Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3033/QĐ-UBND | Hà Nội, ngày 07 tháng 7 năm 2021 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật số 47/2019/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về Kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 3633/TTr-SLĐTBXH ngày 18/6/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thông qua phương án đơn giản hóa 22 thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội (Chi tiết tại Phụ lục kèm theo).
2. Giao Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố kiểm tra, đôn đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan liên quan thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành thuộc thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3033/QĐ-UBND ngày 07 tháng 7 năm 2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội)
I. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TRUNG ƯƠNG
1. Cấp giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy tự nguyện
a) Nội dung đơn giản hóa:
- Thời gian thực hiện: Giảm 01 ngày làm việc tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội so với quy định.
- Lý do: Thời gian theo quy định hiện hành tối đa tại Sở là 20 ngày làm việc, thực tế giải quyết thấy có thể rút ngắn được thành 19 ngày làm việc (giảm 01 ngày làm việc, tương đương 5% thời gian quy định).
b) Kiến nghị thực thi: Đề nghị sửa đổi Khoản 8 Điều 1 Nghị định số 94/2011/NĐ-CP ngày 18/10/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 147/2003/NĐ-CP ngày 02/12/2003 của Chính phủ quy định về điều kiện, thủ tục cấp phép và quản lý hoạt động của các cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện.
II. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP THÀNH PHỐ
a) Nội dung đơn giản hóa:
- Thời gian thực hiện: Giảm 01 ngày làm việc so với quy định.
- Lý do: Thời gian theo quy định hiện hành tối đa là 05 ngày làm việc, thực tế giải quyết thấy có thể rút ngắn được thành 04 ngày làm việc (giảm 01 ngày làm việc, tương đương 20% thời gian quy định).
b) Kiến nghị thực thi: Đề nghị sửa đổi Khoản 2 Điều 16 Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.
a) Nội dung đơn giản hóa:
- Thời gian thực hiện: Giảm 01 ngày làm việc so với quy định.
- Lý do: Thời gian theo quy định hiện hành tối đa là 15 ngày làm việc. Năm 2018, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã đề xuất giảm 01 ngày làm việc còn 14 ngày làm việc (đã được UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 603/QĐ-UBND ngày 01/02/2018), đến nay thực tế giải quyết thấy có thể rút ngắn được thành 13 ngày làm việc (giảm 01 ngày làm việc, tương đương 7,14% thời gian quy định).
b) Kiến nghị thực thi: Đề nghị sửa đổi Khoản 1 Điều 30 Nghị định số 103/2017/NĐ-CP ngày 12/9/2017 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động, giải thể và quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội.
a) Nội dung đơn giản hóa:
- Thời gian thực hiện: Giảm 02 ngày làm việc so với quy định.
- Lý do: Thời gian theo quy định hiện hành tối đa là 15 ngày làm việc, thực tế giải quyết thấy có thể rút ngắn được thành 13 ngày làm việc (giảm 02 ngày làm việc, tương đương 13,33% thời gian quy định).
b) Kiến nghị thực thi: Đề nghị sửa đổi Khoản 1 Điều 30 Nghị định số 103/2017/NĐ-CP ngày 12/9/2017 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động, giải thể và quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội.
- Nội dung đơn giản hóa: bỏ thành phần hồ sơ là bản sao giấy xác nhận khuyết tật.
- Lý do: Trong quá trình thẩm định cán bộ thụ lý hồ sơ có thể đối chiếu trực tiếp với giấy xác nhận khuyết tật đang lưu trữ kèm theo hợp đồng lao động tại cơ sở.
- Kiến nghị thực thi: Đề xuất kiến nghị sửa đổi điểm c khoản 1 Thông tư 18/2018/TT-BLĐTBXH ngày 30/10/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Lợi ích phương án đơn giản hóa:
Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 200.000 đồng/năm
Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 0 đồng/năm.
Chi phí tiết kiệm: 200.000 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 100 %.
- Nội dung đơn giản hóa: Giảm 01 thành phần hồ sơ và giảm số lượng 01 loại hồ sơ:
Bỏ thành phần hồ sơ là “Bản sao thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân của các sáng lập viên”.
Giảm số lượng hồ sơ: lý lịch tư pháp của các sáng lập viên thành chỉ yêu cầu lý lịch tư pháp của 01 người là sáng lập viên đồng thời làm đại diện pháp luật của cơ sở.
- Lý do:
Tại phiếu lí lịch tư pháp của các sáng lập viên đã xác nhận thông tin về chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân.
Thông thường người đại diện pháp luật của cơ sở là 01 người và đồng thời cũng là sáng lập viên. Việc bỏ lý lịch tư pháp của các sáng lập (từ 01 người trở lên) viên góp phần đơn giản hóa TTHC mà vẫn đảm bảo theo đúng quy định pháp luật. Đơn giản hóa TTHC nhưng vẫn đảm bảo được yêu cầu trong quá trình thẩm định, xem xét hồ sơ
- Kiến nghị thực thi: Đề xuất kiến nghị sửa đổi điểm 5 khoản 1 Điều 15 Nghị định 103/2017/NĐ-CP ngày 12/9/2017 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức hoạt động, giải thể và quản lý cơ sở trợ giúp xã hội.
- Lợi ích phương án đơn giản hóa:
Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 3.000.000 đồng/năm
Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 1.000.000 đồng/năm.
Chi phí tiết kiệm: 2.000.000 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 66.67 %.
6. Thành lập hội đồng quản trị trường trung cấp tư thục
a) Nội dung đơn giản hóa:
- Thời gian thực hiện: Giảm 03 ngày làm việc so với quy định.
- Lý do: Thời gian theo quy định hiện hành tối đa là 15 ngày làm việc, thực tế giải quyết thấy có thể rút ngắn được thành 12 ngày làm việc (giảm 03 ngày làm việc, tương đương 20% thời gian quy định).
b) Kiến nghị thực thi: Đề nghị sửa đổi Điểm đ Khoản 1 Điều 13 Thông tư số 47/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về điều lệ trường trung cấp.
7. Công nhận giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp tư thục
a) Nội dung đơn giản hóa:
- Thời gian thực hiện: Giảm 02 ngày làm việc so với quy định.
- Lý do: Thời gian theo quy định hiện hành tối đa là 20 ngày làm việc, thực tế giải quyết thấy có thể rút ngắn được thành 18 ngày làm việc (giảm 02 ngày làm việc, tương đương 10% thời gian quy định).
b) Kiến nghị thực thi: Đề nghị sửa đổi Điểm c Khoản 2 Điều 10 Thông tư số 57/2015/TT-BLĐTBXH ngày 25/12/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về điều lệ trung tâm giáo dục nghề nghiệp.
8. Công nhận hiệu trưởng trường trung cấp tư thục
a) Nội dung đơn giản hóa:
- Thời gian thực hiện: Giảm 02 ngày làm việc so với quy định.
- Lý do: Thời gian theo quy định hiện hành tối đa là 20 ngày làm việc, thực tế giải quyết thấy có thể rút ngắn được thành 18 ngày làm việc (giảm 02 ngày làm việc, tương đương 10% thời gian quy định).
b) Kiến nghị thực thi: Đề nghị sửa đổi Khoản 3 Điều 17 Thông tư số 47/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về điều lệ trường trung cấp.
a) Nội dung đơn giản hóa:
- Thời gian thực hiện: Giảm 02 ngày làm việc so với quy định.
- Lý do: Thời gian theo quy định hiện hành tối đa là 15 ngày làm việc, thực tế giải quyết thấy có thể rút ngắn được thành 13 ngày làm việc (giảm 02 ngày làm việc, tương đương 13,3% thời gian quy định).
b) Kiến nghị thực thi: Đề nghị sửa đổi Điểm c Khoản 4 Điều 11 Thông tư số 47/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về điều lệ trường trung cấp.
a) Nội dung đơn giản hóa:
- Thời gian thực hiện: Giảm 02 ngày làm việc so với quy định.
- Lý do: Thời gian theo quy định hiện hành tối đa là 15 ngày làm việc, thực tế giải quyết thấy có thể rút ngắn được thành 13 ngày làm việc (giảm 02 ngày làm việc, tương đương 13,33% thời gian quy định).
b) Kiến nghị thực thi: Đề nghị sửa đổi Điểm c Khoản 5 Điều 11 Thông tư số 47/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về điều lệ trường trung cấp.
a) Nội dung đơn giản hóa:
- Thơi gian thực hiện: Giảm 01 ngày so với quy định.
- Lý do: Thời gian theo quy định hiện hành tối đa là 05 ngày, thực tế giải quyết thấy có thể rút ngắn được thành 04 ngày (giảm 01 ngày, tương đương 20% thời gian quy định).
b) Kiến nghị thực thi: Đề nghị sửa đổi điểm 3.2 Mục IV Thông tư số 21/2007/TT-BLĐTBXH ngày 08/10/2007 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và Nghị định số 126/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 08 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
a) Nội dung đơn giản hóa:
- Thời gian thực hiện: Giảm 01 ngày làm việc so với quy định.
- Lý do: Thời gian theo quy định hiện hành tối đa là 25 ngày làm việc, thực tế giải quyết thấy có thể rút ngắn được thành 24 ngày làm việc (giảm 01 ngày làm việc, tương đương 4% thời gian quy định).
b) Kiến nghị thực thi: Đề nghị sửa đổi Khoản 13 Điều 1 Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.
13. Hỗ trợ kinh phí huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
a) Nội dung đơn giản hóa:
- Thời gian thực hiện: Giảm 01 ngày làm việc tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội so với quy định.
- Lý do: Thời gian theo quy định hiện hành tối đa tại Sở là 15 ngày làm việc, thực tế giải quyết thấy có thể rút ngắn được thành 14 ngày làm việc (giảm 01 ngày làm việc, tương đương 6,7% thời gian quy định), không bao gồm thời gian giải quyết tại cơ quan Bảo hiểm Xã hội thành phố Hà Nội theo quy định.
b) Kiến nghị thực thi: Đề nghị sửa đổi Khoản 2 Điều 36 Nghị định số 88/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc.
a) Nội dung đơn giản hóa:
- Thời gian thực hiện: Giảm 01 ngày làm việc tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội so với quy định.
- Lý do: Thời gian theo quy định hiện hành tối đa tại Sở là 05 ngày làm việc, thực tế giải quyết thấy có thể rút ngắn được thành 04 ngày làm việc (giảm 01 ngày làm việc, tương đương 20% thời gian quy định), không bao gồm thời gian giải quyết tại cơ quan Bảo hiểm Xã hội thành phố Hà Nội theo quy định.
b) Kiến nghị thực thi: Đề nghị sửa đổi Khoản 2 Điều 19, Khoản 2 Điều 23 Nghị định số 88/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc.
a) Nội dung đơn giản hóa:
- Thời gian thực hiện: Giảm 01 ngày làm việc tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội so với quy định.
- Lý do: Thời gian theo quy định hiện hành tối đa tại Sở là 10 ngày, thực tế giải quyết thấy có thể rút ngắn được thành 09 ngày (giảm 01 ngày, tương đương 10% thời gian quy định).
b) Kiến nghị thực thi: Đề nghị Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ sửa đổi Khoản 2 Điều 2 Quyết định số 24/2016/QĐ-TTg ngày 14/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ về trợ cấp một lần đối với người có thành tích tham gia kháng chiến được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
16. Giám định vết thương còn sót
a) Nội dung đơn giản hóa:
- Thời gian thực hiện: Giảm 01 ngày làm việc tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội so với quy định.
- Lý do: Thời gian theo quy định hiện hành tối đa tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là 25 ngày làm việc (chưa tính thời gian giải quyết tại Hội đồng giám định y khoa Thành phố). Trong đó: 15 ngày làm việc để giới thiệu sang Hội đồng giám định y khoa Thành phố; 10 ngày làm việc sau khi có kết quả giám định từ Hội đồng giám định y khoa Thành phố chuyển về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội), thực tế thấy có thể rút ngắn được thành 14 ngày làm việc để giới thiệu sang Hội đồng giám định y khoa Thành phố (giảm 01 ngày làm việc, tương đương 4% thời gian quy định).
b) Kiến nghị thực thi: Đề nghị sửa đổi Điểm b Khoản 2 Điều 21 Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân.
17. Giải quyết hưởng chế độ ưu đãi đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học
a) Nội dung đơn giản hóa:
- Thời gian thực hiện: Giảm 01 ngày tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội so với quy định.
- Lý do: Thời gian theo quy định hiện hành tối đa tại Sở là 20 ngày, thực tế giải quyết thấy có thể rút ngắn được thành 19 ngày (giảm 01 ngày, tương đương 5% thời gian quy định).
b) Kiến nghị thực thi: Đề nghị sửa đổi Điểm d Khoản 2 Điều 29 Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân.
III. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP HUYỆN
a) Nội dung đơn giản hóa:
- Thời gian thực hiện: Giảm 01 ngày làm việc so với quy định.
- Lý do: Thời gian theo quy định hiện hành tối đa là 05 ngày làm việc, thực tế giải quyết thấy có thể rút ngắn được thành 04 ngày làm việc (giảm 01 ngày làm việc, tương đương 20% thời gian quy định).
b) Kiến nghị thực thi: Đề nghị sửa đổi Khoản 2 Điều 16 Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.
a) Nội dung đơn giản hóa:
- Thời gian thực hiện: Giảm 02 ngày làm việc so với quy định.
- Lý do: Thời gian theo quy định hiện hành tối đa là 15 ngày làm việc, thực tế giải quyết thấy có thể rút ngắn được thành 13 ngày làm việc (giảm 02 ngày làm việc, tương đương 13,33% thời gian quy định).
b) Kiến nghị thực thi: Đề nghị sửa đổi Điểm b Khoản 2 Điều 30 Nghị định số 103/2017/NĐ-CP ngày 12/9/2017 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động, giải thể và quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội.
a) Nội dung đơn giản hóa:
- Thời gian thực hiện: Giảm 02 ngày làm việc so với quy định.
- Lý do: Thời gian theo quy định hiện hành tối đa là 15 ngày làm việc, thực tế giải quyết thấy có thể rút ngắn được thành 13 ngày làm việc (giảm 02 ngày làm việc, tương đương 13,33% thời gian quy định).
b) Kiến nghị thực thi: Đề nghị sửa đổi Điểm b Khoản 2 Điều 30 Nghị định số 103/2017/NĐ-CP ngày 12/9/2017 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động, giải thể và quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội.
a) Nội dung đơn giản hóa:
- Thời gian thực hiện: Giảm 01 ngày làm việc so với quy định.
- Lý do: Thời gian theo quy định hiện hành tối đa là 07 ngày làm việc, thực tế giải quyết thấy có thể rút ngắn được thành 06 ngày làm việc (giảm 01 ngày làm việc, tương đương 14,28% thời gian quy định).
b) Kiến nghị thực thi: Đề nghị sửa đổi Khoản 1, Khoản 4 Điều 28 Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật trẻ em./.
- 1Quyết định 2412/QĐ-UBND năm 2018 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực Người có công thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hưng Yên
- 2Quyết định 3579/QĐ-UBND năm 2020 thông qua Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Định
- 3Quyết định 2221/QĐ-UBND năm 2020 thông qua phương án đơn giản hóa 01 thủ tục hành chính trong lĩnh vực việc làm thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bến Tre
- 4Quyết định 2851/QĐ-UBND năm 2021 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực Phòng, chống tệ nạn xã hội thuộc chức năng quản lý nhà nước của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hóa
- 5Quyết định 1138/QĐ-UBND năm 2020 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng, quản lý của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Lai Châu
- 6Quyết định 1584/QĐ-UBND năm 2022 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực Phòng, chống tệ nạn xã hội thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hưng Yên
- 7Quyết định 11810/QĐ-UBND năm 2022 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của các sở, ngành tỉnh Long An
- 8Quyết định 6080/QĐ-UBND năm 2023 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Nội vụ Thành phố Hà Nội
- 1Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính
- 2Nghị định 48/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính
- 3Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4Nghị định 92/2017/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính
- 5Thông tư 02/2017/TT-VPCP hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 2412/QĐ-UBND năm 2018 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực Người có công thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hưng Yên
- 7Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 8Quyết định 3579/QĐ-UBND năm 2020 thông qua Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Định
- 9Quyết định 2221/QĐ-UBND năm 2020 thông qua phương án đơn giản hóa 01 thủ tục hành chính trong lĩnh vực việc làm thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bến Tre
- 10Quyết định 2851/QĐ-UBND năm 2021 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực Phòng, chống tệ nạn xã hội thuộc chức năng quản lý nhà nước của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hóa
- 11Quyết định 1138/QĐ-UBND năm 2020 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng, quản lý của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Lai Châu
- 12Quyết định 1584/QĐ-UBND năm 2022 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực Phòng, chống tệ nạn xã hội thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hưng Yên
- 13Quyết định 11810/QĐ-UBND năm 2022 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của các sở, ngành tỉnh Long An
- 14Quyết định 6080/QĐ-UBND năm 2023 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Nội vụ Thành phố Hà Nội
Quyết định 3033/QĐ-UBND năm 2021 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội do thành phố Hà Nội ban hành
- Số hiệu: 3033/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 07/07/2021
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Lê Hồng Sơn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra