Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÒA BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2881/QĐ-UBND

Hòa Bình, ngày 04 tháng 12 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ TỈNH HÒA BÌNH ĐẾN NĂM 2015, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÒA BÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Quyết định số 107/2008/QĐ-TTg ngày 30/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ, về một số chính sách hỗ trợ sản xuất, chế biến tiêu thụ rau, quả, chè an toàn đến năm 2015;

Căn cứ Quyết định số 2187/QĐ-UBND ngày 30/11/2010 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp tỉnh Hòa Bình đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 1583/QĐ-UBND ngày 05/9/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt đề cương và dự toán Đề án phát triển sản xuất chè tỉnh Hòa Bình đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 602/TTr-SNN ngày 13/11/2013,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Phê duyệt Đề án phát triển sản xuất chè tỉnh Hòa Bình đến năm 2015, định hướng đến năm 2020, như sau:

Phần thứ nhất

SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

I. Những căn cứ xây dựng Đề án phát triển sản xuất chè tỉnh Hoà Bình đến năm 2015, định hướng đến năm 2020

II. Sự cần thiết xây dựng đề án phát triển sản xuất chè tỉnh Hoà Bình đến năm 2015, định hướng đến năm 2020.

III. Phạm vi nghiên cứu

Phần thứ hai

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ TỈNH HÒA BÌNH

I. Các yếu tố, điều kiện tự nhiên có liên quan đến phát triển sản xuất chè tỉnh Hoà Bình.

1. Khái quát đặc tính sinh trưởng, phát triển của cây chè

2. Điều kiện tự nhiên tỉnh Hòa Bình

II. Điều kiện kinh tế - xã hội

1. Tình hình kinh tế

2. Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất chè

3. Nguồn nhân lực

4. Việc làm và mức sống dân cư nông thôn

III. Đánh giá chung

1. Những lợi thế so sánh

2. Những thách thức, hạn chế

Phần thứ ba

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ TỈNH HÒA BÌNH

I. Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất chè trong cơ cấu chung ngành trồng trọt

1. Giá trị sản xuất chè (giá hiện hành)

2. Giá trị sản xuất chè (giá so sánh 2010)

II. Diện tích, năng suất, sản lượng

1. Diện tích, năng suất, sản lượng

2. Các giống chè hiện có

3. Kỹ thuật thâm canh

4. Giám sát, quản lý chất lượng

III. Về cơ sở chế biến, tiêu thụ sản phẩm

1. Cơ sở chế biến

2. Tiêu thụ sản phẩm

IV. Về ứng dụng kỹ thuật, sử dụng giống mới tiến bộ vào sản xuất.

V. Đánh giá chung tình hình phát triển cây chè tỉnh Hoà Bình.

1. Kết quả đạt được và nguyên nhân

2. Về thiếu sót tồn tại, nguyên nhân

Phần thứ tư

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ ĐẾN NĂM 2015, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020.

A. Dự báo yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện phát triển sản xuất chè đến năm 2015, định hướng đến năm 2020

1. Thuận lợi và cơ hội

2. Khó khăn, thách thức

B. Định hướng và giải pháp thực hiện Đề án phát triển sản xuất chè đến năm 2015 định hướng đến năm 2020

I. Mục tiêu chung

Hình thành vùng sản xuất chè hàng hóa tập trung, quy mô tương đối lớn, gắn với chế biến để tạo ra khối lượng sản phẩm lớn, chất lượng tốt phục vụ cho thị trường trong nước và xuất khẩu.

Tập trung trồng chè giống mới năng suất, chất lượng thay thế giống chè cũ, nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm chè; tăng thu nhập cho người làm chè, phấn đấu đến năm 2015 thu nhập bình quân đạt 1,5 lần so với hiện nay.

Phát triển sản xuất chè ổn định, bền vững; sản xuất an toàn theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (VIET GAP) đảm bảo an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường sinh thái.

II. Mục tiêu cụ thể

1. Phấn đấu đến năm 2015 tổng diện tích chè toàn tỉnh ổn định khoảng 2.600 ha; trong đó chè Shan tuyết 600 ha, chè xanh 2.000 ha; Năm 2020 tổng diện tích chè toàn tỉnh khoảng 3.200 ha; trong đó chè Shan tuyết 1.000 ha, chè xanh 2.200 ha.

Năng suất chè búp tươi đạt bình quân 100 tạ/ha (chè Shan 20 tạ/ha, chè xanh 150 tạ/ha). Năm 2020 năng suất chè búp tươi đạt bình quân 150 tạ/ha (chè shan 40 tạ/ha, chè xanh 200 tạ/ha)

Sản lượng năm 2015 là 8.320 tấn (chè Shan 1.080 tấn, chè xanh 7.240 tấn); năm 2020 sản lượng 15.104 tấn (chè shan 3.000 tấn, chè xanh 12.104 tấn).

Năm 2015 diện tích chè xanh giống mới chiếm 25% diện tích, đến năm 2020 đạt 100% diện tích chè giống mới. Tiếp tục chăm sóc, bảo tồn lưu giữ 1.252 cây chè shan cổ thụ, trong đó đặc biệt chú ý bảo vệ 12 cây đầu dòng hiện có và tiếp tục bình tuyển, công nhận cây đầu dòng mới, đáp ứng đủ nhu cầu nhân giống.

2. Sản phẩm chè khô chế biến năm 2015 đạt khoảng 1.770 tấn (chè shan 230 tấn, chè xanh 1.540 tấn); Năm 2020 sản phẩm chè khô chế biến các loại đạt khoảng 3.213 tấn (chè shan 638 tấn, chè xanh 2.575 tấn).

Dự kiến đến 2020 sản phẩm chè xuất khẩu trực tiếp khoảng 30%, còn lại tiêu thụ trong nước.

3. Đến năm 2015 giá trị sản xuất ngành chè tăng gấp 1,5 lần so với năm 2012; đến năm 2020 tăng gấp 2,5 lần so với năm 2012.

III. Nội dung của đề án

1. Phạm vi thực hiện: Đề án thực hiện tại 10 huyện trong tỉnh

Biểu 1: Hiện trạng diện tích trồng chè xanh, chè Shan tuyết, giống chè cũ và giống chè mới năm 2012 tỉnh Hòa Bình

TT

Huyện

Diện tích

Trong đó

Tổng

Chè KTCB

Chè kinh doanh

Chè xanh

Chè Shan tuyết

Tổng

Giống cũ

Giống mới

1

Kỳ Sơn

33

 

33

33

33

 

 

2

Cao Phong

10

 

10

10

10

 

 

3

Mai Châu

257

19

238

101

97

4

156

4

Lương Sơn

472

10

462

472

472

 

 

5

Kim Bôi

25

 

25

25

25

 

 

6

Tân Lạc

170

5

165

100

100

 

70

7

Đà Bắc

293

16

277

109

109

 

184

8

Lạc Sơn

611

111

500

611

497

114

 

9

Lạc Thủy

423

159

264

423

252

171

 

10

Yên Thủy

117

 

117

117

94

23

 

 

Tổng cộng

2.411

320

2.091

2.001

1.688

312

410

Ghi chú: Chè giống mới gồm giống chè LDP1, LDP2, Kim Tuyền

2. Quy mô diện tích đất trồng chè của tỉnh

Đến năm 2015 khoảng 2.600 ha, đến 2020 ổn định diện tích 3.200 ha. Bố trí cụ thể như sau:

Biểu 2: Diện tích, năng suất, sản lượng chè tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến 2020

TT

Diễn giải

ĐVT

Giai đoạn 2011-2015

Định hướng đến 2020

Đến 2012

Đến 2015

1

Toàn tỉnh

 

 

 

 

 

Diện tích

Ha

2.411

2.600

3.200

 

Năng suất

Tạ/ha

31,6

100

150

 

Sản lượng búp tươi

Tấn

6.609

8.320

15.104

2

Chè xanh

 

 

 

 

 

Diện tích

Ha

2.000

2.000

2.200

 

Năng suất

Tạ/ha

100

150

200

 

Sản lượng búp tươi

Tấn

6.500

7.240

12.104

3

Chè Shan tuyết

 

 

 

 

 

Diện tích

Ha

410

600

1.000

 

Năng suất

Tạ/ha

15

20

40

 

Sản lượng búp tươi

Tấn

800

1.080

3.000

2.1. Cụ thể đến năm 2015 diện tích chè 2.600 ha, gồm:

2.1.1. Vùng nguyên liệu chè Shan tuyết tập trung 600 ha tại 3 huyện:

- Mai Châu 175 ha, gồm các xã: Pà Cò, Hang Kia, Bao La.

- Đà Bắc 325 ha, gồm các xã: Yên Hòa, Trung Thành, Đoàn Kết, Đồng Ruộng, Cao Sơn.

- Tân Lạc 100 ha, gồm các xã: Ngổ luông, Nam Sơn, Quyết Chiến, Bắc Sơn.

2.1.2. Diện tích chè để sản xuất chè đen, chè xanh 2.000 ha: Đà Bắc 109 ha, Mai Châu 101 ha, Lương Sơn 600 ha, Tân Lạc 100 ha, Lạc Sơn 610 ha, Lạc Thủy 423 ha, Yên Thủy 117 ha.

2.1.2. Vùng nguyên liệu chè xanh tập trung 02 vùng:

* Vùng chè Yên thủy- Lạc Sơn: Lấy cơ sở sản xuất chè của Công ty TNHH Một thành viên 2/9 làm trung tâm để phát triển ra các xã xung quanh, tạo thành vùng chè hàng hóa tập trung, diện tích khoảng 730 ha, bao gồm:

- Huyện Yên Thủy gồm các xã Lạc Lương, Bảo Hiệu, Lạc Sỹ, Lạc Hưng, Lạc Thịnh .... và thị trấn Hàng Trạm.

- Huyện Lạc Sơn gồm các xã vùng Liên Cộng (Xuất Hóa, Định Cư, Hương Nhượng, Bình Hẻm, Liên Vũ), vùng Quyết Thắng (Văn Sơn, Thượng Cốc, Phúc Tuy ...), vùng Cộng Hòa (Nhân Nghĩa, Tân Lập, Văn Nghĩa, Mỹ Thành, Tuân Đạo, Quý Hòa, Miền Đồi..).

* Vùng chè Lạc Thủy - Lương Sơn: Lấy cơ sở sản xuất chè của Công ty TNHH Một thành viên Sông Bôi và vùng chè Lương Sơn (các xã Tân Vinh, Tân Thành) làm trung tâm để phát triển ra các xã xung quanh, tạo thành vùng hàng hóa tập trung, diện tích khoảng 900 ha, bao gồm:

- Huyện Lạc Thủy gồm các xã: Cố Nghĩa, Phú Lão, Đồng Tâm, Phú Thành, An Bình, Thị trấn Chi Nê ...

- Huyện Lương Sơn, gồm các xã: Tân Thành, Tân Vinh, Hòa Sơn, Trung Sơn, Lâm Sơn...

2.2. Đến năm 2020 Diện tích chè ổn định 3.200 ha, trong đó:

2.2.1. Diện tích chè shan tuyết 1.000 ha: Mai Châu 280 ha (xã Pà Cò, Hang Kia, Bao La), Đà Bắc 490 (xã Yên Hòa, Trung Thành, Đoàn Kêt...), Tân Lạc 230 ha (xã Ngổ luông, Nam Sơn, Quyết Chiến, Bắc Sơn ...)

2.2.2. Diện tích chè để sản xuất chè xanh và chè đen 2.200 ha: Đà Bắc 109 ha (xã Đồng Ruộng, Cao Sơn...), Mai Châu 101 ha (xã Pà Cò, Hang Kia, Bao La...), Lương Sơn: 500 ha (xã Tân Thành, Tân Vinh, Hòa Sơn, Trung Sơn, Lâm Sơn ...), Tân Lạc 100 ha (xã Ngổ luông, Nam Sơn, Quyết Chiến, Bắc Sơn ...), Lạc Sơn 673 ha (xã Xuất Hóa, Định Cư, Hương Nhượng, Bình Hẻm, Liên Vũ), vùng Quyết Thắng (Văn Sơn, Thượng Cốc, Phúc Tuy ...), vùng Cộng Hòa (Nhân Nghĩa, Tân Lập, Văn Nghĩa, Mỹ Thành, Tuân Đạo, Quý Hòa, Miền Đồi…), Lạc Thủy 490 ha (xã cố Nghĩa, Phú Lương, Đồng Tâm, Phú Thành, An Bình, Thị trấn Chi Nê...), Yên Thủy 160 ha (xã Lạc Lương, Bảo Hiệu, Lạc Sỹ, Lạc Hưng, Lạc Thịnh .... và thị trấn Hàng Trạm.

Biểu 3: Dự kiến diện tích sản xuất chè tập trung năm 2015 Định hướng đến năm 2020 tỉnh Hòa Bình

STT

Huyện

Năm 2015

Năm 2020

Tổng

Chè xanh

Chè Shan tuyết

Tổng

Chè xanh

Chè Shan tuyết

1

Mai Châu

276

101

175

381

101

280

2

Lương Sơn

472

472

 

500

500

 

3

Tân Lạc

200

100

100

330

100

230

4

Đà Bắc

434

109

325

599

109

490

5

Lạc Sơn

611

611

 

673

673

 

6

Lạc Thủy

423

423

 

490

490

 

7

Yên Thủy

117

117

 

160

160

 

 

Tổng

2.600

2.000

600

3.200

2.200

1.000

3. Tiến độ trồng chè giống mới hàng năm thay thế chè giống cũ

Biểu 4: Dự kiến tiến độ, diện tích trồng chè giống mới, trồng chè Shan tuyết năm 2015, định hướng đến 2020

STT

Chỉ tiêu

Năm 2012

Năm 2015

Năm 2020

1

Tổng diện tích chè

2.411

2.600

3.200

2

Tổng diện tích chè trồng mới

722

390

2.088

 

- Chè xanh giống mới (LDP1, LDP2, Kim tuyền)

312

200

1.688

 

- Chè Shan tuyết (giống chè cổ thụ địa phương)

410

190

400

4. Cơ sở chế biến

Hỗ trợ đầu tư sửa chữa nâng cấp, xây mới 05 cơ sở chế biến, máy móc thiết bị tiên tiến, công nghệ dây chuyền chê biến theo hướng kiêm dụng sản xuất được cả chè xanh và chè đen; công suất trung bình khoảng 10-15 tấn chè búp tươi/ngày tại những vùng chè tập trung: Mai Châu, Yên Thủy, Lạc Sơn, Lạc Thủy, Lương Sơn.

5. Về xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm

Hỗ trợ đầu tư cho việc quảng bá sản phẩm, xây dựng thương hiệu chè của doanh nghiệp và tham gia thương hiệu chè Việt.

Dự kiến đến 2020 sản phẩm chè xuất khẩu trực tiếp khoảng 30%, còn lại tiêu thụ trong nước.

IV. Giải pháp thực hiện

1. Giải pháp về nông nghiệp

1.1. Giải pháp về giống

1.2. Giải pháp về kỹ thuật

2. Giải pháp về chế biến, tiêu thụ sản phẩm

2.1. Về chế biến

2.2. Về thương mại, tiêu thụ sản phẩm

3. Giải pháp về các chính sách nhằm phát triển sản xuất chè

3.1. Phát triển vùng nguyên liệu

3.2. Hỗ trợ đổi mới thiết bị công nghệ, nâng cao tay nghề công nhân chế biến.

3.3. Hỗ trợ xúc tiến thương mại

3.4. Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng vùng chè

3.5. Đảm bảo an toàn thực phẩm vùng chè:

4. Giải pháp về chuyển giao, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất

5. Giải pháp về vốn

5.1. Nhu cầu vốn đầu tư: Tổng nhu cầu vốn đầu tư là 175.600 triệu đồng, trong đó:

- Vốn hộ sản xuất, doanh nghiệp, tín dụng: 136.400 triệu đồng (chiếm 78% tổng vốn đầu tư) đầu tư trồng mới, cải tạo diện tích chè, mua sắm máy móc thiết bị, cải tạo vườn ươm ...

- Vốn ngân sách hỗ trợ: 39.200 triệu đồng (chiếm 22% tổng vốn đầu tư), trong đó: Hỗ trợ trực tiếp: 21.200 triệu đồng hỗ trợ đầu tư trồng mới, cải tạo diện tích chè, lãi suất vay tín dụng, mua máy móc thiết bị, cải tạo vườn ươm...

- Hỗ trợ thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án: 18.000 triệu đồng (đầu tư cơ sở hạ tầng đường giao thông, tưới nước, đào tạo nghề ...)

Biểu 5: Nhu cầu vốn đầu tư để phát triển sản xuất chè tập trung tỉnh Hòa Bình đến năm 2020

STT

Nôi dung đầu tư

Nguồn vốn (triệu đồng)

Cộng

Nguồn vốn tự huy động

Nguồn vốn hỗ trợ

 

Tổng vốn đầu tư

175.600

136.400

39.200

1

Đầu tư trồng mới, cải tạo diện tích chè, mua sắm máy móc thiết bị, cải tạo vườn ươm...

136.400

136.400

 

2

Hỗ trợ trực tiếp: Đầu tư trồng mới, cải tạo diện tích chè, lãi suất vay tín dụng, mua máy móc thiết bị, cải tạo vườn ươm...

21.200

 

21.200

3

Hỗ trợ thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án: Đầu tư cơ sở hạ tầng

18.000

 

18.000

5.2. Phân kỳ vốn đầu tư:

Giai đoạn 2013 - 2015: 94.500 triệu đồng, gồm:

+ Vốn của hộ sản xuất, doanh nghiệp, tín dụng: 78.300 triệu đồng.

+ Vốn ngân sách hỗ trợ: 16.200 triệu đồng (trong đó hỗ trợ trực tiếp 6.200 triệu đồng; hỗ trợ thông qua các chương trình MTQG, dự án là 10.000 triệu đồng).

Giai đoạn 2015- 2020: 81.100 triệu đồng, gồm:

+ Vốn của hộ sản xuất, doanh nghiệp, tín dụng: 58.100 triệu đồng.

+ Vốn ngân sách hỗ trợ: 23.000 triệu đồng (trong đó hỗ trợ trực tiếp 15.000 triệu đồng; hỗ trợ thông qua các chương trình MTQG, dự án là 8.000 triệu đồng).

Cụ thể:

Biểu 6: Phân kỳ vốn đầu tư để phát triển sản xuất chè tập trung tỉnh Hòa Bình đến năm 2020

TT

Nội dung đầu tư

Nguồn vốn (triệu đồng)

Cộng

Nguồn vốn tự huy động

Nguồn vốn hỗ trợ

 

Tổng vốn đầu tư

175.600

136.400

39.200

I

Giai đoạn 2013-2015

94.500

78.300

16.200

1

Đầu tư trồng mới, cải tạo diện tích chè, mua sắm máy móc thiết bị, cải tạo vườn ươm ...

78.300

78.300

 

2

Hỗ trợ trực tiếp: Đầu tư trồng mới, cải tạo diện tích chè, lãi suất vay tín dụng, mua máy móc thiết bị, cải tạo vườn ươm...

6.200

 

6.200

3

Hỗ trợ thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án: Đầu tư cơ sở hạ tầng

10.000

 

10.000

II

Giai đoạn 2015-2020

81.100

58.100

23.000

1

Đầu tư trồng mới, cải tạo diện tích chè, mua sắm máy móc thiết bị, cải tạo vườn ươm ...

58.100

58.100

 

2

Hỗ trợ trực tiếp: Đầu tư trồng mới, cải tạo diện tích chè, lãi suất vay tín dụng, mua máy móc thiết bị, cải tạo vườn ươm...

15.000

 

15.000

3

Hỗ trợ thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án: Đầu tư cơ sở hạ tầng

8.000

 

8.000

5.3. Huy động vốn đầu tư

5.4. Cơ chế đầu tư:

6. Các dự án ưu tiên:

Dự án phát triển vùng nguyên liệu chè búp tươi gồm:

- Dự án trồng chè mới;

- Dự án phá bỏ diện tích chè giống cũ để trồng thay thế các giống chè mới;

- Dự án đổi mới thiết bị công nghệ chế biến chè;

- Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng vùng chè;

- Dự án tạo vùng chè an toàn thực phẩm có thương hiệu.

7. Tổ chức thực hiện

Phần thứ năm

HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ ÁN

I. Hiệu quả kinh tế

- Cây chè là cây công nghiệp có chu kỳ sản xuất dài ngày (trên 20 năm), do vậy việc đầu tư kiến thiết cơ bản ban đầu khá lớn, nhưng thời gian thu sản phẩm dài trên 20 năm, hiệu quả sản xuất cao. Đề án thực hiện sẽ giúp cho người làm chè tăng thêm thu nhập, giải quyết được nhiều việc làm cho khu vực nông thôn.

- Đến năm 2020 tạo được một số vùng sản xuất chè tập trung 3.200 ha, sản lượng 15.104 tấn chè búp tươi, có khả năng chế biến được 3.200 tấn chè búp khô; từ năm 2020 đến 2030 hàng năm có thể sản xuất ổn định được khoảng 48.000 tấn chè búp tươi, chế biến sản xuất khoảng 10.200 tấn chè búp khô (gấp 7,16 lần so với hiện nay) phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Tăng thu ngân sách hàng năm do sản xuất chế biến, tiêu thụ xuất khẩu sản phẩm chè.

II. Hiệu quả xã hội, môi trường

- Giải quyết việc làm ổn định, thường xuyên cho khoảng 4.000 lao động sản xuất nông nghiệp và khoảng 300 lao động công nghiệp chế biến; góp phần giải quyết việc làm, ổn định dân cư khu vực nông thôn.

- Việc thực hiện đề án góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, từng bước áp dụng những tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, chế biến, nâng cao trình độ thâm canh sản xuất, chế biến cho người lao động.

- Góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, chống sói mòn sạt lở và bảo vệ môi trường sinh thái và thúc đẩy phát triển du lịch, phát huy và bảo tồn văn hóa, bản sắc dân tộc.

(Báo cáo Đề án phát triển sản xuất chè tỉnh Hoà Bình đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 đã được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định tại Tờ trình số 602/TTr-SNN ngày 13/11/2013)

Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Công thương; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Bộ NN&PTNT;
- Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
- Kho bạc NN Hòa Bình;
- Chánh, Phó VP/UBND;
- Lưu: VT, NNTN(BD30);

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Dũng

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 2881/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án phát triển sản xuất chè tỉnh Hòa Bình đến năm 2015, định hướng đến năm 2020

  • Số hiệu: 2881/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 04/12/2013
  • Nơi ban hành: Tỉnh Hòa Bình
  • Người ký: Nguyễn Văn Dũng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 04/12/2013
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản