- 1Luật tài nguyên nước 2012
- 2Nghị định 201/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật tài nguyên nước
- 3Luật bảo vệ môi trường 2014
- 4Nghị định 18/2015/NĐ-CP Quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường
- 5Nghị định 19/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường
- 6Nghị định 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu
- 7Thông tư 26/2015/TT-BTNMT quy định đề án bảo vệ môi trường chi tiết, đề án bảo vệ môi trường đơn giản do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 8Thông tư 27/2015/TT-BTNMT về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 9Thông tư 35/2015/TT-BTNMT về bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao do Bộ trường Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 10Thông tư 36/2015/TT-BTNMT về quản lý chất thải nguy hại do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 11Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 12Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 13Thông tư 35/2015/TT-BCT Quy định về bảo vệ môi trường ngành Công thương do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 14Nghị định 154/2016/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
- 15Thông tư 31/2016/TT-BTNMT về bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, làng nghề và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 16Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 30/2018/QĐ-UBND | Thừa Thiên Huế, ngày 15 tháng 05 năm 2018 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 21 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước;
Căn cứ Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
Căn cứ Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu;
Căn cứ Nghị định số 154/2016/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải;
Căn cứ Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
Căn cứ Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT ngày 28 tháng 5 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về đề án bảo vệ môi trường chi tiết, đề án bảo vệ môi trường đơn giản;
Căn cứ Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
Căn cứ Thông tư số 31/2016/TT-BTNMT ngày 14 tháng 10 năm 2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, làng nghề và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
Căn cứ Thông tư số 35/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao;
Căn cứ Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại;
Căn cứ Thông tư số 35/2015/TT-BCT ngày 27 tháng 10 năm 2015 của Bộ Công Thương quy định về bảo vệ môi trường ngành công thương;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 83/TTr-TNMT-MT ngày 03 tháng 4 năm 2018.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động dệt may công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 25 tháng 5 năm 2018.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở: Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng; Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban ngành có liên quan của tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế và Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn; các tổ chức, cá nhân có liên quan thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG DỆT MAY CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 30/2018/QĐ-UBND ngày 15 tháng 05 năm 2018 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)
Quy định này quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động dệt may công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
1. Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và các cơ quan, đơn vị có liên quan đến hoạt động dệt may công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
2. Các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến lĩnh vực dệt may công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hoạt động dệt may công nghiệp: là các hoạt động liên quan đến việc sản xuất sợi, dệt (không nhuộm), vải, thiết kế sản phẩm, hoàn tất hàng may mặc có quy mô lớn, được sự hỗ trợ thúc đẩy mạnh mẽ của các tiến bộ về công nghệ, khoa học và kỹ thuật (dây chuyền, máy móc);
2. Cơ sở dệt may công nghiệp: là cơ sở có các hoạt động liên quan đến hoạt động dệt may công nghiệp;
3. Chất thải trong hoạt động dệt may công nghiệp: chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại, nước thải và khí thải.
Điều 4. Những hành vi bị nghiêm cấm
1. Thải chất thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường vào môi trường tiếp nhận gây ô nhiễm, suy giảm chất lượng môi trường đất, môi trường nước (nước mặt, nước ngầm) và môi trường không khí.
2. Nghiêm cấm việc chuyển giao (bán, cho, tặng,...) chất thải chưa xử lý cho các tổ chức, cá nhân không có chức năng vận chuyển, xử lý.
3. Đầu tư xây dựng cơ sở dệt may công nghiệp không nằm trong quy hoạch của tỉnh và của địa phương, trừ trường hợp được quy định tại Khoản 1 Điều 5 của Quy định này.
4. Các hành vi bị nghiêm cấm khác về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
Điều 5. Bảo vệ môi trường tại các cơ sở dệt may công nghiệp
1. Vị trí, địa điểm cơ sở dệt may công nghiệp phải phù hợp với Đề án quy hoạch ngành dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 định hướng đến năm 2030 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 921/QĐ-UBND ngày 19 tháng 5 năm 2015. Trường hợp vị trí, địa điểm thực hiện không nằm trong quy hoạch thì phải được các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép.
2. Thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, vận hành các công trình bảo vệ môi trường (hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất và khí thải) đúng quy trình theo nội dung Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Kế hoạch bảo vệ môi trường đã được phê duyệt, xác nhận.
3. Cơ sở dệt may công nghiệp có hoạt động phát sinh chất thải nguy hại phải thực hiện:
a) Phân định, phân loại theo mã chất thải nguy hại để lưu giữ trong các bao bì hoặc thiết bị lưu chứa phù hợp.
b) Đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại với Sở Tài nguyên và Môi trường. Trường hợp, các cơ sở phát sinh chất thải nguy hại có thời gian hoạt động không quá 01 (một) năm; cơ sở phát sinh chất thải nguy hại thường xuyên hay định kỳ hàng năm với tổng số lượng không quá 600 (sáu trăm) kg/năm theo quy định tại Khoản 3 Điều 12 Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT không phải thực hiện thủ tục lập hồ sơ đăng ký để được cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại mà chỉ phải đăng ký bằng báo cáo quản lý chất thải nguy hại định kỳ.
c) Báo cáo quản lý chất thải nguy hại định kỳ hàng năm (kỳ báo cáo tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12) theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 (A) ban hành kèm theo Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT và nộp Sở Tài nguyên và Môi trường trước ngày 31 tháng 01 của năm tiếp theo.
Trường hợp cơ sở phát sinh chất thải nguy hại có thời gian hoạt động không quá 01 (một) năm, chủ nguồn thải chất thải nguy hại chỉ báo cáo một lần trong thời hạn 01 (một) tháng kể từ ngày chấm dứt hoạt động.
4. Chất thải rắn sinh hoạt phải được phân loại tại nguồn; lưu giữ trong các bao bì hoặc thiết bị lưu chứa phù hợp, bảo đảm yêu cầu thuận lợi cho thu gom, vận chuyển và xử lý; chủ nguồn thải chất thải rắn sinh hoạt có trách nhiệm ký hợp đồng dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý; thanh toán toàn bộ chi phí theo hợp đồng dịch vụ theo quy định.
5. Chất thải rắn công nghiệp thông thường phải được phân định, phân loại riêng với chất thải nguy hại, trường hợp không thể phân loại được thì phải quản lý theo quy định về chất thải nguy hại; việc phân định, phân loại, lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý theo quy định; có biện pháp xử lý thích hợp với các chất thải rắn công nghiệp thông thường có khả năng tái chế, tái sử dụng (vải vụn, cuộn chỉ,...) phát sinh trong hoạt động dệt may công nghiệp; hợp đồng chuyển giao cho đơn vị có chức năng vận chuyển, xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường; định kỳ báo cáo tình hình phát sinh, quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường trong báo cáo giám sát môi trường định kỳ theo quy định.
6. Quản lý khí thải, tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ:
a) Cơ sở phát sinh khí thải phải đầu tư, lắp đặt hệ thống xử lý khí thải bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môi trường; có sàn thao tác bảo đảm an toàn tại vị trí lấy mẫu khí thải.
b) Đối với cơ sở có loại hình, quy mô tương đương đối tượng phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường phải có nhật ký vận hành hệ thống xử lý khí thải được ghi chép đầy đủ, lưu giữ tối thiểu 02 năm.
Nhật ký vận hành phải viết bằng tiếng Việt, bao gồm các nội dung: lưu lượng, thông số vận hành, lượng nước và hóa chất sử dụng.
c) Cơ sở có lò hơi công nghiệp có quy mô, công suất lớn hơn 20 tấn hơi/giờ thuộc danh mục các nguồn khí thải lưu lượng lớn quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 38/2015/NĐ-CP phải thực hiện quan trắc khí thải tự động và đăng ký chủ nguồn khí thải theo quy định.
Hệ thống quan trắc khí thải tự động phải hoạt động liên tục, ổn định, được kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định và phải bảo đảm yêu cầu kỹ thuật kết nối để truyền dữ liệu trực tiếp cho Sở Tài nguyên và Môi trường. Các thông số quan trắc bao gồm: Lưu lượng, bụi tổng, nhiệt độ, lưu huỳnh điôxit (SO2), ôxít nitơ (NOx; tính theo NO2), oxy (O2).
Trường hợp cơ sở có nhiều lò hơi công nghiệp có quy mô, công suất lớn hơn 20 tấn hơi/giờ, chủ cơ sở phải quan trắc tự động, liên tục tất cả các nguồn thải khí thải này.
d) Cơ sở phát sinh tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ phải đầu tư, lắp đặt hệ thống giảm thiểu tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môi trường và các quy định khác có liên quan.
7. Quản lý nước thải:
a) Đối với các cơ sở nằm trong khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã có hệ thống xử lý nước thải tập trung:
- Các cơ sở phải có hệ thống thu gom nước mưa, nước thải và thực hiện việc đấu nối với hệ thống thoát nước mưa, hệ thống thu gom, xử lý nước thải của khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp.
- Xử lý nước thải theo điều kiện ghi trong văn bản thỏa thuận với chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng trước khi đấu nối vào hệ thống thu gom để tiếp tục xử lý tại nhà máy xử lý nước thải tập trung.
- Trường hợp cơ sở phát sinh nước thải vượt quá khả năng tiếp nhận, xử lý của hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung của khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp; đồng thời cơ sở có biện pháp xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường thì được miễn trừ đấu nối.
b) Đối với các cơ sở nằm trong khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung; Cơ sở nằm ngoài khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp:
- Đầu tư xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải và tự xử lý tại hệ thống xử lý nước thải của cơ sở đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trước khi thải ra môi trường.
- Cơ sở xả nước thải với quy mô từ 5 m3/ngày đêm phải xin phép xả nước thải vào nguồn nước quy định tại Nghị định 201/2013/NĐ-CP.
- Đối với cơ sở có hệ thống xử lý nước thải và lưu lượng nước thải từ 30 m3/ngày.đêm trở lên, ngoài việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý nước thải thì phải có nhật ký vận hành hệ thống xử lý nước thải được ghi chép đầy đủ, lưu giữ tối thiểu 02 năm theo quy định tại Khoản 1 Điều 18 Thông tư số 31/2016/TT-BTNMT. Nhật ký vận hành phải được viết bằng tiếng Việt, bao gồm các nội dung: Lưu lượng, thông số vận hành hệ thống xử lý nước thải, kết quả quan trắc nước thải đầu vào và đầu ra của hệ thống xử lý nước thải (nếu có), loại và lượng hóa chất sử dụng, lượng bùn thải phát sinh.
- Cơ sở có lưu lượng nước thải từ 1.000 m3/ngày.đêm trở lên, ngoài việc thực hiện theo quy định tương tự cơ sở có hệ thống xử lý nước thải và lưu lượng nước thải từ 30 m3/ngày.đêm trở lên, theo quy định tại Khoản 2 Điều 18 Thông tư số 31/2016/TT-BTNMT phải thực hiện thêm các nội dung sau:
+ Giám sát, quan trắc tự động, liên tục nước thải đầu ra, bao gồm: Lưu lượng nước thải đầu vào và đầu ra, pH, nhiệt độ, nhu cầu ôxy hóa học (COD), tổng chất rắn lơ lửng (TSS) và các thông số đặc trưng theo loại hình (trong trường hợp có công nghệ, thiết bị quan trắc tự động phù hợp trên thị trường) theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường.
+ Hệ thống quan trắc nước thải tự động phải bao gồm thiết bị lấy mẫu tự động được niêm phong và quản lý bởi Sở Tài nguyên và Môi trường; phải lắp đặt thiết bị camera được kết nối internet để giám sát cửa xả của hệ thống xử lý nước thải và lưu giữ hình ảnh trong vòng 03 tháng gần nhất.
+ Có công tơ điện tử đo điện độc lập của hệ thống xử lý nước thải, lượng điện tiêu thụ phải được ghi vào nhật ký vận hành.
+ Có phương án, hạ tầng, phương tiện, thiết bị để ứng phó, khắc phục sự cố trong trường hợp hệ thống thu gom, xử lý nước thải gặp sự cố.
+ Có điểm kiểm tra, giám sát xả nước thải vào hệ thống tiêu thoát nước đặt ngoài hàng rào, có lối đi thuận lợi và có biển báo.
- Kê khai và nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải theo quy định tại Nghị định số 154/2016/NĐ-CP.
8. Quan trắc môi trường:
a) Cơ sở có quy mô tương đương với đối tượng quy định tại Phụ lục II Nghị định số 18/2015/NĐ-CP phải thực hiện quan trắc nước thải, khí thải phát sinh từ quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh với tần suất tối thiểu 03 tháng/lần.
Cơ sở có quy mô tương đương với đối tượng quy định tại Phụ lục 5.1 Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT phải thực hiện quan trắc nước thải, khí thải phát sinh từ quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh với tần suất tối thiểu 06 tháng/lần.
Cơ sở có quy mô tương đương với đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 32 Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT phải thực hiện quan trắc nước thải, khí thải phát sinh từ quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh với tần suất tối thiểu 01 năm/lần.
b) Đối với các đối tượng đã có hệ thống quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục theo quy định tại Khoản 6 và Khoản 7 Điều này chỉ cần thực hiện quan trắc nước thải, khí thải định kỳ theo quy định đối với các thông số chưa được quan trắc tự động, liên tục.
c) Cơ sở thuộc đối tượng không phải đăng ký Kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 18/2015/NĐ-CP thì không phải thực hiện quan trắc phát thải.
d) Đơn vị thực hiện quan trắc phải được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường theo quy định của pháp luật.
9. Cơ sở có các hoạt động liên quan đến hoạt động dệt may công nghiệp phải tự kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường tại cơ sở. Chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, chế độ thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, báo cáo về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
10. Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người lao động trong cơ sở của mình.
11. Chỉ được phép nhập khẩu các loại nguyên liệu từ nước ngoài về làm nguyên liệu sản xuất theo danh mục đã được nhà nước cho phép. Chú trọng quan tâm đến tiêu chuẩn xanh, sạch đối với sản phẩm dệt may ngay từ khâu nguyên liệu đến thành phẩm.
12. Khuyến khích đầu tư trang thiết bị hiện đại, đổi mới công nghệ thân thiện và an toàn với môi trường nhằm hạn chế các chất thải phát sinh trong hoạt động dệt may công nghiệp.
Điều 6. Quy định về lập hồ sơ môi trường
1. Dự án thuộc đối tượng lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường
a) Chủ dự án thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 5 Điều 33 Luật Bảo vệ môi trường và Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 18/2015/NĐ-CP có trách nhiệm lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP. Việc lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường phải thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.
b) Cấu trúc, nội dung Báo cáo đánh giá tác động môi trường; hồ sơ đề nghị thẩm định, phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường được quy định tại Điều 12 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP và Phụ lục 2.3 ban hành kèm theo Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT.
2. Dự án thuộc đối tượng lập Kế hoạch bảo vệ môi trường
a) Chủ dự án thuộc trường hợp quy định tại Điều 29 Luật Bảo vệ môi trường có trách nhiệm đăng ký Kế hoạch bảo vệ môi trường theo Điều 18 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP và Điều 33 Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.
b) Cấu trúc, nội dung Kế hoạch bảo vệ môi trường được quy định tại Điều 18 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP và Phụ lục 5.5, 5.6 ban hành kèm theo Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT.
3. Chủ dự án phải trình thẩm định, phê duyệt hoặc xác nhận Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Kế hoạch bảo vệ môi trường trước khi đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định các bước tiếp theo của dự án theo quy định.
Dự án không được triển khai đầu tư xây dựng và hoạt động khi chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc xác nhận Kế hoạch bảo vệ môi trường.
4. Đối với các dự án xây dựng cơ sở sản xuất và gia công các sản phẩm dệt, may có công đoạn giặt tẩy; xây dựng cơ sở giặt là công nghiệp; sản xuất sợi tơ tằm, sợi bông, sợi nhân tạo thuộc đối tượng lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường, chủ dự án phải báo cáo kết quả thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành dự án trên cơ sở Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt và các văn bản đề nghị điều chỉnh đã được chấp thuận (nếu có) gửi cơ quan phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường để kiểm tra, xác nhận hoàn thành trước khi đưa dự án vào hoạt động chính thức.
Điều 7. Trách nhiệm của các Sở, ban ngành cấp tỉnh
1. Sở Tài nguyên và Môi trường
a) Tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh các chủ trương, giải pháp về bảo vệ môi trường trong hoạt động dệt may công nghiệp.
b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức thẩm định, phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường; xác nhận hoàn thành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành dự án theo quy định.
c) Chủ trì, phối hợp với các ngành và địa phương có liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về môi trường đối với các cơ sở dệt may công nghiệp thuộc đối tượng lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
d) Chủ trì, phối hợp các Sở, ban ngành liên quan tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó đặc biệt chú trọng đến hoạt động dệt may công nghiệp.
2. Sở Công Thương
a) Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện Đề án quy hoạch ngành dệt may đã được phê duyệt.
b) Tham gia Hội đồng thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường, xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành dự án theo quy định; phối hợp thực hiện thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về môi trường đối với các cơ sở dệt may công nghiệp thuộc đối tượng lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật khi có đề nghị phối hợp của Sở Tài nguyên và Môi trường.
c) Phối hợp tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, các nội dung có liên quan đến hoạt động dệt may công nghiệp.
3. Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Thừa Thiên Huế, Đài Phát thanh và Truyền hình Thừa Thiên Huế (TRT)
a) Chủ trì phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo công tác tuyên truyền về bảo vệ môi trường trong hoạt động dệt may công nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng.
b) Xây dựng các chuyên mục tuyên truyền về bảo vệ môi trường trong các hoạt động sản xuất dệt may công nghiệp; kịp thời phát hiện, biểu dương gương người tốt, việc tốt đồng thời phê phán các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động dệt may công nghiệp.
4. Công an tỉnh
a) Thường xuyên tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra về thực hiện các quy định pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, đặc biệt là trong hoạt động dệt may công nghiệp.
b) Phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường trong các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; trao đổi thông tin; thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; đấu tranh phòng, chống tội phạm về môi trường trên địa bàn tỉnh.
5. Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh
a) Tùy theo chức năng đã được phân cấp, tổ chức thẩm định, phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc xác nhận đăng ký Kế hoạch bảo vệ môi trường các dự án trong khu kinh tế, khu công nghiệp; xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành dự án theo quy định.
b) Phối hợp thực hiện thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về môi trường đối với các cơ sở dệt may công nghiệp thuộc đối tượng lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật khi có đề nghị phối hợp của Sở Tài nguyên và Môi trường.
6. Các Sở, ban ngành khác, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế cùng các Đoàn thể xã hội
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao phối hợp với cơ quan chức năng chuyên môn tổ chức thực hiện, tuyên truyền, giám sát việc thực hiện Quy định này.
Điều 8. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố Huế
1. Tổ chức thực hiện các văn bản, quy định pháp luật về bảo vệ môi trường trong dệt may công nghiệp tại địa phương.
2. Phối hợp với Sở Công Thương rà soát, điều chỉnh, bổ sung, công bố quy hoạch ngành dệt may trên địa bàn. Công bố, công khai quy hoạch vùng phát triển ngành dệt may tại địa phương.
3. Hướng dẫn các chủ dự án trình tự thủ tục lập, đăng ký Kế hoạch bảo vệ môi trường; xem xét, cấp giấy xác nhận đăng ký Kế hoạch bảo vệ môi trường theo thẩm quyền quy định.
4. Tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về môi trường đối với các cơ sở thuộc đối tượng lập, đăng ký Kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
5. Giải quyết khiếu nại, tố cáo có liên quan đến bảo vệ môi trường trong hoạt động ngành dệt may công nghiệp thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
6. Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (Ủy ban nhân dân cấp xã) tổ chức thanh tra, kiểm tra định kỳ và đột xuất các tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động ngành dệt may công nghiệp; xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường theo thẩm quyền.
Điều 9. Trách nhiệm của UBND cấp xã
1. Hướng dẫn các chủ dự án đăng ký Kế hoạch bảo vệ môi trường (trong trường hợp được ủy quyền).
2. Xác nhận, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch bảo vệ môi trường theo ủy quyền; kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của các tổ chức, cá nhân; phát hiện và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường hoặc báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp trên trực tiếp.
3. Giám sát, kiểm tra việc xây dựng phát triển cơ sở dệt may công nghiệp tại địa phương.
4. Kiểm tra, phát hiện và ngăn chặn việc xây dựng các cơ sở dệt may công nghiệp không nằm trong Đề án quy hoạch ngành dệt may của địa phương.
Điều 10. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực dệt may
1. Lập hồ sơ môi trường theo quy định tại Điều 6 của Quy định này.
2. Lập Kế hoạch quản lý môi trường trên cơ sở chương trình quản lý và giám sát môi trường đã đề xuất theo mẫu quy định tại các Phụ lục 2.9 và 2.10 ban hành kèm theo Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT và niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có hoạt động sản xuất, kinh doanh sau khi Báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt, phổ biến đối với cán bộ công nhân viên và người lao động của cơ sở. Tổ chức tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện công tác bảo vệ môi trường tại cơ sở.
3. Lập phương án bảo vệ môi trường theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư số 31/2016/TT-BTNMT và lưu giữ đối với cơ sở đang hoạt động có loại hình, quy mô tương đương đối tượng phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 18/2015/NĐ-CP.
4. Công nghệ của dự án đầu tư phải đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật. Thực hiện đầy đủ các nội dung theo quy định sau khi Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Kế hoạch bảo vệ môi trường đã được phê duyệt, xác nhận theo quy định tại Điều 16 và Điều 19 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP. Đầu tư xây dựng và vận hành các công trình xử lý môi trường đảm bảo việc xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường trước khi xả thải.
5. Lập kế hoạch, phương án và chuẩn bị cơ sở vật chất, kỹ thuật để ứng phó sự cố môi trường, khắc phục hậu quả do sự cố môi trường. Trong trường hợp xảy ra sự cố môi trường, cơ sở có trách nhiệm báo cáo trực tiếp về sự cố môi trường và biện pháp khắc phục về Sở Tài nguyên và Môi trường, cơ quan quản lý môi trường địa phương và các cơ quan liên quan.
6. Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm, sự cố và suy thoái môi trường phải khắc phục, bồi thường thiệt hại và trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
Điều 11. Khen thưởng và xử lý vi phạm
1. Khen thưởng
Tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện bảo vệ môi trường trong hoạt động dệt may công nghiệp được xem xét khen thưởng theo quy định của Nhà nước.
2. Xử lý vi phạm
Tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của Quy định này và các quy định khác của pháp luật về hoạt động dệt may công nghiệp sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
1. Thủ trưởng các cơ quan, ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện các nội dung theo yêu cầu tại Quy định này và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh về kết quả thực hiện.
2. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Tài nguyên và Môi trường) để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.
3. Đối với các cơ sở hoạt động có liên quan đến lĩnh vực dệt may công nghiệp đang hoạt động nhưng chưa đáp ứng quy định tại Điều 5 của Quy định này thì phải khắc phục trong thời gian không quá 06 tháng kể từ ngày Quy định này có hiệu lực thi hành./.
- 1Quyết định 16/2017/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 17/2007/QĐ.UBND quy định tạm thời về bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm do tỉnh Vĩnh Long ban hành
- 2Quyết định 01/2018/QĐ-UBND về sửa đổi Quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc kèm theo Quyết định 09/2012/QĐ-UBND
- 3Quyết định 14/2018/QĐ-UBND quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
- 1Luật tài nguyên nước 2012
- 2Nghị định 201/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật tài nguyên nước
- 3Luật bảo vệ môi trường 2014
- 4Nghị định 18/2015/NĐ-CP Quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường
- 5Nghị định 19/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường
- 6Nghị định 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu
- 7Quyết định 921/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Đề án quy hoạch ngành dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 8Thông tư 26/2015/TT-BTNMT quy định đề án bảo vệ môi trường chi tiết, đề án bảo vệ môi trường đơn giản do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 9Thông tư 27/2015/TT-BTNMT về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 10Thông tư 35/2015/TT-BTNMT về bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao do Bộ trường Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 11Thông tư 36/2015/TT-BTNMT về quản lý chất thải nguy hại do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 12Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 13Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 14Thông tư 35/2015/TT-BCT Quy định về bảo vệ môi trường ngành Công thương do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 15Nghị định 154/2016/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
- 16Thông tư 31/2016/TT-BTNMT về bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, làng nghề và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 17Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
- 18Quyết định 16/2017/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 17/2007/QĐ.UBND quy định tạm thời về bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm do tỉnh Vĩnh Long ban hành
- 19Quyết định 01/2018/QĐ-UBND về sửa đổi Quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc kèm theo Quyết định 09/2012/QĐ-UBND
- 20Quyết định 14/2018/QĐ-UBND quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
Quyết định 30/2018/QĐ-UBND quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động dệt may công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- Số hiệu: 30/2018/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 15/05/2018
- Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
- Người ký: Phan Ngọc Thọ
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 25/05/2018
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực