngày để xác minh dịch bệnh và lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm. Trong khi chờ kết quả xét nghiệm thì UBND cấp xã và cơ quan thú y triển khai các biện pháp chống dịch như đối với 1 ổ dịch.

- Căn cứ diễn biến của ổ dịch và kết quả xét nghiệm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện căn cứ đề nghị của Trạm Chăn nuôi và Thú y quyết định công bố dịch bệnh động vật khi có đủ điều kiện công bố dịch và dịch bệnh xảy ra trong phạm vi huyện;

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ đề nghị của Chi cục Chăn nuôi và Thú y quyết định công bố dịch bệnh động vật khi có đủ điều kiện công bố dịch và dịch bệnh xảy ra từ hai huyện trở lên trong phạm vi tỉnh.

1.2.2. Xử lý ổ dịch

1.2.2.1. Đối với ổ dịch Cúm gia cầm

Tổ chức tiêu hủy bắt buộc gia cầm, sản phẩm gia cầm trong ổ dịch ngay khi có kết quả xét nghiệm dương tính vi rút cúm A/H5N1... theo quy định tại Phụ lục 06 và Phụ lục 09 của Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông Nghiệp và PTNT về việc Quy định phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn;

1.2.2.2. Đối với ổ dịch LMLM gia súc

Thực hiện tiêu hủy hoặc nuôi cách ly, điều trị, chăm sóc theo dõi... theo quy định tại Phụ lục 06 và Phụ lục 10 của Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông Nghiệp và PTNT về việc Quy định phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn; Hướng dẫn số 752/TY-DT ngày 16/6/2006 của Cục Thú y về việc hướng dẫn thực hiện quy định phòng, chống bệnh LMLM cho gia súc.

1.2.2.3. Đối với ổ dịch Tai xanh ở lợn

Tiêu hủy ngay lợn chết do bệnh theo quy định tại Phụ lục 06 và Phụ lục 11 của Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông Nghiệp và PTNT về việc Quy định phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn;

1.2.2.4. Đối với ổ dịch Dịch tả lợn

Tiêu hủy ngay lợn chết do bệnh theo quy định tại Phụ lục 06 và Phụ lục 13 của Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông Nghiệp và PTNT về việc Quy định phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn;

1.2.2.5. Đối với ổ dịch Dại chó

Thực hiện theo Phụ lục 15 của Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông Nghiệp và PTNT về việc Quy định phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn;

1.2.3. Vệ sinh tiêu độc ổ dịch

Khử trùng, tiêu độc chuồng trại, môi trường chăn nuôi của hộ có động vật bị mắc bệnh và khu vực xung quanh (thôn, xóm, xã, phường) theo quy định tại Phụ lục 08 của Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông Nghiệp và PTNT về việc Quy định phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn và hướng dẫn của cơ quan thú y.

1.2.4. Lập các chốt kiểm soát tạm thời

- Lập các chốt kiểm soát tạm thời để kiểm soát vận chuyển động vật và sản phẩm động vật mẫn cảm tại các đầu mối giao thông ra, vào ổ dịch.

- Tùy thuộc vào phạm vi và mức độ ổ dịch, cơ quan chuyên môn thú y đề nghị lập chốt ở các cấp khác nhau.

1.2.5. Tiêm phòng bao vây ổ dịch

1.2.5.1. Đối với ổ dịch cúm gia cầm

Tiêm phòng cho toàn bộ gia cầm (gà, vịt, ngan) tại vùng dịch và vùng nguy cơ cao theo Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông Nghiệp và PTNT về việc Quy định phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn;

1.2.5.2. Đối với ổ dịch LMLM gia súc

- Tổ chức tiêm phòng vắc xin cho gia súc ở vùng dịch và vùng nguy cơ cao, tiêm từ ngoài vào trong. Không tiêm cho gia súc đã khỏi triệu chứng lâm sàng (trong trường hợp không tiêu hủy).

- Huy động lực lượng tiêm phòng và hỗ trợ tiêm phòng; người trực tiếp tham gia tiêm phòng phải là nhân viên thú y hoặc người đã qua tập huấn.

- Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh hướng dẫn, quản lý và giám sát việc tiêm phòng.

1.2.5.3. Đối với ổ dịch khác: Thực hiện theo quy định của Bộ Nông nghiệp & PTNT và hướng dẫn của Cục Thú y.

2. Trường hợp chưa công bố dịch

Căn cứ các quy định về công bố dịch, diễn biến tình hình thực tế tại ổ dịch, các ổ dịch nhỏ lẻ chưa có dấu hiệu lây lan, nguy cơ thấp chưa đến mức phải công bố dịch:

- Xử lý ca bệnh, ổ dịch đối với từng loại bệnh, áp dụng các biện pháp kỹ thuật như trường hợp công bố dịch và theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.

- Tăng cường, mở rộng diện giám sát.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

1. Chương trình phòng, chống bệnh LMLM

4.056.369.250 đ

2. Phòng, chống dịch cúm gia cầm

1.074.700.500 đ

3. Đào tạo, tập huấn

73.073.000 đ

4. Công tác tuyên truyền và phòng, chống bệnh dại chó

106.885.400 đ

5. Hóa chất tiêu độc

538.000.000 đ

6. Kinh phí chống dịch quy mô nhỏ

89.152.300 đ

Tổng cộng:

5.938.180.450 đ

Bằng chữ: Năm tỷ, chín trăm ba mươi tám triệu, một trăm tám mươi ngàn, bốn trăm năm mươi đồng.

(Chi tiết Phụ lục kèm theo)

V. CƠ CHẾ TÀI CHÍNH VÀ NGUYÊN TẮC HỖ TRỢ

Cơ chế và chính sách hỗ trợ tài chính được thực hiện theo Quyết định 1442/QĐ-TTg ngày 23/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 719/QĐ-TTg ngày 05/6/2008 về chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; Thông tư 33/2013/TT-BTC , ngày 21/3/2013 của Bộ Tài Chính về sửa đổi bổ sung Điều 2 - Thông tư 187/2010/TT-BTC, ngày 22/11/2010 quy định về cơ chế chính sách hỗ trợ giống cây trồng vật nuôi, để khôi phục sản xuất vùng thiệt hại do thiên tai dịch bệnh.

- Ngân sách Trung ương:

+ Hỗ trợ Vắc xin, hóa chất tiêu độc phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bao gồm kinh phí mua vắc xin LMLM để tiêm phòng cho đàn trâu bò của 02 huyện: Đakrông và Hướng Hóa.

+ Khi dịch nguy hiểm trên gia súc gia cầm: tai xanh ở lợn, cúm gia cầm, lở mồm long móng xảy ra trên diện rộng, lập kế hoạch đề nghị Trung ương hỗ trợ vắc xin, hóa chất tiêu độc.

- Ngân sách tỉnh cấp:

+ Mua vắc xin cúm gia cầm, vắc xin LMLM (các huyện thuộc vùng đệm) để tiêm phòng định kỳ 2 lần/năm.

+ Mua vắc xin tai xanh tiêm phòng khi dịch xảy ra.

+ Mua vắc xin dại chó hỗ trợ tiêm phòng đối với các xã đồng bào dân tộc miền núi.

+ Hóa chất phục vụ công tác tiêu độc khử trùng.

+ Tiền công tiêm phòng cho gia súc trong diện tiêm (theo hướng dẫn của Bộ Tài chính).

+ Kinh phí giám sát chủ động và kiểm tra, chỉ đạo công tác tiêm phòng, phòng chống dịch bệnh ở cấp tỉnh.

- Ngân sách địa phương: Kinh phí tổ chức, tuyên truyền, in ấn tài liệu, kiểm tra, chỉ đạo và bồi dưỡng cho lực lượng tham gia tiêm phòng,...ở cấp nào thì do ngân sách cấp đó chi trả. Nếu vượt quá nguồn ngân sách dự phòng, báo cáo lên cấp trên hỗ trợ.

- Kinh phí hỗ trợ tiêu hủy gia súc, gia cầm bệnh, sự cố trong và sau khi tiêm phòng thực hiện theo Quyết định của UBND tỉnh.

- Những đàn gia súc, gia cầm thuộc đối tượng tiêm phòng, nếu không chấp hành tiêm phòng và các quy định phòng chống để xảy ra dịch thì buộc phải tiêu hủy toàn đàn và chủ chăn nuôi sẽ không được hỗ trợ, bồi thường thiệt hại.

- Trường hợp xảy ra các ổ dịch nhỏ lẻ, căn cứ diễn biến tình hình thực tế tại ổ dịch, chưa có dấu hiệu lây lan, nguy cơ thấp chưa đến mức phải công bố dịch, ngân sách tỉnh cấp:

+ Qua chương trình hoạt động sự nghiệp thú y hàng năm (bao gồm công tác giám sát, xét nghiệm bệnh phẩm, công chống dịch, hóa chất phòng chống dịch, chi phí xăng xe và một số vật tư khác phục vụ chống dịch....) theo dự toán được Sở Tài chính đồng ý, Sở Nông nghiệp và PTNT phê duyệt.

+ Hỗ trợ tiêm phòng bao vây; hỗ trợ gia súc, gia cầm nghi mắc bệnh phải tiêu hủy theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y trực tiếp tổ chức triển khai và kiểm tra công tác phòng, chống dịch trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn chuyên môn về các biện pháp phòng chống dịch; cung ứng đầy đủ vật tư, vắc xin, thuốc sát trùng, chuẩn bị trang thiết bị, lực lượng sẵn sàng phối hợp với các địa phương triển khai công tác phòng, chống dịch; kiểm tra, giám sát chặt chẽ công tác kiểm dịch vận chuyển, kiểm soát giết mổ; kiểm tra, giám sát việc triển khai phương án phòng chống dịch tại các địa phương; thành lập tổ chỉ đạo tiêm phòng, phản ứng nhanh, phân công trực ngoài giờ, ngày nghỉ lễ để tiếp nhận thông tin từ cơ sở và sẵn sàng ứng phó với các tình huống xảy ra.

- Phối hợp với Sở Tài chính xây dựng kế hoạch sử dụng nguồn kinh phí để phòng, chống dịch và hỗ trợ cho người chăn nuôi có gia súc, gia cầm bệnh buộc phải tiêu hủy theo Quyết định 1442/QĐ-TTg ngày 23/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 719/QĐ-TTg ngày 05/06/2008 về chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.

- Tổng hợp kết quả, tổ chức đánh giá công tác phòng chống dịch, công tác tiêm phòng trên địa bàn, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch gia súc, gia cầm tỉnh.

2. Sở Tài chính

Chủ trì, phối hợp Sở Nông nghiệp và PTNT, các Sở, Ban ngành liên quan căn cứ vào số lượng gia súc, gia cầm, dịch bệnh xảy ra, thẩm định dự toán tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh.

3. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Quảng Trị: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo việc tuyên truyền, phổ biến về công tác phòng, chống dịch; đưa tin kịp thời, đúng mức về diễn biến về nguy cơ dịch bệnh để nâng cao cảnh giác; thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống nhưng đồng thời tránh làm hoang mang ảnh hưởng đến đời sống, xã hội.

4. Các sở, ngành: Công Thương, Y tế, Công an tỉnh chỉ đạo cơ quan chuyên môn, phối hợp với chính quyền các cấp, các lực lượng liên quan tăng cường kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm theo quy định của Pháp luật đối với các trường hợp vi phạm về kiểm dịch thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm trong lưu thông vận chuyển, buôn bán giết mổ và tiêu thụ sản phẩm gia súc.

5. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã

- Chịu trách nhiệm về công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn quản lý. Kiện toàn và duy trì hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm cấp huyện, thành phố, thị xã; chỉ đạo khôi phục hoạt động Ban chỉ đạo cấp xã, phường, thị trấn.

- Tổ chức tiêm phòng vắc xin đại trà và bổ sung cho đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn theo hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và PTNT.

- Chỉ đạo các phòng chức năng liên quan, các tổ chức đoàn thể và UBND các xã, phường, thị trấn phối hợp với các đơn vị trong ngành nông nghiệp triển khai:

+ Tăng cường công tác tuyên truyền, giám sát dịch bệnh tại địa phương; chỉ đạo các thôn, bản giám sát dịch bệnh đến từng hộ chăn nuôi, báo cáo kịp thời khi phát hiện dịch; tuyên truyền cho các hộ chăn nuôi mua con giống phải có nguồn gốc, có giấy chứng nhận kiểm dịch, thực hiện "5 không".

+ Vệ sinh khử trùng chuồng trại, tiêu độc môi trường.

+ Duy trì hoạt động của đội kiểm tra liên ngành nhằm kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển gia súc, gia cầm và các sản phẩm từ gia súc, gia cầm ở các địa phương khác vào địa bàn, kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm.

+ Chuẩn bị đầy đủ lực lượng, phương tiện, vật tư sẵn sàng ứng phó khi có dịch xảy ra; bố trí địa điểm tiêu hủy gia súc, gia cầm bệnh theo đề nghị của cơ quan Thú y.

+ Tuyên truyền, vận động các trang trại, hộ gia đình chăn nuôi tự giác, tích cực tham gia việc tiêm phòng cho gia súc, gia cầm; kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về tiêm phòng vắc xin của các tổ chức, cá nhân có chăn nuôi gia súc, gia cầm đảm bảo nghiêm túc, tiêm đủ liều, đủ số mũi tiêm, đúng kỹ thuật, đảm bảo hiệu quả và đúng thời gian quy định.

+ Chủ động bố trí một phần ngân sách của địa phương cho công tác phòng chống dịch tại địa bàn.

- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã phường, thị trấn kiểm tra, kiểm soát số lượng, chất lượng con giống đưa về địa phương, phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý các trường hợp con giống đưa về địa phương chưa được kiểm dịch.

- Xử lý nghiêm theo Luật Thú y đối với các tổ chức, cá nhân không tổ chức, thực hiện tiêm phòng và các quy định về phòng chống dịch bệnh để dịch bệnh xảy ra trên địa bàn.

6. Quy định báo cáo trong công tác phòng chống dịch

- Thực hiện theo quy định tại Điều 7 và Phụ lục 03 của Thông 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông Nghiệp và PTNT về việc Quy định phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn.

- Hàng tháng UBND các huyện, thành phố, thị xã, các ngành báo cáo việc thực hiện công tác phòng, chống dịch, bệnh gia súc, gia cầm của đơn vị về Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và PTNT). Sở Nông nghiệp và PTNT tổng hợp tình hình, báo cáo UBND tỉnh.

- Khi có dịch bệnh xảy ra phải báo cáo về Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh trước 16 gi hàng ngày. Địa chỉ: Km 3, đường 9D, Thành phố Đông Hà, Fax: 0533.562 349, Email; phongquanlydichbenhcntyqt@gmail.com. Trong quá trình thực hiện có vấn đề phát sinh báo ngay về UBND tỉnh để giải quyết kịp thời./.

 

PHỤ LỤC

KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

Phụ lục 1

PHÂN BỔ NGÂN SÁCH CHO HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH GIA SÚC, GIA CẦM NĂM 2017

TT

Nội dung

ĐVT

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

I

Chương trình phòng, chống bệnh LMLM

 

 

 

4.056.369.250

1

Vắc xin tiêm phòng

 

 

 

3.371.849.250

 

CT quốc gia cấp (18.475 liều/đợt x 2 đợt)

liều

36.950

21.945

810.867.750

 

NS tỉnh cấp (58.350 liều/đợt x 2 đợt = 116.700 liều)

liều

116.700

21.945

2.560.981.500

2

Công tiêm phòng (76.825 con/đợt x 2 đợt/năm)

con

153.650

4.000

614.600.000

3

Lấy mẫu huyết thanh giám sát sau tiêm phòng (60 mẫu/huyện x 3 huyện/năm)

đợt

1

18.290.000

18.290.000

4

Lấy mẫu giám sát lưu hành vi rút (35 mẫu/ xã x 10 xã/năm)

đợt

1

34.830.000

34.830.000

5

Kinh phí quản lý chỉ đạo

 

1

16.800.000

16.800.000

II

Kinh phí tiêm phòng Cúm gia cầm

 

 

 

1.074.700.500

1

Vắc xin tiêm phòng

liều

2.000.000

357

714.000.000

2

Dụng cụ, vật tư

-

1

104.580.000

104.580.000

3

Xăng xe

-

1

13.920.000

13.920.000

4

Giám sát huyết thanh sau tiêm phòng

đợt

2

42.591.000

85.182.000

5

Giám sát lưu hành vi rút

đợt

2

77.425.000

154.850.000

6

Chi phô tô biểu mẫu

-

1

2.168.500

2.168.500

III

Đào tạo, tập huấn

 

 

 

73.073.000

1

Tập huấn nghiệp vụ dịch tễ học ứng dụng

lớp

2

32.971.500

65.943.000

2

Tập huấn chăn nuôi

lớp

1

7.130.000

7.130.000

IV

Công tác thông tin tuyên truyền và phòng, chống bệnh dại chó

 

 

 

106.885.400

1

Hỗ trợ vác xin cho vùng sâu, vùng xa

liều

6.920

9.870

68.300.400

2

Pho to biểu mẫu

tờ

2.575

200

515.000

3

Tuyên truyền lưu động

-

1

38.070.000

38.070.000

V

Hóa chất tiêu độc

 

 

 

538.000.000

1

Hóa chất

lít

4.000

134.000

536.000.000

2

Bốc vác.

 

1

2.000.000

2.000.000

VI

Kinh phí chống dịch quy mô nhỏ

 

 

 

89.152.300

1

Xăng xe

-

1

20.400.000

20.400.000

2

Kinh phí chỉ đạo chống dịch

công

300

100.000

30.000.000

3

Hóa chất, vật tư chống dịch

-

1

2.942.300

2.942.300

4

Xét nghiệm (khi có mẫu)

-

1

35.810.000

35.810.000

 

TỔNG CỘNG

 

 

 

5.938.180.450

 

Phụ lục 2

DỰ TOÁN CHI TIẾT KINH PHÍ PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH GIA SÚC, GIA CẦM TỈNH QUẢNG TRỊ NĂM 2017

I- CHƯƠNG TRÌNH KHỐNG CHẾ VÀ THANH TOÁN BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG GIA SÚC: 4.056.369.250đ

1. Cơ sở pháp lý:

- Quyết định 476/QĐ-BNN-TY ngày 17/02/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt chương trình quốc gia phòng, chống bệnh lở mồm long móng giai đoạn 2016-2020;

- Thông tư số 80/2008/TT-BTC ngày 18/9/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ tài chính để phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm;

- Quyết định 719/QĐ-TTg ngày 06/6/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; Quyết định số 1442/QĐ-TTg ngày 23/08/2011 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 719/QĐ-TTg ngày 06/6/2008 về chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.

- Kế hoạch số 3300/KH-UBND, ngày 17/8/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị về việc phê duyệt Kế hoạch phòng, chống bệnh lở mồm long móng gia súc trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2016 - 2020;

2. Kinh phí thực hiện: 4.056.369.250đ

2.1. Vắc xin tiêm phòng: 3.371.849.250đ

- Chủng loại: vắc xin LMLM Aftovax-Bivalent (type O, A)

- Số lượng : Trên cơ sở tổng đàn gia súc, phạm vi tiêm phòng, để đảm bảo tiêm đạt 80% tổng đàn toàn tỉnh, trong đó tại vùng khống chế, vùng có nguy cơ cao và các ổ dịch cũ tiêm đạt 100% trong diện tiêm, dự kiến số lượng vắc xin tiêm phòng cho trâu, bò mỗi đợt của năm 2017 là 76.825 liều. Cụ thể:

TT

Đơn vị

Tổng đàn trâu bò (Tính đến 01/10/2016)

Tổng số vắc xin/vụ năm 2017 (liều)

1.

Đông Hà

2.041

1.650

2.

Quảng Trị

2.068

1.650

3.

Vĩnh Linh

18.744

15.000

4.

Gio Linh

16.745

13.400

5.

Cam Lộ

10.139

8.100

6.

Triệu Phong

13.178

10.550

7.

Hải Lăng

10.000

8.000

8.

Đakrông

10.585

8.475

9.

Hướng Hóa

12.501

10.000

 

Cộng

96.001

76.825

Trong đó:

• Vắc xin Chương trình Quốc gia cấp: 18.475 liều/đợt x 2 đợt = 36.950 liều

Vắc xin ngân sách tỉnh: 58.350 liều/đợt x 02 đợt = 116.700 liều

Tiền vắc xin: 153.650 liều x 21.945đ/liều = 3.371.849.250 đ

2.2. Công tiêm phòng: 614.600.000đ

Ngân sách tỉnh chi trả công tiêm phòng cho đàn trâu bò trong toàn tỉnh:

76.825 con/đợt x 2 đợt/năm x 4.000đ/con = 614.600.000đ

2.3. Lấy mẫu huyết thanh giám sát sau tiêm phòng: 18.290.000đ

* Thời gian: Sau mỗi đợt tiêm phòng trong thời gian 01 tháng

* Đối tượng lấy mẫu: Trâu, bò đã được tiêm phòng đầy đủ theo quy định

* Địa điểm lấy mẫu: 01 huyện vùng khống chế, 02 huyện vùng đệm.

* Số lượng và cách thức lấy mẫu:

60 mẫu/huyện x 03 huyện /năm = 180 mẫu

* Kinh phí lấy mẫu:

Cụ thể:

ĐVT: đồng

Nội dung

ĐVT

Đơn giá

Số lượng

Thành tiền

Công lấy mẫu (theo TT 04/2012/TT-BTC)

mẫu

18.000

180

3.240.000

Vật tư lấy mẫu (bơm tiêm, efpendor, găng tay, khẩu trang, bông, cồn)

mẫu

14.000

180

2.520.000

Ủng cao su

đôi

40.000

12

480.00.0

Khay inox đựng mẫu

cái

50.000

3

150.000

Phích lạnh bảo quản mẫu (7 lít)

cái

100.000

3

300.000

Phí gửi mẫu xét nghiệm

Lân

400.000

2

800.000

Hỗ trợ chủ gia súc cho lấy mẫu (thuê ngoài)

Con

30.000

180

5.400.000

Công cố định gia súc (thuê ngoài)

con

30.000

180

5.400.000

Tổng cộng

 

 

 

18.290.000

2.4. Lấy mẫu giám sát lưu hành vi rút: 34.830.000đ

- Phát hiện kháng thể bệnh LMLM tự nhiên bằng phương pháp ELISA- 3ABC, xét nghiệm huyết thanh.

* Thời gian: Trước thời gian tiêm phòng vắc xin LMLM cho đàn gia súc.

* Đối tượng lấy mẫu: Trâu, bò chưa được tiêm phòng vắc xin LMLM.

* Địa điểm lấy mẫu: 10 xã trên toàn tỉnh.

* Số lượng và cách thức lấy mẫu:

35 mẫu/xã x 10 xã /năm =350 mẫu

* Kinh phí lấy mẫu:

Cụ thể::

ĐVT: đồng

Nội dung

ĐVT

Đơn giá

Số lượng

Thành tiền

Công lấy mẫu (theo TT 04/2012/TT-BTC)

mẫu

18.000

350

6.300.000

Vật tư lấy mẫu (bơm tiêm, efpendor, găng tay, khẩu trang, bông, cồn)

mẫu

14.000

350

4.900.000

Ủng cao su

đôi

40.000

12

480.000

Khay Inox đựng mẫu

cái

50.000

3

150.000

Phích lạnh bảo quản mẫu (7 lít)

cái

100.000

4

400.000

Phí gửi mẫu xét nghiệm

Lần

400.000

4

1.600.000

Hỗ trợ chủ gia súc cho lấy mẫu (thuê ngoài)

Con

30.000

350

10.500.000

Công cố định gia súc (thuê ngoài)

con

30.000

350

10.500.000

Cộng

 

 

 

34.830.000

2.5. Kinh phí quản lý chỉ đạo thực hiện: 16.800.000đ

- Xăng xe tuyên truyền chỉ đạo giám sát:

1.050km/đợt x 5 lít/100km x 16.000đ/lít x 2đợt = 5.040.000đ

- Xăng xe vận chuyển vật tư, hóa chất đến các huyện, thị:

750km/đợt x 15 lít/100km x 16.000đ/lít x 2đợt = 3.600.000đ

- Xăng xe giám sát lấy mẫu huyết thanh sau khi tiêm phòng:

850km/đợt x 15 lít/100km x 16.000đ/lítx 2đợt = 4.080.000đ

- Xăng xe giám sát lấy mẫu giám sát lưu hành vi rút:

850km/đợt x 15 lít/100km x 16.000đ/lít x 2đợt = 4.080.000đ

II. TIÊM PHÒNG VẮC XIN CÚM GIA CẦM: 1.074.700.500đ

1- Mục tiêu:

- Triển khai thực hiện Kế hoạch nhằm ngăn chặn, hạn chế đến mức thấp nhất không để dịch lây lan vào địa bàn tỉnh; chủ động khống chế, dập tắt không để dịch lây lan trên diện rộng khi có dịch xảy ra trên địa bàn tỉnh.

- Tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm, tạo được miễn dịch cho đàn thủy cầm và duy trì mức kháng thể bảo hộ thường xuyên trong quần thể thủy cầm;

- Hạn chế sự lây nhiễm virút cúm H5N1 cho người và đảm bảo an toàn cho người tham gia tiêm phòng.

2- Cơ sở pháp lý:

- Chính sách hỗ trợ tài chính thực hiện theo Quyết định số 719/QĐ-TTg ngày 05/6/2008 của Thủ tướng Chính phủ về “Chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm”; Quyết định số 1442/QĐ-TTg ngày 23/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ “Về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 719/QĐ-TTg ngày 05/6/2008 của Thủ tướng Chính phủ về Chính sách hỗ trợ phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm”; Thông tư số 80/2008/TT-BTC ngày 18/9/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ tài chính để phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; Thông tư 04/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 và Thông tư 113/2015/TT-BTC ngày 07/08/2015 của Bộ Tài chính;

- Quyết định số 210/QĐ-BNN-TY ngày 14/02/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về Kế hoạch hành động ứng phó khẩn cấp phòng chống dịch cúm gia cầm và các chủng vi rút cúm gia cầm lây sang người; Quyết định 438/QĐ-BNN- TY ngày 13/3/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về phê duyệt kế hoạch quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm giai đoạn 2014-2018; Căn cứ Công văn số 3655/BNN-TY ngày 10/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc xây dựng Kế hoạch chủ động phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm bằng nguồn ngân sách địa phương; Công văn số 2151/TY-DT ngày 24/10/2016 của Cục Thú y “V/v thông báo lưu hành vi rút LMLM, cúm gia cầm, tai xanh và hướng dẫn sử dụng vắc xin năm 2016”;

Căn cứ hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT và Cục Thú y, Chi cục Thú y lập kế hoạch tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm năm 2017:

- Ngân sách tỉnh cấp:

+ Mua vắc xin cúm gia cầm (bao gồm tiền mua vắc xin và chi phí vận chuyển, bảo quản).

+ Mua dụng cụ vật tư, bảo hộ lao động.

+ Tổ chức chỉ đạo tiêm phòng cấp tỉnh.

- Người chăn nuôi chi trả: Tiền công cho người trực tiếp tiêm phòng

- Ngân sách địa phương: Kinh phí tổ chức, tuyên truyền, tiêu độc khử trùng, kiểm tra, chỉ đạo của cấp nào do cấp đó chi trả.

3- Kinh phí thực hiện: 1.074.700.500đ

3.1- Vắc xin tiêm phòng: 714.000.000đ

- Vắc xin: 1.000.000liều/đợt (2 mũi) x 2 đợt = 2.000.000 liều

Thành tiền 2.000.000 liều x 357đ/liều = 714.000.000đ

3.2- Dụng cụ, vật tư, bảo hộ lao động: 104.580.000đ

Khoản mục

Số lượng

Đơn giá (đ)

Thành tiền (đ)

30 kim tiêm/xã x 90 xã x 2 đợt

5.400

1.200

6.480.000

15 khẩu trang vải/xã x 90 xã x 2 đợt

2.700

6.000

16.200.000

50 găng tay cao su/xã x 90 xã x 2 đợt

9.000

4.500

40.500.000

10 áo mưa/xã x 90 xã x 2 đợt

1.800

7.000

12.600.000

1 lít cồn sát trùng/xã x 90 xã x 2 đợt

180

55.000

10.800.000

0,2kg bông thấm nước/xã x 90 xã x 2 đợt

36

230.000

9.000.000

16 kg đá bảo quản VX/xã x 90 xã x 2 đợt

3.000

3.000

9.000.000

3.3- Xăng xe 13.920.000đ

- Xăng xe tuyên truyền chỉ đạo giám sát ở tỉnh:

900km/đợt x 15lít/100km x 16.000đ/lít x 2đợt = 4.320.000đ

- Xăng xe vận chuyển vật tư, hóa chất đến các huyện, thị:

600km/đợt x 15 lít/100km x 16.000đ/lít x 2đợt = 2.880.000đ

- Xăng xe lấy mẫu huyết thanh sau khi tiêm phòng:

700km/đợt x 15 lít/100km x 20.300đ/lít x 2đợt = 3.360.000đ

- Xăng xe lấy mẫu giám sát lưu hành vi rút:

700km/đợt x 15 lít/100km x 16.000đ/lít x 2đợt = 3.360.000đ

3.4- Giám sát huyết thanh sau tiêm phòng 85.182.000đ

* Thời gian: Sau mỗi đợt tiêm phòng trong thời gian 01 tháng

* Đối tượng lấy mẫu: Gia cầm đã được tiêm phòng đầy đủ theo quy định

* Địa điểm lấy mẫu: Huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Thị xã Đông Hà, Cam Lộ, Triệu Phong và Hải Lăng, Thị xã Quảng Trị.

* Số lượng và cách thức lấy mẫu: Tổng số 870 mẫu, cụ thể như sau:

- Các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ, Triệu Phong và Hải Lăng.

5 đàn/huyện/đợt x 30mẫu/đàn x 5 huyện =750 mẫu

- Thành phố Đông Hà, thị xã Quảng Trị.

2 đàn/huyện/đợt x 30mẫu/đàn x 2 huyện =120 mẫu

* Kinh phí: 42.591.000đ/đợt x 2 đợt = 85.182.000đ

Kinh phí một đợt lấy mẫu:

ĐVT: đồng

Nội dung

ĐVT

Đơn giá

Số lượng

Thành tiền

Công lấy mẫu

mẫu

1.800

870

1.566.000

Ống nhựa Effendor

cái

4.000

870

3.480.000

Phí xét nghiệm (trang 5-TT 04)

mẫu

39.000

870

33.930.000

Phí gửi mẫu

lần

400.000

2

800.000

Phích lạnh bảo quản mẫu (7 lít)

lần

100.000

2

200.000

Dụng cụ (khẩu trang, găng tay, bông)

 

875.000

 

875.000

Găng tay y tế

cái

4.500

50

225.000

Khẩu trang y tế than hoạt tính

Hộp

450.000

1

450.000

Bông y tế

kg

230.000

0,5

115.000

Cồn 900

lít

40.000

1

40.000

Bao đựng mẫu

 

45.000

1

45.000

Bơm tiêm nhựa 5ml

cái

2.000

870

1.740.000

Cộng

 

 

 

42.591.000

3.5. Giám sát chủ động (giám sát lưu hành vi rút) 154.850.000đ

* Kinh phí: 77.425.000đ/đợt x 2 đợt = 154.850.000

Kinh phí một đợt lấy mẫu:

ĐVT: đồng

Nội dung

ĐVT

Đơn giá

Số lượng

Thành tiền

Công lấy mẫu

con

3.500

540

1.890.000

Dung môi bảo quản mẫu

ống

15.000

108

1.620.000

Tăm bông vô trùng

que

1.000

540

540.000

Dụng cụ (K.trang, găng tay, bông, cồn)

 

875.000

 

875.000

Găng tay y tế

cái

4.500

50

225.000

Khẩu trang y tế than hoạt tính

Hộp

450.000

1

450.000

Bông y tế

kg

230.000

0,5

115.000

Cồn 90°

lít

40.000

1

40.000

Bao đựng mẫu

kg

45.000

1

45.000

Phí xét nghiệm

Mẫu

510.000

140

71.400.000

Xét nghiệm cúm A gen M

108

 

Nếu (+) M, ước tính XN H5 bằng 30% của tổng số mẫu

32

 

nếu (+) H5, ước tính XN N1 bằng 30% của tổng số mẫu (+) H5

10

 

Phí gửi mẫu

lần

400.000

2

800.000

Phích lạnh bảo quản mẫu (10 lít)

cái

150.000

2

300.000

Cộng

 

 

 

77.425.000

3.6- Chi phô tô biểu mẫu: 2.168.500đ

- In ấn biểu mẫu ghi chép (tỉnh, huyện, xã, thôn):

(3.172tờ x 200đ/tờ)/đợt x 2 đợt = 2.168.500đ

III. ĐÀO TẠO TẬP HUẤN: 73.073.000đ

1- Tập huấn nghiệp vụ dịch tễ học ứng dụng: 65.943.000đ

1.1- Cơ sở pháp lý

Hiện nay tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi diễn biến rất phức tạp, gây thiệt hại nặng nề cho ngành chăn nuôi, đồng thời còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Trong khi cán bộ ở các Trạm chăn nuôi và Thú y huyện, thị xã,Thành phố, đặc biệt là lực lượng thú y trưởng các xã, phường, thị trấn chưa được cập nhật các kiến thức mới về dịch tễ học ứng dụng, vì vậy nhu cầu bồi dưỡng kiến thức về dịch tễ là hết sức cần thiết.

1.2- Cụ thể

+ Nội dung: Những kiến thức tổng quan về dịch tễ học ứng dụng, bệnh dịch trong quần thể và sinh bệnh, điều tra ổ dịch

+ Thành phần: cán bộ kỹ thuật của Chi cục, Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện, thị xã và trưởng thú y xã/phường/thị trấn.

+ Giảng viên: Cục Thú y và Cơ quan Thú y vùng III

+ Thời gian: 03 ngày/lớp

+ Số lượng học viên: 35 người/lớp (Trong đó có 20 người không hưởng lương)

+ Địa điểm: Thành phố Đông Hà

+ Số lớp: 02 lớp

+ Kinh phí: 65.943.000đ, bao gồm

* Kinh phí tập huấn: 32.971.500đ/lớp x 2 lớp - 65.943.000đ

Kinh phí cho một lớp:

Nội dung

ĐVT

Số lượng

Đơn giá

Số ngày

Thành tiền

Tiền tài liệu học viên

bộ

35

20.000

 

700.000

Dụng cụ học tập (bút, vở)

bộ

35

10.000

 

350.000

Dụng cụ giảng dạy

 

 

 

 

 

Bút viết bảng

cái

10

6.650

 

66.500

Giấy A0

tờ

10

4.000

 

40.000

Dụng cụ, hóa chất, môi trường

mẫu

20

30.000

 

600.000

Lợn (mổ tận thu 50%)

 

60

60.000

 

1.800.000

Thuê bò, trâu

 

2

500.000

 

1.000.000

Chi cho giảng viên

 

 

 

 

 

Thù lao giảng viên TW (01 người)

người

1

1.000.000

3

3.000.000

Chi phụ cấp tiền ăn cho giảng viên

người

2

70.000

3

420.000

Thù lao trợ giảng

người

1

600.000

3

1.800.000

Tiền ngủ giảng viên

phòng

2

400.000

3

2.400.000

Tiền tàu xe giảng viên

lượt

2

750.000

2

3.000.000

Tiền ăn học viên

người

15

50.000

3

2.250.000

Tiền ngủ học viên

phòng

17

300.000

2

10.200.000

Thuê hội trường loa máy

ngày

1

1.500.000

3

4.500.000

Tiền nước uống học viên

người

35

5.000

3

525.000

Công phục vụ lớp học

ngày

1

100.000

3

300.000

Ảnh tập huấn

Cái

2

10.000

 

20.000

Cộng

 

 

 

 

32.971.500

2. Tập huấn người chăn nuôi: 7.130.000 đ

+ Nội dung: Công tác phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm.

+ Thành phần: Người chăn nuôi trang trại, gia trại.

+ Giảng viên: Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Trị

+ Thời gian: 2 ngày/lớp

+ Số lượng học viên: 25 người/lớp.

+ Địa điểm: Tại huyện.

Kinh phí:

Nội dung

ĐVT

Số lượng

Đơn giá

Số ngày

Thành tiền

Tiền tài liệu học viên

bộ

25

15.000

 

375.000

Tiền công: Giảng viên chính

Người

1

800.000

2

1.600.000

Giảng viên phụ

Người

1

600.000

2

1.200.000

Tiền xăng xe giảng viên, trợ giảng

ngày

2

43.750

2

175.000

Tiền đi lại học viên

người

25

20.000

2

1.000.000

Tiền ăn học viên

người

25

25.000

2

1.250.000

Thuê hội trường loa máy

ngày

1

500.000

2

1.000.000

Tiền nước uống học viên

người

25

5.000

2

250.000

Lưu trú cho giảng viên

người

2

70.000

2

280.000

Cộng

 

 

 

 

7.130.000

IV. CÔNG TÁC THÔNG TIN TUYÊN TRUYỀN VÀ CHỐNG BỆNH DẠI CHÓ: 106.885.400đ

1. Cơ sở pháp lý

Căn cứ Nghị định số 05/2007/NĐ-CP ngày 09/01/2007 của Chính phủ về phòng, chống bệnh dại ở động vật; Công văn số 99/TTg-KTN ngày 19/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình quốc gia khống chế và loại trừ bệnh Dại ở động vật và người; Công văn số 3596/BNN-TY ngày 09/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc tăng cường công tác phòng, chống bệnh Dại trên động vật.

2. Kinh phí thực hiện

2.1. Hỗ trợ vắc xin dại chó cho vùng sâu, xa:

- Số lượng vắc xin dại chó:

TT

Đơn vị

Số lượng vắc xin (liều)

I

Huyện Đakrông

2.200

1

Hướng Hiệp

150

2

TT.Kroong Klang

100

3

Mò Ó

50

4

Ba Lòng

50

5

Đakrông

200

6

Tà Long

250

7

Húc Nghì

200

8

Tà Rụt

250

9

A Ngo

200

10

A Bung

300

11

A Vao

150

12

Ba Nang

200

13

Hải Phúc

100

II

Huyện Hướng Hóa

3.950

1

Hướng Lập

280

2

Hướng Việt

220

3

A.Túc

270

4

A.Dơi

300

5

Xy

280

6

Ba Tầng

280

7

A.Xing

280

8

Hướng Sơn

280

9

Thanh

280

10

Hướng Lộc

280

11

Hướng Phùng

280

12

Thuận

180

13

Húc

250

14

Hướng Linh

270

15

Hướng Tân

220

III

Huyện Gio Linh

770

1

Linh Thượng

240

2

Vĩnh Trường

130

3

Hải Thái

400

Tổng cộng

6.920

- Thành tiền: 6.920 liều x 9.870 đ/liều = 68.300.400đ

- Phô tô biểu mẫu: 2.575 tờ x 200đ/tờ = 515.000đ

2.2. Tuyên truyền lưu động 38.070.000đ

* Nội dung: Tuyên truyền các biện pháp phòng chống bệnh dại trên động vật và phổ biến Luật Thú y

- Hình thức: Xe tuyên truyền lưu động

- Kinh phí: 36.070.000đ, bao gồm:

• Biên soạn tài liệu: 2 trang x 35.000đ/trang = 70.000đ

• Thuê loa máy: 500.000đ/ngày x 2ngày/huyện x 9 huyện = 9.000.000đ

• Thuê xe: 1.500.000đ/ngày x 2ngày/huyện x 9 huyện = 27.000.000đ

• In dĩa, giấy phép 2.000.000đ

V. HÓA CHẤT TIÊU ĐỘC 538.000.000đ

- Hóa chất 4.000 lít x 134.000đ/lít = 536.000.000đ

- Chi phí bốc vác hóa chất = 2.000.000đ

VI. KINH PHÍ CHỐNG DỊCH (Cúm gia cầm, LMLM, tai xanh quy mô nhỏ): 89.152.300đ

1- Xăng xe: 20.400.000đ

- Xe BCĐ phòng chống vật nuôi tỉnh :

1.500km x 25 lít/100km x 16.000đ/lít = 6.000.000đ

- Chi cục Chăn nuôi và Thú y:

6.000km x 15 lít/100km x 16.000đ/lít = 14.400.000đ

2- Kinh phí chỉ đạo chống dịch: 30.000.000đ

- Công trực tiếp chống dịch, trực chốt lưu động:

300 công x 100.000đ/công = 30.000.000đ

3. Hóa chất vật tư chống dịch: 2.942.300đ

- Hóa chất xanhmetylen: 02 kg x 900.000đ/kg = 1.800.000đ

- Chai nhựa đựng sau khi pha chế 500đ/chai x 528 chai = 142.300đ

- Phích lạnh bảo quản mẫu: 10 cái x 100.000đ/cái = 1.000.000đ

4. Xét nghiệm LMLM, CGC, Tai xanh khi có dịch 35.810.000đ

- Cúm gia cầm: 20 mẫu x 1.020.000đ/mẫu = 20.400.000đ

- Tai xanh: 10 mẫu 470.000đ/mẫu = 4.700.000đ

- LMLM: 10 mẫu x 351.000đ/mẫu = 3.510.000đ

- Phí gửi mẫu: 400,000đ/lần x 18 lần= 7.200.000đ

Tổng cộng (I+II+III+IV+V+VI): 5.938.180.450đ

(Bằng chữ: Năm tỷ, chín trăm ba mươi tám triệu,một trăm tám mươi ngàn, bốn trăm năm mươi đồng)

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 3078a/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Quảng Trị năm 2017

  • Số hiệu: 3078a/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 05/12/2016
  • Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Trị
  • Người ký: Hà Sỹ Đồng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 05/12/2016
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản