Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ----- o0o ----- |
Số: 286/2002/QĐ-NHNN | Hà Nội, Ngày 03 tháng 04 năm 2002 |
CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ ĐỒNG TÀI TRỢ CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật Các tổ chức tín dụng ngày 12 tháng 12 năm 1997
Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02/3/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tín dụng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy chế Đồng tài trợ của các tổ chức tín dụng".
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 154/1998/QĐ-NHNN14 ngày 29/4/1999 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy chế Đồng tài trợ của các tổ chức tín dụng.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tín dụng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT/ THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC |
ĐỒNG TÀI TRỢ CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 286/2002/QĐ-NHNN ngày 03/4/2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)
Quy chế này điều chỉnh việc đồng tài trợ của các tổ chức tín dụng cho một hoặc một phần dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đầu tư phát triển và đời sống (trong Quy chế này gọi tắt là dự án) nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả trong hoạt động sản xuất - kinh doanh của bên nhận tài trợ và của tổ chức tín dụng.
Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đồng tài trợ: là quá trình tổ chức thực hiện việc cấp tín dụng của bên đồng tài trợ với sự tham gia của 2 hay nhiều tổ chức tín dụng do một tổ chức tín dụng làm đầu mối cho một hoặc một phần dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đầu tư phát triển và đời sống.
2. Bên đồng tài trợ: là hai hay nhiều tổ chức tín dụng cùng cam kết và phối hợp với nhau để thực hiện việc đồng tài trợ đối với bên nhận tài trợ theo quy định tại Quy chế này.
3. Thành viên: là tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh tổ chức tín dụng được Tổng Giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng ủy quyền chấp thuận tham gia cấp tín dụng theo các hình thức cụ thể mà thành viên đó thực hiện trong đồng tài trợ cho dự án.
5. Thành viên đầu mối cấp tín dụng: Phải là thành viên có đủ năng lực trong việc thực hiện các nghiệp vụ cụ thể có liên quan của hình thức cấp tín dụng được giao làm đầu mối, bao gồm:
5.1. Thành viên đầu mối cho vay hợp vốn: là thành viên được các thành viên tham gia cho vay hợp vốn thống nhất lựa chọn và giao trách nhiệm đầu mối trong việc tổ chức cho vay hợp vốn.
5.2. Thành viên đầu mối đồng bảo lãnh: là thành viên được các thành viên tham gia bảo lãnh thống nhất lựa chọn và giao trách nhiệm đầu mối trong việc tổ chức đồng bảo lãnh.
6. Tổ chức đầu mối thanh toán: Tổ chức đầu mối thanh toán phải là tổ chức tín dụng được phép cung ứng các dịch vụ thanh toán và được các thành viên tham gia khác thống nhất lựa chọn và giao trách nhiệm cung ứng các dịch vụ thanh toán trong việc đồng tài trợ.
7. Bên nhận tài trợ: là pháp nhân, doanh nghiệp tư nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình, công ty hợp danh hoặc cá nhân có nhu cầu và được bên đồng tài trợ cấp tín dụng theo các quy định tại Quy chế này để thực hiện dự án.
8. Hợp đồng đồng tài trợ: là cam kết bằng văn bản giữa các thành viên tham gia đồng tài trợ về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ cụ thể của mỗi thành viên trong toàn bộ quá trình đồng tài trợ.
9. Hợp đồng cấp tín dụng đối với đồng tài trợ: là cam kết bằng văn bản giữa bên đồng tài trợ (nhóm thành viên hoặc từng thành viên) với bên nhận tài trợ trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mỗi bên và mỗi thành viên trong quan hệ cho vay, bảo lãnh để thực hiện dự án đồng tài trợ.
Hợp đồng cấp tín dụng đối với đồng tài trợ gồm: hợp đồng cho vay, hợp đồng cho vay hợp vốn, hợp đồng bảo lãnh, hợp đồng đồng bảo lãnh.
Điều 3. Trường hợp áp dụng đồng tài trợ.
1. Nhu cầu xin cấp tín dụng để thực hiện dự án của bên nhận tài trợ vượt giới hạn cho vay hoặc bảo lãnh của tổ chức tín dụng theo quy định hiện hành;
2. Khả năng tài chính và nguồn vốn của một tổ chức tín dụng không đáp ứng được nhu cầu cấp tín dụng của dự án;
3. Nhu cầu phân tán rủi ro của tổ chức tín dụng,
4. Bên nhận tài trợ có nhu cầu huy động vốn từ nhiều tổ chức tín dụng khác nhau.
Điều 4. Tổ chức được tham gia đồng tài trợ.
Tổ chức được tham gia đồng tài trợ là các tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng và chi nhánh được ủy quyền. Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở không được tham gia đồng tài trợ.
Điều 5. Các hình thức cấp tín dụng đối với đồng tài trợ.
1. Cho vay, cho vay hợp vốn;
2. Bảo lãnh, đồng bảo lãnh;
3. Kết hợp các hình thức trên.
Việc sử dụng các hình thức cấp tín dụng khác trong thực hiện đồng tài trợ do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định.
Điều 6. Đồng tiền sử dụng trong đồng tài trợ.
Đồng tiền sử dụng trong đồng tài trợ là VNĐ hoặc ngoại tệ, phù hợp với nhu cầu của dự án và quy định về cấp tín dụng, quản lý ngoại hối có liên quan.
Điều 7. Nguyên tắc tổ chức việc đồng tài trợ.
1. Các thành viên tự nguyện tham gia và phối hợp với nhau để thực hiện đồng tài trợ.
2. Các thành viên thống nhất lựa chọn tổ chức đầu mối, thành viên đầu mối cấp tín dụng, thành viên đầu mối thanh toán để thực hiện đồng tài trợ.
3. Hình thức cấp tín dụng và phương thức giao dịch giữa các bên tham gia đồng tài trợ với bên nhận tài trợ phải được các thành viên thỏa thuận thống nhất ghi trong hợp đồng đồng tài trợ.
Điều 8. Nguyên tắc thực hiện đồng tài trợ.
Các bên liên quan đồng tài trợ ngoài thực hiện các quy định về đồng tài trợ phải thực hiện:
1. Việc cấp tín dụng dưới từng hình thức cụ thể, áp dụng các biện pháp bảo đảm trong quá trình đồng tài trợ: phải thực hiện theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và các quy định pháp luật khác có liên quan.
2. Thành viên tham gia đồng tài trợ phải thỏa thuận thống nhất phương thức thẩm định dự án, có thể thành lập Hội đồng thẩm định (thành viên từ các tổ chức tín dụng tham gia đồng tài trợ) hoặc không thành lập Hội đồng thẩm định nhưng phải đảm bảo sự thống nhất giữa các thành viên về tính khả thi của dự án, tạo điều kiện thực hiện cấp tín dụng thuận lợi và đúng quy định của pháp luật.
3. Quyền và nghĩa vụ của bên đồng tài trợ và biên nhận tài trợ được thực hiện tương ứng với từng hình thức cấp tín dụng theo các quy định của Thống đốc Ngân hàng nhà nước.
4. Bên đồng tài trợ phải thường xuyên kiểm tra, giám sát việc sử dụng các nguồn tài trợ cho dự án theo thỏa thuận trong hợp đồng đồng tài trợ và hợp đồng cấp tín dụng và phối hợp với bên nhận tài trợ để xử lý những vấn đề phát sinh.
Điều 9. Lãi và phí trong đồng tài trợ.
1. Các bên tham gia đồng tài trợ thu lãi, các loại phí theo quy định của pháp luật.
2. Các chi phí phát sinh trong quá trình đồng tài trợ do các thành viên đồng tài trợ thỏa thuận thống nhất ghi trong hợp đồng đồng tài trợ và được bù đắp từ nguồn nhu lãi và các loại phí của khách hàng.
Điều 10. Đề xuất đồng tài trợ cho một dự án.
1. Sau khi nhận hồ sơ đề nghị cấp tín dụng theo quy định đối với từng loại hình cấp tín dụng do khách hàng gửi, tổ chức tín dụng thực hiện thẩm định sơ bộ, nhận định tính khả thi của dự án đề nghị vay vốn.
2. Ngay sau khi thẩm định sơ bộ, nếu dự án có tính khả thi và cần thiết phải đồng tài trợ, tổ chức tín dụng nhận hồ sơ dự kiến các tổ chức tín dụng tham gia đồng tài trợ để gửi thư mời đồng tài trợ kèm theo kết quả thẩm định sơ bộ cho các tổ chức này. Nếu dự án không có tính khả thi, tổ chức tín dụng trả lời khách hàng bằng văn bản nêu rõ lý do từ chối cấp tín dụng.
3. Thư mời đồng tài trợ phai có các nội dung chủ yếu về dự án (tên dự án, chủ đầu tư, tổng nguồn vốn đầu tư, nhu cầu đồng tài trợ để thực hiện dự án, thời gian vay và trả nợ, thời gian bảo lãnh, dự kiến lãi suất, phí và phương án trả nợ của dự án) và các thông tin chủ yếu về dự kiến đề nghị tham gia đồng tài trợ, phương thức tham gia đồng tài trợ, thời hạn đồng tài trợ, lãi suất, các loại phí liên quan đến việc thực hiện đồng tài trợ cho dự án.
Điều 11. Phối hợp đồng tài trợ.
1. Tổ chức tín dụng được mời tham gia đồng tài trợ căn cứ vào các đề nghị của tổ chức tín dụng mời đồng tài trợ, các tài liệu gửi kèm theo, khả năng nguồn vốn của mình và các quy định pháp luật hiện hành để quyết định việc tham gia hay không tham gia đồng tài trợ và phải trả lời các đề nghị của bên mời đồng tài trợ bằng văn bản.
2. Nếu nhu cầu đồng tài trợ được chấp thuận đáp ứng đủ đề nghị cấp tín dụng của bên nhận tài trợ thì tổ chức tín dụng mời đồng tài trợ trả lời cho bên nhận tài trợ về việc chấp thuận đồng tài trợ. Các bên có trách nhiệm thống nhất và thực hiện các nội dung đồng tài trợ.
3. Trường hợp nhu cầu đồng tài trợ được chấp thuận không đủ so với đề nghị của bên nhận tài trợ thì tổ chức tín dụng mời đồng tài trợ xử lý như sau:
a) Xem lại khả năng cấp tín dụng cho bên nhận tài trợ phù hợp với quy định của pháp luật và khả năng về tài chính, nguồn vốn và tài sản của mình.
b) Nếu tổ chức tín dụng nhận hồ sơ không có khả năng cấp tín dụng đơn phương thì thông báo cho bên nhận tài trợ về việc không thể cho vay, bảo lãnh, kể cả bằng hình thức đồng tài trợ và nêu rõ lý do.
4. Trong thời gian đề nghị đồng tài trợ đã được các bên thỏa thuận, bên nhận tài trợ không được đề nghị tổ chức tín dụng khác đồng tài trợ nếu không được chấp thuận của tổ chức đã nhận hồ sơ.
5. Việc mời đồng tài trợ có thể thực hiện thông qua các hình thức khác, nhưng chấp thuận của các thành viên phải được lập và gửi bằng văn bản.
Điều 12. Thẩm định dự án đồng tài trợ.
1. Bên đồng tài trợ lựa chọn và thống nhất với nhau phương thức thẩm định dự án, bản chính hồ sơ thẩm định phải được lưu giữ tại tổ chức đầu mối đồng tài trợ và kết quả thẩm định phải được gửi cho các thành viên và lưu tại tổ chức đầu mối đồng tài trợ.
2. Kết quả thẩm định phải có đầy đủ thông tin chủ yếu của dự án, năng lực tài chính và khả năng thực hiện nghĩa vụ của bên nhận tài trợ đối với bên đồng tài trợ.
Điều 13. Hợp đồng đồng tài trợ.
1. Hợp đồng đồng tài trợ cần có những nội dung chủ yếu sau:
1.1. Các thành viên tham gia đồng tài trợ.
1.2. Tổ chức đầu mối đồng tài trợ.
1.3. Thành viên đầu mối cấp tín dụng.
1.4. Bên nhận tài trợ, cơ cấu và kế hoạch nguồn vốn để thực hiện dự án.
1.5. Phương thức và kết quả thẩm định dự án.
1.6. Hình thức cấp tín dụng.
1.7. Nội dung đồng tài trợ:
a) Tổng số tiền đồng tài trợ có chia ra theo từng hình thức cấp tín dụng theo từng thành viên tham gia đồng tài trợ.
b) Các thỏa thuận cụ thể về phí đồng tài trợ.
c) Các nội dung chính của từng hình thức cấp tín dụng theo quy định pháp luật hiện hành, cụ thể đối với:
Cho vay, cho vay hợp vốn: Thành viên đầu mối cho vay hợp vốn, các tổ chức tín dụng tham gia, thể loại và phương thức cho vay, số tiền, thời hạn, lãi suất cho vay, biện pháp đảm bảo tiền vay, phương thức thu hồi vốn (bao gồm gốc và lãi) và các nội dung khác theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về cho vay.
Bảo lãnh, đồng bảo lãnh: Thành viên đầu mối đồng bảo lãnh, các tổ chức tín dụng tham gia, loại bảo lãnh, giá trị nghĩa vụ bảo lãnh, thời gian bảo lãnh, phí bảo lãnh và các nội dung khác theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về bảo lãnh.
1.8. Đảm bảo thanh toán (nếu có): Đầu mối thanh toán, phương thức tài trợ, thu nợ, thanh toán phí, lãi đối với bên nhận tài trợ và giữa các thành viên tham gia đồng tài trợ.
1.9. Quy định về trao đổi thông tin giữa các thành viên tham gia đồng tài trợ về tiến độ thực hiện đồng tài trợ và các tin tức khác có liên quan đến thực hiện dự án của bên nhận tài trợ.
1.10. Bảo đảm cấp tín dụng: Hình thức bảo đảm, phương pháp đánh giá tài sản bảo đảm tiền vay, hợp đồng bảo đảm cấp tín dụng, xử lý tài sản bảo đảm để thu nợ và các vấn đề khác có liên quan.
1.11. Xử lý rủi ro và tranh chấp giữa các thành viên, nguyên tắc xử lý các phát sinh trong quá trình thực hiện đồng tài trợ.
1.12. Lưu trữ hồ sơ.
1.13. Các nội dung khác theo thỏa thuận giữa các bên tham gia đồng tài trợ.
1.14. Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của từng thành viên trong việc ký và thực hiện hợp đồng đồng tài trợ và hợp đồng cấp tín dụng với bên nhận tài trợ.
2. Nội dung cụ thể của hợp đồng đồng tài trợ phải phù hợp với quy định của pháp luật về hợp đồng kinh tế, các quy định của Quy chế này và các quy định pháp luật khác có liên quan.
3. Hợp đồng đồng tài trợ phải được lập thành nhiều bản có giá trị như nhau và đủ để mỗi thành viên giữ 1 bản.
Điều 14. Hợp đồng cấp tín dụng.
1. Nội dung hợp đồng cấp tín dụng bao gồm các nội dung liên quan đến các quy định cụ thể của từng hình thức cấp tín dụng và quy định về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong từng quan hệ cấp tín dụng, các nội dung cần thiết có liên quan đã thỏa thuận tại hợp đồng đồng tài trợ. Hợp đồng cấp tín dụng phải có chứng kiến của tổ chức đầu mối đồng tài trợ nếu tổ chức đầu mối đồng tài trợ không tham gia cấp tín dụng theo hợp đồng này.
2. Hợp đồng cấp tín dụng có thể được ký kết giữa các bên tham gia đồng tài trợ với bên nhận tài trợ thông qua thành viên đầu lối Cấp tín dụng, hoặc ký trực tiếp giữa tổ chức tín dụng với bên nhận tài trợ phù hợp với quy định tại hợp đồng đồng tài trợ.
Điều 15. Bảo đảm tiền vay, việc thu hồi nợ gốc, lãi, gia hạn nợ.
Bảo đảm tiền vay, việc thu hồi nợ gốc, lãi, gia hạn nợ thực hiện theo quy định hiện hành của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về cho vay, bảo lãnh và thỏa thuận giữa các bên tham gia đồng tài trợ trong hợp đồng đồng tài trợ và hợp đồng cấp tín dụng.
Điều 16. Trách nhiệm của các bên tham gia đồng tài trợ.
1. Các bên tham gia đồng tài trợ có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định hiện hành đối với từng hình thức cấp tín dụng theo đúng cam kết tại hợp đồng đồng tài trợ và hợp đồng cấp tín dụng.
2. Bên nhận tài trợ có trách nhiệm báo cáo đầy đủ tình hình tài chính và hoạt động của mình cho bên đồng tài trợ (tổ chức đầu mối đồng tài trợ, thành viên đầu mối cấp tín dụng và các bên có liên quan) để thực hiện việc theo dõi, kiểm tra khi tiến hành việc đồng tài trợ.
3. Tổ chức đầu mối đồng tài trợ dự thảo hợp đồng đồng tài trợ và lấy ý kiến thống nhất của các thành viên; thay mặt bên đồng tài trợ thảo luận với bên nhận tài trợ và chịu trách nhiệm đôn đốc các thành viên khác xử lý các vấn đề phát sinh
4. Thành viên đầu mối cho vay hợp vốn dự thảo hợp đồng cho vay hợp vốn, lấy ý kiến thống nhất của các thành viên cho vay hợp vốn; thay mặt các thành viên cho vay hợp vốn ký kết hợp đồng cho vay hợp vốn với bên nhận tài trợ theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về cho vay và chịu trách nhiệm đôn đốc, theo dõi các thành viên khác và bên nhận tài trợ trong việc cho vay hợp vốn đồng thời phải thông báo đầy đủ, kịp thời kết quả kiểm tra sử dụng vốn, các thông tin liên quan khác cho tổ chức đầu mối đồng tài trợ và các bên nhằm bàn bạc, thống nhất thực hiện các biện pháp xử lý khi cần thiết.
5. Thành viên đầu mối đồng bảo lãnh thực hiện theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về bảo lãnh.
6. Tổ chức đầu mối thanh toán thực hiện các nghiệp vụ thanh toán phát sinh trong quá trình thực hiện đồng tài trợ phù hợp với các thỏa thuận về thanh toán tại hợp đồng đồng tài trợ, hợp đồng cấp tín dụng.
7. Các thành viên tham gia đồng tài trợ thực hiện trao đổi thông tin về tình hình thực hiện hợp đồng đồng tài trợ theo thỏa thuận trong hợp đồng đồng tài trợ.
Điều 17. Kiểm tra, xử lý rủi ro, tranh chấp.
1. Các bên tham gia đồng tài trợ phải thường xuyên kiểm tra quá trình thực hiện đồng tài trợ, quá trình quản lý và sử dụng vốn của bên nhận tài trợ theo các hợp đồng đã ký kết giữa các bên và các quy định pháp luật hiện hành.
2. Trường hợp phát sinh rủi ro trong quá trình đồng tài trợ, các bên tham gia đồng tài trợ cùng thỏa thuận và thống nhất với bên nhận tài trợ để xử lý theo hợp đồng đồng tài trợ và các quy định pháp luật hiện hành.
3. Mọi tranh chấp do vi phạm hợp đồng đồng tài trợ hoặc hợp đồng cấp tín dụng được các bên giải quyết trên cơ sở đàm phán, thỏa thuận.
Trường hợp không thể giải quyết được, các bên có quyền khởi kiện theo quy định của pháp luật.
Điều 18. Tổ chức triển khai thực hiện.
1. Căn cứ Quy chế này, tổ chức tín dụng ban hành các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ cụ thể phù hợp với điều kiện, đặc điểm và điều lệ hoạt động của tổ chức mình.
2. Thủ trưởng đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm chỉ đạo và giám sát việc thực hiện Quy chế này.
3. Vụ trưởng Vụ Kế toán - Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn hạch toán đối với các khoản chuyển vốn, cấp tín dụng và các nghiệp vụ cụ thể khác phát sinh khi các tổ chức tín dụng thực hiện đồng tài trợ theo Quy chế này.
Việc sửa đổi, bổ sung Quy chế này do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định./.
| KT/ THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC |
- 1Quyết định 154/1998/QĐ-NHNN14 ban hành Quy chế đồng tài trợ của các tổ chức tín dụng của Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước
- 2Thông tư 42/2011/TT-NHNN quy định về cấp tín dụng hợp vốn của tổ chức tín dụng đối với khách hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 3Quyết định 469/QĐ-NHNN năm 2012 công bố Danh mục văn bản, quy định đã hết hiệu lực thi hành giai đoạn từ ngay 01/7/2011 đến hết ngày 31/12/2011 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 1Quyết định 154/1998/QĐ-NHNN14 ban hành Quy chế đồng tài trợ của các tổ chức tín dụng của Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước
- 2Quyết định 886/2003/QĐ-NHNN sửa đổi Quy chế đồng tài trợ của các Tổ chức tín dụng theo Quyết định 286/2002/QĐ-NHNN do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 3Thông tư 42/2011/TT-NHNN quy định về cấp tín dụng hợp vốn của tổ chức tín dụng đối với khách hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 4Quyết định 469/QĐ-NHNN năm 2012 công bố Danh mục văn bản, quy định đã hết hiệu lực thi hành giai đoạn từ ngay 01/7/2011 đến hết ngày 31/12/2011 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
Quyết định 286/2002/QĐ-NHNN về Quy chế Đồng tài trợ của các tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- Số hiệu: 286/2002/QĐ-NHNN
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 03/04/2002
- Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước
- Người ký: Nguyễn Văn Giàu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 26
- Ngày hiệu lực: 18/04/2002
- Ngày hết hiệu lực: 15/12/2011
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra