Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 286/QĐ-UBND | Hòa Bình, ngày 20 tháng 3 năm 2012 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VẬT LIỆU XÂY DỰNG TỈNH HOÀ BÌNH ĐẾN NĂM 2020
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HOÀ BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26-11-2003;
Căn cứ Luật Xây dựng số 16/2003/QH11, ngày 26-11-2003;
Căn cứ Nghị định số 124/2007/NĐ-CP, ngày 31-7-2007 của Chính phủ về quản lý Vật liệu xây dựng;
Căn cứ Quyết định số 121/2008/QĐ-TTg, ngày 29-8-2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt nam đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 2706/UBND-ĐT, ngày 28-12-2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hoà Bình về Chủ trương lập dự án Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Hoà Bình đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 1532/QĐ-UBND. ngày 16-7-2008 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hoà Bình về việc phê duyệt Đề cương và dự toán chi phí lập Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Hoà Bình đến năm 2020;
Căn cứ Kết luận số 39-KL/TU, ngày 06-02-2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình về dự án quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Hòa Bình đến năm 2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 1380/TTr-SXD, ngày 29-11-2011 về việc xin phê duyệt Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Hòa Bình đến năm 2020,
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Hòa Bình đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu sau đây:
1. Tên dự án: Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Hòa Bình đến năm 2020.
2. Phạm vi nghiên cứu: Trong phạm vi địa giới hành chính tỉnh Hòa Bình.
3. Quan điểm và mục tiêu phát triển
a) Quan điểm phát triển:
- Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng (VLXD) phải gắn liền với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng, quy hoạch ngành công nghiệp VLXD, quy hoạch đất đai, quy hoạch đô thị, quy hoạch kết cấu hạ tầng của tỉnh; phù hợp với quy hoạch tổng thể ngành công nghiệp vật liệu xây dựng và quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng của cả nước, để đảm bảo tính khoa học và khả thi cao. Phát triển sản xuất vật liệu xây dựng phải đi đôi với công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực VLXD để đảm bảo phát triển bền vững, gắn hiệu quả kinh tế với hiệu quả xã hội, bảo vệ tốt nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái, di tích văn hoá, lịch sử, cảnh quan và đảm bảo an ninh quốc phòng.
- Phát triển sản xuất vật liệu xây dựng trên cơ sở phát huy nội lực của ngành và của tỉnh, tận dụng tiềm năng thiên nhiên, lao động và nguồn lực cho đầu tư phát triển của các thành phần kinh tế. Phát triển sản xuất vật liệu xây dựng trên cơ sở phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế tham gia sản xuất VLXD, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế cùng phát triển, tạo động lực cho việc cải tiến công nghệ và công tác quản lý nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm vật liệu xây dựng trên thị trường trong và ngoài nước.
- Tập trung phát triển sản xuất xi măng, gạch ngói và khai thác đá xây dựng xem đây là những hướng đầu tư chính của ngành vật liệu xây dựng ở tỉnh trong giai đoạn tới. Đồng thời, chú trọng phát triển các chủng loại vật liệu xây dựng mới có chất lượng cao phục vụ cho xây dựng đô thị, các khu thương mại, du lịch ... và quan tâm đúng mức đến việc phát triển các chủng loại vật liệu xây dựng giá rẻ có sẵn tại địa phương, trước mắt là các loại vật liệu xây, lợp cho xây dựng nhà ở, xây dựng đường giao thông, kênh mương thuỷ lợi ... ở các khu vực có khó khăn khả năng nguồn tài chính hạn chế.
- Lựa chọn qui mô đầu tư hợp lý đối với từng chủng loại vật liệu xây dựng, bố trí sản xuất gần các vùng nguyên liệu và các vùng tiêu thụ để phù hợp với đặc thù của các chủng loại VLXD là nặng và cồng kềnh, khối lượng sử dụng thường lớn, đồng thời thích ứng với từng thời kỳ tuỳ theo năng lực tiếp thu công nghệ sản xuất và tập quán sử dụng của tỉnh.
b) Mục tiêu :
Tận dụng nguồn tài nguyồn thiên nhiên sẵn có và phát huy lợi thế về vị trí địa lý thuận lợi, để đầu tư phát triển sản xuất vật liệu xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu của tỉnh và cung ứng các sản phẩm vật liệu xây dựng ra các tỉnh thành lân cận. Tập trung đầu tư phát triển các cơ sở xi măng lò quay dọc tuyến đường Hồ Chí Minh; đồng thời chú trọng việc đầu tư các nhà máy tuy nen xuất gạch, ngói, khuyến khích đầu tư các nhà máy sản xuất gạch không nung áp dụng công nghệ tiến tiến, qui mô theo hướng công nghiệp, đầu tư các dự án khai thác đá làm VLXD với dây chuyền công nghệ tiên tiến, công suất lớn, đảm bảo hạn chế ô nhiễm môi trường, đầu tư đổi mới công nghệ các cơ sở sản xuất VLXD hiện có nhằm thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngành công nghiệp vật liệu xây dựng ở tỉnh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng nguồn thu ngân sách cho tỉnh và giải quyết việc làm cho người lao động đang là một trong những vấn đề bức xúc của xã hội.
4. Phương án quy hoạch phát triển Vật liệu xây dựng đến 2020
a) Xi măng:
Đầu tư xây dựng mới các nhà máy xi măng lò quay dọc tuyến đường Hồ Chí Minh để chủ động giải quyết nhu cầu xi măng cho xây dựng của tỉnh và cung ứng cho các tỉnh bạn, đặc biệt là thủ đô Hà Nội. Nhà máy xi măng Sông Đà sẽ ngừng sản xuất để đảm bảo vệ sinh môi trường cho thành phố Hoà Bình, có thể chuyển sang sản xuất gạch bê tông nhẹ để thay thế gạch nung theo chủ trương của nhà nước về phát triển vật liệu không nung. Các dây chuyền xi măng chuyển đổi công nghệ vẫn duy trì năng lực nghiền hiện có để góp phần nâng cao sản lượng xi măng của tỉnh. Đưa năng lực sản xuất xi măng của tỉnh đạt 2,173 triệu tấn vào năm 2015 và 3,083 triệu tấn vào năm 2020.
b) Đá xây dựng:
- Đầu tư mở rộng các cơ sở khai thác hiện có và đầu tư xây dựng mới các cơ sở khai thác đá xây dựng để đáp ứng nhu cầu xây dựng ở tỉnh và cung ứng cho Hà Nội.
- Các cơ sở khai thác phải được bố trí vào các khu vực đã được xác định trong qui hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm VLXD trên địa bàn tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2008 – 2010 có xét đến 2020 đã được HĐND tỉnh thông qua tại Nghị quyết số 123/NQ-HĐND ngày 10/12/2008 và Nghị quyết số 130/2009/NQ-HĐND ngày 29/7/2009.
- Thực hiện Chỉ thị số 18/2008/CT-TTg ngày 06/6/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường quản lý, chấn chỉnh hoạt động khai thác đá nhằm đảm bảo an toàn trong khai thác. Hạn chế qui mô công suất khai thác dưới 100.000 m3/năm.
- Các đơn vị khai thác đá làm VLXD phải tiến hành lập đề án thăm dò mỏ đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật để xác định trữ lượng, chất lượng trình thẩm định và cấp có thẩm quyền phê duyệt; Lâp thiết kế cơ sở dự án đầu tư xây dựng, khai thác mỏ và báo cáo đánh giá tác động môi trường, dự án cải tạo phục hồi môi trường; hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đầu tư; phải bổ nhiệm giám đốc điều hành mỏ đủ tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn và năng lực quản lý; thông báo hoạt động xây dựng, khai thác mỏ vơí chính quyền địa phương, các cơ quan có liên quan và tổ chức thi công theo đúng các quy định. Nhằm đưa năng lực khai thác đá làm VLXD của tỉnh hơn 10,96 triệu m3 đến năm 2015 và 14,98 triệu m3 đến năm 2020.
c) Cát xây dựng:
- Tận dụng nguồn cát phân bố trên địa bàn tỉnh để hình thành các cơ sở khai thác cát bê tông trên sông Bôi (huyện Lạc Thủy), sông Bưởi (huyện Lạc Sơn), Kim Tiến (huyện Kim Bôi) và cát xây trát tại khu vực Hợp Thành, Hợp Thịnh (huyện Kỳ Sơn) nhằm giải quyết nhu cầu xây dựng tại chỗ. Đưa các hộ tư nhân vào sản xuất có tổ chức các cơ sở khai thác cát xây dựng theo hình thức hợp tác xã hoặc doanh nghiệp để quản lý tốt sản phẩm, giá cả, thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước về khai thác tài nguyên khoáng sản, đảm bảo các quy định về an toàn khai thác cát trên sông. Từng bước có kế hoạch đưa năng lực khai thác cát bê tông của tỉnh lên 45 ngàn m3 ; cát xây trát, san lấp lên 300 ngàn m3 đến năm 2015 và cát bê tông lên 60 ngàn m3 ; cát xây trát, san lấp lên 500 ngàn m3 đến năm 2020
- Tổ chức thanh tra, kiểm tra thường xuyên để ngăn chặn các hoạt động khai thác cát trái phép, đảm bảo tiết kiệm tài nguyên, đem lại lợi ích kinh tế cao cho trước mắt cũng như lâu dài.
Đưa năng lực khai thác cát bê tông của tỉnh lên 45 ngàn m3 ; cát xây trát, san lấp lên 300 ngàn m3 đến năm 2015 và cát bê tông lên 60 ngàn m3 ; cát xây trát, san lấp lên 500 ngàn m3 đến năm 2020.
d) Vật liệu xây:
- Các nhà máy sản xuất gạch ngói nung tuy nen đang hoạt động hiện nay chưa phát huy đầy đủ năng lực sản xuất đã đầu tư, cần tìm nguồn cung ứng nguyên liệu ổn định cho sản xuất, phát huy hết công suất thiết kế và đa dạng hoá sản phẩm để mở rộng thị trường tiêu thụ.
- Tiếp tục đầu tư sản xuất gạch ngói nung bằng lò tuy nen với qui mô hợp lý tại các địa bàn trong tỉnh, riêng các huyện có khả năng cung ứng cho Hà Nội như Lương Sơn, Lạc Thủy, Kỳ Sơn đầu tư các nhà máy sản xuất gạch, ngói với qui mô lớn để mở rộng thị trường. Chú trọng đầu tư tại các địa bàn có nguồn nguyên liệu tập trung, phù hợp với qui hoạch thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản của tỉnh. Tuỳ thuộc vào trữ lượng nguyên liệu và nhu cầu thị trường từng khu vực có thể lựa chọn qui mô sản xuất lớn từ 30 – 40 triệu viên/năm hoặc qui mô trung bình từ 15 – 20 triệu viên/năm.
- Đầu tư chuyển đổi cải thiện thiết bị, dây chuyền sản xuất gạch bằng việc xoá bỏ các lò đứng thủ công chuyển sang lò kiểu mới nung gạch liên tục tại các xã vùng sâu, vùng có khó khăn về giao thông, có nhu cầu nhỏ chủ yếu phục vụ xây dựng tại chỗ, trên cơ sở liên doanh liên kết giữa các cơ sở để huy động nguồn vốn và thực hiện theo kế hoạch để chủ động cung ứng vật liệu xây cho nhu cầu của địa phương từng giai đoạn. Qui mô mỗi khu vực cần đạt khoảng 4 triệu viên/năm, đến 8 – 10 triệu viên/năm.
- Khuyến khích các doanh nghiệp có năng lực tài chính, các cơ sở khai thác đá, cát xây dựng, các cơ sở sản xuất xi măng cũng như các hộ tư nhân... đầu tư vào sản xuất gạch không nung tận dụng các sản phẩm phụ của sản xuất đá xây dựng, sản xuất xi măng, khuyến khích dùng nguyên liệu từ đất đồi áp dụng công nghệ tiên tiến, sản xuất gạch bê tông khí, gạch bê tông bọt, gạch bloc để giải quyết nhu cầu về vật liệu xây tại chỗ và cung ứng cho xây dựng nhà xưởng, các hạng mục công trình phụ trợ tại các khu, cụm công nghiệp.
- Đầu tư khai thác đá ong tại huyện Kỳ sơn có nguồn nguyên liệu để làm gạch không nung , phục vụ cho việc xây dựng nhà ở, các công trình phúc lợi công cộng cần sự trang trí mang dáng vẻ tự nhiên.
Đưa năng lực sản xuất vật liệu xây các loại của tỉnh lên 1.130 triệu viên đến năm 2015 (trong đó vật liệu không nung chiếm 20%) và 1.210 triệu viên đến năm 2020 (trong đó vật liệu không nung chiếm 24%).
đ) Vật liệu lợp:
- Khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất gạch tuy nen có điều kiện về nguyên liệu giành một tỷ lệ thích hợp cho sản xuất sản phẩm ngói nung, phấn đấu mỗi cơ sở đạt sản lượng khoảng 0,8 triệu m2/năm tương đương 36 ngàn m2 đến năm 2015 và 1,0 triệu m2/năm tương đương 45 ngàn m2 đến năm 2020. Đưa tổng sản lượng ngói nung của tỉnh đạt 1,1 triệu m2/năm đến năm 2015 và 1,5 triệu m2/năm đến năm 2020.
- Ổn định sản xuất các cơ sở sản xuất tấm lợp kim loại hiện có để có sản lượng đạt 0,5 triệu m2/năm.
Đưa năng lực sản xuất vật liệu lợp các loại của tỉnh lên 1,6 triệu m2 đến năm 2015 và 2,0 triệu m2 đến năm 2020.
e) Vật liệu ốp lát:
- Đầu tư xây dựng mới các cơ sở sản xuất gạch ốp lát gồm: Gạch ceramic, gạch cotto, gạch terrazzo và gạch lát không nung tự chèn để đáp ứng nhu cầu gạch ốp lát trong và ngoài nhà; lát sân, đường, các công trình văn hoá, du lịch, quảng trường, bãi đỗ xe, lát hè phố v.v…
- Đầu tư cơ sở sản xuất đá ốp lát tại huyện Kim Bôi, công suất: 30 ngàn m2/năm (giai đoạn đến 2015) và 50 ngàn m2/năm (giai đoạn 2016 – 2020); sử dụng đá granit Kim Bình, xã Kim Tiến và đá gabrô Làng Củ xã Tú Sơn. Chú trọng khâu thiết kế mẫu mã các mặt hàng ốp lát sản xuất từ đá và đẩy mạnh công tác tiếp thị, mở rộng thị trường ở trong nước và tìm thị trường để xuất khẩu. Đưa năng lực sản xuất vật liệu ốp lát các loại của tỉnh lên 3,33 triệu m2 đến năm 2015 và đạt sản lượng 4,65 triệu m2 đến năm 2020.
g) Ván sàn tre:
Ổn định các cơ sở sản xuất ván sàn tre và giải quyết triệt để các phế thải trong sản xuất, phấn đấu đạt sản lượng là 80.000 m2/năm đến năm 2015; đến năm 2020 đạt sản lượng 100.000m2/năm, đồng thời tiếp tục đưa sản phẩm ra các thị trường truyền thống để tiêu thụ nhằm ổn định sản xuất và giải quyết việc làm cho người lao động.
h) Bê tông:
- Các đơn vị sản xuất bê tông cấu kiện hiện có cần đầu tư mở rộng nâng cao năng lực sản xuất, đồng thời đa dạng hoá các mặt hàng đúc sẵn, như: Cột, dầm, sàn, tấm bó vỉa hè, tấm bê tông lắp ghép cho các công trình ngầm, cho kênh mương thủy lợi v.v…, để phục vụ cho nhu cầu sử dụng rộng rãi của xã hội.
- Đầu tư xây dựng các trạm trộn bê tông thương phẩm tại các khu vực có nhu cầu xây dựng tập trung, tại huyện Kỳ Sơn, huyện Lương Sơn, huyện Kim Bôi. Tập trung đầu tư đồng bộ cả xe vận chuyển chuyên dùng kết hợp máy bơm hút bê tông để đáp ứng nhu cầu xây dựng trên cao, các công trình xây dựng khó khăn về đường vận chuyển tiếp cận.
i) Khai thác và chế biến nguyên liệu:
Đầu tư mở rộng sản xuất cho Công ty cổ phần sản xuất vật liệu xây dựng và khoáng sản Hoà Bình và Công ty cổ phần đầu tư phát triển Nam Cường khai thác cao lanh tại xã Cuối Hạ để có sản lượng 200 ngàn tấn đến năm 2015 và 300 ngàn tấn đến năm 2020.
(Phương án qui hoạch phát triển sản xuất đối với từng chủng loại vật liệu xây dựng cụ thể được trình bày tại phụ lục kèm theo Quyết định này).
- Công bố Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Hòa Bình đến năm 2020 để các ngành, các cấp, các huyện, thành phố có căn cứ thực hiện;
- Quản lý thực hiện theo quy hoạch, chỉ đạo triển khai thực hiện quy hoạch đã được phê duyệt đảm bảo tiết kiệm tài nguyên và hiệu quả khai thác được nâng cao. Nghiên cứu, đề xuất cơ chế chính sách để phát triển ổn định và bền vững cho ngành sản xuất vật liệu xây dựng;
- Phối hợp với các huyện, thành phố kiểm tra giám sát tình hình triển khai quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng, báo cáo ủy ban nhân dân tỉnh hàng năm và đột xuất.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Hàng năm phối hợp với Sở Xây dựng lập kế hoạch thăm dò, khảo sát đánh giá trữ lượng nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng đầy đủ, kịp thời để đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành vật liệu xây dựng;
- Nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi các quy định nhằm đơn giản hóa các thủ tục cấp giấy phép thăm dò, giấy phép khai thác và kiểm tra , giám sát việc khai thác tài nguyên khoáng sản làm VLXD theo thẩm quyền.
3. Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Tài chính và Ngân hàng Nhà nước tỉnh.
- Nghiên cứu và hoàn thiện cơ chế hỗ trợ vốn có hiệu quả cho các dự án đầu tư về vật liệu xây dựng;
- Nghiên cứu đề xuất chính sách về thuế tài nguyên trong đó có tài nguyên đất sét sản xuất gạch ngói nung, để giảm dần việc khai thác đất, bảo vệ môi trường và xây dựng chính sách ưu đãi tạo điều kiện phát triển vật liệu không nung phù hợp với thực tế của tỉnh.
- Lập phương án đẩy mạnh các hoạt động khoa học công nghệ trong sản xuất vật liệu xây dựng theo hướng: tiếp thu, ứng dụng công nghệ tiên tiến ở trong và ngoài nước, nhất là công nghệ sạch, công nghệ ít tốn nguyên liệu, nhiên liệu để thay thế các công nghệ lạc hậu trong sản xuất vật liệu xây dựng.
- Nghiên cứu chế tạo các sản phẩm vật liệu xây, lợp không nung từ nguồn nguyên liệu tại chỗ, tổ chức sản xuất và trình diễn kỹ thuật để làm cơ sở nhân rộng ra trên địa bàn.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở Xây dưng, Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng ban hành quy chế quản lý công nghệ khai thác các mỏ khoáng sản làm VLXD ( đá vôi xi măng, sét xi măng, đá xây dựng, cát sỏi xây dựng, sét gạch ngói, cao lanh...) giảm thiểu tai nạn lao động.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan của tỉnh kiểm tra và xử lý các vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng, bảo quản và vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, các loại máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về kỹ thuật an toàn thuộc ngành khai thác khoáng sản làm VLXD.
- Nghiên cứu cơ chế chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại đẩy mạnh việc xuất khẩu sản phẩm VLXD ra ngoài tỉnh có hiệu quả.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VẬT LIỆU XÂY DỰNG TỈNH HOÀ BÌNH ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Quyết định số 286 /QĐ- UBND, ngày 12/3/2012 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hoà Bình)
TT | Tên cơ sở sản xuất | Đơn vị tính | Công suất | Ghi chú | |
Năm 2015 | Năm 2020 | ||||
1000 t/n | 2.173 | 3.083 |
| ||
1 | Công ty Cổ phần Xi măng Vinaconex |
|
|
| Đầu tư chuyển đổi lò đứng sang lò quay giai đoạn 2016-2020, duy trì dây chuyền nghiền XM lò đứng |
| - Xi măng nghiền | “ | 88 | 88 |
|
| - Xi măng lò quay | “ | - | 910 |
|
2 | XM X18 – C/ty Tây Hồ |
|
|
| Đầu tư chuyển đổi lò đứng sang lò quay giai đoạn 2011-2015, duy trì dây chuyền nghiền XM lò đứng |
| - Xi măng nghiền | “ | 95 | 95 |
|
| - Xi măng lò quay | “ | 350 | 350 |
|
3 | C/ty TNHH Xuân Mai |
|
|
| - nt - |
| - Xi măng nghiền | “ | 88 | 88 |
|
| - Xi măng lò quay | “ | 560 | 560 |
|
4 | Xi măng Trung Sơn – Công ty cổ phần Du lịch Bình Minh (xi măng lò quay) | “ | 910 | 910 | Đầu tư mới dây chuyền XM lò quay 2500 tấn/ngày |
5 | C/ty cổ phần xi măng Sông Đà (xi măng nghiền) | “ | 82 | 82 | Ngừng sản xuất clinker, duy trì dây chuyền nghiền XM lò đứng hiện có |
1000m3/n | 10.960 | 14.980 |
| ||
| Huyện Đà Bắc | “ | 60 | 80 |
|
1 | Xóm Riêng - xã Tu Lí | “ | 10 | 15 | ổn định sản xuất |
2 | Xóm Tày Măng - xã Tu Lí | “ | 10 | 15 | ổn định sản xuất |
3 | Xóm Trúc Sơn - xã Toàn Sơn | “ | 40 | 50 | Đầu tư khai thác mới |
| Huyện Kỳ Sơn | “ | 800 | 1.150 |
|
4 | N. Mu Đôi , N. Thau - xã Mông Hoá và núi Đá Tây - xã Dân Hạ | “ | 200 | 400 | Đầu tư nâng cao năng lực khai thác |
5 | Núi Chẹ – xã Hợp Thịnh | “ | 150 | 150 | Duy trì năng lực khai thác |
6 | Xóm Phúc Minh - xã Phúc Tiến và Núi Ao Trạch - xã Dân Hòa | “ | 200 | 350 | Đầu tư mới và đầu tư nâng cao năng lực khai thác |
7 | Chằm Cun - Yên Quang | “ | 250 | 250 | -nt - |
| Huyện Lương Sơn | “ | 8.750 | 11.850 |
|
8 | Suối Nảy - xã Hoà Sơn | “ | 800 | 1.300 | Đầu tư mới và đầu tư nâng cao năng lực KT |
9 | Xóm Vé, Xóm Rụt, Dốc Sống – xã Tân Vinh, Núi Sen - xã Liên Sơn | “ | 1.600 | 2.200 | - nt - |
10 | Suối Cốc – xã Hợp Hòa | “ | 100 | 200 | - nt - |
11 | Làng Hang, Xóm Rè – xã Cư Yên | “ | 500 | 850 | - nt - |
| Vai Đào, Núi Sống, Tăm Thay – xã Cao Răm | “ | 300 | 450 | - nt - |
13 | Quáng Trắng, Xóm Sòng, Đồng ấm, Núi Rạng - xã Thành Lập | “ | 500 | 650 | - nt - |
14 | Xóm Chũm, Thung Gò Chu Ngoài, núi Đang Kiệm, núi Phèn, núi Đặng Bương – xã Trung Sơn | “ | 550 | 700 | - nt - |
15 | Núi Mố, Làng Ngành – xã Tiến Sơn | “ | 950 | 1.000 | - nt - |
16 | 8/3 – Nông trường Cửu Long, Xóm Mòng, Tiểu khu X - TT. Lương Sơn | “ | 250 | 300 | - nt - |
17 | Khu Chằm Ngái, thôn Om Trại, Quèn Thị, Đồng Đăng, Đồng Ngô, Núi Sếu, Thung Nai, Thung Vó, Thung Giếng, Thung Sếu, Om Làng, Quèn Chùa, Núi Trũng Đô – xã Cao Dương | “ | 2.400 | 3.200 | - nt - |
18 | Núi Tháy, núi Canh - xã Trường Sơn | “ | 450 | 600 | - nt - |
19 | Lai Trì, Núi Vố, Vệ An - xã Cao Thắng | „ | 350 | 400 | - nt - |
| Huyện Mai Châu | „ | 80 | 100 |
|
20 | Núi Phù Pheo – xã Chiềng Châu | „ | 15 | 20 | Duy trì và mở rộng năng lực khai thác hiện có |
21 | Xóm Đồng Bảng – xã Đồng Bảng |
| 20 | 30 | - nt - |
22 | Xóm Mai Hoàng Sơn, xã Mai Hịch | “ | 45 | 50 | - nt - |
| Thành phố Hoà Bình | “ | 150 | 150 |
|
23 | Núi Chắm, núi Sui – phường Thái Bình | “ | 100 | 100 | Duy trì năng lực khai thác hiện có |
24 | Xóm Máy – xã Hòa Bình | „ | 50 | 50 | Đầu tư khai thác mới |
| Huyện Cao Phong | “ | 200 | 250 |
|
25 | Núi Sui, Núi Mực – xã Bình Thanh | “ | 100 | 100 | Duy trì năng lực khai thác hiện có |
26 | Núi Mó Cầm – xã Thu Phong | “ | 50 | 80 | - nt - |
27 | Xóm Trang – xã Tân Phong | “ | 50 | 70 | - nt - |
| Huyện Tân Lạc | “ | 100 | 150 |
|
28 | Núi Thung, xóm Đầm – xã Mãn Đức | “ | 40 | 40 | Duy trì năng lực khai thác |
29 | N. Bò Nhó, Xóm Cộng – xã Quy Hậu | „ | 30 | 80 | - nt - |
30 | Xã Thanh Hối | „ | 20 | 20 | - nt - |
31 | Xóm Hưng – xã Quyết chiến | “ | 10 | 10 | - nt - |
| Huyện Kim Bôi | “ | 160 | 250 |
|
32 | Xóm Lục Đồi – xã Kim Bình | „ | 30 | 50 | Đầu tư nâng cao năng lực khai thác |
33 | Xóm Cầu, Núi Rộc - xã Bắc Sơn | „ | 50 | 100 | - nt - |
34 | Núi Sáo - xã Vĩnh Tiến | „ | 80 | 100 | - nt - |
| Huyện Lạc Sơn | “ | 90 | 150 |
|
35 | Khụ Nạng , Làng Mới - xã Văn Nghĩa | „ | 40 | 70 | Đầu tư nâng cao năng lực khai thác |
36 | Vó Vởn – xã Định Cư | “ | 50 | 80 | - nt - |
| Huyện Lạc Thủy | „ | 450 | 600 |
|
37 | Đồng Thung - xã Cố Nghĩa | „ | 20 | 20 | Đầu tư nâng cao năng lực khai thác |
38 | Núi Hang Voi - xã Khoan Dụ | “ | 100 | 150 | - nt - |
39 | Thung Rết - xã An Bình | “ | 30 | 30 | Duy trì năng lực khai thác |
40 | Xóm Lũ, Núi Hồng Dài, Làng Sỏi - xã Phú Thành | “ | 250 | 350 | Đầu tư nâng cao năng lực khai thác |
41 | Núi Bụng Cóc, Đồng Riệc - xã Đồng Tâm | “ | 50 | 50 | - nt - |
| Huyện Yên Thủy | “ | 120 | 250 |
|
42 | Thung Vực, xóm Nhòn - xã Lạc Thịnh | “ | 50 | 100 | Đầu tư nâng cao năng lực khai thác |
43 | Xóm Yên Bình - xã Đoàn Kết | “ | 20 | 50 | - nt - |
44 | Thung Đụn và Thung Nang - xã Ngọc Lương | “ | 50 | 100 | - nt - |
Triệuviên | 1.130 | 1.210 |
| ||
| Gạch lò tuy nen, lò vòng | “ | 770 | 840 |
|
| Các cơ sở hiện có |
| 167 | 167 |
|
| Huyện Lương Sơn | “ | 64 | 64 |
|
1 | C/ty TNHH một thành viên Tập đoàn An Thái | “ | 20 | 20 | Phát huy năng lực sản xuất hiện có |
2 | Công ty TNHH một thành viên Đại Hưng | “ | 9 | 9 | - nt - |
3 | Công ty TNHH thương mại và vận tải Mai Thái | “ | 15 | 15 | - nt - |
4 | Công ty cổ phần SLC Hoà Bình | “ | 20 | 20 | - nt - |
| Huyện Kỳ Sơn | “ | 40 | 40 |
|
5 | Công ty cổ phần Hương Sơn | “ | 40 | 40 | - nt - |
| Huyện Lạc Sơn | “ | 20 | 20 |
|
6 | DNTN kinh doanh than mỏ Việt Dũng | “ | 20 | 20 | - nt - |
| Huyện Lạc Thủy | “ | 43 | 43 |
|
7 | Công ty cổ phần đầu tư phát triển Hữu Lợi | “ | 25 | 25 | - nt - |
8 | Công ty cổ phần nông lâm sản Kim Bôi | “ | 9 | 9 | - nt - |
9 | C/ty CP sản xuất VLXD và Dịch vụ thương mại Thành Long | “ | 9 | 9 | - nt - |
| Dự kiến xây dựng mới | “ | 603 | 673 |
|
| Huyện Kỳ Sơn | “ | 55 | 55 |
|
10 | Xã Mông Hóa | “ | 35 | 35 | Đầu tư xây dựng mới |
11 | Xã Yên Quang | “ | 20 | 20 | - nt - |
| Huyện Lương Sơn | “ | 443 | 443 |
|
12 | Xã Cao Răm | “ | 85 | 85 | - nt - |
13 | Xã Cao Dương | “ | 30 | 30 | - nt - |
14 | Xã Nhuận Trạch | “ | 15 | 15 | - nt - |
15 | Xã Tân Vinh | “ | 130 | 130 | - nt - |
16 | Xã Thành Lập | “ | 40 | 40 | - nt - |
17 | Xã Trường Sơn | “ | 15 | 15 | - nt - |
18 | Xã Hợp Hòa | “ | 58 | 58 | - nt - |
19 | Xã Thanh Lương | “ | 9 | 9 | - nt - |
20 | Thị trấn Lương Sơn | “ | 61 | 61 | - nt - |
| Huyện Lạc Thủy | “ | 80 | 80 |
|
21 | Xã Phú Thành | “ | 20 | 20 | - nt - |
22 | Xã Thanh Nông | “ | 60 | 60 | - nt - |
| Huyện Lạc Sơn | “ | 25 | 25 |
|
23 | Xã Ân Nghĩa | “ | 25 | 25 | - nt - |
| Huyện Cao Phong | “ | - | 20 |
|
24 | Xã Thu Phong | “ | - | 20 | - nt - |
| Huyện Yên Thủy | “ | - | 20 |
|
25 | Ngọc Lương | “ | - | 20 | - nt - |
| Huyện Mai Châu | “ | - | 15 |
|
26 | Mai Hạ | “ | - | 15 | - nt - |
| Huyện Tân Lạc | “ | - | 15 |
|
27 | Thanh Hối | “ | - | 15 | - nt - |
| Gạch lò đứng liên tục | “ | 90 | 80 |
|
| Các cơ sở hiện có |
| 76 | 66 |
|
| Thành phố Hòa Bình | “ | 54 | 54 |
|
28 | Xã Sủ Ngòi |
| 12 | 12 | Phát huy năng lực sản xuất hiện có |
29 | Xã Dân Chủ | “ | 30 | 30 | - nt - |
30 | Xã Yên Mông | “ | 12 | 12 | - nt - |
| Huyện Kỳ Sơn | “ | 12 | 12 |
|
31 | Thị trấn Kỳ Sơn | “ | 12 | 12 | - nt - |
| Huyện Cao Phong | “ | 10 | - |
|
32 | Thị trấn Cao Phong | “ | 10 | - | - nt - |
| Dự kiến xây dựng mới | “ | 14 | 14 |
|
33 | Xã Mỹ Hòa (Tân Lạc) | “ | 4 | 4 | Đầu tư xây dựng mới |
34 | Xã Thượng Cốc (Lạc Sơn) | “ | 4 | 4 | - nt - |
35 | Xã Kim Tiến (Kim Bôi) | “ | 4 | 4 | - nt - |
36 | Xã Cao Sơn (Đà Bắc) | “ | 2 | 2 | - nt - |
| Gạch BT khí (qui TC) | “ | 210 | 210 |
|
| Huyện Lương Sơn |
| 210 | 210 |
|
37 | C/ty CP Vật liệu xây dựng và đầu tư phát triển SUDICO | “ | 140 | 140 | Hoàn thành xây dựng và phát huy hết năng lực SX |
38 | C/ty CP composite Việt Nam & C/ty CP gạch Phúc Sơn | “ | 70 | 70 | - nt - |
| Gạch BT bọt (qui TC) | “ | 20 | 20 |
|
39 | Công ty cổ phần xi măng Sông Đà (TP. Hòa Bình) | “ | 20 | 20 | Đầu tư xây dựng mới |
| Gạch XM - đá mạt (qui TC) “ |
| 39 | 59 |
|
40 | Hộ tư nhân thuộc TP. Hoà Bình | “ | 3 | 3,5 | Duy trì và nâng cao NLSX |
41 | Huyện Đà Bắc | “ | 4 | 6,5 | - nt - |
42 | Huyện Mai Châu | “ | 3,5 | 6 | - nt - |
43 | Huyện Lương Sơn | “ | 2 | 3,5 | - nt - |
44 | Huyện Kim Bôi | “ | 2 | 2,5 | - nt - |
45 | Huyện Kỳ Sơn |
|
|
|
|
| - Xã Mông Hóa | “ | 20 | 20 | Đầu tư xây dựng mới |
| - Xã Dân Hạ | “ | - | 9 | - nt - |
| - Hộ tư nhân | “ | 2 | 2,5 | Duy trì và nâng cao NLSX |
46 | Huyện Cao Phong | “ | 0,5 | 1 | - nt - |
47 | Huyện Yên Thủy | “ | 0,5 | 1 | - nt - |
48 | Huyện Lạc Thủy | “ | 0,5 | 1,5 | - nt - |
49 | Huyện Tân Lạc | “ | 0,5 | 1 | - nt - |
50 | Huyện Lạc Sơn | “ | 0,5 | 1 | - nt - |
| Gạch đá ong (qui TC) | “ | 1 | 1 |
|
51 | Huyện Lạc Sơn | “ | 1 | 1 | Đầu tư mới và ổn định SX |
Triệu m2 | 1,6 | 2,0 |
| ||
| Ngói nung | “ | 1,1 | 1,5 |
|
1 | Các cơ sở gạch nung | “ | 1,1 | 1,5 | Sản xuất ngói kết hợp trong lò nung tuy nen |
| Tấm lợp kim loại | “ | 0,5 | 0,5 |
|
1 | C/ty TNHH Đức Thịnh | “ | 0,25 | 0,25 | ổn định sản xuất |
2 | C/ty TNHH Phúc Vinh | “ | 0,25 | 0,25 | - nt - |
1000 m3 | 45 | 60 |
| ||
1 | Sông Bôi (Lạc Thủy) | “ | 10 | 15 | Tổ chức sắp xếp lại các cơ sở khai thác |
2 | Sông Bưởi (Lạc Sơn) | “ | 15 | 20 | - nt - |
3 | Kim Tiến (Kim Bôi) | “ | 20 | 25 | - nt - |
1000 m3 | 300 | 500 |
| ||
1 | C/ty Hùng Yến (Kỳ Sơn) | “ | 100 | 200 | Đầu tư nâng cao năng lực khai thác |
2 | C/ty Sahara (Kỳ Sơn) | “ | 200 | 300 | Đầu tư khai thác và nâng cao năng lực khai thác |
Triệu m2 | 3,0 | 3,0 |
| ||
1 | KCN Phú Thành (LT) | “ | 3,0 | 3,0 | Đầu tư xây dựng mới |
Triệu m2 | - | 1,0 |
| ||
1 | Lạc Sơn | “ | - | 1,0 | Đầu tư xây dựng mới |
1000 m2 | 150 | 300 |
| ||
1 | KCN Lương Sơn | “ | 150 | 300 | Đầu tư xây dựng mới |
1000 m2 | 150 | 300 |
| ||
1 | C/ty TNHH Lâm Bình | “ | 50 | 100 | Đầu tư nâng cao năng lực sản xuất |
2 | KCN Nam Lương Sơn | “ | 100 | 200 | Đầu tư xây dựng mới |
1000 m2 | 30 | 50 |
| ||
1 | TT. Kim Bôi | “ | 30 | 50 | Đầu tư xây dựng mới |
1000 m2 | 80 | 80 |
| ||
1 | C/ty ShengJiaHoà Bình | “ | 80 | 80 | ổn định sản xuất |
1000 m3 | 90 | 90 |
| ||
1 | TT. Kỳ Sơn | “ | 30 | 30 | Đầu tư xây dựng mới |
2 | TT. Lương Sơn | “ | 30 | 30 | - nt - |
3 | TT. Thanh Hà | “ | 30 | 30 | - nt - |
1000 tấn | 200 | 300 |
| ||
1 | C/ty CP SX VLXD và khoáng sản Hoà Bình | “ | 100 | 150 | Đầu tư nâng cao NLSX |
2 | C/ty CP Nam Cường | “ | 100 | 150 | - nt - |
- 1Quyết định 12/2011/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 13/2009/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng đến năm 2020 của tỉnh Tuyên Quang do Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 2Quyết định 4524/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt dự án Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Luật xây dựng 2003
- 3Nghị định 124/2007/NĐ-CP về quản lý vật liệu xây dựng
- 4Chỉ thị 18/2008/CT-TTg về tăng cường quản lý, chấn chỉnh hoạt động khai thác các mỏ đá nhằm đảm bảo an toàn trong khai thác do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 121/2008/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 12/2011/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 13/2009/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng đến năm 2020 của tỉnh Tuyên Quang do Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 7Quyết định 4524/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt dự án Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 8Nghị quyết 130/2009/NQ-HĐND bổ sung Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2008-2010, có xét đến năm 2020
Quyết định 286/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Hòa Bình đến năm 2020
- Số hiệu: 286/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 20/03/2012
- Nơi ban hành: Tỉnh Hòa Bình
- Người ký: Trần Đăng Ninh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 20/03/2012
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra