- 1Luật giao thông đường bộ 2008
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 4Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 5Thông tư 38/2019/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 29/2020/QĐ-UBND | Nghệ An, ngày 30 tháng 9 năm 2020 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ năm 2008;
Căn cứ các Thông tư của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: Số 12/2017/TT-BGTVT ngày 15/4/2017 quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ; Số 38/2019/TT-BGTVT ngày 08/10/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 2543/TTr-SGTVT ngày 07/8/2020 về việc ban hành Quyết định quy định về tổ chức đào tạo, sát hạch để cấp giấy phép lái xe mô tô hai bánh hạng A1 cho đồng bào dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt trên địa bàn tỉnh Nghệ An,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về tổ chức đào tạo, sát hạch để cấp giấy phép lái xe mô tô hai bánh hạng A1 cho đồng bào dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 15/10/2020, thay thế Quyết định số 63/2013/QĐ-UBND ngày 12/12/2013 của UBND tỉnh Nghệ An về việc ban hành Quy định về tổ chức đào tạo, sát hạch lái xe mô tô hai bánh hạng A1 cho đồng bào dân tộc có trình độ văn hóa quá thấp trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Giao thông vận tải, Lao động - Thương binh và Xã hội, Giáo dục và Đào tạo, Công an tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; Thủ trưởng các cơ sở đào tạo lái xe và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ TỔ CHỨC ĐÀO TẠO, SÁT HẠCH ĐỂ CẤP GIẤY PHÉP LÁI XE MÔ TÔ HAI BÁNH HẠNG A1 ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ KHÔNG BIẾT ĐỌC, VIẾT TIẾNG VIỆT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 29/2020/QĐ-UBND ngày 30 tháng 9 năm 2020 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An)
Quy định này quy định về công tác tổ chức đào tạo, sát hạch để cấp giấy phép lái xe mô tô hai bánh hạng A1 đối với đồng bào dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
1. Quy định này áp dụng đối với cơ sở đào tạo lái xe; trung tâm sát hạch lái xe trên địa bàn tỉnh Nghệ An;
2. Quy định này áp dụng đối với người đồng bào dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt;
3. Quy định này áp dụng đối với cơ quan quản lý công tác đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe, các tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe mô tô hai bánh hạng A1 cho người đồng bào dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt;
4. Quy định này không áp dụng đối với công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe mô tô hai bánh hạng A1 của ngành Công an, Quân đội làm nhiệm vụ an ninh, quốc phòng trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Đồng bào dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt được hiểu là công dân Việt Nam: Không biết đọc, viết tiếng Việt hoặc chỉ biết nói tiếng Việt.
Điều 4. Điều kiện của cơ sở đào tạo
1. Các cơ sở đào tạo lái xe được Sở Giao thông vận tải tỉnh Nghệ An phê duyệt phương án hoạt động đào tạo lái xe mô tô hai bánh hạng A1.
2. Đáp ứng quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn của cơ sở đào tạo lái xe cơ giới đường bộ hạng A1 ban hành theo Quyết định số 2574/QĐ-TCĐBVN ngày 28 tháng 7 năm 2017 của Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
3. Giáo viên giảng dạy các lớp đào tạo lái xe mô tô hai bánh hạng A1 đối với người đồng bào dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt phải có khả năng truyền đạt bằng tiếng phù hợp với đa số đồng bào dân tộc thiểu số trong lớp học. Trường hợp cơ sở đào tạo không có giáo viên biết tiếng đồng bào dân tộc thiểu số thì có thể hợp đồng với đồng bào dân tộc biết tiếng dân tộc thiểu số có trình độ Trung cấp trở lên phiên dịch để cùng tham gia giảng dạy, sát hạch; kinh phí hợp đồng thuê phiên dịch do cơ sở đào tạo chi trả.
Điều 5. Điều kiện đối với người học lái xe
1. Là công dân Việt Nam thuộc đối tượng là người đồng bào dân tộc thiểu số, có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Nghệ An có nhu cầu học, sát hạch lấy giấy phép lái xe mô tô hai bánh hạng A1.
2. Đủ 18 tuổi trở lên tính đến ngày dự sát hạch lái xe, đảm bảo sức khỏe điều khiển mô tô hai bánh hạng A1 theo quy định được cơ sở y tế đủ điều kiện khám, cấp giấy chứng nhận sức khỏe.
Điều 6. Hồ sơ của người học lái xe
1. Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là UBND cấp xã) nơi cư trú xác nhận là người đồng bào dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt, giấy có dấu giáp lai ảnh theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo quy định này, có thể nhờ người khác viết đơn; Giấy xác nhận có giá trị 01 năm kể từ ngày ký xác nhận của UBND cấp xã; cá nhân điểm chỉ vào giấy xác nhận và chịu trách nhiệm về việc cam kết của mình trước pháp luật;
2. Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số chứng minh nhân dân;
3. Giấy chứng nhận sức khoẻ do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định.
Người học lái xe khi đến nộp hồ sơ được cơ sở đào tạo chụp ảnh trực tiếp hoặc scan ảnh, lưu trữ trong Cơ sở dữ liệu giấy phép lái xe.
Điều 7. Chương trình đào tạo và học phí đào tạo, phí sát hạch lái xe
1. Thời gian đào tạo lái xe mô tô hai bánh hạng A1: 12 giờ (lý thuyết 10 giờ, thực hành lái xe 2 giờ).
2. Các môn học gồm:
a) Pháp luật giao thông đường bộ;
b) Kỹ thuật lái xe;
c) Thực hành lái xe.
3. Phương pháp đào tạo
a) Về học lý thuyết: Trên cơ sở giáo trình đào tạo mô tô hạng A1 đã được Bộ Giao thông vận tải ban hành, có lược bỏ một số nội dung không phù hợp với đối tượng là đồng bào dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt nhưng nhấn mạnh thêm về: Tốc độ chạy xe trên đường, đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, tác hại của việc đã uống rượu, bia tham gia giao thông; chuyển hướng đúng quy tắc giao thông đường bộ, đi đúng làn đường, trường hợp tránh, vượt, khi qua cầu, ngầm.... Giáo trình, giáo án đào tạo đối với đồng bào dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt phải được Sở Giao thông vận tải phê duyệt;
b) Về thực hành: Giáo viên hướng dẫn và thực hiện các thao tác mẫu như sơ cứu tai nạn giao thông, lái xe trong hình, trong sân tập và chỉ dẫn vị trí cũng như tác dụng các bộ phận chủ yếu của xe mô tô;
c) Đào tạo linh hoạt, giảng dạy chủ yếu bằng hình ảnh trực quan, tranh vẽ hệ thống biển báo hiệu đường bộ, mô hình, sa hình và hỏi - đáp là chính để thực hiện nội dung chương trình đào tạo lái xe.
4. Học phí đào tạo và phí sát hạch.
a) Cơ sở đào tạo lái xe xây dựng mức thu học phí, thu phí sát hạch theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước;
b) Khuyến khích các cơ sở đào tạo miễn hoặc giảm học phí cho người dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt tham gia học và thi lấy giấy phép lái xe mô tô hai bánh hạng A1.
1. Hồ sơ dự sát hạch lái xe
Cơ sở đào tạo lái xe lập 01 bộ hồ sơ, gửi trực tiếp tại Sở Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm:
a) Hồ sơ quy định tại
b) Danh sách đề nghị sát hạch của cơ sở đào tạo lái xe có tên của người dự sát hạch.
2. Nội dung
a) Việc sát hạch để cấp giấy phép mô tô hai bánh hạng A1 được thực hiện tại các sân sát hạch hoặc các Trung tâm sát hạch đủ điều kiện hoạt động được Sở Giao thông vận tải cấp phép;
b) Đề sát hạch lý thuyết gồm 18 câu hỏi, trong đó, có 08 câu về khái niệm và quy tắc giao thông, 10 câu biển báo.
3. Quy trình sát hạch lý thuyết thực hiện bằng phương pháp hỏi đáp như sau:
a) Sát hạch viên tiếp nhận hồ sơ thí sinh dự sát hạch;
b) Sát hạch viên kiểm tra thông tin trích ngang trong hồ sơ của thí sinh;
c) Thí sinh chọn xác suất 01 đề thi trong số bộ đề thi được soạn sẵn, 01 sát hạch viên đọc câu hỏi, đối chiếu theo đáp án mà thí sinh lựa chọn;
d) Sát hạch viên hỏi xong yêu cầu thí sinh điểm chỉ vào bài thi và chuyển bài thi cho sát hạch viên được phân công chấm thi lý thuyết;
đ) Thời gian sát hạch lý thuyết: 15 phút.
e) Thí sinh trả lời đúng từ 12 câu hỏi trở lên thì đạt yêu cầu phần sát hạch lý thuyết.
4. Quy trình sát hạch kỹ năng lái xe trong hình
a) Thí sinh đã đạt phần lý thuyết mới được sát hạch phần thực hành;
b) Phần sát hạch thực hành lái xe trong hình phải thực hiện đúng theo quy trình do Tổng cục Đường bộ Việt Nam ban hành;
c) Thời gian thực hiện bài sát hạch: 10 phút.
- Thang điểm: 100 điểm.
- Điểm đạt: Từ 80 điểm trở lên.
5. Xét công nhận kết quả:
a) Đối với phần sát hạch lý thuyết, thí sinh trả lời đúng từ 12 câu trở lên trong thang điểm 18 câu thì đạt yêu cầu;
b) Đối với phần sát hạch kỹ năng lái xe trong hình, thí sinh đạt từ 80 điểm trở lên trong thang điểm 100 thì đạt yêu cầu;
c) Thí sinh đạt nội dung sát hạch lý thuyết, sát hạch thực hành lái xe trong hình thì được công nhận trúng tuyển;
d) Thí sinh không được công nhận trúng tuyển được đăng ký với cùng một cơ quan quản lý sát hạch cấp giấy phép lái xe để được sát hạch lại sau ít nhất 04 ngày kể từ ngày sát hạch không đạt;
đ) Thí sinh đạt nội dung sát hạch lý thuyết nhưng không đạt nội dung sát hạch thực hành lái xe trong hình thì được bảo lưu kết quả sát hạch lý thuyết trong thời gian 01 năm, kể từ ngày nội dung sát hạch lý thuyết đạt gần nhất; nếu muốn dự sát hạch phải đáp ứng điều kiện về sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp còn giá trị sử dụng theo quy định và phải có tên trong biên bản xác nhận vắng, trượt của Tổ sát hạch kỳ trước;
e) Thí sinh mang điện thoại hoặc thiết bị viễn thông trong quá trình sát hạch hoặc có các hành vi gian dối khác làm sai lệch kết quả sát hạch sẽ bị đình chỉ làm bài, hủy bỏ kết quả sát hạch và xử lý theo quy định pháp luật.
Điều 9. Trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải
1. Trực tiếp quản lý đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cho các đối tượng trong phạm vi tỉnh Nghệ An theo quy định.
2. Xây dựng, ban hành giáo trình, chương trình giảng dạy; kiểm tra và phê duyệt chương trình đào tạo của các cơ sở đào tạo.
3. Soạn đề, đáp án sát hạch đúng chương trình, giáo trình đào tạo đã được biên soạn lại trên cơ sở bộ đề sát hạch của Tổng cục Đường bộ Việt Nam. Tổ chức kỳ sát hạch đúng thời gian, địa điểm và đảm bảo chất lượng theo quy định.
4. Tổ chức sát hạch lái xe mô tô hạng A1 tại các Trung tâm sát hạch lái xe hoặc sân sát hạch theo quy định.
5. Tổ chức hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện, lưu trữ hồ sơ tài liệu liên quan; thường xuyên theo dõi, kiểm tra và tổng hợp, kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh tình hình thực hiện và những vấn đề phát sinh, vướng mắc trong quá trình thực hiện để giải quyết kịp thời.
Điều 10. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Phối hợp với Sở Giao thông vận tải tuyên truyền các quy định của pháp luật có liên quan đến việc tổ chức đào tạo, sát hạch lái xe cho đồng bào dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt để nhân dân được biết.
2. Giám sát công tác tuyển sinh, giảng dạy, thu học phí theo quy định của Nhà nước đối với các cơ sở đào tạo thực hiện đào tạo lái xe mô tô hạng A1 trên địa bàn.
Điều 11. Trách nhiệm của UBND cấp xã
Có trách nhiệm xác nhận và chịu trách nhiệm về tính chính xác của việc xác nhận của mình về trình độ học vấn cho người có nhu cầu học và sát hạch lấy giấy phép lái xe mô tô đảm bảo theo nguyên tắc: chính xác, nhanh chóng, không gây phiền hà cho nhân dân, không được thu bất cứ các loại lệ phí nào đảm bảo không để người dân lợi dụng chính sách ưu tiên cho người dân tộc thiểu số này.
Điều 12. Trách nhiệm của các cơ sở đào tạo
1. Đảm bảo cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị giảng dạy theo quy định.
2. Phân loại hồ sơ, lập danh sách đối với người dự sát hạch bằng phương pháp trắc nghiệm trên giấy và người dự thi sát hạch bằng phương pháp hỏi đáp.
3. Phối hợp với chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng tuyên truyền, phổ biến để nhân dân hiểu, đổng thời tổ chức tuyển sinh, đào tạo lái xe mô tô hạng A1 theo quy định.
4. Phối hợp tổ chức soạn thảo chương trình, giáo trình đào tạo lái xe mô tô hai bánh hạng A1 cho đồng bào dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt để giảng dạy trên cơ sở Giáo trình đào tạo lái xe hạng hai bánh A1 do Tổng cục Đường bộ ban hành.
5. Lập danh sách báo cáo đăng ký sát hạch, lưu trữ hồ sơ, dữ liệu camera giám sát, tài liệu liên quan theo quy định hiện hành.
1. Người khai không chính xác hồ sơ để được đào tạo và sát hạch cấp giấy phép lái xe theo Quy định này; Cán bộ, công chức cấp xã lợi dụng chức vụ quyền hạn xác nhận sai quy định; Những người làm việc thuộc cơ sở đào tạo và sát hạch viên vi phạm các quy định về đào tạo, sát hạch tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có vướng mắc, phát sinh, các tổ chức, cá nhân phản ánh bằng văn bản về UBND tỉnh qua Sở Giao thông vận tải để tổng hợp, trình UBND tỉnh xem xét, giải quyết./.
- 1Quyết định 63/2013/QĐ-UBND về tổ chức đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe mô tô 2 bánh hạng A1 đối với người là đồng bào dân tộc có trình độ văn hoá quá thấp trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 2Quyết định 10/2018/QĐ-UBND bãi bỏ quy định về tổ chức đào tạo, sát hạch để cấp giấy phép lái xe mô tô hạng A1 cho người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Quảng Nam kèm theo Quyết định 06/2018/QĐ-UBND
- 3Quyết định 01/2020/QĐ-UBND quy định về tổ chức đào tạo, sát hạch để cấp giấy phép lái xe mô tô hai bánh hạng A1 cho đồng bào dân tộc thiểu số có trình độ học vấn quá thấp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 4Quyết định 26/2020/QĐ-UBND quy định về đào tạo, sát hạch để cấp giấy phép lái xe mô tô hai bánh hạng A1 đối với đồng bào dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- 5Quyết định 04/2021/QĐ-UBND quy định về đào tạo, sát hạch để cấp giấy phép lái xe mô tô hai bánh hạng A1 cho đồng bào dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 6Quyết định 14/2021/QĐ-UBND quy định về đào tạo, sát hạch để cấp Giấy phép lái xe mô tô hai bánh hạng A1 đối với đồng bào dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 7Quyết định 22/2021/QĐ-UBND quy định về đào tạo, sát hạch lái xe mô tô hạng A1 cho đồng bào dân tộc thiểu số, người dân không biết đọc, viết tiếng Việt trên địa bàn tỉnh Yên Bái
- 8Quyết định 58/2021/QĐ-UBND quy định về đào tạo, sát hạch để cấp giấy phép lái xe mô tô hai bánh hạng A1 cho đồng bào dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 9Quyết định 06/2022/QĐ-UBND bãi bỏ Điểm a Khoản 1 Điều 3 Quy định về đào tạo, sát hạch để cấp giấy phép lái xe mô tô hai bánh hạng A1 cho đồng bào dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng việt trên địa bàn tỉnh Quảng Nam ban hành kèm theo Quyết định 04/2021/QĐ-UBND
- 10Quyết định 05/2024/QĐ-UBND quy định về hình thức đào tạo, nội dung và phương án tổ chức sát hạch cấp giấy phép lái xe mô tô hạng A1 đối với đồng bào dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 1Luật giao thông đường bộ 2008
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 4Quyết định 2574/QĐ-TCĐBVN năm 2017 về tiêu chuẩn kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn của cơ sở đào tạo lái xe cơ giới đường bộ các hạng A1, A2, A3 và A4 do Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam ban hành
- 5Quyết định 10/2018/QĐ-UBND bãi bỏ quy định về tổ chức đào tạo, sát hạch để cấp giấy phép lái xe mô tô hạng A1 cho người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Quảng Nam kèm theo Quyết định 06/2018/QĐ-UBND
- 6Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 7Thông tư 38/2019/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 8Quyết định 01/2020/QĐ-UBND quy định về tổ chức đào tạo, sát hạch để cấp giấy phép lái xe mô tô hai bánh hạng A1 cho đồng bào dân tộc thiểu số có trình độ học vấn quá thấp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 9Quyết định 26/2020/QĐ-UBND quy định về đào tạo, sát hạch để cấp giấy phép lái xe mô tô hai bánh hạng A1 đối với đồng bào dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- 10Quyết định 04/2021/QĐ-UBND quy định về đào tạo, sát hạch để cấp giấy phép lái xe mô tô hai bánh hạng A1 cho đồng bào dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 11Quyết định 14/2021/QĐ-UBND quy định về đào tạo, sát hạch để cấp Giấy phép lái xe mô tô hai bánh hạng A1 đối với đồng bào dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 12Quyết định 22/2021/QĐ-UBND quy định về đào tạo, sát hạch lái xe mô tô hạng A1 cho đồng bào dân tộc thiểu số, người dân không biết đọc, viết tiếng Việt trên địa bàn tỉnh Yên Bái
- 13Quyết định 58/2021/QĐ-UBND quy định về đào tạo, sát hạch để cấp giấy phép lái xe mô tô hai bánh hạng A1 cho đồng bào dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 14Quyết định 06/2022/QĐ-UBND bãi bỏ Điểm a Khoản 1 Điều 3 Quy định về đào tạo, sát hạch để cấp giấy phép lái xe mô tô hai bánh hạng A1 cho đồng bào dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng việt trên địa bàn tỉnh Quảng Nam ban hành kèm theo Quyết định 04/2021/QĐ-UBND
- 15Quyết định 05/2024/QĐ-UBND quy định về hình thức đào tạo, nội dung và phương án tổ chức sát hạch cấp giấy phép lái xe mô tô hạng A1 đối với đồng bào dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
Quyết định 29/2020/QĐ-UBND quy định về tổ chức đào tạo, sát hạch để cấp giấy phép lái xe mô tô hai bánh hạng A1 cho đồng bào dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- Số hiệu: 29/2020/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 30/09/2020
- Nơi ban hành: Tỉnh Nghệ An
- Người ký: Lê Hồng Vinh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 15/10/2020
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết