Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3072/2014/QĐ-UBND | Hải Phòng, ngày 31 tháng 12 năm 2014 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 03/12/2004;
Căn cứ Quyết định số 67/2011/QĐ-TTg ngày 12/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Thực hiện Quyết định số 1597/QĐ-TU, ngày 03/10/2014 của Ban Thường vụ Thành ủy về việc ban hành Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại tại thành phố Hải Phòng;
Xét đề nghị của Sở Ngoại vụ tại Tờ trình số 1176/TTr-SNV, ngày 22/12/2014, về việc phê duyệt Quy định quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại trên địa bàn thành phố Hải Phòng; Báo cáo thẩm định số 61/BCTĐ-STP ngày 17/12/2013 và Báo cáo thẩm định lần 2 số 62/BCTĐ-STP, ngày 11/12/2014 của Sở Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại trên địa bàn thành phố Hải Phòng”
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Ngoại vụ, Thủ trưởng cơ quan chuyên môn, đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện và Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
QUẢN LÝ THỐNG NHẤT CÁC HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3072/2014/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng).
Điều 1. Phạm vi, đối tượng điều chỉnh
Quy định này quy định cụ thể về nội dung, nguyên tắc quản lý, thẩm quyền quyết định, trách nhiệm tổ chức các hoạt động đối ngoại của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, các cơ quan chuyên môn, các đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố.
Điều 2. Nội dung các hoạt động đối ngoại
1. Các hoạt động hợp tác, giao lưu với nước ngoài về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của Ủy ban nhân dân thành phố.
2. Tổ chức và quản lý các đoàn đi công tác nước ngoài; việc mời, đón tiếp các đoàn khách nước ngoài, tổ chức quốc tế đến thăm, làm việc tại thành phố.
3. Tiếp nhận các hình thức khen thưởng của các cơ quan nhà nước, tổ chức quốc tế, tổ chức nước ngoài tặng các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân thành phố.
4. Kiến nghị tặng, xét tặng các hình thức khen thưởng cấp Nhà nước, cấp thành phố cho những tập thể, cá nhân nước ngoài có thành tích xuất sắc, đóng góp lớn cho thành phố.
5. Tổ chức và quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế trên địa bàn thành phố.
6. Ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế của Ủy ban nhân dân thành phố.
7. Hoạt động đối ngoại liên quan đến công tác quản lý biên giới quốc gia, khu vực biên giới trên biển thuộc địa bàn thành phố.
8. Quản lý hoạt động của các tổ chức, cá nhân nước ngoài tại thành phố.
9. Công tác ngoại giao kinh tế; công tác quản lý, vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài tại thành phố.
10. Công tác văn hóa đối ngoại.
11. Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài.
12. Thông tin tuyên truyền đối ngoại và quản lý hoạt động thông tin, báo chí của phóng viên, báo chí nước ngoài tại thành phố.
13. Theo dõi, tổng hợp thông tin về tình hình quốc tế và khu vực có tác động đến thành phố.
14. Công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức làm công tác đối ngoại của thành phố.
15. Công tác tài chính phục vụ hoạt động đối ngoại của thành phố.
Điều 3. Nguyên tắc quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại tại thành phố
1. Bảo đảm tuân thủ các quy định của Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước trong hoạt động đối ngoại.
2. Bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của Thành ủy, sự quản lý tập trung của Ủy ban nhân dân thành phố, phối hợp nhịp nhàng giữa các sở, ban, ngành, địa phương, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố trong hoạt động đối ngoại.
3. Phối hợp chặt chẽ giữa hoạt động đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân; giữa chính trị đối ngoại, kinh tế đối ngoại, văn hóa đối ngoại và công tác người Việt Nam ở nước ngoài; giữa hoạt động đối ngoại và hoạt động quốc phòng, an ninh; giữa thông tin đối ngoại và thông tin trong nước.
4. Hoạt động đối ngoại được thực hiện theo chương trình hàng năm đã được cấp có thẩm quyền xét duyệt; bảo đảm nghiêm túc chế độ báo cáo, xin ý kiến theo quy định hiện hành.
5. Phân công, phân nhiệm rõ ràng, đề cao trách nhiệm và vai trò chủ động của các cấp, các ngành trong thực hiện các chức năng, nhiệm vụ đối ngoại theo quy định; bảo đảm sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong hoạt động đối ngoại.
THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI
Điều 4. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quyết định các hoạt động đối ngoại sau đây:
a) Việc cử các cán bộ, công chức, viên chức thuộc quản lý của Ủy ban nhân dân thành phố đi công tác nước ngoài (đối với các đồng chí nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố, nguyên Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố thực hiện theo quy định của Bộ Chính trị và Ban Thường vụ Thành ủy).
b) Việc mời các đoàn cấp Tỉnh trưởng hoặc tương đương của các địa phương có quan hệ hợp tác, hữu nghị truyền thống; các đoàn cấp Thứ trưởng, Phó Tỉnh trưởng hoặc tương đương của các nước, các vùng lãnh thổ, các tổ chức quốc tế vào thăm và làm việc tại thành phố.
c) Việc nhận các danh hiệu, hình thức khen thưởng của tổ chức, cá nhân nước ngoài tặng các tập thể, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân thành phố.
d) Việc xét tặng các danh hiệu khen thưởng cấp thành phố cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài có thành tích xuất sắc, đóng góp lớn cho thành phố theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng.
đ) Việc tổ chức và quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế tại thành phố; ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế của Ủy ban nhân dân thành phố.
e) Các hoạt động đối ngoại khác thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố theo quy định của pháp luật.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố có thể xem xét, ủy quyền cho các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn, các đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố được quyết định một số hoạt động đối ngoại cụ thể theo quy định của pháp luật.
Điều 5. Thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố
Chủ trì xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện chương trình hoạt động đối ngoại hàng năm của cơ quan, đơn vị.
2. Đề xuất với Ủy ban nhân dân thành phố cử cán bộ, công chức, viên chức thuộc quản lý của cơ quan, đơn vị đi công tác nước ngoài; phối hợp với Sở Ngoại vụ và các cơ quan liên quan quản lý cán bộ, công chức, viên chức trong thời gian đi công tác tại nước ngoài.
3. Quản lý hoạt động di trú ra nước ngoài của công dân Việt Nam theo quy định của pháp luật.
4. Chủ trì việc mời, tổ chức đón tiếp, làm việc với các đoàn khách nước ngoài, khách tổ chức quốc tế của cơ quan, đơn vị theo đề án, kế hoạch đã được Ủy ban nhân dân thành phố xét duyệt.
Chỉ đạo việc đón tiếp, làm việc với các đoàn khách nước ngoài trong các trường hợp nêu tại điểm c, khoản 2, Điều 9, Quy định này.
5. Báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố việc tổ chức, cá nhân nước ngoài trao tặng, khen thưởng đối với tập thể, cá nhân thuộc quản lý của cơ quan, đơn vị; thực hiện theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố.
6. Đề xuất với Ủy ban nhân dân thành phố xét tặng các danh hiệu, khen thưởng đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài có thành tích xuất sắc, đóng góp lớn cho thành phố.
7. Chỉ đạo quản lý đối với hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân người nước ngoài theo chức năng, nhiệm vụ và các quy định của pháp luật.
8. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ đối ngoại cụ thể khác theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố.
9. Báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố về công tác đối ngoại của cơ quan, đơn vị theo quy định tại Điều 23, Quy định này.
XÂY DỰNG, TRÌNH DUYỆT VÀ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI
1. Chương trình hoạt động đối ngoại hàng năm của Ủy ban nhân dân thành phố.
a) Quý IV hàng năm, Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo xây dựng chương trình hoạt động đối ngoại năm sau (bao gồm cả chương trình hoạt động đối ngoại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố) và trình Thủ tướng Chính phủ xét duyệt theo các quy định tại Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành kèm theo Quyết định số 67/2011/QĐ-TTg, ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi tắt là Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 67/2011/QĐ-TTg).
b) Đối với các hoạt động đối ngoại cần xin chủ trương của Ban Thường vụ Thành ủy hoặc Thường trực Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo thực hiện theo các quy định tại Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại tại thành phố Hải Phòng ban hành kèm theo Quyết định số 1597/QĐ-TU, ngày 03 tháng 10 năm 2014 của Ban Thường vụ Thành ủy về việc ban hành Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại tại thành phố Hải Phòng (sau đây gọi tắt là Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 1597/QĐ-TU).
2. Chương trình hoạt động đối ngoại hàng năm của các cơ quan, đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố.
a) Các cơ quan, đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố xây dựng Chương trình hoạt động đối ngoại hàng năm theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố và hướng dẫn của Sở Ngoại vụ.
b) Hồ sơ chương trình hoạt động đối ngoại được trình Ủy ban nhân dân thành phố xét duyệt và đồng gửi Sở Ngoại vụ trước ngày 30 tháng 10 năm trước.
3. Điều chỉnh, bổ sung chương trình hoạt động đối ngoại hàng năm đã được xét duyệt:
a) Hồ sơ các hoạt động đối ngoại đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố xét duyệt bổ sung phải được trình Ủy ban nhân dân thành phố trước khi thực hiện ít nhất 15 ngày làm việc.
b) Đối với các hoạt động đối ngoại thuộc thẩm quyền xét duyệt của Thủ tướng Chính phủ, thực hiện theo quy định tại Điều 6, Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 67/2011/QĐ-TTg.
c) Các hoạt động đối ngoại trình Ban Thường vụ Thành ủy hoặc Thường trực Thành ủy duyệt chủ trương, thực hiện theo quy định tại khoản 4, Điều 9, Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 1597/QĐ-TU.
4. Sở Ngoại vụ có trách nhiệm:
a) Chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan giúp Ủy ban nhân dân thành phố trong chỉ đạo xây dựng chương trình hoạt động đối ngoại hàng năm của Ủy ban nhân dân thành phố:
- Quý IV, hàng năm chuẩn bị hồ sơ chương trình hoạt động đối ngoại năm sau của Ủy ban nhân dân thành phố, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố trước ngày 30 tháng 10 để xem xét, chỉ đạo thực hiện theo các quy định tại khoản 1, Điều này.
- Giúp Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện thủ tục đề nghị điều chỉnh, bổ sung chương trình hoạt động đối ngoại đã được xét duyệt.
b) Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị của thành phố xây dựng, trình duyệt chương trình hoạt động đối ngoại hàng năm; đề nghị điều chỉnh, bổ sung các hoạt động đối ngoại theo quy định tại khoản 2, khoản 3, Điều này.
Tổng hợp báo cáo kết quả xây dựng chương trình hoạt động đối ngoại hàng năm của các cơ quan, đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố; tham mưu với Ủy ban nhân dân thành phố xét duyệt theo thẩm quyền.
5. Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố có trách nhiệm:
a) Phối hợp với Sở Ngoại vụ và các cơ quan liên quan giúp Ủy ban nhân dân thành phố chuẩn bị, trình duyệt chương trình hoạt động đối ngoại hàng năm;
Phối hợp hướng dẫn chuẩn bị; tiếp nhận hồ sơ chương trình hoạt động đối ngoại hàng năm của các cơ quan, đơn vị trực thuộc, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố xét duyệt theo quy định.
b) Thông báo kịp thời kết quả xét duyệt chương trình hoạt động đối ngoại hàng năm của Ủy ban nhân dân thành phố đến các cơ quan, đơn vị trực thuộc, Sở Ngoại vụ và các cơ quan liên quan.
6. Các cơ quan, đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố có trách nhiệm:
a) Xây dựng và trình duyệt chương trình hoạt động đối ngoại hàng năm của cơ quan, đơn vị theo quy định tại các khoản 2, 3, Điều này.
b) Phối hợp với Sở Ngoại vụ, Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố trong việc chuẩn bị, xây dựng chương trình hoạt động đối ngoại hàng năm của Ủy ban nhân dân thành phố.
Điều 7. Thực hiện chương trình hoạt động đối ngoại hàng năm đã được xét duyệt
Việc tổ chức thực hiện các nội dung chương trình đối ngoại hàng năm của Ủy ban nhân dân thành phố và các cơ quan, đơn vị trực thuộc được chuẩn bị bằng các đề án, kế hoạch cụ thể theo quy định tại Điều 7, Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 67/2011/QĐ-TTg.
Đối với các đề án, kế hoạch về hoạt động đối ngoại cần có chủ trương của Ban Thường vụ Thành ủy hoặc Thường trực Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện theo quy định tại khoản 2, Điều 10, Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 1597/QĐ-TU.
2. Các cơ quan, đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố có trách nhiệm:
a) Căn cứ chương trình đối ngoại hàng năm của cơ quan, đơn vị đã được xét duyệt và các điều kiện thực hiện, chuẩn bị các đề án, kế hoạch cụ thể, trình Ủy ban nhân dân thành phố xét duyệt chủ trương; trong quá trình xây dựng và thực hiện các đề án, kế hoạch cần phối hợp chặt chẽ với Sở Ngoại vụ và các cơ quan liên quan để được hướng dẫn, hỗ trợ thực hiện.
b) Các hoạt động đối ngoại phát sinh ngoài kế hoạch, đề án đã được phê duyệt phải kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố để xem xét, chỉ đạo.
c) Các đề án, kế hoạch tổ chức hoạt động đối ngoại khi trình Ủy ban nhân dân thành phố được đồng gửi Sở Ngoại vụ để theo dõi, tổng hợp.
3. Sở Ngoại vụ có trách nhiệm:
a) Chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan giúp Ủy ban nhân dân thành phố trong công tác chuẩn bị các đề án, kế hoạch hoạt động đối ngoại và triển khai thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền xét duyệt.
b) Hướng dẫn, hỗ trợ các cơ quan, đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố chuẩn bị và triển khai thực hiện các đề án, kế hoạch hoạt động đối ngoại.
c) Theo dõi, tổng hợp tình hình, kết quả thực hiện chương trình hoạt động đối ngoại hàng năm của Ủy ban nhân dân thành phố và các cơ quan, đơn vị trực thuộc, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố theo định kỳ 6 tháng, hàng năm và đột xuất.
d) Giúp Ủy ban nhân dân thành phố báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy, Thường trực Thành ủy theo các quy định tại Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 1597/QĐ-TU; báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Bộ Ngoại giao theo các quy định tại Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 67/2011/QĐ-TTg.
THỰC HIỆN VÀ QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI
Điều 8. Tổ chức và quản lý đoàn đi công tác nước ngoài
1. Việc tổ chức các đoàn đi công tác nước ngoài của Ủy ban nhân dân thành phố và các cơ quan, đơn vị trực thuộc phải được chuẩn bị bằng các đề án hoặc kế hoạch cụ thể trên cơ sở chương trình hoạt động đối ngoại hàng năm đã được xét duyệt. Đề án, kế hoạch tổ chức đoàn đi công tác nước ngoài được trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố cho ý kiến về chủ trương, làm cơ sở cho việc triển khai thực hiện.
Việc đề xuất tổ chức đoàn đi công tác nước ngoài phát sinh ngoài chương trình đối ngoại hàng năm đã được xét duyệt, Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định theo thẩm quyền hoặc báo cáo xin chủ trương của Thường trực Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy, Thủ tướng Chính phủ theo quy định tại khoản 3, Điều 6, Quy chế này.
2. Nội dung các đề án, kế hoạch đi công tác nước ngoài phải nêu rõ danh nghĩa, lý do, mục đích chuyến đi, chương trình hoạt động, công tác thông tin tuyên truyền, dự kiến danh sách nhân sự, kế hoạch tài chính, phân công nhiệm vụ, biện pháp quản lý cán bộ và các nội dung cần thiết khác.
3. Nhân sự của đoàn đi công tác nước ngoài:
Việc lựa chọn nhân sự của đoàn phải đúng đối tượng, đúng mục đích, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của chuyến công tác. Sau khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố duyệt chủ trương về thành phần đoàn, các thành viên đoàn phải được cơ quan có thẩm quyền quản lý theo quy định của pháp luật đồng ý cử tham gia đoàn bằng văn bản. Đối với các thành viên đoàn là cán bộ thuộc thẩm quyền quản lý của Thủ tướng Chính phủ, Thành ủy, việc xét duyệt nhân sự phải tuân thủ Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 67/2011/QĐ-TTg, Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 1597/QĐ-TU và các quy định liên quan khác của pháp luật.
4. Quyết định cử cán bộ, công chức, viên chức đi công tác nước ngoài
Căn cứ hồ sơ chuẩn bị cử đoàn đi công tác nước ngoài bao gồm các đề án, kế hoạch công tác, thư mời, danh sách thành viên đoàn đã được các cơ quan có thẩm quyền xét duyệt theo quy định, Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố kiểm tra, tiếp nhận, dự thảo quyết định cử cán bộ, công chức, viên chức đi công tác nước ngoài, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố hoặc các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố được Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố ủy quyền ký duyệt theo ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách.
Quyết định cử cán bộ, công chức, viên chức đi công tác nước ngoài được gửi đến người thực hiện, các cơ quan quản lý có liên quan và Sở Ngoại vụ để theo dõi, tổng hợp.
Việc chuẩn bị hồ sơ, trình Ủy ban nhân dân thành phố xét duyệt và quyết định cử đoàn đi công tác nước ngoài phải đáp ứng yêu cầu về thời hạn làm thủ tục xuất, nhập cảnh theo các quy định của pháp luật Việt Nam và của nước ngoài.
Các cơ quan, đơn vị tổ chức đoàn phải phối hợp chặt chẽ với Sở Ngoại vụ khi chuẩn bị các thủ tục nêu trên, chấp hành các quy định của pháp luật Việt Nam và của nước ngoài.
6. Quản lý đoàn đi công tác nước ngoài:
a) Việc quản lý các đoàn đi công tác nước ngoài của Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện theo quy định tại Điều 8, Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 67/2011/QĐ-TTg và các quy định khác của pháp luật; chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Ban Thường vụ Thành ủy tại Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 1597/QĐ-TU.
b) Trưởng đoàn có trách nhiệm chủ trì quản lý hoạt động của đoàn và các thành viên đoàn ở nước ngoài; kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố và cơ quan chức năng của Việt Nam để chỉ đạo giải quyết các tình huống ngoài kế hoạch hoặc không bảo đảm an toàn cho đoàn công tác; báo cáo kết thúc chuyến công tác theo quy định tại điểm c, khoản 2, Điều 23, Quy định này.
c) Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố có trách nhiệm chỉ đạo quản lý chặt chẽ cán bộ, công chức, viên chức ra nước ngoài theo các quy định của pháp luật; thực hiện các quy định về chế độ quản lý, thông tin, báo cáo tình hình, kết quả công tác của cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình đi công tác, học tập ở nước ngoài; báo cáo kịp thời với Ủy ban nhân dân thành phố và đồng gửi Sở Ngoại vụ về các vụ việc vi phạm của cán bộ trong việc đi công tác nước ngoài.
7. Sở Ngoại vụ có trách nhiệm:
a) Làm đầu mối phối hợp với các cơ quan chức năng giúp Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo tổ chức, quản lý các đoàn đi công tác nước ngoài.
b) Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố quản lý, sử dụng hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ, thực hiện các thủ tục xuất, nhập cảnh và các hoạt động khác có liên quan; hướng dẫn việc quản lý cán bộ, công chức, viên chức ra nước ngoài về việc riêng.
1. Việc mời, đón tiếp, làm việc với các đoàn khách nước ngoài, các tổ chức quốc tế (sau đây gọi tắt là khách nước ngoài) của Ủy ban nhân dân thành phố và các cơ quan, đơn vị trực thuộc được chuẩn bị bằng các đề án, kế hoạch trên cơ sở chương trình hoạt động hàng năm đã được xét duyệt; trình cấp có thẩm quyền duyệt chủ trương trước khi thực hiện ít nhất 15 ngày làm việc.
2. Đối với các trường hợp mời, đón tiếp, làm việc với các đoàn khách nước ngoài phát sinh đột xuất ngoài chương trình, đề án, kế hoạch đã được xét duyệt, thực hiện như sau:
a) Các hoạt động thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân thành phố do Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định.
b) Các hoạt động thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thực hiện theo Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 67/2011/QĐ-TTg.
c) Các cơ quan, đơn vị trực thuộc có hoạt động đột xuất nêu trên phải báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố để xem xét, cho phép trước khi thực hiện.
Đối với các đoàn khách có trưởng đoàn cấp tương đương hoặc thấp hơn thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố, có nội dung làm việc không liên quan đến chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh, dân tộc, tôn giáo hoặc các hoạt động phức tạp, nhạy cảm khác trong quan hệ đối ngoại, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị chủ động đón tiếp, làm việc và báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố ngay sau khi kết thúc làm việc. Báo cáo được đồng gửi Sở Ngoại vụ để theo dõi, tổng hợp.
3. Việc báo cáo đề xuất, chuẩn bị, phục vụ tiếp và làm việc với khách nước ngoài của lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện theo quy định tại Điều 35, Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng khóa 14, ban hành kèm theo Quyết định số 2160/2011/QĐ-UBND, ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng (sau đây gọi tắt là Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng khóa 14).
4. Sở Ngoại vụ có trách nhiệm:
a) Chủ trì hướng dẫn các cơ quan, đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố chuẩn bị đề án, kế hoạch và thực hiện việc đón tiếp, làm việc với các đoàn khách nước ngoài.
b) Phối hợp với Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố và các cơ quan liên quan chuẩn bị, phục vụ hoạt động mời, tiếp khách nước ngoài của lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố.
c) Theo dõi, tổng hợp việc mời, đón tiếp, làm việc với các đoàn khách nước ngoài của Ủy ban nhân dân thành phố và các cơ quan, đơn vị trực thuộc; báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố theo định kỳ 6 tháng, hàng năm và đột xuất.
1. Ban Chỉ đạo Biển Đông - Hải đảo thành phố chủ trì giúp Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo các hoạt động quản lý nhà nước liên quan đến biên giới quốc gia, khu vực biên giới biển và hải đảo thuộc địa bàn thành phố; hoạt động theo Quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo do Ủy ban nhân dân thành phố ban hành; hướng dẫn các sở, ngành, địa phương của thành phố thực hiện.
2. Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng thành phố chủ trì tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo công tác quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo, giữ gìn an ninh, trật tự khu vực biên giới trên biển và các cửa khẩu cảng trên địa bàn thành phố theo chức năng, nhiệm vụ và các quy định của pháp luật.
3. Sở Ngoại vụ làm cơ quan thường trực giúp Ủy ban nhân dân thành phố trong quản lý nhà nước về biên giới quốc gia, khu vực biên giới trên biển, hải đảo, thực hiện các nhiệm vụ cụ thể do Ủy ban nhân dân thành phố giao; thường xuyên liên hệ với Ủy ban Biên giới quốc gia (Bộ Ngoại giao) để phối hợp, giúp Ủy ban nhân dân thành phố trong chỉ đạo các hoạt động tại địa bàn thành phố.
4. Các cơ quan, đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố phối hợp với các cơ quan chủ trì tham mưu và cơ quan chức năng liên quan khác, giúp Ủy ban nhân dân thành phố trong quản lý các hoạt động nêu tại khoản 1, Điều này; thực hiện các nhiệm vụ cụ thể do Ủy ban nhân dân thành phố giao.
5. Các cơ quan, đơn vị báo cáo tình hình, kết quả hoạt động với Ủy ban nhân dân thành phố qua Ban Chỉ đạo Biển Đông và Hải đảo thành phố theo định kỳ 6 tháng, hàng năm và đột xuất, đồng gửi Sở Ngoại vụ để theo dõi, tổng hợp.
Điều 11. Quản lý hoạt động của các tổ chức, cá nhân nước ngoài
1. Việc quản lý hoạt động của các tổ chức, cá nhân nước ngoài trên địa bàn thành phố thực hiện theo quy định tại Điều 11, Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 67/2011/QĐ-TTg và các quy định khác của pháp luật.
2. Công an thành phố có trách nhiệm:
a) Chủ trì tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố quản lý nhà nước về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài trên địa bàn thành phố theo chức năng, nhiệm vụ.
b) Phối hợp với Sở Ngoại vụ và các cơ quan liên quan giúp Ủy ban nhân dân thành phố trong chỉ đạo công tác bảo vệ an ninh trật tự; phòng, chống vi phạm pháp luật liên quan đến cơ quan, người nước ngoài theo pháp luật Việt Nam và luật pháp quốc tế.
3. Sở Ngoại vụ có trách nhiệm:
a) Làm đầu mối giúp Ủy ban nhân dân thành phố liên hệ với các cơ quan chức năng của Bộ Ngoại giao để được hướng dẫn, chỉ đạo giải quyết các vụ việc liên quan đến cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài hoặc cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế xảy ra tại thành phố.
b) Phối hợp với Công an thành phố và các cơ quan chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo quản lý hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài; phối hợp giải quyết các vụ việc vi phạm pháp luật đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân người nước ngoài, báo cáo kịp thời với Ủy ban nhân dân thành phố và Bộ Ngoại giao.
4. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội có trách nhiệm:
a) Chủ trì tham mưu giúp Ủy ban nhân dân thành phố quản lý nhà nước về lao động người nước ngoài tại thành phố; thực hiện các nhiệm vụ cụ thể do Ủy ban nhân dân thành phố giao.
b) Phối hợp với Công an thành phố, Sở Ngoại vụ và các cơ quan, đơn vị liên quan để giải quyết các vụ việc vi phạm pháp luật về quản lý lao động đối với người nước ngoài.
c) Báo cáo tình hình quản lý lao động người nước ngoài tại thành phố theo định kỳ 6 tháng, hàng năm hoặc đột xuất với Ủy ban nhân dân thành phố, đồng gửi Sở Ngoại vụ để phối hợp.
5. Các cơ quan, đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố có trách nhiệm phối hợp với cơ quan chủ trì tham mưu và các cơ quan chức năng liên quan khác để giúp Ủy ban nhân dân thành phố quản lý các hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân người nước ngoài tại thành phố.
Điều 12. Hoạt động ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế - xã hội
1. Các hoạt động ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của Ủy ban nhân dân thành phố và các cơ quan, đơn vị trực thuộc phải gắn với mục tiêu thúc đẩy quan hệ đối ngoại, mở rộng không gian kinh tế, nâng cao năng lực hội nhập quốc tế của các cơ quan, doanh nghiệp của thành phố, thu hút có hiệu quả các nguồn lực từ nước ngoài.
Các chương trình, kế hoạch dài hạn, hàng năm và các đề án cụ thể về hoạt động nêu trên phải được xây dựng, trình Ủy ban nhân dân thành phố và các cơ quan có thẩm quyền xét duyệt làm cơ sở triển khai thực hiện.
2. Sở Ngoại vụ có trách nhiệm:
a) Chủ trì tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
b) Chủ trì nghiên cứu đề xuất, xây dựng các chương trình, kế hoạch dài hạn, hàng năm, các đề án cụ thể về hoạt động ngoại giao của thành phố phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, báo cáo kết quả với Ủy ban nhân dân thành phố.
c) Làm đầu mối giúp Ủy ban nhân dân thành phố liên hệ, phối hợp với Bộ Ngoại giao, các cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài, các cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài để thực hiện các hoạt động ngoại giao kinh tế của thành phố.
3. Các cơ quan, đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố phối hợp chặt chẽ với Sở Ngoại vụ trong quá trình tổ chức thực hiện các hoạt động kinh tế đối ngoại theo chức năng, nhiệm vụ và phạm vi quản lý; thực hiện việc báo cáo kết quả với Ủy ban nhân dân thành phố theo khoản 2, Điều 23, Quy định này.
1. Việc quản lý hoạt động viện trợ phi chính phủ nước ngoài; quản lý hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn thành phố thực hiện theo Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi Chính phủ nước ngoài ban hành kèm theo Nghị định số 93/2009/NĐ-CP, ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ; Nghị định số 12/2012/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam và các quy định khác của pháp luật.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm:
Chủ trì tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố trong chỉ đạo quản lý hoạt động viện trợ phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn thành phố; làm đầu mối hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thực hiện các quy định của pháp luật.
3. Sở Ngoại vụ có trách nhiệm:
Chủ trì tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố trong chỉ đạo quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn thành phố; làm đầu mối hướng dẫn các cơ quan, đơn vị và các tổ chức nước ngoài thực hiện.
4. Các cơ quan đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, đơn vị chủ trì và các cơ quan chức năng liên quan, giúp Ủy ban nhân dân thành phố quản lý các hoạt động tại khoản 1, Điều này.
Điều 14. Công tác văn hóa đối ngoại
1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm:
a) Chủ trì phối hợp tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố quản lý nhà nước và chỉ đạo công tác văn hóa đối ngoại.
b) Làm đầu mối giúp Ủy ban nhân dân thành phố liên hệ với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để phối hợp chỉ đạo, thực hiện các hoạt động quản lý về văn hóa đối ngoại và tổ chức các sự kiện văn hóa đối ngoại của thành phố.
2. Sở Ngoại vụ có trách nhiệm:
a) Làm đầu mối giúp Ủy ban nhân dân thành phố liên hệ với Bộ Ngoại giao và các cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế để phối hợp thực hiện hợp tác quốc tế về văn hóa đối ngoại.
b) Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan liên quan tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố quản lý hoạt động văn hóa đối ngoại.
3. Công an thành phố phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan liên quan tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố trong chỉ đạo phòng, chống vi phạm pháp luật, bảo vệ an ninh, trật tự xã hội trong lĩnh vực văn hóa đối ngoại.
Điều 15. Công tác người Việt Nam ở nước ngoài
1. Ban Chỉ đạo công tác người Việt Nam ở nước ngoài thành phố Hải Phòng (gọi tắt là Ban Chỉ đạo) là cơ quan chủ trì tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố trong chỉ đạo thực hiện công tác người Việt Nam ở nước ngoài; tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cụ thể theo Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo được ban hành kèm theo Quyết định số 905/QĐ-BCĐ ngày 16 tháng 02 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố.
2. Sở Ngoại vụ có trách nhiệm:
a) Làm cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo; chủ trì theo dõi và thực hiện công tác quản lý, vận động đối với người Việt Nam ở nước ngoài theo chức năng, nhiệm vụ cụ thể được giao.
b) Làm đầu mối giúp Ủy ban nhân dân thành phố liên hệ với Bộ Ngoại giao (Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài) và các cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài để chỉ đạo phối hợp, hỗ trợ về công tác người Việt Nam ở nước ngoài của thành phố.
3. Công an thành phố có trách nhiệm:
a) Phối hợp với Sở Ngoại vụ và các cơ quan liên quan giúp Ủy ban nhân dân thành phố quản lý nhà nước về công tác người Việt Nam ở nước ngoài, quản lý di trú ra nước ngoài của công dân Việt Nam tại thành phố.
b) Phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện công tác phòng ngừa, xử lý các vi phạm pháp luật liên quan đến người Việt Nam ở nước ngoài theo chức năng, nhiệm vụ; kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố và thông báo cho Sở Ngoại vụ về các vụ việc vi phạm pháp luật của người Việt Nam ở nước ngoài thuộc phạm vi quản lý.
4. Các cơ quan, đơn vị trực thuộc khác phối hợp với Sở Ngoại vụ và các cơ quan liên quan tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố trong chỉ đạo công tác người Việt Nam ở nước ngoài; thực hiện các hoạt động cụ thể đối với người Việt Nam ở nước ngoài theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
Điều 16. Tổ chức và quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế
1. Hoạt động tổ chức và quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế của Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện theo Quyết định số 76/2010/QĐ-TTg, ngày 30 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và các quy định khác của pháp luật.
2. Sở Ngoại vụ có trách nhiệm:
Chủ trì giúp Ủy ban nhân dân thành phố trong chỉ đạo tổ chức và quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế trên địa bàn thành phố; làm đầu mối hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thực hiện.
3. Công an thành phố chủ trì phối hợp giúp Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo bảo vệ an ninh, trật tự; phòng, chống vi phạm pháp luật trong hoạt động tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế trên địa bàn thành phố.
4. Các cơ quan, đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố có trách nhiệm phối hợp với Sở Ngoại vụ và các cơ quan chức năng liên quan, giúp Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện hoạt động tại khoản 1, Điều này; thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của Ủy ban nhân dân thành phố giao.
Điều 17. Ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế
1. Hoạt động ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế của Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện theo các quy định tại Điều 16, Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 67/2011/QĐ-TTg và các quy định khác của pháp luật.
2. Sở Ngoại vụ có trách nhiệm:
a) Chủ trì tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố trong hoạt động quan hệ đối tác, ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế.
b) Chủ trì nghiên cứu, chuẩn bị về thủ tục, đàm phán, ký kết và thực hiện các thỏa thuận quốc tế của Ủy ban nhân dân thành phố; phối hợp, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện.
c) Giúp Ủy ban nhân dân thành phố chuẩn bị báo cáo tình hình ký kết, thực hiện các thỏa thuận quốc tế với Bộ Ngoại giao và các cơ quan Trung ương theo quy định tại khoản 5, Điều 28, Pháp lệnh số 33/2007/PL-UBTVQH11.
3. Các cơ quan, đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố có trách nhiệm:
a) Phối hợp với Sở Ngoại vụ và các cơ quan liên quan tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ tại khoản 1, Điều này.
b) Tổ chức thực hiện việc ký kết, thỏa thuận quốc tế cụ thể được Ủy ban nhân dân thành phố giao. Các đề án, kế hoạch tổ chức thực hiện ký kết, thỏa thuận quốc tế được báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố và đồng gửi Sở Ngoại vụ để xem xét, tham mưu với Ủy ban nhân dân thành phố.
c) Báo cáo tình hình, kết quả thực hiện của cơ quan, đơn vị với Ủy ban nhân dân thành phố sau khi kết thúc hoạt động và đồng gửi Sở Ngoại vụ để theo dõi, tổng hợp.
1. Việc quản lý thông tin, tuyên truyền đối ngoại của thành phố thực hiện theo Quy chế quản lý nhà nước về thông tin đối ngoại ban hành kèm theo Quyết định số 79/2010/QĐ-TTg, ngày 30 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ và Quy chế phối hợp quản lý nhà nước về thông tin đối ngoại trên địa bàn thành phố Hải Phòng ban hành kèm theo Quyết định số 510/2013/QĐ-UBND ngày 13 tháng 3 năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phố.
2. Việc quản lý hoạt động thông tin, báo chí của báo chí nước ngoài, cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam thực hiện theo Nghị định số 88/2012/NĐ-CP, ngày 23 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định về hoạt động thông tin, báo chí của báo chí nước ngoài, cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam.
3. Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm:
a) Chủ trì tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố trong quản lý nhà nước về thông tin đối ngoại trên địa bàn thành phố.
b) Làm đầu mối hướng dẫn việc thực hiện Quy chế phối hợp quản lý nhà nước về thông tin đối ngoại trên địa bàn thành phố Hải Phòng ban hành kèm theo Quyết định số 510/2013/QĐ-UBND.
4. Sở Ngoại vụ có trách nhiệm:
a) Chủ trì tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố trong quản lý nhà nước về hoạt động thông tin, báo chí của báo chí nước ngoài, cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài trên địa bàn thành phố.
b) Làm đầu mối phối hợp, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thực hiện.
5. Các cơ quan, đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố có trách nhiệm phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Ngoại vụ và các cơ quan chức năng liên quan giúp Ủy ban nhân dân thành phố trong chỉ đạo thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền đối ngoại và quản lý hoạt động thông tin, báo chí nước ngoài trên địa bàn thành phố.
Điều 19. Giao dịch với các đoàn ngoại giao tại Việt Nam
1. Hoạt động tiếp xúc, trao đổi thư tín ngoại giao của Ủy ban nhân dân thành phố và các cơ quan, đơn vị trực thuộc với các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam được thực hiện theo pháp luật Việt Nam và luật pháp quốc tế.
2. Sở Ngoại vụ có trách nhiệm:
a) Chủ trì tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện các hoạt động tiếp xúc, trao đổi thư tín ngoại giao với các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài và đại diện tổ chức quốc tế tại Việt Nam; phối hợp, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố trong các hoạt động có liên quan đến các cơ quan nêu trên.
b) Làm đầu mối giúp Ủy ban nhân dân thành phố liên hệ, xin ý kiến Bộ Ngoại giao để được hướng dẫn, chỉ đạo giải quyết các vấn đề phức tạp, nhạy cảm phát sinh trong quan hệ, giao dịch với các đoàn ngoại giao.
3. Công an thành phố có trách nhiệm phối hợp với Sở Ngoại vụ và các cơ quan liên quan tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo công tác bảo đảm an ninh, an toàn cho các đoàn ngoại giao tại thành phố theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
Điều 20. Theo dõi, tổng hợp tình hình quốc tế và khu vực
1. Sở Ngoại vụ có trách nhiệm:
a) Chủ trì tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố trong chỉ đạo hoạt động theo dõi, tổng hợp thông tin, tình hình quốc tế và khu vực có ảnh hưởng, tác động đến thành phố.
b) Thực hiện công tác theo dõi, thu thập, nghiên cứu, phân tích các thông tin về tình hình quốc tế và khu vực theo chức năng, nhiệm vụ được giao và các nhiệm vụ cụ thể khác theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố.
c) Làm đầu mối giúp Ủy ban nhân dân thành phố liên hệ với Bộ Ngoại giao và các cơ quan Trung ương để được cung cấp, bổ sung thông tin về tình hình quốc tế và khu vực có liên quan đến thành phố;
d) Báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ ở các điểm a, b, c, Điều này với Ủy ban nhân dân thành phố theo định kỳ hàng tháng và đột xuất.
2. Công an thành phố có trách nhiệm phối hợp với Sở Ngoại vụ và các cơ quan liên quan theo dõi, thu thập, trao đổi, xử lý các thông tin về tình hình quốc tế và khu vực thuộc phạm vi quản lý; kịp thời tham mưu, phục vụ hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố.
3. Các cơ quan, đơn vị trực thuộc phối hợp với Sở Ngoại vụ, Công an thành phố và các cơ quan chức năng khác giúp Ủy ban nhân dân thành phố trong quản lý công tác theo dõi, tổng hợp thông tin, tình hình quốc tế và khu vực có ảnh hưởng, tác động đến thành phố; báo cáo kịp thời với Ủy ban nhân dân thành phố các vấn đề thuộc lĩnh vực, phạm vi quản lý, đồng gửi Sở Ngoại vụ để theo dõi, tổng hợp.
1. Sở Ngoại vụ có trách nhiệm:
a) Chủ trì tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo xây dựng và ban hành các kế hoạch dài hạn, hàng năm, các đề án cụ thể về đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ đối ngoại, ngoại ngữ cho cán bộ, công chức làm công tác đối ngoại của thành phố.
b) Chủ trì xây dựng và trình Ủy ban nhân dân thành phố xét duyệt các kế hoạch, đề án hoạt động nghiên cứu khoa học về lĩnh vực đối ngoại; biên soạn, phát hành, sưu tầm và lưu trữ các tài liệu cần thiết; ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ phục vụ công tác đối ngoại của thành phố.
c) Làm đầu mối giúp Ủy ban nhân dân thành phố liên hệ với Bộ Ngoại giao và các cơ quan, tổ chức liên quan để được hướng dẫn và phối hợp thực hiện các hoạt động nêu trên.
2. Các sở: Nội vụ, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Khoa học và Công nghệ và các cơ quan, đơn vị liên quan khác phối hợp với Sở Ngoại vụ, tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố trong chỉ đạo thực hiện các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ đối ngoại, ngoại ngữ, nghiên cứu khoa học phục vụ công tác đối ngoại.
Điều 22. Tài chính phục vụ hoạt động đối ngoại
1. Sở Tài chính có trách nhiệm:
a) Chủ trì tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố xây dựng dự toán kinh phí phục vụ hoạt động đối ngoại hàng năm, gửi Sở Tài chính tổng hợp, trình Hội đồng nhân dân thành phố xét duyệt làm cơ sở triển khai thực hiện.
b) Giúp Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo bố trí kinh phí phục vụ các đề án, kế hoạch hoạt động đối ngoại cụ thể đã được phê duyệt.
c) Chủ trì thực hiện các quy định về quản lý tài chính phục vụ hoạt động đối ngoại; theo dõi, quản lý sử dụng nguồn tài chính trong hoạt động viện trợ phi chính phủ nước ngoài; hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tài chính của Ủy ban nhân dân thành phố.
d) Chủ trì hướng dẫn, theo dõi, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các chế độ, quy định về quản lý tài chính trong hoạt động đối ngoại; kịp thời phát hiện, xử lý các vi phạm theo thẩm quyền hoặc kiến nghị, đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật; thực hiện các nhiệm vụ cụ thể khác về quản lý tài chính đối ngoại theo quy định của pháp luật.
2. Sở Ngoại vụ và các cơ quan, đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố có trách nhiệm phối hợp, cung cấp kịp thời cho Sở Tài chính các thông tin, tài liệu cần thiết về các chương trình hoạt động đối ngoại hàng năm, các đề án, kế hoạch hoạt động đối ngoại cụ thể của cơ quan, đơn vị đã được cấp có thẩm quyền xét duyệt; thực hiện việc báo cáo tài chính về hoạt động đối ngoại theo quy định của pháp luật.
Điều 23. Chế độ thông tin, báo cáo về hoạt động đối ngoại
1. Ủy ban nhân dân thành phố báo cáo với Thủ tướng Chính phủ, Bộ Ngoại giao theo quy định tại Điều 20, Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 67/2011/QĐ-TTg.
Sở Ngoại vụ làm đầu mối giúp Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện báo cáo nêu trên, đảm bảo nội dung và thời gian theo quy định.
2. Các cơ quan, đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố về hoạt động đối ngoại như sau:
a) Báo cáo định kỳ:
- Báo cáo 6 tháng, thực hiện trước ngày 30 tháng 5 hàng năm.
- Báo cáo cuối năm thực hiện trước ngày 10 tháng 11 hàng năm.
b) Báo cáo xây dựng và thực hiện chương trình hoạt động đối ngoại hàng năm được thực hiện theo quy định tại Điều 6, Điều 7, Quy định này.
Báo cáo các đề án, kế hoạch tổ chức hoạt động đối ngoại của cơ quan, đơn vị theo chương trình hoạt động đối ngoại hàng năm đã được phê duyệt.
c) Báo cáo kết quả thực hiện các hoạt động đối ngoại (đoàn đi công tác nước ngoài; việc tiếp đón, làm việc với đoàn nước ngoài; các hoạt động đối ngoại khác) sau khi kết thúc chậm nhất là 07 ngày làm việc.
d) Báo cáo đột xuất khi có các hoạt động đối ngoại liên quan đến chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh, dân tộc, nhân quyền, tôn giáo, hoạt động có tính phức tạp, nhạy cảm về đối ngoại, các vụ việc bất thường, phát sinh tại cơ quan, đơn vị hoặc khi Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu.
đ) Các báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố về các hoạt động nêu trên được đồng gửi Sở Ngoại vụ để tổng hợp, theo dõi.
e) Trình tự, thủ tục báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện theo quy định tại Điều 42, Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng khóa 14.
f) Trong quá trình thực hiện thông tin, báo cáo và điều hành hoạt động đối ngoại, Ủy ban nhân dân thành phố và các cơ quan, đơn vị trực thuộc thực hiện chế độ bảo mật thông tin, tài liệu về hoạt động đối ngoại theo các quy định tại Thông tư số 42/2009/TT-BCA(A11), ngày 03 tháng 7 năm 2009 của Bộ Công an quy định về Danh mục bí mật nhà nước độ Mật của ngành Ngoại giao và các quy định khác của pháp luật về công tác bảo mật.
Điều 24. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố
1. Sở Ngoại vụ là đầu mối hướng dẫn, theo dõi việc thực hiện Quy định này; tham mưu, đề xuất, giúp Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo sơ kết, tổng kết đánh giá tình hình, kết quả thực hiện; giúp Ủy ban nhân dân thành phố chuẩn bị báo cáo Bộ Ngoại giao.
2. Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố căn cứ Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng khóa 14 và Quy định này phối hợp với Sở Ngoại vụ và các cơ quan liên quan giúp Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo thực hiện.
3. Các cơ quan, đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị cấp dưới tổ chức thực hiện Quy định này; kịp thời thông báo về Sở Ngoại vụ các nội dung chưa phù hợp hoặc các vấn đề mới phát sinh để thống nhất, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố xem xét sửa đổi, điều chỉnh.
Điều 25. Khen thưởng và xử lý vi phạm
Cơ quan, đơn vị, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ đối ngoại và Quy định này được xem xét khen thưởng.
Mọi vi phạm, tùy theo mức độ, hậu quả sẽ bị xử lý kỷ luật, hoặc truy cứu trách nhiệm theo quy định của pháp luật./.
- 1Quyết định 09/2014/QĐ-UBND về quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
- 2Quyết định 2268/2014/QĐ-UBND quản lý Nhà nước về hoạt động đối ngoại trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 3Quyết định 08/2014/QĐ-UBND về quản lý, tổ chức, thực hiện các hoạt động đối ngoại do thành phố Cần Thơ ban hành
- 4Quyết định 36/2012/QĐ-UBND về Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại tỉnh Thái Nguyên
- 5Kế hoạch 47/KH-UBND năm 2015 thực hiện Chiến lược văn hóa đối ngoại tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 6Quyết định 863/QĐ-UBND năm 2014 về Quy định cụ thể thực hiện Quy chế quản lý thống nhất hoạt động đối ngoại trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 7Quyết định 31/2016/QĐ-UBND về Quy chế quản lý thống nhất hoạt động đối ngoại trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 8Quyết định 24/2016/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 11/2014/QĐ-UBND về quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 9Quyết định 44/2017/QĐ-UBND hủy bỏ Quyết định 60/2012/QĐ.UBND Quy định về tổ chức thực hiện quản lý thống nhất hoạt động đối ngoại trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 10Quyết định 19/2018/QĐ-UBND bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do thành phố Hải Phòng ban hành
- 11Quyết định 440/QĐ-CT năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của thành phố Hải Phòng kỳ 2014-2018 (đến hết ngày 31/12/2018)
- 1Pháp lệnh ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế năm 2007
- 2Luật Thi đua, Khen thưởng 2003
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 5Nghị định 93/2009/NĐ-CP ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi Chính phủ nước ngoài
- 6Quyết định 76/2010/QĐ-TTg về tổ chức, quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 79/2010/QĐ-TTg ban hành Quy chế quản lý nhà nước về thông tin đối ngoại do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 67/2011/QĐ-TTg về Quy chế quản lý thống nhất hoạt động đối ngoại của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Nghị định 12/2012/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam
- 10Nghị định 88/2012/NĐ-CP Quy định về hoạt động thông tin, báo chí của báo chí nước ngoài, cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam
- 11Hiến pháp 2013
- 12Quyết định 09/2014/QĐ-UBND về quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
- 13Quyết định 2268/2014/QĐ-UBND quản lý Nhà nước về hoạt động đối ngoại trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 14Quyết định 08/2014/QĐ-UBND về quản lý, tổ chức, thực hiện các hoạt động đối ngoại do thành phố Cần Thơ ban hành
- 15Quyết định 2160/2011/QĐ-UBND về Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân Thành phố Hải Phòng khóa 14 (nhiệm kỳ 2011-2016)
- 16Quyết định 510/2013/QĐ-UBND ban hành Quy chế phối hợp quản lý nhà nước về thông tin đối ngoại trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 17Quyết định 36/2012/QĐ-UBND về Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại tỉnh Thái Nguyên
- 18Kế hoạch 47/KH-UBND năm 2015 thực hiện Chiến lược văn hóa đối ngoại tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 19Quyết định 863/QĐ-UBND năm 2014 về Quy định cụ thể thực hiện Quy chế quản lý thống nhất hoạt động đối ngoại trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 20Quyết định 31/2016/QĐ-UBND về Quy chế quản lý thống nhất hoạt động đối ngoại trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 21Quyết định 24/2016/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 11/2014/QĐ-UBND về quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 22Quyết định 44/2017/QĐ-UBND hủy bỏ Quyết định 60/2012/QĐ.UBND Quy định về tổ chức thực hiện quản lý thống nhất hoạt động đối ngoại trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Quyết định 3072/2014/QĐ-UBND Quy định quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- Số hiệu: 3072/2014/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 31/12/2014
- Nơi ban hành: Thành phố Hải Phòng
- Người ký: Lê Văn Thành
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 10/01/2015
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra