- 1Luật Thi đua, Khen thưởng sửa đổi 2005
- 2Luật Thi đua, Khen thưởng 2003
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Nghị định 42/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi Luật Thi đua, Khen thưởng
- 5Thông tư 02/2011/TT-BNV hướng dẫn Nghị định 42/2010/NĐ-CP về Luật thi đua, khen thưởng và Luật thi đua, khen thưởng sửa đổi do Bộ Nội vụ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 30/2011/QĐ-UBND | Hà Nội, ngày 19 tháng 09 năm 2011 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 26/11/2003 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 14/6/2005;
Căn cứ Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng;
Căn cứ Thông tư 02/2011/TT-BNV ngày 24/01/2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng;
Xét đề nghị của Sở Nội vụ tại Tờ trình số 1550/TTr-SNV ngày 14/9/2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
KHEN THƯỞNG THÀNH TÍCH THI ĐUA THEO CHUYÊN ĐỀ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Ban hành kèm theo Quyết định số 30/2011/QĐ-UBND ngày 19/9/2011 của UBND thành phố Hà Nội)
Quy định này quy định về phạm vi, đối tượng, nguyên tắc, điều kiện, tiêu chuẩn, thẩm quyền, mức khen, thủ tục và quy trình khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích trong thi đua theo chuyên đề trên địa bàn Thành phố (sau đây gọi tắt là khen thưởng theo chuyên đề).
Những hình thức khen thưởng theo các danh hiệu đã quy định trong các văn bản thi đua khen thưởng khác của Ủy ban nhân dân Thành phố không thuộc phạm vi điều chỉnh của quy định này.
Các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài không phân biệt thành phần, tôn giáo, giới tính, lứa tuổi có thành tích đạt tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 5 quy định này.
Điều 3. Nguyên tắc xét, khen thưởng
1. Việc xét khen thưởng chuyên đề phải đảm bảo kịp thời, chính xác, công khai, công bằng, dân chủ; chủ yếu khen các tập thể nhỏ và cá nhân người lao động, công tác trực tiếp.
2. Trong một năm chỉ đề xuất khen thưởng cấp Thành phố không quá 02 lần đối với tập thể và cá nhân tham gia một hoặc nhiều chuyên đề thi đua.
3. Chuyên đề thi đua do cấp nào phát động thì cấp đó xét khen thưởng. Trường hợp tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu, phạm vi ảnh hưởng lớn đối với thành phố, Ủy ban nhân dân Thành phố sẽ xem xét khen thưởng.
4. Không đề nghị khen thưởng đối với những tập thể, cá nhân có đơn thư khiếu nại, tố cáo về những sai phạm tiêu cực đã được cấp thẩm quyền kết luận.
Điều 4. Thi đua theo chuyên đề
Thi đua theo chuyên đề là hình thức thi đua do Ủy ban nhân dân Thành phố hoặc các sở, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã, các đơn vị trực thuộc thành phố phát động và triển khai nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm được xác định trong khoảng thời gian nhất định tiến tới kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, của thành phố, của đơn vị hoặc tổ chức thi đua để phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ có tính chất chuyên môn, ngành nghề để giải quyết những công việc khó khăn, những việc còn yếu kém.
Thi đua theo chuyên đề được phát động khi đã xác định rõ mục đích, yêu cầu, nội dung, chỉ tiêu và có thời gian thực hiện từ 3 tháng trở lên.
ĐIỀU KIỆN, TIÊU CHUẨN, THẨM QUYỀN , MỨC KHEN, THỦ TỤC, TRÌNH TỰ KHEN THƯỞNG
1. Điều kiện:
a) Chuyên đề thi đua phải được đăng ký hàng năm với Ủy ban nhân dân Thành phố (qua cơ quan Thường trực là Ban Thi đua Khen thưởng, Sở Nội vụ Thành phố).
b) Chuyên đề thi đua phải được phát động và đăng ký thi đua.
c) Có văn bản chỉ đạo, kế hoạch sơ, tổng kết của cơ quan chủ trì, phát động.
d) Được Hội đồng Thi đua - Khen thưởng (hoặc tập thể lãnh đạo) cơ quan thực hiện chuyên đề thi đua đề nghị khen thưởng.
2. Tiêu chuẩn:
a) Đối với tập thể:
- Là tập thể có thành tích xuất sắc nổi bật dẫn đầu trong số các tập thể thực hiện chuyên đề như: Tham gia tích cực, đạt chất lượng, hiệu quả cao, đảm bảo tốt kế hoạch đã đề ra trong quá trình thực hiện chuyên đề, thành tích đó đóng góp thiết thực vào hoàn thành nhiệm vụ công tác của cơ quan, đơn vị và địa phương.
- Nội bộ đoàn kết, chấp hành tốt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của thành phố. Không có cá nhân là lãnh đạo chủ chốt trong tập thể vi phạm kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên trong thời gian thực hiện chuyên đề.
b) Đối với cá nhân:
- Có thành tích tiêu biểu nhất trong số cá nhân hoàn thành nhiệm vụ trong quá trình thực hiện chuyên đề. Thành tích của cá nhân có đóng góp tích cực trong việc thực hiện nhiệm vụ công tác của cơ quan đơn vị và địa phương.
- Chấp hành tốt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của Thành phố.
Điều 6. Thẩm quyền, mức khen thưởng
1. Đối với cấp sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã và tương đương: Tặng Giấy khen và thưởng tiền cho các tập thể, cá nhân theo quy định tại Điều 75 Nghị định 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ.
2. Đối với cấp Thành phố:
Ủy ban nhân dân Thành phố biểu dương, tặng Bằng khen và thưởng tiền cho tập thể, cá nhân theo quy định tại Điều 75 Nghị định 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ.
Ủy ban nhân dân Thành phố tặng Cờ “Đơn vị xuất sắc phong trào thi đua” trong thực hiện xuất sắc chuyên đề thi đua cấp Thành phố đối với chuyên đề có thời gian thực hiện từ 01 năm trở lên với mức thưởng theo quy định tại Điều 71 Nghị định 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ.
Trường hợp tập thể, cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc, có ảnh hưởng lớn, tiêu biểu trên phạm vi toàn quốc, thời gian thực hiện chuyên đề từ 5 năm trở lên Ủy ban nhân dân Thành phố có thể đề nghị Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen, Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba.
1. Tờ trình, biên bản họp của cấp trình khen thưởng.
2. Trường hợp trình Ủy ban nhân dân Thành phố và cấp trên khen thưởng, báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng có xác nhận của thủ trưởng cơ quan chủ trì chuyên đề và thủ trưởng cơ quan thực hiện chuyên đề.
3. Trích ngang thành tích nổi bật của tập thể, cá nhân có xác nhận của cấp trình khen (đối với trường hợp khen tổng kết chuyên để có thời gian 5 năm trở lên).
Điều 8. Quy trình xét khen thưởng
1. Ban Thi đua - Khen thưởng, Sở Nội vụ tổng hợp danh sách và thẩm định thành tích tập thể, cá nhân được các sở, ban, ngành, quận, huyện, đơn vị trực thuộc thành phố đề nghị khen thưởng thực hiện tốt chuyên đề.
2. Xin ý kiến Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố trực tiếp phụ trách, theo dõi lĩnh vực, đơn vị.
3. Hoàn thiện thủ tục trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, quyết định.
Thực hiện theo nguyên tắc cấp nào khen cấp đó thưởng. Nguồn kinh phí khen thưởng chuyên đề được trích từ nguồn kinh phí khen thưởng và các nguồn dự trù kinh phí khác phục vụ cho công tác khen thưởng của thành phố, của các sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã.
Đơn vị đề nghị khen thưởng chịu trách nhiệm về thành tích của tập thể hoặc cá nhân được đề nghị khen thưởng. Trường hợp đã được khen thưởng nếu phát hiện thành tích không đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện khen thưởng tại Điều 5 của Quy định này thì cơ quan có thẩm quyền quyết định hủy bỏ quyết định, thu hồi hiện vật và tiền thưởng đã trao tặng.
1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố; các sở, ban, ngành, đơn vị trực thuộc Thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã chủ động xét, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích thực hiện chuyên đề hoặc đề nghị Ủy ban nhân dân Thành phố khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc tiêu biểu;
2. Ban Thi đua - Khen thưởng, Sở Nội vụ hướng dẫn và chủ trì phối hợp với các Sở, Ban, Ngành, đơn vị trực thuộc Thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã tổ chức thực hiện Quy định này. Quá trình tổ chức thực hiện nếu thấy còn những điểm chưa phù hợp hoặc những vấn đề mới cần bổ sung, sửa đổi, Ban Thi đua - Khen thưởng Sở Nội vụ Thành phố có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố sửa đổi, bổ sung./.
- 1Quyết định 18/2015/QĐ-UBND về sửa đổi, bổ sung một số nội dung Điều 1 của Quyết định số 75/2012/QĐ-UBND ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Ủy ban nhân dân Tỉnh Ninh Thuận
- 2Quyết định 16/2017/QĐ-UBND Quy định về công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 3Quyết định 3585/QĐ-UBND năm 2017 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành đã hết hiệu lực
- 1Luật Thi đua, Khen thưởng sửa đổi 2005
- 2Luật Thi đua, Khen thưởng 2003
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Nghị định 42/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi Luật Thi đua, Khen thưởng
- 5Thông tư 02/2011/TT-BNV hướng dẫn Nghị định 42/2010/NĐ-CP về Luật thi đua, khen thưởng và Luật thi đua, khen thưởng sửa đổi do Bộ Nội vụ ban hành
- 6Quyết định 18/2015/QĐ-UBND về sửa đổi, bổ sung một số nội dung Điều 1 của Quyết định số 75/2012/QĐ-UBND ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Ủy ban nhân dân Tỉnh Ninh Thuận
Quyết định 30/2011/QĐ-UBND về Quy định khen thưởng thành tích thi đua theo chuyên đề trên địa bàn thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- Số hiệu: 30/2011/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 19/09/2011
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Nguyễn Thế Thảo
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 29/09/2011
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực