- 1Nghị định 12/2012/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam
- 2Thông tư 05/2012/TT-BNG hướng dẫn Nghị định 12/2012/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ban hành
- 3Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 5Nghị định 80/2020/NĐ-CP về quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài dành cho Việt Nam
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2948/QĐ-UBND | Cần Thơ, ngày 28 tháng 10 năm 2021 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 80/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ về Quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài dành cho Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 12/2012/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam;
Căn cứ Thông tư số 05/2012/TT-BNG ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao hướng dẫn thi hành Nghị định số 12/2012/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 2452/TTr-SKHĐT ngày 01 tháng 9 năm 2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp trong công tác quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài dành cho Việt Nam và quản lý hoạt động của các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 2013/QĐ-UBND ngày 03 tháng 7 năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ về việc ban hành quy chế phối hợp trong công tác vận động, quản lý, sử dụng viện trợ phi Chính phủ nước ngoài và quản lý hoạt động của các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở, Thủ trưởng các cơ quan ban, ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHỐI HỢP TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VIỆN TRỢ KHÔNG HOÀN LẠI KHÔNG THUỘC HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC CỦA CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN NƯỚC NGOÀI DÀNH CHO VIỆT NAM VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2948/QĐ-UBND ngày 28 tháng 10 năm 2021 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định việc phối hợp trong công tác quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài dành cho Việt Nam và quản lý hoạt động của các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
2. Viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài dành cho Việt Nam (viện trợ không hoàn lại) đề cập trong Quy chế này bao gồm:
a) Các khoản viện trợ không hoàn lại thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định số 80/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ về Quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài dành cho Việt Nam.
b) Các chương trình, dự án sử dụng viện trợ không hoàn lại hoặc các khoản viện trợ phi dự án do thành phố thụ hưởng từ các chương trình, dự án, viện trợ phi dự án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
3. Quy chế này không áp dụng đối với các trường hợp bao gồm:
a) Quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và các nguồn vốn hỗ trợ khác từ ngân sách nhà nước.
b) Các khoản viện trợ không hoàn lại của các cơ quan, tổ chức nước ngoài mà việc tiếp nhận phải được ký kết chính thức theo quy định của Luật Điều ước quốc tế và các khoản viện trợ không hoàn lại trong các thỏa thuận về vốn ODA phải được ký kết nhân danh Nhà nước hoặc Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
c) Các khoản quà biếu, quà tặng cho cơ quan, tổ chức không vì mục đích hỗ trợ nhân đạo, từ thiện.
d) Các khoản tài trợ theo các hình thức thỏa thuận hợp tác, hợp đồng dịch vụ, hợp đồng chuyển giao công nghệ có phát sinh lợi nhuận để phân chia.
đ) Các cá nhân tiếp nhận tài trợ cho hoạt động nghiên cứu khoa học thực hiện theo Luật Khoa học Công nghệ.
e) Viện trợ quốc tế khẩn cấp của Chính phủ, tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài, cá nhân nước ngoài để cứu trợ được phê duyệt và thực hiện trong thời gian 03 tháng kể từ khi xảy ra thiên tai và viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai được phê duyệt và thực hiện trong thời gian 09 tháng kể từ khi thiên tai xảy ra.
1. Sự phối hợp giữa các sở, ban ngành thành phố, Ủy ban nhân dân cấp huyện (địa phương có chương trình, dự án, phi dự án), các chủ khoản viện trợ và các tổ chức, cá nhân có liên quan phải đảm bảo tính khách quan, công khai, minh bạch bảo đảm yêu cầu chuyên môn, chất lượng hồ sơ và thời gian phối hợp.
2. Việc phối hợp quản lý phải bảo đảm sự thống nhất, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các sở, ban ngành thành phố, Ủy ban nhân dân cấp huyện và vai trò của các tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định pháp luật.
3. Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tham mưu, đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện việc quản lý nhà nước đối với công tác quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài dành cho Việt Nam và quản lý hoạt động của các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài trên địa bàn thành phố Cần Thơ theo chức năng, lĩnh vực được phân công.
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VIỆN TRỢ KHÔNG HOÀN LẠI
Điều 3. Hoạt động thu hút, vận động, tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại trên địa bàn thành phố thực hiện theo Nghị định số 80/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ về Quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài dành cho Việt Nam.
Quản lý hoạt động của các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài thực hiện theo Nghị định số 12/2012/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hoạt động của các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.
Điều 4. Ủy ban nhân dân thành phố thống nhất quản lý nhà nước nguồn viện trợ không hoàn lại từ vận động đến đàm phán và ký kết viện trợ với các bên tài trợ theo thẩm quyền được giao; quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
Điều 5. Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối về quản lý và sử dụng các khoản viện trợ không hoàn lại trên địa bàn thành phố; chịu trách nhiệm chính trong việc thẩm định, quản lý các chương trình, dự án, phi dự án sử dụng viện trợ không hoàn lại và tổng hợp chung tình hình sử dụng viện trợ không hoàn lại theo định kỳ để báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan có liên quan, cụ thể như sau:
1. Phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn các đơn vị, tổ chức xây dựng chương trình, dự án, phi dự án, thủ tục tiếp nhận và triển khai thực hiện các khoản viện trợ không hoàn lại sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Chủ trì tổng hợp ý kiến của các cơ quan liên quan, thẩm định, tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố các nội dung thuộc thẩm quyền, cụ thể:
a) Xem xét, thẩm định các chương trình, dự án, phi dự án thuộc thẩm quyền được quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định số 80/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ.
b) Xem xét, thẩm định việc bổ sung, điều chỉnh các chương trình, dự án, phi dự án được quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định số 80/2020/NĐ-CP ngày 08 thẳng 7 năm 2020 của Chính phủ.
3. Phối hợp với Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị thành phố, các sở, ban ngành, các quận, huyện và các tổ chức xây dựng đề xuất danh mục các chương trình, dự án, phi dự án làm cơ sở cho công tác vận động viện trợ không hoàn lại.
4. Tham gia ý kiến với Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị thành phố trong việc thiết lập quan hệ và tổ chức vận động viện trợ không hoàn lại.
5. Tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố bố trí vốn đối ứng trong kế hoạch vốn đầu tư công, các nguồn vốn ngân sách nhà nước hàng năm cho các đơn vị thuộc đối tượng được cấp ngân sách để thực hiện chương trình, dự án, phi dự án đã cam kết với bên tài trợ theo quy định của pháp luật.
6. Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Ngoại vụ, Công an thành phố, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố và các cơ quan liên quan tổ chức việc giám sát, kiểm tra các đơn vị tiếp nhận viện trợ không hoàn lại về tình hình tiếp nhận, phê duyệt, quản lý và triển khai thực hiện chương trình, dự án, phi dự án; tổng hợp, phân tích và đánh giá hiệu quả các khoản viện trợ không hoàn lại theo đúng các quy định hiện hành và việc thực hiện các cam kết với bên tài trợ; xử lý những vấn đề liên quan thuộc thẩm quyền và tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định đối với những vấn đề vượt thẩm quyền.
7. Phối hợp với Công an thành phố, Sở Ngoại vụ, Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị thành phố, các cơ quan đơn vị trên địa bàn thành phố và đơn vị tiếp nhận khoản viện trợ không hoàn lại (trường hợp dự án đang hoạt động) đánh giá hoạt động của tổ chức cung cấp viện trợ cũng như tác động và hiệu quả của khoản viện trợ.
8. Tổng hợp các báo cáo định kỳ, kết thúc và đột xuất trình Ủy ban nhân dân thành phố gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan có liên quan về kết quả thực hiện viện trợ không hoàn lại của địa phương.
Điều 6. Sở Ngoại vụ là cơ quan đầu mối quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn; chịu trách nhiệm phối hợp với các sở ban ngành thành phố, Ủy ban nhân dân cấp huyện và các cơ quan đơn vị có liên quan trong việc quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố về công tác quản lý, cụ thể như sau:
1. Tham mưu đề xuất những chủ trương, chính sách đối ngoại liên quan đến hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động trên địa ban thành phố.
2. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn; tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố, Bộ Ngoại giao, Ủy ban Công tác về các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài các hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài theo định kỳ.
3. Chịu trách nhiệm phối hợp với các cơ quan có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố phản hồi ý kiến gửi Ủy ban Công tác về các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài xem xét cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, mở rộng địa bàn hoạt động, thu hồi Giấy đăng ký của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn khi có yêu cầu của Ủy ban Công tác về các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài hoặc các yêu cầu khác từ Trung ương.
4. Tham gia góp ý kiến thẩm định đối với các chương trình, dự án, phi dự án theo quy định, thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố.
5. Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị thành phố, Công an thành phố và các cơ quan có liên quan trong việc tổ chức kiểm tra tình hình tiếp nhận, phê duyệt, quản lý và sử dụng các khoản viện trợ không hoàn lại.
6. Phối hợp với Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị thành phố và các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện công tác vận động và tranh thủ viện trợ không hoàn lại.
7. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trong công tác kêu gọi cứu trợ khắc phục hậu quả thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố.
Điều 7. Sở Tài chính chịu trách nhiệm quản lý tài chính Nhà nước về viện trợ không hoàn lại, cụ thể như sau:
1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn thực hiện chế độ quản lý tài chính đối với các khoản viện trợ không hoàn lại (quản lý tài chính nhà nước đối với viện trợ thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước) theo quy định và tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố kiến nghị với cấp có thẩm quyền các vấn đề, nội dung chưa phù hợp với thực tế tại địa phương trong công tác quản lý tài chính đối với các khoản viện trợ không hoàn lại.
2. Theo dõi, kiểm tra tình hình tiếp nhận, phê duyệt, sử dụng, quản lý và thực hiện các khoản viện trợ không hoàn lại trong lĩnh vực chuyên môn của ngành.
3. Tổng hợp quyết toán tài chính đối với các khoản viện trợ không hoàn lại (đối với viện trợ thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước); phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp tình hình viện trợ không hoàn lại theo định kỳ 6 tháng, hàng năm để báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố.
4. Tham gia góp ý kiến thẩm định các chương trình, dự án, các khoản viện trợ phi dự án theo quy định, thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố; phối hợp tham mưu trong phân bổ vốn đối ứng thực hiện các khoản viện trợ không hoàn lại.
Điều 8. Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị thành phố là đơn vị làm đầu mối trong công tác quan hệ và vận động viện trợ đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, các tổ chức và cá nhân người nước ngoài (bên cung cấp tài trợ). Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị thành phố chịu trách nhiệm:
1. Phối hợp với Sở Ngoại vụ và các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện công tác vận động viện trợ không hoàn lại trên cơ sở các lĩnh vực, định hướng ưu tiên và chính sách đối ngoại chung.
2. Hướng dẫn và hỗ trợ bên cung cấp tài trợ trong quá trình tìm hiểu thông tin, tiếp cận các cơ quan địa phương để hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.
3. Tham gia góp ý kiến thẩm định đối với các chương trình, dự án, phi dự án theo quy định, thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố.
4. Thông báo với Sở Kế hoạch và Đầu tư về tình hình vận động viện trợ không hoàn lại theo định kỳ để báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố và các cơ quan có liên quan theo quy định.
5. Phối hợp với Sở Ngoại vụ tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố về chủ trương vận động khắc phục hậu quả.
Điều 9. Công an thành phố chịu trách nhiệm:
1. Hướng dẫn, hỗ trợ các cơ quan, tổ chức Việt Nam trong quá trình tiếp nhận và sử dụng các khoản viện trợ thực hiện đúng quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ, bảo đảm an ninh trong quá trình tiếp xúc các tổ chức cung cấp tài trợ, tiếp nhận và sử dụng các khoản viện trợ không hoàn lại.
2. Tham gia góp ý kiến, cung cấp các thông tin liên quan làm cơ sở xem xét trong quá trình thẩm định khoản viện trợ với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Ngoại vụ, Sở Tài chính, Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị thành phố và các cơ quan liên quan thẩm định các chương trình, dự án và các khoản viện trợ phi dự án, đánh giá hoạt động của tổ chức cung cấp tài trợ hoặc hiệu quả dự án đối với địa phương trước khi tham mưu trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, phê duyệt.
3. Phối hợp với các cơ quan liên quan giám sát, kiểm tra tình hình tiếp nhận và sử dụng các khoản viện trợ không hoàn lại, đặc biệt chú trọng tới các tác động đến an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội của việc tiếp nhận và sử dụng các khoản viện trợ không hoàn lại.
Điều 10. Sở Nội vụ (Ban Tôn giáo thành phố) chịu trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ các cơ quan, tổ chức Việt Nam thực hiện đường lối, chính sách tôn giáo của Nhà nước trong quá trình tiếp nhận và sử dụng các khoản viện trợ không hoàn lại.
Điều 11. Cục Hải quan Cần Thơ chịu trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ các cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố thực hiện các quy định về tiếp nhận các khoản viện trợ phi dự án, cung cấp viện trợ dưới dạng hiện vật, hàng hóa, vật tư, thiết bị,... cho các mục đích nhân đạo, từ thiện.
Điều 12. Cục Thuế thành phố Cần Thơ chịu trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ các chủ khoản viện trợ, các tổ chức, cá nhân viện trợ không hoàn lại thực hiện các quy định về thuế đối với các hàng hóa nhập khẩu để phục vụ cho hoạt động của các chương trình, dự án, các khoản viện trợ phi dự án được triển khai thực hiện trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
Điều 13. Các sở, ban, ngành thành phố chịu trách nhiệm tham gia đóng góp ý kiến đối với việc cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, mở rộng địa bàn hoạt động, thu hồi Giấy đăng ký của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn (theo lĩnh vực đơn vị quản lý) khi có yêu cầu của Ủy ban nhân dân thành phố hoặc Sở Ngoại vụ.
THỰC HIỆN CÁC KHOẢN VIỆN TRỢ KHÔNG HOÀN LẠI
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chủ trì tổ chức thẩm định các khoản viện trợ không hoàn lại thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố.
2. Thẩm định chương trình, dự án, khoản viện trợ phi dự án thông qua tổng hợp ý kiến thẩm định:
Sở Ngoại vụ, Sở Tài chính, Công an thành phố, Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị thành phố và các sở, ban, ngành có liên quan phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư trong việc đóng góp ý kiến chương trình, dự án, khoản viện trợ phi dự án, viện trợ không hoàn lại đề nghị phê duyệt trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản yêu cầu đóng góp ý kiến của Sở Kế hoạch và Đầu tư.
3. Tổ chức hội nghị thẩm định: Trường hợp không áp dụng được hình thức quy định tại khoản 2 điều này, Sở Kế hoạch và Đầu tư chỉ định chủ tọa, thư ký và tổ chức hội nghị thẩm định. Thành phần được tham dự Hội nghị thẩm định bao gồm đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư, các đơn vị được lấy ý kiến, chủ khoản viện trợ và các đơn vị có liên quan. Các cơ quan, đơn vị tham dự họp, đóng góp ý kiến trực tiếp tại cuộc họp hoặc gửi phiếu đóng góp ý kiến về chương trình, dự án, khoản viện trợ phi dự án thẩm định có liên quan.
4. Báo cáo kết quả thẩm định: Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp ý kiến đóng góp của các cơ quan có liên quan, thẩm định, báo cáo, tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, phê duyệt khoản viện trợ theo quy định.
Điều 15. Kiểm tra, thanh tra việc tiếp nhận sử dụng viện trợ không hoàn lại:
1. Công tác kiểm tra, giám sát định kỳ hàng năm do Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Ngoại vụ, Sở Tài chính, Công an thành phố, Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị và các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện.
2. Kiểm tra, giám sát đột xuất do từng cơ quan chức năng liên quan đề xuất và tổ chức thực hiện theo yêu cầu cụ thể của cơ quan thẩm quyền và báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân thành phố.
Điều 16. Trách nhiệm của Sở Kế hoạch và Đầu tư:
1. Công bố, hướng dẫn thực hiện Quy chế này đến các cơ quan, tổ chức có liên quan đến công tác quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài dành cho Việt Nam và quản lý hoạt động của các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
2. Giúp Ủy ban nhân dân thành phố kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Quy chế này.
3. Chủ trì, phối hợp thẩm định và đề xuất kiến nghị về các cơ chế chính sách đối với các chương trình, dự án, các khoản viện trợ phi dự án, trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định.
Điều 17. Giám đốc Sở, Thủ trưởng cơ quan, ban, ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có liên quan đến hoạt động viện trợ không hoàn lại có trách nhiệm theo dõi thực hiện Quy chế này.
Điều 18. Trong quá trình thực hiện, trường hợp có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, tổ chức chủ động phản ánh kịp thời về Sở Kế hoạch và Đầu tư để giải quyết theo thẩm quyền. Trường hợp vượt thẩm quyền, Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, báo cáo, tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định./.
- 1Quyết định 23/2021/QĐ-UBND về Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 2Quyết định 15/2021/QĐ-UBND về Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài dành cho Việt Nam trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 3Quyết định 36/2021/QĐ-UBND về Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài dành cho Việt Nam trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 4Quyết định 3449/QĐ-UBND năm 2021 về Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài dành cho Việt Nam trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 5Quyết định 11/2022/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 01/2015/QĐ-UBND về Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh Long An
- 6Quyết định 03/2022/QĐ-UBND về Quy chế tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
- 7Quyết định 54/2022/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 29/2014/QĐ-UBND về Quy chế quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh An Giang
- 8Quyết định 16/2023/QĐ-UBND về Quy chế quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 9Quyết định 19/2023/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 13/2018/QĐ-UBND về Quy chế quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
- 10Quyết định 1650/QĐ-UBND năm 2023 Quy chế phối hợp trong công tác phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 11Quyết định 38/2023/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 26/2014/QĐ-UBND Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi Chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 12Quyết định 224/QĐ-UBND năm 2024 về Quy chế tổ chức, hoạt động của Hội đồng thẩm định hồ sơ thành lập, cho phép thành lập trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 1Nghị định 12/2012/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam
- 2Thông tư 05/2012/TT-BNG hướng dẫn Nghị định 12/2012/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ban hành
- 3Luật khoa học và công nghệ năm 2013
- 4Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 5Luật điều ước quốc tế 2016
- 6Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 7Nghị định 80/2020/NĐ-CP về quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài dành cho Việt Nam
- 8Quyết định 23/2021/QĐ-UBND về Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 9Quyết định 15/2021/QĐ-UBND về Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài dành cho Việt Nam trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 10Quyết định 36/2021/QĐ-UBND về Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài dành cho Việt Nam trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 11Quyết định 3449/QĐ-UBND năm 2021 về Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài dành cho Việt Nam trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 12Quyết định 11/2022/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 01/2015/QĐ-UBND về Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh Long An
- 13Quyết định 03/2022/QĐ-UBND về Quy chế tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
- 14Quyết định 54/2022/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 29/2014/QĐ-UBND về Quy chế quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh An Giang
- 15Quyết định 16/2023/QĐ-UBND về Quy chế quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 16Quyết định 19/2023/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 13/2018/QĐ-UBND về Quy chế quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
- 17Quyết định 1650/QĐ-UBND năm 2023 Quy chế phối hợp trong công tác phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 18Quyết định 38/2023/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 26/2014/QĐ-UBND Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi Chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 19Quyết định 224/QĐ-UBND năm 2024 về Quy chế tổ chức, hoạt động của Hội đồng thẩm định hồ sơ thành lập, cho phép thành lập trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
Quyết định 2948/QĐ-UBND năm 2021 về Quy chế phối hợp trong công tác quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài dành cho Việt Nam và quản lý hoạt động của các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài trên địa bàn thành phố Cần Thơ
- Số hiệu: 2948/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 28/10/2021
- Nơi ban hành: Thành phố Cần Thơ
- Người ký: Dương Tấn Hiển
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 28/10/2021
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực