Hệ thống pháp luật

BỘ KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3038/QĐ-BKHCN

Hà Nội, ngày 18 tháng 12 năm 2023

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH, THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BỊ BÃI BỎ TRONG LĨNH VỰC SỞ HỮU TRÍ TUỆ THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

BỘ TRƯỞNG
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Căn cứ Nghị định số 28/2023/NĐ-CP ngày 02 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính và Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ và Chánh Văn phòng Bộ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ.

Ban hành mới 09 thủ tục hành chính cấp trung ương quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29/11/2005, được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 36/2009/QH12 ngày 19/6/2009, Luật số 42/2019/QH14 ngày 14 tháng 6 năm 2019 và Luật số 07/2022/QH15 ngày 16 tháng 6 năm 2022; Nghị định số 65/2023/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ và Thông tư số 23/2023/TT-BKHCN ngày 30/11/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ và biện pháp thi hành Nghị định số 65/2023/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ liên quan đến thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp và bảo đảm thông tin sở hữu công nghiệp.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Bãi bỏ 08 thủ tục hành chính cấp trung ương trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ đã được công bố tại Quyết định số 3675/QĐ-BKHCN ngày 25 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.

Điều 3. Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ, Chánh Văn phòng Bộ và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ (Cục KSTTHC);
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Các Thứ trưởng;
- Trung tâm CNTT;
- Lưu: VT, SHTT, VP.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Bùi Thế Duy

 

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH/BỊ BÃI BỎ TRONG LĨNH VỰC SỞ HỮU TRÍ TUỆ THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

(Ban hành kèm theo Quyết định số 3038/QĐ-BKHCN ngày 18 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ )

PHẦN I: DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

1. Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ

TT

Tên thủ tục hành chính

Lĩnh vực

Cơ quan thực hiện

A. Thủ tục hành chính cấp trung ương

1

Thủ tục đăng ký sáng chế

Sở hữu trí tuệ

Cục Sở hữu trí tuệ

2

Thủ tục yêu cầu sử dụng kết quả thẩm định đơn đăng ký sáng chế của nước ngoài

Sở hữu trí tuệ

Cục Sở hữu trí tuệ

3

Thủ tục xử lý đơn PCT vào giai đoạn quốc gia

Sở hữu trí tuệ

Cục Sở hữu trí tuệ

4

Thủ tục đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn

Sở hữu trí tuệ

Cục Sở hữu trí tuệ

5

Thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Sở hu trí tuệ

Cục Sở hữu trí tuệ

6

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu

Sở hữu trí tuệ

Cục Sở hữu trí tuệ

7

Thủ tục đăng ký chỉ dẫn địa lý

Sở hữu trí tuệ

Cục Sở hữu trí tuệ

8

Thủ tục xử lý ý kiến phản đối đơn đăng ký sở hữu công nghiệp

Sở hữu trí tuệ

Cục Sở hữu trí tuệ

9

Thủ tục giải quyết khiếu nại liên quan đến sở hữu công nghiệp

Sở hữu trí tuệ

Cục Sở hữu trí tuệ

2. Danh mục thủ tục hành chính được bãi bỏ trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ

TT

Số hồ sơ TTHC

Tên thủ tục hành chính

Tên VBQPPL quy định việc bãi bỏ thủ tục hành chính

Lĩnh vực

Cơ quan thực hiện

A. Thủ tục hành chính cấp trung ương

1

1.005253

Thủ tục đăng ký sáng chế

Thông tư 23/2023/TT-BKHCN

Sở hữu trí tuệ

Cục Sở hữu trí tuệ

2

1.005256

Thủ tục đăng ký sáng chế theo Hiệp ước PCT có chỉ định Việt Nam

Thông tư 23/2023/TT-BKHCN

Sở hữu trí tuệ

Cục Sở hữu trí tuệ

3

1.005323

Thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Thông tư 23/2023/TT-BKHCN

Sở hữu trí tuệ

Cục Sở hữu trí tuệ

4

2.002126

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu

Thông tư 23/2023/TT-BKHCN

Sở hữu trí tuệ

Cục Sở hữu trí tuệ

5

1.005265

Thủ tục đăng ký chỉ dẫn địa lý

Thông tư 23/2023/TT-BKHCN

Sở hữu trí tuệ

Cục Sở hữu trí tuệ

6

1.005267

Thủ tục đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn

Thông tư 23/2023/TT-BKHCN

Sở hữu trí tuệ

Cục Sở hữu trí tuệ

7

1.003966

Thủ tục giải quyết khiếu nại liên quan đến sở hữu công nghiệp

Thông tư 23/2023/TT-BKHCN

Sở hữu trí tuệ

Cục Sở hữu trí tuệ

8

1.003933

Thủ tục yêu cầu cấp bản sao tài liệu

Thông tư 23/2023/TT-BKHCN

Sở hu trí tuệ

Cục Sở hữu trí tuệ

 

PHẦN II. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

I. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TRUNG ƯƠNG

1. Thủ tục đăng ký sáng chế

a. Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tiếp nhận đơn

Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký sáng chế đến Cục Sở hữu trí tuệ.

- Bước 2: Thẩm định hình thức đơn

Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không (Ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ/từ chối chấp nhận đơn). Đơn đăng ký sáng chế được Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định hình thức trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày tiếp nhận đơn.

+ Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, trong đó phải nêu rõ tên, địa chỉ của người nộp đơn, tên người được ủy quyền đại diện (nếu có) và các thông tin về đối tượng nêu trong đơn, ngày nộp đơn, số đơn, ngày ưu tiên và gửi cho người nộp đơn. Trường hợp yêu cầu hưởng quyền ưu tiên không được chấp nhận thì đơn vẫn được chấp nhận hợp lệ, trừ trường hợp đơn có thiếu sót khác làm ảnh hưởng đến tính hợp lệ của đơn và quyết định phải nêu rõ lý do không chấp nhận yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;

+ Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn trong đó nêu rõ các lý do, thiếu sót khiến cho đơn có thể bị từ chối chấp nhận và ấn định thời hạn 2 tháng để người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót. Nếu người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót/sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu/không có ý kiến phản đối/ý kiến phản đối không xác đáng trong thời hạn ấn định Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối chấp nhận đơn và gửi cho người nộp đơn;

+ Trường hợp người nộp đơn chủ động yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn hoặc phản hồi thông báo của Cục Sở hữu trí tuệ, thời hạn thẩm định hình thức được kéo dài thêm 10 ngày.

- Bước 3: Công bố đơn

+ Đơn đăng ký sáng chế được công bố trong tháng thứ mười chín kể từ ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn, nếu đơn không có ngày ưu tiên;

+ Đơn đăng ký sáng chế có yêu cầu công bố sớm được công bố trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày Cục Sở hữu trí tuệ nhận được yêu cầu công bố sớm hoặc kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ, tùy theo ngày nào muộn hơn;

+ Đơn đăng ký sáng chế mật không được công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp.

- Bước 4: Thẩm định nội dung đơn

+ Được tiến hành khi có yêu cầu thẩm định nội dung đơn đăng ký sáng chế được thể hiện bằng văn bản làm theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Nghị định số 65/2023/NĐ-CP hoặc được thể hiện trong tờ khai đơn đăng ký sáng chế (nếu yêu cầu đó được đưa ra ngay khi nộp đơn);

+ Đánh giá sự phù hợp của đối tượng nêu trong đơn với loại văn bằng bảo hộ yêu cầu được cấp;

+ Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ (tính mới, trình độ sáng tạo, khả năng áp dụng công nghiệp), qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng. Việc đánh giá được tiến hành lần lượt theo từng điểm nêu trong phạm vi (yêu cầu) bảo hộ.

+ Kiểm tra nguyên tắc nộp đơn đầu tiên.

- Bước 5: Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ

+ Nếu đối tượng yêu cầu bảo hộ nêu trong đơn không đáp ứng điều kiện bảo hộ hoặc thuộc các trường hợp từ chối cấp văn bằng bảo hộ nêu tại Điều 117 của Luật Sở hữu trí tuệ hoặc đáp ứng điều kiện bảo hộ nhưng đơn còn có thiếu sót, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo kết quả thẩm định nội dung, trong đó nêu rõ dự định từ chối cấp văn bằng bảo hộ, lý do từ chối hoặc thiếu sót của đơn, có thể hướng dẫn việc sửa đổi phạm vi (khối lượng) bảo hộ và ấn định thời hạn 03 tháng kể từ ngày ra thông báo để người nộp đơn có ý kiến;

+ Nếu kết thúc thời hạn nêu trên mà người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót hoặc sửa chữa không đạt yêu cầu, không có ý kiến phản đối hoặc có ý kiến phản đối nhưng không xác đáng thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn nêu tại trên, Cục Sở hữu trí tuệ ra Quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ.

+ Nếu đối tượng yêu cầu bảo hộ nêu trong đơn có một phần đáp ứng điều kiện bảo hộ tính theo điểm yêu cầu bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo kết quả thẩm định nội dung, trong đó nêu rõ dự định cấp văn bằng bảo hộ đối với phần đáp ứng điều kiện bảo hộ với điều kiện người nộp đơn sửa đổi đơn đạt yêu cầu, lý do từ chối cấp cho phần không đáp ứng và ấn định thời hạn 03 tháng kể từ ngày ra thông báo để người nộp đơn có ý kiến bằng văn bản về việc đồng ý và sửa đổi đơn hoặc phản đối kết quả thẩm định nội dung.

+ Nếu đối tượng yêu cầu bảo hộ nêu trong đơn đáp ứng điều kiện bảo hộ hoặc người nộp đơn đã sửa chữa thiếu sót đạt yêu cầu hoặc có ý kiến giải trình xác đáng kết quả thẩm định nội dung và/hoặc sửa đổi đơn đạt yêu cầu, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo kết quả thẩm định nội dung, trong đó nêu dự định cấp văn bằng bảo hộ đối với toàn bộ hoặc phần đáp ứng điều kiện bảo hộ; và ấn định thời hạn 03 tháng kể từ ngày ra thông báo để người nộp đơn nộp lệ phí cấp văn bằng bảo hộ, phí công bố quyết định cấp văn bằng bảo hộ, phí đăng bạ quyết định cấp văn bằng bảo hộ, lệ phí duy trì hiệu lực và phí sử dụng văn bằng bảo hộ năm thứ nhất đối với sáng chế.

+ Nếu kết thúc thời hạn trên đây mà người nộp đơn không sửa đổi hoặc không có ý kiến phản đối thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn nêu trên, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ.

+ Nếu kết thúc thời hạn quy định nêu trên mà người nộp đơn sửa đổi đơn không đạt yêu cầu hoặc có ý kiến phản đối nhưng không xác đáng thì Cục Sở hữu trí tuệ thông báo kết quả thẩm định nội dung, trong đó nêu rõ dự định cấp văn bằng bảo hộ cho phần đáp ứng điều kiện bảo hộ với điều kiện người nộp đơn sửa đổi đơn đạt yêu cầu và ấn định thời hạn 03 tháng kể từ ngày ra thông báo để người nộp đơn sửa đổi đơn.

Trường hợp người nộp đơn đã sửa đổi đơn đạt yêu cầu, trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày người nộp đơn sửa đổi đơn, Cục Sở hữu trí tuệ thông báo cho người nộp đơn về dự định cấp văn bằng bảo hộ việc nộp lệ phí cấp văn bằng bảo hộ, phí công bố quyết định cấp văn bằng bảo hộ, phí đăng bạ quyết định cấp văn bằng bảo hộ, lệ phí duy trì hiệu lực và phí sử dụng văn bằng bảo hộ năm thứ nhất đối với sáng chế và ấn định thời hạn 03 tháng kể từ ngày ra thông báo để người nộp đơn nộp các khoản phí, lệ phí đó.

+ Nếu người nộp đơn sửa đổi đơn không đạt yêu cầu, không sửa đổi đơn hoặc không nộp lệ phí cấp văn bằng bảo hộ, phí công bố quyết định cấp văn bằng bảo hộ, phí đăng bạ quyết định cấp văn bằng bảo hộ trong thời hạn quy định nêu trên thì trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày kết thúc thời hạn tương ứng, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ.

+ Nếu người nộp đơn nộp đầy đủ và đúng hạn các loại phí, lệ phí theo quy định thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn tương ứng, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ. Nếu trong thời hạn quy định mà người nộp đơn đã nộp đủ lệ phí cấp văn bằng bảo hộ, phí công bố quyết định cấp văn bằng bảo hộ, phí đăng bạ quyết định cấp văn bằng bảo hộ nhưng không nộp lệ phí duy trì hiệu lực và phí sử dụng văn bằng bảo hộ năm thứ nhất của Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích thì văn bằng đó vẫn được cấp, nhưng bị chấm dứt hiệu lực ngay sau khi cấp.

- Bước 6: Công bố, đăng bạ quyết định cấp văn bằng bảo hộ.

+ Quyết định cấp Bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích được Cục Sở hữu trí tuệ công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày ra quyết định và được ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp theo quy định;

+ Văn bằng bảo hộ sáng chế mật không được công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp.

b. Cách thức thực hiện:

- Trực tuyến qua Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Khoa học và Công nghệ;

- Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng;

* Đơn đăng ký sáng chế mật phải được nộp ở dạng giấy về Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng .

c. Thành phần, số lượng hồ sơ:

Các thành phần hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 100, 101 và Điều 102 Luật Sở hữu trí tuệ, Phần IV Phụ lục I Nghị định 65/2023/NĐ-CP, khoản 2 và 3 Điều 14 Thông tư 23/2023/TT-BKHCN bao gồm:

+ Tờ khai đăng ký sáng chế theo Mẫu số 01 tại Phụ lục I Nghị định 65/2023/NĐ-CP;

+ Bản mô tả sáng chế và yêu cầu bảo hộ sáng chế (01 bản, bao gồm cả hình vẽ, nếu có);

+ Bản tóm tắt sáng chế (01 bản);

+ Tài liệu chứng minh quyền đăng ký nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đăng ký của người khác;

+ Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (bản sao đơn (các đơn) đầu tiên có xác nhận của cơ quan nhận đơn, trừ đơn PCT);

+ Tài liệu thuyết minh về nguồn gốc của nguồn gen hoặc tri thức truyền thống về nguồn gen trong đơn đăng ký sáng chế, đối với sáng chế được trực tiếp tạo ra dựa trên nguồn gen hoặc tri thức truyền thống về nguồn gen;

+ Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn thông qua đại diện);

+ Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).

* Đối với đơn đăng ký sáng chế mật ngoài các tài liệu nêu trên, người nộp đơn cần nộp văn bản xác nhận đối tượng đăng ký trong đơn là bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

d. Thời hạn giải quyết:

- Thẩm định hình thức:

+ 01 tháng kể từ ngày nộp đơn trong trường hợp đơn hợp lệ;

+ 01 tháng 10 ngày trong trường hợp người nộp đơn chủ động sửa đổi, bổ sung đơn trước khi Cục Sở hữu trí tuệ ra thống báo thẩm định hình thức đơn;

+ 03 tháng 10 ngày trong trường hợp đơn không hợp lệ và người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót trong thời hạn theo quy định’

+ 03 tháng 20 ngày trong trường hợp người nộp đơn chủ động sửa đổi, bổ sung đơn trước khi Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo thẩm định hình thức đơn nhưng đơn vẫn không hợp lệ và người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót trong thời hạn theo quy định.

- Công bố đơn: trong tháng thứ 19 kể từ ngày ưu tiên đối với đơn được hưởng quyền ưu tiên hoặc ngày nộp đơn, nếu đơn không có ngày ưu tiên hoặc trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày Cục Sở hữu trí tuệ nhận được yêu cầu công bố sớm hoặc kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ, tuỳ theo ngày nào muộn hơn;

- Thẩm định nội dung:

+ 18 tháng kể từ ngày công bố đơn nếu yêu cầu thẩm định nội dung được nộp trước ngày công bố đơn hoặc kể từ ngày nhận được yêu cầu thẩm định nội dung nếu yêu cầu đó được nộp sau ngày công bố đơn trong trường hợp đơn hợp lệ;

+ 24 tháng kể từ ngày công bố đơn trong trường hợp người nộp đơn chủ động sửa đổi, bổ sung đơn trước khi Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo thẩm định nội dung đơn;

+ 21 tháng 15 ngày kể từ ngày công bố đơn trong trường hợp đơn không đáp ứng điều kiện bảo hộ/thiếu sót và người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót trong thời hạn theo quy định;

+ 27 tháng 15 ngày kể từ ngày công bố đơn trong trường hợp người nộp đơn chủ động sửa đổi, bổ sung đơn trước khi Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo thẩm định nội dung đơn và đơn không đáp ứng điều kiện bảo hộ/thiếu sót và người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót trong thời hạn theo quy định;

+ Trong trường hợp đơn có ý kiến phản đối đơn, thời hạn dành cho người nộp đơn trả lời ý kiến phản đối của người phản đối và thời hạn dành cho người phản đối phản hồi ý kiến của người nộp đơn không tính vào thời hạn dành cho Cục Sở hữu trí tuệ thực hiện các thủ tục liên quan theo quy định.

* Đối với đơn đăng ký sáng chế mật, thời hạn thẩm định nội dung nêu trên sẽ được tính kể từ ngày đơn được chấp nhận hợp lệ nếu yêu cầu thẩm định nội dung được nộp trước ngày đơn được chấp nhận hợp lệ hoặc kể từ ngày nhận được yêu cầu thẩm định nội dung nếu yêu cầu đó được nộp sau ngày đơn được chấp nhận hợp lệ.

- Cấp văn bằng bảo hộ: trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày người nộp đơn nộp đầy đủ và đúng hạn các khoản phí và lệ phí.

- Công bố quyết định cấp văn bằng bảo hộ (trừ văn bằng bảo hộ sáng chế mật) trên Công báo Sở hữu công nghiệp: 60 ngày kể từ ngày ra quyết định.

đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.

e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Sở hữu trí tuệ.

g. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ/Quyết định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ/Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ.

- Thông báo dự định từ chối cấp bằng độc quyền sáng chế hoặc bằng độc quyền giải pháp hữu ích/Quyết định cấp/từ chối cấp bằng độc quyền sáng chế hoặc bằng độc quyền giải pháp hữu ích.

- Bằng độc quyền sáng chế hoặc Bằng độc quyền giải pháp hữu ích theo Mẫu số 10 tại Phụ lục II Nghị định số 65/2023/NĐ-CP.

h. Phí, lệ phí:

- Lệ phí nộp đơn: 150.000 đồng (cho mỗi đơn)

+ Trường hợp tổ chức, cá nhân nộp đơn theo hình thức trực tuyến:

(i) Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2024 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2025, mức thu lệ phí nộp đơn: 75.000 đồng/đơn.

(ii) Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2026 trở đi, mức thu lệ phí nộp đơn: 150.000 đồng/đơn.

- Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên: 600.000 đồng (mỗi đơn/yêu cầu)

- Phí công bố đơn: 120.000 đồng (từ hình thứ 2 trở đi: 60.000 đồng/1 hình)

- Phí công bố thông tin từ trang bản mô tả thứ 7 trở đi: 10.000 đồng/trang

- Phí thẩm định: 900.000 đồng (cho mỗi yêu cầu bảo hộ độc lập)

+ Phí thẩm định hình thức: 20% x 900.000 đồng (mỗi yêu cầu bảo hộ độc lập)

+ Phí thẩm định nội dung: 80% x 900.000 đồng (mỗi yêu cầu bảo hộ độc lập)

+ Bản mô tả có trên 6 trang, từ trang thứ 7 trở đi phải nộp thêm 40.000 đồng/trang

- Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ việc thẩm định: 600.000 đồng (cho mỗi yêu cầu bảo hộ độc lập)

- Phí phân loại quốc tế về sáng chế: 100.000 đồng/phân nhóm

- Lệ phí cấp Văn bằng bảo hộ: 120.000 đồng (cho 1 yêu cầu bảo hộ độc lập) (từ yêu cầu bảo hộ độc lập thứ 2 trở đi: 100.000 đồng/1 yêu cầu bảo hộ độc lập)

- Phí công bố Quyết định cấp Văn bằng bảo hộ: 120.000 đồng (từ hình thứ 2 trở đi: 60.000 đồng/1 hình).

- Phí đăng bạ Quyết định cấp Văn bằng bảo hộ: 120.000 đồng.

i. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Tờ khai đăng ký sáng chế theo Mẫu số 01 tại Phụ lục I Nghị định 65/2023/NĐ-CP;

Lưu ý: tại mục “Phân loại sáng chế quốc tế” trong Tờ khai, nếu người nộp đơn không tự phân nhóm, phân loại hoặc phân nhóm, phân loại không chính xác thì Cục sở hữu trí tuệ sẽ thực hiện việc này và người nộp đơn phải nộp phí dịch vụ phân nhóm, phân loại theo quy định.

- Tờ khai yêu cầu thẩm định nội dung đơn đăng ký sáng chế theo Mẫu số 05 tại Phụ lục I Nghị định 65/2023/NĐ-CP.

k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện sau có quyền đăng ký sáng chế:

+ Tác giả tạo ra sáng chế bằng công sức và chi phí của mình.

+ Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, tổ chức, cá nhân được giao quản lý nguồn gen cung cấp nguồn gen, tri thức truyền thống về nguồn gen theo hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

+ Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra sáng chế thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký và quyền đăng ký đó chỉ được thực hiện nếu tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý.

+ Đối với những sáng chế là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước, không thuộc lĩnh vực quốc phòng và an ninh quốc gia, quyền đăng ký sáng chế thuộc về tổ chức được giao chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ đó. Phần quyền đăng ký sáng chế này tương ứng với tỷ lệ phần ngân sách nhà nước được giao cho tổ chức chủ trì.

+ Đối với những sáng chế là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước, thuộc lĩnh vực quốc phòng và an ninh quốc gia, quyền đăng ký sáng chế thuộc về Nhà nước và tương ứng với tỷ lệ phần ngân sách nhà nước được sử dụng cho việc thực hiện nhiệm vụ đó. Đại diện chủ sở hữu nhà nước thực hiện quyền đăng ký này.

+ Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký sáng chế có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp đã nộp đơn đăng ký.

l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005, được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 36/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009, Luật số 42/2019/QH14 ngày 14 tháng 6 năm 2019 và Luật số 07/2022/QH15 ngày 16 tháng 6 năm 2022;

- Nghị định số 65/2023/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2023 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ;

- Thông tư số 23/2023/TT-BKHCN ngày 30/11/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ và biện pháp thi hành Nghị định số 65/2023/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ liên quan đến thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp và bảo đảm thông tin sở hữu công nghiệp;

- Thông tư số 263/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp; được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 31/2020/TT-BTC ngày 04 tháng 5 năm 2020; Thông tư số 63/2023/TT-BTC ngày 16 tháng 10 năm 2023.

 

Phụ lục I - Mẫu số 01
Nghị định số 65/2023/NĐ-CP

 

Phụ lục I - Mẫu số 05
Nghị định số 65/2023/NĐ-CP

 

Phụ lục II - Mẫu số 10
Nghị định số 65/2023/NĐ-CP

 

2. Thủ tục yêu cầu sử dụng kết quả thẩm định nội dung đơn đăng ký sáng chế của nước ngoài

a. Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tiếp nhận đơn

Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ yêu cầu sử dụng kết quả thẩm định nội dung đơn đăng ký sáng chế của nước ngoài đến Cục Sở hữu trí tuệ.

- Bước 2: Thẩm định yêu cầu sử dụng kết quả thẩm định sáng chế của nước ngoài

+ Trong trường hợp các điều kiện đáp ứng, yêu cầu sử dụng kết quả thẩm định nội dung đơn đăng ký sáng chế của nước ngoài được chấp nhận và Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo kết quả thẩm định nội dung đơn trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày nhận được yêu cầu của người nộp đơn.

+ Trường hợp một trong các điều kiện không đáp ứng, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo từ chối yêu cầu sử dụng kết quả thẩm định nội dung đơn đăng ký sáng chế của nước ngoài và đơn đăng ký sáng chế được thẩm định theo thủ tục thông thường.

b. Cách thức thực hiện:

- Trực tuyến qua Hệ thống giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Khoa học và Công nghệ;

- Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

c. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ theo quy định tại tiết iv điểm c khoản 9 Điều 16 Thông tư số 23/2023/TT-BKHCN, bao gồm:

+ Tờ khai yêu cầu sử dụng kết quả thẩm định của nước ngoài theo Mẫu quy định tại Phụ lục của Thông tư số 23/2023/TT-BKHCN;

+ Bản sao kết quả thẩm định;

+ Bản dịch kết quả thẩm định (nếu cần);

+ Các điểm yêu cầu bảo hộ được cơ quan sáng chế nước ngoài đánh giá là đáp ứng các điều kiện bảo hộ và bản dịch (nếu cần);

+ Các tài liệu được trích dẫn trong các kết quả xử lý đơn của cơ quan sáng chế nước ngoài (nếu cần);

+ Bản mô tả sửa đổi, bản thuyết minh chi tiết nội dung sửa đổi, bổ sung so với bản mô tả ban đầu đã nộp (nếu có sửa đổi);

+ Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

d. Thời hạn giải quyết: 12 tháng kể từ ngày nhận được yêu cầu của người nộp đơn.

đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.

e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Sở hữu trí tuệ.

g. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Thông báo chấp nhận/từ chối yêu cầu sử dụng kết quả của nước ngoài.

h. Phí, lệ phí: Có quy định phải nộp phí nhưng chưa có văn bản quy định về về mức phí.

i. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Tờ khai yêu cầu sử dụng kết quả thẩm định của nước ngoài theo Mẫu số quy định tại Phụ lục của Thông tư số 23/2023/TT-BKHCN.

k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Báo cáo tra cứu, báo cáo thẩm định và thông báo kết quả thẩm định; Bản công bố bằng độc quyền sáng chế hoặc văn bằng bảo hộ của đơn sáng chế nộp ở nước ngoài phải được ban hành bởi các cơ quan nằm trong danh mục do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt trên cơ sở đề nghị của Cục Sở hữu trí tuệ.

- Trong kết quả thẩm định nội dung của đơn đăng ký sáng chế nộp ở nước ngoài nêu trên có ít nhất một điểm yêu cầu bảo hộ được đánh giá là đáp ứng các điều kiện bảo hộ;

- Các điểm yêu cầu bảo hộ của đơn nộp tại Việt Nam ban đầu hoặc sau khi sửa đổi phải trùng với các điểm yêu cầu bảo hộ được đánh giá là đáp ứng các điều kiện bảo hộ trong kết quả thẩm định nội dung của đơn đăng ký sáng chế nộp ở nước ngoài nêu trên.

l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005, được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 36/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009, Luật số 42/2019/QH14 ngày 14 tháng 6 năm 2019 và Luật số 07/2022/QH15 ngày 16 tháng 6 năm 2022;

- Thông tư số 23/2023/TT-BKHCN ngày 30/11/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ và biện pháp thi hành Nghị định số 65/2023/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ liên quan đến thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp và bảo đảm thông tin sở hữu công nghiệp.

 

PHỤ LỤC

(Ban hành theo Thông tư số 23/2023/TT-BKHCN ngày 30 tháng 11 năm 2023 của Bộ Khoa học và Công nghệ)

 

3. Thủ tục xử lý đơn PCT vào giai đoạn quốc gia

a. Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tiếp nhận đơn

Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đơn đăng ký sáng chế nộp theo Hiệp ước PCT đến Cục Sở hữu trí tuệ.

- Bước 2: Thẩm định hình thức đơn

Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không (Ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ/từ chối chấp nhận đơn).

+ Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, trong đó phải nêu rõ tên, địa chỉ của người nộp đơn, tên người được ủy quyền đại diện (nếu có) và các thông tin về đối tượng nêu trong đơn, ngày nộp đơn, số đơn, ngày ưu tiên và gửi cho người nộp đơn. Trường hợp yêu cầu hưởng quyền ưu tiên không được chấp nhận thì đơn vẫn được chấp nhận hợp lệ, trừ trường hợp đơn có thiếu sót khác làm ảnh hưởng đến tính hợp lệ của đơn và quyết định phải nêu rõ lý do không chấp nhận yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;

+ Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn trong đó nêu rõ các lý do, thiếu sót khiến cho đơn có thể bị từ chối chấp nhận và ấn định thời hạn 2 tháng để người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót. Nếu người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót/sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu/không có ý kiến phản đối/ý kiến phản đối không xác đáng trong thời hạn ấn định thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối chấp nhận đơn và gửi cho người nộp đơn.

+ Trường hợp người nộp đơn chủ động yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn hoặc phản hồi thông báo của Cục Sở hữu trí tuệ, thời hạn thẩm định hình thức được kéo dài thêm 10 ngày.

- Bước 3: Công bố đơn

Sau khi có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, đơn sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp theo quy định.

- Bước 4: Thẩm định nội dung đơn

+ Được tiến hành khi có yêu cầu thẩm định nội dung đơn đăng ký sáng chế được thể hiện bằng văn bản làm theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Nghị định số 65/2023/NĐ-CP hoặc được thể hiện trong tờ khai đơn đăng ký sáng chế (nếu yêu cầu đó được đưa ra ngay khi nộp đơn);

+ Đánh giá sự phù hợp của đối tượng nêu trong đơn với loại văn bằng bảo hộ yêu cầu được cấp;

+ Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ (tính mới, trình độ sáng tạo, khả năng áp dụng công nghiệp), qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng. Việc đánh giá được tiến hành lần lượt theo từng điểm nêu trong phạm vi (yêu cầu) bảo hộ.

+ Kiểm tra nguyên tắc nộp đơn đầu tiên.

- Bước 5: Thông báo kết quả thẩm định nội dung đơn

+ Nếu đối tượng yêu cầu bảo hộ nêu trong đơn không đáp ứng điều kiện bảo hộ hoặc thuộc các trường hợp từ chối cấp văn bằng bảo hộ nêu tại Điều 117 của Luật Sở hữu trí tuệ hoặc đáp ứng điều kiện bảo hộ nhưng đơn còn có thiếu sót, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo kết quả thẩm định nội dung, trong đó nêu rõ dự định từ chối cấp văn bằng bảo hộ, lý do từ chối hoặc thiếu sót của đơn, có thể hướng dẫn việc sửa đổi phạm vi (khối lượng) bảo hộ và ấn định thời hạn 03 tháng kể từ ngày ra thông báo để người nộp đơn có ý kiến;

+ Nếu kết thúc thời hạn nêu trên mà người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót hoặc sửa chữa không đạt yêu cầu, không có ý kiến phản đối hoặc có ý kiến phản đối nhưng không xác đáng thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn nêu tại trên, Cục Sở hữu trí tuệ ra Quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ.

+ Nếu đối tượng yêu cầu bảo hộ nêu trong đơn có một phần đáp ứng điều kiện bảo hộ tính theo điểm yêu cầu bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo kết quả thẩm định nội dung, trong đó nêu rõ dự định cấp văn bằng bảo hộ đối với phần đáp ứng điều kiện bảo hộ với điều kiện người nộp đơn sửa đổi đơn đạt yêu cầu, lý do từ chối cấp cho phần không đáp ứng và ấn định thời hạn 03 tháng kể từ ngày ra thông báo để người nộp đơn có ý kiến bằng văn bản về việc đồng ý và sửa đổi đơn hoặc phản đối kết quả thẩm định nội dung.

+ Nếu đối tượng yêu cầu bảo hộ nêu trong đơn đáp ứng điều kiện bảo hộ hoặc người nộp đơn đã sửa chữa thiếu sót đạt yêu cầu hoặc có ý kiến giải trình xác đáng kết quả

thẩm định nội dung và/hoặc sửa đổi đơn đạt yêu cầu, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo kết quả thẩm định nội dung, trong đó nêu dự định cấp văn bằng bảo hộ đối với toàn bộ hoặc phần đáp ứng điều kiện bảo hộ; và ấn định thời hạn 03 tháng kể từ ngày ra thông báo để người nộp đơn nộp lệ phí cấp văn bằng bảo hộ, phí công bố quyết định

cấp văn bằng bảo hộ, phí đăng bạ quyết định cấp văn bằng bảo hộ, lệ phí duy trì hiệu lực và phí sử dụng văn bằng bảo hộ năm thứ nhất đối với sáng chế.

+ Nếu kết thúc thời hạn trên đây mà người nộp đơn không sửa đổi hoặc không có ý kiến phản đối thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn nêu trên, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ.

+ Nếu kết thúc thời hạn quy định nêu trên mà người nộp đơn sửa đổi đơn không đạt yêu cầu hoặc có ý kiến phản đối nhưng không xác đáng thì Cục Sở hữu trí tuệ thông báo kết quả thẩm định nội dung, trong đó nêu rõ dự định cấp văn bằng bảo hộ cho phần đáp ứng điều kiện bảo hộ với điều kiện người nộp đơn sửa đổi đơn đạt yêu cầu và ấn định thời hạn 03 tháng kể từ ngày ra thông báo để người nộp đơn sửa đổi đơn.

Trường hợp người nộp đơn đã sửa đổi đơn đạt yêu cầu, trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày người nộp đơn sửa đổi đơn, Cục Sở hữu trí tuệ thông báo cho người nộp đơn về dự định cấp văn bằng bảo hộ việc nộp lệ phí cấp văn bằng bảo hộ, phí công bố quyết định cấp văn bằng bảo hộ, phí đăng bạ quyết định cấp văn bằng bảo hộ, lệ phí duy trì hiệu lực và phí sử dụng văn bằng bảo hộ năm thứ nhất đối với sáng chế và ấn định thời hạn 03 tháng kể từ ngày ra thông báo để người nộp đơn nộp các khoản phí, lệ phí đó.

+ Nếu người nộp đơn sửa đổi đơn không đạt yêu cầu, không sửa đổi đơn hoặc không nộp lệ phí cấp văn bằng bảo hộ, phí công bố quyết định cấp văn bằng bảo hộ, phí đăng bạ quyết định cấp văn bằng bảo hộ trong thời hạn quy định nêu trên thì trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày kết thúc thời hạn tương ứng, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ.

+ Nếu người nộp đơn nộp đầy đủ và đúng hạn các loại phí, lệ phí theo quy định thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn tương ứng, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ. Nếu trong thời hạn quy định mà người nộp đơn đã nộp đủ lệ phí cấp văn bằng bảo hộ, phí công bố quyết định cấp văn bằng bảo hộ, phí đăng bạ quyết định cấp văn bằng bảo hộ nhưng không nộp lệ phí duy trì hiệu lực và phí sử dụng văn bằng bảo hộ năm thứ nhất của Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích thì văn bằng đó vẫn được cấp, nhưng bị chấm dứt hiệu lực ngay sau khi cấp.

b. Cách thức thực hiện:

- Trực tuyến qua Hệ thống giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Khoa học và Công nghệ;

- Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

c. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Các thành phần hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 100, 101 và Điều 102 Luật Sở hữu trí tuệ, khoản 3 Điều 19 và Phần IV Phụ lục I Nghị định 65/2023/NĐ-CP và Điều 17 Thông tư 23/2023/TT-BKHCN bao gồm:

+ Tờ khai đăng ký sáng chế làm theo Mẫu số 01 tại Phụ lục I Nghị định 65/2023/NĐ-CP;

+ Bản sao đơn quốc tế (trường hợp người nộp đơn yêu cầu vào giai đoạn quốc gia trước ngày công bố quốc tế);

+ Bản dịch ra tiếng Việt của bản mô tả và bản tóm tắt trong đơn quốc tế (bản công bố hoặc bản gốc nộp ban đầu nếu đơn chưa được công bố và bản sửa đổi và bản giải thích phần sửa đổi, nếu đơn quốc tế có sửa đổi theo Điều 19 và/hoặc Điều 34.2(b) của Hiệp ước PCT);

+ Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ);

+ Văn bản ủy quyền (trường hợp yêu cầu được nộp thông qua đại diện);

+ Bản dịch ra tiếng Việt của các tài liệu đã nộp cho Văn phòng quốc tế và các tài liệu cần thiết theo Quy tấc 17.1(a) của Quy chế thi hành Hiệp ước PCT trong trường hợp đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên.

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

d. Thời hạn giải quyết:

- Thẩm định hình thức:

+ 01 tháng kể từ ngày nộp đơn trong trường hợp đơn hợp lệ;

+ 01 tháng 10 ngày trong trường hợp người nộp đơn chủ động sửa đổi, bổ sung đơn trước khi Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo thẩm định hình thức đơn;

+ 03 tháng 10 ngày trong trường hợp đơn không hợp lệ và người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót trong thời hạn theo quy định;

+ 03 tháng 20 ngày trong trường hợp người nộp đơn chủ động sửa đổi, bổ sung đơn trước khi Cục Sở hữu trí tuệ ra thống báo thẩm định hình thức đơn nhưng đơn vẫn không hợp lệ và người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót trong thời hạn theo quy định.

- Công bố đơn: trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày Cục Sở hữu trí tuệ chấp nhận đơn hợp lệ;

- Thẩm định nội dung:

+ 18 tháng kể từ ngày công bố đơn nếu yêu cầu thẩm định nội dung được nộp trước ngày công bố đơn hoặc kể từ ngày nhận được yêu cầu thẩm định nội dung nếu yêu cầu đó được nộp sau ngày công bố đơn trong trường hợp đơn hợp lệ;

+ 24 tháng kể từ ngày công bố đơn trong trường hợp người nộp đơn chủ động sửa đổi, bổ sung đơn trước khi Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo thẩm định nội dung đơn;

+ 21 tháng 15 ngày kể từ ngày công bố đơn trong trường hợp đơn không đáp ứng điều kiện bảo hộ/thiếu sót và người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót trong thời hạn theo quy định;

+ 27 tháng 15 ngày kể từ ngày công bố đơn trong trường hợp người nộp đơn chủ động sửa đổi, bổ sung đơn trước khi Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo thẩm định nội dung đơn và đơn không đáp ứng điều kiện bảo hộ/thiếu sót và người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót trong thời hạn theo quy định;

+ Trong trường hợp đơn có ý kiến phản đối đơn, thời hạn dành cho người nộp đơn trả lời ý kiến phản đối của người phản đối và thời hạn dành cho người phản đối phản hồi ý kiến của người nộp đơn không tính vào thời hạn dành cho Cục Sở hữu trí tuệ thực hiện các thủ tục liên quan theo quy định.

- Cấp văn bằng bảo hộ: trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày người nộp đơn nộp đầy đủ và đúng hạn các khoản phí và lệ phí

- Công bố quyết định cấp văn bằng bảo hộ trên Công báo Sở hữu công nghiệp: 60 ngày kể từ ngày ra quyết định.

đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.

e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Sở hữu trí tuệ.

g. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ/Quyết định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ/Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ.

- Thông báo dự định từ chối cấp/Quyết định cấp/từ chối cấp bằng độc quyền sáng chế hoặc bằng độc quyền giải pháp hữu ích.

- Bằng độc quyền sáng chế hoặc Bằng độc quyền giải pháp hữu ích theo Mẫu số 10 tại Phụ lục II Nghị định số 65/2023/NĐ-CP.

h. Phí, lệ phí :

- Lệ phí nộp đơn: 150.000 đồng (cho mỗi đơn)

+ Trường hợp tổ chức, cá nhân nộp đơn theo hình thức trực tuyến:

(i) Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2024 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2025, mức thu lệ phí nộp đơn: 75.000 đồng/đơn.

(ii) Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2026 trở đi, mức thu lệ phí nộp đơn: 150.000 đồng/đơn.

- Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên: 600.000 đồng (mỗi đơn/yêu cầu)

- Phí công bố đơn: 120.000 đồng (từ hình thứ 2 trở đi: 60.000 đồng/1 hình)

- Phí công bố thông tin từ trang bản mô tả thứ 7 trở đi: 10.000 đồng/trang

- Phí thẩm định: 900.000 đồng (cho mỗi yêu cầu bảo hộ độc lập)

+ Phí thẩm định hình thức: 20% x 900.000 đồng (mỗi yêu cầu bảo hộ độc lập)

+ Phí thẩm định nội dung: 80% x 900.000 đồng (mỗi yêu cầu bảo hộ độc lập)

+ Bản mô tả có trên 6 trang, từ trang thứ 7 trở đi phải nộp thêm 40.000 đồng/trang

- Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ việc thẩm định: 600.000 đồng (cho mỗi yêu cầu bảo hộ độc lập)

- Phí phân loại quốc tế về sáng chế: 100.000 đồng/phân nhóm

- Lệ phí cấp Văn bằng bảo hộ: 120.000 đồng (cho 1 yêu cầu bảo hộ độc lập) (từ yêu cầu bảo hộ độc lập thứ 2 trở đi: 100.000 đồng/1 yêu cầu bảo hộ độc lập)

- Phí công bố Quyết định cấp Văn bằng bảo hộ: 120.000 đồng (từ hình thứ 2 trở đi: 60.000 đồng/1 hình).

- Phí đăng bạ Quyết định cấp Văn bằng bảo hộ: 120.000 đồng.

i. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Tờ khai đăng ký sáng chế theo Mẫu số 01 tại Phụ lục I Nghị định 65/2023/NĐ-CP; Lưu ý: tại mục “Phân loại sáng chế quốc tế” trong Tờ khai, nếu người nộp đơn không tự phân nhóm, phân loại hoặc phân nhóm, phân loại không chính xác thì Cục sở hữu trí tuệ sẽ thực hiện việc này và người nộp đơn phải nộp phí dịch vụ phân nhóm, phân loại theo quy định.

- Tờ khai yêu cầu thẩm định nội dung đơn đăng ký sáng chế theo Mẫu số 05 tại Phụ lục I Nghị định 65/2023/NĐ-CP.

k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện sau có quyền đăng ký sáng chế:

+ Tác giả tạo ra sáng chế bằng công sức và chi phí của mình.

+ Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, tổ chức, cá nhân được giao quản lý nguồn gen cung cấp nguồn gen, tri thức truyền thống về nguồn gen theo hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác và thoả thuận đó không trái với quy định của pháp luật.

+ Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra sáng chế thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký và quyền đăng ký đó chỉ được thực hiện nếu tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý.

+ Đối với những sáng chế là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước, không thuộc lĩnh vực quốc phòng và an ninh quốc gia, quyền đăng ký sáng chế thuộc về tổ chức được giao chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ đó. Phần quyền đăng ký sáng chế này tương ứng với tỷ lệ phần ngân sách nhà nước được giao cho tổ chức chủ trì.

+ Đối với những sáng chế là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước, thuộc lĩnh vực quốc phòng và an ninh quốc gia, quyền đăng ký sáng chế thuộc về Nhà nước và tương ứng với tỷ lệ phần ngân sách nhà nước được sử dụng cho việc thực hiện nhiệm vụ đó. Đại diện chủ sở hữu nhà nước thực hiện quyền đăng ký này.

+ Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký sáng chế có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp đã nộp đơn đăng ký.

- Để được vào giai đoạn quốc gia, trong thời hạn 31 tháng kể từ ngày nộp đơn quốc tế hoặc kể từ ngày ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên), người nộp đơn phải nộp đơn cho Cục Sở hữu trí tuệ.

- Người nộp đơn không được nộp đơn trực tiếp mà phải thông qua một đại diện hợp pháp tại Việt Nam.

l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005, được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 36/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009, Luật số 42/2019/QH14 ngày 14 tháng 6 năm 2019 và Luật số 07/2022/QH15 ngày 16 tháng 6 năm 2022;

- Nghị định số 65/2023/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2023 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.

- Thông tư số 23/2023/TT-BKHCN ngày 30/11/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ và biện pháp thi hành Nghị định số 65/2023/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ liên quan đến thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp và bảo đảm thông tin sở hữu công nghiệp;

- Thông tư số 263/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp, sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 31/2020/TT-BTC ngày 04 tháng 5 năm 2020 và Thông tư số 63/2023/TT-BTC ngày 16 tháng 10 năm 2023.

 

Phụ lục I - Mẫu số 01
Nghị định số 65/2023/NĐ-CP

 

Phụ lục I - Mẫu số 05
Nghị định số 65/2023/NĐ-CP

 

Phụ lục II - Mẫu số 10
Nghị định số 65/2023/NĐ-CP

 

4. Thủ tục đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn

a. Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tiếp nhận đơn

Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn đến Cục Sở hữu trí tuệ.

- Bước 2: Thẩm định hình thức đơn

Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không (Ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ/từ chối chấp nhận đơn). Đơn đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn được Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định hình thức trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày tiếp nhận đơn.

+ Trong trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ gửi cho người nộp đơn thông báo dự định cấp Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí và ấn định thời hạn 03 tháng kể từ ngày ra thông báo để người nộp đơn nộp phí, lệ phí theo quy định.

+ Trong trường hợp đơn không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ gửi cho người nộp đơn thông báo kết quả thẩm định hình thức trong đó có chỉ ra thiếu sót và dự định từ chối chấp nhận đơn theo quy định.

+ Trường hợp người nộp đơn chủ động yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn hoặc phản hồi thông báo của Cục Sở hữu trí tuệ, thời hạn thẩm định hình thức được kéo dài thêm 10 ngày.

- Bước 3: Công bố đơn

Sau khi có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, đơn sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp theo quy định tại khoản 4 Điều 110 của Luật Sở hữu trí tuệ.

- Bước 4: Ra quyết định cấp/từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí.

+ Trong trường hợp Cục Sở hữu trí tuệ gửi cho người nộp đơn Thông báo dự định cấp Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí, nếu người nộp đơn nộp đủ phí, lệ phí theo thời hạn ấn định, Cục Sở hữu trí tuệ ra Quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí và gửi cho người nộp đơn. Nếu người nộp đơn không nộp phí, lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí theo quy định trong thời hạn ấn định, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí và gửi cho người nộp đơn.

+ Trong trường hợp đơn không hợp lệ, nếu hết thời gian ấn định trong thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn mà người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót hoặc sửa chữa không đạt yêu cầu hoặc không có ý kiến phản đối hoặc có ý kiến phản đối nhưng không xác đáng, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí và gửi cho người nộp đơn.

- Bước 5: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí

Nếu người nộp đơn nộp phí, lệ phí đầy đủ, đúng hạn thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn tương ứng, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về thiết kế bố trí và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp.

- Bước 6: Công bố, đăng bạ quyết định cấp văn bằng bảo hộ.

Quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí được Cục Sở hữu trí tuệ công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày ra quyết định và được ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp theo quy định.

b. Cách thức thực hiện:

- Trực tuyến qua Hệ thống giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Khoa học và Công nghệ;

- Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

c. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Các thành phần hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 100và Điều 104 Luật Sở hữu trí tuệ, Phần IV Phụ lục I Nghị định 65/2023/NĐ-CP và Điều 17 Thông tư 23/2023/TT-BKHCN bao gồm:

+ Tờ khai đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn theo Mẫu số 06 tại Phụ lục I Nghị định số 65/2023/NĐ-CP;

+ Bộ ảnh chụp hoặc bộ bản vẽ thiết kế bố trí (04 bộ) ;

+ Mẫu mạch tích hợp được sản xuất theo thiết kế (04 mẫu), nếu thiết kế bố trí đã được khai thác thương mại;

+ Bản mô tả mạch tích hợp;

+ Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn thông qua đại diện);

+ Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

d. Thời hạn giải quyết:

- Thẩm định hình thức:

+ 01 tháng kể từ ngày nộp đơn trong trường hợp đơn hợp lệ;

+ 01 tháng 10 ngày trong trường hợp người nộp đơn chủ động sửa đổi, bổ sung đơn trước khi Cục Sở hữu trí tuệ ra thống báo thẩm định hình thức đơn;

+ 03 tháng 10 ngày trong trường hợp đơn không hợp lệ và người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót trong thời hạn theo quy định;

+ 03 tháng 20 ngày trong trường hợp người nộp đơn chủ động sửa đổi, bổ sung đơn trước khi Cục Sở hữu trí tuệ ra thống báo thẩm định hình thức đơn nhưng đơn vẫn không hợp lệ và người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót trong thời hạn theo quy định.

- Công bố đơn: trong thời hạn 02 tháng từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ;

- Cấp Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí: trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày người nộp đơn nộp đầy đủ và đúng hạn các khoản phí và lệ phí.

đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức. e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Sở hữu trí tuệ. g. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Thông báo dự định cấp Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí/Thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ.

- Quyết định cấp/từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí.

- Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí theo Mẫu số 11 tại Phụ lục II Nghị định số 65/2023/NĐ-CP.

h. Phí, lệ phí:

- Lệ phí nộp đơn: 150.000 đồng (mỗi đơn).

+ Trường hợp tổ chức, cá nhân nộp đơn theo hình thức trực tuyến:

(i) Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2024 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2025, mức thu lệ phí nộp đơn: 75.000 đồng/đơn.

(ii) Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2026 trở đi, mức thu lệ phí nộp đơn: 150.000 đồng/đơn.

- Phí công bố đơn: 120.000 đồng.

- Phí thẩm định đơn: 180.000 đồng.

- Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí: 120.000 đồng.

- Phí đăng bạ Quyết định cấp Văn bằng bảo hộ: 120.000 đồng.

- Phí công bố Quyết định cấp Văn bằng bảo hộ: 120.000 đồng.

i. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Tờ khai đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp theo Mẫu số 06 tại Phụ lục I Nghị định số 65/2023/NĐ-CP.

k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện sau có quyền đăng ký thiết kế bố trí:

+ Tác giả tạo ra thiết kế bố trí bằng công sức và chi phí của mình.

+ Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

+ Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra thiết kế bố trí thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký và quyền đăng ký đó chỉ được thực hiện nếu tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý.

+ Đối với những thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước, không thuộc lĩnh vực quốc phòng và an ninh quốc gia, quyền đăng ký thiết kế bố trí thuộc về tổ chức được giao chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ đó. Phần quyền đăng ký thiết kế bố trí này tương ứng với tỷ lệ phần ngân sách nhà nước được giao cho tổ chức chủ trì.

+ Đối với những thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước, thuộc lĩnh vực quốc phòng và an ninh quốc gia, quyền đăng ký thiết kế bố trí thuộc về Nhà nước và tương ứng với tỷ lệ phần ngân sách nhà nước được sử dụng cho việc thực hiện nhiệm vụ đó. Đại diện chủ sở hữu nhà nước thực hiện quyền đăng ký này.

+ Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký thiết kế bố trí có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp đã nộp đơn đăng ký.

l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005, được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 36/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009, Luật số 42/2019/QH14 ngày 14 tháng 6 năm 2019 và Luật số 07/2022/QH15 ngày 16 tháng 6 năm 2022;

- Nghị định số 65/2023/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2023 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ;

- Thông tư số 23/2023/TT-BKHCN ngày 30/11/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ và biện pháp thi hành Nghị định số 65/2023/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ liên quan đến thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp và bảo đảm thông tin sở hữu công nghiệp;

- Thông tư số 263/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp, sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 31/2020/TT-BTC ngày 04 tháng 5 năm 2020 và Thông tư số 63/2023/TT-BTC ngày 16 tháng 10 năm 2023.

 

Phụ lục I - Mẫu số 06
Nghị định số 65/2023/NĐ-CP

 

Phụ lục II - Mẫu số 11
Nghị định số 65/2023/NĐ-CP

 

5. Thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp

a. Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tiếp nhận đơn

Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp đến Cục Sở hữu trí tuệ.

- Bước 2: Thẩm định hình thức đơn

Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không (Ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ/từ chối chấp nhận đơn). Đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định hình thức trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày tiếp nhận đơn.

+ Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ;

+ Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn trong đó nêu rõ các lý do, thiếu sót khiến cho đơn có thể bị từ chối chấp nhận và ấn định thời hạn 02 tháng để người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót. Nếu người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót/sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu/không có ý kiến phản đối/ý kiến phản đối không xác đáng thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối chấp nhận đơn.

+ Trường hợp người nộp đơn chủ động yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn hoặc phản hồi thông báo của Cục Sở hữu trí tuệ, thời hạn thẩm định hình thức được kéo dài thêm 10 ngày.

- Bước 3: Công bố đơn

+ Đơn được công bố trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ nếu người nộp đơn không có yêu cầu công bố muộn hoặc có yêu cầu công bố muộn nhưng đơn được chấp nhận hợp lệ sau khi hết thời gian người nộp đơn yêu cầu công bố muộn;

+ Trong trường hợp người nộp đơn yêu cầu công bố muộn và đơn được chấp nhận hợp lệ trước khi hết thời gian người nộp đơn yêu cầu công bố muộn, đơn sẽ được công bố vào tháng tiếp theo của tháng kết thúc thời hạn yêu cầu công bố muộn.

- Bước 4: Thẩm định nội dung đơn

Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ (có tính mới, có tính sáng tạo, có khả năng áp dụng công nghiệp), qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.

- Bước 5: Thông báo kết quả thẩm định nội dung:

+ Nếu đối tượng yêu cầu bảo hộ nêu trong đơn không đáp ứng điều kiện bảo hộ hoặc thuộc các trường hợp nêu tại Điều 117 của Luật Sở hữu trí tuệ hoặc đáp ứng điều kiện bảo hộ nhưng đơn còn có thiếu sót, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo kết quả thẩm định nội dung, trong đó nêu rõ dự định từ chối cấp văn bằng bảo hộ, lý do từ chối hoặc thiếu sót của đơn, có thể hướng dẫn việc sửa đổi phạm vi (khối lượng) bảo hộ và ấn định thời hạn 03 tháng kể từ ngày ra thông báo để người nộp đơn có ý kiến. Nếu kết thúc thời hạn quy định mà người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót hoặc sửa chữa không đạt yêu cầu, không có ý kiến phản đối hoặc có ý kiến phản đối nhưng không xác đáng thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn nêu tại trên, Cục Sở hữu trí tuệ ra Quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ.

+ Nếu đối tượng yêu cầu bảo hộ nêu trong đơn có một phần đáp ứng điều kiện bảo

hộ, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo kết quả thẩm định nội dung, trong đó nêu rõ dự định cấp văn bằng bảo hộ đối với phần đáp ứng điều kiện bảo hộ với điều kiện người nộp đơn sửa đổi đơn đạt yêu cầu, lý do từ chối cấp cho phần không đáp ứng và ấn định thời hạn 03 tháng kể từ ngày ra thông báo để người nộp đơn có ý kiến bằng văn bản về việc đồng ý và sửa đổi đơn hoặc phản đối kết quả thẩm định nội dung.

Nếu kết thúc thời hạn quy định mà người nộp đơn không sửa đổi hoặc không có ý kiến phản đối thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn nêu trên, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ.

Nếu kết thúc thời hạn quy định mà người nộp đơn sửa đổi đơn không đạt yêu cầu hoặc có ý kiến phản đối nhưng không xác đáng thì Cục Sở hữu trí tuệ thông báo kết quả thẩm định nội dung, trong đó nêu rõ dự định cấp văn bằng bảo hộ cho phần đáp ứng điều kiện bảo hộ với điều kiện người nộp đơn sửa đổi đơn đạt yêu cầu và ấn định thời hạn 03 tháng kể từ ngày ra thông báo để người nộp đơn sửa đổi đơn.

Trường hợp người nộp đơn đã sửa đổi đơn đạt yêu cầu, trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày người nộp đơn sửa đổi đơn, Cục Sở hữu trí tuệ thông báo cho người nộp đơn về việc nộp lệ phí cấp văn bằng bảo hộ, phí công bố quyết định cấp văn bằng bảo hộ, phí đăng bạ quyết định cấp văn bằng bảo hộ và ấn định thời hạn 03 tháng kể từ ngày ra thông báo để người nộp đơn nộp các khoản phí, lệ phí đó.

+ Nếu đối tượng yêu cầu bảo hộ nêu trong đơn đáp ứng điều kiện bảo hộ hoặc người nộp đơn đã sửa chữa thiếu sót đạt yêu cầu hoặc có ý kiến giải trình xác đáng kết quả thẩm định nội dung và/hoặc sửa đổi đơn đạt yêu cầu theo quy định, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo kết quả thẩm định nội dung, trong đó nêu dự định cấp văn bằng bảo hộ đối với toàn bộ hoặc phần đáp ứng điều kiện bảo hộ và ấn định thời hạn 03 tháng kể từ ngày ra thông báo để người nộp đơn nộp lệ phí cấp văn bằng bảo hộ, phí công bố quyết định cấp văn bằng bảo hộ, phí đăng bạ quyết định cấp văn bằng bảo hộ.

+ Nếu người nộp đơn không sửa đổi hoặc không có ý kiến phản đối, hoặc sửa đổi đơn không đạt yêu cầu, hoặc không nộp lệ phí cấp văn bằng bảo hộ, phí công bố quyết định cấp văn bằng bảo hộ, phí đăng bạ quyết định cấp văn bằng bảo hộ trong thời hạn quy định thì trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày kết thúc thời hạn tương ứng, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ.

- Bước 6: Cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp

+ Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, và người nộp đơn nộp phí, lệ phí đầy đủ, đúng hạn thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn tương ứng, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về kiểu dáng công nghiệp và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp.

- Bước 7: Công bố, đăng bạ quyết định cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp.

Quyết định cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp được Cục Sở hữu trí tuệ công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày ra quyết định và được ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp theo quy định.

b. Cách thức thực hiện:

- Trực tuyến qua Hệ thống giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Khoa học và Công nghệ;

- Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

c. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Các thành phần hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 100, 101 và Điều 103 Luật Sở hữu trí tuệ, Phần II, IV Phụ lục I Nghị định 65/2023/NĐ-CP và Điều 21 Thông tư 23/2023/TT-BKHCN bao gồm:

+ Tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp theo Mẫu số 07 tại Phụ lục I Nghị định số 65/2023/NĐ-CP;

+ Bộ ảnh chụp/Bản vẽ (04 bộ);

+ Bản mô tả (01 bản);

+ Văn bản ủy quyền (nếu nộp đơn thông qua đại diện);

+ Tài liệu chứng minh quyền đăng ký nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đăng ký của người khác;

+ Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;

+ Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

d. Thời hạn giải quyết:

- Thẩm định hình thức:

+ 01 tháng kể từ ngày nộp đơn trong trường hợp đơn hợp lệ;

+ 01 tháng 10 ngày trong trường hợp người nộp đơn chủ động sửa đổi, bổ sung đơn trước khi Cục Sở hữu trí tuệ ra thống báo thẩm định hình thức đơn;

+ 03 tháng 10 ngày trong trường hợp đơn không hợp lệ và người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót trong thời hạn theo quy định;

+ 03 tháng 20 ngày trong trường hợp người nộp đơn chủ động sửa đổi, bổ sung đơn trước khi Cục Sở hữu trí tuệ ra thống báo thẩm định hình thức đơn nhưng đơn vẫn không hợp lệ và người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót trong thời hạn theo quy định.

- Công bố đơn: trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ hoặc vào thời điểm muộn hơn theo yêu cầu của người nộp đơn nhưng không quá bảy tháng kể từ ngày nộp đơn;

- Thẩm định nội dung:

+ 07 tháng kể từ ngày công bố đơn;

+ 09 tháng 10 ngày kể từ ngày công bố đơn trong trường hợp người nộp đơn chủ động sửa đổi, bổ sung đơn trước khi Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo thẩm định nội dung đơn;

+ 10 tháng 15 ngày kể từ ngày công bố đơn trong trường hợp đơn không đáp ứng điều kiện bảo hộ/thiếu sót và người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót trong thời hạn theo quy định;

+ 12 tháng 25 ngày kể từ ngày công bố đơn trong trường hợp người nộp đơn chủ động sửa đổi, bổ sung đơn trước khi Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo thẩm định nội dung đơn và đơn không đáp ứng điều kiện bảo hộ/thiếu sót và người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót trong thời hạn theo quy định.- Cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp: 15 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn yêu cầu nộp phí, lệ phí;

- Công bố Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp: 60 ngày kể từ ngày ra quyết định cấp.

đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.

e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Sở hữu trí tuệ.

g. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:- Thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ/Quyết định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ/Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ

- Thông báo dự định từ chối cấp bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp/Quyết định cấp/từ chối cấp bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp.

- Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp theo Mẫu số 12 tại Phụ lục II Nghị định số 65/2023/NĐ-CP.

h. Phí, lệ phí:

- Lệ phí nộp đơn: 150.000 đồng (cho mỗi đơn)

+ Trường hợp tổ chức, cá nhân nộp đơn theo hình thức trực tuyến:

(i) Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2024 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2025, mức thu lệ phí nộp đơn: 75.000 đồng/đơn.

(ii) Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2026 trở đi, mức thu lệ phí nộp đơn: 150.000 đồng/đơn.

- Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên: 600.000 đồng (mỗi đơn/mỗi yêu cầu)

- Phí công bố đơn: 120.000 đồng (cho 1 hình/ảnh) (từ hình/ảnh thứ 2 trở đi: 60.000 đồng/1 hình/ảnh)

- Phí thẩm định đơn: 700.000 đồng (cho mỗi phương án)

- Phí phân loại quốc tế kiểu dáng công nghiệp: 100.000 đồng/mỗi phân nhóm

- Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ việc thẩm định: 120.000 đồng (cho mỗi phương án)

- Lệ phí cấp văn bằng bảo hộ: 120.000 đồng (cho 1 phương án) (từ phương án thứ 2 trở đi: 100.000 đồng/1 phương án)

- Phí công bố Quyết định cấp Văn bằng bảo hộ: 120.000 đồng (cho 1 hình/ảnh) (từ hình/ảnh thứ 2 trở đi: 60.000 đồng)

- Phí đăng bạ Quyết định cấp Văn bằng bảo hộ: 120.000 đồng

i. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp theo Mẫu số 07 tại Phụ lục I Nghị định số 65/2023/NĐ-CP.

Lưu ý: tại mục “Phân loại quốc tế KDCN” trong Tờ khai, nếu người nộp đơn không tự phân loại hoặc phân loại không chính xác thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ thực hiện việc này và người nộp đơn phải nộp phí dịch vụ phân loại theo quy định.

k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện sau có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp:

+ Tác giả tạo ra kiểu dáng công nghiệp bằng công sức và chi phí của mình;

+ Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác;

+ Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra kiểu dáng công nghiệp thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký và quyền đăng ký đó chỉ được thực hiện nếu tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý;

+ Đối với những kiểu dáng công nghiệp là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước, không thuộc lĩnh vực quốc phòng và an ninh quốc gia, quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp thuộc về tổ chức được giao chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ đó. Phần quyền đăng ký thiết kế bố trí này tương ứng với tỷ lệ phần ngân sách nhà nước được giao cho tổ chức chủ trì.

+ Đối với những kiểu dáng công nghiệp là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước, thuộc lĩnh vực quốc phòng và an ninh quốc gia, quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp thuộc về Nhà nước và tương ứng với tỷ lệ phần ngân sách nhà nước được sử dụng cho việc thực hiện nhiệm vụ đó. Đại diện chủ sở hữu nhà nước thực hiện quyền đăng ký này.

- Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp đã nộp đơn đăng ký.

l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005, được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 36/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009, Luật số 42/2019/QH14 ngày 14 tháng 6 năm 2019 và Luật số 07/2022/QH15 ngày 16 tháng 6 năm 2022;

- Nghị định số 65/2023/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2023 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ;

- Thông tư số 23/2023/TT-BKHCN ngày 30/11/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ và biện pháp thi hành Nghị định số 65/2023/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ liên quan đến thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp và bảo đảm thông tin sở hữu công nghiệp;

- Thông tư số 263/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp, sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 31/2020/TT-BTC ngày 04 tháng 5 năm 2020 và Thông tư số 63/2023/TT-BTC ngày 16 tháng 10 năm 2023.

 

Phụ lục I - Mẫu số 07
Nghị định số 65/2023/NĐ-CP

 

Phụ lục II - Mẫu số 12
Nghị định số 65/2023/NĐ-CP

 

6. Thủ tục đăng ký nhãn hiệu

a. Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tiếp nhận đơn

Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký nhãn hiệu đến Cục Sở hữu trí tuệ.

- Bước 2: Thẩm định hình thức đơn

Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không (Ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ/từ chối chấp nhận đơn). Đơn đăng ký nhãn hiệu được Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định hình thức trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày tiếp nhận đơn.

+ Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, trong đó phải nêu rõ tên, địa chỉ của người nộp đơn, tên người được ủy quyền đại diện (nếu có) và các thông tin về đối tượng nêu trong đơn, ngày nộp đơn, số đơn, ngày ưu tiên và gửi cho người nộp đơn. Trường hợp yêu cầu hưởng quyền ưu tiên không được chấp nhận thì đơn vẫn được chấp nhận hợp lệ, trừ trường hợp đơn có thiếu sót khác làm ảnh hưởng đến tính hợp lệ của đơn và quyết định phải nêu rõ lý do không chấp nhận yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;

+ Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ trong đó nêu rõ các lý do, thiếu sót khiến cho đơn có thể bị từ chối chấp nhận và ấn định thời hạn 2 tháng để người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót. Nếu người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót/sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu/không có ý kiến phản đối/ý kiến phản đối không xác đáng thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối chấp nhận đơn.

+ Trường hợp người nộp đơn chủ động yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn hoặc phản hồi thông báo của Cục Sở hữu trí tuệ, thời hạn thẩm định hình thức được kéo dài thêm 10 ngày.

- Bước 3: Công bố đơn

Sau khi có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, đơn sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.

- Bước 4: Thẩm định nội dung đơn

Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.

- Bước 5: Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ:

+ Nếu đối tượng yêu cầu bảo hộ nêu trong đơn không đáp ứng điều kiện bảo hộ hoặc thuộc các trường hợp nêu tại Điều 117 của Luật Sở hữu trí tuệ hoặc đáp ứng điều kiện bảo hộ nhưng đơn còn có thiếu sót, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo kết quả thẩm định nội dung, trong đó nêu rõ dự định từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, lý do từ chối hoặc thiếu sót của đơn và ấn định thời hạn 03 tháng kể từ ngày ra thông báo để người nộp đơn có ý kiến. Nếu người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót hoặc sửa chữa không đạt yêu cầu, không có ý kiến phản đối hoặc có ý kiến phản đối nhưng không xác đáng trong thời hạn quy định thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn đó.

+ Nếu đối tượng yêu cầu bảo hộ nêu trong đơn đáp ứng điều kiện bảo hộ hoặc người nộp đơn đã sửa chữa thiếu sót đạt yêu cầu hoặc có ý kiến giải trình xác đáng toàn bộ hoặc một phần kết quả thẩm định nội dung trong thời hạn quy định, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo kết quả thẩm định nội dung đơn, trong đó nêu dự định cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với toàn bộ hoặc phần đáp ứng điều kiện bảo hộ và ấn định thời hạn 03 tháng kể từ ngày ra thông báo để người nộp đơn nộp lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, phí công bố quyết định cấp, phí đăng bạ quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Nếu người nộp đơn không nộp lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, phí công bố và phí đăng bạ quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu trong thời hạn quy định thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn tương ứng, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Nếu người nộp đơn nộp đầy đủ và đúng hạn các loại phí, lệ phí theo quy định thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn tương ứng, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

+ Nếu đối tượng yêu cầu bảo hộ nêu trong đơn có một phần (tính theo nhóm sản phẩm/dịch vụ) không đáp ứng các điều kiện bảo hộ (hoặc không được bảo hộ riêng), Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo kết quả thẩm định nội dung, trong đó nêu rõ dự định cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với phần đáp ứng, lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và các khoản phí, lệ phí khác theo quy định mà người nộp đơn phải nộp trong trường hợp đồng ý với toàn bộ kết quả thẩm định nội dung đơn, lý do từ chối cấp cho phần còn lại (hoặc phần không bảo hộ riêng), đồng thời ấn định thời hạn 03 tháng kể từ ngày ra thông báo để người nộp đơn có ý kiến bằng văn bản (đồng ý hoặc giải trình kết quả thẩm định nội dung).

Nếu kết thúc thời hạn quy định mà người nộp đơn không có ý kiến hoặc không có văn bản đồng ý và nộp phí, lệ phí theo quy định thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn nêu trên Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

Nếu kết thúc thời hạn quy định mà người nộp đơn nộp đầy đủ và đúng hạn các loại phí, lệ phí theo quy định thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn tương ứng, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, trong đó nêu rõ lý do từ chối cấp đối với phần bị từ chối tương ứng.

Nếu kết thúc thời hạn quy định mà người nộp đơn giải trình xác đáng toàn bộ kết quả thẩm định nội dung, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo kết quả thẩm định nội dung với dự định cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và ấn định thời hạn 03 tháng kể từ ngày ra thông báo để người nộp đơn nộp lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, phí công bố và phí đăng bạ quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Nếu kết thúc thời hạn quy định mà người nộp đơn không nộp phí, lệ phí theo quy định thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn nêu trên Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Nếu kết thúc thời hạn quy định mà người nộp đơn nộp đầy đủ và đúng hạn các loại phí, lệ phí theo quy định thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn tương ứng, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

Nếu kết thúc thời hạn quy định mà người nộp đơn có ý kiến giải trình nhưng không xác đáng hoặc giải trình xác đáng một phần kết quả thẩm định nội dung, Cục Sở hữu trí tuệ thông báo kết quả thẩm định nội dung với dự định cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với phần đáp ứng điều kiện bảo hộ, lý do từ chối cấp cho phần còn lại (hoặc phần không bảo hộ riêng), và ấn định thời hạn 03 tháng kể từ ngày ra thông báo để người nộp đơn nộp lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, phí công bố và phí đăng bạ quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Nếu kết thúc thời hạn quy định mà người nộp đơn không nộp phí, lệ phí theo quy định thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn nêu trên Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Nếu kết thúc thời hạn quy định mà người nộp đơn nộp đầy đủ và đúng hạn các loại phí, lệ phí theo quy định thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn tương ứng, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, trong đó nêu rõ lý do từ chối cấp đối với phần bị từ chối tương ứng.

- Bước 7: Công bố, đăng bạ quyết định cấp văn bằng bảo hộ.

Quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu được Cục Sở hữu trí tuệ công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày ra quyết định và được ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp theo quy định.

b. Cách thức thực hiện:

- Trực tuyến qua Hệ thống giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Khoa học và Công nghệ;

- Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

c. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Các thành phần hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 100, 101 và Điều 105 Luật Sở hữu trí tuệ, Phần IV Phụ lục I Nghị định 65/2023/NĐ-CP và Điều 24 Thông tư 23/2023/TT-BKHCN bao gồm:

+ Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo Mẫu số 08 tại Phụ lục I Nghị định số 65/2023/NĐ-CP;

+ Mẫu nhãn hiệu (05 mẫu kích thước 80 x 80 mm) và danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu;

+ Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (biểu tượng, cờ, huy hiệu, con dấu…);

+ Đối với đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận phải có:

● Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận;

● Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);

● Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cho phép sử dụng địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);

+ Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn thông qua đại diện);

+ Tài liệu chứng minh quyền đăng ký nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;

+ Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;

+ Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

d. Thời hạn giải quyết:

- Thẩm định hình thức:

+ 01 tháng kể từ ngày nộp đơn trong trường hợp đơn hợp lệ;

+ 01 tháng 10 ngày trong trường hợp người nộp đơn chủ động sửa đổi, bổ sung đơn trước khi Cục Sở hữu trí tuệ ra thống báo thẩm định hình thức đơn;

+ 03 tháng 10 ngày trong trường hợp đơn không hợp lệ và người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót trong thời hạn theo quy định.

+ 03 tháng 20 ngày trong trường hợp người nộp đơn chủ động sửa đổi, bổ sung đơn trước khi Cục Sở hữu trí tuệ ra thống báo thẩm định hình thức đơn nhưng đơn vẫn không hợp lệ và người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót trong thời hạn theo quy định.

- Công bố đơn: trong thời hạn 02 tháng từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ;

- Thẩm định nội dung đơn:

+ 09 tháng kể từ ngày công bố đơn;

+ 12 tháng kể từ ngày công bố đơn trong trường hợp người nộp đơn chủ động sửa đổi, bổ sung đơn trước khi Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo thẩm định nội dung đơn;

+ 12 tháng 15 ngày kể từ ngày công bố đơn trong trường hợp đơn không đáp ứng điều kiện bảo hộ/thiếu sót và người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót trong thời hạn theo quy định;

+ 15 tháng 15 ngày kể từ ngày công bố đơn trong trường hợp người nộp đơn chủ động sửa đổi, bổ sung đơn trước khi Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo thẩm định nội dung đơn và đơn không đáp ứng điều kiện bảo hộ/thiếu sót và người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót trong thời hạn theo quy định.

- Cấp văn bằng bảo hộ: trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày người nộp đơn nộp đầy đủ và đúng hạn các khoản phí và lệ phí;

- Công bố quyết định cấp văn bằng bảo hộ trên Công báo Sở hữu công nghiệp: 60

ngày kể từ ngày ra quyết định.

đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức. e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Sở hữu trí tuệ. g. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ/Quyết định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ/Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ.

- Thông báo dự định từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu/Quyết định cấp/từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

- Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu theo Mẫu số 13 tại Phụ lục II Nghị định số 65/2023/NĐ-CP.

h. Phí, lệ phí:

- Lệ phí nộp đơn: 150.000 đồng (cho mỗi đơn)

+ Trường hợp tổ chức, cá nhân nộp đơn theo hình thức trực tuyến:

(i) Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2024 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2025, mức thu lệ phí nộp đơn: 75.000 đồng/đơn.

(ii) Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2026 trở đi, mức thu lệ phí nộp đơn: 150.000 đồng/đơn.

- Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên: 600.000 đồng/mỗi đơn/mỗi yêu cầu

- Phí công bố đơn: 120.000 đồng

- Phí thẩm định đơn: 550.000 đồng (cho mỗi nhóm có 6 sản phẩm/dịch vụ) (từ sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi trong mỗi nhóm: 120.000 đồng/1 sản phẩm/dịch vụ)

- Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ việc thẩm định: 180.000 đồng (cho mỗi nhóm có 6 sản phẩm/dịch vụ, từ sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi: 30.000 đồng/1 sản phẩm/dịch vụ)

- Phí phân loại quốc tế hàng hóa/dịch vụ: 100.000 đồng (cho mỗi nhóm có 6 sản phẩm/dịch vụ, từ sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi: 20.000 đồng/1 sản phẩm/dịch vụ)

- Lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu: 120.000 đồng (cho 1 nhóm sản phẩm/dịch vụ đầu tiên, từ nhóm sản phẩm/dịch vụ thứ 2 trở đi: 100.000 đồng/1nhóm)

- Phí đăng bạ Quyết định cấp Văn bằng bảo hộ: 120.000 đồng

- Phí công bố Quyết định cấp Văn bằng bảo hộ: 120.000 đồng.

i. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo Mẫu số 08 tại Phụ lục I Nghị định số 65/2023/NĐ-CP.

Lưu ý: tại phần “Danh mục các hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu” trong Tờ khai, nếu người nộp đơn không tự phân loại hoặc phân loại không chính xác thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ thực hiện việc này và người nộp đơn phải nộp phí dịch vụ phân loại theo quy định.

k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện sau có quyền đăng ký nhãn hiệu:

+ Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp;

+ Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó;

+ Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý, đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;

+ Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hoá, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý, đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;

+ Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với điều kiện (i) việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hóa, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh; (ii) việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ.

- Người có quyền đăng ký, kể cả người đã nộp đơn đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng.

- Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của Điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp có lý do chính đáng.

l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29/11/2005, được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 36/2009/QH12 ngày 19/6/2009, Luật số 42/2019/QH14 ngày 14 tháng 6 năm 2019 và Luật số 07/2022/QH15 ngày 16 tháng 6 năm 2022;

- Nghị định số 65/2023/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2023 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ;

- Thông tư số 23/2023/TT-BKHCN ngày 30/11/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ và biện pháp thi hành Nghị định số 65/2023/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ liên quan đến thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp và bảo đảm thông tin sở hữu công nghiệp;

- Thông tư số 263/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp, sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 31/2020/TT-BTC ngày 04 tháng 5 năm 2020 và Thông tư số 63/2023/TT-BTC ngày 16 tháng 10 năm 2023.

 

Phụ lục I - Mẫu số 08
Nghị định số 65/2023/NĐ-CP

 

Phụ lục II - Mẫu số 13
Nghị định số 65/2023/NĐ-CP

 

7. Thủ tục đăng ký chỉ dẫn địa lý

a. Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tiếp nhận đơn

Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký chỉ dẫn địa lý đến Cục Sở hữu trí tuệ.

- Bước 2: Thẩm định hình thức đơn

Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không (Ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ/từ chối chấp nhận đơn). Đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý được Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định hình thức trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày tiếp nhận đơn.

+ Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, trong đó phải nêu rõ tên, địa chỉ của người nộp đơn, tên người được ủy quyền đại diện (nếu có) và các thông tin về đối tượng nêu trong đơn, ngày nộp đơn, số đơn và gửi cho người nộp đơn;

+ Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn trong đó nêu rõ các lý do, thiếu sót khiến cho đơn có thể bị từ chối chấp nhận và ấn định thời hạn 2 tháng để người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót. Nếu người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót/sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu/không có ý kiến phản đối/ý kiến phản đối không xác đáng trong thời hạn ấn định thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối chấp nhận đơn và gửi cho người nộp đơn.

+ Trường hợp người nộp đơn chủ động yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn hoặc phản hồi thông báo của Cục Sở hữu trí tuệ, thời hạn thẩm định hình thức được kéo dài thêm 10 ngày.

- Bước 3: Công bố đơn

Sau khi có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, đơn sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp theo quy định.

- Bước 4: Thẩm định nội dung đơn

Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ.

- Bước 5: Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ

+ Nếu đối tượng yêu cầu bảo hộ nêu trong đơn không đáp ứng điều kiện bảo hộ hoặc thuộc các trường hợp nêu tại Điều 117 của Luật Sở hữu trí tuệ hoặc đáp ứng điều kiện bảo hộ nhưng đơn còn có thiếu sót, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo kết quả thẩm định nội dung, trong đó nêu rõ dự định từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý, lý do từ chối hoặc thiếu sót của đơn và ấn định thời hạn 03 tháng kể từ ngày ra thông báo để người nộp đơn có ý kiến. Nếu kết thúc thời hạn mà người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót hoặc sửa chữa không đạt yêu cầu, không có ý kiến phản đối hoặc có ý kiến phản đối nhưng không xác đáng thì trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn nêu trên, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý.

+ Nếu đối tượng yêu cầu bảo hộ nêu trong đơn đáp ứng điều kiện bảo hộ hoặc người nộp đơn đã sửa chữa thiếu sót đạt yêu cầu hoặc có ý kiến giải trình xác đáng kết quả thẩm định nội dung trong thời hạn quy định, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo kết quả thẩm định nội dung đơn, trong đó có nêu dự định cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý và ấn định thời hạn 03 tháng kể từ ngày ra thông báo để người nộp đơn nộp lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý, phí công bố và phí đăng bạ quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý.

+ Nếu kết thúc thời hạn quy định mà người nộp đơn không nộp đủ các loại phí, lệ phí theo quy định thì trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn nêu trên, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý.

+ Nếu người nộp đơn nộp đầy đủ và đúng hạn các loại phí, lệ phí theo quy định thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn tương ứng, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về chỉ dẫn địa lý và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp.

- Bước 6: Công bố, đăng bạ quyết định cấp văn bằng bảo hộ.

Quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý được Cục Sở hữu trí tuệ công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày ra quyết định và được ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp theo quy định.

b. Cách thức thực hiện:

- Trực tuyến qua Hệ thống giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Khoa học và Công nghệ;

- Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

c. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Các thành phần hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 100, 101 và 106 Luật Sở hữu trí tuệ, Phần IV Phụ lục I Nghị định 65/2023/NĐ-CP và Điều 28 Thông tư 23/2023/TT-BKHCN bao gồm:

+ Tờ khai đăng ký chỉ dẫn địa lý theo Mẫu số 09 tại Phụ lục I Nghị định số 65/2023/NĐ-CP;

+ Mẫu trình bày chỉ dẫn địa lý (05 mẫu, nếu chỉ dẫn địa lý không phải là từ ngữ, kích thước không lớn hơn 80mm x 80mm và không nhỏ hơn 20mm x 20mm );

+ Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý;

+ Bản mô tả tính chất đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý;

+ Bản đồ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý;

+ Tài liệu chứng minh chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại nước có chỉ dẫn địa lý đó (nếu là chỉ dẫn địa lý của nước ngoài);

+ Tài liệu thuyết minh về điều kiện sử dụng và cách thức trình bày chỉ dẫn địa lý để bảo đảm khả nằn phân biệt giữa các chỉ dẫn địa lý (nếu là chỉ dẫn địa lý đồng âm);

+ Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn thông qua đại diện);

+ Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

d. Thời hạn giải quyết:

- Thẩm định hình thức:

+ 01 tháng kể từ ngày nộp đơn trong trường hợp đơn hợp lệ;

+ 01 tháng 10 ngày trong trường hợp người nộp đơn chủ động sửa đổi, bổ sung đơn trước khi Cục Sở hữu trí tuệ ra thống báo thẩm định hình thức đơn;

+ 03 tháng 10 ngày trong trường hợp đơn không hợp lệ và người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót trong thời hạn theo quy định;

+ 03 tháng 20 ngày trong trường hợp người nộp đơn chủ động sửa đổi, bổ sung đơn trước khi Cục Sở hữu trí tuệ ra thống báo thẩm định hình thức đơn nhưng đơn vẫn không hợp lệ và người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót trong thời hạn theo quy định.

- Công bố đơn: trong thời hạn 02 tháng từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ;

- Thẩm định nội dung đơn:

+ 06 tháng kể từ ngày công bố đơn;

+ 08 tháng kể từ ngày công bố đơn trong trường hợp người nộp đơn chủ động sửa đổi, bổ sung đơn trước khi Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo thẩm định nội dung đơn;

+ 09 tháng 15 ngày kể từ ngày công bố đơn trong trường hợp đơn không đáp ứng điều kiện bảo hộ/thiếu sót và người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót trong thời hạn theo quy định;

+ 11 tháng 15 ngày kể từ ngày công bố đơn trong trường hợp người nộp đơn chủ động sửa đổi, bổ sung đơn trước khi Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo thẩm định nội dung đơn và đơn không đáp ứng điều kiện bảo hộ/thiếu sót và người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót trong thời hạn theo quy định.

+ Trong trường hợp đơn có ý kiến phản đối đơn, thời hạn dành cho người nộp đơn trả lời ý kiến phản đối của người phản đối và thời hạn dành cho người phản đối phản hồi ý kiến của người nộp đơn không tính vào thời hạn dành cho Cục Sở hữu trí tuệ thực hiện các thủ tục liên quan theo quy định.

- Cấp văn bằng bảo hộ: trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày người nộp đơn nộp đầy đủ và đúng hạn các khoản phí và lệ phí;

- Công bố quyết định cấp văn bằng bảo hộ trên Công báo Sở hữu công nghiệp: 60 ngày kể từ ngày ra quyết định.

đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.

e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Sở hữu trí tuệ.

g. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ/Quyết định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ/Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ.

- Thông báo dự định từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý/ Quyết định cấp/từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý.

- Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý theo Mẫu số 14 tại Phụ lục II Nghị định số 65/2023/NĐ-CP.

h. Phí, lệ phí:

- Lệ phí nộp đơn: 150.000 đồng (mỗi đơn);

+ Trường hợp tổ chức, cá nhân nộp đơn theo hình thức trực tuyến:

(i) Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2024 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2025, mức thu lệ phí nộp đơn: 75.000 đồng/đơn.

(ii) Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2026 trở đi, mức thu lệ phí nộp đơn: 150.000 đồng/đơn.

- Phí công bố đơn: 120.000 đồng;

- Phí thẩm định đơn: 1.200.000 đồng;

- Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ việc thẩm định: 180.000 đồng;

- Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý: 120.000 đồng;

- Phí đăng bạ Quyết định cấp Văn bằng bảo hộ: 120.000 đồng;

- Phí công bố Quyết định cấp Văn bằng bảo hộ: 120.000 đồng.

i. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Tờ khai đăng ký chỉ dẫn địa lý theo Mẫu số 09 tại Phụ lục I Nghị định số 65/2023/NĐ-CP.

k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý của Việt Nam thuộc về Nhà nước.

- Nhà nước cho phép tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, tổ chức tập thể đại diện cho các tổ chức, cá nhân đó hoặc cơ quan quản lý hành chính địa phương nơi có chỉ dẫn địa lý thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý. Tổ chức, cá nhân thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý không trở thành chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý đó.

- Tổ chức, cá nhân nước ngoài là chủ thể quyền đối với chỉ dẫn địa lý theo pháp luật của nước xuất xứ có quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý đó tại Việt Nam.

l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005, được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 36/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009, Luật số 42/2019/QH14 ngày 14 tháng 6 năm 2019 và Luật số 07/2022/QH15 ngày 16 tháng 6 năm 2022;

- Nghị định số 65/2023/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2023 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ;

- Thông tư số 23/2023/TT-BKHCN ngày 30/11/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ và biện pháp thi hành Nghị định số 65/2023/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ liên quan đến thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp và bảo đảm thông tin sở hữu công nghiệp;

- Thông tư số 263/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp, sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 31/2020/TT-BTC ngày 04 tháng 5 năm 2020 và Thông tư số 63/2023/TT-BTC ngày 16 tháng 10 năm 2023.

 

Phụ lục I - Mẫu số 09
Nghị định số 65/2023/NĐ-CP

Phụ lục II - Mẫu số 14
Nghị định số 65/2023/NĐ-CP

 

8. Thủ tục phản đối đơn đăng ký sở hữu công nghiệp

a. Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tiếp nhận đơn

Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ phản đối đơn đăng ký sở hữu công nghiệp đến Cục Sở hữu trí tuệ.

- Bước 2: Thẩm định đơn phản đối

+ Trường hợp đơn phản đối được nộp quá thời hạn phản đối theo quy định tại Điều 112a Luật Sở hữu trí tuệ, Cục Sở hữu trí tuệ từ chối chấp nhận đơn ngay tại thời điểm tiếp nhận đơn.

+ Trường hợp đơn phản đối liên quan đến quyền đăng ký mà chưa có cơ sở rõ ràng để xác định về việc người nộp đơn không có quyền nộp đơn theo quy định hoặc chưa có cơ sở rõ ràng xác định quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu đối với dấu hiệu là hoặc có chứa dấu hiệu là địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam theo quy định, Cục Sở hữu trí tuệ thông báo để người phản đối nộp đơn khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. Trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo nêu trên mà người phản đối không gửi cho Cục Sở hữu trí tuệ bản sao thông báo thụ lý vụ án của Tòa án thì Cục Sở hữu trí tuệ coi như người phản đối rút bỏ ý kiến phản đối và tiếp tục xử lý đơn như không có ý kiến phản đối. Trường hợp Cục Sở hữu trí tuệ nhận được bản sao thông báo thụ lý vụ án của Tòa án của người phản đối trong thời hạn nêu trên, Cục Sở hữu trí tuệ tạm dừng việc xử lý đơn để chờ kết quả giải quyết tranh chấp của Tòa án. Sau khi nhận được kết quả giải quyết của Tòa án, việc xử lý đơn sẽ được tiến hành phù hợp với kết quả đó

+ Trường hợp đơn phản đối đáp ứng quy định về thời hạn phản đối theo quy định tại Điều 112a Luật Sở hữu trí tuệ, Cục Sở hữu trí tuệ thông báo về ý kiến phản đối cho người nộp đơn, trong đó ấn định thời hạn 02 tháng kể từ ngày ra thông báo để người nộp đơn trả lời bằng văn bản (trừ trường hợp nhãn hiệu bị phản đối trùng với nhãn hiệu do bên phản đối đưa ra hoặc có cơ sở rõ ràng để kết luận nhãn hiệu bị phản đối tương tự gây nhầm lẫn hoặc không tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của bên phản đối hoặc ý kiến của người phản đối liên quan đến quyền đăng ký).

+ Sau khi nhận được ý kiến phản hồi của người nộp đơn, nếu xét thấy cần thiết, Cục Sở hữu trí tuệ thông báo về ý kiến phản hồi cho người phản đối và ấn định thời hạn 02 tháng kể từ ngày ra thông báo để người phản đối trả lời bằng văn bản về ý kiến phản hồi đó

+ Cục Sở hữu trí tuệ xử lý ý kiến phản đối trên cơ sở thông tin, chứng cứ, lập luận do các bên cung cấp (nếu có) và tài liệu có trong đơn và thông báo kết quả xử lý ý kiến phản đối cùng với kết quả thẩm định nội dung đơn tương ứng cho người phản đối.

b. Cách thức thực hiện:

- Trực tuyến qua Hệ thống giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Khoa học và Công nghệ;

- Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

c. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Các thành phần hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 112a Luật Sở hữu trí tuệ và Điều 11 Thông tư 23/2023/TT-BKHCN bao gồm:

+ Văn bản thể hiện ý kiến phản đối;

+ Tài liệu hoặc trích dẫn nguồn thông tin để chứng minh ý kiến phản đối;

+ Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn thông qua đại diện);

+ Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

d. Thời hạn giải quyết: Tùy thuộc vào thời hạn ra kết quả thẩm định nội dung đơn tương ứng.

e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Sở hữu trí tuệ.

g. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Thông báo kết quả xử lý ý kiến phản đối cùng với kết quả thẩm định nội dung đơn tương ứng.

h. Phí, lệ phí:

Phí giải quyết yêu cầu phản đối đơn về sở hữu công nghiệp (đối với nhãn hiệu cho mỗi nhóm, đối với kiểu dáng công nghiệp cho mỗi phương án của từng sản phẩm, đối với sáng chế/giải pháp hữu ích cho mỗi điểm độc lập, đối với chỉ dẫn địa lý và thiết kế bố trí cho mỗi đơn): 550.000 đồng.

i. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Ý kiến phản đối phải được nôp trong thời hạn:

+ 09 tháng kể từ ngày đơn đăng ký sáng chế được công bố;

+ 04 tháng kể từ ngày đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được công bố;

+ 05 tháng kể từ ngày đơn đăng ký nhãn hiệu được công bố;

+ 03 tháng kể từ ngày đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý được công bố.

- Ý kiến phản đối phải được lập thành văn bản kèm theo tài liệu hoặc trích dẫn nguồn thông tin để chứng minh.

l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005, được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 36/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009, Luật số 42/2019/QH14 ngày 14 tháng 6 năm 2019 và Luật số 07/2022/QH15 ngày 16 tháng 6 năm 2022;

- Thông tư số 23/2023/TT-BKHCN ngày 30/11/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ và biện pháp thi hành Nghị định số 65/2023/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ liên quan đến thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp và bảo đảm thông tin sở hữu công nghiệp;

- Thông tư số 263/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp, sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 31/2020/TT-BTC ngày 04 tháng 5 năm 2020 và Thông tư số 63/2023/TT-BTC ngày 16 tháng 10 năm 2023.

 

9. Thủ tục giải quyết khiếu nại liên quan đến sở hữu công nghiệp

a. Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tiếp nhận đơn

Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ yêu cầu giải quyết khiếu nại liên quan đến các thủ tục về sở hữu công nghiệp đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại (là Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ nếu là khiếu nại lần đầu) hoặc (là Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ nếu là khiếu nại lần hai).

- Bước 2: Thụ lý đơn khiếu nại

Việc thụ lý giải quyết đơn khiếu nại được thực hiện theo quy định tại Điều 27 của Luật Khiếu nại và khoản 1 Điều 119a của Luật Sở hữu trí tuệ. Cụ thể, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đơn khiếu nại, người giải quyết khiếu nại phải:

+ Ra thông báo không thụ lý giải quyết khiếu nại nếu đơn thuộc một trong các trường hợp không được thụ lý giải quyết khiếu nại theo quy định, trong đó nêu rõ lý do từ chối; hoặc

+ Ra thông báo thụ lý giải quyết khiếu nại nếu đơn không thuộc các trường hợp không được thụ lý giải quyết khiếu nại theo quy định, trong đó ghi nhận ngày thụ lý đơn và xác định phí tra cứu và/hoặc phí thẩm định đối với trường hợp phải thẩm định lại để phục vụ việc giải quyết khiếu nại tương ứng với nội dung khiếu nại (nếu có) và ấn định thời hạn 01 tháng để người khiếu nại nộp phí.

+ Nếu người khiếu nại không nộp phí thẩm định đối với trường hợp phải thẩm định lại để phục vụ việc giải quyết khiếu nại theo thông báo thụ lý giải quyết khiếu nại nêu trên, đơn khiếu nại được giải quyết trên cơ sở các tài liệu có trong hồ sơ.

- Bước 3: Giải quyết khiếu nại

+ Người giải quyết khiếu nại thông báo bằng văn bản về nội dung khiếu nại cho bên liên quan và ấn định thời hạn 01 tháng kể từ ngày ra thông báo để người đó có ý kiến (nếu có);

+ Bên liên quan có quyền cung cấp thông tin, chứng cứ chứng minh cho lý lẽ của mình trong thời hạn nêu trên, người giải quyết khiếu nại có trách nhiệm xem xét các thông tin, chứng cứ đó khi giải quyết khiếu nại;

+ Người giải quyết khiếu nại thông báo bằng văn bản về nội dung ý kiến của bên liên quan và ấn định thời hạn 02 tháng kể từ ngày ra thông báo để người khiếu nại có ý kiến phản hồi ý kiến của bên liên quan;

+ Nếu kết thúc thời hạn ấn định mà một bên không có ý kiến thì đơn khiếu nại sẽ được giải quyết trên cơ sở các tài liệu có trong đơn, bao gồm cả tài liệu thể hiện ý kiến của bên kia.

+ Căn cứ vào kết quả xem xét lại quyết định, thông báo bị khiếu nại, người giải quyết khiếu nại ra quyết định giải quyết khiếu nại, trong đó phải có các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 31 của Luật Khiếu nại.

- Bước 4: Công bố quyết định:

Quyết định giải quyết khiếu nại được công bố trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan giải quyết khiếu nại trong thời hạn 15 ngày và trên Công báo sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày ký quyết định.

b. Cách thức thực hiện:

- Trực tuyến qua Hệ thống giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Khoa học và Công nghệ;

- Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng (nếu là khiếu nại lần đầu) hoặc tới trụ sở Bộ Khoa học và Công nghệ tại Hà Nội (nếu là khiếu nại lần hai).

c. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Các thành phần hồ sơ theo quy định tại Điều 119a Luật Sở hữu trí tuệ và Điều 36 Thông tư 23/2023/TT-BKHCN bao gồm:

+ Đơn khiếu nại được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Nghị định số 124/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại;

+ Bản sao quyết định hoặc thông báo bị khiếu nại của Cục Sở hữu trí tuệ và bản sao đơn đăng ký sở hữu công nghiệp là đối tượng của quyết định hoặc thông báo đó (trong trường hợp người nộp đơn khiếu nại lần hai); hoặc tài liệu chỉ dẫn thông tin về các tài liệu nêu trên;

+ Bản sao quyết định giải quyết khiếu nại lần thứ nhất (đối với khiếu nại lần thứ hai);

+ Chứng cứ (bằng chứng hoặc vật chứng) dùng để chứng minh, làm rõ lập luận khiếu nại. Chứng cứ có thể được nộp bổ sung trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nộp đơn khiếu nại.

+ Giấy uỷ quyền (nếu nộp đơn thông qua đại diện).

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

d. Thời hạn giải quyết:

- 10 ngày để ra thông báo thụ lý hoặc không thụ lý hồ sơ kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ;

- 01 tháng kể từ ngày ra thông báo để người có quyền, lợi ích liên quan trực tiếp có ý kiến;

- 30 ngày kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn này là 45 ngày (đối với khiếu nại lần thứ nhất);

- 45 ngày kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn này là 60 ngày (đối với khiếu nại lần thứ hai).

đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.

e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Sở hữu trí tuệ (khiếu nại lần đầu), Bộ Khoa học và Công nghệ (khiếu nại lần hai).

g. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Thông báo thụ lý/từ chối thụ lý đơn khiếu nại

- Quyết định giải quyết khiếu nại.

h. Phí, lệ phí:

- Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ việc thẩm định, giải quyết khiếu nại và các công việc khác trong phạm vi trách nhiệm:

+ Sáng chế (bao gồm cả giải pháp hữu ích): 600.000 đồng (mỗi điểm độc lập của yêu cầu bảo hộ);

+ Kiểu dáng công nghiệp: 480.000 đồng (cho mỗi phương án của từng sản phẩm);

+ Nhãn hiệu: 180.000 đồng (cho mỗi nhóm có đến 6 sản phẩm/dịch vụ), nếu đối tượng tra cứu là nhãn hiệu có trên 6 sản phẩm/dịch vụ trong một nhóm, phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi: 30.000 đồng;

+ Chỉ dẫn địa lý (bao gồm cả tên gọi xuất xứ hàng hoá): 180.000 đồng (cho mỗi đơn).

- Phí thẩm định để giải quyết khiếu nạicác đối tượng sở hữu công nghiệp:

+ Sáng chế (bao gồm cả giải pháp hữu ích): 900.000 đồng (mỗi điểm độc lập của yêu cầu bảo hộ);

+ Kiểu dáng công nghiệp: 700.000 đồng (mỗi phương án của từng sản phẩm);

+ Nhãn hiệu: 550.000 đồng (mỗi nhóm có đến 6 sản phẩm/dịch vụ) nếu đơn nhãn hiệu có trên 6 sản phẩm/dịch vụ trong một nhóm, phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi: 120.000 đồng;

+ Chỉ dẫn địa lý (bao gồm cả tên gọi xuất xứ hàng hoá): 1.200.000 đồng (mỗi đơn);

+ Thiết kế bố trí mạch tích hợp: 180.000 đồng (mỗi đơn).

i. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn khiếu nại được làm theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định số 124/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại.

k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Người nộp đơn khiếu nại phải là người có quyền, lợi ích liên quan trực tiếp đến quyết định hoặc thông báo liên quan đến việc xử lý đơn đăng ký xác lập quyền, duy trì, gia hạn, sửa đổi, chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp, đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp do cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ban hành.

- Đơn khiếu nại phải được nộp trong thời hiệu quy định tại các Điều 9 và 33 của Luật Khiếu nại.

l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005, được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 36/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009, Luật số 42/2019/QH14 ngày 14 tháng 6 năm 2019 và Luật số 07/2022/QH15 ngày 16 tháng 6 năm 2022;

- Luật Khiếu nại số 02/2011/QH13 ngày 11/11/2011;

- Nghị định số 124/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại;

- Nghị định số 65/2023/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2023 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ;

- Thông tư số 23/2023/TT-BKHCN ngày 30/11/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ và biện pháp thi hành Nghị định số 65/2023/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ liên quan đến thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp và bảo đảm thông tin sở hữu công nghiệp;

- Thông tư số 263/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp, được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 31/2020/TT-BTC ngày 04/5/2020 và Thông tư số 63/2023/TT-BTC ngày 16 tháng 10 năm 2023.

 

Mẫu số 01
Nghị định 124/2020/NĐ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

..., ngày... tháng ... năm...

ĐƠN KHIẾU NẠI

Kính gửi:                                         (1)

Họ và tên người khiếu nại:.................................................................................. ;

Địa chỉ:.......................................................................................................... (2);

Số CMND/Hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân........................, ngày cấp............. ,

nơi cấp:                            (3).

Tên của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại:................................................. ;

Địa chỉ:................................................................................. (4);

Khiếu nại về việc:............................................................................. (5);

Nội dung khiếu nại:.............................................................................. (6).

(Tài liệu, chứng cứ kèm theo - nếu có).

 

 

NGƯỜI KHIẾU NẠI
(Chữ ký hoặc điểm chỉ)




Họ và tên

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại. (2) Họ, tên và địa chỉ của người khiếu nại:

- Nếu là người đại diện của cơ quan, tổ chức thực hiện việc khiếu nại thì ghi rõ chức danh, tên cơ quan, tổ chức mà mình được đại diện;

- Nếu là người được ủy quyền khiếu nại thì ghi rõ cơ quan, tổ chức, cá nhân ủy quyền.

(3) Nếu người khiếu nại không có CMND/Hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân thì ghi các thông tin theo giấy tờ tùy thân.

(4) Tên và địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại.

(5) Khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về việc gì (ghi rõ khiếu nại lần đầu hoặc lần hai).

(6) Ghi tóm tắt nội dung khiếu nại; ghi rõ cơ sở của việc khiếu nại; yêu cầu giải quyết khiếu nại.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 3038/QĐ-BKHCN năm 2023 công bố thủ tục hành chính mới, bị bãi bỏ trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ

  • Số hiệu: 3038/QĐ-BKHCN
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 18/12/2023
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
  • Người ký: Bùi Thế Duy
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 18/12/2023
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản