Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2899/QĐ-UBND

Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 19 tháng 12 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH THỰC HIỆN PHONG TRÀO “TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA” TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU GIAI ĐOẠN 2011 - 2015, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020.

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Quyết định số 1610/QĐ-TTg ngày 16 tháng 9 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại tờ trình số 419/TT-SVHTTDL ngày 16 tháng 11 năm 2011,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến 2020 (ban hành kèm theo quyết định này).

Điều 2. Giao Sở Văn hóa, Thể thao Du lịch chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện Chương trình quyết định này.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức Đoàn thể, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Cục Di sản Văn hóa (để biết);
- TTrTU; TTrHĐND tỉnh (để báo cáo);
- Chủ tịch và các Phó CT UBND tỉnh (để b/c);
- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy;
- Ban VHXH-HĐND tỉnh;
- Như điều 3;
- Lưu VT-TH

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Thanh Dũng

 

CHƯƠNG TRÌNH

THỰC HIỆN PHONG TRÀO “TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA” TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU GIAI ĐOẠN 2011-2015, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2289/QĐ-UBND, ngày 19 tháng 12 năm 2011 của Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)

I. QUAN ĐIỂM:

1. Trên cơ sở kế thừa kết quả, thành tựu đạt được qua 10 năm thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” giai đoạn 2000-2010 của tỉnh, tiếp tục phát triển phong trào bền vững, có chiều sâu, chất lượng, hiệu quả, thiết thực.

2. Nâng cao hiệu quả lãnh đạo của các cấp ủy Đảng; hiệu lực quản lý của các cấp chính quyền; vai trò chỉ đạo, hướng dẫn của Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tỉnh; sự phối hợp thường xuyên, chặt chẽ của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở; phát huy ý thức tự nguyện, tự giác của người dân và vai trò tự quản của cộng đồng dân cư, tạo cơ chế quản lý đồng bộ để phong trào phát triển bền vững.

3. Gắn việc thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” với việc thực hiện các mục tiêu phát triển văn hóa trong Chương trình phát triển văn hóa đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020 của tỉnh.

4. Phối hợp và đẩy mạnh thực hiện các phong trào hiện có, tạo sức mạnh tổng hợp của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” từ tỉnh đến cơ sở. Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động phong trào phù hợp với đặc điểm, tình hình ở các địa phương nhằm thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tham gia.

5. Huy động các nguồn lực tham gia thực hiện phong trào, trên cơ sở tăng mức đầu tư, hỗ trợ của ngân sách nhà nước; thực hiện có hiệu quả các chính sách xã hội hóa văn hóa, nhằm động viên sức người, sức của của các tầng lớp nhân dân, các tổ chức xã hội và các doanh nghiệp để nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân.

II. MỤC TIÊU:

1. Mục tiêu tổng quát:

a. Nâng cao chất lượng phong trào xây dựng gia đình văn hóa; thôn ấp, khu phố văn hóa; tổ dân cư, tổ dân phố văn hóa; cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa; tạo chuyển biến tích cực trong việc xây dựng con người có tư tưởng, đạo đức, lối sống, nếp sống văn hóa; thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc góp phần đẩy lùi các tệ nạn xã hội.

b. Gắn kết và phát huy vai trò của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” với phát triển văn hóa nông thôn, xây dựng nông thôn mới; xây dựng nếp sống văn minh đô thị; đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa việc xây dựng các thiết chế văn hóa và hoạt động văn hóa, thể thao ở cơ sở nhằm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội trong giai đoạn mới.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2015:

- Thu hút 50% trở lên số người dân tham gia vào các hoạt động văn hóa, thể thao ở cơ sở;

- 70% nhà văn hóa và khu thể thao xã, phường, thị trấn; 70% nhà văn hóa và khu thể thao thôn, ấp, khu phố đạt theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

- 92% gia đình được công nhận và giữ vững danh hiệu “Gia đình văn hóa”;

- 92% thôn, ấp, khu phố và tương đương được công nhận và giữ vững danh hiệu “Thôn văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Khu phố văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” và tương đương;

- 90% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa;

- 20% xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới; 20% phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị.

3. Mục tiêu định hướng đến năm 2020:

a. Tiếp tục củng cố về chất lượng; nâng cao tỷ lệ các chỉ tiêu đạt được trong giai đoạn 2011- 2015.

b. Phấn đấu đạt được các tiêu chí về xây dựng văn hóa nông thôn mới cấp xã:

- 50% xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới; 50% phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị.

- 95% xã, phường, thị trấn có nhà văn hóa và khu thể thao đạt theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

- 100% thôn, ấp, khu phố có nhà văn hóa và khu thể thao đạt tiêu chuẩn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

- 95% gia đình được công nhận và giữ vững danh hiệu “Gia đình văn hóa”;

- 95% thôn, ấp, khu phố và tương đương được công nhận và giữ vững danh hiệu “Thôn văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Khu phố văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” và tương đương;

- 98% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa;

III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH:

1. Xây dựng “Người tốt, việc tốt” và các điển hình tiên tiến:

a. Xây dựng con người có đủ phẩm chất về tư tưởng, đạo đức, lối sống và nhân cách văn hóa, đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

b. Bình chọn, biểu dương và khen thưởng “Người tốt, việc tốt” ở các cấp trong thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, với những đức tính sau:

- Có tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, nếp sống văn hóa lành mạnh;

- Có tinh thần vượt khó, vươn lên thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu;

- Gương mẫu thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương và quy ước cộng đồng;

- Tương thân, tương ái, đoàn kết và giúp đỡ mọi người;

- Tích cực tham gia thực hiện các phong trào thi đua ở địa phương.

c. Xây dựng, biểu dương, khen thưởng và phổ biến nhân rộng các điển hình tiên tiến trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” bao gồm:

- Gia đình văn hóa; thôn, ấp, khu phố văn hóa; cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa; xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới; phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị;

- Các cá nhân, tập thể có tinh thần vượt khó; phát huy nội lực; có cách làm sáng tạo, hiệu quả và đạt thành tích xuất sắc trong thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tại địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

2. Thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư" trong giai đoạn mới:

a. Xây dựng khu dân cư đoàn kết, tương trợ, phát triển bền vững vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”.

b.Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” trên cơ sở bổ sung các nội dung, tiêu chí thực hiện nhằm góp phần xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; nâng cao hiệu quả Cuộc vận động “Ngày vì người nghèo” gắn với việc huy động mọi nguồn lực nhằm bảo đảm an sinh xã hội, chăm lo cho người nghèo, người tàn tật, neo đơn.

c. Tiếp tục phát huy kết quả việc tổ chức “Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc” ở khu dân cư.

d. Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các chương trình, kế hoạch của địa phương; vận động nhân dân phát huy nội lực để xây dựng nông thôn mới; xây dựng đô thị văn minh; xây dựng gia đình văn hóa; thôn, ấp, khu phố văn hóa.

3. Đẩy mạnh phong trào xây dựng gia đình văn hóa; thôn, ấp, khu phố văn hóa; tổ dân cư, tổ dân phố văn hóa:

a. Nâng cao nhận thức và ý thức tự nguyện, tự giác của các gia đình trong xây dựng gia đình văn hóa; ý thức trách nhiệm của người dân và năng lực tự quản cộng đồng ở khu dân cư trong quá trình xây dựng, giữ vững danh hiệu thôn, ấp, khu phố văn hóa; tổ dân phố, tổ dân cư văn hóa.

b.Thực hiện nghiêm túc việc công nhận các danh hiệu “Gia đình văn hóa”; “Thôn văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Khu phố văn hóa”; “Tổ dân phố văn hóa”, “Tổ dân cư văn hóa” theo Luật Thi đua - Khen thưởng và các quy định pháp luật có liên quan.

c. Phát huy tối đa vai trò của Ban công tác mặt trận ở khu dân cư trong việc tuyên truyền, vận động, bình xét và công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa”; Thôn văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Khu phố văn hóa”; “Tổ dân phố văn hóa”, “Tổ dân cư văn hóa”.

4. Xây dựng, công nhận cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa:

a. Xây dựng cơ quan, đơn vị (cơ quan Đảng, Nhà nước, các đoàn thể chính trị; các đơn vị sự nghiệp công trong lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa, thông tin, thể thao và du lịch, các đơn vị quân đội nhân dân, công an nhân dân) đạt chuẩn văn hóa, do Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh công nhận, theo các tiêu chuẩn cơ bản sau:

- Hoàn thành tốt nhiệm vụ;

- Xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa công sở;

- Gương mẫu chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

b. Xây dựng doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa, do Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh công nhận, theo các tiêu chuẩn cơ bản sau:

- Sản xuất, kinh doanh ổn định và từng bước phát triển;

- Xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa doanh nghiệp;

- Nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của người lao động;

- Nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

5. Xây dựng, công nhận xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới; phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị:

a. Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới, do Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị, thành công nhận, đạt các tiêu chuẩn sau:

- Giúp nhau phát triển kinh tế;

- Nâng cao chất lượng gia đình văn hóa; thôn, ấp, khu phố văn hóa;

- Xây dựng thiết chế và phong trào văn hóa, thể thao;

- Xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa nông thôn;

- Nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương.

b. Phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị, do Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị, thành công nhận, đạt các tiêu chuẩn sau:

- Quản lý, xây dựng đô thị theo quy hoạch;

- Nâng cao chất lượng gia đình văn hóa, tổ dân phố văn hóa;

- Xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa đô thị;

- Xây dựng phong trào văn hóa, thể thao;

- Nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và quy định của địa phương.

6. Thực hiện các cuộc vận động, phong trào và nội dung văn hóa gắn với thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, xã hội và chuyên môn nghiệp vụ:

a. Lồng ghép thực hiện các cuộc vận động, phong trào hiện có; gắn kết chặt chẽ văn hóa với các lĩnh vực của đời sống xã hội, phát huy vai trò của các yếu tố văn hóa và nhân tố con người trở thành nội sinh quan trọng của sự phát triển kinh tế, xã hội và chuyên môn nghiệp vụ.

b. Gắn với các cuộc vận động xã hội rộng lớn: “Ngày vì người nghèo”; “Tình nghĩa, tình thương”; xây dựng nông thôn mới; xây dựng đô thị văn minh; thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; phòng chống tệ nạn xã hội; xây dựng văn hóa giao thông.

c. Gắn kết việc thực hiện các nhiệm vụ của các ban, ngành, đoàn thể với các phong trào: “Học tập, lao động, sáng tạo trong cán bộ, công nhân viên chức”; “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”; Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi”; “Phụ nữ tích cực học tập, lao động, sáng tạo xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”; “Cựa Chiến binh gương mẫu”; “Tuổi trẻ Việt Nam sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại”; “Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong các đơn vị lực lượng vũ trang”; “Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân”...

IV. GIẢI PHÁP CHỦ YẾU:

1. Giải pháp về lãnh đạo, chỉ đạo:

.....................

- Khuyến khích các địa phương, các ngành, đoàn thể căn cứ vào khả năng ngân sách và các nguồn xã hội hóa hỗ trợ trang thiết bị hoạt động văn hóa, thể thao cho các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa; các thôn, ấp, tổ dân phố văn hóa và tương đương; xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới;

- Hỗ trợ kinh phí khuyến khích các thôn, ấp xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng nông thôn mới. Hoàn thành quy hoạch, dành quỹ đất công, hỗ trợ kinh phí đền bù đất đai, giải phóng mặt bằng xây dựng các cơ sở văn hóa, thể thao xã hội hóa theo các quy định của pháp luật.

b. Đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa văn hóa:

- Khuyến khích, tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đầu tư xây dựng các cơ sở xã hội hóa về lĩnh vực văn hóa, thể thao và vui chơi giải trí ở nông thôn theo quy định của pháp luật;

- Xây dựng cơ chế huy động các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tham gia xây dựng đời sống văn hóa; vận động nhân dân tự nguyện đóng góp kinh phí để duy trì hoạt động thường xuyên của nhà văn hóa, sân thể thao xã, thôn, ấp, khu phố;

- Phát động rộng rãi các mô hình tổ chức, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao phù hợp với điều kiện sinh hoạt và nhu cầu người dân ở từng địa bàn dân cư.

3. Đẩy mạnh công tác thi đua, khen thưởng:

a. Tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của người dân, cộng đồng dân cư, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp về vai trò của văn hóa; trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ phát triển văn hóa gắn với việc phát động và tổ chức tốt các phong trào thi đua nhằm tạo động lực, thúc đẩy thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; lôi cuốn, khuyến khích mọi cá nhân, gia đình, cộng đồng, tập thể thực hiện phong trào.

b. Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến, nhân rộng các điển hình tiên tiến trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên các phương tiện thông tin đại chúng. Định kỳ tổ chức Hội nghị tuyên dương các cá nhân, gia đình, tập thể xuất sắc trong thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở các cấp, tiến tới Hội nghị tôn vinh các điển hình tiên tiến trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” của tỉnh và toàn quốc vào năm 2015 và năm 2020.

c. Lấy kết quả thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” là một trong các tiêu chuẩn để bình xét các danh hiệu thi đua của các cá nhân và tập thể hàng năm. Chú trọng công tác khen thưởng, động viên, cổ vũ phong trào phù hợp với các quy định của Luật Thi đua - Khen thưởng.

4. Giải pháp về nghiệp vụ:

a. Bồi dưỡng, nâng cao trình độ nhận thức và kỹ năng tổ chức triển khai thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” cho Ban Chỉ đạo phong trào từ tỉnh đến cơ sở.

b. Xây dựng, phổ biến và nhân rộng mô hình, điển hình tiên tiến trong việc giữ vững và phát huy các danh hiệu văn hóa; có cách nghĩ, cách làm tích cực, sáng tạo trong thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở các cấp.

c. Tổ chức tốt việc điều tra xã hội học về hiệu quả thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn tỉnh để kịp thời bổ sung các nội dung, giải pháp thực hiện phong trào cho phù hợp với thực tiễn tại địa phương.

d. Tích cực tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền ban hành các chủ trương, chính sách về phát triển phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” của tỉnh.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Ban Chỉ đạo thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tỉnh căn cứ vào Chương trình đã được phê duyệt, xây dựng kế hoạch 5 năm và hàng năm để chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thành viên Ban Chỉ đạo tỉnh và Ban Chỉ đạo các huyện, thị, thành thực hiện; đồng thời củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Chỉ đạo tỉnh và Ban Chỉ đạo các cấp.

2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:

a. Tham mưu cho UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung và ban hành theo thẩm quyền các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” của tỉnh phù hợp với thực tiễn và yêu cầu phát triển phong trào trong giai đoạn mới.

b. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền văn hóa, phục vụ phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới nhằm đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động nâng cao chất lượng phong trào xây dựng gia đình văn hóa, thôn, ấp văn hóa; xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa và xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở.

c. Phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh chỉ đạo thực hiện tốt Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” trong giai đoạn mới.

3. Sở Thông tin - Truyền thông chỉ đạo các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình xây dựng chương trình, kế hoạch tuyên truyền, cổ vũ thường xuyên thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.

4. Các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể thành viên Ban Chỉ đạo chủ trì chỉ đạo triển khai thực hiện các phong trào, nội dung văn hóa gắn với thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội và chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, tổ chức mình.

5. Ủy ban nhân dân các huyện, thị, thành phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể cùng cấp thực hiện các nhiệm vụ sau:

a. Cụ thể hóa Chương trình thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020 phù hợp với yêu cầu và thực tiễn ở địa phương để triển khai thực hiện.

b. Đưa mục tiêu, nhiệm vụ phát triển phong trào vào kế hoạch hoạt động của chính quyền địa phương hàng năm để thực hiện.

c. Phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở; thiết chế văn hóa, thể thao phục vụ công nhân ở các khu công nghiệp trên địa bàn.

d. Ban hành các quyết định cụ thể liên quan đến hoạt động phong trào; đảm bảo kinh phí đầu tư, hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện phong trào; khuyến khích các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân tham gia thực hiện phong trào.

đ. Chỉ đạo thực hiện công tác thi đua, khen thưởng; công nhận các danh hiệu văn hóa và khen thưởng các cá nhân, gia đình, tập thể xuất sắc trong thực hiện phong trào theo quy định của pháp luật.

5. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan thành viên Ban Chỉ đạo tỉnh thực hiện các nội dung sau:

a. Chỉ đạo Mặt trận Tổ quốc các cấp phối hợp với các tổ chức thành viên đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân, hộ gia đình, khu dân cư và toàn xã hội về mục đích, ý nghĩa, nội dung của Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”; phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; xây dựng nông thôn mới, xây dựng đô thị văn minh; khơi dậy tiềm năng, phát huy các nguồn lực và vận động toàn dân tích cực tham gia thực hiện.

b. Chủ trì thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, “Ngày vì người nghèo” và các phong trào “Xóa đói giảm nghèo”, xây dựng “Quỹ đền ơn đáp nghĩa” và “Vì người nghèo”.

6. Liên đoàn Lao động Tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan thành viên Ban Chỉ đạo tỉnh và các địa phương triển khai thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; đẩy mạnh các hoạt động chỉ đạo, tổ chức xây dựng đời sống văn hóa trong công nhân ở các khu công nghiệp, khu chế xuất./.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 2899/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt chương trình thực hiện phong trào ''''Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa'''' tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020

  • Số hiệu: 2899/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 19/12/2011
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
  • Người ký: Lê Thanh Dũng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 19/12/2011
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản