- 1Luật Đê điều 2006
- 2Luật phòng, chống thiên tai năm 2013
- 3Quyết định 1041/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Đề án Quy hoạch tổng thể lĩnh vực Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 224/QĐ-TTg năm 2015 về Kế hoạch thực hiện Đề án Quy hoạch tổng thể lĩnh vực Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 6Nghị định 114/2018/NĐ-CP về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước
- 7Nghị định 160/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật phòng, chống thiên tai
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2998/QĐ-UBND | Thừa Thiên Huế, ngày 25 tháng 11 năm 2020 |
BAN HÀNH KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ VỠ ĐÊ, ĐẬP HỒ CHỨA THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Đê điều ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19 tháng 6 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 160/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống thiên tai;
Căn cứ Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước;
Căn cứ Quyết định số 1041/QĐ-TTg ngày 24 tháng 6 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Quy hoạch tổng thể lĩnh vực Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 224/QĐ-TTg ngày 12 tháng 02 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Đề án Quy hoạch tổng thể lĩnh vực ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 2711/QĐ-UBND ngày 25 tháng 11 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện đề án Quy hoạch tổng thể lĩnh vực ứng cứu sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đến năm 2020 tỉnh Thừa Thiên Huế;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 1808/TTr-SNNPTNT ngày 11 tháng 9 năm 2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch ứng phó sự cố vỡ đê, đập hồ chứa thủy lợi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Trưởng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh; Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; Giám đốc Công an tỉnh; Giám đốc các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM.ỦY BAN NHÂN DÂN |
ỨNG PHÓ SỰ CỐ VỠ ĐÊ, ĐẬP, HỒ CHỨA THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2998/QĐ-UBND ngày 25 tháng 11 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế)
Thực hiện Quyết định số 1041/QĐ-TTg ngày 24/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Quy hoạch tổng thể lĩnh vực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đến năm 2020; Quyết định số 224/QĐ-TTg ngày 12/02/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án Quy hoạch tổng thể lĩnh vực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đến năm 2020; Quyết định số 2711/QĐ-UBND ngày 25/11/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện đề án Quy hoạch tổng thể lĩnh vực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đến năm 2020. Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch ứng phó sự cố vỡ đê, đập, hồ chứa thủy lợi trên địa bàn tỉnh với các nội dung sau:
SỰ CẦN THIẾT, MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
Tỉnh Thừa Thiên Huế nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu miền Trung nắng nóng, mưa nhiều. Bên cạnh đó do tác động của biến đổi khí hậu, hiện tượng khí hậu cực đoan, thiên tai bão, áp thấp nhiệt đới, nước biển dâng, lũ, ngập lụt, lũ quét, lũ ống, sạt lở đất xuất hiện ngày càng nhiều, ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường của địa phương. Những sự cố thiên tai nói trên tiềm ẩn gây ra các sự cố vỡ đê, đập, hồ chứa thủy lợi trên địa bàn tỉnh; nếu xảy ra sự cố có thể gây ra những tổn thất lớn về tính mạng, tài sản của nhà nước và nhân dân.
Để giảm thiểu thiệt hại do thiên tai, góp phần hạn chế nguy cơ xảy ra sự cố ảnh hưởng đến tính mạng và tài sản của nhà nước và nhân dân, việc xây dựng kế hoạnh để sẵn sàng ứng phó trong các trường hợp xảy ra sự cố vỡ đê, đập, hồ chứa thủy lợi là rất cấp bách.
Vì vậy, Kế hoạch này tập trung xây dựng các nhiệm vụ cơ bản và phân công vai trò, nhiệm vụ cụ thể của các sở, ban, ngành, đơn vị và địa phương trong việc chuẩn bị lực lượng, phương tiện; cơ chế thông tin, thông báo, báo động các tình huống sự cố; tổ chức sơ tán, di dời dân; đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội trong và sau khi xảy ra sự cố; khắc phục hậu quả nhằm chủ động ứng phó kịp thời các tình huống vỡ đê, đập, hồ chứa thủy lợi trên địa bàn tỉnh.
1. Nhằm thống nhất kế hoạch hành động phòng ngừa, cơ chế thông tin báo cáo, trình tự các bước triển khai công tác xử lý sự cố vỡ đê, đập, hồ chứa thủy lợi trên địa bàn tỉnh, bảo đảm sự chỉ đạo, chỉ huy thống nhất, phối hợp và hiệp đồng chặt chẽ giữa các lực lượng để đáp ứng kịp thời yêu cầu ứng phó sự cố, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, khắc phục hậu quả khi có tình huống vỡ đê, đập, hồ chứa thủy lợi xảy ra.
2. Đề ra các tình huống sự cố chủ yếu, quy trình xử lý và nhiệm vụ ứng phó khẩn cấp với các tình huống vỡ đê, đập, hồ chứa thủy lợi của các địa phương, đơn vị quản lý khai thác vận hành công trình; kế hoạch và nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân và Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp địa phương, các sở, ban, ngành, cơ quan đoàn thể trong tỉnh và nhân dân ở khu vực hạ du các đập, hồ chứa thủy lợi, khu vực bảo vệ của các tuyến đê trên địa bàn tỉnh.
3. Phối hợp với Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn và các Bộ, ngành Trung ương, các Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (Ban Chỉ huy PCTT và TKCN) các cấp, ngành, địa phương trong công tác phòng ngừa, ứng phó, xử lý và khắc phục hậu quả sự cố vỡ đê, đập, hồ chứa thủy lợi.
4. Làm cơ sở cho các cơ quan, đơn vị và các cấp địa phương xây dựng và triển khai xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố vỡ đê, đập, hồ chứa của đơn vị, địa phương mình theo quy định pháp luật về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước và nhiệm vụ được phân công.
1. Chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy lợi; các tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa thủy lợi có trách nhiệm lập và rà soát, điều chỉnh, bổ sung hàng năm phương án ứng phó thiên tai, phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp đối với từng công trình cụ thể do địa phương, đơn vị mình quản lý khai thác theo quy định tại Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước, trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt. Kế hoạch ứng phó sự cố vỡ đê, đập, hồ chứa thủy lợi trên địa bàn tỉnh tập trung vào kế hoạch hành động phòng ngừa, cơ chế thông tin báo cáo, trình tự các bước triển khai công tác xử lý sự cố vỡ đê, đập, hồ chứa thủy lợi nói chung trên địa bàn tỉnh để đạt mục đích đã nêu ở trên, không thay thế cho Kế hoạch ứng phó sự cố vỡ đê, đập hồ chứa thủy lợi của các công trình cụ thể.
2. Cơ quan chỉ huy thống nhất điều hành ứng phó sự cố vỡ đê, đập hồ chứa thủy lợi trên địa bàn tỉnh là Ủy ban nhân dân tỉnh (UBND tỉnh), Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh. Trong trường hợp vượt quá khả năng của UBND tỉnh, sẽ thực hiện theo cơ chế đặc biệt dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.
3. Trong mọi trường hợp sự cố thiên tai xảy ra thì người chỉ huy cao nhất hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ tại hiện trường là Trưởng ban, Phó Trưởng ban hoặc thành viên Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp được ủy quyền điều động lực lượng, phương tiện, trang thiết bị của các đơn vị, cá nhân hiện có trên địa bàn tham gia ứng cứu. Chỉ huy điều hành thống nhất theo kế hoạch một cách linh hoạt, sáng tạo và quyết đoán.
4. Phát huy mọi nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, kỹ thuật theo phương châm “Bốn tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; vật tư, phương tiện và kinh phí tại chỗ; hậu cần tại chỗ) và “Ba sẵn sàng” (chủ động phòng tránh, đối phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả).
5. Trong trường hợp vượt quá khả năng của tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 đề nghị hỗ trợ trong công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ.
6. Phát huy sức mạnh tổng hợp của các cấp chính quyền, cả hệ thống chính trị - xã hội và toàn thể nhân dân trên địa bàn, chủ động huy động vật tư, phương tiện, lực lượng tại chỗ, sự chi viện giúp đỡ của Trung ương, các tỉnh, thành phố lân cận và các tổ chức quốc tế để triển khai công tác ứng phó sự cố theo từng tình huống xảy ra nhằm đảm bảo tuyệt đối an toàn tính mạng của nhân dân và các lực lượng tham gia cứu nạn, cứu hộ; giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do sự cố, thiên tai gây ra.
I. HỆ THỐNG ĐÊ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
1. Hiện trạng hệ thống đê
a) Đê là công trình ngăn nước lũ của sông hoặc ngăn nước biển, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phân loại, phân cấp theo quy định của pháp luật. Ở tỉnh Thừa Thiên Huế, có các loại đê như sau:
- Đê biển là đê ven bờ biển và ven hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai để ngăn nước biển, đầm phá tràn vào khu vực nội đồng, ven bờ, nhằm góp phần ổn định sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và phát triển kinh tế trong khu vực ven biển, đầm phá bao gồm các tuyến: Tuyến đê Tây Ô Lâu, tuyến đê Đông Ô Lâu, tuyến đê Tây phá Tam Giang, tuyến đê Đông phá Tam Giang, tuyến đê Đông phá Đông, tuyến đê Tây phá Đông, tuyến đê Tây phá Cầu Hai, tuyến đê Đông phá Cầu Hai.
- Đê cửa sông là đê chuyển tiếp giữa đê sông với đê biển hoặc bờ biển, bao gồm các tuyến: Tuyến đê Hữu Sông Hương, tuyến đê Tả Sông Hương và tuyến đê cửa sông Truồi.
- Đê sông, đê bao nội đồng là đê ngăn nước lũ của sông, hói, phòng chống, giảm thiểu tác động của lũ tiểu mãn, lũ sớm bảo vệ sản xuất nông nghiệp.
b) Đặc điểm chung:
Tỉnh Thừa Thiên Huế có hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai rộng 22.000ha. Tiếp giáp với đầm phá có hệ thống đê biển để bảo vệ sản xuất nông nghiệp, phát triển dân sinh kinh tế với tổng chiều dài là 181km, cao trình các tuyến đê chủ yếu từ 1,0 đến 1,50m; nhiều chỗ cao trình đê bị hạ thấp hoặc chưa được nâng cấp chỉ ở mức 0,6 đến 0,7m; ngoài ra còn có tuyến đê cửa sông, đê sông và nội đồng. Nhiệm vụ chủ yếu của hệ thống đê là ngăn lũ tiểu mãn, lũ sớm, ngăn mặn, giữ ngọt đảm bảo sản xuất và dân sinh. Mặt khác còn có nhiệm vụ tiêu úng kết hợp giao thông, tuyến cứu hộ trong mùa mưa bão dọc theo đầm phá Tam Giang - Cầu Hai. Đặc điểm đê trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế là đê thấp, kích thước không lớn, chiều cao đê lớn nhất dưới 3m (phần lớn dưới 2m), nếu xảy ra sự cố vỡ đê chủ yếu sẽ ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, thủy sản và đời sống của nhân dân.
- Đê biển và đê cửa sông:
Tuyến Tây Ô Lâu dài 11,59 km;
Tuyến đê Đông Ô Lâu dài 11,02 km;
Tuyến đê Phá Tam Giang: Gồm đê bờ Đông và đê bờ Tây chạy dọc theo đầm phá Tam Giang với tổng chiều dài toàn tuyến gần 52,7 km;
Đê Phá Đông: Gồm 02 tuyến là đê Tây phá Đông và đê Đông phá Đông bao gồm các đầm Thanh Lam, đầm Sam - Chuồn, đầm Hà Trung - Thủy Tú thuộc địa bàn chủ yếu thuộc huyện Phú Vang, một số đoạn phía Nam thuộc huyện Phú Lộc. Trong đó: đê Tây phá Đông dài 40,91 km, đê Đông phá Đông dài 28,95 km;
Đê Phá Cầu Hai: Gồm 02 tuyến đê Tây phá Cầu Hai dài 17,5 km; đê Đông phá Cầu Hai dài 7,0 km;
Đê cửa sông: Tổng chiều dài đê cửa sông trên toàn tỉnh hiện có 10,9 km được phân cấp. Trong đó: Đê tả, hữu sông Hương dài 8,5km (đê hữu dài 4,5km và đê tả dài 4,0 km) và đê hữu sông Truồi thuộc xã Lộc Điền dài 2,4 km;
- Tuyến đê Đông và Tây Ô Lâu đã được khép kín, mặt đê rộng đáp ứng yêu cầu ngăn tác động của dòng chảy đến các khu dân cư, đất nông nghiệp, chịu được sóng, bão cấp 8, cấp 9, đáp ứng một phần ứng phó thiên tai trên địa bàn. Đê được xây dựng từ năm 2006 trở về trước, đến nay đã trên 15 năm nên cần có sự kiểm tra về chất lượng đê. Do cao trình của toàn vùng thấp và xác định đây là tuyến đê chống lũ sớm, lũ tiểu mãn nên cho tràn, nhưng trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng trong tương lai, cần tôn cao hơn cao trình hiện nay;
- 07 tuyến đê còn lại (đê Đông - Tây phá Tam Giang; đê Đông - Tây phá Đông; đê Đông - Tây phá Cầu Hai và đê cửa sông):
Một số đoạn đã được nâng cấp, bảo vệ 3 mặt, mặt đê tương đối đủ để đảm bảo an toàn khi có bão, lũ và ứng cứu khi cần thiết;
Các đoạn đã nâng cấp, nhưng mới bảo vệ mặt phía phá thì chất lượng đê chưa được đảm bảo, mái đá lát bị sụt lún, xô lật, cao trình bị hạ thấp dần theo thời gian;
Các đoạn đê chưa được đầu tư cần kiểm tra hàng năm trước mùa mưa bão để kịp thời xử lý và xác định các địa điểm xung yếu để khắc phục vì khi có sự cố không thể vận chuyển các phương tiện, vật tư để ứng cứu do mặt đê nhỏ;
- Đê sông, đê nội đồng: Toàn tỉnh hiện có 458,312 km đê bao nội đồng có nhiệm vụ chống lũ tiểu mãn, lũ sớm, bảo vệ sản xuất nông nghiệp. Đặc điểm đê ven sông, đê nội đồng trên địa bàn tỉnh đều có kích thước nhỏ, cao độ trung bình dưới 1,2m; chiều cao trung bình < 1m, đến nay không phân cấp; đê ven sông được gia cố lát đá, đê nội đồng bờ vùng bờ thửa là đê đất kích thước nhỏ; trong số đó, một số tuyến đê chưa được đầu tư và nâng cấp, các hiện tượng thường xảy ra trong mùa mưa lũ hàng năm như: sạt lở mái đê; thấm qua đê làm rỗng thân đê, có nguy cơ dẫn đến hiện tượng vỡ đê. Tuy nhiên, nếu xảy ra sự cố vỡ các tuyến đê này chủ yếu ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, thủy sản.
c) Phân cấp đê trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Theo Luật Đê điều năm 2006, đê được phân thành cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III, cấp IV và cấp V theo mức độ quan trọng từ cao đến thấp. Tiêu chí phân cấp đê căn cứ trên: số dân được đê bảo vệ; tầm quan trọng về quốc phòng, an ninh, kinh tế - xã hội; đặc điểm lũ, bão của từng vùng; diện tích và phạm vi địa giới hành chính; độ ngập sâu trung bình của các khu dân cư so với mực nước lũ thiết kế; lưu lượng lũ thiết kế.
Hệ thống đê trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế chủ yếu là đê có mức độ quan trọng thấp từ cấp IV đến cấp V. Trên cơ sở báo cáo thẩm định số 21/BC-PCTT-QLĐĐ ngày 20/4/2020 của Tổng cục Phòng chống thiên tai, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định số 1475/QĐ-BNN-PCTT ngày 22/4/2020 về việc phân loại, phân cấp đê trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế như sau:
- Chiều dài các tuyến đê được phân loại và phân cấp là 180,57 km;
- Phân loại đê: Đê biển: 169,67 km; đê cửa sông: 10,90 km;
- Phân cấp đê: Đê cấp IV: 87,21 km; đê cấp V: 93,36 km;
Chiều dài, cấp đê, phạm vi bảo vệ và độ sâu ngập trung bình của các khu dân cư được nêu trong Bảng 1:
Bảng 1: Phân cấp đê và phạm vi bảo vệ của các tuyến đê trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (2020)
TT | Tuyến đê | Địa bàn (xã/thị trấn thuộc huyện/thị xã) | Chiều dài (km) | Cấp đê | Diện tích bảo vệ (ha) | Số dân bảo vệ (người) | Độ ngập của khu dân cư (m) |
I | Đê biển |
| 169,67 |
|
|
|
|
1 | Đê Tây Ô Lâu | Phong Bình, Phong Hòa, Phong Chương, Điền Môn, Điền Lộc (Phong Điền); Quảng Thái (Quảng Điền) | 11,59 | IV | 3.319,2 | 20.418 | < 1,0 |
2 | Đê Đông Ô Lâu | Điền Hương, Điền Môn, Điền Lộc, Điền Hòa (Phong Điền); Quảng Thái (Quảng Điền) | 11,02 | V | 1.931,3 | 23.010 | |
3 | Đê Tây Phá Tam Giang | Quảng Thái, Quảng Lợi, Sịa, Quảng Phước, Quảng An, Quảng Thành (Quảng Điền); Hương Phong (Hương Trà) | 28,80 | IV | 3.381,8 | 57.421 | < 1,0 |
4 | Đê Đông Phá Tam Giang | Điền Hòa, Điền Hải (Phong Điền); Quảng Ngạn, Quảng Công (Quảng Điền); Hải Dương (Hương Trà) | 23,90 | V | 2.143,6 | 30.274 | |
5 | Đê Tây phá Đông | Phú An, Phú Mỹ, Phú Xuân, Phú Đa, Phú Gia, Vinh Hà (Phú Vang) | 40,91 | IV | 5.399,2 | 70.461 | < 1,0 |
6 | Đê Đông phá Đông | Thuận An, Phú Thuận, Phú Hải, Phú Diên, Vinh Xuân, Vinh Thanh, Vinh An (Phú Vang); Vinh Hưng (Phú Lộc) | 28,95 | V | 2.136,1 | 44.286 | |
7 | Đê Tây phá Cầu Hai | Vinh Hà (Phú Vang); Lộc An, Lộc Điền (Phú Lộc) | 17,5 | IV | 4.562,6 | 52.659 | < 1,0 |
8 | Đê Đông phá Cầu Hai | Vinh Hưng, Giang Hải, Vinh Hiền (Phú Lộc) | 7,0 | V | 623,5 | 22.530 | |
II | Đê cửa sông |
| 10,9 |
|
|
|
|
1 | Hữu sông Hương | Hương Phong (Hương Trà) | 4,5 | V | 1.050 | 8.000 | < 1,0 |
2 | Tả sông Hương | Phú Thanh, Thuận An (Phú Vang) | 4,0 | V | |||
3 | Hữu sông Truồi | Lộc Điền (Phú Lộc) | 2,4 | V |
2. Các vị trí xung yếu đề phòng nguy cơ vỡ đê
a) Tuyến Tây Ô Lâu: Vị trí được xác định trọng yếu nằm ở khu vực địa bàn xã Phong Chương và xã Điền Lộc (K2 500 đến K6 500); đây là đoạn đê đã gia cố, tuy nhiên qua quá trình hoạt động lâu ngày đã bị xuống cấp, xói lở chân; tập trung tại những vị trí đoạn sông cong, có dòng chảy mạnh, nguy cơ vỡ đê rất lớn ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của địa phương.
b) Tuyến Đông Ô Lâu: Vị trí được xác định trọng yếu nằm ở khu vực địa bàn xã địa bàn xã Điền Lộc, huyện Phong Điền (K6 000 đến K8 000) đây là đoạn đê đã gia cố, tuy nhiên qua quá trình hoạt động lâu ngày đã bị xuống cấp, xói lở chân; tập trung tại những vị trí đoạn sông cong, có dòng chảy mạnh, nguy cơ vỡ đê rất lớn ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của địa phương.
c) Tuyến đê Tây phá Tam Giang: Bắt đầu từ Km0 tại đập Cửa Lác xã Quảng Thái, qua các xã Quảng Lợi, Quảng Phước, Quảng An, Quảng Thành, thị trấn Sịa, huyện Quảng Điền và kết thúc tại Km28 800 thôn Thuận Hòa xã Hương Phong, thị xã Hương Trà. Tuyến đê đã được đầu tư dài 10,29km tại các đoạn K0-K0 295; K8 768-K11 290; K12 347-K13 496; K21 509,2-K27 834, đê được gia cố 3 mặt, cao trình đỉnh đê 1,2, chống lũ tiểu mãn, lũ sớm và bảo vệ đất nông nghiệp. Các đoạn còn lại chưa được nâng cấp, cao độ đỉnh đê chỉ còn 0,6 đến 0,7m, không đảm bảo cao trình thiết kế.
d) Tuyến đê Đông phá Tam Giang: Bắt đầu từ Km0 tại xã Điền Hòa, đi qua các xã Điền Hòa, Điền Hải huyện Phong Điền; xã Quảng Ngạn, xã Quảng Công, huyện Quảng Điền và kết thúc tại Km23 900 xã Hải Dương, thị xã Hương Trà. Đoạn đê đã được đầu tư nâng cấp dài 13,21km gồm các đoạn K0-K0 928; K0 928-K1 706; K1 968-K5 245; K7 500-K9 800; K10-K14 100; K16 114 - K17 863; K18 35 - K18 110, cao độ đỉnh đê 1,0m, ngăn mặn giữ ngọt, chống lũ tiểu mãn, lũ sớm và bảo vệ đất nông nghiệp. Các đoạn còn lại đang xuống cấp, cao độ đỉnh đê chỉ còn 0,7 đến 0,8 m, không đảm bảo cao trình thiết kế.
đ) Đoạn đê Tây phá cầu Hai: Được nâng cấp theo chương trình đê Pam 4617 và chương trình củng cố nâng cấp đê biển theo Quyết định 58 của Chính phủ. Qua quá trình hoạt động một số đoạn đê xuống cấp nghiêm trọng, tuy nhiên do thiếu thốn kinh phí nên chưa được đầu tư, nâng cấp. Một số đoạn có nguy cơ vỡ do ảnh hưởng mưa bão và nguy cơ ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất của người dân như đoạn qua xã Vinh Hà, huyện Phú Vang và xã Lộc An, huyện Phú Lộc (đoạn K5 400 đến K11 300).
e) Đoạn đê Hữu sông Hương: Đoạn từ Quy Lai, thuộc xã Phú Thanh đến cống Lạch Chèo, thị trấn Thuận An dài 2,7km; đây là đoạn có nguy cơ vỡ cao do ảnh hưởng bởi lũ, lụt do thượng nguồn đổ về ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp của người dân thuộc xã Phú Thanh và thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang.
g) Đê Nho Lâm - Nghĩa Lộ đoạn từ xã Quảng Thọ đến giáp xã Quảng Vinh dài 1,5 km; đây là đoạn đê nằm ở vị trí đoạn sông cong thuộc tuyến sông Bồ, hàng năm ảnh hưởng mưa lũ lớn từ thượng nguồn về thường có lưu tốc dòng chảy lớn, nguy cơ gây sạt lở bờ sông và ảnh hưởng đến công trình, nguy cơ ảnh hưởng tính mạng, tài sản người dân thuộc khu vực Nho Lâm - Nghĩa Lộ.
h) Đê Trung Thượng: Đây là đoạn đê có chiều dài khoảng 350m, thuộc địa bàn phường Thủy Biều, thành phố Huế. Đê nằm ở khu vực trung lưu của tuyến sông Hương. Ảnh hưởng ngập lũ có nguy cơ gây vỡ đê tại khu vực này sẽ ảnh hưởng đến tính mạng, tài sản người dân phường Thủy Biều.
3. Công tác quản lý đê điều trên địa bàn
a) Cấp tỉnh:
- Chi cục Thủy lợi là cơ quan chuyên môn giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Sở Nông nghiệp và PTNT) tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành và tổ chức thực thi pháp luật về đê điều. Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp, kiên cố hóa, bảo vệ, sử dụng đê điều và hộ đê. Thực hiện công tác hộ đê, xử lý kỹ thuật các sự cố đê điều, phối hợp với các ngành, địa phương liên quan đề xuất phương án phòng, tránh, xử lý, khắc phục hậu quả sự cố đê điều. Đề xuất các giải pháp huy động các nguồn lực để cứu hộ và bảo vệ đê điều, an toàn cho dân cư khi sạt lở đê, bờ sông. Đơn vị tham mưu trực tiếp là Phòng Quản lý đê điều;
- Do quy mô, đặc điểm, phân cấp đê trên địa bàn là đê cấp IV, cấp V nên hiện nay tỉnh không thành lập các Hạt quản lý đê, không có lực lượng chuyên trách quản lý đê điều trực tiếp quản lý và bảo vệ đê điều từ đê cấp III đến đê cấp đặc biệt theo Luật Đê điều. Đối với các tuyến đê cấp IV, cấp V trên một số địa bàn xung yếu hiện có lực lượng quản lý đê nhân dân;
- Chi Cục Thủy lợi hợp đồng ngắn hạn 9 tháng/năm (từ tháng 4 đến tháng 12) hàng năm với 15 nhân viên thuộc lực lượng quản lý đê nhân dân tại 15 xã, thị trấn trên địa bàn toàn tỉnh. Đồng thời kết hợp với chính quyền địa phương các xã, phường có để thực hiện quản lý đê. Trong thời gian tới, sau khi Chi cục Thủy lợi tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định chỉ giới bảo vệ đê và hoàn thành việc cắm mốc chỉ giới hành lang bảo vệ đê điều, công tác quản lý đê sẽ giao cho UBND địa phương quản lý trực tiếp;
b) Cấp huyện: Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế ở các huyện, thị xã, thành phố Huế là phòng chuyên môn tham mưu cho UBND cấp huyện thực hiện quản lý nhà nước về thủy lợi, đê điều trên địa bàn;
c) Cấp xã: Việc theo dõi vận hành, bảo vệ các công trình thủy lợi, đê điều ở địa bàn cấp xã hiện nay thường giao cho các Hợp tác xã hay lực lượng quản lý đê nhân dân;
d) Danh sách, số điện thoại liên lạc của lực lượng quản lý đê nhân dân năm 2019 và năm 2020 có trong Phụ lục kèm theo.
II. KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ VỠ ĐÊ
1. Cơ quan chỉ đạo, chỉ huy
a) Cấp tỉnh: UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh (cơ quan thường trực ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh), Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh (cơ quan thường trực ứng phó sự cố và tìm kiếm cứu nạn tuyến biên giới, ven biển); Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị cấp tỉnh.
b) Cấp huyện: UBND cấp huyện, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp huyện, Ban Chỉ huy Quân sự cấp huyện (thường trực ứng phó sự cố thiên tai tìm kiếm cứu nạn cấp huyện).
c) Cấp xã: UBND cấp xã, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp xã.
d) Cơ quan phối hợp: các cơ quan, tổ chức, đơn vị đóng trên địa bàn.
Các lực lượng Quân đội, công an, lực lượng dân quân tự vệ, đội xung kích phòng chống thiên tai cấp xã, Công ty TNHH Nhà nước 1 Thành viên Quản lý khai thác công trình thủy lợi tỉnh Thừa Thiên Huế, Quản lý đê nhân dân, nhân dân sống trên địa bàn và các lực lượng khác theo điều động của UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh/huyện/xã.
2. Quy trình xử lý sự cố vỡ đê
a) Nguyên tắc:
Thực hiện theo quy định tại các Điều 24, Điều 32, Điều 35 Luật Đê điều năm 2006:
- Khi có báo động lũ từ cấp I trở lên đối với tuyến sông có đê hoặc khi có báo động lũ từ cấp II trở lên đối với tuyến sông khác, UBND cấp xã nơi có đê phải huy động lực lượng lao động tại địa phương, phối hợp với lực lượng chuyên trách quản lý đê điều để tuần tra, canh gác, phát hiện và xử lý kịp thời các sự cố đê điều;
- Việc hộ đê phải được tiến hành thường xuyên, nhất là trong mùa lũ, bão và phải cứu hộ kịp thời khi đê điều bị sự cố hoặc có nguy cơ bị sự cố;
- Tổ chức, cá nhân phải chấp hành quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi được huy động nhân lực, vật tư, phương tiện để hộ đê.
b) Các tình huống cần chú ý:
- Triều cường, mặn tràn, nước biển dâng, bão mạnh, siêu bão,...
- Lũ sớm hoặc lũ chính vụ...
- Mưa lớn đầu vụ Đông Xuân gây tràn đồng khi hệ thống đê điều bị hư hại sau mùa lũ chính vụ chưa kịp củng cố, sửa chữa,...
c) Quy trình ứng phó, xử lý sự cố:
Thực hiện theo quy định tại Điều 24, Điều 35 Luật Đê điều năm 2006 và các quy định của Luật Phòng chống thiên tai năm 2013 và các văn bản pháp luật có liên quan:
- Tổ chức, cá nhân khi phát hiện hành vi hoặc các tác động tự nhiên gây tổn hại hoặc đe dọa đến an toàn của đê điều thì phải báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi gần nhất hoặc cơ quan nhà nước quản lý đê điều trên địa bàn để kịp thời ngăn chặn và có biện pháp xử lý;
- Địa phương nơi xảy ra sự cố vỡ đê thì người đứng đầu địa phương phải chỉ huy nhanh chóng huy động lực lượng tại chỗ để triển khai công tác hộ đê; đồng thời báo cáo ngay cho Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp trên để xin ý kiến chỉ đạo;
- Khi nhận được tin sự cố, UBND cấp xã; Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp xã khẩn trương xác minh, huy động lực lượng lao động tại địa phương và lực lượng quản lý đê nhân dân theo thẩm quyền quy định tại Luật Đê điều để triển khai công tác xử lý ứng phó sự cố giờ đầu; đồng thời báo cáo lên UBND cấp huyện, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp huyện để có chỉ đạo kịp thời;
- Chủ tịch UBND, Trưởng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp huyện tại địa bàn xảy ra sự cố vỡ đê ngay sau khi nhận được tin, phân công lãnh đạo UBND, thành viên Ban Chỉ huy PCTT và TKCN huyện trực tiếp xuống địa bàn nắm bắt tình hình, cùng với địa phương chỉ huy công tác ứng phó, xử lý sự cố; huy động kịp thời lực lượng, vật tư, phương tiện của địa phương, của tổ chức, cá nhân trên địa bàn để cứu hộ, bảo đảm an toàn đê điều; trong trường hợp vượt quá khả năng thì báo cáo để Chủ tịch UBND tỉnh quyết định huy động lực lượng tăng cường;
- Trong khi chờ lực lượng chi viện, lực lượng ứng cứu, cơ sở lập tức thực hiện các biện pháp xử lý giờ đầu theo tài liệu “Hướng dẫn xử lý giờ đầu những sự cố của đê trong mùa lũ” của Cục Quản lý Đê điều và Phòng chống lụt bão do Nhà Xuất bản Nông nghiệp ấn hành năm 2001 và kinh nghiệm xử lý tại chỗ của địa phương (sử dụng vật liệu địa phương tại chỗ như bao tải đất cát, bó cành cây, đan phên rơm bịt lỗ rò; cát sỏi đá dăm làm tầng lọc tại chỗ rò trên mái đê; đóng cừ tre, lót phên tre, bao tải cát sỏi chống sạt trượt mái đê; dùng bao tải đất cát, đất đắp dự trữ đắp con chạch chống tràn mặt đê...). Thông báo ngay cho các hộ dân sinh sống trong vùng thấp trũng trong vùng diện tích bảo vệ của tuyến đê sự cố biết để ứng phó và triển khai công tác di dời, sơ tán người ra khỏi khu vực nguy hiểm để bảo vệ tính mạng tài sản của nhân dân;
- Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Thủy lợi tỉnh là cơ quan thường trực, đầu mối tiếp nhận thông tin về sự cố vỡ đê. Khi nhận được thông tin sự cố nhanh chóng đánh giá tình hình, thông báo cho các cơ quan liên quan, điều động lực lượng và phương tiện của các lực lượng ứng cứu đến hiện trường để chi viện địa phương hộ đê, xử lý sự cố. Trong trường hợp vượt quá khả năng, báo cáo UBND tỉnh để huy động các lực lượng ứng cứu kịp thời;
- Trong trường hợp đê điều, công trình có liên quan xảy ra sự cố hoặc có nguy cơ xảy ra sự cố, Chủ tịch UBND các cấp theo thẩm quyền phải huy động lực lượng, vật tư, phương tiện để bảo vệ, cứu hộ; quyết định và tổ chức thực hiện việc di chuyển dân ra khỏi vùng nguy hiểm để bảo đảm an toàn;
- Sau khi xử lý sự cố, người ra lệnh huy động lực lượng, vật tư, phương tiện phải tiến hành kiểm tra việc sử dụng và thực hiện các thủ tục trình cấp có thẩm quyền xem xét giải quyết để bồi thường hoặc hỗ trợ cho tổ chức, cá nhân được huy động.
3. Hộ đê và thẩm quyền huy động lực lượng, vật tư, phương tiện để hộ đê được quy định như sau (Điều 35, Điều 36 Luật Đê điều):
a) Việc hộ đê phải được tiến hành thường xuyên, nhất là trong mùa lũ, bão và phải cứu hộ kịp thời khi đê điều bị sự cố hoặc có nguy cơ bị sự cố. UBND các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chỉ đạo xây dựng và phê duyệt các phương án hộ đê, tổ chức thực hiện việc hộ đê để bảo đảm an toàn đê điều.
b) Chủ tịch UBND tỉnh; Trưởng ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh có quyền huy động kịp thời lực lượng, vật tư, phương tiện của Nhà nước, của địa phương, của tổ chức, cá nhân trên địa bàn để cứu hộ, bảo đảm an toàn đê điều; được phép huy động vật tư dự trữ phòng, chống lụt, bão của Trung ương trên địa bàn; trong trường hợp vượt quá khả năng thì báo cáo để Thủ tướng Chính phủ quyết định huy động.
c) Chủ tịch UBND cấp huyện; Trưởng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp huyện có quyền huy động kịp thời lực lượng, vật tư, phương tiện của địa phương, của tổ chức, cá nhân trên địa bàn để cứu hộ, bảo đảm an toàn đê điều. Trong trường hợp vượt quá khả năng thì báo cáo để Chủ tịch UBND tỉnh quyết định huy động.
d) Chủ tịch UBND cấp xã; Trưởng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp xã có quyền huy động kịp thời lực lượng, vật tư, phương tiện của địa phương, của tổ chức, cá nhân trên địa bàn để xử lý ngay giờ đầu sự cố đê điều; trong trường hợp vượt quá khả năng thì báo cáo để Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định huy động.
đ) Trường hợp khẩn cấp chống thiên tai khác mà cần phải sử dụng đất thì Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch UBND cấp huyện có quyền trưng dụng đất. Việc trưng dụng đất, trả lại đất và bồi thường cho người có đất bị trưng dụng được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.
4. Tổ chức di dời, sơ tán dân khi xảy ra sự cố vỡ đê
a) Trên cơ sở đánh giá tình hình, mức độ nguy hiểm của sự cố vỡ đê, UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế; các xã, phường, thị trấn và cơ quan chức năng tổ chức di dời dân trong các hộ dân ở trong vùng nguy hiểm, vùng trũng thấp bị đe dọa trực tiếp bởi tác động của dòng chảy do sự cố vỡ đê có khả năng gây ra xói lở làm đổ sập, cuốn trôi nhà cửa, hoặc gây ra ngập lụt để đảm bảo an toàn tính mạng cho nhân dân.
b) Địa phương huy động lực lượng gồm: Quân đội, Công an, Bộ đội Biên phòng, Dân quân tự vệ, lực lượng xung kích phòng chống thiên tai, Y tế, Chữ thập đỏ, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân... cùng các phương tiện để giúp dân sơ tán nhanh. Trong trường hợp vượt quá khả năng của địa phương, kịp thời báo cáo UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh để tăng cường lực lượng quân đội, công an, bộ đội biên phòng tỉnh và các lực lượng khác hỗ trợ.
c) Phân công lãnh đạo UBND cấp huyện, thành viên Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp huyện trực tiếp xuống địa bàn xã, phường, thị trấn tại khu vực phải di dời dân và các điểm tạm cư để kiểm tra, tổ chức thực hiện kế hoạch chu đáo, an toàn.
d) Bố trí lực lượng thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, hậu cần, chăm lo đời sống cho người dân... tại nơi tạm cư và bảo vệ công trình, tài sản, nhà ở của dân tại những nơi đã di dời.
5. Công tác tổ chức khắc phục sự cố vỡ đê
a) Tiếp tục tìm kiếm cứu nạn, cấp cứu người bị nạn, thông tin khẩn cấp cho cấp trên và yêu cầu tìm kiếm cứu nạn.
b) Tổ chức đưa người sơ tán trở về nhà an toàn, tổ chức nơi ở tạm cho những người bị mất nhà cửa hoặc nhà cửa bị hư hỏng nặng; hỗ trợ lương thực, thực phẩm, nước uống và các nhu yếu phẩm.
c) Khẩn trương thống kê, đánh giá tình hình người bị nạn, thiệt hại lúa, hoa màu, vật nuôi, thủy sản (nếu có) và các thiệt hại khác, đề xuất nhu cầu hỗ trợ, cứu trợ và khắc phục; xác định nhu cầu trang bị vật tư, phương tiện cần thiết của địa phương để phục vụ công tác khắc phục hậu quả sự cố vỡ đê.
d) Huy động nguồn lực, tổ chức khắc phục và đề nghị cấp trên hỗ trợ khắc phục vệ sinh môi trường, phòng chống dịch, dọn dẹp nhà cửa, cơ sở hạ tầng: điện, nước, giao thông, thủy lợi, trường học, y tế, môi trường, khắc phục bồi lấp, sạt lở đồng ruộng ...
đ) Tổ chức khôi phục sản xuất.
6. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc quản lý nhà nước về đê điều (Khoản 2, Điều 43 Luật Đê điều)
a) Tổ chức thực hiện việc quản lý, bảo vệ, tu bổ, nâng cấp, kiên cố hóa đê điều và hộ đê trên địa bàn;
b) Chỉ đạo UBND cấp xã phối hợp với các cơ quan hữu quan trong việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp, kiên cố hóa, bảo vệ, sử dụng đê điều và hộ đê;
c) Tổng hợp, quản lý thông tin, dữ liệu về đê điều trong phạm vi địa phương;
d) Quyết định theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định việc huy động lực lượng, vật tư, phương tiện để hộ đê, khắc phục hậu quả do lũ, lụt, bão gây ra đối với đê điều;
đ) Chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đê điều trong phạm vi địa phương;
e) Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về đê điều và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về đê điều; giải quyết theo thẩm quyền khiếu nại, tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật về đê điều trong phạm vi địa phương theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
7. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc quản lý nhà nước về đê điều (Khoản 3, Điều 43 Luật Đê điều)
a) Tổ chức thực hiện việc quản lý, bảo vệ đê điều và hộ đê trên địa bàn;
b) Huy động lực lượng lao động tại địa phương quy định tại khoản 2 Điều 24 và lực lượng quản lý đê nhân dân quy định tại Điều 41 của Luật Đê điều; phối hợp với lực lượng chuyên trách quản lý đê điều để tuần tra, canh gác, bảo vệ đê điều trong mùa lũ, lụt, bão trên các tuyến đê thuộc địa bàn;
c) Quyết định theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc huy động lực lượng, vật tư, phương tiện để hộ đê, khắc phục hậu quả do lũ, lụt, bão gây ra đối với đê điều;
d) Ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về đê điều;
đ) Xử lý hành vi vi phạm pháp luật về đê điều theo thẩm quyền, trường hợp vượt quá thẩm quyền phải báo cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý.
8. Nhiệm vụ của lực lượng quản lý đê nhân dân trong quản lý đê điều và hộ đê (Quy định tại Thông tư số 26/2009/TT-BNN ngày 11/5/2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn về cơ cấu tổ chức, nguồn kinh phí và chế độ thù lao đối với lực lượng quản lý đê nhân dân).
a) Chấp hành sự phân công của UBND xã và hướng dẫn về mặt chuyên môn, kỹ thuật của Phòng Nông nghiệp và PTNT/phòng Kinh tế huyện, thị xã, thành phố và Chi cục Thủy lợi;
b) Phối hợp với lực lượng chuyên trách quản lý đê điều trong việc thường xuyên kiểm tra, tuần tra, canh gác bảo vệ đê điều thuộc địa bàn, tham gia xử lý sự cố đê điều;
c) Kiểm tra, phát hiện, báo cáo kịp thời tình trạng đê điều, các diễn biến hư hỏng, sự cố đê điều;
d) Phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về đê điều;
đ) Lập biên bản và kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về đê điều;
e) Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đê điều, vận động nhân dân thực hiện pháp luật về đê điều;
g) Tham gia với cơ quan chuyên môn xây dựng phương án hộ đê, phòng, chống lụt, bão;
h) Tham gia quản lý và bảo vệ cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác quản lý, bảo vệ đê điều và hộ đê như: vật tư dự trữ chống lũ, lụt, bão; biển báo đê điều; cột chỉ giới; cây chắn sóng bảo vệ đê và các công trình phụ trợ khác.
ỨNG PHÓ SỰ CỐ VỠ ĐẬP, HỒ CHỨA THỦY LỢI
I. HIỆN TRẠNG ĐẬP HỒ CHỨA THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
1. Hệ thống đập, hồ chứa thủy lợi trên địa bàn tỉnh
a) Phân loại đập, hồ chứa thủy lợi trên địa bàn tỉnh:
Toàn tỉnh có 56 đập hồ chứa thủy lợi được phân loại, cụ thể:
- Đập hồ chứa lớn quan trọng đặc biệt: hồ Tả Trạch, dung tích 646 triệu m3;
- Đập hồ chứa loại lớn gồm 8 hồ: Truồi, Khe Ngang, Hòa Mỹ, Thủy Yên, Phú Bài 2, Thọ Sơn, Mỹ Xuyên, A Lá. Trong đó đáng chú ý là hồ Truồi có dung tích toàn bộ là 55,21 triệu m3, hồ Khe Ngang có dung tích toàn bộ 15,07 triệu m3, số hồ còn lại có dung tích toàn bộ nhỏ hơn 10 triệu m3;
- Đập hồ chứa loại vừa: Là các hồ có dung tích từ 0,5 - 3 triệu m3 hoặc có chiều cao đập lớn nhất dưới 15m gồm 17 hồ: Châu Sơn, Trằm Nãi, Thiềm Lúa, Trằm Giàng, Thôn Niêm, Khe Rưng, Khe Nước, Thiềm Cát, Tà Rinh, Cừa, Nam Giảng, Năm Lăng, Phụ Nữ, Lương Mai 2, Ba Cửa, Võ Xá, Ông Ninh;
- Đập hồ chứa loại nhỏ: Là các hồ có dung tích toàn bộ nhỏ hơn 0,5 triệu m3 hoặc có chiều cao đập lớn nhất dưới 10m gồm 30 hồ;
b) Ngoài các đập, hồ chứa thủy lợi trong phạm vi điều chỉnh của Kế hoạch này, trên địa bàn tỉnh còn có các đập hồ chứa thủy điện do Bộ Công Thương, Sở Công Thương quản lý như: hồ Hương Điền, hồ Bình Điền, hồ A Lưới; các hồ thủy điện trên sông A Lin: A Lin Thượng, A Lin B1, B2; hồ Rào Trăng 3, hồ Rào Trăng 4; hồ A Roàng, hồ Thượng Lộ, hồ Sông Bồ... Các công trình đập, hồ thủy điện này có quy định quản lý an toàn, kế hoạch ứng phó sự cố vỡ đập hồ chứa thủy điện do ngành Công Thương chủ trì xây dựng. Bên cạnh đó, ngành thủy lợi còn quản lý một số công trình đập đặc thù như đập Cửa Lác, đập Thảo Long, đập Đá... được xây dựng ở hạ lưu vùng cửa sông, nhiệm vụ chủ yếu là ngăn mặn, giữ ngọt, tiêu thoát lũ, giảm úng ngập, kết hợp giao thông.
c) Phân bố đập hồ chứa thủy lợi theo địa bàn cấp huyện xem bảng 2.
Bảng 2: Phân bố đập hồ chứa thủy lợi theo địa bàn cấp huyện
TT | Địa bàn | Phân loại hồ đập | ||||
Tổng số | Quan trọng đặc biệt | Lớn | Vừa | Nhỏ | ||
1 | Phong Điền | 20 |
| 2 | 7 | 11 |
2 | Quảng Điền | 4 |
|
| 1 | 3 |
3 | Hương Trà | 10 |
| 2 | 3 | 5 |
4 | Hương Thủy | 9 | 1 | 1 | 5 | 2 |
5 | A Lưới | 7 |
| 1 |
| 6 |
6 | Nam Đông | 3 |
|
| 1 | 2 |
7 | Phú Lộc | 3 |
| 2 |
| 1 |
| Tổng cộng | 56 | 1 | 8 | 17 | 30 |
2. Tình hình quản lý hồ chứa thủy lợi trên địa bàn tỉnh
a) Các cơ quan, đơn vị quản lý, khai thác vận hành hồ đập trên địa bàn:
- Hồ chứa quan trọng đặc biệt Tả Trạch do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý, đơn vị quản lý khai thác vận hành trực tiếp là Ban Quản lý đầu tư và Xây dựng thủy lợi 5;
- Công ty TNHH Nhà nước 1 Thành viên Quản lý khai thác công trình thủy lợi tỉnh Thừa Thiên Huế quản lý 24 hồ;
- UBND cấp huyện, tổ chức thủy lợi cơ sở quản lý: 31 hồ;
- Đối với đập có chiều cao dưới 5m, hồ chứa có dung tích toàn bộ dưới 50.000 m3 thuộc địa phương nào thì UBND cấp huyện của địa phương đó quản lý, trừ các đập hồ chứa tại huyện Nam Đông, A Lưới do Công ty TNHH Nhà nước 1 Thành viên Quản lý khai thác công trình thủy lợi tỉnh Thừa Thiên Huế quản lý.
b) Các hồ chứa do Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 5 và Công ty TNHH Nhà nước 1 Thành viên Quản lý khai thác công trình thủy lợi tỉnh Thừa Thiên Huế quản lý thực hiện đúng theo các văn bản pháp luật liên quan đến quản lý an toàn đập. Có đội ngũ cán bộ được đào tạo chuyên nghiệp, thường xuyên túc trực tại hồ để theo dõi tình hình vận hành và phát hiện kịp thời tình trạng hư hỏng nhằm có biện pháp sửa chữa, khắc phục kịp thời. Công tác duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa được thực hiện định kỳ theo quy định, kinh phí được trích từ nguồn hợp đồng đặt hàng dịch vụ thủy lợi, kinh phí khắc phục lụt, bão và nguồn kinh phí khác.
c) Các hồ chứa loại nhỏ do địa phương quản lý, được giao cho các hợp tác xã nông nghiệp, các tổ chức dùng nước quản lý, vận hành khai thác. Các tổ chức này phần lớn thiếu cán bộ kỹ thuật và chưa được đào tạo chuyên môn; kinh phí quản lý khó khăn, hạn chế nên công tác duy tu, bảo dưỡng thường xuyên cũng chưa được quan tâm đúng mức. Vì vậy, tình trạng hư hỏng không được khắc phục kịp thời dẫn đến hư hỏng, xuống cấp không đảm ảo an toàn công trình.
d) Tình hình thực hiện sửa chữa nâng cấp đập, hồ chứa:
Đã sửa chữa hoàn thành 2 công trình hồ Khe Ngang và hồ Khe Bội. Đang sửa chữa 10 công trình:
- Hồ Thọ Sơn: Nâng cấp sửa chữa đập do Ban QLDA Đầu tư Xây dựng công trình Nông nghiệp và PTNT làm chủ đầu tư, đang thi công cầu qua tràn;
- Các hồ: Năm Lăng, Ba Cửa, Cừa, Khe Rưng, Ka Tư, Tà Rinh, Phụ Nữ, Cây Cơi và Phú Bài 2: Đang nâng cấp sửa chữa, thuộc dự án Sửa chữa và nâng cao an toàn đập (WB8) tỉnh Thừa Thiên Huế.
đ) Kết quả kiểm tra hiện trạng an toàn đập, hồ chứa nước năm 2019
- Số lượng đập, hồ chứa được kiểm tra đánh giá là 55 hồ, trong đó:
- Số lượng đập, hồ chứa bị hư hỏng được phân loại theo các mức A, B, C theo Tiêu chuẩn TCVN 11699: 2016: 01 hồ ở mức độ A (hồ Thủy Yên); 51 hồ ở mức độ B; 03 hồ ở mức độ C (Thôn 1, Ka Tư, Bến Ván 1).
- Số lượng, tên các đập, hồ chứa xung yếu: 8 hồ chứa nước gồm hồ A Lá, hồ Khe Nước, hồ Cây Mang, hồ Khe Râm, hồ La Ngà, hồ Cơn Thôn, Bến Ván 1, Bến Ván 2; trong đó:
Hồ chứa không tích nước do bị hư hỏng và có nguy cơ sự cố mất an toàn cao: Hồ Cây Mang, hồ Bến Ván 1, hồ Bến Ván 2, hồ Thôn 1 (chưa có nguồn vốn sửa chữa);
Hồ chứa hư hỏng phải tích nước hạn chế: Hồ Ka Tư (đã có nguồn vốn WB8, hiện nay đang triển khai thực hiện); hồ Bến Ván 1 (chưa có nguồn vốn sửa chữa); hồ Khe Ngang (đang chờ kết quả kiểm định);
- Trong tổng số đập, hồ chứa hư hỏng nêu trên, số lượng đập, hồ chứa bị sự cố do mưa, lũ gây ra: 0 cái.
e) Danh mục hồ chứa, các thông số kỹ thuật chủ yếu; đơn vị quản lý vận hành khai thác; số hộ dân ảnh hưởng và vật tư dự trữ ứng phó sự cố hồ chứa có trong các phụ lục kèm theo.
II. KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ VỠ ĐẬP, HỒ CHỨA THỦY LỢI
1. Nguyên tắc quản lý an toàn đập, hồ chứa nước và công tác cứu hộ đập, hồ chứa nước:
a) Quản lý an toàn đập, hồ chứa nước:
Thực hiện theo quy định tại Điều 45-An toàn đập, hồ chứa nước trong quản lý, khai thác, Luật Thủy lợi năm 2017; các Điều 4, Điều 25, Điều 27 của Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước và các quy định của Luật Phòng chống thiên tai:
- Chủ sở hữu đập, hồ chứa nước chịu trách nhiệm về an toàn đập, hồ chứa nước do mình sở hữu;
- Bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước là ưu tiên cao nhất trong đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác đập, hồ chứa nước;
- Công tác quản lý an toàn đập, hồ chứa nước phải được thực hiện thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, quản lý, khai thác và bảo vệ đập, hồ chứa nước;
- Tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa nước có trách nhiệm quản lý, khai thác, bảo đảm an toàn, phát huy hiệu quả của công trình;
- Chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy lợi; tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa thủy lợi có trách nhiệm lập và rà soát, điều chỉnh, bổ sung hằng năm phương án ứng phó thiên tai, phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp hoặc vỡ đập;
- Khi xuất hiện nguy cơ gây mất an toàn đập, phải cứu hộ đập khẩn cấp, đồng thời báo cáo với cơ quan nhà nước và cơ quan phòng, chống thiên tai có thẩm quyền, cơ quan, đơn vị có liên quan để kịp thời hỗ trợ, ứng cứu và chỉ đạo ứng phó.
b) Nguyên tắc cứu hộ đập, hồ chứa nước:
Thực hiện theo quy định tại Điều 28 về cứu hộ đập, hồ chứa nước tại Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước:
- Trường hợp xảy ra sự cố có thể gây mất an toàn đập, hồ chứa nước, tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa thủy lợi và chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện phải triển khai cứu hộ khẩn cấp, xử lý khắc phục sự cố, đồng thời báo cáo UBND, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai để ứng cứu, hỗ trợ và kịp thời triển khai kế hoạch ứng phó;
- UBND, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp có trách nhiệm: Tổ chức việc cứu hộ đập, hồ chứa nước trên địa bàn, tham gia cứu hộ đập, hồ chứa nước cho địa phương khác theo quy định của pháp luật. Quyết định theo thẩm quyền biện pháp xử lý khẩn cấp, khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật về phòng, chông thiên tai trong trường hợp xảy ra lũ, ngập lụt do sự cố đập gây thiệt hại cho vùng hạ du đập trên địa bàn. Trường hợp vượt quá khả năng, thẩm quyền phải báo cáo kịp thời với UBND, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp trên hoặc Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai hỗ trợ, xử lý;
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương có trách nhiệm phối hợp với UBND tỉnh thực hiện biện pháp huy động lực lượng, vật tư, phương tiện cứu hộ đập, hồ chứa nước thuộc phạm vi quản lý;
- Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai quyết định hoặc báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ quyết định huy động nguồn lực và biện pháp cứu hộ đập, hồ chứa nước, ứng phó đảm bảo an toàn đập, hồ chứa nước và vùng hạ du đập theo quy định của pháp luật về phòng, chống thiên tai;
- Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn chỉ đạo, tổ chức ứng phó sự cố vỡ đập trong trường hợp vượt quá khả năng của tỉnh.
2. Cơ quan chỉ đạo, chỉ huy ứng phó sự cố vỡ đập, hồ chứa nước
a) Cấp tỉnh: UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh (cơ quan thường trực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh); Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh (cơ quan thường trực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tuyến biên giới, biển đảo); Ban Chỉ huy PCTT và TKCN của các Sở ngành, cơ quan, đơn vị cấp tỉnh.
b) Cấp huyện: UBND, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN, Ban Chỉ huy Quân sự các huyện, thị xã, thành phố Huế (cơ quan thường trực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện).
c) Cấp xã: UBND, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp xã, phường, thị trấn.
d) Chủ quản lý đập, hồ chứa nước: Các Công ty/đơn vị quản lý, vận hành khai thác hồ, đập; Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các hồ, đập.
đ) Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, tổ chức, đơn vị đóng trên địa bàn.
3. Lực lượng ứng cứu
Bao gồm các lực lượng: Quân đội, Công an, Biên phòng, lực lượng dân quân tự vệ, đội xung kích phòng chống thiên tai cấp xã, các chủ quản lý hồ đập: Ban Quản lý Đầu tư Xây dựng Thủy lợi 5, Công ty TNHH Nhà nước MTV Quản lý khai thác công trình thủy lợi Thừa Thiên Huế, các hợp tác xã, các cơ quan đơn vị, tổ chức đoàn thể nhân dân trên địa bàn và các lực lượng khác theo điều động của UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, huyện, xã; các lực lượng hỗ trợ của Trung ương, các tỉnh bạn khi cần thiết.
4. Các tình huống sự cố vỡ đập hồ chứa
a) Tình huống 1: Thấm qua thân đập hoặc nền đập, tạo lỗ thấm nước lớn gây sụt lún dẫn đến vỡ đập. Tình huống này thông thường lưu lượng thấm không lớn, nhưng nếu không khắc phục, dòng thấm phát triển lớn dần, đập bắt đầu chuyển vị, xuất hiện lún sụt hoặc xuất hiện nhiều vết nứt, nguy cơ vỡ đập xuất hiện.
Tình huống này xảy ra với một số nguyên nhân như sau:
- Thấm do các mạch rò rỉ tiềm tàng trong thân đập (phát hiện qua quan trắc đập) bao gồm mạch sủi sau đập do tắc tầng lọc ngược, thấm...;
- Thấm do các hang hốc do động vật đào hoặc tổ mối trong thân đập (phát hiện bằng mắt thường);
- Thấm do nước luồn qua mang cống lấy nước hoặc tràn xả lũ (phát hiện bằng mắt thường hoặc quan trắc);
- Thấm qua các vết nứt nẻ do lún không đều tại một vị trí của đập đất (phát hiện bằng mắt thường hoặc quan trắc),...
b) Tình huống 2: Sạt lở mái thượng hạ lưu đập, mặt cắt đập sau khi sạt lở không đảm bảo ổn định gây vỡ đập. Tình huống này thường xảy ra rất nhanh, vì vậy cần chủ động khắc phục ngay các biện pháp nhằm chấm dứt khả năng phát triển sự cố.
c) Tình huống 3: Sạt lở vách núi vị trí thượng lưu đập với khối lượng sạt lở lớn hoặc lấp cửa tràn làm nghẽn dòng, gây ra hiện tượng nước dềnh vượt quá đỉnh đập làm xói mái đập sinh ra vỡ đập. Quá trình sạt lở vách núi tại vị trí thượng lưu đập thường xảy ra tương đối chậm; nhưng khi đã xảy ra, tình huống này thường diễn biến rất nhanh với khối lượng đất đá sạt lở rất lớn, vì vậy cần chủ động khắc phục ngay trước khi xảy ra sự cố.
d) Tình huống 4: Mưa lớn kéo dài, lũ về nhiều, thiết bị đóng mở cửa van tràn xả lũ không hoạt động, hoặc các phương tiện giao thông thủy như tàu bè, sà lan đứt cáp, va trôi vào cửa tràn khiến cửa tràn bị kẹt không xả được lũ (hoặc xả không đảm bảo lưu lượng xả lũ), mực nước lũ tăng vượt qua đỉnh đập gây vỡ đập. Sự cố này xảy ra vào mùa lũ, nguyên nhân chủ yếu là do công tác quản lý vận hành, bảo dưỡng, bảo trì máy móc chưa được thực hiện tốt; do chủ quan của đơn vị quản lý hồ đập không thực hiện kiểm tra kỹ lưỡng, không vận hành thử máy móc trước mùa mưa lũ hoặc không bố trí máy phát điện dự phòng (khi bị cắt điện), bộ phận quay tay cửa tràn bị hư hỏng; hoặc nguyên nhân khách quan do lượng rác về quá lớn làm kẹt cửa,...
đ) Tình huống 5: Mưa lớn kéo dài vượt tần suất thiết kế, lũ về quá lớn dù quản lý vận hành đã thực hiện đúng theo Quy trình được duyệt và chấp hành đúng chế độ vận hành theo lệnh của cấp có thẩm quyền lúc có mưa lũ và các hệ thống điều tiết lũ (tràn xả lũ, tràn sự cố, cống lấy nước, tuy nen xả lũ khẩn cấp, cống xả sâu,...) đã vận hành hết công suất, mở hoàn toàn nhưng lượng mưa trên lưu vực ngày càng lớn khiến mực nước hồ dâng cao vượt mực nước lũ theo tần suất thiết kế và lũ kiểm tra và có khả năng tràn qua đỉnh đập, gây vỡ đập hồ chứa.
5. Phân loại tình huống khẩn cấp, cấp báo động sự cố đập, hồ chứa trong công tác phòng chống lũ lụt cho vùng hạ du các hồ, đập
a) Khẩn cấp mức độ 1 (có thể công bố lệnh Báo động cấp độ 1): Ở mức độ này đơn vị quản lý hồ đập tự công bố lệnh báo động và đưa ra các giải pháp để xử lý sự cố, sau đó báo cáo kết quả cho Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh và địa phương vùng hạ du (huyện, xã) gần hồ phải trong tư thế đề phòng.
b) Khẩn cấp mức độ 2 (có thể công bố lệnh Báo động cấp độ 2): Ở mức độ này, đơn vị quản lý hồ phải báo cáo ngay với Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh để xin ý kiến chỉ đạo khi vừa phát hiện tình huống, đồng thời thực hiện ngay các biện pháp cơ bản để hạn chế sự phát triển theo hướng bất lợi của sự cố. Nếu sự cố về cơ bản được khắc phục thì đơn vị quản lý hồ đề xuất với Trưởng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh không công bố lệnh Báo động cấp 2. Nếu sự cố diễn biến xấu đi, đơn vị quản lý hồ đề xuất với Trưởng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh công bố lệnh Báo động cấp 2 và chuẩn bị các bước tiếp theo để khắc phục sự cố công trình. Mức độ này, đơn vị quản lý hồ và các đơn vị liên quan như: quân đội, công an, biên phòng, lực lượng xung kích PCTT và chính quyền địa phương vùng hạ du phải trong tư thế chuẩn bị sẵn sàng.
c) Khẩn cấp mức độ 3 (có thể công bố lệnh Báo động cấp độ 3): Ở mức độ này, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh chỉ đạo trực tiếp tại hiện trường chỉ huy đơn vị quản lý hồ thực hiện các biện pháp khắc phục sự cố. Nếu sự cố được khắc phục thì Trưởng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh không công bố lệnh Báo động cấp 3. Nếu sự cố vẫn chưa được khắc phục và tiếp tục diễn biến xấu đi thì Trưởng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh công bố lệnh Báo động cấp 3. Đối với hồ chứa nước quan trọng đặc biệt (hồ Tả Trạch) và hồ Truồi (dung tích hơn 50 triệu m3), khi sự cố ở mức độ 3 phải báo cáo ngay Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, Bộ Nông nghiệp và PTNT để có chỉ đạo, hỗ trợ kịp thời.
Khi lệnh Báo động cấp 3 được công bố, theo chức năng và nhiệm vụ được giao, các cơ quan, đơn vị và chính quyền địa phương vùng hạ du hồ chứa phải lập tức triển khai ngay phương án hành động do đơn vị mình xây dựng, đồng thời chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị khác và chính quyền địa phương vùng hạ du chuẩn bị thực hiện công tác di dời, sơ tán dân, bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân khi lệnh báo động tiếp theo được công bố. Riêng đơn vị quản lý hồ phải huy động toàn bộ lực lượng của đơn vị, bằng tất cả nguồn lực và biện pháp khắc phục ngay sự cố, đồng thời phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan và chính quyền địa phương thực hiện phương án di dời, sơ tán dân vùng hạ du. Mức độ này, đơn vị quản lý hồ, tất các các cơ quan, đơn vị có liên quan và chính quyền địa phương vùng hạ du hồ phải trong tư thế sẵn sàng.
d) Khẩn cấp mức độ 4 (có thể công bố lệnh Báo động cấp độ 4): Ở mức độ này, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh tiếp tục trực tiếp chỉ đạo khắc phục sự cố tại hiện trường, đồng thời báo cáo ngay với Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn để có chỉ đạo, chi viện kịp thời. Nếu sự cố được khắc phục thì Trưởng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh không công bố lệnh Báo động cấp 4. Nếu sự cố vẫn chưa được khắc phục và tiếp tục diễn biến xấu đi thì Trưởng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh công bố lệnh Báo động cấp 4. Đối với hồ chứa nước quan trọng đặc biệt (hồ Tả Trạch) và hồ Truồi (dung tích lớn hơn 50 triệu m3), khi sự cố ở mức độ 4 phải lập ngay Sở Chỉ huy tiền phương ứng phó sự cố tại công trình hồ đập để chỉ huy các lực lượng ứng cứu, cứu hộ đập.
Khi lệnh Báo động cấp 4 được công bố, theo chức năng và nhiệm vụ được giao, các cơ quan, đơn vị và chính quyền địa phương vùng hạ du hồ chứa phải lập tức triển khai ngay từng bước di dời, sơ tán dân ra khỏi vùng có khả năng ngập lụt theo Kế hoạch sơ tán dân. Trong quá trình sơ tán, phải bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân, cung cấp đầy đủ lương thực, nhu yếu phẩm cho người dân tại khu vực sơ tán. Riêng đơn vị quản lý hồ phải huy động toàn bộ lực lượng của đơn vị, bằng tất cả nguồn lực và biện pháp khắc phục ngay sự cố, đồng thời phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan và chính quyền địa phương tham gia công tác di dời, sơ tán dân vùng hạ du. Mức độ này, đơn vị quản lý hồ, tất cả các cơ quan, đơn vị có liên quan và chính quyền địa phương vùng hạ du hồ phải trong tư thế hành động khẩn cấp.
đ) Khẩn cấp mức độ 5 (có thể công bố lệnh Báo động cấp độ 5): Ở mức độ này, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh tiếp tục trực tiếp chỉ đạo khắc phục sự cố tại hiện trường, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại. Về chỉ huy, chỉ đạo: Đối với hồ chứa nước quan trọng đặc biệt, công tác xử lý sự cố, cứu hộ đập có sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, điều phối các lực lượng chi viện từ Trung ương và Sở Chỉ huy tiền phương ứng phó sự cố. Nếu sự cố dần được khắc phục thì Trưởng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh không công bố lệnh Báo động cấp 5. Nếu sự cố vẫn không khắc phục được và tiếp tục diễn biến xấu đi thì Trưởng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh công bố lệnh Báo động cấp 5. Đối với hồ chứa nước quan trọng đặc biệt, đập hồ chứa loại lớn, ngoài các hệ thống xả lũ đã có, cần cho các vị trí xả lũ bổ sung khi hệ thống công trình xả lũ đã vượt quá khả năng thoát lũ theo thiết kế để cứu hộ đập chính khỏi nguy cơ vỡ đập. Tất cả các hồ chứa nước quan trọng đặc biệt, hồ chứa loại lớn trên địa bàn phải dự kiến ít nhất từ 01 đến 02 vị trí thoát lũ khẩn cấp dự phòng để sẵn sàng cứu hộ đập chính khi tình huống 4 hay tình huống 5 xảy ra. Cụ thể đối với hồ Tả Trạch, vị trí thoát lũ khẩn cấp (bổ sung) là đập phụ số 1 và đập phụ số 2.
Khi lệnh Báo động cấp 5 được công bố, về cơ bản toàn bộ người dân trong vùng hạ du có khả năng ngập lụt đã được sơ tán, di dời đến vị trí an toàn. An ninh trật tự tại nơi sơ tán phải được đảm bảo. Riêng đơn vị quản lý hồ vẫn phải tiếp tục thực hiện công tác khắc phục sự cố, giảm thiểu đến mức thấp nhất những thiệt hại do sự cố gây ra. Mức độ này, đơn vị quản lý hồ, tất cả các cơ quan, đơn vị có liên quan và chính quyền địa phương vùng hạ du hồ phải trong tư thế hành động khẩn cấp.
6. Đánh giá, xếp loại cấp báo động theo các tình huống khẩn cấp
a) Báo động cấp độ 1: Được quy định với các tình huống như sau:
- Về thấm: Xuất hiện các lỗ nhỏ hoặc vết nứt trên thân đập, mạch sủi sau đập;
- Về sạt lở mái thượng, hạ lưu đập: Xuất hiện vết nứt ngang có độ sâu lớn tại một số vị trí trên mái đập thượng, hạ lưu;
- Về sạt lở vách núi có khả năng gây nước dềnh: Vách núi tại vị trí thượng lưu đập xuất hiện các vết nứt;
- Về hệ thống đóng mở cửa van không hoạt động hoặc kẹt cửa van: Khi được lệnh xả lũ khẩn cấp, kiểm tra phát hiện thấy hệ thống đóng mở bị hư hoặc cửa van bị kẹt (do cong vênh, chèn ép, lỗi kỹ thuật...), hệ thống lưới chắn rác bị hỏng.
b) Báo động cấp độ 2: Được quy định với các tình huống như sau:
- Về thấm: Xuất hiện dòng thấm tại các lỗ nhỏ hoặc vết nứt được phát hiện;
- Về sạt lở mái thượng, hạ lưu đập: Xuất hiện đất bị sạt tại các vị trí nứt;
- Về sạt lở vách núi có khả năng gây nước dềnh: Vết nứt đất bắt đầu lan rộng và sâu dần;
- Về hệ thống đóng mở cửa van không hoạt động hoặc kẹt cửa van: Đã tiến hành sửa chữa nhưng hệ thống vẫn chưa hoạt động được (hoặc cửa van vẫn bị kẹt).
c) Báo động cấp độ 3: Được quy định với các tình huống như sau:
- Về thấm: Đã tiến hành các hoạt động khắc phục nhưng thấm vẫn tiếp tục phát triển thành dòng, nước thấm chảy ra bị đục;
- Về sạt lở mái thượng, hạ lưu đập: Phạm vi sạt, trượt bắt đầu lan rộng với khối lượng đất sạt tương đối lớn;
- Về sạt lở vách núi gây nước dềnh: Sạt vách núi bắt đầu xảy ra một số chỗ;
- Sạt lở vách núi gây nghẽn cửa tràn xả lũ: Sạt lở vách núi xảy ra một số chỗ;
- Về hệ thống đóng mở cửa van không hoạt động hoặc kẹt cửa van: Mực nước hồ lên nhanh gần xấp xỉ mức cho phép nhưng hệ thống vẫn chưa sửa chữa được (hoặc cửa van vẫn bị kẹt).
d) Báo động cấp độ 4: Được quy định với các tình huống như sau:
- Về thấm: Dòng thấm tiếp tục phát triển, đập bắt đầu chuyển vị, xuất hiện lún sụt hoặc xuất hiện nhiều vết nứt, nguy cơ vỡ đập xuất hiện;
- Về sạt lở mái thượng, hạ lưu đập: Tại vị trí sạt mái, đập bắt đầu chuyển vị về phía hạ lưu do mất ổn định;
- Về sạt lở vách núi gây nước dềnh: Sạt lở vách núi xảy ra trên diện rộng với khối lượng đất đá bị sạt lớn;
- Sạt lở vách núi gây nghẽn cửa tràn xả lũ: Sạt lở vách núi xảy ra trên diện rộng với khối lượng đất đá bị sạt lớn;
- Về hệ thống đóng mở cửa van không hoạt động hoặc kẹt cửa van: Mực nước hồ tiếp tục lên nhanh vượt quá mực nước cho phép và bắt đầu xấp xỉ đỉnh đập, mọi biện pháp sửa chữa đều không hiệu quả.
đ) Báo động cấp độ 5: Được quy định với các tình huống như sau:
- Về thấm: Đập xuất hiện lỗ thoát nước lớn, mặc dù thực hiện nhiều biện pháp nhưng vẫn không khắc phục được sự cố, đập bắt đầu vỡ;
- Về sạt lở mái thượng, hạ lưu đập: Đập bắt đầu vỡ từng mảng tạo dòng chảy lớn gây vỡ đập;
- Về sạt lở vách núi gây nước dềnh: Nước dềnh do đất đá bị sạt xuống lòng hồ vượt qua đỉnh đập gây xói lở mái đập, gây vỡ đập;
- Sạt lở vách núi gây nghẽn cửa tràn xả lũ: Sạt lở vách núi xảy ra trên diện rộng với khối lượng đất đá bị sạt rất lớn gây nghẽn dòng;
- Về hệ thống đóng mở cửa van không hoạt động hoặc kẹt cửa van: Nước lũ không xả được ra khỏi hồ, tràn qua đỉnh đập, gây xói lở mái hạ lưu đập, gây vỡ đập.
- Khi các hạng mục công trình đều làm việc ổn định, hệ thống thoát lũ đã cho hoạt động hết năng lực thiết kế nhưng mưa lớn tiếp tục, mực nước hồ lên nhanh vượt tần suất thiết kế, có khả năng vượt qua đỉnh đập gây xói lở mái hạ lưu và gây vỡ đập.
e) Các nội dung khác:
- Khi phát hiện những tình huống khác ngoài những tình huống được nêu ở phần trên, tùy theo tình hình thực tế và diễn biến phát triển của sự cố, đơn vị quản lý hồ chứa phải báo cáo ngay cho Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh để xin ý kiến chỉ đạo, đồng thời phải tổ chức khắc phục ngay sự cố để tránh phát triển, chuyển biến xấu. Sau khi sự cố được khắc phục, đơn vị quản lý hồ chứa phải kiến nghị với UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh để cập nhật, bổ sung các tình huống trên vào phương án;
- Căn cứ vào tình hình thực tế và khả năng khắc phục sự cố, Trưởng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh công bố lệnh chấm dứt tình trạng khẩn cấp hoặc giảm cấp báo động, và triển khai thực hiện các phương án khắc phục thiệt hại, ổn định đời sống cho người dân.
7. Danh mục điện thoại liên lạc khẩn cấp
Căn cứ vào nhiệm vụ được giao, cơ quan, địa phương đơn vị quản lý, khai thác vận hành công trình từng hồ, đập cụ thể có trách nhiệm lập danh bạ điện thoại liên lạc khẩn cấp của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN công trình và cơ quan chuyên môn cấp trên, cơ quan quản lý; điều chỉnh bổ sung cập nhật những thay đổi (nếu có) kịp thời để sử dụng, báo cáo lên cấp trên và Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh.
Danh bạ liên lạc khẩn cấp bao gồm những thông tin sau:
- Tên của tổ chức, cơ quan, đơn vị quản lý khai thác đập, hồ chứa;
- Tên của cá nhân (lãnh đạo, các thành viên Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cơ quan, đơn vị);
- Chức vụ, chức danh, cơ quan công tác;
- Số điện thoại liên lạc (cố định, di động), số fax, địa chỉ email, nhắn tin...
- Mạng xã hội Facebook, Zalo,...
III. NHIỆM VỤ VÀ KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ KHẨN CẤP CỦA TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ QUẢN LÝ KHAI THÁC VẬN HÀNH HỒ CHỨA
1. Những nhiệm vụ của Công ty, đơn vị, địa phương quản lý khai thác công trình đập, hồ chứa nước (sau đây gọi tắt là Công ty/đơn vị quản lý)
a) Báo cáo diễn biến về an toàn đập;
b) Đánh giá tình hình: Giám đốc/người phụ trách Công ty/đơn vị quản lý căn cứ vào diễn biến tình hình thực tế, đối chiếu với phân cấp mức độ khẩn cấp để xác định mức độ nguy hiểm và cấp báo động;
c) Lập, duyệt và thực hiện phương án sửa chữa khẩn cấp;
d) Liên lạc khẩn cấp: Giám đốc/người phụ trách Công ty/đơn vị quản lý thường xuyên thông tin liên lạc để báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của Trưởng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh về việc thực hiện kế hoạch ứng phó khẩn cấp và thông báo với các cấp chính quyền, các cơ quan, đơn vị và nhân dân ở khu vực hạ du diễn biến cụ thể tình hình để huy động lực lượng cần thiết cho công tác cứu hộ đập hồ chứa. Liên hệ thường xuyên với Đài Khí tượng thủy văn tỉnh, Đài Khí tượng thủy văn khu vực Trung Trung Bộ để cập nhật tình hình mưa lũ, dự báo diễn biến để có kế hoạch ứng phó kịp thời;
đ) Điều chỉnh quy trình vận hành hồ và các cửa van (nếu có): Khi xảy ra tình huống khẩn cấp, công ty/đơn vị quản lý vận hành đập tính toán dự báo lũ và điều tiết lũ khẩn cấp để lập điều chỉnh quy trình vận hành hồ và cửa van tràn để đối phó với tình hình khẩn cấp, đồng thời báo cáo lên cơ quan có thẩm quyền, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh;
e) Cứu hộ; Công ty/đơn vị quản lý cử cán bộ hướng dẫn các lực lượng cứu hộ đến hỗ trợ thực hiện các công việc theo phương án ứng cứu đã được lập của mỗi hồ, đảm bảo cho việc ứng cứu đạt kết quả tốt nhất;
g) Công tác sơ tán: Khi có báo động cấp 3 trở lên, Công ty/đơn vị quản lý phải thực hiện công tác chuẩn bị và sơ tán cho bản thân mình (những bộ phận nằm trong vùng bị ngập) và hỗ trợ sơ tán dân cư ở khu vực hạ lưu đập;
2. Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp của Công ty/đơn vị quản lý hồ đập
a) Tất cả các Công ty/đơn vị quản lý hồ đập trên địa bàn tỉnh phải lập và rà soát, điều chỉnh, bổ sung hàng năm phương án ứng phó thiên tai, phương án, kế hoạch ứng phó với tình huống khẩn cấp hoặc vỡ đập theo quy định tại Điều 25 của Nghị định 114/2018 ngày 04/9/2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước;
b) Các phương án, nội dung phải lập và trình cấp thẩm quyền phê duyệt:
- Phương án ứng phó với thiên tai hàng năm;
- Phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp hoặc vỡ đập;
- Bản đồ ngập lụt vùng hạ du đập trong tình huống khẩn cấp hoặc vỡ đập;
- Kế hoạch ứng phó khẩn cấp, vỡ đập ở khu vực công trình đầu mối;
- Thống kê đối tượng bị ảnh hưởng, mức độ ảnh hưởng theo các kịch bản;
- Kế hoạch ứng phó phù hợp với từng tình huống lũ, ngập lụt ở vùng hạ du đập.
IV. NHIỆM VỤ CỦA CÁC SỞ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG
1. Nhiệm vụ Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN huyện, thị xã, thành phố
a) Giai đoạn phòng ngừa sự cố, triển khai công tác chuẩn bị sẵn sàng
- Kiện toàn tổ chức của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp:
- Tuyên truyền, phổ biến, giới thiệu Kế hoạch ứng phó sự cố vỡ đê, đập hồ chứa đến các đơn vị tham gia và nhân dân khu vực ảnh hưởng, phối hợp tổ chức diễn tập thực hiện Kế hoạch ứng phó sự cố cùng địa phương và đơn vị liên quan;
- Kiểm tra công tác chuẩn bị sẵn sàng tại địa phương khu vực hạ du hồ đập;
- Đôn đốc, kiểm tra Công ty/đơn vị quản lý hồ đập thực hiện công tác quản lý an toàn hồ đập, cập nhật kế hoạch ứng phó khẩn cấp sự cố;
- Tổ chức diễn tập, tham gia diễn tập ứng phó sự cố khẩn cấp hoặc vỡ đập theo kế hoạch của Trung ương và địa phương.
b) Giai đoạn ứng phó khẩn cấp, sự cố và khắc phục hậu quả
- Khẳng định mức báo động do Công ty/đơn vị quản lý đề nghị và phát lệnh báo động cấp độ 2 đến cấp độ 5 theo phân công, phân cấp;
- Chịu trách nhiệm thông báo các mức báo động cho các thành viên Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh/huyện/xã, các cơ quan, tổ chức liên quan và người dân vùng hạ du đập hồ chứa nước;
- Phân công các thành viên của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp phụ trách các công việc và địa bàn để thực hiện Kế hoạch ứng phó khẩn cấp sự cố tương ứng với các cấp báo động và đôn đốc việc thực hiện;
- Hỗ trợ cấp Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp dưới và cơ quan vùng hạ du trong việc thực hiện kế hoạch sơ tán;
- Chỉ đạo, chỉ huy công tác xử lý cứu hộ đập, hồ chứa nước theo phân công phân cấp; đề xuất lập Sở Chỉ huy tiền phương đối với trường hợp khẩn cấp, sự cố đối với hồ chứa quan trọng đặc biệt, hồ chứa có dung tích lớn hơn 50 triệu m3;
- Tham mưu, báo cáo, kiến nghị đề xuất lên cấp trên để có chỉ đạo và chi viện kịp thời trong quá trình xử lý cứu hồ đập;
- Tuyên bố chấm dứt tình trạng khẩn cấp;
- Tổng hợp thiệt hại, đề xuất phương án hỗ trợ cho người dân.
2. UBND cấp huyện, cấp xã vùng hạ du các đập hồ chứa
a) Giai đoạn phòng ngừa sự cố, triển khai công tác chuẩn bị sẵn sàng
- UBND cấp huyện chỉ đạo cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về thủy lợi cấp huyện tiếp nhận hồ sơ, thẩm định phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập thủy lợi; phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp hồ chứa thủy lợi thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND cấp huyện. Cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về thủy lợi cấp huyện tiếp nhận, thẩm định phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du hồ đập; phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp đập, hồ chứa thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND cấp huyện. UBND cấp huyện phê duyệt phương án đối với đập, hồ chứa nước và vùng hạ du đập trên địa bàn từ 02 xã trở lên thuộc một huyện;
- UBND cấp xã tiếp nhận hồ sơ, thẩm định phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND cấp xã. UBND cấp xã phê duyệt phương án đối với đập, hồ chứa nước và vùng hạ du đập trên địa bàn 01 xã;
- UBND cấp huyện chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các quy định về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước trên địa bàn theo phân công, phân cấp; duy tu bảo trì, sửa chữa các công trình trong phạm vi quản lý, công tác dự trữ vật tư vật liệu sẵn sàng 4 tại chỗ khi tình huống sự cố xảy ra; kiểm tra, giám sát hệ thống quan trắc, báo động tại các hồ đập trên địa bàn, yêu cầu đơn vị quản lý khai thác bổ sung, khắc phục, kịp thời phản ánh báo cáo lên cơ quan cấp trên khi đơn vị quản lý hồ đập không thực hiện đảm bảo an toàn hồ đập trên địa bàn;
- Tổ chức, chỉ đạo lập kế hoạch sơ tán chi tiết của huyện/xã và kế hoạch này hàng năm, tham gia diễn tập kế hoạch sơ tán; triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục, nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc bảo vệ an toàn hồ đập;
- Chuẩn bị lực lượng, ngân sách, phương tiện để thực hiện kế hoạch sơ tán và kế hoạch huy động lực lượng tham gia cứu hộ đê đập hồ chứa. Trước mùa mưa bão hàng năm, UBND huyện/xã vùng lòng hồ và hạ du đập hồ chứa phải rà soát, chuẩn bị lực lượng, ngân sách, phương tiện để chủ động thực hiện kế hoạch sơ tán dân và huy động lực lượng tham gia cứu hộ đê đập hồ chứa khi có lệnh khẩn cấp;
- Phổ biến cho nhân dân trong khu vực kế hoạch sơ tán chi tiết của xã, huyện. Hàng năm, UBND cấp huyện chỉ đạo tổ chức các đơn vị, UBND các xã, phường, thị trấn trực thuộc triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến cho nhân dân trong khu vực kế hoạch sơ tán chi tiết của xã, huyện;
- Hướng dẫn nhân dân các biện pháp phòng tránh tại chỗ, chuẩn bị các phương tiện sơ tán, chuẩn bị các loại lương thực, thuốc men và các nhu yếu phẩm khác đề phòng tình huống khẩn cấp.
b) Giai đoạn ứng phó sự cố khẩn cấp và khắc phục hậu quả
- Khi nhận được lệnh Báo động cấp độ 3 (hoặc cấp 2 đối với hồ chứa nước quan trọng đặc biệt và hồ có dung tích lớn hơn 50 triệu m3), Chủ tịch UBND cấp huyện (hoặc người thay mặt) thông báo cho các cơ quan đơn vị liên quan và Chủ tịch UBND cấp xã, đồng thời triệu tập Ban Chỉ huy PCTT và TKCN huyện và chính quyền các xã, thủ trưởng các đơn vị họp và chuẩn bị triển khai Kế hoạch sơ tán, kiểm tra lần cuối lực lượng, phương tiện trang thiết bị, vị trí tập kết dân và bố trí lực lượng hỗ trợ; đồng thời thông báo cho nhân dân lệnh chuẩn bị sơ tán, di dời;
- Khi nhận được lệnh sơ tán (Báo động cấp 4, cấp 5; hoặc cấp 3, cấp 4, cấp 5 đối với hồ quan trọng đặc biệt và hồ có dung tích lớn hơn 50 triệu m3), với sự trợ giúp của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh/Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT và các cơ quan chức năng, UBND cấp huyện triển khai kế hoạch sơ tán. Căn cứ vào kế hoạch sơ tán và bản đồ sơ tán đã lập, Chủ tịch UBND cấp huyện thông qua các phương tiện truyền thông thông báo với các cơ quan đơn vị, các xã và người dân ở hạ du đập hồ chứa lệnh sơ tán khỏi khu vực. Chỉ đạo phối hợp các lực lượng giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn và các nơi sơ tán; đồng thời liên hệ, báo cáo với Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh để nắm tình hình, theo dõi, đôn đốc và tháo gỡ các vướng mắc trong việc sơ tán và bảo vệ trật tự trị an;
- Triển khai huy động lực lượng, vật tư trang thiết bị trên địa bàn tham gia cứu hộ đê, đập hồ chứa khi sự cố vỡ đê đập hồ chứa xảy ra trên địa bàn hoặc khi có yêu cầu của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh/Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai/Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn;
- Thường xuyên liên lạc, báo cáo, tiếp nhận thông tin chỉ đạo của cấp trên trong quá trình ứng phó, cứu hộ đê đập trên địa bàn, đề xuất ý kiến;
- Tổ chức thực hiện việc tiếp nhận các nguồn viện trợ, hỗ trợ; điều phối công tác cứu trợ, phân phối hàng cứu trợ từ trung ương, tỉnh đến các xã, địa phương, đơn vị, nhân dân thuộc huyện và các điểm sơ tán trên địa bàn;
- Khi có lệnh chấm dứt tình trạng khẩn cấp kết thúc báo động của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, UBND cấp huyện tuyên bố chấm dứt tình trạng khẩn cấp trên địa bàn;
- Chỉ đạo các Bệnh viện, Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố Huế và các đơn vị có liên quan để huy động lực lượng y - bác sỹ tại chỗ, phương tiện, thiết bị, thuốc men để sơ cấp cứu, chữa bệnh cho người dân bị nạn;
- Phối hợp với các đơn vị trung ương, tỉnh triển khai công tác vệ sinh môi trường, thu dọn bùn đất, xử lý nguồn nước ô nhiễm, chôn cất người chết, xác gia súc gia cầm, cứu chữa người bị thương, giúp đỡ người bị sang chấn về tâm lý;
- Tổ chức đánh giá, tổng hợp tình hình thiệt hại, đề xuất các chính sách hỗ trợ, lập báo cáo lên cấp trên; chỉ đạo các phòng ban chức năng và UBND các xã/phường/thị trấn trực thuộc triển khai công tác cứu trợ, hỗ trợ thiệt hại đảm bảo kịp thời, công bằng, tránh thất thoát;
- Triển khai kế hoạch khắc phục hậu quả sự cố thiên tai, khôi phục sản xuất và các hoạt động kinh tế xã hội trên địa bàn.
3. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; Ban Chỉ huy Quân sự các huyện, thị xã, thành phố vùng hạ du đập hồ chứa nước, các đồn biên phòng trên địa bàn
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Ban Chỉ huy Quân sự các huyện thị xã thành phố và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh là cơ quan thường trực công tác ứng phó sự cố, thiên tai trên địa bàn được phân công, là lực lượng chủ lực, nòng cốt tham gia công tác cứu hộ vỡ đê, đập hồ chứa, tìm kiếm cứu nạn.
a) Giai đoạn phòng ngừa sự cố, triển khai công tác chuẩn bị sẵn sàng
- Lập kế hoạch triển khai công tác ứng phó sự cố thiên tai, tìm kiếm cứu nạn hàng năm của đơn vị, kế hoạch tham gia sơ tán dân khi có tình huống sự cố xảy ra và cập nhật kế hoạch này hàng năm;
- Tổ chức hiệp đồng chặt chẽ với cấp ủy chính quyền địa phương, lực lượng vũ trang đóng quân trên địa bàn;
- Chỉ đạo và làm tốt công tác giáo dục, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, nội dung biện pháp ứng phó khi có tình huống vỡ đê, đập hồ chứa cho quần chúng nhân dân nắm;
- Chuẩn bị nhân lực, thiết bị, phương tiện để sẵn sàng triển khai nhiệm vụ.
- Tổ chức diễn tập và tham gia diễn tập theo kế hoạch được giao;
b) Giai đoạn ứng phó khẩn cấp sự cố và khắc phục hậu quả
- Khi có lệnh công bố Báo động cấp độ 2, theo sự điều động của Trưởng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, chuẩn bị bố trí lực lượng, cán bộ, chiến sĩ, phương tiện thiết bị sẵn sàng tham gia cứu hộ đập cùng các lực lượng của Công ty/đơn vị quản lý;
- Khi có lệnh công bố Báo động cấp độ 3 trở lên, sẵn sàng huy động các phương tiện, trang thiết bị như tàu, ca nô, xe tải, ô tô, thiết bị thông tin liên lạc, nhà bạt, phao cứu hộ, áo phao và các trang thiết bị chuyên dụng, thông dụng khác để phối hợp với chính quyền địa phương giúp người dân sơ tán, di dời đến nơi an toàn;
- Tham mưu cho Trưởng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh yêu cầu hỗ trợ các lực lượng, phương tiện, trang thiết bị chuyên dụng từ Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 giúp tỉnh trong công tác xử lý sự cố, cứu nạn cứu hộ đập khi tình huống sự cố có dấu hiệu vượt quá khả năng của địa phương;
- Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng của Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Quân khu 4, các đơn vị hỗ trợ và chính quyền địa phương huy động lực lượng, sử dụng các phương tiện, trang thiết bị để ứng phó sự cố; hỗ trợ Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh và các địa phương xác định được khu vực vùng bị ảnh hưởng, nơi tiếp nhận, bảo đảm nơi ăn nghỉ cho nhân dân vào sơ tán; tổ chức tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ; triển khai các bệnh viện dã chiến quân đội để cứu chữa người bị nạn, đồng thời triển khai lực lượng giúp dân khắc phục hậu quả sự cố vỡ đê, đập, hồ chứa.
4. Công an tỉnh, Công an các huyện thị xã, thành phố Huế
a) Giai đoạn phòng ngừa sự cố, triển khai công tác chuẩn bị sẵn sàng
- Lập kế hoạch triển khai công tác ứng phó sự cố thiên tai, tìm kiếm cứu nạn hàng năm của đơn vị, kế hoạch tham gia sơ tán dân khi có tình huống sự cố xảy ra và cập nhật kế hoạch này hàng năm;
- Tổ chức diễn tập và tham gia diễn tập theo kế hoạch được giao;
- Chuẩn bị nhân lực, trang thiết bị, phương tiện để sẵn sàng triển khai nhiệm vụ;
- Phối hợp với chính quyền địa phương đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn.
b) Giai đoạn ứng phó khẩn cấp sự cố và khắc phục hậu quả
- Khi có lệnh công bố Báo động cấp độ 2, theo sự điều động của Trưởng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, bố trí lực lượng, cán bộ, chiến sĩ, phương tiện thiết bị tham gia cứu hộ đập cùng các lực lượng của Công ty/đơn vị quản lý;
- Khi có lệnh công bố Báo động cấp độ 3 trở lên, sẵn sàng huy động các phương tiện, trang thiết bị như tàu, ca nô, xe tải, ô tô, thiết bị thông tin liên lạc, nhà bạt, phao cứu hộ, áo phao và các trang thiết bị chuyên dụng, thông dụng khác để phối hợp với chính quyền địa phương giúp người dân sơ tán, di dời đến nơi an toàn;
- Tổ chức phân luồng giao thông, đảm bảo cho các hoạt động cứu hộ, cứu nạn, sơ tán dân được thông suốt, nhất là tại các vị trí trọng điểm;
- Đảm bảo tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội trong và sau khi xảy ra sự cố; tham gia công tác cứu hộ cứu nạn, khắc phục hậu quả sự cố.
5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chuyên môn thực hiện công tác quản lý nhà nước về an toàn đập hồ chứa thủy lợi; tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả do sự cố vỡ đê, hồ đập thủy lợi gây ra trên địa bàn toàn tỉnh;
- Tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh trong việc chỉ đạo kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy trình vận hành hồ chứa, quy trình vận hành liên hồ chứa thuộc phạm vi quản lý của tỉnh; kiểm định đập; chỉ đạo việc đảm bảo an toàn, quyết định biện pháp xử lý các sự cố khẩn cấp đối với đập, hồ chứa thủy lợi thuộc thẩm quyền; báo cáo Bộ Nông nghiệp và PTNT, Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT, Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và TKCN, Thủ tướng Chính phủ trong tình huống khẩn cấp vượt quá khả năng ứng phó của địa phương;
- Tiếp nhận hồ sơ, thẩm định phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập thủy lợi thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND tỉnh;
- Chỉ đạo Chi cục Thủy lợi phối hợp với UBND các địa phương, Công ty TNHH Nhà nước 1 Thành viên Quản lý khai thác công trình thủy lợi Thừa Thiên Huế, các Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế cấp huyện tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng các công trình đập dâng, hồ chứa thủy lợi thuộc chức năng quản lý của ngành, có kế hoạch gia cố, tu sửa trước mùa mưa bão hàng năm;
- Tổng hợp hiện trạng an toàn đập, hồ chứa thủy lợi theo định kỳ hàng năm, báo cáo UBND tỉnh và Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Lập Kế hoạch triển khai công tác sẵn sàng ứng phó của đơn vị và cập nhật kế hoạch này hàng năm;
- Chuẩn bị nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện để thực hiện kế hoạch, tham gia diễn tập kế hoạch;
- Huy động các lực lượng, phương tiện trang thiết bị của các cơ quan đơn vị trực thuộc ngành tham gia công tác cứu hộ và tìm kiếm cứu nạn. Chỉ đạo các công ty, đơn vị khẩn trương sửa chữa các công trình thủy lợi, đê điều, thủy sản bị hư hỏng do sự cố vỡ đê đập hồ chứa nước gây ra; tổ chức việc kiểm soát dịch bệnh, tiêm phòng cho gia súc, gia cầm sau sự cố, thiên tai. Phối hợp với UBND các cấp huy động người dân tham gia nạo vét sông, hói bị bồi lắng, vùi lấp, vệ sinh đồng ruộng để sớm khôi phục sản xuất sau sự cố, thiên tai;
- Báo cáo các nội dung thực hiện của đơn vị trong công tác ứng phó, khắc phục các công trình bị hư hỏng do sự cố thiên tai gây ra cho UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh.
6. Sở Giao thông vận tải
- Lập Kế hoạch triển khai công tác sẵn sàng ứng phó của đơn vị và cập nhật kế hoạch này hàng năm;
- Chuẩn bị nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện để thực hiện kế hoạch; tham gia diễn tập kế hoạch;
- Phối hợp UBND cấp huyện, chỉ đạo các đơn vị quản lý, bảo trì đường bộ, các Hạt quản lý đường bộ đảm bảo giao thông huyết mạch thông suốt trước, trong và sau khi sự cố xảy ra. Bố trí lực lượng hướng dẫn điều tiết giao thông tại các bến phà, đò ngang, đò dọc để nhân dân chuyển hướng di chuyển, không tập trung đi lại tại các bến tàu vận tải hành khách trong thời gian nhận lệnh Báo động sự cố hoặc theo cảnh báo của cơ quan chức năng, chính quyền địa phương;
- Tổ chức, chỉ đạo các công ty, đơn vị sửa chữa nhanh các tuyến đường giao thông bị hư hỏng, đảm bảo thông xe an toàn, đáp ứng yêu cầu cứu hộ, cứu nạn, cứu trợ khẩn cấp để các lực lượng cứu hộ, cứu nạn, cứu trợ khẩn cấp có thể tiếp cận sớm nhất với đồng bào vùng bị sự cố, thiên tai. Huy động toàn bộ lực lượng tại các Hạt quản lý đường bộ; vật tư, phương tiện, trang thiết bị máy móc, phối hợp với các địa phương, đơn vị có liên quan triển khai khắc phục thiệt hại. Báo cáo lãnh đạo UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh để huy động cán bộ, chiến sĩ đóng trên địa bàn tỉnh tham gia phân luồng, hướng dẫn xe lưu thông, giữ vững an ninh trật tự trên địa bàn xảy ra sự cố. Huy động các lực lượng, phương tiện trang thiết bị của các cơ quan đơn vị trực thuộc ngành tham gia công tác cứu hộ và tìm kiếm cứu nạn;
- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Giao thông vận tải như Chi cục quản lý đường bộ II.6, Công ty Cổ phần Đường sắt Bình Trị Thiên, Cảng Hàng không Quốc tế Phú Bài... huy động các lực lượng triển khai sửa chữa nhanh các tuyến: Quốc lộ 1A, 49, đường Hồ Chí Minh, đường cao tốc Bắc Nam... và các công trình cầu cống trên tuyến; tuyến đường sắt Bắc Nam đi qua địa bàn; Sân bay Quốc tế Phú Bài... đảm bảo giao thông phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn, sơ tán nhân dân kịp thời ra khỏi những vùng bị ảnh hưởng do sự cố vỡ đập, hồ chứa gây ra. Trong trường hợp cần thiết, phối hợp với các cơ quan Trung ương như Bộ Quốc phòng, Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và TKCN, Bộ Giao thông vận tải để mở cầu hàng không cứu viện, cứu trợ kịp thời;
- Báo cáo các nội dung thực hiện của đơn vị trong công tác ứng phó, khắc phục các công trình bị hư hỏng do sự cố thiên tai gây ra cho UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh.
7. Sở Xây dựng
- Lập Kế hoạch triển khai công tác sẵn sàng ứng phó của đơn vị và cập nhật kế hoạch này hàng năm;
- Chuẩn bị nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện để thực hiện kế hoạch; tham gia diễn tập kế hoạch;
- Sở Xây dựng, các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành và UBND cấp huyện chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra, đánh giá thiệt hại tại các công trình xây dựng theo phân cấp quản lý chất lượng công trình xây dựng và đề xuất giải pháp khắc phục. Phối hợp với các ngành và địa phương đánh giá mức độ an toàn của các công trình đê, đập hồ chứa nước để có biện pháp xử lý kịp thời;
- Tổ chức, chỉ đạo các công ty, đơn vị sửa chữa nhanh các công trình xây dựng, công sở, cơ quan, trường học, bệnh viện, nhà cửa của nhân dân. Huy động toàn bộ lực lượng, vật tư, phương tiện, trang thiết bị máy móc, phối hợp với các địa phương, đơn vị có liên quan tham gia công tác cứu hộ và tìm kiếm cứu nạn, khắc phục thiệt hại;
- Đảm bảo an toàn nguồn nước cấp cho các nhà máy nước sạch thuộc Công ty Cổ phần cấp nước Thừa Thiên Huế và các trạm cấp nước nông thôn đã được bàn giao trên các địa bàn, trên các tuyến sông Hương, sông Bồ, sông Ô Lâu, sông Truồi, sông Bù Lu,... Đồng thời chỉ đạo mở các trạm cấp nước cơ động để phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn, nhân dân tại các điểm sơ tán;
- Báo cáo các nội dung thực hiện của đơn vị trong công tác ứng phó, khắc phục các công trình bị hư hỏng do sự cố thiên tai gây ra cho UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh.
8. Sở Công Thương
- Tổ chức dự trữ hàng hóa phục vụ công tác phòng, chống sự cố thiên tai hàng năm; thông báo cho các tổ chức tăng cường công tác kiểm tra phòng, chống lụt bão, sự cố thiên tai đối với các cơ sở công nghiệp, chợ, siêu thị, trung tâm thương mại. Chỉ đạo các doanh nghiệp tổ chức phân phối hàng dự trữ phục vụ phòng, chống sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo yêu cầu của UBND tỉnh; vận động doanh nghiệp thương mại tổ chức các chuyến hàng lưu động cung cấp hàng hóa thiết yếu cho nhân dân vùng sự cố, thiên tai. Chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp đầu cơ, nâng giá, ổn định giá cả thị trường, nhất là lương thực, thực phẩm thiết yếu, nước sạch, vật liệu xây dựng, nhiên liệu, chất đốt và các chủng loại hàng hóa thiết yếu khác trong và sau khi sự cố thiên tai xảy ra;
- Báo cáo các nội dung thực hiện của đơn vị trong công tác ứng phó, khắc phục các công trình thuộc ngành quản lý bị hư hỏng do sự cố, thiên tai gây ra cho UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh.
9. Sở Thông tin và Truyền thông, VNPT Thừa Thiên Huế, Viettel Huế, FPT Huế, Mobifone Thừa Thiên Huế
- Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các đơn vị: VNPT Thừa Thiên Huế, Viettel Huế, FPT Huế, Mobifone Thừa Thiên Huế và các đơn vị liên quan, tổ chức việc phối hợp mạng vô tuyến điện đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt khi có sự cố thiên tai trên địa bàn tỉnh trong mọi tình huống. Chỉ đạo, hướng dẫn các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông trên địa bàn tỉnh xây dựng và tổ chức thực hiện phương án, kế hoạch đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ chỉ đạo, điều hành công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của UBND tỉnh và Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh;
- Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo, huy động các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông trên địa bàn tỉnh phục hồi sớm mạng thông tin liên lạc để chính quyền cấp cơ sở báo cáo được tình hình thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn và những yêu cầu cần được cứu hộ, cứu nạn, cứu trợ khẩn cấp. Trách nhiệm phục hồi sớm mạng thông tin liên lạc phục vụ công tác phòng, chống thiên tai của các đơn vị chuyên ngành thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Thông tin và Truyền thông;
- Các cơ quan đơn vị viễn thông trên địa bàn tỉnh: VNPT Thừa Thiên Huế, Viettel Huế, FPT Huế, Mobifone Thừa Thiên Huế tổ chức huy động, bố trí và sử dụng các trang thiết bị thông tin liên lạc của mạng thông tin chuyên dụng phòng, chống thiên tai được các Tập đoàn VNPT, Viettel, FPT, Mobifone giao quản lý, khai thác trên địa bàn tỉnh, đảm bảo an toàn thông tin liên lạc khi sự cố xảy ra. Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Công an tỉnh và các doanh nghiệp viễn thông đóng trên địa bàn tỉnh tổ chức kiểm tra, giám sát và đôn đốc triển khai thực hiện quy trình định vị thuê bao di động phục vụ cứu hộ, cứu nạn và nhắn tin cảnh báo thiên tai cho nhân dân trên địa bàn tỉnh, thực hiện việc điều hành thông tin thông suốt, giảm thiểu nguy cơ mất liên lạc khi sự cố xảy ra; Quản lý mạng xã hội trong phòng chống thiên tai vừa góp phần tăng cường công tác thông tin rộng rãi đến nhân dân, vừa ngăn chặn xử lý kịp thời các thông tin sai lệch, bịa đặt gây hoang mang trong quần chúng nhân dân. Chủ động thông tin về tình hình, diễn biến của bão, áp thấp nhiệt đới để có chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông lập phương án giằng chống, gia cố các trạm phát sóng thông tin di động (BTS);
- Thực hiện việc kiểm tra đảm bảo công tác thông tin liên lạc phục vụ cứu hộ, cứu nạn trên địa bàn toàn tỉnh, chú ý các công trình đầu mối các hồ đập lớn, các hồ quan trọng đặc biệt liên quan đến an ninh quốc gia gồm hồ Tả Trạch, Hương Điền; Kết nối mạng thông tin phòng chống thiên tai với Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh để kịp thời cảnh báo tình hình thiên tai, mực nước các hồ chứa, mực nước lũ tại các trạm trên các tuyến sông,...
- Các doanh nghiệp viễn thông lập kế hoạch của đơn vị triển khai công tác sẵn sàng ứng phó sự cố thông tin do các loại hình sự cố, thiên tai gây ra và cập nhật kế hoạch này hàng năm; chuẩn bị nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện để thực hiện kế hoạch; tham gia diễn tập kế hoạch;
- Huy động các lực lượng, phương tiện trang thiết bị của các cơ quan đơn vị trực thuộc ngành tham gia công tác cứu hộ và tìm kiếm cứu nạn. Chỉ đạo các đơn vị khẩn trương sửa chữa các công trình thông tin, truyền thông, các công trình hạ tầng thông tin bị hư hỏng do sự cố vỡ đê đập hồ chứa nước gây ra;
- Báo cáo các nội dung thực hiện của đơn vị trong công tác ứng phó, khắc phục các công trình bị hư hỏng do sự cố thiên tai gây ra cho UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh.
10. Sở Y tế
- Lập Kế hoạch của đơn vị triển khai công tác sẵn sàng cứu hộ, cứu nạn, khám chữa bệnh, phòng ngừa dịch bệnh do các loại hình sự cố, thiên tai gây ra và cập nhật kế hoạch này hàng năm;
- Sẵn sàng điều động lực lượng y - bác sĩ, các đội cấp cứu, phương tiện, thiết bị hỗ trợ cho Trung tâm Y tế các huyện; thành lập các đội y tế cơ động để cứu thương, điều trị kịp thời cho người bị nạn do sự cố thiên tai gây ra. Phối hợp với các lực lượng y tế quân đội thành lập các bệnh viện, cơ sở y tế dã chiến phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn trong trường hợp cần thiết;
- Có kế hoạch đảm bảo phương tiện, vật tư, thiết bị, thuốc men cần thiết để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh, cứu hộ cứu nạn và khắc phục hậu quả, đảm bảo điều kiện sinh hoạt, cứu tế cho nhân dân trên địa bàn, người dân ở các nơi sơ tán;
- Tiến hành các hoạt động tiêu độc, khử trùng, làm sạch các nguồn nước, môi trường sau sự cố thiên tai. Nếu phát sinh dịch bệnh, khẩn trương khoanh vùng, bao vây, dập dịch trong thời gian ngắn nhất, hạn chế lây lan ra cộng đồng theo Sổ tay hướng dẫn phòng chống thiên tai và thảm họa của Bộ Y tế;
- Chuẩn bị nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện để thực hiện kế hoạch; tham gia diễn tập kế hoạch;
- Đề xuất kiến nghị với UBND tỉnh, Bộ Y tế kêu gọi sự hỗ trợ trong nước và quốc tế trong các hoạt động khám chữa bệnh, cứu chữa người bị nạn trong trường hợp sự cố thiên tai thảm họa;
- Báo cáo các nội dung thực hiện của đơn vị trong công tác ứng phó, khắc phục các công trình bị hư hỏng do sự cố thiên tai gây ra cho UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh.
11. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Phối hợp với Sở Y tế, UBND cấp huyện huyện chỉ đạo Phòng Tài nguyên Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp xã và các ngành, đơn vị liên quan huy động các lực lượng làm sạch vệ sinh môi trường nhất là môi trường nước để phòng, tránh dịch bệnh phát sinh.
- Kịp thời theo dõi, nắm bắt các vấn đề tai biến môi trường phát sinh khi xảy ra thiên tai sự cố, đề xuất tham mưu UBND tỉnh các biện pháp khắc phục và tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ được phân công.
12. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Thừa Thiên Huế, Trung tâm Truyền hình Việt Nam khu vực miền Trung - Tây nguyên, các cơ quan truyền thông đại chúng
- Lập kế hoạch triển khai công tác chuẩn bị sẵn sàng chi tiết của đơn vị và cập nhật kế hoạch này hàng năm;
- Chuẩn bị nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện để thực hiện kế hoạch; tham gia diễn tập kế hoạch;
- Liên tục thông báo lệnh Báo động, kế hoạch sơ tán, các chỉ dẫn về địa điểm tập kết, các trung tâm hỗ trợ, cứu hộ, cứu nạn, cứu trợ cho nhân dân trong khu vực khi tình huống khẩn cấp xảy ra. Chỉ đạo, hỗ trợ các Đài Phát thanh Truyền hình địa phương thực hiện công tác thông tin cứu hộ cứu nạn;
- Cập nhật và phát các bản tin dự báo, cảnh báo thời tiết, thiên tai, sự cố bằng các phương tiện thông tin có được để liên tục thông báo rộng rãi đến mọi tầng lớp nhân dân;
- Thông báo tình trạng khẩn cấp, lệnh báo động, chấm dứt tình trạng khẩn cấp. Kịp thời đưa tin chỉ đạo của UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh; đường lối chính sách, chế độ hỗ trợ của nhà nước đối với các địa phương, nhân dân bị thiệt hại. Tổ chức làm phim, phóng sự về cứu hộ cứu nạn, biểu dương người tốt việc tốt, tấm gương dũng cảm cứu người, cứu trợ xã hội.
13. Công ty TNHH Nhà nước 1 Thành viên Quản lý khai thác công trình thủy lợi Thừa Thiên Huế
- Thực hiện đầy đủ các nội dung nhiệm vụ đã quy định tại mục V về nhiệm vụ và kế hoạch ứng phó khẩn cấp của tổ chức, đơn vị quản lý khai thác vận hành hồ chứa trong Kế hoạch này và các quy định tại Điều 25 Nghị định 114/2018 ngày 04/9/2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước;
- Lập và rà soát, điều chỉnh, bổ sung hàng năm phương án ứng phó thiên tai, phương án, kế hoạch ứng phó với tình huống khẩn cấp và vỡ đập chi tiết của từng hồ chứa thuộc phạm vi quản lý, báo cáo UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT định kỳ trước 30/8 hàng năm và báo cáo đột xuất khi có yêu cầu;
- Chuẩn bị nhân lực, cơ sở vật chất, hang thiết bị, phương tiện để sẵn sàng triển khai cứu hộ hồ đập trong trách nhiệm quản lý, tham gia cứu hộ cứu nạn, ứng phó sự cố khi có yêu cầu; tham gia diễn tập kế hoạch ứng phó tình huống khẩn cấp, vỡ đập của tỉnh và các địa phương;
- Thường xuyên liên hệ với Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp, địa phương, các Công ty/đơn vị quản lý hồ đập và các Sở, ngành để nắm bắt thông tin, từ đó đưa ra kế hoạch ứng phó, khắc phục hậu quả kịp thời và hiệu quả. Phối hợp với UBND các địa phương, các hợp tác xã kiểm tra công tác an toàn đê điều, hồ đập thủy lợi trên địa bàn;
- Tổ chức lực lượng, trang thiết bị, phương tiện triển khai công tác khắc phục hậu quả sự cố thiên tai. Thống kê thiệt hại, đề xuất kế hoạch và biện pháp khắc phục thiệt hại;
- Thường xuyên tổ chức triển khai công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công nhân viên trong đơn vị về công tác quản lý khai thác, vận hành an toàn hồ đập, cứu hộ đập đáp ứng theo quy định của pháp luật; tổ chức diễn tập về an toàn hồ đập, cứu hộ đập; hỗ trợ hướng dẫn các địa phương thực hiện quản lý an toàn các hồ đập trên địa bàn.
14. Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế
- Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế bảo đảm nguồn điện liên tục, phục vụ cho cơ quan, đơn vị chỉ đạo, cảnh báo, dự báo, thông tin liên lạc, bơm tiêu thoát nước trên địa bàn. Thường xuyên thực hiện việc duy tu bảo dưỡng hệ thống điện, đường dây, trạm biến áp, thiết bị điện, máy phát điện dự phòng... Có phương án xử lý khắc phục nhanh chóng sự cố đường dây tải điện bị hư hỏng do ảnh hưởng của sự cố, thiên tai;
- Chỉ đạo các chi nhánh điện lực các khu vực, phối hợp với UBND các địa phương, các công ty, đơn vị quản lý hồ đập, quản lý thủy nông, trạm bơm điện, các hợp tác xã thường xuyên kiểm tra công tác đảm bảo hệ thống điện trước mùa mưa bão; đảm bảo cung cấp điện dự phòng cho các cơ quan chỉ đạo, chỉ huy ứng phó sự cố thiên tai như UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, các cơ quan Quân sự, Bộ đội biên phòng, Công an, Thông tin Truyền thông, Phát thanh và Truyền hình, Y tế, Bệnh viện, Đài Khí tượng Thủy văn... khi tình huống sự cố thiên tai thảm họa xảy ra;
- Đảm bảo cấp điện 24/24 giờ cho các khu vực bị ảnh hưởng ngập lụt trước, trong và sau khi xảy ra sự cố vỡ đập, hoặc hồ xả lũ lớn phải tiến hành sơ tán dân; Hỗ trợ xử lý các sự cố điện vận hành tại các công trình đập, hồ chứa thủy lợi, thủy điện khi các tình huống xấu xảy ra;
- Xem xét, đánh giá tình hình thiên tai, mưa lũ, ngập lụt để chủ động phương án cắt điện hoặc sa thải phụ tải khi mực nước các sông ở hạ du các hồ chứa vượt trên mức báo động 3 hoặc xảy ra sự cố vỡ đê, đập hồ chứa đe dọa an toàn điện đến các khu dân cư, khu công nghiệp,...
- Sẵn sàng lực lượng, trang thiết bị, phương tiện để tham gia công tác ứng phó sự cố khi có lệnh;
- Tổ chức lực lượng triển khai công tác khắc phục hậu quả sự cố thiên tai. Thống kê thiệt hại, đề xuất kế hoạch và biện pháp khắc phục thiệt hại;
- Lập kế hoạch triển khai công tác chuẩn bị sẵn sàng chi tiết của đơn vị và cập nhật kế hoạch này hàng năm;
- Chuẩn bị nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện để thực hiện kế hoạch, tham gia diễn tập kế hoạch.
15. Công ty Cổ phần cấp nước Thừa Thiên Huế
- Công ty Cổ phần cấp nước Thừa Thiên Huế bảo đảm cấp nước liên tục, an toàn phục vụ cán bộ, chiến sĩ và nhân dân, kể cả các nơi sơ tán. Thường xuyên thực hiện việc duy tu bảo dưỡng các trang thiết bị và hệ thống cấp nước; có phương án xử lý khắc phục nhanh chóng sự cố liên quan đến hệ thống cấp nước do ảnh hưởng của sự cố hồ đập, thiên tai; chuẩn bị máy phát điện dự phòng trong trường hợp lưới điện bị cắt đảm bảo hoạt động của các nhà máy cấp nước cho các hoạt động cứu hộ cứu nạn và nhu cầu thiết yếu của nhân dân;
- Thường xuyên liên hệ với Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp, địa phương, các Công ty/đơn vị quản lý hồ đập và các Sở, ngành để nắm bắt thông tin, từ đó đưa ra kế hoạch ứng phó, khắc phục hậu quả kịp thời và hiệu quả. Giám sát chặt chẽ chất lượng nước, mực nước các hồ đập đầu nguồn và đập ngăn mặn để có giải pháp xử lý kịp thời;
- Sẵn sàng lực lượng, trang thiết bị, hóa chất xử lý nước, phương tiện để tham gia công tác ứng phó sự cố khi có lệnh;
- Tổ chức bảo vệ an toàn con người, di dời máy móc thiết bị, tài sản nhà máy, mạng lưới cấp nước đến nơi an toàn khi sự cố xảy ra; triển khai lắp đặt, đưa vào vận hành lại trong thời gian sớm nhất để cấp nước kịp thời cho người dân khi sự cố hồ đập đã được khống chế;
- Thi công, hòa mạng hệ thống cấp nước sinh hoạt cho người dân ở những vùng người dân sơ tán nhưng chưa có mạng lưới cấp nước; vận hành tối ưu các bể trung chuyển điều áp trên mạng, đảm bảo cung cấp nước sạch trong trường hợp sự cố, thiên tai
- Tham gia vệ sinh môi trường; tổ chức lực lượng triển khai công tác khắc phục hậu quả sự cố thiên tai. Thống kê thiệt hại, đề xuất kế hoạch và biện pháp khắc phục thiệt hại;
- Lập kế hoạch triển khai công tác chuẩn bị sẵn sàng chi tiết của đơn vị và cập nhật kế hoạch này hàng năm;
- Chuẩn bị nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện để thực hiện kế hoạch; tham gia diễn tập kế hoạch.
16. Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Trung Trung bộ và Đài Khí tượng Thủy văn Thừa Thiên Huế
- Tổ chức thực hiện các hoạt động quan trắc, điều tra, khảo sát thu thập thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn theo quy định và nhiệm vụ được giao;
- Thực hiện dự báo, cảnh báo, cung cấp đầy đủ, kịp thời các bản tin dự báo, cảnh báo sự cố, thiên tai liên quan đến khí tượng, thủy văn, hải văn cho UBND, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp, các cơ quan đơn vị quản lý, vận hành khai thác các hồ đập trên địa bàn; các Sở, ngành, địa phương và phương tiện thông tin đại chúng theo quy định tại Quyết định số 03/2020/QĐ-TTg ngày 13/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định về dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai và các quy định khác có liên quan để các tổ chức, nhân dân biết và chủ động phòng tránh, ứng phó;
- Phối kết hợp chặt chẽ với Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các công ty, đơn vị quản lý vận hành hồ chứa trong công tác ứng phó với các tình huống khẩn cấp, sự cố thiên tai; cung cấp số liệu, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ dự báo khí tượng thủy văn phục vụ quản lý vận hành hồ chứa, liên hồ chứa trên các lưu vực sông trên địa bàn.
17. Các Sở, Ban, ngành, cơ quan đoàn thể
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh cùng các huyện tổ chức cứu trợ về lương thực, thực phẩm, thuốc men, hỗ trợ kinh phí cho người dân bị thiệt hại sớm ổn định cuộc sống, nhất là hộ gia đình chính sách, hộ nghèo, khó khăn. Căn cứ vào mức độ thiệt hại do thiên tai gây ra, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Chữ thập đỏ kêu gọi đồng bào trong nước, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, các tổ chức phi chính phủ tự nguyện ủng hộ đồng bào bị thiệt hại, tạo thêm nguồn lực để cứu trợ khẩn cấp;
- Tỉnh Đoàn Thừa Thiên Huế, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh huy động lực lượng đoàn viên, thanh niên, hội viên tình nguyện trực tiếp xuống địa bàn giúp nhân dân sơ tán, giúp dân sửa chữa nhà ở bị hư hỏng, dọn dẹp vệ sinh môi trường;
- Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính xem xét cân đối nguồn ngân sách dự phòng để trình UBND tỉnh chi hỗ trợ cho các địa phương khắc phục thiệt hại và đề xuất chính sách hỗ trợ người dân vùng bị thiệt hại có điều kiện sớm phục hồi sản xuất; đồng thời, hướng dẫn UBND cấp huyện giải quyết các chính sách, chế độ trợ giúp đột xuất cho các đối tượng bị thiệt hại do sự cố, thiên tai gây ra. Thực hiện các chính sách đối với tổ chức cá nhân tham gia công tác ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai theo quy định;
- Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh phân bổ nguồn vốn ngân sách để đầu tư xây dựng công trình phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; khắc phục hậu quả và tái thiết sau sự cố thiên tai;
- Các Sở, Ban, ngành, đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ của mình, sẵn sàng lực lượng, phương tiện của đơn vị tham gia hỗ trợ các địa phương, đơn vị triển khai việc ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai khi có chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh.
1. Giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh tham mưu cho UBND tỉnh theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế, người đứng đầu các cơ sở, cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện Kế hoạch; tham mưu UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch khi cần thiết.
2. Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế; Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, cơ quan, đơn vị chủ động tổ chức lập Kế hoạch chi tiết ứng phó khẩn cấp sự cố vỡ đê, đập hồ chứa thủy lợi thuộc nhiệm vụ đã phân công của địa phương, các ngành và các đơn vị. Chỉ đạo, kiểm tra, phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố khẩn cấp sự cố vỡ đê, đập hồ chứa thủy lợi trên địa bàn thuộc thẩm quyền; phối hợp với các cơ quan, đơn vị, thường xuyên giám sát việc thực hiện đảm bảo an toàn đê, đập hồ chứa nước trên địa bàn. Hàng năm có kiểm tra, đánh giá và định kỳ báo cáo UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT trước ngày 30/8.
3. Các địa phương, đơn vị căn cứ Danh mục lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, vật tư dự trữ ứng phó sự cố thiên tai, sự cố vỡ đê, đập hồ chứa trên địa bàn trong các Phụ lục của Kế hoạch này, phối hợp với cơ quan kế hoạch - tài chính đề xuất cấp có thẩm quyền phê duyệt dự toán ngân sách theo quy định, đảm bảo nguồn kinh phí để triển khai mua sắm, dự trữ vật tư, trang thiết bị. Nguồn kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn được cân đối từ ngân sách được giao cho các ngành, địa phương, đơn vị; các nguồn dự phòng; Quỹ Phòng chống thiên tai; các nguồn vốn viện trợ, hỗ trợ hợp pháp của các nước, các tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân đóng góp. Sở Tài chính chủ trì phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và PTNT, Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh và các địa phương, đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh xem xét phê duyệt kế hoạch mua sắm dự trữ vật tư, trang thiết bị hàng năm phục vụ ứng phó sự cố, thiên tai theo đúng quy định.
Trong quá trình triển khai, nếu có vướng mắc, yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương chủ động phối hợp giải quyết; trường hợp cấp bách, vượt thẩm quyền, báo cáo kịp thời về UBND tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và PTNT) để chỉ đạo giải quyết./.
DANH BẠ THÀNH VIÊN QUẢN LÝ ĐÊ NHÂN DÂN VÀ LÃNH ĐẠO UBND CẤP XÃ CHỈ ĐẠO QUẢN LÝ ĐÊ NHÂN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2020
(Kèm theo Quyết định số 2998/QĐ-UBND ngày 25 tháng 11 năm 2020 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)
TT | HỌ VÀ TÊN | CHỨC DANH | KIÊM NHIỆM QLĐND | ĐỊA CHỈ EMAIL | PHONE |
1 | Xã Phong Chương |
|
|
|
|
a | Lê Thỵ Thu Ba | Cán bộ Quản lý đê nhân dân | Cán Bộ Địa chính, Xây Dựng, Nông Nghiệp & MT | Thuba2004@gmail.com | 0367366705 |
b | Lê Viết Phước | Bí thư |
| levietphuoc2710@gmail.com | 0336760897 |
c | Trần Thị Thu Huyền | Chủ tịch |
| huyentran641986@gmail.com | 0378253067 |
d | Nguyễn Minh Cần | Phó Chủ tịch |
| nguyenminhcan2505@gmail.com | 0972890984 |
2 | Xã Điền Lộc |
|
|
|
|
a | Lê Văn Bảo | Cán bộ Quản lý đê nhân dân | Cán bộ phụ trách Giao Thông - Thủy Lợi, Văn Thư Lưu Trữ | levanbao.ubnd@gmail.com | 0906488422 |
b | Lê Việt Thành | Bí thư |
|
| 0983203633 |
c | Lê Văn Thắng | Chủ tịch |
|
| 0979030463 |
d | Hồ Văn Hùng | P. Chủ tịch |
|
| 0394393551 |
3 | Xã Điền Hải |
|
|
|
|
a | Hồ Đăng Vinh | Cán bộ Quản lý đê nhân dân | Cán Bộ Địa chính, Xây Dựng, Nông Nghiệp & MT | dangvinh2579@gmail.com | 0938321035 |
b | Nguyễn Đăng Xuân | Bí thư |
|
| 0914366449 |
c | Cao Huy Mẫn | Chủ tịch |
|
| 0788524090 |
d | Trần Tấn Được | Phó Chủ tịch |
|
| 0915912225 |
4 | Xã Quảng Lợi |
|
|
|
|
a | Hoàng Hữu Huy | Cán bộ Quản lý đê nhân dân | Cán Bộ Địa chính, Xây Dựng, Nông Nghiệp & MT | hoanghuuhuy2014@gmail.com | 0932414222 |
b | Nguyễn Tường | Bí thư |
|
| 0985800798 |
c | Hồ Lành | Chủ tịch |
|
| 0979229879 |
d | Phan Đăng Bảo | Phó Chủ tịch |
|
| 0989639094 |
5 | Xã Quảng Phước |
|
|
|
|
a | Nguyễn Thừa | Cán bộ Quản lý đê nhân dân | Cán bộ phụ trách nuôi trồng thủy sản | tvtrong.quangphuoc@thuathienhue.gov.vn | 0988183277 |
b | Lê Đức Ưa | Q.Bí thư |
|
| 0905072487 |
c | Nguyễn Thị Hiền | Chủ tịch |
|
| 0905775012 |
d | Phan Hùng Sơn | Phó Chủ tịch |
|
| 0988877570 |
6 | Xã Quảng An |
|
|
|
|
a | Nguyễn Thanh Tuấn | Cán bộ Quản lý đê nhân dân | Cán Bộ Địa chính, Xây Dựng, Nông Nghiệp & MT | thanhtuan.qan@gmail.com | 0905052229 |
b | Nguyễn Hiền | Bí thư |
|
| 0903556245 |
c | Lê Văn Hải | Chủ tịch |
|
| 0905601112 |
d | Đặng Văn Thành | Phó Chủ tịch |
|
| 0975795780 |
7 | Xã Hương Phong |
|
|
|
|
a | Phan Văn Phước | Cán bộ Quản lý đê nhân dân | Cán bộ Giao thông, Thủy lợi | phanvanphuoc.gttl.hp@gmail.com | 0355684035 |
b | Trần Viết Chức | Bí thư |
|
| 0389364885 |
c | Trần Viết Én | Chủ tịch |
|
| 0984911226 |
d | Phan Hữu Vinh | Phó Chủ tịch |
|
| 0989911311 |
8 | Xã Hải Dương |
|
|
|
|
a | Nguyễn Ba Tài | Cán bộ Quản lý đê nhân dân | Cán Bộ Địa chính, Xây Dựng, Nông Nghiệp & MT | nbt007vn@gmail.com | 0934940001 |
b | Nguyễn Hận | Bí thư |
|
| 0914064354 |
c | Lê Văn Đoàn | Chủ tịch |
|
| 0949910622 |
d | Lê Xuân Hướng | Phó Chủ tịch |
|
| 0978182207 |
đ | Nguyễn Hữu Danh | Phó Chủ tịch |
|
| 0914145074 |
9 | Xã Phú Thuận |
|
|
|
|
a | Nguyễn Thanh Sơn | Cán bộ Quản lý đê nhân dân | Cán Bộ Địa chính, Xây Dựng, Nông Nghiệp & MT | thanhson1802@gmail.com | 0981330309 |
b | Nguyễn Văn Chường | Bí thư |
|
| 0985270505 |
c | Đặng Tiến Tùy | Chủ tịch |
|
| 0981330247 |
d | Nguyễn Quang Dân | Phó Chủ tịch |
|
| 0963086363 |
10 | Xã Phú Thanh |
|
|
|
|
a | Nguyễn Xuân Phát | Cán bộ Quản lý đê nhân dân | Chuyên xử lý mội lộng qua đê, trực thuộc bộ phận chuyên trách Thủy Lợi UBND xã | vietdcphuthanh@gmail.com | 0898475832 |
b | Hồ Văn Chung | Bí thư |
|
| 0988159549 |
c | Văn Thị Kim Liên | Chủ Tịch |
|
| 0987075621 |
d | Phạm Nguyễn Hữu Tiến | Phó Chủ tịch |
|
| 0379788355 |
| Dương Quang Việt | Địa chính |
|
| 0988177182 |
11 | Xã Phú Mỹ |
|
|
|
|
a | Đặng Cư | Cán bộ Quản lý đê nhân dân | Trưởng thôn Định Cư, Hội đồng nhân dân xã | dangdoanphumy@gmail.com | 0354311860 |
b | Phạm Thị Diệu Hiền | Bí thư |
|
| 0972344115 |
c | Nguyễn Đức Phú | Chủ tịch |
|
| 0905691125 |
d | Đào Hữu Hải | Phó Chủ tịch |
|
| 0359775776 |
12 | Xã Vinh Hà |
|
|
|
|
a | Đặng Vấn | Cán bộ Quản lý đê nhân dân | Phó Chủ tịch UBND xã | dangvanvinhha@gmail.com | 0976219698 |
b | La Đình Tân | Bí thư |
|
| 0978577599 |
c | La Phước Thịnh | Chủ tịch |
|
| 0975202552 |
13 | Xã Lộc An |
|
|
|
|
a | Hoàng Ngọc Thái | Cán bộ Quản lý đê nhân dân | Cán Bộ Địa chính, Xây Dựng, Nông Nghiệp & MT | hoangngocthaiqld46b@gmail.com | 0974201253 |
b | Nguyễn Bùi | Bí thư |
|
| 0914482687 |
c | Hồ Đắc Sự | Chủ tịch |
|
| 0975175222 |
d | Trần Viết Việt | Phó Chủ tịch |
|
| 0374617012 |
14 | Xã Hương Thọ |
|
|
|
|
a | Võ Đại Khá | Cán bộ Quản lý đê nhân dân | Chỉ Huy Trưởng BCH QS xã | vdkha.huongtho@thuathienhue.gov.vn | 0914930485 |
b | Nguyễn Xuân Lam | Q. Bí thư |
|
| 0976635664 |
c | Nguyễn Văn Quý | Chủ tịch |
|
| 0914546079 |
d | Nguyễn Thế Anh | Phó Chủ tịch |
|
| 0836746959 |
15 | Xã Quảng Phú |
|
|
|
|
a | Ngô Đình A | Cán bộ Quản lý đê nhân dân | Công an xã | Dinhango@gmail.com | 0967229944 |
b | Phạm Văn Lợi | Chủ tịch |
|
| 0905601290 |
c | Nguyễn Quốc Việt | Phó Chủ tịch |
|
| 0935945095 |
d | Phan Thanh Phong | Phó Chủ tịch |
|
| 0395545372 |
Cán bộ chuyên trách QLĐND Chi cục Thủy lợi Thừa Thiên Huế: Nguyễn Lành; Phone: 0914614789; email: nguyenduyduylanh@gmail.com |
DANH MỤC ĐẬP HỒ CHỨA NƯỚC THỦY LỢI VÀ CƠ QUAN QUẢN LÝ KHAI THÁC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
(Kèm theo Quyết định số 2998/QĐ-UBND ngày 25 tháng 11 năm 2020 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)
TT | Tên hồ chứa | Địa điểm (Xã -Huyện) | Thông số kỹ thuật | Có quy trình vận hành | Năm xây dựng, SCNC gần nhất | Đơn vị quản lý | |||||||||
F lv (km2) | W tb (triệu m3) | MNC (m) | MNDBT (m) | MNDGC (m) | Đập chính | Số đập phụ (cái) | Tràn xả lũ | ||||||||
Hmax (m) | L (m) | Hình thức | tràn sự cố | ||||||||||||
I | Hồ chứa nước: Hđ ≥ 15m, Wtrữ ≥ 3x106m3 hoặc 10m ≤ Hđ ≤ 15m và Lđập ≥ 500m hoặc tràn có lưu lượng xả ≥ 2000m3/s | ||||||||||||||
1 | Hồ Tả Trạch | Xã Dương Hòa, TX Hương Thủy | 717 | 646 | 23 | 45 | 53,07 | 60 | 1187 | 4 | 05 cửa xả mặt (5x10)m và 05 cửa xả đáy (4x3,2)m | có | có | Mới xây dựng xong, đưa vào vận hành 2016 | Ban QL Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 5 |
2 | Hồ Truồi | Xã Lộc Hòa, huyện Phú Lộc | 75,3 | 55,206 | 20 | 42 | 46,3 | 49,1 | 215 | 1 | TTràn đỉnh rộng, có cửa đóng mở | có | có | Đưa vào sử dụng 1995; SCNC 2014 | C.Ty TNHH NN MTV QLKTCTTL |
3 | Hồ Khe Ngang | Xã Hương Hồ, huyện Hương Trà | 14,6 | 15,07 | 4,8 | 13,2 | 14,38 | 15,8 | 473 | 2 | Tràn đỉnh rộng, có cửa van điều tiết | có | có | Đưa vào sử dụng 1985; SCNC 2012 | C.Ty TNHH NN MTV QLKTCTTL |
4 | Hồ Hòa Mỹ | Xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền | 37 | 9,67 | 21,5 | 35 | 40,5 | 29,3 | 143 | Không có | Đập tràn đỉnh rộng, tràn tự do | 0 | có | Đưa vào sử dụng năm 994; SC2014 | C.Ty TNHH NN MTV QLKTCTTL |
5 | Hồ chứa nước Thủy Yên | Xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc | 21,3 | 8,751 | 16,5 | 36,4 | 38,95 | 34 | 824,15 | Không có | Tràn xả mặt có cửa, hình thức tiêu năn: đáy | 0 | có | Mới xây dựng xong | C.Ty TNHH NN MTV QLKTCTTL |
6 | Hồ Phú Bài 2 | Xã Thủy Phù, huyện Hương Thủy | 6,75 | 6 | 7 | 17,5 | 18,15 | 18 | 1.032 | 1 | Đập tràn đỉnh rộng, đóng mở bằng cửa van | có | 0 | Đưa vào sử dụng 1982; SCNC 2002 | C.Ty TNHH NN MTV QLKTCTTL |
7 | Hồ Thọ Sơn | Xã Hương Xuân, TX Hương Trà | 8,9 | 5,472 | 8,8 | 19,5 | 19,8 | 15,3 | 778,7 | 1 | Tràn đỉnh rộng có cửa van điều tiết | có | có | Đưa vào sử dụng 1982; SCNC 2012 | C.Ty TNHH NN MTV QLKTCTTL |
8 | Hồ Mỹ Xuyên | Xã Phong Hòa, TX Phong Điền | 11,5 | 4,44 | 3,2 | 5 | 5,8 | 4,2 | 407 | 1 | Tràn đỉnh rộng, có cửa van điều tiết | 0 | 0 | Đưa vào sử dụng 1977; SCNC 2010 | C.Ty TNHH NN MTV QLKTCTTL |
9 | Hồ A Lá | Xã A Ngo, huyện A Lưới | 0,75 | 0,38 | 578 | 591 | 592,5 | 19 | 175 | Không có | Đập tràn đỉnh rộng, tràn tự do | 0 | 0 | Đưa vào sử dụng 2008 | C.Ty TNHH NN MTV QLKTCTTL |
II | Hồ chứa nước: 10m ≤ Hđ < 15m và Lđập < 500m; hoặc 0,5x106m3 ≤ Wtrữ < 3x106m3 | ||||||||||||||
10 | Hồ Châu Sơn | Xã Thủy Phương, TX Hương Thủy | 11,5 | 2,65 | 2,5 | 6,7 | 8,42 | 10 | 220 | 1 | Đập tràn đỉnh rộng, tràn tự do | 0 | 0 | Đưa vào sử dụng 1978; SCNC 2010 | C.Ty TNHH NN MTV QLKTCTTL |
11 | Hồ Trằm Nãi | Xã Phong Bình, huyện Phong Điền | 4,8 | 2,28 | 0,6 | 2,85 | 3,05 | 3,5 | 345,4 | Không có | Tràn kết hợp cống, có cửa đóng mở | 0 | 0 | Xây dựng năm 1976; SCNC 2014 | Huyện Phong Điền |
12 | Hồ Thiềm Lúa | Xã Phong Hòa, huyện Phong Điền | 5,5 | 1,72 | 2 | 2,7 | 3 | 4 | 245,1 | Không có | Tràn sâu, có cửa đóng mở | 0 | 0 | Đưa vào sử dụng 1980; SCNC 2010 | C.Ty TNHH NN MTV QLKTCTTL |
13 | Hồ Trầm Giàng | Xã Phong Bình, huyện Phong Điền | 3,6 | 1,43 | 2 | 3,3 | 3,5 | 3,1 | 211,3 | Không có | Tràn sâu, có cửa đóng mở | 0 | 0 | Đưa vào sử dụng 1980; SCNC 2014 | Huyện Phong Điền |
14 | Hồ Thôn Niêm | Xã Phong Hòa, huyện Phong Điền | 7,5 | 1,412 | 2,2 | 3,1 | 3,75 | 4,4 | 214,6 | Không có | Tràn sâu, có cửa đóng mở | 0 | 0 | Đưa vào sử dụng 1958; SCNC 2010 | C.Ty TNHH NN MTV QLKTCTTL |
15 | Hồ Khe Rưng | Xã Hương Thọ, TX Hương Trà | 7,2 | 1,38 | 12 | 16,9 | 19,15 | 9,2 | 268 | không | Tràn tự do | 0 | 0 | Đưa vào sử dụng 1992; SCNC 2008 | Thị xã Hương Trà |
16 | Hồ Khe Nước | Xã Hương Hồ, TX Hương Trà | 4 | 1,173 | 6 | 13,3 | 14,2 | 10 | 70 | không | Đập tràn đỉnh rộng, đóng mở bằng ván phai | 0 | 0 | Đưa vào sử dụng 1978; SCNC 2008 | Thị xã Hương Trà |
17 | Hồ Thiềm Cát | Xã Phong Hòa, huyện Phong Điền | 2,3 | 1,021 | 6,3 | 6,3 | 7,2 | 6,00 | 318 | không | Đập tràn đỉnh rộng chảy tự do | 0 | 0 | 1998 | C.Ty TNHH NN MTV QLKTCTTL |
18 | Hồ Cừa | Xã Hương Vân TX Hương Trà | 1,4 | 0,706 | 6 | 8 | 8,6 | 4 | 300 | 1 | Đập tràn đỉnh rộng, tràn tự do | 0 | 0 | Đưa vào sử dụng 2008 | Thị xã Hương Trà |
19 | Hồ Nam Giản | Xã Quảng Thái, huyện Quảng Điền | 5,3 | 0,624 | 2,6 | 4,5 | 5 | 4,95 | 556,5 | 1 | Đập tràn đỉnh rộng, đóng mở bằng ván phai | 0 | 0 | Đưa vào sử dụng 1996; SCNC 2014 | C.Ty TNHH NN MTV QLKTCTTL |
20 | Hồ Năm Lăng | Xã Thủy Phương, TX Hương Thủy | 2,85 | 0,608 | 13 | 18,5 | 20,5 | 12,5 | 230 | không | Đập tràn đỉnh rộng, tràn tự do | 0 | 0 | Đưa vào sử dụng 2007 | C.Ty TNHH NN MTV QLKTCTTL |
21 | Hồ Phụ Nữ | Xã Phong An, huyện Phong Điền | 12 | 0,6 | 9,4 | 12 | 12,4 | 4 | 350 | không | Đập tràn đỉnh rộng, tràn tự do | 0 | 0 |
| Huyện Phong Điền |
22 | Lương Mai 2 | Xã Phong Chương, huyện Phong Điền | 1,6 | 0,54 | 1,3 | 3,2 | 4 | 4 | 220 | không | Tràn đỉnh rộng đóng mở bằng ván phai | 0 | 0 | Đang xây dựng | Huyện Phong Điền |
23 | Hồ Ba Cửa | Thị Trấn Phú Bài, thị xã Hương Thủy | 1 | 0,5 | 1,5 | 5 | 8 | 11 | 250 | không | Đập tràn đỉnh rộng, tràn tự do | 0 | 0 | Đưa vào sử dụng năm 1978 | Thị xã Hương Thủy |
24 | Hồ Tà Rinh | Xã Thượng Nhật, huyện Nam Đông | 1,8 | 0,819 | 94 | 96 | 97,22 | 14 | 130 | không | Tràn đỉnh rộng, tràn tự do | 0 | 0 | Đưa vào sử dụng 2006 | C.Ty TNHH NN MTV QLKTCTTL TTH |
III | Hồ chứa nước: 5m ≤ Hđ < 10m, 0,05 ≤ Wtrữ < 0,5x106m3 | ||||||||||||||
25 | Hồ Khê Râm | Xã Bình Thành, TX Hương Trà | 1,4 | 0,085 | 18,7 | 20,9 | 21,7 | 4,5 | 96,65 | không | Đập tràn đỉnh rộng, tràn tự do | 0 | 0 | Đưa vào sử dụng 1992; SCNC 2008 | Thị xã Hương Trà |
26 | Hồ Cây Mang | Thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền | 3 | 0,456 | 5,8 | 7,4 | 7,8 | 4,5 | 182 | 1 | Đập tràn đỉnh rộng, tràn tự do | 0 | 0 | Đưa vào sử dụng 1978; SCNC 2007 | Huyện Phong Điền |
27 | Hồ Cây Cơi | Xã Phong Xuân, huyện Phong Điền | 3 | 0,431 | 8,6 | 11,6 | 12 | 5 | 25 | không | Đập tràn đỉnh rộng, tràn tự do | 0 | 0 | Xây dựng năm 1988, SCNC 2005 | Huyện Phong Điền |
28 | Lương Mai 1 | Xã Phong Chương, huyện Phong Điền | 1,2 | 0,42 | 1,3 | 3,2 | 4 | 4 | 168 | không | Đập tràn đỉnh rộng, tràn tự do | 0 | 0 | Đang xây dựng | Huyện Phong Điền |
29 | Hồ Khe Bội | Xã Bình Thành, TX Hương Trà | 3,7 | 0,3 | 27 | 30 | 30,5 | 8,5 | 260 | không | Tràn đỉnh rộng, tràn tự do | 0 | 0 | Đưa vào sử dụng 2008 | Thị xã Hương Trà |
30 | Hồ La Ngà | Thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền | 1 | 0,277 | 5 | 8,4 | 8,8 | 3 | 176 | không | Tràn đỉnh rộng, tràn tự do | 0 | 0 | Đưa vào sử dụng 2005 | Huyện Phong Điền |
31 | Hồ Đồng Bào | Xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền | 6,3 | 0,25 | 2,5 | 4,5 | 5,5 | 4,5 | 539 | 1 | Kênh tràn, tràn tự do. | 0 | 0 | Đưa vào sử dụng 1989 | Huyện Quảng Điền |
32 | Hồ Võ Xá | Xã Thủy Phù, TX Hương Thủy | 0,036 | 0,25 | 8,8 | 12 | 13 | 10 | 114,35 | không | Tràn đỉnh rộng, tràn tự do | 0 | 0 | Đưa vào sử dụng 2008 | TX Hương Thủy |
33 | Hồ Hà Rỏi | Xã Phong Thu, huyện Phong Điền | 1,5 | 0,2 |
|
|
| 6 | 250 | Không có |
| 0 | 0 | Đưa vào sử dụng 1995 | Huyện Phong Điền |
34 | Hồ Cửa Lăng | Xã Hương An, TX Hương Trà | 2 | 0,2 |
|
|
| 4 | 40 | không | Tràn đỉnh rộng, tràn tự do | 0 | 0 | Đưa vào sử dụng 2006 | Thị xã Hương Trà |
35 | Hồ Đập Bao | Xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền | 2 | 0,2 | 1,5 | 3,5 | 4,5 | 5,3 | 360 | Không có | Tràn đỉnh rộng, tràn tự do | 0 | 0 | Đưa vào sử dụng 1980; SCNC 2014 | Huyện Quảng Điền |
36 | Hồ Ông Môi | Xã Phong Hòa, huyện Phong Điền | 2 | 0,178 | 1,6 | 3 | 3,31 | 3,5 | 291,15 | Không có | Xã sâu có van điều tiết | 0 | 0 | Đưa vào sử dụng 1981; SCNC 2010 | C.Ty TNHH NN MTV QLKTCTTL |
37 | Hồ Khe Sòng | Xã Dương Hòa, TX Hương Thủy | 1 | 0,14 |
| 18,5 | 19,5 | 5,5 | 86 | không | Tràn đỉnh rộng, tràn tự do | 0 | 0 | Đưa vào sử dụng 2008 | TX Hương Thủy |
38 | Hồ Thủy Lập | Xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền | 3,5 | 0,12 | 1,5 | 3,45 | 4 | 4 | 781,6 | Không có | Tràn thực dụng, tràn tự do | 0 | 0 | Đưa vào sử dụng 2009; SCNC 2014 | Huyện Quảng Điền |
39 | Hồ Ka Tư | Xã Hương Phú, huyện Nam Đông | 6 | 0,1 | 76,7 | 79,2 | 80,6 | 8,5 | 390 | không | Đập tràn đỉnh rộng, tràn tự do | 0 | 0 | SCNC 1999 | C.Ty TNHH NN MTV QLKTCTTL |
40 | Hồ Cơn Thộn | Xã Hương Thọ, TX Hương Trà | 0,24 | 0,0994 | 10,32 | 15,5 | 16,1 | 7,5 | 69 | không | Đập tràn đỉnh rộng, tràn tự do | 0 | 0 | Đưa vào sử dụng 2008 | TX Hương Trà |
41 | Hồ Ông Ninh | Xã Phú Sơn, TX Hương Thủy | 0,2 | 0,097 | 46 | 53 | 53,6 | 10,7 | 118,73 | 1 | Đập tràn đỉnh rộng, tràn tự do | 0 | 0 | Đưa vào sử dụng 2008 | TX Hương Thủy |
42 | Hồ Thôn 1 | Xã Hương Lộc, huyện Nam Đông |
| 0,061 | 79,05 | 81,4 | 82,7 | 5 | 54 | không | Đập tràn đỉnh rộng, tràn tự do | 0 | 0 | Đưa vào sử dụng 1999 | C.Ty TNHH NN MTV QLKTCTTL |
43 | Hồ Tam Vinh | Xã Hương Thọ, TX Hương Trà | 2,2 | 0,0512 | 32 | 34 | 35,35 | 4,4 | 102 | không | Đập tràn đỉnh rộng, tràn tự do | 0 | 0 | Đưa vào sử dụng 2008 | TX Hương Trà |
44 | Hồ Châu Chữ | Xã Thủy Bằng, TX Hương Thủy |
| 0,044 | 6 | 11,5 | 12 | 7 | 50 | không | Tràn tự do | 0 | 0 | Đưa vào sử dụng 2009 | TX Hương Thủy |
45 | Hồ Khe Su | Xã Lộc Sơn, huyện Phú Lộc | 3,6 | 0,039 | 25,1 | 27 | 29 | 3,3 | 117 | không | Đập tràn đỉnh rộng, tràn tự do | 0 | 0 | Đưa vào sử dụng 2008 | Huyện Phú Lộc |
46 | Hồ Kăn Đôm A | Xã A Ngo, huyện A Lưới | 0,48 | 0,063 | 495 | 497,5 | 498 | 5 | 120 | không |
| 0 | 0 | Đưa vào sử dụng 2002 | C.Ty TNHH NN MTV QLKTCTTL |
47 | Hồ Kăn Đôm B | Xã A Ngo, huyện A Lưới | 0,392 | 0,02 | 495,5 | 497 | 497,5 | 5 | 137 | không | Đập tràn đỉnh rộng, tràn tự do | 0 | 0 | Đưa vào sử dụng 1998 | C.Ty TNHH NN MTV QLKTCTTL |
48 | Hồ A Nin I | Xã Hồng Bắc | 6,81 | 0,09 | 574 | 574,5 | 576,5 | 3,8 | 137 | không | Tràn tự do | 0 | 0 | Xây dựng năm 1987; SCNC 2013 | C.Ty TNHH NN MTV QLKTCTTL |
49 | Hồ A Nin II | Xã Hồng Bắc, huyện A Lưới | 8,6 | 0,064 | 563,6 | 563,9 | 565,6 | 6 | 294,5 | không | Đập tràn đỉnh rộng, tràn tự do | 0 | 0 | Xây dựng năm 1988 | C.Ty TNHH NN MTV QLKTCTTL |
50 | Hồ A Rong | Xã Hồng Thượng |
|
|
|
|
|
|
| không |
| 0 | 0 | Xây dựng năm 1988 | C.Ty TNHH NN MTV QLKTCTTL |
51 | Hồ Am Bàu | Xã Phong Chương, huyện Phong Điền | 1,5 | 0,192 | 2,2 | 3,5 | 3,8 | 2,1 | 110 | không | Tràn dạng kênh tràn tự do | 0 | 0 | SCNC 2012 | Huyện Phong Điền |
52 | Hồ Trằm Sen | Xã Phong Chương, huyện Phong Điền | 0,35 | 0,2 | 1,5 | 3,7 | 4 | 4 | 100 | không | Tràn tự do | 0 | 0 | SCNC 1980 | Huyện Phong Điền |
53 | Hồ Trằm Lung | Xã Phong Chương, huyện Phong Điền |
|
|
|
|
|
| 211 | 1 | Tràn đóng mở bằng cửa van | 0 | 0 | SCNC 2014 | Huyện Phong Điền |
54 | Hồ Khe Mạ | Xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền |
| 0,29 |
|
|
| 7,1 |
| không | Tràn tự do | 0 | 0 |
| Huyện Phong Điền |
55 | Hồ Ba Làng | Xã Phong Thu, huyện Phong Điền | 3,2 | 0,2 | 2,5 | 4,2 | 4,7 | 4 | 150 | không | Đập tràn đỉnh rộng, tràn tự do | 0 | 0 | Đưa vào sử dụng 1980, SCNC 2014 | Huyện Phong Điền |
56 | Hồ Ra Ho | Thị trấn A Lưới, huyện A Lưới | 0,0128 | 0,007 | 496,3 | 497,3 | 499,66 | 6 | 187 | không | Tràn tự do | 0 | 0 | SCNC 2012 | C.Ty TNHH NN MTV QLKTCTTL |
SỐ HỘ DÂN Ở VÙNG HẠ LƯU CÁC ĐẬP HỒ CHỨA NƯỚC THỦY LỢI CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN
(Kèm theo Quyết định số 2998/QĐ-UBND ngày 25 tháng 11 năm 2020 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)
TT | Tên hồ chứa | Địa điểm | Dung tích trữ toàn bộ (106 m3) | Số hộ ở hạ du sau đập cần ứng cứu khẩn cấp | Đơn vị quản lý, vận hành |
1 | Tả Trạch | Xã Dương Hòa, thị xã Hương Thủy | 646 | 43.510 hộ | Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 5 (Bộ NN&PTNT) |
2 | Truồi | Xã Lộc Hòa, huyện Phú Lộc | 55,206 | 450 hộ | Công ty TNHH NN MTV QLKT CTTL Thừa Thiên Huế |
3 | Khe Ngang | P. Hương Hồ, thị xã Hương Trà | 15,07 | 50 hộ | Công ty TNHH NN MTV QLKT CTTL Thừa Thiên Huế |
4 | Hòa Mỹ | Xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền | 9,67 | 245 hộ | Công ty TNHH NN MTV QLKT CTTL Thừa Thiên Huế |
5 | Mỹ Xuyên | Xã Phong Hòa, huyện Phong Điền | 4,44 | 150 hộ | Công ty TNHH NN MTV QLKT CTTL Thừa Thiên Huế |
6 | Thủy Yên | Xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc | 8,751 | 2.404 hộ | Công ty TNHH NN MTV QLKT CTTL Thừa Thiên Huế |
7 | Phú Bài 2 | Xã Thủy Phù, thị xã Hương Thủy | 6 | 125 hộ | Công ty TNHH NN MTV QLKT CTTL Thừa Thiên Huế |
8 | Thọ Sơn | P.Hương Xuân, thị xã Hương Trà | 5,472 | 142 hộ | Công ty TNHH NN MTV QLKT CTTL Thừa Thiên Huế |
9 | Châu Sơn | P.Thủy Phương, thị xã Hương Thủy | 2,65 | 450 hộ | Công ty TNHH NN MTV QLKT CTTL Thừa Thiên Huế |
10 | Trằm Nãi | Xã Phong Bình, huyện Phong Điền | 2,28 | 45 hộ | UBND huyện Phong Điền |
11 | Thiềm Lúa | Xã Phong Hòa, huyện Phong Điền | 1,72 | 0 hộ | Công ty TNHH NN MTV QLKT CTTL Thừa Thiên Huế |
12 | Trầm Giàng | Xã Phong Bình, huyện Phong Điền | 1,43 | 41 hộ | UBND huyện Phong Điền |
13 | Thôn Niêm | Xã Phong Hòa, huyện Phong Điền | 1,412 | 0 hộ | Công ty TNHH NN MTV QLKT CTTL Thừa Thiên Huế. |
14 | Thiềm Cát | Xã Phong Hòa, huyện Phong Điền | 1,021 | 0 hộ | Công ty TNHH NN MTV QLKT CTTL Thừa Thiên Huế |
15 | Khe Rưng | Xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà | 1,38 | 50 hộ | UBND thị xã Hương Trà |
16 | Khe Nước | P.Hương Hồ, thị xã Hương Trà | 1,173 | 40 hộ | UBND thị xã Hương Trà |
17 | A Lá | Xã A Ngo, huyện A Lưới | 0,38 | 59 hộ | Công ty TNHH NN MTV QLKT CTTL Thừa Thiên Huế. |
18 | Nam Giảng | Xã Quảng Thái, huyện Quảng Điền | 0,624 | 180 hộ | Công ty TNHH NN MTV QLKT CTTL Thừa Thiên Huế |
LỰC LƯỢNG DỰ KIẾN HUY ĐỘNG ỨNG PHÓ SỰ CỐ, THIÊN TAI
(Kèm theo Quyết định số 2998/QĐ-UBND ngày 25 tháng 11 năm 2020 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)
TT | Lực Iượng | Huyện Phú Lộc | Huyện Nam Đông | Thị xã Hương Thủy | Thành Phố Huế | Huyện Phú Vang | Huyện Phong Điền | Huyện Quảng Điền | Huyện A Lưới | Thị xã Hương Trà | Tổng cộng |
1 | Lực lượng Quân sự tỉnh | 142 | 140 | 137 | 138 | 135 | 133 | 135 | 147 | 134 | 1.241 |
2 | Hiệp đồng Sư đoàn 968 |
|
|
|
|
|
|
|
|
| 400 |
3 | Bộ đội Biên phòng | 78 |
|
|
| 66 | 32 |
| 226 |
| 402 |
4 | Công an | 187 | 95 | 290 | 120 | 320 | 212 | 50 | 55 | 55 | 1.384 |
5 | Y tế | 196 |
| 70 | 84 | 190 | 172 |
| 169 | 16 | 897 |
6 | Thanh niên tình nguyện | 554 | 256 | 300 | 362 | 551 | 1.281 |
| 859 | 123 | 4.286 |
7 | Doanh nghiệp huy động | 55 |
| 150 | 170 | 7 | 63 |
|
| 0 | 445 |
8 | Hội Chữ thập đỏ | 157 |
| 12 | 95 | 79 |
|
|
| 30 | 373 |
9 | Hội Nông dân | 99 | 155 |
|
| 101 |
|
|
| 416 | 771 |
10 | Hội Phụ nữ | 18 |
|
|
| 95 |
|
|
| 0 | 113 |
11 | Hội Cựu chiến binh | 18 | 120 |
|
| 5 |
|
|
| 30 | 173 |
12 | Dân quân tự vệ | 2.203 | 885 | 1.758 | 6.258 | 2.435 | 1.673 | 1.214 | 1.434 | 1.920 | 19.780 |
13 | Lực lượng PCTT | 668 | 674 |
|
| 488 |
|
|
| 70 | 1.900 |
14 | Mặt trận | 33 |
|
|
| 0 |
|
|
| 0 | 33 |
15 | Lực lượng xung kích | 155 |
|
|
| 365 |
|
|
| 616 | 1.136 |
16 | Cán bộ xã |
| 234 |
|
|
| 170 |
|
|
| 404 |
17 | Lực lượng khác |
| 65 |
|
|
|
|
|
|
| 65 |
18 | Nhân dân |
|
| 360 |
|
|
|
|
|
| 360 |
19 | Chi hội nghề cá |
|
|
|
| 140 |
|
|
|
| 140 |
| Tổng cộng | 4.563 | 2.484 | 3.077 | 7.227 | 4.977 | 3.736 | 1.349 | 2.890 | 3.410 | 34.253 |
PHƯƠNG TIỆN, TRANG THIẾT BỊ DỰ KIẾN HUY ĐỘNG ỨNG PHÓ SỰ CỐ, THIÊN TAI
(Kèm theo Quyết định số 2998/QĐ-UBND ngày 25 tháng 11 năm 2020 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)
STT | Tên trang thiết bị | Đơn vị | Bộ CHQS tỉnh | Công an tỉnh | Sở Y tế | Biên phòng | UB MTTQ | Cảng vụ | Sở GTVT | Cảng cá | Kho BCH PCTT tỉnh | Các hồ chứa | Tổng |
1 | Áo phao cứu sinh | Cái | 1.359 | 2.233 | 300 |
|
| 9 |
| 30 | 125 |
| 3.631 |
2 | Phao bè | Cái | 20 | 10 |
|
|
|
|
|
|
|
| 30 |
3 | Phao tròn | Cái | 1.286 | 710 |
|
|
| 60 |
|
| 343 |
| 1.399 |
4 | Bao cát nhựa | Cái | 15 |
|
|
|
|
|
|
|
|
| 15 |
5 | Bộ đàm SS 3900 VHP | Cái |
|
|
|
|
|
|
| 1 |
|
| 1 |
6 | Bộ đàm tầm xa hiệu | Cái |
|
|
|
|
|
|
| 1 |
|
| 1 |
7 | Bộ đàm tầm xa hiệu | Cái |
|
|
|
|
|
|
| 1 |
|
| 1 |
8 | Bộ VSN 1500 | Bộ | 5 |
|
|
|
|
|
|
|
|
| 5 |
9 | Ca nô | Chiếc | 5 |
|
| 17 |
|
|
|
|
|
| 22 |
10 | Ca nô 120cv | Chiếc |
| 1 |
|
|
|
|
|
|
|
| 1 |
11 | Ca nô 15cv | Chiếc |
| 3 |
|
|
|
|
|
|
|
| 3 |
12 | Ca nô 15ML | Chiếc | 1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
| 1 |
13 | Ca nô 240cv | Chiếc |
| 1 |
|
|
|
|
|
|
|
| 1 |
14 | Ca nô 25cv | Chiếc |
| 9 |
|
|
|
|
|
|
|
| 9 |
15 | Ca nô 40cv | Chiếc |
| 13 |
|
|
|
|
|
|
|
| 13 |
16 | Ca nô 60 cv | Chiếc |
|
|
|
|
| 1 |
|
|
|
| 1 |
17 | Ca nô 75cv | Chiếc |
| 1 |
|
|
|
|
|
|
|
| 1 |
18 | Ca nô 85cv | Chiếc |
| 10 |
|
|
|
|
|
|
|
| 10 |
19 | Ca nô 90cv | Chiếc |
| 1 |
|
|
|
|
|
|
|
| 1 |
20 | Ca nô KpbIM | Chiếc | 2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
| 2 |
21 | Các loại xe khác | Chiếc | 55 |
|
|
|
|
|
|
|
|
| 55 |
22 | Chân vịt | Cái | 1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
| 1 |
23 | Cưa cá mập | Cái | 6 |
|
|
|
|
|
|
|
|
| 6 |
24 | Cưa tay | Cái | 55 |
|
|
|
|
|
|
|
|
| 55 |
25 | Đá hộc | m |
|
|
|
|
|
| 300 |
|
| 1.959 | 2.359 |
26 | Dầm I450, dài 09m | Cái |
|
|
|
|
|
| 10 |
|
|
| 10 |
27 | Dàn đèn chiếu sáng động | Cái |
| 3 |
|
|
|
|
|
|
|
| 3 |
28 | Dao tông, dao phát | Cái | 191 |
|
|
|
|
|
|
|
|
| 191 |
29 | Dầu Diezel | Lít |
|
|
|
|
|
|
| 50 |
|
| 50 |
30 | Dầu hỏa | Lít |
|
|
|
|
|
|
| 30 |
|
| 30 |
31 | Dây neo | m |
|
|
|
|
|
|
| 40 |
|
| 40 |
32 | Đèn chống bão, đèn pin | Chiếc |
|
|
|
|
|
|
| 5 |
|
| 5 |
33 | Ghe nhôm | Chiếc |
| 15 |
|
|
|
|
|
|
|
| 15 |
34 | Ghe nhôm máy cole | Chiếc |
| 15 |
|
|
|
|
|
|
|
| 15 |
35 | Kéo cắt | Cái | 20 |
|
|
|
|
|
|
|
|
| 20 |
36 | Lán cứu hỏa nhà kho | Cái | 12 |
|
|
|
|
|
|
|
|
| 12 |
37 | Lương thực gạo | Kg |
|
|
|
|
|
|
| 40 |
|
| 40 |
38 | Máy đẩy YAMAHA | Cái | 2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
| 2 |
39 | Máy bơm nước | Cái | 61 |
|
|
|
|
|
|
|
|
| 61 |
40 | Máy cắt bê tông | Cái |
|
|
|
|
|
| 2 |
|
|
| 2 |
41 | Máy cưa | Cái |
|
|
|
|
|
| 10 |
|
|
| 10 |
42 | Máy cưa gỗ STIHL | Cái |
| 23 |
|
|
|
|
|
|
|
| 23 |
43 | Máy đầm cóc | Chiếc |
|
|
|
|
|
| 2 |
|
|
| 2 |
44 | Máy đẩy 40cv | Chiếc |
| 1 |
|
|
|
|
|
|
|
| 1 |
45 | Máy đẩy TOHASTU | Cái | 1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
| 1 |
46 | Máy đẩy Trung Quốc | Cái | 2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
| 2 |
47 | Máy đẩy YAMAHA | Chiếc | 3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
| 3 |
48 | Máy đẩy YAMAHA | Chiếc | 9 |
|
|
|
|
|
|
|
|
| 9 |
49 | Máy đẩy TOHASTU | Chiếc | 1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
| 1 |
50 | Máy dò mìn | Cái | 1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
| 1 |
51 | Máy ép hơi | Cái | 2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
| 2 |
52 | Máy Icom IC-M57 | Chiếc |
|
|
|
|
| 1 |
|
|
|
| 1 |
53 | Máy Icom IC-M59 | Chiếc |
|
|
|
|
| 1 |
|
|
|
| 1 |
54 | Máy Icom IC-M72 | Chiếc |
|
|
|
|
| 2 |
|
|
|
| 2 |
55 | Máv Icom IC-M73 | Chiếc |
|
|
|
|
| 2 |
|
|
|
| 2 |
56 | Máy lu bánh thép 8T | Chiếc |
|
|
|
|
|
| 1 |
|
|
| 1 |
57 | Máy nổ | Cái | 4 |
|
|
|
|
|
|
|
|
| 4 |
58 | Máy nổ phát điện | Cái |
| 1 |
|
|
|
|
|
|
|
| 1 |
59 | Máy nổ phát điện | Cái |
| 2 |
|
|
|
|
|
|
|
| 2 |
60 | Máy nổ phát điện | Cái |
| 1 |
|
|
|
|
|
|
|
| 1 |
61 | Máy nổ phát điện | Cái |
| 1 |
|
|
|
|
|
|
|
| 1 |
62 | Máy nổ phát điện các | Cái |
| 91 |
|
|
|
|
|
|
|
| 91 |
63 | Máy phát điện | Cái | 9 |
| 24 |
|
|
|
| 2 |
|
| 35 |
64 | Máy phát điện 3 pha | Cái |
|
|
|
|
| 1 |
|
|
|
| 1 |
65 | Máy phát điện có hệ | Cái | 2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
| 2 |
66 | Máy phát điện SH 4500 | Cái | 2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
| 2 |
67 | Máy san | Chiếc |
|
|
|
|
|
| 2 |
|
|
| 2 |
68 | Máy san 108CV | Chiếc |
|
|
|
|
|
| 2 |
|
|
| 2 |
69 | Máy ủi | Chiếc |
|
|
|
|
|
| 2 |
|
|
| 2 |
70 | Máy ủi 108CV | Chiếc |
|
|
|
|
|
| 1 |
|
|
| 1 |
71 | Máy xúc đào | Chiếc |
|
|
|
|
|
| 2 |
|
|
| 2 |
72 | Máy xúc lật | Chiếc |
|
|
|
|
|
| 2 |
|
|
| 2 |
73 | Máy YAMAHA 25CV | Chiếc | 1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
| 1 |
74 | Nhà bạt các loại | Cái | 57 |
|
|
|
| 12 |
| 1 | 6 |
| 76 |
75 | Nhà bạt đại đội | Cái |
| 12 |
|
|
|
|
|
|
|
| 12 |
76 | Nhà bạt tiểu đội | Cái |
| 62 |
|
|
|
|
|
| 1 |
| 63 |
77 | Nhà bạt trung đội | Cái |
| 30 |
|
|
|
|
|
|
|
| 30 |
78 | Nhà cao tầng | Cái |
|
| 174 |
|
|
|
|
|
|
| 174 |
79 | Rào chắn (cao 0,8, dài | Cái |
|
|
|
|
|
| 50 |
|
|
| 50 |
80 | Rọ đá | Cái |
|
|
|
|
|
| 200 |
|
| 1.063 | 1.263 |
81 | Rựa | Cái |
|
|
|
|
|
| 23 |
|
|
| 23 |
82 | Rựa cán dài | Cái |
|
|
|
|
|
| 40 |
|
|
| 40 |
83 | Sào chống | Cái |
|
|
|
|
|
| 50 |
|
|
| 50 |
84 | Tàu Cảng vụ TT Huế 02 | Chiếc |
|
|
|
|
| 1 |
|
|
|
| 1 |
85 | Tàu sắt 225 CV | Chiếc |
| 1 |
|
|
|
|
|
|
|
| 1 |
86 | Vỏ xuồng cao su | Chiếc |
| 3 |
|
|
|
|
|
|
|
| 3 |
87 | Xe chỉ huy | Chiếc | 37 |
|
|
|
|
|
|
|
|
| 37 |
88 | Xe 3 chỗ | Chiếc |
|
|
|
| 2 |
|
|
|
|
| 2 |
89 | Xe ben 0,5T | Chiếc |
|
|
|
|
|
| 2 |
|
|
| 2 |
90 | Xe chở hàng | Chiếc |
|
|
|
|
|
|
| 2 |
|
| 2 |
91 | Xe chở quân | Chiếc |
| 6 |
|
|
|
|
|
|
|
| 6 |
92 | Xe công vụ | Chiếc |
|
| 12 |
|
|
|
|
|
|
| 12 |
93 | Đầu máy đẩy 40CV | Chiếc | 4 |
|
|
|
|
|
|
|
|
| 4 |
94 | Xe dầu BTR-152 | Chiếc | 3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
| 3 |
95 | Xe Gát 66 | Chiếc | 1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
| 1 |
96 | Xe kéo | Chiếc |
|
|
|
|
|
|
| 1 |
|
| 1 |
97 | Xe lội nước DM-2 | Chiếc | 1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
| 1 |
98 | Xe lội nước M-113 | Chiếc | 14 |
|
|
|
|
|
|
|
|
| 14 |
99 | Xe máy | Chiếc |
|
|
| 212 |
|
|
|
|
|
| 212 |
100 | Xe máy chỉ huy | Chiếc | 1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
| 1 |
101 | Xe ô tô các loại | Chiếc | 31 |
|
| 39 |
|
|
|
|
|
| 70 |
102 | Xe ô tô 12 chỗ | Chiếc |
|
|
|
|
|
|
| 1 |
|
| 1 |
103 | Xe ô tô cấp cứu | Chiếc |
|
| 28 |
|
|
|
|
|
|
| 28 |
104 | Xe tải | Chiếc | 13 |
|
|
|
|
|
|
|
|
| 13 |
105 | Xe tải ben 10T | Chiếc |
|
|
|
|
|
| 9 |
|
|
| 9 |
106 | Xe tải SUZUKI | Chiếc |
|
|
|
|
|
|
| 1 |
|
| 1 |
107 | Xẻng | Cái | 332 |
|
|
|
|
|
|
|
|
| 332 |
108 | Cuốc | Cái | 53 |
|
|
|
|
|
|
|
|
| 53 |
109 | Xô, thùng | Cái | 42 |
|
|
|
|
|
|
|
|
| 42 |
110 | Thiết bị vượt sông nhẹ | Bộ | 4 |
|
|
|
|
|
|
|
|
| 4 |
111 | Xuồng ST- 660 | Chiếc | 6 |
|
|
|
|
|
|
|
|
| 6 |
112 | Xuồng ST450 | Chiếc | 10 |
|
|
|
|
|
|
|
|
| 10 |
113 | Xuồng ST1-200 | Chiếc | 1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
| 1 |
114 | Xuồng ST750 | Chiếc | 2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
| 2 |
115 | Bao dệt PP | Cái |
|
|
|
|
|
|
|
|
| 47.500 | 47.500 |
116 | Rọ thép | Cái |
|
|
|
|
|
|
|
|
| 352 | 352 |
117 | Vải lọc | m2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
| 7.140 | 7.140 |
KẾ HOẠCH DỰ TRỮ VẬT TƯ ỨNG PHÓ SỰ CỐ VỠ ĐÊ, ĐẬP HỒ CHỨA THỦY LỢI TẠI CÁC ĐỊA PHƯƠNG
(Kèm theo Quyết định số 2998/QĐ-UBND ngày 25 tháng 11 năm 2020 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)
TT | Hạng mục | Đơn vị | Khối lượng dự trữ hiện có | Nhu cầu dự trữ vật tư vật liệu | Địa điểm tập kết | ||
Khối lượng cần dự trữ thêm | Đơn giá (Đồng) | Thành tiền (Đồng) | |||||
I | Dự trữ vật tư do Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh quản lý | 380.250.000 |
| ||||
1 | Tại kho Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh |
|
|
|
|
| 2B Trần Cao Vân |
| Bao tải | cái |
| 5.000 | 5.000 | 25.000.000 | Đặt hàng chợ Đông Ba- Huế |
| Rọ thép (2x1x0,5)m | cái |
| 200 | 500.000 | 100.000.000 |
|
| Vải lọc ART 15D | m2 |
| 3.000 | 19.500 | 58.500.000 |
|
| Xẻng | cái |
| 200 | 150.000 | 30.000.000 |
|
2 | Dự trữ đá hộc tại đập Hòa Duân, thị trấn Thuận An, huyện Phú vang |
|
|
|
|
| Tại đập Hòa Duân |
| Đá hộc | m3 |
| 500 | 333.500 | 166.750.000 |
|
II | Dự trữ vật tư do Công ty TNHH MTV QLKT CTTL Thừa Thiên Huế quản lý | 2.671.800.000 |
| ||||
1 | Dự trữ vật tư tại hồ Thọ Sơn |
|
|
|
|
| Tại hồ Thọ Sơn |
| Đá hộc | m3 | 0 | 300 | 290.000 | 87.000.000 |
|
| Rọ thép (2x1x0,5)m | cái | 0 | 200 | 500.000 | 100.000.000 |
|
| Vải lọc ART 15D | m2 | 700 | 1.400 | 19.500 | 27.300.000 |
|
2 | Dự trữ vật tư tại hồ Khe Ngang |
|
|
|
|
| Tại hồ Khe Ngang |
| Đá hộc | m3 | 0 | 300 | 290.000 | 87.000.000 |
|
| Rọ thép (2x1x0,5)m | cái | 0 | 200 | 500.000 | 100.000.000 |
|
| Vải lọc ART 15D | m2 | 0 | 2.000 | 19.500 | 39.000.000 |
|
3 | Dự trữ vật tư tại hồ Hòa Mỹ |
|
|
|
|
|
|
| Đá hộc | m3 | 0 | 300 | 290.000 | 87.000.000 |
|
| Rọ thép (2x1x0,5)m | cái | 43 | 200 | 500.000 | 100.000.000 |
|
| Vải lọc ART 15D | m2 | 700 | 2.000 | 19.500 | 39.000.000 |
|
4 | Dự trữ vật tư tại hồ Phú Bài |
|
|
|
|
| Tại hồ Phú Bài |
| Đá hộc | m3 | 0 | 300 | 290.000 | 87.000.000 |
|
| Rọ thép (2x1x0,5)m | cái | 0 | 100 | 500.000 | 50.000.000 |
|
| Vải lọc ART 15D | m2 | 0 | 500 | 19.500 | 9.750.000 |
|
5 | Dự trữ vật tư tại hồ Truồi |
|
|
|
|
| Tại hồ Truồi |
| Đá hộc | m3 | 0 | 300 | 290.000 | 87.000.000 |
|
| Rọ thép (2x1x0,5)m | cái | 0 | 100 | 500.000 | 50.000.000 |
|
| Vải lọc ART 15D | m2 | 0 | 12.000 | 19.500 | 234.000.000 |
|
5 | Dự trữ vật tư tại hồ Thủy Yên |
|
|
|
|
| Tại hồ Truồi |
| Đá hộc | m3 | 100 | 300 | 290.000 | 87.000.000 |
|
| Rọ thép (2x1x0,5)m | cái | 50 | 100 | 500.000 | 50.000.000 |
|
| Vải lọc ART 15D | m2 | 500 | 500 | 19.500 | 9.750.000 |
|
| Bao tải | cái | 2000 |
|
|
|
|
6 | Dự trữ vật tư tại hồ Năm Lăng |
|
|
|
|
|
|
| Đá hộc | m3 | 0 | 300 | 290.000 | 87.000.000 |
|
| Rọ thép (2x1x0,5)m | cái | 0 | 100 | 500.000 | 50.000.000 |
|
| Vải lọc ART 15D | m2 | 0 | 500 | 19.500 | 9.750.000 |
|
6 | Dự trữ vật tư tại hồ Châu Sơn |
|
|
|
|
|
|
| Đá hộc | m3 | 0 | 300 | 290.000 | 87.000.000 |
|
| Rọ thép (2x1x0,5)m | cái | 0 | 100 | 500.000 | 50.000.000 |
|
| Vải lọc ART 15D | m2 | 0 | 500 | 19.500 | 9.750.000 |
|
7 | Dự trữ vật tư tại hồ Mỹ Xuyên |
|
|
|
|
| Tại hồ Mỹ Xuyên |
| Đá hộc | m3 | 0 | 300 | 290.000 | 87.000.000 |
|
| Rọ thép (2x1x0,5)m | cái | 10 | 50 | 500.000 | 25.000.000 |
|
| Vải lọc ART 15D | m2 | 700 | 1.200 | 19.500 | 23.400.000 |
|
8 | Dự trữ vật tư tại hồ Thiềm Cát |
|
|
|
| - |
|
| Đá hộc | m3 | 0 | 200 | 290.000 | 58.000.000 |
|
| Rọ thép (2x1x0,5)m | cái | 0 | 100 | 500.000 | 50.000.000 |
|
| Vải lọc ART 15D | m2 | 700 | 1.200 | 19.500 | 23.400.000 |
|
9 | Dự trữ vật tư tại hồ Nam Giảng |
|
|
|
|
| Tại hồ Nam Giảng |
| Đá hộc | m3 | 0 | 100 | 300.000 | 30.000.000 |
|
| Rọ thép (2x1x0,5)m | cái | 30 | 100 | 300.000 | 30.000.000 |
|
| Vải lọc ART 15D | m2 | 700 | 1.000 | 19.500 | 19.500.000 |
|
10 | Dự trữ vật tư tại hồ A Lá |
|
|
|
|
| Tại hồ A Lá |
| Đá hộc | m3 | 0 | 200 | 300.000 | 60.000.000 |
|
| Rọ thép (2x1x0,5)m | cái | 20 | 1.000 | 500.000 | 500.000.000 |
|
| Vải lọc ART 15D | m2 | 700 | 800 | 19.500 | 15.600.000 |
|
11 | Dự trữ vật tư tại hồ Tà Rình |
|
|
|
|
| Tại hồ Tà Rình |
| Đá hộc | m3 | 50 | 200 | 300.000 | 60.000.000 |
|
| Rọ thép (2x1x0,5)m | cái | 20 | 100 | 500.000 | 50.000.000 |
|
| Vải lọc ART 15D | m2 | 0 | 800 | 19.500 | 15.600.000 |
|
III | Dự trữ vật tư do các địa phương quản lý |
|
|
|
|
|
|
1 | Huyện Phong Điền quản lý |
|
|
|
| 699.500.000 |
|
a | Xã Phong An |
|
|
|
|
| Tại UBND xã |
| Đá hộc | m3 | 0 | 300 | 300.000 | 90.000.000 |
|
| Rọ thép (2x1x0,5)m | cái | 0 | 100 | 500.000 | 50.000.000 |
|
| Vải lọc ART 15D | m2 | 0 | 500 | 19.500 | 9.750.000 |
|
b | Xã Phong Hòa |
|
|
|
|
| Tại UBND xã |
| Đá hộc | m3 | 0 | 300 | 320.000 | 96.000.000 |
|
| Rọ đá (2x1x0,5)m | cái | 0 | 100 | 500.000 | 50.000.000 |
|
| Vải lọc ART 15D | m2 | 0 | 500 | 19.500 | 9.750.000 |
|
c | Xã Phong Chương |
|
|
|
|
| Tại UBND xã |
| Đá hộc | m3 | 0 | 200 | 270.000 | 54.000.000 |
|
| Rọ thép (2x1x0,5)m | cái | 0 | 100 | 300.000 | 30.000.000 |
|
| Vải lọc ART 15D | m2 | 0 | 500 | 19.500 | 9.750.000 |
|
d | Xã Điền Hải |
|
|
|
|
| Tại UBND xã |
| Đá hộc | m3 | 0 | 200 | 280.000 | 56.000.000 |
|
| Rọ thép (2x1x0,5)m | cái | 0 | 50 | 300.000 | 15.000.000 |
|
| Vải lọc ART 15D | m2 | 0 | 500 | 19.500 | 9.750.000 |
|
e | Xã Phong Hải |
|
|
|
|
| Tại UBND xã |
| Đá hộc | m3 | 0 | 500 | 280.000 | 140.000.000 |
|
| Rọ thép (2x1x0,5)m | cái | 0 | 200 | 300.000 | 60.000.000 |
|
| Vải lọc ART 15D | m2 | 0 | 1.000 | 19.500 | 19.500.000 |
|
2 | Huyện Quảng Điền quản lý |
|
|
|
| 643.250.000 |
|
b | Dự trữ vật tư tại hồ Đồng Bào |
|
|
|
|
| Tại hồ Đồng Bào |
| Đá hộc | m3 | 0 | 200 | 300.000 | 60.000.000 |
|
| Rọ thép (2x1x0,5)m | cái | 0 | 100 | 300.000 | 30.000.000 |
|
| Vải lọc ART 15D | m2 | 0 | 500 | 19.500 | 9.750.000 |
|
c | Thôn An Xuân, xã Quảng An |
|
|
|
|
|
|
| Đá hộc | m3 | 0 | 200 | 300.000 | 60.000.000 |
|
| Rọ thép (2x1x0,5)m | cái |
| 100 | 300.000 | 30.000.000 |
|
| Vải lọc ART 15D | m2 |
| 500 | 19.500 | 9.750.000 |
|
d | Thị trấn Sịa |
|
|
|
|
| Tại UBND thị trấn |
| Đá hộc | m3 |
| 200 | 300.000 | 60.000.000 |
|
| Rọ thép (2x1x0,5)m | cái |
| 100 | 300.000 | 30.000.000 |
|
| Vải lọc ART 15D | m2 |
| 500 | 19.500 | 9.750.000 |
|
e | Xã Quảng Thọ |
|
|
|
|
| Tại UBND xã |
| Đá hộc | m3 |
| 200 | 300.000 | 60.000.000 |
|
| Rọ thép (2x1x0,5)m | cái |
| 100 | 500.000 | 50.000.000 |
|
| Vải lọc ART 15D | m2 |
| 12.000 | 19.500 | 234.000.000 |
|
3 | Huyện Phú Lộc quản lý |
|
|
|
| 347.250.000 |
|
a | Thị trấn Lăng Cô |
|
|
|
|
| Tại UBND thị trấn |
| Đá hộc | m3 |
| 100 | 270.000 | 27.000.000 |
|
| Rọ thép (2x1x0,5)m | cái |
| 100 | 300.000 | 30.000.000 |
|
| Vải lọc ART 15D | m2 |
| 500 | 19.500 | 9.750.000 |
|
b | Xã Vinh Hải |
|
|
|
|
| Tại UBND xã |
| Đá hộc | m3 |
| 200 | 270.000 | 54.000.000 |
|
| Rọ thép (2x1x0,5)m | cái |
| 200 | 300.000 | 60.000.000 |
|
| Vải lọc ART 15D | m2 |
| 2.000 | 19.500 | 39.000.000 |
|
c | Xã Lộc Trì |
|
|
|
|
| Tại UBND xã |
| Đá hộc | m3 |
| 100 | 240.000 | 24.000.000 |
|
| Rọ thép (2x1x0,5)m | cái |
| 100 | 300.000 | 30.000.000 |
|
| Vải lọc ART 15D | m2 |
| 500 | 19.500 | 9.750.000 |
|
d | Xã Lộc An |
|
|
|
|
| Tại UBND xã |
| Đá hộc | m3 |
| 100 | 240.000 | 24.000.000 |
|
| Rọ thép (2x1x0,5)m | cái |
| 100 | 300.000 | 30.000.000 |
|
| Vải lọc ART 15D | m2 |
| 500 | 19.500 | 9.750.000 |
|
4 | Thị xã Hương Trà quản lý |
|
|
|
| 343.250.000 |
|
a | Phường Hương Hồ |
|
|
|
|
| Tại UBND xã |
| Đá hộc | m3 |
| 200 | 270.000 | 54.000.000 |
|
| Rọ thép (2x1x0,5)m | cái |
| 100 | 500.000 | 50.000.000 |
|
| Vải lọc ART 15D | m2 |
| 500 | 19.500 | 9.750.000 |
|
b | Xã Hương Phong |
|
|
|
|
| Tại UBND xã |
| Đá hộc | m3 |
| 200 | 250.000 | 50.000.000 |
|
| Rọ thép (2x1x0,5)m | cái |
| 100 | 500.000 | 50.000.000 |
|
| Vải lọc ART 15D | m2 |
| 500 | 19.500 | 9.750.000 |
|
c | Xã Hương Vinh |
|
|
|
|
| Tại UBND xã |
| Đá hộc | m3 |
| 200 | 300.000 | 60.000.000 |
|
| Rọ thép (2x1x0,5)m | cái |
| 100 | 500.000 | 50.000.000 |
|
| Vải lọc ART 15D | m2 |
| 500 | 19.500 | 9.750.000 |
|
V | Ban Quản lý đầu tư xây dựng Thủy lợi 5 - Bộ NN&PTNT (quản lý hồ Tả Trạch) |
|
|
|
|
|
|
| Đá hộc | m3 | 600 |
|
|
|
|
| Rọ thép (2x1x0,5)m | cái | 300 |
|
|
|
|
| Vải lọc ART 15D | m2 | 5.000 |
|
|
|
|
| Bao tải | cái | 5.000 |
|
|
|
|
| Cát | m3 | 300 |
|
|
|
|
| Nhu cầu kinh phí dự trữ của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh và các địa phương | 5.085.300.000 |
|
DANH BẠ ĐIỆN THOẠI CÁC ĐƠN VỊ CUNG CẤP VẬT TƯ ỨNG PHÓ SỰ CỐ VỠ ĐÊ, ĐẬP HỒ CHỨA THỦY LỢI
(Kèm theo Quyết định số 2998/QĐ-UBND ngày 25 tháng 11 năm 2020 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)
STT | Tên doanh nghiệp | Chức vụ/địa chỉ | Số Điện thoại |
1 | Công ty Cổ phần Trường Sơn (cung cấp đá hộc) |
|
|
| Hồ Anh Bảo | Giám đốc | 0905.059.355 |
| Nguyễn Văn Mùi | Phòng kinh doanh | 0905.695.234 |
2 | Cung cấp rọ đá |
|
|
| Chi nhánh Công ty cổ phần công trình đường sắt - Xí nghiệp cơ khí và xây dựng công trình 878 | 31 Lý Đạo Thành, phường Phú Bài, thị xã Hương Thủy | 0234.861.255/3861.167 |
| Anh Sơn (chuyên bán rọ đá) | Thị xã Hương Thủy | 0985.866.201 |
3 | Cung cấp bao tải |
|
|
| Dì Thông, tiểu thương chợ Đông Ba | Thành phố Huế |
|
SỐ HỘ, KHẨU DỰ KIẾN SƠ TẢN DI DỜI DO SỰ CỐ, THIÊN TAI LŨ, NGẬP LỤT DIỆN RỘNG
(Kèm theo Quyết định số 2998/QĐ-UBND ngày 25 tháng 11 năm 2020 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)
TT | Đơn vị | Tổng số cần sơ tán, di dời | Sơ tán tại chỗ | Di dời | |||
Hộ | Khẩu | Hộ | Khẩu | Hộ | Khẩu | ||
1 | Thành phố Huế | 4.719 | 19.065 | 2.730 | 11.600 | 1.989 | 7.465 |
2 | Thị xã Hương Trà | 1.792 | 6.064 | 608 | 1.986 | 1.184 | 4.078 |
3 | Thị xã Hương Thủy | 2.034 | 8.634 | 764 | 3.919 | 1.270 | 4.715 |
4 | Huyện Quảng Điền | 1.333 | 5.381 | 567 | 2.260 | 766 | 3.121 |
5 | Huyện Phong Điền | 1.924 | 6.257 | 1.234 | 3.849 | 690 | 2.408 |
6 | Huyện Phú Lộc | 4.504 | 17.754 | 1.892 | 7.148 | 2.612 | 10.606 |
7 | Huyện Phú Vang | 1.971 | 7.669 | 1.316 | 5.045 | 655 | 2.624 |
8 | Huyện Nam Đông | 2.000 | 8.565 | 1.217 | 5.112 | 783 | 3.453 |
9 | Huyện A Lưới | 693 | 2.852 | 440 | 1.891 | 253 | 961 |
Tổng Cộng | 20.970 | 82.241 | 10.768 | 42.810 | 10.202 | 39.431 |
DỰ KIẾN SƠ TÁN, DI DỜI DO THIÊN TAI, SỰ CỐ VỠ ĐẬP HỒ CHỨA GÂY LŨ QUÉT, LŨ ỐNG, SẠT LỞ ĐẤT
(Kèm theo Quyết định số 2998/QĐ-UBND ngày 25 tháng 11 năm 2020 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)
TT | Đơn vị | Tổng số cần sơ tán, di dời | Sơ tán tại chỗ | Di dời | |||
Hộ | Khẩu | Hộ | Khẩu | Hộ | Khẩu | ||
1 | Thành phố Huế | 700 | 3.121 | 306 | 1.553 | 394 | 1.568 |
2 | Thị xã Hương Trà | 830 | 3.235 | 148 | 495 | 682 | 2.740 |
3 | Thị Xã Hương Thủy | 854 | 3.766 | 392 | 1.810 | 462 | 1.956 |
4 | Huyện Quảng Điền | 259 | 1.106 | 84 | 331 | 175 | 775 |
5 | Huyện Phong Điền | 847 | 3.066 | 423 | 1.452 | 424 | 1.614 |
6 | Huyện Phú Lộc | 2.350 | 9.301 | 1.023 | 3.876 | 1.327 | 5.425 |
7 | Huyện Phú Vang | 963 | 3.917 | 667 | 2.740 | 296 | 1.177 |
8 | Huyện Nam Đông | 2.000 | 8.565 | 1.217 | 5.112 | 783 | 3.453 |
9 | Huyện A Lưới | 693 | 2.852 | 440 | 1.891 | 253 | 961 |
Tổng Cộng | 9.496 | 38.929 | 4.700 | 19.260 | 4.796 | 19.669 |
PHƯƠNG TIỆN DỰ KIẾN HUY ĐỘNG SƠ TÁN, DI DỜI DÂN ỨNG PHÓ SỰ CỐ THIÊN TAI
(Kèm theo Quyết định số 2998/QĐ-UBND ngày 25 tháng 11 năm 2020 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)
TT | Đơn vị | Phương tiện phục vụ sơ tán dân | ||||
Xe 16 chỗ | Xe 25-29 chỗ | Xe 4-9 chỗ | Xe tải thùng | Ghe, thuyền | ||
1 | Huyện Phú Lộc | 52 | 23 | 25 | 6 | 31 |
2 | Huyện Nam Đông | 7 | 3 | 13 |
|
|
3 | Thị xã Hương Thủy |
| 10 |
| 156 |
|
4 | Thành phố Huế | 179 | 141 |
|
|
|
5 | Huyện A Lưới | 15 | 5 | 13 |
|
|
6 | Huyện Quảng Điền | 20 | 25 | 17 |
| 30 |
7 | Huyện Phú Vang | 25 | 29 | 14 | 91 | 12 |
8 | Huyện Phong Điền | 23 | 6 | 17 |
| 14 |
9 | Thị xã Hương Trà | 15 | 7 | 15 | 73 | 211 |
Tổng Cộng | 336 | 249 | 114 | 326 | 298 |
DỰ KIẾN BÃI ĐỔ BỘ MÁY BAY CỨU HỘ, CỨU NẠN SỰ CỐ THIÊN TAI
(Kèm theo Quyết định số 2998/QĐ-UBND ngày 25 tháng 11 năm 2020 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)
TT | Địa danh (Thôn, xã, Huyện) | Tọa độ | Tên mảnh bản đồ | Diện tích đỗ | Bản đồ VN 2000 |
Số hiệu | (m2) | ||||
Thành phố Huế | |||||
1 | Mang Cá - Huế | 16° 29’ 15” - 107° 34’ 21” | Huế - 6541 | 600 | 2002 |
2 | Đàn Nam Giao - Thành phố Huế | 16° 26’ 15” - 107° 34’ 48” | Huế - 6541 | 5.000 | 2002 |
Huyện Phú Vang | |||||
3 | Sân bóng huyện Phú Vang | 16° 26’ 36” - 107° 42’ 37” | Huế - 6541 | 600 | 2002 |
4 | Nghĩa trang Phú Đa - Huyện Phú Vang | 16° 26’ 56” - 107° 42’ 47” | Huế - 6541 | 400 | 2002 |
Huyện Nam Đông | |||||
5 | Sân bóng Hương Xuân - Nam Đông | 16° 09’ 53” - 107° 42’ 39” | Huế - 6541 | 5.000 | 2002 |
6 | Thôn 3 - Thượng Quảng - Nam Đông | 16° 07’ 28” - 107° 37’ 13” | Huế - 6541 | 400 | 2002 |
7 | Thôn 5 - Hương Phú - Nam Đông | 16° 11’ 51” - 107° 43’ 18” | Huế - 6541 | 400 | 2002 |
Huyện A Lưới | |||||
8 | Sân bóng UBND huyện A Lưới | 16° 15’ 51” - 107° 14’ 10” | A Lưới - 6441 | 600 | 2002 |
9 | Sân hội trường Sơn Phước - Thị trấn A Lưới | 16° 16’ 20” - 107° 13’ 31” | A Lưới - 6441 | 500 | 2002 |
Huyện Phong Điền | |||||
9 | Sân bay Đồng Lâm - Phong Điền | 16° 32’ 48” - 107° 23’ 15” | Quảng Trị - 6442 | 1.200 | 2002 |
10 | Khu Công nghiệp Phong Điền | 16° 34’ 24” - 107° 23’ 31” | Quảng Trị - 6442 | 400 | 2002 |
11 | Sân Bóng xã Điền Lộc, Phong Điền | 16° 40’ 52” - 107° 24’ 55” | Quảng Trị - 6442 | 3.000 | 2002 |
12 | Thôn Đông Mỹ, huyện Phong Điền | 16° 31’ 35” - 107° 19’ 07” | Quảng Trị - 6442 | 500 | 2002 |
13 | Điền Lộc - Huyện Phong Điền | 16° 40’ 45” - 107° 25’ 20” | Quảng Trị - 6442 | 600 | 2002 |
Huyện Quảng Điền | |||||
14 | Khu Cồn Mồ - Sịa - Huyện Quảng Điền | 16° 35’ 06” - 107° 30’ 39” | Huế - 6541 | 300 | 2002 |
15 | Cầu Thành Hà - Huyện Quảng Điền | 16° 31’ 50” - 107° 33’ 29” | Huế - 6541 | 600 | 2002 |
Huyện Phú Lộc | |||||
16 | Sân Hợp tác xã Giang Hải - Huyện Phú Lộc | 16° 21’ 36” - 107° 52’ 01” | Huế - 6541 | 500 | 2002 |
17 | Sân vận động huyện Phú Lộc | 16° 16’ 34” - 107° 51’ 38” | Huế - 6541 | 400 | 2002 |
18 | Sân bóng Vinh Hiền - Phú Lộc | 16° 32’ 44” - 107° 53’ 46” |
| 3.000 | 2002 |
Thị xã Hương Trà | |||||
19 | Sân bóng thị xã Hương Trà | 16° 31’ 21” - 107° 28’ 30” |
| 4.000 | 2002 |
20 | Sân bóng thị xã Hương Trà | 16° 31’ 24” - 107° 28’ 22” | Quảng Trị - 6442 | 600 | 2002 |
Thị xã Hương Thủy | |||||
21 | Sân bay Phú Bài | 16° 24’ 06” - 107° 41’ 57” | Huế - 6541 | 10.000 | 2002 |
- 1Quyết định 15/2020/QĐ-UBND quy định về phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn đập, hồ chứa thủy lợi trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 2Quyết định 2118/QĐ-UBND năm 2020 về danh mục các đập, hồ chứa nước thủy lợi lớn, vừa và nhỏ do tỉnh Quảng Trị ban hành
- 3Quyết định 1136/QĐ-UBND năm 2020 về Danh mục đập, hồ chứa thủy lợi lớn, vừa, nhỏ trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 4Kế hoạch 7/KH-UBND năm 2021 về ứng phó thảm họa vỡ đê, đập hồ, thủy lợi trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 5Kế hoạch 95/KH-UBND năm 2021 về rà soát tổng thể công năng, nhiệm vụ và đánh giá hiệu quả khai thác tổng hợp, đảm bảo an toàn công trình và vùng hạ du đập, hồ chứa thủy lợi trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 6Kế hoạch 1988/KH-UBND năm 2021 về ứng phó thảm họa vỡ đập, hồ thủy lợi trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 7Nghị quyết 250/2020/NQ-HĐND quy định về nội dung, nhiệm vụ chi duy tu, bảo dưỡng và xử lý cấp bách sự cố đê điều thuộc hệ thống đê điều do địa phương quản lý trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 8Kế hoạch 4140/KH-UBND năm 2021 về ứng phó thảm họa vỡ đập, hồ thủy điện và xả lũ trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 1Luật Đê điều 2006
- 2Thông tư 26/2009/TT-BNN về cơ cấu tổ chức, nguồn kinh phí và chế độ thù lao đối với lực lượng quản lý đê nhân dân do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Luật phòng, chống thiên tai năm 2013
- 4Quyết định 1041/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Đề án Quy hoạch tổng thể lĩnh vực Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 224/QĐ-TTg năm 2015 về Kế hoạch thực hiện Đề án Quy hoạch tổng thể lĩnh vực Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 7Luật Thủy lợi 2017
- 8Nghị định 114/2018/NĐ-CP về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước
- 9Nghị định 160/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật phòng, chống thiên tai
- 10Quyết định 03/2020/QĐ-TTg quy định về dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11Quyết định 15/2020/QĐ-UBND quy định về phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn đập, hồ chứa thủy lợi trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 12Quyết định 2118/QĐ-UBND năm 2020 về danh mục các đập, hồ chứa nước thủy lợi lớn, vừa và nhỏ do tỉnh Quảng Trị ban hành
- 13Quyết định 1136/QĐ-UBND năm 2020 về Danh mục đập, hồ chứa thủy lợi lớn, vừa, nhỏ trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 14Kế hoạch 7/KH-UBND năm 2021 về ứng phó thảm họa vỡ đê, đập hồ, thủy lợi trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 15Kế hoạch 95/KH-UBND năm 2021 về rà soát tổng thể công năng, nhiệm vụ và đánh giá hiệu quả khai thác tổng hợp, đảm bảo an toàn công trình và vùng hạ du đập, hồ chứa thủy lợi trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 16Kế hoạch 1988/KH-UBND năm 2021 về ứng phó thảm họa vỡ đập, hồ thủy lợi trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 17Nghị quyết 250/2020/NQ-HĐND quy định về nội dung, nhiệm vụ chi duy tu, bảo dưỡng và xử lý cấp bách sự cố đê điều thuộc hệ thống đê điều do địa phương quản lý trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 18Kế hoạch 4140/KH-UBND năm 2021 về ứng phó thảm họa vỡ đập, hồ thủy điện và xả lũ trên địa bàn tỉnh Kon Tum
Quyết định 2998/QĐ-UBND năm 2020 về Kế hoạch ứng phó sự cố vỡ đê, đập hồ chứa thủy lợi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- Số hiệu: 2998/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 25/11/2020
- Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
- Người ký: Nguyễn Văn Phương
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 25/11/2020
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết