- 1Nghị định 45/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội
- 2Nghị định 33/2012/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 45/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội
- 3Thông tư 03/2013/TT-BNV hướng dẫn Nghị định 45/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định 33/2012/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 45/2010/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 4Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3050/QĐ-UBND | Bình Định, ngày 10 tháng 9 năm 2018 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐIỀU LỆ (SỬA ĐỔI, BỔ SUNG) HỘI DƯỢC HỌC TỈNH BÌNH ĐỊNH
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội; Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ;
Căn cứ Thông tư số 03/2013/TT-BNV ngày 16 tháng 4 năm 2013 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành Nghị định số 45/2010/NĐ-CP và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ;
Xét đề nghị của Hội Dược học tỉnh tại Công văn số 16/CV-HDH ngày 17 tháng 8 năm 2018 và đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 488/TTr-SNV ngày 06 tháng 9 năm 2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Dược học tỉnh Bình Định đã được Đại hội lần thứ VII của Hội Dược học tỉnh Bình Định thông qua ngày 15 tháng 7 năm 2018.
Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nội vụ, Y tế, Chủ tịch Hội Dược học tỉnh Bình Định chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
| KT. CHỦ TỊCH |
HỘI DƯỢC HỌC TỈNH BÌNH ĐỊNH
(Phê duyệt kèm theo Quyết định số 3050/QĐ-UBND, ngày 10 tháng 9 năm 2018 của Chủ tịch UBND tỉnh)
Điều 1. Tên gọi, tôn chỉ, mục đích
1. Tên gọi:
a. Tên tiếng Việt: Hội Dược học tỉnh Bình Định.
b. Tên tiếng Anh: Binhdinh Pharmaceutical Association.
c. Tên viết tắt: BPA.
2. Tôn chỉ, mục đích: Hội Dược học tỉnh Bình Định (sau đây gọi tắt là Hội) là tổ chức xã hội, nghề nghiệp tự nguyện của những dược sĩ và cán bộ khoa học kỹ thuật hoạt động trong lĩnh vực dược của tỉnh Bình Định. Hội tập hợp, đoàn kết hội viên, tạo điều kiện cho hội viên học tập, trao đổi kinh nghiệm, trau dồi đạo đức, nghiên cứu và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công việc, góp phần vào việc xây dựng và phát triển ngành dược của tỉnh.
Điều 2. Địa vị pháp lý, trụ sở
1. Hội có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng; hoạt động theo quy định pháp luật và Điều lệ Hội được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Trụ sở của Hội đặt tại Trụ sở của Sở Y tế.
Điều 3. Phạm vi, lĩnh vực hoạt động
1. Hội hoạt động trên phạm vi tỉnh Bình Định, trong lĩnh vực dược.
2. Hội chịu sự quản lý nhà nước của Sở Y tế. Hội là thành viên của Hội Dược học Việt Nam, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh.
Điều 4. Nguyên tắc tổ chức, hoạt động
Hội tổ chức, hoạt động theo các nguyên tắc sau:
1. Tự nguyện, tự quản.
2. Dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch.
3. Tự bảo đảm kinh phí hoạt động.
4. Không vì mục đích lợi nhuận.
5. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và Điều lệ Hội.
1. Chấp hành các quy định của pháp luật có liên quan đến tổ chức, hoạt động của Hội. Tổ chức, hoạt động theo Điều lệ Hội đã được phê duyệt.
2. Tập hợp, đoàn kết hội viên, tạo điều kiện cho hội viên nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
3. Phổ biến kiến thức cho hội viên, hướng dẫn hội viên tuân thủ quy định của pháp luật và Điều lệ, Quy định của Hội.
4. Tham gia, kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền về các chủ trương, chính sách liên quan đến lĩnh vực chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, chiến lược phát triển ngành dược theo quy định của pháp luật.
5. Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ nhằm nâng cao kiến thức cho hội viên.
6. Quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí của Hội theo đúng quy định của pháp luật.
1. Đại diện cho hội viên trong các hoạt động có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Hội.
2. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Hội theo quy định của pháp luật.
3. Tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học, cung cấp dịch vụ có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội với các tổ chức, cá nhân có nhu cầu theo quy định của pháp luật. Tham gia tư vấn, phản biện và giám định xã hội theo đề nghị của cơ quan nhà nước đối với các dự án có liên quan đến lĩnh vực dược.
4. Hỗ trợ cho hội viên trong việc triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học, tham gia đánh giá các đề tài khoa học, các dự án thuộc lĩnh vực dược.
5. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền những giải pháp nhằm phát triển chuyên môn về dược.
6. Xuất bản ấn phẩm chuyên ngành của Hội theo quy định của pháp luật để cập nhật, cung cấp thông tin, bồi dưỡng kiến thức cho hội viên.
7. Hợp tác và trao đổi kinh nghiệm với các hội có cùng lĩnh vực hoạt động. Phấn đấu xây dựng ngành dược vững mạnh, đáp ứng yêu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Hội viên của Hội là công dân Việt Nam gồm dược sĩ, cán bộ khoa học kỹ thuật hoạt động trong lĩnh vực dược trên địa bàn tỉnh Bình Định, tán thành Điều lệ Hội, tự nguyện gia nhập Hội sẽ được Ban Chấp hành Hội xem xét, kết nạp làm hội viên.
1. Được Hội bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp trong hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
2. Tham gia thảo luận, biểu quyết mọi công việc của Hội.
3. Được dự Đại hội, ứng cử, đề cử, bầu cử Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra và các chức danh lãnh đạo của Hội.
4. Được Hội tạo điều kiện đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia nghiên cứu khoa học; phát huy khả năng trong công việc.
5. Được Hội giúp đỡ khi gặp khó khăn, hoạn nạn.
6. Được hưởng những quyền lợi khác theo quy định của Hội.
7. Được xin ra khỏi Hội.
1. Chấp hành chính sách, pháp luật, quy định của Nhà nước về công tác dược;
chấp hành Điều lệ, Nghị quyết, tôn chỉ, mục đích của Hội.
2. Bảo vệ uy tín, lợi ích của Hội phù hợp với quy định của pháp luật.
3. Giữ gìn đạo đức nghề nghiệp. Không ngừng nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ, góp phần xây dựng Hội và ngành dược của tỉnh.
4. Tham gia các hoạt động và sinh hoạt của Hội; đoàn kết, hợp tác với các hội viên khác. Đóng hội phí đầy đủ.
Điều 10. Cơ cấu tổ chức của Hội
1. Đại hội.
2. Ban Chấp hành.
3. Ban Thường vụ.
4. Ban Kiểm tra.
5. Chi hội thành viên.
1. Đại hội nhiệm kỳ hoặc Đại hội bất thường là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội. Đại hội nhiệm kỳ được tổ chức 05 năm một lần, do Ban Chấp hành Hội đương nhiệm triệu tập.
Đại hội bất thường được triệu tập khi có trên 2/3 tổng số Ủy viên Ban Chấp hành hoặc trên 1/2 tổng số hội viên yêu cầu.
Đại hội nhiệm kỳ hoặc Đại hội bất thường được tổ chức dưới hình thức Đại hội toàn thể hoặc Đại hội đại biểu. Đại hội được tổ chức khi có trên 1/2 số hội viên chính thức hoặc có trên 1/2 số đại biểu chính thức có mặt.
Thành phần, số lượng đại biểu dự Đại hội do Ban Chấp hành đương nhiệm quy định.
2. Nhiệm vụ của Đại hội:
a. Thảo luận và thông qua báo cáo tổng kết nhiệm kỳ và phương hướng nhiệm vụ nhiệm kỳ mới của Hội.
b. Thảo luận và thông qua Điều lệ (sửa đổi, bổ sung); đổi tên, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể Hội (nếu có).
c. Thảo luận, góp ý báo cáo kiểm điểm của Ban Chấp hành và Báo cáo tài chính của Hội.
d. Bầu Ban Chấp hành; Ban Kiểm tra.
đ. Thông qua Nghị quyết Đại hội.
3. Nguyên tắc biểu quyết tại Đại hội:
a. Đại hội có thể biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín. Việc quy định hình thức biểu quyết do Đại hội quyết định.
b. Việc biểu quyết thông qua các quyết định của Đại hội phải được quá 1/2 đại biểu chính thức có mặt tại Đại hội tán thành.
1. Ban Chấp hành do Đại hội bầu trong số các hội viên của Hội. Số lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn ủy viên Ban Chấp hành do Đại hội quyết định. Nhiệm kỳ của Ban Chấp hành cùng với nhiệm kỳ Đại hội.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Chấp hành:
a. Tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội, Điều lệ Hội; lãnh đạo mọi hoạt động của Hội giữa 02 kỳ Đại hội.
b. Quyết định kế hoạch, chương trình công tác hàng năm của Hội. c. Chuẩn bị nội dung, chương trình và quyết định triệu tập Đại hội. d. Thành lập các Ban chuyên môn giúp việc theo yêu cầu của Hội.
đ. Bầu, miễn nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, các ủy viên Ban Thường vụ; bầu bổ sung ủy viên Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra. Số ủy viên Ban Chấp hành bầu bổ sung không được quá 1/3 so với số lượng ủy viên Ban Chấp hành đã được Đại hội quyết định.
3. Nguyên tắc hoạt động của Ban Chấp hành:
a. Ban Chấp hành họp định kỳ 06 tháng một lần theo triệu tập của Chủ tịch Hội. Các phiên họp Ban Chấp hành được coi là hợp lệ khi có trên 1/2 ủy viên Ban Chấp hành tham gia dự họp.
b. Các quyết định và nghị quyết của Ban Chấp hành được thông qua bằng biểu quyết và chỉ có hiệu lực khi có trên 1/2 tổng số ủy viên Ban Chấp hành dự họp tán thành.
1. Ban Thường vụ là cơ quan Thường trực của Ban Chấp hành, do Ban Chấp hành bầu trong số các ủy viên Ban Chấp hành. Ban Thường vụ gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Thư ký và các ủy viên. Số lượng ủy viên Ban Thường vụ không quá 1/3 số lượng ủy viên Ban Chấp hành.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Thường vụ:
a. Tổ chức thực hiện Nghị quyết, quyết định của Ban Chấp hành; lãnh đạo hoạt động của Hội giữa 02 kỳ họp Ban Chấp hành.
b. Lập kế hoạch, báo cáo tổng kết hoạt động của Hội theo quy định.
c. Theo dõi hoạt động của các Chi hội.
3. Ban Thường vụ họp định kỳ 03 tháng một lần. Khi cần thiết Ban Thường vụ có thể họp bất thường theo đề nghị của Chủ tịch và Thư ký Hội.
1. Ban Kiểm tra gồm Trưởng ban và một số ủy viên do Đại hội bầu. Nhiệm kỳ của Ban Kiểm tra cùng với nhiệm kỳ Đại hội.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Kiểm tra:
a. Kiểm tra, giám sát hội viên trong việc thực hiện Điều lệ hội, Nghị quyết Đại hội, chương trình công tác hàng năm của Hội.
b. Xem xét, giải quyết các đơn thư kiến nghị, khiếu nại của tổ chức, hội viên và công dân gửi đến Hội.
c. Kiểm tra hoạt động của hội viên để đề xuất biểu dương, khen thưởng; Kiểm tra, phát hiện tổ chức, hội viên vi phạm điều lệ Hội, vi phạm pháp luật để kịp thời chấn chỉnh.
Điều 15. Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và Thư ký
1. Chủ tịch Hội là đại diện pháp nhân của Hội trước pháp luật, do Ban Chấp hành bầu trong số các ủy viên Ban Chấp hành.
Chủ tịch Hội có nhiệm vụ chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động của Hội; chỉ đạo triển khai thực hiện nghị quyết của Ban Chấp hành và Ban Thường vụ; chủ trì các cuộc họp của Ban Chấp hành và Ban Thường vụ; thay mặt Ban Chấp hành, Ban Thường vụ ký các văn bản của Hội.
2. Phó Chủ tịch Hội do Ban Chấp hành bầu trong số các ủy viên Ban Chấp hành; giúp Chủ tịch Hội chỉ đạo, điều hành công tác của Hội theo sự phân công của Chủ tịch Hội; chủ trì các cuộc họp của Ban Chấp hành khi Chủ tịch Hội vắng mặt.
3. Thư ký Hội do Ban Chấp hành bầu trong số các Ủy viên Ban Chấp hành, được Chủ tịch Hội phân công nhiệm vụ và điều hành các hoạt động của Văn phòng Hội.
Chi hội thành viên của Hội gồm:
1. Chi hội Dược thành phố Quy Nhơn được hình thành trên cơ sở sáp nhập Chi hội Dược Bệnh viện - Văn phòng Sở và Chi hội hành nghề: Tập hợp hội viên là các dược sĩ đại học đang công tác tại các bệnh viện tuyến tỉnh, các bệnh viện và viện Trung ương đóng trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, Trung tâm Y tế thành phố Quy Nhơn, Sở Y tế và các dược sĩ đại học nghỉ hưu hoặc hành nghề tại thành phố Quy Nhơn.
2. Chi hội Dược Bidiphar: Tập hợp hội viên là các dược sĩ đại học và trung học đang công tác tại Công ty cổ phần Dược - Trang thiết bị y tế Bình Định.
3. Chi hội Dược Kabi: Tập hợp hội viên là các dược sĩ đại học và trung học đang công tác tại Công ty cổ phần Dược phẩm Freseniue Kabi Việt Nam.
4. Các chi hội cấp huyện: Tập hợp hội viên là các dược sĩ đại học và trung học đang công tác, hành nghề tại các huyện, thị xã, thành phố.
CHIA, TÁCH; SÁP NHẬP; HỢP NHẤT; ĐỔI TÊN VÀ GIẢI THỂ
Điều 17. Chia, tách; sáp nhập; hợp nhất và đổi tên và giải thể Hội
Việc chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; đổi tên và giải thể Hội thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự, quy định của pháp luật về hội, nghị quyết Đại hội và các quy định pháp luật có liên quan.
Điều 18. Tài chính và tài sản của Hội
1. Tài chính của Hội:
a. Các khoản thu của Hội gồm có:
- Hội phí của hội viên (mức hội phí do Đại hội quyết định).
- Thu từ các hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật.
- Tài trợ của các tổ chức, cá nhân (nếu có).
- Các nguồn thu hợp pháp khác.
b. Các khoản chi của Hội gồm:
- Tổ chức các hoạt động chuyên môn, hội nghị, hội thảo.
- Chi phục vụ hoạt động của Hội.
- Chi khen thưởng.
- Các khoản chi khác.
2. Tài sản của Hội: Tài sản của Hội bao gồm cơ sở vật chất và trang thiết bị do Hội trang bị để phục vụ hoạt động của Hội.
Điều 19. Quản lý, sử dụng tài sản, tài chính của Hội
- Tài sản, tài chính của Hội chỉ được sử dụng cho các hoạt động của Hội.
- Các khoản thu, chi của Hội thực hiện theo nguyên tắc: đúng mục đích, công khai, đúng quy định tài chính. Sổ sách tài chính được lưu giữ tại Văn phòng Hội.
- Ban Chấp hành quy định quy chế quản lý, sử dụng nguồn tài chính và tài sản của Hội phù hợp với quy định của pháp luật.
Tổ chức, hội viên có nhiều thành tích, đóng góp cho sự phát triển Hội sẽ được Hội khen thưởng hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền khen thưởng.
1. Tổ chức, hội viên hoạt động trái với Điều lệ Hội, Nghị quyết Đại hội, làm ảnh hưởng đến danh dự của Hội thì bị xử lý kỷ luật bằng các hình thức: Khiển trách, cảnh cáo hoặc khai trừ khỏi Hội. Nếu gây thiệt hại về vật chất của Hội, ngoài hình thức kỷ luật nêu trên phải bồi thường theo quy định pháp luật.
2. Chi hội, hội viên trong một năm không nộp hội phí hoặc không sinh hoạt 03 lần liên tiếp không có lý do thì bị xóa tên trong danh sách hội viên.
Điều 22. Thẩm quyền khen thưởng, kỷ luật
1. Ban Chấp hành thành lập Hội đồng khen thưởng gồm 5 hoặc 7 thành viên. Hội đồng họp mỗi năm từ một đến hai lần để xem xét khen thưởng theo quy định của Điều lệ Hội.
2. Khi có trường hợp vi phạm cần xem xét xử lý kỷ luật thì có thể thành lập Hội đồng kỷ luật để kiến nghị hình thức kỷ luật theo quy định của Điều lệ Hội.
Điều 23. Sửa đổi, bổ sung Điều lệ
Chỉ có Đại hội của Hội mới được quyền sửa đổi, bổ sung Điều lệ. Việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ Hội phải được trên 1/2 số hội viên hoặc đại biểu chính thức có mặt tại Đại hội tán thành.
1. Điều lệ này gồm có 8 Chương, 24 Điều, đã được Đại hội Hội Dược học tỉnh Bình Định lần thứ VII (nhiệm kỳ 2018 - 2023) thông qua ngày 15 tháng 7 năm 2018 tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định và có hiệu lực thi hành theo quyết định phê duyệt của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định.
2. Căn cứ các quy định pháp luật về hội và Điều lệ Hội Dược học tỉnh Bình Định, Ban Chấp hành Hội Dược học tỉnh Bình Định có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện Điều lệ này./.
- 1Quyết định 29/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Điều lệ Hội Y dược học tỉnh Bình Phước khóa I, nhiệm kỳ 2013 - 2015
- 2Quyết định 856/QĐ-UBND-HC năm 2013 phê duyệt Điều lệ Hội Dược học tỉnh Đồng Tháp
- 3Quyết định 2805/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Điều lệ Hội Y dược học tỉnh Bình Phước
- 4Quyết định 2997/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Điều lệ Hội Tai Mũi Họng Khánh Hòa
- 1Nghị định 45/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội
- 2Nghị định 33/2012/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 45/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội
- 3Thông tư 03/2013/TT-BNV hướng dẫn Nghị định 45/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định 33/2012/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 45/2010/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 4Hiến pháp 2013
- 5Quyết định 29/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Điều lệ Hội Y dược học tỉnh Bình Phước khóa I, nhiệm kỳ 2013 - 2015
- 6Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 7Quyết định 856/QĐ-UBND-HC năm 2013 phê duyệt Điều lệ Hội Dược học tỉnh Đồng Tháp
- 8Bộ luật dân sự 2015
- 9Quyết định 2805/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Điều lệ Hội Y dược học tỉnh Bình Phước
- 10Quyết định 2997/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Điều lệ Hội Tai Mũi Họng Khánh Hòa
Quyết định 3050/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Dược học tỉnh Bình Định
- Số hiệu: 3050/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 10/09/2018
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Định
- Người ký: Nguyễn Tuấn Thanh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 10/09/2018
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực