Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ NGOẠI GIAO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3033/QĐ-BNG | Hà Nội, ngày 18 tháng 10 năm 2024 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ GIỮA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ NGOẠI GIAO
BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO
Căn cứ Nghị định số 81/2022/NĐ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao;
Căn cứ Quyết định số 1085/QĐ-TTg ngày 15 tháng 9 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước giai đoạn 2022-2025;
Xét đề nghị của Chánh Văn phòng Bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính nội bộ giữa các cơ quan hành chính nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Ngoại giao.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Ngoại giao chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ GIỮA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA BỘ NGOẠI GIAO
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3033/QĐ-BNG ngày 18 tháng 10 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao)
PHẦN I: DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ:
TT | Tên Thủ tục hành chính | Lĩnh vực | Căn cứ pháp lý | Cơ quan thực hiện |
A. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ CẤP TRUNG ƯƠNG | ||||
1 | Thành lập Phân ban Việt Nam trong các Ủy ban liên chính phủ, Ủy ban hỗn hợp với các nước trong khu vực | Đối ngoại | Quyết định số 30/2016/QĐ-TTg ngày 28/7/2016 về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Phân ban Việt Nam trong các Ủy ban liên Chính phủ. | Bộ Ngoại giao |
2 | Thành lập, tạm đình chỉ hoạt động, chấm dứt hoạt động cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài (CQĐD) | Tổ chức bộ máy | Điều 13 Luật số 33/2009/QH2012 ngày 18/6/2009 được bổ sung, sửa đổi bởi Luật số 19/2017/QH14 ngày 21/11/2017 của Quốc hội, bổ sung một số điều của Luật CQĐD nước CHXHCN Việt Nam ở nước ngoài | Bộ Ngoại giao |
3 | Xây dựng đề án về tổ chức bộ máy và chỉ tiêu biên chế của Việt Nam ở nước ngoài (CQĐD) | Nội vụ | Khoản 3 Điều 32 Luật CQĐD nước CHXHCN Việt Nam ở nước ngoài số 33/2009/QH12 được bổ sung, sửa đổi bởi Luật số 19/2017/QH14 của Quốc hội, bổ sung một số điều của Luật CQĐD nước CHXHCN Việt Nam ở Bộ Ngoại giao nước ngoài. | Bộ Ngoại giao |
4 | Thăng hàm Đại sứ | Xây dựng ngành | Điều 16 Pháp lệnh về hàm, cấp ngoại giao số 40-L/CTN ngày 12/6/1995 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội | Bộ Ngoại giao |
5 | Hạ và tước hàm Đại sứ | Xây dựng ngành | Điều 16 Pháp lệnh, về hàm, cấp ngoại giao số 40-L/CTN ngày 12/6/1995 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội | Bộ Ngoại giao |
6 | Tổ chức Tuần/Ngày Việt Nam ở nước ngoài | Đối ngoại | Khoản 3 Điều 5 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 33/2010/QĐ-TTg ngày 02/04/2010 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức Ngày Việt Nam ở nước ngoài | Bộ Ngoại giao |
7 | Trình tự mở, nâng cấp cửa khẩu biên giới (cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính/cửa khẩu song phương), lối thông quan, đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa thuộc cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính/cửa khẩu song phương | Biên giới lãnh thổ | Khoản 12 Điều 1 Nghị định 34/2023/NĐ-CP ngày 16/06/2023 | Bộ Ngoại giao |
B. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ CẤP CỤC, CẤP ĐỊA PHƯƠNG | ||||
1 | Ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Cơ quan cấp Cục | Quản lý nhà nước về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế | Nghị định 64/2021/NĐ-CP ngày 30/6/2021 về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế. | Các đơn vị thuộc bộ, cơ quan ngang bộ |
2 | Ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Cơ quan cấp tỉnh của tổ chức | Quản lý nhà nước về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế | Nghị định 64/2021/NĐ-CP ngày 30/6/2021 về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế. | Cơ quan cấp tỉnh của tổ chức |
3 | Ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Cơ quan cấp Sở | Quản lý nhà nước về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế | Nghị định 64/2021/NĐ-CP ngày 30/6/2021 về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế. | Các đơn vị thuộc UBND cấp tỉnh |
4 | Ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh UBND cấp huyện | Quản lý nhà nước về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế | Nghị định 64/2021/NĐ-CP ngày 30/6/2021 về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế. | UBND cấp huyện |
5 | Ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh UBND cấp xã biên giới | Quản lý nhà nước về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế | Nghị định 64/2021/NĐ-CP ngày 30/6/2021 về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế. | UBND cấp xã |
6 | Sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận quốc tế nhân danh Cơ quan cấp Cục | Quản lý nhà nước về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế | Nghị định 64/2021/NĐ-CP ngày 30/6/2021 về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế. | Các đơn vị thuộc bộ, cơ quan ngang bộ |
7 | Sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận quốc tế nhân danh Cơ quan cấp tỉnh | Quản lý nhà nước về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế | Nghị định 64/2021/NĐ-CP ngày 30/6/2021 về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế. | Cơ quan cấp tỉnh của tổ chức |
8 | Sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận quốc tế nhân danh Cơ quan cấp Sở | Quản lý nhà nước về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế | Nghị định 64/2021/NĐ-CP ngày 30/6/2021 về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế. | Các đơn vị thuộc UBND cấp tỉnh |
9 | Sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận quốc tế nhân danh UBND cấp huyện | Quản lý nhà nước về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế | Nghị định 64/2021/NĐ-CP ngày 30/6/2021 về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế. | UBND cấp huyện |
10 | Sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận quốc tế nhân danh UBND cấp xã biên giới | Quản lý nhà nước về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế | Nghị định 64/2021/NĐ-CP ngày 30/6/2021 về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế. | UBND cấp xã |
11 | Chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế nhân danh Cơ quan cấp Cục | Quản lý nhà nước về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế | Nghị định 64/2021/NĐ-CP ngày 30/6/2021 về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế. | Các đơn vị thuộc bộ, cơ quan ngang bộ |
12 | Chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế nhân danh Cơ quan cấp tỉnh | Quản lý nhà nước về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế | Nghị định 64/2021/NĐ-CP ngày 30/6/2021 về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế. | Cơ quan cấp tỉnh của tổ chức |
13 | Chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan cấp Sở | Quản lý nhà nước về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế | Nghị định 64/2021/NĐ-CP ngày 30/6/2021 về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế. UBND cấp tỉnh UBND cấp tỉnh | Các đơn vị thuộc UBND cấp tỉnh |
14 | Chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế nhân danh UBND cấp huyện | Quản lý nhà nước về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế | Nghị định 64/2021/NĐ-CP ngày 30/6/2021 về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế. | UBND cấp huyện |
15 | Chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế nhân danh UBND cấp xã biên giới | Quản lý nhà nước về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế | Nghị định 64/2021/NĐ-CP ngày 30/6/2021 về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế. | UBND cấp xã |
PHẦN II: NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
A. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ CẤP TRUNG ƯƠNG
1. Thành lập phân ban Việt Nam trong các Ủy ban liên chính phủ, Ủy ban hỗn hợp với các nước trong khu vực
1.1. Trình tự thực hiện
- Bước 1 (7 ngày làm việc): Căn cứ Ủy ban liên Chính phủ đã được thành lập và thỏa thuận với phía nước ngoài, Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ phân công cơ quan chủ trì Phân ban Việt Nam.
- Bước 2 (7 ngày làm việc): Thủ tướng Chính phủ đồng ý về nguyên tắc việc phân công cơ quan chủ trì Phân ban Việt Nam trong Ủy ban liên Chính phủ.
- Bước 3 (21 ngày làm việc): Cơ quan chủ trì dự thảo Tờ trình Thủ tướng Chính phủ kiến nghị thành lập Phân ban Việt Nam; xây dựng dự thảo Quy chế làm việc của Phân ban Việt Nam.
- Bước 4 (14 ngày làm việc): Cơ quan chủ trì xin ý kiến các ban, bộ, ngành liên quan hồ sơ kiến nghị thành lập Phân ban Việt Nam: Dự thảo Tờ trình Thủ tướng Chính phủ kiến nghị thành lập Phân ban Việt Nam; Dự thảo Quy chế làm việc của Phân ban Việt Nam.
- Bước 5 (7 ngày làm việc): Cơ quan chủ trì gửi hồ sơ trên đến Bộ Nội vụ để thẩm định việc thành lập Phân ban Việt Nam, kèm tổng hợp góp ý của các cơ quan, tổ chức có liên quan.
- Bước 6 (7 ngày làm việc): Cơ quan chủ trì gửi hồ sơ kiến nghị thành lập Phân ban Việt Nam đến Văn phòng Chính phủ, kèm theo ý kiến thẩm định của Bộ Nội vụ.
- Bước 7 (7 ngày làm việc): Văn phòng Chính phủ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định thành lập Phân ban Việt Nam.
- Bước 8 (7 ngày làm việc): Cơ quan chủ trì ra Quy chế làm việc của Phân ban Việt Nam.
1.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp
1.3. Thành phần hồ sơ
- Dự thảo Tờ trình kiến nghị thành lập Phân ban Việt Nam (nêu rõ sự cần thiết, dự kiến thành phần, nhiệm vụ và thời gian hoạt động).
- Dự thảo Quy chế tổ chức và hoạt động của phân ban Việt Nam (ghi rõ cơ cấu tổ chức; chế độ làm việc; quyền hạn, trách nhiệm của Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên, Thư ký và bộ phận giúp việc của Phân ban Việt Nam...).
- Ý kiến của các cơ quan, tổ chức có liên quan.
1.4. Thời hạn giải quyết: Trong vòng 80 ngày làm việc
1.5. Đối tượng thực hiện
- Bộ Ngoại giao.
- Cơ quan chủ trì Phân ban Việt Nam.
- Các ban, bộ, ngành liên quan.
1.6. Cơ quan giải quyết
- Cơ quan thẩm quyền quyết định: Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
- Cơ quan giải quyết trực tiếp: Bộ Ngoại giao, cơ quan chủ trì Phân ban Việt Nam.
1.7. Kết quả thực hiện
- Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Phân ban Việt Nam.
- Quy chế làm việc của Phân ban Việt Nam.
1.8. Phí, lệ phí: Không
1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định
1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Phân ban Việt Nam.
1.11. Căn cứ pháp lý
- Quyết định số 30/2016/QĐ-TTg ngày 28/7/2016 về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Phân ban Việt Nam trong các Ủy ban liên Chính phủ.
- Nghị định số 81/2022/NĐ-CP ngày 14/10/2022 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao.
2. Thành lập, tạm đình chỉ hoạt động, chấm dứt hoạt động cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài (CQĐD)
2.1. Trình tự thực hiện
- Vụ Tổ chức Cán bộ tiến hành rà soát, tham mưu Lãnh đạo Bộ về chủ trương thành lập mới, tạm đình chỉ hoạt động, chấm dứt hoạt động CQĐD;
* Đối với trường hợp thành lập mới, tạm đình chỉ hoạt động, chấm dứt hoạt động một CQĐD:
- Vụ Tổ chức Cán bộ chủ trì, phối hợp với Vụ Chính sách đối ngoại, Vụ khu vực và các đơn vị liên quan dự thảo Tờ trình Chính phủ về việc thành lập mới, tạm đình chỉ hoạt động, chấm dứt hoạt động CQĐD;
- Vụ khu vực chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng Đề án về việc thành lập mới, tạm đình chỉ hoạt động, chấm dứt hoạt động CQĐD;
- Vụ Tổ chức Cán bộ chủ trì xin ý kiến các bộ, ngành liên quan về dự thảo Tờ trình và Đề án;
- Vụ Tổ chức Cán bộ xây dựng bảng tiếp thu, giải trình ý kiến đóng góp của các bộ, ngành;
- Vụ Tổ chức Cán bộ trình Chính phủ về việc thành lập mới, tạm đình chỉ hoạt động, chấm dứt hoạt động CQĐD;
- Chính phủ ban hành Nghị quyết về việc thành lập mới, tạm đình chỉ hoạt động, chấm dứt hoạt động CQĐD.
* Đối với trường hợp thành lập mới, tạm đình chỉ hoạt động, chấm dứt hoạt động hơn một CQĐD:
- Vụ Chính sách đối ngoại chủ trì, phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ khu vực và các đơn vị liên quan dự thảo Tờ trình Chính phủ về việc thành lập mới, tạm đình chỉ hoạt động, chấm dứt hoạt động CQĐD;
- Các Vụ khu vực chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng Đề án về việc thành lập mới, tạm đình chỉ hoạt động, chấm dứt hoạt động CQĐD;
- Vụ Chính sách đối ngoại chủ trì xin ý kiến các bộ, ngành liên quan về dự thảo Tờ trình và Đề án;
- Vụ Chính sách đối ngoại xây dựng bảng tiếp thu, giải trình ý kiến đóng góp của các bộ, ngành;
- Vụ Chính sách đối ngoại trình Chính phủ về việc thành lập mới, tạm đình chỉ hoạt động, chấm dứt hoạt động CQĐD;
- Chính phủ ban hành Nghị quyết về việc thành lập mới, tạm đình chỉ hoạt động, chấm dứt hoạt động CQĐD.
2.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp
2.3. Thành phần hồ sơ
- Dự thảo Tờ trình Chính phủ;
- Đề án;
- Ý kiến đóng góp của các bộ, ngành;
- Bảng tiếp thu giải trình ý kiến đóng góp của các bộ, ngành.
2.4. Thời hạn giải quyết
Sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết, Bộ Ngoại giao phối hợp với các bộ, ngành liên quan thông báo nước sở tại và triển khai việc thành lập mới, tạm đình chỉ hoạt động hoặc chấm dứt hoạt động của CQĐD phù hợp yêu cầu thực tiễn về đối ngoại (nêu trong Tờ trình và Đề án).
2.5. Đối tượng thực hiện: CQĐD Việt Nam ở nước ngoài.
2.6. Cơ quan giải quyết
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chính phủ.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Bộ Ngoại giao.
- Cơ quan phối hợp thực hiện: Văn phòng Chính phủ.
2.7. Kết quả thực hiện: Nghị quyết của Chính phủ.
2.8. Yêu cầu điều kiện: Không
2.9. Mẫu đơn: Không
2.10. Phí, lệ phí: Không
2.11. Căn cứ pháp lý
- Điều 13 Luật số 33/2009/QH2012 ngày 18/6/2009 được bổ sung, sửa đổi bởi Luật số 19/2017/QH14 ngày 21/11/2017 của Quốc hội, bổ sung một số điều của Luật Cơ quan đại diện nước CHXHCN Việt Nam ở nước ngoài;
- Nghị định số 81/2022/NĐ-CP ngày 14/10/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao;
- Quyết định số 1029/QĐ-TTg ngày 7/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổ chức bộ máy và chỉ tiêu biên chế của các Cơ quan đại diện nước CHXHCN Việt Nam ở nước ngoài;
- Quyết định số 466/QĐ-TTg ngày 23/3/2016 về phê duyệt Quy hoạch hệ thống Cơ quan đại diện nước CHXHCN Việt Nam ở nước ngoài đến năm 2020 tầm nhìn 2030.
3. Xây dựng đề án về tổ chức bộ máy và chỉ tiêu biên chế của CQĐD
3.1. Trình tự thực hiện
- Vụ Tổ chức Cán bộ chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan trong Bộ xây dựng đề án về tổ chức bộ máy và chỉ tiêu biên chế của CQĐD.
- Dự thảo Đề án được gửi lấy ý kiến Bộ Nội vụ và các bộ, ngành liên quan.
- Vụ Tổ chức Cán bộ tiếp thu các ý kiến, hoàn chỉnh Đề án trình Bộ trưởng ký duyệt để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
3.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp
3.3. Thành phần hồ sơ: Đề án về tổ chức bộ máy và chỉ tiêu biên chế của CQĐD.
3.4. Thời hạn giải quyết: 1 năm
3.5. Đối tượng thực hiện
CQĐD Việt Nam ở nước ngoài.
3.6. Cơ quan giải quyết
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Thủ tướng Chính phủ.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Bộ Ngoại giao.
3.7. Kết quả thực hiện
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án về tổ chức bộ máy và chỉ tiêu biên chế của CQĐD.
3.8. Yêu cầu điều kiện: Không
3.9. Mẫu đơn: Không
3.10. Phí, lệ phí: Không
3.11. Căn cứ pháp lý
- Khoản 3 Điều 32 Luật CQĐD nước CHXHCN Việt Nam ở nước ngoài số 33/2009/QH12 được bổ sung, sửa đổi bởi Luật số 19/2017/QH14 của Quốc hội, bổ sung một số điều của Luật CQĐD nước CHXHCN Việt Nam ở nước ngoài.
- Quyết định số 1029/QĐ-TTg ngày 07/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án.
4. Thăng hàm Đại sứ
4.1. Trình tự thực hiện
- Trên cơ sở yêu cầu công tác đối ngoại, căn cứ vào các tiêu chuẩn của hàm Đại sứ được quy định tại Điều 4 Nghị định số 13-CP và trên cơ sở rà soát sơ bộ hồ sơ cán bộ, Vụ Tổ chức cán bộ trình Bộ trưởng về chủ trương xét thăng hàm lên hàm Đại sứ.
- Sau khi có ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng, Vụ Tổ chức cán bộ thông báo về đợt xét thăng hàm Đại sứ, hướng dẫn tiêu chuẩn, điều kiện, hồ sơ cần nộp cho Vụ Tổ chức cán bộ.
- Vụ Tổ chức cán bộ trình Lãnh đạo Bộ về việc thành lập Hội đồng tư vấn về hàm, cấp ngoại giao để xét thăng hàm Đại sứ, Trường hợp trong năm đó đã thành lập Hội đồng tư vấn về hàm, cấp ngoại giao thì Hội đồng đó sẽ triển khai việc xét thăng hàm Đại sứ.
- Hội đồng tư vấn họp, xem xét từng trường hợp và tiến hành bỏ phiếu kín về việc đề xuất thăng hàm Đại sứ. Trên cơ sở kết quả bỏ phiếu, Hội đồng tư vấn (thông qua Vụ Tổ chức cán bộ) báo cáo Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
- Bộ trưởng Bộ Ngoại giao tham khảo ý kiến của Bộ Nội vụ về các trường hợp đã được Hội đồng tư vấn đề xuất thăng hàm Đại sứ.
- Sau khi có ý kiến của Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao kiến nghị Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước quyết định việc thăng hàm Đại sứ cho các trường hợp đủ điều kiện, tiêu chuẩn.
4.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp
4.3. Thành phần hồ sơ
- Đơn xin thăng hàm Đại sứ (có ý kiến đánh giá của Thủ trưởng đơn vị chủ quản, nếu đang là Thủ trưởng đơn vị thì xin ý kiến đánh giá của Thứ trưởng trực tiếp phụ trách).
- Sơ yếu lý lịch (có xác nhận của Vụ Tổ chức cán bộ).
- Bản sao công chứng các văn bằng, chứng chỉ theo tiêu chuẩn của hàm Đại sứ (kèm theo).
- 02 ảnh 3x4 nền trắng.
4.4. Thời hạn giải quyết
- Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Vụ Tổ chức cán bộ trình Lãnh đạo Bộ thành lập Hội đồng tư vấn về hàm, cấp ngoại giao.
- Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày có Quyết định thành lập, Hội đồng tư vấn về hàm, cấp ngoại giao tổ chức họp xem xét việc thăng hàm Đại sứ.
- Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày họp Hội đồng tư vấn, Vụ Tổ chức Cán bộ hoàn thiện hồ sơ theo quy định, trình Bộ trưởng Bộ Ngoại giao xem xét, quyết định.
4.5. Đối tượng thực hiện:
- Công chức đang công tác trong ngành ngoại giao.
- Công chức đang công tác trong ngành đối ngoại.
4.6. Cơ quan giải quyết
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch nước.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Bộ Ngoại giao.
- Cơ quan phối hợp thức hiện: Văn phòng Chính phủ, Bộ Nội vụ.
4.7. Kết quả thực hiện
- Quyết định của Chủ tịch nước về việc thăng hàm Đại sứ được ban hành.
4.8. Kinh phí: Không.
4.9. Tên mẫu đơn, tờ khai: Kèm theo
4.10. Yêu cầu, điều kiện:
Tiêu chuẩn hàm ngoại giao cao cấp
1. Là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng, bảo vệ lợi ích quốc gia.
3. Nắm vững và có năng lực tham mưu, chỉ đạo, tổ chức thực hiện hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách đối ngoại của Nhà nước; có năng lực tổ chức, điều hành, tập hợp, đoàn kết nội bộ và phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện tốt nhiệm vụ được giao; có kinh nghiệm công tác, quản lý trong lĩnh vực đối ngoại; tâm huyết, có trách nhiệm với công việc; tuân thủ và thực hiện nghiêm các quy định, nguyên tắc tổ chức, kỷ luật của Đảng.
4. Đã từng chủ trì hoặc tham gia với cương vị là thành viên chủ chốt trong các cuộc đàm phán, hội nghị, hội thảo quốc tế quan trọng.
5. Đã từng chủ trì hoặc tham gia biên soạn các văn kiện ngoại giao quan trọng cấp Bộ và cấp Nhà nước.
6. Có thời gian công tác trong ngành ngoại giao từ 10 năm trở lên.
7. Có bằng Cao cấp lý luận chính trị.
8. Đã từng giữ chức Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
9. Đã được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Vụ trưởng và tương đương trở lên.
10. Đã được phong hàm Công sứ và có thời gian giữ hàm Công sứ ít nhất 03 năm.
11. Đạt thành tích xuất sắc trong hoạt động công vụ được cấp có thẩm quyền ghi nhận trong thời gian giữ hàm Công sứ.
4.11. Căn cứ pháp lý
- Điều 16 Pháp lệnh về hàm, cấp ngoại giao số 40-L/CTN ngày 12/6/1995 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Điều 12 Nghị định số 13-CP ngày 16/3/1996 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh về hàm, cấp ngoại giao;
- Quyết định số 757/QĐ-BNG ngày 15/4/2018 của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ban hành Quy chế về hàm, cấp ngoại giao.
Đơn vị: ………………………… |
|
|
|
|
|
|
|
| Mẫu 1 | ||||||||||
DANH SÁCH KIẾN NGHỊ PHONG HÀM NGOẠI GIAO | |||||||||||||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
Số TT | Họ và tên | Năm sinh | Năm bổ nhiệm Chức vụ | Ngạch bậc lương | Năm vào ngành | Lý luận CT | QLHCNN | Trình độ ngoại ngữ | Các chức vụ NG tại CQĐD (viết tắt) | Hàm NG kiến nghị phong | Hàm NG được phong | Ghi chú | |||||||
Nam | Nữ | Phó TP | TP | PVT và TĐ | VT và TĐ | TL BT | Ngạch | Năm xếp ngạch | Bậc | ||||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Ghi chú : - Đơn vị lấy mẫu trên mạng nội bộ để kê khai - Sử dụng chữ Times New Roman, cỡ chữ 12 - Bậc lương: ghi 1/9 hay 2/8.... Không ghi hệ số lương.
| Hà Nội, ngày tháng năm 2011 |
BỘ NGOẠI GIAO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Ảnh 3x4 |
TỜ KHAI CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ THĂNG HÀM NGOẠI GIAO
|
I. TỰ THUẬT VỀ BẢN THÂN
- Họ và tên: | Bí danh: |
- Ngày, tháng, năm sinh: | Nam, nữ: |
- Nguyên quán: | Dân tộc: |
- Địa chỉ thường trú:
- Đơn vị công tác:
- Chức vụ: | Ngạch công chức: | bậc: |
- Ngày vào ngành Ngoại giao:
- Ngày vào Đảng CSVN:
- Trình độ : | + Chuyên môn, nghiệp vụ (ĐH, Th.sĩ, Tsĩ): |
| + Lý luận chính trị: |
| + Ngoại ngữ: |
| + Trình độ quản lý HCNN: |
| + Nghiệp vụ Ngoại giao: |
- Đề tài nghiên cứu khoa học, cấp quản lý, các văn kiện NG, báo cáo quan trọng đã tham gia (chủ trì/tham gia, nội dung chính):
……………………………………………………………………………………………..
- Chức vụ ngoại giao cao nhất tại CQĐD ở nước ngoài (thời gian/địa bàn):
………………………………………………………………………………………………
II. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC
Thời gian | Chức vụ/chức danh | Đơn vị |
|
|
|
III. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO
Cơ sở đào tạo | Thời gian | Chuyên ngành | Hình thức (Chính quy, tại chức) | Loại văn bằng, chứng chỉ |
|
|
|
|
|
IV. KHEN THƯỞNG
V. KỶ LUẬT
(Nếu bị kỷ luật thì ghi hình thức, thời gian bị kỷ luật, công nhận tiến bộ)
VI. HỒ SƠ KÈM THEO
Bản sao bằng tốt nghiệp Đại học trở lên,
Bản sao Chứng chỉ lý luận chính trị,
Bản sao Chứng nhận quản lý HCNN,
Bản sao chứng nhận trình độ ngoại ngữ.
VI. TỰ ĐÁNH GIÁ VÀ KIẾN NGHỊ CỦA CÁ NHÂN
1. Đối chiếu với tiêu chuẩn hàm ngoại giao, tôi tự đánh giá như sau:
Về phẩm chất đạo đức:
về chuyên môn nghiệp vụ, trình độ được đào tạo:
Về học tập, nâng cao trình độ:
2. Hàm ngoại giao kiến nghị được phong:
| Hà Nội, ngày tháng năm |
|
|
Ý KIẾN CỦA LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ |
|
|
|
Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG TƯ VẤN |
|
5. Hạ và tước hàm Đại sứ
5.1. Trình tự thực hiện
- Khi người đang mang hàm Đại sứ bị kỷ luật bằng các hình thức gồm: Cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, Vụ Tổ chức cán bộ trình Lãnh đạo Bộ thành lập Hội đồng tư vấn về hàm, cấp ngoại giao để xem xét việc hạ hàm Đại sứ của cá nhân đó.
- Khi người đang mang hàm Đại sứ bị kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc hoặc bị Tòa án kết án và bản án có hiệu lực pháp luật, Vụ Tổ chức cán bộ trình Lãnh đạo Bộ thành lập Hội đồng tư vấn về hàm, cấp ngoại giao để xem xét việc tước hàm Đại sứ của cá nhân đó.
- Hội đồng tư vấn xem xét, cho ý kiến bằng văn bản về việc hạ hàm Đại sứ hoặc tước hàm Đại sứ và gửi ý kiến cho Vụ Tổ chức Cán bộ.
- Vụ Tổ chức cán bộ tổng hợp ý kiến của các thành viên Hội đồng tư vấn để báo cáo Chủ tịch Hội đồng tư vấn.
- Chủ tịch Hội đồng tư vấn đề xuất để Bộ trưởng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước quyết định việc hạ hàm Đại sứ hoặc tước hàm Đại sứ.
5.2. Các thức thực hiện: Trực tiếp
5.5. Thành phần hồ sơ
- Quyết định của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao về việc thành lập Hội đồng tư vấn về hàm, cấp ngoại giao.
- Quyết định thi hành kỷ luật đối với cá nhân.
- Quyết định phong hàm Đại sứ của cá nhân.
- Văn bản đề xuất của Chủ tịch Hội đồng tư vấn về hàm, cấp ngoại giao.
5.4. Thời hạn giải quyết
- Trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày quyết định kỷ luật hoặc bản án của cá nhân có hiệu lực, Vụ Tổ chức Cán bộ hoàn thiện hồ sơ cần thiết để báo cáo và kiến nghị Hội đồng tư vấn về hàm, cấp ngoại giao xem xét việc hạ hoặc tước hàm Đại sứ.
- Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo kiến nghị của Vụ Tổ chức Cán bộ, Hội đồng tư vấn về hàm, cấp ngoại giao xem xét, đề xuất để Bộ trưởng Bộ Ngoại giao kiến nghị Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước quyết định việc hạ hoặc tước hàm Đại sứ.
5.5. Đối tượng thực hiện
Cán bộ, công chức, viên chức đã được phong hàm Đại sứ.
5.6. Cơ quan giải quyết
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch nước.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Bộ Ngoại giao.
- Cơ quan phối hợp thực hiện: Văn phòng Chính phủ.
5.7. Kết quả thực hiện
Quyết định của Chủ tịch nước về hạ hàm Đại sứ hoặc tước hàm Đại sứ.
5.8. Phí, lệ phí: Không quy định.
5.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.
5.10. Yêu cầu điều kiện
Cán bộ, công chức, viên chức đang mang hàm Đại sứ bị kỷ luật bằng các hình thức như: Cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức thì bị hạ hàm Đại sứ; nếu vi phạm kỷ luật khi đang chấp hành hình thức kỷ luật, bị kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc hoặc phạm tội bị Tòa án kết án và bản án có hiệu lực pháp luật thì bị tước hàm Đại sứ.
5.11. Căn cứ pháp lý
- Pháp lệnh về hàm, cấp ngoại giao số 40-L/PL ngày 12/6/1995 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Nghị định số 13-CP ngày 16/3/1996 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh về hàm, cấp ngoại giao;
- Quyết định số 757/QĐ-BNG ngày 15/4/2018 của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ban hành Quy chế về hàm, cấp ngoại giao.
6. Tổ chức Tuần/Ngày Việt Nam ở nước ngoài (Ngày VNONN)
6.1. Trình tự và thời hạn giải quyết
- Bước 1 (tháng 2 đến tháng 6 hàng năm): Đề xuất, lựa chọn địa bàn Tổ chức Tuần/Ngày Việt Nam ở nước ngoài.
+ Gửi công văn (gửi kèm theo danh sách các nước kỷ niệm năm tròn, chẵn quan hệ ngoại giao trong năm tới) lấy ý kiến của các Đơn vị liên quan trong Bộ Ngoại giao về việc lựa chọn địa bàn dự kiến tổ chức Chương trình Ngày Việt Nam ở nước ngoài cho năm sau.
+ Tổng hợp ý kiến các Đơn vị liên quan, gửi công điện xin ý kiến về khả năng thực hiện Chương trình tại các cơ quan đại diện (CQĐD) được lựa chọn nhiều nhất (từ 2-3 địa bàn).
+ Dự thảo Tờ trình Thủ tướng Chính phủ Đề xuất lựa chọn địa bàn tổ chức Ngày VNONN cho năm sau.
+ Trình Lãnh đạo Bộ Ngoại giao công văn gửi các Bộ, ngành liên quan xin ý kiến đóng góp đối với Tờ trình Thủ tướng Chính phủ Đề xuất lựa chọn địa bàn tổ chức Ngày VNONN cho năm sau.
+ Tổng hợp ý kiến đóng góp của các Bộ, ngành liên quan Trình Thủ tướng Chính phủ Đề xuất lựa chọn địa bàn tổ chức Ngày VNONN cho năm sau.
+ Sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, thông báo chủ trương tổ chức Ngày VNONN cho các Bộ, ngành và CQĐD liên quan; địa phương tiềm năng.
- Bước 2 (trong Quý I hàng năm): Xây dựng kế hoạch triển khai Tổ chức Tuần/Ngày VNONN tại các địa bàn được lựa chọn.
+ Gửi văn bản xin ý kiến các đơn vị và CQĐD liên quan thống nhất về thời điểm dự kiến tổ chức, thông điệp, nội dung để xây dựng Đề án Kế hoạch triển khai Ngày VNONN tại các địa bàn được lựa chọn trình Thủ tướng Chính phủ.
+ Dự thảo Đề án trình Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch triển khai Ngày VNONN tại các địa bàn được lựa chọn.
+ Gửi công văn tham khảo các Vụ khu vực và CQĐD liên quan về dự thảo Đề án.
+ Trình Lãnh đạo Bộ Ngoại giao công văn gửi các Bộ, ngành liên quan xin ý kiến đóng góp đối với dự thảo Đề án trình Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch triển khai Ngày VNONN tại các địa bàn được lựa chọn.
+ Tổng hợp ý kiến đóng góp của các Bộ, ngành liên quan Trình Thủ tướng Chính phủ Đề án Kế hoạch triển khai Ngày VNONN tại các địa bàn được lựa chọn.
+ Sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, thông báo cho các Bộ, ngành, Vụ trong Bộ Ngoại giao, CQĐD và địa phương liên quan để tiếp tục phối hợp triển khai.
- Bước 3 (03 tháng/sự kiện/địa bàn): Tổ chức triển khai Tuần/Ngày Việt Nam ở nước ngoài.
+ Gửi công điện cho CQĐD tại các địa bàn được lựa chọn xin thông tin về địa điểm, công tác hậu cần và các chi phí cần lưu ý.
+ Xây dựng dự toán chi tiết cho các gói thầu trong nước.
+ Phối hợp với Cục Quản trị Tài vụ xây dự toán kinh phí tổ chức và hình thức tổ chức đấu thầu trong nước trình Lãnh đạo Bộ Ngoại giao phê duyệt.
+ Công văn gửi Cục Quản trị Tài vụ đề nghị triển khai các gói thầu trong nước theo quy định.
+ Phối hợp với các bên liên quan xây dựng Chương trình, trình Lãnh đạo Bộ Ngoại giao ra quyết định tổ chức Ngày VNONN tại các địa bàn được lựa chọn (lưu ý phối hợp với CQĐD của ta tại địa bàn dự kiến tổ chức xây dựng khái toán chi tiết cho các khoản chi ngoài nước).
+ Phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức và đơn vị trong Bộ Ngoại giao liên quan tổ chức đoàn tiền trạm tiền trạm tại các địa bàn được phê duyệt tổ chức Ngày VNONN (nếu cần thiết). Trong trường hợp không tổ chức được đoàn tiền trạm Vụ Ngoại giao Văn hóa-UNESCO sẽ gửi yêu cầu đề nghị CQĐD tổ chức tiền trạm và báo cáo kết quả tiền trạm bằng văn bản.
+ Phối hợp với các đơn vị, CQĐD, bộ ngành, địa phương, đối tác và doanh nghiệp liên quan hoàn tất chuẩn bị và triển khai tổ chức sự kiện tại các địa bàn.
- Bước 4 (01 tháng sau khi kết thúc sự kiện cuối cùng): Thực hiện thanh quyết toán và báo cáo kết quả sự kiện.
+ Tổng hợp hồ sơ thanh toán trong, ngoài nước cho các hạng mục triển khai Ngày VNONN.
+ Phối hợp với Cục Quản trị tài vụ tiến hành các thủ tục ký kết và thanh quyết toán hợp đồng theo quy định.
+ Tổng hợp xây dựng Báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả tổ chức Ngày VNONN.
+ Lưu hồ sơ theo quy trình.
6.2. Cách thức thực hiện
- Văn bản điện tử có ký số qua hệ thống quản lý văn bản và điều hành của Bộ Ngoại giao và bản điện tử ra ngoài qua hệ thống nối với Trục liên thông văn bản quốc gia.
- Trường hợp chưa nối với Trục liên thông văn bản quốc gia thì gửi văn bản giấy.
- Đối với các nội dung bảo mật, văn bản gửi theo quy định tại Quyết định số 2829/QĐ-BNG ngày 01/12/2020 về việc Ban hành Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước trong ngành Ngoại giao.
6.3. Thành phần hồ sơ
- Tờ trình, đề án, công văn và quyết định tổ chức của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
6.4. Đối tượng thực hiện
- Các đơn vị liên quan trong Bộ;
- Bộ, Ban, ngành, địa phương, cơ quan liên quan;
- Đối tác triển khai tổ chức Chương trình.
6.5. Cơ quan giải quyết
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ trưởng Bộ Ngoại giao;
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Vụ Ngoại giao Văn hóa và UNESCO.
6.6. Yêu cầu điều kiện
- Công văn trả lời của các Bộ, ngành liên quan cần được gửi đến trong tháng 2 hàng năm đối với Kế hoạch triển khai Chương trình tại các địa bàn được lựa chọn năm đó để kịp trình TTCP.
- Công văn trả lời của các Bộ, ngành liên quan cần được gửi đến kịp thời trong tháng 4 hàng năm đối với nội dung lựa chọn địa bàn tổ chức Chương trình cho năm sau để kịp tổng hợp trình TTCP;
6.7. Kết quả thực hiện
- Công văn của Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ đồng ý phê duyệt địa bàn và kế hoạch triển khai Chương trình;
- Quyết định tổ chức Ngày VNONN của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
6.8. Tên mẫu đơn, tờ khai: Không quy định.
6.9. Phí, lệ phí: Không.
6.10. Căn cứ pháp lý
- Nghị định số 81/2022/NĐ-CP ngày 14/10/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao;
- Khoản 3 Điều 5 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 33/2010/QĐ-TTg ngày 02/04/2010 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức Ngày Việt Nam ở nước ngoài.
7. Trình tự mở, nâng cấp cửa khẩu biên giới (cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính/cửa khẩu song phương), lối thông quan, đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa thuộc cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính/cửa khẩu song phương
7.1. Trình tự thực hiện
- Bước 1: Theo đề nghị của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới quyết định thành lập đoàn công tác đại diện các Sở, ngành liên quan của tỉnh, gồm: Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Bộ Chỉ huy Quân sự, Công an, Ngoại vụ, Công Thương, Y tế, Hải quan, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài chính, Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp huyện có cửa khẩu dự kiến mở, nâng cấp do Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chủ trì tiến hành khảo sát xác định địa điểm mở, nâng cấp cửa khẩu, tình hình cơ sở vật chất, trang thiết bị, lực lượng kiểm tra, kiểm soát, lưu lượng người, phương tiện, hàng hóa xuất, nhập. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành khảo sát, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh tổng hợp kết quả khảo sát, đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc mở, nâng cấp cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương), lối thông quan, đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa thuộc cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương).
- Bước 2: Trong thời hạn không quá 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề xuất của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh về việc mở, nâng cấp cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương), lối thông quan, đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa thuộc cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương), Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới có văn bản gửi chính quyền địa phương cấp tỉnh biên giới nước láng giềng đề nghị tiến hành hội đàm thống nhất địa điểm, mở hoặc nâng cấp, kế hoạch thực hiện (dự kiến thời gian mở, nâng cấp) cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương), lối thông quan, đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa thuộc cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương).
- Bước 3:
+ Trong thời hạn không quá 20 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc hội đàm với chính quyền cấp tỉnh biên giới nước láng giềng, Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới báo cáo Chính phủ (thông qua Bộ Ngoại giao) hồ sơ về việc mở, nâng cấp cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương), lối thông quan, đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa thuộc cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương).
+ 01 bộ hồ sơ, gồm có: Báo cáo thuyết minh về việc mở, nâng cấp cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương), lối thông quan, đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa thuộc cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương); Sơ đồ, bản đồ quy hoạch tổng thể khu vực mở, nâng cấp cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương), lối thông quan, đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa thuộc cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương) (bản chính); bản chính Báo cáo tiêu chí đề nghị mở, nâng cấp cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương), lối thông quan, đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa thuộc cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương) (theo các tiêu chí quy định tại Phụ lục III kèm theo Nghị định 34/2023/NĐ-CP ngày 16/6/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 112/2014/NĐ-CP ngày 21/11/2014 của Chính phủ quy định về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền); Báo cáo đánh giá tác động đến kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh (bản chính); bản chính Báo cáo về lưu lượng người, phương tiện, hàng hóa xuất, nhập (đối với cửa khẩu đề nghị nâng cấp); bản sao Biên bản thoả thuận, hội đàm.
- Bước 4: Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo hồ sơ mở, nâng cấp cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương), lối thông quan, đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa thuộc cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương) của Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới, Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với các Bộ: Quốc phòng, Công an, Công Thương, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Tài nguyên và Môi trường tiến hành khảo sát địa điểm cần mở, nâng cấp cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương), lối thông quan, đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa thuộc cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương).
- Bước 5: Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành khảo sát, Bộ Ngoại giao tổng hợp kết quả khảo sát, ý kiến tham gia của các Bộ, báo cáo Chính phủ quyết định việc mở, nâng cấp cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương), lối thông quan, đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa thuộc cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương).
- Bước 6: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày Chính phủ có quyết định về việc mở, nâng cấp cửa khẩu, Bộ Ngoại giao gửi công hàm cho nước láng giềng thông báo chủ trương của Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đồng ý mở, nâng cấp cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương), lối thông quan, đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa thuộc cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương).
- Bước 7: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được công hàm đồng ý mở, nâng cấp cửa khẩu của nước láng giềng thông qua đường ngoại giao, Bộ Ngoại giao thông báo cho Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới để trao đổi thống nhất với chính quyền địa phương cấp tỉnh biên giới nước láng giềng, phối hợp tổ chức lễ công bố khai trương mở, nâng cấp cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương), lối thông quan, đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa thuộc cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương) hoặc thống nhất thời gian hoạt động chính thức.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của chính quyền địa phương cấp tỉnh biên giới nước láng giềng trả lời thống nhất thời gian tổ chức lễ công bố khai trương mở, nâng cấp cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương), lối thông quan, đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa thuộc cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương), hoặc thống nhất thời gian hoạt động chính thức của cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương), lối thông quan, đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa thuộc cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương), Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới thông báo cho các bộ quy định tại Bước 4 để phối hợp thực hiện.
7.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp
7.3. Thành phần hồ sơ
01 bộ hồ sơ, gồm có:
- Báo cáo thuyết minh về việc mở, nâng cấp cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương), lối thông quan, đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa thuộc cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương);
- Sơ đồ, bản đồ quy hoạch tổng thể khu vực mở, nâng cấp cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương), lối thông quan, đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa thuộc cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương) (bản chính);
- Bản chính Báo cáo tiêu chí đề nghị mở, nâng cấp cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương), lối thông quan, đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa thuộc cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương);
- Báo cáo đánh giá tác động đến kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh (bản chính); bản chính Báo cáo về lưu lượng người, phương tiện, hàng hóa xuất, nhập (đối với cửa khẩu đề nghị nâng cấp);
- Bản sao Biên bản thoả thuận, hội đàm.
7.4. Thời hạn giải quyết
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ có quyết định về việc mở, nâng cấp cửa khẩu, quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương), lối thông quan, đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa thuộc cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương), Bộ Ngoại giao gửi công hàm cho nước láng giềng thông báo chủ trương của Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đồng ý mở, nâng cấp cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương), lối thông quan, đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa thuộc cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương).
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được công hàm đồng ý mở, nâng cấp cửa khẩu của nước láng giềng thông qua đường ngoại giao, Bộ Ngoại giao thông báo cho Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới để trao đổi thống nhất với chính quyền địa phương cấp tỉnh biên giới nước láng giềng, phối hợp tổ chức lễ công bố khai trương mở, nâng cấp cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương), lối thông quan, đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa thuộc cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương) hoặc thống nhất thời gian hoạt động chính thức.
7.5. Đối tượng thực hiện
Ủy ban nhân dân tỉnh có đường biên giới.
7.6. Cơ quan giải quyết
- Cơ quan chủ trì: Bộ Ngoại giao.
- Các cơ quan phối hợp: các Bộ Quốc phòng, Công an, Công Thương, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Tài nguyên và Môi trường.
7.7. Kết quả thực hiện: Nghị quyết của Chính phủ.
7.8. Phí, lệ phí: Không quy định
7.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định
7.10. Căn cứ pháp lý
- Điều 20 Nghị định 112/2014/NĐ-CP ngày 21/11/2014 của Chính phủ quy định về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền;
- Khoản 12 Điều 1 Nghị định 34/2023/NĐ-CP ngày 16/06/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 112/2014/NĐ-CP ngày 21/11/2014 của Chính phủ quy định về quản lý cửa khẩu biên giới.
B. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ CẤP CỤC, CẤP ĐỊA PHƯƠNG
1. Trình tự, thủ tục ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Cơ quan cấp Cục
1.1. Trình tự và cách thức thực hiện
- Bước 1:
+ Cơ quan đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế lấy ý kiến bằng văn bản của đơn vị đầu mối về hợp tác quốc tế và các tổ chức thuộc bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan trực tiếp đến thỏa thuận quốc tế đó.
+ Cơ quan đề xuất trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ lấy thêm ý kiến của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nếu thỏa thuận quốc tế có nội dung liên quan đến quốc phòng, an ninh, đầu tư thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
+ Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ lấy thêm ý kiến của Bộ Ngoại giao nếu xét thấy thỏa thuận quốc tế có nội dung phức tạp, nhạy cảm về đối ngoại.
- Bước 2 (07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ): Cơ quan, đơn vị được lấy ý kiến trả lời bằng văn bản về đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế.
- Bước 3: Cơ quan đề xuất tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến và gửi hồ sơ đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ xem xét, quyết định.
- Bước 4 (05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ): Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quyết định bằng văn bản về việc ký kết thỏa thuận quốc tế.
- Bước 5: Tổng Cục trưởng, Cục trưởng tiến hành ký kết hoặc ủy quyền bằng văn bản cho một người khác ký thỏa thuận quốc tế.
- Bước 6 (15 ngày kể từ ngày thỏa thuận quốc tế được ký kết): Cơ quan cấp Cục báo cáo Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ bằng văn bản, đồng thời gửi đơn vị đầu mối về hợp tác quốc tế của bộ, cơ quan ngang bộ bản sao thỏa thuận quốc tế.
1.2. Thành phần hồ sơ
- Văn bản đề xuất về việc ký kết thỏa thuận quốc tế;
- Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan, tổ chức liên quan;
- Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức liên quan;
- Dự thảo văn bản thỏa thuận quốc tế bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài, trường hợp thỏa thuận quốc tế chỉ có văn bản bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch tiếng Việt kèm theo.
1.3. Cách thức thực hiện: Trực tiếp
1.4. Đối tượng thực hiện
Cơ quan cấp Cục đề xuất thực hiện ký kết thỏa thuận quốc tế
7.5. Cơ quan thực hiện
- Cơ quan, người có thẩm quyền quyết định: Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Các đơn vị thuộc bộ, cơ quan ngang bộ.
1.6. Kết quả thực hiện
Văn bản thỏa thuận quốc tế đã được ký kết.
1.7. Yêu cầu điều kiện
Tuân thủ nguyên tắc ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế theo quy định tại Luật thỏa thuận quốc tế 2020.
1.8. Phí và lệ phí: Không
1.9. Căn cứ pháp lí
- Luật Thỏa thuận quốc tế 2020;
- Nghị định 64/2021/NĐ-CP ngày 30/6/2021 về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế.
2. Trình tự, thủ tục ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Cơ quan cấp tỉnh của tổ chức
2.1. Trình tự và cách thức thực hiện
- Bước 1:
+ Cơ quan đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế lấy ý kiến bằng văn bản của cơ quan ngoại vụ cấp tỉnh, các cơ quan cấp Sở có liên quan trực tiếp đến thỏa thuận quốc tế và các cơ quan khác có liên quan.
+ Trường hợp Điều lệ của tổ chức có quy định về việc xin ý kiến của cơ quan trung ương của tổ chức, cơ quan cấp tỉnh của tổ chức lấy ý kiến bằng văn bản của cơ quan trung ương của tổ chức.
- Bước 2 (07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ): Cơ quan, đơn vị được lấy ý kiến trả lời bằng văn bản về đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế.
- Bước 3: Cơ quan đề xuất tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến và gửi hồ sơ đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế cho Cơ quan quản lý hoạt động đối ngoại của cơ quan cấp tỉnh của tổ chức đó để xem xét, quyết định.
- Bước 4 (05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ): Cơ quan quản lý hoạt động đối ngoại của cơ quan cấp tỉnh của tổ chức quyết định bằng văn bản về việc ký kết thỏa thuận quốc tế.
- Bước 5: Người đứng đầu cơ quan cấp tỉnh của tổ chức tiến hành ký kết hoặc ủy quyền bằng văn bản cho một người khác ký thỏa thuận quốc tế.
- Bước 6 (15 ngày kể từ ngày thỏa thuận quốc tế được ký kết): Cơ quan cấp tỉnh của tổ chức báo cáo Cơ quan quản lý hoạt động đối ngoại của tổ chức đó bằng văn bản, đồng thời gửi cơ quan ngoại vụ cấp tỉnh bản sao thỏa thuận quốc tế để thông báo.
2.2. Thành phần hồ sơ
- Văn bản đề xuất về việc ký kết thỏa thuận quốc tế;
- Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan, tổ chức liên quan;
- Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức liên quan;
- Dự thảo văn bản thỏa thuận quốc tế bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài, trường hợp thỏa thuận quốc tế chỉ có văn bản bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch tiếng Việt kèm theo.
2.3. Cách thức thực hiện: Trực tiếp
2.4. Đối tượng thực hiện
Cơ quan cấp tỉnh của tổ chức đề xuất thực hiện ký kết thỏa thuận quốc tế.
2.5. Cơ quan thực hiện
- Cơ quan, người có thẩm quyền quyết định: Cơ quan quản lý hoạt động đối ngoại của cơ quan cấp tỉnh của tổ chức.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Cơ quan cấp tỉnh của tổ chức, các cơ quan cấp Sở, cơ quan trung ương của tổ chức.
2.6. Kết quả thực hiện
Văn bản thỏa thuận quốc tế đã được ký kết.
2.7. Yêu cầu điều kiện
Tuân thủ nguyên tắc ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế theo quy định tại Luật thỏa thuận quốc tế 2020.
2.8. Phí và lệ phí: Không
2.9. Căn cứ pháp lý
- Luật Thỏa thuận quốc tế 2020;
- Nghị định 64/2021/NĐ-CP ngày 30/6/2021 về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế.
3. Ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Cơ quan cấp Sở
3.1. Trình tự và thời hạn giải quyết
- Bước 1:
+ Cơ quan đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế lấy ý kiến bằng văn bản của cơ quan, đơn vị tham mưu về công tác ngoại vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan cấp Sở có liên quan trực tiếp đến thỏa thuận quốc tế và các cơ quan khác có liên quan.
+ Cơ quan đề xuất trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh lấy thêm ý kiến của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nếu thỏa thuận quốc tế có nội dung liên quan đến quốc phòng, an ninh, đầu tư thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
+ Chủ tịch UBND cấp tỉnh lấy thêm ý kiến của Bộ Ngoại giao nếu xét thấy thỏa thuận quốc tế có nội dung phức tạp, nhạy cảm về đối ngoại.
- Bước 2 (07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ): Cơ quan, đơn vị được lấy ý kiến trả lời bằng văn bản về đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế.
- Bước 3: Cơ quan đề xuất tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến và gửi hồ sơ đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế cho cơ quan ngoại vụ cấp tỉnh để trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.
- Bước 4 (05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ): Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định bằng văn bản về việc ký kết thỏa thuận quốc tế.
- Bước 5: Người đứng đầu cơ quan cấp Sở tiến hành ký kết hoặc ủy quyền bằng văn bản cho một người khác ký thỏa thuận quốc tế.
- Bước 6 (15 ngày kể từ ngày thỏa thuận quốc tế được ký kết): Cơ quan cấp Sở báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bằng văn bản, đồng thời gửi cơ quan ngoại vụ cấp tỉnh bản sao thỏa thuận quốc tế.
3.2. Thành phần hồ sơ
- Văn bản đề xuất về việc ký kết thỏa thuận quốc tế;
- Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan, tổ chức liên quan;
- Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức liên quan;
- Dự thảo văn bản thỏa thuận quốc tế bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài, trường hợp thỏa thuận quốc tế chỉ có văn bản bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch tiếng Việt kèm theo.
3.3. Cách thức thực hiện: Trực tiếp
3.4. Đối tượng thực hiện: Cơ quan cấp Sở đề xuất thực hiện ký kết thỏa thuận quốc tế.
3.5. Cơ quan thực hiện
- Cơ quan, người có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch UBND cấp tỉnh;
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Các đơn vị thuộc UBND cấp tỉnh.
3.6. Kết quả thực hiện
Văn bản thỏa thuận quốc tế đã được ký kết.
3.7. Yêu cầu điều kiện
Tuân thủ nguyên tắc ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế theo quy định tại Luật thỏa thuận quốc tế năm 2020.
3.8. Phí và lệ phí: Không có,
3.9. Căn cứ pháp lý
- Luật Thỏa thuận Quốc tế 2020;
- Nghị định 64/2021/NĐ-CP ngày 30/6/2021 về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế.
4. Ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh UBND cấp huyện
4.1. Trình tự và thời hạn giải quyết
- Bước 1:
+ Cơ quan đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế lấy ý kiến bằng văn bản của cơ quan ngoại vụ cấp tỉnh, các cơ quan cấp Sở có liên quan trực tiếp đến thỏa thuận quốc tế đó và các cơ quan khác có liên quan.
+ Cơ quan đề xuất trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh lấy thêm ý kiến của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nếu thỏa thuận quốc tế có nội dung liên quan đến quốc phòng, an ninh, đầu tư thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
+ Chủ tịch UBND cấp tỉnh lấy thêm ý kiến của Bộ Ngoại giao nếu xét thấy thỏa thuận quốc tế có nội dung phức tạp, nhạy cảm về đối ngoại.
- Bước 2 (07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ): Cơ quan, đơn vị được lấy ý kiến trả lời bằng văn bản về đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế.
- Bước 3: Cơ quan đề xuất tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến và gửi hồ sơ đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế cho cơ quan ngoại vụ cấp tỉnh để trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.
- Bước 4 (05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hề sơ): Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định bằng văn bản về việc ký kết thỏa thuận quốc tế.
- Bước 5: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tiến hành ký kết hoặc ủy quyền bằng văn bản cho một người khác ký thỏa thuận quốc tế.
- Bước 6 (15 ngày kể từ ngày thỏa thuận quốc tế được ký kết): UBND cấp huyện báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bằng văn bản, đồng thời gửi cơ quan ngoại vụ cấp tỉnh bản sao thỏa thuận quốc tế.
4.2. Thành phần hồ sơ
- Văn bản đề xuất về việc ký kết thỏa thuận quốc tế;
- Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan, tổ chức liên quan;
- Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức liên quan;
- Dự thảo văn bản thỏa thuận quốc tế bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài, trường hợp thỏa thuận quốc tế chỉ có văn bản bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch tiếng Việt kèm theo.
4.3. Cách thức thực hiện: Trực tiếp
4.4. Đối tượng thực hiện: UBND cấp huyện đề xuất thực hiện ký kết thỏa thuận quốc tế.
4.5. Cơ quan thực hiện
- Cơ quan, người có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch UBND cấp tỉnh;
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: UBND cấp huyện, cơ quan ngoại vụ cấp tỉnh, các cơ quan cấp Sở.
4.6. Kết quả thực hiện
Văn bản thỏa thuận quốc tế đã được ký kết.
4.7. Yêu cầu điều kiện
Tuân thủ nguyên tắc ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế theo quy định tại Luật thỏa thuận quốc tế 2020.
4.8. Phí và lệ phí: Không.
4.9. Căn cứ pháp lý
- Luật Thỏa thuận Quốc tế 2020;
- Nghị định 64/2021/NĐ-CP ngày 30/6/2021 về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế.
5. Ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh UBND cấp xã biên giới
5.1. Trình tự và thời hạn giải quyết
- Bước 1: Cơ quan đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế lấy ý kiến bằng văn bản của UBND cấp huyện.
- Bước 2 (07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ): UBND cấp huyện cho ý kiến bằng văn bản và gửi hồ sơ đề xuất ký thỏa thuận quốc tế cho cơ quan ngoại vụ cấp tỉnh.
- Bước 3 (03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ): Cơ quan ngoại vụ cấp tỉnh lấy ý kiến bằng văn bản của Công an cấp tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh, cơ quan cấp Sở có liên quan trực tiếp và các cơ quan khác có liên quan.
- Bước 4 (07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ): Các cơ quan được lấy ý kiến tại B3 trả lời bằng văn bản.
- Bước 5: Cơ quan ngoại vụ cấp tỉnh trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.
- Bước 6 (05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ): Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định bằng văn bản về việc ký kết thỏa thuận quốc tế.
- Bước 7: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã biên giới tiến hành ký kết hoặc ủy quyền bằng văn bản cho một người khác ký thỏa thuận quốc tế.
- Bước 8 (15 ngày làm việc kể từ ngày thỏa thuận quốc tế được ký kết): UBND cấp xã biên giới báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện bằng văn bản.
- Bước 9 (07 ngày làm việc kể từ ngày nhận báo cáo): UBND cấp huyện gửi cơ quan ngoại vụ cấp tỉnh bản sao thỏa thuận quốc tế.
5.2. Thành phần hồ sơ
- Văn bản đề xuất về việc ký kết thỏa thuận quốc tế;
- Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan, tổ chức liên quan;
- Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức liên quan;
- Dự thảo văn bản thỏa thuận quốc tế bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài, trường hợp thỏa thuận quốc tế chỉ có văn bản bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch tiếng Việt kèm theo.
5.5. Cách thức thực hiện: Trực tiếp
5.4. Đối tượng thực hiện: UBND cấp huyện đề xuất thực hiện ký kết thỏa thuận quốc tế.
5.5. Cơ quan thực hiện
- Cơ quan, người có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch UBND cấp tỉnh;
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: UBND cấp xã biên giới, UBND cấp huyện, cơ quan ngoại vụ cấp tỉnh, Công an cấp tỉnh, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh, cơ quan cấp Sở.
5.6. Kết quả thực hiện
Văn bản thỏa thuận quốc tế đã được ký kết.
5.7. Yêu cầu điều kiện
Tuân thủ nguyên tắc ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế theo quy định tại Luật thỏa thuận quốc tế 2020.
5.8. Phí và lệ phí: Không.
5.9. Căn cứ pháp lý
- Luật Thỏa thuận Quốc tế 2020;
- Nghị định 64/2021/NĐ-CP ngày 30/6/2021 về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế.
6. Trình tự, thủ tục sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận quốc tế nhân danh Cơ quan cấp Cục
6.1. Trình tự và cách thức thực hiện
- Bước 1:
+ Cơ quan đề xuất sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận quốc tế lấy ý kiến bằng văn bản của cơ quan, đơn vị tham mưu về công tác đối ngoại, hợp tác quốc và các tổ chức thuộc bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan trực tiếp đến thỏa thuận quốc tế đó.
+ Cơ quan đề xuất trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ lấy thêm ý kiến của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nếu thỏa thuận quốc tế có nội dung liên quan đến quốc phòng, an ninh, đầu tư thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
+ Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ lấy thêm ý kiến của Bộ Ngoại giao nếu xét thấy thỏa thuận quốc tế có nội dung phức tạp, nhạy cảm về đối ngoại.
- Bước 2 (07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ): Cơ quan, đơn vị được lấy ý kiến trả lời bằng văn bản.
- Bước 3: Cơ quan đề xuất tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến và gửi hồ sơ đề xuất sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận quốc tế trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ xem xét, quyết định.
- Bước 4 (05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ): Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quyết định bằng văn bản về việc sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận quốc tế.
- Bước 5 (15 ngày kể từ ngày việc sửa đổi, bổ sung, gia hạn có hiệu lực): Cơ quan cấp Cục thông báo cho đơn vị đầu mối về hợp tác quốc tế thuộc bộ, cơ quan ngang bộ bằng văn bản.
6.2. Thành phần hồ sơ
- Văn bản đề xuất sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận quốc tế;
- Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan, tổ chức liên quan;
- Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức liên quan;
- Văn bản thỏa thuận quốc tế bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài, trường hợp thỏa thuận quốc tế chỉ có văn bản bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch tiếng Việt kèm theo.
6.3. Cách thức thực hiện: Trực tiếp
6.4. Đối tượng thực hiện
Cơ quan cấp Cục đề xuất sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận quốc tế
6.5. Cơ quan thực hiện
- Cơ quan, người có thẩm quyền quyết định: Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Các đơn vị thuộc bộ, cơ quan ngang bộ.
6.6. Kết quả thực hiện
Văn bản thỏa thuận quốc tế đã được sửa đổi, bổ sung, gia hạn.
6.7. Yêu cầu điều kiện
Tuân thủ nguyên tắc ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế theo quy định tại Luật Thỏa thuận quốc tế 2020.
6.8. Phí và lệ phí: Không
6.9. Căn cứ pháp lí
- Luật Thỏa thuận quốc tế 2020;
- Nghị định 64/2021/NĐ-CP ngày 30/6/2021 về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế
7. Trình tự, thủ tục sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận quốc tế nhân danh Cơ quan cấp tỉnh của tổ chức
7.1. Trình tự và thời hạn giải quyết
- Bước 1:
+ Cơ quan đề xuất sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận quốc tế lấy ý kiến bằng văn bản của cơ quan ngoại vụ cấp tỉnh, các cơ quan cấp Sở có liên quan trực tiếp đến thỏa thuận quốc tế và các cơ quan khác có liên quan.
+ Trường hợp Điều lệ của tổ chức có quy định về việc xin ý kiến của cơ quan trung ương của tổ chức, cơ quan cấp tỉnh của tổ chức lấy ý kiến bằng văn bản của cơ quan trung ương của tổ chức.
- Bước 2 (07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ): Cơ quan, đơn vị được lấy ý kiến trả lời bằng văn bản.
- Bước 3: Cơ quan đề xuất tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến và gửi hồ sơ đề xuất sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận quốc tế cho Cơ quan quản lý hoạt động đối ngoại của cơ quan cấp tỉnh của tổ chức đó để xem xét, quyết định.
- Bước 4 (05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ): Cơ quan quản lý hoạt động đối ngoại của cơ quan cấp tỉnh của tổ chức quyết định bằng văn bản về việc sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận quốc tế.
- Bước 5 (15 ngày kể từ ngày việc sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận quốc tế có hiệu lực): Cơ quan cấp tỉnh của tổ chức thông báo cho cơ quan quản lý hoạt động đối ngoại của tổ chức đó và cho cơ quan ngoại vụ cấp tỉnh.
7.2. Thành phần hồ sơ
- Văn bản đề xuất sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận quốc tế;
- Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan, tổ chức liên quan;
- Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức liên quan;
- Văn bản thỏa thuận quốc tế bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài, trường hợp thỏa thuận quốc tế chỉ có văn bản bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch tiếng Việt kèm theo.
7.5. Cách thức thực hiện: Trực tiếp
7.4. Đối tượng thực hiện
Cơ quan cấp tỉnh của tổ chức đề xuất sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận quốc tế.
7.5. Cơ quan thực hiện
- Cơ quan, người có thẩm quyền quyết định: Cơ quan quản lý hoạt động đối ngoại của cơ quan cấp tỉnh của tổ chức.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Cơ quan cấp tỉnh của tổ chức, các cơ quan cấp Sở, cơ quan trung ương của tổ chức.
7.6. Kết quả thực hiện
Văn bản thỏa thuận quốc tế đã được sửa đổi, bổ sung, gia hạn.
7.7. Yêu cầu điều kiện
Tuân thủ nguyên tắc ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế theo quy định tại Luật Thỏa thuận quốc tế 2020.
7.8. Phí và lệ phí: Không
7.9. Căn cứ pháp lí
- Luật Thỏa thuận quốc tế 2020;
- Nghị định 64/2021/NĐ-CP ngày 30/6/2021 về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế
8. Sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận quốc tế nhân danh Cơ quan cấp Sở
8.1. Trình tự và thời hạn giải quyết
- Bước 1:
+ Cơ quan đề xuất sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận quốc tế lấy ý kiến bằng văn bản của cơ quan, đơn vị tham mưu về công tác ngoại vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan cấp Sở có liên quan trực tiếp đến thỏa thuận quốc tế và các cơ quan khác có liên quan.
+ Cơ quan đề xuất trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh lấy thêm ý kiến của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nếu thỏa thuận quốc tế có nội dung liên quan đến quốc phòng, an ninh, đầu tư thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
+ Chủ tịch UBND cấp tỉnh lấy thêm ý kiến của Bộ Ngoại giao nếu xét thấy thỏa thuận quốc tế có nội dung phức tạp, nhạy cảm về đối ngoại.
- Bước 2 (07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ): Cơ quan, đơn vị được lấy ý kiến trả lời bằng văn bản về đề xuất sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận quốc tế.
- Bước 3: Cơ quan đề xuất tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến và gửi hồ sơ đề xuất sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận quốc tế cho cơ quan ngoại vụ cấp tỉnh để trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.
- Bước 4 (05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ): Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định bằng văn bản về việc sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận quốc tế.
- Bước 5 (15 ngày kể từ ngày việc sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận quốc tế có hiệu lực): Cơ quan cấp Sở thông báo cơ quan ngoại vụ cấp tỉnh bằng văn bản.
8.2. Thành phần hồ sơ
- Văn bản đề xuất sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận quốc tế;
- Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan, tổ chức liên quan;
- Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức liên quan;
- Văn bản thỏa thuận quốc tế bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài, trường hợp thỏa thuận quốc tế chỉ có văn bản bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch tiếng Việt kèm theo.
8.3. Cách thức thực hiện: Trực tiếp
8.4. Đối tượng thực hiện: Cơ quan cấp Sở đề xuất thực hiện ký kết thỏa thuận quốc tế.
8.5. Cơ quan thực hiện
- Cơ quan, người có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch UBND cấp tỉnh;
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Các đơn vị thuộc UBND cấp tỉnh.
8.6. Kết quả thực hiện
Văn bản thỏa thuận quốc tế đã được sửa đổi, bổ sung, gia hạn.
8.7. Yêu cầu điều kiện
Tuân thủ nguyên tắc ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế theo quy định tại Luật thỏa thuận quốc tế 2020.
8.8. Phí và lệ phí: Không.
8.9. Căn cứ pháp lý
- Luật Thỏa thuận Quốc tế 2020;
- Nghị định 64/2021/NĐ-CP ngày 30/6/2021 về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế.
9. Sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận quốc tế nhân danh UBND cấp huyện
9.1. Trình tự và thời hạn giải quyết
- Bước 1:
+ Cơ quan đề xuất lấy ý kiến bằng văn bản của cơ quan ngoại vụ cấp tỉnh, các cơ quan cấp Sở có liên quan trực tiếp đến thỏa thuận quốc tế đó và các cơ quan khác có liên quan.
+ Cơ quan đề xuất trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh lấy thêm ý kiến của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nếu thỏa thuận quốc tế có nội dung liên quan đến quốc phòng, an ninh, đầu tư thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
+ Chủ tịch UBND cấp tỉnh lấy thêm ý kiến của Bộ Ngoại giao nếu xét thấy việc sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận quốc tế có nội dung phức tạp, nhạy cảm về đối ngoại.
- Bước 2 (07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ): Cơ quan, đơn vị được lấy ý kiến trả lời bằng văn bản về đề xuất sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận quốc tế.
- Bước 3: Cơ quan đề xuất tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến và gửi hồ sơ đề xuất sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận quốc tế cho cơ quan ngoại vụ cấp tỉnh để trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.
- Bước 4 (05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ): Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định bằng văn bản.
- Bước 5 (15 ngày kể từ ngày việc sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận quốc tế có hiệu lực): UBND cấp huyện thông báo cơ quan ngoại vụ cấp tỉnh.
9.2. Thành phần hồ sơ
- Văn bản đề xuất sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận quốc tế;
- Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan, tổ chức liên quan;
- Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức liên quan;
- Văn bản thỏa thuận quốc tế bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài, trường hợp thỏa thuận quốc tế chỉ có văn bản bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch tiếng Việt kèm theo.
9.3. Cách thức thực hiện: Trực tiếp
9.4. Đối tượng thực hiện: UBND cấp huyện đề xuất việc ký kết thỏa thuận quốc tế.
9.5. Cơ quan thực hiện
- Cơ quan, người có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch UBND cấp tỉnh;
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: UBND cấp huyện, cơ quan ngoại vụ cấp tỉnh, các cơ quan cấp Sở.
9.6. Kết quả thực hiện
Văn bản thỏa thuận quốc tế được sửa đổi, bổ sung, gia hạn.
9.7. Yêu cầu điều kiện
Tuân thủ nguyên tắc ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế theo quy định tại Luật thỏa thuận quốc tế 2020.
9.8. Phí và lệ phí: Không.
9.9. Căn cứ pháp lý
- Luật Thỏa thuận Quốc tế 2020;
- Nghị định 64/2021/NĐ-CP ngày 30/6/2021 về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế.
10. Sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận quốc tế nhân danh UBND cấp xã biên giới
10.1. Trình tự và thời hạn giải quyết
- Bước 1: Cơ quan đề xuất sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận quốc tế lấy ý kiến bằng văn bản của UBND cấp huyện.
- Bước 2 (07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ): UBND cấp huyện cho ý kiến bằng văn bản và gửi hồ sơ đề xuất sửa đổi, bổ sung, gia hạn, thỏa thuận quốc tế cho cơ quan ngoại vụ cấp tỉnh.
- Bước 3 (03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ): Cơ quan ngoại vụ cấp tỉnh lấy ý kiến bằng văn bản của Công an cấp tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh, cơ quan cấp Sở có liên quan trực tiếp và các cơ quan khác có liên quan.
- Bước 4 (07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ): Các cơ quan được lấy ý kiến tại B3 trả lời bằng văn bản.
- Bước 5: Cơ quan ngoại vụ cấp tỉnh trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.
- Bước 6 (05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ): Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định bằng văn bản
- Bước 7 (15 ngày làm việc kể từ ngày việc sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận quốc tế có hiệu lực): UBND cấp xã biên giới báo cáo UBND cấp huyện bằng văn bản.
- Bước 8 (07 ngày làm việc kể từ ngày nhận báo cáo): UBND cấp huyện thông báo cơ quan ngoại vụ cấp tỉnh bằng văn bản.
10.2. Thành phần hồ sơ
- Văn bản đề xuất sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận quốc tế;
- Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan, tổ chức liên quan;
- Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức liên quan;
- Văn bản thỏa thuận quốc tế bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài, trường hợp thỏa thuận quốc tế chỉ có văn bản bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch tiếng Việt kèm theo.
10.3. Cách thức thực hiện: Trực tiếp
10.4. Đối tượng thực hiện: UBND cấp huyện đề xuất việc ký kết thỏa thuận quốc tế
10.5. Cơ quan thực hiện
- Cơ quan, người có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch UBND cấp tỉnh;
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: UBND cấp xã biên giới, UBND cấp huyện, cơ quan ngoại vụ cấp tỉnh, Công an cấp tỉnh, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh, cơ quan cấp Sở.
10.6. Kết quả thực hiện
Văn bản thỏa thuận quốc tế được sửa đổi, bổ sung, gia hạn.
10.7. Yêu cầu điều kiện
Tuân thủ nguyên tắc ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế theo quy định tại Luật thỏa thuận quốc tế 2020.
10.8. Phí và lệ phí: Không.
10.9. Căn cứ pháp lý
- Luật Thỏa thuận Quốc tế 2020;
- Nghị định 64/2021/NĐ-CP ngày 30/6/2021 về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế.
11. Trình tự, thủ tục chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan cấp Cục
11.1. Trình tự và thời hạn giải quyết
- Bước 1:
+ Cơ quan đề xuất lấy ý kiến bằng văn bản của cơ quan, đơn vị đầu mối về hợp tác quốc tế, và các tổ chức thuộc bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan trực tiếp đến thỏa thuận quốc tế đó.
+ Cơ quan đề xuất trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ lấy thêm ý kiến của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nếu thỏa thuận quốc tế có nội dung liên quan đến quốc phòng, an ninh, đầu tư thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
+ Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ lấy thêm ý kiến của Bộ Ngoại giao nếu xét thấy việc chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế có nội dung phức tạp, nhạy cảm về đối ngoại.
- Bước 2 (07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ): Cơ quan, đơn vị được lấy ý kiến trả lời bằng văn bản.
- Bước 3: Cơ quan đề xuất tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến và gửi hồ sơ đề xuất chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thỏa thuận quốc tế trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ xem xét, quyết định.
- Bước 4 (05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ): Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quyết định bằng văn bản về việc chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế.
- Bước 5: (15 ngày kể từ ngày thỏa thuận quốc tế được ký kết): Cơ quan cấp Cục thông báo đơn vị đầu mối về hợp tác quốc tế của bộ, cơ quan ngang bộ bằng văn bản.
11.2. Thành phần hồ sơ
- Văn bản đề xuất về việc chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thỏa thuận quốc tế;
- Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan, tổ chức liên quan;
- Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức liên quan;
- Dự thảo văn bản thỏa thuận quốc tế bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài, trường hợp thỏa thuận quốc tế chỉ có văn bản bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch tiếng Việt kèm theo.
11.3. Cách thức thực hiện: Trực tiếp
11.4. Đối tượng thực hiện
Cơ quan cấp Sở đề xuất chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế.
11.5. Cơ quan thực hiện
- Cơ quan, người có thẩm quyền quyết định: Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Các đơn vị thuộc bộ, cơ quan ngang bộ
11.6. Kết quả thực hiện
Văn bản thỏa thuận quốc tế đã được chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện.
11.7. Yêu cầu điều kiện
Tuân thủ nguyên tắc ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế theo quy định tại Luật Thỏa thuận quốc tế 2020.
11.8. Phí và lệ phí: Không
11.9. Căn cứ pháp lí
- Luật Thỏa thuận quốc tế 2020;
- Nghị định 64/2021/NĐ-CP ngày 30/6/2021 về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế
12. Trình tự, thủ tục chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế nhân danh Cơ quan cấp tỉnh của tổ chức
12.1. Trình tự và thời hạn giải quyết
- Bước 1:
+ Cơ quan đề xuất lấy ý kiến bằng văn bản của cơ quan ngoại vụ cấp tỉnh, các cơ quan cấp Sở có liên quan trực tiếp đến thỏa thuận quốc tế và các cơ quan khác có liên quan.
+ Trường hợp Điều lệ của tổ chức có quy định về việc xin ý kiến của cơ quan trung ương của tổ chức, cơ quan cấp tỉnh của tổ chức lấy ý kiến bằng văn bản của cơ quan trung ương của tổ chức.
- Bước 2 (07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ): Cơ quan, đơn vị được lấy ý kiến trả lời bằng văn bản.
- Bước 3: Cơ quan đề xuất tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến và gửi hồ sơ đề xuất rút khỏi, chấm dứt hiệu lực, tạm đình chỉ thỏa thuận quốc tế cho Cơ quan quản lý hoạt động đối ngoại của cơ quan cấp tỉnh của tổ chức đó để xem xét, quyết định.
- Bước 4 (05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ): Cơ quan quản lý hoạt động đối ngoại của cơ quan cấp tỉnh quyết định bằng văn bản về việc chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế.
- Bước 5 (15 ngày kể từ ngày thỏa thuận quốc tế được ký kết): Cơ quan cấp tỉnh của tổ chức thông báo cơ quan quản lý hoạt động đối ngoại của tổ chức đó và cho cơ quan ngoại vụ cấp tỉnh bằng văn bản.
12.2. Thành phần hồ sơ
- Văn bản đề xuất về việc chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thỏa thuận quốc tế;
- Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan, tổ chức liên quan;
- Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức liên quan;
- Dự thảo văn bản thỏa thuận quốc tế bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài, trường hợp thỏa thuận quốc tế chỉ có văn bản bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch tiếng Việt kèm theo.
12.3. Cách thức thực hiện: Trực tiếp
12.4. Đối tượng thực hiện
Cơ quan cấp tỉnh của tổ chức đề xuất việc rút khỏi, chấm dứt hiệu lực, đình chỉ thỏa thuận quốc tế.
12.5. Cơ quan thực hiện
- Cơ quan, người có thẩm quyền quyết định: Cơ quan quản lý hoạt động đối ngoại của cơ quan cấp tỉnh của tổ chức.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Cơ quan cấp tỉnh của tổ chức, các cơ quan cấp Sở, cơ quan trung ương của tổ chức.
12.6. Kết quả thực hiện
Văn bản thỏa thuận quốc tế đã được chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện.
12.7. Yêu cầu điều kiện
Tuân thủ nguyên tắc ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế theo quy định tại Luật Thỏa thuận quốc tế 2020.
12.8. Phí và lệ phí: Không
12.9. Căn cứ pháp lí
- Luật Thỏa thuận quốc tế 2020;
- Nghị định 64/2021/NĐ-CP ngày 30/6/2021 về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế
13. Chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan cấp Sở
13.1. Trình tự và thời hạn giải quyết
- Bước 1:
+ Cơ quan đề xuất lấy ý kiến bằng văn bản của cơ quan, đơn vị tham mưu về công tác ngoại vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan cấp Sở có liên quan trực tiếp đến thỏa thuận quốc tế và các cơ quan khác có liên quan.
+ Cơ quan đề xuất trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh lấy thêm ý kiến của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nếu thỏa thuận quốc tế có nội dung liên quan đến quốc phòng, an ninh, đầu tư thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
+ Chủ tịch UBND cấp tỉnh lấy thêm ý kiến của Bộ Ngoại giao nếu xét thấy việc chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế có nội dung phức tạp, nhạy cảm về đối ngoại.
- Bước 2 (07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ): Cơ quan, đơn vị được lấy ý kiến trả lời bằng văn bản.
- Bước 3: Cơ quan đề xuất tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến và gửi hồ sơ đề xuất chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thỏa thuận quốc tế cho cơ quan ngoại vụ cấp tỉnh để trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định.
- Bước 4 (05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ): Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định bằng văn bản về việc chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế.
- Bước 5 (15 ngày kể từ ngày việc chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế có hiệu lực): Cơ quan cấp Sở thông báo cơ quan ngoại vụ cấp tỉnh bằng văn bản.
13.2. Thành phần hồ sơ
- Văn bản đề xuất về việc chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thỏa thuận quốc tế;
- Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan, tổ chức liên quan;
- Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức liên quan;
- Dự thảo văn bản thỏa thuận quốc tế bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài, trường hợp thỏa thuận quốc tế chỉ có văn bản bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch tiếng Việt kèm theo.
13.3. Cách thức thực hiện: Trực tiếp
13.4. Đối tượng thực hiện: Cơ quan cấp Sở đề xuất việc ký kết thỏa thuận quốc tế
13.5. Cơ quan thực hiện
- Cơ quan, người có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch UBND cấp tỉnh;
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Các đơn vị thuộc UBND cấp tỉnh.
13.6. Kết quả thực hiện
Văn bản thỏa thuận quốc tế đã được chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện.
13.7. Yêu cầu điều kiện
Tuân thủ nguyên tắc ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế theo quy định tại Luật thỏa thuận quốc tế 2020.
13.8. Phí và lệ phí: Không.
13.9. Căn cứ pháp lý
- Luật Thỏa thuận Quốc tế 2020;
- Nghị định 64/2021/NĐ-CP ngày 30/6/2:021 về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế.
14. Chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế nhân danh UBND cấp huyện
14.1. Trình tự và thời hạn giải quyết
- Bước 1:
+ Cơ quan đề xuất lấy ý kiến bằng văn bản của cơ quan ngoại vụ cấp tỉnh, các cơ quan cấp Sở có liên quan trực tiếp đến thỏa thuận quốc tế đó và các cơ quan khác có liên quan.
+ Cơ quan đề xuất trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh lấy thêm ý kiến của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nếu thỏa thuận quốc tế có nội dung liên quan đến quốc phòng, an ninh, đầu tư thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
+ Chủ tịch UBND cấp tỉnh lấy thêm ý kiến của Bộ Ngoại giao nếu xét thấy việc chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thỏa thuận quốc tế có nội dung phức tạp, nhạy cảm về đối ngoại.
- Bước 2 (07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ): Cơ quan, đơn vị được lấy ý kiến trả lời bằng văn bản về đề xuất chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thỏa thuận quốc tế.
- Bước 3: Cơ quan đề xuất tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến và gửi hồ sơ đề xuất chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế cho cơ quan ngoại vụ cấp tỉnh để trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.
- Bước 4 (05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ): Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định bằng văn bản.
- Bước 5 (15 ngày kể từ ngày việc chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế có hiệu lực): UBND cấp huyện thông báo cơ quan ngoại vụ cấp tỉnh.
14.2. Thành phần hồ sơ
- Văn bản đề xuất về việc chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thỏa thuận quốc tế;
- Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan, tổ chức liên quan;
- Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức liên quan;
- Dự thảo văn bản thỏa thuận quốc tế bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài, trường hợp thỏa thuận quốc tế chỉ có văn bản bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch tiếng Việt kèm theo.
14.3. Cách thức thực hiện: Trực tiếp
14.4. Đối tượng thực hiện: UBND cấp huyện đề xuất việc ký kết thỏa thuận quốc tế.
14.5. Cơ quan thực hiện
- Cơ quan, người có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch UBND cấp tỉnh;
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: UBND cấp huyện, cơ quan ngoại vụ cấp tỉnh, các cơ quan cấp Sở.
14.6. Kết quả thực hiện
Văn bản thỏa thuận quốc tế được chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện.
14.7. Yêu cầu điều kiện
Tuân thủ nguyên tắc ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế theo quy định tại Luật thỏa thuận quốc tế 2020.
14.8. Phí và lệ phí: Không.
14.9. Căn cứ pháp lý
- Luật Thỏa thuận Quốc tế 2020;
- Nghị định 64/2021/NĐ-CP ngày 30/6/2021 về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế.
15. Chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế nhân danh UBND cấp xã biên giới
15.1. Trình tự và thời hạn giải quyết
- Bước 1: Cơ quan đề xuất chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế lấy ý kiến bằng văn bản của UBND cấp huyện.
- Bước 2 (07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ): UBND cấp huyện cho ý kiến bằng văn bản và gửi hồ sơ đề xuất chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế cho cơ quan ngoại vụ cấp tỉnh.
- Bước 3 (03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ): Cơ quan ngoại vụ cấp tỉnh lấy ý kiến bằng văn bản của Công an cấp tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh, cơ quan cấp Sở có liên quan trực tiếp và các cơ quan khác có liên quan.
- Bước 4 (07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ): Các cơ quan được lấy ý kiến tại B3 trả lời bằng văn bản.
- Bước 5: Cơ quan ngoại vụ cấp tỉnh trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.
- Bước 6 (05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ): Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định bằng văn bản.
- Bước 7 (15 ngày làm việc kể từ ngày việc chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế có hiệu lực): UBND cấp xã biên giới báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện bằng văn bản.
- Bước 8 (07 ngày làm việc kể từ ngày nhận báo cáo): UBND cấp huyện thông báo cơ quan ngoại vụ cấp tỉnh bằng văn bản.
15.2. Thành phần hồ sơ
- Văn bản đề xuất về việc chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thỏa thuận quốc tế;
- Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan, tổ chức liên quan;
- Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức liên quan;
- Dự thảo văn bản thỏa thuận quốc tế bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài, trường hợp thỏa thuận quốc tế chỉ có văn bản bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch tiếng Việt kèm theo.
15.3. Cách thức thực hiện: Trực tiếp
15.4. Đối tượng thực hiện: UBND cấp huyện đề xuất việc ký kết thỏa thuận quốc tế
15.5. Cơ quan thực hiện
- Cơ quan, người có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch UBND cấp tỉnh;
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: UBND cấp xã biên giới, UBND cấp huyện, cơ quan ngoại cục cấp tỉnh, Công an cấp tỉnh, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh, cơ quan cấp Sở.
15.6. Kết quả thực hiện
Văn bản thỏa thuận quốc tế được chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện.
15.7. Yêu cầu điều kiện
Tuân thủ nguyên tắc ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế theo quy định tại Luật thỏa thuận quốc tế 2020.
15.8. Phí và lệ phí: Không
15.9. Căn cứ pháp lý
- Luật Thỏa thuận Quốc tế 2020;
- Nghị định 64/2021/NĐ-CP ngày 30/6/2021 về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế./.
- 1Quyết định 2286/QĐ-BNG năm 2023 công bố thủ tục hành chính mới lĩnh vực ưu đãi, miễn trừ ngoại giao thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Ngoại giao
- 2Quyết định 2924/QĐ-BNG năm 2023 công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực quốc tịch thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Ngoại giao
- 3Quyết định 1275/QĐ-BNG năm 2024 công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực lãnh sự thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Ngoại giao
Quyết định 3033/QĐ-BNG năm 2024 công bố thủ tục hành chính nội bộ giữa các cơ quan hành chính nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Ngoại giao
- Số hiệu: 3033/QĐ-BNG
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 18/10/2024
- Nơi ban hành: Bộ Ngoại giao
- Người ký: Hà Kim Ngọc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra