- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 3Luật giao thông đường bộ 2008
- 4Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- 5Nghị định 100/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- 6Thông tư 52/2013/TT-BGTVT quy định về quản lý và bảo trì công trình đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 7Thông tư 12/2014/TT-BGTVT hướng dẫn quản lý, vận hành khai thác cầu trên đường giao thông nông thôn do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 8Thông tư 32/2014/TT-BGTVT hướng dẫn về quản lý, vận hành khai thác đường giao thông nông thôn do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 29/2015/QĐ-UBND | Hòa Bình, ngày 28 tháng 9 năm 2015 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÒA BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Thông tư số 52/2013/TT-BGTVT ngày 12 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, quy định về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ;
Căn cứ Thông tư số 12/2014/TT-BGTVT ngày 23 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, hướng dẫn quản lý, vận hành khai thác cầu trên đường giao thông nông thôn;
Căn cứ Thông tư số 32/2014/TT-BGTVT ngày 08 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, hướng dẫn về quản lý, vận hành khai thác đường giao thông nông thôn;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP VÀ TRÁCH NHIỆM VỀ QUẢN LÝ, VẬN HÀNH KHAI THÁC VÀ BẢO TRÌ CẦU, ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 29 /2015/QĐ-UBND ngày 28 tháng 9 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình)
Điều 1. Phạm vi, đối tượng áp dụng
1. Quy định này quy định việc phân công, phân cấp và trách nhiệm về quản lý, vận hành khai thác, bảo trì cầu, đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh. Đồng thời quy định về tổ chức giao thông; hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt quy trình quản lý, vận hành khai thác cầu, công trình đặc biệt trên đường giao thông nông thôn và quy trình bảo trì cầu, đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh.
2. Đối tượng áp dụng: Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện); Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã); các tổ chức, cá nhân có liên quan quản lý, vận hành khai thác và bảo trì cầu, đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh.
Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đường giao thông nông thôn (sau đây gọi chung là đường GTNT) bao gồm: Đường trục xã, đường liên xã, đường trục thôn; đường trong ngõ xóm và các điểm dân cư tương đương; đường trục chính nội đồng.
2. Cầu trên đường giao thông nông thôn (sau đây gọi tắt là cầu) bao gồm: Cầu treo, cầu có kết cấu nhịp dạng dầm, dàn, khung, vòm được xây dựng trên các tuyến đường giao thông nông thôn.
3. Chủ quản lý sử dụng cầu, đường GTNT là cách gọi chung của tổ chức được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao quản lý, vận hành khai thác và sử dụng cầu, đường GTNT thuộc sở hữu Nhà nước; Chủ sở hữu cầu, đường GTNT đối với cầu, đường GTNT không thuộc sở hữu Nhà nước; cộng đồng dân cư đối với cầu, đường GTNT do cộng đồng đóng góp hoặc các tổ chức, cá nhân, tư nhân đóng góp vốn đầu tư xây dựng, quản lý, vận hành khai thác và bảo trì.
4. Các công trình đặc biệt trên đường GTNT là tên gọi chung của hầm đường bộ, bến phà đường bộ và đường ngầm trên đường GTNT.
Điều 3. Phân công, phân cấp quản lý, vận hành khai thác và bảo trì cầu, đường GTNT
1. Đối với cầu, đường GTNT do Nhà nước đầu tư:
a) Ủy ban nhân dân cấp huyện làm chủ quản lý sử dụng các cầu, đường GTNT sau:
- Các tuyến đường liên xã (bao gồm cả đường huyện).
- Các cầu trên hệ thống đường do Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý (không phân biệt quy mô).
- Các cầu trên đường giao thông nông thôn do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý có quy mô gồm: Cầu treo có khẩu độ từ 70m trở lên, cầu dàn thép, cầu dầm có khẩu độ nhịp từ 50m trở lên; các cầu cấp II trở lên theo quy định tại Phụ lục I Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25 tháng 7 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng (sau đây viết tắt là Thông tư số 10/2013/TT-BXD).
b) Ủy ban nhân dân cấp xã làm chủ quản lý sử dụng các cầu, đường GTNT sau:
- Các tuyến đường trục xã, đường trục thôn; đường trong ngõ xóm và các điểm dân cư tương đương; đường trục chính nội đồng.
- Các cầu trên đường giao thông nông thôn do xã quản lý trừ các cầu có quy mô được nêu tại Điểm a - Khoản 1 - Điều này.
2. Cầu, đường GTNT do cộng đồng dân cư đóng góp hoặc các tổ chức, cá nhân đóng góp vốn đầu tư xây dựng thì chủ đầu tư là chủ quản lý sử dụng cầu, đường GTNT.
Trường hợp cộng đồng dân cư, tư nhân sau khi đầu tư xây dựng xong không đủ khả năng làm chủ quản lý sử dụng cầu, đường GTNT thì căn cứ vị trí cầu trên tuyến và quy mô cầu để thực hiện theo phân công, phân cấp quản lý và quy định tại Khoản 1- Điều này để thực hiện.
3. Đối với cầu, đường GTNT được xây dựng bằng nhiều nguồn vốn khác nhau thì các bên thống nhất để quyết định lựa chọn chủ quản lý sử dụng cầu, đường GTNT.
Điều 4. Trách nhiệm của chủ quản lý sử dụng cầu, đường GTNT
Chủ quản lý sử dụng cầu, đường GTNT có trách nhiệm tổ chức lập quy trình quản lý, vận hành khai thác và quy trình bảo trì cầu, các công trình đặc biệt trên đường giao thông nông thôn; tổ chức quản lý, vận hành khai thác và thực hiện kế hoạch bảo trì cầu, đường giao thông nông thôn theo phân cấp quy định tại Điều 3 quy định này.
Các công việc liên quan đến quản lý, vận hành khai thác và bảo trì cầu, đường GTNT được thực hiện theo quy định này và các quy định tại:
- Thông tư số 52/2013/TT-BGTVT ngày 12 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, quy định về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ;
- Thông tư số 12/2014/TT-BGTVT ngày 23 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, hướng dẫn quản lý, vận hành khai thác cầu trên đường giao thông nông thôn;
- Thông tư số 32/2014/TT-BGTVT ngày 08 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, hướng dẫn về quản lý, vận hành khai thác đường giao thông nông thôn;
1. Lập quy trình quản lý, vận hành khai thác cầu, công trình đặc biệt trên đường GTNT và quy trình bảo trì cầu, đường GTNT
a) Đối với cầu xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp:
- Chủ đầu tư có trách nhiệm chỉ đạo tư vấn thiết kế kỹ thuật (đối với công trình cầu thiết kế ba bước), tư vấn thiết kế bản vẽ thi công (đối với công trình có thiết kế một bước hoặc hai bước) có trách nhiệm lập quy trình quản lý, vận hành khai thác cầu, công trình đặc biệt trên đường GTNT và quy trình bảo trì cầu, đường GTNT. Nếu tư vấn thiết kế không đủ năng lực lập quy trình thì chủ đầu tư có trách nhiệm lựa chọn tổ chức khác có đủ năng lực, kinh nghiệm để lập quy trình quản lý, vận hành khai thác cầu, công trình đặc biệt trên đường GTNT và quy trình bảo trì cầu, đường GTNT.
- Chủ đầu tư có trách nhiệm yêu cầu các nhà thầu cung cấp đầy đủ quy trình quản lý, vận hành khai thác và quy trình bảo trì thiết bị do nhà cung cấp thiết bị bàn giao (nếu có).
b) Đối với cầu, đường GTNT đã đưa vào khai thác: Chủ quản lý sử dụng cầu chịu trách nhiệm tổ chức lập hoặc thuê tư vấn đủ năng lực kinh nghiệm để lập quy trình quản lý, vận hành khai thác cầu, công trình đặc biệt trên đường GTNT và quy trình bảo trì cầu, đường GTNT.
2. Thẩm định và phê duyệt quy trình quản lý, vận hành khai thác cầu, công trình đặc biệt trên đường GTNT và quy trình bảo trì cầu, đường GTNT.
a) Đối với cầu, đường GTNT xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp: Chủ đầu tư có trách nhiệm thẩm định, phê duyệt quy trình quản lý, vận hành khai thác cầu, công trình đặc biệt trên đường GTNT và quy trình bảo trì cầu, đường GTNT. Trường hợp cần thiết, chủ đầu tư tổ chức lựa chọn đơn vị tư vấn để thẩm tra quy trình quản lý, vận hành khai thác cầu, công trình đặc biệt trên đường GTNT và quy trình bảo trì cầu, đường GTNT trước khi phê duyệt.
b) Đối với cầu, đường GTNT đã đưa vào khai thác: Chủ quản lý sử dụng cầu, đường GTNT chịu trách nhiệm tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt quy trình quản lý, vận hành khai thác và quy trình bảo trì theo đúng quy định.
c) Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã, cộng đồng dân cư là chủ đầu tư, chủ quản lý sử dụng cầu, đường GTNT trước khi phê duyệt quy trình quản lý, vận hành khai thác cầu, công trình đặc biệt trên đường GTNT phải có ý kiến chấp thuận của Sở Giao thông vận tải.
Chủ quản lý sử dụng cầu, đường GTNT chịu trách nhiệm tổ chức giao thông theo quy định hiện hành đối với cầu, đường GTNT được phân cấp quản lý tại Điều 3 quy định này.
Đối với cầu, đường GTNT đấu nối với hệ thống đường quốc lộ, đường tỉnh, Sở Giao thông vận tải chịu trách nhiệm phân công lực lượng Thanh tra giao thông phối hợp với các chủ quản lý sử dụng cầu, đường GTNT trong công tác tổ chức giao thông khi nhận được đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có cầu, đường GTNT cần phối hợp tổ chức giao thông.
Điều 7. Trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải
1. Hướng dẫn, giải đáp khó khăn vướng mắc của các chủ quản lý sử dụng cầu, đường GTNT về quản lý, khai thác và bảo trì cầu, đường GTNT trên địa bàn tỉnh.
2. Xem xét, thống nhất, có ý kiến tham gia về quy trình quản lý, vận hành khai thác cầu, các công trình đặc biệt trên đường GTNT do cộng đồng dân cư, Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện là chủ đầu tư, chủ quản lý sử dụng, khi nhận được văn bản xin ý kiến về Quy trình quản lý, vận hành khai thác cầu.
3. Chỉ đạo lực lượng Thanh tra giao thông trong công tác tổ chức giao thông đối với các cầu, đường GTNT đấu nối với hệ thống đường quốc lộ, đường tỉnh khi nhận được đề nghị.
4. Định kỳ hằng năm lập kế hoạch kiểm tra, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện công tác quản lý, vận hành khai thác và bảo trì cầu, đường GTNT.
5. Rà soát và tổng hợp tình hình quản lý, vận hành khai thác, bảo trì toàn bộ các cầu, đường GTNT trên địa bàn, danh sách các cầu, đường GTNT hư hỏng, xuống cấp không đủ điều kiện khai thác an toàn để báo cáo, kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý.
6. Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, các chủ quản lý sử dụng cầu, đường giao thông nông thôn xây dựng kế hoạch bảo trì theo quy định và tổ chức thực hiện nhằm đảm bảo an toàn giao thông trên hệ thống cầu, đường GTNT.
Điều 8. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về quản lý, vận hành, khai thác và bảo trì các tuyến đường giao thông trên địa bàn huyện, thành phố trừ các tuyến đường tỉnh, quốc lộ do Cục Quản lý đường bộ I và Sở Giao thông vận tải được giao ủy thác quản lý. Đồng thời chủ động, tích cực phối hợp với Cục Quản lý đường bộ I và Sở Giao thông vận tải trong công tác quản lý, bảo trì các tuyến đường tỉnh, quốc lộ trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố.
2. Chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã, cộng đồng dân cư và các cơ quan trực thuộc trong việc thực hiện các trách nhiệm đối với việc quản lý, vận hành khai thác và bảo trì các cầu, đường GTNT trên địa bàn huyện.
3. Định kỳ hoặc đột xuất khi thấy cần thiết tiến hành kiểm tra tình hình quản lý, vận hành khai thác và bảo trì cầu, đường GTNT trên địa bàn; tổng hợp tình hình quản lý, vận hành khai thác các cầu, danh sách các cầu trên địa bàn bị hư hỏng, xuống cấp không đủ điều kiện khai thác an toàn để báo cáo và kiến nghị xử lý với Ủy ban nhân dân tỉnh. Báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Giao thông vận tải) số liệu định kỳ mỗi năm 01 lần vào ngày 15/01 hằng năm hoặc khi được yêu cầu.
4. Thực hiện trách nhiệm làm chủ quản lý sử dụng cầu, đường GTNT đối với cầu, đường GTNT được phân công, phân cấp quản lý.
5. Chủ động trong việc bố trí kinh phí tổ chức quản lý, vận hành khai thác và bảo trì các cầu, đường GTNT trên địa bàn huyện.
6. Chủ động trong công tác tổ chức giao thông, đề nghị Sở Giao thông vận tải hỗ trợ tổ chức giao thông đối với các cầu, đường GTNT đấu nối với quốc lộ, đường tỉnh khi cần thiết.
7. Lập, theo dõi công tác quy hoạch giao thông vận tải trên địa bàn quản lý theo quy định. Tổ chức, hướng dẫn Ủy ban nhân dân các xã, các đơn vị trực thuộc có liên quan cắm mốc quy hoạch, mốc lộ giới; tăng cường công tác quản lý hành lang an toàn hệ thống cầu, đường bộ GTNT trên địa bàn quản lý. Phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Cục Quản lý đường bộ I trong việc quản lý hành lang an toàn đường bộ các tuyến quốc lộ, đường 229, đường tỉnh đi qua trên địa bàn.
8. Rà soát hệ thống báo hiệu đường bộ trên đường GTNT chưa phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN41:2012 được ban hành theo Thông tư số 17/2012/TT-BGTVT ngày 29 tháng 5 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và quy định tại Điều 12 Thông tư số 32/2014/TT-BGTVT để xây dựng kế hoạch thay thế, chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp.
Điều 9. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã
1. Thực hiện trách nhiệm làm chủ quản lý sử dụng cầu, đường GTNT đối với cầu, đường GTNT được phân công, phân cấp quản lý.
2. Kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc cộng đồng dân cư trong việc thực hiện trách nhiệm đối với việc quản lý, vận hành khai thác và bảo trì cầu, đường GTNT thuộc quyền quản lý sử dụng của cộng đồng dân cư; định kỳ hoặc khi cần thiết thì tổ chức kiểm tra đánh giá khả năng khai thác của cầu, đường GTNT để đảm bảo an toàn khi khai thác, sử dụng.
3. Tổng hợp tình hình quản lý, vận hành khai thác và bảo trì các cầu, đường GTNT, danh sách các cầu, đường GTNT trên địa bàn bị hư hỏng, xuống cấp không đủ điều kiện khai thác an toàn để báo cáo và kiến nghị xử lý với Ủy ban nhân dân cấp huyện. Báo cáo Ủy ban nhân dân huyện số liệu định kỳ mỗi năm 01 lần vào ngày 05/01 hằng năm hoặc theo yêu cầu.
4. Chủ động trong việc bố trí kinh phí tổ chức quản lý, vận hành khai thác và bảo trì các cầu, đường GTNT được phân công, phân cấp làm chủ quản lý.
5. Chủ động trong công tác quản lý hành lang an toàn hệ thống cầu, đường bộ được phân công làm chủ quản lý sử dụng. Tuyên truyền, vận động nhân dân trên địa bàn trong việc quản lý, bảo vệ hành lang an toàn cầu, đường bộ đi qua địa bàn.
Điều 10. Trách nhiệm của cộng đồng dân cư là chủ quản lý sử dụng cầu, đường GTNT
1. Thực hiện trách nhiệm làm chủ quản lý sử dụng cầu, đường GTNT đối với cầu, đường GTNT được phân công, phân cấp quản lý.
2. Thực hiện theo chỉ đạo, hướng dẫn của Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc quản lý, vận hành khai thác và bảo trì cầu, đường GTNT để đảm bảo an toàn giao thông, an toàn công trình, phòng ngừa tai nạn.
3. Phát hiện và ngăn chặn các tổ chức, cá nhân phá hoại công trình cầu, phá hoại các công trình giao thông khác, xâm phạm hành lang an toàn đường bộ và các hành vi vi phạm các nội dung bị nghiêm cấm đối với các cầu, đường GTNT được phân công, phân cấp làm chủ quản lý.
4. Chủ động trong việc bố trí kinh phí tổ chức quản lý, vận hành khai thác và bảo trì các cầu, đường GTNT được phân công, phân cấp làm chủ quản lý;
1. Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với cơ quan, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện và các tổ chức, cá nhân có liên quan để hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Quy định này.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân báo cáo bằng văn bản về Sở Giao thông vận tải để tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
- 1Quyết định 30/2017/QĐ-UBND quy định về phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý, vận hành khai thác cầu, đường giao thông nông thôn; tổ chức giao thông trên các tuyến đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 2Quyết định 96/2017/QĐ-UBND về Quy định phân công, phân cấp và trách nhiệm quản lý, bảo trì, khai thác cầu, đường giao thông nông thôn; phê duyệt quy trình quản lý, bảo trì, khai thác cầu và công trình đặc biệt trên đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 3Quyết định 4922/QĐ-UBND năm 2017 về bổ sung có mục tiêu cho ngân sách các huyện, thị xã thành phố thực hiện chính sách kiên cố hóa kênh mương và đường giao thông nông thôn trục chính xã, đường xã loại A năm 2016 và 2017 trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 3Luật giao thông đường bộ 2008
- 4Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- 5Thông tư 17/2012/TT-BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 6Thông tư 10/2013/TT-BXD hướng dẫn quản lý chất lượng công trình xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 7Nghị định 100/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- 8Thông tư 52/2013/TT-BGTVT quy định về quản lý và bảo trì công trình đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 9Thông tư 12/2014/TT-BGTVT hướng dẫn quản lý, vận hành khai thác cầu trên đường giao thông nông thôn do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 10Thông tư 32/2014/TT-BGTVT hướng dẫn về quản lý, vận hành khai thác đường giao thông nông thôn do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 11Quyết định 30/2017/QĐ-UBND quy định về phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý, vận hành khai thác cầu, đường giao thông nông thôn; tổ chức giao thông trên các tuyến đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 12Quyết định 96/2017/QĐ-UBND về Quy định phân công, phân cấp và trách nhiệm quản lý, bảo trì, khai thác cầu, đường giao thông nông thôn; phê duyệt quy trình quản lý, bảo trì, khai thác cầu và công trình đặc biệt trên đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 13Quyết định 4922/QĐ-UBND năm 2017 về bổ sung có mục tiêu cho ngân sách các huyện, thị xã thành phố thực hiện chính sách kiên cố hóa kênh mương và đường giao thông nông thôn trục chính xã, đường xã loại A năm 2016 và 2017 trên địa bàn tỉnh Bình Định
Quyết định 29/2015/QĐ-UBND quy định về phân công, phân cấp và trách nhiệm quản lý, vận hành khai thác và bảo trì cầu, đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- Số hiệu: 29/2015/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 28/09/2015
- Nơi ban hành: Tỉnh Hòa Bình
- Người ký: Nguyễn Văn Quang
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 08/10/2015
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực