- 1Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 2Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 3Luật viễn thông năm 2009
- 4Nghị định 25/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật Viễn thông
- 5Thông tư 14/2013/TT-BTTTT hướng dẫn việc lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tại địa phương do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 6Quyết định 1469/QĐ-UBND năm 2014 Quy hoạch hạ tầng viễn thông thụ động tỉnh Hòa Bình đến 2020 và định hướng đến 2025
- 7Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 297/QĐ-UBND | Hòa Bình, ngày 07 tháng 03 năm 2017 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÒA BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Viễn thông số 41/2009/QH12 ngày 23/11/2009;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 6/4/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Viễn thông;
Căn cứ Thông tư số 14/2013/TT-BTTTT ngày 21/6/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông về hướng dẫn việc lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tại địa phương;
Căn cứ Quyết định số 1469/QĐ-UBND ngày 13/10/2014 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Quy hoạch hạ tầng viễn thông thụ động tỉnh Hòa Bình đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 10/TTr-STTTT ngày 27/2/2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 của Viễn thông Hòa Bình với các nội dung chính như sau:
1. Tên quy hoạch: Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 của Viễn thông Hòa Bình.
2. Đơn vị lập quy hoạch: Viễn thông Hòa Bình.
Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động nhằm bảo đảm cho việc phát triển và khai thác cơ sở hạ tầng viễn thông bền vững, hiệu quả, nâng cao chất lượng dịch vụ, an toàn mạng lưới, đồng thời đáp ứng yêu cầu bảo vệ cảnh quan môi trường, nhất là tại các đô thị.
Phát triển hạ tầng viễn thông thụ động ứng dụng các công nghệ mới, đồng bộ, hiện đại, đáp ứng nhu cầu phát triển trong tương lai.
Phát triển hạ tầng viễn thông thụ động chủ yếu theo hướng dùng chung cơ sở hạ tầng giữa các doanh nghiệp, tiết kiệm nguồn vốn đầu tư; đảm bảo mỹ quan đô thị, cảnh quan kiến trúc các công trình lịch sử, văn hóa; đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn chất lượng.
Phát triển hạ tầng mạng viễn thông đồng bộ, phù hợp với phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội; thống nhất đồng bộ với xây dựng phát triển hạ tầng đô thị, điểm dân cư nông thôn, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật giao thông, chiếu sáng công cộng, cấp nước, thoát nước và các công trình hạ tầng kỹ thuật khác.
Bảo đảm phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động bền vững; thu hẹp khoảng cách phát triển viễn thông giữa các vùng, miền.
Phát triển hạ tầng mạng viễn thông gắn liền với việc bảo đảm an ninh, quốc phòng, bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông và an ninh thông tin.
Đến năm 2020:
- Tỷ lệ sử dụng chung cơ sở hạ tầng cột ăng ten thu phát sóng thông tin di động đạt khoảng 30 - 35%.
- Hoàn thiện thực hiện cải tạo, chuyển đổi 13 cột ăng ten thu phát sóng thông tin di động cột ăng ten loại cồng kềnh A2a sang loại cột ăng ten không cồng kềnh (A1) theo hướng thân thiện môi trường, đảm bảo mỹ quan đô thị tại các khu vực, tuyến đường, phố chính được quy định tại Quyết định số 1469/QĐ-UBND ngày 13/10/2014 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch hạ tầng viễn thông thụ động tỉnh Hòa Bình đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025.
- Tỷ lệ sử dụng chung hạ tầng cột treo cáp đạt trên 80%.
- Phủ sóng thông tin di động đến 100% khu vực dân cư trên địa bàn tỉnh.
- Ngầm hóa 15 - 20% hạ tầng mạng ngoại vi hiện tại; đối với các dự án mới (tuyến đường mới, khu đô thị mới...) ngầm hóa 100% hạ tầng mạng ngoại vi (ngầm đến hộp cáp).
- Hoàn thiện cải tạo hạ tầng mạng cáp ngoại vi (cáp treo trên cột điện lực, cột viễn thông) tại khu vực, tuyến đường, phố chính tại phố chính thành phố Hòa Bình và trung tâm các huyện.
1. Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng
a) Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng có người phục vụ
Loại dịch vụ cung cấp: Bán sim thẻ, cung cấp dịch vụ viễn thông.
Duy trì hiện trạng điểm cung cấp dịch vụ viễn thông có người phục vụ hiện có.
Đến năm 2020, quy hoạch phát triển 45 điểm cung cấp dịch vụ viễn thông có người phục vụ, cụ thể: TP Hòa Bình 08 điểm, huyện Lương Sơn 04 điểm, huyện Cao Phong 05 điểm, huyện Đà Bắc 03 điểm, huyện Kim Bôi 04 điểm, huyện Kỳ Sơn 3 điểm, huyện Lạc Sơn 03 điểm, huyện Lạc Thủy 04 điểm, huyện Mai Châu 04 điểm, huyện Tân Lạc 03 điểm, huyện Yên Thủy 04 điểm.
Định hướng đến năm 2025, quy hoạch phát triển 143 điểm cung cấp dịch vụ viễn thông có người phục vụ, cụ thể: huyện Lương Sơn 15 điểm, huyện Cao Phong 07 điểm, huyện Đà Bắc 16 điểm, huyện Kim Bôi 22 điểm, huyện Kỳ Sơn 06 điểm, huyện Lạc Sơn 23 điểm, huyện Lạc Thủy 08 điểm, huyện Mai Châu 17 điểm, huyện Tân Lạc 21 điểm, huyện Yên Thủy 08 điểm.
b) Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng không có người phục vụ
Loại dịch vụ cung cấp: Điểm truy nhập Internet không dây (điểm phát sóng Wifi) phát sóng công cộng.
Đến năm 2020 quy hoạch lắp đặt các điểm truy nhập Internet không dây tại các khu vực: Trụ sở Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Quảng trường Hòa Bình, Quảng trường Cung văn hóa tỉnh, Bến xe trung tâm, Công viên Tuổi Trẻ, khu vực sân golf Trung Minh, khu du lịch Công trình Thủy điện và lòng hồ Hòa Bình, Khu du lịch Chùa Tiên, Khu du lịch cảng Thung Nai, Khu du lịch Bản Lác - Mai Châu, khu trung tâm hành chính, khu vực trung tâm các huyện...
Định hướng đến năm 2025 hoàn thiện lắp đặt các điểm truy nhập Internet không dây tại khu vực thành phố Hòa Bình, trung tâm các huyện, lắp đặt triển khai lắp đặt tại trung tâm các xã, mở rộng vùng phủ sóng.
2. Cột ăng ten
2.1. Cột ăng ten không cồng kềnh (các loại A1a, A1b)
Phạm vi lắp đặt: khu vực các tuyến đường, phố, khu vực có yêu cầu cao về mỹ quan theo Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2025.
Đến năm 2020, quy hoạch phát triển 38 vị trí cột ăng ten không cồng kềnh để lắp đặt trạm phát sóng thông tin di động, cụ thể: TP Hòa Bình 13 vị trí, huyện Lương Sơn 05 vị trí, huyện Cao Phong 02 vị trí, huyện Đà Bắc 02 vị trí, huyện Kim Bôi 02 vị trí, huyện Kỳ Sơn 01 vị trí, huyện Lạc Sơn 03 vị trí, huyện Lạc Thủy 02 vị trí, huyện Mai Châu 03 vị trí, huyện Tân Lạc 04 vị trí, huyện Yên Thủy 01 vị trí.
Định hướng đến năm 2025, dự kiến quy hoạch phát triển 55 vị trí cột ăng ten không cồng kềnh để lắp đặt trạm phát sóng thông tin di động, cụ thể: TP Hòa Bình 15 vị trí, huyện Lương Sơn 07 vị trí, huyện Cao Phong 03 vị trí, huyện Đà Bắc 03 vị trí, huyện Kim Bôi 03 vị trí, huyện Kỳ Sơn 02 vị trí, huyện Lạc Sơn 05 vị trí, huyện Lạc Thủy 04 vị trí, huyện Mai Châu 05 vị trí, huyện Tân Lạc 06 vị trí, huyện Yên Thủy 02 vị trí.
2.2. Cột ăng ten cồng kềnh (các loại A2a, A2b)
a) Cột ăng ten loại A2a:
Phạm vi lắp đặt: Khu vực được quy hoạch lắp đặt cột ăng ten loại A2a theo Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2025; Khu vực các tuyến đường, phố có yêu cầu cao về mỹ quan được quy hoạch lắp đặt cột ăng ten loại A1, cột ăng ten loại A2a lắp đặt tại khu vực này có chiều cao không quá 9m(mét).
Đến năm 2020, quy hoạch phát triển 37 vị trí cột ăng ten loại A2a để lắp đặt trạm phát sóng thông tin di động, cụ thể: TP Hòa Bình 16 vị trí, huyện Lương Sơn 03 vị trí, huyện Cao Phong 03 vị trí, huyện Đà Bắc 01 vị trí, huyện Kim Bôi 2 vị trí, huyện Kỳ Sơn 02 vị trí, huyện Lạc Sơn 02 vị trí, huyện Lạc Thủy 03 vị trí, huyện Mai Châu 01 vị trí, huyện Tân Lạc 03 vị trí, huyện Yên Thủy 01 vị trí.
Định hướng đến năm 2025, dự kiến quy hoạch phát triển 95 vị trí cột ăng ten loại A2a để lắp đặt trạm phát sóng thông tin di động, cụ thể: TP Hòa Bình 35 vị trí, huyện Lương Sơn 10 vị trí, Huyện Cao Phong 08 vị trí cột ăng ten, huyện Đà Bắc 05 vị trí, huyện Kim Bôi 06 vị trí, huyện Kỳ Sơn 07 vị trí, huyện Lạc Sơn 04 vị trí, huyện Lạc Thủy 05 vị trí, huyện Mai Châu 04 vị trí, huyện Tân Lạc 08 vị trí, huyện Yên Thủy 03 vị trí.
b) Cột ăng ten loại A2b:
Phạm vi lắp đặt: Các khu vực nông thôn, ngoại thành, các xã vùng sâu, vùng xa, những địa điểm có điều kiện sử dụng tài nguyên đất, những khu vực cần tăng tầm phủ sóng.
Đến năm 2020, quy hoạch phát triển 222 vị trí cột ăng ten loại A2b để lắp đặt trạm phát sóng thông tin di động, cụ thể: TP Hòa Bình 24 vị trí , huyện Lương Sơn 17 vị trí, Huyện Cao Phong 13 vị trí cột ăng ten, huyện Đà Bắc 20 vị trí, huyện Kim Bôi 22 vị trí, huyện Kỳ Sơn 10 vị trí, huyện Lạc Sơn 28 vị trí, huyện Lạc Thủy 15 vị trí, huyện Mai Châu 21 vị trí, huyện Tân Lạc 16 vị trí, huyện Yên Thủy 10 vị trí.
Định hướng đến năm 2025 dự kiến quy hoạch phát triển 320 vị trí cột ăng ten loại A2b để lắp đặt trạm phát sóng thông tin di động, cụ thể: TP Hòa Bình 42 vị trí , huyện Lương Sơn 28 vị trí, Huyện Cao Phong 22 vị trí cột ăng ten, huyện Đà Bắc 30 vị trí, huyện Kim Bôi 30 vị trí, huyện Kỳ Sơn 22 vị trí, huyện Lạc Sơn 39 vị trí, huyện Lạc Thủy 27 vị trí, huyện Mai Châu 34 vị trí, huyện Tân Lạc 25 vị trí, huyện Yên Thủy 21 vị trí.
2.3. Hạ tầng dùng chung cột ăng ten
Căn cứ vào số vị trí dùng chung cột ăng ten thu phát sóng theo quy hoạch của tỉnh, VNPT Hòa Bình sẽ tự đầu tư hoặc phối hợp cùng với doanh nghiệp khác để xây dựng cột ăng ten dùng chung hoặc sẽ thuê của doanh nghiệp khác để dùng chung hạ tầng. Tại mỗi vị trí xây dựng cột ăng ten thu phát sóng phải đáp ứng cho 2-4 doanh nghiệp sử dụng chung cơ sở hạ tầng.
Đến năm 2020, quy hoạch 175 vị trí dùng chung cột ăng ten lắp đặt trạm thu phát sóng thông tin di động, cụ thể: TP Hòa Bình 33 vị trí, huyện Lương Sơn 14 vị trí, Huyện Cao Phong 10 vị trí cột ăng ten, huyện Đà Bắc 15 vị trí, huyện Kim Bôi 17 vị trí, huyện Kỳ Sơn 08 vị trí, huyện Lạc Sơn 26 vị trí, huyện Lạc Thủy 13 vị trí, huyện Mai Châu 19 vị trí, huyện Tân Lạc 13 vị trí, huyện Yên Thủy 07 vị trí.
2.4. Cải tạo, sắp xếp hệ thống cột ăng ten thu phát sóng thông tin di động
Nhằm phát triển hạ tầng cột ăng ten đi đôi với sử dụng hiệu quả hạ tầng mạng lưới, tiết kiệm vốn đầu tư, đảm bảo mỹ quan đô thị, đảm bảo cảnh quan kiến trúc, VNPT Hòa Bình tiến hành cải tạo, sắp xếp hệ thống cột ăng ten thu phát sóng thông tin di động của doanh nghiệp như sau:
a) Đối tượng thực hiện cải tạo:
- Cột ăng ten trạm thu phát sóng thuộc khu vực đô thị, khu vực tập trung đông dân cư (khu vực các khu đô thị phát triển và khu vực thị trấn các huyện).
- Cột ăng ten trạm thu phát sóng tại khu vực các tuyến đường chính trên địa bàn thành phố Hòa Bình
- Cột ăng ten trạm thu phát sóng có vị trí gần mặt đường, độ cao không hợp lý, ảnh hưởng tới mỹ quan.
b) Phương hướng thực hiện cải tạo:
- Cải tạo cột ăng ten trạm thu phát sóng loại A2a thành cột ăng ten loại A1a, A1b, hoặc A2a có chiều cao phù hợp (≤ 9m) để đảm bảo mỹ quan đô thị, cải tạo theo lộ trình thực hiện quy hoạch.
- Sử dụng chung cơ sở hạ tầng: chuyển các cột ăng ten trạm thu phát sóng A2 không đảm bảo mỹ quan, các cột ăng ten có khoảng cách quá gần nhau về vị trí mới phù hợp hơn (vị trí có đủ điều kiện về cơ sở hạ tầng cho các doanh nghiệp dùng chung, vị trí đảm bảo yêu cầu về mỹ quan).
Kế hoạch thực hiện cải tạo, chuyển đổi 13 cột ăng ten loại A2a sang loại cột ăng ten không cồng kềnh phù hợp với quy hoạch trước 31/12/2018 đối với khu vực thuộc thành phố Hòa Bình và trước ngày 31/12/2020 đối với toàn tỉnh, cụ thể: TP Hòa Bình 07 cột, huyện Lương Sơn 03 cột, huyện Lạc Thủy 02 cột, huyện Cao Phong 01 cột.
3. Quy hoạch cột treo cáp, công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm
3.1. Định hướng khu vực, tuyến, hướng được xây dựng mới tuyến cột treo cáp viễn thông
a) Các khu vực xây dựng mới tuyến cột treo cáp viễn thông
- Khu vực, tuyến, hướng tại vùng nông thôn, khu vực vùng sâu, vùng xa.
- Khu vực hệ thống cột điện lực không đủ điều kiện để các doanh nghiệp viễn thông sử dụng chung hạ tầng hoặc khu vực không có hệ thống cột điện lực.
- Ngoài những khu vực quy hoạch ngầm hóa mạng cáp viễn thông, khu vực các tuyến đường nhánh tại các huyện, thị xã, thành phố.
- Khu vực, tuyến, hướng có địa hình khó khăn, không thể triển khai ngầm hóa.
- Không phát triển mới tuyến cột treo cáp viễn thông dọc theo tất cả các trục đường đã có lộ trình ngầm hóa chính trên địa bàn thành phố Hòa Bình và các thị trấn.
b) Kế hoạch triển khai:
- Khu vực đô thị:
+ Đến năm 2020: Quy hoạch xây dựng mới các tuyến cột treo cáp viễn thông tại khu vực tuyến đường nhánh, tuyến đường liên thôn, liên xã (ngoại trừ các tuyến đường trục, đường chính, tuyến đã quy hoạch ngầm hóa).
+ Đến năm 2025: Không phát triển mới các tuyến cột treo cáp viễn thông tại khu vực đô thị.
- Khu vực ngoài đô thị: Giai đoạn đến năm 2020, quy hoạch xây dựng mới các tuyến cột treo cáp viễn thông tại khu vực các xã miền núi, khu vực các tuyến đường nhánh, tuyến đường liên thôn, liên xã, khu vực vùng sâu, vùng xa.
- Theo định hướng phát triển của VNPT Hòa Bình, đến năm 2020 quy hoạch phát triển 24 khu vực, tuyến, hướng với 290 km tuyến cáp hệ thống cột treo cáp nhằm phát triển dịch vụ cố định, cụ thể:
STT | Đơn vị hành chính | Khu vực, tuyến, hướng | Chiều dài tuyến (km) | Loại cáp | Dung lượng | Loại công trình hạ tầng kỹ thuật |
1 | TP Hòa Bình | 4 | 24 | Cáp quang, cáp đồng | 12 ÷ 96 FO | C1, C2 |
2 | Huyện Lương Sơn | 2 | 23 | Cáp quang, cáp đồng | 12 ÷ 96 FO | C1, C2 |
3 | Huyện Cao Phong | 0 | 0 | Cáp quang | 12 ÷ 96 FO | C1, C2 |
4 | Huyện Đà Bắc | 2 | 79 | Cáp quang | 12 ÷ 96 FO | C1, C2 |
5 | Huyện Kim Bôi | 2 | 29 | Cáp quang | 12 ÷ 96 FO | C1, C2 |
6 | Huyện Kỳ Sơn | 2 | 16 | Cáp quang, cáp đồng | 12 ÷ 96 FO | C1, C2 |
7 | Huyện Lạc Sơn | 4 | 38 | Cáp quang | 12 ÷ 96 FO | C1, C2 |
8 | Huyện Lạc Thủy | 3 | 24 | Cáp quang | 12 ÷ 96 FO | C1, C2 |
9 | Huyện Mai Châu | 2 | 23 | Cáp quang | 12 ÷ 96 FO | C1, C2 |
10 | Huyện Tân Lạc | 1 | 14 | Cáp quang | 12 ÷ 96 FO | C1, C2 |
11 | Huyện Yên Thủy | 2 | 20 | Cáp quang | 12 ÷ 96 FO | C1, C2 |
| Tổng | 24 | 290 | Cáp quang | 12 ÷ 96 FO | C1, C2 |
3.2. Định hướng phát triển khu vực, tuyến, hướng được treo cáp trên cột điển
a) Các khu vực cáp viễn thông treo cáp trên cột điện
- Khu vực không còn khả năng đi ngầm cáp trong các công trình ngầm tại khu vực đô thị.
- Khu vực không thể xây dựng tuyến cột treo cáp viễn thông riêng biệt tại khu vực đô thị.
- Khu vực chưa thể xây dựng hạ tầng cống bể để hạ ngầm cáp viễn thông.
- Khu vực có nhu cầu sử dụng dịch vụ thấp: khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
- Không phát triển mới tuyến cáp thông tin treo trên cột điện dọc theo tất cả các trục đường chính đã có lộ trình ngầm hóa trên địa bàn thành phố Hòa Bình, trung tâm các huyện.
b) Kế hoạch triển khai:
- Khu vực đô thị:
+ Đến năm 2020: không phát triển mới các tuyến cáp thông tin treo trên cột điện lực dọc theo tất cả các tuyến đã quy hoạch theo lộ trình ngầm hóa trên địa bàn thành phố Hòa Bình và khu vực trung tâm các huyện. Doanh nghiệp sẽ chủ động phối hợp với đơn vị chủ quản hạ tầng ngầm sẵn có để thực hiện ngầm hóa việc đi cáp.
+ Đối với các tuyến cáp thông tin treo trên cột điện hiện hữu tại các khu vực có yêu cầu cao về mỹ quan, doanh nghiệp sẽ từng bước triển khai thực hiện ngầm hóa việc đi cáp theo lộ trình quy hoạch, đối với các khu vực còn lại triển khai cải tạo, chỉnh trang, sắp xếp lại hệ thống cáp thông tin, đảm bảo mỹ quan đô thị.
+ Khu vực ngõ, ngách, hẻm, khu vực sâu trong các khu dân cư, khu vực các tuyến đường nhánh tại khu vực đô thị, doanh nghiệp sẽ tiến hành treo cáp thông tin trên cột điện.
+ Việc treo cáp viễn thông sẽ tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đảm bảo an toàn và cảnh quan môi trường.
- Khu vực ngoài đô thị:
+ Đến năm 2020: ngoại trừ các khu vực quy hoạch xây dựng hạ tầng kỹ thuật ngầm, khu vực quy hoạch xây dựng mới tuyến cột treo cáp viễn thông và các khu vực có yêu cầu cao về mỹ quan, các khu vực còn lại doanh nghiệp treo cáp thông tin trên hệ thống cột điện lực.
+ Việc treo cáp viễn thông sẽ tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đảm bảo an toàn và cảnh quan môi trường.
- Doanh nghiệp sẽ tiến hành đàm phán, phối hợp sử dụng chung cơ sở hạ tầng với các doanh nghiệp, đơn vị chủ quản hệ thống cột điện, cột chiếu sáng tại những khu vực doanh nghiệp viễn thông chưa có hoặc không thể xây dựng hạ tầng cột treo cáp.
3.3. Định hướng khu vực, tuyến, hướng, số lượng cáp viễn thông được đi ngầm trong các công trình ngầm
Trên cơ sở Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tỉnh Hòa Bình đến năm 2020 và định hướng đến 2025, VNPT Hòa Bình quy hoạch phát triển 32 khu vực, tuyến, hướng xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm theo đơn vị hành chính, với tổng chiều dài 75 km ngầm:
STT | Đơn vị hành chính | Khu vực, tuyến, hướng | Chiều dài tuyến (km) | Loại cáp | Số lượng ống cáp | Dùng chung hạ tầng viễn thông |
1 | TP Hòa Bình | 8 | 17,6 | Cáp quang, cáp đồng | 10 | N1 |
2 | Huyện Lương Sơn | 5 | 14,0 | Cáp quang, cáp đồng | 4 | N1 |
3 | Huyện Cao Phong | 1 | 2,0 | Cáp quang, cáp đồng | 2 | N1 |
4 | Huyện Đà Bắc | 3 | 2,4 | Cáp quang, cáp đồng | 4 | N1 |
5 | Huyện Kim Bôi | 1 | 4,0 | Cáp quang, cáp đồng | 2 | N1 |
6 | Huyện Kỳ Sơn | 2 | 5,0 | Cáp quang, cáp đồng | 4 | N1 |
7 | Huyện Lạc Sơn | 1 | 3,0 | Cáp quang, cáp đồng | 2 | N1 |
8 | Huyện Lạc Thủy | 2 | 6,9 | Cáp quang, cáp đồng | 4 | N1 |
9 | Huyện Mai Châu | 1 | 3,5 | Cáp quang, cáp đồng | 2 | N1 |
10 | Huyện Tân Lạc | 6 | 11,6 | Cáp quang, cáp đồng | 4 | N1 |
11 | Huyện Yên Thủy | 2 | 5,0 | Cáp quang, cáp đồng | 4 | N1 |
| Tổng | 32 | 75,0 | Cáp quang, cáp đồng | 42 | N1 |
3.4. Cải tạo, chỉnh trang hệ thống cáp viễn thông, cáp truyền hình
Triển khai cải tạo, chỉnh trang hệ thống cáp viễn thông, cáp truyền hình tại khu vực thành phố, khu vực trung tâm các huyện và các khu vực có yêu cầu cao về mỹ quan:
- Buộc gọn hệ thống dây cáp.
- Loại bỏ các sợi cáp, cáp không còn sử dụng.
Quá trình cải tạo, di chuyển, sắp xếp các đường dây, cáp nổi (cáp viễn thông, cáp truyền hình) trên đường phố đáp ứng các yêu cầu:
- Phải đảm bảo sự kết nối với hệ thống đường dây, đường cáp chung của đô thị, đảm bảo yêu cầu về an toàn kỹ thuật, quản lý vận hành và mỹ quan đô thị.
- Khi cải tạo, sắp xếp các đường dây, đường cáp nổi đánh dấu để thuận tiện cho việc quản lý, vận hành.
Lộ trình triển khai:
Giai đoạn 2017 - 2018: Triển khai cải tạo, chỉnh trang hạ tầng mạng cáp viễn thông, cáp truyền hình tại khu vực thành phố Hòa Bình.
Giai đoạn 2019 - 2020: Hoàn thiện cải tạo, chỉnh trang hệ thống cáp viễn thông, cáp truyền hình tại khu vực thành phố và trung tâm các huyện trên địa bàn toàn tỉnh.
Tổng mức đầu tư: 616,44 tỷ đồng
Trong đó:
- Giai đoạn 2016 - 2020: 226,87 tỷ đồng
- Giai đoạn 2021 - 2025: 389,57 tỷ đồng
Nguồn vốn: Viễn thông Hòa Bình.
1. Giải pháp về quản lý nhà nước
a) Tuyên truyền
Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật, các quy định, chính sách về phát triển viễn thông nói chung và phát triển hạ tầng viễn thông thụ động nói riêng đến mọi người dân nhằm thực hiện hiệu quả các chính sách, pháp luật về viễn thông thụ động. Đối với những tuyến đường cần giải phóng mặt bằng, sửa chữa, nâng cấp và xây dựng mới hạ tầng viễn thông cần phải tuyên truyền đến mọi người dân đầy đủ thông tin, giải đáp thắc mắc, tránh khiếu kiện gây khó khăn và kéo dài thời gian thi công.
Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phát triển viễn thông nói chung và phát triển hạ tầng viễn thông thụ động nói riêng đến các sở, ban, ngành liên quan nhằm đơn giản hóa các thủ tục hành chính liên quan trên cơ sở tuân thủ pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thực hiện tốt quy hoạch, đầu tư, phát triển hiệu quả, bền vững, xây dựng đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật nhằm tạo hành lang pháp lý cho doanh nghiệp trong việc phát triển hạ tầng theo hướng sử dụng chung, tiết kiệm cho xã hội.
Tổ chức tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức người dân nhằm xây dựng, bảo vệ các công trình cơ sở hạ tầng viễn thông.
b) Cơ chế chính sách
Để đảm bảo hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách trong việc phát triển hạ tầng viễn thông thụ động, tỉnh cần ban hành mới các văn bản sau đây:
- Ban hành quy định về giá cho thuê hạ tầng viễn thông.
- Ban hành các quy chế phối hợp giữa các sở, ngành và các doanh nghiệp trong xây dựng và quản lý hạ tầng
- Ban hành các quy định, quy chế về xây dựng, ngầm hóa mạng cáp ngoại vi.
- Ban hành quy định riêng về cấp phép xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm viễn thông, công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung.
- Ban hành quy định ưu đãi đối với doanh nghiệp đầu tư phát triển hạ tầng sử dụng chung.
c) Thanh tra, kiểm tra
Tăng cường thanh tra, kiểm tra các hoạt động xây dựng, phát triển hạ tầng viễn thông thụ động tại địa phương. Xử lý nghiêm đối với các doanh nghiệp vi phạm quy định của pháp luật trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng hạ tầng viễn thông.
d) Ứng dụng công nghệ trong viễn thông
Nâng cao năng lực quản lý nhà nước: tiếp tục đẩy mạng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý phát triển hạ tầng viễn thông thụ động dựa trên bản đồ số, hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành viễn thông (đặc biệt là cơ sở dữ liệu về các tuyến cáp ngầm nhằm tăng cường mức độ sử dụng chung cơ sở hạ tầng đối với các doanh nghiệp viễn thông).
2. Giải pháp khoa học công nghệ
Để nâng cao hiệu quả sử dụng chung cơ sở hạ tầng thì một yếu tố hết sức quan trọng đó là thiết kế và công nghệ của ăng ten. Thiết kế càng nhỏ gọn, thông minh thì mức độ sử dụng chung càng tăng và hiệu quả sử dụng chung càng lớn.
Nghiên cứu, sử dụng các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, các công nghệ mới (như RFID, GPS, hệ thống cảnh báo vô tuyến...) để tăng cường đo kiểm, giám sát, quản lý hệ thống thiết bị và hạ tầng mạng viễn thông.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý phát triển hạ tầng mạng viễn thông: quản lý dựa trên bản đồ số, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử, phần mềm quản lý hạ tầng mạng viễn thông.
Hiện nay có một số công nghệ: “LightRadio” và “C-RAN - mạng truy nhập vô tuyến đám mây” đang được phát triển và phổ biến, sẽ giúp ích rất nhiều cho việc sử dụng chung cơ sở hạ tầng.
3. Sử dụng chung hạ tầng viễn thông thụ động
- Sử dụng chung hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động đối với những công trình mới xây dựng, các công trình đã xây dựng và đang sử dụng sẽ do doanh nghiệp tự quyết định.
- Triển khai sử dụng chung hạ tầng từ thời điểm xây dựng hạ tầng viễn thông, các doanh nghiệp tham gia sử dụng chung hạ tầng phải cùng đầu tư xây dựng hạ tầng và chia sẻ sử dụng theo mức đầu tư.
- Các doanh nghiệp không tham gia đầu tư xây dựng hạ tầng phải chấp nhận mức giá cho thuê hạ tầng viễn thông (các Sở, ban, ngành phối hợp với Sở Tài chính tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành khung giá, phương pháp tính giá cho thuê hạ tầng viễn thông).
- Đối với hạ tầng cống, bể cáp trong các trường hợp cải tạo, nâng cấp, sửa chữa và xây mới cần thiết phải có sự phù hợp với từng vị trí, từng tuyến đường, từng khu vực đảm bảo việc phát triển hạ tầng phù hợp và có tính đến yếu tố duy tu, sửa chữa và nâng cấp một cách dễ dàng, thời gian thi công nhanh, ít ảnh hưởng đến cộng đồng. Hạ tầng cống, bể cáp có thể xây dựng dưới dạng hầm hào kỹ thuật hoặc chôn cáp trực tiếp.
4. Giải pháp thực hiện đồng bộ
- Các Sở, ngành, UBND cấp huyện, UBND cấp xã phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông đăng tải các thông tin về kế hoạch và tiến độ xây dựng hạ tầng trên địa bàn tỉnh.
- Sở Thông tin và Truyền thông yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông bám sát vào kế hoạch xây dựng của các ngành có liên quan (giao thông, đô thị...) để triển khai thực hiện đồng bộ quá trình xây dựng các công trình viễn thông.
- Các doanh nghiệp viễn thông xây dựng hạ tầng cùng với quá trình xây dựng các công trình khác.
5. Giải pháp huy động vốn đầu tư
- Nguồn lực đầu tư: Đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư, trọng tâm là các doanh nghiệp viễn thông, doanh nghiệp xây dựng hạ tầng, nguồn đầu tư nước ngoài (gắn kết hạ tầng viễn thông với hạ tầng giao thông). Kết hợp với việc ban hành các văn bản về giá và ưu đãi đầu tư công khai, minh bạch để các nguồn lực yên tâm khi thực hiện đầu tư.
- Hình thức đầu tư: Ngoài các hình thức đầu tư truyền thống từ vốn huy động trong nước (các doanh nghiệp viễn thông, các doanh nghiệp xây dựng), vốn huy động nước ngoài (vay quốc tế, phát hành trái phiếu, đầu tư trực tiếp nước ngoài) cần gắn kết hạ tầng viễn thông với hạ tầng giao thông, xây dựng nhằm thu hút nguồn lực đầu tư thông qua hình thức đối tác công tư (PPP) theo Quyết định 71/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành 09/11/2010 về việc ban hành quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác công - tư.
- Cơ chế huy động vốn đầu tư: Áp dụng cơ chế lồng ghép, kết hợp thực hiện các dự án khác nhau giữa nguồn vốn nhà nước và vốn doanh nghiệp nhưng có thể chia sẻ, dùng chung cơ sở hạ tầng. Vốn nhà nước đầu tư phát triển hệ thống giao thông, cột đèn chiếu sáng, ngầm hóa lưới điện, các doanh nghiệp viễn thông có thể sử dụng chung cột điện, cột đèn chiếu sáng để gắn các loại ăng ten, sử dụng chung hạ tầng ngầm giao thông, công trình ngầm lưới điện, hệ thống thoát nước để ngầm hóa cáp viễn thông. Các doanh nghiệp viễn thông có thể chia sẻ, dùng chung cột ăng ten để phát sóng... Điều này giúp tiết kiệm chi phí đầu tư và sử dụng hiệu quả cơ sở hạ tầng.
6. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực
- Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ chuyên trách trong lĩnh vực quản lý hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động.
- Nâng cao năng lực quản lý nhà nước: Định hướng doanh nghiệp phát triển mạng lưới theo hoạch định, đôn đốc các doanh nghiệp thực hiện phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động đồng bộ với phát triển hạ tầng kinh tế xã hội của tỉnh.
- Từng bước đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, có phẩm chất tốt, làm chủ công nghệ hiện đại, vững vàng về quản lý kinh tế, khai thác hiệu quả mạng lưới hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động trên địa bàn tỉnh.
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động cấp huyện (cán bộ quản lý chuyên trách): phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông quản lý việc xây dựng và phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động trên địa bàn.
1. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố quản lý, giám sát việc triển khai thực hiện Quy hoạch được phê duyệt của doanh nghiệp.
- Hướng dẫn, chỉ đạo doanh nghiệp điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch cho phù hợp với tình hình phát triển hạ tầng viễn thông thụ động thực tế và trình cấp thẩm quyền phê duyệt.
- Thẩm định, có văn bản chấp thuận về sự phù hợp với quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tỉnh Hòa Bình đối với công trình cột ăng ten lắp đặt trạm thu phát sóng thông tin di động của doanh nghiệp,
- Phối hợp với doanh nghiệp tổ chức công bố, giới thiệu, tuyên truyền Quy hoạch tại tỉnh Hòa Bình.
2. Các Sở, Ban, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông giám sát việc thực hiện quy hoạch của Viễn thông Hòa Bình.
- Hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi để Viễn thông Hòa Bình phát triển công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động trên địa bàn tỉnh.
3. Viễn thông Hòa Bình
- Xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động của doanh nghiệp theo nội dung đã được phê duyệt. Căn cứ tình hình phát triển hạ tầng viễn thông thụ động thực tế đề xuất điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch cho phù hợp và trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt.
- Báo cáo, đăng ký kế hoạch xây dựng công trình cột ăng ten lắp đặt trạm thu phát sóng thông tin di động hàng năm với Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Hòa Bình.
- Tích cực, chủ động phối hợp với các doanh nghiệp khác xây dựng và sử dụng chung hạ tầng, báo cáo Sở Thông tin và Truyền thông các vướng mắc, khó.
(Chi tiết Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 của Viễn thông Hòa Bình đính kèm)
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Thông tin và Truyền thông, Xây dựng, Công thương, Giao thông vận tải; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Giám đốc Viễn thông Hòa Bình; thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 2485/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020 do tỉnh Vĩnh Long ban hành
- 2Quyết định 1640/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án điều chỉnh Quy hoạch phát triển bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin tỉnh Điện Biên giai đoạn đến năm 2020
- 3Quyết định 55/QĐ-BXD năm 2017 phê duyệt Quy trình kiểm định và Quy trình bảo trì công trình tháp thu phát sóng viễn thông, truyền thanh, truyền hình do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 4Quyết định 45/QĐ-UBND năm 2017 công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình thực hiện theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông
- 5Quyết định 2086/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 và định hướng đến 2025
- 6Quyết định 389/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 của MobiFone tại tỉnh Hòa Bình
- 7Quyết định 1093/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tỉnh Bình Định đến năm 2020, định hướng đến năm 2025
- 1Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 2Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 3Luật viễn thông năm 2009
- 4Quyết định 71/2010/QĐ-TTg ban hành Quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác công - tư do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Nghị định 25/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật Viễn thông
- 6Thông tư 14/2013/TT-BTTTT hướng dẫn việc lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tại địa phương do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 7Quyết định 2485/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020 do tỉnh Vĩnh Long ban hành
- 8Quyết định 1469/QĐ-UBND năm 2014 Quy hoạch hạ tầng viễn thông thụ động tỉnh Hòa Bình đến 2020 và định hướng đến 2025
- 9Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 10Quyết định 1640/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án điều chỉnh Quy hoạch phát triển bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin tỉnh Điện Biên giai đoạn đến năm 2020
- 11Quyết định 55/QĐ-BXD năm 2017 phê duyệt Quy trình kiểm định và Quy trình bảo trì công trình tháp thu phát sóng viễn thông, truyền thanh, truyền hình do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 12Quyết định 45/QĐ-UBND năm 2017 công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình thực hiện theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông
- 13Quyết định 2086/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 và định hướng đến 2025
- 14Quyết định 389/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 của MobiFone tại tỉnh Hòa Bình
- 15Quyết định 1093/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tỉnh Bình Định đến năm 2020, định hướng đến năm 2025
Quyết định 297/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 của Viễn thông Hòa Bình
- Số hiệu: 297/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 07/03/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Hòa Bình
- Người ký: Nguyễn Văn Chương
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 07/03/2017
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực