Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 304/QĐ-UB | TP. Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 12 năm 1984 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH TẠM THỜI VỀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ QUẢN LÝ NGÀNH DỆT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân đã được Quốc hội thông qua ngày 30.6.1983 ;
- Căn cứ Quyết định số 111/HĐBT ngày 25-8-1984 của Hội đồng bộ Trưởng quy định những mặt hàng Nhà nước độc quyền kinh doanh ;
- Theo đề nghị của các đồng chí Trưởng ban cải tạo Công thương nghiệp tư doanh, Giám đốc Sở Công nghiệp ; Giám đốc Sở Thương nghiệp, Trưởng Ban Quản lý thị trường thành phố ; Trưởng Ban Tổ chức chánh quyền ;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1.- Ban hành kèm theo quyết định này bản quy định tạm thời về tổ chức sản xuất và quản lý ngành dệt tại thành phố Hồ Chí Minh.
Điều 2.- Các Sở, Ban, Ngành và Ủy ban Nhân dân các Quận, Huyện, Phường, Xã căn cứ chức năng nhiệm vụ đã được quy định để hướng dẫn và tổ chức thực hiện quyết định này.
Điều 3.- Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Những quyết định trước đây trái với những điều trong bản quy định kèm theo quyết định này đều bãi bỏ.
Điều 4.- Các đồng chí Chánh Văn phòng Ủy ban Nhân dân thành phố, Giám đốc các Sở, Ban, Ngành thành phố, Chủ tịch ủy ban nhân dân các Quận, Huyện chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
VỀ CẢI TẠO TỔ CHỨC QUẢN LÝ NGÀNH DỆT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Kèm theo Quyết định số 304/QĐ-UB ngày 07-12-1984 của Ủy ban Nhân dân thành phố)
Nhằm mục đích phát triển sản xuất với năng suất, chất luợng và hiệu quả cao, đảm bảo Nhà nuớc nắm được sản phẩm; ngành Dệt thành phố (sau đây được gọi tắt là ngành) được tổ chức lại sản xuất theo ngành kinh tế kỹ thuật, chuyên môn hoá về công nghệ và về chủng loại sản phẩm theo ngành và nhóm sản phẩm; cũng cố và tăng cường lực lượng kinh tế quốc doanh; đồng thời sử dụng khả năng của lực lượng sản xuất tiểu thủ công nhiệp một cách hợp lý nhất, được tổ chức lại dưới hình thức hợp tác xã.
Điều 1 : Liên hiệp Xí nghiệp Dệt Hồng Gấm thuộc Sở Công nghiệp là cơ quan quản lý ngành dệt thành phố, theo nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và quản lý theo địa bàn quận, huyện, thực hiện phương án sắp xếp tổ chức lại sản xuất ngành dệt để hình thành hệ thống tổ chức quản lý thống nhất, xuyên suốt từ các xí nghiệp quốc doanh, công tư hợp doanh đến các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp.
Điều 2 : Việc quản lý theo ngành được thực hiện trên các lĩnh vực :
- Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, kể cả sản xuất và cung ứng phụ tùng dệt.
- Phân giao kế hoạch sản xuất và gia công trong toàn ngành.
- Quản lý về định mức vật tư kỹ thuật, về giá cả, về chất lượng sản phẩm, về trang bị kỹ thuật và đội ngũ cán bộ, công nhân, lao động có kỹ thuật.
Điều 3 : Ngành thiết lập và mở rộng các mối quan hệ và hình thức hợp tác sản xuất, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật thực hiện quá trình tích tụ sản xuất, đổi mới kỹ thuật để phát triển ngành theo hướng đi lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Phấn đấu nâng cao chất lượng sản phẩm, mặt hàng phong phú, phù hợp với yêu cầu thị hiếu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Đảm bảo cung ứng phụ tùng cho ngành dệt theo định mức.
II - TỔ CHỨC SẮP XẾP LẠI SẢN XUẤT NGÀNH DỆT THÀNH PHỐ.
Điều 4 : Ngành dệt thành phố được sắp xếp tổ chức lại sản xuất theo hướng :
- Các khâu mắc, hồ, nhuộm, in bông, hoàn tất tiến tới còn 2 thành phần kinh tế : quốc doanh và công tư hợp doanh.
- Khâu dệt còn 3 thành phần kinh tế: quốc doanh công tư hợp doanh và hợp tác xã.
- Khâu cơ khí phụ tùng dệt cùng tham gia sản xuất có: xí nghiệp quốc doanh, công tư hợp doanh, hợp tác xã, tổ sản xuất và cá thể gia đình.
Kể từ nay trong khu vực sản xuất tiểu thủ công nghiệp, tạm ngưng việc cấp giấy phép sản xuất kinh doanh cơ sở mới cũng như không phát triển thêm thiết bị mới và cơ sở mới về mắc hồ, dệt, nhuộm., in bông, hoàn tất theo công nghệ với trình độ kỹ thuật cũ (hiện nay đã có) riêng biệt hoặc khép kín.
Điều 5 : Liên hiệp Xí nghiệp dệt Hồng Gấm được củng cố bộ máy quản lý và tổ chức lại sản xuất các xí nghiệp trực thuộc, từ việc xác định phương án sản phẩm, nhiệm vụ sản xuất theo hướng chuyên môn hoá các mặt hàng sản xuất, nâng cao quy mô từng xí nghiệp về sản lượng, chất lượng theo phương án cụ thể để hình thành 3 dạng xí nghiệp :
- Các xí nghiệp dệt kim (tròn và dọc).
- Các xí nghiệp dệt vải, lụa các loại bao gồm các khâu mắc, hồ, dệt, nhuộm, in bông, hoàn tất khép kín hoặc chuyên môn hoá riêng biệt.
- Các xí nghiệp làm nhiệm vụ hậu cần : cơ khí phụ tùng dệt, xí nghiệp cung ứng vật tư.
Giải thể các xí nghiệp chuyên tổ chức việc gia công sản xuất đối với các cơ sở dệt tiểu thủ công nghiệp và chuyển nhiệm vụ này cho các xí nghiệp thuộc Liên hiệp Xí nghiệp dệt Hồng Gấm đóng trên địa bàn quận, huyện.
Đối với xí nghiệp sản xuất chuyên môn hoá các khâu mắc hồ, nhuộm hoàn tất, in bông và cơ khí phụ tùng dệt là đơn vị chủ đạo trong các nhóm sản phẩm mắc hồ, nhuộm, in bông, hoàn tất, cơ khí phụ tùng dệt xuyên suốt trên địa bàn thành phố và thực hiện quản lý theo ngành kinh tế kỹ thuật đối với các cơ sở thành viên trong nhóm sản phẩm theo điều lệ quy định.
Điều 6 : Sắp xếp tổ chức lại sản xuất các thành phần kinh tế trong các khâu mắc hồ, dệt, nhuuộm hoàn tất, in bông và cơ khí phụ tùng dệt theo hướng sau đây :
1. Quận, huyện không tổ chức xí nghiệp quốc doanh, công tư hợp doanh, xí nghiệp hợp doanh về mắc hồ, dệt, nhuộm, in bông hoàn tất hoặc khép kín các khâu đó với khâu dệt.
Hiện nay ở một vài quận, huyện có cơ sở sản xuất các khâu mắc hồ, dệt, nhuộm, in bông hoàn tất, riêng biệt hoặc khép kín, Sở Công nghiệp, Liên hiệp xí nghiệp dệt Hồng Gấm và Liên hiệp xã thành phố cùng Ủy ban Nhân dân các quận, huyện nghiên cứu xem xét từng trường hợp cụ thể, có biện pháp quản lý và sử dụng hợp lý năng lực thiết bị hiện có, trình độ kỹ thuật tay nghề của những cơ sở này.
2. Đối với các xí nghiệp công tư hợp doanh :
a) Xí nghiệp công tư hợp doanh nào mà cổ đông tư nhân đã đi nước ngoài, không ủy quyền hợp pháp cho ai quản lý thì chuyển sang xí nghiệp quốc doanh.
b) Xí nghiệp công tư hợp doanh nào mà cổ đông đã bỏ ra nước ngoài làm ăn riêng lẻ không thực sự làm việc ở xí nghiệp thì thực hiện chính sách mua lại để chuyển thành xí nghiệp quốc doanh.
c) Xí nghiệp công tư hợp doanh không thuộc diện nêu trên, cần được cũng cố về mọi mặt., bảo đảm hoạt động đúng với cơ chế và điều lệ sản xuất kinh doanh của xí nghiệp công tư hợp doanh. Khuyến khích các cổ đông tư nhân đầu tư vốn, trang thiết bị kỹ thuật mới để phát triển sản xuất.
3. Đối với thành phần kinh tế tập thể :
Các cơ sở dệt tiểu thủ công nghiệp thuộc sở hữu tập thể (hợp tác xã), sẽ căn cứ vào khả năng công nghệ, thiết bị, tay nghề và giấy phép đăng ký kinh doanh được sắp xếp lại làm vệ tinh cho xí nghiệp thuộc Liên hiệp xí nghiệp dệt Hồng Gấm theo khu vực quận, huyện ; hợp tác xã dệt được giao kế hoạch sản xuất; gia công theo kế hoạch của ngành (đã bàn bạc thống nhất với quận huyện) và chịu sự quản lý của ngành về các mặt chất lượng, số lượng, giao nộp sản phẩm, giá cả (như nói ở điều 2 trên đây).
Hợp tác xã và tổ chức sản xuất nào nếu thiết bị, tay nghề kỹ thuật không đủ điều kiện sản xuất, đảm bảo chất lượng được chuyển sang dệt sợi đay theo phương án tổ chức lại sản xuất cụ thể của từng quận huyện.
4. Đối với cơ khí phụ tùng dệt :
Một số quận, huyện (Quận 5, 6, 11 Tân Bình, Hóc Môn, Thủ Đức) nơi tập trung năng lực sản xuất dệt tiểu thủ công nghiệp, được tổ chức xí nghiệp quốc doanh cơ khí phụ tùng dệt. Ở đây hoặc thành lập xí nghiệp mới hoặc chọn trong số xí nghiệp quốc doanh cơ khí quận huyện đang quản lý, xác định lại nhiệm vụ sản xuất, bố trí lại và tăng cường năng lực công nghệ thiết bị để có năng lực tham gia sản xuất phụ tùng dệt; đồng thời nghiên cứu xây dựng hợp tác xã, tổ sản xuất hoặc xí nghiệp hợp doanh về sản xuất phụ tùng dệt từ các cơ sở sản xuất cá thể và xí nghiệp tư nhân có thiết bị năng lực sản xuất, tay nghề sản xuất phụ tùng dệt và sửa chữa máy dệt.
Ngoài ra với một số cơ sở sản xuất cá thể gia đình chuyên sản xuất phụ tùng dệt, sửa chữa máy dệt, có thiết bị và có tay nghề, trước mắt nếu chưa hội tụ điều kiện để xây dựng thành hợp tác xã hoặc tổ sản xuất, thì sắp xếp thành vệ tinh gắn với xí nghiệp quốc doanh, hoặc hợp tác xã.
Điều 7 : Việc quản lý hành chánh đối với các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp ngành dệt trên địa bàn quận huyện và phường xã, thực hiện theo các nội dung sau đây :
- Quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh qua việc cấp giấy phép đăng ký kinh doanh của quận, huyện.
- Quản lý kế hoạch sản xuất kinh doanh thông qua sự phối hợp với ngành để thực hiện kế hoạch hoá theo ngành.
- Quản lý các hợp đồng sản xuất, gia công và kiểm tra chất lượng sản phẩm có sự phối hợp với ngành mà trực tiếp là xí nghiệp được quản lý gia công trên địa bàn.
- Nhà nước thống nhất quản lý nguyên liệu sợi và các loại hóa chất phục vụ cho ngành dệt ; tư nhân không được buôn bán loại ngành hàng này.
- Quản lý việc áp dụng các chế độ chính sách của Nhà nước trong khu vực sản xuất tiểu thủ công nghiệp.
- Thực hiện công tác cải tạo và giáo dục xã hội chủ nghĩa, phát hiện ngăn chặn những hoạt động sản xuất kinh doanh trái phép. Áp dụng các biện pháp kinh tế hành chánh theo quy định hiện hành đối với các đối tượng vi phạm.
III- QUẢN LÝ KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH NGÀNH DỆT THÀNH PHỐ
Điều 8 : Thực hiện quyền chủ động về sản xuất kinh doanh và tự chủ về tài chánh, tiến tới ổn định sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, trong các kế hoạch sản xuất kinh doanh từ năm 1985 trở đi, các ngành sẽ tập trung mọi sự hoạt động nhằm :
- Bảo đảm chất lượng sản phẩm, cải tiến mặt hàng mới và sản lượng ngày càng nhiều hơn cho nhu cầu.
- Phát huy mặt hàng dệt kim, dệt thoi và một số mặt hàng truyền thống của thành phố đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
Điều 9 : Trên cơ sở kế hoạch kỹ thuật tài chánh của ngành được Ủy ban Nhân dân thành phố phê chuẩn (bao gồm chỉ tiêu do Trung ương giao, do thành phố giao và chỉ tiêu ngành tự xây dựng), Liên hiệp xí nghiệp dệt Hồng Gấm triển khai theo nguyên tắc :
1. Đối với chỉ tiêu kế hoạch của trung ương, quan có thẩm quyền khi giao nhiệm vụ kế hoạch, đồng thời có nghĩa vụ cung ứng đủ và đồng bộ, đúng chủng loại, quy cách vật tư, phụ tùng, nguyên liệu để tổ chức sản xuất. Liên hiệp xí nghiệp dệt Hồng Gấm được quyền từ chối nhiệm vụ sản xuất, nếu không được bảo đảm các điều kiện nói trên.
2. Đối với chỉ tiêu kế hoạch của thành phố và chỉ tiêu kế hoạch do Liên hiệp xí nghiệp dệt Hồng Gấm tự xây dựng :
- Liên hiệp xí nghiệp dệt Hồng Gấm vay vốn của Ngân hàng Nhà nước hoặc thông qua sự bảo trợ của Tổng Công ty xuất nhập khẩu Imexco vay vốn bằng nguyên tệ của công ty nước ngoài (tiền Việt Nam và ngoại tệ) thực hiện các đơn hàng nhập và các nhu cầu khác để tổ chức sản xuất.
- Vốn vay ngoại tệ, Liên hiệp xí nghiệp dệt Hồng Gấm được chủ động và trực tiếp mua phụ tùng, vật tư với các hãng nước ngoài có sự giúp đỡ và giám sát của Ngân hàng ngoại thương và Tổng Công ty xuất nhập khẩu thành phố (Imexco) hoặc ủy thác cho Imexco.
3. Vể tiêu thụ sản phẩm :
- Liên hiệp xí nghiệp dệt Hồng Gấm phải giao nộp đầy đủ sản phẩm cho các cơ quan được trung ương và thành phố quy định, đối với chỉ tiêu kế hoạch do trung ương và thành phố giao.
- Về sản phẩm mà Liên hiệp xí nghiệp dệt Hồng Gấm tự xây dựng và tự cân đối vật tư, nguyên liệu nếu Nhà nước không mua thì Liên hiệp xí nghiệp được quyền tiêu thụ bằng các hình thức :
a) Ủy thác tiêu thụ qua Tổng Công ty xuất nhập khẩu thành phố hoặc Sở Thương nghiệp để đối lưu, tái tạo nguyên liệu tơ sơi, hoá chất hoặc ngoại tệ.
b) Nhà nước có quyền điều sản phẩm này, nhưng có nhiệm vụ thanh toán bằng ngoại tệ để Liên hiệp xí nghiệp thanh toán vốn ngoại tệ đã vay.
c) Trường hợp Nhà nước không thu mua, không điều sản phẩm thì Liên hiệp xí nghiệp được quyền tổ chức tiêu thụ (phải tuân thủ các quy định của Nhà nước về tiêu thụ sản phẩm của ngành này).
Điều 10 : Việc giao kế hoạch cho các cơ sở sản xuất trong ngành :
Căn cứ kế hoạch toàn ngành, Liên hiệp xí nghiệp dệt Hồng Gấm có trách nhiệm xây dựng kế hoạch sản xuất, cân đối năng lực chung cho ngành dệt thành phố (bao gồm quốc doanh, công tư hợp doanh và tiểu thủ công nhiệp) và tổ chức chỉ đạo quản lý sản xuất kinh doanh thực hiện kế hoạch đó đối với các xí nghiệp quốc doanh, công tư hợp doanh thuộc Liên hiệp dệt Hồng Gấm ; đối với cơ sở tiểu thủ công nghiệp thì thông qua các xí nghiệp có trách nhiệm quản lý gia công.
Từ nguyên tắc nói trên, các quận huyện lập kế hoạch sản xuất và giao cho các cơ sở tiểu thủ công nghiệp quận huyện để trực tiếp ký hợp đồng cụ thể với xí nghiệp được giao trách nhiệm quản lý gia công theo các quy định hiện hành.
IV- NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ GIA CÔNG DỆT VẢI LỤA CÁC LOẠI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
Điều 11 : Thực hiện thống nhất quản lý gia công dệt vải lụa các loại trên địa bàn thành phố về định mức vật tư giá cả, chất lượng sản phẩm được quy định như sau :
- Khuyến khích các quận huyện khai thác nguồn nguyên liệu để sản xuất được ký hợp đồng gia công trựctiếp giữa A và xí nghiệp (gia công, liên doanh, liên kết) nhưng phải đăng ký và báo cáo ngay lên Liên hiệp xí nghiệp Dệt Hồng Gấm ; nếu trong một tuần Liên hiệp xí nghiệp Dệt Hồng Gấm chưa xét duyệt được, hợp đồng được coi là đã duyệt.
- Kể từ tháng 1/1985, các tỉnh và thành phố khác đến thành phố Hồ Chí Minh gia công dệt vải lụa các loại đều trực tiếp với ngành chủ quản là Liên hiệp xí nghiệp Dệt Hồng Gấm và được Liên hiệp xí nghiệp cấp giấy giới thiệu đến các đơn vị nhận gia công. Các cơ sở sản xuất không trực tiếp ký hợp đồng kinh tế với khách hàng, nếu khách hàng chưa qua đăng ký với Liên hiệp xí nghiệp dệt Hồng Gấm. Nếu trong vòng 1 tuần Liên hiệp xí nghiệp Dệt Hồng Gấm không duyệt, nơi đến gia công được ký hợp đồng gia công với đơn vị sản xuất.
- Trong quá trình thực hiện các yêu cầu gia công đối với các khâu mắc hồ, nhuộm, in bông, hoàn tất nhất thiết phải thông báo cho xí nghiệp quản lý nhóm sản phẩm để cân đối chung năng lực sản xuất và thực hiện các quy định của nhóm sản phẩm.
V- QUẢN LÝ KỸ THUẬT CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM VÀ THIẾT BỊ TRONG NGÀNH DỆT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
Điều 12 : Dưới sự chỉ đạo quản lý ngành kinh tế kỹ thuật của Bộ Công nghiệp nhẹ (Liên hiệp dệt Trung ương), Liên hiệp dệt Hồng Gấm có trách nhiệm xây dựng và ban hành thống nhất các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, định mức vật tư, nguyên, nhiên liệu cho từng loại sản phẩm, từng công nghệ sản xuất để thực hiện thống nhất trong ngành dệt thành phố. Các đơn vị sản xuất gia công trong ngành dệt thành phố, (quốc doanh, công tư hợp doanh, hợp tác xã) chỉ được ký hợp đồng sản xuất gia công theo quy định kỹ thuật và tiêu chuẩn chất lượng của ngành mà Nhà nước đã ban hành và phải ghi trong hợp đồng sản xuất gia công.
Điều 13 : Căn cứ vào các hợp đồng sản xất gia công và các tiêu chuẩn kỹ thuật quy định của ngành, các bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm của Liên hiệp dệt Hồng Gấm, của các xí nghiệp thuộc Liên hiệp xí nghiệp dệt Hồng Gấm, của các Liên hiệp xã Quận, Huyện, của các hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp trong ngành dệt phải tổ chức kiểm tra trong dây chuyền sản xuất để có biện pháp khắc phục kịp thời, hạn chế tổn thất trong sản xuất; đồng thời xác nhận cấp dấu chất lượng sản phẩm cho từng loại mặt hàng trước khi giao nộp sản phẩm.
Điều 14 : Liên hiệp xí nghiệp Dệt Hồng Gấm kết hợp với cơ quan quản lý kỹ thuật chất lượng cấp thành phố và quận huyện tổ chức kiểm tra định kỳ và bất thường đối với các cơ sở trong ngành dệt thành phố (quốc doanh, công tư hợp doanh, hợp tác xã) về quản lý kỹ thuật, về chất lượng sản phẩm, về định mức vật tư, về thực hiện tiến bộ kỹ thuật nâng cao chất lượng sản phẩm. Kịp thời phát hiện những sai sót và những hiện tượng tiêu cực và có những hình thức xử lý theo quy định.
Điều 15 : Thiết bị phụ tùng trong ngành dệt thành phố đều thuộc sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể, phải được quản lý chặt chẽ :
1) Căn cứ các quy trình quy phạm thống nhất của ngành về các chế độ bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ đối với các thiết bị ngành dệt đã ban hành; các xí nghiệp và cơ sở sản xuất phối hợp với cơ quan quản lý ngành tổ chức kiểm tra định kỳ, xây dựng hồ sơ lý lịch thiết bị cho từng cơ sở sản xuất. trên cơ sở đó xây dựng kế họach sản xuất, kế hoạch bảo trì, sửa chữa các thiết bị để đáp ứng nhiệm vụ sản xuất.
2) Ngành có trách nhiệm tổ chức sản xuất, chế tạo phụ tùng dệt và có kế hoạch nhập phụ tùng theo chỉ tiêu định mức để cân đối cho sản xuất.
3. Ngành phối hợp với Liên hiệp xã thành phố, các cơ quan chức năng ở quận huyện, xây dựng kế hoạch đầu tư chiều sâu, trang bị bổ sung thiết bị trong các hợp tác xã dệt để thực hiện tiến độ khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm.
4. Tất cả những thiết bị thuộc ngành dệt thành phố nếu không có giấy phép của thành phố thì không được nhượng bán, di chuyển từ quận huyện này sang quận huyện khác hoặc ra ngoài địa bàn thành phố và không được tháo gỡ từng bộ phận, dẫn đến tình trạng máy không còn giá trị sử dụng.
VI- TRÁCH NHIỆM CỦA NGÀNH ĐỐI VỚI CƠ SỞ SẢN XUẤT.
2. Vật tư nguyên liệu, phụ tùng phải giao cho cơ sở từng định kỳ mà hợp đồng kinh tế đã ký trong thời hạn 10 đến 15 ngày sau khi hợp đồng có hiệu lực.
3. Đảm bảo việc thanh toán tiền cho các cơ sở sản xuất sau khi hợp đồng đã được thanh lý quyết toán không quá 15 ngày.
4. Trong quá trình thực hiện hợp đồng sản xuất gia công có thừa thiếu nguyên liệu được giải quyết như sau :
a) Nếu chất lượng sản phẩm đạt yêu cầu kỹ thuật được ngành xác nhận theo hợp đồng đã ký kết, số vải dôi thừa này sẽ được thương nghiệp quốc doanh mua lại theo giá thoả thuận.
b) Nếu thiếu nguyên liệu do thiếu tinh thần trách nhiệm thì phải bồi thường bằng nguyên liệu. Nếu không có nguyên liệu thì phải bồi thường theo thời giá của thời gian quyết toán hợp đồng.
5. Điện sử dụng trong sản xuất (quốc doanh, công tư hợp doanh, tiểu thủ công nghiệp) được Nhà nước cung cấp ưu tiên bảo đảm theo kế hoạch sản xuất và được tính theo mức thống nhất của ngành, và theo giá điện quy định hiện hành đối với từng loại kế hoạch.
6. Sở Công nghiệp, Liên hiệp xí nghiệp Dệt Hồng Gấm, Liên hiệp xã tiểu thủ công nghiệp thành phố có nhiệm vụ phối hợp với Ủy ban Nhân dân các quận huyện nghiên cứu đề xuất với Ủy ban Nhân dân thành phố các chế độ khuyến khích sản xuất, chất lượng sản phẩm và cùng với các ngành có liên quan đảm bảo thực hiện các chính sách đối với tiểu thủ công nghiệp theo quy định của Ủy ban Nhân dân thành phố (Chỉ thị 38/CT-UB ngày 29-9-1984).
Quyết định 304/QĐ-UB năm 1984 quy định tạm thời về tổ chức sản xuất và quản lý ngành dệt tại thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- Số hiệu: 304/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 07/12/1984
- Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Nguyễn Võ Danh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra