Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 305/QĐ-BNN-TY | Hà Nội, ngày 25 tháng 02 năm 2011 |
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Pháp lệnh Thú y ban hành ngày 29/4/2004;
Căn cứ Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y;
Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ được Văn phòng Chính phủ thông báo tại văn bản số 8327/VPCP-KTN ngày 16 tháng 11 năm 2010 về việc tiếp tục thực hiện Dự án tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm giai đoạn IV (2011-2012);
Căn cứ ý kiến đóng góp tại công văn số 272/BKHĐT-KTNN ngày 17/01/2011 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và công văn số 1730/BTC-HCSN ngày 09/02/2011 của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Thú y,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Dự án sử dụng vắc xin nhằm khống chế và thanh toán bệnh cúm gia cầm thể độc lực cao giai đoạn IV (2011-2012) với các nội dung sau:
1. Chủ dự án: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Cơ quan thực hiện: Cục Thú y, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
3. Thời gian thực hiện: 2 năm từ 2011 đến 2012.
4. Cơ chế tài chính:
4.1. Ngân sách Trung ương đảm bảo kinh phí mua vắc xin và một số hoạt động sau:
- Hỗ trợ 100% kinh phí mua vắc xin cho các đối tượng gà, vịt, ngan của các hộ chăn nuôi quy mô dưới 2000 con, đàn gia cầm của các đơn vị quân đội (trừ các doanh nghiệp quân đội);
- Kinh phí chỉ đạo và giám sát tiêm phòng, bao gồm: chỉ đạo tiêm phòng; giám sát huyết thanh học và vi rút học; tập huấn, hội thảo, họp sơ kết, tổng kết đánh giá; nghiên cứu sự biến đổi của vi rút, gửi mẫu đi nước ngoài; hợp tác trao đổi kinh nghiệm với các nước của Cục Thú y, Viện Thú y và các đơn vị trực thuộc.
4.2. Ngân sách địa phương đảm bảo:
- Đối với các tỉnh Vĩnh Phúc và thành phố Hà Nội: Ngân sách địa phương đảm bảo toàn bộ chi phí tiêm phòng dịch cúm gia cầm (kể cả tiền vắc xin).
- Đối với 38 tỉnh, thành phố, chi phí tổ chức tiêm phòng của từng tỉnh do ngân sách địa phương đảm bảo, bao gồm: công tiêm phòng, kinh phí mua dụng cụ, vật tư, trang thiết bị bảo quản vắc xin, tập huấn, bảo hộ lao động cho người đi tiêm phòng và các chi phí khác (chỉ đạo tiêm phòng, giám sát sau tiêm phòng, …). Mức chi công tiêm phòng theo Thông tư số 80/2008/TT-BTC ngày 18/9/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ tài chính để phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm. Các mức chi khác trong công tác tổ chức tiêm phòng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định cho phù hợp với điều kiện thực tế và khả năng ngân sách của từng địa phương.
4.3. Kinh phí thuộc doanh nghiệp, chủ chăn nuôi tự đảm bảo:
- Chủ chăn nuôi gia cầm (bao gồm chủ cơ sở chăn nuôi, doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp quân đội, trang trại, hộ gia đình có đàn gia cầm trên 2000 con) có trách nhiệm tiêm phòng toàn bộ đàn gia cầm của đơn vị mình và phải thanh toán toàn bộ chi phí tiêm phòng (vắc xin và các chi phí cho tiêm phòng) đối với các đàn gia cầm (gà, vịt, ngan) quy mô trên 2000 con.
- Đối với đàn gia cầm của các hộ gia đình, cá nhân không nằm trong vùng phải tiêm phòng bắt buộc thì chủ chăn nuôi phải tự đảm bảo kinh phí mua vắc xin và tổ chức tiêm phòng nếu có nhu cầu.
4.4. Kinh phí hỗ trợ tiêu hủy gia cầm
- Kinh phí hỗ trợ tiêu hủy gia cầm bệnh, gia cầm chết, sự cố trong và sau khi tiêm phòng thực hiện theo Quyết định số 719/2008/QĐ-TTg ngày 05/6/2008 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 80/2008/TT-BTC ngày 18 tháng 9 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ tài chính để phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.
- Những đàn gia cầm thuộc đối tượng tiêm phòng nếu không chấp hành tiêm phòng mà để xảy ra dịch thì buộc phải tiêu hủy toàn bộ đàn gia cầm và chủ chăn nuôi sẽ không được hỗ trợ, bồi thường thiệt hại.
5. Kinh phí Dự án: Ngân sách Trung ương đảm bảo (khái toán) 310.239.526.400 đồng, bao gồm:
5.1. Năm 2011 (khái toán): 154.919.363.200 đồng, trong đó:
* Ngân sách Trung ương: 88.047.460.000 đồng, gồm:
- Kinh phí mua vắc xin: 78.564.960.000 đồng
- Kinh phí chỉ đạo tiêm phòng: 3.435.000.000 đồng
- Kinh phí giám sát sau tiêm phòng: 6.047.500.000 đồng
* Ngân sách địa phương: 66.871.903.200 đồng, chia ra:
- Kinh phí thực hiện tại 38 tỉnh: 51.130.200.000 đồng, gồm:
+ Kinh phí trả công tiêm phòng: 37.815.000.000 đồng
+ Kinh phí chỉ đạo tiêm phòng: 7.060.400.000 đồng
+ Kinh phí giám sát sau tiêm phòng: 6.254.800.000 đồng
- Kinh phí thực hiện tại Hà Nội và Vĩnh Phúc: 15.741.703.200 đồng, gồm:
+ Kinh phí mua vắc xin: 7.945.365.360 đồng
+ Kinh phí trả công tiêm phòng: 6.745.137.840 đồng
+ Kinh phí chỉ đạo tiêm phòng: 557.400.000 đồng
+ Kinh phí giám sát sau tiêm phòng: 493.800.000 đồng
5.2. Năm 2012 (khái toán): 155.320.163.200 đồng, trong đó:
* Ngân sách Trung ương: 88.047.460.000 đồng, gồm:
- Kinh phí mua vắc xin: 78.564.960.000 đồng
- Kinh phí chỉ đạo tiêm phòng: 3.435.000.000 đồng
- Kinh phí giám sát sau tiêm phòng: 6.047.500.000 đồng
* Ngân sách địa phương: 67.272.703.200 đồng, chia ra:
- Kinh phí thực hiện tại 38 tỉnh: 51.130.200.000 đồng, gồm:
+ Kinh phí trả công tiêm phòng: 37.815.000.000 đồng
+ Kinh phí chỉ đạo tiêm phòng: 7.060.400.000 đồng
+ Kinh phí giám sát sau tiêm phòng: 6.245.800.000 đồng
- Kinh phí thực hiện tại Hà Nội và Vĩnh Phúc: 16.142.503.200 đồng, gồm:
+ Kinh phí mua vắc xin: 8.070.165.360 đồng
+ Kinh phí trả công tiêm phòng: 7.021.137.840 đồng
+ Kinh phí chỉ đạo tiêm phòng: 557.400.000 đồng
+ Kinh phí giám sát sau tiêm phòng: 493.800.000 đồng
(Các nội dung chi tiết theo Dự án đính kèm)
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Cục Thú y chủ động phối hợp với Ủy ban nhân dân, Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các Vụ, Cục liên quan thuộc Bộ tổ chức triển khai thực hiện các nội dung của Dự án.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Tài chính, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Cục trưởng Cục Thú y, Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ và Giám đốc các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
- 1Pháp lệnh Thú y năm 2004
- 2Nghị định 33/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Thú y
- 3Nghị định 01/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 4Quyết định 719/QĐ-TTg năm 2008 về việc chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Thông tư 80/2008/TT-BTC hướng dẫn chế độ tài chính để phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm do Bộ Tài chính ban hành
- 6Công văn 8327/VPCP-KTN về tiếp tục thực hiện Dự án tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm giai đoạn IV (2011 - 2012) do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 7Công văn 4619/BYT-DP năm 2013 tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định về sử dụng vắc-xin do Bộ Y tế ban hành
- 8Quyết định 438/QĐ-BNN-TY năm 2014 phê duyệt kế hoạch quốc gia phòng chống bệnh cúm gia cầm giai đoạn 2014 - 2018 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Quyết định 305/QĐ-BNN-TY năm 2011 phê duyệt Dự án sử dụng vắc xin nhằm khống chế và thanh toán bệnh cúm gia cầm thể độc lực cao giai đoạn IV (2011-2012) do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 305/QĐ-BNN-TY
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 25/02/2011
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Người ký: Cao Đức Phát
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra