Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 2863/QĐ-UBND

Hà Nội, ngày 11 tháng 06 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT “CHƯƠNG TRÌNH CUNG CẤP NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN THÀNH PHỐ HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN 2009 – 2020”

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 104/2000/QĐ-TTg ngày 25/8/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn đến năm 2020;
Căn cứ Chương trình số 02/CTr-TU ngày 31/10/2008 của Thành ủy Hà Nội về việc thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội tại Tờ trình số 77/TTr-SNN ngày 21/4/2009 về việc xin phê duyệt Chương trình cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2009-2020,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này “Chương trình cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2009 – 2020”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND Thành phố, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Quy hoạch Kiến trúc, Giám đốc Ngân hàng chính sách xã hội Thành phố, Chủ tịch UBND các huyện, Giám đốc Trung tâm Nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn Hà Nội, Thủ trưởng các ngành, các cấp và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (để báo cáo);
- TT Thành ủy, TT HĐND TP (để báo cáo);
- Đ/c Chủ tịch UBND TP (để báo cáo)
- Các đ/c PCT UBND TP;
- VPUB: các PVP, các phòng CV, TH;
- Lưu: VP.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trịnh Duy Hùng

 

CHƯƠNG TRÌNH

CUNG CẤP NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN THÀNH PHỐ HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN 2009 – 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2863/QĐ-UBND ngày 11 tháng 06 năm 2009 của UBND thành phố Hà Nội)

Thành phố Hà Nội có diện tích tự nhiên là 3.344,7km2, dân số trên 6,32 triệu người, trong đó có 88,3% diện tích và 63,5% số dân sống tại khu vực nông thôn. Trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô, ngoại thành có vị trí đặc biệt quan trọng. Để nâng cao đời sống vật chất cho người dân ở khu vực nông thôn, giảm dần sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị, giữ gìn và bảo vệ môi trường nông thôn xanh sạch đẹp, tạo các nguồn nước sạch phục vụ sinh hoạt cho người dân nông thôn là việc làm hết sức cần thiết, mang ý nghĩa xã hội sâu sắc.

Phần thứ nhất.

HIỆN TRẠNG CẤP NƯỚC SINH HOẠT VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN HÀ NỘI

I. VỀ CUNG CẤP NƯỚC SINH HOẠT

Hiện nay, người dân ở khu vực nông thôn sử dụng nước sinh hoạt hàng ngày chủ yếu từ các nguồn: giếng đào, giếng khoan, trạm cấp nước tập trung và nước từ hệ thống cấp nước đô thị; qua điều tra, khảo sát cho thấy số lượng và chất lượng nước tại các công trình cấp nước, như sau:

1. Công trình cấp nước gia đình.

1.1. Giếng đào: là loại hình khai thác từ nguồn nước ngầm ở tầng nông từ 8-12m. Loại hình này phổ biến ở các khu vực đồi núi (trung du), chất lượng nước từ các giếng này cơ bản đảm bảo tiêu chuẩn nước hợp vệ sinh; tại khu vực đồng bằng loại hình cấp nước này, hầu hết không đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh do bị ô nhiễm môi trường. Hiện tại có 229.675 giếng đào, cung cấp nước cho 987.300 người (tương ứng 24,6% dân số nông thôn). Qua điều tra, lấy mẫu và xét nghiệm nước hàng năm cho thấy: có 435.000 người sử dụng nước hợp vệ sinh (chiếm 11% dân số nông thôn); trong đó 98.100 người sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế (Quyết định số 09/2005/QĐ-BYT ngày 11/3/2005), chiếm 2,5%.

1.2. Giếng khoan UNICEF: được khai thác ở độ sâu từ 15-20m, hiện có 531.429 giếng chủ yếu tập trung tại vùng đồng bằng, cung cấp cho 2.295.150 người dân (chiếm tỷ lệ 57,3% dân số nông thôn). Do khai thác ở tầng nước nông nên chất lượng nước thường bị nhiễm các kim loại nặng như: sắt, mangan … và bị ảnh hưởng ô nhiễm môi trường của các hoạt động sản xuất phát triển kinh tế. Các đặc trưng ô nhiễm chủ yếu là Sắt, Mangan, chất hữu cơ, Asen, Amôni … Trong đó, hiện tượng ô nhiễm Asen đang ở mức báo động tại 13 huyện phía nam của Thành phố. Qua lấy mẫu và phân tích chất lượng nước hàng năm cho thấy có 52,5% dân số nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh, trong đó có 11% đạt tiêu chuẩn nước sạch của Bộ Y tế.

1.3. Sử dụng nguồn nước mặt: có khoảng 1,6% dân số nông thôn sử dụng nước dùng cho ăn uống từ các bể chứa nước mưa và cho sinh hoạt hàng ngày từ nguồn nước sông hồ trên địa bàn. Hiện tại do ô nhiễm môi trường, nên chất lượng nước của hình thức này không hợp vệ sinh.

2. Công trình cấp nước tập trung nông thôn:

Trong những năm qua, Thành phố đã đầu tư xây dựng 101 trạm cấp nước tập trung với công suất các trạm từ 400m3 – 1.600 m3/ngày đêm, cung cấp cho trên 600.000 người dân (15,1% dân số nông thôn). Qua điều tra, có 89 trạm đang hoạt động ổn định. Các trạm cấp nước hiện nay có 3 hình thức quản lý chính: HTX dịch vụ, Tư nhân quản lý và Tổ quản lý. Trong các hình thức này, mô hình HTX dịch vụ chiếm đa số và được người sử dụng nước chấp nhận. Theo kết quả điều tra, phân tích, đánh giá định kỳ cho thấy chất lượng nước tại các công trình này đều đạt tiêu chuẩn nước sạch theo quy định của Bộ Y tế.

Hiện nay, một số hộ dân ở các huyện: Từ Liêm, Thanh Trì (khoảng 55.920 người, chiếm 1,4% số dân) được sử dụng nước từ các nhà máy nước đô thị.

Hiện tại, có 80% (từ mạng cấp nước tập trung và đô thị là 16,5%; giếng khoan 52,5%; giếng đào 11%) dân số được sử dụng nước hợp vệ sinh, trong đó được sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế là 30% (mạng cấp nước tập trung và đô thị là 16,5%, giếng đào; 2,5%; giếng khoan: 11%).

II. VỀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN

1. Các công trình xử lý chất thải sinh hoạt:

1.1. Công trình nhà tiêu gia đình: hiện tại, có 915.950 hộ dân ngoại thành có nhà tiêu gia đình (chiếm tỷ lệ 95,5%); số hộ dân chưa có nhà tiêu hoặc nhà tiêu tạm bợ không hợp vệ sinh là 42.780 hộ (chiếm tỷ lệ 4,5%), với một số loại hình: nhà tiêu tự hoại, nhà tiêu bán tự hoại, nhà tiêu khô 1 ngăn, 2 ngăn. Qua kết quả điều tra thực tế, theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế (Quyết định số 08/2005/QĐ-BYT ngày 11/3/2005) cho thấy số lượng nhà tiêu hợp vệ sinh tại các hộ gia đình thuộc các huyện ngoại thành là 508.127 chiếc (chiếm tỷ lệ 55,4%).

1.2. Công tác thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt:

Hiện nay, trung bình mỗi ngày vùng nông thôn ngoại thành phát sinh khoảng 1.200 tấn rác thải sinh hoạt, thành phần chủ yếu là chất hữu cơ (chiếm 70%), còn lại là chất thải vô cơ cần phải thu gom, xử lý. Qua điều tra cho thấy đã có 361/435 xã, thị trấn thành lập tổ thu gom rác, trong đó có 148 xã đã tổ chức chuyển rác đi xử lý, chôn lấp tại bãi rác tập trung của thành phố (chiếm tỷ lệ 34%), còn lại chủ yếu vẫn tổ chức chôn lấp hoặc đổ ra các bãi đất trống công cộng ngay tại địa phương. Các bãi rác thải không được xử lý, nên gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cho các nguồn nước mặt, nước ngầm, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cộng đồng.

1.3. Thoát và xử lý nước thải sinh hoạt: hầu hết ở các địa phương vẫn tồn tại cống, rãnh hở, rãnh đất, đã trực tiếp gây ô nhiễm môi trường và mất cảnh quan ở khu vực nông thôn; một số ít địa phương đã xây dựng hệ thống cống có nắp đậy bằng bê tông. Trong quá trình đô thị hóa, dân số tăng nhanh, các ao hồ xen kẽ trong khu dân cư đã và đang bị san lấp, cùng với lượng nước thải không được xử lý, ô nhiễm môi trường ngày càng nặng, ảnh hưởng xấu sức khỏe của nhân dân.

2. Chất thải, nước thải sản xuất.

2.1. Công trình xử lý chất thải chuồng trại chăn nuôi:

Tính đến ngày 01/10/2008, tổng đàn gia súc, gia cầm tại khu vực ngoại thành là 17.601.705 con (trong đó: trâu, bò 236.265 con; lợn 1.669.740 con; gia cầm 15.695.700 con), được chăn nuôi theo mô hình hộ chăn nuôi gia đình và trang trại chăn nuôi tập trung. Trung bình mỗi ngày lượng chất thải phát sinh do chăn nuôi là khoảng 50.000 tấn. Theo số liệu thống kê, số lượng gia súc, gia cầm chăn nuôi tập trung xa khu dân cư là 10,5%, số lượng gia súc, gia cầm chăn nuôi nhỏ lẻ tại các hộ gia đình là 89,5%. Cùng với việc xử lý chất thải, nước thải chưa triệt để, là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.

Theo kết quả điều tra cho thấy số chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh hiện nay tại các địa phương 321.193 công trình, chiếm tỷ lệ 51% (trong đó số chuồng trại có kết hợp xây hầm biogas xử lý chất thải chăn nuôi 32.126 công trình).

2.2. Hiện trạng về môi trường làng nghề: tổng số làng nghề khu vực nông thôn hiện nay là 1.310 làng, trong đó có 310 làng nghề đã được Thành phố công nhận (66 làng nghề chế biến nông sản, thực phẩm; 69 làng nghề dệt nhuộm; 99 làng sản xuất mây tre đan; 7 làng nghề sản xuất gốm sứ, vật liệu xây dựng; các ngành nghề khác là 69 ngành nghề). Hầu hết các cơ sở sản xuất ở các làng nghề gặp khó khăn về mặt bằng, phổ biến sử dụng ngay nhà ở để làm nơi sản xuất. Hoạt động của các làng nghề phần lớn phát triển tự phát, không có quy hoạch, công nghệ lạc hậu, không có biện pháp xử lý các chất thải, môi trường ở các làng nghề ngày càng bị ô nhiễm nặng. Đặc biệt tại một số địa phương có làng nghề dệt nhuộm (Vạn Phúc, Tân Triều), chế biến nông sản thực phẩm (Hữu Hòa, Dương Liễu, Cát Quế) là những nơi bị ô nhiễm môi trường nặng nhất.

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Những kết quả đạt được:

Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, Chính quyền từ Trung ương đến Thành phố, nhiều công trình cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường đã được đầu tư xây dựng, 80% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh (trong đó có 30% nước đạt tiêu chuẩn nước sạch theo quy định của Bộ Y tế); hạ tầng nông thôn từng bước được cải thiện; đã có 83% số xã thành lập tổ thu gom rác thải (trong đó có 34% số xã được xử lý rác thải); 55,4% công trình nhà tiêu của các hộ gia đình nông thôn đạt tiêu chuẩn hợp vệ sinh và 51% số chuồng trại chăn nuôi được xử lý chất thải. Bước đầu, đã góp phần hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe của nhân dân vùng nông thôn ngoại thành.

2. Tồn tại và nguyên nhân:

2.1. Một số nơi, các cấp ủy Đảng, chính quyền cấp cơ sở và nhân dân chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của sử dụng nước sạch và vệ sinh môi trường đối với sức khỏe cộng đồng; công tác chỉ đạo còn thiếu quyết liệt. Sự phối kết hợp giữa các ngành, các cấp chưa chặt chẽ. Công tác đầu tư xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn hàng năm chưa đáp ứng yêu cầu.

2.2. Do chế về nguồn lực nên nhiều hộ nông dân chưa có điều kiện đầu tư để xử lý nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường trong gia đình.

2.3. Ngân sách nhà nước đầu tư xây dựng các công trình cấp nước sạch, xử lý chất thải và bảo vệ môi trường trong những năm qua còn ít, chưa đáp ứng được yêu cầu, hiện còn 20% người dân nông thôn sử dụng nước chưa đảm bảo vệ sinh; 44,6% các hộ dân nông thôn chưa có nhà tiêu hợp vệ sinh; 49% chuồng trại chăn nuôi chưa đảm bảo vệ sinh theo quy định; 66% xã chưa có nơi chôn lấp hoặc xử lý rác thải, nước thải sinh hoạt chưa được tập trung xử lý.

Phần thứ hai.

MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CUNG CẤP NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN 2009-2020

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung:

Bảo vệ, nâng cao sức khỏe cho người dân nông thôn, trên cơ sở tăng cường, cải thiện các dịch vụ cấp nước sạch và vệ sinh môi trường; nâng cao nhận thức, hành vi bảo vệ môi trường, vệ sinh công cộng và vệ sinh cá nhân.

Giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường do các hoạt động sinh hoạt của người dân, sự phát triển của sản xuất (trồng trọt, chăn nuôi và làng nghề).

Xây dựng nông thôn Thủ đô theo hướng văn minh sạch đẹp, phát triển bền vững và thân thiện với môi trường.

2. Mục tiêu cụ thể:

2.1. Giai đoạn 2009-2010.

- 90% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, trong đó phấn đấu đạt trên 40% số dân nông thôn được sử dụng nước sạch theo quy định của Bộ Y tế, số lượng 100 lít/người/ngày.

- Đảm bảo 100% số hộ nông thôn có nhà tiêu; trong đó 80% hợp vệ sinh.

- 60% số chuồng trại chăn nuôi được xử lý chất thải.

- 100% số xã có tổ chức thu gom rác thải; trong đó 60% số xã có xử lý rác thải sinh hoạt.

- 100% các trường học được sử dụng nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế.

- Đầu tư xây dựng 02 Dự án thí điểm về xử lý nước thải làng nghề chế biến nông sản, thực phẩm và dệt nhuộm.

2.2. Giai đoạn 2011 – 2015.

- 100% dân số nông thôn sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, trong đó phấn đấu đạt 60% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế, số lượng 100 lít/người/ngày.

- 100% số hộ nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh.

- 80% số chuồng trại chăn nuôi được xử lý chất thải.

- 70% số làng nghề bị ô nhiễm nặng được xử lý chất thải.

- 100% số xã có xử lý rác thải sinh hoạt.

2.3. Giai đoạn 2016-2020

- Phấn đấu đạt 80% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế, số lượng 100 lít/người/ngày.

- 100% chuồng trại chăn nuôi được xử lý chất thải.

- 100% làng nghề bị ô nhiễm nặng được xử lý chất thải.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Làm tốt công tác tuyên truyền và hoàn thành Quy hoạch cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn:

Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan và UBND các huyện nghiên cứu, điều chỉnh bổ sung Quy hoạch tổng thể cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến 2030, theo hướng gắn quy hoạch cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội đảm bảo tính thống nhất và phù hợp với thực tế từng giai đoạn, trình UBND Thành phố trong quý 3/2010.

2. Tổ chức thực hiện hoàn thành các mục tiêu về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn:

2.1. Về cấp nước sạch: Để đạt mục tiêu đến năm 2020, với tỷ lệ 80% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế, Thành phố tập trung đầu tư xây dựng các công trình cấp nước sạch như sau:

2.1.1. Giai đoạn 2009-2010:

2.1.1.1. Các công trình cấp nước sạch tập trung:

- Hoàn thành và đưa vào sử dụng 04 dự án chuyển tiếp năm 2008 (Xuân Dương, Cự Khê, Liên Bạt, Quảng Phú Cầu) cấp nước sạch cho 33.500 người, đạt 0,7%.

- Hoàn thiện 12 công trình cấp nước tập trung đã xây dựng, nhưng chưa hoạt động do đầu tư thiếu đồng bộ để đưa vào khai thác, sử dụng cung cấp nước sạch cho 112.000 người, nâng tỷ lệ sử dụng nước sạch lên 2,8%.

- Mở rộng hệ thống cấp nước đô thị từ nhà máy nước sông Đà cho 16 xã, thị trấn thuộc các huyện Từ Liêm, Thanh Trì cấp nước cho khoảng 120.000 người tăng 3,0% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch theo TC09.

2.1.1.2. Các công trình cấp nước hộ gia đình: xây dựng 28.000 công trình xử lý nước sạch hộ gia đình để cấp cho khoảng 140.000 người dân nông thôn, với mô hình bể lọc chậm kết hợp với hệ thống giàn mưa để ôxy hóa các kim loại nặng trong nước (tăng 3,5% dân số được sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế). Thành phố hỗ trợ xây dựng các công trình xử lý trên mức hỗ trợ là 45% giá trị công trình.

2.1.2. Giai đoạn 2011- 2015:

- Tiếp tục thực hiện mở rộng hệ thống cấp nước đô thị từ các nhà máy nước Sơn Tây, sông Đà, Bắc Thăng Long cho các xã và thị trấn dọc theo Quốc lộ 32 từ Sơn Tây đến thị trấn Quảng Oai, Phúc Thọ, Thạch Thất, đường 21A từ Sơn Tây đến Đồng Mô, các xã dọc theo đường Láng – Hòa Lạc và một số xã thuộc huyện Đông Anh cấp nước cho khoảng 240.000 người, tăng 6,0% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch theo TC09.

- Hoàn thành xây dựng và đưa vào sử dụng 20 công trình cấp nước sạch quy mô cấp xã cung cấp cho khoảng 240.000 người, tăng 6,0% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch.

- Thành phố tiếp tục hỗ trợ xây dựng 64.000 công trình xử lý nước tại các hộ gia đình để cấp nước sạch cho khoảng 320.000 người, tăng 8,0% người dân nông thôn được sử dụng nước sạch.

2.1.3. Giai đoạn 2016 – 2010:

Tiếp tục khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư và đưa vào sử dụng 75 công trình cấp nước sạch quy mô xã cấp cho khoảng 600.000 người, nâng tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước sạch lên 80% (Tiêu chuẩn của Bộ Y tế).

2.2. Về vệ sinh môi trường:

2.2.1. Công trình nhà vệ sinh tại các hộ gia đình:

- Giai đoạn 2009-2010: Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan và UBND các huyện thực hiện việc hỗ trợ xây dựng mới 43.000 công trình nhà tiêu tự hoại cho các hộ dân chưa có nhà tiêu hoặc nhà tiêu còn tạm bợ để đảm bảo 100% số hộ dân nông thôn có nhà tiêu. Thành phố hỗ trợ kinh phí xây dựng bể tự hoại, thiết bị vệ sinh (Xí bệt hoặc Xí xổm) với mức cụ thể như sau: hỗ trợ 100% kinh phí cho các hộ nghèo, các xã đồng bào dân tộc, các xã đặc biệt khó khăn, các hộ gia đình chính sách và hỗ trợ 50% kinh phí cho các hộ gia đình còn lại. Các hạng mục còn lại (nhà bao che, các thiết bị vệ sinh phụ trợ khác) do hộ gia đình tự đầu tư xây dựng. Phấn đấu đến năm 2010, cải tạo khoảng 200.000 nhà tiêu, đạt 80% số hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh.

- Giai đoạn 2011-2015: Tiếp tục vận động nhân dân đầu tư, cải tạo khoảng 208.000 công trình nhà tiêu gia đình đạt tiêu chuẩn hợp vệ sinh nâng tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 100%.

2.2.2. Công trình xử lý chất thải chăn nuôi:

- Giai đoạn 2009-2010: Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với UBND các huyện tổ chức vận động nhân dân xây dựng các công trình xử lý chất thải chăn nuôi tại 60.000 chuồng trại chăn nuôi gia đình (trong đó chủ yếu xây dựng hầm biogas), nâng tỷ lệ chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh đạt 60%. Chất thải chăn nuôi được xử lý theo phương pháp ủ phân có xử lý nước thải và hầm biogas. Thành phố sẽ có cơ chế chính sách khuyến khích, hỗ trợ các hộ chăn nuôi xây dựng hầm biogas.

Đối với các hộ chăn nuôi trang trại nằm trong quy hoạch và được cấp có thẩm quyền cho phép phải đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi đảm bảo yêu cầu về môi trường.

- Giai đoạn 2011-2015: chỉ đạo, vận động và hướng dẫn các hộ chăn nuôi đầu tư xây dựng công trình xử lý chất thải tại 134.000 chuồng trại, nâng tỷ lệ chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh đạt 80%;

- Giai đoạn 2016 – 2020: tiếp tục chỉ đạo, vận động và hướng dẫn các hộ chăn nuôi xây dựng các công trình xử lý chất thải tại 134.000 chuồng trại, nâng tỷ lệ chuồng trại hợp vệ sinh lên 100%.

2.2.3. Thu gom và xử lý rác thải:

- Giai đoạn 2009-2010:

Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan hoàn thành Quy hoạch mạng lưới thu gom và xử lý rác thải trên địa bàn Hà Nội, trình UBND Thành phố phê duyệt trong quý III/2010.

Đầu tư mở rộng các khu xử lý rác thải tập trung (khu Nam Sơn – huyện Sóc Sơn, khu núi Thoong – huyện Chương Mỹ). Hoàn thành nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư xây dựng một số khu xử lý rác tập trung xa trung tâm Thành phố, như: khu Đồng Ké - huyện Chương Mỹ (24 ha), khu Châu Can – huyện Phú Xuyên (20 ha), trình UBND Thành phố phê duyệt. Các doanh nghiệp đầu tư xây dựng công trình xử lý rác thải được Thành phố có cơ chế, chính sách hỗ trợ về kinh phí giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng đường giao thông, đường điện ngoài hàng rào khu xử lý.

Đối với các huyện có điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý (Thanh Trì, Từ Liêm, Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh, một số xã thuộc các huyện Chương Mỹ, Quốc Oai, Phúc Thọ, Thạch Thất và các thành phố Sơn Tây, Hà Đông) tổ chức thu gom, vận chuyển rác thải đến các khu xử lý tập trung của thành phố.

Các khu vực còn lại, UBND các huyện quy hoạch và bố trí ngân sách đầu tư xây dựng mỗi huyện 01 bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh quy mô cấp huyện. Các bãi chôn lấp được xây dựng phải đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 6696-2000). Phấn đấu đến hết năm 2010, tổng số xã được xử lý rác thải là 261 xã (đạt tỷ lệ 60%). Trong giai đoạn này, Thành phố sẽ có cơ chế, chính sách hỗ trợ kinh phí vận chuyển rác thải cho các xã tới các bãi chôn lấp.

UBND các xã, thị trấn thành lập các đơn vị thu gom rác tại địa phương và tuyên truyền, vận động nhân dân chủ động phân loại rác thải tại hộ gia đình trước khi đưa đi xử lý. Một số chất thải nguy hiểm cần được xử lý riêng theo quy định.

- Giai đoạn 2011 – 2015: Hoàn thành việc xây dựng các khu xử lý rác thải sinh hoạt quy mô cấp thành phố. Nâng cấp, cải tiến dây chuyền công nghệ tại các khu xử lý hiện có. Tổ chức vận chuyển đi xử lý tập trung cho các xã còn lại đảm bảo 100% số xã được xử lý rác thải sinh hoạt.

2.2.4. Xử lý nước thải làng nghề:

- Giai đoạn 2009-2010: nghiên cứu, lập và trình duyệt 02 Dự án đầu tư thí điểm về xử lý nước thải làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm và dệt nhuộm, để phát triển ra diện rộng.

- Giai đoạn 2011-2015: triển khai đầu tư xây dựng các công trình xử lý nước thải tại 93 làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm và dệt nhuộm bị ô nhiễm nặng tại xã Hữu Hòa (Thanh Trì), các xã Dương Liễu, Minh Khai (Hoài Đức), xã Liên Hiệp (Phúc Thọ), các xã Tân Hòa, Cộng Hòa (Quốc Oai), xã Hồng Minh (Phú Xuyên). Đối với các khu làng nghề sản xuất tập trung, có điều kiện thuận lợi trong việc thu gom nước thải, áp dụng công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp hiếu khí kết hợp bùn hoạt tính, Đối với các hộ dân sản xuất phân tán, áp dụng mô hình xử lý nước thải bằng bể tự hoại cải tiến BASTAF của Trường Đại học Xây dựng Hà Nội.

Thành phố có cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu xử lý nước thải tập trung tại các làng nghề, các hộ gia đình sản xuất đầu tư xây dựng hệ thống cống rãnh thu gom dẫn nước thải từ hộ gia đình đến khu xử lý. UBND các xã thành lập đơn vị quản lý vận hành hệ thống đảm bảo hoạt động thường xuyên và hiệu quả.

- Giai đoạn 2016-2020: Thành phố tiếp tục hỗ trợ đầu tư xây dựng các công trình xử lý nước thải tạo 40 làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm và dệt nhuộm, nâng tỷ lệ làng nghề chế biến nông sản thực phẩm và dệt nhuộm được xử lý nước thải đạt 100%.

3. Nâng cao nhận thức về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn trong cộng đồng dân cư:

3.1. Sở Nông nghiệp và PTNT, hàng năm xây dựng nội dung tuyên truyền về chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn bằng các hình thức: In ấn, phát hành các loại áp phích tuyên truyền, tờ rơi, biên tập, đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng những chủ trương chính sách của Nhà nước. Phối hợp với UBND các huyện tập huấn cho cán bộ truyền thông tuyến huyện; các lớp tập huấn cho đội ngũ cán bộ quản lý, vận hành các trạm cấp nước nông thôn về kỹ thuật xây dựng và vận hành công trình cấp nước, công trình nhà tiêu gia đình, kỹ thuật xây dựng hầm biogas xử lý chất thải chăn nuôi.

3.2. UBND các huyện chỉ đạo UBND các xã, thị trấn các tổ chức, các đoàn thể thực hiện các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn trên địa bàn từ ngày 29/4 đến ngày 05/6 hàng năm như: phát động nhân dân làm sạch đường làng, ngõ xóm. Tổ chức truyền thông, tập huấn kỹ thuật cho các hộ dân xây dựng, vận hành các công trình cấp nước gia đình, nhà tiêu hợp vệ sinh cho các tuyên truyền viên của xã thực hiện.

3.3. Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai các hoạt động truyền thông tại trường học, đưa nội dung giảng dạy về giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường, bảo vệ nguồn nước sạch và các công trình vệ sinh vào các chương trình giảng dạy chính khóa và ngoại khóa cho học sinh; xây dựng góc truyền thông về nước sạch, vệ sinh môi trường để trưng bày tất cả các hình ảnh hoạt động vệ sinh, bảo quản nguồn nước, nhà tiêu, vệ sinh trường lớp cho học sinh.

3.4. Sở Y tế thông tin tuyên truyền về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, phòng chống các dịch bệnh liên quan trên các phương tiện thông tin đại chúng.

4. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn:

Thực hiện công tác quản lý nhà nước về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn trong các lĩnh vực: quy hoạch; kế hoạch. Củng cố tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý các cấp huyện, xã trong lĩnh vực nước sạch và vệ sinh môi trường. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá các nguồn cấp nước sinh hoạt và tình trạng vệ sinh môi trường nông thôn trên địa bàn các xã, thị trấn. Tăng cường thanh, kiểm tra xử lý nghiêm các vi phạm về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường để đảm bảo quyền lợi và sức khỏe của người dân.

III. TỔNG HỢP KINH PHÍ ĐẦU TƯ

1. Nhu cầu kinh phí đầu tư:

Trong giai đoạn 2009-2020, dự kiến tổng kinh phí để thực hiện Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn Hà Nội khoảng 4.949 tỷ đồng. Trong đó:

- Ngân sách Thành phố:

1.133,0 tỷ đồng (khoảng 22,9%)

- Ngân sách các Huyện:

449,0 tỷ đồng (khoảng 9,1%)

- Hộ dân đóng góp và tự đầu tư:

2.081,0 tỷ đồng (khoảng 42,1%)

- Vốn doanh nghiệp đầu tư:

1.286,0 tỷ đồng (khoảng 25,9%)

2. Phân kỳ đầu tư các nguồn vốn theo các giai đoạn:

(ĐVT: Tỷ đồng)

Nguồn vốn

Giai đoạn 2009-2010

Giai đoạn 2011-2015

Giai đoạn 2016-2020

Vốn ngân sách Thành phố

212,0

633,0

288,0

Vốn ngân sách các huyện

86,0

228,0

135,0

Vốn dân đóng góp, tự đầu tư

397,0

1.115,0

569,0

Vốn doanh nghiệp đầu tư

277,0

589,0

420,0

Tổng cộng

972,0

2.565,0

1.412,0

IV. HIỆU QUẢ CỦA CHƯƠNG TRÌNH

Chương trình được xây dựng phù hợp với Luật bảo vệ môi trường, Chiến lược Quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020, chương trình hành động số 02-CT2/T4 ngày 31/10/2008 của Thành ủy về thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, chương trình dự án khí sinh học Việt Nam – Hà Lan về sử dụng năng lượng tái tạo bảo vệ môi trường.

Chương trình thực hiện sẽ đạt được hiệu quả về kinh tế và môi trường:

- Hạn chế phát sinh, phát triển các bệnh ở người liên quan đến việc sử dụng nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn. Giảm chi phí chữa bệnh, nâng cao sức khỏe cộng đồng.

- Hình thành nếp sống văn minh, hạn chế sự chênh lệch về điều kiện sinh hoạt giữa nông thôn và đô thị.

- Khắc phục cơ bản về ô nhiễm môi trường, bảo vệ chất lượng các nguồn nước, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm do phân người và gia súc gây ra góp phần làm đẹp cảnh quan, sạch đường làng, ngõ xóm.

Phần thứ ba.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

UBND Thành phố thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình do đồng chí Phó Chủ tịch UBND Thành phố làm Trưởng Ban; Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT làm Phó Ban Thường trực, thành viên là Lãnh đạo các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Y tế, Giáo dục, Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn Hà Nội.

1. Sở Nông nghiệp và PTNT: (Cơ quan thường trực Chương trình).

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan, UBND các huyện, Ngân hàng chính sách xã hội tổ chức hướng dẫn, triển khai kế hoạch cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Phối hợp, lồng ghép với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội liên quan trên địa bàn Thành phố.

- Tham mưu với Thành phố ban hành các văn bản phục vụ công tác quản lý nhà nước và cơ chế chính sách về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.

- Tổ chức kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm việc thực hiện Chương trình; tổng hợp, báo cáo kết quả và đề xuất kiến nghị giải quyết những vấn đề phát sinh; lập kế hoạch và nhu cầu kinh phí phục vụ Chương trình hàng năm trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt và chỉ đạo thực hiện.

- Chỉ đạo Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn triển khai thực hiện nội dung Chương trình theo chức năng và nhiệm vụ được giao.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính: Căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình bố trí kế hoạch vốn hàng năm đúng theo tiến độ.

3. Sở Y tế: thực hiện các hoạt động đào tạo nâng cao năng lực, truyền thông thay đổi hành vi vệ sinh cá nhân, sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh, lựa chọn xây dựng, bảo quản các nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình và trạm y tế xã.

4. Sở Giáo dục và Đào tạo: đào tạo nâng cao năng lực, truyền thông thay đổi hành vi về vệ sinh cá nhân, sử dụng bảo quản nguồn nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh trong trường học. Khảo sát, xây dựng các dự án đầu tư cấp nước sạch và nhà vệ sinh trong các trường học trình UBND Thành phố.

5. Sở Tài nguyên và Môi trường: thực hiện quản lý nhà nước về khai thác tài nguyên, thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường các dự án cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, các đơn vị liên quan kiểm tra, xử lý các vi phạm môi trường khu vực nông thôn.

6. Sở Xây dựng: xây dựng kế hoạch cấp nước từ hệ thống cấp nước đô thị cho các vùng nông thôn có hệ thống cấp nước đô thị đi qua.

7. Sở Quy hoạch Kiến trúc: phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT trong việc xây dựng quy hoạch về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Chù trì, phối hợp với các đơn vị liên quan bố trí, xây dựng các vị trí xử lý rác thải.

8. Ngân hàng chính sách xã hội Thành phố: phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT xây dựng kế hoạch tín dụng và kiểm tra việc sử dụng vốn vay về nước sạch và vệ sinh môi trường hàng năm. Chỉ đạo và hướng dẫn các chi nhánh tại các huyện triển khai thực hiện cho vay đến các hộ dân theo đúng kế hoạch được giao đúng đối tượng, đúng chính sách.

9. UBND các huyện:

- Thành lập Ban chủ nhiệm tổ chức thực hiện chương trình do đồng chí Phó chủ tịch UBND huyện làm Trưởng Ban, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc và UBND các xã, thị trấn thực hiện kế hoạch, mục tiêu chương trình và bố trí kinh phí thực hiện kế hoạch hàng năm.

- Trên cơ sở quy hoạch được duyệt, bố trí mặt bằng phục vụ xây dựng các công trình cấp nước và vệ sinh môi trường. Tổ chức quản lý, giám sát các hoạt động về cung cấp nước sạch, thu gom và xử lý rác thải, nước thải. Quản lý công tác bảo vệ môi trường, thường xuyên thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn trên địa bàn.

- Phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai thực hiện công tác truyền thông, tập huấn nâng cao nhận thức cho cộng đồng; các dự án, mô hình điểm về nước sạch và vệ sinh môi trường trên địa bàn.

10. UBND các xã:

- Có trách nhiệm quản lý các hoạt động về nước sạch và vệ sinh môi trường trên địa bàn theo quy định. Kịp thời đề xuất những khó khăn, vướng mắc với các cấp có thẩm quyền.

- Tổ chức tuyên truyền vận động nhân dân trên địa bàn đầu tư xây dựng các công trình cấp nước và vệ sinh nông thôn trong việc thực hiện chương trình. Phối hợp với các đơn vị chức năng trực thuộc huyện để hướng dẫn nhân dân đăng ký, tổng hợp danh sách các hộ xây dựng các công trình cấp nước và vệ sinh nông thôn báo cáo UBND huyện để thực hiện hỗ trợ đầu tư theo chủ trương của Thành phố đúng trình tự, thủ tục quy định.

11. Đề nghị với các hội, đoàn thể:

Hội Liên hiệp phụ nữ Hà Nội, Hội Nông dân Hà Nội, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh Hà Nội theo chức năng nhiệm vụ chủ động phối hợp ngành Nông nghiệp và PTNT, Y tế, Giáo dục để tham gia xây dựng kế hoạch, chỉ đạo hệ thống trong việc triển khai các hoạt động truyền thông của chương trình, đặc biệt là nâng cao nhận thức và huy động cộng đồng tích cực xây dựng, đóng góp tài chính tín dụng để đầu tư xây dựng, vận hành và quản lý các công trình cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trịnh Duy Hùng

 


DANH MỤC

CÁC NHIỆM VỤ, DỰ ÁN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH CUNG CẤP NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2009 – 2020

TT

Nội dung công việc

Cơ quan chủ trì thực hiện

Cơ quan phối hợp thực hiện

Thời gian thực hiện

1

Hoạt động của Ban chỉ đạo Chương trình MTQG Nước sạch và VSMT nông thôn

UBND Thành phố,
Sở NN&PTNT

Các sở: KH&ĐT, Tài chính, Y tế, GD&ĐT, TN-MT, Xây dựng

2009-2020

2

Lập quy hoạch tổng thể cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến 2030

Sở: NN&PTNT (Trung tâm nước SH & VSMT Nông thôn Hà Nội)

Các sở KH&ĐT, Tài chính, Quy hoạch Kiến trúc, Xây dựng, TN-MT, UBND các Huyện

2009-2010

3

Nâng cao nhận thức về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn cho cộng đồng dân cư.

 

 

2009-2020

3.1

In ấn phát hành tờ rơi (50.000 tờ/năm), Áp phích tuyên truyền (5.000 tờ/năm)

Sở NN&PTNT (Trung tâm nước SH&VSMT nông thôn Hà Nội)

Sở Y tế, UBND các huyện, xã

Hàng năm

3.2

Biên tập, đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng

Sở NN&PTNT, Sở Y tế

Các Hội, Đoàn thể, các cơ quan truyền thông của thành phố, UBND các xã

3.3

Tổ chức các hoạt động hưởng ứng tuần lễ Quốc gia Nước sạch và VSMT Nông thôn

Sở NN&PTNT, Sở Y tế, UBND các Huyện

3.4

Tổ chức các hội nghị truyền thông về nước sạch và VSMT

Sở NN&PTNT, UBND các Huyện

3.5

Tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn cho các hộ dân, đội ngũ kỹ thuật xây dựng, bảo dưỡng các công trình cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn

Sở NN&PTNT, Sở Y tế, UBND các Huyện

Sở Y tế, Giáo dục, UBND các Huyện, xã, các Hội đoàn thể

3.6

Kiểm tra, giám sát thực hiện chương trình

Sở NN&PTNT (Trung tâm nước SH&VSMTNT)

Các Sở: Giáo dục, Y tế, Tài nguyên Môi trường

4

Đầu tư xây dựng các công trình cấp nước sạch

Ban chỉ đạo Thành phố, Sở Nông nghiệp & PTNT

Các Sở: KH&ĐT, Tài chính, Y tế, Quy hoạch Kiến trúc, Xây dựng, TNMT, UBND các Huyện

2009-2020

4.1

Hoàn thành 04 Dự án chuyển tiếp

UBND các Huyện

Các Sở: NN&PTNT, KH&ĐT, Tài chính, UBND các xã

2009-2010

4.2

Hoàn thiện 12 dự án cấp nước sạch tập trung hiện đang xây dựng dở dang

Sở NN&PTNT

Các Sở KH&ĐT, Tài chính, UBND các huyện, xã

2009-2010

4.3

Mở rộng hệ thống cấp nước đô thị

Sở Xây dựng

Các Doanh nghiệp cấp nước, UBND các huyện, xã

2009-2010

4.4

Dự án hỗ trợ xây dựng 92.000 bể lọc xử lý nước hộ gia đình

Sở NN&PTNT (Trung tâm nước SH & VSMT Nông thôn Hà Nội)

UBND các Huyện, xã, các hộ dân

2009-2015

4.5

Hoàn thành xây dựng 95 công trình cấp nước sạch tập trung quy mô xã

UBND các Huyện, các Doanh nghiệp cấp nước

Các Sở: NN&PTNT, KH&ĐT, Tài chính, TN-MT, UBND các xã

2011-2020

5

Đầu tư xây dựng các công trình VSMT Nông thôn

 

 

 

5.1

Dự án hỗ trợ xây dựng mới 43.000 công trình nhà tiêu hợp vệ sinh

Sở NN&PTNT (Trung tâm nước SH & VSMTNT)

Các Sở: KH&ĐT, Tài chính, UBND các Huyện, xã, các hộ dân

2009-2010

5.2

Dự án hỗ trợ xây dựng 60.000 hầm Biogas xử lý chất thải chăn nuôi

Sở NN&PTNT (Trung tâm nước SH & VSMTNT)

Các Sở: KH&ĐT, Tài chính, UBND các Huyện, xã, các hộ dân

2009-2020

5.3

Dự án xây dựng các khu xử lý rác thải quy mô cấp Thành phố

Sở Xây dựng

Các Sở: NN&PTNT, KH&ĐT, Tài chính, TN-MT, Quy hoạch – Kiến trúc, UBND các huyện.

2009-2015

5.4

Dự án hỗ trợ kinh phí vận chuyển rác thải cho các xã vùng sâu, vùng xa

UBND các huyện

Các Sở: NN&PTNT, KH&ĐT, Tài chính

2009-2010

5.5

Dự án đầu tư xây dựng các công trình xử lý nước thải làng nghề chế biến nông sản, thực phẩm (66 công trình)

Sở NN&PTNT (Trung tâm nước SH & VSMTNT)

Các Sở: KH&ĐT, Tài chính, KH&CN, TN-MT, UBND các Huyện, xã.

2011-2020

 

PHỤ LỤC 1

HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI

STT

Huyện

Dân số

Loại hình cấp nước

Số người sử dụng nước HVS

Số người được sử dụng nước sạch theo TC 09

Giếng đào

Giếng khoan

Trạm CN tập trung

Nước đô thị

Số lượng

Số dân sử dụng

Số lượng

Số dân sử dụng

Số lượng

Số dân sử dụng

Số lượng

Số dân sử dụng

1

Từ Liêm

273.700

530

1.590

21.435

64.305

25

174.900

 

31.538

270.238

109.816

2

Đông Anh

261.750

1.363

5.861

55.380

239.242

2

15.000

 

1.368

202.579

76.229

3

Gia Lâm

208.275

1.991

8.561

36.304

156.833

5

40.000

 

1.674

203.929

61.241

4

Sóc Sơn

260.302

25.024

107.603

34.138

147.476

0

-

 

 

165.292

74.446

5

Thanh Trì

253.530

1.025

4.408

13.903

55.612

32

171.700

 

21.340

253.132

93.850

6

Mê Linh

193.536

4.327

18.606

38.056

164.402

1

10.000

 

 

132.895

55.351

7

Ba Vì

211.508

38.782

166.763

6.167

26.654

2

18.000

 

 

152.308

60.491

8

Thạch Thất

177.200

29.155

125.367

11.961

51.672

 

-

 

 

112.522

50.679

9

Quốc Oai

178.706

17.463

75.091

13.966

69.431

 

-

 

 

113.478

51.110

10

Chương Mỹ

319.650

29.456

126.661

31.428

135.769

6

57.000

 

 

259.978

91.420

11

Mỹ Đức

178.758

12.271

52.765

23.332

100.794

3

25.000

 

 

158.511

51.125

12

Phúc Thọ

166.375

8.837

37.999

27.974

120.748

2

7.600

 

 

113.248

47.583

13

Đan Phượng

148.548

3.827

16.456

27.334

118.091

1

14.000

 

 

134.228

42.485

14

Hoài Đức

200.802

2.730

11.432

42.123

181.129

1

8.000

 

 

175.509

57.429

15

Thanh Oai

190.377

5.142

22.741

32.027

156.387

 

-

 

 

120.889

54.448

16

Thường Tín

231.386

10.770

46.311

40.209

173.703

1

11.000

 

 

187.930

66.176

17

Ứng Hòa

233.908

11.067

47.646

32.679

141.173

6

45.000

 

 

193.532

66.898

18

Phú Xuyên

190.217

9.597

41.363

30.907

135.991

2

12.800

 

 

133.588

54.402

19

Thị xã Hà Đông

55.378

2.882

12.249

9.580

43.110

 

-

 

 

55.165

15.838

20

Thị xã Sơn Tây

71.592

13.436

57.775

2.526

12.630

 

-

 

 

70.461

20.475

 

TỔNG CỘNG

4.005.498

229.675

987.247

531.429

2.295.150

89

610.000

-

55.920

3.209.412

1.201.492

(Nguồn: Số liệu điều tra của TT Nước SH&VSMT NT Hà Nội, tháng 12 năm 2008)

 

PHỤ LỤC 2

HIỆN TRẠNG VỀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG KHU VỰC NÔNG THÔN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI

2.1. CÁC CÔNG TRÌNH VỆ SINH HỘ GIA ĐÌNH

STT

Huyện

Số hộ gia đình

Công trình hố xí hộ gia đình

Chuồng trại chăn nuôi

Tổng số

Chưa có hoặc tạm bợ

Khô 1-2 ngăn

Tự hoại

Số hố xí hợp vệ sinh

Tổng số gia súc

Tổng số chuồng

Hợp vệ sinh

Có bể biogas

Có bể xử lý chất thải

1

Từ Liêm

65.478

62.072

945

33.074

28.053

41.792

9.456

4.111

1.400

3.056

2

Đông Anh

62.620

60.992

2.024

36.286

22.682

46.043

109.016

36.339

300

18.169

3

Gia Lâm

49.827

48.624

326

34.051

14.247

33.543

61.192

20.397

600

11.199

4

Sóc Sơn

62.273

49.925

4.874

38.221

6.830

14.339

154.246

51.415

770

26.708

5

Thanh Trì

60.653

51.825

3.415

30.319

18.091

20.887

29.691

9.897

150

4.949

6

Mê Linh

46.370

43.888

1.844

37.216

4.828

24.314

102.531

34.177

2.238

17.089

7

Ba Vì

50.600

49.588

2.829

41.304

5.455

27.472

272.848

97.258

4.835

48.629

8

Thạch Thất

42.449

41.600

2.038

34.986

4.576

23.047

90.405

30.135

1.808

15.068

9

Quốc Oai

42.753

41.898

2.052

35.237

4.609

23.211

91.317

30.439

1.826

15.220

10

Chương Mỹ

76.471

74.942

3.671

63.027

8.244

41.518

141.241

47.080

2.825

24.540

11

Mỹ Đức

42.765

41.910

2.053

35.247

4.610

23.218

106.291

35.430

2.126

17.715

12

Phúc Thọ

39.873

39.075

1.914

32.863

4.298

21.648

89.261

29.754

1.785

14.877

13

Đan Phượng

35.538

34.827

1.706

29.290

3.831

19.294

67.705

22.568

1.354

11.984

14

Hoài Đức

48.079

46.156

2.308

40.855

2.992

25.570

92.022

30.674

1.840

15.337

15

Thanh Oai

45.595

44.683

2.289

37.479

4.915

24.754

108.654

36.218

1.734

18.109

16

Thường Tín

55.396

54.288

2.659

45.657

5.972

30.075

118.289

39.430

2.366

19.715

17

Ứng Hòa

56.009

54.889

2.888

46.963

5.038

30.408

79.722

26.574

1.594

13.287

18

Phú Xuyên

45.506

44.596

2.184

37.507

4.906

24.706

68.479

22.826

1.370

11.413

19

Thị xã Hà Đông

13.298

13.165

338

8.878

3.950

11.638

18.100

6.033

362

4.614

20

Thị xã Sơn Tây

17.177

17.006

425

14.030

2.551

11.122

57.106

19.035

842

9.518

TỔNG CỘNG

958.730

915.948

42.782

712.490

160.676

518.599

1.905.998

670.707

32.126

321.193

(Nguồn: Số liệu điều tra của TT Nước SH&VSMT NT Hà Nội, tháng 12 năm 2008)

2.2. HIỆN TRẠNG THU GOM, XỬ LÝ RÁC THẢI VÀ LÀNG NGHỀ

STT

Huyện

Số xã và thị trấn

Rác thải

Làng nghề

Số xã thành lập tổ thu gom rác thải

Số xã có tổ chức vận chuyển rác tại bãi rác tập trung

Tổng số làng nghề

Chế biến nông sản, thực phẩm

Dệt nhuộm

Gốm sứ và VLXD

Tái chế và SX nhựa

Mây tre

Loại hình khác

1

Từ Liêm

15

15

15

10

4

3

0

1

0

2

2

Đông Anh

24

24

10

8

1

2

1

0

0

4

3

Gia Lâm

21

21

5

10

2

1

5

0

0

2

4

Sóc Sơn

26

15

15

2

0

0

0

0

0

2

5

Thanh Trì

16

16

12

9

2

1

0

0

0

6

6

Mê Linh

18

18

18

1

0

0

0

0

0

1

7

Ba Vì

32

9

9

14

11

0

0

0

3

0

8

Thạch Thất

23

13

13

9

5

0

0

0

3

1

9

Quốc Oai

21

7

7

14

2

0

0

0

12

0

10

Chương Mỹ

33

32

2

31

1

2

0

0

27

1

11

Mỹ Đức

22

21

 

6

0

3

0

0

3

0

12

Phúc Thọ

23

23

13

8

3

2

0

0

0

3

13

Đan Phượng

16

16

 

12

6

 

0

0

0

6

14

Hoài Đức

21

20

 

15

8

4

0

0

0

3

15

Thanh Oai

23

21

21

51

9

9

0

0

24

9

16

Thường Tín

29

29

 

43

3

23

0

0

5

12

17

Ứng Hòa

30

27

 

22

4

3

0

0

12

3

18

Phú Xuyên

28

26

 

37

5

12

1

0

10

9

19

Thị xã Hà Đông

5

5

5

5

0

3

0

0

0

2

20

Thị xã Sơn Tây

9

3

3

3

0

1

0

0

0

2

TỔNG SỐ

435

361

148

310

66

69

7

1

99

68

(Nguồn: Số liệu điều tra của TT Nước SH&VSMT NT Hà Nội, tháng 12 năm 2008)

 

PHỤ LỤC 3

DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ, DỰ ÁN VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH CUNG CẤP NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2009-2020

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT

Nhiệm vụ

Số lượng

Tổng kinh phí

Phân kỳ đầu tư

Giai đoạn 2009-2010

Giai đoạn 2011-2015

Giai đoạn 2016-2020

Số lượng

NSTP

NS Huyện

Doanh nghiệp đầu tư

Dân đóng góp và tự đầu tư

Số lượng

NSTP

NS Huyện

Dân đóng góp và tự đầu tư

Doanh nghiệp đầu tư

Số lượng

NSTP

NS Huyện

Dân đóng góp và tự đầu tư

Doanh nghiệp đầu tư

I

Về cấp nước sạch

 

1.566.000

 

26.200

70.000

151.200

59.600

 

57.600

162.800

123.500

315.100

 

-

120.000

60.000

420.000

1

Xây dựng quy hoạch tổng thể về cấp nước và VSMT NT

01 báo cáo

1.000

 

1.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Xây dựng các công trình cấp nước sạch

 

1.565.000

 

25.200

70.000

151.200

59.600

 

57.600

162.800

123.500

315.100

 

-

120.000

60.000

420.000

2.1

Các dự án chuyển tiếp

04 dự án

44.000

4

 

26.400

 

17.600

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.2

Nâng cấp, cải tạo các trạm hiện có

12 trạm

49.000

12

 

 

49.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.3

Hỗ trợ xây dựng bể lọc xử lý nước gia đình

92.000 bể

184.000

28.000

25.200

 

 

30.800

64.000

57.600

 

70.400

 

 

-

 

0

 

2.4

Mở rộng mạng cấp nước đô thị

56 xã

392.000

16

 

33.600

67.200

11.200

40

 

84.000

28.000

168.000

 

 

 

 

 

2.5

Đầu tư, xây dựng mới các công trình cấp nước sạch

95 trạm

896.000

 

 

10.000

35.000

 

20

 

78.800

25.100

147.100

75

 

120000

60000

420.000

II

Về vệ sinh môi trường

 

3.289.800

 

173.800

10.000

126.000

337.200

 

552.200

50.000

991.700

274.000

 

266.000

-

508.900

-

1

Xây mới nhà tiêu gia đình

43.000

215.000

43.000

129.000

 

 

86.000

 

-

 

-

 

 

 

 

 

 

2

Cải tạo nhà tiêu gia đình

408.000

266.000

200.000

 

 

 

133.000

208.000

 

 

133.000

 

 

 

 

-

 

3

Xây dựng công trình xử lý chất thải chuồng trại chăn nuôi

268.000

294.800

50.000

 

 

 

55.000

109.000

 

 

119.900

 

109.000

 

 

119.900

 

4

Xây dựng hầm biogas

60.000

420.000

10.000

20.000

 

 

50.000

25.000

50.000

 

125.000

 

25000

50.000

 

125.000

 

5

Xử lý nước thải làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm và dệt nhuộm

135 làng

1.620.000

2

10.800

 

 

13.200

93

502.200

 

613.800

 

40

216.000

 

264.000

 

6

Xây dựng khu xử lý rác thải

2

400.000

 

 

10.000

120.000

 

2

 

50.000

 

220.000

 

 

 

 

 

7

Hỗ trợ vận chuyển rác thải cho các huyện vùng sâu vùng xa

2 năm

14.000

 

14.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8

Nâng cấp, mở rộng các khu xử lý chất thải tập trung hiện có

2

60.000

 

 

 

6.000

 

 

 

 

 

54.000

 

 

 

 

 

III

Các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ

 

92.136

 

11.910

6.000

 

0

 

22.971

15.000

0

 

 

21.255

15000

0

0

1

Tuyên truyền, vận động xã hội

12 năm

48.000

2

4.000

4.000

 

 

5

10000

10000

 

 

5

10000

10000

 

 

2

Tập huấn nghiệp vụ

1.1780 lớp

14.136

4.092

4.910

 

 

 

4.559

5.471

 

 

 

3129

3754,8

 

 

 

3

Kiểm tra, giám sát, thực hiện

12 năm

30.000

2

3.000

2.000

 

 

5

7.500

5.000

 

 

05 năm

7500

5000

 

 

IV

Chi phí hoạt động của BCĐ

12 năm

1.800

2 năm

300

 

 

 

5

750

 

 

 

05 năm

750

 

 

 

TỔNG CỘNG

 

4.949.736

 

212.210

86.000

277.200

396.800

 

633.521

227.800

1.115.200

589.100

 

288.005

135.000

568.900

420.000

 


PHỤ LỤC 4

DANH MỤC ĐẦU TƯ NÂNG CẤP CÁC TRẠM CẤP NƯỚC TẬP TRUNG GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2010

TT

TÊN TRẠM

HUYỆN

DÂN SỐ (Người)

NĂNG LỰC CẤP NƯỚC (m3/ngày đêm)

KINH PHÍ (Tỷ đồng)

1

Bản Nhất

Ba Vì

8.000

800

3

2

Phùng Xá

Thạch Thất

12.000

2.000

5

3

TT Quốc Oai

Quốc Oai

12.000

1.200

5

4

Chúc Sơn

Chương Mỹ

10.000

1.400

4

5

Kim Bài

Thanh Oai

9.500

1.200

4

6

Ngọc Động

Ứng Hòa

8.000

600

3

7

An Thượng

Hoài Đức

7.000

600

3

8

Phú liên

Phú Xuyên

7.000

1.200

3

9

Xuân Nộn

Đông Anh

8.000

800

4

10

Kim Lan

Gia Lâm

8.000

1.200

5

11

Phù Đổng

Gia Lâm

12.000

1.200

5

12

Ninh Hiệp

Gia Lâm

10.000

1.200

5

 

Cộng

 

111.500

13.400

49

 


PHỤ LỤC 5

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ CẤP NƯỚC SẠCH GIAI ĐOẠN 2009-2015

TT

ĐỊA ĐIỂM, CÔNG TRÌNH ĐẦU TƯ

DÂN SỐ (Người)

CÔNG SUẤT TRẠM (m3/ngày đêm

TỔNG KINH PHÍ ĐẦU TƯ (Triệu đồng)

TRONG ĐÓ

GIAI ĐOẠN ĐẦU TƯ

GHI CHÚ

NGÂN SÁCH TW

NGÂN SÁCH TP

VỐN ĐÓNG GÓP + VAY VỐN TÍN DỤNG

VỐN VAY  QUỐC TẾ

VỐN DOANH NGHIỆP ĐẦU TƯ

1

Xã Quảng Phú Cầu

8.000

1.700

9.000

 

8.100

900

 

 

2008-2009

 

2

Xã Liên Bạt

9.000

1.500

14.000

 

12.600

1.400

 

 

2008-2010

 

3

Xã Xuân Dương

8.500

1.200

11.000

 

9.900

1.100

 

 

2008-2009

 

4

Xã Cự Khê

8.000

1.000

10.000

 

9.000

1.000

 

 

2008-2009

 

5

Xã Bắc Sơn

10.000

1.000

10.000

 

2.000

1.000

 

7.000

2009-2010

 

6

Xã Nam Sơn

9.000

950

10.000

 

2.000

1.000

 

7.000

2009-2010

 

7

Xã Hồng Kỳ

9.500

1.000

10.000

 

2.000

1.000

 

7.000

2009-2010

 

8

Xã Việt Long

9.000

1.000

10.000

 

2.000

1.000

 

7.000

2009-2010

 

9

Xã Tân Hội

20.000

3.000

20.000

 

4.000

2.000

 

14.000

2011-2015

 

10

Phùng Xá

12.000

1.800

12.000

 

2.400

1.200

 

8.400

2011-2015

 

11

Dương Liễu

11.000

1.650

11.000

 

2.200

1.100

 

7.700

2011-2015

 

12

Quốc Oai

13.000

1.950

13.000

 

2.600

1.300

 

9.100

2011-2015

 

13

Chúc Sơn

17.000

2.550

17.000

 

3.400

1.700

 

11.900

2011-2015

 

14

Xã Dị Nậu

9.000

1.200

9.000

 

1.800

900

 

6.300

2011-2015

 

15

Xã Chàng Sơn

8.000

1.200

12.000

5.400

 

1.200

5.400

 

2011-2015

 

16

Xã Hương Sơn

11.000

1.000

10.000

4.500

 

1.000

4.500

 

2011-2015

 

17

Xã Liên Phương

9.000

1.000

10.000

4.500

 

1.000

4.500

 

2011-2015

 

18

Xã Vân Hòa

9.600

1.000

10.000

 

2.000

1.000

 

7.000

2011-2015

 

19

Xã Vật lại

10.000

1.500

15.000

 

3.000

1.500

 

10.500

2011-2015

 

20

Xã Cổ Đô

9.000

1.000

10.000

4.500

 

1.000

4.500

 

2008-2010

 

21

Xã Hiệp Thuận

10.000

1.500

15.000

6.750

 

1.500

6.750

 

2011-2015

 

22

Xã Dục Tú

13.000

1.500

15.000

 

3.000

1.500

 

10.500

2011-2015

 

23

Xã Thanh Lâm

12.000

1.700

17.000

 

3.400

1.700

 

11.900

2011-2015

 

24

Xã Tứ Lập

11.000

1.500

15.000

 

3.000

1.500

 

10.500

2011-2015

 

 

Tổng cộng

255.600

31.200

295.000

25.650

78.400

29.500

25.650

135.800

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 2863/QĐ-UBND năm 2009 phê duyệt “Chương trình cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2009 – 2020” do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành

  • Số hiệu: 2863/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 11/06/2009
  • Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
  • Người ký: Trịnh Duy Hùng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 21/06/2009
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản