- 1Luật Dạy nghề 2006
- 2Quyết định 01/2007/QĐ-BLĐTBXH Quy định về Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề do Bộ trưởng Bộ Lao động,Thương binh và Xã hội ban hành
- 3Nghị định 139/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Giáo dục và Bộ luật Lao động về dạy nghề
- 4Nghị định 29/2003/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- 1Thông tư 09/2019/TT-BLĐTBXH bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành, liên tịch ban hành
- 2Quyết định 746/QĐ-BLĐTBXH năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đến hết ngày 25/5/2019
BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 30/2007/QĐ-BLĐTBXH | Hà Nội, ngày 24 tháng 12 năm 2007 |
BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Căn cứ Luật dạy nghề ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 29/2003/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Quyết định số 01/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 04/01/2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy định về chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề;
Xét đề nghị của Hội đồng thẩm định về việc ban hành chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề “Kỹ thuật khai thác mỏ hầm lò”;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề,
QUYẾT ĐỊNH:
Trên cơ sở Bộ chương trình khung nói trên, Hiệu trưởng các trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng, trường đại học có đăng ký hoạt động dạy nghề trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng xác định, tổ chức thẩm định và duyệt chương trình dạy nghề áp dụng cho trường mình.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ
(ban hành kèm theo Quyết định số 30/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 24 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
Tên nghề: Kỹ thuật khai thác mỏ hầm lò
Mã nghề:
Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp trung học phổ thông và tương đương
Số lượng môn học/mô đun đào tạo: 28
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Cao đẳng nghề
1.1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp
Sau khi học xong Chương trình, người học có kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của Nghề Khai thác mỏ hầm lò, có khả năng làm việc độc lập, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc, cụ thể:
1.1.1. Kiến thức:
- Phân nhóm được một số phương pháp mở vỉa, hệ thống khai thác thường áp dụng trong khai thác mỏ hầm lò.
- Phân biệt được các vỉa than, trụ vỉa, vách vỉa, các hiện tượng phay phá, đứt gãy, uốn nếp.
- Trình bày được kết cấu một số loại vì chống, vỏ chống, yêu cầu kỹ thuật và phạm vi áp dụng của từng loại vì chống, vỏ chống.
- Trình bày được nguyên lý làm việc, phạm vi áp dụng của một số thiết bị sử dụng trong khai thác mỏ Hầm lò.
- Phân tích được các yếu tố để thành lập biểu đồ tổ chức sản xuất, biểu đồ tổ chức lao động ở các đường lò.
- Phân tích được các yếu tố để thành lập hộ chiếu khoan nổ mìn.
- Trình bày được trình tự chống ở lò chuẩn bị, lò chợ bằng một số loại vì chống thường dùng.
- Lựa chọn hợp lý phương pháp củng cố và sửa chữa ở đường lò chuẩn bị, lò chợ.
- Trình bày được nội dung và điều kiện áp dụng của một số phương pháp điều khiển áp lực mỏ.
- Xác định được các vị trí an toàn về nồng độ khí, tốc độ gió và nhiệt độ trong bảng thông báo hàm lượng khí.
- Giải thích được nguyên nhân, biện pháp đề phòng và khắc phục sự cố trong mỏ khai thác mỏ hầm lò.
- Trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc cách sử dụng của các phương tiện cấp cứu mỏ thường dùng.
- Phân tích được các tiêu chuẩn kỹ thuật cho một công trình mỏ.
1.1.2. Kỹ năng:
- Đọc được sơ đồ hệ thống các đường lò.
- Tháo, lắp đặt được máng cào, máng trượt, đường ray ở các đường lò đúng yêu cầu kỹ thuật.
- Sử dụng được một số thiết bị đào lò, bốc xúc và vận tải trong mỏ Hầm lò.
- Lập được hộ chiếu khoan nổ mìn và phương án xử lý sự cố trong gương lò.
- Củng cố và sửa chữa được các đường lò chuẩn bị, lò chợ.
- Chống xén được ở các đường lò theo đúng trình tự, đúng yêu cầu kỹ thuật và đảm bảo an toàn.
- Chống giữ được đường lò chuẩn bị bằng các loại vì chống gỗ, vì chống kim loại, vì chống bê tông đúc sẵn, vì neo, vỏ chống bê tông liền khối theo đúng trình tự, đúng yêu cầu kỹ thuật và đảm bảo an toàn.
- Chống giữ được lò chợ bằng các loại vì chống gỗ, vì chống thủy lực đơn, giá thủy lực di động, giá khung thủy lực di động, giàn thủy lực theo đúng trình tự, đúng yêu cầu kỹ thuật và đảm bảo an toàn.
- Kiểm tra được tim hướng và căn chỉnh được đường lò theo đúng hướng thiết kế.
- Xử lý được một số sự cố do điều kiện địa chất gây ra.
- Điều kiện được áp dụng mỏ theo đúng phương pháp, đảm bảo an toàn.
- Sử dụng thành thạo các phương tiện an toàn cấp cứu mỏ, xử lý được các tình huống cấp cứu người bị nạn.
- Tổ chức được công việc cho một nhóm làm việc trong điều kiện cụ thể.
1.2. Chính trị đạo đức, Thể chất và quốc phòng
1.2.1. Chính trị đạo đức:
- Có hiểu biết 1 số kiến thức phổ thông về chủ nghĩa Mác – Lênin, hiến pháp, pháp luật và luật lao động. Nắm vững quyền và nghĩa vụ của người công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Có hiểu biết về đường lối phát triển kinh tế của Đảng, thành tựu và định hướng phát triển của ngành công nghiệp khai thác mỏ của Việt Nam.
- Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân, sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật.
- Yêu nghề luôn có ý thức học tập và rèn luyện nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu của công việc, luôn có ý thức lao động, có kỹ thuật, kỷ luật, năng suất, chất lượng, hiệu quả trong sản xuất.
- Có trách nhiệm với công việc được giao, quý trọng bảo vệ thiết bị tài sản, tiết kiệm vật tư, vật liệu; đấu tranh chống sai phạm quy trình, quy phạm kỹ thuật.
- Biết độc lập suy nghĩ để bước vào cuộc sống lao động, có trách nhiệm với bản thân và xã hội.
- Biết giữ gìn và phát huy truyền thống của giai cấp công nhân nói chung và thợ mỏ nói riêng.
1.2.2. Thể chất, quốc phòng:
- Biết giữ vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường.
- Hiểu biết một số phương pháp tập luyện với nghề.
- Có thói quen rèn luyện thân thể.
- Đạt tiêu chuẩn sức khỏe theo quy định nghề đào tạo.
- Hiểu biết những kiến thức, kỹ năng cơ bản cần thiết theo chương trình giáo dục quốc phòng.
- Có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc.
2. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu
2.1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu
- Thời gian đào tạo: 2,5 năm (130 tuần)
- Thời gian học tập: 100 tuần
- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn và thi:
+ Thi tốt nghiệp: 2 tuần
+ Thi học kỳ: 6 tuần
- Thời gian các hoạt động chung:
+ Khai bế giảng: 1 tuần
+ Hè, lễ, tết: 18 tuần
+ Lao động, dự phòng: 3 tuần
- Thời gian thực học tối thiểu: 3.500 h
2.2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:
- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 450 h
- Thời gian học các môn học, môn đun đào tạo nghề: 2.278 h
+ Thời gian học bắt buộc: …… h
. Thời gian học lý thuyết: 489 h
. Thời gian học thực hành: 1.789 h
+ Thời gian học tự chọn: 772 h
+ Khai bế giảng: 1 tuần
+ Hè, lễ, tết: 18 tuần
+ Lao động, dự phòng: 3 tuần
3.1. Danh mục môn học/mô đun đào tạo bắt buộc và tổng Thời gian.
Mã môn học/mô đun | Tên môn học | Thời gian đào tạo | Thời gian của môn học/mô đun (h) | |||
Năm học | Học kỳ | Tổng số | Trong đó | |||
Lý thuyết | Thực hành | |||||
I | Các môn chung |
|
| 450 |
|
|
MH 01 | Chính trị | 1 | 1 | 90 |
|
|
MH 02 | Pháp luật | 1 | 1 | 30 |
|
|
MH 03 | Giáo dục quốc phòng | 1 | 1 | 75 |
|
|
MH 04 | Giáo dục thể chất | 1 | 1 | 60 |
|
|
MH 05 | Ngoại ngữ | 1 | 1 | 120 |
|
|
MH 06 | Tin học | 1 | 1 | 75 |
|
|
II | Các môn học/mô đun đào tạo nghề bắt buộc |
|
| 2278 | 664 | 1614 |
II.1 | Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở |
|
| 370 | 269 | 101 |
MH 07 | Vẽ kỹ thuật | 1 | 2 | 75 | 54 | 21 |
MH 08 | Điện kỹ thuật | 1 | 2 | 85 | 42 | 43 |
MH 09 | Điện mỏ | 1 | 2 | 30 | 30 | 0 |
MH 10 | Cơ lý thuyết | 1 | 2 | 30 | 20 | 10 |
MH 11 | Sức bền vật liệu | 1 | 2 | 30 | 20 | 10 |
MH 12 | Tổ chức sản xuất | 1 | 2 | 45 | 45 | 0 |
MH 13 | Địa chất mỏ | 1 | 2 | 45 | 35 | 10 |
MH 14 | Trắc địa mỏ | 1 | 2 | 30 | 23 | 7 |
II.2 | Các môn học, mô đun chuyên môn nghề |
|
| 1908 | 395 | 1513 |
MH 15 | Mở vỉa và khai thác | 1 | 2 | 60 | 60 | 0 |
MH 16 | Công nghệ khai thác | 1 | 2 | 60 | 60 | 0 |
MH 17 | Phương pháp khai thác quặng | 1 | 2 | 30 | 30 | 0 |
MH 18 | Kỹ thuật đào lò | 1 | 2 | 45 | 45 | 0 |
MH 19 | Kỹ thuật an toàn mỏ hầm lò | 1 | 2 | 45 | 45 | 0 |
MH 20 | Thông gió – Thoát nước | 1 | 2 | 30 | 30 | 0 |
MĐ 21 | Thiết bị an toàn cấp cứu mỏ | 2 | 1 | 48 | 11 | 37 |
MĐ 22 | Vận hành thiết bị mỏ | 2 | 1 | 136 | 20 | 116 |
MĐ 23 | Chống giữ lò chuẩn bị | 2 | 1 | 152 | 12 | 140 |
MĐ 24 | Chống giữ lò chợ | 3 | 1 | 200 | 21 | 179 |
MĐ 25 | Củng cố lò chuẩn bị | 2 | 1 | 168 | 16 | 152 |
MĐ 26 | Củng cố lò chợ | 2 | 1 | 200 | 13 | 187 |
MĐ 27 | Khoan nổ mìn | 2 | 1 | 80 | 14 | 66 |
MĐ 28 | Thực tập sản xuất | 3 | 1 | 654 | 18 | 636 |
III | Các môn học/mô đun tự chọn |
|
| 772 |
|
|
| Tổng cộng |
|
| 3.500 |
|
|
Ghi chú: Chương trình các môn học chung thực hiện theo chương trình do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
3.2. Đề cương chi tiết chương trình môn học, mô đun đào tạo bắt buộc.
(Nội dung chi tiết được kèm theo tại phụ lục 1B và 2B)
4. Hướng dẫn sử dụng CTKTĐCĐN để xác định chương trình dạy nghề
4.1. Hướng dẫn xây dựng môn học, mô – đun đào tạo nghề tự chọn.
Nhằm tăng cường tính tự chủ của các trường đảm bảo xây dựng chương trình tự chọn đào tạo phù hợp với:
- Hướng chuyên ngành đào tạo của nhà trường.
- Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường.
- Điều kiện công nghệ mới của các doanh nghiệp.
- Nhu cầu người học
- Nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp.
Chương trình khung Cao đẳng nghề Kỹ thuật khai thác mỏ hầm lò phân bổ thời gian cho các môn học và mô đun đào tạo nghề bắt buộc là 78%, các môn học/mô đun đào tạo nghề tự chọn chiếm 22%. Để phù hợp với tỷ lệ thời gian giữa lý thuyết và thực hành theo quy định, khi xây dựng chương trình tự chọn trong 22% thời gian dành cho tự chọn các cơ sở đào tạo xây dựng chương trình lý thuyết từ 5% – 7% thực hành từ 15% - 17% cụ thể các nội dung xây dựng chương trình tự chọn cho các nội dung kiến thức:
- Kiến thức chuyên môn nghề.
- Thiết bị mỏ.
- Thực tập sản xuất.
* Ghi chú: Tổng thể h để xây dựng môn học/mô đun tự chọn là 1000 h, trong đó thời gian tự chọn bắt buộc là 772 h
4.2.1. Danh mục môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn và phân phối thời gian
Mã môn học/mô đun | Tên môn học | Thời gian đào tạo | Thời gian của môn học/mô đun (h) | |||
Năm học | Học kỳ | Tổng số | Trong đó | |||
Lý thuyết | Thực hành | |||||
MH 01 | Vật liệu xây dựng mỏ | 1 | 2 | 30 | 30 |
|
MH 02 | Công nghệ khai thác | 1 | 2 | 30 | 30 |
|
MĐ 03 | Vận hành thiết bị mỏ | 2 | 1 | 100 | 12 | 88 |
MĐ 04 | Chống giữ lò chuẩn bị | 2 | 2 | 80 | 10 | 70 |
MĐ 05 | Chống giữ lò chợ | 2 | 2 | 80 | 10 | 70 |
MĐ 06 | Củng cố lò chuẩn bị | 2 | 2 | 80 | 10 | 70 |
MĐ 07 | Củng cố lò chợ | 2 | 2 | 80 | 10 | 70 |
MĐ 08 | Thực tập sản xuất | 3 | 1 | 292 |
| 292 |
4.2.2. Đề cương chi tiết chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn
(Theo mẫu định dạng tại phụ lục 1B và 2B)
Các môn học/mô đun đã được xây dựng đến tên bài, các mục trong bài từ đó các trường tự xây dựng chương trình chi tiết hơn là nội dung của các bài học để thuận lợi cho giáo viên khi lên lớp
4.4. Hướng dẫn xây dựng chương trình chi tiết của các môn học, môn đun đào tạo nghề tự chọn.
Thời gian, nội dung của các môn học/mô đun đào tạo nghề tự chọn do trường tự xây dựng.
4.5. Hướng dẫn kiểm tra sau khi kết thúc môn học, mô đun đào tạo nghề và hướng dẫn thi tốt nghiệp.
4.5.1. Kiểm tra kết thúc môn học
Được thực hiện cho tất cả các môn học trong chương trình dạy nghề. Kiểm tra kết thúc môn học theo hướng dẫn trong chương trình môn học, mô đun.
- Hình thức kiểm tra hết môn: Viết; vấn đáp, trắc nghiệm; bài tập thực hành.
- Thời gian kiểm tra:
+ Lý thuyết không quá 120 phút
+ Thực hành không quá 8 h
4.5.2. Thi tốt nghiệp
- Thi môn chính trị: Được tổ chức theo hình thức thi viết tự luận với thời gian từ 90 phút đến 120 phút hoặc thi trắc nghiệm với thời gian 60 phút;
- Thi kiến thức, kỹ năng nghề:
+ Thi lý thuyết nghề được tổ chức theo hình thức thi viết (tự luận hoặc trắc nghiệm) với thời gian thi không quá 180 phút hoặc thi vấn đáp với thời gian 1 thí sinh là 40 phút chuẩn bị và 20 phút trả lời;
+ Thi thực hành nghề được tổ chức theo hình thức thực hành bài tập kỹ năng tổng hợp. Thời gian thi thực hành không quá 4 h.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
Phụ lục 1B:
CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC BẮT BUỘC
CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC VẼ KỸ THUẬT
Mã số của môn học: MH 07
Thời gian môn học: 75 h; Lý thuyết: 54 h; Thực hành: 21 h
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔN HỌC
- Vị trí: Môn học nằm trong chương trình hệ Cao đẳng Nghề Kỹ thuật khai thác mỏ hầm lò, được bố trí dạy ở học kỳ I. Môn học này được giảng dạy đồng thời cùng các môn học như: Điện kỹ thuật, Tổ chức sản xuất và các môn học chung….
- Tính chất: Là cơ sở để học sinh tiếp thu các kiến thức phục vụ các môn học/mô đun như: Đào chống lò, Thiết bị mỏ, Công nghệ khai thác ...
Nội dung kiến thức môn học có tính tư duy, trừu trượng. Thông qua các kiến thức được học trong môn học này, sẽ phát huy các kiến thức cơ sở để học tập các kiến thức chuyên môn mà người học có thể vận dụng vào thực tế sản xuất sau này.
Sau khi học xong môn học này, người học có khả năng:
- Trình bày được tiêu chuẩn trình bày bản vẽ, phương pháp vẽ hình học, phương pháp vẽ chiếu các vật thể.
- Tìm được giao tuyến giữa các khối vật thể.
- Biết dựng hình chiếu trục đo của vật thể đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.
- Vẽ được các hình biểu diễn cơ bản của các khối vật thể.
- Trình bày được các kiến thức cơ bản khi vẽ các mối ghép thông thường, vẽ mộng các loại vì chống trong lò.
- Trình bày được trình tự đọc bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp, bản vẽ sơ đồ.
- Đọc được một số thông số cơ bản trong các bản vẽ chuyên ngành về sơ đồ đào lò, sơ đồ thông gió, hộ chiếu khai thác, hộ chiếu khoan nổ mìn …
- Rèn luyện khả năng tư duy trừu tượng, tính kiên trì và tác phong làm việc khoa học.
1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian
TT | Tên phần, chương, bài, mục | Thời gian (h) | |||
Tổng số | Lý thuyết | Thực hành/ Bài tập | Kiểm tra | ||
1 2 | Bài mở đầu Giới thiệu nội dung Yêu cầu của môn học | 1 | 1 | 0 | 0 |
I 1 2 3 | Tiêu chuẩn về trình bày bản vẽ Các khái niệm về tiêu chuẩn trình bày bản vẽ Các tiêu chuẩn về trình bày bản vẽ Bài tập | 5 | 4 | 1 | 0 |
II 1 2 3 4 | Vẽ hình học Dựng đường thẳng song song Chia đều đoạn thẳng và đường tròn Vẽ nối tiếp Kiểm tra định kỳ | 5 | 4 | 0 | 1 |
III 1 2 3 4 5 | Phương pháp vẽ chiếu Khái niệm vể các phép chiếu Hình chiếu của điểm, đoạn thẳng, mặt phẳng Hình chiếu của các khối hình học cơ bản Bài tập Kiểm tra định kỳ | 16 | 12 | 3 | 1 |
IV 1 2 | Giao tuyến của vật thể Giao tuyến của mặt phẳng với khối hình học Giao tuyến của các khối hình học | 8 | 8 | 0 | 0 |
V 1 2 3 4 5 | Hình chiếu trục đo Khái niệm và phân loại Một số loại hình chiếu trục đo Cách dựng hình chiếu trục đo Bài tập Kiểm tra định kỳ | 5 | 3 | 1 | 1 |
VI 1 2 3 4 5 | Hình biểu diễn vật thể Các loại hình chiếu Mặt cắt và Hình cắt Hình trích Bài tập Kiểm tra định kỳ | 15 | 11 | 3 | 1 |
VII 1 2 3 4 5 6 | Quy ước vẽ các chi tiết thông thường Mối ghép ren Mối ghép then, chốt Mối ghép đinh tán Mối ghép hàn Vẽ bánh răng, lò xo Mối ghép mộng | 4 | 4 | 0 | 0 |
VIII 1 2 3 | Bản vẽ chi tiết Khái niệm, nội dung Trình tự đọc bản vẽ chi tiết Ứng dụng đọc bản vẽ chi tiết | 2 | 1 | 1 | 0 |
IX 1 2 3 | Bản vẽ lắp Khái niệm, nội dung Trình tự đọc bản vẽ lắp Ứng dụng đọc bản vẽ lắp | 3 | 1 | 2 | 0 |
X 1 2 | Bản vẽ sơ đồ Bản vẽ sơ đồ điện Bản vẽ sơ đồ truyền động của một số máy, thiết bị | 4 | 4 | 0 | 0 |
XI 1 2 3 4
5 | Đọc bản vẽ chuyên ngành Bản vẽ sơ đồ đào lò Bản vẽ sơ đồ thông gió Bản vẽ hộ chiếu đào lò, mở vỉa và khai thác Bản vẽ hộ chiếu khoan nổ mìn lò chuẩn bị, lò chợ, giếng đứng Kiểm tra định kỳ | 7 | 0 | 6 | 1 |
| Tổng cộng | 75 | 53 | 17 | 5 |
Ghi chú: Thời gian kiểm tra lý thuyết được tính vào h lý thuyết
Bài mở đầu
Nội dung
Thời gian: 1 h (LT: 1h; TH: 0h)
1. Giới thiệu nội dung: 0,5h
2. Yêu cầu của môn học: 0,5h
TIÊU CHUẨN VỀ TRÌNH BÀY BẢN VẼ
Mục tiêu: Sau khi học xong chương này,người học có khả năng:
- Trình bày được khái niệm về tiêu chuẩn bản vẽ
- Trình bày được các tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn ISO về thành lập một bản vẽ
Nội dung
Thời gian: 5 h (LT: 4h; TH: 1h)
1. Các khái niệm về tiêu chuẩn trình bày bản vẽ: 0,5 h
2. Các tiêu chuẩn về trình bày bản vẽ: 3,5h
2.1 Khổ hy
2.2. Khung tên và khung bản vẽ
2.3. Tỷ lệ bản vẽ
2.4. Các nét vẽ
2.5. Chữ viết và con số
2.6. Ghi kích thước
3. Bài tập: 1h.
Mục tiêu: Sau khi học xong chương này, người học có khả năng:
- Trình bày được phương pháp chia đều đoạn thẳng đường tròn, phương pháp vẽ nối tiếp
- Dựng đúng các đường, chia đều các đoạn thẳng và đường tròn
- Vẽ đúng các đoạn thẳng với cung tròn, cung tròn với cung tròn
Nội dung
Thời gian: 5 h (LT: 4h; TH: 1h)
1. Dựng đường thẳng song song: 1h
1.1. Dựng đường thẳng song song
1.2. Dựng đường thẳng vuông góc
2. Chia đều đoạn thẳng và đường tròn: 1,5h
2.1. Chia đều đoạn thẳng
2.1. Chia đều đường tròn
3. Vẽ nối tiếp: 1,5h
3.1. Cơ sở để vẽ nối tiếp
3.2. Các trường hợp vẽ nối tiếp
3.2.1. Nối tiếp đoạn thẳng với cung tròn
3.2.2. Nối tiếp cung tròn với cung tròn
4. Kiểm tra định kỳ: 1 h.
Mục tiêu: Sau khi học xong chương này, người học có khả năng:
- Trình bày được khái niệm về phép chiếu, hình chiếu các loại
- Trình bày đúng phương pháp vẽ các hình chiếu vuông góc, hình chiếu của các khối vật thể
- Vẽ đúng các hình chiếu trong các trường hợp cụ thể
Nội dung
Thời gian: 16 h (LT: 13h; TH: 3 h)
1. Khái niệm về các phép chiếu: 2h
1.1. Các phép chiếu
1.2. Phương pháp các hình chiếu vuông góc
2. Hình chiếu của điểm, đoạn thẳng, mặt phẳng: 6h
2.1. Hình chiếu của điểm
2.1.1. Điểm bất kỳ
2.1.2. Điểm đặc biệt
2.2. Hình chiếu của đoạn thẳng
2.2.1. Đoạn thẳng bất kỳ
2.2.2. Đoạn thẳng đặc biệt
2.3. Hình chiếu của hình phẳng
2.3.1. Hình phẳng bất kỳ
2.3.2. Hình phẳng đặc biệt
3. Hình chiếu của các khối hình học cơ bản: 4h
3.1. Khối hộp chữ nhật
3.2. Khối lăng trụ đều
3.3. Khối chóp đều
3.4. Khối chóp cụt đều
3.5. Khối trụ
3.6. Khối nón
3.7. Khối cầu
4. Bài tập: 3h
5. Kiểm tra định kỳ: 1h
Mục tiêu: Sau khi học xong chương này, người học có khả năng:
- Trình bày được phương pháp xác định giao tuyến của các khối vật thể
- Xác định được giao tuyến của các khối vật thể với nhau
Nội dung
Thời gian: 8 h (LT: 8h: TH: 0h)
1. Giao tuyến của mặt phẳng với khối hình học: 2h
11. Giao tuyến của mặt phẳng với khối đa diện
1.2. Giao tuyến của mặt phẳng với hình trụ
1.3. Giao tuyến mặt phẳng với hình cầu
2. Giao tuyến của các khối hình học: 6h
2.1. Giao tuyến của hai khối đa diện
2.2. Giao tuyến của hai khối tròn
2.3. Giao tuyến của hai hình trụ
2.4. Trường hợp đặc biệt
2.5. Giao tuyến của khối đa diện với khối tròn
Mục tiêu: Sau khi học xong chương này, người học có khả năng:
- Xác định đúng phương pháp vẽ hình chiếu trục đo của các vật thể
- Vẽ đúng các hình chiếu trục đo trong các trường hợp cụ thể
Nội dung
Thời gian: 5h (LT: 4h; TH: 1h)
1. Khái niệm và phân loại: 0,5h
2. Một số loại hình chiếu trục đo: 1h
3. Cách dựng hình chiếu trục đo: 1,5h
4. Bài tập: 1h
5. Kiểm tra định kỳ: 1h.
Mục tiêu: Sau khi học xong chương này, người học có khả năng:
- Trình bày được các kiến thức về hình chiếu, hình biểu diễn vật thể
- Trình bày được phương pháp vẽ hình cắt, mặt cắt của khối vật thể đúng tiêu chuẩn kỹ thuật
- Vẽ đúng hình chiếu, hình cắt, mặt cắt của các hình cho trước
Nội dung
Thời gian: 15 h (LT: 12 h; TH: 3h)
1. Các loại hình chiếu: 4h
1.1. Hình chiếu cơ bản
1.2. Hình chiếu phụ
1.3. Hình chiếu riêng phần
1.4. Cách phân tích và vẽ hình chiếu
1.5. Đọc bản vẽ chiếu vật thể
2. Mặt cắt và Hình cắt: 6h
2.1. Mặt cắt
2.1.1. Định nghĩa
2.1.2. Một số loại mặt cắt
2.1.3. Quy định vẽ mặt cắt
2.2. Hình cắt
2.2.1. Định nghĩa
2.2.2. Một số loại hình cắt
2.2.3. Quy định vẽ hình cắt
2.2.4. Trình tự đọc hình cắt
3. Hình trích: 1h
3.1. Định nghĩa
3.2. Quy ước vẽ hình trích
4. Bài tập: 3h
5. Kiểm tra định kỳ: 1 h
QUY ƯỚC VẼ CÁC CHI TIẾT THÔNG THƯỜNG
Mục tiêu: Sau khi học xong chương này, người học có khả năng:
- Trình bày được các kiến thức cơ bản khi vẽ các mối ghép thông thường, vẽ mộng các loại vì chống trong lò
Nội dung
Thời gian: 4h (LT: 4h; TH: 0h)
1. Mối ghép ren: 1h
2. Mối ghép then, chốt: 0,5h
3. Mối ghép đinh tán: 0,5h
4. Mối ghép hàn: 0,5h
5. Vẽ bánh răng, lò xo: 0,5h
6. Mối ghép mộng: 1h
6.1. Mộng vì chống gỗ
6.2. Mộng vì chống sắt
Mục tiêu: Sau khi học xong chương này, người học có khả năng:
- Trình bày được khái niệm, nội dung của bản vẽ chi tiết
- Trình bày được hình tự đọc bản vẽ chi tiết
- Đọc được các bản vẽ chi tiết
Nội dung
Thời gian: 2 h (LT: 1h; TH: 1h)
1. Khái niệm, nội dung: 0,5h
2. Trình tự đọc bản vẽ chi tiết: 0,5h
3. Ứng dụng đọc bản vẽ chi tiết: 1h
Mục tiêu: Sau khi học xong chương này, người học có khả năng:
- Trình bày được khái niệm, nội dung của bản vẽ lắp
- Trình bày được trình tự đọc bản vẽ lắp
- Đọc được các bản vẽ lắp.
Nội dung
Thời gian: 3 h (LT: 1h; TH: 2h)
1. Khái niệm, nội dung: 0,5h
2. Trình tự đọc bản vẽ lắp: 0,5h
3. Ứng dụng đọc bản vẽ lắp: 2 h.
Mục tiêu: Sau khi học xong chương này, người học có khả năng:
- Trình bày được khái niệm về bản vẽ sơ đồ
- Đọc được các thông số cơ bản trong sơ đồ hệ thống điện, sơ đồ thông gió.
Nội dung
Thời gian: 4h (LT: 4h; TH: 0h)
1. Khái niệm: 0,5h
2. Đọc bản vẽ sơ đồ:
2.1. Bản vẽ sơ đồ điện: 0,5h
2.2. Bản vẽ sơ đồ truyền động của một số máy, thiết bị: 3h
Mục tiêu: Sau khi học xong chương này, người học có khả năng:
- Đọc được một số thông số cơ bản trong các bản vẽ chuyên ngành về sơ đồ đào lò, sơ đồ thông gió, hộ chiếu khai thác, hộ chiếu khoan nổ mìn …
Nội dung
Thời gian: 4 h (LT: 4h; TH: 0h)
1. Bản vẽ sơ đồ đào lò: 1,5 h
2. Bản vẽ sơ đồ thông gió: 1h
3. Bản vẽ hộ chiếu đào lò, mở vỉa và khai thác: 1,5h
4. Bản vẽ hộ chiếu khoan nổ mìn lò chuẩn bị, lò chợ, giếng đứng: 2h
5. Kiểm tra định kỳ: 1 h
IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Vật liệu:
- Hy vẽ kỹ thuật Ao, A1, A2, A3, A4
2. Dụng cụ và trang thiết bị:
- Máy chiếu PROJECTOR
- Máy vi tính
- Bản vẽ kỹ thuật, thước chữ T, com pa, eke.
3. Học liệu:
- Băng, đĩa VIDEO
- Các mô hình, các sơ đồ, bản vẽ …
4. Nguồn lực khác:
- Các phòng học chuyên dùng cho môn học vẽ kỹ thuật.
V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
- Hình thức đánh giá: Kiểm tra viết.
- Các điểm kiểm tra:
+ Kiểm tra định kỳ (hệ số 2): 05 bài, theo chương trình môn học. Thời gian làm bài từ 45' ÷ 60'.
+ Kiểm tra hết môn (hệ số 3): Tổng hợp kiến thức của chương trình môn học, thời gian làm bài từ 60' ÷ 90'.
VI. HƯỚNG DẪN CHƯƠNG TRÌNH
1. Phạm vi áp dụng chương trình:
- Áp dụng trong đào tạo hệ Cao đẳng nghề kỹ thuật khai thác mỏ hầm lò:
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy môn học:
- Để tạo điều kiện cho học sinh tiếp thu tốt, khi giảng cần đặc biệt chú ý:
+ Có giáo trình cho học sinh tham khảo.
+ Có mô hình phục vụ giảng dạy.
- Do môn học có nhiều nội dung có tính tư duy, trừu tượng, vì vậy quá trình giảng dạy giữa thầy và trò luôn có sự trao đổi, đàm thoại qua lại tạo không khí học tập sôi nổi.
- Quá trình giảng dạy môn học cần sử dụng nhiều đến các sơ đồ bản vẽ, tranh, ảnh, khối vật thể mẫu, … Do đó, giáo viên nên sử dụng phầm mềm Powerpoint và AUTOCAD trên máy vi tính để thiết kế các bài giảng có tính chất mô phỏng sơ đồ, giới thiệu hình dạng khối vật thể, … để giúp học viên tiếp thu bài nhanh hơn, sâu sắc hơn và giúp cho giáo viên sử dụng hiệu quả được thời gian trên lớp.
3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý:
- Phương pháp vẽ chiếu, hình chiếu trục đo
- Hình biểu diễn vật thể
- Bản vẽ chi tiết, lắp
- Đọc bản vẽ
4. Sách giáo khoa – tài liệu cần tham khảo:
- Giáo trình Vẽ Kỹ thuật - Trường Đại học sư phạm kỹ thuật.
- Giáo trình Vẽ Kỹ thuật - Trường Đại học Bách khoa.
- Bài giảng Vẽ kỹ thuật - Trường CĐKT mỏ.
- Bài giảng Vẽ Kỹ thuật – Trường CĐNM mỏ Hồng Cẩm.
CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC ĐIỆN KỸ THUẬT
Mã số của môn học: MH 08
Thời gian môn học: 70h; Lý thuyết: 34h; Thực hành: 36 h
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔN HỌC
- Vị trí: Môn học nằm trong chương trình hệ cao đẳng Nghề Kỹ thuật khai thác mỏ hầm lò, được bố trí dạy và học ở học kỳ I. Môn học này được giảng dạy đồng thời cùng các môn học như: Vẽ kỹ thuật, Tổ chức sản xuất và các môn học chung …
- Tính chất: Là môn học cơ sở để học sinh tiếp thu các kiến thức phục vụ các môn học/mô đun như: Thiết bị mỏ, Công nghệ khai thác mỏ hầm lò …
Nội dung kiến thức môn học có tính thực tiễn cao. Thông qua các kiến thức được học trong môn học này, sẽ phát huy các kiến thức cơ sở để học tập các kiến thức chuyên môn mà người học có thể vận dụng vào thực tế sản xuất sau này trong các doanh nghiệp mỏ hầm lò.
Sau khi học xong môn học này, người học có khả năng:
- Trình bày được những khái niệm cơ bản về nguồn điện một chiều và xoay chiều.
- Trình bày được nội dung của các định luật cơ bản.
- Mô tả được nguyên lý làm việc của một số máy điện thường dùng.
- Trình bày được nguyên lý làm việc của một số máy điện thường dùng.
- Giải được một số bài tập về mạch điện một chiều, xoay chiều, cảm ứng điện từ
- Có tinh thần trách nhiệm cao, hưởng ứng, hợp tác trong công tác kiểm tra, sử dụng các thiết bị điện.
1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian
TT | Tên phần, chương, mục | Thời gian (h) | |||
Tổng số | Lý thuyết | Thực hành/ Bài tập | Kiểm tra | ||
| Phần 1: Lý thuyết điện cơ sở | 45 | 31 | 11 | 3 |
I 1 2 3 4 5 | Mạch điện một chiều Khái niệm dòng điện và mạch điện Các định luật cơ bản về mạch điện Nguồn điện Phương pháp giải mạch điện Kiểm tra định kỳ | 14 | 8 | 5 | 1 |
II 1 2 3 4 | Điện từ - cảm ứng điện từ Từ trường Mạch từ Cảm ứng điện từ Kiểm tra định kỳ | 14 | 10 | 3 | 1 |
III 1 2 3 | Mạch điện xoay chiều Mạch điện xoay chiều 1 pha Mạch điện xoay chiều 3 pha Hệ số công suất cosφ | 10 | 7 | 3 | 0 |
IV 1 2 3 4 | Máy điện Máy điện một chiều Máy điện xoay chiều Máy biến áp Kiểm tra định kỳ | 7 | 6 | 0 | 1 |
* | Phần 2: Thực hành lắp ráp điện | 40 | 4 | 32 | 4 |
I | Nối dây, hàn, làm đầu khuyết, hãm vào sứ các loại | 8 | 1 | 7 | 0 |
II | Lắp đặt mạch điện đèn sợi đốt | 16 | 1 | 15 | 0 |
III | Lắp đặt mạch điện đèn huỳnh quang, đèn cầu thang | 12 | 2 | 10 | 0 |
IV | Kiểm tra định kỳ phần thực hành lắp ráp điện | 4 | 0 | 0 | 4 |
| Tổng cộng: | 85 | 35 | 43 | 7 |
Ghi chú: Thời gian kiểm tra lý thuyết được tính vào h lý thuyết
Mục tiêu: Sau khi học xong phần này, người học có khả năng:
- Trình bày được các khái niệm cơ bản của mạch điện một chiều.
- Giải thích được các hiện tượng cảm ứng điện từ, hiện tượng tự cảm, hỗ cảm.
- Trình bày chính xác các thông số của mạch điện 1 pha và 3 pha.
- Giải được các bài toán về mạch điện 1 chiều và xoay chiều 1 pha
- Trình bày được nguyên lý làm việc của một số máy điện một chiều, xoay chiều và ứng dụng của máy điện trong thực tế.
Chương 1.
MẠCH ĐIỆN MỘT CHIỀU
Mục tiêu: Sau khi học xong chương này, người học có khả năng:
- Trình bày được các phần tử của mạch điện một chiều.
- Trình bày được nội dung các định luật: ôm, Jun-Lenxo, Kiếc khốp.
- Giải được một số bài toán mạch điện cơ bản.
Nội dung
Thời gian: 9 h (LT: 6h; TH: 3h)
1. Khái niệm dòng điện và mạch điện: 2 h
1.1. Dòng điện
1.1.1. Định nghĩa dòng điện, cường độ dòng điện
1.1.2. Phân loại dòng điện
1.1.3. Tác dụng của dòng điện.
1.1.4. Dòng điện trong các môi trường
1.2. Mạch điện.
1.2.1. Định nghĩa mạch điện, sơ đồ mạch điện.
1.2.2. Các phần tử của mạch điện.
1.2.3. Kết cấu hình học của mạch điện.
2. Các định luật cơ bản về mạch điện: 3 h
2.1. Định luật Ôm
2.1.1. Điện trở vật dẫn
2.1.2. Định Luật Ôm
2.2. Định luật Jun – Len xơ
2.3. Định luật Kiếc hốp
2.3.1. Kiếc hốp 1
2.3.2. Kiếc hốp 2
2.4. Bài tập áp dụng
3. Nguồn điện: 4 h
3.1. Khái niệm nguồn điện
3.1.1. Khái niệm
3.1.2. Phân loại - ký hiệu
3.2. Nguồn điện một chiều
3.2.1. Nguồn điện một chiều
3.2.2. Cách ghép nguồn điện một chiều
3.3. Nguồn điện xoay chiều
3.3.1. Máy phát xoay chiều một pha
3.3.2. Máy phát xoay chiều ba pha
3.4. Bài tập áp dụng
4. Phương pháp giải mạch điện: 4 h
4.1. Phương pháp dòng điện nhánh
4.2. Phương pháp dòng điện vòng
4.3. Phương pháp điện áp hai nút
4.4. Phương pháp xếp chồng
4.5. Bài tập áp dụng
5. Kiểm tra định kỳ 1 h
Chương 2.
ĐIỆN TỪ - CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ
Mục tiêu: Sau khi học xong chương này, người học có khả năng:
- Trình bày được khái niệm từ trường, đường cảm ứng và các đại lượng từ cơ bản, mạch từ, hiện tượng cảm ứng điện từ, hiện tượng tự cảm, hỗ cảm.
- Giải thích được các hiện tượng cảm ứng điện từ, hiện tượng tự cảm, hỗ cảm.
- Giải được một số bài tập về cảm ứng điện từ.
Nội dung
Thời gian: 14 h (LT: 11 h; TH: 3 h)
1. Từ trường: 5 h
1.1. Khái niệm từ trường, đường cảm ứng từ
1.1.1. Khái niệm từ trường
1.1.2. Đường cảm ứng từ
1.2. Các đại lượng từ cơ bản
1.2.1. Lực từ hóa
1.2.2. Cường độ từ trường
1.2.3. Cường độ từ cảm
1.2.4. Hệ số từ môi
1.2.5. Từ thông
1.3. Từ trường của một số dây dẫn mang dòng điện
1.3.1. Từ trường của dòng điện trong dây dẫn thẳng
1.3.2. Từ trường của dòng điện trong khung dây
1.3.3. Từ trường của dòng điện trong ống dây hình trụ
1.4. Lực tương tác
1.4.1. Lực tác dụng của từ trường lên dân dẫn thẳng có dòng điện
1.4.2. Lực tác dụng của từ trường lên khung dây chữ nhật có dòng điện
1.4.3. Lực tác dụng giữa hai dây dẫn có dòng điện
1.5. Bài tập áp dụng
2. Mạch từ: 3 h
2.1. Khái niệm mạch từ
2.1.1. Khái niệm
2.1.2. Các mạch từ thông thường
2.2. Định luật dòng điện toàn phần
2.2.1. Phát biểu
2.2.2. Biểu thức
2.2.3. Đơn vị
2.3. Tương quan B, H và đường cong từ hóa
2.3.1. Bảng tương quan B, H của các vật liệu sắt từ
2.3.2. Đường cong từ hóa
2.4. Bài tập
2.4.1. Bài toán thuận
2.4.2. Bài toán ngược
3. Cảm ứng điện từ: 5 h
3.1. Định luật cảm ứng điện từ
3.1.1. Hiện tượng cảm ứng điện từ
3.1.2. Định luật cảm ứng điện từ
3.2. Suất điện động cảm ứng
3.2.1. Suất điện động cảm ứng trong trường hợp từ thông biến thiên qua vòng dây
3.2.2. Suất điện động cảm ứng trong trường hợp dây dẫn chuyển động cắt từ trường
3.3. Hiện tượng tự cảm
3.3.1. Hiện tượng tự cảm
3.3.2.Từ thông móc vòng và hệ số tự cảm
3.4. Hiện tượng hỗ cảm
3.4.1. Hiện tượng hỗ cảm
3.4.2. Từ thông hỗ cảm và hệ số hỗ cảm
3.5. Dòng điện xoáy
3.5.1. Khái niệm
3.5.2. Ý nghĩa
3.6. Bài tập áp dụng
4. Kiểm tra định kỳ: 1 h
Chương 3.
MẠCH ĐIỆN XOAY CHIỀU
Mục tiêu: Sau khi học xong chương này, người học có khả năng:
- Mô tả được nguyên lý tạo ra dòng điện xoay chiều hình sin (1 pha và 3 pha)
- Trình bày chính xác các thông số của mạch điện 1 pha và 3 pha
- Giải được một số bài tập vầ mạch điện xoay chiều 1 pha và 3 pha.
Nội dung
Thời gian: 10 h (LT: 7h. TH: 3h)
1. Mạch điện xoay chiều 1 pha: 4 h
1.1. Định nghĩa
1.1.1. Chu kỳ, tần số, tần số góc
1.1.2. Trị số tức thời, trị số cực đại
1.1.3. Trị số hiệu dụng
1.1.4. Pha
1.2. Cách biểu diễn đại lượng xoay chiều hình sin
1.2.1. Bằng hàm số
1.2.2. Bằng đồ thị
1.2.3. Bằng giản đồ véc tơ
1.3. Mạch điện xoay chiều thuần trở
1.4. Mạch điện xoay chiều thuần cảm
1.5. Mạch điện xoay chiều thuần dung
1.6. Mạch điện xoay chiều có điện trở, điện cảm, điện dung mắc nối tiếp
1.7. Giải mạch điện 1 pha
2. Mạch điện xoay chiều 3 pha: 5 h
2.1. Khái niệm dòng điện xoay chiều ba pha
2.2. Các đại lượng trong mạch điện 3 pha
2.2.1. Điện áp dây, điện áp pha
2.2.2. Dòng điện dây, dòng điện pha
2.2.3. Sơ đồ mạch điện xoay chiều 3 pha đấu hình tam giác
2.3.1. Sơ đồ
2.3.2. Quan hệ giữa các đại lượng
2.3.3. Công suất
2.4. Sơ đồ mạch điện xoay chiều 3 pha đấu hình sao
2.4.1. Sơ đồ
2.4.2. Quan hệ giữa các đại lượng
2.4.3. Công suất
2.5. Giải mạch điện 3 pha
3. Hệ số công suất cosφ: 1h
3.1. Ý nghĩa hệ số công suất
3.2. Biện pháp nâng cao hệ số công suất.
Chương 4.
MÁY ĐIỆN
Mục tiêu: Sau khi học xong chương này, người học có khả năng:
- Mô tả được cấu tạo của một số máy điện một chiều, xoay chiều
- Trình bày được nguyên lý làm việc của một số máy điện một chiều, xoay chiều và ứng dụng của máy điện trong thực tế
Nội dung
Thời gian: 7 h (LT: 7h; TH: 0h)
1. Máy điện một chiều: 2 h
1.1. Máy phát một chiều
1.2. Động cơ điện một chiều
2. Máy phát xoay chiều: 2 h
2.1. Máy phát xoay chiều
2.2. Động cơ điện xoay chiều
2.2.1. Động cơ 1 pha
2.2.2. Động cơ 3 pha
3. Máy biến áp: 2 h
3.1. Khái niệm chung về máy biến áp
3.2. Các loại máy biến áp
3.2.1. Máy biến áp một pha
3.2.1.1. Cấu tạo và nguyên lý làm việc.
3.2.1.2. Phạm vi ứng dụng
3.2.2. Máy biến áp 3 pha
3.2.2.1. Cấu tạo và nguyên lý làm việc.
3.2.2.2. Phạm vi ứng dụng
4. Kiểm tra định kỳ: 1 h
Mục tiêu: Sau khi học xong phần này, người học có khả năng:
- Trình bày được quy trình nối dây, hàn làm đầu khuyết, hãm vào sứ các loại, lắp đặt mạch điện đèn sợi đốt, đèn huỳnh quang, đèn cầu thang.
- Thực hiện được công việc nối dây, hàn làm đầu khuyết, hãm vào sứ các loại, lắp đặt mạch điện đèn sợi đốt, đèn huỳnh quang, đèn cầu thang đúng quy trình, đảm bảo an toàn và vệ sinh công nghiệp.
- Có ý thức học tập, rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận và tác phong công nghiệp.
Nội dung
Thời gian: 40 h (LT: 4h; TH: 36 h)
1. Nối dây, hàn, làm đầu khuyết, hãm vào sứ các loại: 8 h
1.1. Phân loại các loại dây, đầu cốt
1.2. Quy trình nối dây đơn, hàn làm đầu khuyết, hãm vào sứ các loại.
1.3. Thao thác đấu nối dây đơn, hàn làm đầu khuyết, hãm vào sứ các loại.
1.4. Các dạng sai hỏng thường gặp: nguyên nhân và cách khắc phục
2. Lắp đặt mạch điện đèn sợi đốt: 16 h
2.1. Cấu tạo, nguyên lý làm việc đèn sợi đốt
2.2. Sơ đồ nguyên lý, lắp đặt mạch điện sợi đốt
2.3. Quy trình lắp đặt mạch đèn sợi đốt
2.4. Sửa chữa các hư hỏng mạch đèn sợi đốt
3. Lắp đặt mạch điện đèn huỳnh quang, đèn cầu thang: 12 h
3.1. Đèn huỳnh quang:
3.1.1. Cấu tạo, nguyên lý làm việc của mạch đèn huỳnh quang
3.1.2. Thông số kỹ thuật các bộ phận mạch đèn
3.1.3. Cách kiểm tra các bộ phận
3.1.4. Các dạng chao đèn thường dùng cho đèn huỳnh quang
3.1.5. Phương pháp lắp đặt
3.1.6. Những lưu ý khi lắp đặt mạch đèn huỳnh quang
3.1.7. Lắp đặt mạch đèn huỳnh quang
3.2. Đèn cầu thang:
3.2.1. Nguyên lý hoạt động mạch đèn
3.2.2. Thiết lập sơ đồ lắp đặt
3.2.3. Phương pháp lắp đặt
3.2.4. Lắp đặt mạch đèn
3.2.5. Sửa chữa các hư hỏng mạch đèn
4. Kiểm tra định kỳ phần thực hành lắp ráp điện: 4 h
IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Vật liệu: Không
2. Dụng cụ và trang thiết bị:
- Máy chiếu PROJECTOR
- Máy vi tính
- Dụng cụ đo điện
3. Học liệu:
- Băng, đĩa VIDEO
- Các mô hình, các bản vẽ sơ đồ điện, dây dẫn điện, bóng đèn sợi đốt, …
4. Nguồn lực khác:
- Các khu vực phòng, xưởng thực tập nghề cơ điện.
- Đường lò thực tập tay nghề cơ bản.
V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
- Hình thức đánh giá: Kiểm tra viết, kiểm tra kỹ năng thực hành.
- Các điểm kiểm tra:
- Hình thức đánh giá: Kiểm tra viết, kiểm tra kỹ năng thực hành.
- Các điểm kiểm tra :
+ Kiểm tra định kỳ (hệ số 2): 04 bài (03 bài kiểm tra lý thuyết, 01 bài kiểm tra kỹ năng thực hành), theo chương trình môn học. Thời gian từ 45'÷ 60'.
+ Kiểm tra hết môn (hệ số 3): Tổng hợp kiến thức, kỹ năng của chương trình môn học, thời gian làm bài từ 90' ÷ 150'.
VI. HƯỚNG DẪN CHƯƠNG TRÌNH
1. Phạm vi áp dụng chương trình:
- Áp dụng trong đào tạo hệ cao đẳng nghề khai thác hầm lò.
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy môn học:
- Để tạo Điều kiện cho học sinh tiếp thu tốt, khi giảng cần đặc biệt chú ý:
+ Có giáo trình cho học sinh tham khảo.
+ Có mô hình phục vụ giảng dạy
- Quá trình giảng dạy môn học cần sử dụng nhiều đến các sơ đồ bản vẽ, tranh, ảnh, mô hình, sơ đồ nguyên lý, … Do đó, giáo viên nên sử dụng phần mềm Powerpoint và phần mềm thực hành lắp ráp điện trên máy vi tính để thiết kế các bài giảng có tính chất mô phỏng sơ đồ, giới thiệu sơ đồ nguyên lý cấu tạo, … để giúp học viên tiếp thu bài nhanh hơn, sâu sắc hơn và giúp cho giáo viên sử dụng hiệu quả thời gian trên lớp.
3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý:
- Mạch điện một chiều
- Các hiện tượng từ và cảm ứng điện từ
- Mạch điện xoay chiều
- Máy điện
- Thực hành lắp ráp điện
4. Sách giáo khoa – tài liệu cần tham khảo:
- Giáo trình Điện kỹ thuật – Trường Đại học mỏ địa chất Hà Nội
- Giáo trình Điện kỹ thuật – Trường CĐKT Mỏ
- Bài giảng Điện kỹ thuật – Trường CĐNM mỏ Hồng Cẩm.
Mã số của môn học: MH 09
Thời gian môn học: 30 h, Lý thuyết: 30 h, Thực hành: 0 h
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔN HỌC
- Vị trí: Môn học nằm trong chương trình hệ Trung cấp Nghề Kỹ thuật khai thác mỏ hầm lò, được bố trí dạy và học ở học kỳ I. Môn học này được giảng dạy đồng thời cùng các môn học như: Vẽ kỹ thuật, Tổ chức sản xuất và các môn học chung …
- Tính chất: Là môn học cơ sở để học sinh tiếp thu các kiến thức phục vụ các môn học/mô đun như: Thiết bị mỏ, Công nghệ khai thác mỏ hầm lò …
Nội dung kiến thức môn học có tính thực tiễn cao. Thông qua các kiến thức được học trong môn học này, sẽ phát huy các kiến thức cơ sở để học tập các kiến thức chuyên môn mà người học có thể vận dụng vào thực tế sản xuất sau này trong các doanh nghiệp mỏ hầm lò.
Sau khi học xong môn học này, người học có khả năng:
- Trình bày được các khái niệm, công dụng về thiết bị điện, thiết bị điều khiển bằng tay, thiết bị bảo vệ hạ áp.
- Vẽ khái quá được sơ đồ cấu tạo của các thiết bị điện, thiết bị bảo vệ hạ áp, thiết bị điều khiển và các sơ đồ cung cấp điện, chiếu sáng trong mỏ hầm lò.
- Phân tích được đặc điểm, công dụng của các thiết bị cung cấp điện, thiết bị chiếu sáng trong mỏ hầm lò
- Trình bày được nguyên lý làm việc của các thiết bị điện, thiết bị điều khiển và đóng cắt bằng tay, thiết bị bảo vệ hạ áp.
- Trình bày được sơ đồ và cách bố trí thiết bị cung cấp điện và chiếu sáng trong mỏ hầm lò
- Có tinh thần trách nhiệm cao, hưởng ứng, hợp tác trong công tác kiểm tra, sử dụng các thiết bị điện.
1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian
TT | Tên phần, chương, bài, mục | Thời gian (h) | |||
Tổng số | Lý thuyết | Thực hành/ Bài tập | Kiểm tra | ||
I 1 2 3 4 5 | Một số thiết bị điều khiển bằng tay Tiếp điểm điện Hồ quang điện Cầu dao điện Công tắc, hộp nút bấm Bộ khống chế | 5 | 5 | 0 | 0 |
II 1 2 3 4 5 6 7 8 | Thiết bị bảo vệ hạ thế Một số ký hiệu điện Cầu chì Rơ le điện áp giảm Rơ le cường độ dòng điện cực đại Rơ le nhiệt Rơ le trung gian Rơ re thời gian Kiểm tra định kỳ | 7 | 6 | 0 | 1 |
III 1 2 3 4 5 | Thiết bị điều khiển đóng cắt Yêu cầu và ký hiệu thiết bị điện Công tắc tơ Cầu dao tự động Cầu dao tự động phòng nổ Khởi động từ | 8 | 8 | 0 | 0 |
IV 1 2 3 4 5 | Cung cấp điện và chiếu sáng mỏ hầm lò Cung cấp điện cho mỏ hầm lò Cáp điện dùng cho mỏ hầm lò Chiếu sáng trong mỏ hầm lò Tiếp đất Kiểm tra định kỳ | 10 | 9 | 0 | 1 |
| Tổng cộng | 30 | 28 | 0 | 2 |
MỘT SỐ THIẾT BỊ ĐIỀU KHIỂN BẰNG TAY
Mục tiêu: Sau khi học xong chương này, người học có khả năng:
- Trình bày được công dụng của một số thiết bị điện Điều khiển bằng tay
- Vẽ chính xác cấu tạo của các thiết bị điện
- Trình bày được nguyên lý làm việc của các thiết bị điện
Nội dung
Thời gian: 5 h (LT: 5 h; TH: 0 h)
1. Tiếp điểm điện: 1 h
1.1. Công dụng
1.2. Yêu cầu
1.3. Phân loại
1.4. Điện trở tiếp xúc
1.5. Hư hỏng và sửa chữa
2. Hồ quang điện: 1 h
2.1. Khái niệm
2.2. Nguyên nhân phát sinh và các biện pháp dập tắt hồ quang
3. Cầu dao tay: 1 h
3.1. Công dụng
3.2. Các loại cầu dao tay thường dùng
4. Công tắc – Hộp nút bấm: 1 h
4.1. Công tắc
4.2. Hộp nút bấm
5. Bộ khống chế: 1 h
5.1. Biến trở
5.2. Bộ khống chế kiểu trống
5.3. Bộ khống chế kiểu cam
Mục tiêu: Sau khi học xong chương này, người học có khả năng:
- Trình bày được đặc điểm, công dụng của một số thiết bị bảo vệ hạ thế
- Vẽ được sơ đồ cấu tạo, giải thích các thiết bị bảo vệ hạ áp
- Trình bày được nguyên lý làm việc của các thiết bị bảo vệ hạ áp
Nội dung
Thời gian: 7 h (LT: 7 h; TH: 0h)
1. Một số ký hiệu điện: 1 h
1.1. Một số ký hiệu điện
1.2. Các tình trạng làm việc không bình thường
2. Cầu chì: 1h
2.1. Công dụng
2.2. Cấu tạo
2.3. Nguyên lý làm việc
2.4. Cách mắc cầu chì
2.5. Ưu nhược điểm
3. Rơle điện áp giảm: 1h
3.1. Khái niệm, công dụng
3.2. Sơ đồ cấu tạo
3.3. Nguyên lý làm việc
4. Rơle cường độ dòng điện cực đại: 1h
4.1. Khái niệm, công dụng
4.2. Sơ đồ cấu tạo
4.3. Nguyên lý làm việc
4.4. Ưu nhược điểm
5. Rơle nhiệt: 1h
5.1. Khái niệm, công dụng
5.2. Sơ đồ cấu tạo
5.3. Nguyên lý làm việc
6. Rơle trung gian: 0,5h
6.1. Khái niệm, công dụng
6.2. Cấu tạo. Nguyên lý hoạt động
7. Rơle thời gian: 0,5h
7.1. Công dụng
7.2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc
8. Kiểm tra định kỳ: 1h.
THIẾT BỊ ĐIỀU KHIỂN – ĐÓNG CẮT
Mục tiêu: Sau khi học xong chương này, người học có khả năng:
- Trình bày được đặc điểm, công dụng của một số thiết bị Điều khiển, đóng cắt.
- Vẽ được cấu tạo, giải thích các thiết bị điều khiển, đóng cắt
- Trình bày được nguyên lý làm việc của các thiết bị điều khiển, đóng cắt
Nội dung
Thời gian: 8 h (LT: 8h; TH: 0h)
1. Yêu cầu và ký hiệu thiết bị điện: 1h
1.1. Nguyên tắc biểu diễn sơ đồ điện
1.2. Yêu cầu
1.3. Ký hiệu thiết bị điện
2. Công tắc tơ: 2 h
2.1. Khái niệm, công dụng
2.2. Sơ đồ cấu tạo
2.3. Nguyên lý làm việc
3. Cầu dao tự động: 2h
3.1. Khái niệm, công dụng
3.2. Sơ đồ cấu tạo
3.3. Nguyên lý làm việc
4. Cầu dao tự động phòng nổ: 1h
4.1. Công dụng
4.2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
5. Khởi động từ: 1h
5.1. Khởi động từ đơn
5.1.1. Khái niệm, công dụng
5.1.2. Cấu tạo. Nguyên lý hoạt động
5.2. Khởi động từ kép
5.2.1. Khái niệm, công dụng
5.2.2. Cấu tạo. Nguyên lý hoạt động
5.3. Một số khởi động từ phòng nổ thường dùng.
CUNG CẤP ĐIỆN VÀ CHIẾU SÁNG MỎ HẦM LÒ
Mục tiêu: Sau khi học xong chương này, người học có khả năng:
- Trình bày được đặc tính của lưới điện mỏ hầm lò.
- Vẽ được sơ đồ cung cấp điện, chiếu sáng trong mỏ hầm lò.
- Trình bày được đặc điểm, công dụng, cách bố trí thiết bị cung cấp điện và chiếu sáng trong mỏ hầm lò.
Nội dung
Thời gian: 8 h (LT: 8h; TH: 0h)
1. Cung cấp điện cho mỏ Hầm lò: 3 h
1.1. Phụ tải điện
1.2. Sơ đồ cung cấp điện cho mỏ sâu qua giếng
1.3. Sơ đồ cung cấp điện cho mỏ nông qua lỗ khoan
1.4. Trạm biến áp khu vực
2. Cáp điện dùng cho mỏ Hầm lò: 1h
2.1. Khái niệm
2.2. Cáp bọc
2.3. Cáp mềm
3. Chiếu sáng trong mỏ Hầm lò: 3 h
3.1. Ý nghĩa của vấn đề chiếu sáng trong mỏ hầm lò
3.2. Các đại lượng cơ bản
3.3. Các nguồn chiếu sáng
3.4. Bố trí chiếu sáng
3.5. Sơ đồ chiếu sáng:
4. Tiếp đất: 2h
4.1. Khái niệm chung
4.2. Tác hại của dòng điện đối với cơ thể người
4.3. Tiếp đất hoặc không tiếp đất điểm trung tính của mạng với vấn đề điện giật
4.4. Các biện pháp đề phòng điện giật
4.5. Tổ chức tiếp đất bảo vệ
5. Kiểm tra định kỳ: 1 h
IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Vật liệu: Không
2. Dụng cụ và trang thiết bị:
- Máy chiếu PROJECTOR
- Máy vi tính
- Dụng cụ đo điện
3. Học liệu:
- Băng, đĩa VIDEO
- Các mô hình, các văn bản vẽ sơ đồ điện, …
4. Nguồn lực khác:
- Các khu vực phòng, xưởng thực tập nghề cơ điện.
- Đường lò thực tập tay nghề cơ bản Trường Cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm.
- Các mỏ than hầm lò.
V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
- Hình thức đánh giá: Kiểm tra viết.
- Các điểm kiểm tra:
+ Kiểm tra định kỳ (hệ số 2): 02 bài, theo chương trình môn học. Thời gian làm bài từ 45' ÷ 60'.
+ Kiểm tra hết môn (hệ số 3): Tổng hợp kiến thức của chương trình môn học, thời gian làm bài từ 60' ÷ 90'.
VI. HƯỚNG DẪN CHƯƠNG TRÌNH
1. Phạm vi áp dụng chương trình:
- Áp dụng trong đào tạo hệ cao đẳng nghề khai thác hầm lò.
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy môn học:
- Để tạo Điều kiện cho học sinh tiếp thu tốt, khi giảng cần đặc biệt chú ý:
+ Có giáo trình cho học sinh tham khảo.
+ Có giáo trình phục vụ giảng dạy.
- Quá trình giảng dạy môn học cần sử dụng nhiều đến các sơ đồ bản vẽ, tranh, ảnh, mô hình, sơ đồ nguyên lý, … do đó, giáo viên nên sử dụng phần mềm Powerpoint và AUTOCAD trên máy vi tính để thiết kế các bài giảng có tính chất mô phỏng sơ đồ, giới thiệu sơ đồ nguyên lý cấu tạo, … để giúp học viên tiếp thu bài nhanh hơn, sâu sắc hơn và giúp cho giáo viên sử dụng hiệu quả thời gian trên lớp.
3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý:
- Các thiết bị điều khiển bằng tay
- Thiết bị bảo vệ hạ thế
- Thiết bị điều khiển và đóng cắt
- Chiếu sáng trong mỏ Hầm lò
4. Sách giáo khoa – tài liệu cần tham khảo:
- Giáo trình Điện mỏ - Trường Đại học mỏ địa chất Hà Nội
- Giáo trình Điện mỏ - Trường CĐKT Mỏ
- Bài giảng Điện mỏ - Trường CĐNM mỏ Hồng Cẩm.
CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC CƠ LÝ THUYẾT
Mã số của môn học: MH 10
Thời gian môn học: 30 h; Lý thuyết: 20h; Thực hành: 10h
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔN HỌC
- Vị trí: Môn học nằm trong chương trình hệ Cao đẳng Nghề kỹ thuật khai thác mỏ hầm lò, được bố trí dạy ở học kỳ I. Môn học này được giảng dạy đồng thời cùng các môn học như: Vẽ kỹ thuật, Tổ chức sản xuất và các môn học chung …
- Tính chất: Là cơ sở để học sinh tiếp thu các ý kiến phục vụ các môn học/mô đun như: Củng cố lò, Thiết bị mỏ, Công nghệ khai thác …
Đây là môn học có tính tư duy, sáng tạo. Nội dung kiến thức môn học nghiên cứu những quy luật tổng quát nhất về sự cân bằng của các vật thể trong tự nhiên và kỹ thuật. Nghiên cứu sự tác dụng tương hỗ giữa các vật thể. Môn học đòi hỏi học sinh có khả năng tư duy và kỹ năng tính toán nhất định. Thông qua các kiến thức được học trong môn học này, sẽ phát huy các kiến thức cơ sở để học tập các kiến thức chuyên môn mà người học có thể vận dụng vào thực tế sản xuất sau này.
Sau khi học xong môn học này, người học có khả năng:
- Trình bày được định nghĩa về lực, hệ lực và các tiên đề cơ bản.
- Phân biệt được các loại liên kết cơ bản.
- Tìm hợp lực và phân tích lực của hệ lực phẳng đồng quy và hệ lực phẳng song song.
- Trình bày được các điều kiện cân bằng của hệ lực phẳng.
- Tìm phản lực từ các điều kiện cân bằng của hệ lực phẳng đặc biệt và hệ lực phẳng bất kỳ.
- Trình bày được đặc điểm, ứng dụng, điều kiện cân bằng không bị trượt, không bị lăn của ma sát trượt, ma sát lăn.
- Xác định được trọng tâm của vật.
- Trình bày được các trạng thái cân bằng và điều kiện cân bằng của vật rắn.
1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian
TT | Tên phần, chương, mục | Thời gian (h) | |||
Tổng số | Lý thuyết | Thực hành/ Bài tập | Kiểm tra | ||
I 1 2 3 | Những khái niệm cơ bản và các tiên đề tĩnh học Những khái niệm cơ bản Các tiên đề tĩnh học cơ bản Liên kết và phản lực liên kết | 5 | 4 | 1 | 0 |
II 1 2 3 4 | Các hệ lực phẳng đặc biệt Hệ lực phẳng đồng quy Hệ lực phẳng song song Ngẫu lực và hệ ngẫu lực Kiểm tra định kỳ | 9 | 5 | 3 | 1 |
III 1 2 3 4 | Hệ lực phẳng bất kỳ Mô men của lực đối với một điểm Điều kiện cân bằng của hệ lực phẳng bất kỳ Điều kiện cân bằng của hệ lực phẳng song song Điều kiện cân bằng của hệ vật lật | 9 | 5 | 4 | 0 |
IV 1 2 | Ma sát Ma sát trượt Ma sát lăn | 4 | 2 | 2 | 0 |
V 1 2 3 | Trọng tâm cân bằng và ổn định Trọng tâm Cân bằng ổn định Kiểm tra định kỳ | 3 | 2 | 0 | 1 |
| Tổng cộng: | 30 | 18 | 10 | 2 |
NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VÀ CÁC TIÊN ĐỀ TĨNH HỌC
Mục tiêu: Sau khi học xong chương này, người học có khả năng:
- Trình bày được định nghĩa vật rắn tuyệt đối, lực và hệ lực.
- Trình bày được đặc điểm của các phản lực liên kết.
- Trình bày được nội dung các tiên đề tĩnh học cơ bản.
Nội dung
Thời gian: 5 h (LT: 4h; TH: 1 h)
1. Những khái niệm cơ bản: 1,5 h
1.1. Vật rắn tuyệt đối
1.2. Lực
1.3. Trạng thái cân bằng
1.4. Các định nghĩa khác
2. Các tiên đề tĩnh học cơ bản: 0,5h
2.1. Tiên đề 1: (Tiên đề về hai lực cân bằng)
2.2. Tiên đề 2: (Tiên đề thêm bớt 2 lực cân bằng)
2.3. Tiên đề 3: (Tiên đề hình bình hành lực)
2.4. Tiên đề 4: (Tiên đề lực tác dụng và phản lực tác dụng)
3. Liên kết và phản lực liên kết: 3h
3.1. Khái niệm
3.1.1. Vật tự do, vật chịu liên kết, vật gây liên kết
3.1.2. Phản lực liên kết
3.2. Các liên kết cơ bản
3.2.1. Liên kết tựa
3.2.2. Liên kết dây mềm
3.2.3. Liên kết thanh
3.2.4. Liên kết bản lề phẳng
3.2.5. Liên kết ngàm
3.3. Giải phóng liên kết
3.4. Bài tập
Mục tiêu: Sau khi học xong chương này, người học có khả năng:
- Trình bày được định nghĩa của hệ lực phẳng đồng quy và hệ lực phẳng song song.
- Biết cách tìm hợp lực, phân tích lực của hệ phẳng đồng quy và hệ lực phẳng song song.
- Trình bày được điều kiện cân bằng của hệ lực phẳng đồng quy và hệ lực phẳng song song.
- Giải các bài toán cân về hệ lực phẳng đồng quy và hệ lực phẳng song song.
Nội dung
Thời gian: 9 h (LT: 6h; TH: 3h)
1. Hệ lực phẳng đồng quy: 3h
1.1. Định nghĩa
1.2. Chiếu một lực lên hai trục tọa độ
1.3. Thu gọn hệ lực phẳng đồng quy
1.4. Điều kiện cân bằng của hệ lực phẳng đồng quy
1.5. Bài tập
2. Hệ lực phẳng song song: 3h
2.1. Hợp lực hai lực song song cùng chiều
2.2. Phân tích một lực ra hai lực song song cùng chiều
2.3. Hợp lực của hai lực song song ngược chiều
2.4. Phân tích một lực ra hai lực song song ngược chiều
2.5. Hợp lực của hệ lực phẳng phân bố
2.6. Bài tập
3. Ngẫu lực và hệ ngẫu lực: 2h
3.1. Ngẫu lực
3.1.1. Định nghĩa
3.1.2. Các yếu tố
3.1.3. Tính chất
3.2. Thu gọn hệ ngẫu lực phẳng
3.3. Điều kiện cân bằng của hệ ngẫu lực phẳng
3.4. Bài tập
4. Kiểm tra định kỳ: 1h
Mục tiêu: Sau khi học xong chương này, người học có khả năng:
- Trình bày được định nghĩa, biểu thức tính môn men của lực đối với một điểm.
- Trình bày được điều kiện cân bằng của hệ lực phẳng bất kỳ, hệ lực phẳng song song.
- Giải được bài toán về điều kiện cân bằng của hệ lực phẳng bất kỳ, hệ lực phẳng song song.
Nội dung
Thời gian: 9 h (LT: 5h: TH: 4h)
1. Mô men của lực đối với một điểm: 3h
1.1. Mô men của lực đối với một điểm
1.1.1. Định nghĩa
1.1.2. Biểu thức tính
1.2. Định lý Va-ri-nhông
1.3. Điều kiện cân bằng của đòn
1.4. Bài tập
2. Điều kiện cân bằng của hệ lực phẳng bất kỳ: 2h
2.1. Điều kiện cân bằng tổng quát
2.2. Các dạng cân bằng
2.3. Thí dụ
2.4. Bài tập
3. Điều kiện cân bằng của hệ lực phẳng song song: 2h
3.1. Dạng 1
3.2. Dạng 2
3.3. Thí dụ
3.4. Bài tập
4. Điều kiện cân bằng của hệ vật lật: 2h
4.1. Bài toán cân bằng của hệ vật lật
4.2. Bài toán cân bằng của hệ vật rắn phẳng
4.3. Bài tập.
Mục tiêu: Sau khi học xong chương này, người học có khả năng:
- Trình bày được đặc điểm, ứng dụng của ma sát trượt ma sát lăn
- Trình bày được các định luật ma sát trược ma sát lăn
- Giải được bài toán ma sát
Nội dung
Thời gian: 4 h (LT: 2h; TH: 2h)
1. Ma sát trượt: 2h
1.1. Khái niệm
1.2. Các định luật ma sát trượt
1.2.1. Thí nghiệm Cu lông
1.2.2. Các định luật ma sát trượt
2.2.3. Góc ma sát
1.3. Điều kiện cân bằng không trượt
1.4. Bài tập
2. Ma sát lăn: 2h
2.1. Khái niệm
2.2. Các định luật ma sát trượt
2.3. Điều kiện để con lăn không lăn, không trượt
2.4. Bài tập.
TRỌNG TÂM, CÂN BẰNG VÀ ỔN ĐỊNH
Mục tiêu: Sau khi học xong chương này, người học có khả năng:
- Trình bày được phương pháp xác định trọng tâm của vật rắn.
- Biết cách xác định trọng tâm của vật rắn.
- Trình bày được các trạng thái cân bằng và điều kiện cân bằng của vật rắn.
Nội dung
Thời gian: 3 h (LT: 3h: TH: 0h)
1. Trọng tâm: 1h
1.1. Định nghĩa
1.2. Tọa độ trọng tâm của hình phẳng
1.3. Các phương pháp xác định trọng tâm
2. Cân bằng ổn định: 1h
2.1. Khái niệm chung
2.1.1. Trọng tâm của vật thấp hơn tâm quay
2.1.2. Trọng tâm của vật ở trên tâm quay
2.1.3. Trọng tâm của vật trùng với tâm quay
2.2. Điều kiện cân bằng ổn định của vật tựa trên mặt phẳng – Hệ số ổn định
3. Kiểm tra định kỳ: 1h.
IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Vật liệu:
2. Dụng cụ và trang thiết bị:
- Máy chiếu PROJECTOR
- Máy vi tính
3. Học liệu:
- Băng, đĩa VIDEO
- Các mô hình, các sơ đồ, bản vẽ …
4. Nguồn lực khác:
- Các phòng học chuyên dùng cho môn học cơ kỹ thuật.
V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
- Hình thức đánh giá: Kiểm tra viết.
- Các điểm kiểm tra:
+ Kiểm tra định kỳ (hệ số 2): 02 bài, theo chương trình môn học. Thời gian làm bài từ 45' ÷ 60'.
+ Kiểm tra hết môn (hệ số 3): Tổng hợp kiến thức của chương trình môn học, thời gian làm bài từ 60' ÷ 90'.
VI. HƯỚNG DẪN CHƯƠNG TRÌNH
1. Phạm vi áp dụng chương trình:
- Áp dụng trong đào tạo hệ Cao đẳng Nghề Kỹ thuật khai thác mỏ hầm lò.
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy môn học:
- Để tạo điều kiện cho học sinh tiếp thu tốt, khi giảng cần đặc biệt chú ý:
+ Có giáo trình cho học sinh tham khảo.
+ Có mô hình phục vụ giảng dạy.
- Do môn học có nhiều nội dung có tính tư duy, trừu tượng, vì vậy quá trình giảng dạy giữa thầy và trò luôn có sự trao đổi, đàm thoại qua lại tạo không khí học tập sôi nổi
3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý:
- Các liên kết cơ bản
- Các điều kiện cân bằng của hệ lực phẳng
- Phương pháp phân tích lực
- Điều kiện cân bằng của hệ vật lật
- Điều kiện cân bằng không trượt, không lăn
- Điều kiện cân bằng ổn định của vật tựa trên mặt phẳng – Hệ số ổn định
4. Sách giáo khoa – tài liệu cần tham khảo:
- Giáo trình Cơ lý thuyết – Trường Đại học sư phạm Kỹ thuật
- Giáo trình Cơ lý thuyết - Trường Đại học Bách khoa
- Bài giảng Cơ lý thuyết – Trường CĐKT mỏ
- Bài giảng Cơ lý thuyết – Trường CĐNM mỏ Hồng Cẩm.
CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC SỨC BỀN VẬT LIỆU
Mã số của môn học: MH 11
Thời gian môn học: 30h: Lý thuyết: 20h; Thực hành 10h
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔN HỌC
- Vị trí: Môn học nằm trong chương trình hệ Cao Đẳng Nghề kỹ thuật khai thác mỏ hầm lò, được bố trí dạy ở học kỳ II. Môn học này được giảng dạy sau khi kết thúc một số môn học cơ sở: Vẽ kỹ thuật, cơ lý thuyết, …
- Tính chất: Là cơ sở để học sinh tiếp thu các kiến thức phục vụ các môn học/mô đun như: Củng cố lò, Thiết bị mỏ, Công nghệ khai thác …
Đây là môn học có tính tư duy, sáng tạo. Nội dung kiến thức môn học nghiên cứu các tác dụng của ngoại lực tác dụng lên vật liệu ở nhiều dạng khác nhau. Môn học đòi hỏi học sinh có khả năng tư duy và kỹ năng tính toán nhất định. Thông qua các kiến thức được học trong môn học này, sẽ phát huy các kiến thức cơ sở để học tập các kiến thức chuyên môn mà người học có thể vận dụng vào thực tế sản xuất.
Sau khi học xong môn học này, người học có khả năng:
- Trình bày được chính xác những khái niệm cơ bản về sức bền vật liệu.
- Trình bày được phương pháp tính toán nội lực, ứng suất, biến dạng trên các thanh chịu lực.
- Vẽ được các biểu đồ nội lực cho các thanh chịu lực kéo (nén), cắt, dập, xoắn, uốn.
1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian
TT | Tên phần, chương, mục | Thời gian (h) | |||
Tổng số | Lý thuyết | Thực hành/ Bài tập | Kiểm tra | ||
I 1 2
| Những khái niệm cơ bản Nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu của Sức bền vật liệu Khái niệm về tính đàn hồi của vật thể, các giả thuyết về vật liệu Ngoại lực, nội lực, ứng suất | 3 | 3 | 0 | 0 |
II 1 2 3 | Kéo nén đúng tâm Lực dọc trục, biểu đồ lực dọc Ứng suất, biến dạng Tính toán thanh chịu kéo, nén đúng tâm | 6 | 6 | 0 | 0 |
III 1 2 3 | Cắt và dập Cắt – Tính toán về cắt Dập – Tính toán về dập Kiểm tra định kỳ | 4 | 3 | 0 | 1 |
IV 1 2 3 | Xoắn những thanh tròn thẳng Nội lực, biểu đồ nội lực trên thanh tròn chịu xoắn Ứng suất, biến dạng trên thanh tròn chịu xoắn Tính tán thanh tròn chịu xoắn | 4 | 3 | 1 | 0 |
V 1 2
4 | Uốn ngang phẳng những thanh thẳng Khái niệm về uốn ngang phẳng, nội lực, biểu đồ nội lực Ứng suất trên dầm chịu uốn phẳng thuần túy và ngang phẳng Điều kiện bền và tính toán về uốn Kiểm tra định kỳ | 9 | 5 | 3 | 1 |
VI 1 2 3 | Thanh chịu lực phức tạp Uốn kéo (nén) đồng thời, nén lệch tâm Uốn xoắn đồng thời Bài tập áp dụng | 4 | 3 | 1 | 0 |
| Tổng cộng | 30 | 18 | 10 | 2 |
Mục tiêu: Sau khi học xong chương trình này, người học có khả năng:
- Trình bày được các giả thiết về vật liệu.
- Trình bày được các khái niệm về ngoại lực, nội lực, ứng suất.
Nội dung
Thời gian: 3 h (LT: 3h; TH: 0h)
1. Nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu của sức bền vật liệu: 1h
1.1. Nhiệm vụ
1.2. Đối tượng
1.2.1. Về vật liệu
1.2.2. Về hình dáng
2. Khái niệm về tính đàn hồi của vật thể, các giả thuyết về vật liệu: 1h
2.1. Khái niệm về tính đàn hồi của vật liệu
2.2. Các giả thuyết cơ bản về vật liệu
3. Ngoại lực, nội lực, ứng suất: 1h
3.1. Ngoại lực
3.2. Nội lực
3.3. Ứng suất
Mục tiêu: Sau khi học xong chương này, người học có khả năng:
- Trình bày được khái niệm, quy tắc xác định và biểu đồ lực dọc trục.
- Trình bày được khái niệm, nội dung của ứng suất, biến dạng
- Giải được các bài tập tính độ bền cho kéo nén đúng tâm
Nội dung
Thời gian: 6 h (LT: 6h; TH: 0h)
1. Lực dọc trục, biểu đồ lực dọc: 2h
1.1 Khái niệm
1.2. Quy tắc xác định lực dọc
1.3. Biểu đồ lực dọc
2. Ứng suất, biến dạng: 2h
2.1. Ứng suất trên mặt cắt ngang
2.2. Biến dạng
2.3. Định luật Húc
2.4. Công thức ứng suất và biến dạng
3. Tính toán thanh chịu kéo, nén đúng tâm: 2h
3.1. Điều kiện bền
3.2. Các bài toán cơ bản
3.2.1. Bài toán 1 – Kiểm tra bền
3.2.2. Bài toán 2 – Chọn kích thước mặt cắt ngang
3.2.3. Bài toán 3 – Tính tải trọng cho phép
3.3. Tính toán thanh có kể đến trọng lượng bản thân
Mục tiêu: Sau khi học xong chương này, người học có khả năng:
- Trình bày được khái niệm về thanh chịu cắt, dập
- Mô tả được thành phần ứng suất và sự biến dạng trong thanh chịu cắt dập
- Giải được các bài toán tính độ bền cho thanh chịu cắt, dập
Nội dung
Thời gian: 4h (LT: 4h; TH: 0h)
1. Cắt – Tính toán về cắt: 1,5h
1.1. Khái niệm
1.2. Ứng suất về biến dạng
1.3. Định luật Hook về trượt
1.4. Điều kiện bền và các bài toán về cắt
2. Dập – Tính toán về dập: 1,5h
2.1. Khái niệm
2.2. Ứng suất và biến dạng
2.3. Định luật Hook về trượt
2.4. Điều kiện bền và các bài toán về cắt
3. Kiểm tra định kỳ: 1h
Mục tiêu: Sau khi học xong chương này, người học có khả năng:
- Xác định được nội lực trong thanh tròn thẳng.
- Đọc được biểu đồ nội lực trong thanh chịu lực xoắn.
- Giải được các bài toán tính độ bền cho thanh chịu xoắn.
Nội dung
Thời gian: 4 h (LT: 3h; TH: 1h)
1. Nội lực, biểu đồ nội lực trên thanh tròn chịu xoắn: 1h
1.1. Khái niệm
1.2. Quy tắc xác định mô men xoắn nội lực
1.3. Biểu đồ mô men xoắn nội lực
2. Ứng suất, biến dạng trên thanh tròn chịu xoắn: 1h
2.1. Ứng suất trên mặt cắt ngang
2.2. Biến dạng
3. Tính toán thanh tròn chịu xoắn: 2h
3.1. Điều kiện bền
3.2. Điều kiện cứng
3.3. Bài tập áp dụng
UỐN NGANG PHẲNG NHỮNG THANH THẲNG
Mục tiêu: Sau khi học xong chương này, người học có khả năng:
- Xác định được nội lực.
- Vẽ được biểu đồ nội lực
- Tính toán được các ứng suất khi thanh chịu uốn ngang, uốn phẳng.
- Giải được các bài toán tính độ bền cho thanh chịu uốn.
Nội dung
Thời gian: 9 h (LT: 6h; TH: 3h)
1. Khái niệm về uốn ngang phẳng, nội lực, biểu đồ nội lực: 2h
1.1 Khái niệm
1.2. Quy tắc xác định nội lực
1.3. Biểu đồ cắt và mô men uốn
2. Ứng suất trên dầm chịu uốn phẳng thuần túy và ngang thẳng: 3h
2.1.1. Thí nghiệm
2.1.2. Các giả thuyết
2.1.3. Ứng suất trên mặt cắt ngang
2.1.4. Ứng suất pháp cực trị
2.2. Ứng suất trên dầm chịu uốn ngang phẳng
2.2.1. Ứng suất pháp
2.2.2. Ứng suất tiếp
2.3. Bài tập áp dụng
3. Điều kiện bền và tính toán về uốn: 3h
3.1. Dầm chịu uốn thuần tuý
3.2. Dầm chịu uốn ngang phẳng
3.3. Hình dạng hợp lý của mặt cắt ngang.
3.4. Bài tập áp dụng
4. Kiểm tra định kỳ: 1h
Mục tiêu: Sau khi học xong chương này, người học có khả năng:
- Xác định được nội lực, ứng suất khi thanh chịu kéo nén đồng thời, uốn xoắn đồng thời.
- Giải được các bài toán tính độ bền cho thanh chịu lực phức tạp.
Nội dung
Thời gian: 4h (LT: 3h; TH: 1h)
1. Uốn kéo (nén) đồng thời, nén lệch tâm: 1,5h
1.1. Uốn kéo (nén) đồng thời
1.1.1. Khái niệm
1.1.2. Ứng suất trên mặt cắt ngang
1.2. Nén (kéo) lệch tâm
1.2.1. Khái niệm
1.2.2. Ứng suất trên mặt cắt ngang
1.3. Đường trung hòa và ứng suất pháp cực trị
1.4. Điều kiện bền và các bài toán cơ bản
1.4.1. Điều kiện bền
1.4.2. Các bài toán cơ bản
2. Uốn xoắn đồng thời: 1,5h
2.1. Khái niệm
2.1. Ứng suất pháp trên mặt cắt ngang
2.3. Điều kiện bền và các bài toán cơ bản
2.3.1. Điều kiện bền
2.3.2. Các bài toán cơ bản
3. Bài tập áp dụng: 1h.
IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Vật liệu:
2. Dụng cụ và trang thiết bị:
- Máy chiếu PROJECTOR
- Máy vi tính
3. Học liệu:
- Băng, đĩa VIDEO
- Các mô hình, các sơ đồ, bản vẽ …
4. Nguồn lực khác:
- Các phòng chuyên dùng cho môn học cơ kỹ thuật, sức bền vật liệu.
V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
- Hình thức đánh giá: Kiểm tra viết.
- Các điểm kiểm tra:
+ Kiểm tra định kỳ (hệ số 2): 02 bài, theo chương trình môn học. Thời gian làm bài từ 45' ÷ 60'.
+ Kiểm tra hết môn (hệ số 3): Tổng hợp kiến thức của chương trình môn học, thời gian làm bài từ 60' ÷ 90'.
VI. HƯỚNG DẪN CHƯƠNG TRÌNH
1. Phạm vi áp dụng chương trình:
- Áp dụng trong đào tạo hệ Cao đẳng Nghề Kỹ thuật khai thác mỏ hầm lò.
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy môn học:
- Để tạo điều kiện cho học sinh tiếp thu tốt, khi giảng cần đặc biệt chú ý:
+ Có giáo trình cho học sinh tham khảo.
+ Có mô hình phục vụ giảng dạy.
- Do môn học có nhiều nội dung có tính tư duy, trìu tượng, vì vậy quá trình giảng dạy giữa thầy và trò luôn có sự trao đổi, đàm thoại qua lại tạo không khí học tập sôi nổi.
3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý:
- Các biểu đồ nội lực, ngoại lực.
- Cách biểu diễn, chọn mặt cắt để tính toán.
- Các bài tập vận dụng tính độ bền cho thanh chịu lực.
4. Sách giáo khoa – tài liệu cần tham khảo:
- Giáo trình Sức bền vật liệu – Trường Đại học Mỏ - Địa Chất
- Giáo trình Sức bền vật liệu – Trường Đại học Bách Khoa
- Bài giảng: Sức bền vật liệu – Trường Cao đẳng Kỹ thuật mỏ
- Bài giảng Cơ Kỹ thuật – Trường CĐNM mỏ Hồng Cẩm.
CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC TỔ CHỨC SẢN XUẤT
Mã số của môn học: MH 12
Thời gian môn học: 45 h: Lý thuyết: 45h; Thực hành: 0h
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔN HỌC
- Vị trí: Môn học nằm trong chương trình hệ cao đẳng Nghề Kỹ thuật khai thác mỏ hầm lò, được bố trí dạy ở học kỳ I. Môn học này được giảng dạy đồng thời cùng các môn học như: Vẽ kỹ thuật, cơ lý thuyết và các môn học chung …
- Tính chất: Là cơ sở để học sinh tiếp thu các kiến thức phục vụ các môn học/mô đun như: Đào chống lò, Kỹ thuật an toàn, Công nghệ khai thác …
Nội dung kiến thức môn học gắn liến với thực tế của Nghề Kỹ thuật khai thác mỏ hầm lò, nó giúp cho sinh viên hình dung về tổ chức lao động và những vấn đề về kinh tế mỏ, lao động tiền lương trong doanh nghiệp mỏ.
Sau khi học xong môn học này, người học có khả năng:
- Trình bày được những vấn đề chủ yếu của tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp mỏ.
- Trình bày được ý nghĩa, nội dung các chỉ tiêu kế hoạch, trách niệm của người công nhân.
- Trình bày được quy trình, quy phạm kỹ thuật trong sản xuất.
- Trình bày được khái niệm về thời gian lao động, biện pháp khắc phục tổn thất lao động.
- Trình bày được vai trò, biện pháp để sử dụng tốt thiết bị máy móc.
- Trình bày nguyên tắc tổ chức, chế độ tiền lương, bậc thang lương, các hình thức trả lương.
- Trình bày khái niệm và ý nghĩa định mức lao động.
- Trình bày các phương pháp xác định mức lao động và áp dụng định mức lao động vào sản xuất.
- Trình bày được những vấn đề chủ yếu về: Quản trị doanh nghiệp, các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của hoạt động doanh nghiệp.
- Biết được những kiến thức cơ bản về nền kinh tế thị trường, cơ chế thị trường trong nền kinh tế quốc dân.
- Trình bày được các vấn đề chung về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian
TT | Tên phần, chương, mục | Thời gian (h) | |||
Tổng số | Lý thuyết | Thực hành/ Bài tập | Kiểm tra | ||
I 1 2 3 | Tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp công nghiệp mỏ Khái niệm về bộ máy quản lý trong doanh nghiệp mỏ Kế hoạch sản xuất và quản lý kế hoạch Quy trình – quy phạm kỹ thuật | 9 | 9 | 0 | 0 |
II 1 2 3 4 5 | Định mức lao động và vật tư Sử dụng thời gian lao động Sử dụng thiết bị máy móc Lao động và tiền lương Tiết kiệm vật tư Kiểm tra định kỳ | 12 | 11 | 0 | 1 |
III 1 2 3 | Tổ chức và thực hiện quá trình sản xuất Tổ chức quá trình sản xuất Luật lao động Kiểm tra định kỳ | 9 | 8 | 0 | 1 |
IV 1 2
5 | Quản trị doanh nghiệp Đại cương về quản trị doanh nghiệp Chỉ tiêu kinh tế chủ yếu trong hoạt động của doanh nghiệp Quan hệ cung cầu và sự lựa chọn của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Kiểm tra định kỳ | 15 | 14 | 0 | 1 |
| Tổng cộng | 45 | 42 | 0 | 3 |
TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP MỎ
Mục tiêu: Sau khi học xong chương này, người học có khả năng:
- Trình bày được những vấn đề chủ yếu của tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp mỏ.
- Vẽ được sơ đồ cơ bản của tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp công nghiệp mỏ.
- Trình bày được ý nghĩa, nội dung các chỉ tiêu kế hoạch, trách nhiệm của người công nhân.
- Trình bày được quy trình, quy phạm kỹ thuật trong sản xuất.
Nội dung
Thời gian: 9 h (LT: 9h; TH: 0h)
1. Khái niệm về bộ máy quản lý trong doanh nghiệp mỏ: 4h
1.1. Vị trí, nguyên tắc hoạt động
1.2. Tổ chức bộ máy quản lý và chức năng
1.3. Mối liên hệ các đối tượng trong xí nghiệp
2. Kế hoạch sản xuất và quản lý kế hoạch: 3h
2.1. Khái niệm, các chỉ tiêu kế hoạch
2.2. Ý nghĩa của việc hoàn thành kế hoạch
2.3. Trách nhiệm của người công nhân trong việc phấn đấu hoàn thành vượt mức kế hoạch
3. Quy trình quy phạm kỹ thuật: 2h
3.1. Quy trình kỹ thuật
3.2. Quy phạm kỹ thuật
3.3. Trách nhiệm của người công nhân trong việc thực hiện đúng qui trình, quy phạm kỹ thuật.
Mục tiêu: Sau khi học chương này, người học có khả năng:
- Trình bày được khái niệm về thời gian lao động, biện pháp khắc phục tổn thất lao động.
- Trình bày được vai trò, biện pháp để sử dụng tốt thiết bị máy móc.
- Trình bày nguyên tắc vai trò, biện pháp để sử dụng tốt thiết bị máy móc.
- Trình bày nguyên tắc tổ chức, chế độ tiền lương, bậc thang lương, các hình thức trả lương.
Nội dung
Thời gian: 12h (LT: 12h; TH: 0h)
1. Sử dụng thời gian lao động: 2 h
1.1. Quan hệ giữa thời gian lao động và năng suất lao động
1.2. Tổn thất thời gian lao động
1.3. Biện pháp khắc phục tổn thất thời gian lao động
2. Sử dụng thiết bị máy móc: 2h
2.1. Vai trò của thiết bị máy móc
2.2. Sử dụng tốt thiết bị máy móc
2.3. Chế độ bảo dưỡng và sửa chữa
3. Chế độ và tiền lương: 4h
3.1. Lao động
3.2. Tiền lương
3.2.1. Bản chất tiền lương dưới CNXH
3.2.2. Nguyên tắc tổ chức tiền lương
3.2.3. Chế độ bậc lương
3.2.4. Những hình thức trả lương
4. Tiết kiệm vật tư: 3h
4.1. Vai trò của vật tư trong sản xuất
4.2. Sử dụng vật tư theo định mức
4.3. Giao nhận và bảo quản vật tư
4.4. Tiết kiệm vật tư
5. Kiểm tra định kỳ: 1h
TỔ CHỨC VÀ THỰC HIỆN QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT
Mục tiêu: Sau khi học xong chương trình này, người học có khả năng:
- Trình bày khái niệm và ý nghĩa định mức lao động
- Trình bày các phương pháp xác định mức lao động và áp dụng định mức lao động vào sản xuất
Nội dung
Thời gian: 9h (LT: 9h; TH: 0h)
1. Tổ chức quá trình sản xuất: 5 h
1.1. Thực hiện hợp đồng sản xuất
1.2. Tổ chức quá trình sản xuất
1.3. Tổ chức quá trình phục vụ sản xuất
1.4. Giao nhận và bảo quản vật tư
2.Luật lao động: 3h
2.1. Khái niệm
2.2. Những điều cơ bản của Bộ luật lao động
2.3. Kỷ luật lao động
3. Kiểm tra định kỳ: 1h
Mục tiêu: Sau khi học xong chương này, người học có khả năng:
- Trình bày được những vấn đề chủ yếu về quản trị doanh nghiệp
- Trình bày được các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của hoạt động doanh nghiệp
- Biết được một số kiến thức cơ bản về nền kinh tế thị trường, cơ chế thị trường trong nền kinh tế quốc dân
- Trình bày được các vấn đề chung về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Nội dung
Thời gian: 15 h (LT: 15h; TH: 0h)
1. Đại cương vể quản trị doanh nghiệp: 4h
1.1. Quản trị doanh nghiệp
1.2. Quy luật cần chú ý trong kinh doanh
1.3. Nguyên tắc quản trị kinh doanh
1.4. Phương pháp và nghệ thuật quản trị kinh doanh
1.5. Chức năng quản trị doanh nghiệp
1.6. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp
2. Chỉ tiêu kinh tế chủ yếu trong hoạt động của doanh nghiệp: 2h
2.1. Khái niệm và ý nghĩa
2.2. Phân loại các chỉ tiêu
2.3. Các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu
2.3.1. Tổng khối lượng sản phẩm
2.3.2. Tổng khối lượng hàng hóa
2.3.3. Giá trị gia tăng
2.3.4. Năng suất lao động
2.3.5. Chỉ số năng suất lao động
2.3.6. Đơn giá tiền lương
2.3.7. Các chỉ tiêu về giá bán sản phẩm
3. Quan hệ cung cầu và sự lựa chọn của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường: 2h
3.1. Nền kinh tế và quan hệ cung cầu
3.1.1. Thị trường và cơ chế thị trường
3.1.2. Quan hệ cung cầu
3.2. Lựa chọn của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
3.2.1. Lý thuyết về chi phí doanh thu và lợi nhuận
3.2.2. Những lựa chọn của doanh nghiệp
4. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm: 6h
4.1. Những vấn đề chung về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
4.1.1. Chi phí sản xuất
4.1.2. Phân loại
4.1.3. Giá thành sản phẩm
4.2. Quản trị chi phí và giá thành sản phẩm
4.2.1. Kết cấu giá thành
4.2.2. Phương pháp hạch toán
4.2.3. Nhân tố ảnh hưởng
4.2.4. Phương hướng hạ giá thành
5. Kiểm tra định kỳ: 1h
IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Vật liệu: Không
2. Dụng cụ và trang thiết bị:
- Máy chiếu PROJECTOR
- Máy vi tính
3. Học liệu:
- Băng, đĩa VIDEO
- Các bản vẽ sơ đổ tổ chức doanh nghiệp mỏ
4. Nguồn lực khác: Không
V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
- Hình thức đánh giá: Kiểm tra viết.
- Các điểm kiểm tra:
+ Kiểm tra định kỳ (hệ số 2): 03 bài, theo chương trình môn học. Thời gian làm bài từ 45' ÷ 60'.
+ Kiểm tra hết môn (hệ số 3): Tổng hợp kiến thức của chương trình môn học, thời gian làm bài từ 60' ÷ 90'.
VI. HƯỚNG DẪN CHƯƠNG TRÌNH
1. Phạm vi áp dụng chương trình:
- Áp dụng trong đào tạo hệ Cao đẳng Nghề Kỹ thuật khai thác mỏ hầm lò.
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy môn học:
- Môn học có nhiều nội dung kiến thức xã hội có liên quan về ngành nghề đào tạo. Vì vậy, cần giải thích chi tiết, cụ thể. Quá trình giảng dạy nên cần kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy thích hợp, đặc biệt là phương pháp giảng giải.
3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý:
- Tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp mỏ.
- Các hình thức phân công lao động, tổ chức lao động.
- Nguyên tắc tổ chức tiền lương, chế độ tiền lương, bậc thang lương và các hình thức trả lương.
- Vật tư trong sản xuất, định mức lao động
4. Sách giáo khoa – tài liệu cần tham khảo:
- Bài giảng kinh tế công nghiệp mỏ.
(PGS-TS: Ngô Thế Bính – Trường Đại học Mỏ - Địa chất)
- Quản lý nguồn nhân lực trong doanh nghiệp
(Nguyễn Tấn Thịnh – Trường đại học Bách khoa Hà Nội)
- Bải giảng tổ chức sản xuất doanh nghiệp mỏ
(Trường Cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm).
CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC ĐỊA CHẤT MỎ
Mã số môn học: MH 13
Thời gian môn học: 45h; Lý thuyết: 35 h; Thực hành: 10h
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔN HỌC
1. Vị trí của môn học:
Môn học nằm trong chương trình hệ Cao đẳng Nghề Kỹ thuật khai thác mỏ hầm lò, được bố trí dạy ở học kỳ II. Môn học này được giảng dạy đồng thời cùng các môn học như: Trắc địa mỏ, phương pháp mở vỉa và các môn học mô đun cơ sở khác … Là môn học cơ sở của Nghề Kỹ thuật khai thác mỏ hầm lò, bao gồm những kiến thức cơ bản về địa chất mỏ.
2. Tính chất của môn học:
- Là cơ sở để học sinh tiếp thu các kiến thức của các môn học/mô đun chuyên ngành như: Đào chống lò, Thiết bị mỏ, Công nghệ khai thác …
- Nội dung kiến thức môn học gắn liền với thực tế của Nghề Kỹ thuật khai thác mỏ hầm lò. Thông qua các kiến thức được học trong môn học này, sẽ phát huy tốt các kiến thức chuyên môn mà người học có thể vận dụng vào thực tế sản xuất sau này.
Sau khi học xong môn học này, người học có khả năng:
- Chỉ ra được các yếu tố sản trạng của phân lớp đất đá trên bản vẽ.
- Đưa ra được các đặc điểm cơ bản về quá trình hình thành các loại đá tự nhiên: Đá mác ma, đá trầm tích, đá biến chất trong Điều kiện tự nhiên.
- Trình bày được các tính chất cơ lý cơ bản, ảnh của các tính chất cơ lý đất đá của đất đá mỏ.
- Giải thích được các yếu tố của một nếp uốn trên hình vẽ.
- Phân biệt được hiện tượng khe nứt và đứt gãy.
- Giải thích được các yếu tố của một đứt gãy trên hình vẽ.
- Nhận biết được hiện tượng khe nứt và đứt gãy trên thực địa.
- Ý thức được tầm quan trọng của việc nghiên cứu đứt gãy trong giai đoạn khai thác mỏ.
- Trình bày được nguồn gốc và quá trình thành tạo than.
- Liệt kê được các điều kiện cần thiết cho quá trình thành tạo than.
- Đưa ra các đặc trung cơ bản trong thành phần hóa học của than.
- Tìm ra được các tiêu chuẩn đánh giá và quyết định đến chất lượng của than.
- Sắp xếp được sơ đồ phân bố và tuổi hình thành của một loại than ở Việt Nam.
- Đưa ra được các đặc điểm đặc trưng địa chất của các vùng than Việt Nam.
- Trình bày được các đặc điểm đặc trưng cơ bản của công tác thăm dò khoáng sản (than).
- Tách biệt được trình tự của giai đoạn thăm dò khoáng sản.
- Rút ra được nhận xét về vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng cho mỗi giai đoạn thăm dò.
- Mô tả được các đặc điểm cơ bản và tác dụng của một số công trình thăm dò.
- Vẽ mô phỏng được sơ đồ mạng lưới thăm dò.
- Trình bày được nguyên tắc, cách bố trí các công trình thăm dò.
- Chỉ ra được các đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu của địa chất thủy văn.
- Trình bày được các đặc điểm cơ bản và sự phân bố của nước tự nhiên trên lớp vỏ trái đất.
- Quan tâm đến công việc bảo vệ nguồn tài nguyên nước trên trái đất.
- Trình bày được tác tính chất vật lý và thành phần hóa học của nước dưới đất.
- Vạch ra được các vai trò, nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu của địa chất công trình.
- Giải thích được nguyên nhân và ảnh hưởng của một số hiện tượng thường xảy ra trong địa chất công trình.
- Có trách nhiệm trong việc đề ra các biện pháp phòng tránh các ảnh hưởng có hại của một số hiện tượng xảy ra trong địa chất công trình.
1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian
TT | Tên phần, chương, mục | Thời gian (h) | |||
Tổng số | Lý thuyết | Thực hành/ Bài tập | Kiểm tra | ||
| Bài mở đầu 1. Giới thiệu chung về môn học 2. Yêu cầu của môn học 3. Đối tượng nghiên cứu | 1 | 1 | 0 | 0 |
| Phần 1: Địa chất cơ sở - địa chất thủy văn – địa chất công trình | 29 | 27 | 0 | 2 |
I 1 2 | Thạch học Khái niệm chung về đá Tính chất cơ lý của đất đá mỏ | 7 | 7 | 0 | 0 |
II 1 2 3 4 5 | Cấu tạo địa chất mỏ Hiện tượng uốn nếp Hiện tượng đứt gãy Nguồn gốc và phân loại than Sơ lược tình hình địa chất than Việt Nam Kiểm tra định kỳ | 10 | 9 | 0 | 1 |
III 1 2 | Đại cương về công tác thăm dò Công tác thăm dò Hệ thống thăm dò | 2 | 2 | 0 | 0 |
IV 1 2
| Địa chất thủy văn Khái niệm về địa chất thủy văn và nước tự nhiên Tính chất vật lý và thành phần hóa học của nước dưới đất Nguồn gốc và phân loại nước dưới đất | 4 | 4 | 0 | 0 |
V 1
3 4 | Địa chất công trình Vai trò, nhiệm vụ đối tượng nghiên cứu của địa chất công trình Phân loại đất đá mỏ theo quan điểm địa chất Một số hiện tượng xảy ra trong địa chất công trình Kiểm tra định kỳ | 6 | 5 | 0 | 1 |
1 2 3 | Phần 2: Thực tập địa chất Vai trò, ý nghĩa Vị trí thực tập (khu vực nghiên cứu) Nội dung thực tập | 15 | 1 | 10 | 4 |
| Tổng cộng: | 45 | 29 | 10 | 6 |
Bài mở đầu
Nội dung
Thời gian: 1 h (LT: 1h; TH: 0h)
1. Giới thiệu chung về môn học: 1h
2. Yêu cầu của môn học
3. Đối tượng nghiên cứu
ĐỊA CHẤT CƠ SỞ - ĐỊA CHẤT THỦY VĂN – ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH
Mục tiêu: Sau khi học xong phần này, người học có khả năng:
- Trình bày được đặc điểm, tính chất, sự phân bố và phân loại của một số loại đá thành tạo nên lớp vỏ trái đất: Đá mác ma, đá trầm tích và đá biến chất.
- Khái quát được tính chất cơ lý, đặc tính của một số loại đất đá mỏ.
- Chỉ ra được các yếu tố và ảnh hưởng của uốn nếp và đứt gãy tới công tác thăn dò, đào lò và khai thác.
- Biết được nguồn gốc, quá trình thành tạo than và các đặc tính công nghệ của than.
- Phân nhóm được các công trình thăm dò và đặc tính của nó.
- Phân biệt được nguồn gốc hình thành và phân loại nước dưới đất.
- Trình bày được nguyên nhân, các ảnh hưởng và biện pháp phòng tránh của một số hiện tượng thường xảy ra trong địa chất công trình.
Chương 1.
THẠCH HỌC
Mục tiêu: Sau khi học xong chương này, người học có khả năng:
- Trình bày được khái niệm, đặc điểm, tính chất, sự phân bố và phân loại của một số loại đá thành tạo lớp vỏ trái đất: Đá mác ma, đá trầm tích và đá biến chất.
- Biết được tính chất cơ lý của đất đá, đặc tính của một số loại đất đá mỏ.
Nội dung
Thời gian: 7h (LT: 7h; TH: 0h)
1. Khái niệm chung về đá: 5h
1.1. Khái niệm chung về đá
1.2. Đá Mác ma
1.2.1. Khái niệm
1.2.2. Dạng nằm của đá mác ma
1.2.3. Phân loại đá mác ma
1.3. Đá trầm tích
1.3.1. Khái niệm
1.3.2. Thế nằm của đá trầm tích
1.3.3. Phân loại đá trầm tích
1.3.4. Lớp và các yếu tố của lớp
1.3.4.1. Khái niệm lớp
1.3.4.2. Các yếu tố của lớp
a) Chiều dày của lớp;
b) Góc dốc của lớp;
c) Đường phương;
d) Hướng dốc.
1.4. Đá biến chất
1.4.1. Khái niệm
1.4.2. Các yếu tố gây biến chất đá
2. Tính chất cơ lý của đất đá mỏ: 2h
2.1. Tính chất cơ lý của đất đá
2.1.1. Độ cứng
2.1.2. Độ giòn
2.1.3. Độ dẻo
2.1.4. Tính đàn hồi
2.1.5. Độ ổn định
2.1.6. Độ nở rời
2.2. Phân loại đất đá theo độ cứng (Prôtôđiacônôp)
2.3. Đặc điểm của một số loại đất đá mỏ
2.3.1. Đá Ác-ghi-lít
2.3.2. Đá A-lê-vrô-lít
2.3.3. Đá sa thạch
Chương 2.
CẤU TẠO ĐỊA CHẤT MỎ
Mục tiêu: Sau khi học xong chương này, người học có khả năng:
- Trình bày được khái niệm và phân loại hiện tượng uốn nếp và đứt gãy.
- Chỉ ra được các yếu tố và ảnh hưởng của uốn nếp và đứt gãy tới công tác thăm dò, đào lò và khai thác.
- Biết được nguồn gốc, quá trình thành tạo than và các đặc tính công nghệ của than.
- Biết đặc điểm tình hình địa chất than Việt Nam
Nội dung
Thời gian: 10 h (LT: 10h; TH: 0h)
1. Hiện tượng uốn nếp: 3 h
1.1. Khái niệm
1.2. Các yếu tố của một nếp uốn
1.3. Các loại uốn nếp
1.3.1. Nếp lồi
1.3.2. Nếp lõm
1.4. Phân loại nếp uốn
1.4.1. Phân loại nếp uốn theo mặt trục
1.4.2. Phân loại nếp uốn quy mô hai cánh
1.5. Ảnh hưởng của nếp uốn đến quá trình thăm dò và khai thác.
2. Hiện tượng đứt gãy: 3h
2.1. Hiện tượng khe nứt
2.1.1. Khái niệm
2.1.2. Các loại khe nứt
2.2. Hiện tượng đứt gãy
2.2.1. Khái niệm
2.2.2. Các yếu tố của một đứt gãy
2.2.3. Phân loại đứt gãy địa chất
2.2.4. Dấu hiệu nhận biết khi gặp đứt gãy
2.3. Ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu đứt gãy
3. Nguồn gốc và phân loại than: 2h
3.1. Nguồn gốc của than
3.2. Quá trình tạo than
3.3. Điều kiện cần thiết để tạo thành than
3.3.1. Điều kiện thực vật
3.3.2. Điều kiện khí hậu
3.3.3. Điều kiện địa lý
3.3.4. Có sự biến động hợp lý của vỏ trái đất
3.4. Thành phần hóa học của than
3.4.1. Phân tích theo nguyên tố
3.4.2. Phân tích công nghiệp
4. Sơ lược tình hình địa chất than Việt Nam: 1h
4.1. Sự tạo thành than ở Việt Nam
4.1.1. Bể than tạo thành ở kỷ Triats thượng (T3N3)
4.1.2. Than tạo thành ở kỷ Đệ Tam
4.2. Các loại than ở nước ta
4.3. Đặc điểm địa chất vùng than Việt Nam
5. Kiểm tra định kỳ: 1h
Chương 3.
ĐẠI CƯƠNG VỀ CÔNG TÁC THĂM DÒ
Mục tiêu: Sau khi học xong chương này, người học có khả năng:
- Trình bày được khái niệm về công tác thăm dò, các giai đoạn thăm dò sơ bộ, tỉ mỉ và khai thác.
- Phân nhóm được các công trình thăm dò và đặc tính của nó.
Nội dung
Thời gian: 2h (LT: 2h: TH: 0h)
1. Công tác thăm dò: 1h
1.1. Định nghĩa thăm dò.
1.2. Các giai đoạn thăm dò.
1.2.1. Thăm dò sơ bộ
1.2.2. Thăm dò tỉ mỉ
1.2.3. Thăm dò khai thác
1.3. Quá trình thăm dò khoáng sản than ở nước ta
2. Hệ thống thăm dò: 1h
2.1. Loại công trình thăm dò và đặc tính của nó
2.1.1. Nhóm công trình khai đào
2.1.2. Nhóm các lỗ khoan
2.2. Hình dạng mạng lưới thăm dò
2.2.1. Nguyên tắc bố trí công trình thăm dò
2.2.2. Cách bố trí mạng lưới thăm dò
2.3. Mật độ mạng lưới thăm dò.
Chương 4.
ĐỊA CHẤT THỦY VĂN
Mục tiêu: Sau khi học xong chương này, người học có khả năng:
- Hiểu được đối tượng nghiên cứu và nhiệm vụ của địa chất thủy văn.
- Trình bày được tính chất vật lý và thành phần hóa học của nước dưới đất.
- Phân biệt được nguồn gốc hình thành và phân loại nước dưới đất.
Nội dung
Thời gian: 4h (LT: 4h; TH: 0h)
1. Khái niệm về địa chất thủy văn và nước tự nhiên: 1h
1.1. Đối tượng và nhiệm vụ của địa chất thủy văn
1.2. Nước tự nhiên
2. Tính chất vật lý và thành phần hóa học của nước dưới đất: 1h
2.1. Tính chất vật lý
2.2. Thành phần hóa học
3. Nguồn gốc và phân loại nước dưới đất: 2h
3.1. Nguồn gốc của nước dưới đất
3.1.1.Nguồn gốc khí quyển
3.1.2. Nguồn gốc trầm tích môi trường biển
3.1.3. Nguồn gốc nguyên sinh
3.1.4. Nguồn gốc biến chất
3.2. Phân loại nước dưới đất
3.2.1. Phân loại theo chỉ tiêu đặc trưng
3.2.2. Phân loại theo môi trường chứa nước
3.2.3. Phân loại theo điều kiện tàng trữ.
Chương 5.
ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH
Mục tiêu: Sau khi học xong chương trình bày, người học có khả năng:
- Hiểu được đối tượng nghiên cứu và nhiệm vụ của địa chất công trình.
- Trình bày được nguyên nhân, các ảnh hưởng và biện pháp phòng tránh của một số hiện tượng thường xảy ra trong địa chất công trình.
Nội dung
Thời gian: 6h (LT: 6h: TH: 0h)
1. Vai trò, nhiệm vụ đối tượng nghiên cứu của địa chất công trình: 1h.
1.1. Vai trò, nhiệm vụ của ngành địa chất công trình
1.2. Đối tượng nghiên cứu
2. Phân loại đất đá mỏ theo quan điểm địa chất: 2h
2.1. Phân loại đất đá theo các đặc tính riêng biệt
2.1.1. Cơ sở phân loại
2.1.2. Các kiểu phân loại
2.1.2.1. Dựa vào độ ổn định của đất đá ở mái dốc
2.1.2.2. Dựa vào khả năng chịu nén của đất đá
2.1.2.3. Dựa vào độ kiên cố
2.2. Phân loại đất đá theo tổng hợp các tính chất
2.2.1. Cơ sở phân lọi
2.2.2. Các chỉ tiêu dùng cho cơ sở phân loại
2.2.3. Các nhóm đất đá được phân loại
3. Một số hiện tượng xảy ra trong địa chất công trình : 2h
3.1. Hiện tượng bùng nền
3.2. Hiện tượng trượt
3.3. Hiện tượng lún
3.4. Hiện tượng cát chảy
4. Kiểm tra định kỳ: 1 h
Mục tiêu: Sau khi học xong phần này, người học có khả năng:
- Nhận biết được các đặc điểm, điều kiện địa chất cơ bản ngoài thực địa.
- Mô tả được các đặc điểm nhận dạng cho một số loại hiện tượng địa chất và một số loại đất đá cơ bản
- Tổ chức được nhóm triển khai thực hiện công việc
Nội dung
Thời gian: 15 h (LT: 5h; TH: 10h)
1. Vai trò, ý nghĩa
2. Vị trí thực tập (khu vực nghiên cứu)
3. Nội dung thực tập
3.1. Đặc điểm vị trí địa lý
3.2. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, xã hội
3.3. Đặc điểm điều kiện địa chất
3.4. Thảo luận – Báo cáo đánh giá kết quả
IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Vật liệu:
- Các loại đá: Mác ma, biến chất, phong hóa, trầm tích …
2. Dụng cụ và trang thiết bị:
- Máy chiếu PROJECTOR
- Máy vi tính
3. Học liệu:
- Băng, đĩa VIDEO
- Các mô hình, các sơ đồ, bản vẽ …
4. Nguồn lực khác:
- Các khu vực đồi núi đất đá ở toàn quốc.
- Một số mỏ than (quặng) và các phân xưởng sản xuất mỏ.
V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
- Hình thức đánh giá: Kiểm tra viết, Viết báo cáo.
- Các điểm kiểm tra:
+ Kiểm tra định kỳ (hệ số 2): 02 bài, theo chương trình môn học. Thời gian làm bài từ 45' ÷ 60'.
+ Viết báo cáo kết quả thực tập: Tính điểm hệ số 2.
+ Kiểm tra hết môn (hệ số 3): Tổng hợp kiến thức của chương trình môn học, thời gian làm bài từ 60' ÷ 90'.
VI. HƯỚNG DẪN CHƯƠNG TRÌNH
1. Phạm vi áp dụng chương trình:
- Áp dụng trong đào tạo hệ Cao đẳng Nghề Kỹ thuật khai thác mỏ hầm lò.
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy môn học:
- Để tạo Điều kiện cho học sinh tiếp thu tốt, khi giảng cần đặc biệt chú ý:
+ Có giáo trình cho học sinh tham khảo
+ Có mô hình phục vụ giảng dạy.
- Quá trình giảng dạy môn học cần sử dụng nhiều đến các sơ đồ bản vẽ, tranh, ảnh … Do đó, giáo viên nên sử dụng phần mềm Powerpoint trên máy vi tính để thiết kế các bài giảng có tính chất mô phỏng sơ đồ, giới thiệu hình dạng, … để giúp học viên tiếp thu bài nhanh hơn, sâu sắc hơn và giúp cho giáo viên sử dụng hiệu quả được thời gian trên lớp.
- Tổ chức cho học sinh tham quan ngoại khóa tại các phân xưởng sản xuất khai trường mỏ của địa phương hay nơi gần nhất.
3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý:
- Thạch học: Đá trầm tích, đá biến chất, đá mác ma.
- Cấu tạo địa chất mỏ: Hiện tượng uốn nếp, đứt gãy.
- Địa chất thủy văn: Nguồn gốc và phân loại nước dưới đất.
- Địa chất công trình: Các hiện tượng địa chất công trình thường gặp.
- Thực tập địa chất.
4. Sách giáo khoa – tài liệu cần tham khảo:
- Giáo trình Địa chất – Trường Đại học mỏ địa chất Hà Nội
- Bài giảng Địa chất cơ sở, địa chất thủy văn, địa chất công trình – Trường CĐKT mỏ
- Bài giảng Địa chất – trường CĐNM mỏ Hồng Cẩm.
CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC TRẮC ĐỊA MỎ
Mã số của môn học: MH 14
Thời gian môn học: 30 h; Lý thuyết: 23 h: Thực hành: 07 h
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔN HỌC
1. Vị trí của môn học:
Môn học nằm trong chương trình hệ Cao đẳng Nghề Kỹ thuật khai thác mỏ hầm lò, được bố trí dạy ở học kỳ II. Môn học này được giảng dạy đồng thời cùng các môn học như: Địa chất mỏ, phương pháp mở vỉa và các môn học mô đun cơ sở khác … Là môn học cơ sở của Nghề Kỹ thuật khai thác mỏ hầm lò, bao gồm những kiến thức cơ bản về trắc địa mỏ.
2. Tính chất của môn học:
- Là cơ sở để học sinh tiếp thu các kiến thức của các môn học/mô đun chuyên ngành như: Đào chống lò, Công nghệ khai thác ...
- Nội dung kiến thức môn học gắn liền với thực tế của Nghề Kỹ thuật khai thác mỏ hầm lò. Thông qua các kiến thức được học trong môn học này, sẽ phát huy tốt các kiến thức cơ sở chuyên ngành để học tập các kiến thức chuyên môn mà người học có thể vận dụng vào thực tế sản xuất sau này.
Sau khi học xong môn học này, người học có khả năng:
- Trình bày được khái niệm, ý nghĩa, đặc điểm, nhiệm vụ của công tác trắc địa.
- Phân biệt được các hệ tọa độ thường dùng trong trắc địa.
- Trình bày được khái niệm và cách xác định tỷ lệ trong trắc địa mỏ.
- Phân biệt được một số dạng tỷ lệ thường dùng.
- Lựa chọn được dạng tỷ lệ hợp lý cho mỗi hình vẽ.
- Trình bày được cách sử dụng máy toàn đạc điện tử.
- Thực hiện được công tác đo góc, đo chiều dài và chiều cao bằng các phương pháp đo đơn giản.
- Kiểm tra được tính chính xác trong các phương pháp đo.
- Trình bày được khái niệm, mục đích của công tác đo vẽ chi tiết trong mỏ hầm lò.
- Lập được trình tự công việc đo vẽ chi tiết trong lò chuẩn bị, lò khai thác.
- Lập đúng trình tự công tác cho hướng đào lò.
- Kiểm tra được tính chính xác trong công tác cho hướng đào lò.
- Ý thức được mục đích, tầm quan trọng của công tác trắc địa mỏ phục vụ khai thác.
1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian
TT | Tên phần, chương, mục | Thời gian (h) | |||
Tổng số | Lý thuyết | Thực hành/ Bài tập | Kiểm tra | ||
| Phần 1: công tác trắc địa | 20 | 19 | 0 | 1 |
I 1 2 3 4 5 6 | Trắc địa phổ thông Những khái niệm chung Các hệ tọa độ thường dùng trong trắc địa Tỷ lệ và thước tỷ lệ Các phương pháp biểu diễn địa hình Định hướng đường thẳng Một số phương pháp đo đạc | 9 | 9 | 0 | 0 |
II 1 2 3 4 5 | Trắc địa mỏ Nhiệm vụ của trắc địa mỏ Mốc trắc địa trong mỏ hầm lò Đo vẽ chi tiết trong hầm lò Công tác trắc địa phục vụ khai thác Kiểm tra định kỳ | 11 | 10 | 0 | 1 |
| Phần 2: thực tập trắc địa | 10 | 1 | 7 | 2 |
1 2 3 | Vai trò, ý nghĩa Vị trí thực tập (khu vực nghiên cứu) Nội dung thực tập |
|
|
|
|
| Tổng cộng | 30 | 20 | 7 | 3 |
Mục tiêu: Sau khi học xong phần này, người học có khả năng:
- Trình bày được cách sử dụng máy toàn đạc điện tử
- Trình bày được các phương pháp đo góc, đo chiều dài, đo độ cao
- Kiểm tra được tính chính xác trong các phương pháp đo.
- Lập được trình tự công việc đo vẽ chi tiết trong lò chuẩn bị, lò khai thác.
- Lập đúng trình tự công tác cho hướng đào lò.
- Ý thức được mục đích, tầm quan trọng của công tác trắc địa mỏ phục vụ khai thác.
Chương 1.
TRẮC ĐỊA PHỔ THÔNG
Mục tiêu: Sau khi học xong chương trình này, người học có khả năng:
- Biết khái niệm về góc phương vị, góc hai phương, tỷ lệ, thước tỷ lệ, bản đồ và cách biểu diễn địa hình.
- Trình bày được cách sử dụng máy toàn đạc điện tử
- Trình bày được các phương pháp đo góc, đo chiều dài, đo độ cao
Nội dung
Thời gian: 9h (LT: 9h; TH: 0h)
1.Những khái niệm chung: 1h
1.1. Khái niệm
1.2. Ý nghĩa
1.3. Phân loại
2. Các hệ tọa độ thường dùng trong trắc địa: 1h
2.1. Hệ tọa độ địa lý
2.2. Hệ tọa độ vuông góc
2.3. Độ cao
3. Tỷ lệ và thước tỷ lệ: 1h
3.1. Tỷ lệ
3.2. Thước tỷ lệ
4. Các phương pháp biểu diễn địa hình: 1h
4.1. Phương pháp kẻ vân
4.2. Phương pháp mô tả
4.3. Phương pháp đồng mức
5. Định hướng đường thẳng: 1h
5.1. Góc phương vị
5.2. Góc hai phương
6. Một số phương pháp đo đạc: 4h
6.1. Đo góc
6.1.1. Khái niệm
6.1.2. Máy toàn đạc điện tử
6.1.3. Phương pháp đo góc bằng
6.1.4. Phương pháp đo góc đứng
6.2. Đo chiều dài
6.2.1. Đo chiều dài trực tiếp
6.2.2. Đo chiều dài gián tiếp
6.3. Đo độ cao
6.3.1. Khái niệm và phân loại
6.3.2. Đo cao hình học
6.3.3. Đo cao lượng giác
Chương 2.
TRẮC ĐỊA MỎ
Mục tiêu: Sau khi học xong chương này, người học có khả năng:
- Biết được nhiệm vụ của trắc địa mỏ qua các giai đoạn thăm dò, xây dựng và khai thác mỏ.
- Trình bày được khái niệm và đặc điểm các loại mốc trắc địa trong mỏ hầm lò.
- Trình bày được cách đo vẽ chi tiết trong hầm lò, cho hướng đào lò.
Nội dung
Thời gian: 11h (LT: 11h; TH: 0h)
1. Nhiệm vụ của trắc địa mỏ: 1h
1.1. Nhiệm vụ của trắc địa mỏ trong giai đoạn thăm dò
1.2. Nhiệm vụ của trắc địa mỏ trong giai đoạn xây dựng mỏ
1.3. Nhiệm vụ trắc địa mỏ trong giai đoạn khai thác
1.4. Lịch sử phát triển của ngành trắc địa mỏ
2. Mốc trắc địa trong mỏ hầm lò: 1h
2.1. Mốc cố định
2.2. Mốc tạm thời
2.3. Một số chú ý đối với mốc trắc địa mỏ Hầm lò
3. Đo vẽ chi tiết trong hầm lò: 3h
3.1. Khái niệm
3.2. Đo vẽ chi tiết lò chuẩn bị
3.3. Đo vẽ chi tiết lò chợ
3.4. Đo cập nhật khai thác
3.4.1. Mục đích
3.4.2. Đo cập nhật khai thác ở lò chợ
3.4.3. Đo cập nhật khai thác lò chuẩn bị
4. Công tác trắc địa phục vụ khai thác: 5h
4.1. Cho hướng đào lò
4.1.1. Khái niệm
4.1.2. Cho hướng đào lò trong mặt phẳng ngang
4.1.3. Cho hướng đào lò trong mặt phẳng đứng
4.1.4. Cho hướng đào lò cong
4.2. Công tác trắc địa khi đào lò đối hướng
4.2.1. Khái niệm
4.2.2. Đào lò đối hướng theo vỉa
4.2.3. Đào lò đối hướng không theo vỉa
5. Kiểm tra định kỳ: 1h
Mục tiêu: Sau khi học xong phần này, người học có khả năng:
- Sử dụng được máy toàn đạc đúng kỹ thuật trong các trường hợp đo cụ thể.
- Thực hiện được công tác đo, kiểm tra góc, chiều dài, độ chênh lệch cao tại các vị trí ngoài thực địa.
- Tổ chức được nhóm triển khai cùng thực hiện công việc
Nội dung
Thời gian: 10 h (LT: 3h; TH: 7h)
1. Vai trò, ý nghĩa
2. Vị trí thực tập (khu vực nghiên cứu)
3. Nội dung thực tập
3.1. Tổng quan địa hình, địa mạo vị trí thực tập
3.2. Công tác đo góc
3.3. Công tác đo chiều dài
3.4. Công tác đo độ chệnh cao
3.5. Thảo luận – Báo cáo đánh giá kết quả
IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Vật liệu:
2. Dụng cụ và trang thiết bị:
- Máy chiếu PROJECTOR
- Máy vi tính
- Máy trắc địa điện tử (Máy toàn đạc điện tử).
- Thước lá, thước chữ T (e-ke), mốc, mia.
3. Học liệu:
- Băng, đĩa VIDEO
- Các mô hình, các sơ đồ, bản vẽ …
4. Nguồn lực khác:
- Các khu vực đồi núi đất đá ở toàn quốc.
- Một số mỏ than (quặng) và các phân xưởng sản xuất mỏ, mặt bằng sân công nghiệp …
V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
- Hình thức đánh giá: Kiểm tra viết, Viết báo cáo.
- Các điểm kiểm tra:
+ Kiểm tra định kỳ (hệ số 2): 01 bài, theo chương trình môn học. Thời gian làm bài từ 45' ÷ 60'.
+ Viết báo cáo kết quả thực tập: Tính điểm hệ số 2.
+ Kiểm tra hết môn (hệ số 3): Tổng hợp kiến thức của chương trình môn học, thời gian làm bài từ 60' ÷ 90'.
VI. HƯỚNG DẪN CHƯƠNG TRÌNH
1. Phạm vi áp dụng chương trình:
- Áp dụng trong đào tạo hệ Cao đẳng Nghề Kỹ thuật khai thác mỏ hầm lò.
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy môn học:
- Để tạo Điều kiện cho học sinh tiếp thu tốt, khi giảng cần đặc biệt chú ý:
+ Có giáo trình cho học sinh tham khảo
+ Có mô hình phục vụ giảng dạy.
- Quá trình giảng dạy môn học cần sử dụng nhiều đến các sơ đồ bản vẽ, tranh, ảnh … Do đó, giáo viên nên sử dụng phần mềm Powerpoint trên máy vi tính để thiết kế các bài giảng có tính chất mô phỏng sơ đồ, giới thiệu hình dạng, … để giúp học viên tiếp thu bài nhanh hơn, sâu sắc hơn và giúp cho giáo viên sử dụng hiệu quả được thời gian trên lớp.
- Tổ chức cho học sinh tham quan ngoại khóa tại các phân xưởng sản xuất khai trường mỏ ở địa phương hay nơi gần nhất.
3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý:
- Trắc địa phổ thông: Phương pháp biểu diễn địa hình, kỹ năng sử dụng máy toàn đạc điện tử, công tác đo góc, đo chiều dài, đo độ cao.
- Trắc địa mỏ: Đo vẽ chi tiết và đo cập nhật trong mỏ hầm lò, cho hướng đào lò, xác định khối lượng khai thác.
- Thực tập địa chất.
4. Sách giáo khoa – tài liệu cần tham khảo:
- Giáo trình Giáo trình trắc địa đại cương – Trường Đại học mỏ địa chất Hà Nội
- Bài giảng Trắc địa cơ sở, trắc địa mỏ – Trường CĐKT mỏ
- Bài giảng Trắc địa – trường CĐNM mỏ Hồng Cẩm.
CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC MỞ VỈA VÀ KHAI THÁC
Mã số của môn học: MH 15
Thời gian môn học: 60 h; Lý thuyết: 60 h; Thực hành: 0h
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔN HỌC
1. Vị trí của môn học:
Môn học nằm trong chương trình hệ Cao đẳng Nghề Kỹ thuật khai thác mỏ hầm lò, được bố trí dạy ở học kỳ II. Trước khi học môn học này người học đã nắm được các kiến thức cơ bản của các môn học như: Vẽ kỹ thuật, tổ chức sản xuất …
2. Tính chất của môn học:
- Là cơ sở để học sinh tiếp thu các kiến thức phục vụ các môn học như: Đào chống lò, Kỹ thuật an toàn, Công nghệ khai thác …..
- Nội dung kiến thức môn học gắn liền với thực tế của nghề khai thác than hầm lò.
Sau khi học xong môn học này, người học có khả năng:
- Trình bày được khái niệm cơ bản của ruộng mỏ, cách phân chia ruộng mỏ.
- Trình bày được phương pháp mở vỉa và chuẩn bị ruộng mỏ bằng lò bằng.
- Trình bày được phương pháp mở vỉa và chuẩn bị ruộng mỏ bằng lò nghiêng.
- Trình bày được phương pháp mở vỉa và chuẩn bị ruộng mỏ bằng giếng đứng.
- Trình bày được phương pháp mở vỉa mở cho cụm vỉa.
- Trình bày được khái niệm hình thức khấu đuổi, khấu giật.
- Phân tích được ưu nhược điểm, điều kiện áp dụng của hình thức khấu đuổi, khấu giật.
- Vẽ được sơ đồ đào lò, khai thác của một số hình thức khấu.
- Trình bày được hệ thống khai thác liền gương, cột dài theo phương.
- Trình bày được hệ thống khai thác áp dụng cho vỉa dày trung bình, dốc thoải, dốc nghiêng, vỉa dày.
- Trình bày được hệ thống khai thác cột dài theo phương chia phân tầng, dùng giàn chống cứng, hệ thống khai thác chia lớp ngang nghiêng.
- Có ý thức trách nhiệm cao, hưởng ứng, tỏ thái độ hợp tác trong học tập và trong công việc.
1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:
TT | Tên phần, chương, mục | Thời gian (h) | |||
Tổng số | Lý thuyết | Thực hành/ Bài tập | Kiểm tra | ||
* | Phần 1: Mở vỉa và chuẩn bị ruộng mỏ | 34 | 32 | 0 | 2 |
I 1 2 3 4 5 | Ruộng mỏ Khái niệm Trữ lượng – Tổn thất – Sản lượng và tuổi mỏ Các công trình mặt bằng và hầm lò Phân chia ruộng mỏ Kiểm tra định kỳ | 11 | 10 | 0 | 1 |
II 1 2 3 4 5 6 | Mở vỉa và chuẩn bị ruộng mỏ Mở vỉa và những yếu tố ảnh hưởng đến công tác mở vỉa Mở vỉa và chuẩn bị ruộng mỏ bằng lò bằng Mở vỉa và chuẩn bị ruộng mỏ bằng giếng nghiêng Mở vỉa và chuẩn bị ruộng mỏ bằng giếng đứng Kinh tế định kỳ Mở vỉa kết hợp | 23 | 22 | 0 | 1 |
* | Phần 2: Hệ thống khai thác | 26 | 24 | 0 | 2 |
III
2 | Những yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn hệ thống khai thác Khái niệm hệ thống khai thác Những yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn hệ thống khai thác | 2 | 2 | 0 | 0 |
IV 1 2 3 4 5 6 | Một số hệ thống khai thác Hình thức khấu đuổi – khấu giật Hệ thống khai thác liền gương Kiểm tra định kỳ Hệ thống khai thác cột dài theo phương Hệ thống khai thác chia cột cho vỉa dốc đứng Kiểm tra định kỳ | 24 | 22 | 0 | 2 |
| Tổng cộng: | 60 | 56 | 0 | 4 |
Mục tiêu: Sau khi học xong phần này, người học có khả năng:
- Nêu được các yếu tố sản trạng của ruộng mỏ, hình dạng, kích thước ruộng mỏ.
- Trình bày được đặc điểm, tính chất của các công trình trên mặt bằng, dưới lòng mỏ Hầm lò
- Trình bày được phương pháp mở vỉa và chuẩn bị ruộng mỏ bằng lò bằng chính, lò bằng từng tầng
- Trình bày được phương pháp mở vỉa và chuẩn bị ruộng mỏ bằng giếng nghiêng một mức với lò xuyên vỉa chính, lò xuyên vỉa tầng cho một vỉa và cho cụm vỉa.
- Trình bày được phương pháp mở vỉa và chuẩn bị ruộng mỏ bằng giếng đứng một mức với lò xuyên vỉa chính, giếng đứng kết hợp với lò xuyên vìa từng tầng cho một vỉa và cho cụm vỉa.
- Trình bày được phương pháp mở vỉa và chuẩn bị ruộng mỏ bằng phương pháp kết hợp
- Trình bày được ưu nhược điểm, điều kiện áp dụng của từng phương pháp mở vỉa
Chương 1.
RUỘNG MỎ
Mục tiêu: Sau khi học xong chương này, người học có khả năng:
- Trình bày được các yếu tố sản trạng của ruộng mỏ, hình dạng, kích thước ruộng mỏ.
- Chỉ ra được các dạng trữ lượng, tổn thất, sản lượng và tuổi mỏ.
- Trình bày được đặc điểm, tính chất của các công trình trên mặt bằng, dưới lòng mỏ Hầm lò.
Nội dung
Thời gian: 11 h (LT: 11h; TH: 0h)
1. Khái niệm: 3h
1.1. Khái niệm ruộng mỏ
1.1.1. Khái niệm
1.1.2. Hình dạng, kích thước ruộng mỏ
1.2. Các yếu tố sản trạng của vỉa than
1.2.1. Khái niệm vỉa than
1.2.2. Chiều dày của vỉa
1.2.3. Độ dốc của vỉa
1.2.4. Đường phương của vỉa
1.2.5. Đường hướng dốc
1.3. Phân loại vỉa than theo điều kiện khai thác mỏ
1.3.1. Phân loại vỉa than theo chiều dày
1.3.2. Phân loại vỉa than theo độ dốc
1.3.3. Phân loại vỉa than theo cấu tạo vỉa
2. Trữ lượng – Tổn thất – Sản lượng và tuổi mỏ: 2h
2.1. Trữ lượng mỏ
2.1.1. Trữ lượng địa chất:
2.1.1.1. Khái niệm
2.1.1.2. Phân loại trữ lượng
2.1.2. Trữ lượng công nghiệp
2.2. Tổn thất
2.3. Sản lượng
2.4. Tuổi mỏ
3. Các công trình mặt bằng và hầm lò: 3h
3.1. Các công trình mặt bằng
3.2. Các công trình hầm lò
3.2.1. Nhóm đường lò đứng
3.2.2. Nhóm đường lò nghiêng
3.2.3. Nhóm đường lò bằng
3.2.4. Sân giếng
3.2.5. Lò khai thác
4. Phân chia ruộng mỏ: 2h
4.1. Chia tầng
4.1.1. Cách chia
4.1.2. Ưu, nhược điểm, điều kiện áp dụng
4.2. Chia khoảnh
4.2.1. Cách chia
4.2.2. Ưu, nhược điểm, điều kiện áp dụng
5. Kiểm tra định kỳ: 1h
Chương 2.
MỞ VỈA VÀ CHUẨN BỊ RUỘNG MỎ
Mục tiêu: Sau khi học xong chương này, người học có khả năng:
- Trình bày được phương pháp mở vỉa và chuẩn bị ruộng mỏ bằng lò bằng chính, lò bằng từng tầng
- Trình bày được phương pháp mở vỉa và chuẩn bị ruộng mỏ bằng giếng nghiêng một mức với lò xuyên vỉa chính, lò xuyên vỉa tầng cho một vỉa và cho cụm vỉa
- Trình bày được phương pháp mở vỉa và chuẩn bị ruộng mỏ bằng giếng đứng một mức với lò xuyên vỉa chính, giếng đứng kết hợp với lò xuyên vỉa từng tầng cho một vỉa và cho cụm vỉa.
- Trình bày được phương pháp mở vỉa và chuẩn bị ruộng mỏ bằng phương pháp kết hợp
- Trình bày được ưu, nhược điểm, điều kiện áp dụng của từng phương pháp mở vỉa
Nội dung
Thời gian: 23 h (LT: 23h; TH: 0h)
1. Mở vỉa và những yếu tố ảnh hưởng đến công tác mở vỉa: 2h
1.1. Khái niệm
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác mở vỉa
1.2.1. Những yếu tố về địa chất mỏ
1.2.2. Những yếu tố kỹ thuật
1.2.3. Những yếu tố về kinh tế
2. Mở vỉa và chuẩn bị ruộng mỏ bằng lò bằng: 4h
2.1. Đặc điểm
2.2. Mở vỉa và chuẩn bị ruộng mỏ bằng lò bằng trung tâm
2.2.1. Hệ thống mở vỉa và chuẩn bị
2.2.2. Hệ thống vận tải, thông gió
2.2.3. Ưu, nhược điểm, điều kiện áp dụng
2.3. Mở vỉa và chuẩn bị ruộng mỏ bằng lò bằng từng tầng
2.3.1. Hệ thống mở vỉa và chuẩn bị
2.3.2. Hệ thống vận tải, thông gió
2.3.3. Ưu tiên, nhược điểm, điều kiện áp dụng
3. Mở vỉa và chuẩn bị ruộng mỏ bằng giếng nghiêng: 6h
3.1. Đặc điểm
3.2. Mở vỉa và chuẩn bị ruộng mỏ bằng giếng nghiêng một mức với lò xuyên vỉa trung tâm
3.2.1. Hệ thống mở vỉa và chuẩn bị
3.2.2. Hệ thống vận tải, thông gió
3.2.3. Ưu, nhược điểm, điều kiện áp dụng
3.3. Mở vỉa và chuẩn bị ruộng mỏ bằng giếng nghiêng với lò xuyên vỉa tầng
3.3.1. Hệ thống mở vỉa và chuẩn bị
3.3.2. Hệ thống vận tải, thông gió
3.3.3. Ưu, nhược điểm, điều kiện áp dụng
3.4. Mở vỉa và chuẩn bị ruộng mỏ bằng giếng nghiêng cho một cụm vỉa
3.4.1. Hệ thống mở vỉa và chuẩn bị
3.4.2. Hệ thống vận tải, thông gió
3.4.3. Ưu, nhược điểm, điều kiện áp dụng
4. Mở vỉa và chuẩn bị ruộng mỏ bằng giếng đứng: 6h
4.1. Đặc điểm
4.2. Mở vỉa và chuẩn bị ruộng mỏ bằng giếng đứng một mức với lò xuyên vỉa chính
4.2.1. Hệ thống mở vỉa và chuẩn bị
4.2.2. Hệ thống vận tải, thông gió
4.2.3. Ưu, nhược điểm, điều kiện áp dụng
4.3. Mở vỉa và chuẩn bị ruộng mỏ bằng giếng kết hợp với lò xuyên vỉa từng tầng
4.3.1. Hệ thống mở vỉa và chuẩn bị
4.3.2. Hệ thống vận tải, thông gió
4.3.3. Ưu, nhược điểm, điều kiện áp dụng
4.4. Mở vỉa và chuẩn bị ruộng mỏ bằng giếng đứng cho một cụm vỉa
4.4.1. Hệ thống mở vỉa và chuẩn bị
4.4.2. Hệ thống vận tải, thông gió
4.4.3. Ưu, nhược điểm, điều kiện áp dụng
5. Kiểm tra định kỳ: 1h
6. Mở vỉa kết hợp: 4h
6.1. Mở vỉa và chuẩn bị ruộng mỏ bằng lò bằng kết hợp với giếng nghiêng
6.1.1. Hệ thống mở vỉa và chuẩn bị
6.1.2. Hệ thống vận tải, thông gió
6.1.3. Ưu, nhược điểm, điều kiện áp dụng
6.2. Mở vỉa và chuẩn bị ruộng mỏ bằng lò bằng kết hợp giếng mù
6.2.1. Hệ thống mở vỉa và chuẩn bị
6.2.2. Hệ thống vận tải, thông gió
6.2.3. Ưu, nhược điểm, điều kiện áp dụng
Mục tiêu: Sau khi học xong phần này, người học có khả năng:
- Nêu được khái niệm về phương pháp khai thác, khu khai thác
- Trình bày được các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa hệ thống khai thác
- Phân biệt được hình thức khấu đuổi và hình thức khấu giật
- Trình bày được hệ thống khai thác liền gương áp dụng cho vỉa dốc thoải, dốc nghiêng và dốc đứng
- Trình bày được hệ thống khai thác cột dài theo phương lò chợ tầng và tầng chia thành phần tầng.
Chương 3.
NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC LỰA CHỌN HỆ THỐNG KHAI THÁC
Mục tiêu: Sau khi học xong chương này, người học có khả năng:
- Biết được khái niệm về phương pháp khai thác, khu khai thác
- Trình bày được các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa hệ thống khai thác.
Nội dung
Thời gian: 2h (LT: 2h: TH: 0h)
1. Khái niệm hệ thống khai thác: 0,5 h
2. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn hệ thống khai thác: 1,5h
2.1. Các yếu tố địa chất và cấu tạo vỉa
2.1.1. Chiều dày vỉa
2.1.2. Góc dốc vỉa
2.1.3. Cấu tạo vỉa
2.1.4. Độ cứng của than
2.1.5. Tính chất đá vách, đá trụ
2.1.6. Hàm lượng khí Mê tan
2.1.7. Tính tự cháy của than
2.1.8. Lượng nước chứa trong khoáng sàng
2.2. Ảnh hưởng của cơ khí hóa đến công tác khai thác và chuẩn bị.
Chương 4.
MỘT SỐ HỆ THỐNG KHAI THÁC
Mục tiêu: Sau khi học xong chương này, người học có khả năng:
- Phân biệt được hình thức khấu đuổi và hình thức khấu giật
- Trình bày được hệ thống khai thác liền gương áp dụng cho vỉa dốc thoải, dốc nghiêng và dốc đứng
- Trình bày hệ thống khai thác cột dài theo phương lò chợ tầng và tầng chia thành phần tầng
- Trình bày được hệ thống khai thác cột dài theo chiều dốc
- Trình bày được hệ thống khai thác cột dài theo chiều phương chia phân tầng, dùng giàn chống cứng, hệ thống khai thác chia lớp ngang nghiêng.
Nội dung
Thời gian: 24 h (LT: 24h; TH: 0h)
1. Hình thức khấu đuổi – khấu giật: 4h
1.1. Hình thức khấu đuổi
1.1.1. Khái niệm
1.1.2. Sơ đồ
1.1.3. Thứ tự đào lò và khai thác
1.1.4. Ưu nhược điểm của hình thức khấu
1.2. Hình thức khấu giật
1.2.1. Khái niệm
1.2.2. Sơ đồ
1.2.3. Thứ tự đào lò và khai thác
1.2.4. Ưu nhược điểm của hình thức khấu
2. Hệ thống khai thác liền gương: 7h
2.1. Khái niệm chung
2.2. Hệ thống khai thác liền gương áp dụng cho vỉa dốc thoải và dốc nghiêng
2.2.1. Hệ thống khai thác chia tầng
2.2.1.1. Công tác đào lò chuẩn bị
2.2.1.2. Hệ thống vận tải, thông gió
2.2.1.3. Ưu, nhược điểm, điều kiện áp dụng
2.2.2. Hệ thống khai thác tầng chia thành phân tầng
2.2.2.1. Công tác đào lò chuẩn bị
2.2.2.2. Hệ thống vận tải, thông gió
2.2.2.3. Ưu, nhược điểm, điều kiện áp dụng
2.3. Hệ thống khai thác liền gương áp dụng cho vỉa dốc đứng
2.3.1. Hệ thống khai thác lò chợ bậc chân khay
2.3.1.1. Công tác đào lò chuẩn bị
2.3.1.2. Hệ thống vận tải, thông gió
2.3.1.3. Ưu, nhược điểm, điều kiện áp dụng
2.3.2. Hệ thống khai thác chia phân tầng
2.3.2.1. Công tác đào lò chuẩn bị
2.3.2.2. Hệ thống vận tải, thông gió
2.3.2.3. Ưu, nhược điểm, điều kiện áp dụng
3. Kiểm tra định kỳ: 1 h
4. Hệ thống khai thác cột dài theo phương: 4h
4.1. Khái niệm chung
4.2. Hệ thống khai thác cột dài theo phương lò chợ tầng
4.2.1. Công tác đào lò chuẩn bị
4.2.2. Hệ thống vận tải, thông gió
4.2.3. Ưu, nhược điểm, điều kiện áp dụng
4.3. Hệ thống khai thác cột dài theo phương lò chợ tầng chia phân tầng
4.3.1. Công tác đào lò chuẩn bị
4.3.2. Hệ thống vận tải, thông gió
4.3.3. Ưu, nhược điểm, điều kiện áp dụng
5. Hệ thống khai thác chia cột cho vỉa dốc đứng: 7h
5.1. Khái niệm chung
5.2. Hệ thống khai thác cột dài theo phương chia phân tầng
5.2.1. Công tác đào lò chuẩn bị
5.2.2. Hệ thống vận tải
5.2.3. Hệ thống thông gió
5.2.4. Ưu, nhược điểm, điều kiện áp dụng
5.3. Hệ thông khai thác dùng giàn chống cứng
5.3.1. Công tác đào lò chuẩn bị
5.3.2. Hệ thống vận tải, thông gió
5.3.3. Ưu, nhược điểm, điều kiện áp dụng
5.4. Hệ thống khai thác chia lớp ngang nghiêng
5.4.1. Công tác đào lò chuẩn bị
5.4.2. Hệ thống vận tải, thông gió
5.4.3. Ưu, nhược điểm, điều kiện áp dụng
6. Kiểm tra định kỳ: 1h
IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Vật liệu: không
2. Dụng cụ và trang thiết bị:
- Máy chiếu PROJECTOR
- Máy vi tính
3. Học liệu:
- Băng, đĩa VIDEO
- Các bản vẽ sơ đồ mở vỉa, hệ thống khai thác
- Mô hình mở vìa bằng lò bằng, giếng nghiêng, giếng đứng
4. Các nguồn lực khác:
- Các mỏ than hầm lò
- Đường lò thực tập tay nghề cơ bản
V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
- Hình thức đánh giá: Kiểm tra viết.
- Các điểm kiểm tra:
+ Kiểm tra định kỳ (hệ số 2): 04 bài, theo chương trình môn học. Thời gian làm bài từ 45' ÷ 60'.
+ Kiểm tra hết môn (hệ số 3): Tổng hợp kiến thức của chương trình môn học, thời gian làm bài từ 60' ÷ 90'.
VI. HƯỚNG DẪN CHƯƠNG TRÌNH
1. Phạm vi áp dụng chương trình:
- Áp dụng trong hệ đào tạo hệ Cao đẳng Nghề khai thác than hầm lò.
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy môn học:
- Môn học có nhiều nội dung kiến thức chuyên ngành cần giải thích chi tiết, cụ thể. Vì vậy, quá trình giảng dạy nên cần kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy.
- Quá trình giảng dạy môn học cần sử dụng nhiều đến các mô hình, sơ đồ bản vẽ, tranh, ảnh. Đặc biệt khi giảng dạy, giáo viên nên sử dụng phần mềm Powerpoint trên máy vi tính để thiết kế các bài giảng có tính chất mô phỏng sơ đồ, thứ tự đào lò, sơ đồ thông gió, vận tải, … để giúp học viên tiếp thu bài nhanh hơn, sâu sắc hơn
3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý:
- Các yếu tố sản trạng của ruộng mỏ
- Phân loại vỉa than theo các Điều kiện khai thác mỏ
- Các công trình trên mặt đất và trong lòng mỏ
- Phân chia ruộng mỏ và các hình thức khấu than
- Một số phương pháp mở vỉa và chuẩn bị ruộng mỏ bằng lò bằng, giếng nghiêng, giếng đứng cho cụm vỉa
- Các đặc điểm cơ bản của một số hệ thống khai thác liền gương và hệ thống khai thác cột dài theo phương điển hình.
4. Sách giáo khoa – tài liệu cần tham khảo:
- Giáo trình Mở vỉa và khai thác than hầm lò – Trường Đại học Mỏ - Địa chất
- Giáo trình Mở vỉa và khai thác than hầm lò – Trường CĐKT Mỏ
- Giáo trình Mở vỉa và khai thác than hầm lò – Trường CĐ nghề mỏ Hồng Cẩm./.
CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC CÔNG NGHỆ KHAI THÁC MỎ HẦM LÒ
Mã số của môn học: MH 16
Thời gian môn học: 60h; Lý thuyết: 60h; Thực hành: 0h
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔN HỌC
1. Vị trí của môn học:
Môn học nằm trong chương trình hệ Cao đẳng Nghề Kỹ thuật khai thác mỏ hầm lò, được bố trí dạy ở học kỳ II. Môn học này được giảng dạy đồng thời cùng các môn học như: Kỹ thuật Đào lò chuẩn bị, kỹ thuật an toàn mỏ hầm lò và các môn học mô đun chuyên ngành khác … Là môn học chuyên ngành của Nghề Kỹ thuật khai thác mỏ hầm lò, bao gồm những kiến thức cơ bản về công nghệ khai thác lò chợ.
2. Tính chất của môn học:
- Là cơ sở để học sinh tiếp thu các kiến thức của các mô đun chuyên ngành chư: Củng cố lò, Chống giữ lò, đào lò …
- Nội dung kiến thức môn học gắn liền với thực tế của Nghề Kỹ thuật khai thác mỏ hầm lò. Thông qua các kiến thức được học trong môn học này, sẽ phát huy tốt các kiến thức chuyên ngành mà người học có thể vận dụng vào thực tế sản xuất sau này.
Sau khi học xong môn học này, người học có khả năng:
- Trình bày được khái niệm về áp lực mỏ và các giả thuyết về áp lực mỏ tác dụng lên lò chợ.
- Liệt kê được các công việc chính trong quá trình khai thác ở lò chợ.
- Trình bày được đặc điểm, ưu nhược điểm và điều kiện áp dụng của các phương pháp khấu than, chống giữ lò chợ.
- Phân biệt được đặc điểm và ưu nhược điểm của các phương pháp điều khiển đá vách
- Trình bày được trình tự các bước trong quy trình phá hỏa ban đầu và thường kỳ đá vách trong phương pháp phá hỏa toàn phần.
- Có tài nguyên trong việc quản lý và điều khiển áp lực mỏ.
- Liệt kê được các công nghệ khai thác ở lò chợ đang được áp dụng phổ biến.
- Trình bày được đặc điểm, ưu nhược điểm, điều kiện áp dụng và trình tự các bước thực hiện của từng công nghệ khai thác.
- Có trách nhiệm trong việc tự nâng cao kiến thức nghề nghiệp bằng việc tự học tập và nghiên cứu bồi dưỡng các công nghệ khai thác mới.
- Nêu được nguyên nhân và các biện pháp khắc phục của các sự cố trong công tác khai thác.
- Ý thức được mức độ ảnh hưởng và nguy hại của các sự cố khi xảy ra trong quá trình khai thác.
1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian
TT | Tên phần, chương, mục | Thời gian (h) | |||
Tổng số | Lý thuyết | Thực hành/ Bài tập | Kiểm tra | ||
I 1 2 | Áp lực mỏ trong lò chợ Khái niệm Các giả thuyết về áp lực mỏ trong lò chợ khai thác | 4 | 4 | 0 | 0 |
II 1 2 3 4 | Các công tác chính trong quá trình khai thác Công tác khấu than Công tác chống giữ Điều khiển áp lực mỏ ở lò chợ Kiểm tra định kỳ | 16 | 15 | 0 | 1 |
III 1 | Một số Công nghệ khai thác đang được áp dụng Công nghệ khai thác lò chợ chống giữ bằng vì chống gỗ thìu dọc | 31 | 29 | 0 | 2 |
2 | Công nghệ khai thác lò chợ chống giữ bằng vì chống gỗ thìu ngang |
|
|
|
|
3 | Công nghệ khai thác lò chợ chống giữ bằng cột thủy lực đơn – xà khớp |
|
|
|
|
4 | Công nghệ khai thác lò chợ chống giữ bằng giá thủy lực di động |
|
|
|
|
5 6 7 | Kiểm tra định kỳ Công nghệ khai thác áp dụng giá khung thủy lực di động Công nghệ khai thác áp dụng máy khấu liên hợp và giàn tự hành |
|
|
|
|
8 | Kiểm tra định kỳ |
|
|
|
|
IV | Một số trường hợp cần xử lý trong quá trình khai thác lò chợ | 9 | 8 | 0 | 1 |
1 2 3 | Trường hợp tụt đổ lò chợ Trường hợp lò chợ không thẳng Kiểm tra định kỳ |
|
|
|
|
| Tổng cộng: | 60 | 56 | 0 | 4 |
Mục tiêu: Sau khi học xong chương này, người học có khả năng:
- Nêu được khái niệm về áp lực mỏ
- Chỉ ra được cơ sở lý luận và nội dung của các giả thuyết áp lực mỏ tác dụng lên lò chợ.
- Phân biệt được các giả thuyết về áp lực mỏ tác dụng lên lò chợ.
Nội dung
Thời gian: 4h (LT: 4h; TH: 0h)
1. Khái niệm: 1h
1.1. Khái niệm:
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới áp lực mỏ tác dụng lên lò chợ
2. Các giả thuyết về áp lực mỏ trong lò chợ khai thác: 3h
2.1. Giả thuyết vòm áp lực
2.1.1. Sự hình thành vòm cân bằng tự nhiên ở lò chợ
2.1.2. Nội dung giả thuyết
2.1.3. Ưu nhược điểm – Điều kiện áp dụng
2.2. Giả thuyết áp lực mỏ dầm công sơn
2.2.1. Cơ sở lý luận của giả thuyết
2.2.2. Nội dung giả thuyết
2.2.3. Ưu nhược điểm – Điều kiện áp dụng
CÁC CÔNG TÁC CHÍNH TRONG QUÁ TRÌNH KHAI THÁC
Mục tiêu: Sau khi học xong chương này, người học có khả năng:
- Liệt kê được các công việc chính trong quá trình khai thác ở lò chợ
- Trình bày được đặc điểm, ưu nhược điểm và điều kiện áp dụng của các phương pháp khấu than, chống giữ lò chợ
- Sắp xếp được trình tự các bước trong quy trình phá hỏa thường kỳ đá vách
- Phân biệt được đặc điểm và ưu nhược điểm của các phương pháp điều khiển đá vách
- Co trách nhiệm trong việc quản lý và điều khiển áp lực mỏ
Nội dung
Thời gian: 16 h (LT: 16h; TH: 0h)
1. Công tác khấu than: 4h
1.1. Khái niệm về công tác khấu than
1.1.1. Khái niệm
1.1.2. Các công nghệ khấu than
1.2. Công nghệ khấu than dùng búa chèn
1.2.1. Điều kiện áp dụng và ưu nhược điểm
1.2.2. Kỹ thuật khấu than
1.3. Công nghệ khấu than bằng khoan nổ mìn
1.3.1. Điều kiện áp dụng và ưu nhược diểm
1.3.2. Đặc điểm của công nghệ
1.4. Công nghệ khấu than bằng cơ giới
1.4.1. Điều kiện áp dụng, ưu nhược điểm.
1.4.2. Đặc điểm của công nghệ
2. Công tác chống giữ: 5h
2.1. Khái niệm
2.2. Yêu cầu đối với các vì chống lò chợ
2.3. Một số dạng vì chống thường dùng
2.3.1. Vì chống gỗ
2.3.1.1. Vì chống gỗ thìu dọc
2.3.1.2. Vì chống gỗ thìu ngang
2.3.2. Vì chống cột thủy lực đơn – xà khớp
2.3.3. Giá thủy lực di động
2.3.4. Giá khung thủy lực di động
2.3.5. Giàn tự hành
3. Điều khiển áp lực mỏ ở lò chợ: 6h
3.1. Khái niệm chung
3.2. Phân loại đá vách
3.3. Các phương pháp điều khiển đá vách
3.3.1. Phương pháp phá hỏa toàn phần
3.3.1.1. Khái niệm, điều kiện áp dụng và ưu nhược điểm
3.3.1.2. Phá hỏa ban đầu lò chợ
3.3.1.3. Phá hỏa thường kỳ
a) Khi đá vách tự sập đổ
b) Phá hỏa cưỡng bức
3.3.2. Phương pháp phá hỏa từng phần
3.3.2.1. Khái niệm, điều kiện áp dụng và ưu nhược điểm
3.3.2.2. Quy trình phá hỏa từng phần
3.3.3 Phương pháp chèn lò
3.3.3.1. Khái niệm
3.3.3.2. Phương pháp chèn lò toàn phần
a) Phương pháp chèn lò bằng thủ công
* Quy trình
* Ưu nhược điểm – Điều kiện áp dụng
b) Phương pháp chèn lò bằng cơ giới
* Quy trình
* Ưu nhược điểm - Điều kiện áp dụng
3.3.3.3. Phương pháp chèn lò từng phần
3.3.4. Phương pháp hạ dần đá vách
3.3.4.1. Khái niệm, điều kiện áp dụng và ưu nhược điểm
3.3.4.2. Sơ đồ công nghệ
4. Kiểm tra định kỳ: 1h
MỘT SỐ CÔNG NGHỆ KHAI THÁC ĐANG ĐƯỢC ÁP DỤNG
Mục tiêu: Sau khi học xong chương này, người học có khả năng:
- Liệt kê được các công nghệ khai thác ở lò chợ đang được áp dụng phổ biến
- Trình bày được đặc điểm, ưu nhược điểm và điều kiện áp dụng của các quy trình công nghệ khai thác lò chợ
- Sắp xếp được trình tự các bước thực hiện trong mỗi quy trình công nghệ
- Có trách nhiệm trong việc tự nâng cao kiến thức nghề nghiệp bằng việc tự học tập và nghiên cứu bồi dưỡng các công nghệ khai thác mới
Nội dung
Thời gian: 31h (LT: 31h; TH: 0h)
1. Công nghệ khai thác lò chợ chống giữ bằng vì chống gỗ thìu dọc: 3h
1.1. Quy trình công nghệ
1.1.1. Kiểm tra củng cố lò chợ
1.1.2. Công tác khấu than
1.1.3. Chống giữ lò
1.1.4. Công tác vận tải
1.1.5. Công tác sang máng chuyển luồng
1.1.6. Điều khiển đá vách
1.2. Biểu đồ chu kỳ sản xuất ở lò chợ
1.2.1. Biểu đồ tổ chức chu kỳ
1.2.2. Biểu đồ bố trí nhân lực
1.3. Ưu nhược điểm, điều kiện áp dụng
2. Công nghệ khai thác lò chợ chống giữ bằng vì chống gỗ thìu ngang: 3h
2.1. Quy trình công nghệ
2.1.1. Kiểm tra củng cố lò chợ
2.1.2. Công tác khấu than
2.1.3. Chống giữ lò
2.1.4. Công tác vận tải
2.1.5. Công tác sang máng chuyển luồng
2.1.6. Điều khiển đá vách
2.2. Biểu đồ chu kỳ sản xuất ở lò chợ
2.2.1. Biểu đồ tổ chức chu kỳ
2.2.2. Biểu đồ bố trí nhân lực
2.3. Ưu nhược điểm, điều kiện áp dụng
3. Công nghệ khai thác lò chợ chống giữ bằng cột thủy lực đơn – xà khớp: 4h
3.1. Quy trình công nghệ
3.1.1. Kiểm tra củng cố lò chợ, hệ thống thủy lực
3.1.2. Công tác khấu than
3.1.3. Chống giữ lò
3.1.4. Công tác vận tải
3.1.5. Công tác sang máng, chuyển ống thủy lực
3.1.6. Thu hồi vì chống và điều khiển đá vách
3.2. Biểu đồ chu kỳ sản xuất ở lò chợ
3.2.1. Biểu đồ tổ chức chu kỳ
3.2.2. Biểu đồ bố trí nhân lực
3.3. Ưu nhược điểm, điều kiện áp dụng
4. Công nghệ khai thác lò chợ chống giữ bằng giá thủy lực di động: 6h
4.1. Quy trình công nghệ
4.1.1. Kiểm tra củng cố lò chợ, hệ thống thủy lực
4.1.2. Công tác khấu than
4.1.3. Sửa gương, nối lưới, chống tạm
4.1.4. Công tác xúc bốc, vận tải
4.1.5. Di chuyển giá
4.1.6. Thu hồi than nóc
4.1.7. Di chuyển máng và hệ thống thủy lực
4.2. Biểu đồ chu kỳ sản xuất ở lò chợ
4.2.1. Biểu đồ bố trí nhân lực
4.3. Ưu nhược điểm, điều kiện áp dụng
5. Kiểm tra định kỳ: 1h
6. Công nghệ khai thác áp dụng giá khung thủy lực di động: 7h
6.1. Những quy định chung
6.2. Quy trình lắp đặt giá khung
6.3. Quy trình khai thác một chu kỳ lò chợ
6.3.1. Củng cố lò chợ
6.3.2. Khấu gương lò chợ
6.3.3. Sửa gương chống tạm
6.3.4. Xúc bốc, vận chuyển than
6.3.5. Di chuyển giá khung
6.3.6. Thu hồi than nóc
6.3.7. Di chuyển máng cào lò chợ
6.3.8. Di chuyển khung đỡ xà
6.4. Biểu đồ chu kỳ sản xuất ở lò chợ
6.4.1. Biểu đồ tổ chức chu kỳ
6.4.2. Biểu đồ bố trí nhân lực
6.5. Các biện pháp kỹ thuật an toàn
6.5.1. Biện pháp an toàn khi khấu chống
6.5.2. Biện pháp an toàn khi di chuyển và lắp đặt
7. Công nghệ khai thác áp dụng máy khấu liên hợp và giàn tự hành: 6h
7.1. Quy trình công nghệ khai thác lò chợ
7.1.1. Củng cố lò chợ
7.1.2. Khấu gương lò chợ
7.1.3. Vận chuyển than
7.1.4. Di chuyển giàn chống
7.1.5. Di chuyển máng cào lò chợ
7.1.6. Di chuyển cầu chuyển tải
7.1.7. Công tác khấu, chống tạo luồng khấu mới ở vị trí giữa lò chợ
7.1.8. Công tác chống tăng cường lò song song đầu, song song chân
7.1.9. Công tác thu hồi vì chống lò song song đầu, song song chân
7.2. Biểu đồ chu kỳ sản xuất ở lò chợ
7.2.1. Biểu đồ tổ chức chu kỳ
7.2.2. Biểu đồ bố trí nhân lực
7.3. Các biện pháp kỹ thuật an toàn
7.3.1. Biện pháp an toàn khi khấu chống
7.3.2. Biện pháp an toàn khi di chuyển và lắp đặt
8. Kiểm tra định kỳ: 1h
MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP CẦN XỬ LÝ TRONG QUÁ TRÌNH KHAI THÁC LÒ CHỢ
Mục tiêu: Sau khi học xong chương này, người học có khả năng:
- Nêu được nguyên nhân và các biện pháp khắc phục của các sự cố ảnh hưởng đến công tác đào lò
- Liệt kê được các biện pháp phòng tránh các sự cố tụt đổ lò chợ và lò chợ không thẳng
- Ý thức được mức độ ảnh hưởng và nguy hại của các sự cố khi xảy ra trong quá trình khai thác.
Nội dung
Thời gian: 9h (LT: 9h: TH: 0h)
1. Trường hợp tụt đổ lò chợ: 4h
1.1. Nguyên nhân
1.2. Cách khắc phục
1.2.1. Xử lý bằng phương pháp khai thông lò chợ theo luồng cũ
1.2.2. Xử lý bằng phương pháp đào thượng men theo luồng cũ
1.2.3. Xử lý bằng phương pháp đào thượng tránh
1.3. Biện pháp phòng tránh
2. Trường hợp lò chợ không thẳng: 4h
2.1. Nguyên nhân
2.2. Cách khắc phục
2.2.1. Khi chống giữ lò chợ bằng vì chống gỗ
2.2.2. Khi chống giữ lò chợ bằng vì chống thủy lực đơn
2.2.3. Khi chống giữ lò chợ bằng giá thủy lực di động
2.3. Biện pháp phòng tránh
3. Kiểm tra định kỳ: 1h
IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Vật liệu:
2. Dụng cụ và trang thiết bị:
- Máy chiếu PROJECTOR
- Máy vi tính
3. Học liệu:
- Băng, đĩa VIDEO
- Các mô hình, các sơ đồ, bản vẽ quy trình công nghệ khai thác và Điều khiển áp lực mỏ…
4. Các nguồn lực khác:
- Các phòng học lý thuyết, phòng học mô hình trực quan.
V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
- Hình thức đánh giá: Kiểm tra viết.
- Các điểm kiểm tra:
+ Kiểm tra định kỳ (hệ số 2): 04 bài, theo chương trình môn học. Thời gian làm bài từ 45' ÷ 60'.
+ Kiểm tra hết môn (hệ số 3): Tổng hợp kiến thức của chương trình môn học, thời gian làm bài từ 60' ÷ 90'.
VI. HƯỚNG DẪN CHƯƠNG TRÌNH
1. Phạm vi áp dụng chương trình:
- Áp dụng trong đào tạo hệ Cao đẳng Nghề Kỹ thuật khai thác mỏ hầm lò.
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy môn học:
- Để tạo điều kiện cho học sinh tiếp thu tốt, khi giảng cần đặc biệt chú ý:
+ Có giáo trình cho học sinh tham khảo
+ Có mô hình phục vụ giảng dạy.
- Quá trình giảng dạy môn học cần sử dụng nhiều đến các sơ đồ bản vẽ, tranh, ảnh … Do đó, giáo viên nên sử dụng phần mềm Powerpoint, AUTOCAD trên máy vi tính để thiết kế các bài giảng có tính chất mô phỏng sơ đồ, giới thiệu quy trình công nghệ, … để giúp học viên tiếp thu bài nhanh hơn, sâu sắc hơn và giúp cho giáo viên sử dụng hiệu quả được thời gian giảng bài trên lớp.
- Tổ chức cho học sinh tham quan ngoại khóa tại các phân xưởng sản xuất khai trường mỏ Hầm lò tại địa phương hay nơi gần nhất.
3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý:
- Các công việc chính trong quá trình khai thác: Khấu than, chống giữ lò và điều khiển đá vách.
- Một số công nghệ khai thác đang được áp dụng: Công nghệ khai thác lò chợ chống giữ bằng vì chống gỗ, vì chống thủy lực đơn, giá thủy lực di động, giá khung thủy lực, tổ hợp giàn chống và giàn tự hành.
- Xử lý sự cố lò chợ: Tụt đổ lò chợ, chỉnh luồng lò chợ
4. Sách giáo khoa – tài liệu cần tham khảo:
- Giáo trình Công nghệ khai thác hầm lò – Trường Đại học mỏ địa chất Hà Nội
- Bài giảng Kỹ thuật khai thác hầm lò – Trường CĐKT mỏ
- Bài giảng Kỹ thuật khai thác hầm lò – Trường CĐNM mỏ Hồng Cẩm.
CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC PHƯƠNG PHÁP KHAI THÁC QUẶNG MỎ HẦM LÒ
Mã số môn học: MH 17
Thời gian môn học: 30h; Lý thuyết: 30h; TH: 0h
I. VỊ TRÍ TÍNH CHẤT CỦA MÔN HỌC
1. Vị trí của môn học:
Môn học nằm trong chương trình hệ Trung cấp Nghề Kỹ thuật khai thác mỏ hầm lò, được bố trí dạy ở học kỳ II. Môn học này được giảng dạy đồng thời cùng các môn học như: Kỹ thuật đào lò, Kỹ thuật an toàn và các môn học mô đun chuyên ngành khác … Là môn học chuyên ngành của Nghề Kỹ thuật khai thác mỏ hầm lò, bao gồm những kiến thức cơ bản về quặng: Mở vỉa và khai thác, công nghệ khai thác quặng và hệ thống khai thác quặng.
2. Tính chất của môn học:
- Là cơ sở để học sinh tiếp thu các kiến thức của các mô đun chuyên ngành như: Củng cố lò, Chống giữ lò, Công nghệ khai thác …
- Nội dung kiến thức môn học gắn liền với thực tế của Nghề Kỹ thuật khai thác mỏ hầm lò. Thông qua các kiến thức được học trong môn học này, sẽ phát huy tốt các kiến thức chuyên ngành mà người học có thể vận dụng vào thực tế sản xuất sau này.
Sau khi học xong môn học này, người học có khả năng:
- Nêu được hình dạng, điều kiện thế nằm của khoáng sàng quặng.
- Chỉ ra được các nguyên nhân gây tổn thất quặng và quặng nghèo.
- Phân biệt được các đặc điểm kinh tế của quặng và khoáng sàng quặng.
- Nhận biết được cách phân chia ruộng mỏ trên sơ đồ
- Đánh giá được ưu điểm, điều kiện áp dụng của các sơ đồ mở vỉa.
- Phân biệt được đặc điểm của các phương pháp mở vỉa.
- Liệt kê được các phương pháp tách phá và vận tải quặng đang được áp dụng phổ biến.
- Trình bày được các yếu tố ảnh hưởng đến vệc phá vỡ quặng
- Lựa chọn được hình thức chống giữ cho các khoảng trống đã khai thác.
- Nêu được ưu nhược điểm, điều kiện áp dụng cho mỗi Hệ thống khai thác.
- Phân biệt được các hệ thống khai thác thông qua các sơ đồ bản vẽ.
- Phân nhóm được các hệ thống khai thác đặc trưng cho phương pháp khai thác quặng hầm lò.
1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian
TT | Tên phần, chương, bài, mục | Thời gian (h) | |||
Tổng số | Lý thuyết | Thực hành/ Bài tập | Kiểm tra | ||
I 1 2 3 4 | Khái niệm chung về khai thác quặng hầm lò Đặc điểm địa chất của khoáng sàng quặng Đặc điểm kinh tế của quặng và khoáng sàng quặng Tổn thất quặng Làm nghèo quặng | 3 | 3 | 0 | 0 |
II 1 2 3 4 5 6 | Mở vỉa và chuẩn bị ruộng mỏ Phân chia ruộng mỏ Các phương pháp chuẩn bị ruộng mỏ Mở vỉa bằng lò bằng Mở vỉa bằng giếng nghiêng Mở vải bằng giếng đứng Mở vỉa bằng phương pháp hỗn hợp | 8 | 8 | 0 | 0 |
III 1 2 3 4 5 6 7 8 9 | Các quá trình công nghệ khấu quặng Khái niệm chung Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phá nổ quặng Phá quặng bằng các lỗ khoan nhỏ Kiểm tra định kỳ Phá quặng bằng các lỗ khoan lớn Phá quặng bằng nổ mìn Tải quặng bằng máy cào Chống giữ tự nhiên khoảng trống đã khai thác Chống giữ nhân tạo khoảng trống đã khai thác | 10 | 9 | 0 | 1 |
IV 1 2 3 4 5 6 7 8 9 | Các hệ thống khai thác (HTKT) Phân loại hệ thống khai thác Hệ thống khai thác liên tục Hệ thống khai thác buồng trụ Hệ thống khai thác phá nổ phân tầng Hệ thống khai thác lưu quặng Hệ thống khai thác theo lớp ngang từ dưới lên kết hợp với chèn lò Hệ thống khai thác lớp nghiêng từ dưới lên Hệ thống khai thác các mạch quặng Kiểm tra định kỳ | 9 | 8 | 0 | 1 |
| Tổng cộng: | 30 | 28 | 0 | 2 |
KHÁI NIỆM CHUNG VỀ KHAI THÁC QUẶNG HẦM LÒ
Mục tiêu: Sau khi học xong chương này, người học có khả năng:
- Nêu được hình dạng, điều kiện thế nằm của khoáng sàng quặng.
- Chỉ ra được các nguyên nhân gây tổn thất quặng và quặng nghèo.
- Phân biệt được các đặc điểm kinh tế của quặng và khoáng sàng quặng.
Nội dung
Thời gian: 3h (LT: 3h; TH: 0h)
1. Đặc điểm địa chất của khoáng sàng quặng: 1h
1.1. Định nghĩa về Quặng và khoáng sàng Quặng
1.1.1. Định nghĩa Quặng
1.1.2. Định nghĩa khoáng sàng Quặng
1.2. Hình dạng khoáng sàng quặng
1.3. Điều kiện thế nằm của khoáng sàng Quặng
1.4. Một số tính chất cơ lý cơ bản của Quặng và đất đá
1.4.1. Độ kiên cố
1.4.2. Độ bền vững
1.4.3. Độ giòn
1.4.4. Độ nứt nẻ
2. Đặc điểm kinh tế của quặng và khoáng sàng quặng: 1h
2.1. Trữ lượng
2.1.1. Trữ lượng địa chất
2.1.2. Trữ lượng công nghiệp
2.2. Hàm lượng
2.2.1. Định nghĩa
2.2.2. Hàm lượng quặng tối thiểu
3. Tổn thất quặng: 0,5h
3.1. Nguyên nhân gây tổn thất
3.2. Hệ số tổn thất
3.3. Tổn thất kinh tế do tổn thất quặng
4. Làm nghèo quặng: 0,5h
4.1. Nguyên nhân gây nên nghèo quặng
4.2. Hệ số làm nghèo quặng
4.3. Tổn thất kinh tế do nghèo quặng
Mục tiêu: Sau khi học xong chương này, người học có khả năng:
- Nhận biết được cách phân chia ruộng mỏ trên sơ đồ.
- Đánh giá được ưu nhược điểm, điều kiện áp dụng của các sơ đồ mở vỉa.
- Phân biệt được đặc điểm của các phương pháp mở vỉa.
Nội dung
Thời gian: 8h (LT: 8h; TH: 0h)
1. Phân chia ruộng mỏ: 1h
1.1. Phân chia ruộng mỏ thành tầng
1.1.1. Sơ đồ
1.1.2. Ưu nhược điểm và điều kiện áp dụng
1.2. Phân chia ruộng mỏ thành khoảnh
1.1.1 Sơ đồ
1.1.2. Ưu nhược điểm và điều kiện áp dụng
2. Các phương pháp chuẩn bị ruộng mỏ: 2h
2.1. Đối với thân quặng nằm nghiêng và dốc đứng
2.1.1. Chuẩn bị trong quặng
2.1.1.1. Sơ đồ
2.1.1.2. Ưu điểm – nhược điểm
2.1.2. Chuẩn bị trong đá
2.1.2.1. Sơ đồ
2.1.2.2. Ưu điểm – Nhược điểm
2.2. Đối với thân quặng nằm ngang và dốc thoải
2.2.1. Chuẩn bị trong quặng
2.2.1.1. Sơ đồ
2.2.1.2. Ưu điểm
2.2.1.3. Nhược điểm
2.2.2. Chuẩn bị trong đá
2.2.2.1. Sơ đồ
2.2.2.2. Ưu điểm
2.2.2.3. Nhược điểm
3. Mở vỉa bằng lò bằng: 1h
3.1. Mở vỉa bằng lò bằng từng tầng
3.1.1. Sơ đồ
3.1.2. Ưu nhược điểm
3.1.3. Điều kiện áp dụng
3.2. Mở vỉa bằng lò bằng chính
3.2.1. Sơ đồ
3.2.2. Ưu nhược điểm
3.2.3. Điều kiện áp dụng
4. Mở vỉa bằng giếng nghiêng: 1h
4.1. Mở vỉa bằng giếng nghiêng: (với thiết bị trục tải)
4.1.1. Sơ đồ
4.1.2. Ưu nhược điểm
4.1.3. Điều kiện áp dụng
4.2. Mở vỉa bằng giếng nghiêng (với thiết bị băng tải)
4.2.1. Sơ đồ
4.2.2. Ưu nhược điểm
4.2.3. Điều kiện áp dụng
5. Mở vỉa bằng giếng đứng: 2h
5.1. Vị trí của giếng đứng
5.1.1. Trong đá trụ
5.1.1.1. Sơ đồ
5.1.1.2. Ưu nhược điểm
5.1.1.3. Điều kiện áp dụng
5.1.2. Trong đá vách
5.1.2.1. Sơ đồ
5.1.2.2. Ưu nhược điểm
5.1.2.3. Điều kiện áp dụng
5.2. Mở vỉa bằng giếng đứng kết hợp với lò xuyên vỉa từng tầng
5.2.1. Sơ đồ
5.2.2. Ưu nhược điểm
5.2.3. Điều kiện áp dụng
5.3. Mở vìa bằng giếng đứng kết hợp với lò xuyên vỉa chính
5.3.1. Sơ đồ
5.3.2. Ưu nhược điểm
5.3.3. Điều kiện áp dụng
6. Mở vỉa bằng phương pháp hỗn hợp: 1h
6.1. Mở vỉa bằng lò bằng kết hợp giếng nghiêng
6.1.1. Sơ đồ
6.1.2. Ưu nhược điểm
6.1.3 Điều kiện áp dụng
6.2. Mở vỉa bằng lò bằng kết hợp giếng mù
6.2.1. Sơ đồ
62.2. Ưu nhược điểm
6.2.3. Điều kiện áp dụng
CÁC QUÁ TRÌNH CÔNG NGHỆ KHẤU QUẶNG
Mục tiêu: Sau khi học xong chương này, người học có khả năng:
- Liệt kê các phương pháp tách phá và vận tải quặng đang được áp dụng phổ biến
- Trình bày được các yếu tố ảnh hưởng đến việc phá vỡ quặng
- Lựa chọn được hình thức chống giữ cho các khoảng trống đã khai thác.
Nội dung
Thời gian: 10h (LT: 10h; TH: 0h)
1. Khái niệm chung: 2h
1.1. Tách phá quặng
1.1.1. Theo phương pháp phá nổ
1.1.2. Theo phương pháp cơ giới
1.2. Vận tải quặng
1.2.1. Vận tải bằng phương pháp tự trượt
1.2.2. Vận tải bằng thiết bị cơ giới
1.3. Chống giữ khoảng không gian đã khai thác
1.3.1. Chống giữ tự nhiên
1.3.2. Chống giữ nhân tạo
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phá nổ quặng: 1h
2.1. Các phương pháp phá nổ
2.1.1. Dùng lỗ khoan
2.1.1.1. Lỗ khoan nhỏ
2.1.1.2. Lỗ khoan lớn
2.1.2. Phá nổ bằng mìn
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất phá nổ
2.2.1. Độ kiên cố của quặng
2.2.2. Chiều dày thân quặng
2.2.3. Số lượng mặt thoáng tự do
2.3. Các yêu cầu đối với công tác khoan nổ mìn
3. Phá quặng bằng các lỗ khoan nhỏ: 1h
3.1. Sơ đồ bố trí lỗ khoan
3.2. Các thiết bị khoan
3.3. Các thông số phá quặng bằng lỗ khoan nhỏ
3.4. Đánh giá phá quặng bằng các lỗ khoan nhỏ
3.4.1. Ưu nhược điểm
3.4.2. Phạm vi áp dụng
4. Kiểm tra định kỳ: 1h
5. Phá quặng bằng các lỗ khoan lớn: 1h
5.1. Sơ đồ phá
5.2. Sơ đồ bố trí lỗ khoan
5.3. Các thông số phá quặng bằng lỗ khoan lớn
5.4. Đánh giá phá quặng bằng các lỗ khoan lớn
5.4.1. Ưu nhược điểm
5.4.2. Phạm vi áp dụng
6. Phá quặng bằng nổ mìn: 1h
6.1. Sơ đồ phá nổ bằng túi mìn
6.1.1. Ưu nhược điểm
6.1.2. Phạm vi áp dụng
6.2. Sơ đồ phá nổ không có túi mìn
6.2.1. Ưu nhược điểm
6.2.2. Phạm vi áp dụng
7. Tải quặng bằng máy cào: 1h
7.1. Máy cào
7.2. Sơ đồ cào quặng
8. Chống giữ tự nhiên khoảng trống đã khai thác: 1h
8.1. Đối với thân quặng nằm ngang và thoải
8.1.1. Hình dạng trụ bảo vệ
8.1.2. Kích thước trụ bảo vệ
8.2. Đối với thân quặng dốc đứng
8.2.1. Hình dạng trụ bảo vệ
8.2.2. Kích thước trụ bảo vệ
9. Chống giữ nhân tạo khoảng trống đã khai thác: 1h
9.1. Chèn lò bằng phương pháp tự chảy
9.1.1. Đặc điểm
9.1.2. Ưu nhược điểm và điều kiện áp dụng
9.2. Chèn lò bằng thiết bị cơ giới
9.2.1. Đặc điểm
9.2.2. Ưu nhược điểm và điều kiện áp dụng
9.3. Chèn lò bằng phương pháp thủy lực
9.3.1. Đặc điểm
9.3.2. Ưu nhược điểm và điều kiện áp dụng
Mục tiêu: Sau khi học xong chương này, người học có khả năng:
- Nêu được ưu nhược điểm, điều kiện áp dụng cho mỗi Hệ thống khai thác.
- Phân biệt được các hệ thống khai thác thông qua các sơ đồ bản vẽ
- Phân nhóm được các hệ thống khai thác đặc trưng cho phương pháp khai thác quặng hầm lò.
Nội dung
Thời gian: 9h (LT: TH: 0h)
1. Phân loại hệ thống khai thác: 1h
1.1. Nhóm 1
1.2. Nhóm 2
1.3. Nhóm 3
2. Hệ thống khai thác liên tục: 1h
2.1. Phạm vi áp dụng
2.2. Công tác chuẩn bị và các thông số của HTKT
2.2.1. Sơ đồ
2.2.2. Ưu nhược điểm và phạm vi áp dụng
3. Hệ thống khai thác buồng trụ: 1h
3.1. Phạm vi áp dụng
3.2. Công tác chuẩn bị và các thông số của HTKT
3.2.1. Sơ đồ
3.2.2. Ưu nhược điểm
4. Hệ thống khai thác phá nổ phân tầng: 1h
4.1. Phạm vi áp dụng
4.2. Công tác chuẩn bị và các thông số của HTKT
4.2.1. Sơ đồ
4.2.2. Ưu nhược điểm
5. Hệ thống khai thác lưu quặng: 1h
5.1. Phạm vi áp dụng
5.2. Phương án để lại trụ bảo vệ
5.2.1. Sơ đồ
5.2.2. Ưu nhược điểm và phạm vi áp dụng
5.3. Phương án không để lại trụ bảo vệ
5.3.1. Sơ đồ
5.3.2. Ưu nhược điểm và phạm vi áp dụng
5.4. Phương án phá nổ từ các lò thượng
5.4.1. Sơ đồ
5.4.2. Ưu nhược điểm và phạm vi áp dụng
6. Hệ thống khai thác theo lớp ngang từ dưới lên kết hợp với chèn lò: 1h
6.1. Phạm vi áp dụng
6.2. Công tác chuẩn bị
6.3. Công tác khấu quặng
7. Hệ thống khai thác lớp nghiêng từ dưới lên: 1h
7.1. Phạm vi áp dụng
7.2. Công tác chuẩn bị
7.3. Ưu nhược điểm
8. Hệ thống khai thác các mạch quặng: 1h
8.1. Mạch quặng dốc đứng
8.2. Mạch quặng nằm ngang
8.3. Ưu nhược điểm
9. Kiểm tra định kỳ: 1h
IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Vật liệu:
2. Dụng cụ và trang thiết bị:
- Máy chiếu PROJECTOR
- Máy vi tính
3. Học liệu:
- Băng, đĩa VIDEO
- Các mô hình, các sơ đồ, bản vẽ mở vỉa và hệ thống khai thác …
4. Các nguồn lực khác:
- Các phòng học lý thuyết, phòng học mô hình trực quan.
V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
- Hình thức đánh giá: Kiểm tra viết.
- Các điểm kiểm tra:
+ Kiểm tra định kỳ (hệ số 2): 02 bài, theo chương trình môn học. Thời gian làm bài từ 45' ÷ 60'.
+ Kiểm tra hết môn (hệ số 3): Tổng hợp kiến thức của chương trình môn học, thời gian làm bài từ 60' ÷ 90'.
VI. HƯỚNG DẪN CHƯƠNG TRÌNH
1. Phạm vi áp dụng chương trình:
- Áp dụng trong đào tạo hệ Cao đẳng và trung cấp Nghề Kỹ thuật khai thác mỏ hầm lò.
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy môn học:
- Để tạo Điều kiện cho học sinh tiếp thu tốt, khi giảng cần đặc biệt chú ý:
+ Có giáo trình cho học sinh tham khảo
+ Có mô hình phục vụ giảng dạy.
- Quá trình giảng dạy môn học cần sử dụng nhiều đến các sơ đồ bản vẽ, tranh, ảnh … Do đó, giáo viên nên sử dụng phần mềm Powerpoint, AUTOCAD trên máy vi tính để thiết kế các bài giảng có tính chất mô phỏng sơ đồ, giới thiệu quy trình công nghệ, … để giúp học viên tiếp thu bài nhanh hơn, sâu sắc hơn và giúp cho giáo viên sử dụng hiệu quả được thời gian giảng bài trên lớp.
- Tổ chức cho học sinh tham quan ngoại khóa tại các phân xưởng sản xuất khai trường mỏ Hầm lò tại địa phương hay nơi gần nhất.
3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý:
- Khái niệm chung về khai thác quặng hầm lò
- Mở vỉa và chuẩn bị ruộng mỏ
- Các quá trình công nghệ khấu quặng
4. Sách giáo khoa – tài liệu cần tham khảo:
- Giáo trình Khai thác quặng bằng phương pháp hầm lò – Trường Đại học mỏ địa chất Hà Nội
- Bài giảng Khai thác quặng bằng phương pháp hầm lò – Trường CĐNM mỏ Hồng Cẩm.
CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC KỸ THUẬT ĐÀO LÒ
Mã số môn học: MH 18
Thời gian môn học: 45h; Lý thuyết: 45h; Thực hành: 0h
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔN HỌC
1. Vị trí của môn học:
Môn học này nằm trong chương trình hệ Cao đẳng Nghề kỹ thuật khai thác mỏ hầm lò, được bố trí dạy ở học kỳ II. Môn học này được giảng dạy đồng thời cùng các môn học như: Công nghệ khai thác, kỹ thuật an toàn mỏ hầm lò và các môn học môđun chuyên ngành khác ... Là môn học chuyên ngành của Nghề Kỹ thuật khai thác mỏ hầm lò, bao gồm những kiến thức cơ bản về kỹ thuật đào lò.
2. Tính chất của môn học:
- Là cơ sở để học sinh tiếp thu các kiến thức của các mô đun chuyên ngành như: Chống giữ lò, củng cố lò, công nghệ khai thác …
- Nội dung kiến thức môn học gắn liền với thực tế của Nghề Kỹ thuật khai thác mỏ hầm lò. Thông qua các kiến thức được học trong môn học này, sẽ phát huy tốt các kiến thức chuyên ngành mà người học có thể vận dụng vào thực tế sản xuất sau này.
Sau khi học xong môn học này, người học có khả năng:
- Trình bày được nội dung cơ bản về áp lực mỏ tác dụng lên đường lò.
- Nhận biết được chính xác các thành phần của áp lực mỏ trong các điều kiện cụ thể.
- Chỉ ra được nguyên nhân và biện pháp xử lý sự cố ở lò chuẩn bị.
- Trình bày được mục đích, trình tự thi công chống xén lò chuẩn bị.
- Trình bày được đầy đủ nội dung các bước công việc khi đào lò trong đất đá rắn, đá mềm đồng nhất.
- Trình bày được đầy đù nội dung các bước công việc khi đào lò thượng, đào lò hạ, giếng nghiêng, giếng đứng.
- Trình bày được kỹ thuật thi công sân ga hầm trạm.
- Vẽ được các sơ đồ tổ chức thi công sân ga hầm trạm.
- Đọc được nội dung của biểu đồ tổ chức chu kỳ sản xuất, biểu đồ bố trí nhân lực khi đào lò bằng khoan nổ mìn và bằng máy đào lò liên hợp.
- Có ý thức thức trách nhiệm cao, hưởng ứng, tỏ thái độ hợp tác trong học tập và trong công việc
1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian
TT | Tên phần, chương, mục | Thời gian (h) | |||
Tổng số | Lý thuyết | Thực hành/ Bài tập | Kiểm tra | ||
I 1 2 | Áp lực mỏ Khái niệm áp lực mỏ Các giả thuyết về áp lực đất đá tác dụng xung quanh đường lò | 5 | 5 | 0 | 0 |
3 | Hình dáng, kích thước tiết diện ngang đường lò |
|
|
|
|
II 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 | Kỹ thuật đào lò Các yếu tố ảnh hưởng tới công tác đào lò Đào lò vào đất đá rắn đồng nhất Đào lò vào đất đá mềm đồng nhất Đào lò trong than và đất đá không đồng nhất Kỹ thuật đào lò thượng Kỹ thuật đào lò hạ Kỹ thuật đào giếng nghiêng Kiểm tra định kỳ số 2 Kỹ thuật đào lò giếng đứng Đào sân ga Đào hầm trạm Tổ chức chu kỳ sản xuất đào lò chuẩn bị bằng khoan nổ mìn | 28 | 26 | 0 | 2 |
13 | Tổ chức chu kỳ sản xuất đào lò chuẩn bị bằng máy đào lò liên hợp |
|
|
|
|
14 | Kiểm tra định kỳ số 2 |
|
|
|
|
III 1 2 3 4 5 | Xử lý sự cố - sửa chữa lò Xử lý lở hông lò Xử lý tụt nóc lò Xử lý bùng nền lò Kỹ thuật chống xén lò chuẩn bị Kiểm tra định kỳ số 2 | 12 | 11 | 0 | 1 |
| Tổng cộng: | 45 | 42 | 0 | 3 |
Mục tiêu: Sau khi học xong chương trình này, người học có khả năng:
- Nêu được khái niệm về áp lực mỏ.
- Phân biệt được các giả thuyết về áp lực mỏ.
- Chỉ ra được các hình dáng và kích thước an toàn cho phép khi đào lò.
Nội dung
Thời gian: 5h (LT: 5h; TH: 0h)
1. Khái niệm áp lực mỏ: 0,5h
1.1. Khái niệm
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị áp lực mỏ
1.2.1. Điều kiện tự nhiên
1.2.2. Điều kiện công nghệ
2. Các giả thuyết về áp lực đất đá tác dụng xung quanh đường lò: 2,5h
2.1. Giả thuyết về áp lực đất đá tác dụng lên nóc lò.
2.2. Giả thuyết áp lực đất đá trên nóc lò đào gần mặt đất.
2.3. Giả thuyết về áp lực đất đá bên hông lò bằng
2.4. Giả thuyết về áp lực tác dụng dưới nền lò
2.5. Áp lực mỏ ở lò nghiêng.
3. Hình dáng, kích thước tiết diện ngang đường lò: 2h
3.1. Hình dáng đường lò
3.2. Kích thước an toàn cho phép
Mục tiêu: Sau khi học xong chương trình này, người học có khả năng:
- Nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến công tác đào lò
- Trình bày được đặc điểm và ưu nhược điểm và phạm vi áp dụng của các phương pháp đào lò.
- Phân biệt được kỹ thuật đào lò thượng, lò hạ, giếng nghiêng, giếng đứng sân ga, hầm trạm.
Nội dung
Thời gian: 26h (LT: 26h: TH: 0h)
1. Các yếu tố ảnh hưởng tới công tác đào lò: 0,5h
1.1. Yếu tố địa chất
1.2. Yếu tố tổ chức lao động và kỹ thuật
2. Đào lò vào đất đá rắn đồng nhất: 2,5h
2.1. Công tác phá vỡ đất đá
2.2. Công tác bốc xúc
2.3. Công tác vận tải
2.4. Công tác thông gió – thoát nước
2.5. Công tác đào rãnh nước – Đặt đường ray
3. Đào lò vào đất đá mềm đồng nhất: 2h
3.1. Đào lò bằng phương pháp thủ công
3.2. Đào lò bằng khoan nổ mìn
3.3. Đào lò bằng máy đào liên hợp
3.4. Đào lò bằng phương pháp phối hợp
4. Đào lò trong than và đất đá không đồng nhất: 3h
4.1. Đào lò theo gương mặt hẹp
4.1.1. Ưu nhược điểm
4.1.2. Công tác phá than
4.1.3. Công tác phá đá
4.2. Đào lò theo gương mặt rộng
4.2.1. Ưu nhược điểm
4.2.2. Công tác phá than
4.2.3. Công tác phá đá
4.2.4. Công tác chèn lấp
5. Kỹ thuật đào lò thượng: 2h
5.1. Đặc điểm khi đào lò thượng
5.2. Phương pháp đào lò thượng
5.3. Các chỉ tiêu kỹ thuật
6. Kỹ thuật đào lò hạ: 2h
6.1. Đặc điểm khi đào lò hạ
6.2. Phương pháp đào lò hạ
6.3. Công tác thoát nước khi đào lò hạ
6.4. Công tác bốc xúc đất đá
6.5. Công tác vận tải
6.6. Các chỉ tiêu kỹ thuật
7. Kỹ thuật đào giếng nghiêng: 2h
7.1. Khái niệm
7.2. Kỹ thuật thi công
7.2.1. Đào cổ giếng nghiêng
7.2.2. Đào thân giếng nghiêng
7.3. Các chỉ tiêu kỹ thuật
8. Kiểm tra định kỳ số 2: 1h
9. Kỹ thuật đào giếng đứng: 2h
9.1. Khái niệm
9.2. Kỹ thuật thi công
9.2.1. Đào cổ giếng đứng
9.2.2. Đào thân giếng đứng
9.3. Các chỉ tiêu kỹ thuật
10. Đào sân ga: 2h
10.1. Khái niệm
10.2. Sơ đồ thi công
10.2.1. Sân ga lò bằng
10.2.2. Sân ga đáy giếng
11. Đào hầm trạm: 2h
11.1. Khái niệm
11.2. Một số phương pháp đào hầm trạm
11.2.1. Đào gương toàn tiết diện
11.2.2. Đào theo gương bậc thang
11.2.3. Đào bằng các lò dẫn
12. Tổ chức chu kỳ sản xuất đào lò chuẩn bị bằng khoan nổ mìn: 3h
12.1. Biểu đồ tổ chức chu kỳ
2.2. Biểu đồ bố trí nhân lực
13. Tổ chức chu kỳ sản xuất đào lò chuẩn bị bằng máy đào lò liên hợp: 3h
13.1. Biểu đồ tổ chức chu kỳ
13.2. Biểu đồ bố trí nhân lực
Kiểm tra định kỳ số 2: 1h
Mục tiêu: Sau khi học xong chương này, người học có khả năng:
- Chỉ ra được nguyên nhân và biện pháp xử lý sự cố đơn giản ở lò chuẩn bị
- Vẽ khái quát được sơ đồ trình tự thực hiện công việc xử lý sự cố lở hông, tụt nóc, bùng nền lò chuẩn bị.
- Chọn lựa được biện pháp xử lý hợp lý nhất cho mỗi sự cố lò
Nội dung
Thời gian: 12h (LT: 12h; TH: 0h)
1. Xử lý lở hông lò: 1h
1.1. Nguyên nhân
1.2. Sơ đồ
1.3. Biện pháp xử lý
2. Xử lý tụt nóc lò: 1h
2.1. Nguyên nhân
2.2. Sơ đồ
2.3. Biện pháp xử lý
3. Xử lý bùng nền lò: 1h
3.1. Nguyên nhân
3.2. Sơ đồ
3.3. Biện pháp xử lý
4. Kỹ thuật chống xén lò chuẩn bị: 8h
4.1. Mục đích của công tác chống xén
4.2. Kỹ thuật chống xén lò chuẩn bị
4.2.1. Kỹ thuật chống xén lò bằng
4.2.1.1. Khi mở rộng tiết diện lò
a) Sơ đồ
b) Trình tự thực hiện
c) Biện pháp an toàn
4.2.1.2. Khi xén đổi hướng lò
a) Sơ đồ
b) Trình tự thực hiện
c) Biện pháp an toàn
4.2.2. Kỹ thuật chống xén lò nghiêng
a) Sơ đồ
b) Trình tự thực hiện
c) Biện pháp an toàn
4.2.3. Kỹ thuật chống xén ngã ba – ngã tư
4.2.3.1. Kỹ thuật chống xén ngã ba
a) Sơ đồ
b) Trình tự thực hiện
c) Biện pháp an toàn
4.2.3.2. Kỹ thuật chống xén ngã tư
a) Sơ đồ
b) Trình tự thực hiện
c) Biện pháp an toàn
5. Kiểm tra định kỳ số 2: 1h
IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Vật liệu:
2. Dụng cụ và trang thiết bị:
- Máy chiếu PROJECTOR
- Máy vi tính
3. Học liệu:
- Băng, đĩa VIDEO
- Các mô hình, các sơ đồ, bản vẽ …
4. Nguồn lực khác:
- Các phòng học lý thuyết, phòng học mô hình thực nghiệm
V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
- Hình thức đánh giá: Kiểm tra viết.
- Các điểm kiểm tra:
+ Kiểm tra định kỳ (hệ số 2): 03 bài, theo chương trình môn học. Thời gian làm bài từ 45' ÷ 60'.
+ Kiểm tra hết môn (hệ số 3): Tổng hợp kiến thức của chương trình môn học, thời gian làm bài từ 60' ÷ 90'.
VI. HƯỚNG DẪN CHƯƠNG TRÌNH
1. Phạm vi áp dụng chương trình:
- Áp dụng trong đào tạo hệ Cao đẳng Nghề Kỹ thuật khai thác mỏ hầm lò.
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy môn học:
- Để tạo điều kiện cho học sinh tiếp thu tốt, khi giảng cần đặc biệt chú ý:
+ Có giáo trình cho học sinh tham khảo
+ Có mô hình phục vụ giảng dạy.
- Quá trình giảng dạy môn học cần sử dụng nhiều đến các sơ đồ bản vẽ, tranh, ảnh … Do đó, giáo viên nên sử dụng phần mềm Powerpoint trên máy vi tính để thiết kế các bài giảng có tính chất mô phỏng sơ đồ, giới thiệu hình dạng, … để giúp học viên tiếp thu bài nhanh hơn, sâu sắc hơn và giúp cho giáo viên sử dụng hiệu quả được thời gian trên lớp.
- Tổ chức cho học sinh tham quan ngoại khóa tại các phân xưởng sản xuất khai trường mỏ tại địa phương hay nơi gần nhất.
3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý:
- Áp lực mỏ: Khái niệm và các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị áp lực mỏ; Các giả thuyết về áp lực mỏ, hình dáng, kích thước tiết diện an toàn cho phép đường lò.
- Kỹ thuật đào lò: Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác đào lò, kỹ thuật đào lò thượng, lò hạ, giếng nghiêng, giếng đứng, sân ga, hầm trạm, tổ chức sản xuất chu kỳ đào lò chuẩn bị bằng khoan nổ mìn và bằng máy đào lò liên hợp.
- Xử lý sự cố và sửa chữa lò: Nguyên nhân và biện pháp xử lý các sự cố lở hông, tụt nóc, bùng nền, kỹ thuật chống xén lò chuẩn bị.
4. Sách giáo khoa – tài liệu cần tham khảo:
- Giáo trình Xây dựng công trình ngầm – Trường Đại học mỏ địa chất Hà Nội
- Bài giảng Kỹ thuật đào chống lò – Trường CĐKT mỏ
- Bài giảng kỹ thuật đào lò – Trường CĐNM mỏ Hồng Cẩm.
CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC KỸ THUẬT AN TOÀN MỎ HẦM LÒ
Mã số của môn học: MH 19
Thời gian môn học: 45h; Lý thuyết: 45h; Thực hành: 0h
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔN HỌC
1. Vị trí của môn học:
Môn học nằm trong chương trình hệ Cao đẳng Nghề kỹ thuật khai thác mỏ hầm lò, được bố trí dạy ở học kỳ II. Môn học này được giảng dạy đồng thời cùng các môn học như: Công nghệ khai thác, Kỹ thuật đào lò chuẩn bị và các môn học mô đun chuyên ngành khác … Là môn học chuyên ngành của Nghề Kỹ thuật khai thác mỏ hầm lò, bao gồm những kiến thức cơ bản về môi trường và các nội quy, quy định an toàn khi đi lại, làm việc trong mỏ hầm lò.
2. Tính chất của môn học:
- Là môn học có tính chất bổ trợ để học sinh tiếp thu và thực hiện tốt các kiến thức của các mô đun chuyên ngành như: Chống giữ lò, củng cố lò, Công nghệ khai thác …
- Nội dung kiến thức môn học gắn liền với thực tế sản xuất của Nghề Kỹ thuật khai thác mỏ hầm lò. Thông qua các kiến thức được học trong môn học này, sẽ phát huy tốt các kiến thức chuyên ngành mà người học sẽ phải áp dụng vào thực tế sản xuất sau này.
Sau khi học xong môn học này, người học có khả năng:
- Chỉ ra được các mối quan hệ giữa môi trường với sự phát triển; giữa môi trường với con người.
- Liệt kê được các thành phần cơ bản của không khí và không khí mỏ.
- Đưa ra được các đặc trưng cơ bản của tính chất cháy nổ của khí Mê tan.
- Trình bày được mục đích, vai trò, ý nghĩa của công tác an toàn và bảo hộ lao động.
- Nêu được các nguyên tắc tiếp nhận công nhân vào làm việc trong mỏ Hầm lò.
- Nhắc lại được các quy định an toàn khi đi lại, làm việc trong mỏ Hầm lò: Quy định an toàn khi vận chuyển người, thiết bị ra vào lò, quy định vận hành một số thiết bị mỏ chuyên dùng, quy định an toàn khi nổ mìn, khi đào chống lò …
- Trình bày được khái niệm, biện pháp phòng chống sự cố bục nước mỏ, cháy mỏ.
- Nêu được công dụng và nội dung của bảng kế hoạch thủ tiêu sự cố.
- Chỉ ra được các nguyên tắc đưa người thoát khỏi khu vực sự cố
1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian.
TT | Tên phần, chương, mục | Thời gian (h) | |||
Tổng số | Lý thuyết | Thực hành/ Bài tập | Kiểm tra | ||
* | Phần 1: MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ MỎ | 15 | 14 | 0 | 1 |
I 1 2 | Những vấn đề về môi trường Môi trường và con người Môi trường và sự phát triển | 4 | 4 | 0 | 0 |
II 1 2 3 4 | Môi trường mỏ hầm lò Không khí mỏ hầm lò Ô nhiễm môi trường không khí Bụi mỏ Kiểm tra định kỳ | 11 | 10 | 0 | 1 |
* | Phần 2: AN TOÀN VÀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG | 30 | 28 | 0 | 2 |
III | Những vấn đề cở bản về công tác an toàn và bảo hộ lao động | 4 | 4 | 0 | 0 |
1 | Khái niệm – nội dung – vai trò ý nghĩa của công tác an toàn và bảo hộ lao động |
|
|
|
|
2 | Các tính chất và trách nhiệm trong công tác an toàn và bảo hộ lao động |
|
|
|
|
3 | Tổ chức an toàn lao động ở mỏ |
|
|
|
|
IV 1 | Các quy định an toàn Quy định an toàn khi vận chuyển người ở giếng nghiêng, giếng nghiêng, lò bằng | 19 | 18 | 0 | 1 |
2 3 4 5 6 7 | Quy định an toàn khi đào và chống lò chuẩn bị Quy định an toàn khi sản xuất ở lò chợ Kiểm tra định kỳ Quy định an toàn trong công tác vận tải An toàn trong công tác nổ mìn Quy định an toàn khi sử dụng điện mỏ hầm lò |
|
|
|
|
V | Một số sự cố thường gặp và biện pháp phòng chống sự cố trong mỏ hầm lò | 7 | 6 | 0 | 1 |
1 2 3 4 | Phòng chống bục nước mỏ hầm lò Phòng chống cháy mỏ Kế hoạch thủ tiêu sự cố Kiểm tra định kỳ |
|
|
|
|
| Tổng cộng: | 45 | 42 | 0 | 3 |
Mục tiêu: Sau khi học xong phần này, người học có khả năng:
- Chỉ ra được các mối quan hệ giữa môi trường với sự phát triển: giữa môi trường với con người.
- Mô tả khái quát hiện trạng môi trường Việt Nam mà đặc biệt tại các khu công nghiệp, khu đô thị.
- Liệt kê được các thành phần cơ bản của không khí và không khí mỏ.
- Đưa ra được các đặc trưng cơ bản của tính chất cháy nổ của khí Mê tan
- Ý thức được các tác động tiêu cực của quá trình công nghiệp hóa ảnh hưởng đến môi trường và các tác động của môi trường đến đời sống hàng ngày.
Chương 1.
NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ MÔI TRƯỜNG
Mục tiêu: Sau khi học xong chương này, người học có khả năng:
- Chỉ ra được các mối quan hệ giữa môi trường với sự phát triển; giữa môi trường với đời sống con người.
- Mô tả được khái quát hiện trạng môi trường Việt Nam mà đặc biệt tại các khu công nghiệp, khu đô thị.
- Ý thức được các tác động tiêu cực của quá trình công nghiệp hóa ảnh hưởng đến môi trường và các tác động của môi trường đến đời sống hàng ngày.
Nội dung
Thời gian: 4h (LT: 4h; TH: 0h)
1. Môi trường và con người: 2h
1.1. Môi trường và con người
1.1.1. Quan hệ giữa môi trường và con người
1.1.2. Tác động của con người đến môi trường
1.2. Các vấn đề về môi trường hiện nay ở Việt Nam
2. Môi trường và sự phát triển: 2h
2.1. Môi trường và ô nhiễm môi trường
2.2. Tài nguyên
2.3. Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển
Chương 2.
MÔI TRƯỜNG MỎ HẦM LÒ
Mục tiêu: Sau khi học xong chương này, người học có khả năng:
- Liệt kê được các thành phần cơ bản của không khí và không khí mỏ
- Đưa ra được các đặc trưng cơ bản của tính chất cháy nổ của khí Mê tan
- Liệt kê được các nguồn thải, chất thải cơ bản gây ô nhiễm môi trường mỏ hầm lò
- Trình bày được các nguyên nhân và biện pháp phòng chống bụi mỏ.
- Ý thức được tầm quan trọng của việc nghiên cứu các tính chất cháy nổ và các biện pháp an toàn phòng chống cháy nổ khí Mê tan.
Nội dung
Thời gian: 11h (LT: 11h; TH: 0h)
1. Không khí mỏ Hầm lò: 4h
1.1. Thành phần không khí mỏ
1.1.1. Thành phần của không khí
1.1.2. Thành phần không khí mỏ
1.2. Tính chất các loại khí và hàm lượng cho phép các chất khí trong mỏ hầm lò
1.2.1. Ô xy (O2)
1.2.2. Khí Ni tơ(N2)
1.2.3. Khí Các bo níc (CO2)
1.2.4. Khí Các bon ô xít (CO)
1.2.5. Khí Hy đrô sun fua (H2S)
1.2.6. Khí Sun fua rơ (SO2)
1.2.7. Khí Ni tơ ô xít (NO, NO2)
1.2.8. Khí Mê tan (CH4)
1.2.8.1. Tính chất lý học và nguyên nhân phát sinh
1.2.8.2. Điều kiện cháy nổ
1.2.8.3. Hậu quả nổ khí Mê tan
1.2.8.4. Quy định hàm lượng khí CH4 trong lò
1.2.8.5. Biện pháp phòng cháy nổ khí CH4
2. Ô nhiễm môi trường không khí: 3h
2.1. Ô nhiễm môi trường không khí
2.2. Những chỉ tiêu chính để đánh giá chất lượng môi trường không khí
2.2.1. Bụi
2.2.2. Khí – hơi
2.2.3. Tiếng ồn
2.2.4. Khói
2.3. Các chất ô nhiễm môi trường không khí và nguồn thải ô nhiễm môi trường không khí
2.3.1. Các chất ô nhiễm môi trường không khí mỏ
2.3.2. Nguồn thải ô nhiễm môi trường không khí mỏ
3. Bụi mỏ: 3h
3.1. Nguyên nhân gây bụi mỏ và tác hại của bụi mỏ
3.1.1. Nguyên nhân gây ra bụi mỏ
3.1.2. Tác hại của bụi
3.2. Biện pháp chống phát sinh bụi
3.2.1. Làm giảm sự tạo thành bụi
3.2.2. Ngăn ngừa bụi lẫn vào không khí
3.2.3. Làm giảm lượng bụi trong không khí và đưa bụi ra nơi làm việc
3.3. Biện pháp phòng chống cháy và nổ bụi
4. Kiểm tra định kỳ: 1h
Mục tiêu: Sau khi học xong phần này, người học có khả năng:
- Trình bày được mục đích, vai trò, ý nghĩa của công tác an toàn và bảo hộ lao động.
- Nêu được các nguyên tắc tiếp nhận công nhân vào làm việc trong mỏ Hầm lò.
- Nhắc lại được các quy định an toàn khi đi lại, làm việc trong mỏ hầm lò: Quy định an toàn khi vận chuyển người, thiết bị ra vào lò, quy định vận hành một số thiết bị mỏ chuyên dùng, quy định an toàn khi nổ mìn, khi đào chống lò …
Chương 3.
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC AN TOÀN VÀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG
Mục tiêu: Sau khi học xong chương này, người học có khả năng:
- Trình bày được mục đích, vai trò, ý nghĩa của công tác an toàn và bảo hộ lao động
- Nêu được các nguyên tắc tiếp nhận công nhân vào làm việc trong mỏ Hầm lò
Nội dung
Thời gian: 4h (LT: 4h; TH: 0h)
1. Khái niệm – nội dung – vai trò ý nghĩa của công tác an toàn và bảo hộ lao động: 1h
1.1. Khái niệm – nội dung
1.1.1. Khái niệm
1.1.2. Nội dung
1.2. Vai trò – ý nghĩa
1.2.1. Vai trò
1.2.2. Ý nghĩa
2. Các tính chất và trách nhiệm trong công tác an toàn và bảo hộ lao động: 2h
2.1. Các tính chất
2.1.1. Tính quần chúng
2.1.2. Tính pháp lệnh
2.1.3. Tính khoa học kỹ thuật
2.2. Trách nhiệm
2.2.1. Trách nhiệm của giám đốc doanh nghiệp
2.2.2. Trách nhiệm của quản đốc
2.2.3. Trách nhiệm của tổ trưởng tổ sản xuất
3. Tổ chức an toàn lao động ở mỏ: 1h
3.1. Yêu cầu cơ bản về công tác tổ chức an toàn lao động.
3.2. Nguyên tắc tiếp nhận công nhân vào làm việc ở mỏ hầm lò.
3.3. Kiểm tra người ra vào hầm lò
Chương 4.
CÁC QUY ĐỊNH AN TOÀN
Mục tiêu: Sau khi học xong chương này, người học có khả năng:
- Nhắc lại được các quy định an toàn khi đi lại, làm việc trong mỏ hầm lò: Quy định an toàn khi vận chuyển người, thiết bị ra vào lò, quy định vận hành một số thiết bị mỏ chuyên dùng, quy định an toàn khi nổ mìn, khi đào chống lò …
- Luôn có ý thức chấp hành nghiêm chỉnh các nội quy, quy định an toàn khi ra vào, đi lại và làm việc trong mỏ hầm lò.
Nội dung
Thời gian: 19h (LT: 19h; TH: 0h)
1. Quy định an toàn khi vận chuyển người ở giếng đứng, giếng nghiêng, lò bằng: 2h
1.1. Quy định an toàn khi vận chuyển người ở giếng đứng
1.2. Quy định an toàn khi vận chuyển người ở giếng nghiêng
1.3. Quy định an toàn khi vận chuyển người và đi lại ở lò bằng
1.3.1. Quy định an toàn khi vận chuyển người ở lò bằng
1.3.2. Quy định an toàn khi đi lại ở lò bằng
2. Quy định an toàn khi đào và chống lò chuẩn bị: 3h
2.1. Quy định kích thước tiết diện ngang an toàn của đường lò.
2.2. Quy định an toàn khi đào lò bằng
2.3. Quy định an toàn khi đào lò nghiêng
2.3.1. Khi đào lò thượng
2.3.2. Khi đào lò hạ
2.4. Quy định an toàn khi chống giữ lò chuẩn bị
2.4.1. Quy định an toàn khi dựng vì chống gỗ
2.4.2. Quy định an toàn khi dựng vì chống kim loại hình vòm,
2.5. Củng cố và sửa chữa đường lò
2.5.1. Quy định an toàn khi chống xén
2.5.2. Quy định an toàn khi chống dặm
2.6. Các nguyên nhân gây ra tai nạn khi sản xuất ở lò chuẩn bị.
3. Quy định an toàn khi sản xuất ở lò chợ
3.1. Quy định chung khi phá than ở lò chợ
3.2. Quy định an toàn khi chống giữ lò chợ
3.2.1. Quy định an toàn khi chống giữ luồng khai thác
3.2.1.1. Chống giữ bằng gỗ
3.2.1.2. Chống giữ bằng kim loại
3.2.2. Quy định an toàn khi chống giữ luồng bảo vệ
3.2.3. Quy định an toàn khi quản lý đá vách
3.2.4. Quy định an toàn khi đi lại trong đường lò
3.2.5. Quy định an toàn khi vận chuyển gỗ vào lò chợ
3.3. Quy định an toàn khi vận chuyển và lắp đặt thiết bị thủy lực
3.3.1. Giá thủy lực di động
3.3.2. Giá khung thủy lực di động
3.3.3. Giàn tự hành
4. Kiểm tra định kỳ: 1h
5. Quy định an toàn trong công tác vận tải: 2h
5.1. Quy định an toàn khi vận tải bằng goòng đẩy tay
5.2. Quy định an toàn khi vận tải bằng máng cào
5.3. Quy định an toàn khi vận tải bằng băng tải
5.4. Quy định an toàn khi vận tải ở lò nghiêng
6. An toàn trong công tác nổ mìn: 2h
6.1. Quy định an toàn khi nổ mìn điện
6.2. Quy định an toàn khi nổ mìn ở mỏ có nguy hiểm về khí nổ và bụi nổ
6.3. Quy định an toàn khi xử lý mìn câm
7. Quy định an toàn khi sử dụng điện mỏ hầm lò: 3h
7.1. Tác dụng của dòng điện đối với cơ thể người
7.1.1. Tác dụng kích thích
7.1.2. Tác dụng chấn thương
7.2. Biện pháp đề phòng điện giật
7.3. Phạm vi sử dụng thiết bị điện mỏ
7.3.1. Thiết bị cấu tạo bình thường
7.3.2. Thiết bị cấu tạo chắc chắn
7.3.3. Thiết bị cấu tạo phòng nổ
7.3.4. Thiết bị cấu tạo đặc biệt
7.4. Quy tắc an toàn khi sử dụng thiết bị điện mỏ
7.5. Quy tắc an toàn khi sử dụng cáp điện
7.5.1. Cáp cứng (cáp có vỏ bọc bằng kim loại)
7.5.2. Cáp mềm
7.6. Đèn chiếu sáng mỏ hầm lò
7.6.1. Khái niệm
7.6.2. Đèn chiếu sáng cá nhân
7.6.3. Đèn chiếu sáng cố định
Chương 5.
MỘT SỐ SỰ CỐ THƯỜNG GẶP VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG SỰ CỐ TRONG MỎ HẦM LÒ
Mục tiêu: Sau khi học xong chương này, người học có khả năng:
- Trình bày được khái niệm, biện pháp phòng chống sự cố bục nước mỏ, cháy mỏ.
- Nêu được công dụng và nội dung của bảng kế hoạch thủ tiêu sự cố
- Chỉ ra được các nguyên tắc đưa người thoát khỏi khu vực sự cố
Nội dung
Thời gian: 7h (LT: 7h; TH: 0h)
1. Phòng chống bục nước mỏ hầm lò: 2h
1.1. Dấu hiệu báo trước sự cố
1.2. Nguyên nhân
1.3. Biện pháp phòng chống bục nước
2. Phòng chống cháy mỏ: 2h
2.1 Nguyên nhân gây ra cháy mỏ
2.2. Phân loại
2.2.1. Cháy ngoại sinh
2.2.2. Cháy nội sinh
2.3. Biện pháp phòng chống sự cố cháy mỏ
3. Kế hoạch thủ tiêu sự cố: 2h
3.1. Công dụng và nội dung của bảng kế hoạch thủ tiêu sự cố
3.1.1. Công dụng
3.1.2. Nội dung của bảng kế hoạch thủ tiêu sự cố
3.2. Nguyên tắc đưa người thoát khỏi khu vực sự cố
4. Kiểm tra định kỳ: 1h
IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Vật liệu:
2. Dụng cụ và trang thiết bị:
- Máy chiếu PROJECTOR
- Máy vi tính
3. Học liệu:
- Băng, đĩa VIDEO
- Các mô hình, các sơ đồ, bản vẽ, tranh, ảnh.
4. Nguồn lực khác:
- Các phòng học lý thuyết.
V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
- Hình thức đánh giá: Kiểm tra viết.
- Các điểm kiểm tra:
+ Kiểm tra định kỳ (hệ số 2): 03 bài, theo chương trình môn học. Thời gian làm bài từ 45' ÷ 60'.
+ Kiểm tra hết môn (hệ số 3): Tổng hợp kiến thức của chương trình môn học, thời gian làm bài từ 60' ÷ 90'.
VI. HƯỚNG DẪN CHƯƠNG TRÌNH
1. Phạm vi áp dụng chương trình:
- Áp dụng trong đào tạo hệ Cao đẳng Nghề Kỹ thuật khai thác mỏ hầm lò.
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy môn học:
- Để tạo điều kiện cho học sinh tiếp thu tốt, khi giảng cần đặc biệt chú ý:
+ Có giáo trình cho học sinh tham khảo
+ Có mô hình phục vụ giảng dạy.
- Quá trình giảng dạy môn học cần sử dụng nhiều đến các sơ đồ bản vẽ, tranh, ảnh … Do đó, giáo viên nên sử dụng phần mềm Powerpoint, MEDIA PLAYER trên máy vi tính để thiết kế các bài giảng có tính chất mô phỏng sơ đồ, giới thiệu quy trình công nghệ, … để giúp học viên tiếp thu bài nhanh hơn, sâu sắc hơn và giúp cho giáo viên sử dụng hiệu quả được thời gian giảng bài trên lớp.
3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý:
- Thành phần không khí mỏ, tính chất các quy định hàm lượng và biện pháp phòng chống sự số cháy nổ khí Mê tan
- Các quy định an toàn khi đi lại, làm việc, vận hành, sử dụng một số thiết bị mỏ
- Phòng chống các sự cố: Bục nước mỏ, cháy mỏ hầm lò
4. Sách giáo khoa – tài liệu cần tham khảo:
- Giáo trình Kỹ thuật an toàn khai thác hầm lò – Trường Đại học mỏ địa chất
- Bài giảng Kỹ thuật an toàn khai thác hầm lò – Trường CĐKT mỏ
- Bài giảng Kỹ thuật an toàn khai thác hầm lò – Trường CĐNM mỏ Hồng Cẩm.
CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC THÔNG GIÓ – THOÁT NƯỚC MỎ HẦM LÒ
Mã số môn học: MH 20
Thời gian môn học: 30h; Lý thuyết: 30h; TH: 0h
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔN HỌC
1. Vị trí của môn học:
Môn học nằm trong chương trình hệ Cao Đẳng Nghề Kỹ thuật khai thác mỏ hầm lò, được bố trí dạy ở học kỳ II. Môn học này được giảng dạy đồng thời cùng các môn học như: Kỹ thuật an toàn mỏ hầm lò, Kỹ thuật đào lò chuẩn bị và các môn học mô đun chuyên ngành khác … Là môn học cơ sở chuyên ngành của Nghề Kỹ thuật khai thác mỏ hầm lò, bao gồm những kiến thức cơ bản về thông gió, thoát nước trong mỏ hầm lò.
2. Tính chất của môn học:
- Là môn học có tính chất bổ trợ để học sinh tiếp thu và thực hiện các kiến thức của các mô đun chuyên ngành như: Chống giữ lò, củng cố lò, Công nghệ khai thác …
- Nội dung kiến thức môn học gắn liền với thực tế sản xuất của nghề Kỹ thuật khai thác mỏ hầm lò. Thông qua các kiến thức được học trong môn học này, sẽ phát huy tốt các kiến thức chuyên ngành mà người học sẽ phải áp dụng vào thực tế sản xuất sau này.
Sau khi học xong môn học này, người học có khả năng:
- Trình bày được cơ sở phương pháp xếp loại mỏ hầm lò theo khí Mê tan.
- Chỉ ra được các thông số kỹ thuật cơ bản về chế độ làm việc của quạt gió.
- Phân biệt được các phương pháp thông gió mỏ qua sơ đồ thông gió.
- Liệt kê được các nhóm công trình đường lò phục vụ công tác thông gió mỏ.
- Ý thức được tầm quan trọng của công tác thông gió mỏ Hầm lò.
- Phân loại được các phương pháp thoát nước mỏ Hầm lò
- Chỉ ra được ý nghĩa của các công trình thoát nước tháo khô ruộng mỏ và hạ thấp mức nước ngầm trong lòng đất mỏ hầm lò
- Trình bày được các phương pháp thoát nước khi đào lò chuẩn bị
- Quan tâm đến các điều kiện làm việc vi khí hậu trong các đường lò mỏ.
1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian
TT | Tên phần, chương, mục | Thời gian (h) | |||
Tổng số | Lý thuyết | Thực hành/ Bài tập | Kiểm tra | ||
I 1 2 3 4 5 6 7 8 9 | Thông gió mỏ hầm lò Không khí mỏ Hệ thống thông gió cho toàn mỏ Lưu lượng gió yêu cầu Động lực thông gió mỏ Kiểm tra định kỳ Các công trình thông gió mỏ hầm lò Các phương pháp thông gió cục bộ Thông gió cục bộ trong trường hợp đặc biệt Quản lý thông gió trong mỏ hầm lò | 24 | 23 | 0 | 1 |
II 1 2 3 4 | Thoát nước mỏ hầm lò Khái niệm chung công tác thoát nước mỏ hầm lò Tháo khô ruộng mỏ - Hạ mực nước ngầm Thoát nước mỏ hầm lò Kiểm tra định kỳ | 6 | 5 | 0 | 1 |
| Tổng cộng: | 30 | 28 | 0 | 2 |
Mục tiêu: Sau khi học xong chương này, người học có khả năng:
- Trình bày được cơ sở phương pháp phân cấp mỏ hầm lò.
- Phân biệt được động lực thông gió mỏ bằng sức hút tự nhiên với quạt gió mỏ.
- Chỉ ra được các thông số kỹ thuật cơ bản về chế độ làm việc của quạt gió.
- Phân biệt được các phương pháp thông gió mỏ qua sơ đồ thông gió.
- Liệt kê được các nhóm công trình phục vụ công tác thông gió mỏ
- Ý thức được tầm quan trọng của công tác thông gió mỏ Hầm lò.
Nội dung
Thời gian: 24h (LT: 24h; TH: 0h)
1. Không khí mỏ: 2h
1.1. Không khí mỏ
1.2. Tầm quan trọng và nhiệm vụ của công tác thông gió mỏ
1.3. Xếp loại mỏ theo khí Mê tan
1.3.1. Khái niệm, ý nghĩa
1.3.2. Phương pháp xếp loại
2. Hệ thống thông gió cho toàn mỏ: 7h
2.1. Phương pháp thông gió cho toàn mỏ
2.1.1 Cơ sở lý luận
2.1.2. Phương pháp thông gió đẩy
2.1.2.1. Sơ đồ
2.1.2.2. Ưu, nhược điểm và phạm vi áp dụng
2.1.3. Phương pháp thông gió hút
2.1.3.1. Sơ đồ
2.1.3.2. Ưu, nhược điểm và phạm vi áp dụng
2.1.4. Phương pháp thông gió liên hợp
2.1.4.1. Sơ đồ
2.1.4.2. Ưu, nhược điểm và phạm vi áp dụng
2.2. Sơ đồ thông gió cho toàn mỏ
2.2.1. Sơ đồ thông gió trung tâm
2.2.1.1. Sơ đồ
2.2.1.2. Ưu, nhược điểm và phạm vi áp dụng
2.2.2. Sơ đồ thông gió sườn
2.2.2.1. Sơ đồ
2.2.2.2. Ưu, nhược điểm và phạm vi áp dụng
2.2.3. Sơ đồ thông gió hỗn hợp
2.2.3.1. Sơ đồ
2.2.3.2. Ưu, nhược điểm và phạm vi áp dụng
2.2.4. Sơ đồ thông gió cho lò chợ
3. Lưu lượng gió yêu cầu: 3h
3.1. Khái niệm
3.2. Tính toán lưu lượng gió yêu cầu
3.3. Xác định lưu lượng gió yêu cầu của hộ tiêu thụ
4. Động lực thông gió mỏ: 2h
4.1. Khái niệm
4.2. Động lực thông gió mỏ bằng sức hút tự nhiên
4.2.1. Điều kiện có sức hút tự nhiên
4.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức hút tự nhiên
4.3. Động lực thông gió mỏ bằng quạt gió
4.3.1. Khái niệm và phân loại quạt gió
4.3.2. Chế độ công tác của quạt gió
5. Kiểm tra định kỳ: 1h
6. Các công trình thông gió mỏ hầm lò: 1h
6.1. Khái niệm, phân loại
6.2. Các công trình dẫn gió
6.2.1. Rãnh gió
6.2.2. Nhà quạt
6.2.3. Cầu gió
6.3. Các công trình ngăn gió
6.3.1. Cửa gió
6.3.2. Thành chắn gió
7. Các phương pháp thông gió cục bộ: 5h
7.1. Khái niệm
7.2. Các phương pháp thông gió cục bộ
7.2.1. Thông gió bằng phương pháp khuếch tán
7.2.2. Thông gió bằng năng lượng khí nén
7.2.3. Các phương pháp thông gió cục bộ bằng quạt
7.2.3.1. Phương pháp thông gió đẩy
7.2.3.2. Phương pháp thông gió hút
7.2.3.3. Phương pháp thông gió dùng quạt liên hợp
7.2.3.4. Phương pháp thông gió nhờ hạ áp quạt chính
a) Dùng thành chắn dọc
b) Dùng thành chắn ngang kết hợp ống gió
c) Dùng đường lò song song
d) Dùng phỗng, lỗ khoan
8. Thông gió cục bộ trong trường hợp đặc biệt: 1h
8.1. Với đường lò có chiều dài lớn
8.2. Thông gió khi đào giếng đứng
9. Quản lý thông gió trong mỏ hầm lò: 2h
9.1 Khái niệm rò gió
9.2. Ảnh hưởng của rò gió với thông gió và an toàn
9.3. Các dạng rò gió và cách khắc phục
9.4. Chế độ kiểm tra công tác thông gió mỏ hầm lò
Mục tiêu: Sau khi học xong chương này, người học có khả năng:
- Phân loại được các phương pháp thoát nước trong mỏ hầm lò
- Chỉ ra được ý nghĩa của các công trình thoát nước tháo khô ruộng mỏ và hạ thấp mức nước ngầm trong lòng đất mỏ hầm lò
- Trình bày được các phương pháp thoát nước khi đào lò chuẩn bị
- Quan tâm đến các điều kiện làm việc vi khí hậu trong các đường lò mỏ.
Nội dung
Thời gian: 6h (LT: 6h; TH: 0h)
1. Khái niệm chung công tác thoát nước mỏ hầm lò: 1h
1.1. Khái niệm
1.2. Phân loại phương pháp thoát nước trong mỏ
1.2.1. Phương pháp thoát nước tự chảy
1.2.2. Phương pháp thoát nước dùng máy bơm
2. Tháo khô ruộng mỏ - Hạ mực nước ngầm: 2h
2.1. Khái niệm
2.2. Một số công trình tháo khô ruộng mỏ và hạ mực nước ngầm
2.2.1. Rãnh thoát nước ngầm nước
2.2.2. Các lỗ khoan hút nước
2.2.3. Các giếng thoát nước
2.2.4. Các lỗ khoan hạ mực
3. Thoát nước mỏ hầm lò: 2h
3.1. Thoát nước cho toàn mỏ
3.2. Thoát nước khi đào lò
3.2.1. Thoát nước khi đào lò bằng
3.2.2. Thoát nước khi đào lò nghiêng
3.2.3. Thoát nước khi đào giếng đứng
4. Kiểm tra định kỳ: 1h
IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Vật liệu:
2. Dụng cụ và trang thiết bị:
- Máy chiếu PROJECTOR
- Máy vi tính
3. Học liệu:
- Băng, đĩa VIDEO
- Mô hình các phương pháp thông gió mỏ, các sơ đồ thông gió thoát nước mỏ.
4. Nguồn lực khác:
- Các phòng học lý thuyết, phòng học mô hình trực quan.
V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
- Hình thức đánh giá: Kiểm tra viết.
- Các điểm kiểm tra:
+ Kiểm tra định kỳ (hệ số 2): 02 bài, theo chương trình môn học. Thời gian làm bài từ 45' ÷ 60'.
+ Kiểm tra hết môn (hệ số 3): Tổng hợp kiến thức của chương trình môn học, thời gian làm bài từ 60' ÷ 90'.
VI. HƯỚNG DẪN CHƯƠNG TRÌNH
1. Phạm vi áp dụng chương trình:
- Áp dụng trong đào tạo hệ Cao đẳng Nghề khai thác hầm lò.
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy môn học:
- Để tạo Điều kiện cho học sinh tiếp thu tốt, khi giảng cần đặc biệt chú ý:
+ Có giáo trình cho học sinh tham khảo
+ Có mô hình phục vụ giảng dạy.
- Quá trình giảng dạy môn học cần sử dụng nhiều đến các sơ đồ bản vẽ, thông gió thoát nước mỏ Hầm lò, … Do đó, giáo viên nên sử dụng phần mềm Powerpoint, AUTOCAD trên máy vi tính để thiết kế các bài giảng có tính chất mô phỏng sơ đồ, giới thiệu quy trình công nghệ thông gió, thoát nước, … để giúp học viên tiếp thu bài nhanh hơn, sâu sắc hơn và giúp cho giáo viên sử dụng hiệu quả được thời gian giảng bài trên lớp.
3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý:
- Phân cấp mỏ, các phương pháp thông gió toàn mỏ và phương pháp thông gió cục bộ.
- Các phương pháp thoát nước mỏ hầm lò khi đào lò và các công trình tháo khô, hạ thấp mực nước ngầm.
4. Sách giáo khoa – tài liệu cần tham khảo:
- Giáo trình: Thông gió mỏ Hầm lò – Trường Đại học Mỏ địa chất Hà Nội
- Bài giảng: Thông gió thoát nước – Trường Cao đẳng kỹ thuật mỏ QN
- Bài giảng: Thông gió thoát nước – Trường Cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm.
Phụ lục 2B:
CHƯƠNG TRÌNH
MÔ ĐUN ĐÀO TẠO NGHỀ BẮT BUỘC CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO THIẾT BỊ AN TOÀN CẤP CỨU MỎ
Mã số mô đun: MĐ 21
Thời gian mô đun
- Lý thuyết: 11h
- Thực hành: 37h
- Tổng số: 48h
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN
- Vị trí: Mô đun thiết bị an toàn cấp cứu mỏ nằm trong chương trình các môn học và mô đun chuyên môn của nghề khai thác hầm lò. Khi học môn học này học sinh đã được học các môn học thuộc phần đại cương và cơ sở.
- Tính chất: Mô đun thiết bị an toàn cấp cứu mỏ là tập hợp những kiến thức cơ bản và kỹ năng sử dụng một số loại thiết bị an toàn cấp cứu mỏ
Sau khi học xong mô đun này học viên có khả năng:
- Nêu được công dụng, đặc tính kỹ thuật và quy trình sử dụng của một số thiết bị an toàn cấp cứu mỏ
- Sử dụng thành thạo bình tự cứu cá nhân, bình cứu hỏa theo đúng quy trình, đúng yêu cầu kỹ thuật
- Sử dụng được máy đo khí quang học, Dụng cụ đo khí dùng ống thử, Máy đo gió, Bình tự cứu cá nhân, Máy cứu sinh theo đúng quy trình
- Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật, quy phạm an toàn trong quá trình làm việc
1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:
TT | Các bài trong mô đun | Thời gian (h) | |||
Tổng số | Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra | ||
1 | Máy đo khí quang học | 8 | 2 | 6 | 0 |
2 | Dụng cụ đo khí dùng ống thử | 4 | 1 | 3 | 0 |
3 | Máy đo gió cơ học | 4 | 1 | 3 | 0 |
4 | Máy đo gió điện tử | 8 | 2 | 6 | 0 |
5 | Bình tự cứu cá nhân | 8 | 2 | 6 | 0 |
6 | Máy cứu sinh | 8 | 2 | 6 | 0 |
7 | Bình cứu hỏa MFZ-4 | 4 | 1 | 3 | 0 |
8 | Kiểm tra định kỳ | 4 | 0 | 0 | 4 |
| Tổng cộng: | 48 | 11 | 33 | 4 |
Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tính vào h thực hành
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học viên có khả năng:
- Trình bày được công dụng, đặc tính kỹ thuật và trình tự sử dụng máy đo khí quang học
- Sử dụng được máy đo khí quang học để đo khí CO2, CH4 theo trình tự
- Thực hiện các thao tác cẩn trọng và có ý thức giữ gìn máy trong quá trình luyện tập
Nội dung
Thời gian: 8h (LT: 2h; TH: 6h)
1. Công dụng và đặc tính kỹ thuật
2. Sơ đồ và nguyên lý làm việc
3. Sử dụng máy đo khí quang học
Bài 2: DỤNG CỤ ĐO KHÍ DÙNG ỐNG THỬ
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học viên có khả năng:
- Trình bày được công dụng, đặc tính kỹ thuật và trình tự sử dụng Dụng cụ đo khí dùng ống thử
- Sử dụng được Dụng cụ đo khí dùng ống thử để đo các mẫu khí theo đúng trình tự với sai số < 0,5%
- Thực hiện các thao tác cẩn trọng và có ý thức giữ gìn dụng cụ đo trong quá trình luyện tập
Nội dung
Thời gian: 4h (LT: 1h: TH: 3h)
1. Công dụng và đặc tính kỹ thuật
2. Sơ đồ và nguyên lý làm việc
3. Sử dụng máy đo khí dùng ống thử
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học viên có khả năng:
- Trình bày được công dụng, đặc tính kỹ thuật và trình tự sử dụng Máy đo gió cơ học
- Sử dụng được máy đo gió cơ học để đo tốc độ gió theo đúng trình tự
- Thực hiện các thao tác cẩn trọng và có ý thức giữ gìn máy đo trong quá trình luyện tập
Nội dung
Thời gian: 4h (LT: 1h; TH: 3h)
1. Công dụng và đặc tính kỹ thuật
2. Sơ đồ và nguyên lý làm việc
3. Sử dụng Máy đo gió cơ học
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài học này học viên có khả năng:
- Trình bày được công dụng, đặc tính kỹ thuật và trình tự sử dụng Máy đo gió điện tử
- Sử dụng được máy đo gió điện tử để đo tốc độ gió theo đúng trình tự
- Thực hiện các thao tác cẩn trọng và có ý thức giữ gìn máy đo trong quá trình luyện tập
Nội dung
Thời gian: 8h (LT: 2h; TH: 6h)
1. Công dụng và đặc tính kỹ thuật
2. Sơ đồ và nguyên lý làm việc
3. Sử dụng Máy đo gió điện tử
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học viên có khả năng:
- Trình bày được công dụng, đặc tính kỹ thuật, quy trình sử dụng, yêu cầu kỹ thuật và an toàn khi sử dụng bình tự cứu cá nhân
- Sử dụng thành thạo bình theo đúng trình tự
- Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật, quy phạm an toàn trong quá trình thực hiện
Nội dung
Thời gian: 8h (LT: 2h; TH: 6h)
1. Công dụng và đặc tính kỹ thuật
2. Sơ đồ và nguyên lý làm việc
3. Sử dụng bình tự cứu cá nhân
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học viên có khả năng:
- Trình bày được công dụng, đặc tính kỹ thuật, quy trình sử dụng, yêu cầu kỹ thuật và an toàn khi sử dụng máy cứu sinh
- Sử dụng được máy đúng trình tự đảm bảo an toàn
- Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật, quy phạm an toàn trong quá trình thực hiện
Nội dung
Thời gian: 8h (LT: 2h; TH: 6h)
1. Công dụng và đặc tính kỹ thuật
2. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc
3. Sử dụng Máy cứu sinh
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học viên có khả năng:
- Trình bày được công dụng, đặc tính kỹ thuật, quy trình sử dụng, yêu cầu kỹ thuật và an toàn khi sử dụng bình cứu hỏa MFZ-4
- Sử dụng dập được đám cháy nhỏ đúng theo quy trình và đảm bảo an toàn
- Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật, quy phạm an toàn trong quá trình thực hiện
Nội dung
Thời gian: 4h (LT: 1h; TH: 3h)
1. Công dụng và đặc tính kỹ thuật
2. Sơ đồ và nguyên lý làm việc
3. Sử dụng bình bột cứu hỏa
Thời gian: 4h (LT: 0h; TH: 4h)
* Kiểm tra đánh giá định kỳ | Tiêu đề |
- Hình thức: |
|
+ Lý thuyết: | - Thông qua kiểm tra viết (hoặc thông qua phiếu kiểm tra trắc nghiệm) |
+ Thực hành: | - Đánh giá thông qua thao tác sử dụng các thiết bị an toàn cấp cứu mỏ |
- Thời gian: - Nội dung: | - 4h Thực hiện các thao tác |
Tiêu chuẩn đánh giá | Phương pháp đánh giá |
- Trình tự các thao tác thực hiện - Độ chuẩn xác các thao tác - Thời gian - Yêu cầu kỹ thuật – an toàn | - Quan sát so sánh với bảng trình tự thực hiện - Quan sát đánh giá - Bấm h - Quan sát và đối chiếu với các yêu cầu kỹ thuật – an toàn đã quy định ứng với từng nhiệm vụ, công việc |
IV. ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC HIỆN MÔ ĐUN
1. Trang thiết bị
- Máy đo khí quang học
- Dụng cụ đo khí dùng ống thử
- Máy đo gió cơ học
- Máy đo gió điện tử
- Bình tự cứu cá nhân
- Máy cứu sinh
- Bình cứu hỏa MFZ-4
2. Vật liệu
- Ống nghiệm chứa hóa chất đo khí
- Vôi xôđa
- Chất chống ẩm (Glyxezen)
- Chai oxy
3. Nguồn lực
- Xưởng thực hành, đường lò thực hành tay nghề cơ bản
- Phòng học an toàn
V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
- Phương pháp đánh giá:
+ Lý thuyết: Thông qua kiểm tra viết (hoặc thông qua phiếu kiểm tra trắc nghiệm)
+ Thực hành: Đánh giá thông qua thao tác sử dụng các thiết bị an toàn cấp cứu mỏ
- Nội dung: Thực hiện các thao tác sử dụng thiết bị an toàn cấp cứu mỏ
1. Phạm vi áp dụng chương trình:
- Áp dụng cho hệ đào tạo Cao đẳng nghề khai thác than hầm lò.
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy môn học:
- Nội dung của mô đun có nhiều kiến thức chuyên ngành cần giải thích chi tiết, cụ thể. Vì vậy, quá trình giảng dạy nên cần kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy.
- Quá trình giảng dạy mô đun cần sử dụng nhiều đến các mô hình vật thật, và các sơ đồ bản vẽ. Đặc biệt khi giảng dạy, giáo viên nên sử dụng phần mềm Powerpoint trên máy vi tính để thiết kế các bài giảng có tính chất mô phỏng sơ đồ, … để giúp học viên tiếp thu bài nhanh hơn và sâu sắc hơn khi học các phần lý thuyết. Quá trình dạy các kỹ năng thực hành giáo viên cần phải hướng dẫn chi tiết, cụ thể và thường xuyên giám sát, kiểm tra, đôn đốc khi học sinh rèn luyện kỹ năng tay nghề.
3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý:
Sơ đồ và nguyên lý làm việc, quy trình sử dụng các thiết bị: Máy đo khí; Dụng cụ đo khí: Máy đo gió điện tử; Bình tự cứu cá nhân; Máy cứu sinh; Bình cứu hỏa MFZ-4.
4. Sách giáo khoa – tài liệu cần tham khảo:
- Giáo trình Kỹ thuật an toàn mỏ hầm lò – Trường đại học Mỏ - Địa chất
- Giáo trình Thiết bị an toàn cấp cứu mỏ hầm lò – Trung tâm cấp cứu mỏ
- Giáo trình Thiết bị an toàn cấp cứu mỏ hầm lò – Trường CĐ nghề mỏ Hồng Cẩm.
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO VẬN HÀNH THIẾT BỊ MỎ
Mã số mô đun: CĐKT MĐ22
Thời gian mô đun
- Lý thuyết: 20h
- Thực hành: 116h
- Tổng số: 136h
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN
- Vị trí: Môđun thiết bị mỏ nằm trong chương trình các môn học và mô đun chuyên ngành nghề khai thác hầm lò. Khi học môn học này học sinh đã được học các môn học thuộc phần đại cương và cơ sở.
- Tính chất: Môđun thiết bị mỏ là tập hợp những kiến thức và kỹ năng sử dụng và vận hành một số loại thiết bị mỏ
Sau khi học xong mô đun này học viên có khả năng:
- Nêu được công dụng, nguyên lý làm việc, đặc tính kỹ thuật và quy trình vận hành một số thiết bị sử dụng trong mỏ hầm lò
- Vận hành được một số loại thiết bị mỏ như máy quạt gió, máy bơm, máy nén khí, búa chèn, máng cào, băng tải, tời trục, Trạm bơm dung dịch, máy khấu than
- Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật, quy phạm an toàn trong quá trình làm việc
1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:
TT | Các bài trong mô đun | Thời gian (h) | |||
Tổng số | Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra | ||
1 | Máy quạt gió | 8 | 2 | 6 | 0 |
2 | Máy bơm nước | 8 | 2 | 6 | 0 |
3 | Máy nén khí | 8 | 2 | 6 | 0 |
4 | Búa chèn | 8 | 2 | 6 | 0 |
5 | Trạm bơm dung dịch nhũ hóa | 8 | 2 | 6 | 0 |
6 | Kiểm tra định kỳ | 4 | 0 | 0 | 4 |
7 | Máng cào | 16 | 2 | 14 | 0 |
8 | Băng tải | 16 | 2 | 14 | 0 |
9 | Tời trục | 16 | 2 | 14 | 0 |
10 | Kiểm tra định kỳ | 4 | 0 | 0 | 4 |
11 | Máy khấu | 36 | 4 | 32 | 0 |
12 | Kiểm tra định kỳ | 4 | 0 | 0 | 4 |
| Tổng cộng: | 136 | 20 | 104 | 12 |
Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tính vào h thực hành
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài học này học viên có khả năng:
- Nêu được công dụng, nguyên lý làm việc, đặc tính kỹ thuật và quy trình vận hành của một số máy quạt gió
- Vận hành được quạt gió cục bộ và xử lý được một số sự cố thông thường trong quá trình vận hành
- Rèn luyện cẩn trọng và ý thức giữ gìn máy trong quá trình luyện tập
Nội dung
Thời gian: 8h (LT: 2h; TH: 6h)
1. Công dụng, phân loại
2. Sơ đồ, nguyên lý hoạt động
3. Đặc tính kỹ thuật và phạm vi sử dụng
4. Quy trình vận hành quạt gió
5. Một số sự cố thường gặp trong quá trình vận hành, nguyên nhân và cách khắc phục
6. Vận hành quạt gió
7. Xử lý một số sự cố
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học viên có khả năng:
- Nêu được công dụng, nguyên lý làm việc, đặc tính kỹ thuật và quy trình vận hành một số loại máy bơm nước sử dụng trong mỏ hầm lò
- Nêu được một số sự cố, nguyên nhân và cách khắc phục sự cố trong khi vận hành.
- Vận hành được máy bơm nước và xử lý được một số sự cố thông thường trong quá trình vận hành
- Thực hiện các thao tác cẩn trọng và có ý thức giữ gìn máy trong quá trình luyện tập
Nội dung
Thời gian: 8h (LT: 2h; TH: 6h)
1. Công dụng, phân loại
2. Máy bơm nước ly tâm
3. Sơ đồ và nguyên lý làm việc
4. Đặc tính kỹ thuật và phạm vi sử dụng
5. Quy trình vận hành
6. Một số sự cố thường gặp trong quá trình vận hành, nguyên nhân và cách khắc phục
7. Vận hành máy bơm ly tâm
8. Xử lý một số sự cố trong khi vận hành bơm ly tâm
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học viên có khả năng:
- Trình bày được công dụng, nguyên lý làm việc, đặc tính kỹ thuật của máy nén khí
- Nêu được quy trình vận hành, các sự cố nguyên nhân và cách khắc phục sự cố trong khi vận hành
- Vận hành được máy nén khí theo đúng quy trình
- Xử lý được một số sự cố trong khi vận hành
- Có được tính cẩn trọng và ý thức giữ gìn máy trong quá trình luyện tập
Nội dung
Thời gian: 8h (LT: 2h; TH: 6h)
1. Công dụng, phân loại
2. Sơ đồ và nguyên lý làm việc
3. Đặc tính kỹ thuật
4. Quy trình vận hành
5. Một số sự cố thường gặp trong quá trình vận hành, nguyên nhân và cách khắc phục
6. Vận hành máy nén khí
7. Xử lý sự cố khi vận hành máy nén khí
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài học này học viên có khả năng:
- Trình bày được công dụng, nguyên lý làm việc, đặc tính kỹ thuật của búa chèn
- Nêu được quy trình vận hành, các sự cố, nguyên nhân và cách khắc phục sự cố trong khi vận hành
- Vận hành được búa chèn theo đúng quy trình
- Khắc phục được một số sự cố trong khi vận hành
- Thực hiện các thao tác cẩn trọng và có ý thức giữ gìn máy trong quá trình luyện tập
Nội dung
Thời gian: 8h (LT: 2h; TH: 6h)
1. Công dụng búa chèn
2. Sơ đồ nguyên lý làm việc
3. Đặc tính kỹ thuật
4. Quy trình vận hành búa chèn
5. Một số sự cố thường gặp trong quá trình vận hành, nguyên nhân và cách khắc phục
6. Vận hành búa chèn
7. Xử lý sự cố khi vận hành
Bài 5: TRẠM BƠM DUNG DỊCH NHŨ HÓA
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học viên có khả năng:
- Trình bày được công dụng, nguyên lý làm việc, đặc tính kỹ thuật và trình tự vận hành trạm dung dịch nhũ hóa
- Nêu được một số sự cố, nguyên nhân và cách khắc phục sự cố trong quá trình vận hành
- Vận hành được trạm bơm dung dịch nhũ hóa và xử lý được một số sự cố thông thường trong quá trình vận hành
- Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định vận hành trạm bơm dung dịch nhũ hóa
Nội dung
Thời gian: 8h (LT: 2h; TH: 6h)
1. Công dụng, phân loại
2. Sơ đồ và nguyên lý hoạt động
3. Quy trình vận hành
4. Một số sự cố thường gặp trong quá trình vận hành, nguyên nhân và cách khắc phục
5. Vận hành trạm bơm dung dịch nhũ hóa
6. Xử lý sự cố khi vận hành
Thời gian: 4h (LT: 0h; TH: 4h)
- Hình thức + Lý thuyết: |
- Thông qua kiểm tra viết (hoặc thông qua phiếu kiểm tra trắc nghiệm) |
+ Thực hành | - Đánh giá thông qua các kỹ năng vận hành thiết bị: thông gió, thoát nước, nén khí, trạm cấp dịch |
- Thời gian: - Nội dung | - 4h Thực hiện kỹ năng vận hành thiết bị: Quạt gió, bơm nước, máy nén khí, búa chèn, trạm dung dịch nhũ hóa |
Tiêu chuẩn đánh giá | Phương pháp đánh giá |
- Trình tự các thao tác thực hiện - Độ chuẩn xác các thao tác - Thời gian - Yêu cầu kỹ thuật – an toàn | - Quan sát so sánh với bảng trình tự thực hiện - Quan sát đánh giá - Bấm h - Quan sát và đối chiếu với các yêu cầu kỹ thuật – an toàn đã quy định ứng với từng nhiệm vụ, công việc |
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học viên có khả năng:
- Trình bày được công dụng, nguyên lý làm việc, đặc tính kỹ thuật, trình tự tháo lắp và vận hành máng cào
- Tháo, lắp được máng cào đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật
- Vận hành được máng cáo theo đúng trình tự và xử lý được một số sự cố thường gặp trong quá trình vận hành
- Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định tháo lắp và vận hành.
Nội dung
Thời gian: 16h (LT: 2h; TH: 14h)
1. Công dụng, phạm vi sử dụng
2. Phân loại máng cào
3. Nguyên lý làm việc
4. Quy trình vận hành
5. Một số sự cố thường gặp trong quá trình vận hành, nguyên nhân và cách khắc phục
6. Tháo, lắp máng cào
7. Vận hành máng cào
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học viên có khả năng:
- Trình bày được công dụng, nguyên lý làm việc, đặc tính kỹ thuật và quy trình vận hành băng tải
- Vận hành được băng tải và xử lý được một số sự cố thường gặp trong quá trình vận hành
- Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định vận hành băng tải
Nội dung
Thời gian: 16h (LT: 2h; TH: 14h)
1. Công dụng và phân loại
2. Sơ đồ và nguyên lý làm việc
3. Đặc tính kỹ thuật
4. Quy trình vận hành
5. Một số sự cố thường gặp trong quá trình vận hành, nguyên nhân và cách khắc phục
6. Vận hành băng tải
7. Xử lý sự cố khi vận hành
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học viên có khả năng:
- Trình bày được công dụng, nguyên lý làm việc, đặc tính kỹ thuật và quy trình vận hành tời trục
- Vận hành được tời trục theo đúng quy trình đảm bảo an toàn
- Xử lý được một số sự cố thông thường trong quá trình vận hành
- Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định vận hành
Nội dung
Thời gian: 16h (LT: 2h; TH: 14h)
1. Công dụng và phân loại
2. Sơ đồ và nguyên lý làm việc
3. Quy trình vận hành
4. Một số sự cố thường gặp trong quá trình vận hành, nguyên nhân và cách khắc phục
Thời gian: 4h (Lý thuyết: 0h; TH: 4h)
- Hình thức + Lý thuyết: |
- Thông qua kiểm tra viết (hoặc thông qua phiếu kiểm tra trắc nghiệm) |
+ Thực hành | - Đánh giá thông qua các kỹ năng vận hành thiết bị: Máng cào, băng tải, tời trục |
- Thời gian: - Nội dung | - 4h Thực hiện kỹ năng vận hành thiết bị: Máng cào, băng tải, tời trục |
Tiêu chuẩn đánh giá | Phương pháp đánh giá |
- Trình tự các thao tác thực hiện - Độ chuẩn xác các thao tác - Thời gian - Yêu cầu kỹ thuật – an toàn | - Quan sát so sánh với bảng trình tự thực hiện - Quan sát đánh giá - Bấm h - Quan sát và đối chiếu với các yêu cầu kỹ thuật – an toàn đã quy định ứng với từng nhiệm vụ, công việc |
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học viên có khả năng:
- Trình bày được công dụng, nguyên nhân làm việc, phạm vi sử dụng và đặc tính kỹ thuật của máy khấu
- Trình bày được quy trình kiểm tra và vận hành máy khấu
- Thực hiện được công việc kiểm tra máy khấu trước khi vận hành
- Vận hành được máy khấu theo đúng quy trình
- Thực hiện các thao tác cẩn trọng và có ý thức giữ gìn máy trong quá trình luyện tập
Nội dung
Thời gian: 36h (LT: 4h; TH: 32h)
1. Công dụng và phân loại
2. Sơ đồ và nguyên lý làm việc
3. Đặc tính kỹ thuật
4. Kiểm tra trước khi vận hành
5. Vận hành máy khấu than
6. Một số sự cố thường gặp trong quá trình vận hành, nguyên nhân và cách khắc phục
Thời gian: 4h (LT: 0h; TH: 4h)
- Hình thức + Lý thuyết: |
- Thông qua kiểm tra viết (hoặc thông qua phiếu kiểm tra trắc nghiệm) |
+ Thực hành | - Đánh giá thông qua các kỹ năng kiểm tra và vận hành thiết bị: Máy khấu |
- Thời gian: - Nội dung | - 4h Thực hiện kỹ năng kiểm tra và vận hành thiết bị máy khấu |
Tiêu chuẩn đánh giá | Phương pháp đánh giá |
- Trình tự các thao tác thực hiện - Độ chuẩn xác các thao tác - Thời gian - Yêu cầu kỹ thuật – an toàn | - Quan sát so sánh với bảng trình tự thực hiện - Quan sát đánh giá - Bấm h - Quan sát và đối chiếu với các yêu cầu kỹ thuật – an toàn đã quy định ứng với từng nhiệm vụ, công việc |
IV. ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC HIỆN MÔ ĐUN
1. Trang thiết bị
- Máy quạt gió
- Máy bơm nước ly tâm
- Máy nén khí
- Máng cào
- Băng tải
- Tời trực
- Trạm bơm nhũ hóa
- Búa chèn
- Máy khấu
- Các loại cờ lê, mỏ lết, bút thử điện, kìm …
2. Vật liệu
- Dầu ga doan
- Dầu công nghiệp
- Mỡ chịu nhiệt
- Dung dịch nhũ hóa
3. Nguồn lực
- Xưởng thực hành, đường lò thực hành tay nghề cơ bản
- Các công ty, xí nghiệp.
V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
- Phương pháp đánh giá:
+ Lý thuyết: thông qua kiểm tra viết (hoặc thông qua phiếu kiểm tra trắc nghiệm)
+ Thực hành: Đánh giá thông qua thao tác sử dụng vận hành các thiết bị mỏ
- Nội dung: Thực hiện các thao tác sử dụng vận hành các thiết bị mỏ hầm lò.
1. Phạm vi áp dụng chương trình:
- Áp dụng cho hệ đào tạo cao đẳng nghề khai thác than hầm lò.
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy môn học:
- Nội dung của mô đun có nhiều kiến thức chuyên ngành cần giải thích chi tiết, cụ thể. Vì vậy, quá trình giảng dạy nên cần kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy.
- Quá trình giảng dạy mô đun cần sử dụng nhiều đến các mô hình vật thật, và các sơ đồ bản vẽ. Đặc biệt khi giảng dạy, giáo viên nên sử dụng phầm mềm Powerpoint trên máy vi tính để thiết kế các bài giảng có tính chất mô phỏng sơ đồ, … để giúp học viên tiếp thu bài nhanh hơn và sâu sắc hơn khi học các phần lý thuyết. Quá trình dạy các kỹ năng thực hành giáo viên cần phải hướng dẫn chi tiết, cụ thể và thường xuyên giám sát, kiểm tra, đôn đốc khi học sinh rèn luyện kỹ năng tay nghề.
3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý:
Sơ đồ và nguyên lý làm việc, quy trình vận hành, một số sự cố thường gặp trong quá trình vận hành, nguyên nhân và cách khắc phục, xử lý sự cố khi vận hành các thiết bị: Máy quạt gió; Máy bơm nước ly tâm; Máy nén khí, Máng cào, Băng tải; Tời trục, Trạm bơm nhũ hóa; Búa chèn; Máy khấu.
4. Sách giáo khoa – tài liệu cần tham khảo:
- Giáo trình máy và tổ hợp thiết bị mỏ - Trường Đại học Mỏ - Địa chất
- Giáo trình Thiết bị mỏ hầm lò – Trường CĐKT Mỏ
- Giáo trình Thiết bị mỏ Hầm lò – Trường CĐ nghề mỏ Hồng Cẩm.
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO CHỐNG GIỮ LÒ CHUẨN BỊ
Mã số mô đun: MĐ 23
Thời gian mô đun
- Lý thuyết: 12h
- Thực hành: 140h
- Tổng số: 152h
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN
- Vị trí: Mô đun chống giữ lò chuẩn bị nằm trong chương trình các môn học và mô đun chuyên môn của nghề khai thác hầm lò. Khi học mô đun này học sinh đã được học các môn học thuộc khối kiến thức cơ sở và các môn học, thuộc khối kiến thức chuyên môn trước đó.
- Tính chất: Mô đun chống giữ lò là tập hợp những kiến thức và kỹ năng về kỹ thuật chống giữ các đường lò chuẩn bị.
Sau khi học xong mô đun này học viên có khả năng:
- Đọc được hộ chiếu chống giữ các đường lò.
- Mô tả được kết cấu và của từng loại vì chống giữ sử dụng chống giữ các đường lò
- Trình bày được trình tự, yêu cầu kỹ thuật, yêu cầu an toàn khi chống giữ lò chuẩn bị
- Trình bày được trình tự, yêu cầu kỹ thuật, yêu cầu an toàn khi lắp đặt đường ray
- Gia công được các loại mộng và các chi tiết của vì chống gỗ
- Chống giữ được các đường lò bằng, lò nghiêng, lò quay bằng vì chống gỗ, vì chống kim loại, vì neo
- Lắp đặt được đường ray đảm bào đúng yêu cầu kỹ thuật
- Có khả năng tổ chức thực hiện các công việc trong mô đun đảm bảo tính khoa học và hiệu quả
1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:
TT | Các bài trong mô đun | Thời gian (h) | |||
Tổng số | Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra | ||
1 | Gia công vì chống gỗ lò chuẩn bị | 32 | 4 | 28 | 0 |
2 | Dựng vì chống gỗ lò chuẩn bị | 32 | 2 | 30 | 0 |
3 | Kiểm tra định kỳ | 4 | 0 | 0 | 4 |
4 | Dựng vì chống sắt lò chuẩn bị | 32 | 2 | 30 | 0 |
5 | Đặt đường ray | 16 | 2 | 14 | 0 |
6 | Kiểm tra định kỳ | 4 | 0 | 0 | 4 |
7 | Đặt đường ray | 28 | 2 | 26 | 0 |
8 | Kiểm tra định kỳ | 4 | 0 | 0 | 4 |
| Tổng cộng: | 152 | 12 | 128 | 12 |
Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tính vào h thực hành
Bài 1: GIA CÔNG VÌ CHỐNG GỖ LÒ CHUẨN BỊ
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học viên có khả năng:
- Mô tả được các loại mộng trong các chi tiết của vì chống gỗ
- Gia công hoàn thiện bộ vì chống gỗ đúng yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo an toàn trong thời gian không quá 20 phút
- Thực hiện các thao tác cẩn trọng và có ý thức tài nguyên trong công việc
Nội dung
Thời gian: 32h (LT: 4h; TH: 28h)
1. Ưu, nhược điểm, Điều kiện áp dụng của vì chống gỗ
2. Các dạng sử dụng vì của vì chống gỗ
3. Kết cấu mộng tiếp giáp của vì chống gỗ
4. Yêu cầu kỹ thuật vì chống gỗ hình thang
5. Gia công vì chống lò chuẩn bị
Bài 2: DỰNG VÌ CHỐNG GỖ LÒ CHUẨN BỊ
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học viên có khả năng:
- Trình bày được trình tự, yêu cầu kỹ thuật khi dựng vì chống ở các đường lò chuẩn bị
- Đọc được hộ chiếu chống giữ các đường lò
- Dựng được vì chống gỗ ở các đường lò theo đúng trình tự đúng yêu cầu kỹ thuật và đảm bảo an toàn
- Tuân thủ theo đúng quy trình, quy phạm trong quá trình thực hiện công việc
Nội dung
Thời gian: 32h (LT: 2h; TH: 30h)
1. Khái niệm hộ chiếu chống giữ lò chuẩn bị
2. Cơ sở thiết lập hộ chiếu chống giữ lò chuẩn bị
3. Trình tự và yêu cầu kỹ thuật khi dựng vì chống gỗ ở lò chuẩn bị
4. Đọc hộ chiếu chống giữ lò chuẩn bị
5. Dựng vì chống gỗ lò bằng
6. Dựng vì chống gỗ lò nghiêng
7. Dựng vì chống gỗ lò quay
8. Dựng vì chống gỗ ngã ba, ngã tư.
Thời gian: 4h (LT: 0h; TH: 4h)
* Kiểm tra đánh giá định kỳ | Tiêu đề |
- Hình thức + Lý thuyết: |
- Thông qua kiểm tra viết (hoặc thông qua phiếu kiểm tra trắc nghiệm) |
+ Thực hành - Thời gian: - Nội dung | - Đánh giá thông qua các kỹ năng dựng vì chống - 4h - Gia công vì chống gỗ - Dựng vì chống gỗ lò chuẩn bị |
Tiêu chuẩn đánh giá | Phương pháp đánh giá |
- Trình tự các thao tác thực hiện - Độ chuẩn xác các thao tác - Thời gian - Yêu cầu kỹ thuật – an toàn | - Quan sát so sánh với bảng trình tự thực hiện - Quan sát đánh giá - Bấm h - Quan sát và đối chiếu với các yêu cầu kỹ thuật – an toàn đã quy định ứng với từng nhiệm vụ, công việc |
- Kết quả sản phẩm | - Quan sát đánh giá |
Bài 4: DỰNG VÌ CHỐNG SẮT LÒ CHUẨN BỊ
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học viên có khả năng:
- Mô tả được kết cấu các loại vì chống sắt
- Trình bày được trình tự, yêu cầu kỹ thuật khi dựng vì sắt ở các đường lò chuẩn bị
- Dựng được vì chống sắt ở các đường lò chuẩn bị theo đúng trình tự đúng yêu cầu kỹ thuật và đảm bảo an toàn
- Tuân thủ theo đúng quy trình, quy phạm trong quá trình thực hiện công việc
Nội dung
Thời gian: 32h (LT: 2h; TH: 30h)
1. Ưu nhược điểm, điều kiện áp dụng của vì chống sắt
2. Các dạng kết cấu vì chống sắt
3. Dựng vì chống sắt ở lò bằng
4. Dựng vì chống sắt ở lò nghiêng
5. Dựng vì chống sắt ở lò quay
6. Dựng vì chống sắt ngã ba, ngã tư.
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học viên có khả năng:
-Mô tả được kết cấu của đường ray
- Trình bày được trình tự, yêu cầu kỹ thuật lắp đặt ray trong các đường lò chuẩn bị
- Lắp đặt được đường ray ở các đường lò chuẩn bị theo đúng trình tự yêu cầu kỹ thuật và đảm bảo an toàn
- Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình, quy phạm trong quá trình thực hiện công việc
Nội dung
Thời gian: 16h (LT: 2h; TH: 14h)
1. Sơ đồ kết cấu đường ray
2. Trình tự và yêu cầu khi lắp đặt đường ray
3. Lắp đặt đường ray
Thời gian: 4h (LT: 0h: TH: 4h)
* Kiểm tra đánh giá định kỳ | Tiêu đề |
- Hình thức + Lý thuyết: |
- Thông qua kiểm tra viết (hoặc thông qua phiếu kiểm tra trắc nghiệm) |
+ Thực hành - Thời gian: - Nội dung: | - Đánh giá thông qua các kỹ năng dựng vì chống - 4h - Dựng vì chống sắt - Lắp đặt đường ray |
Tiêu chuẩn đánh giá | Phương pháp đánh giá |
- Trình tự các thao tác thực hiện - Độ chuẩn xác các thao tác - Thời gian - Yêu cầu kỹ thuật – an toàn | - Quan sát so sánh với bảng trình tự thực hiện - Quan sát đánh giá - Bấm h - Quan sát và đối chiếu với các yêu cầu kỹ thuật – an toàn đã quy định ứng với từng nhiệm vụ, công việc |
- Kết quả sản phẩm | - Quan sát đánh giá |
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học viên có khả năng:
- Nêu được ưu nhược điểm, phạm vi áp dụng của vì chống neo
- Trình bày được trình tự, yêu cầu kỹ thuật thi công vì chống neo
- Thi công được vì neo ở các đường lò chuẩn bị theo đúng trình tự đúng yêu cầu kỹ thuật và đảm bảo an toàn
- Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình, quy phạm trong quá trình thực hiện công việc
Nội dung
Thời gian: 28h (LT: 2h: TH: 26h)
1. Ưu, nhược điểm và điều kiện áp dụng của vì neo
2. Các loại vì neo
3. Những yêu cầu chung khi thi công vì neo
4. Kỹ thuật thi công vì neo
Thời gian: 4h (LT: 0h; TH: 4h)
* Kiểm tra đánh giá định kỳ | Tiêu đề |
- Hình thức + Lý thuyết: |
- Thông qua kiểm tra viết (hoặc thông qua phiếu kiểm tra trắc nghiệm) |
+ Thực hành - Thời gian: - Nội dung: | - Đánh giá thông qua các kỹ năng thi công vì neo - 4h - Thi công vì neo |
Tiêu chuẩn đánh giá | Phương pháp đánh giá |
- Trình tự các thao tác thực hiện - Độ chuẩn xác các thao tác - Thời gian - Yêu cầu kỹ thuật – an toàn | - Quan sát so sánh với bảng trình tự thực hiện - Quan sát đánh giá - Bấm h - Quan sát và đối chiếu với các yêu cầu kỹ thuật – an toàn đã quy định ứng với từng nhiệm vụ, công việc |
- Kết quả sản phẩm | - Quan sát đánh giá |
IV. ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC HIỆN MÔ ĐUN
1. Trang thiết bị
- Búa chèn và hệ thống khí nén
- Đầu châu uốn ray
- Choòng cày
- Cuốc chim
- Xẻng
- Thước đo
- Búa lò
- Các loại cờ lê, mỏ lết, kìm …
2. Vật liệu
- Ray P28 hoặc P24
- Tà vẹt
- Đinh vấu
- Vì chống sắt hình thang
- Vì chống sắt hình vòm
- Gỗ (Ф = 10 ÷ 18 cm; L = 1,2 ÷ 2,5 m)
- Thép (Ф = 10 ÷ 8 cm; L= 1,2 ÷ 2,5 m)
- Bê tông đông nhanh, chất dẻo
- Vì neo bê tông cốt thép, neo cáp, neo chất dẻo.
3. Nguồn lực
- Xưởng thực hành nghề của trường
- Đường lò thực hành tay nghề cơ bản
V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
- Phương pháp đánh giá:
+ Lý thuyết: Thông qua kiểm tra viết (hoặc thông qua phiếu kiểm tra trắc nghiệm).
+ Thực hành: Đánh giá thông qua thao tác gia công, dựng vì chống gỗ, kim loại, lắp đặt đường ray ở các đường lò chuẩn bị.
- Nội dung: Thực hiện các kỹ năng, thao tác chống giữ lò chuẩn bị.
1. Phạm vi áp dụng chương trình:
- Áp dụng cho hệ đào tạo cao đẳng nghề khai thác than hầm lò.
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy môn học:
- Nội dung của mô đun có nhiều kiến thức chuyên ngành cần giải thích chi tiết, cụ thể. Vì vậy, quá trình giảng dạy nên cần kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy.
- Quá trình giảng dạy mô đun cần sử dụng nhiều đến các mô hình, vật thật, và các sơ đồ bản vẽ. Đặc biệt khi giảng dạy, giáo viên nên sử dụng phầm mềm Powerpoint trên máy vi tính để thiết kế các bài giảng có tính chất mô phỏng sơ đồ, trình từ, … để giúp học viên tiếp thu bài nhanh hơn và sâu sắc hơn khi học các phần lý thuyết. Quá trình dạy các kỹ năng thực hành giáo viên cần phải hướng dẫn chi tiết, cụ thể và thường xuyên giám sát, kiểm tra, đôn đốc khi học sinh rèn luyện kỹ năng tay nghề.
3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý:
- Trình tự gia công một số loại mộng thường dùng
- Trình tự dựng vì chống gỗ ở các đường lò chuẩn bị
- Trình tự dựng vì chống kim loại ở các đường lò chuẩn bị
- Trình tự dựng lắp đặt đường ray ở một số đường lò chuẩn bị
- Trình tự thi công lắp đặt vì neo ở một số đường lò chuẩn bị
4. Sách giáo khoa – Tài liệu cần tham khảo:
- Giáo trình thực hành Kỹ thuật chống giữ hầm lò chuẩn bị - trường CĐ nghề mỏ Hồng Cẩm
- Giáo trình Xây dựng công trình ngầm – Trường Đại học Mỏ - Địa chất.
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO CHỐNG GIỮ LÒ CHỢ
Mã số mô đun: MĐ 24
Thời gian mô đun
- Lý thuyết: 21h
-Thực hành: 179h
-Tổng số: 200h
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN
- Vị trí: Mô đun chống giữ lò chợ nằm trong chương trình các môn học và mô đun chuyên môn của nghề khai thác hầm lò. Khi học mô đun này học sinh đã được học các môn học thuộc khối kiến thức cơ sở và các môn học, thuộc khối kiến thức chuyên môn trước đó.
- Tính chất: Mô đun chống giữ lò chợ là tập hợp những kiến thức và kỹ năng về kỹ thuật chống giữ lò chợ.
Sau khi học xong mô đun này học viên có khả năng:
- Mô tả được kết cấu, nêu được ưu nhược điểm và phạm vi áp dụng của từng loại vì chống sử dụng trong lò chợ
- Trình bày được trình tự, yêu cầu kỹ thuật, yêu cầu an toàn trong từng bước thực hiện các công việc chống giữ lò chợ
- Chống giữ được ở các đường lò chợ bằng vì chống gỗ thìu dọc, thìu ngang, vì chống cột thủy lực đơn xà khớp, giá thủy lực di động, giá khung di động đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật và an toàn
- Lắp đặt được giá thủy lực di động đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật
- Tự tổ chức và giúp đỡ đồng nghiệp thực hiện các công việc trong mô đun đảm bảo tính khoa học và hiệu quả.
1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:
TT | Các bài trong mô đun | Thời gian (h) | |||
Tổng số | Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra | ||
1 | Gia công vì chống gỗ lò chợ | 8 | 1 | 7 | 0 |
2 | Chống giữ lò chợ bằng vì chống gỗ thìu dọc | 16 | 2 | 14 | 0 |
3 | Chống giữ lò chợ bằng vì chống gỗ thìu ngang | 16 | 2 | 14 | 0 |
4 | Xếp cũi lợn lò chợ | 16 | 2 | 14 | 0 |
5 | Kiểm tra định kỳ | 4 | 0 | 0 | 4 |
6 | Chống giữ lò chợ bằng vì chống cột thủy lực đơn xà khớp | 32 | 3 | 29 | 0 |
7 | Chống giữ lò chợ bằng giá thủy lực di động | 32 | 4 | 28 | 0 |
8 | Kiểm tra định kỳ | 4 | 0 | 0 | 4 |
9 | Lắp đặt giá thủy lực di động | 32 | 3 | 29 | 0 |
10 | Chống giữ lò chợ bằng giá khung di động | 36 | 4 | 32 | 0 |
11 | Kiểm tra định kỳ | 4 | 0 | 0 | 4 |
| Tổng cộng: | 128 | 14 | 106 | 8 |
Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tính vào h thực hành
Bài 1: GIA CÔNG VÌ CHỐNG GỖ LÒ CHỢ
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học viên có khả năng:
- Mô tả được các chi tiết của vì chống gỗ trong lò chợ
- Gia công hoàn thiện bộ vì chống gỗ đúng yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo an toàn trong thời gian không quá 15 phút
- Thực hiện các thao tác cẩn trọng và có ý thức tài nguyên trong công việc
Nội dung
Thời gian: 8h (LT: 1h; TH: 7h)
1. Các dạng kết cấu của vì chống gỗ trong lò chợ
2. Yêu cầu kỹ thuật của vì chống gỗ sử dụng trong lò chợ
3. Gia công vì chống gỗ ở lò chợ
Bài 2: CHỐNG GIỮ LÒ CHỢ BẰNG VÌ CHỐNG GỖ THÌU DỌC
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học viên có khả năng:
- Nêu được ưu nhược điểm, phạm vi sử dụng của vì chống gỗ thìu dọc
- Trình bày được trình tự dựng vì chống gỗ thìu dọc
- Dựng được vì chống gỗ thìu dọc trong lò chợ đảm bảo đúng trình tự, đúng yêu cầu kỹ thuật và an toàn
- Tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật, quy phạm an toàn trong quá trình thực hiện công việc
Nội dung
Thời gian: 16h (LT: 2h; TH: 14h)
1. Ưu, nhược điểm, Điều kiện áp dụng vì chống gỗ thìu dọc
2. Yêu cầu kỹ thuật và an toàn trong công tác chống giữ lò chợ bằng thìu dọc
3. Kỹ thuật chống giữ bằng vì chống gỗ thìu dọc
Bài 3: CHỐNG GIỮ LÒ CHỢ BẰNG VÌ CHỐNG GỖ THÌU NGANG
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học viên có khả năng:
- Nêu được ưu nhược điểm, phạm vi sử dụng của vì chống gỗ thìu ngang
- Trình bày được trình tự dựng vì chống gỗ thìu ngang
- Dựng được vì chống gỗ thìu ngang trong lò chợ đảm bảo đúng trình tự, đúng yêu cầu kỹ thuật và an toàn
- Tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật, quy phạm an toàn trong quá trình thực hiện công việc
Nội dung
Thời gian: 16h (LT: 2h; TH: 14h)
1. Ưu, nhược điểm, điều kiện áp dụng vì chống gỗ thìu ngang
2. Yêu cầu kỹ thuật và an toàn trong công tác chống giữ lò chợ bằng thìu ngang
3. Kỹ thuật chống giữ bằng vì chống gỗ thìu ngang
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học viên có khả năng:
- Mô tả được kết cấu và nêu được điều kiện áp dụng của cũi lợn
- Xếp được cũi lợn ở lò chợ đảm bảo yêu cầu về mặt kỹ thuật và an toàn
- Có ý thức thực hiện đúng các quy trình, quy phạm trong quá trình thực hiện công việc xếp cũi lò chợ
Nội dung
Thời gian: 16h (LT: 2h; TH: 14h)
1. Kết cấu cũi lợn
2. Trình tự tháo, xếp cũi lợn yêu cầu kỹ thuật khi tháo, xếp cũi lợn ở lò chợ
3. Xếp cũi lợn lò chợ
Thời gian: 4h (LT: 0h; TH: 4h)
* Kiểm tra đánh giá định kỳ | Tiêu đề |
- Hình thức + Lý thuyết: |
- Thông qua kiểm tra viết (hoặc thông qua phiếu kiểm tra trắc nghiệm) |
+ Thực hành | - Đánh giá thông qua các kỹ năng xây dựng vì chống gỗ lò chợ, xếp cũi lợn lò chợ |
- Thời gian: - Nội dung: | - 4h - Dựng vì chống gỗ lò chợ - Xếp cũi lợn lò chợ |
Tiêu chuẩn đánh giá | Phương pháp đánh giá |
- Trình tự các thao tác thực hiện - Độ chuẩn xác các thao tác - Thời gian - Yêu cầu kỹ thuật – an toàn | - Quan sát so sánh với bảng trình tự thực hiện - Quan sát đánh giá - Bấm h - Quan sát và đối chiếu với các yêu cầu kỹ thuật – an toàn đã quy định ứng với từng nhiệm vụ, công việc |
- Kết quả sản phẩm | - Quan sát đánh giá |
Bài 6: CHỐNG GIỮ LÒ CHỢ BẰNG VÌ CHỐNG CỘT THỦY LỰC ĐƠN XÀ KHỚP
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học viên có khả năng:
- Mô tả được kết cấu và nêu được ưu, nhược điểm, phạm vi sử dụng của vì chống cột thủy lực đơn xà khớp
- Trình bày được trình tự dựng vì chống cột thủy lực đơn xà khớp
- Dựng được vì chống cột thủy lực đơn xà khớp trong lò chợ đảm bảo đúng trình tự, đúng yêu cầu kỹ thuật và an toàn
- Tuân thủ theo đúng quy trình kỹ thuật và quy phạm an toàn trong quá trình thực hiện công việc
Nội dung
Thời gian: 32 h (LT: 3h; TH: 29h)
1. Kết cấu vì chống cột thủy lực đơn xà khớp
2. Ưu, nhược điểm, điều kiện áp dụng vì chống vì chống cột thủy lực đơn xà khớp
3. Yêu cầu kỹ thuật và an toàn trong công tác chống giữ lò chợ bằng vì chống cột thủy lực đơn xà khớp
4. Kỹ thuật chống giữ bằng vì chống cột thủy lực đơn xà khớp
Bài 7: CHỐNG GIỮ LÒ CHỢ BẰNG GIÁ THỦY LỰC DI ĐỘNG
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học viên có khả năng:
- Mô tả được kết cấu và nêu được ưu nhược điểm, phạm vi sử dụng của giá thủy lực di động
- Trình bày được trình tự chống giữ lò chợ bằng giá thủy lực di động
- Vận hành chống giữ được lò chợ bằng giá thủy lực di động đảm bảo đúng trình tự, đúng yêu cầu kỹ thuật và an toàn
- Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật và quy phạm an toàn trong quá trình thực hiện công việc
Nội dung
Thời gian: 32h (LT: 4h; TH: 28 h)
1. Ưu, nhược điểm, điều kiện áp dụng của giá thủy lực di động
2. Yêu cầu kỹ thuật và an toàn trong công tác chống giữ lò chợ bằng giá thủy lực di động
3. Kỹ thuật chống giữ lò chợ bằng giá thủy lực di động
Thời gian: 4h (LT: 0h; TH: 4h)
* Kiểm tra đánh giá định kỳ | Tiêu đề |
- Hình thức + Lý thuyết: |
- Thông qua kiểm tra viết (hoặc thông qua phiếu kiểm tra trắc nghiệm) |
+ Thực hành - Thời gian: - Nội dung: | - Đánh giá thông qua các kỹ năng dựng vì chống - 4h - Chống giữ lò chợ bằng vì chống cột thủy lực đơn xà khớp - Chống giữ lò chợ bằng giá thủy lực di động |
Tiêu chuẩn đánh giá | Phương pháp đánh giá |
- Trình tự các thao tác thực hiện - Độ chuẩn xác các thao tác - Thời gian - Yêu cầu kỹ thuật – an toàn | - Quan sát so sánh với bảng trình tự thực hiện - Quan sát đánh giá - Bấm h - Quan sát và đối chiếu với các yêu cầu kỹ thuật – an toàn đã quy định ứng với từng nhiệm vụ, công việc |
- Kết quả sản phẩm | - Quan sát đánh giá |
Bài 9: LẮP ĐẶT GIÁ THỦY LỰC DI ĐỘNG
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học viên có khả năng:
- Trình bày được những quy định về kỹ thuật an toàn khi lắp đặt giá thủy lực di động
- Trình bày được trình tự lắp đặt giá thủy lực di động
- Lắp đặt được giá thủy lực di động theo đúng trình tự đảm bảo về mặt kỹ thuật và an toàn
- Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật và quy phạm an toàn trong quá trình thực hiện công việc
Nội dung
Thời gian: 32h (LT: 3h; TH: 29h)
1. Kết cấu giá thủy lực di động
2. Những quy định khi lắp đặt giá thủy lực di động
3. Lắp đặt giá thủy lực di động
Bài 10: CHỐNG GIỮ LÒ CHỢ BẰNG GIÁ KHUNG DI ĐỘNG
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học viên có khả năng:
- Mô tả được kết cấu và nêu được ưu, nhược điểm, phạm vi sử dụng của giá khung di động
- Trình bày được trình tự chống giữ lò chợ bằng giá khung di động
- Vận hành chống giữ được lò chợ bằng giá khung di động đảm bảo đúng trình tự, đúng yêu cầu kỹ thuật và an toàn
- Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật và quy phạm an toàn trong quá trình thực hiện công việc
Nội dung
Thời gian: 36h (LT: 4h; TH: 32h)
1. Ưu, nhược điểm, điều kiện áp dụng của giá khung di động
2. Yêu cầu kỹ thuật và an toàn trong công tác vận hành chống giữ lò chợ bằng giá khung di động
3. Kỹ thuật vận hành chống giữ lò chợ bằng giá khung di động
Thời gian: 4h (LT: 0h; TH: 4h)
* Kiểm tra đánh giá định kỳ | Tiêu đề |
- Hình thức + Lý thuyết: |
- Thông qua kiểm tra viết (hoặc thông qua phiếu kiểm tra trắc nghiệm) |
+ Thực hành - Thời gian: - Nội dung: | - Đánh giá thông qua các kỹ năng dựng vì chống - 4h - Lắp đặt giá thủy lực di động - Chống giữ bằng giá khung di động |
Tiêu chuẩn đánh giá | Phương pháp đánh giá |
- Trình tự các thao tác thực hiện - Độ chuẩn xác các thao tác - Thời gian - Yêu cầu kỹ thuật – an toàn | - Quan sát so sánh với bảng trình tự thực hiện - Quan sát đánh giá - Bấm h - Quan sát và đối chiếu với các yêu cầu kỹ thuật – an toàn đã quy định ứng với từng nhiệm vụ, công việc |
- Kết quả sản phẩm | - Quan sát đánh giá |
IV. ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC HIỆN MÔ ĐUN
1. Trang thiết bị
- Choòng cày
- Cuốc chim
- Xẻng
- Thước đo
- Búa lò
- Trạm bơm nhũ hóa
- Súng bơm dung dịch
- Vì chống thủy lực đơn, giá thủy lực di động, giá khung di động
- Các loại cờ lê, mỏ lết, kìm …
2. Vật liệu
- Gỗ (Φ = 14 ÷ 18 cm; L = 2,2 ÷ 2,5 m)
- Dầu nhũ hóa
3. Nguồn lực
- Xưởng thực hành nghề của trường
- Đường lò thực hành tay nghề cơ bản.
V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
- Phương pháp đánh giá:
+ Lý thuyết: Thông qua kiểm tra viết (hoặc thông qua phiếu kiểm tra trắc nghiệm).
+ Thực hành: Đánh giá thông qua thao tác gia công, dựng vì chống gỗ, xếp cũi lợn ở lò chợ, chống giữ lò chợ bằng vì chống cột thủy lực đơn xà khớp, bằng giá thủy lực di động.
- Nội dung: Thực hiện các kỹ năng, thao tác chống giữ lò chợ.
1. Phạm vi áp dụng chương trình:
- Áp dụng cho hệ đào tạo cao đẳng nghề khai thác than hầm lò.
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy môn học:
- Nội dung của mô đun có nhiều kiến thức chuyên ngành cần giải thích chi tiết, cụ thể. Vì vậy, quá trình giảng dạy nên cần kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy.
- Quá trình giảng dạy mô đun cần sử dụng nhiều đến các mô hình, vật thật, và các sơ đồ bản vẽ. Đặc biệt khi giảng dạy, giáo viên nên sử dụng phầm mềm Powerpoint trên máy vi tính để thiết kế các bài giảng có tính chất mô phỏng sơ đồ, trình từ, … để giúp học viên tiếp thu bài nhanh hơn và sâu sắc hơn khi học các phần lý thuyết. Quá trình dạy các kỹ năng thực hành giáo viên cần phải hướng dẫn chi tiết, cụ thể và thường xuyên giám sát, kiểm tra, đôn đốc khi học sinh rèn luyện kỹ năng tay nghề.
3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý:
- Trình tự chống giữ lò chợ bằng vì chống gỗ
- Trình tự xếp cũi lợn ở lò chợ
- Trình tự chống giữ lò chợ bằng vì chống thủy lực đơn, giá thủy lực di động, giá khung di động
4. Sách giáo khoa – Tài liệu cần tham khảo:
- Giáo trình thực hành Kỹ thuật chống giữ lò chợ - trường CĐ nghề mỏ Hồng Cẩm
- Giáo trình công nghệ khai thác mỏ hầm lò – Trường Đại học Mỏ - Địa chất.
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO CỦNG CỐ LÒ CHUẨN BỊ
Mã số mô đun: MĐ 25
Thời gian mô đun
- Lý thuyết: 16h
- Thực hành: 152h
- Tổng số: 168h
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN
- Vị trí: Mô đun củng cố lò nằm trong chương trình các môn học và mô đun chuyên môn của nghề khai thác hầm lò. Khi học các môn học này học sinh đã được học các môn học thuộc phần đại cương và cơ sở.
- Tính chất: Mô đun củng cố lò là tập hợp những kiến thức và kỹ năng về kỹ thuật củng cố các đường lò chuẩn bị.
Sau khi học xong mô đun này học viên có khả năng:
- Nêu tên và trình bày được trình tự thực hiện các phương pháp củng cố ở lò chuẩn bị, lò chợ
- Nêu được những yêu cầu về kỹ thuật và an toàn khi thực hiện các phương pháp củng cố
- Thực hiện được các phương pháp củng cố như Chèn tăng cường, Chống dặm, Đánh khuôn, Đánh gánh, Bắt xà tăng cường, Thay cột, thay xà, Xếp cũi lợn, đánh khuôn nhiều cạnh, chỉnh vì chống xiêu
- Tự tổ chức và giúp đỡ đồng nghiệp thực hiện các công việc trong mô đun đảm bảo tính khoa học và hiệu quả.
1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:
TT | Các bài trong mô đun | Thời gian (h) | |||
Tổng số | Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra | ||
1 | Đánh cột bích ở lò chuẩn bị | 8 | 1 | 7 | 0 |
2 | Chống dặm ở lò chuẩn bị | 8 | 1 | 7 | 0 |
3 | Đánh gánh lò chuẩn bị | 8 | 1 | 7 | 0 |
4 | Thay cột gỗ lò chuẩn bị | 8 | 1 | 7 | 0 |
5 | Thay xà gỗ lò chuẩn bị | 8 | 1 | 7 | 0 |
6 | Bắt xà tăng cường lò chuẩn bị | 8 | 1 | 7 | 0 |
7 | Kiểm tra định kỳ | 4 | 0 | 0 | 4 |
8 | Thay vì chống sắt lò ở chuẩn bị | 16 | 2 | 14 | 0 |
9 | Xếp cũi lợn lò chuẩn bị | 24 | 2 | 22 | 0 |
10 | Đánh khuôn vuông | 24 | 2 | 22 | 0 |
11 | Kiểm tra định kỳ | 4 | 0 | 0 | 4 |
12 | Đánh khuôn nhiều cạnh | 24 | 2 | 22 | 0 |
13 | Chỉnh vì chống xiêu ở lò chuẩn bị | 20 | 2 | 18 | 0 |
14 | Kiểm tra định kỳ | 4 | 0 | 0 | 4 |
| Tổng cộng: | 168 | 16 | 140 | 12 |
Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tính vào h thực hành
Bài 1: ĐÁNH CỘT BÍCH Ở LÒ CHUẨN BỊ
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học viên có khả năng:
- Nêu được trình tự đánh cột bích ở lò chuẩn bị
- Dựng được cột bích ở lò chợ theo trình tự đảm bảo về mặt kỹ thuật và an toàn
- Có ý thức thực hiện đúng các quy trình, quy phạm trong quá trình thực hiện công việc đánh cột bích ở lò chuẩn bị
Nội dung
Thời gian: 8h (LT: 1h; TH: 7h)
1. Điều kiện áp dụng
2. Trình tự và yêu cầu kỹ thuật khi đánh cột bích
3. Đánh cột bích
Bài 2: CHỐNG DẶM Ở LÒ CHUẨN BỊ
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học viên có khả năng:
- Nêu được trình tự, yêu cầu kỹ thuật khi dựng vì chống dặm ở lò chuẩn bị
- Dựng được vì chống dặm ở các đường lò theo đúng trình tự đúng yêu cầu kỹ thuật và đảm bảo an toàn
- Có ý thức thực hiện đúng các quy trình, quy phạm trong quá trình thực hiện công việc chống dặm vì chống gỗ ở lò chuẩn bị
Nội dung
Thời gian: 8h (LT: 1h; TH: 7h)
1. Điều kiện áp dụng
2. Trình tự và yêu cầu kỹ thuật khi chống dặm
3. Chống dặm bằng vì chống gỗ
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học viên có khả năng:
- Mô tả được kết cấu và nêu được phạm vi áp dụng của vì chống gánh
- Dựng được vì chống gánh ở các đường hầm lò chuẩn bị theo đúng trình tự đúng yêu cầu kỹ thuật và đảm bảo an toàn
- Có ý thức thực hiện đúng các quy trình, quy phạm trong quá trình thực hiện công việc đánh gánh ở lò chuẩn bị
Nội dung
Thời gian: 8h (LT: 1h; TH: 7h)
1. Điều kiện áp dụng vì chống gánh
2. Trình tự và yêu cầu kỹ thuật khi chống gánh
3. Kỹ thuật dựng vì chống gánh
Bài 4: THAY CỘT GỖ LÒ CHUẨN BỊ
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học viên có khả năng:
- Nêu được trình tự thay cột gỗ ở lò chuẩn bị
- Thay được cột cho các vì chống theo trình tự đảm bảo về mặt kỹ thuật và an toàn
- Có ý thức thực hiện đúng các quy trình, quy phạm trong quá trình thực hiện công việc thay cột gỗ ở lò chuẩn bị
Nội dung
Thời gian: 8h (LT: 1h; TH: 7h)
1. Điều kiện áp dụng
2. Trình tự và yêu cầu khi thay cột
3. Thay cột gỗ lò chuẩn bị
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học viên có khả năng:
- Nêu được trình tự thay xà gỗ ở lò chuẩn bị
- Thay được xà cho các vì chống theo trình tự đảm bảo về mặt kỹ thuật và an toàn
- Có ý thức thực hiện đúng các quy trình, quy phạm trong quá trình thực hiện công việc thay xà gỗ ở lò chuẩn bị
Nội dung
Thời gian: 8h (LT: 1h; TH: 7h)
1. Điều kiện áp dụng
2. Trình tự và yêu cầu kỹ thuật khi thay xà vì chống
3. Kỹ thuật thay xà gỗ
Bài 6: BẮT XÀ TĂNG CƯỜNG LÒ CHUẨN BỊ
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học viên có khả năng:
- Nêu được tác dụng của xà tăng cường
- Bắt được xà tăng cường ở các vị trí cần củng cố đảm bảo các điều kiện về kỹ thuật và an toàn
- Có ý thức thực hiện đúng các quy trình, quy phạm trong quá trình thực hiện công việc bắt xà tăng cường ở lò chuẩn bị
Nội dung
Thời gian: 8h (LT: 1h; TH: 7h)
1. Tác dụng, phạm vi áp dụng
2. Trình tự và yêu cầu kỹ thuật khi bắt xà tăng cường
3. Kỹ thuật bắt xà tăng cường
Thời gian: 4h (LT: 0h; TH: 4h)
* Kiểm tra đánh giá định kỳ | Tiêu đề |
- Hình thức + Lý thuyết: |
- Thông qua kiểm tra viết (hoặc thông qua phiếu kiểm tra trắc nghiệm) |
+ Thực hành - Thời gian: - Nội dung: | - Đánh giá thông qua các kỹ củng cố vì chống - 4h - Củng cố vì chống lò chuẩn bị bằng phương pháp đánh cột bích, chống dặm, đánh gánh - Thay cột – xà vì chống |
Tiêu chuẩn đánh giá | Phương pháp đánh giá |
- Trình tự các thao tác thực hiện - Độ chuẩn xác các thao tác - Thời gian - Yêu cầu kỹ thuật – an toàn | - Quan sát so sánh với bảng trình tự thực hiện - Quan sát đánh giá - Bấm h - Quan sát và đối chiếu với các yêu cầu kỹ thuật – an toàn đã quy định ứng với từng nhiệm vụ, công việc |
- Kết quả sản phẩm | - Quan sát đánh giá |
Bài 8: THAY VÌ CHỐNG SẮT Ở LÒ CHUẨN BỊ
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học viên có khả năng:
- Nêu được trình tự thay vì chống sắt ở lò chuẩn bị
- Thay được vì chống theo trình tự đảm bảo về mặt kỹ thuật và an toàn
- Có ý thức thực hiện đúng các quy trình, quy phạm trong an toàn thực hiện công việc thay cột vì chống sắt ờ lò chuẩn bị
Nội dung
Thời gian: 16h (LT: 2h; TH: 14h)
1. Điều kiện áp dụng
2. Trình tự và yêu cầu kỹ thuật khi thay vì chống
3. Thay vì chống sắt ở lò chuẩn bị
Bài 9: XẾP CŨI LỢN LÒ CHUẨN BỊ
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học viên có khả năng:
- Mô tả được kết cấu và nêu được điều kiện áp dụng của cũi lợn
- Xếp được cũi lợn ở lò chuẩn bị đảm bảo yêu cầu về mặt kỹ thuật và an toàn
- Có ý thức thực hiện đúng các quy định, quy phạm trong quá trình thực hiện công việc xếp cũi lợn lò chuẩn bị
Nội dung
Thời gian: 24h (LT: 2h; TH: 22h)
1. Kết cấu, phạm vi sử dụng
2. Trình tự và yêu cầu kỹ thuật khi xếp cũi lợn
3. Kỹ thuật xếp cũi lợn ở lò chuẩn bị
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học viên có khả năng:
- Mô tả được kết cấu của khuôn vuông
- Dựng được khuôn vuông ở các đường lò chuẩn bị theo đúng trình tự đúng yêu cầu kỹ thuật và đảm bảo an toàn
- Có ý thức thực hiện đúng các quy định, quy phạm trong quá trình thực hiện công việc đánh khuôn vuông ở lò chuẩn bị
Nội dung
Thời gian: 24h (LT: 2h; TH: 22h)
1. Điều kiện áp dụng
2. Trình tự và yêu cầu kỹ thuật khi đánh khuôn vuông
3. Kỹ thuật đánh khuôn vuông ở lò chuẩn bị
Thời gian: 4h (LT: 0h; TH: 4h)
* Kiểm tra đánh giá định kỳ | Tiêu đề |
- Hình thức + Lý thuyết: |
- Thông qua kiểm tra viết (hoặc thông qua phiếu kiểm tra trắc nghiệm) |
+ Thực hành - Thời gian: - Nội dung: | - Đánh giá thông qua các kỹ củng cố vì chống - 4h - Thay vì chống sắt - Xếp cũi lợn - Đánh khuôn vuông |
Tiêu chuẩn đánh giá | Phương pháp đánh giá |
- Trình tự các thao tác thực hiện - Độ chuẩn xác các thao tác - Thời gian - Yêu cầu kỹ thuật – an toàn | - Quan sát so sánh với bảng trình tự thực hiện - Quan sát đánh giá - Bấm h - Quan sát và đối chiếu với các yêu cầu kỹ thuật – an toàn đã quy định ứng với từng nhiệm vụ, công việc |
- Kết quả sản phẩm | - Quan sát đánh giá |
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học viên có khả năng:
- Trình bày được kết cấu, ưu điểm của khuôn nhiều cạnh
- Đánh được khuôn nhiều cạnh ở các đường lò chuẩn bị theo đúng trình tự đúng yêu cầu kỹ thuật và đảm bảo an toàn
- Có ý thức thực hiện đúng các quy định, quy phạm trong quá trình thực hiện công việc đánh khuôn nhiều cạnh ở lò chuẩn bị
Nội dung
Thời gian: 24h (LT: 2h; TH: 22h)
1. Ưu nhược điểm, phạm vi áp dụng
2. Kết cấu khuôn nhiều cạnh
3. Kỹ thuật đánh khuôn nhiều cạnh
Bài 13: CHỈNH VÌ CHỐNG XIÊU Ở LÒ CHUẨN BỊ
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học viên có khả năng:
- Trình bày được trình tự chỉnh xiêu vì chống ở lò chuẩn bị
- Chỉnh được các vì chống bị xiêu trong đường lò chuẩn bị
- Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình, quy phạm trong quá trình thực hiện công việc
Nội dung
Thời gian: 20h (LT: 2h; TH: 18h)
1. Nguyên nhân
2. Trình tự và yêu cầu kỹ thuật khi chỉnh vì chống xiêu
3. Kỹ thuật chỉnh vì chống xiêu ở lò chuẩn bị
Thời gian: 4h (LT: 0h: TH: 4h)
* Kiểm tra đánh giá định kỳ | Tiêu đề |
- Hình thức + Lý thuyết: |
- Thông qua kiểm tra viết (hoặc thông qua phiếu kiểm tra trắc nghiệm) |
+ Thực hành - Thời gian: - Nội dung: | - Đánh giá thông qua các kỹ năng củng cố vì chống - 4h - Củng cố vì chống lò chuẩn bị bằng phương pháp đánh khuôn nhiều cạnh, chỉnh vì chống xiêu |
Tiêu chuẩn đánh giá | Phương pháp đánh giá |
- Trình tự các thao tác thực hiện - Độ chuẩn xác các thao tác - Thời gian - Yêu cầu kỹ thuật – an toàn | - Quan sát so sánh với bảng trình tự thực hiện - Quan sát đánh giá - Bấm h - Quan sát và đối chiếu với các yêu cầu kỹ thuật – an toàn đã quy định ứng với từng nhiệm vụ, công việc |
- Kết quả sản phẩm | - Quan sát đánh giá |
IV. ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC HIỆN MÔ ĐUN
1. Trang thiết bị
- Choòng cày
- Cuốc chim
- Xẻng
- Thước đo
- Búa lò
2. Vật liệu
- Gỗ (Φ = 14 ÷ 18 cm; L = 2,2 ÷ 2,5 m)
- Vì chống kim loại hình thang
- Vì chống kim loại hình vòm
- Chèn bê tông
3. Nguồn lực
- Xưởng thực hành nghề của trường
- Đường lò thực hành tay nghề cơ bản.
V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
- Phương pháp đánh giá:
+ Lý thuyết: Thông qua kiểm tra viết (hoặc thông qua phiếu kiểm tra trắc nghiệm).
+ Thực hành: Đánh giá thông qua các kỹ năng, thao tác củng cố vì chống lò chuẩn bị bằng phương pháp đánh cột bích, chống dặm, đánh gánh, thay cột – xà vì chống, thay vì chống sắt, xếp cũi lợn, đánh khuôn vuông.
- Nội dung: Thực hiện các kỹ năng, thao tác củng cố lò chuẩn bị.
1. Phạm vi áp dụng chương trình:
- Áp dụng cho hệ đào tạo cao đẳng nghề khai thác than hầm lò.
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy môn học:
- Nội dung của mô đun có nhiều kiến thức chuyên ngành cần giải thích chi tiết, cụ thể. Vì vậy, quá trình giảng dạy nên cần kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy.
- Quá trình giảng dạy mô đun cần sử dụng nhiều đến các mô hình, vật thật, và các sơ đồ bản vẽ. Đặc biệt khi giảng dạy, giáo viên nên sử dụng phầm mềm Powerpoint trên máy vi tính để thiết kế các bài giảng có tính chất mô phỏng sơ đồ, trình từ, … để giúp học viên tiếp thu bài nhanh hơn và sâu sắc hơn khi học các phần lý thuyết. Quá trình dạy các kỹ năng thực hành giáo viên cần phải hướng dẫn chi tiết, cụ thể và thường xuyên giám sát, kiểm tra, đôn đốc khi học sinh rèn luyện kỹ năng tay nghề.
3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý:
- Trình tự đánh cột bích lò chuẩn bị
- Trình tự chống dặm lò chuẩn bị
- Trình tự đánh gánh lò chuẩn bị
- Trình tự thay cột – xà vì chống lò chuẩn bị
- Trình tự thay vì chống sắt lò chuẩn bị
- Trình tự xếp cũi lợn lò chuẩn bị
- Trình tự đánh khuôn vuông, khuôn nhiều cạnh ở lò chuẩn bị
- Trình tự chỉnh vì chống xiêu ở lò chuẩn bị
4. Sách giáo khoa – Tài liệu cần tham khảo:
- Giáo trình thực hành Kỹ thuật củng cố lò chuẩn bị - trường CĐ nghề mỏ Hồng Cẩm
- Giáo trình Xây dựng công trình ngầm – Trường Đại học Mỏ - Địa chất.
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO CỦNG CỐ LÒ CHỢ
Mã số mô đun: MĐ 26
Thời gian mô đun
- Lý thuyết: 13h
- Thực hành: 187h
- Tổng số: 200h
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN
- Vị trí: Mô đun củng cố lò nằm trong chương trình các môn học và mô đun chuyên môn của nghề khai thác hầm lò. Khi học môn học này học sinh đã được học các môn học thuộc phần đại cương và cơ sở.
- Tính chất: Mô đun củng cố lò chợ là tập hợp những kiến thức và kỹ năng về kỹ thuật củng cố lò chợ.
Sau khi học xong mô đun này học viên có khả năng:
- Nêu tên và trình bày được trình tự thực hiện các phương pháp củng cố ở lò chợ
- Nêu được yêu cầu về kỹ thuật và an toàn khi thực hiện các phương pháp củng cố
- Thực hiện được các phương pháp củng cố như: Chèn tăng cường, bơm bổ sung áp lực cột, chống dặm, đánh gánh, thay cột, xếp cũi lợn, chỉnh xiêu, chỉnh luồng
- Tự tổ chức và giúp đỡ đồng nghiệp thực hiện các công việc trong mô đun đảm bảo tính sáng tạo và hiệu quả
- Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình, quy phạm an toàn trong quá trình thực hiện công việc
1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:
TT | Các bài trong mô đun | Thời gian (h) | |||
Tổng số | Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra | ||
1 | Chèn tăng cường lò thợ | 8 | 1 | 7 | 0 |
2 | Bơm bổ sung áp lực cột chống | 8 | 1 | 7 | 0 |
3 | Đánh cột bích ở lò chợ | 8 | 1 | 7 | 0 |
4 | Dựng vì chống áp má | 16 | 1 | 15 | 0 |
5 | Kiểm tra định kỳ | 4 | 0 | 0 | 4 |
6 | Chống dặm vì chống sắt lò chợ | 16 | 1 | 15 | 0 |
7 | Đánh gánh lò chợ | 16 | 1 | 15 | 0 |
8 | Thay Cột vì chống gỗ ở lò chợ | 8 | 1 | 7 | 0 |
9 | Thay Cột vì chống sắt ở lò chợ | 16 | 1 | 15 | 0 |
10 | Kiểm tra định kỳ | 4 | 0 | 0 | 4 |
11 | Chỉnh xiêu vì chống cột thủy lực đơn xà khớp | 24 | 1 | 23 | 0 |
12 | Chỉnh xiêu giá thủy lực di động | 24 | 2 | 22 | 0 |
13 | Chỉnh luồng lò chợ chống giữ bằng cột thủy lực đơn xà khớp | 24 | 1 | 23 | 0 |
14 | Chỉnh luồng lò chợ chống giữ bằng giá thủy lực di động | 20 | 1 | 19 | 0 |
15 | Kiểm tra định kỳ | 4 | 0 | 0 | 4 |
| Tổng cộng: | 216 | 17 | 187 | 12 |
Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tính vào h thực hành
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học viên có khả năng
- Trình bày được trình tự và yêu cầu kỹ thuật khi thực hiện chèn tăng cường ở lò chợ
- Thực hiện được công việc chèn tăng cường cho các vì chống ở lò chợ đảm bảo yêu cầu về mặt kỹ thuật và an toàn
- Có ý thức trách nhiệm trong công việc tăng cường
Nội dung
Thời gian: 8h (LT: 1h; TH: 7h)
1. Điều kiện áp dụng
2. Trình tự và yêu cầu kỹ thuật khi chèn tăng cường
3. Kỹ thuật chèn tăng cường ở lò chợ
Bài 2: BƠM BỔ SUNG ÁP LỰC CỘT CHỐNG
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài học này học viên có khả năng:
- Nêu được yêu cầu về mức áp lực trong các cột chống
- Đo đúng mức áp lực và bơm bổ sung được cho các cột chống đủ áp theo quy định
- Có ý thức thực hiện đúng các quy trình, quy phạm trong quá trình thực hiện công việc bơm bổ sung áp lực dầu cho cột chống thủy lực đơn ở lò chợ
Nội dung
Thời gian: 8h (LT: 1h; TH: 7h)
1. Công dụng
2. Trình tự và yêu cầu kỹ thuật khi bơm bổ sung áp lực
3. Bơm bổ sung áp lực dầu cho cột chống
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học viên có khả năng:
- Nêu được trình tự đánh cột bích ở lò chợ
- Dựng được cột bích ở lò chợ theo trình tự đảm bảo về mặt kỹ thuật và an toàn
- Có ý thức thực hiện đúng các quy trình, quy phạm trong quá trình thực hiện công việc đánh cột bích ở lò chợ
Nội dung
Thời gian: 8h (LT: 1h; TH: 7h)
1. Tác dụng của cột bích
2. Trình tự đánh cột bích và yêu cầu kỹ thuật khi đánh cột bích ở lò chợ
3. Kỹ thuật đánh cột bích ở lò chợ
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học viên có khả năng:
- Nêu được phạm vi sử dụng vì áp má
- Nêu được trình tự, yêu cầu kỹ thuật khi dựng vì chống áp má ở lò chợ
- Dựng được vì chống áp má ở lò chợ theo đúng trình tự đúng yêu cầu kỹ thuật và đảm bảo an toàn
- Có ý thức thực hiện đúng các quy trình, quy phạm trong quá trình thực hiện công việc chống dặm vì chống gỗ lò chợ
Nội dung
Thời gian: 16h (LT: 1h; TH: 15h)
1. Kết cấu và phạm vi sử dụng vì chống áp má
2. Trình tự và yêu cầu kỹ thuật khi chống vì áp má
3. Kỹ thuật dựng vì áp má
Thời gian: 4h (LT: 0h; TH: 4h)
* Kiểm tra đánh giá định kỳ | Tiêu đề |
- Hình thức + Lý thuyết: |
- Thông qua kiểm tra viết (hoặc thông qua phiếu kiểm tra trắc nghiệm) |
+ Thực hành | - Đánh giá thông qua các kỹ năng củng cố bằng phương pháp chống dặm, đánh gánh tăng cường |
- Thời gian: - Nội dung: | - 4h - Bơm bổ sung áp lực cột - Đánh bích - Chống vì áp má |
Tiêu chuẩn đánh giá | Phương pháp đánh giá |
- Trình tự các thao tác thực hiện - Độ chuẩn xác các thao tác - Thời gian - Yêu cầu kỹ thuật – an toàn | - Quan sát so sánh với bảng trình tự thực hiện - Quan sát đánh giá - Bấm h - Quan sát và đối chiếu với các yêu cầu kỹ thuật – an toàn đã quy định ứng với từng nhiệm vụ, công việc |
- Kết quả sản phẩm | - Quan sát đánh giá |
Bài 6: CHỐNG DẶM VÌ CHỐNG SẮT LÒ CHỢ
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học viên có khả năng:
- Nêu được trình tự, yêu cầu kỹ thuật khi dựng vì chống dặm ở lò chợ
- Dựng được vì chống dặm ở lò chợ đúng trình tự đúng yêu cầu kỹ thuật và đảm bảo an toàn
- Có ý thức thực hiện đúng các yêu cầu, quy phạm trong quá trình thực hiện công việc chống dặm vì chống sắt ở lò chợ
Nội dung
Thời gian: 16h (LT: 1h; TH: 15h)
1. Phạm vi sử dụng vì chống dặm
2. Trình tự, yêu cầu kỹ thuật và an toàn khi chống dặm
3. Kỹ thuật dựng vì chống dặm ở lò chợ
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học viên có khả năng:
- Xác định được các vị trí cần đánh gánh trong lò chợ
- Dựng được vì chống gánh ở lò chợ theo đúng trình tự đúng yêu cầu kỹ thuật và đảm bảo an toàn
- Có ý thức thực hiện đúng các quy trình. Quy phạm trong quá trình thực hiện công việc đánh gánh trong lò chợ
Nội dung
Thời gian: 16h (LT: 1h; TH: 15h)
1. Kết cấu và phạm vi áp dụng
2. Trình tự, yêu cầu kỹ thuật, yêu cầu an toàn khi đánh gánh
3. Đánh gánh luồn ruột trong lò chợ
Bài 8: THAY CỘT VÌ CHỐNG GỖ Ở LÒ CHỢ
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học viên có khả năng:
- Nêu được trình tự thay cột cho vì chống gỗ ở lò chợ
- Thay được cột cho các vì chống theo trình tự đảm bảo về mặt kỹ thuật và an toàn
- Có ý thức thực hiện đúng các quy trình, quy phạm trong quá trình thực hiện công việc thay cột vì chống gỗ lò chợ
Nội dung
Thời gian: 8h (LT: 1h; TH: 7h)
1. Sơ đồ và trình tự thay cột
2. Quy phạm an toàn khi thay cột
3. Thay cột vì chống gỗ lò chợ
Bài 9: THAY CỘT VÌ CHỐNG SẮT Ở LÒ CHỢ
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học viên có khả năng
- Nêu được trình tự thay cột sắt ở lò chuẩn bị
- Thay được cột cho các vì chống theo trình tự đảm bảo về mặt kỹ thuật an toàn
- Có ý thức thực hiện đúng các quy trình, quy phạm trong quá trình thực hiện công việc thay cột vì chống sắt lò chợ
Nội dung
Thời gian: 16h (LT: 1h; TH: 15h)
- Sơ đồ và trình tự thay cột
- Quy phạm an toàn khi thay cột
- Thay cột vì chống sắt ở lò chợ
Thời gian: 4h (LT: 0h; TH: 4h)
* Kiểm tra đánh giá định kỳ | Tiêu đề |
- Hình thức + Lý thuyết: |
- Thông qua kiểm tra viết (hoặc thông qua phiếu kiểm tra trắc nghiệm) |
+ Thực hành | - Đánh giá thông qua các kỹ năng củng cố bằng phương pháp thay cột vì chống và xếp cũi lợn |
- Thời gian: - Nội dung: | - 4h - Chống dặm - Đánh gánh, luồn ruột - Thay cột vì chống |
Tiêu chuẩn đánh giá | Phương pháp đánh giá |
- Trình tự các thao tác thực hiện - Độ chuẩn xác các thao tác - Thời gian - Yêu cầu kỹ thuật – an toàn | - Quan sát so sánh với bảng trình tự thực hiện - Quan sát đánh giá - Bấm h - Quan sát và đối chiếu với các yêu cầu kỹ thuật – an toàn đã quy định ứng với từng nhiệm vụ, công việc |
- Kết quả sản phẩm | - Quan sát đánh giá |
Bài 11: CHỈNH XIÊU VÌ CHỐNG CỘT THỦY LỰC ĐƠN XÀ KHỚP
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học viên có khả năng:
- Trình bày được trình tự chỉnh xiêu vì chống cột thủy lực đơn xà khớp ở lò chợ
- Chỉnh được các vì chống cột thủy lực đơn, xà khớp bị xiêu trong lò chợ đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và an toàn
- Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình, quy phạm trong quá trình thực hiện công việc
Nội dung
Thời gian: 24h (LT: 1h: TH: 23 h)
1. Nguyên nhân
2. Trình tự và yêu cầu kỹ thuật khi chỉnh xiêu
3. Chỉnh xiêu vì chống cột thủy lực đơn xà khớp ở lò chợ
Bài 12: CHỈNH XIÊU GIÁ THỦY LỰC DI ĐỘNG
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học viên có khả năng:
- Trình bày được trình tự chỉnh xiêu giá thủy lực di động ở lò chợ
- Chỉnh được các giá thủy lực di động bị xiêu trong lò chợ đảm bảo yêu cầu về mặt kỹ thuật và an toàn
- Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình, quy phạm trong quá trình thực hiện công việc
Nội dung
Thời gian: 24h (LT: 2h; TH: 22h)
1, Nguyên nhân giá chống bị xiêu và các biện pháp phòng tránh
2. Trình tự và yêu cầu kỹ thuật khi chỉnh xiêu giá thủy lực di động
3. Chỉnh xiêu giá thủy lực di động ở lò chợ
Bài 13: CHỈNH LUỒNG LÒ CHỢ CHỐNG GIỮ BẰNG CỘT THỦY LỰC ĐƠN XÀ KHỚP
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học viên có khả năng:
- Trình bày được trình tự chỉnh luồng trong lò chợ chống giữ bằng vì chống cột thủy lực đơn xà khớp
- Chỉnh thẳng được luồng lò chợ đảm bảo về kỹ thuật và an toàn
- Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình, quy phạm trong quá trình thực hiện công việc
Nội dung
Thời gian: 24h (LT: 1h; TH: 23h)
1. Nguyên nhân luồng lò chợ không thẳng và các biện pháp phòng tránh
2. Trình tự và yêu cầu kỹ thuật khi chỉnh luồng lò chợ
3. Kỹ thuật chỉnh thẳng luồng lò chợ chống vì chống cột thủy lực đơn xà khớp
Bài 14: CHỈNH LUỒNG LÒ CHỢ CHỐNG GIỮ BẰNG GIÁ THỦY LỰC DI ĐỘNG
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học viên có khả năng:
- Trình bày được trình tự chỉnh luồng trong lò chợ chống giữ bằng giá thủy lực di động
- Chỉnh thẳng được luồng lò chợ giá thủy lực di động đảm bảo về kỹ thuật và an toàn
- Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình, quy phạm trong quá trình thực hiện công việc
Nội dung
Thời gian: 20h (LT: 1h; TH: 19h)
1. Nguyên nhân luồng lò chợ không thẳng và các biện pháp phòng tránh
2. Trình tự, yêu cầu kỹ thuật và quy phạm an toàn khi chỉnh luồng lò chợ
3. Kỹ thuật chỉnh thẳng luồng chống giá thủy lực di động
Thời gian: 4h (LT: 0h; TH: 4h)
* Kiểm tra đánh giá định kỳ | Tiêu đề |
- Hình thức + Lý thuyết: |
- Thông qua kiểm tra viết (hoặc thông qua phiếu kiểm tra trắc nghiệm) |
+ Thực hành | - Đánh giá thông qua các kỹ năng củng cố bằng phương pháp thay cột vì chống và xếp cũi lợn |
- Thời gian: - Nội dung: | - 4h - Chỉnh xiêu vì chống - Chỉnh luồng lò chợ |
Tiêu chuẩn đánh giá | Phương pháp đánh giá |
- Trình tự các thao tác thực hiện - Độ chuẩn xác các thao tác - Thời gian - Yêu cầu kỹ thuật – an toàn | - Quan sát so sánh với bảng trình tự thực hiện - Quan sát đánh giá - Bấm h - Quan sát và đối chiếu với các yêu cầu kỹ thuật – an toàn đã quy định ứng với từng nhiệm vụ, công việc |
- Kết quả sản phẩm | - Quan sát đánh giá |
1. Trang thiết bị
- Choòng cày
- Cuốc chim
- Xẻng
- Thước đo
- Búa lò
- Vì chống thủy lực đơn, giá thủy lực di động
2. Vật liệu
- Cột, xà vì chống thủy lực đơn
- Gỗ (Ф = 8 ÷ 10 cm; L = 1,4 ÷ 2,5 m)
- Thép (Ф = 14 ÷ 18 cm; L= 2,2 ÷ 2,5 m)
3. Nguồn lực
- Xưởng thực hành nghề của trường
- Đường lò thực hành tay nghề cơ bản
- Hệ thống trạm bơm dung dịch nhũ hóa
V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
- Phương pháp đánh giá:
+ Lý thuyết: Thông qua kiểm tra viết (hoặc thông qua phiếu kiểm tra trắc nghiệm).
+ Thực hành: Đánh giá thông qua các kỹ năng, thao tác củng cố vì chống lò chợ phương pháp đánh cột bích, chống dặm, đánh gánh, thay cột vì chống.
- Nội dung: Thực hiện các kỹ năng, thao tác củng cố lò chợ.
1. Phạm vi áp dụng chương trình:
- Áp dụng cho hệ đào tạo cao đẳng nghề khai thác than hầm lò.
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy môn học:
- Nội dung của mô đun có nhiều kiến thức chuyên ngành cần giải thích chi tiết, cụ thể. Vì vậy, quá trình giảng dạy nên cần kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy.
- Quá trình giảng dạy mô đun cần sử dụng nhiều đến các mô hình, vật thật, và các sơ đồ bản vẽ. Đặc biệt khi giảng dạy, giáo viên nên sử dụng phầm mềm Powerpoint trên máy vi tính để thiết kế các bài giảng có tính chất mô phỏng sơ đồ, trình từ, … để giúp học viên tiếp thu bài nhanh hơn và sâu sắc hơn khi học các phần lý thuyết. Quá trình dạy các kỹ năng thực hành giáo viên cần phải hướng dẫn chi tiết, cụ thể và thường xuyên giám sát, kiểm tra, đôn đốc khi học sinh rèn luyện kỹ năng tay nghề.
3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý:
- Trình tự đánh cột bích lò chợ
- Trình tự chống dặm vì chống sắt lò chợ
- Trình tự đánh gánh lò chợ
- Trình tự thay cột vì chống gỗ, sắt ở lò chợ
- Trình tự chỉnh xiêu, chỉnh luồng ở lò chợ chống giữ bằng cột thủy lực đơn xà khớp, giá thủy lực di động
4. Sách giáo khoa – Tài liệu cần tham khảo:
- Giáo trình thực hành Kỹ thuật củng cố lò chợ - Trường CĐ nghề mỏ Hồng Cẩm
- Giáo trình Công nghệ khai thác lò chợ – Trường Đại học Mỏ - Địa chất.
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO KHOAN NỔ MÌN
Mã số mô đun: MĐ 27
Thời gian mô đun
- Lý thuyết: 14h
- Thực hành: 66h
- Tổng số: 80h
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN
- Vị trí: Mô đun khoan nổ mìn nằm trong chương trình các môn học và mô đun chuyên môn của nghề khai thác hầm lò. Khi học mô đun này học sinh đã được học các môn học thuộc phần đại cương và cơ sở.
- Tính chất: Mô đun khoan nổ mìn là tập hợp những kiến thức và kỹ năng về kỹ thuật khoan nổ ở các đường lò chuẩn bị, lò chợ.
Sau khi học xong mô đun này học viên có khả năng:
- Mô tả được các loại lỗ khoan, vị trí các loại lỗ khoan trên gương lò
- Trình bày được cấu tạo, đặc tính kỹ thuật của các loại kíp nổ thường, kíp điện nổ tức thời, kíp nổ chậm và kíp nổ vi sai …
- Trình bày được quy phạm an toàn trong công tác khoan và nổ mìn
- Đọc được hộ chiếu khoan nổ mìn
- Khoan được các lỗ khoan trên gương lò đảm bảo đúng yêu cầu theo hộ chiếu
- Xử lý được các trường hợp bị kẹt choòng khoan
- Phân loại được các loại kíp nổ điện
- Nạp mìn, đấu nối mạng nổ, và nổ được mạng nổ đảm bảo đúng yêu cầu hộ chiếu
- Xử lý được các trường hợp mìn câm
- Thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, quy phạm an toàn trong quá trình làm việc.
1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:
TT | Các bài trong mô đun | Thời gian (h) | |||
Tổng số | Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra | ||
1 | Hộ chiếu khoan, nổ mìn | 4 | 2 | 2 | 0 |
2 | Khoan lỗ mìn gương | 32 | 4 | 28 | 0 |
3 | Khoan thăm dò | 8 | 1 | 7 | 0 |
4 | Xử lý kẹt choòng khoan | 8 | 1 | 7 | 0 |
5 | Nạp nổ mìn | 16 | 4 | 12 | 0 |
6 | Xử lý mìn câm | 8 | 2 | 6 | 0 |
7 | Kiểm tra định kỳ | 4 | 0 | 0 | 4 |
| Tổng cộng: | 80 | 14 | 62 | 4 |
Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tính vào h thực hành
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học viên có khả năng:
- Trình bày được khái niệm hộ chiếu khoan, nổ mìn
- Đọc và giải thích được các thông số trong hộ chiếu khoan, nổ mìn
Nội dung
Thời gian: 4h (LT: 2h; TH: 2h)
1. Khái niệm hộ chiếu khoan nổ mìn
2. Cơ sở thiết lập hộ chiếu khoan nổ mìn
3. Đọc hộ chiếu khoan, nổ mìn
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học viên có khả năng:
- Nêu được công dụng, nguyên lý làm việc của máy khoan điện, khoan khí nén
- Mô tả được các loại lỗ khoan trên gương lò, cách bố trí các loại lỗ khoan trên gương lò chuẩn bị, gương lò chợ
- Khoan được thành thạo các lỗ khoan trên gương lò bằng các loại máy khoan điện cầm tay, máy khoan khí nén theo đúng hộ chiếu và đảm bảo an toàn.
- Thực hiện đúng quy trình kỹ thuật và quy phạm an toàn trong quá trình thực hiện công việc
Nội dung
Thời gian: 32h (LT: 4h; TH: 28h)
1. Công dụng và phân loại máy khoan
2. Nguyên lý làm việc của máy khoan
3. Dụng cụ khoan
4. Các loại lỗ khoan và phương pháp bố trí lỗ khoan trên gương lò
5. Khoan các lỗ khoan trên gương lò bằng khoan điện cầm tay
6. Khoan các lỗ khoan trên gương lò bằng khoan khí ép.
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học viên có khả năng:
- Nêu được trình tự và yêu cầu khi khoan các lỗ khoan thăm dò
- Khoan được các lỗ khoan thăm dò theo đúng hộ chiếu và đảm bảo an toàn
- Thực hiện đúng quy trình kỹ thuật và quy phạm an toàn trong quá trình thực hiện công việc
Nội dung
Thời gian: 8h (LT: 1h; TH: 7h)
1. Các phương pháp khoan thăm dò
2. Yêu cầu trong công tác khoan thăm dò
3. Khoan thăm dò
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học viên có khả năng:
- Nêu được trình tự xử lý kẹt choòng khoan
- Xử lý được các trường hợp kẹt choòng khoan trong khoảng thời gian < 20 phút
- Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị
Nội dung
Thời gian: 8h (LT: 1h; TH: 7h)
1. Nguyên nhân kẹt choòng khoan
2. Biện pháp phòng tránh kẹt choòng khoan
3. Xử lý khi kẹt choòng khoan.
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học viên có khả năng:
- Phân biệt được một số loại thuốc nổ thường dùng trong mỏ hầm lò
- Phân biệt được các loại kíp nổ theo cấu tạo và số vi sai trên kíp
- Đấu nối được mạng nổ theo đúng hộ chiếu
- Sử dụng được một số loại máy nổ mìn
- Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật và quy phạm an toàn trong quá trình thực hiện công việc
Nội dung
Thời gian: 16h (LT: 4h; TH: 12h)
1. Vật liệu nổ và phương tiện nổ
2. Các phương phương đấu nối mạng nổ
3. Nguồn điện nổ mìn
4. Nạp mìn
5. Đấu nối mạng nổ
6. Nổ mìn
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học viên có khả năng:
- Trình bày được trình tự và quy phạm an toàn các phương pháp xử lý mìn câm
- Lựa chọn và xử lý được mìn câm theo đúng trình tự của phương pháp đã chọn
Nội dung
Thời gian: 8h (LT: 2h; TH: 6h)
1. Những dấu hiệu mìn câm
2. Các phương pháp xử lý mìn câm
3. Quy phạm an toàn khi xử lý mìn câm
4. Xử lý mìn câm
Thời gian: 4h (LT: 0h; TH: 4h)
* Kiểm tra đánh giá định kỳ | Tiêu đề |
- Hình thức + Lý thuyết: |
- Thông qua kiểm tra viết (hoặc thông qua phiếu kiểm tra trắc nghiệm) |
+ Thực hành - Thời gian: - Nội dung: | - Đánh giá thông qua các kỹ năng nạp, đấu nối mạng nổ - 4h - Khoan nổ mìn trên gương lò - Nạp nổ mìn |
Tiêu chuẩn đánh giá | Phương pháp đánh giá |
- Trình tự các thao tác thực hiện - Độ chuẩn xác các thao tác - Thời gian - Yêu cầu kỹ thuật – an toàn | - Quan sát so sánh với bảng trình tự thực hiện - Quan sát đánh giá - Bấm h - Quan sát và đối chiếu với các yêu cầu kỹ thuật – an toàn đã quy định ứng với từng nhiệm vụ, công việc |
- Kết quả sản phẩm | - Quan sát đánh giá |
1. Trang thiết bị
- Máy khoan điện cầm tay
- Máy khoan khí ép
- Máy nén khí
- Mô hình kíp nổ, thỏi thuốc
- Dây nổ
- Máy nổ mìn
- Choòng cày, cuốc chim, xẻng, choòng khoan, mũi khoan
2. Vật liệu
- Đất sét pha cát (tỷ lệ 3/1)
- Dây dẫn điện (dây kép Φ = 1 mm)
3. Nguồn lực
- Xưởng thực hành nghề của trường
- Gương khoan tại các đường lò thực tập, bãi thực tập.
V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
- Phương pháp đánh giá:
+ Lý thuyết: Thông qua kiểm tra viết (hoặc thông qua phiếu kiểm tra trắc nghiệm).
+ Thực hành: Đánh giá thông qua các kỹ năng, thao tác khoan tạo lỗ mìn trên gương lò, nạp nổ mìn, xử lý mìn câm.
- Nội dung: Thực hiện các kỹ năng, thao tác khoan, nạp nổ mìn
1. Phạm vi áp dụng chương trình:
- Áp dụng cho hệ đào tạo trung cấp nghề khai thác than hầm lò.
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy môn học:
- Nội dung của mô đun có nhiều kiến thức chuyên ngành cần giải thích chi tiết, cụ thể. Vì vậy, quá trình giảng dạy nên cần kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy.
- Quá trình giảng dạy mô đun cần sử dụng nhiều đến các mô hình, vật thật, và các sơ đồ bản vẽ. Đặc biệt khi giảng dạy, giáo viên nên sử dụng phầm mềm Powerpoint trên máy vi tính để thiết kế các bài giảng có tính chất mô phỏng sơ đồ, trình từ, … để giúp học viên tiếp thu bài nhanh hơn và sâu sắc hơn khi học các phần lý thuyết. Quá trình dạy các kỹ năng thực hành giáo viên cần phải hướng dẫn chi tiết, cụ thể và thường xuyên giám sát, kiểm tra, đôn đốc khi học sinh rèn luyện kỹ năng tay nghề.
3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý:
- Trình tự đọc hộ chiếu
- Trình tự khoan tạo lỗ mìn trên gương lò
- Trình tự nạp nổ mìn
- Trình tự xử lý mìn câm
4. Sách giáo khoa – Tài liệu cần tham khảo:
- Giáo trình khoan nổ mìn - Trường CĐ nghề mỏ Hồng Cẩm
- Giáo trình khoan nổ mìn – Trường Đại học Mỏ - Địa chất.
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO THỰC TẬP SẢN XUẤT
Mã số mô đun: MĐ 28
Thời gian mô đun
- Lý thuyết: 18h
- Thực hành: 636h
- Tổng số: 654h
I. VỊ TRÍ TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN
- Vị trí: Mô đun được thực hiện sau khi học viên đã học tất cả các kiến thức cơ sở, chuyên môn, các mô đun củng cố, sửa chữa, vận hành thiết bị, thiết bị cấp cứu mỏ.
- Tính chất: Mô đun này là tập hợp những kiến thức lý thuyết chuyên môn và thực hành tay nghề.
Sau khi học xong mô đun này học viên có khả năng:
- Trình bày được các nội quy; quy định khi ra vào lò, quy phạm an toàn khi sản xuất trong mỏ hầm lò
- Xác định được các bước công việc tiến hành dựng vì chống các loại vì chống gỗ, sắt ở lò chuẩn bị
- Trình bày được các công việc thực hiện dựng vì chống gỗ, thủy lực đơn, giá thủy lực, giàn tự hành, giá khung di động ở luồng khai thác trong lò chợ theo hộ chiếu
- Sắp xếp được công việc củng cố và sửa chữa lò chuẩn bị như: Chèn tăng cường, chống dặm vì chống, đánh gánh, đánh khuôn, bắt xà tăng cường, thay cột xà bê tông, bắt xà tăng cường, thay cột xà bê tông, chỉnh vì chống kim loại bì xiêu.
- Sắp xếp được công việc củng cố và sửa chữa nhỏ ở lò chợ. Sửa chữa lớn như: Chỉnh xiêu vì chống thủy lực đơn xà khớp, chỉnh xiêu giá thủy di động, xử lý các sự cố khi lò chợ áp dụng chống giữ bằng giá thủy lực di động, giá khung di động
- Xác định được công việc tác thu hồi vì chống ở luồng phá hỏa như: Vì chống gỗ, thủy lực đơn xà khớp, giá thủy lực, giàn thủy lực, giá khung di động
- Dựng được các vì chống gỗ, sắt theo đúng hộ chiếu chống giữ lò chuẩn bị
- Chống giữ được ngã 3 – 4 bằng vì chống gỗ, sắt theo hộ chiếu
- Dựng được các các chống gỗ, vì chống thủy lực đơn xà khớp, giá thủy lực di động theo đúng hộ chiếu chống giữ lò chợ
- Thực hiện được công tác di chuyển giàn chống tự hành, giá khung di động trong lò chợ
- Thực hiện được công tác thu hồi vì chống ở luồng phá hỏa
- Thực hiện được công việc củng cố và sửa chữa lò chuẩn bị như: Chèn tăng cường, chống dặm vì chống, đánh gánh, đánh khuôn, bắt xà tăng cường, thay cột xà bê tông, chỉnh vì chống kim loại bị xiêu
- Thực hiện được công việc củng cố và sửa chữa nhỏ. Sửa chữa lớn như: Chỉnh xiêu vì chống thủy lực đơn xà khớp, Chỉnh xiêu giá thủy di động, xử lý sự các sự cố khi lò chợ áp dụng chống giữ bằng thủy lực di động, xử lý sự các sự cố khi lò chợ áp dụng chống giữ bằng giá khung di động ở lò chợ.
1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:
TT | Các bài trong mô đun | Thời gian (h) | |||
Tổng số | Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra | ||
1 | Huấn luyện an toàn bước 1+2+3 | 40 | 4 | 36 | 0 |
2 | Thực tập ở lò chuẩn bị | 120 | 4 | 116 | 0 |
3 | Thực tập ở lò chợ | 320 | 8 | 312 | 0 |
4 | Củng cố, sửa chữa đường lò | 174 | 2 | 172 | 2 |
| Tổng cộng: | 380 | 10 | 370 | 0 |
Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tính vào h thực hành
Bài 1: HUẤN LUYỆN AN TOÀN BƯỚC 1 + 2 + 3
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học viên có khả năng:
- Trình bày được các nội quy, quy định khi ra vào lò
- Trình bày được các quy trình, quy phạm an toàn khi sản xuất trong mỏ hầm lò
- Thực hiện được các kỹ năng thao tác sử dụng một số các thiết bị an toàn cấp cứu mỏ thường dùng
- Thực hiện được các công việc dựng vì chống, củng cố sửa chữa ở lò chuẩn bị, lò chợ
- Có tinh thần hợp tác, ý thức trách nhiệm để thực hiện đúng các quy trình kỹ thuật, quy phạm an toàn khi đi lại, làm việc trong mỏ hầm lò
Nội dung
Thời gian: 40h (LT: 4h; TH: 36h)
1. Huấn luyện an toàn bước 1 + 2 + 3
2. Huấn luyện công nghệ khai thác của công ty
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học viên có khả năng:
- Khoan lỗ mìn gương chính xác theo hộ chiếu
- Sửa được gương lò sau khi nổ mìn để thực hiện công việc chống giữ lũ.
- Dựng được các vì chống gỗ, sắt theo đúng hộ chiếu chống giữ lò chuẩn bị
- Chống giữ được ngã 3 – 4 bằng vì chống gỗ, sắt theo hộ chiếu
- Thực hiện đúng các quy trình, quy phạm, nội quy nơi làm việc.
- Có trách nhiệm cao trong công việc, đảm bảo an toàn và vệ sinh công nghiệp
Nội dung
Thời gian: 120h (LT: 4h; TH: 116h)
1.Khoan tạo lỗ mìn trên gương lò
2. Dựng vì chống gỗ
3. Dựng vì chống kim loại
4. Công tác chống giữ ngã 3 –ngã 4 bằng gỗ
5. Công tác chống giữ ngã 3 – ngã 4 bằng vì chống kim loại
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học viên có khả năng:
- Trình bày được các công việc thực hiện dựng vì chống ở luồng khai thác trong lò chợ theo hộ chiếu
- Dựng được các vì chống gỗ, vì chống thủy lực đơn xà khớp, giá thủy lực di động theo đúng hộ chiếu chống giữ lò chợ
- Thực hiện được công tác di chuyển giàn chống tự hành, giá khung di động trong lò chợ
- Thực hiện được công tác thu hồi vì chống ở luồng phá hỏa
- Có tinh thần hợp tác trong lao động sản xuất
- Đánh giá đúng các công việc thực hiện dựng vì chống lò chợ từ đó rút kinh nghiệm
Nội dung
Thời gian: 320h (LT: 8h; TH: 312h)
1. Dựng vì chống gỗ ở luồng khai thác
2. Dựng vì chống gỗ thủy lực đơn xà khớp
3. Công tác chống giữ lò chợ bằng giá thủy lực di động
4. Công tác chống giữ lò chợ bằng giàn tự hành
5. Công tác chống giữ lò chợ bằng giá khung di động
6. Công tác thu hồi vì chống ở luồng phá hỏa
Bài 4: CỦNG CỐ, SỬA CHỮA ĐƯỜNG LÒ
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học viên có khả năng:
- Sắp xếp được công việc củng cố và sửa chữa lò chuẩn bị như: Chèn tăng cường, chống dặm vì chống, đánh gánh, đánh khuôn, bắt xà tăng cường, thay cột xà bê tông, chỉnh vì chống kim loại bị xiêu lò chuẩn bị
- Sắp xếp được công việc củng cố và sửa chữa nhỏ ở lò chợ và sửa chữa lớn như: Chỉnh xiêu vì chống thủy lực đơn xà khớp, chỉnh xiêu giá thủy di động, xử lý sự các sự cố khi lò chợ áp dụng chống giữ bằng giá thủy lực di động, xử lý sự các sự cố khi lò chợ áp dụng chống giữ bằng giá khung di động
- Thực hiện được công việc củng cố và sửa chữa lò chuẩn bị như: Chèn tăng cường, chống dặm vì chống, đánh gánh, đánh khuôn, bắt xà tăng cường, thay cột xà bê tông, chỉnh vì chống kim loại bị xiêu lò chuẩn bị
- Thực hiện được công việc củng cố và sửa chữa nhỏ ở lò chợ và sửa chữa lớn như: Chỉnh xiêu vì chống thủy lực đơn xà khớp, chỉnh xiêu giá thủy lực di động, xử lý các sự cố khi lò chợ áp dụng chống giữ bằng giá thủy lực di động, giá khung di động.
- Tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình, quy phạm, nội quy nơi làm việc.
- Đánh giá đúng các công việc thực hiện củng cố, sửa chữa lò từ đó đúc rút kinh nghiệm phục vụ cho sản xuất sau này của người công nhân chính thức.
Nội dung
Thời gian: 174h (LT: 2h; TH: 172h)
1. Củng cố, sửa chữa lò chuẩn bị
2. Củng cố sửa chữa lò chợ
1. Trang thiết bị (Do kiện thực tế của các đơn vị sản xuất cung cấp)
- Máy khoan điện cầm tay, khí ép
- Máy nén khí
- Choòng, cuốc, xẻng
- Thước đo, …
2. Vật liệu (Do điều kiện thực tế của các đơn vị sản xuất cung cấp)
- Cột, xà vì chống thủy lực đơn
- Gỗ (Φ = 8 ÷ 10 cm; L = 1,4 ÷ 2,5 m)
- Thép (Φ = 14 ÷ 18 cm; L= 2,2 ÷ 2,5 m)
- Vì chống kim loại hình thang
- Vì chống kim loại hình vòm
- Chèn bê tông …
3. Nguồn lực
- Xưởng thực hành nghề của trường
- Phân xưởng sản xuất của các mỏ khai thác than (quặng) hầm lò.
V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
- Phương pháp đánh giá:
+ Lý thuyết: Thông qua kiểm tra viết thu hoạch trong và sau quá trình học tập sản xuất.
+ Thực hành: Đánh giá thông qua các kỹ năng nghề và ý thức học tập, rèn luyện của học sinh trong quá trình thực tập sản xuất. (Do các đơn vị sản xuất trực tiếp đánh giá)
- Nội dung: Thực hiện các kỹ năng, thao tác nghề được đào tạo
1. Phạm vi áp dụng chương trình:
- Áp dụng cho hệ đào tạo cao đẳng nghề khai thác than hầm lò.
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy môn học:
- Nội dung của mô đun là các kiến thức chuyên ngành cần giải thích chi tiết, cụ thể. Vì vậy, quá trình giảng dạy mô đun cần kết hợp cùng các đơn vị trực tiếp sản xuất.
- Quá trình giảng dạy mô đun cần đến các quy định an toàn. Đặc biệt khi học sinh học tập và làm việc thực tế trong các đường lò mỏ. Vì vậy các quy định an toàn phải được phòng kỹ thuật an toàn của đơn vị sản xuất trực tiếp giảng dạy. Để giúp học sinh tiếp thu các kinh nghiệp từ thực tế sản xuất nhanh hơn và tốt hơn, khi học sinh học tập và làm việc thực tế trong các đường lò mỏ cần có sự giám sát, kèm cặp của thợ bậc cao có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất mỏ.
3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý:
- Nội quy an toàn 3 bước
- Thực tập sản xuất lò chuẩn bị
- Thực tập sản xuất lò chợ
- Củng cố sửa chữa các đường lò
4. Sách giáo khoa – Tài liệu cần tham khảo:
- Quy định an toàn khai thác Than – Diệp thạch – Tập đoàn CN than khoáng sản Việt Nam
- Đề cương thực tập sản xuất – Trường CĐ nghề mỏ Hồng Cẩm.
BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ
(theo Quyết định số 462/QĐ-TCDN ngày 22 tháng 12 năm 2006 của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề)
1. Ông Phạm Bùi Pha – Chủ nhiệm Ban XDCTKDN Cao đẳng nghề
2. Ông Nguyễn Anh Hào – Phó chủ nhiệm Ban XDCTKDN Cao đẳng nghề
3. Ông Ngô Xuân Khoa – Thư ký Ban XDCTKDN Cao đẳng nghề
4. Ông Bùi Sơn Lâm – Thành viên Ban XDCTKDN Cao đẳng nghề
5. Ông Nguyễn Đức Ứng – Thành viên Ban XDCTKDN Cao đẳng nghề
6. Ông Lê Văn Thao – Thành viên Ban XDCTKDN Cao đẳng nghề
7. Ông Vũ Hồng Thái – Thành viên Ban XDCTKDN Cao đẳng nghề
8. Ông Nguyễn Văn Sỹ - Thành viên Ban XDCTKDN Cao đẳng nghề
9. Ông Nguyễn Tiến Phượng – Thành viên Ban XDCTKDN Cao đẳng nghề
10. Ông Ngô Thế Phiệt – Thành viên Ban XDCTKDN Cao đẳng nghề
DANH SÁCH
HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ
(theo Quyết định số 1384/QĐ-BLĐTBXH ngày 27 tháng 09 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội)
1. Ông Trần Văn Thanh – Chủ tịch Hội đồng thẩm định CTKDN Cao đẳng nghề
2. Ông Nguyễn Văn Thạc – Phó Chủ tịch Hội đồng thẩm định CTKDN Cao đẳng nghề
3. Ông Nguyễn Thiện Nam – Thư ký Hội đồng thẩm định CTKDN Cao đẳng nghề
4. Ông Đặng Văn Hải – Thành viên Hội đồng thẩm định CTKDN Cao đẳng nghề
5. Ông Lê Ngọc Ninh - Thành viên Hội đồng thẩm định CTKDN Cao đẳng nghề
6. Ông Hoàng Văn Hồng - Thành viên Hội đồng thẩm định CTKDN Cao đẳng nghề
7. Ông Lý Văn Tuẫn - Thành viên Hội đồng thẩm định CTKDN Cao đẳng nghề
8. Ông Tường Thế Hà - Thành viên Hội đồng thẩm định CTKDN Cao đẳng nghề
9. Ông Lưu Hoàng Hải - Thành viên Hội đồng thẩm định CTKDN Cao đẳng nghề
MỤC LỤC
1. Định dạng chương trình khung
2. Các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc
MH 01 Chính trị ..........................................................................................................
MH 02 Pháp luật ........................................................................................................
MH 03 Giáo dục quốc phòng.......................................................................................
MH 04 Giáo dục thể chất.............................................................................................
MH 05 Ngoại ngữ ......................................................................................................
MH 06 Tin học ...........................................................................................................
MH 07 Vẽ kỹ thuật .....................................................................................................
MH 08 Điện kỹ thuật ...................................................................................................
MH 09 Điện mỏ ..........................................................................................................
MH 10 Cơ lý thuyết ....................................................................................................
MH 11 Sức bền vật liệu ..............................................................................................
MH 12 Tổ chức sản xuất ............................................................................................
MH 13 Địa chất mỏ ....................................................................................................
MH 14 Trắc địa mỏ .....................................................................................................
MH 15 Mở vỉa và khai thác .........................................................................................
MH 16 Công nghệ khai thác mỏ hầm lò .......................................................................
MH 17 Phương pháp khai thác quặng .........................................................................
MH 18 Kỹ thuật đào lò ...............................................................................................
MH 19 Kỹ thuật an toàn mỏ hầm lò .............................................................................
MH 20 Thông gió – Thoát nước ..................................................................................
MĐ 21 Thiết bị an toàn cấp cứu mỏ ............................................................................
MĐ 22 Vận hành thiết bị mỏ ........................................................................................
MĐ 23 Chống giữ lò chuẩn bị .....................................................................................
MĐ 24 Chống giữ lò chợ ............................................................................................
MĐ 25 Củng cố lò chuẩn bị ........................................................................................
MĐ 26 Củng cố lò chợ ...............................................................................................
MĐ 27 Khoan nổ mìn ..................................................................................................
MĐ 28 Thực tập sản xuất ...........................................................................................
- 1Thông tư 09/2019/TT-BLĐTBXH bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành, liên tịch ban hành
- 2Quyết định 746/QĐ-BLĐTBXH năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đến hết ngày 25/5/2019
- 1Thông tư 09/2019/TT-BLĐTBXH bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành, liên tịch ban hành
- 2Quyết định 746/QĐ-BLĐTBXH năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đến hết ngày 25/5/2019
- 1Luật Dạy nghề 2006
- 2Quyết định 01/2007/QĐ-BLĐTBXH Quy định về Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề do Bộ trưởng Bộ Lao động,Thương binh và Xã hội ban hành
- 3Nghị định 139/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Giáo dục và Bộ luật Lao động về dạy nghề
- 4Nghị định 29/2003/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Quyết định 30/2007/QĐ-BLĐTBXH ban hành Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề cho nghề "Kỹ thuật khai thác mỏ hầm lò" do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- Số hiệu: 30/2007/QĐ-BLĐTBXH
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 24/12/2007
- Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
- Người ký: Nguyễn Thanh Hòa
- Ngày công báo: 01/03/2008
- Số công báo: Từ số 157 đến số 158
- Ngày hiệu lực: 16/03/2008
- Ngày hết hiệu lực: 10/07/2019
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực