Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2997/QĐ-UBND-NN | Nghệ An, ngày 16 tháng 7 năm 2013 |
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG THỦY LỢI TRỌNG ĐIỂM TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26/11/2003; Luật số 38/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số Điều các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ bổ sung, sửa đổi một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006;
Căn cứ Quyết định số 197/2007/QĐ-TTg ngày 28/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 78/2010/QĐ-UBND ngày 11/10/2010 của UBND tỉnh về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch thủy lợi tỉnh Nghệ An đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 4455/QĐ-UBND về kế hoạch triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp & PTNT tại Tờ trình số 1421/SNN.KHTC ngày 20/6/2013 về việc xin phê duyệt Đề án Phát triển kết cấu hạ tầng thủy lợi trọng điểm tỉnh Nghệ An đến năm 2020,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án phát triển kết cấu hạ tầng thủy lợi trọng điểm tỉnh Nghệ An đến năm 2020 do Sở Nông nghiệp và PTNT lập, với những nội dung sau:
1. Về cấp nước
- Cấp nước tưới cho 84.000 ha lúa, 18.000 ha màu, 12.000 ha cây công nghiệp và cây ăn quả, 5.000 ha cỏ chăn nuôi bò sữa.
- Cấp nước cho 10.000 ha nuôi trồng thủy sản.
- Cấp nước cho các khu công nghiệp Bắc Vinh, Nam Cấm, Hoàng Mai, Đông Hồi và các khu công nghiệp khác với mức cấp từ 50-100 m3/ngày/ha xây dựng.
- Cấp nước sinh hoạt đảm bảo vệ sinh cho 100% dân cư đô thị và nông thôn.
2. Tiêu úng
- Giải quyết tiêu úng cho 12.000 ha màu vùng Quỳnh Lưu, Diễn Châu và Nghi Lộc.
- Tăng cường khả năng tiêu úng, nâng cao tần suất đảm bảo tiêu cho 50.000 ha vùng lúa Diễn - Yên - Quỳnh, Nam - Hưng - Nghi.
- Giải quyết tiêu thoát nước cho thành phố Vinh và vùng phụ cận.
3. Phòng chống lũ
- Nâng tần suất chống lũ đê cấp III Tả Lam từ 1,5% hiện nay lên 1% để bảo vệ khu Trung tâm chính trị văn hoá và kinh tế trọng điểm của tỉnh.
- Nâng cấp khép kín hệ thống đê cấp IV tả hữu Lam thành đê cấp III đảm bảo chống lũ tần suất 2%, đê nội đồng đảm bảo chống lũ Hè - Thu tần suất 10%.
- Hoàn thiện hệ thống đê biển, đê cửa sông đảm bảo chống triều cường tần suất 5% gió bão cấp 9, cấp 10.
- Xây dựng các hồ chứa đầu nguồn dòng chính sông Cả, sông Hiếu, sông Giăng để điều tiết nước cho hạ du, phát điện cắt lũ và cải tạo môi trường sinh thái.
II. Định hướng phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng thủy lợi trọng điểm đến năm 2020
1. Hệ thống công trình tưới
- Xây dựng hồ chứa nước Bản Mồng (Yên Hợp, Quỳ Hợp) với dung tích 235,5 triệu m3 và hệ thống trạm bơm dọc sông Hiếu để tưới cho 18.871 ha, cấp nước cho công nghiệp dân sinh, chăn nuôi trong vùng dự án, phát điện với công suất lắp máy 42MW, cấp nước cho hạ du về mùa kiệt 22 m3/s.
- Xây dựng mới hồ chứa nước Khe Lại (Tân Thắng, Quỳnh Lưu) cấp nước tưới cho 1.524 ha (180 ha lúa và 1.344 ha cây công nghiệp, tạo nguồn cấp nước sinh hoạt cho 11.700 người, bổ sung nguồn nước cho hồ Vực Mấu để cấp nước cho khu công nghiệp Hoàng Mai 13,4 triệu m3/năm.
- Khôi phục nâng cấp Hệ thống thuỷ nông Bắc Nghệ An (nguồn vốn JICA) để tưới cho 27.656 ha thuộc các huyện Đô Lương, Yên Thành, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, cấp nước sinh hoạt cho 834.700 người, cấp nước cho công nghiệp 1,89 m3/s.
- Xây dựng mới cống Nam Đàn thay thế cống Nam Đàn cũ, cấp nước tưới cho 22.650 ha đất canh tác, nuôi trồng thủy sản, công nghiệp và nước sinh hoạt của các huyện Nam Đàn, Hưng Nguyên, Nghi Lộc, thành phố Vinh và thị xã Cửa Lò.
- Cải tạo nâng cấp kênh Lam Trà (Nam Đàn) để cấp nước tưới cho 3.547 ha và tiêu cho 8.308 ha.
- Xây dựng Hệ thống thủy lợi Nậm Việc (Quế Phong) để tưới 640 ha.
- Xây dựng cống ngăn mặn, giữ ngọt sông Cả tại Hưng Hoà có nhiệm vụ ngăn mặn, giữ ngọt chủ động đối phó với biến đổi khí hậu toàn cầu và nước biển dâng nhằm đảm bảo cung cấp nước an toàn, ổn định cho diện tích 40.500 ha đất sản xuất nông nghiệp, cấp nước sinh hoạt cho khoảng 1,1 triệu người, cấp nước đô thị công nghiệp cho vùng kinh tế Nam Nghệ - Bắc Hà thuộc hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.
- Xây dựng cống ngăn mặn, giữ ngọt trên sông Hoàng Mai để ngăn mặn, giữ ngọt tạo nguồn nước ngọt để cấp nước cho công nghiệp và đô thị 9,5 triệu m3/năm; cấp nước cho 400 ha nuôi trồng thủy sản, tối ưu hoá việc khai thác nguồn nước sông Hoàng Mai, chủ động đối phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
- Xây dựng mới hồ Khe Hạc, Khe Cát huyện Yên Thành để cấp nước tưới cho 1.800 ha đất canh tác.
- Nâng cấp cụm hồ huyện Yên Thành để đảm bảo an toàn hồ chứa và tưới 1.500 ha.
- Nâng cấp cụm hồ huyện Tân Kỳ để đảm bảo an toàn hồ và tưới 2.500 ha.
- Nâng cấp cụm hồ huyện Nghĩa Đàn và thị xã Thái Hoà để đảm bảo an toàn hồ chứa tưới 3.700 ha.
- Xây dựng hồ Thác Muối (Thanh Chương) để cấp nước tưới cho 1.200 ha, điều tiết, bổ sung nước cho hạ du về mùa kiệt với lưu lượng 20 m3/s.
- Xây dựng cụm hồ điều tiết nước (6 hồ chứa) thượng lưu hồ Bản Mồng để tưới cho 900 ha và cấp nước cho hạ du về mùa kiệt 13 m3/s.
- Sửa chữa nâng cấp 54 hồ chứa vừa và nhỏ.
- Tiếp tục kiên cố hoá 1.300 km kênh mương các loại.
2. Hệ thống đê điều chống lũ, tiêu úng
- Cải tạo nâng cấp hệ thống tiêu úng Diễn - Yên để đảm bảo tiêu úng cho 24.000 ha thuộc huyện Diễn Thành và Diễn Châu.
- Cải tạo nâng cấp hệ thống tiêu úng Nam - Hưng - Nghi đảm bảo tiêu úng cho 25.200 ha canh tác và tiêu thoát nước cho thành phố Vinh.
- Nâng cấp đê Tả Lam để nâng tần suất chống lũ từ 1,5% hiện nay lên 1% bảo vệ vùng trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh.
- Xây dựng đê Hữu Lam huyện Thanh Chương đảm bảo chống lũ với tần suất 2% bảo vệ 28.900 người và 4.875 ha đất canh tác.
- Nâng cấp đê Hữu Lam huyện Nam Đàn đảm bảo chống lũ với tần suất 2% để bảo vệ 36.700 người và 3.500 ha đất canh tác.
- Hoàn chỉnh hệ thống đê Biển (Quỳnh Lập, Bãi Ngang, Nghi Yên).
- Nâng cấp khoảng 400 km đê nội đồng đảm bảo chống lũ hè thu tần suất 10% để bảo vệ 12.800 ha đất canh tác.
3. Hệ thống cấp nước sinh hoạt
Xây dựng 87 công trình cấp nước tập trung quy mô cấp xã với tổng công suất 76.933 m3/ngày cấp nước sinh hoạt cho 598.047 người.
Biểu: Danh mục các dự án thủy lợi lớn
TT | Tên dự án đầu tư | Nhiệm vụ | Vốn (109 đ) |
I | Dự án cấp nước |
|
|
1 | Nâng cấp kênh Hệ thống TN Bắc | Tưới 36.000 ha | 5.705 |
2 | Xây dựng cống ngăn mặn, giữ ngọt trên sông Lam | Cấp nước cho diện tích 40.500 ha đất sản xuất nông nghiệp. | 2.500 |
3 | Xây dựng cống ngăn mặn, giữ ngọt sông Hoàng Mai | Cấp nước cho công nghiệp và đô thị 9,5 triệu m3/năm; cấp nước cho 400 ha nuôi trồng thủy sản | 600 |
4 | Hệ thống kênh Sông Sào giai đoạn II | Tưới 6.000 ha cây công nghiệp | 200 |
5 | XD hồ Khe Lại & nâng cấp kênh Vực Mấu | Tưới 4.800 ha, nước SH và CN | 228 |
6 | Cải tạo nâng cấp kênh Lam Trà | Tưới 3.574 ha, tiêu 8.308 ha | 250 |
7 | XD hồ khe Cát, Khe Hạc -Yên Thành | Tưới 1.800 ha | 100 |
8 | CT thủy lợi Nậm Việc - Quế Phong | Tưới 640 ha kết hợp du lịch | 170 |
9 | Nâng cấp cụm hồ Yên Thành | Tưới 1.500 ha | 100 |
10 | Nâng cấp cụm hồ Tân Kỳ | Tưới 2.500 ha | 50 |
11 | Nâng cấp cụm hồ Nghĩa Đàn | Tưới 3.700 ha | 150 |
II | Dự án tiêu úng chống lũ | Tiêu |
|
1 | Cải tạo nâng cấp hệ thống tiêu úng Vách Nam – Sông Bùng: | Tiêu úng, thoát lũ cho 8.035 ha | 367 |
2 | Hệ thống tiêu úng Diễn - Yên | Phòng chống thiên tai | 350 |
3 | Hệ thống tiêu úng Nam- Hưng- Nghi | Phòng chống thiên tai | 200 |
4 | Xây dựng đê hữu Thanh Chương | Bảo vệ 4.875 ha, 28.893 người | 400 |
5 | Nâng cấp đê Tả Lam | Bảo vệ 47.500 ha | 300 |
6 | Nâng cấp đê hữu Nam Đàn | Bảo vệ 3.500 ha, 36.737 người | 500 |
7 | Hệ thống đê nội đồng | Bảo vệ 12.767 ha | 200 |
III | Dự án lợi dụng tổng hợp |
|
|
1 | Xây dựng hồ Bản Mồng | Lợi dụng tổng hợp | 4.455 |
2 | Hồ chứa nước Thác Muối | Tưới 1.200 ha, cấp nước 20m3/s | 1.000 |
3 | Cụm hồ điều tiết nước TL hồ Bản Mồng | Tưới 900 ha, cấp nước 13 m3 /s | 600 |
Kinh phí phát triển hạ tầng thủy lợi Nghệ An đến năm 2020 khoảng: 35.542 tỷ đồng, trong đó:
- Công trình cấp nước: 29.972 tỷ đồng.
- Công trình đê điều, tiêu úng: 3.802 tỷ đồng.
- Công trình nước sạch: 1.768 tỷ đồng.
- Ngân sách Trung ương và các tổ chức Quốc tế đầu tư toàn bộ các công trình, các hệ thống thủy lợi, các công trình lợi dụng tổng hợp lớn.
- Ngân sách Trung ương và ngân sách tỉnh theo kế hoạch hàng năm để nâng cấp và xây dựng mới các công trình quy mô vừa.
- Huy động các nguồn tài trợ của các Chính phủ và tổ chức phi chính phủ ngoài nước.
- Lồng ghép vốn các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án phát triển KT- XH và các chương trình đầu tư khác để xây dựng công trình thủy lợi.
- Ngân sách huyện, xã, đóng góp của các doanh nghiệp, nhân dân vùng hưởng lợi để kiên cố hoá kênh mương, sửa chữa và xây dựng công trình thủy lợi nhỏ.
V. Các giải pháp thực hiện Đề án
1. Giải pháp về công tác quy hoạch
Tiến hành rà soát, bổ sung và điều chỉnh các quy hoạch đã lập bao gồm quy hoạch chung, các quy hoạch chi tiết vùng, hệ thống thủy lợi. Triển khai rà soát, điều chỉnh quy hoạch phòng lũ sông Cả với sự ra đời cống ngăn mặn trên sông Cả, hồ Thác Muối, Quy hoạch tiêu Nam - Hưng - Nghi và thành phố Vinh, có xét đến điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Cụ thể hoá quy hoạch bằng các kế hoạch đầu tư, chủ trương đầu tư hàng năm.
2. Giải pháp kỹ thuật
- Đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong thiết kế, xây dựng để giảm chi phí đầu tư, ứng dụng các tiến bộ khoa học về tưới nhất là tưới cho màu, cây công nghiệp vào thực tiễn sản xuất.
- Tăng cường công tác quản lý quy hoạch với quản lý lưu vực, quản lý khai thác sử dụng tài nguyên nước.
- Phối hợp chặt chẽ giữa các biện pháp Nông - Lâm - Thủy lợi để phát triển bền vững nguồn nước.
3. Tổ chức quản lý khai thác
- Kiện toàn công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi kết hợp với việc thành lập tổ chức các hộ dùng nước.
- Rà soát và chuẩn hoá quy trình vận hành của các hệ thống công trình thuỷ lợi lớn đi đôi với việc tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho người dân để họ vận hành và bảo vệ các công trình thủy lợi do các địa phương quản lý.
4. Giải pháp về huy động vốn
- Tranh thủ tối đa nguồn đầu tư của Trung ương, của các tổ chức quốc tế kết hợp với ngân sách địa phương và của các doanh nghiệp.
- Ngân sách Trung ương và các tổ chức Quốc tế đầu tư toàn bộ các công trình, các hệ thống thủy lợi, các công trình lợi dụng tổng hợp lớn.
- Ngân sách Trung ương và ngân sách tỉnh theo kế hoạch hàng năm để nâng cấp và xây dựng mới các công trình quy mô vừa.
- Huy động các nguồn tài trợ của các Chính phủ và tổ chức phi chính phủ ngoài nước.
- Lồng ghép vốn các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án phát triển KT- XH và các chương trình đầu tư khác để xây dựng công trình thủy lợi.
- Ngân sách tỉnh, huyện, xã, đóng góp của các doanh nghiệp, nhân dân vùng hưởng lợi để kiên cố hoá kênh mương, sửa chữa và xây dựng công trình thủy lợi nhỏ.
5. Giải pháp về cơ chế chính sách
- Xây dựng các cơ chế chính sách để thu hút các thành phần kinh tế tham gia xây dựng và khai thác có hiệu quả công trình hạ tầng thủy lợi.
- Tiếp tục nghiên cứu chính sách hỗ trợ các địa phương kiên cố hoá kênh mương và sửa chữa công trình thủy lợi nhỏ.
- Có chính sách ưu tiên phát triển thủy lợi vùng miền núi, thuỷ lợi tưới cho cây màu, cây công nghiệp và cây ăn quả.
- Phân cấp nguồn vốn để các địa phương và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn để nâng cấp, sửa chữa và xây dựng mới công trình thuỷ lợi nhỏ.
6. Giải pháp về tăng cường quản lý nhà nước hệ thống kết cấu hạ tầng
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về quy hoạch với quản lý lưu vực sông, quản lý khai thác sử dụng tài nguyên nước đảm bảo việc phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng một cách đồng bộ và phát huy hiệu quả.
- Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về đầu tư, XDCB đảm bảo chất lượng tiến độ và hiệu quả trong công tác xây dựng hạ tầng thủy lợi.
1. Từ nay đến năm 2015
a) Công trình tưới:
- Hoàn thành xây dựng cống Nam Đàn.
- Nghiên cứu xây dựng công trình cống ngăn mặn, giữ ngọt Sông Lam tại Bến Thủy và cống ngăn mặn, giữ ngọt Sông Mơ (Hoàng Mai).
- Hoàn thành xây dựng kênh sông Sào giai đoạn 2.
- Hoàn thiện dự án tu sửa, nâng cấp các hồ chứa ách yếu trên địa bàn tỉnh đã được phê duyệt.
- Nâng cấp, tu sửa và xây dựng mới 130 công trình vùng miền núi.
- Triển khai Dự án nâng cấp hệ thống thuỷ nông Bắc.
b) Công trình tiêu:
- Hoàn thiện 3 dự án tiêu vùng màu Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc đã được phê duyệt.
- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Cải tạo nâng cấp hệ thống tiêu úng Vách Nam - Sông Bùng.
- Nạo vét, mở rộng các tuyến kênh tưới tiêu kết hợp Lam Trà, Hoàng Cần, và tuyến Khe Cái vùng Nam - Hưng - Nghi.
- Nạo vét, mở rộng các tuyến tiêu vùng Diễn - Yên - Quỳnh.
c) Công trình đê điều phòng chống lũ:
- Đê cấp III Tả Lam: Đầu tư di chuyển 1,75 km đê Cầu Dâu và nâng cấp đoạn từ K0 - K25 + 450.
- Hoàn chỉnh nâng cấp đoạn đê hữu Thanh Chương hiện có; tu sửa, nâng cấp đê Nam - Bắc - Đặng (hữu Lam), đê Đồng Văn (tả Lam), xây dựng mới đê Bích Hào.
- Tu sửa, nâng cấp đê Lương - Yên - Khai.
- Tập trung hoàn thành dứt điểm các tuyến đê biển và cửa sông gồm: Đê Quỳnh Lộc, đê Quỳnh Dị, đê Sông Thái, Sông Cấm, đê Bích - Kỷ - Vạn - Ngọc, đê Quỳnh Long - Quỳnh Thuận - Quỳnh Thọ, đê Kim - Hải - Hùng, đê Trung - Thịnh - Thành, kè Sơn Hải, kè Nghi Thuỷ, kè chống sạt lở bờ sông các huyện Hưng Nguyên, Tân Kỳ, Kỳ Sơn và các tuyến sông khác.
- Xây dựng các tràn sự cố trên đê cấp IV tả, hữu sông Lam.
d) Công trình lợi dụng tổng hợp:
- Xây dựng phần đầu mối Hồ chứa nước Bản Mồng.
- Nghiên cứu, lập báo cáo chuẩn bị đầu tư và dự án đầu tư công trình hồ chứa nước Thác Muối.
2. Từ năm 2015 ÷ 2020
a) Về tưới:
- Hoàn thiện Dự án nâng cấp hệ thống thuỷ nông Bắc, lập dự án kiên cố hoá kênh mương hệ thống thuỷ lợi Nam Nghệ An và các công trình.
- Tu sửa, nâng cấp, xây dựng mới 471 công trình thuỷ lợi phục vụ tưới.
b) Nhiệm vụ tiêu:
- Đào, mở rộng kênh Thấp, kênh Gai, kênh Bắc thành phố Vinh.
c) Đê điều, phòng chống lũ:
- Củng cố, nâng cấp đê tả Lam từ Nam Đàn đến Bến Thủy (K55 - K91).
- Đê nội đồng có 51 tuyến cần nâng cấp, khép kín đảm bảo chống lũ Hè - Thu tần suất P = 10%.
- Đê biển: Tu sửa, nâng cấp, xây dựng mới đê Quỳnh Lập tuyến I, II, đê Quỳnh Yên, đê Quỳnh Tiến.
- Đê cửa sông: Có 14 tuyến cần được tu sửa, nâng cấp đảm bảo chống bão cấp 10 gặp triều cường tần suất 5%.
d) Công trình lợi dụng tổng hợp:
- Xây dựng 6 hồ nằm ở phía thượng lưu hồ Bản Mồng.
- Xây dựng đầu mối công trình hồ Thác Muối.
Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thành, thị tổ chức chỉ đạo thực hiện đúng Đề án đã được phê duyệt. Căn cứ chương trình mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh và quy hoạch chung, tiến hành lập các Dự án đầu tư và xây dựng công trình theo đúng quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành của Nhà nước.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Xây dựng, Kế hoạch & Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi rtường; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 606/QĐ-UBND.CN năm 2012 về Đề án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tỉnh Nghệ An giai đoạn 2012 - 2015 do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành
- 2Quyết định 3188/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Đề cương và dự toán chi phí lập: “Đề án Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011 - 2015" do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành
- 3Quyết định 53/2012/QĐ-UBND về Quy định chính sách khai thác, sử dụng quỹ đất thuộc Đề án phát triển quỹ đất để tạo vốn xây dựng kết cấu hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, giai đoạn 2012 - 2020
- 4Quyết định 439/2008/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thủy lợi tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006 - 2015 và định hướng đến năm 2020
- 5Quyết định 56/2001/QĐ-UB về cơ chế chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển thủy lợi tưới nước cho cây cà phê, cam, chè và tiêu úng giữ ẩm cây lạc do tỉnh Nghệ An ban hành
- 6Nghị quyết 66/2018/NQ-HĐND về phân cấp thẩm quyền phê duyệt Đề án cho thuê quyền khai thác; quyết định thu hồi, điều chuyển, bán, thanh lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi và xử lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 1Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Luật xây dựng 2003
- 4Quyết định 197/2007/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 6Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản năm 2009
- 7Quyết định 78/2010/QĐ-UBND phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch thủy lợi tỉnh Nghệ An đến năm 2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành
- 8Quyết định 606/QĐ-UBND.CN năm 2012 về Đề án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tỉnh Nghệ An giai đoạn 2012 - 2015 do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành
- 9Quyết định 3188/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Đề cương và dự toán chi phí lập: “Đề án Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011 - 2015" do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành
- 10Quyết định 53/2012/QĐ-UBND về Quy định chính sách khai thác, sử dụng quỹ đất thuộc Đề án phát triển quỹ đất để tạo vốn xây dựng kết cấu hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, giai đoạn 2012 - 2020
- 11Quyết định 4455/QĐ-UBND năm 2011 về Kế hoạch triển khai chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XVII
- 12Quyết định 439/2008/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thủy lợi tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006 - 2015 và định hướng đến năm 2020
- 13Quyết định 56/2001/QĐ-UB về cơ chế chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển thủy lợi tưới nước cho cây cà phê, cam, chè và tiêu úng giữ ẩm cây lạc do tỉnh Nghệ An ban hành
- 14Nghị quyết 66/2018/NQ-HĐND về phân cấp thẩm quyền phê duyệt Đề án cho thuê quyền khai thác; quyết định thu hồi, điều chuyển, bán, thanh lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi và xử lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
Quyết định 2997/QĐ-UBND-NN năm 2013 phê duyệt Đề án phát triển kết cấu hạ tầng thủy lợi trọng điểm tỉnh Nghệ An đến năm 2020
- Số hiệu: 2997/QĐ-UBND-NN
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 16/07/2013
- Nơi ban hành: Tỉnh Nghệ An
- Người ký: Đinh Viết Hồng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra