- 1Luật Khiếu nại, tố cáo sửa đổi 2005
- 2Nghị định 136/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo
- 3Luật Khiếu nại, tố cáo 1998
- 4Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 5Luật Khiếu nại, Tố cáo sửa đổi 2004
- 6Luật Thanh tra 2004
- 7Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 1Quyết định 3712/QĐ-UBND năm 2015 bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do tỉnh Tiền Giang ban hành
- 2Quyết định 424/QĐ-UBND năm 2016 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần
- 3Quyết định 473/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Tiền Giang kỳ 2014-2018
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 30/2007/QĐ-UBND | Mỹ Tho, ngày 03 tháng 8 năm 2007 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thông qua ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03/12/2004;
Căn cứ Luật Thanh tra năm 2004;
Căn cứ Luật Khiếu nại, tố cáo ngày 02/12/1998 và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo ngày 15/6/2004 và ngày 29/11/2005;
Căn cứ Nghị định 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi, bổ sung một một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo; Theo đề nghị của Chánh Thanh tra tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Quy định về quy trình tiếp nhận, xử lý đơn và giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 17/2006/QĐ-UBND ngày 17/4/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định về quy trình tiếp nhận, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Chánh Thanh tra tỉnh, thủ trưởng các sở, ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
QUY TRÌNH TIẾP NHẬN, XỬ LÝ ĐƠN VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 30/2007/QĐ-UBND ngày 03 tháng 8 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang)
Quy định này điều chỉnh việc giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với các quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật cán bộ, công chức của cơ quan hành chính nhà nước và người có thẩm quyền trong các cơ quan hành chính nhà nước các cấp khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao.
Quy định này áp dụng đối với việc tiếp nhận, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, thủ trưởng cơ quan hành chính thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân tỉnh; các cơ quan, tổ chức, công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo.
1. Đảm bảo kịp thời, đúng pháp luật, phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
2. Vụ việc khiếu nại, tố cáo phát sinh thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân, các cơ quan chuyên môn cấp nào thì do Chủ tịch Ủy ban nhân dân và thủ trưởng cấp đó trực tiếp thụ lý, giải quyết. Nếu từ chối, đùn đẩy việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của mình sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Người khiếu nại, tố cáo và người bị khiếu nại, tố cáo phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2005 (sau đây gọi tắt là Luật Khiếu nại, tố cáo đã sửa đổi, bổ sung) và pháp luật có liên quan.
4. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về khiếu nại, tố cáo đều phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
5. Không thụ lý giải quyết các khiếu nại được quy định tại Điều 32 Luật Khiếu nại, tố cáo đã sửa đổi, bổ sung và không xem xét giải quyết những tố cáo được quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 38 Nghị định 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo (sau đây gọi tắt là Nghị định 136/2006/NĐ-CP của Chính phủ).
Trong trường hợp người khiếu nại nhờ luật sư giúp đỡ về pháp luật thì luật sư có quyền tham gia trong quá trình giải quyết khiếu nại. Khi tham gia quá trình giải quyết khiếu nại, luật sư phải có thẻ luật sư; giấy yêu cầu giúp đỡ về pháp luật của người khiếu nại; giấy giới thiệu của tổ chức hành nghề luật sư đối với trường hợp luật sư hành nghề trong tổ chức hành nghề luật sư hoặc giấy giới thiệu của Đoàn Luật sư nơi luật sư đó là thành viên đối với trường hợp luật sư hành nghề với tư cách cá nhân.
Cơ quan giải quyết khiếu nại, các tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để luật sư giúp đỡ người khiếu nại về pháp luật trong quá trình giải quyết khiếu nại.
Điều 4. Trách nhiệm thụ lý và tham mưu đề xuất giải quyết khiếu nại, tố cáo
1. Cán bộ thụ lý phải chịu trách nhiệm về các chứng cứ do xác minh, thu thập và các tình tiết nêu trong báo cáo kết luận trước thủ trưởng hoặc người có thẩm quyền giao nhiệm vụ.
2. Thủ trưởng cơ quan được giao trách nhiệm tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo phải chịu trách nhiệm về nội dung đề xuất giải quyết vụ việc phù hợp pháp luật.
Điều 5. Hồ sơ giải quyết khiếu nại
1. Việc giải quyết khiếu nại phải được lập thành hồ sơ. Hồ sơ giải quyết khiếu nại bao gồm:
- Đơn khiếu nại hoặc biên bản ghi lời khiếu nại;
- Văn bản trả lời của người bị khiếu nại;
- Biên bản thẩm tra, xác minh, kết luận, kết quả giám định, biên bản gặp gỡ, đối thoại;
- Báo cáo thẩm tra, đề xuất;
- Quyết định giải quyết khiếu nại;
- Các tài liệu khác có liên quan.
2. Hồ sơ giải quyết khiếu nại phải được đánh số trang theo thứ tự tài liệu và được lưu giữ theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp người khiếu nại khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án thì hồ sơ đó phải được chuyển cho Tòa án khi có yêu cầu.
Mục I: TRÁCH NHIỆM GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI CỦA CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC CẤP
Điều 6. Người giải quyết khiếu nại tổ chức thực hiện việc gặp gỡ, đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan theo quy định tại Điều 37 của Luật Khiếu nại, tố cáo đã sửa đổi, bổ sung và Điều 9 của Nghị định 136/2006/NĐ-CP của Chính phủ.
Điều 7. Thời hạn giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
Thời hạn giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp được quy định tại Điều 36, Điều 43 Luật Khiếu nại, tố cáo. Trong thời hạn quy định mà người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại không giải quyết khiếu nại thì phải bị xem xét kỷ luật. Người khiếu nại có quyền kiến nghị với cấp trên trực tiếp của người không giải quyết khiếu nại để xem xét kỷ luật người đó.
Điều 8. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là cấp xã).
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp.
Điều 9. Trình tự, thủ tục thụ lý, giải quyết đơn khiếu nại
a) Khi được phân công, cán bộ tiếp dân của Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp dân và nhận đơn khiếu nại. Trường hợp đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết thì cán bộ tiếp dân làm biên nhận cho người khiếu nại và trình cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét chỉ đạo. Đơn khiếu nại phải ghi rõ họ tên, ngày, tháng, năm, nội dung và chữ ký của người khiếu nại.
b) Trường hợp người khiếu nại trình bày trực tiếp thì cán bộ tiếp dân hướng dẫn làm đơn theo mẫu hoặc ghi biên bản. Biên bản phải có chữ ký hoặc dấu lăn tay của người khiếu nại và chữ ký của cán bộ tiếp dân.
c) Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đơn khiếu nại, nếu thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp mình và không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 32 Luật Khiếu nại, tố cáo thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phân công cán bộ thụ lý hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại biết về việc thụ lý. Trường hợp không thụ lý giải quyết thì có văn bản trả lời cho người khiếu nại và nêu rõ lý do.
d) Đối với đơn gửi qua đường bưu điện thì phải thực hiện đồng thời ba bước: tiếp nhận, phân loại và xử lý; việc hướng dẫn cho người khiếu nại phải thực hiện bằng văn bản, đồng thời trả lời theo luật định cho những cá nhân và tổ chức: Đại biểu Quốc hội, Đại biểu Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận hoặc các cơ quan báo chí chuyển đến về kết quả xử lý đơn.
Điều 10. Xác minh đề xuất giải quyết khiếu nại
1. Cán bộ thụ lý có trách nhiệm nghiên cứu nội dung đơn, quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính bị khiếu nại để lập kế hoạch tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ. Trường hợp người khiếu nại cử đại diện hoặc luật sư đi thay thì cán bộ thụ lý chỉ tiếp người đại diện hoặc luật sư theo quy định tại Điều 2, Điều 3 Nghị định 136/2006/NĐ-CP của Chính phủ.
2. Thời hạn xác minh, báo cáo đề xuất (kèm dự thảo quyết định giải quyết khiếu nại) không quá 25 ngày, kể từ ngày thụ lý. Đối với vụ, việc phức tạp thời hạn có thể kéo dài hơn nhưng không quá 35 ngày, kể từ ngày thụ lý (không tính thời gian đo, vẽ, trưng cầu, giám định).
3. Hồ sơ giải quyết khiếu nại trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã được lập theo khoản 1, Điều 5 của Quy định này, kèm theo dự thảo quyết định giải quyết khiếu nại.
Điều 11. Trình tự, thủ tục ban hành quyết định giải quyết khiếu nại
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét tình tiết nêu trong dự thảo quyết định, việc áp dụng các quy định của pháp luật hiện hành; ký ban hành quyết định. Việc chuyển hồ sơ của công đoạn này được thực hiện trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo đề xuất của cán bộ thụ lý.
2. Đối với những vụ việc phức tạp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã yêu cầu tổ chức cuộc họp với các thành phần có liên quan; trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm mời họp. Khi họp phải lập biên bản và được lưu giữ trong hồ sơ giải quyết khiếu nại. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký quyết định và triển khai quyết định trong thời hạn 05 ngày.
Điều 12. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công (sau đây gọi tắt là cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc việc khiếu nại mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, trưởng phòng ban chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện đã giải quyết nhưng còn khiếu nại.
Điều 13. Trình tự, thủ tục thụ lý và giải quyết đơn khiếu nại Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo cho Chánh Thanh tra cấp huyện thực hiện nhiệm vụ đầu mối tiếp nhận đơn.
1. Xử lý đơn khiếu nại:
a) Đối với đơn khiếu nại gửi trực tiếp, nếu đủ điều kiện thụ lý thì trong thời hạn 10 ngày, Chánh Thanh tra cấp huyện phải báo cáo cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện để thụ lý giải quyết và thông báo cho người khiếu nại và tổ chức liên quan biết về việc thụ lý.
b) Đối với đơn do bưu điện chuyển đến mà thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, nếu chưa đủ điều kiện thụ lý thì trong thời hạn 10 ngày cán bộ tiếp và nhận đơn của Thanh tra cấp huyện mời người khiếu nại đến bổ túc hồ sơ và làm biên nhận, xử lý như đơn khiếu nại gửi trực tiếp nêu tại mục a điều này.
c) Trường hợp việc khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thì trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đơn, Chánh Thanh tra cấp huyện có văn bản trả lời và hướng dẫn người khiếu nại gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện căn cứ nội dung, tính chất vụ việc khiếu nại giao Chánh Thanh tra huyện hoặc thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, hoặc giao Chánh Thanh tra chủ trì và phối hợp với thủ trưởng cơ quan chuyên môn xem xét, kết luận và kiến nghị việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Điều 14. Xác minh, lập báo cáo đề xuất giải quyết khiếu nại
1. Khi được sự phân công, cán bộ thụ lý có trách nhiệm nghiên cứu, đối chiếu nội dung đơn với các chứng cứ do người khiếu nại cung cấp để báo cáo nội dung sự việc cho Chánh Thanh tra, thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện có ý kiến chỉ đạo xác minh và lập báo cáo đề xuất. Sau khi lập báo cáo đề xuất (kèm dự thảo quyết định giải quyết khiếu nại), cán bộ thụ lý đóng dấu bút lục hồ sơ, liệt kê danh mục hồ sơ và trình Chánh Thanh tra, thủ trưởng cơ quan chuyên môn ký báo cáo.
2. Thời hạn xác minh, lập báo cáo đề xuất (kèm dự thảo quyết định giải quyết khiếu nại) không quá 25 ngày, đối với trường hợp giải quyết lần đầu và thời hạn không quá 40 ngày đối với trường hợp giải quyết lần tiếp theo, kể từ ngày thụ lý (không kể thời gian đo, vẽ, trưng cầu giám định).
3. Hồ sơ giải quyết khiếu nại trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, gồm:
- Đơn khiếu nại;
- Báo cáo đề xuất giải quyết khiếu nại của Chánh Thanh tra, thủ trưởng cơ quan chuyên môn cấp huyện do cán bộ thụ lý lập và trình ký. Nội dung báo cáo đề xuất phải nêu rõ: nguyên nhân phát sinh khiếu nại; diễn biến, nhận định và quyết định giải quyết của cơ quan đã giải quyết trước đây (nếu có); kết quả xác minh, nhận định, căn cứ pháp luật để giải quyết việc khiếu nại (viện dẫn nguyên văn điều luật).
- Các văn bản có liên quan của cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan giám sát, trong quá trình giải quyết khiếu nại, bên bị khiếu nại (nếu có);
- Biên bản làm việc với các bên khiếu nại và người có liên quan;
- Biên bản xác minh;
- Các tài liệu khác có liên quan vụ việc có giá trị pháp lý chứng minh;
- Biên bản đối thoại.
Điều 15. Trình tự, thủ tục ban hành quyết định giải quyết khiếu nại
Trường hợp nội dung nêu trong báo cáo đề xuất và dự thảo quyết định đã rõ ràng, có đầy đủ chứng cứ pháp lý kèm theo, áp dụng giải quyết đúng pháp luật thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký ban hành quyết định giải quyết khiếu nại và triển khai quyết định giải quyết khiếu nại trong thời hạn 05 ngày.
Trường hợp vụ việc phức tạp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện yêu cầu tổ chức họp các phòng ban liên quan của cấp huyện để tư vấn giải quyết thì Văn phòng Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân cấp huyện bố trí họp trong thời hạn 05 ngày; khi họp phải lập biên bản, thông báo kết luận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đến các cơ quan có liên quan trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày tổ chức họp. Biên bản họp được lưu giữ trong hồ sơ giải quyết khiếu nại.
Đối với vụ việc cần phải xác minh bổ sung thì thời hạn xác minh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định nhưng không quá 10 ngày kể từ ngày có yêu cầu xác minh bổ sung.
Điều 16. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình; giải quyết khiếu nại mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đã giải quyết lần đầu nhưng còn có khiếu nại; giải quyết khiếu nại mà Giám đốc sở hoặc cấp tương đương thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh đã giải quyết lần đầu nhưng còn có khiếu nại mà nội dung thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 17. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao Chánh Thanh tra tỉnh thực hiện nhiệm vụ đầu mối tiếp nhận đơn.
1. Xử lý đơn:
Đối với đơn khiếu nại gửi trực tiếp, nếu đủ điều kiện thụ lý thì trong thời hạn 10 ngày, Chánh Thanh tra tỉnh phải báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh để thụ lý giải quyết và thông báo cho người khiếu nại và tổ chức liên quan biết về việc thụ lý.
Đối với đơn do bưu điện chuyển đến thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, nếu chưa đủ điều kiện thụ lý thì trong thời hạn 10 ngày, Chánh Thanh tra tỉnh giao Phòng Tiếp công dân mời người khiếu nại đến bổ sung đầy đủ hồ sơ và làm biên nhận, xử lý đơn.
Nếu đơn khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thì trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đơn, Chánh Thanh tra tỉnh giao Phòng Tiếp công dân có văn bản trả lời và hướng dẫn người khiếu nại gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh căn cứ nội dung, tính chất vụ việc khiếu nại để giao Chánh Thanh tra tỉnh hoặc thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc giao Chánh Thanh tra chủ trì, phối hợp với thủ trưởng cơ quan chuyên môn tiến hành xác minh, kết luận và kiến nghị việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 18. Xác minh, lập báo cáo đề xuất giải quyết khiếu nại
1. Khi được phân công, cán bộ thụ lý có trách nhiệm nghiên cứu, đối chiếu nội dung đơn với các chứng cứ do người khiếu nại cung cấp để báo cáo nội dung sự việc khiếu nại cho Chánh Thanh tra tỉnh, thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh có ý kiến chỉ đạo xác minh và lập báo cáo đề xuất. Sau khi lập báo cáo đề xuất (kèm dự thảo quyết định giải quyết khiếu nại), cán bộ thụ lý đóng dấu bút lục hồ sơ, liệt kê danh mục hồ sơ và trình Chánh Thanh tra tỉnh, thủ trưởng cơ quan chuyên môn ký báo cáo.
2. Thời hạn xác minh, lập báo cáo đề xuất (kèm dự thảo quyết định giải quyết khiếu nại) không quá 25 ngày, đối với trường hợp giải quyết lần đầu và thời hạn không quá 40 ngày đối với trường hợp giải quyết lần tiếp theo, kể từ ngày thụ lý (không kể thời gian đo, vẽ, trưng cầu giám định).
3. Hồ sơ giải quyết khiếu nại trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh gồm:
- Đơn khiếu nại hoặc văn bản ghi lời khiếu nại;
- Quyết định hành chính hoặc bằng chứng về hành vi hành chính bị khiếu nại, quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu (nếu có).
- Các chứng cứ do người khiếu nại cung cấp có liên quan đến nội dung khiếu nại;
- Biên bản làm việc với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có liên quan (có xác nhận của thủ trưởng cơ quan thụ lý hồ sơ giải quyết để tránh thay đổi nội dung biên bản);
- Biên bản xác minh hiện trạng có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi đến xác minh; bản vẽ hiện trạng do cơ quan thiết kế có tư cách pháp nhân thực hiện (đối với hồ sơ khiếu nại liên quan đến nhà, đất);
- Các tài liệu khác có giá trị pháp lý chứng minh;
- Biên bản họp giải quyết khiếu nại, khi cần thiết thì tổ chức đối thoại với các bên có liên quan (có các đại biểu tham dự ký tên và đóng dấu của cơ quan chủ trì);
- Báo cáo đề xuất gồm các nội dung chính: nội dung khiếu nại, kết quả xác minh, quá trình giải quyết của cơ quan đã giải quyết trước đây, ý kiến đề xuất của cơ quan tham mưu (có viện dẫn các điều luật để áp dụng giải quyết);
- Hồ sơ khiếu nại được đóng dấu bút lục, liệt kê danh mục hồ sơ và lập biên bản chuyển giao trực tiếp đến Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; đồng thời có lưu trữ một bộ hồ sơ để theo dõi. Báo cáo đề xuất phải gửi Phòng Tiếp công dân tỉnh một bản để theo dõi, tổng hợp báo cáo theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 19. Trình tự, thủ tục ban hành quyết định giải quyết khiếu nại
Trường hợp tình tiết nêu trong báo cáo đề xuất và dự thảo quyết định đã rõ ràng, có đầy đủ chứng cứ pháp lý kèm theo, áp dụng giải quyết đúng pháp luật thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ký ban hành quyết định giải quyết khiếu nại trong thời hạn 05 ngày.
Trường hợp vụ việc phức tạp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu tổ chức họp các sở, ngành liên quan để xem xét giải quyết thì Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí họp trong thời gian 05 ngày và phải lập biên bản, thông báo kết luận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đến các cơ quan có liên quan; trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày tổ chức họp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ký quyết định giải quyết.
Đối với vụ việc cần phải xác minh bổ sung thì thời hạn xác minh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định nhưng không quá 10 ngày kể từ ngày có yêu cầu xác minh bổ sung.
Điều 20. Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, thủ trưởng cơ quan thuộc sở có trách nhiệm giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền, có trách nhiệm xác minh, kết luận, kiến nghị những vụ khiếu nại liên quan đến lĩnh vực mình đang quản lý, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc sở ban hành quyết định giải quyết. Việc giải quyết khiếu nại theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 21 Luật Khiếu nại, tố cáo đã sửa đổi, bổ sung và các Điều 13, 14, 15 của Quy định này.
Chánh Thanh tra cấp huyện có trách nhiệm xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, khi có ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp.
Điều 21. Giám đốc sở và cấp tương đương thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền, có trách nhiệm xác minh, kết luận, kiến nghị những vụ khiếu nại liên quan đến lĩnh vực mình đang quản lý, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quyết định giải quyết. Việc giải quyết theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 22 Luật Khiếu nại, tố cáo đã sửa đổi bổ sung và các Điều 17, 18, 19 của Quy định này.
Chánh Thanh tra tỉnh có trách nhiệm xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, khi có ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
QUY TRÌNH XỬ LÝ, GIẢI QUYẾT TỐ CÁO
Điều 22. Thẩm quyền giải quyết tố cáo
1. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật mà người bị tố cáo thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan nào thì cơ quan đó có trách nhiệm giải quyết.
2. Tố cáo hành vi vi phạm quy định về nhiệm vụ, công vụ của người thuộc cơ quan nào thì người đứng đầu cơ quan đó có trách nhiệm giải quyết.
3. Tố cáo hành vi vi phạm về nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan nào thì người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan đó có trách nhiệm giải quyết.
4. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật mà nội dung liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của cơ quan nào thì cơ quan đó có trách nhiệm giải quyết. Tố cáo hành vi phạm tội do các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết theo quy định của pháp luật.
Điều 23. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, huyện và tỉnh (sau đây gọi tắt là Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp) có thẩm quyền giải quyết tố cáo theo quy định tại Điều 34 Nghị định 136/2006/NĐ-CP của Chính phủ.
Điều 24. Thẩm quyền giải quyết tố cáo của Chánh Thanh tra cấp huyện.
1. Xác minh, kết luận nội dung tố cáo, kiến nghị biện pháp xử lý tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện khi được giao.
2. Xem xét, kết luận nội dung tố cáo mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giải quyết nhưng có vi phạm pháp luật; trong trường hợp kết luận việc giải quyết có vi phạm pháp luật thì kiến nghị người đã giải quyết xem xét, giải quyết lại.
Điều 25. Thẩm quyền giải quyết tố cáo của Chánh Thanh tra sở
1. Xác minh, kết luận nội dung tố cáo, kiến nghị biện pháp xử lý tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Giám đốc sở khi được giao.
2. Xem xét, kết luận nội dung tố cáo mà thủ trưởng cơ quan thuộc sở đã giải quyết nhưng có vi phạm pháp luật; trong trường hợp kết luận việc giải quyết có vi phạm pháp luật thì kiến nghị người đã giải quyết xem xét, giải quyết lại.
Điều 26. Thẩm quyền giải quyết tố cáo của Chánh Thanh tra tỉnh
1. Xác minh, kết luận nội dung tố cáo, kiến nghị biện pháp xử lý tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh khi được giao.
2. Xem xét, kết luận nội dung tố cáo mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc sở đã giải quyết nhưng có vi phạm pháp luật; trong trường hợp kết luận việc giải quyết có vi phạm pháp luật thì kiến nghị người đã giải quyết xem xét, giải quyết lại.
1. Phân loại và xử lý
a) Nếu tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp nào thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp đó phân công cán bộ làm biên nhận, ghi vào sổ tiếp dân, trình lãnh đạo phê duyệt giao cho cán bộ thụ lý ngay trong ngày tiếp nhận, ghi sổ theo dõi tiến trình giải quyết thụ lý để giải quyết theo đúng trình tự thủ tục quy định.
b) Nếu tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp mình thì phải chuyển đơn tố cáo hoặc biên bản ghi lời tố cáo và các tài liệu, chứng cứ liên quan (nếu có) cho người có thẩm quyền giải quyết.
c) Nếu tố cáo hành vi có dấu hiệu phạm tội thì chuyển cho cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp xử lý theo quy định tại Điều 71 của Luật Khiếu nại, tố cáo đã sửa đổi, bổ sung.
d) Không xem xét, giải quyết những tố cáo giấu tên, mạo tên, không rõ địa chỉ, không có chữ ký trực tiếp mà sao chụp chữ ký hoặc những tố cáo đã được cấp có thẩm quyền giải quyết nay tố cáo lại nhưng không có bằng chứng mới.
2. Trong trường hợp hành vi bị tố cáo gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nước, của tập thể, tính mạng, tài sản của công dân thì cơ quan nhận được đơn phải thông báo ngay cho cơ quan chức năng để có biện pháp ngăn chặn.
3. Trong trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp nhận được thong tin người tố cáo bị đe dọa, trù dập, trả thù thì phải chỉ đạo cơ quan chức năng liên quan làm rõ, có biện pháp bảo vệ người tố cáo, ngăn chặn và đề nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật người có hành vi đe dọa, trù dập, trả thù người tố cáo.
4. Trong trường hợp người tố cáo trình bày trực tiếp thì người tiếp nhận phải ghi rõ nội dung tố cáo, họ tên, địa chỉ người tố cáo; khi cần thiết thì ghi âm lời tố cáo. Bản ghi nội dung tố cáo phải cho người tố cáo đọc lại, nghe lại và ký xác nhận. Việc xử lý tố cáo trực tiếp được thực hiện như xử lý đơn tố cáo quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 28. Hồ sơ giải quyết tố cáo
1. Việc giải quyết tố cáo phải được lập thành hồ sơ. Hồ sơ giải quyết tố cáo bao gồm:
- Đơn tố cáo hoặc văn bản ghi lời tố cáo;
- Biên bản xác minh, kết quả giám định, tài liệu, chứng cứ thu thập được trong quá trình giải quyết;
- Văn bản giải trình của người bị tố cáo;
- Kết luận về nội dung tố cáo; văn bản kiến nghị biện pháp xử lý;
- Quyết định xử lý;
- Các tài liệu khác có liên quan.
2. Hồ sơ giải quyết tố cáo phải được đánh số trang theo thứ tự tài liệu và được lưu giữ tại cơ quan giải quyết tố cáo. Trong trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu thì hồ sơ được chuyển cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đó; đồng thời phải lưu trữ một bộ hồ sơ để theo dõi.
Điều 29. Quy trình giải quyết tố cáo
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền giải quyết tố cáo phải ra quyết định giao nhiệm vụ cho tổ chức, cá nhân tiến hành xác minh nội dung tố cáo; trong quyết định phải ghi rõ người được giao nhiệm vụ xác minh, nội dung cần xác minh, thời gian tiến hành xác minh, quyền hạn và trách nhiệm của người được giao nhiệm vụ xác minh.
2. Trong quá trình giải quyết tố cáo, người được giao nhiệm vụ xác minh phải tạo điều kiện để người bị tố cáo giải trình, đưa ra các bằng chứng để chứng minh tính đúng, sai của nội dung tố cáo.
3. Việc thu thập tài liệu, chứng cứ trong quá trình xác minh, giải quyết tố cáo phải được ghi chép thành văn bản và lưu vào hồ sơ giải quyết tố cáo.
4. Sau khi kết thúc việc xác minh, người được giao nhiệm vụ xác minh phải có văn bản kết luận về nội dung tố cáo và phải có những chứng cứ để chứng minh cho kết luận của mình.
5. Căn cứ vào kết quả xác minh, kết luận về nội dung tố cáo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp giải quyết tố cáo tiến hành xử lý như sau:
a) Trường hợp người bị tố cáo không vi phạm pháp luật, không vi phạm các quy định về nhiệm vụ, công vụ, thì phải có kết luận rõ ràng và thông báo bằng văn bản cho người bị tố cáo, cơ quan quản lý người bị tố cáo biết, đồng thời xử lý hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý người tố cáo sai sự thật.
b) Trường hợp người bị tố cáo có vi phạm pháp luật, vi phạm các quy định về nhiệm vụ, công vụ phải xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính thì xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý.
c) Người giải quyết tố cáo phải có văn bản kết luận vụ việc tố cáo, quyết định xử lý tố cáo gửi cho cơ quan thanh tra, cơ quan nhà nước cấp trên trực tiếp; thông báo cho người tố cáo kết quả giải quyết nếu họ có yêu cầu, trừ những nội dung thuộc danh mục bí mật nhà nước.
Điều 30. Thời hạn giải quyết tố cáo
1. Thời hạn thông báo thụ lý hoặc chuyển đơn nếu không thuộc thẩm quyền chậm nhất là 05 ngày kể từ ngày nhận được đơn thuộc thẩm quyền hoặc đơn không thuộc thẩm quyền.
Thời hạn giải quyết tố cáo không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết không quá 90 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết.
2. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được kết luận, kiến nghị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, cấp có thẩm quyền phải ban hành văn bản xử lý tố cáo.
KHIẾU NẠI, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI QUYẾT ĐỊNH KỶ LUẬT CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC VÀ VIÊN CHỨC
Điều 31. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức
Người đã ban hành quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi nhận đơn khiếu nại đối với quyết định kỷ luật đó thì phải xem xét và ra quyết định giải quyết theo Điều 53 Luật Khiếu nại, tố cáo đã sửa đổi, bổ sung.
Không giải quyết khiếu nại của cán bộ, công chức, viên chức là thành viên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội đối với quyết định kỷ luật áp dụng theo điều lệ của tổ chức đó.
Điều 32. Thủ tục giải quyết khiếu nại
Thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức được thực hiện theo Điều 50 và Điều 53 Luật Khiếu nại, tố cáo đã sửa đổi, bổ sung.
Thời hiệu khiếu nại là 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định kỷ luật, trong trường hợp vì ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại. Trong thời gian 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết tiếp theo, hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của pháp luật.
Điều 34. Thời hạn giải quyết khiếu nại
Thời hạn giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật của cán bộ, công chức, viên chức được thực hiện theo Điều 51, 52 và Điều 54 của Luật Khiếu nại, tố cáo đã sửa đổi, bổ sung.
Điều 35. Thi hành quyết định giải quyết khiếu nại
1. Quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật phải được cá nhân, cơ quan, tổ chức nghiêm chỉnh chấp hành;
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, thủ trưởng phòng, ban, sở, ngành chịu trách nhiệm trực tiếp tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật của cấp trên và cấp mình, bao gồm: quyết định giải quyết khiếu nại lần hai đã có hiệu lực thi hành; quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà trong thời hạn do pháp luật quy định người khiếu nại đã không khiếu nại tiếp hoặc không khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án; quyết định giải quyết khiếu nại lần tiếp theo mà trong thời hạn khiếu nại do luật định người khiếu nại không khiếu nại tiếp;
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại của cấp mình đã có hiệu lực thi hành;
4. Chánh Thanh tra cấp huyện, Chánh Thanh tra tỉnh chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, kịp thời báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp về tình hình thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại của Ủy ban nhân dân cấp mình và của cấp trên đã có hiệu lực pháp luật;
5. Việc tổ chức lực lượng, trình tự, thủ tục và thời hạn thi hành quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật của các cấp thẩm quyền trên địa bàn huyện, thành phố, thị xã thực hiện theo quy định riêng.
Điều 36. Tổ chức triển khai thực hiện
1. Thủ trưởng sở, ban, ngành và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, có trách nhiệm phổ biến, tổ chức triển khai thực hiện và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc triển khai, thực hiện Quy định này;
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện về việc thực hiện Quy định này;
2. Chánh Thanh tra tỉnh chịu trách nhiệm chủ trì tổ chức tập huấn nội dung Quy định này cho lực lượng làm công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo ở các cấp; tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo việc thực hiện tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo, đồng thời thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất;
3. Chánh Thanh tra các cấp, các ngành giúp thủ trưởng cùng cấp quản lý công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn;
4. Khen thưởng và xử lý vi phạm thực hiện theo quy định tại chương VIII Luật Khiếu nại, tố cáo;
5. Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, thị xã có trách nhiệm báo cáo định kỳ hàng quý, 6 tháng, năm về tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo đến Ủy ban nhân dân tỉnh./.
- 1Quyết định 17/2006/QĐ-UBND-TG về qui trình tiếp nhận, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo trên điạ bàn tỉnh Tiền Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành
- 2Quyết định 14/2007/QĐ-UBND về quy chế tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý đơn và giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân do tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 3Quyết định 44/2014/QĐ-UBND về quy trình xử lý và giải quyết khiếu nại hành chính trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 4Quyết định 12/2015/QĐ-UBND Quy định về quy trình giải quyết tố cáo trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 5Quyết định 3712/QĐ-UBND năm 2015 bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do tỉnh Tiền Giang ban hành
- 6Quyết định 424/QĐ-UBND năm 2016 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần
- 7Quyết định 473/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Tiền Giang kỳ 2014-2018
- 1Quyết định 17/2006/QĐ-UBND-TG về qui trình tiếp nhận, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo trên điạ bàn tỉnh Tiền Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành
- 2Quyết định 3712/QĐ-UBND năm 2015 bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do tỉnh Tiền Giang ban hành
- 3Quyết định 424/QĐ-UBND năm 2016 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần
- 4Quyết định 473/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Tiền Giang kỳ 2014-2018
- 1Luật Khiếu nại, tố cáo sửa đổi 2005
- 2Nghị định 136/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo
- 3Luật Khiếu nại, tố cáo 1998
- 4Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 5Luật Khiếu nại, Tố cáo sửa đổi 2004
- 6Luật Thanh tra 2004
- 7Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 8Quyết định 14/2007/QĐ-UBND về quy chế tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý đơn và giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân do tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 9Quyết định 44/2014/QĐ-UBND về quy trình xử lý và giải quyết khiếu nại hành chính trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 10Quyết định 12/2015/QĐ-UBND Quy định về quy trình giải quyết tố cáo trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Quyết định 30/2007/QĐ-UBND ban hành Quy định về quy trình tiếp nhận, xử lý đơn và giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh Tiền Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành
- Số hiệu: 30/2007/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 03/08/2007
- Nơi ban hành: Tỉnh Tiền Giang
- Người ký: Trần Thanh Trung
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 13/08/2007
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực