Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 30/2002/QĐ-UB

Hà Nội, ngày 01 tháng 03 năm 2002 

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH CHI TIẾT KHU ĐÔ THỊ "THÀNH PHỐ GIAO LƯU" TỈ LỆ 1/2000 ĐỊA ĐIỂM : XÃ CỔ NHUẾ, THỊ TRẤN CẦU DIỄN - HUYỆN TỪ LIÊM, PHƯỜNG MAI DỊCH  - QUẬN CẦU GIẤY - HÀ NỘI. 

UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND;
Căn cứ Pháp lệnh Thủ đô Hà Nội;
Căn cứ Nghị định số 91/CP ngày 17 tháng 8 năm 1994 của Chính phủ ban hành Điều lệ Quản lý qui hoạch đô thị;
Căn cứ Quyết định số 108/1998/QĐ-TTg ngày 20 tháng 6 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 322/BXD-ĐT ngày 28 tháng 12 năm 1993 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc ban hành quy định lập các đồ án quy hoạch xây dựng đô thị;
Xét đề nghị của Kiến trúc sư trưởng Thành phố tại Tờ trình số 56/TTr-KTST ngày 07 tháng 02 năm 2002.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1 : Phê duyệt Quy hoạch chi tiết Khu đô thị “Thành phố giao lưu”, tỉ lệ 1/2000 do Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội lập, với các nội dung chính như sau :

1. Vị trí, phạm vi, ranh giới và qui mô :

 - Vị trí : Khu đô thị "Thành phố giao lưu" thuộc địa bàn xã Cổ Nhuế, thị trấn Cầu Diễn - huyện Từ Liêm; phường Mai Dịch - Quận Cầu Giấy, Hà Nội.

 - Phạm vi và ranh giới :

 + Phía Bắc giáp mương thoát nước.

 + Phía Nam là đường Hoàng Quốc Việt kéo dài.

 + Phía Đông giáp đường Phạm Văn Đồng (đường vành đai 3)

 + Phía Tây giáp sông Nhuệ.

 - Quy mô :

 + Tổng diện tích đất trong khu vực qui hoạch 108,23 ha.

 + Quy mô dân số dự kiến theo qui hoạch là : 15.058 người.

2. Mục tiêu :

 - Cụ thể hoá qui hoạch chi tiết khu vực trên cơ sở Quy hoạch chi tiết huyện Từ Liêm tỉ lệ 1/5000 và Quy hoạch chi tiết quận Cầu Giấy tỉ lệ 1/2000 đã được Uỷ ban nhân dân Thành phố phê duyệt nhằm đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật với hạ tầng xã hội, tuân thủ Quy chuẩn xây dựng Việt Nam và các quy định về bảo vệ các công trình kỹ thuật, bảo vệ môi trường, phù hợp với qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố và các quy định khác có liên quan; phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương.

 - Khai thác hợp lý quĩ đất hiện có, đáp ứng được nhu cầu của mọi đối tượng, huy động được nhiều nguồn vốn cùng tham gia đầu tư xây dựng.

 - Xây dựng một khu đô thị khang trang, hịên đại mang bản sắc dân tộc, giải quyết kịp thời các nhu cầu bức bách về nhà ở và dịch vụ công cộng cho nguời dân Thủ đô. Tạo điều kiện và môi trường sống ổn định, phù hợp với định hướng phát triển Thủ đô Hà Nội.

 - Phân khu chức năng sử dụng đất, mật độ xây dựng, tầng cao công trình và hệ số sử dụng đất cho từng ô đất làm cơ sở pháp lý cho chủ đầu tư thực hiện xây dựng theo qui hoạch.

3. Nội dung qui hoạch chi tiết :

 3.1. Quy hoạch Kiến trúc :

 a. Quy hoạch sử dụng đất :

 - Đất hành lang cách ly và đất công trình kỹ thuật đảm bảo theo đúng quy định hiện hành.

 - Đất có chức năng hỗn hợp như nhà ở, văn phòng cơ quan dịch vụ công cộng ... Chủ yếu dùng để di dân tái định cư và giải quyết công ăn việc làm tại chỗ cho người dân (như kinh doanh dịch vụ, tham gia sản xuất sạch ...)

 - Đất công cộng thành phố và khu vực bố trí các công trình phục vụ giao lưu về văn hoá, khoa học kỹ thuật, tài chính, ngân hàng ...

 - Đất hồ điều hoà đảm bảo lưu lượng chứa thoát nước chung của khu vực.

 - Đất cây xanh, thể dục thể thao vui chơi giải trí bố trí các hoạt động vui chơi thể dục thể thao của khu vực và thành phố đặc biệt bố trí các hoạt động dành cho giao lưu.

 - Đất trường trung học phổ thông đảm bảo phục vụ cho dân cư toàn khu vực.

 - Đất công cộng đơn vị ở được cân đối để bố trí các công trình phục vụ hàng ngày của dân cư trong đơn vị ở.

 - Đất trường học, nhà trẻ, nhà mẫu giáo đủ khả năng phục vụ cho Khu đô thị "Thành phố giao lưu"

 - Đất đường giao thông, bãi đỗ xe nghiên cứu hợp lý, đảm bảo khả năng phục vụ thuận tiện.

 - Đất ở gồm hai loại :

 + Nhà ở cao tầng : Nhà ở cao tầng với số tầng cao từ 9 đến 30 tầng. Các nhóm nhà kết hợp tổ chức lối vào nhà với sân vườn và bãi đỗ xe để phục vụ tốt nhu cầu đời sống cho người dân trong khu vực. Trong đó dành một phần ô đất CT1 và CT6 cho di dân tái định cư và quĩ nhà ở của Thành phố.

 + Biệt thự, nhà vườn : có diện tích trung bình khoảng 150 m2 đến 360m2.

 - Các quy định chi tiết về qui hoạch phải được cụ thể hoá bằng bản vẽ ở giai đoạn thiết kế chi tiết tỉ lệ 1/500 hoặc 1/200.

BẢNG TỔNG HỢP CÁC CHỈ TIÊU SỬ DỤNG ĐẤT

 

Số

 

Hạng mục

Ký hiệu

Diện tích

Tỷ lệ

Tiêu chuẩn

Số người

 

Chú

TT

 

ô đất

Ha

%

%

m2 đất/ng

m2 đất/hs

số H.sinh

thích

 

Tổng diện tích đất trong phạm vi nghiên cứu

 

108,23

100,00

 

 

 

 

 

Bao gồm

 

 

 

 

 

 

 

A

Đất hành lang cách ly và đất công trình kỹ thuật

CL

7,84

7,25

 

 

 

 

B

Đất hỗn hợp

HH

6,24

5,77

 

 

1487

Dành một phần diện tích sàn để tái định cư và nhu cầu TP

C

Đất công cộng thành phố khu vực

CC

8,20

7,57

 

 

 

 

D

Đất hồ điều hoà

H

15,00

13,86

 

 

 

 

E

Đất cây xanh, thể dục thể thao, vui chơi giải trí

CX

5,16

4,76

 

 

 

 

G

Đất đường thành phố, khu vực, phân khu vực

 

20,95

19,36

 

 

 

 

H

Đất quảng trường, đường dạo

QT

1,33

1,23

 

 

 

 

K

Đất trường trung học phổ thông

THPT

1,20

1,11

 

 

600

 

L

Đất đơn vị ở

 

42,31

39,09

100,0

28,10

150588

 

 

Trong đó :

 

 

 

 

 

 

 

L-1

Đất công cộng

HC

0,97

 

2,29

 

 

 

L-2

Đất trường học phổ thông, nhà trẻ, mẫu giáo

TH,NT

6,60

 

15,59

17,29

3814

 

L-3

Đất đường giao thông, bãi đỗ xe

 

4,84

 

11,43

 

 

 

L-4

Đất cây xanh - sân vuờn

CX

3,04

 

7,19

 

 

Được kết hợp với cây xanh khu vực

L-5

Đất nhà ở

O

26,86

 

63,50

41,17

13572

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BẢNG THỐNG KÊ CHI TIẾT CÁC CHỈ TIÊU SỬ DỤNG ĐẤT

Số

TT

Hạng mục

hiệu

ô đất

Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật

Diện tích

Tỷ lệ

MĐXD

HS SDĐ

TCBQ

Ha

%

%

%

%

Lần

Tăng

 

Tổng diện tích đất trong phạm vi nghêin cứu

 

108,23

100,00

 

 

 

 

 

 

Bao gồm

 

 

 

 

 

 

 

 

A

Đất hành lang cách ly và đất công trình kỹ thuật

CL

7,84

7,25

 

 

 

 

 

B

Đất hỗn hợp

HH

6,24

5,77

 

 

 

 

 

C

Đất công cộng thành phố khu vực

CC

8,20

7,57

 

 

27,24

4,13

15,15

D

Đất hồ điều hoà

H

15,00

13,86

 

 

 

 

 

E

Đất cây xanh, thể dục thể thao vui chơi giải trí

CX

5,16

4,76

 

 

10,00

0,10

1,00

G

Đất đường thành phố, khu vực, phân khu vực

 

20,95

19,36

 

 

 

 

 

H

Đất quảng trường, đường dạo

QT

1,33

1,23

 

 

 

 

 

K

Đường trường trung học phổ thông

THPT

1,20

1,11

 

 

25,00

0,80

3,20

L

Đất đơn vị ở

 

42,31

39,09

100,00

 

 

 

 

Chú thích :

 - Ô đất hỗn hợp (HH2, HH3) dành một phần diện tích sàn cho tái định cư và quĩ nhà ở của Thành phố.

 - Đất cây xanh đơn vị ở (qui mô khoảng 3,04 ha) được bố trí kết hợp với cây xanh khu vực.

 - Dành ô đất nhà ở (CT1 và CT6 có diện tích : 5,51 ha, chiếm 20,1% diện tích đất ở) cho tái định cư và quĩ nhà ở của Thành phố.

 - Diện tích sàn tầng 1 của nhà ở cao tầng dành cho phục vụ công cộng, dịch vụ ...

 - Đất hành lang cách ly sông nhuệ (CL3) sẽ được nghiên cứu cụ thể trong dự án riêng.

 b. Bố cục không gian kiến trúc qui hoạch và cảnh quan :

 - Tổ chức quảng trường trung tâm để phục vụ các hoạt động giao lưu, bố trí các công trình tháp cao 28 tầng xung quanh quảng trường và công trình văn hoá hữu nghị.

 - Các công trình nhà ở chung cư cao tầng (9 tầng đến 30 tầng) bố trí dọc theo các trục đường lớn. Các công trình được hợp khối có hình thức hài hoà về không gian và cảnh quan, điểm nhấn cho khu vực.

 - Các công trình thấp tầng biệt thự, nhà vườn cao 2 tầng đến 3 tầng được bố trí linh hoạt theo hệ vòng tạo thành các lõi sân chung để bố trí các bãi đỗ xe, sân tập luyện thể thao hoặc cây xanh đường dạo.

 - Biểu tượng "Thành phố giao lưu" nổi trên hồ nằm tại vị trí trung tâm của khu đô thị "Thành phố giao lưu"

 - Công trình trường học bố trí ở trung tâm khu vực.

 - Hình thức kiến trúc các công trình phải đẹp, hiện đại, mang bản sắc dân tộc và hài hoà với cảnh quan khu vực ...

 - Các quy định khi thiết kế các công trình kiến trúc cụ thể : Các chỉ tiêu kiến trúc qui hoạch, thể loại công trình được xác định cho từng ô đất phải tuân thủ khi thiết kế cụ thể và có thể được điều chỉnh cho phù hợp với qui hoạch (sẽ được xác định cụ thể ở giai đoạn lập dự án và thiết kế kỹ thuật)

 3.2. Qui hoạch mạng lưới hạ tầng kỹ thuật.

 a. Quy hoạch giao thông

 + Tỷ trọng đất đường Thành phố, khu vực, phân khu vực : 19,36% đất trong ranh giới nghiên cứu khu đô thị "Thành phố giao lưu"

 + Tỷ trọng đất đường giao thông, bãi đỗ xe trong đơn vị : 11,43% đất đơn vị ở.

 * Mạng lưới thành phố và khu vực :

 + Tuyến đường Phạm Văn Đồng (một đoạn của vành đai 3) có mặt cắt, ngang rộng 68m;

 + Tuyến đường Hoàng Quốc Việt kéo dài đến ga Phú Diễn có mặt cắt ngang rộng 50m, bao gồm 6 làn xe cơ giới (6 x 3,75m) dải đất xây dựng đường sắt đô thị rộng 13m, vỉa hè mỗi bên rộng 7,25m (2 x 7,25m)

 + Tuyến đường khu vực Xuân La - Cổ Nhuế - Xuân Phương có mặt cắt ngang rộng 40m với 6 làn xe (6x3,75m), vỉa hè mỗi bên rộng 7,25m (2 x 7,25m) và dải phân cách trung tâm rộng 3,0m.

 + Tuyến đường ven sông Nhuệ có mặt cắt ngang rộng 17,5m bao gồm 2 làn xe (2 x 3,75m) vỉa hè mỗi bên rộng 5,0m (2 x 5,0m)

 + Tại vị trí giao của : đường Phạm Văn Đồng với đường Hoàng Quốc Việt; đường Phạm Văn Đồng với đường Xuân La - Cổ Nhuế - Xuân Phương và đường Hoàng Quốc Việt (kéo dài) với đường Xuân La - Cổ Nhuế - Xuân Phương là các nút giao thông khác mức.

 - Bãi đỗ xe phục vụ hệ thống giao thông công cộng thành phố; Điều chỉnh sang bờ Tây sông Nhuệ (cạnh nút giao thông ga Phú Diễn) tạo nên tổ hợp thống nhất ga đường sắt Phú Diễn - bến xe khách Phú Diễn với bãi đỗ xe khách.

 - Mạng lưới đường phân khu vực và đường nhánh bên trong khu đô thị "Thành phố giao lưu"

 Xác định mạng đường phân khu vực và đường nhánh đảm bảo sự liên hệ giữa các công trình công cộng, như nhà trẻ, trường học, giữa các nhóm nhà ở bên trong khu thành phố giao lưu một cách thuận lợi đồng thời tạo mối liên hệ với hệ thống đường khu vực và thành phố ở xung quanh.

 Đường phân khu vực có mặt cắt ngang rộng từ 21,5m đến 30,0m với bề rộng lòng đường (11,5 - 15m) vỉa hè mỗi bên rộng từ 5 - 6m.

 Đường nhánh có mặt cắt ngang điển hình rộng 15,5m với bề rộng lòng đường 7,5m, vỉa hè mỗi bên rộng 4,0m.

 * Bãi đỗ xe :

 Bãi đỗ xe được qui hoạch làm hai loại :

 + Đối với nhu cầu đỗ xe công cộng : xây dựng nhà để xe cao tầng.

 + Đối với các công trình công cộng, các chung cư cao tầng và các biệt thự cao cấp thì trong quá trình thiết kế các công trình này phải đảm bảo nhu cầu đỗ xe cho bản thân các công trình.

 + Trong khu vực bố trí một số điểm đỗ cho các đường sắt đô thị dọc theo tuyến đường Hoàng Quốc Việt (kéo dài) và đường Phạm Văn Đồng (vành đai 3) vị trí, qui mô của điểm đỗ sẽ được xác định chính xác khi lập dự án xây dựng các tuyến đường sắt đô thị này.

 b. Quy hoạch san nền, thoát nước mưa.

 * San nền

 - Cao độ khống chế nền từ 6,50m đến 7,60m dốc dần về phía Bắc với độ dốc nền = 0,003 ¸ 0,004, san nền theo phương pháp đường đồng mức với độ chênh cao giữa hai đường đồng mức Dh = 0,1m, hệ số đầm chặt K = 0,85.

 * Thoát nước mưa :

 - Hệ thống thoát nước mưa là hệ thóng riêng hoàn toàn giữa thoát nước mưa và thoát nước bẩn. Nước mưa được thoát vào các tuyến cống dọc các trục đường qui hoạch rồi đổ vào tuyến mương thoát nước của Thành phố qua trạm bơm Cổ Nhuế ra sông Nhuệ.

 - Hồ điều hoà với diện tích 15 ha

 - Nước mưa không trực tiếp chảy vào hồ. Tại vị trí miệng xả vào hồ bố trí các bể lắng để ngăn nước mưa đợt đầu không cho xả vào hồ.

 - Hướng thoát nước chính về phía Bắc ô đất rồi cho chảy vào sông Nhuệ qua trạm bơm Cổ Nhuế.

 - Tại vị trí tiếp giáp với khu dân cư lân cận phải xây dựng hệ thống cống thu gom nước mưa để tránh gây úng ngập cho các khu dân cư xung quanh.

 c. Qui hoạch cấp nứoc

 + Nước sinh hoạt : 200 lít/người ngày đêm

 + Nước cộng cộng : 38 m3/hangày

 + Nước tưới cây, rửa đường : 10m3/ha ngày

 + Nước dự phòng : 25% tổng lưu lượng nước.

 * Nguồn nước :

 Lấy từ nguồn cấp nước của thành phố thông qua tuyến truyền dẫn d800 và các tuyến truyền dẫn d400 được bố trí trên các tuyến đường qui hoạch của thành phố ở phía Bắc, Đông và Nam của khu đô thị.

 * Mạng lưới đường ống :

 Mạng lưới đường ống cấp nước trong khu thành phố giao lưu là mạng lưới kết hợp giữa mạng vòng với các mạng nhánh cụt.

 Các công trình thấp tầng được cấp nước trực tiếp từ các tuyến phân phối chính.

 Các công trình cao từ tầng 5 trở lên được cấp nước gián tiếp qua trạm bơm và bể chứa cục bộ của từng công trình.

 - Đường ống phân phối chính được xây dựng đến từng ô đất xây dựng công trình.

 * Cấp nước cứu hoả :

 - Xây dựng các họng cứu hoả tại các ngã ba, ngã tư và gần các công trình công cộng, đảm bảo bán kính phục vụ theo đúng tiêu chuẩn, qui chuẩn xây dựng Việt Nam.

 - Bên trong các công trình đặt các thiết bị phòng cháy, chữa cháy theo đúng qui chuẩn xây dựng Việt Nam.

 d. Thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường :

 + Nước thải sinh hoạt : 200 lít/người/ngày đêm

 + Nước thải công cộng : 38m3/ha/ngày đêm

 * Qui hoạch thoát nước bẩn

 - Hệ thống thoát nước bẩn là hệ thống cống riêng tách giữa nước mưa và nước bẩn.

 - Trên hệ thống cống thoát nước có đặt giếng thăm.

 - Nước thải tập trung về trạm bơm khu vực và đưa về trạm xử lý Cổ Nhuế.

 * Rác thải :

 + Rác thải : 0,9 kg/người/ngày

 - Khu vực nhà cao tầng : xây dựng hệ thống thu gom rác từ trên cao xuống bể rác cho từng đơn nguyên công trình.

 - Khu vực nhà ở thấp tầng ; giải quyết rác theo phương thức : Đặt các thùng rác nhỏ dọc theo các tuyến đường, khoảng cách giữa các thùng rác là 50m/1 thùng; xe chở rác thu gom theo giờ cố định, các hộ dân trực tiếp đổ rác vào xe.

 - Đối với các cơ quan và các công trình công cộng, rác được thu gom thông qua hợp đồng với đơn vị, cơ quan chức năng làm công tác vệ sinh môi trường.

 e. Quy hoạch cấp điện.

 + Công cộng : 0,05 KW/m2 sàn

 + Hỗn hợp :  0,05 KW/m2 sàn và 0,7 KW/người

 + Đất cây xanh, TDTT, vui chơi giải trí ... 25KW/Ha.

 + Nhà ở cao tầng : 0,7 KW/người.

 + Biệt thự : 5 KW/hộ

 + Trường học : 0,09 KW/học sinh.

 + Nhà trẻ, mẫu giáo : 0,15 KW/học sinh

 + Chiếu sáng : 1,2 W/m2 đường.

 + Nguồn điện được lấy từ trạm 110/22KV HNT1 xây dựng ở phía Đông Bắc và trạm 110/22/10/6KV Nghĩa Đô ở phía Đông Nam hoặc có thể được lấy từ trạm 110/22KV Cầu Diễn (Kiều Mai) xây dựng ở phía Tây Nam.

 + Trước mắt khi trạm HNT1 và trạm Cầu Diễn (Kiều Mai) chưa đựơc xây dựng thì nguồn cấp điện có thể lấy từ trạm Nghĩa Đô hiện có.

 Các trạm biến thế đặt gần trung tâm phụ tải, gần đường giao thông để tiện thi công và quản lý. Các toà nhà cao tầng phụ tải lớn có thể kết hợp đặt các trạm biến thế ngay trong tầng 1 của toà nhà.

 Tuyến điện cao thế có điện áp chuẩn 22KV vào các trạm biến thế đi bằng cáp ngầm, dọc theo đường qui hoạch.

 + Phải làm việc với cơ quan quản lý ngành điện để thống nhất di chuyển tuyến điện 110KV theo đúng qui hoạch.

 f. Qui hoạch hệ thống thông tin.

 + Trường học : 5 số/trường.

 + Nhà ở : 1 số/4 người

 Các thuê bao được phục vụ từ tổng đài vệ tinh 6000 số dựng trong khu đô thị "Thành phố giao lưu"

Điều 2 : - Giao Kiến trúc sư trưởng Thành phố kiểm tra, xác nhận hồ sơ, bản vẽ thiết kế theo qui hoạch chi tiết đã được phê duyệt; Chủ trì phối hợp với Chủ đầu tư và Uỷ ban nhân dân huyện Từ Liêm, Uỷ ban nhân dân quận Cầu Giấy tổ chức công bố công khai qui hoạch chi tiết Khu đô thị "Thành phố giao lưu" được duyệt cho các tổ chức, cơ quan và nhân dân biết, thực hiện; Chủ trì, phối hợp với Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường hướng dẫn chủ đầu tư tổ chức nghiên cứu, lập báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với đề án Qui hoạch chi tiết này, trình cấp có thẩm quyền xem xét, thẩm định và phê duyệt theo đúng quy định hiện hành.

 - Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện Từ Liêm, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận Cầu Giấy chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra, giám sát xây dựng theo qui hoạch được duyệt và xử lý việc xây dựng sai qui hoạch theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.

 - Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.

 Điều 3 : Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân Thành phố, Kiến trúc Sư trưởng Thành phố, Giám đốc các Sở : Xây dựng, Giao thông công chính, Kế hoạch và Đầu tư, Địa chính - Nhà đất, Tài chính - Vật giá, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Khoa học Công nghệ Môi trường, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện Từ Liêm, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận Cầu Giấy, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thị trấn Cầu Diễn, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã Cổ Nhuế, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phường Mai Dịch, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Quốc tế VIGEBA, Giám đốc, Thủ trưởng các Sở, Ngành, các tổ chức, cơ quan và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

T/M UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CHỦ TỊCH




Hoàng Văn Nghiên

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 30/2002/QĐ-UB phê duyệt Quy hoạch chi tiết Khu đô thị "Thành phố giao lưu" Tỉ lệ 1/2000 Địa điểm : Xã Cổ Nhuế, thị trấn Cầu Diễn - Huyện Từ Liêm, phường Mai Dịch - Quận Cầu Giấy - Hà Nội do Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành

  • Số hiệu: 30/2002/QĐ-UB
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 01/03/2002
  • Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
  • Người ký: Hoàng Văn Nghiên
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 16/03/2002
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản