Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2898/QĐ-UBND | Đà Nẵng, ngày 30 tháng 5 năm 2017 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Quyết định số 695/QĐ-TTg ngày 21 tháng 5 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Nghị định số 54/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT-BKHCN-BNV ngày 15 tháng 10 năm 2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về khoa học và công nghệ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 34/TTr-SKHCN ngày 08 tháng 5 năm 2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập ngành khoa học và công nghệ thành phố Đà Nẵng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Nội dung chi tiết kèm theo Quyết định này).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc các Sở: Sở Khoa học và Công nghệ, Nội vụ, Tài chính; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| CHỦ TỊCH |
MẠNG LƯỚI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP NGÀNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2898/QĐ-UBND ngày 30 tháng 5 năm 2017 của Chủ tịch UBND thành phố)
Phần mở đầu
Khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, đóng vai trò chủ đạo để tạo được bước phát triển đột phá về lực lượng sản xuất, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Do đó, việc tiếp tục đổi mới cơ bản, toàn diện và đồng bộ tổ chức, cơ chế quản lý, cơ chế hoạt động khoa học và công nghệ; tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ là cần thiết.
Quy hoạch mạng lưới đơn vị sự nghiệp công lập là cơ sở để tăng cường công tác quản lý nhà nước, khai thác hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành khoa học và công nghệ nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thành phố, chiến lược phát triển ngành, quy hoạch ngành khoa học và công nghệ và quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của thành phố; là cơ sở để thực hiện rà soát, sắp xếp, kiện toàn, đổi mới tổ chức và hoạt động của các đơn vị sự nghiệp, nâng cao chất lượng và thuận lợi cho công tác xã hội hóa các dịch vụ công trong lĩnh vực khoa học công nghệ, bảo đảm cung cấp dịch vụ sự nghiệp công với chất lượng ngày càng tốt hơn.
II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU, PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG QUY HOẠCH
1. Mục đích
Triển khai Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập; Nghị định số 54/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập; làm cơ sở cho việc xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển 5 năm và hàng năm.
2. Yêu cầu
Quy hoạch mạng lưới đơn vị sự nghiệp công lập ngành khoa học công nghệ phải đáp ứng những yêu cầu sau:
- Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thành phố, chiến lược phát triển và quy hoạch ngành khoa học công nghệ của Bộ Khoa học và Công nghệ; quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của thành phố.
- Giữ ổn định tổ chức như hiện nay, chỉ thành lập tổ chức mới trong trường hợp cá biệt do yêu cầu của thực tiễn.
- Việc quy hoạch đảm bảo tính kế thừa nhằm phát huy hiệu quả các đơn vị sự nghiệp công lập ngành hiện có với quy mô theo hướng hiện đại, phù hợp với khả năng đầu tư và đặc điểm của thành phố.
- Quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp ngành phải đảm bảo tính khả thi, phù hợp với khả năng đầu tư của các đơn vị và mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ công.
- Đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa hoạt động dịch vụ sự nghiệp công.
- Quy hoạch mang tính động và mở, có sự cập nhật, điều chỉnh phù hợp trong từng thời kỳ.
3. Phạm vi và đối tượng áp dụng
- Quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Đà Nẵng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Các đơn vị sự nghiệp công lập ngành khoa học và công nghệ bao gồm các lĩnh vực: tiêu chuẩn đo lường chất lượng, công nghệ sinh học, thông tin khoa học công nghệ và tiết kiệm năng lượng và tư vấn chuyển giao công nghệ.
- Nghị quyết số 39/NQ-TW ngày 17 tháng 4 năm 2015 của Bộ Chính trị về chính sách tinh giản biên chế;
- Nghị quyết số 40/NQ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện thông báo kết luận của Bộ Chính trị về Đề án “đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, đẩy mạnh xã hội hóa một số loại hình dịch vụ sự nghiệp công”;
- Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập;
- Quyết định số 695/QĐ-TTg ngày 21 tháng 5 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định số 16/2015/NĐ-CP;
- Nghị định số 55/2012/NĐ-CP của Chính phủ ngày 28 tháng 6 năm 2012 về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập;
- Quyết định số 418/QĐ-TTg ngày 11 tháng 4 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011-2020;
- Nghị định số 54/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ về Quy định cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập;
- Thông tư số 01/2017/TT-BKHCN ngày 12 tháng 01 năm 2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 54/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập;
- Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT-BKHCN-BNV ngày 15 tháng 10 năm 2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về khoa học và công nghệ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.
THỰC TRẠNG MẠNG LƯỚI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP NGÀNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐÀ NẴNG TỪ NĂM 2011-2015
I. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP
1. Số lượng đơn vị sự nghiệp công lập
a) Theo lĩnh vực: 04 đơn vị.
Tập trung quy hoạch mạng lưới đơn vị sự nghiệp công lập ngành khoa học và công nghệ (KH&CN) bao gồm các lĩnh vực:
- Tiêu chuẩn đo lường chất lượng: Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
- Thông tin khoa học và công nghệ: Trung tâm Thông tin KH&CN
- Công nghệ sinh học: Trung tâm Công nghệ sinh học
- Tiết kiệm năng lượng và tư vấn chuyển giao công nghệ: Trung tâm Tiết kiệm năng lượng và Tư vấn chuyển giao công nghệ.
b) Theo cơ chế tài chính
- Ngân sách nhà nước đảm bảo một phần kinh phí hoạt động: Trung tâm Tiết kiệm năng lượng và Tư vấn chuyển giao công nghệ; Trung tam Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
- Ngân sách nhà nước đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động: Trung tâm Thông tin KH&CN; Trung tâm Công nghệ sinh học.
c) Theo cấp độ hành chính
- Đơn vị dự toán cấp 2: 03 đơn vị
Trung tâm Tiết kiệm năng lượng và Tư vấn chuyển giao công nghệ;
Trung tâm Thông tin KH&CN;
Trung tâm Công nghệ sinh học.
- Đơn vị dự toán cấp 3: 01 đơn vị
Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
2. Tình hình hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập
a) Trung tâm Tiết kiệm năng lượng và Tư vấn chuyển giao công nghệ
* Về tổ chức bộ máy
Trung tâm Tiết kiệm năng lượng và Tư vấn chuyển giao công nghệ Đà Nẵng được thành lập theo Quyết định số 8826/QĐ-UBND ngày 17/11/2010 của UBND thành phố, bộ máy tổ chức hiện có gồm:
- Ban Giám đốc: 01 Giám đốc và 02 Phó Giám đốc
- Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ: Phòng Tổng hợp - Hành chính; Phòng Tiết kiệm năng lượng; Phòng Công nghệ năng lượng và Môi trường; Phòng Phân tích thử nghiệm; Phòng Tư vấn ISO.
* Kết quả hoạt động giai đoạn 2011-2015
- Về thực hiện nhiệm vụ chính trị giao
Với chức năng là một Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN, Trung tâm Tiết kiệm năng lượng và Tư vấn chuyển giao công nghệ đã thực hiện tốt chức năng nghiên cứu, ứng dụng, triển khai, chuyển giao công nghệ, dịch vụ KH&CN phục vụ quản lý nhà nước, đồng thời triển khai thực hiện có hiệu quả các hoạt động dịch vụ KH&CN. Một số kết quả nổi bật như:
Hoạt động tiết kiệm năng lượng
Thực hiện Đề án “Sử dụng năng lượng tiết kiệm và ứng dựng năng lượng tái tạo trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2011-2015”: Lắp đặt đèn chiếu sáng tiết kiệm năng lượng, bảo vệ mắt cho các em học sinh tại 08 trường học trên địa bàn thành phố; Kiểm toán năng lượng cho 11 doanh nghiệp tại Đà Nẵng; Hỗ trợ 03 doanh nghiệp ngành thủy sản thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong hệ thống sản xuất; Xây dựng đường cơ sở tiêu thụ năng lượng và định hướng một số hoạt động hỗ trợ cho ngành dệt may của thành phố; Xây dựng hệ thống quản lý năng lượng ISO 50001 cho Công ty TNHH KT&TM Á Châu; Lắp đặt hệ thống chiếu sáng công cộng ứng dụng năng lượng mặt trời và gió tại đường Trường Sa; Lắp đặt mô hình vận dụng thế năng của thác nước để dẫn động máy nén lạnh sản xuất đá tại khu du lịch Suối Hoa, huyện Hòa Vang; Xây dựng Quy hoạch tiềm năng năng lượng mặt trời giai đoạn 2012-2017 tầm nhìn 2020 tại thành phố Đà Nẵng; Lắp đặt 04 máy nước nóng năng lượng mặt trời cho 04 trường học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; Áp dụng mô hình biogas xử lý chất thải chăn nuôi và thu hồi khí sinh học phục vụ cho 08 hộ chăn nuôi tại huyện Hòa Vang, Đà Nẵng.
Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về sử dụng Năng lượng tiết kiệm và hiệu quả - Bộ Công Thương trong giai đoạn 2011-2015: Kiểm toán năng lượng cho 62 doanh nghiệp trên địa bàn thành phố và khu vực miền Trung; Khảo sát hiện trạng sử dụng năng lượng và xây dựng sổ tay hướng dẫn sử dụng năng lượng tiết kiệm cho nhóm ngành thủy sản; Khảo sát, đánh giá hiện trạng sử dụng năng lượng và Tổng hợp các giải pháp tiết kiệm năng lượng cho ngành giấy tại khu vực miền Trung; Lắp đặt hệ thống sấy bằng năng lượng mặt hời công suất 200kg/mẻ cho Công ty TNHH Hạ Long; Hỗ trợ 03 doanh nghiệp xây dựng hệ thống quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001.
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới.
Năm 2013, Trung tâm đã lắp đặt 01 hệ pin năng lượng mặt trời chiếu sáng cho nhà sinh hoạt cộng đồng thôn Đại La, xã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng; xây dựng 04 mô hình biogas cho 04 hộ dân tại xã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang.
Năm 2014, Trung tâm xây dựng hầm biogas cho 03 hộ dân xã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang và thực hiện mô hình chiếu sáng đường nông thôn bằng đèn LED tại xã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang.
Năm 2015, Trung tâm nhân rộng mô hình đèn LED chiếu sáng ngõ xóm tại xã Hòa Sơn; xây dựng mô hình tưới ẩm tự động cho trang trại trồng nấm của Hợp tác xã nấm Hòa Tiên và Trung tâm Công nghệ Sinh học; nhân rộng mô hình biogas tại 05 hộ chăn nuôi tại xã Hòa Nhơn và 05 hộ xã Hòa Sơn; thực hiện mô hình cấp nước nóng bằng năng lượng mặt trời cho HTX Hòa Thọ Tây, quận Cẩm Lệ.
Ngoài ra, Trung tâm đã thực hiện 02 đề tài thành phố và 01 dự án Nông thôn miền núi liên quan đến lĩnh vực Tiết kiệm năng lượng. Hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước: Hiệp hội Đồng Quốc tế - khu vực Đông Nam Á (ICA-SEA) thực hiện Dự án “Khảo sát, nghiên cứu, xây dựng Quy hoạch điện năng lượng mặt trời tại thành phố Đà Nẵng, giai đoạn 2011-2015”; Quỹ Bảo vệ Môi trường Mỹ (EDF) thực hiện dự án “Xây đựng đường cơ sở dữ liệu về hiện trạng tiêu thụ năng lượng cho lĩnh vực khách sạn resort trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”; Tổng công ty Điện, lực Miền Trung và tổ chức ICA-SEA thực hiện Dự án Xây dựng tiêu chuẩn đấu nối hệ thống điện mặt trời lắp mái vào hệ thống điện quốc gia.
Hoạt động dịch vụ KH&CN
Thực hiện các hợp đồng đo đạc, khảo sát hiện trạng sử dụng năng lượng của các doanh nghiệp, tòa nhà, khách sạn, đề xuất các giai pháp tiết kiệm năng lượng, thực hiện việc thiết kế, lắp đặt các thiết bị nhằm mục tiêu tiết kiệm năng lượng.
Thực hiện các hợp đồng tư vấn giấy phép môi trường, an toàn bức xạ, báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án, báo cáo giám sát môi trường cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh khách sạn; các hợp đồng về xây dựng hệ thống xử lý nước thải, chất thải; các hợp đồng về tư vấn xây dựng hệ thông quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 cho các cơ quan hành chính công và các doanh nghiệp, tư vấn sở hữu trí tuệ; các dịch vụ phân tích thử nghiệm các chỉ tiêu môi trường không khí, nước và thực phẩm.
Kết quả hoạt động dịch vụ KH&CN của Trung tâm trong những năm qua luôn đạt doanh thu vượt kế hoạch đề ra, cụ thể như sau:
Năm | Năm 2011 | Năm 2012 | Năm 2013 | Năm 2014 | Năm 2015 |
Doanh thu (triệu đồng) | 1.435 | 1.797 | 2.6791 | 2.050 | 2.465 |
* Tình hình triển khai và thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối của đơn vị
Trung tâm Tiết kiệm năng lượng và Tư vấn chuyển giao công nghệ đang thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ.
Trung tâm Tiết kiệm năng lượng và Tư vấn chuyển giao công nghệ có khả năng tự đảm bảo một phần chi thường xuyên là 56% theo Quyết định số 6877/QĐ-UBND ngày 10/10/2016 của UBND thành phố.
* Đội ngũ viên chức, lao động - Biên chế, lao động giao qua các năm 2011-2015
Năm | Số người được giao | Tổng số người có mặt | Biên chế | Hợp đồng lao động |
2011 | 21 | 24 | 15 | 9 |
2012 | 21 | 28 | 15 | 13 |
2013 | 21 | 31 | 19 | 12 |
2014 | 21 | 31 | 19 | 12 |
2015 | 21 | 30 | 18 | 12 |
- Về thực trạng số lượng người làm việc, lao động hiện có
Số lượng người làm việc được giao là 21 người, số lượng người hiện có của Trung tâm là 30 người, trong đó biên chế là 18 người, hợp đồng thu hút/đề án 922 là 04 người, hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế 01 người, tự hợp đồng 07 người. Viên chức lãnh đạo, quản lý 11 người.
Về hình độ đào tạo gồm 14 thạc sĩ, 14 đại học, 02 khác; trình độ ngoại ngữ tương đương chứng chỉ A trở lên là 28 người, tin học văn phòng trở lên là 28 người.
* Cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang thiết bị, tài chính
- Cơ sở vật chất
Hiện nay, Trung tâm đang từng bước ổn định tại trụ sở mới số 49 Thế Lữ, phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng theo Quyết định số 9462/QĐ-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2014 của UBND thành phố Đà Nẵng.
- Trang thiết bị
Trong thời gian qua, được sự quan tâm của Lãnh đạo Sở KH&CN, Trung tâm đã được đầu tư một số thiết bị chuyên môn nhưng đến nay vẫn còn thiếu, lạc hậu và không đồng bộ như: Trung tâm chưa có nhà xưởng; Trang thiết bị phục vụ công tác phân tích, đo đạc môi trường, kiểm toán năng lượng còn thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu công việc nên trong quá trình thực hiện công việc còn nhiều khó khăn, chưa đủ sức để cạnh tranh với các đơn vị khác cùng lĩnh vực hoạt động tại Đà Nẵng và khu vực miền Trung.
Từ nguồn thu dịch vụ, Trung tâm đã đầu tư một số thiết bị phục vụ công tác chuyên môn. Tuy nhiên, với tổng số thiết bị chuyên môn hiện có, Trung tâm vẫn gặp nhiều khó khăn trong công tác nghiên cứu, ứng dụng KH&CN.
Ngày 28 tháng 10 năm 2016, UBND thành phố Đà Nẵng đã có Quyết định số 7384/QĐ-UBND về việc phê duyệt Dự án Đầu tư nâng cao năng lực của Trung tâm Tiết kiệm năng lượng và Tư vấn chuyển giao công nghệ với kinh phí là 13.768.000.000 đồng. Đây là tiền đề quan trọng để đầu tư, nâng cao năng lực của Trung tâm trong thời gian đến.
* Về thu nhập của viên chức, người lao động
Trong những năm qua, Trung tâm luôn tạo điều kiện, đảm bảo quyền lợi, chính sách giúp viên chức và người lao động yên tâm công tác, học tập nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn và ngoại ngữ. Các chế độ chính sách cho viên chức và người lao động về tiền lương, phụ cấp, nghỉ phép, bảo hiểm, ... được quan tâm giải quyết kịp thời và đúng quy định. Thu nhập tăng thêm trong năm 2016 của viên chức Trung tâm bình quân là 1,379 triệu đồng/tháng, tăng 8% so với năm 2015.
* Đánh giá kết quả hoạt động
Toàn thể cán bộ, viên chức Trung tâm luôn chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định, quy chế của Sở KH&CN, thực hiện công tác công khai, dân chủ về hoạt động tài chính.
Trung tâm luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ phục vụ công tác quản lý KH&CN của Sở KH&CN, các nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng cũng như các nhiệm vụ đột xuất. Trung tâm thực hiện nghiêm túc, hoàn thành tốt các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ trên địa bàn thành phố được phân công hàng năm, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
Trung tâm thực hiện tốt hoạt động dịch vụ KH&CN, góp phần đưa KH&CN vào đời sống và sản xuất trên địa bàn thành phố và các tỉnh lân cận. Việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao đều hoàn thành tốt, chỉ tiêu thu nộp ngân sách đã hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao và tăng dần theo từng năm.
Trung tâm luôn chủ động, tích cực tìm kiếm khách hàng và triển khai các công việc theo chức năng, nhiệm vụ và khả năng cho phép như: chủ động đăng ký các đề tài, dự án, hợp tác với các đơn vị KH&CN trong và ngoài nước, thực hiện hiệu quả hoạt động dịch vụ, trả lương đầy đủ cho các lao động hợp đồng, có thu nhập tăng thêm và trích lập được các quỹ theo quy định.
- Hạn chế
Trang thiết bị của Trung tâm còn thiếu và không đồng bộ. Điều này hạn chế đáng kể khả năng hoạt động nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ.
- Nguyên nhân
Trang thiết bị của Trung tâm dù được quan tâm đầu tư nhưng chưa đủ do Trung tâm hoạt động, phát triển thêm nhiều lĩnh vực hoạt động mới, cũng như nhiều thiết bị đã cũ, không còn phù hợp.
b) Trung tâm Thông tin KH&CN
* Về tổ chức bộ máy
Trung tâm Thông tin KH&CN Đà Nẵng được thành lập theo Quyết định số 137/2003/QĐ-UB ngày 15/9/2003 của UBND thành phố, bộ máy tổ chức hiện có gồm:
- Ban Giám đốc: 01 Giám đốc và 01 Phó Giám đốc.
- Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ: Phòng Tổng hợp - Hành chính; Phòng Tư liệu; Phòng Thông tin; Phòng Công nghệ thông tin.
* Kết quả hoạt động giai đoạn 2011-2015
- Về thực hiện nhiệm vụ chính trị giao
Trung tâm Thông tin KH&CN thực hiện chức năng thông tin, thống kê KH&CN phục vụ công tác quản lý nhà nước của thành phố.
Trong 5 năm qua, các hoạt động thông tin tuyên truyền về KH&CN được Trung tâm tiến hành thường xuyên và đều đặn trên tất cả các lĩnh vực, cụ thể như sau:
Về hoạt động thông tin, tuyên truyền:
Phối hợp với Đài DRT thực hiện chuyên mục KH&CN với 50 phóng sự và phối hợp với Báo Đà Nẵng thực hiện hơn 60 chuyên trang KH&CN.
Phổ biến đầy đủ, kịp thời thông tin hoạt động KH&CN của thành phố, của ngành KH&CN trên Trang thông tin của Sở KH&CN, của Trung tâm.
Thông tin trong lĩnh vực thị trường công nghệ: đăng 5300 tin bài về công nghệ và chuyển giao công nghệ trên sàn TechmartDaNang (techmartdanang.vn) nhằm giúp doanh nghiệp giới thiệu và quảng bá, phổ biến thông tin công nghệ, sản phẩm mới trên Internet, thúc đẩy sự liên kết giữa khoa học với sản xuất, kinh doanh, tạo sự kết nối cung cầu. Trong 5 năm qua, số doanh nghiệp tham gia trên sàn tăng đều trong các năm, đến nay, tổng số doanh nghiệp tham gia trực tiếp trên sàn và liên kết với các sàn khác là 7380, số doanh nghiệp Đà Nẵng hoạt động trên sàn là 208 doanh nghiệp. Sàn cũng đã thu hút được sự quan tâm của nhiều người, số lượt người truy cập bình quân trên 1000 người vào giờ cao điểm, sàn đã giải đáp các vướng mắc của người dùng và doanh nghiệp khi khai thác thông tin trên sàn thông qua cuộc điện thoại.
Hội chợ - triển lãm: Tổ chức đoàn doanh nghiệp Đà Nẵng tham gia chợ công nghệ và thiết bị, các sự kiện kết nối cung cầu công nghệ hàng năm do Bộ KH&CN tổ chức.
Tổ chức tập huấn: Tổ chức 55 lớp tập huấn cho bà con nông dân, hộ tiểu thương, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước...với nội dung như: tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi trồng trọt, tuyên truyền pháp luật, chính sách về khoa học công nghệ ...
Tổ chức 7 hội thảo trực tuyến cho các cơ quan, doanh nghiệp tạo cơ hội để các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng được tiếp cận, cập nhật tình hình phát triển KH&CN được nghiên cứu, ứng dụng tại các địa phương khác trong và ngoài nước.
Hoạt động điểm thông tin KH&CN: Nhằm mục đích đưa thông tin KH&CN đến với người dân tại các xã thuộc huyện Hòa Vang, Trung tâm đã đầu tư thiết lập các điểm thông tin tại 11 xã (Hòa Bắc, Hòa Ninh, Hòa Sơn, Hòa Liên, Hòa Nhơn, Hòa Phong, Hòa Phú, Hòa Khương, Hòa Châu, Hòa Phước, Hòa Tiên) thuộc huyện Hòa Vang thông qua việc lập trạm tra cứu thông tin trực tuyên. Tuy nhiên, hiệu quả của mô hình chưa thực sự được phát huy, việc duy trì các điểm thông tin gặp nhiều khó khăn. Hiện tại hoạt động tại các điểm thông tin chỉ còn được thực hiện ở mức phối hợp với địa phương tổ chức các lớp tập huấn và phát hành các chuyên đề nông nghiệp.
Về hoạt động xuất bản và phổ biến ấn phẩm thông tin:
Xuất bản Tạp chí Khoa học và Phát triển: Tạp chí Khoa học và Phát triển là một trong những phương tiện truyền thông chính về KH&CN tại thành phố Đà Nẵng. Trong 5 năm qua, Trung tâm đã xuất bản được 31 số tạp chí từ số 159 đến số 185 với số lượng 8400 quyển, phát hành đến 203 địa chỉ trong thành phố và các địa phương khác trong cả nước.
Xuất bản và phát hành 48 số chuyên đề nông nghiệp, giới thiệu về những ứng dụng KH&CN vào sản xuất, trồng trọt và chăn nuôi, dùng để phân phát đến với người nông dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng thông qua Hội Nông dân, các điểm thông tin tại các xã, phường.
Xuất bản kỷ yếu “Tóm tắt kết quả nghiên cứu khoa học thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2006-2011” nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, đơn vị, tập thể và cá nhân trong việc tra cứu, tìm hiểu và ứng dụng những kết quả KH&CN đã được nghiên cứu.
Về hoạt động công nghệ thông tin và xây dựng kho tư liệu, cơ sở dữ liệu:
Cung cấp báo và tạp chí theo kế hoạch hàng năm nhằm phục vụ thông tin KH&CN cho bạn đọc.
Cập nhật dữ liệu vào các cơ sở dữ liệu (CSDL) trực tuyến về công nghệ, thiết bị, chính sách với tổng số dữ liệu hiện có trong các CSDL là 2600, tổng số sáng chế trong CSDL lên 3315 sáng chế.
Quản trị, nâng cấp trang thông tin, các phần mềm quản trị CSDL: trang thông tin điện tử (http:// kcmdanang.org.vn/), phần mềm quản trị CSDL thông tin KH&CN (congnghe.kcmdanang.org.vn), Tạp chí Khoa học và Phát triển (tckhpt.kcmdanang.org.vn), thư viện điện tử KH&CN phát triển nông thôn mới (http://thuvien.kcmdanang.org.vn/),...
Phối hợp với Cục Thông tin KH&CN Quốc gia xây dựng CSDL nghiên cứu triển khai do Cục Thông tin KH&CN Quốc gia chủ trì, trong đó có 302 báo cáo kết quả nghiên cứu cấp thành phố và 54 báo cáo kết quả nghiên cứu cấp cơ sở. Cơ sở dữ liệu này được lưu và sử dụng tại Phòng Tư liệu để phục vụ bạn đọc tra cứu thông tin, phục vụ cho việc thẩm định thông tin đề tài nhằm tránh trường hợp nghiên cứu trùng lắp làm lãng phí ngân sách nhà nước.
Mua quyền truy cập 02 CSDL: Nghiên cứu Quốc gia và SpringerLink.
Về thực hiện hoạt động tư vấn, dịch vụ:
Trong 5 năm qua, Trung tâm cung cấp các hoạt động dịch vụ công: xuất bản các ấn phẩm thông tin, tổ chức lớp tập huấn, tổ chức các hội chợ triển lãm về KH&CN, nguồn thu hàng năm rất ít chủ yếu thu từ các hoạt động cung cấp phần mềm, quảng cáo trên tạp chí và cung cấp thông tin.
* Tình hình triển khai và thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính của đơn vị
Hiện nay, Trung tâm Thông tin KH&CN là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở KH&CN được ngân sách nhà nước đảm bảo toàn bộ ngân sách hoạt động theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm vê thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
* Đội ngũ viên chức, lao động
- Biên chế, lao động giao qua các năm 2011-2015
Năm | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 |
Biên chế được giao | 13 | 13 | 14 | 14 | 14 |
- Về thực trạng số lượng người làm việc, lao động hiện có
Số lượng người làm việc được giao là 14 người, số lượng người hiện có của Trung tâm là 12 người, trong đó biên chế là 10 người, hợp đồng tự trả lương 02 người. Viên chức lãnh đạo, quản lý là 03 người.
Về trình độ đào tạo gồm 03 thạc sĩ, 06 đại học, 01 trung cấp, 02 khác; trình độ ngoại ngữ tương đương chứng chỉ A trở lên là 09 người, tin học văn phòng trở lên là 09 người.
* Cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang thiết bị, tài chính
- Về cơ sở vật chất: Hiện nay, Trung tâm đang từng bước ổn định tại trụ sở mới số 49 Thế Lữ, phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng theo Quyết định số 9462/QĐ-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2014 của UBND thành phố Đà Nẵng.
- Về trang thiết bị: Trang thiết bị của Trung tâm còn lạc hậu, nhiều máy móc thiết bị đã hết giá trị khấu hao tài sản nhưng vẫn còn đưa vào sử dụng (máy vi tính để bàn, máy in, bàn ghế làm việc, tủ tài liệu, kệ sách ...). Hàng năm, Trung tâm được cấp một phần kinh phí đầu tư máy móc thiết bị (máy vi tính để bàn, máy photo, máy chụp ảnh). Nguồn kinh phí này không lớn nhưng đã giúp cho Trung tâm cải thiện được điều kiện làm việc và từng bước nâng cao năng lực hoạt động.
- Về thu nhập của viên chức, người lao động
Trung tâm Thông tin KH&CN là đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước cấp toàn bộ kinh phí nên nguồn thu nhập chính của viên chức, người lao động là từ lương và các khoản phụ cấp theo quy định.
* Đánh giá kết quả hoạt động
Nhìn chung hoạt động thông tin và truyền thông đã phản ánh, tuyên truyền, quảng bá tương đối đầy đủ các hoạt động của ngành KH&CN đến với các tầng lớp nhân dân. Phổ biến các thông tin, kỹ thuật, công nghệ thiết bị bổ ích đến các đối tượng có liên quan.
Hoạt động quản trị sàn TechmartDanang đã thể hiện được vai trò hỗ trợ doanh nghiệp, các tin tức được cập nhật kịp thời. Nhiều người mua, người bán trực tiếp gọi điện hỏi thăm sản phẩm được đăng trên sàn và tiếp cận được với nhau.
Các cơ sở dữ liệu KH&CN được duy trì, thường xuyên cập nhật thông tin, phục vụ tốt cho bạn đọc trong nhiều lĩnh vực liên quan đến KH&CN, đặc biệt là lĩnh vực nuôi trồng.
- Hạn chế
Nhân sự còn mỏng nên việc triển khai các hoạt động thông tin tuyên truyền còn gặp nhiều khó khăn.
Hệ thống thư viện số chưa được đầu tư, nâng cấp nên cơ sở dữ liệu chưa đa dạng, phong phú, do đó khó đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm thông tin công nghệ của doanh nghiệp, cung cấp được đầy đủ thông tin để phục vụ thẩm định thông tin đối với các đề tài, dự án KH&CN.
c) Trung tâm Công nghệ sinh học
* Về tổ chức bộ máy
Trung tâm Công nghệ sinh học được thành lập theo Quyết định số 8725/QĐ-UBND ngày 12/11/2010 của UBND thành phố, bộ máy tổ chức hiện có gồm:
- Ban giám đốc: 01 Phó Giám đốc phụ trách và 01 Phó Giám đốc.
- Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ: Phòng Tổng hợp - Hành chính; Phòng Công nghệ tế bào thực vật; Phòng Công nghệ vi sinh; Trạm sản xuất và Kinh doanh.
* Kết quả hoạt động giai đoạn 2011-2015
- Về thực hiện nhiệm vụ chính trị giao
Trung tâm Công nghệ sinh học là đơn vị hoạt động về lĩnh vực công nghệ sinh học với chức năng: tham mưu xây dựng các chương trình, mục tiêu nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học trong các lĩnh vực: nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp chế biến thực phẩm, y tế và môi trường; thực hiện nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất và đời sống; liên kết, hợp tác với các tổ chức, cá nhân nghiên cứu, chuyển giao, sản xuất các sản phẩm công nghệ sinh học theo quy định của pháp luật.
Trong giai đoạn từ năm 2011-2015, Trung tâm đã đạt được một số kết quả như sau:
- Về hoạt động ứng dụng và chuyển giao công nghệ
Trung tâm thực hiện 19 mô hình ứng dụng chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩhh vực sản xuất nông nghiệp và 34 lớp tập huấn về các quy trình kỹ thuật trong sản xuất các loại hoa có giá trị kinh tế cao; quy trình kỹ thuật trồng nấm ăn và nấm dược liệu; quy trình kỹ thuật xử lý phế phẩm hồng nấm thành phần hữu cơ vi sinh, kỹ thuật trồng rau mầm, rau thủy canh, cây dược liệu...
Tổ chức 34 lớp tập huấn về các kỹ thuật trồng trọt như: kỹ thuật trồng, chăm sóc và điều khiển sinh trưởng cho một số loại hoa; kỹ thuật công nghệ nuôi trồng và chế biến một số loại nấm ăn và nấm dược liệu; kỹ thuật trồng rau thủy canh; kỹ thuật nuôi trồng và xử lý bã thải trồng nấm; kỹ thuật trồng rau mâm... Với gần 1750 lượt người tham gia. Các lớp tập huấn đã đem lại hiệu quả cao và đã góp phần tăng cường thông tin, tuyên truyền ứng dụng các thành tựu tiến bộ KH&CN vào cuộc sống, giúp bà con nông dân nắm vững kỹ thuật, áp dụng vào quá trình canh tác tăng hiệu quả kinh tế, giải quyết nhiều việc làm cho nông dân.
- Về hoạt động nghiên cứu khoa học
Trung tâm đã chủ trì thực hiện 12 đề tài, dự án của trung ương và địa phương (05 dự án nông thôn miền núi, 01 dự án IPP, 05 đề tài thành phố, 01 đề tài cấp cơ sở).
Qua việc triển khai các đề tài, dự án, nhiều cán bộ kỹ thuật tại địa phương và bà con nông dân trong vùng dự án đã được đào tạo, tiếp nhận và làm chủ công nghệ như áp dụng các mô hình trồng trọt, chăn nuôi tiên tiến; sử dụng các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao; ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất giống cây trồng, hoa, rau, dược liệu qua đó đã thúc đẩy nông nghiệp thành phố Đà Nẵng phát triển theo hướng nông nghiệp đồ thị bền vững.
* Tình hình triển khai và thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối của đơn vị
Trung tâm Công nghệ sinh học là đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước đảm bảo toàn bộ, hoạt động theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
* Đội ngũ viên chức, lao động
- Biên chế, lao động giao qua các năm 2011-2015
Năm | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 |
Biên chế được giao | 23 | 23 | 23 | 23 | 23 |
- Về thực trạng số lượng người làm việc, lao động hiện có
Số lượng người làm việc được giao là 23 người, số lượng người hiện có của Trung tâm là 25 người, trong đó biên chế là 17 người, hợp đồng thu hút/đề án 922 là 05 người, hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2010/NĐ-CP là 03 người. Viên chức lãnh đạo, quản lý là 09 người.
Về trình độ đào tạo gồm 01 tiến sĩ, 05 thạc sĩ, 16 đại học, 03 khác; trình độ ngoại ngữ tương đương chứng chỉ A trở lên là 22 người, tin học văn phòng trở lên là 18 người.
* Cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang thiết bị, tài chính
Trung tâm Công nghệ sinh học có trụ sở tại tổ 25, phường Hòa Thọ Tây, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, với tổng diện tích 8,9 ha.
Trung tâm cũng đã được đầu tư xây dựng trụ sở làm việc mới với các khu nghiên cứu: khu nhà lưới cấp 1, 2, 3; khu liên hợp sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu, phòng thí nghiệm nuôi cấy mô tế bào thực vật. Trang thiết bị được đầu tư cơ bản phục vụ cho nghiên cứu và ứng dụng như: hệ thống máy móc thiết bị sản xuất giống và nuôi trồng nấm ăn, nấm dược liệu; hệ thống máy móc phục vụ công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật. Tuy nhiên, nhiều máy móc thiết bị đã lỗi thời, lạc hậu, một số máy móc thiếu đồng bộ, chưa phát huy hết năng suất, cần đầu tư thêm trang thiết bị hiện đại để thực hiện nhiệm vụ.
* Về thu nhập của viên chức, người lao động
Trung tâm Công nghệ sinh học là đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước cấp toàn bộ kinh phí nên nguồn thu nhập chính của viên chức, người lao động là từ lương và các khoản phụ cấp theo quy định.
* Đánh giá kết quả hoạt động
Mặc dù mới thành lập năm 2010 theo Quyết định số 8725/QĐ-UBND ngày 12 tháng 11 năm 2010 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc thành lập Trung tâm Công nghệ sinh học trên cơ sở tách một số bộ phận của Trung tâm Công nghệ sinh học và ứng dụng KH&CN nhưng Trung tâm đã nỗ lực hoàn thành tốt các nhiệm vụ phục vụ công tác quản lý KH&CN của Sở KH&CN, UBND thành phố giao, góp phần thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
Trung tâm cũng đã thực hiện tốt một số hoạt động dịch vụ KH&CN, góp phần đưa KH&CN vào đời sống và sản xuất trên địa bàn thành phố và các tỉnh lân cận.
Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động Trung tâm còn gặp một số khó khăn: nguồn nhân lực đa số con trẻ nên chưa đủ kinh nghiệm và năng lực để thực hiện các nhiệm vụ chuyên sâu; trang thiết bị còn thiếu và không đồng bộ hạn chế đáng kể khả năng hoạt động nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ.
d) Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
* Về tổ chức bộ máy
Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thành phố Đà Nẵng được thành lập theo Công văn số 1825/UBND-NCPC ngày 26/3/2010 của UBND thành phố và Quyết định số 32/QĐ-SKHCN ngày 30/3/2010 của Giám đốc Sở KH&CN, bộ máy tổ chức hiện có gồm:
- Ban Giám đốc: 01 Giám đốc và 01 Phó Giám đốc
- 03 phòng chuyên môn, nghiệp vụ: Phòng Tổng hợp - Hành chính; Phòng Đánh giá chứng nhận; Phòng Hiệu chuẩn và Kỹ thuật đo lường (Theo Quyết định số 32/QĐ-SKHCN ngày 30 tháng 3 năm 2010 cơ cấu Trung tâm có 05 phòng chuyên môn, nghiệp vụ: Phòng Tổng hợp - Hành chính; Phòng Đánh giá chứng nhận; Phòng Hiệu chuẩn và Kỹ thuật đo lường; Phòng Thử nghiệm; Phòng Thông tin và Tiêu chuẩn chất lượng).
* Kết quả hoạt động giai đoạn 2011-2015
- Về thực hiện nhiệm vụ chính trị giao
Với chức năng phục vụ công tác quản lý nhà nước: hỗ trợ thực hiện thanh kiểm tra về tiêu chuẩn đo lường, kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm chất lượng sản phẩm hàng hóa trên địa bàn theo phân công, phân cấp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Trong giai đoạn 2011-2015, Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã tích cực thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Đồng thời triển khai có hiệu quả các hoạt động dịch vụ kỹ thuật về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm hàng hóa; hoạt động đánh giá chứng nhận các hệ thống quản lý chất lượng, chứng nhận sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình Phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, đạt được kết quả như sau:
Hoạt động kiểm định và hiệu chuẩn phương tiện đo
Năm | Khối lượng | Dung tích | Áp suất | Điện | Xquang (Kiểm tra) | Các PTĐ khác (Hiệu chuẩn) | Tổng cộng |
2011 | 3.293 | 1.291 | 1.628 | 88 | 300 | 1.170 | 7.770 |
2012 | 2.162 | 1.068 | 2.434 | 1.369 | 121 | 1.738 | 8.892 |
2013 | 8.256 | 1.254 | 2.179 | 2.240 | 141 | 1.554 | 15.624 |
2014 | 6.350 | 1.254 | 2.607 | 2.760 | 157 | 2.111 | 15.239 |
2015 | 7.092 | 1.569 | 2.363 | 5.054 | 137 | 2.560 | 18.775 |
Công tác đánh giá chứng nhận
Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp giấy phép số 100/TĐC-HCHQ ngày 26/01/2011 cho phép Trung tâm đánh giá chứng nhận các doanh nghiệp, các đơn vị sự nghiệp theo Thông tư số 08/2009/TT-BKHCN và Giấy xác nhận số 1536/TĐC-HCHQ ngày 02 tháng 11 năm 2011 để thực hiện đánh giá HTQLCL theo TCVN ISO 9001:2008 đối với các cơ quan hành chính nhà nước. Đồng thời, Trung tâm cũng đã được Văn phòng công nhận chất lượng (BOA) cấp chứng chỉ công nhận đủ năng lực đánh giá theo quyết định số 33/QĐ-CNCL ngày 17/01/2011.
Giai đoạn 2011-2015, tổng hợp số lượng đơn vị được đánh giá chứng nhận như sau:
Năm | Doanh nghiệp/Đơn vị sự nghiệp | Đơn vị hành chính | Tổng cộng |
2011 | 13 | 3 | 16 |
2012 | 21 | 21 | 42 |
2013 | 33 | 32 | 65 |
2014 | 34 | 9 | 43 |
2015 | 67 | 5 | 72 |
Kết quả hoạt động dịch vụ KH&CN của Trung tâm trong những năm qua luôn đạt doanh thu vượt kế hoạch đề ra.
Năm | Năm 2011 | Năm 2012 | Năm 2013 | Năm 2014 | Năm 2015 |
Doanh thu (triệu đồng) | 1.954 | 2.490 | 2.740 | 3.302 | 3.825 |
- Tình hình triển khai và thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối của đơn vị
Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đang thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ.
Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có khả năng tự đảm bảo một phần chi thường xuyên là 85% theo Quyết định số 6877/QĐ-UBND ngày 10/10/2016 của UBND thành phố.
* Đội ngũ viên chức, lao động
- Biên chế, lao động giao qua các năm 2011-2015
Năm | Số người được giao | Tổng số người có mặt | Biên chế | Hợp đồng lao động |
2011 | 5 | 15 | 5 | 10 |
2012 | 5 | 15 | 5 | 10 |
2013 | 5 | 16 | 5 | 11 |
2014 | 7 | 18 | 7 | 11 |
2015 | 7 | 19 | 7 | 12 |
- Về thực trạng số lượng người làm việc, lao động hiện có
Số lượng người làm việc được giao là 07người, số lượng người hiện có của Trung tâm là 19 người, trong đó biên chế là 06 người, hợp đồng tự trả lương là 13 người. Viên chức lãnh đạo, quản lý là 7 người.
Về trình độ đào tạo gồm 01 thạc sĩ, 10 đại học, 04 cao đẳng, 02 trung cấp, 02 khác; trình độ ngoại ngữ tương đương chứng chỉ A trở lên là 12 người, tin học văn phòng trở lên là 15 người.
* Cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang thiết bị, tài chính
Trung tâm có trụ sở làm việc chung với Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tại đường Cẩm Bắc 7, khu dân cư Đông Phước, phường Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.
Trang thiết bị, chuẩn đo lường được đầu tư từ nguồn kinh phí sự nghiệp, bên cạnh đó Trung tâm cũng đã đầu tư một số trang thiết bị cho hoạt động của mình từ nguồn quỹ đầu tư phát triển của Trung tâm. Đặc biệt, năm 2016, Trung tâm đã được UBND thành phố phê duyệt dự án đầu tư nâng cao năng lực tại Quyết định số 7418/QĐ-UBND ngày 29/10/2016. Đây là cơ sở để Trung tâm mở rộng hỗ trợ quản lý nhà nước, tăng doanh thu và dần hoạt động theo cơ chế tự chủ theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP và 54/2016/NĐ-CP của Chính phủ.
Tuy nhiên, Trung tâm còn gặp một số khó khăn: hiện nay có nhiều loại phương tiện cần kiểm định có kích thước và tải trọng lớn (xi téc ô tô), hoạt động kiểm định các loại cân ô tô cần vận chuyển quả chuẩn khối lượng lớn (khối lượng quả chuẩn tối thiểu đạt 20% khối lượng so với tải trọng lớn nhất của cân, hiện nay tại Đà Nẵng có cân ô tô tải trọng lên đến 100 tấn và khả năng trong thời gian đến sẽ xuất hiện cân có tải trọng lớn hơn); trong khi đó, địa điểm hoạt động của Trung tâm nằm tại khu dân cư Đông Phước, phường Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ; Hệ thống giao thông dẫn vào trạm kiểm định xi téc là đường giao thông có chiều rộng 5,5 đến 7,5m, tải trọng tối đa cho phép các phương tiện vận chuyển ô tô là 2,5 tấn do đó gây khó khăn cho hoạt động kiểm định và cân ô tô cũng như khó khăn cho doanh nghiệp khi thực hiện kiểm định xi téc ô tô theo quy định.
* Về thu nhập của viên chức, người lao động
Trung tâm luôn đảm bảo thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách cho viên chức và người lao động về tiền lương, phụ cấp, nghỉ phép, bảo hiểm theo quy định. Đồng thời là đơn vị tự chủ một phần kinh phí hoạt động nên có nguồn thu từ các nguồn dịch vụ để tự cân đối, chi trả cho đối tượng tự hợp đồng.
* Đánh giá kết quả hoạt động
Trong gia đoạn vừa qua, Trung tâm đã hỗ trợ tích cực các hoạt động về quản lý nhà nước do Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Sở KH&CN giao. Qua đó, góp phần hoàn thành tốt công tác quản lý hoạt động về tiêu chuẩn đo lường chất lượng trên địa bàn thành phố, đặc biệt là công tác quản lý, kiểm định hoạt động kinh doanh xăng dầu và việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001 tại các đơn vị hành chính.
I. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN VÀ DỰ BÁO NHU CẦU ĐỐI TƯỢNG QUẢN LÝ CỦA NGÀNH
1. Về tình hình phát triển và dự báo xu hướng phát triển của đối tượng cung ứng dịch vụ công theo lĩnh vực quản lý
Trong những năm qua, thành phố Đà Nẵng đã có sự thay đổi vượt bật trong phát triển kinh tế - xã hội. Trong những thành tựu chung của thành phố, có sự đóng góp đáng kể của hoạt động KH&CN. Xác định rõ tầm quan trọng của KH&CN trong sự nghiệp phát triển, thành phố Đà Nẵng cũng đã có sự định hướng và đầu tư mạnh mẽ cho khoa học công nghệ, cụ thể như: Chương trình hành động của Thành ủy Đà Nẵng thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 01/11/2012 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Quyết định số 6211/QĐ-UBND ngày 18/8/2010 của UBND thành phố ban hành phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành KH&CN thành phố Đà Nẵng đến năm 2020; Quyết định số 4211/QĐ-UBND ngày 18/6/2013 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc ban hành Chương trình phát triển khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo của thành phố Đà Nẵng đến năm 2020...
Để triển khai hiệu quả hoạt động KH&CN trong thời gian tới, các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở KH&CN phải có định hướng phát triển một cách hiệu quả và tập trung triển khai tích cực các chức năng, nhiệm vụ giao, cụ thể như:
Trung tâm Tiết kiệm năng lượng và Tư vấn chuyển giao công nghệ cần tập trung đầu tư về cơ sở vật chất và đào tạo nhân lực triển khai hiệu quả các hoạt động Tiết kiệm năng lượng và Tư vấn chuyển giao công nghệ: Tổ chức nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng thành tựu KH&CN trong và ngoài nước vào các lĩnh vực sản xuất và đời sống, đặc biệt là các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng về lĩnh vực sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, năng lượng tái tạo phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố; Xây dựng các mô hình ứng dụng công nghệ mới, kỹ thuật tiến bộ và phổ biến nhân rộng, thực hiện các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp và người dân đổi mới công nghệ; Tăng cường các hoạt động tư vấn, dịch vụ về lĩnh vực khoa học công nghệ, tiết kiệm năng lượng, định chuẩn năng lượng, kiểm toán năng lượng, phân tích thử nghiệm và bảo vệ môi trường, tư vấn ISO, sở hữu trí tuệ, năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ hạt nhân, đánh giá và chuyển giao công nghệ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng; Hợp tác nghiên cứu, phát triển KH&CN trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tập trung nâng cấp trang thiết bị, nhân lực để đáp ứng công tác hỗ trợ quản lý nhà nước về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Bên cạnh đó, trong thời gian tới Trung tâm tăng cương các hoạt động dịch vụ tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng trên các lĩnh vực y tế, kiểm định kỹ thuật an toàn lao động nhằm đáp ứng được nhu cầu của tổ chức, doanh nghiệp và người dân trước sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế xã hội, khoa học kỹ thuật trên địa bàn thành phố.
Trung tâm Thông tin KH&CN thực hiện các hoạt động thông tin, thống kê KH&CN phục vụ công tác quản lý nhà nước về KH&CN của thành phố Đà Nẵng: Tiếp tục làm đầu mối về thông tin KH&CN của địa phương, xuất bản các ấn phẩm thông tin KH&CN, tuyên truyền phổ biến kiến thức về KH&CN, tổ chức và phát triển các nguồn thông tin, lưu giữ và công bố kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN, phát triển thị trường KH&CN của thành phố, triển khai thống kê KH&CN. Trung tâm Thông tin KH&CN là đơn vị do ngân sách nhà nước đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động từ khi thành lập cho đến nay, nguồn thu từ dịch vụ thông tin KH&CN không có tính đặc thù nên không bền vững, đòi hỏi Trung tâm phải tích cực khai thác các hoạt động dịch vụ có liên quan đến lĩnh vực quản lý để từng bước tạo nguồn ổn định, chuyển dần sang cơ chế tài chính đảm bảo một phần chi thường xuyên theo cơ chế đặt hàng, đấu thầu, giao nhiệm vụ cung ứng dịch vụ sự nghiệp công.
Riêng đối với lĩnh vực Công nghệ sinh học, ngày 01/9/2016 Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Kết luận số 06-KL/TW về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW của Ban Bí thư khóa IX về đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Chương trình hành động số 06-CTr/TT ngày 16/5/2016 của Thành ủy Đà Nẵng về việc thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ xn của Đảng cũng xác định đẩy mạnh nông nghiệp công nghệ cao. Do đó, Trung tâm Công nghệ sinh học cần phải phát huy được vai trò của mình trong việc triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng, thành phố đề ra, tập trung triển khai tích cực và có hiệu quả các nội dung trên.
2. Dự báo xu hướng xã hội hóa các hoạt động dịch vụ sự nghiệp
Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và Trung tâm Tiết kiệm năng lượng và Tư vấn chuyển giao công nghệ dự kiến từng bước triển khai hợp tác, xã hội hóa ở một số lĩnh vực sau:
- Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng triển khai xã hội hóa, hợp tác liên doanh, liên kết một số lĩnh vực:
Kiểm tra an toàn đồ chơi trẻ em theo QCVN 3:2009/BKHCN được ban hành theo Thông tư số 18/2009/TT-BKHCN ngày 26/6/2009 của Bộ trưởng Bộ KH&CN.
Thử nghiệm an toàn thiết bị điện gia dụng, điện tử theo Thông tư số 21/2016/TT-BKHCN ngày 15/12/2016 của Bộ KH&CN về việc ban hành sửa đổi 1:2016 QCVN 4:2009/BKHCN Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn thiết bị điện, điện tử.
Trung tâm Tiết kiệm năng lượng và Tư vấn chuyển giao công nghệ thực hiện hợp tác công tư đối với một số lĩnh vực:
Thực hiện các dự án hợp tác về tiết kiệm năng lượng tại các doanh nghiệp.
Thực hiện dịch vụ kiểm tra không phá hủy (NDT) nhằm kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động theo Thông tư số 04/2008/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
1. Mục tiêu chung
- Đảm bảo phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà nước đồng thời thực hiện một số dịch vụ công ưu tiên thuộc các lĩnh vực: công nghệ sinh học, tiết kiệm năng lượng, môi trường, thông tin KH&CN, tiêu chuẩn đo lường chất lượng.
- Tăng tỷ lệ tự chủ của các đơn vị sự nghiệp cung cấp các dịch vụ công, nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức, lao động.
- Xây dựng được lộ trình chuyển đổi cơ chế tự chủ của một số đơn vị sự nghiệp công lập từ cơ chế ngân sách nhà nước đảm bảo toàn bộ sang tự chủ một phần và tự chủ hoàn toàn hoặc chuyển sang cơ chế đặt hàng.
- Tạo điều kiện, thiết lập môi trường hoạt động bình đẳng, cạnh tranh cho các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia cung cấp các dịch vụ sự nghiệp công thuộc phạm vi quản lý; thúc đẩy hoạt động cung ứng dịch vụ công của các đơn vị sự nghiệp theo cơ chế thị trường.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Trung tâm Tiết kiệm năng lượng và Tư vấn chuyển giao công nghệ
- Giai đoạn 2016-2020: Tiếp tục thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần kinh phí hoạt động và xây dựng phương án chuyển sang tổ chức KH&CN công lập tự bảo đảm chi thường xuyên; nâng dần mức tự đảm bảo hiện nay từ 60% lên 90%.
Triển khai thực hiện Dự án nâng cao năng lực của Trung tâm được UBND thành phố Đà Nẵng phê duyệt tại Quyết định số 7384/QĐ-UBND ngày 28 tháng 10 năm 2016 là tiền đề quan trọng để đầu tư cơ sở vật chất, đào tạo nhân lực và nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm.
- Từ năm 2021 trở đi: Thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với tổ chức KH&CN công lập tự bảo đảm chi thường xuyên.
b) Trung tâm Thông tin KH&CN
- Giai đoạn 2016-2020: Tiếp tục thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập nhà nước đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động và xây dựng phương án chuyển sang tổ chức KH&CN công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên; nâng dần mức tự đảm bảo lên 10%.
Xây dựng Đề án “Đầu tư Nâng cao năng lực hoạt động của Trung tâm Thông tin KH&CN”.
- Từ năm 2021 trở đi: Thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với tổ chức KH&CN công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên.
c) Trung tâm Công nghệ sinh học
- Giai đoạn 2016-2020: Tiếp tục thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập nhà nước đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động và xây dựng phương án chuyển sang tổ chức KH&CN công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên; nâng dần mức tự đảm bảo lên 20%.
Nâng cấp Trung tâm trở thành Trung tâm ứng dụng và Phát triển Công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp và y dược vùng Nam Trung bộ theo Công văn số 93 82/UBND-QLĐTư ngày 16/11/2016 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc triển khai Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Thông báo số 363/TB-VPCP ngày 04/11/2016.
- Từ năm 2021 trở đi: Thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với tổ chức KH&CN công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên.
Đầu tư, phát hiển Trung tâm ứng dụng và Phát triển Công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp và y dược vùng Nam Trung bộ đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ chính trị.
d) Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
- Năm 2016-2020: Tiếp tục thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần kinh phí hoạt động và xây dựng phương án chuyển sang tổ chức KH&CN công lập tự bảo đảm chi thường xuyên; nâng dần mức tự đảm bảo hiện nay từ 86% lên 100%.
Kiện toàn bộ máy tổ chức theo Quyết định số 32/QĐ-SKHCN ngày 30 tháng 3 năm 2010 của Giám đốc Sở KH&CN Đà Nẵng, thành lập thêm 02 phòng: Phòng Thử nghiệm; Phòng Thông tin và Tiêu chuẩn chất lượng để mở rộng lĩnh vực hoạt động về thử nghiệm, kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hóa, kiểm định kỹ thuật an toàn công nghiệp.
Triển khai thực hiện Dự án nâng cao năng lực của Trung tâm được UBND thành phố Đà Nẵng phê duyệt tại Quyết định số 7418/QĐ-UBND ngày 29 tháng 10 năm 2016 là tiền đề quan trọng để đầu tư cơ sở vật chất, đào tạo nhân lực và nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm.
- Từ năm 2021 trở đi: Thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với tổ chức KH&CN công lập tự bảo đảm chi thường xuyên.
Quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập ngành KH&CN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng về cơ bản tiếp tục giữ ổn định số lượng các đơn vị hiện có (04 đơn vị) từ nay đến năm 2030.
1. Về cơ cấu tổ chức
- Giữ nguyên cơ cấu tổ chức đối với 02 Trung tâm: Trung tâm Tiết kiệm năng lượng và Tư vấn chuyển giao công nghệ và Trung tâm Thông tin KH&CN.
Riêng đối với Tạp chí Khoa học và Phát triển Đà Nẵng trực thuộc Trung tâm Thông tin KH&CN thực hiện theo quy hoạch báo chí, xuất bản của UBND thành phố.
- Đối với Trung tâm Công nghệ sinh học: Cơ cấu tổ chức dự kiến bao gồm:
Ban Giám đốc: 01 Giám đốc, 02 Phó Giám đốc.
04 phòng chuyên môn, nghiệp vụ: Phòng Tổng hợp - Hành chính; Phòng Công nghệ tế bào thực vật; Phòng Công nghệ vi sinh; Trạm Sản xuất và Kinh doanh.
- Đối với Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng: kiện toàn bộ máy tổ chức theo Quyết định số 32/QĐ-SKHCN ngày 30 tháng 3 năm 2010 của Giám đốc Sở KH&CN Đà Nẵng, gồm có:
Ban Giám đốc: 01 Giám đốc, 01 Phó Giám đốc.
05 phòng chuyên môn, nghiệp vụ: Phòng Tổng hợp - Hành chính; Phòng Đánh giá chứng nhận; Phòng Hiệu chuẩn và Kỹ thuật đo lường; Phòng Thử nghiệm; Phòng Thông tin và Tiêu chuẩn chất lượng.
2. Về cơ chế tài chính
STT | Đơn vị | Giai đoạn 2016-2020 | Giai đoạn 2021-2030 | ||||
NSNN đảm bảo toàn bộ | NSNN đảm bảo một phần | Tự đảm bảo toàn bộ chi thường xuyên | NSNN đảm bảo toàn bộ | NSNN đảm bảo một phần | Tự đảm bảo toàn bộ chi thường xuyên | ||
1 | Trung tâm Tiết kiệm năng lượng và Tư vấn chuyển giao công nghệ |
| x |
|
|
| x |
2 | Trung tâm Thông tin KH&CN | x |
|
|
| x |
|
3 | Trung tâm Công nghệ sinh học | x |
|
|
| x |
|
4 | Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng |
| x |
|
|
| x |
3. Về cơ sở vật chất kỹ thuật
a) Trụ sở
- Trung tâm Tiết kiệm năng lượng và Tư vấn chuyển giao công nghệ và Trung tâm Thông tin KH&CN: ổn định làm việc tại cơ sở mới số 49 Thế Lữ, Đà Nẵng.
- Trung tâm Công nghệ sinh học: duy trì trụ sở tại tổ 25, phường Hòa Thọ Tây, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng
- Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng: nghiên cứu, đề xuất UBND thành phố bố trí trụ sở làm việc có đường rộng hơn, thuận tiện để cho công tác kiểm định và cho các tổ chức, doanh nghiệp khi đến thực hiện kiểm định.
b) Về trang thiết bị
Các đơn vị thực hiện đầu tư, nâng cấp về trang thiết bị, máy móc, tu sửa trụ sở để tăng cường công tác quản lý, hoạt động của đơn vị phù hợp khả năng tài chính.
4. Lộ trình tự chủ về tài chính và con người
Các đơn vị từng bước triển khai thực hiện cơ chế tự chủ, định hướng tăng tỷ lệ và đẩy nhanh lộ trình thực hiện cơ chế tự chủ đến năm 2020, cụ thể như sau:
Năm | Tỉ lệ tự chủ về tài chính (%) | Số lượng người làm việc | |
Số lượng người làm việc được giao | Số lượng ngưòi làm việc từ nguồn tự chủ của đơn vị | ||
1. Trung tâm Tiết kiệm năng lượng và Tư vấn chuyển giao công nghệ | |||
2017 | 60 | 23 | 10 |
2018 | 70 | 23 | 10 |
2019 | 80 | 22 | 11 |
2020 | 90 | 21 | 12 |
2. Trung tâm Thông tin khoa học và công nghệ | |||
2017 | 2 | 14 | 0 |
2018 | 4 | 13 | 0 |
2019 | 6 | 13 | 0 |
2020 | 10 | 13 | 2 |
3. Trung tâm Công nghệ sinh học | |||
2017 | 0 | 23 | 02 |
2018 | 5 | 22 | 02 |
2019 | 10 | 21 | 03 |
2020 | 20 | 21 | 03 |
4. Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng | |||
2017 | 86 | 7 | 12 |
2018 | 90 | 7 | 17 |
2019 | 95 | 6 | 23 |
2020 | 96-100 | 6 | 23 |
Từ năm 2021 trở đi:
- Trung tâm Tiết kiệm năng lượng và Tư vấn chuyển giao công nghệ, Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với tổ chức KH&CN công lập tự bảo đảm chi thường xuyên.
- Trung tâm Thông tin KH&CN, Trung tâm Công nghệ sinh học thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với tổ chức KH&CN công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên.
Tùy vào tỉ lệ tự chủ tài chính của từng đơn vị theo từng năm mà cân đối số lượng người làm việc từ nguồn tự chủ của đơn vị theo quy định.
1. Nhóm giải pháp về quản lý nhà nước
- Đề nghị các Bộ, ngành Trung ương và UBND thành phố ban hành theo thẩm quyền các cơ chế, chính sách đồng bộ để phát triển đơn vị sự nghiệp công lập, tạo động lực cho các đơn vị, đội ngũ viên chức.
- Tiếp tục đẩy mạnh phân công, phân cấp, giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị sự nghiệp công lập về tổ chức thực hiện nhiệm vụ, nhân lực, tài chính; Gắn quyền hạn với trách nhiệm của từng cấp, của tập thể và cá nhân người đứng đầu đơn vị, gắn phân cấp nhiệm vụ với phân cấp quản lý về tổ chức, nhân sự, tài chính và bảo đảm các điều kiện vật chất khác. Một mặt trao cho các đơn vị đầy đủ quyền tự chủ và trách nhiệm, mặt khác bảo đảm quyền sở hữu và vai trò của đại diện chủ sở hữu trong các đơn vị.
- Quy định rõ ràng thẩm quyền và trách nhiệm của người đứng đầu trong quản lý và điều hành đơn vị sự nghiệp; quy định và thực hiện cơ chế giám sát, kiểm tra trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập trong việc thực hiện thẩm quyền.
- Tăng cường thực hiện hoạt động thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật; đồng thời phát huy dân chủ ở cơ sở để giám sát công việc quản lý của các cấp; phát huy vai trò của các đoàn thể, tổ chức quần chúng trong việc giám sát hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Nhóm giải pháp về tài chính
Trong điều kiện ngân sách nhà nước bố trí cho các đơn vị sự nghiệp có hạn và có xu hướng ngày càng giảm, vì vậy bên cạnh ngân sách nhà nước đâu tư hàng năm, cần thực hiện các biện pháp tăng cường nguồn lực ngoài ngân sách để đầu tư cho các đơn vị sự nghiệp như sau:
- Đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào một số lĩnh vực về khoa học công nghệ. Hỗ trợ các đơn vị trong việc tìm nguồn tài trợ của các tổ chức trong nước và quốc tế đầu tư cho các đơn vị sự nghiệp.
- Khuyến khích các đơn vị sự nghiệp chủ động liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp, các đơn vị sự nghiệp khác trong các hoạt động đào tạo, chuyển giao công nghệ.
- Đẩy mạnh tiến trình thực hiện tự chủ và thực hiện xã hội hóa, cổ phần hóa các đơn vị sự nghiệp đủ điều kiện.
- Đối với nguồn vốn sự nghiệp: Chuyển dần từ việc giao dự toán ngân sách hàng năm cho các đơn vị sự nghiệp thực hiện nhiệm vụ sang thực hiện phương thức đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ cung ứng dịch vụ sự nghiệp công quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP nhằm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng theo pháp luật để thúc đẩy các đơn vị phát triển.
3. Nhóm giải pháp về nhân lực
- Xây dựng và tổ chức thực hiện Đề án vị trí việc làm của các đơn vị sự nghiệp công lập sau khi Quy hoạch mạng lưới đơn vị sự nghiệp được phê duyệt.
- Phát triển đội ngũ cán bộ công chức, viên chức và người lao động có đủ năng lực trực tiếp tham gia hoạt động nghiên cứu KH&CN: Liên kết với các đối tác có tiềm lực mạnh về KH&CN trong nước và nước ngoài để triển khai các chương trình đào tạo, bồi dưỡng.
- Đẩy mạnh việc xây dựng và thực hiện các đề tài khoa học, sáng kiến thuộc lĩnh vực có liên quan.
4. Nhóm giải pháp về tổ chức
- Nghiên cứu, rà soát, tổ chức lại mạng lưới các đơn vị sự nghiệp theo hướng tinh gọn, hiệu quả.
- Đẩy mạnh thực hiện đổi mới mô hình hoạt động từ mô hình hiện nay sang mô hình thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ công. Đặc biệt khuyến khích thực hiện xã hội hóa đối với các lĩnh vực, nhiệm vụ có khả năng, điều kiện thực hiện xã hội hóa.
5. Giải pháp về đầu tư, hợp tác trong và ngoài nước
- Tăng cường hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để tranh thủ nguồn vốn đầu tư, nâng cao các hoạt động dịch vụ đáp ứng nhu cầu của xã hội theo quy định của pháp luật.
- Tham gia đấu thầu cung ứng các dịch vụ sự nghiệp công Phù hợp với lĩnh vực chuyên môn của đơn vị.
6. Khuyến khích xã hội hóa
Khuyến khích các đơn vị sự nghiệp công từng bước xã hội hóa các hoạt động dịch vụ sự nghiệp đối với các lĩnh vực, nhiệm vụ có khả năng, điều kiện thực hiện xã hội hóa, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng không phân biệt giữa các loại hình đơn vị sự nghiệp công lập trong việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ.
1. Sở Khoa học và Công nghệ
a) Chủ trì, Phối hợp với các Sở, ban, ngành và UBND các quận, huyện có liên quan tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch; định kỳ tổ chức thanh tra, kiểm tra đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch.
b) Chủ động xem xét, báo cáo Chủ tịch UBND thành phố quyết định điều chỉnh quy hoạch cho Phù hợp với điều kiện thực tế.
2. Các Sở, ban, ngành có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối hợp, thực hiện các nhiệm vụ và nội dung liên quan trong quy hoạch.
3. Trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc
- Triển khai Đề án Quy hoạch mạng lưới đơn vị sự nghiệp công lập tại đơn vị.
- Hoàn thiện Đề án vị trí việc làm; xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật trên cơ sở Danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực KH&CN đã được Chủ tịch UBND thành phố phê duyệt tại Quyết định số 1771/QĐ-UBND ngày 03/4/2017.
- Kiện toàn cơ cấu tổ chức, xây dựng nội quy, quy chế hoạt động của đơn vị phù hợp với nội dung Đề án quy hoạch.
Sau khi Chủ tịch UBND thành phố phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp ngành KH&CN trên địa bàn thành phố, căn cứ lộ trình triển khai thực hiện của từng đơn vị sự nghiệp theo từng lĩnh vực, Sở Khoa học và Công nghệ chỉ đạo các đơn vị liên quan triển khai thực hiện./.
1 Năm 2013, Trung tâm ký kết được một số hợp đồng thiết kế, xây lắp nên doanh thu tăng đột biến. Tuy nhiên, tỷ lệ lợi nhuận/doanh thu của các hợp đồng này không cao. Do đó, năm 2014 dù doanh thu thấp hơn năm 2013 nhưng thực tế hiệu quả hoạt động của Trung tâm vẫn tăng dần qua các năm.
- 1Quyết định 3067/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ban Quản lý các khu công nghiệp đến năm 2030 do tỉnh Sơn La ban hành
- 2Quyết định 1459/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đơn vị sự nghiệp công lập ngành Y tế tỉnh Tuyên Quang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
- 3Quyết định 211/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Tuyên Quang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
- 1Nghị định 43/2006/NĐ-CP quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập
- 2Thông tư 04/2008/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thủ tục đăng ký và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 3Thông tư 08/2009/TT-BKHCN hướng dẫn về yêu cầu, trình tự, thủ tục đăng ký lĩnh vực hoạt động đánh giá sự phù hợp do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 4Thông tư 18/2009/TT-BKHCN ban hành và thực hiện Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 5Nghị định 68/2010/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm pháp luật trong lĩnh vực điện lực
- 6Quyết định 418/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Nghị định 55/2012/NĐ-CP quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập
- 8Nghị quyết 40/NQ-CP năm 2012 về Chương trình hành động thực hiện Thông báo kết luận của Bộ Chính trị về Đề án "Đổi mới cơ chế hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập, đẩy mạnh xã hội hóa loại hình dịch vụ sự nghiệp công" do Chính phủ ban hành
- 9Thông tư liên tịch 29/2014/TTLT-BKHCN-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về khoa học và công nghệ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Nội vụ ban hành
- 10Nghị định 16/2015/NĐ-CP Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập
- 11Nghị quyết 39-NQ/TW năm 2015 tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 12Quyết định 695/QĐ-TTg năm 2015 ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định 16/2015/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 13Nghị quyết 20-NQ/TW năm 2012 về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 14Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 15Nghị định 54/2016/NĐ-CP Quy định cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập
- 16Kết luận 06-KL/TW năm 2016 về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 50-CT/TW về đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 17Thông tư 21/2016/TT-BKHCN Sửa đổi 1:2016 QCVN 4:2009/BKHCN Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn thiết bị điện và điện tử do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 18Thông tư 01/2017/TT-BKHCN hướng dẫn Nghị định 54/2016/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 19Quyết định 3067/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ban Quản lý các khu công nghiệp đến năm 2030 do tỉnh Sơn La ban hành
- 20Quyết định 1459/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đơn vị sự nghiệp công lập ngành Y tế tỉnh Tuyên Quang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
- 21Quyết định 211/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Tuyên Quang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
Quyết định 2898/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đơn vị sự nghiệp công lập ngành khoa học và công nghệ thành phố Đà Nẵng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- Số hiệu: 2898/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 30/05/2017
- Nơi ban hành: Thành phố Đà Nẵng
- Người ký: Huỳnh Đức Thơ
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra