- 1Nghị định 43/2011/NĐ-CP Quy định về cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước
- 2Nghị định 61/2018/NĐ-CP về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính
- 3Chỉ thị 14/CT-TTg năm 2018 về nâng cao năng lực phòng, chống phần mềm độc hại do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 950/QĐ-TTg năm 2018 phê duyệt Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018-2025 định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Nghị quyết 17/NQ-CP năm 2019 về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025 do Chính phủ ban hành
- 6Chỉ thị 14/CT-TTg năm 2019 về tăng cường bảo đảm an toàn, an ninh mạng nhằm cải thiện chỉ số xếp hạng của Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 645/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 749/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt "Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Quyết định 2016/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 và kế hoạch sử dụng đất năm 2021 thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang
- 10Nghị quyết 78/NQ-CP năm 2022 về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 13-NQ/TW về Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
- 1Luật Công nghệ thông tin 2006
- 2Luật Công nghệ cao 2008
- 3Quyết định 1755/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Đề án Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Nghị định 154/2013/NĐ-CP quy định về khu công nghệ thông tin tập trung
- 5Quyết định 2407/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghệ thông tin tập trung đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 392/QĐ-TTg năm 2015 phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển ngành công nghiệp công nghệ thông tin đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 8Quyết định 333/QĐ-TTg năm 2016 thí điểm thành lập Chuỗi Công viên phần mềm Quang Trung do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Luật Đầu tư 2020
- 10Nghị định 35/2017/NĐ-CP quy định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước trong Khu kinh tế, Khu công nghệ cao
- 11Quyết định 1766/QĐ-BTTTT năm 2017 quy chế tổ chức và hoạt động của Chuỗi Công viên phần mềm Quang Trung do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 12Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 13Nghị quyết 52-NQ/TW năm 2019 về chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư do Bộ Chinh trị ban hành
- 14Nghị quyết 50/NQ-CP năm 2020 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 52-NQ/TW về chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư do Chính phủ ban hành
- 15Nghị quyết 25/2020/NQ-HĐND về thông qua Đề án Xây dựng Chính quyền điện tử và Đô thị thông minh tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2020-2025
- 16Nghị định 31/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đầu tư
- 17Quyết định 966/QĐ-TTg năm 2021 về tiếp tục thí điểm mô hình Chuỗi Công viên phần mềm Quang Trung do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 18Kế hoạch 78/KH-UBND năm 2021 về xây dựng chính quyền điện tử, đô thị thông minh và chuyển đổi số tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021-2025
- 19Kế hoạch 128/KH-UBND năm 2022 về phát triển kinh tế số và xã hội số trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 285/QĐ-UBND | Hậu Giang, ngày 24 tháng 02 năm 2023 |
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN THÀNH LẬP KHU CÔNG NGHỆ SỐ TỈNH HẬU GIANG
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẬU GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Luật Công nghệ cao ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 154/2013/NĐ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về Khu công nghệ thông tin tập trung;
Căn cứ Nghị định số 35/2017/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ Quy định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước trong Khu kinh tế, Khu công nghệ cao;
Căn cứ Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;
Căn cứ Quyết định số 2407/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể Khu công nghệ thông tin tập trung đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025;
Căn cứ Quyết định số 392/QĐ-TTg ngày 27 tháng 3 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển ngành công nghiệp công nghệ thông tin đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025;
Căn cứ Quyết định số 333/QĐ-TTg ngày 03 tháng 3 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ thí điểm thành lập Chuỗi Công viên phần mềm Quang Trung;
Căn cứ Quyết định số 966/QĐ-TTg ngày 18 tháng 6 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục thí điểm mô hình Chuỗi Công viên phần mềm Quang Trung;
Căn cứ Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 02 tháng 12 năm 2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hậu Giang về xây dựng Chính quyền điện tử và chuyển đổi số tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Kết luận số 493-KL/TU ngày 27 tháng 10 năm 2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hậu Giang;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án thành lập Khu Công nghệ số tỉnh Hậu Giang.
1. Sở Thông tin và Truyền thông
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức triển khai Đề án mang lại hiệu quả, thiết thực, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
b) Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư phát triển lĩnh vực công nghiệp công nghệ thông tin tại Khu Công nghệ số tỉnh Hậu Giang (gọi tắt là Khu).
c) Phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bổ sung chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, biên chế, kiện toàn tổ chức bộ máy và đề án vị trí việc làm của Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh tỉnh Hậu Giang, trực thuộc Sở Thông tin và Truyền thông để quản lý Khu theo quy định.
2. Sở Nội vụ
Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bổ sung chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, biên chế; kiện toàn tổ chức bộ máy và đề án vị trí việc làm của Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh tỉnh Hậu Giang, trực thuộc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Hậu Giang.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư phát triển công nghiệp công nghệ thông tin tại Khu.
4. Sở Xây dựng
Chủ trì tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận chủ trương lập các đồ án quy hoạch xây dựng; tổ chức thẩm định và trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt các đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND tỉnh; Hướng dẫn các thủ tục về đầu tư xây dựng dự án theo đúng quy định hiện hành.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường
Chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan hướng dẫn thủ tục cập nhật, bổ sung Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện 2021 - 2030, kế hoạch sử dụng đất theo đúng quy định hiện hành.
6. Ủy ban nhân dân thành phố Vị Thanh và các cơ quan liên quan phối hợp triển khai Đề án mang lại hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; Tổ chức thẩm định và phê duyệt các đồ án quy hoạch xây dựng theo thẩm quyền.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 1815/QĐ-UBND ngày 01 tháng 11 năm 2022 của Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang phê duyệt Đề án thành lập Khu Công nghệ thông tin tập trung tỉnh Hậu Giang.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở: Thông tin và Truyền thông, Nội vụ, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Vị Thanh và các tổ chức, cá nhân có liên quan thi hành Quyết định này./.
| CHỦ TỊCH |
THÀNH LẬP KHU CÔNG NGHỆ SỐ TỈNH HẬU GIANG
(Kèm theo Quyết định số /QĐ-UBND ngày /02/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang)
MỤC LỤC
Chương 1.
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ ÁN VÀ SỰ CẦN THIẾT THÀNH LẬP
KHU CÔNG NGHỆ SỐ TỈNH HẬU GIANG
1. Tổng quan về Đề án
1.1. Tên Đề án
1.2. Mục tiêu
1.3. Quy mô
1.4. Chức năng, nhiệm vụ
1.5. Mô hình tổ chức, quản lý
1.6. Tổng vốn đầu tư
1.7. Địa điểm đầu tư
1.8. Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2022 - 2025
2. Căn cứ pháp lý
3. Sự cần thiết thành lập Khu Công nghệ số tỉnh Hậu Giang
3.1. Hậu Giang chưa có ngành công nghiệp công nghệ thông tin
3.2. Vai trò và tầm quan trọng công nghệ thông tin đối với sự phát triển của bốn (04) trụ cột của tỉnh
4. Mục tiêu và dự kiến lợi ích mang lại
4.1. Mục tiêu chủ yếu khi thành lập Khu Công nghệ số
4.2. Dự kiến lợi ích mang lại của Khu Công nghệ số
Chương 2.
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH HẬU GIANG
1. Điều kiện tự nhiên
1.1. Vị trí địa lý
1.2. Địa hình, thời tiết, hệ thống sông ngòi
2. Điều kiện kinh tế - xã hội
2.1. Kinh tế
2.2. Xã hội
2.3. Tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững
2.4. Quốc phòng - an ninh
3. Liên kết vùng giữa Hậu Giang với các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh
Chương 3.
XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ CÁC KHU CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẬP TRUNG
1. Xu hướng phát triển công nghiệp công nghệ thông tin trên thế giới
1.1. Công nghiệp phần cứng - điện tử
1.2. Công nghiệp phần mềm và nội dung số
2. Hiện trạng và xu hướng phát triển công nghiệp công nghệ thông tin tại Việt Nam
3. Mô hình và xu hướng phát triển các khu công nghệ trên thế giới
3.1. Công viên khoa học (Science park)
3.2. Đô thị công nghệ (Technopolis)
3.3. Cụm kinh tế sáng tạo (Innovation cluster)
4. Các Khu công nghệ thông tin tập trung tại Việt Nam
4.1. Khu Công viên phần mềm Quang Trung (CVPM Quang Trung)
4.2. Tổng hợp kinh nghiệm phát triển các khu CNTT tập trung
Chương 4.
HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI HẬU GIANG
1. Về việc nâng cấp, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật và các nền tảng
1.1. Về hạ tầng kỹ thuật
1.2. Về phát triển các nền tảng
2. Về khai thác, sử dụng, phát triển dữ liệu
2.1. Khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu các Bộ, ngành
2.2. Cơ sở dữ liệu do Tỉnh xây dựng
3. Xây dựng các ứng dụng, dịch vụ
3.1. Các ứng dụng phục vụ hoạt động nội bộ các cơ quan nhà nước
3.2. Các ứng dụng, dịch vụ phục vụ người dân, doanh nghiệp
3.3. Cổng dịch vụ công trực tuyến và Hệ thống Một cửa điện tử
3.4. Các dịch vụ đô thị thông minh
4. Phát triển nguồn nhân lực CNTT
5. Đảm bảo an toàn, an ninh thông tin
6. Công nghiệp công nghệ thông tin
6.1. Số lượng doanh nghiệp CNTT
6.2. Về doanh thu công nghiệp CNTT
6.3. Về nhân lực CNTT tại các doanh nghiệp
Chương 5.
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỦA HẬU GIANG
1. Mục tiêu
1.1. Mục tiêu tổng quát
1.2. Mục tiêu cụ thể
2. Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu
2.1. Chuyển đổi, thống nhất nhận thức về vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của nhà nước trong xây dựng chính quyền điện tử, thực hiện chuyển đổi số
2.2. Hoàn thiện thể chế, bảo đảm môi trường pháp lý, chính sách thúc đẩy ứng dụng công nghệ số, phát triển kinh tế số, chuyển đổi số toàn diện trên địa bàn Tỉnh
2.3. Phát triển hạ tầng số
2.4. Hoàn thiện chính quyền điện tử, phát triển chính quyền số
2.5. Ưu tiên chuyển đổi số một số ngành, lĩnh vực
2.6. Hỗ trợ, thúc đẩy chuyển đổi số trong doanh nghiệp và cộng đồng
2.7. Xây dựng và phát triển đô thị thông minh
2.8. Phát triển kinh tế số
2.9. Bảo đảm an toàn, an ninh mạng
2.10. Chuẩn bị nguồn nhân lực công nghệ thông tin phục vụ xây dựng chính quyền điện tử, thực hiện chuyển đổi số
Chương 6.
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHỆ SỐ
TỈNH HẬU GIANG
1. Vị trí xây dựng Khu Công nghệ số
2. Đánh giá sơ bộ về khu đất nghiên cứu
3. Dự kiến phân khu chức năng
3.1. Khu A
3.2. Khu B
3.3. Sơ đồ chức năng sử dụng đất dự kiến
4. Quy mô đầu tư
4.1. Hạng mục xây dựng
4.2. Xây dựng các phân khu chức năng
5. Cơ cấu vốn đầu tư
5.1. Các hạng mục và kinh phí
5.2. Khái toán các hạng mục
6.1. Xác định các hạng mục của Đề án được ưu tiên đầu tư
6.2. Kế hoạch xúc tiến đầu tư
6.3. Cải thiện môi trường đầu tư bao gồm hoàn thiện cơ sở hạ tầng, cải cách thủ tục hành chính
6.4. Thực hiện các chính sách thu hút đầu tư vào Khu Công nghệ số
6.5. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực CNTT
6.6. Đẩy mạnh công tác đào tạo đội ngũ cho hoạt động thu hút đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài
7. Phương án quy hoạch trên bản đồ
8. Phân tích hiệu quả của Đề án thành lập Khu Công nghệ số
8.1. Tính bền vững của Đề án
8.2. Hiệu quả kinh tế - xã hội
9. Tổ chức thực hiện và tiến độ
9.1. Giải pháp tổ chức thực hiện
9.2. Tiến độ thực hiện (dự kiến)
10. Quản lý Khu Công nghệ số Hậu Giang
KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Bản đồ tỉnh Hậu Giang
Hình 2. Sơ đồ vị trí khu đất nghiên cứu
Hình 3. Hiện trạng vị trí khu đất
Hình 4. Chức năng đề xuất sử dụng đất
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. Số lượng doanh nghiệp CNTT
Bảng 2. Doanh thu CNTT
Bảng 3. Nhân lực CNTT
Bảng 4. Bảng cân bằng sử dụng đất
Bảng 5. Bảng khái toán kinh phí xây dựng
Bảng 6. Kế hoạch xúc tiến đầu tư
THUẬT NGỮ VÀ CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT | Viết tắt | Ý nghĩa |
1 | BQL | Ban quản lý |
2 | CEO | Chief Executive Officer (Giám đốc điều hành) |
3 | CMM/CMMi | Capability Maturity Model Integration (Mô hình phát triển phần mềm) |
4 | CNC | Công nghệ cao |
5 | CNPM | Công nghiệp phần mềm |
6 | CNTT | Công nghệ thông tin |
7 | CNTT -TT | Công nghệ thông tin và truyền thông |
8 | CVPMQT, QTSC | Công viên phần mềm Quang Trung |
9 | DA | Dự án |
10 | DN | Doanh nghiệp |
11 | ĐTXD | Đầu tư xây dựng |
12 | GDP | Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product) |
13 | GRDP | Tổng sản phẩm trên địa bàn (Gross Regional Domestic Product) |
14 | IoT | Internet vạn vật (Internet of Things) |
15 | Khu | Khu Công nghệ số |
16 | KTTĐ | Kinh tế trọng điểm |
17 | KT-XH | Kinh tế - Xã hội |
18 | Logistic | Dịch vụ hậu cần |
19 | NĐT | Nhà đầu tư |
20 | NNL | Nguồn nhân lực |
21 | R&D | Nghiên cứu và phát triển (Research & Development) |
22 | TDTXD | Tổng dự toán xây dựng |
23 | Tp, TP | Thành phố |
24 | TW | Trung ương |
25 | UBND | Ủy ban nhân dân |
26 | UNIDO | Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hiệp quốc (United Nations Industrial Development Organization) |
27 | VĐK | Vốn đăng ký |
28 | ĐBSCL | Đồng bằng Sông Cửu Long |
29 | CMCN 4.0 | Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 |
30 | CBCC | Cán bộ công chức |
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ ÁN VÀ SỰ CẦN THIẾT THÀNH LẬP KHU CÔNG NGHỆ SỐ TỈNH HẬU GIANG
1.1. Tên Khu
- Tên tiếng Việt: Khu Công nghệ số tỉnh Hậu Giang.
- Tên tiếng Anh: Hau Giang Digital Technology Zone.
1.2. Mục tiêu
- Hình thành trung tâm về công nghệ thông tin, tạo hạ tầng cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin; thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp công nghệ thông tin; hình thành trung tâm nghiên cứu - phát triển sản phẩm công nghệ thông tin, phục vụ cho việc đào tạo, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghệ thông tin; ươm tạo doanh nghiệp công nghệ thông tin;
- Tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động đầu tư nhằm thu hút vốn, công nghệ trong và ngoài nước, góp phần xây dựng ngành công nghiệp công nghệ thông tin trở thành ngành kinh tế trọng điểm, quan trọng của tỉnh;
- Tạo môi trường làm việc đạt tiêu chuẩn quốc tế, thu hút lao động chất lượng cao, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam;
- Tạo ra các sản phẩm và dịch vụ công nghệ thông tin có khả năng thay thế sản phẩm nhập khẩu, góp phần thúc đẩy phát triển các lĩnh vực: Viễn thông, tài chính, ngân hàng, hải quan, hàng không, thương mại, thương mại điện tử và các dịch vụ công cộng, giáo dục, đào tạo, y tế, an ninh, quốc phòng;
- Góp phần tăng trưởng kinh tế, nâng cao trình độ công nghệ sản xuất và sức cạnh tranh của các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp Việt Nam; nâng cao vị thế, thương hiệu công nghệ thông tin Việt Nam;
- Hình thành trung tâm cung cấp hạ tầng và các dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông.
1.3. Quy mô
Khu Công nghệ số tỉnh Hậu Giang được xây dựng trên diện tích khoảng 28,5 ha.
1.4. Chức năng, nhiệm vụ
Khu Công nghệ số tỉnh Hậu Giang là đơn vị cung cấp hạ tầng, dịch vụ và các điều kiện cần thiết để các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong khu thực hiện các hoạt động cụ thể sau:
- Thực hiện các hoạt động nghiên cứu - phát triển, ứng dụng, chuyển giao về công nghệ thông tin;
- Sản xuất và kinh doanh sản phẩm công nghệ thông tin, cung ứng dịch vụ công nghệ thông tin;
- Đào tạo nhân lực công nghệ thông tin;
- Ươm tạo công nghệ và doanh nghiệp công nghệ thông tin;
- Xúc tiến thương mại công nghệ thông tin; tổ chức hội chợ, triển lãm, trình diễn sản phẩm và dịch vụ công nghệ thông tin;
- Xúc tiến đầu tư trong nước và ngoài nước để thúc đẩy hoạt động công nghệ thông tin;
- Cung cấp hạ tầng, dịch vụ và các điều kiện cần thiết để các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong khu thực hiện các chức năng, nhiệm vụ nêu trên.
1.5. Mô hình tổ chức, quản lý
Giao Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh tỉnh Hậu Giang thuộc Sở Thông tin và Truyền thông quản lý Khu Công nghệ số tỉnh Hậu Giang trên cơ sở bổ sung chức năng, nhiệm vụ và biên chế cho Trung tâm.
1.6. Tổng vốn đầu tư
Dự kiến tổng vốn đầu tư khoảng 50 tỷ đồng, bao gồm: đầu tư về hạ tầng đường giao thông xung quanh khu và trong nội bộ khu, hạ tầng điện lực, hệ thống thoát nước, hệ thống phòng cháy chữa cháy, bồi thường giải phóng mặt bằng,…
1.7. Địa điểm đầu tư
Khu Công nghệ số tỉnh Hậu Giang dự kiến được xây dựng tại đường 19/8, xã Vị Tân, Thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.
1.8. Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2022 - 2025.
(1) Luật Công nghệ thông tin năm 2006;
(2) Nghị định 154/2013/NĐ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về Khu công nghệ thông tin tập trung;
(3) Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27 tháng 9 năm 2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư;
(4) Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW;
(5) Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 22 tháng 9 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông”;
(6) Quyết định số 2407/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể Khu công nghệ thông tin tập trung đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025, trong đó, giao Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ tiêu chí Khu công nghệ thông tin tập trung theo Nghị định số 154/2013/NĐ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ chủ động nghiên cứu xây dựng Đề án để xem xét, đề xuất Chính phủ quyết định thành lập các Khu công nghệ thông tin tập trung tại địa phương;
(7) Quyết định số 333/QĐ-TTg ngày 03 tháng 3 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về thí điểm thành lập Chuỗi Công viên phần mềm Quang Trung;
(8) Quyết định số 966/QĐ-TTg ngày 18 tháng 6 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục thí điểm mô hình Chuỗi Công viên phần mềm Quang Trung;
(9) Quyết định số 1765/QĐ-BTTTT ngày 17 tháng 10 năm 2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông thành lập Hội đồng quản lý Chuỗi Công viên phần mềm Quang Trung;
(10) Quyết định số 1766/QĐ-BTTTT ngày 17 năm 10 năm 2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Chuỗi Công viên phần mềm Quang Trung;
(11) Quyết định số 1694/QĐ-BTTTT ngày 06 tháng 10 năm 2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc kiện toàn Hội đồng quản lý Chuỗi Công viên phần mềm Quang Trung;
(12) Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Hậu Giang lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020 - 2025;
(13) Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 02 tháng 12 năm 2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hậu Giang về xây dựng Chính quyền điện tử và chuyển đổi số tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030;
(14) Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 26 tháng 11 năm 2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hậu Giang về phát triển Công nghiệp, Nông nghiệp, Đô thị và Du lịch tỉnh Hậu Giang, giai đoạn 2021 - 2025 và các năm tiếp theo;
(15) Nghị quyết số 25/2020/NQ-HĐND ngày 04 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hậu Giang thông qua Đề án Xây dựng Chính quyền điện tử và đô thị thông minh tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2020 - 2025;
(16) Kế hoạch số 523/KH-UBND ngày 20 tháng 3 năm 2020 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình số 257-CTr/TU ngày 30/12/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách thực hiện cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư;
(17) Kế hoạch số 78/KH-UBND ngày 27 tháng 4 năm 2021 của UBND tỉnh Hậu Giang về xây dựng Chính quyền điện tử, đô thị thông minh và chuyển đổi số tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021 - 2025;
(18) Kế hoạch số 128/KH-UBND ngày 04 tháng 7 năm 2022 của UBND tỉnh Hậu Giang về phát triển kinh tế số và xã hội số trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
3. Sự cần thiết thành lập Khu Công nghệ số tỉnh Hậu Giang
Trong những năm qua, Hậu Giang đã có những bước phát triển mạnh mẽ về kinh tế, văn hóa, xã hội; giữ vững quốc phòng - an ninh; ngày càng khẳng định vị trí, vai trò quan trọng trong khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long và trên cả nước. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, Hậu Giang còn những hạn chế cần khắc phục, làm cơ sở để tỉnh phát triển nhanh và bền vững hơn trong thời gian tới.
3.1. Hậu Giang chưa có ngành công nghiệp công nghệ thông tin
Trong 05 năm qua, Hậu Giang đã có những nỗ lực vượt bậc trong công tác ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin. Cụ thể, năm 2018, mức độ sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin (ICT INDEX) của tỉnh đứng hạng 62/63 tỉnh, thành phố, năm 2019 xếp hạng 47/63 và năm 2020 xếp hạng 32/63, tăng vượt bậc so với năm 2019. Chỉ số Chuyển đổi số (DTI) của Hậu Giang năm 2020, 2021 xếp hạng lần lượt là 28/63 và 17/63 tỉnh, thành phố. Kết quả này khẳng định sự quyết tâm của Hậu Giang nói chung và ngành Thông tin và Truyền thông nói riêng trong việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, góp phần quan trọng vào việc xây dựng chính quyền điện tử của Tỉnh.
Tuy nhiên, đến nay Hậu Giang chưa có ngành công nghiệp công nghệ thông tin. Toàn tỉnh có khoảng 50 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, trong đó, phần lớn là các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh buôn bán các sản phẩm công nghệ thông tin, sửa chữa, lắp ráp máy tính và các thiết bị điện tử với quy mô chủ yếu là nhỏ. Thị trường tiêu thụ của các doanh nghiệp chủ yếu là trên địa bàn tỉnh.
Theo Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 02/12/2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và Kế hoạch số 128/KH-UBND ngày 04 tháng 7 năm 2022 của UBND tỉnh Hậu Giang về phát triển kinh tế số và xã hội số trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Hậu Giang đặt mục tiêu đến năm 2025, tỷ trọng kinh tế số đạt 20% GRDP; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%.
Để đạt được các mục tiêu nêu trên về phát triển kinh tế số, việc hình thành ngành công nghiệp công nghệ thông tin tại Hậu Giang, từng bước cung cấp sản phẩm, dịch vụ CNTT cho tỉnh và cho khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long là hết sức cấp thiết, trong đó, việc xây dựng Khu Công nghệ số tỉnh Hậu Giang đóng vai trò hết sức quan trọng, là một trong các giải pháp chủ yếu để thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp công nghệ số trên địa bàn tỉnh.
3.2. Vai trò và tầm quan trọng công nghệ thông tin đối với sự phát triển của bốn (04) trụ cột của tỉnh
Ngày nay, công nghệ thông tin đã và đang trở thành một trong những động lực quan trọng nhất của sự phát triển. Chuyển đổi số đang trở thành xu thế tất yếu để các ngành, lĩnh vực có thể phát triển bứt phá.
Ngày 26/11/2021, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hậu Giang ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 26 tháng 11 năm 2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hậu Giang về phát triển Công nghiệp, Nông nghiệp, Đô thị và Du lịch tỉnh Hậu Giang, giai đoạn 2021 - 2025 và các năm tiếp theo. Theo đó, trong giai đoạn 2021-2025, tỉnh xác định các trụ cột để phát triển kinh tế trong thời gian tới bao gồm: Công nghiệp hiện đại; Nông nghiệp sinh thái; Đô thị thông minh; Du lịch chất lượng. Đồng thời, công nghệ thông tin, chuyển đổi số được coi là một trong các giải pháp nền tảng, xuyên suốt 04 trụ cột để hỗ trợ 04 trụ cột phát triển.
Với khả năng số hóa mọi loại thông tin (văn bản, hình ảnh, tiếng nói, âm thanh...), máy tính, thiết bị thông minh trở thành phương tiện xử lý thông tin thống nhất và đa năng, mọi hoạt động trên môi trường thực gần như đều có thể mô phỏng, chuyển đổi lên môi trường số, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả mọi hoạt động của mọi cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
Việc xây dựng và phát triển Khu Công nghệ số tỉnh Hậu Giang chính là giải pháp nền tảng để nâng cao năng lực công nghệ số của tỉnh, góp phần tạo ra các doanh nghiệp công nghệ số “tại chỗ” có thể hỗ trợ, cung cấp các giải pháp chuyển đổi số cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh và trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
4. Mục tiêu và dự kiến lợi ích mang lại
4.1. Mục tiêu chủ yếu khi thành lập Khu Công nghệ số
(1) Kêu gọi, thu hút các tập đoàn, doanh nghiệp CNTT trong và ngoài nước đến đầu tư, kinh doanh tại Hậu Giang, góp phần quan trọng thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa, phát triển công nghiệp công nghệ cao của Tỉnh;
(2) Hình thành ngành công nghiệp CNTT đủ mạnh, phấn đấu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần phát triển kinh tế số; đồng thời, là một trong các động lực quan trọng để thúc đẩy sự tăng trưởng của 04 trụ cột của tỉnh.
(3) Góp phần tạo dựng hình ảnh Hậu Giang thân thiện, hấp dẫn các nhà đầu tư đến với Hậu Giang theo đúng phương châm “Doanh nghiệp đến, Hậu Giang vui”.
(4) Thu hút các trường đại học, các cơ sở nghiên cứu, đào tạo về CNTT, các chuyên gia CNTT đến sinh sống, học tập, làm việc tại Hậu Giang, từ đó phát triển nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu của Tỉnh và cả vùng ĐBSCL.
(5) Tham gia trực tiếp và hỗ trợ hiệu quả quá trình chuyển đổi số toàn diện các ngành, lĩnh vực trên địa bàn tỉnh, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp tại Hậu Giang.
(6) Để được kết nạp vào Chuỗi Công viên phần mềm Quang Trung và được hưởng các chính sách ưu đãi tốt nhất cho doanh nghiệp.
4.2. Dự kiến lợi ích mang lại của Khu Công nghệ số
Ứng dụng và phát triển CNTT là một nhiệm vụ ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước, là phương tiện chủ lực để đi tắt, đón đầu, rút ngắn khoảng cách phát triển so với các nước đi trước. Phát triển công nghiệp CNTT phải gắn với quá trình đổi mới và bám sát mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Công nghệ thông tin còn là đòn bẩy để thúc đẩy phát triển kinh tế cho vùng ĐBSCL trong thời gian tới. ĐBSCL với lợi thế là vựa lúa, vùng nuôi trồng thủy sản có thương hiệu của cả nước và trên thế giới. Do vậy, việc tăng cường ứng dụng CNTT vào sản xuất nông nghiệp sẽ góp phần mang lại giá trị thặng dư lớn.
Ngoài ra, ứng dụng và phát triển CNTT sẽ thúc đẩy công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và hiện đại hóa các ngành kinh tế, tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, hỗ trợ có hiệu quả quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
Hậu Giang chủ trương phát triển CNTT hướng tới trở một ngành kinh tế mũi nhọn. Từ các đặc điểm về địa lý tự nhiên và kinh tế - xã hội của Tỉnh trong mối tương quan với Khu vực ĐBSCL, công nghiệp CNTT Hậu Giang có thể tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp phần mềm, công nghiệp nội dung số và dịch vụ công nghệ thông tin.
Việc hình thành Khu Công nghệ số sẽ phát huy được vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển CNTT, bao gồm: tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động đầu tư nhằm thu hút vốn, công nghệ trong và ngoài nước, tạo môi trường làm việc đạt tiêu chuẩn quốc tế, thu hút lao động chất lượng cao góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp CNTT đầu tư vào Khu Công nghệ số.
Khu Công nghệ số còn là nơi tạo ra các sản phẩm và dịch vụ CNTT có khả năng thay thế sản phẩm nhập khẩu, góp phần thúc đẩy phát triển các lĩnh vực: viễn thông, tài chính, ngân hàng, hải quan, thương mại, thương mại điện tử và các dịch vụ công cộng, giáo dục, y tế… góp phần tăng trưởng kinh tế, nâng cao trình độ công nghệ sản xuất và sức cạnh tranh của các sản phẩm; hình thành trung tâm cung cấp hạ tầng và các dịch vụ CNTT và TT cho Tỉnh và các tỉnh thành khu vực ĐBSCL.
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH HẬU GIANG
1.1. Vị trí địa lý
Hậu Giang là tỉnh nằm ở trung tâm của tiểu vùng Tây Nam sông Hậu, với vị trí trong giới hạn toạ độ: 9o30'35'' đến 10o19'17'' vĩ độ Bắc và từ 105o14'03'' đến 106o17'57'' kinh độ Đông, tiếp giáp với các tỉnh như sau:
- Phía Bắc giáp thành phố Cần Thơ;
- Phía Nam giáp tỉnh Sóc Trăng;
- Phía Đông giáp sông Hậu và tỉnh Vĩnh Long;
- Phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang và tỉnh Bạc Liêu;
Với tọa độ như trên, Hậu Giang có vị trí trung gian giữa vùng thượng lưu châu thổ sông Hậu (An Giang, TP. Cần Thơ) với vùng ven biển Đông (Sóc Trăng, Bạc Liêu) và cũng là vùng trung gian giữa hệ thống sông Hậu (chịu ảnh hưởng triều biển Đông) với hệ thống sông Cái Lớn (chịu ảnh hưởng triều biển Tây).
Tỉnh lỵ hiện nay là thành phố Vị Thanh cách Thành phố Hồ Chí Minh 240 km về phía tây nam, cách Thành phố Cần Thơ 60 km theo Quốc lộ 61 và chỉ cách 40 km theo đường nối Vị Thanh - Thành phố Cần Thơ. Hậu Giang là một trong những trung tâm lúa gạo của miền Tây Nam Bộ. Tỉnh có thế mạnh về cây lúa và cây ăn quả các loại, có nguồn thủy sản phong phú, chủ yếu tôm cá nước ngọt và chăn nuôi gia súc. Tỉnh nổi tiếng với chợ nổi Ngã Bảy và nhiều di tích lịch sử cấp quốc gia như di tích Khởi Nghĩa Nam Kỳ, di tích Liên Hiệp Đình Chiến Nam Bộ, Căn cứ Tỉnh ủy Cần Thơ, di tích Tầm Vu, đền Bác Hồ,...
Lợi thế của Tỉnh không chỉ ở các lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản mà còn ở vị trí địa lý, cho phép phát triển các dự án trong các lĩnh vực: hạ tầng đô thị, hạ tầng giao thông; nông nghiệp công nghệ cao; công nghiệp chế biến nông, thủy sản; du lịch và hạ tầng phục vụ du lịch; các ngành công nghiệp phụ trợ.
1.2. Địa hình, thời tiết, hệ thống sông ngòi
Hậu Giang là tỉnh ở Đồng bằng châu thổ sông Cửu Long, địa hình thấp trũng, độ cao trung bình dưới 2 mét so với mực nước biển. Địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây. Khu vực ven sông Hậu cao nhất, trung bình khoảng 1 - 1,5 mét, độ cao thấp dần về phía Tây. Bề mặt địa hình bị chia cắt mạnh bởi hệ thống kênh rạch nhân tạo.
Hình 1. Bản đồ tỉnh Hậu Giang
Tỉnh Hậu Giang nằm trong vòng đai nội chí tuyến Bắc bán cầu, gần xích đạo, có khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia thành hai mùa rõ rệt. Mùa mưa có gió Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô có gió Đông Bắc từ tháng 12 đến tháng 4 hàng năm. Nhiệt độ trung bình là 27 0C không có sự chênh lệch quá lớn qua các năm. Tháng có nhiệt độ cao nhất (35 0C) là tháng 4 và thấp nhất vào tháng 12 (20,3 0C). Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm, chiếm từ 92 - 97% lượng mưa cả năm.
Lượng mưa ở Hậu Giang thuộc loại trung bình, khoảng 1800 mm/năm, lượng mưa cao nhất vào khoảng tháng 9 (250,1 mm). Ẩm độ tương đối trung bình trong năm phân hoá theo mùa một cách rõ rệt, chênh lệch độ ẩm trung bình giữa tháng ẩm nhất và tháng ít ẩm nhất khoảng 11%. Độ ẩm trung bình thấp nhất vào khoảng tháng 3 và 4 (77%) và độ ẩm trung bình trong năm là 82%.
Tỉnh Hậu Giang có một hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt với tổng chiều dài khoảng 2.300 km. Mật độ sông rạch khá lớn 1,5 km/km, vùng ven sông Hậu thuộc huyện Châu Thành lên đến 2 km/km. Hậu Giang nằm trong vùng trũng của khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Cấu tạo của vùng có thể chia thành hai vùng cấu trúc rõ rệt là Tầng cấu trúc dưới và Tầng cấu trúc bên, trong đó Tầng cấu trúc dưới gồm Nền đá cổ cấu tạo bằng đá Granit và các đá kết tinh khác, bên trên là đá cứng cấu tạo bằng đá trầm tích biển hoặc lục địa và các loại đá mắcma xâm nhập hoặc phun trào.
Theo Báo cáo Kinh tế - xã hội tỉnh Hậu Giang năm 2021, Nghị quyết HĐND tỉnh Hậu Giang thông qua 19 chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, ước cả năm có 11 chỉ tiêu vượt kế hoạch (GRDP bình quân đầu người, thu nội địa, kim ngạch xuất nhập khẩu, chỉ số giá tiêu dùng, tỷ lệ hộ nghèo, số lao động được tạo việc làm, tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia, nhóm chỉ tiêu y tế, nhóm chỉ tiêu về viễn thông và nhà ở; tỷ lệ dân số được cấp nước hợp vệ sinh và nước sạch, nhóm chỉ tiêu về xử lý chất thải); có 7 chỉ tiêu đạt kế hoạch (cơ cấu kinh tế, tổng vốn đầu tư toàn xã hội, xây dựng xã nông thôn mới, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên, tỷ lệ che phủ rừng, quốc phòng, an ninh); có 01 chỉ tiêu không đạt kế hoạch (Tốc độ tăng trưởng kinh tế), cụ thể:
2.1. Kinh tế
(1) Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt 3,08% (kế hoạch 6,5%).
(2) GRDP bình quân đầu người đạt 54,43 triệu đồng/người, tương đương 2.346 USD, tăng 4,92% so với cùng kỳ, đạt 95,5% kế hoạch (kế hoạch 57 triệu đồng/người).
(3) Cơ cấu kinh tế khu vực I: 26,96%, khu vực II: 24,35%, khu vực III: 38,81%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 9,88% (kế hoạch 25,41% - 26,05% - 38,92% - 9,61%), chưa đạt kế hoạch đề ra.
(4) Tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn theo giá hiện hành 17.330 tỷ đồng, bằng 83,72% so với cùng kỳ, đạt 102,51% kế hoạch.
(5) Tổng thu ngân sách nhà nước là 11.256 tỷ đồng, đạt 144,1% dự toán Trung ương, đạt 102,88% dự toán HĐND tỉnh. Trong đó: thu nội địa là 4.220 tỷ đồng, tăng 11,27% so với cùng kỳ, đạt 126,83% dự toán Trung ương, đạt 100,36% dự toán HĐND tỉnh. Tổng chi ngân sách địa phương là 9.753 tỷ đồng, đạt 140,43% dự toán Trung ương, đạt 102,06% dự toán HĐND tỉnh, trong đó: chi đầu tư phát triển là 4.261 tỷ đồng, tăng 37,85% so với cùng kỳ; chi thường xuyên 5.017 tỷ đồng, tăng 10,36% so với cùng kỳ.
(6) Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 969 triệu USD, bằng 94,6% so với cùng kỳ, đạt 89,56% kế hoạch. Trong đó kim ngạch xuất khẩu 611 triệu USD, bằng 90,9% so với cùng kỳ, đạt 76,38% kế hoạch. Kim ngạch nhập khẩu 358 triệu USD, tăng 1,7% so với cùng kỳ, đạt 126,95% kế hoạch.
(7) Số doanh nghiệp đang hoạt động và có kê khai thuế 2.757 doanh nghiệp, tăng 332 doanh nghiệp so với năm 2020.
2.2. Xã hội
(8) Dân số trung bình 729.888 người, tỷ lệ tăng dân số trung bình 0,01%, trong đó tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 6‰, đạt 103,27% kế hoạch (kế hoạch 5,81‰).
(9) Tỷ lệ đô thị hóa đạt 29%, đạt 100,1% kế hoạch (kế hoạch 28,97%).
(10) Đầu năm 2022, toàn tỉnh có 12.989 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 6,45% và có 7.840 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 3,89% theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025.
(11) Toàn tỉnh đã giải quyết việc làm và tạo việc làm mới cho 9.805/15.000 lao động, đạt 65,36% kế hoạch năm, tăng 0,2% so với cùng kỳ năm 2021. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 64,38%/65%, tăng 2,23% so với cùng kỳ năm 2021.
(12) Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đạt 82,19%, tăng 2,73% so với cùng kỳ (tăng 02 trường), đạt kế hoạch. Số sinh viên trên 10.000 dân là 205 sinh viên, tăng 05 sinh viên trên 10.000 dân so với cùng kỳ.
(13) Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng 10,69% (kế hoạch 10,7%), bằng 98,07% so cùng kỳ; số bác sĩ trên 10.000 người dân là 8,66 bác sĩ (kế hoạch 8,65 bác sĩ), tăng 0,36 bác sĩ so với cùng kỳ; số giường bệnh trên 10.000 người dân là 35,4 giường (kế hoạch 35,3 giường), tăng 1,26 giường so cùng kỳ; tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế 91,61%, tăng 0,28% so cùng kỳ. Nhóm chỉ tiêu này đạt kế hoạch.
(14) Công nhận 2 xã nông thôn mới (kế hoạch 2 xã), nâng tổng số xã nông thôn mới lên 34/51 xã, chiếm tỷ lệ 66,67% tổng số xã, tăng 2 xã so với cùng kỳ; có 5 xã nông thôn mới nâng cao, tăng 2 xã so với cùng kỳ, đạt tỷ lệ 14,7%, số tiêu chí bình quân toàn tỉnh là 16,9 tiêu chí/xã.
2.3. Tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững
(15) Tỷ lệ dân số thành thị sử dụng nước sạch đạt 96%, tăng 1% so với cùng kỳ, đạt 100% kế hoạch (kế hoạch 96%). Tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước sạch đạt 83%, đạt 100% kế hoạch (kế hoạch 83%).
(16) Tỷ lệ rác thải sinh hoạt ở đô thị và nông thôn được thu gom và xử lý 88%, tăng 2% so với cùng kỳ, đạt 100% kế hoạch (kế hoạch 88%).
2.4. Quốc phòng - an ninh
(17) Hoàn thành chỉ tiêu giao quân năm 2021; công tác huấn luyện, diễn tập đúng tiến độ, đạt chất lượng cao; giáo dục an ninh quốc phòng đúng đối tượng.
(18) Đảm bảo được an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tăng cường các giải pháp kiềm chế sự gia tăng của tội phạm và đảm bảo được trật tự an toàn giao thông.
3. Liên kết vùng giữa Hậu Giang với các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh
Ngày 02/4/2022, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 13-NQ/TW về “Phương hướng phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Tiếp đó, ngày 18/6/2022, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 78/NQ-CP ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 02/4/2022 của Bộ Chính trị về Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Nghị quyết số 78/NQ-CP đã đặt ra các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, trong đó bao gồm:
(1) Tập trung, thực hiện tốt công tác hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển và đẩy mạnh liên kết vùng:
- Phát triển các trung tâm đầu mối về nông nghiệp gắn với vùng chuyên canh, kết nối với các đô thị gồm: Trung tâm đầu mối tổng hợp ở thành phố Cần Thơ gắn với phát triển dịch vụ logistics ở Hậu Giang, trung tâm đầu mối ở An Giang, Đồng Tháp gắn với vùng nguyên liệu về thủy sản nước ngọt, trái cây, lúa gạo vùng sinh thái nước ngọt; trung tâm đầu mối ở Kiên Giang, Cà Mau, Sóc Trăng gắn với vùng nguyên liệu về thủy sản khu vực ven biển, trung tâm đầu mối ở Tiền Giang, Bến Tre gắn với vùng nguyên liệu chính về trái cây, rau màu.
- Đến năm 2030, hoàn thành hệ thống đường bộ cao tốc kết nối vùng với vùng Đông Nam Bộ, hệ thống cảng biển và các cửa khẩu quốc tế gồm các tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông, Bắc - Nam phía Tây, Thành phố Hồ Chí Minh - Sóc Trăng, Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, Hà Tiên - Rạch Giá - Bạc Liêu, Hồng Ngự - Trà Vinh;
(2) Phát triển nhanh và bền vững kinh tế vùng:
- Đẩy mạnh cơ cấu lại kinh tế vùng gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng tăng cường ứng dụng khoa học - công nghệ, công nghệ số, đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế ban đêm dựa trên hệ sinh thái, phù hợp với quy luật tự nhiên, đa dạng sinh học, văn hóa, con người vùng ĐBSCL.
- Phát triển khoa học - công nghệ và đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số trở thành động lực chủ yếu cho tăng trưởng kinh tế vùng. Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ môi trường để phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn; hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia sâu vào các chuỗi giá trị toàn cầu, tận dụng được các cơ hội từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết. Chú trọng đầu tư, phát triển hạ tầng số để xây dựng chính quyền số, kinh tế số và hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số, phát triển sản xuất thông minh. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các khu công nghệ cao, Khu Công nghệ số, vườn ươm công nghệ;
Trong thời gian qua, Hậu Giang đã chủ động tham gia các hoạt động liên kết kinh tế vùng tứ giác Long Xuyên, Đồng bằng sông Cửu Long cũng như các tỉnh thành trong nước. Việc hợp tác giữa tỉnh Hậu Giang với các tỉnh, thành phố trong khu vực và một số doanh nghiệp lớn trong nước tiếp tục được duy trì, thu được nhiều kết quả khả quan trên nhiều lĩnh vực. Theo đó, Tỉnh tăng cường, mở rộng hợp tác và có định hướng phát triển một số lĩnh vực trọng yếu như:
a) Về đường bộ:
Xây dựng mới 02 tuyến cao tốc Cần Thơ - Cà Mau, Châu Đốc - Trần Đề với điểm giao cắt trên địa bàn Hậu Giang, nâng cấp tuyến quốc lộ 61C nối Vị Thanh - Cần Thơ.
b) Về đường thủy:
Ưu tiên đầu tư phát triển các tuyến đường thủy nội địa kết nối thuận tiện và đồng bộ với giao thông đường bộ nhằm tăng cường năng lực giao thông vận tải trên toàn vùng, trong đó tuyến vận tải chính cấp độ III:
- Tuyến từ sông Hậu - kênh xáng Xà No - rạch Cái Nhất - sông Cái Tư.
- Tuyến từ sông Hậu - rạch Cái Côn - kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp.
c) Về tổ chức mạng lưới giao thông công cộng cho các đô thị:
Ưu tiên xây dựng phát triển đa dạng các loại hình vận tải hành khách công cộng gồm: taxi, xe bus nội vùng kết nối giữa Hậu Giang và các đô thị tỉnh lỵ trong vùng; tăng cường phát triển các loại hình giao thông công cộng sử dụng năng lượng sạch, thân thiện với môi trường; hạn chế và từng bước giảm sử dụng phương tiện giao thông cá nhân.
d) Về hạ tầng xã hội:
Đầu tư các dự án trọng điểm về y tế, giáo dục và đào tạo, văn hóa - thể dục thể thao Hậu Giang và các đô thị trọng điểm của các tiểu vùng.
Như vậy, với điều kiện tự nhiên, phát triển hạ tầng kỹ thuật, tăng trưởng kinh tế như hiện nay, tỉnh Hậu Giang đã có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của đất nước và của Vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Lợi thế của Hậu Giang là nằm giáp ranh với thành phố Cần Thơ và là trung tâm Tiểu vùng Tây Sông Hậu, có điều kiện phát triển năng lượng tái tạo; có lợi thế về nông nghiệp, thủy sản; lực lượng lao động khá dồi dào. Đây là điều kiện rất thuận lợi thu hút đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ CÁC KHU CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẬP TRUNG
1. Xu hướng phát triển công nghiệp công nghệ thông tin trên thế giới
Công nghiệp CNTT thế giới đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển, từ thế hệ các máy tính lớn, đến thời kỳ của máy tính cá nhân và hiện tại là kỷ nguyên của thiết bị di động. Nhiều xu hướng công nghệ mới xuất hiện trong lĩnh vực CNTT thế giới như: điện toán đám mây, mạng xã hội, internet vạn vật, trí tuệ nhân tạo, thực tại ảo... tạo ra những cơ hội mới và ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của công nghiệp CNTT toàn cầu trong thời gian tới.
1.1. Công nghiệp phần cứng - điện tử
Thị trường máy tính cá nhân dần bị thu hẹp, nhường chỗ cho các sản phẩm di động như: máy tính bảng, điện thoại thông minh, thiết bị internet của vạn vật... dẫn đến sự bùng nổ về quy mô thị trường toàn cầu, hình thành các tập đoàn hàng đầu như Apple, Samsung, Huawei, Xiaomi... thay thế cho những tên tuổi truyền thống như Dell, HP, Sony, Toshiba...
Trong những năm tới, với trào lưu khởi nghiệp mạnh mẽ trong lĩnh vực thiết bị di động, thiết bị internet vạn vật, dự kiến sẽ tiếp tục xuất hiện các sản phẩm mới và hình thành các doanh nghiệp mới chi phối thị trường thiết bị phần cứng, điện tử.
1.2. Công nghiệp phần mềm và nội dung số
Các sản phẩm trên môi trường web và thiết bị di động bùng nổ, dần dần chiếm vai trò chủ đạo trên thị trường phần mềm thay thế cho các phần mềm trên môi trường máy tính cá nhân. Các sản phẩm phần mềm phần lớn được chuyển sang cung cấp dưới dạng dịch vụ điện toán đám mây trên môi trường internet, thay thế các sản phẩm đóng gói được cài đặt trên máy tính cá nhân.
Sự thay đổi to lớn về mô hình kinh doanh, cách thức tiếp cận người dùng và phân phối dịch vụ của ngành công nghiệp phần mềm tạo cơ hội cho doanh nghiệp ở các nước đang phát triển dễ dàng tiếp cận và cung cấp dịch vụ ra thị trường toàn cầu, nhưng ngược lại cũng tạo áp lực cạnh tranh không nhỏ cho các doanh nghiệp nhỏ và cơ quan quản lý tại các quốc gia đang phát triển trước việc các nhà cung cấp dịch vụ hàng đầu thế giới (Apple, Google, Amazon, Uber...) có thể dễ dàng vượt qua các rào cản về thuế quan và chính sách quản lý để khai thác thị trường toàn cầu.
2. Hiện trạng và xu hướng phát triển công nghiệp công nghệ thông tin tại Việt Nam
2.1. Theo Sách Trắng CNTT, trong năm 2019 ngành công nghiệp CNTT - điện tử, viễn thông tiếp tục là ngành kinh tế quan trọng của đất nước với doanh thu hơn 112 tỷ USD, tăng trưởng 9,3% so với năm 2018, giải quyết việc làm cho hơn 1 triệu lao động. Các mặt hàng công nghiệp CNTT - điện tử, viễn thông đặc biệt là điện thoại và máy tính trong lĩnh vực phần cứng, điện tử vẫn giữ vững trong danh sách top 10 sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam năm 2019, đưa ngành công nghiệp phần cứng, điện tử của Việt Nam xuất siêu khoảng 26,4 tỷ USD. Năm 2019 cũng ghi nhận sự cố gắng của nhiều địa phương trên cả nước. Những địa phương mạnh như Bắc Ninh, Thái Nguyên, TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Bắc Giang chiếm tới trên 90% doanh thu toàn ngành công nghiệp CNTT - điện tử, viễn thông.
2.2. Năm 2019, doanh thu công nghiệp phần cứng, điện tử - viễn thông đạt 100 tỷ USD, chiếm 89% doanh thu ngành công nghiệp CNTT - điện tử, viễn thông, với tốc độ tăng trưởng hai con số 9,6% so với năm 2018. Về kim ngạch xuất khẩu, các sản phẩm CNTT, điện tử - viễn thông hơn 87,3 tỷ USD, tăng khoảng 11% so với năm 2018. Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm CNTT, điện tử - viễn thông chiếm 96,6% kim ngạch xuất khẩu ngành công nghiệp CNTT.
2.3. Công nghiệp phần mềm có tốc độ phát triển cao, tiếp tục được ghi nhận trên bản đồ CNTT thế giới. Doanh thu năm 2019 đạt gần 5 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2015 - 2019 đạt hơn 10%. Việt Nam thường xuyên được các tổ chức uy tín quốc tế xếp hạng top 10 trong danh sách các điểm đến hấp dẫn về gia công phần mềm xuất khẩu.
2.4. Công nghiệp nội dung số bước đầu được hình thành, có tốc độ tăng trưởng nhanh, có giá trị tăng và năng suất lao động cao. Tính đến cuối năm 2019, đã có 3.982 doanh nghiệp tham gia với tổng doanh thu đạt trên 851 triệu USD. Một số doanh nghiệp chiếm lĩnh được thị trường trong nước và bước đầu đầu tư, cung cấp dịch vụ ra thị trường nước ngoài.
2.5. Các Khu CNTT tập trung được hình tạo ra cơ sở hạ tầng kỹ thuật và môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp CNTT. Tỷ lệ lấp đầy của các khu CNTT tập trung đạt trên 95%, hiệu quả sử dụng đất cao hơn nhiều so với khu công nghiệp, khu kinh tế. Khu Công viên phần mềm Quang Trung được xếp vào nhóm các khu CNTT hàng đầu tại khu vực châu Á, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao về mô hình, tầm nhìn và định hướng phát triển.
2.6. Về phát triển nhân lực CNTT - điện tử, viễn thông
Năm 2019, Việt Nam có 158 trên tổng số 240 trường đại học có đào tạo về CNTT, điện tử - viễn thông và an toàn thông tin. Chỉ tiêu tuyển sinh ngành CNTT&TT năm 2019 là 68.435, tăng 34% so với năm 2018. Số lượng sinh viên đại học, cao đẳng ngành CNTT&TT tốt nghiệp hàng năm ước tính 50.000 người. Năm 2019, tổng số lao động làm việc trong ngành công nghiệp CNTT là 1.055.000 người, tăng 31.514 so với năm 2018, hoàn thành sớm hơn 1 năm mục tiêu nhân lực CNTT Việt Nam đạt 01 triệu người vào năm 2020.
3. Mô hình và xu hướng phát triển các khu công nghệ trên thế giới
Ngày nay, nền kinh tế hiện đại phụ thuộc nhiều vào lực lượng lao động linh hoạt có trình độ chuyên môn cao, cơ sở hạ tầng kỹ thuật hỗ trợ thích hợp. Khả năng cạnh tranh cấp vùng và quốc gia thường được quyết định bởi các trung tâm phát triển công nghệ với khả năng áp dụng các chính sách và hiểu biết sâu sắc về năng lực cạnh tranh.
Hiện nay, trên thế giới phổ biến ba mô hình phát triển công viên phần mềm tiêu biểu, tương ứng với các cấp độ tổ chức từ đơn giản đến phức tạp, đó là: công viên khoa học (Science park), đô thị khoa học (Technopolis), và cụm kinh tế sáng tạo (Innovation cluster). Các mô hình này đều đã được ứng dụng thành công tại nhiều nước châu Âu, Bắc Mỹ và đặc biệt là châu Á.
Ở cấp độ khu đô thị, công viên khoa học là mô hình tinh giản nhất. Với nòng cốt là các trường đại học và trung tâm nghiên cứu bậc cao, công viên khoa học tập trung vào các lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng cơ bản, tạo ra các khu đô thị mới bao gồm không gian nghiên cứu gắn liền với các khu ở và dịch vụ cho chuyên gia.Các ví dụ điển hình là các công viên khoa học Cambridge, Surrey (Anh) và công viên công nghệ Dortmund (Đức).
Không chỉ dừng ở lĩnh vực nghiên cứu phát triển, đô thị khoa học là một mô hình nâng cao, gắn với các hoạt động sản xuất công nghệ cao, tạo ra các khu đô thị mới thúc đẩy nghiên cứu - đào tạo - ứng dụng, như trường hợp của đô thị khoa học Tsukuba (Nhật) và Sophia Antipolis (Pháp).
Mô hình thứ ba - cụm kinh tế sáng tạo - là mô hình phát triển ở quy mô lớn và phức tạp nhất. Đây là các dự án vĩ mô nhằm phát triển các cụm công viên khoa học và đô thị khoa học ở quy mô vùng. Các cụm nghiên cứu phát triển và sản xuất kinh doanh đặt trong mối quan hệ liên kết, hỗ trợ chặt chẽ của mô hình cụm kinh tế sáng tạo đã tạo ra các vùng công nghệ với năng lực cạnh tranh cao, trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội cấp vùng và quốc gia.Silicon Valley (Mỹ) hay Milano Clothing Industry (Ý) là các ví dụ tiêu biểu cho mô hình phát triển này.
Bảng 1. Các mô hình phát triển công viên phần mềm trên thế giới
Loại hình | Đặc điểm vật lý | Lĩnh vực tập trung | Kinh nghiệm thực tiễn |
Công viên khoa học (Science park) | Tạo ra các khu đô thị mới (công viên nghiên cứu, khu ở mới) | Nghiên cứu và ứng dụng cơ bản | Cambridge, Surrey (Anh) Dortmund (Đức) |
Đô thị khoa học (Technopolis) | Tạo ra các khu đô thị mới bao gồm các hoạt động sản xuất | Sản xuất công nghệ cao | Tsukuba (Nhật) Sophia Antipolis (Pháp) |
Cụm kinh tế sáng tạo (Innovation cluster) | Phát triển theo cụm các công viên khoa học và đô thị khoa học ở quy mô vùng | Các cụm sáng tạo và kinh doanh ở quy mô vùng | Silicon Valley (Mỹ) Milano Clothing Industry (Ý) |
3.1. Công viên khoa học (Science park)
3.1.1. Công viên khoa học: Sáng kiến dựa trên nghiên cứu - đào tạo
Sơ đồ 1. Mô hình cấu trúc Công viên khoa học | Đây là mô hình tổ chức ở cấp độ đơn giản nhất. Công viên khoa học được xây dựng dựa trên sự liên kết chính thức với một trường đại học hoặc cơ sở giáo dục và nghiên cứu cao cấp. Khác với các mô hình phát triển cụm trường đại học quy mô nhỏ và khá rời rạc tại Việt Nam, lõi nghiên cứu của công viên khoa học có tiềm lực cạnh tranh và định hướng phát triển rõ rệt, gắn liền với các ngành kinh tế mũi nhọn. |
Lõi nghiên cứu phát triển của công viên khoa học bao gồm hai lĩnh vực trọng tâm: nghiên cứu khoa học cơ bản và nghiên cứu ứng dụng. Ở giai đoạn khởi đầu, các lĩnh vực này được bảo trợ bởi cơ chế hợp tác công - tư giữa các viện nghiên cứu phát triển công (thuộc quản lý Nhà nước) và các cơ sở đào tạo bậc cao (thuộc quản lý Nhà nước hoặc do các doanh nghiệp tư nhân/ nước ngoài đầu tư).
Với xuất phát điểm là các hoạt động nghiên cứu và phát triển, hạt nhân này sẽ đóng vai trò như một vườn ươm, khuyến khích sự hình thành và phát triển của các doanh nghiệp và tổ chức khởi nghiệp. Bước phát triển khởi đầu của các doanh nghiệp công nghệ thông tin dựa trên nền tảng tri thức là một chiến lược cùng thắng (win-win), tạo ra cầu nối giữa đào tạo - nghiên cứu - sản xuất, góp phần xoay vòng các động lực phát triển trong khu công viên khoa học.
Chức năng quản lý cũng là một đặc điểm quan trọng của mô hình này, khi các trung tâm nghiên cứu chủ động tham gia vào quá trình chuyển giao công nghệ và kỹ năng kinh doanh cho các tổ chức trong khu vực.
Bên cạnh đó, công viên khoa học cũng mang chức năng như một khu đô thị, với các khu ở và dịch vụ lưu trú, sinh hoạt, giải trí, được xây dựng như một khu dân cư dành cho thế hệ tri thức với chất lượng môi trường tốt. Đóng vai trò tương tự như ban quản lý dự án của các khu đô thị mới, văn phòng quản lý khu công viên khoa học sẽ là cơ quan chịu trách nhiệm quản lý, điều hành và bảo trì cơ sở hạ tầng. Văn phòng sẽ phối hợp với các cấp chính quyền thành phố lập các quy hoạch không gian tổng thể cho khu công viên khoa học (phân khu chức năng, sử dụng đất,…) đồng thời là đơn vị quản lý trực tiếp các hoạt động về bàn giao và sử dụng đất đai, xây dựng và sử dụng công trình trong khu vực.
Sơ đồ 2. Các cấu phần chính trong Công viên khoa học
3.1.2. Kinh nghiệm thực tiễn
Công viên công nghệ Cambridge nằm tại khu vực ngoại ô của thành phố Cambridge (Anh), với hạt nhân là trường đại học Cambridge - một trong những trường đại học tốt nhất thế giới. Mục tiêu nghiên cứu đào tạo ban đầu vào hướng tới các lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao như điện tử, dụng cụ khoa học và dược phẩm. Đây không chỉ là môi trường lý tưởng cho các hoạt động nghiên cứu mà còn là nơi cung cấp lực lượng lao động trình độ cao cho các thành phố và vùng lân cận, với các khu ở giá rẻ mật độ thấp và kết nối giao thông trực tiếp đến thành phố London (đại lộ M1 và đường sắt cao tốc).
Cambridge Science Park (Anh) | Surrey Research Park (Anh) | Dortmund Technology Park (Đức) |
3.2. Đô thị công nghệ (Technopolis)
3.2.1. Đô thị công nghệ/ Đô thị khoa học: Thúc đẩy phát triển đô thị
Mô hình đô thị công nghệ nhấn mạnh sự cần thiết của một phương thức tiếp cận cân bằng giữa đào tạo - nghiên cứu - ứng dụng. Thay vì chỉ tập trung vào công nghệ, đô thị công nghệ liên quan đến việc tạo lập các khu ở mới, hoàn thiện với công viên nghiên cứu, trường đại học, trung tâm công nghệ, các dịch vụ công cộng, đặc biệt là sự liên kết với các doanh nghiệp trong lĩnh vực điện tử - công nghệ thông tin. Đặc điểm này cho phép đô thị công nghệ phát triển ở quy mô lớn hơn, với sự phát triển hạ tầng và cơ sở vật chất đồng bộ trên mô hình đô thị mới, trong khi các công viên khoa học thường có quy mô khá hạn chế.Nghiên cứu ứng dụng là lĩnh vực được chú trọng đầu tư, nhờ đó tạo ra nhiều sản phẩm công nghệ hơn.Sự phối hợp khai thác đa dạng nguồn lực từ chuyên gia, doanh nghiệp và chính quyền địa phương giúp mô hình đô thị công nghệ có khả năng bao hàm cả mục tiêu khu vực và mục tiêu quốc gia.
Sơ đồ 3. Mô hình cấu trúc Đô thị công nghệ
Tương tự mô hình công viên khoa học, nghiên cứu phát triển vẫn là hạt nhân của khu đô thị công nghệ. Tuy nhiên, hoạt động nghiên cứu được nâng lên cấp độ cao hơn nhờ sự hợp tác đa dạng và chặt chẽ hơn giữa các thành phần tham gia. Với quy mô lớn, khu đô thị công nghệ cho phép chia sẻ hiệu quả các nguồn tài nguyên vật thể (hạ tầng kỹ thuật, các tòa nhà văn phòng, cơ sở nghiên cứu, hạ tầng mạng,…) lẫn phi vật thể (lao động, công nghệ, ý tưởng và sản phẩm trí tuệ,…) giữa các viện nghiên cứu - đào tạo thuộc quản lý Nhà nước lẫn ngoài Nhà nước. Việc bảo trợ quyền sở hữu trí tuệ và cho phép thương mại hóa các sản phẩm công nghệ tạo ra cùng lúc nguồn lực tài chính và động lực cạnh tranh cao giữa các đơn vị tham gia. Lĩnh vực hỗ trợ khởi nghiệp (vườn ươm doanh nghiệp) cũng được hoàn thiện hơn với các hoạt động định hướng tiền khởi nghiệp lẫn cơ hội phát triển dài hạn sau khởi nghiệp.
Kinh doanh là một cấu phần mới của khu đô thị công nghệ. Lĩnh vực kinh doanh tiềm năng là các sản phẩm công nghệ - điện tử phục vụ đời sống có lượng tiêu thụ tài nguyên và chi phí sản xuất trung bình, được tạo ra từ chính nguồn nhân công và các thành tựu nghiên cứu phát triển trong khu vực. Để khuyến khích kinh doanh các mặt hàng mới này đòi hỏi các chính sách hỗ trợ đặc thù (thuế, trợ giá, thị trường,…) từ Nhà nước. Thông qua các cơ chế kinh doanh đa dạng (kênh thương mại điện tử trực tuyến, trung tâm phân phối bán sỉ, hội chợ triển lãm công nghệ,…) các sản phẩm sau khi được nghiên cứu, vận hành thí điểm thành công tại khu đô thị công nghệ có cơ hội được ứng dụng rộng rãi trong đời sống, mang lại lợi ích kinh tế - xã hội nhanh chóng hơn so với mô hình nghiên cứu phát triển độc lập.
Văn phòng quản lý đa chức năng với sự hợp tác chặt chẽ với chính quyền địa phương sẽ là cơ quan quản lý chính. Bên cạnh khung hạ tầng (giao thông, điện, nước, mạng dữ liệu,…) là cấu trúc cứng cần được triển khai đồng bộ để đảm bảo sự vận hành cho toàn khu, sử dụng đất đa chức năng và phân khu linh hoạt tạo ra các cấu trúc “mềm” giúp quy hoạch không gian thích ứng tốt với các bối cảnh kinh tế và đầu tư khác nhau trong tương lai. Bên cạnh đó, công viên công nghệ cao đặt tại nơi giao thoa giữa các trung tâm nghiên cứu, trung tâm đào tạo và khu sản xuất là không gian trọng tâm cần được xác định và có kế hoạch đầu tư xuyên suốt trong chiến lược phát triển của khu đô thị công nghệ nói chung.
Sơ đồ 4. Các cấu phần chính trong Đô thị công nghệ
3.2.2. Kinh nghiệm thực tiễn
Thành phố khoa học Tsukuba là một dự án quốc gia của Nhật được thực hiện trên một khu vực trải rộng 6km từ đông sang tây và 18km từ Bắc xuống Nam ở phía nam tỉnh Ibaraki. Khu vực 2.700 ha này được phát triển thành một thành phố khoa học bao gồm các nhà ở lân cận, các cơ sở giáo dục và thương mại, các văn phòng, các viện thử nghiệm và nghiên cứu quốc gia.
Thành phố khoa học Tsukuba có 250.000 dân, được thành lập nhằm thúc đẩy hoạt động khoa học, công nghệ và đào tạo, di chuyển một phần dân cư khỏi Tokyo.
Ngoài ra, để có được sự cân bằng giữa các khu vực bên trong thành phố với các vùng lân cận, chính quyền Tsukuba còn chú trọng phát triển khu vực ngoại vi.
Một số ví dụ điển hình khác bao gồm: Hsinchu Science Park - Taipei (Trung Quốc), Research Triangle Park (Mỹ), Sophia Antipolis (Pháp).
3.3. Cụm kinh tế sáng tạo (Innovation cluster)
3.3.1. Cụm kinh tế sáng tạo
Mô hình mạng lưới đổi mới sáng tạo theo cụm được xây dựng nhằm mục đích nâng cao năng lực sáng tạo và thúc đẩy các ngành công nghiệp chiến lược ở quy mô vùng. Các cụm nghiên cứu phát triển và sản xuất kinh doanh đặt trong mối quan hệ liên kết, hỗ trợ chặt chẽ của mô hình cụm kinh tế sáng tạo đã tạo ra các vùng công nghệ với năng lực cạnh tranh cao, trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội cấp vùng và quốc gia.
Các phương thức tiếp cận tích hợp đóng vai trò vô cùng quan trọng, nhằm tạo ra nền tảng thể chế cần thiết cho sự phát triển của cụm kinh tế sáng tạo.Một số phương thức tiếp cận tích hợp phổ biến:
- Xúc tiến phát triển các lĩnh vực công nghệ mới.
- Thành lập các công viên khoa học và các cơ quan, trung tâm phần mềm, công nghệ hạ tầng giao thông, đại lộ dữ liệu và các thành phố khoa học.
- Thành lập các trung tâm chuyển giao công nghệ.
- Thành lập các trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp.
- Thành lập các “Hiệp hội doanh nghiệp mới” nhằm vào các doanh nhân trẻ.
- Xúc tiến các đề án hỗ trợ công nghệ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Xúc tiến các dự án phối hợp nghiên cứu giữa các doanh nghiệp vừa và
nhỏ, các trung tâm chuyển giao công nghệ và các công ty khác.
Sơ đồ 5. Mô hình cấu trúc Cụm kinh tế sáng tạo
Về cơ chế hoạt động, hạt nhân của cụm kinh tế sáng tạo - trung tâm sáng tạo cấp vùng - có chức năng tương tự với hạt nhân của đô thị công nghệ, với các hoạt động hợp tác nghiên cứu phát triển, hỗ trợ doanh nghiệp và thương mại hóa sản phẩm công nghệ. Khác biệt nằm ở quy mô và cấp độ phát triển, khi một trung tâm công nghệ cao cấp vùng có được các cơ chế hỗ trợ mạnh mẽ và mang tính tổng thể hơn, giúp các sản phẩm có năng lực cạnh tranh cao vượt ra khỏi mạng lưới kinh doanh địa phương và tham gia vào các thị trường toàn cầu.
Với độ phủ lớn về quy mô và bao trùm gần như mọi lĩnh vực của đời sống đô thị, cụm kinh tế sáng tạo đòi hỏi phương thức quản lý hiệu quả theo chiều dọc (tính tầng bậc) lẫn chiều ngang (tính đa ngành). Các cụm công nghiệp, trung tâm nghiên cứu phát triển, trung tâm đào tạo, đầu mối kinh doanh sẽ được điều hành bởi các cơ quan quản lý độc lập, đồng thời các cơ quan này sẽ phối hợp hoạt động cùng nhau dựa trên các cơ chế quản trị - hợp tác cấp quốc gia và vùng. Mỗi đơn vị thành viên có thể là động lực phát triển chính cho một địa phương, do đó lĩnh vực hoạt động cần được xây dựng dựa trên lợi thế cạnh tranh của địa phương đó, nhưng cần hài hòa trong tổng thể chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng của cụm kinh tế sáng tạo. Do đó, quy hoạch cụm kinh tế sáng tạo cần đảm bảo song hành với quy hoạch tổng thể vùng và liên vùng. Ngoài ra, mối quan hệ giữa cụm kinh tế sáng tạo và định hướng phát triển của các siêu đô thị, các hành lang kinh tế - công nghệ liên quốc gia và các mạng lưới toàn cầu nói chung cũng cần được xem xét để đảm bảo tầm nhìn dài hạn cho dự án.
Sơ đồ 6. Các cấu phần chính trong Cụm kinh tế sáng tạo
3.3.2. Kinh nghiệm thực tiễn
Thung lũng Silicon là cụm kinh tế sáng tạo hàng đầu thế giới, bao gồm bộ phận phía bắc của thung lũng Santa Clara và một số cộng đồng kế cận của miền nam Bán đảo San Francisco cùng Vịnh Đông của nước Mỹ. Đây được biết đến như mảnh đất công nghệ màu mỡ và có sức phát triển mạnh mẽ nhất trên thế giới. Chỉ sau 50 năm phát triển, vùng đất vốn được bao bọc bởi rừng, các dãy đồi và nhiều vườn cây ăn quả đã trở thành một địa đanh công nghệ cao hàng đầu thế giới. Dựa trên nền tảng ban đầu là các trung tâm nghiên cứu thuộc 04 trường đại học Stanford, Santa Clara, San Jose, Camegie Mellon gắn với công nghiệp điện tử và quốc phòng, thung lũng Silicon hiện đang là nơi đặt trụ sở của các công ty sản xuất công nghệ hàng đầu như: Adobe Systems, Advanced Micro Devices (AMD), Apple Computer, Cadence Design Systems, Cisco Systems, eBay, Electronic Arts, Facebook, Google, Intel….
Một số ví dụ điển hình khác bao gồm: Kista Science City (Thụy Điển), Oulu Science City (Phần Lan), Zhongguancun (Bắc Kinh, Trung Quốc), San Diego Bio-Technology Cluster (Mỹ).
4. Các Khu công nghệ thông tin tập trung tại Việt Nam
Tại Việt Nam, hơn 10 năm qua các Khu CNTT tập trung đã được hình thành và phát triển với mục tiêu chiến lược được xác định là tạo ra năng lực nội sinh về khoa học - công nghệ để phát triển kinh tế - xã hội. Đây là hướng đi đúng đắn để tiếp cận được với kỷ nguyên công nghệ hiện đại, là mô hình tổ chức của nền kinh tế tri thức phù hợp với các nước đang phát triển.
Trong những năm qua, với các chủ trương, ưu đãi của nhà nước, các Khu CNTT tập trung tại Việt Nam bước đầu đã đạt được những thành công nhất định. Với một số Khu CNTT tập trung đang hoạt động tiêu biểu như: Công viên phần mềm Quang Trung, Khu CNTT tập trung Cầu Giấy, Công viên phần mềm Đà Nẵng và Công viên phần mềm Hà Nội.
Sau đây là một số thông tin về các Khu CNTT tập trung:
4.1. Khu Công viên phần mềm Quang Trung (CVPM Quang Trung)
4.1.1. Tình hình thu hút đầu tư
Một trong những điểm nổi bật và là thế mạnh trong hoạt động thu hút đầu tư tại CVPM Quang Trung là dịch vụ hỗ trợ thủ tục hành chính “một cửa” miễn phí do công ty TNHH một thành viên Phát triển CVPM Quang Trung (QTSC) - đơn vị quản lý vận hành thực hiện, với các dịch vụ như hỗ trợ thủ tục thành lập doanh nghiệp, đăng ký đầu tư và các hoạt động hỗ trợ sau cấp phép. Tính đến nay, QTSC đã hỗ trợ khoảng 2.000 lượt doanh nghiệp.
Tại CVPM Quang Trung, các NĐT vào hoạt động được giao, thuê đất với mức giá ưu đãi của UBND TP.HCM. QTSC đầu tư xây dựng hạ tầng chung nội khu. Tính đến nay, CVPM Quang Trung đã thu hút được 27 nhà đầu tư (NĐT) (26 NĐT trong nước và 01 NĐT nước ngoài) xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho các doanh nghiệp phần mềm (DNPM) và dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT).
QTSC và các NĐT hoàn thành và đưa vào sử dụng các tòa nhà văn phòng làm việc phục vụ các doanh nghiệp (DN) sản xuất, đào tạo về CNTT, các tiện ích đáp ứng nhu cầu làm việc, lưu trú, sinh hoạt và học tập cho các NĐT, chuyên viên, sinh viên, người lao động với tổng mức vốn đăng ký xây dựng đạt 4.305,4 tỷ đồng. Hiện nay, có 146 DN CNTT được cấp phép với tổng vốn đầu tư cho kinh doanh sản xuất phần mềm (SXPM), dịch vụ CNTT đạt 2.483,7 tỷ đồng. Tổng mức vốn đăng ký đầu tư xây dựng, kinh doanh của các NĐT và DN hoạt động trong khu đạt 6.789,1 tỷ đồng.
Bảng: Tình hình thu hút đầu tư
Nội dung | 6 tháng/2021 | Ước 6 tháng/2022 | So với cùng kỳ (%) |
I. Vốn đầu tư vào hạ tầng, văn phòng | |||
Tổng vốn đăng ký (tỷ đồng) | 4.305,4 | 4.305,4 | 100% |
Tổng vốn thực hiện (tỷ đồng) | 3.794,4 | 3.794,4 | 100% |
II. Vốn đầu tư cho kinh doanh SXPM, dịch vụ CNTT | |||
Tổng số DN (DN) | 155 | 146 | 94,2% |
Tổng vốn đăng ký và thực hiện (tỷ đồng) | 2.311,2 | 2.483,7 | 107,5% |
III. Tổng vốn đầu tư (III=I II) | |||
Tổng vốn đăng ký (tỷ đồng) | 6.616,6 | 6.789,1 | 102,6% |
Tổng vốn thực hiện (tỷ đồng) | 6.105,6 | 6.278,1 | 102,8% |
Tỷ lệ vốn thực hiện/vốn đăng ký (%/năm) | 93,6% | 92,5% |
|
Ghi chú: Tổng vốn đầu tư bao gồm cả số vốn tăng thêm của các dự án được cấp giấy phép từ các năm trước.
4.1.2. Tình hình thu hút DN CNTT
Các DN CNTT hoạt động tại CVPM Quang Trung chủ yếu tập trung vào các nhóm ngành là phần mềm, nội dung số và dịch vụ CNTT. Các DN có quy mô nhỏ, cơ cấu vốn nhỏ, không có nhà máy, không gây ô nhiễm, nguyên liệu đầu vào của DN chủ yếu là chất xám, các hoạt động xuất khẩu chủ yếu được thực hiện trên môi trường không gian mạng nên đòi hỏi chất lượng nguồn nhân lực cao, giá trị thặng dư của DN chủ yếu là nguồn nhân lực tại Việt Nam. Đây là điểm đặc trưng của cộng đồng DN hoạt động tại CVPM Quang Trung
Đến thời điểm hiện tại có 146 DNPM, nội dung số, dịch vụ CNTT và các DN khởi nghiệp đang hoạt động tại CVPM Quang Trung (52 DN nước ngoài và 94 DN trong nước) với tổng vốn đăng ký kinh doanh 2.483,7 tỷ đồng. Trong số này có 5 DN quy mô trên 1.000 nhân sự như: Hitachi Vantara, Concentrix (Hoa Kỳ), SPS (Thụy Sỹ), Digi-Texx (Đức), Misa và 1 DN trên 2.000 người (TMA Solution). Các DN đã xây dựng và cung cấp hơn 650 sản phẩm, dịch vụ và giải pháp thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Các sản phẩm, giải pháp chủ yếu được xuất khẩu trên 20 quốc gia tập trung vào Hoa Kỳ, Nhật Bản, Châu Âu. Tổng số người tham gia học tập và làm việc thường xuyên khoảng 21.094 người (trong đó số người làm việc là 10.703 người (kỹ sư, chuyên viên tại chỗ là 10.398 người, 305 lao động khác), sinh viên tại chỗ khoảng 10.391 người).
Tổng doanh thu của các DN CNTT trong 6 tháng đầu năm 2022 ước đạt 5.142,4 tỷ đồng, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2021. Giá trị xuất khẩu ước đạt 182,2 triệu USD, tăng 3,5% so với cùng kỳ năm 2021.
Bảng: Tình hình sản xuất kinh doanh của các DN CNTT
Nội dung | 06 tháng/2021 | Ước 06 tháng/2022 | So với cùng kỳ (%) |
1. Tổng số DN CNTT | 155 | 146 | 94,19% |
2. Tổng số lao động (chuyên viên) | 10.827 | 10.395 | 96,01% |
3. Tổng doanh thu (tỷ đồng) | 4.945,1 | 5.142,4 | 103,99% |
Tổng doanh thu (Triệu USD) | 214,5 | 220,5 |
|
3.1. Doanh thu nội địa (tỷ đồng) | 889,7 | 894,7 | 100,56% |
3.2. Giá trị xuất khẩu (triệu USD) | 175,94 | 182,2 | 103,56% |
Sau hơn 20 năm, QTSC từ việc tập trung thu hút đầu tư nước ngoài, học hỏi từ các DNPM nước ngoài, đến nay số lượng DN CNTT trong nước đã gấp đôi DN nước ngoài điều này cho thấy CVPM Quang Trung là thật sự là nơi ươm mầm các DN Việt thông qua các mô hình, chính sách. Mục tiêu của QTSC những năm tiếp theo là phát triển CVPM Quang Trung trở thành một địa điểm nghiên cứu, ứng dụng, cung cấp và chuyển giao các giải pháp công nghệ (tech hub) cho cả nước và khu vực Đông Nam Á. Những thay đổi này sẽ ngày càng góp phần khẳng định vị thế của CVPM Quang Trung trong sự phát triển của ngành CNTT trong nước và nâng cao hình ảnh thương hiệu đối với cộng đồng quốc tế
4.1.3. Phối hợp đào tạo nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao
Không giống như các khu công nghiệp, khu công nghệ cao mang tính đa ngành và có quy mô diện tích đất đai lớn, lĩnh vực phần mềm là một trong những chuyên ngành hẹp của ngành CNTT và tài sản lớn nhất của DNPM chủ yếu là con người và thiếu nguồn lực chất lượng cao là một bài toán muôn thuở của DNPM Việt Nam. Xác định đây là vấn đề quan trọng trong quá trình phát triển của DN nên QTSC đã nỗ lực thu hút các đơn vị đào tạo chất lượng cao đến hoạt động tại CVPM Quang Trung. Hiện nay, tại CVPM Quang Trung có 8 trường/viện với các chương trình đào tạo có uy tín, chất lượng đáp ứng được tương đối nhu cầu của DN trong nội khu. Ngoài ra, QTSC còn có kết nối với trên 30 trường đại học, cao đẳng tại thành phố và các tỉnh lân cận nhằm tăng cường liên kết và thực hiện các hoạt động hướng nghiệp, phát hành cẩm nang nghề CNTT và thu hút hơn 239.562 lượt sinh viên thông qua các ngày hội việc làm, các buổi tham quan kiến tập của sinh viên các trường tại TP.HCM cũng như các tỉnh lân cận hoặc các buổi tư vấn tuyển sinh.
Các chương trình đào tạo, hỗ trợ DN được QTSC liên tục triển khai dưới nhiều hình thức, từ những ngày đầu, QTSC đã triển khai nhiều chương trình đào tạo ngắn hạn như chương trình Học viên mạng Cisco, Học viện CNTT NIIT, các chương trình đào tạo Microsoft… Sau này, các chương trình ngắn hạn này được các DN chủ động hợp tác với các hãng triển khai.
Hiện nay, đối với hoạt động đào tạo, QTSC chỉ thực hiện những chương trình hỗ trợ chung hoặc những chương trình mà bản thân DN không có khả năng thực hiện như tìm kiếm nguồn tài trợ, các tổ chức viện trợ phát triển nước ngoài, tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ giám đốc điều hành, câu lạc bộ nhân sự, hội nghị, hội thảo chuyên đề giới thiệu công nghệ mới. Bên cạnh hỗ trợ DN, QTSC cũng thường xuyên hỗ trợ các đơn vị đào tạo hoạt động tại CVPM Quang Trung thúc đẩy các hoạt động đào tạo, sáng tạo trong học tập và khởi nghiệp như các cuộc thi Srobot “Vui chơi robot - Học tốt Pascal”, trại hè công nghệ IT Boot Camp, Hội thi tin học trẻ, cuộc thi Hackathon… giúp các bạn trẻ vừa vui chơi vừa có thêm các kiến thức về KH&CN. Trong hơn 20 năm qua, đã có 389 khóa đào tạo (chưa tính các chương trình của riêng DNPM), trung bình có khoảng 2-3 nội dung một tháng, tổng số lượt tham gia đạt 14.987 người , bình quân có gần 750 lượt người được đào tạo ngắn hạn mỗi năm. Tại CVPM Quang Trung, khoảng 80% người làm việc có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên.
4.1.4. Xây dựng môi trường thuận lợi cho hoạt động ứng dụng KHCN, đổi mới sáng tạo
Bên cạnh các hoạt động thu hút đầu tư, xúc tiến cho các DN CNTT phát triển thị trường. Với quy mô khoảng 650 sản phẩm, dịch vụ và giải pháp thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau cung cấp cho hơn 20 quốc gia trên toàn thế giới, QTSC đang kiên trì thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo, thử nghiệm để tạo ra những sản phẩm, dịch vụ hướng đến phục vụ thị trường nội địa vốn vẫn còn nhiều cơ hội phát triển nhằm gia tăng sự đóng góp thông qua các mô hình sau:
Khu thực nghiệm ứng dụng CNTT trong nông nghiệp
Vào đầu năm 2017, QTSC dành riêng phần diện tích 2.500m2 tại lô đất số 13 để triển khai Khu thực nghiệm ứng dụng CNTT trong nông nghiệp (Agriculture Center of Excellence) dành cho DN tại CVPM Quang Trung nhằm nghiên cứu và ứng dụng CNTT trong nông nghiệp với các hỗ trợ như cung cấp mặt bằng, đảm bảo hạ tầng CNTT, cung cấp điện, thủ tục và tư vấn các hoạt động pháp lý có liên quan.
Khu thực nghiệm không ngừng cải tiến và thử nghiệm nhiều mô hình mới như hệ thống thủy canh, mở rộng thử nghiệm tại khu vực ngoài trời, gieo trồng các giống cây mới, trồng rau trong container, mô hình trồng rau thủy canh cho các hộ gia đình (home farm), robot gieo hạt giống tự động... Cuối năm 2017, QTSC chuyển giao hẳn Khu thực nghiệm ứng dụng CNTT trong nông nghiệp cho các DN cùng quản lý. Hiện nay, các hoạt động chuyển giao đã được mở rộng hợp tác tại các tỉnh Tây Nam Bộ và Lâm Đồng.
Dự kiến sắp tới, QTSC sẽ hợp tác cùng đối tác triển khai nghiên cứu dự án mô hình làng thông minh mô phỏng kết hợp với sản xuất nông nghiệp công nghệ cao (smart village).
Khu nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D Labs)
Trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0, QTSC đã triển khai cải tạo 1 tòa nhà cũ và đưa vào hoạt động chính thức với tên “Khu nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới của CVPM Quang Trung” (QTSC R&D Labs) từ tháng 09/2018 với tổng diện tích 1.163m2. QTSC R&D Labs tạo sân chơi cho các công ty khởi nghiệp chuyên nghiệp trong lĩnh vực R&D hướng đến mục tiêu là đa dạng loại hình DN hoạt động, thu hút chuyên gia hàng đầu trong nước và quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng.
Đối tượng thu hút vào khu QTSC R&D Labs là các cá nhân, DN (ưu tiên đối tượng trong nước) có các hoạt động nghiên cứu phát triển các giải pháp ứng dụng thực tiễn trong các lĩnh vực công nghệ như IoT, Big Data, AI, Block chain, Fintech, VR/AR và các lĩnh vực khác liên quan đến R&D công nghệ mới. Các đơn vị cũng phải đạt được một số điều kiện cụ thể như có sản phẩm thử nghiệm/prototyping cụ thể, đội ngũ nghiên cứu có kinh nghiệm, kiến thức về công nghệ, được đào tạo ở nước ngoài, có nguồn vốn tối thiểu để thực hiện hoạt động R&D.
Các DN sẽ tận dụng được nhiều ưu thế và sự hỗ trợ của QTSC thông qua các hoạt động truyền thông, kết nối cộng đồng, trưng bày triển lãm sản phẩm, hợp tác với DN khai thác, cung cấp sản phẩm cho chính quyền. Hiện nay, R&D Labs có 6 DN đang hoạt động, lấp đầy 80% khu, khoảng 30 sản phẩm được nghiên cứu, trong đó có hơn 16 sản phẩm đưa ra thị trường chính thức cụ thể ở lĩnh vực nhà thông minh và nông nghiệp công nghệ cao, hệ thống quản lý môi trường, quảng cáo, camera ứng dụng AI...
Trung tâm giáo dục STEAM (STEAMZONE)
Năm 2020, QTSC tiếp tục tạo điều kiện cho đối tác triển khai Trung tâm giáo dục STEAM trên cơ sở cải tạo 1 tòa nhà cũ có diện tích khai thác 1.066m2 và khu đất với diện tích 671m2 cải tạo cảnh quan môi trường xung quanh. Đối tượng thu hút là DN triển khai hoạt động trong lĩnh vực STEAM (Science - Technology - Engineering - Art - Math). Đây sẽ là nơi cung cấp mô hình nghiên cứu khoa học trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông nhằm giúp học sinh nắm vững kiến thức nền tảng chương trình môn học và hình thành kiến thức mới từ học trải nghiệm sáng tạo. Đây cũng là nơi cung cấp học liệu điện tử và ứng dụng các sản phẩm, giải pháp CNTT của các DN tại CVPM Quang Trung vào lĩnh vực giáo dục, đào tạo.
Tính đến thời điểm này, đây là Trung tâm giáo dục STEAM lớn nhất tại Việt Nam, được đầu tư chuyên nghiệp và được Bộ, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố đánh giá cao. Tuy chỉ mới hoạt động từ tháng 09/2020 nhưng STEAMZONE đã thu hút sự chú ý, quan tâm của hơn 50 đoàn khách, từ các trường học các đoàn khách DN, các cơ quan quản lý nhà nước nghiên cứu, tìm hiểu mô hình này.
4.2. Tổng hợp kinh nghiệm phát triển các khu CNTT tập trung
4.2.1 Các mô hình về sở hữu khu CNTT tập trung
Sở hữu các khu CNTT tập trung phải rõ ràng để tất cả các bên tham gia hiểu rõ ai là chủ đất đai và tài sản của khu CNTT tập trung. Có ba mô hình sở hữu khu CNTT tập trung như sau:
(1) Mô hình khu CNTT tập trung do chính phủ sở hữu 100%, trong đó, chính phủ sở hữu toàn bộ khu CNTT tập trung, chịu tất cả rủi ro, và chịu trách nhiệm cho sự phát triển, tăng trưởng và duy trì khu CNTT tập trung.
(2) Mô hình khu CNTT tập trung do khối tư nhân sở hữu 100%, trong đó, khối tư nhân sở hữu toàn bộ khu CNTT tập trung, chịu tất cả rủi ro, và chịu trách nhiệm cho sự phát triển, tăng trưởng và duy trì khu CNTT tập trung. Khối tư nhân sẽ phải thực hiện theo quy định và luật pháp của Chính phủ về đất đai.
(3) Mô hình khu CNTT tập trung có sự đồng sở hữu của cả chính phủ và khối tư nhân, hay còn gọi là hợp tác công tư (PPP), trong đó, chính phủ và khối tư nhân sẽ sở hữu và chịu trách nhiệm theo một thỏa thuận trước đó. Phụ thuộc vào mô hình PPP được thông qua:
- Khối tư nhân có thể xây dựng Khu CNTT tập trung trước và sau đó chuyển sở hữu cho chính phủ (Xây dựng - Chuyển giao).
- Khối tư nhân có thể xây dựng và vận hành Khu CNTT tập trung trước và sau đó chuyển sở hữu cho chính phủ (Xây dựng-Vận hành-Chuyển giao).
- Khối tư nhân có thể xây dựng Khu CNTT tập trung trước, chuyển sở hữu cho chính phủ và sau đó thuê lại để vận hành Khu CNTT tập trung (Xây dựng-Chuyển giao-Vận hành).
4.2.2 Các mô hình quản lý Khu CNTT tập trung
Việc quản lý các Khu CNTT tập trung phải rõ ràng để tất cả các bên tham gia hiểu rõ bên nào sẽ chịu trách nhiệm quản lý và vận hành hàng ngày của Khu CNTT tập trung. Có ba mô hình quản lý Khu CNTT tập trung như sau:
(1) Mô hình Khu CNTT tập trung do chính phủ quản lý 100%, trong đó, chính phủ lập kế hoạch và thuê đội ngũ quản lý và nhân lực để hàng ngày quản lý và vận hành Khu CNTT tập trung.
(2) Mô hình Khu CNTT tập trung do khối tư nhân quản lý 100%, trong đó, khối tư nhân lập kế hoạch và thuê đội ngũ quản lý và nhân lực để hàng ngày quản lý và vận hành Khu CNTT tập trung. Khối tư nhân sẽ phải thực hiện theo quy định và luật pháp của Chính phủ ban hành về đất đai.
(3) Mô hình Khu CNTT tập trung có sự đồng quản lý của cả chính phủ và khối tư nhân, hay còn gọi là hợp tác công tư (PPP), trong đó, chính phủ và khối tư nhân sẽ quản lý và chịu trách nhiệm theo một thỏa thuận trước đó.
Do ở bất kỳ tổ chức chính phủ nào, một Khu CNTT tập trung được chính phủ quản lý thường gặp vấn đề do các quy trình hành chính về phê duyệt và ra quyết định rất mất thời gian. Mặt khác, ở một Khu CNTT tập trung do khối tư nhân quản lý thường ít quan liêu, quy định và luật lệ nhưng vẫn phải thực hiện theo quy định và pháp luật về đất đai.
4.2.3. Cơ sở hạ tầng Khu CNTT tập trung
Về bản chất, một Khu CNTT tập trung chỉ là phần đất đai, và để trở thành Khu CNTT tập trung, nó phải có những cơ sở hạ tầng thiết yếu như sau:
(1) Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải để đưa đón công nhân viên, vận chuyển nguyên vật liệu và các cấu kiện thô và các sản phẩm đã hoàn thiện từ Khu CNTT tập trung đến tất cả các vùng khác của quốc gia.
(2) Gần sân bay để thuận tiện cho nhân viên trong việc di chuyển và các hàng hóa và cấu kiện nhẹ dễ dàng được vận chuyển bằng đường hàng không.
(3) Gần các mạng lưới giao thông được kết nối tốt và hiệu quả với cảng biển để thuận tiện cho việc vận chuyển nguyên vật liệu thô, các cấu kiện và các sản phẩm đã hoàn thiện ra vào quốc gia.
(4) Cơ sở hạ tầng lưới điện để cung cấp điện cho việc chiếu sáng, điều hòa, máy móc và thiết bị trong Khu CNTT tập trung.
(5) Đường ống nước để cung cấp nước sạch cho các tòa nhà trong khu CNTT tập trung.
(6) Cơ sở hạ tầng CNTT và truyền thông nhằm cung cấp đường truyền kỹ thuật số cho dữ liệu, thoại và các nội dung số có thể được truyền dẫn trong khu CNTT tập trung và giữa khu CNTT tập trung với tất cả các vùng khác trên cả nước và trên thế giới.
(7) Gần các trường đại học và các viện nghiên cứu
Địa điểm của Khu CNTT tập trung là rất quan trọng, không chỉ phải ở gần mạng lưới giao thông chính, khu vui chơi giải trí đô thị và xã hội, thể thao và các thiết bị vui chơi giải trí mà còn phải gần các trường đại học và các viên nghiên cứu. Hầu hết các Khu CNTT tập trung thành công đều chọn vị trí gần các trường đại học và các viện nghiên cứu để có thể tiếp cận các kết quả nghiên cứu và phát triển, và nguồn nhân lực được tạo ra.
(8) Các mối liên kết bên ngoài
Các Khu CNTT tập trung được thành lập không chỉ để phục vụ chính mình mà còn để hỗ trợ các kế hoạch phát triển ngành công nghiệp CNTT lớn hơn của quốc gia. Đó chính là lý do tại sao các mối liên kết giữa Khu CNTT tập trung và các đối tác bên ngoài Khu CNTT tập trung là rất quan trọng.
Các mối liên kết bên ngoài chủ chốt bao gồm:
- Các liên kết với các trường đại học và các viện nghiên cứu (đã đề cập).
- Các liên kết với các đối tác khác trong ngành công nghiệp CNTT, ví dụ các sản phẩm CNTT mới được phát triển như các mẫu thử nghiệm trong khu CNTT tập trung.
- Các liên kết với các ngành công nghiệp hỗ trợ, ví dụ, nhà sản xuất khuôn nhựa để sản xuất khung chứa phần cứng CNTT mới được phát triển trong Khu CNTT tập trung.
- Các liên kết hướng lên (forward linkages) với các thị trường (cả trong và ngoài nước) để các sản phẩm và dịch vụ CNTT được sản xuất trong các Khu CNTT tập trung có thể được bán cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng.
- Các liên kết hướng xuống (backward linkages) với nhà cung cấp để các doanh nghiệp trong Khu CNTT tập trung có thể tìm kiếm được nguyên liệu và các cấu kiện thô.
(9) Tiếp cận nguồn nhân lực
Chất lượng nguồn nhân lực trong Khu CNTT tập trung có thể tạo ra sự khác biệt lớn giữa một Khu CNTT tập trung thành công cao và Khu CNTT tập trung ít thành công. Lý do là nguồn nhân lực chất lượng cao với năng lực cần thiết có khả năng hiểu được kết quả đầu ra về nghiên cứu và phát triển từ các trường đại học và viện nghiên cứu, và đưa kết quả đầu ra này vào các sản phẩm và dịch vụ CNTT có ích. Việc đặt địa điểm gần các trường đại học và các viện nghiên cứu giúp đảm bảo một nguồn nhân lực ổn định và chất lượng cao cho các khu CNTT tập trung. Bên cạnh vị trí thuận lợi của Khu CNTT tập trung và sự hấp dẫn của cơ sở hạ tầng và tiện nghi bên trong và xung quanh Khu CNTT tập trung, nếu điều kiện và các quy định làm việc cũng thuận lợi thì nguồn nhân lực chất lượng cao từ các vùng khác của cả nước cũng có thể bị thu hút đến làm việc.
(10) Tiếp cận vốn
Dù một sáng chế hoặc sự cải tiến tốt đến mức độ nào thì chúng cũng cần phải được phát triển nhiều hơn để tạo thành các sản phẩm và dịch vụ CNTT phục vụ nhu cầu của thị trường; và nguồn tài chính là điều kiện cần thiết để thành lập một doanh nghiệp sản xuất và bán ra những sản phẩm này. Sự sẵn có về nguồn vốn ở nhiều Khu CNTT tập trung thành công giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp mới và các doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện mục tiêu của mình.
(11) Các vườn ươm doanh nghiệp
Các doanh nghiệp khởi nghiệp mới thường có ít kinh nghiệm khởi nghiệp hoặc chuyên môn để phát triển các sáng kiến hoặc sáng tạo ở dạng mẫu thử nghiệm thành các sản phẩm và dịch vụ CNTT hoàn chỉnh. Bên cạnh vấn đề thiếu vốn, những doanh nghiệp này còn thiếu sự giúp đỡ từ các cố vấn doanh nghiệp có kinh nghiệm nhằm giúp các doanh nghiệp phát triển. Hầu hết các Khu CNTT tập trung thành công thường có các dịch vụ ươm tạo doanh nghiệp nhằm nuôi dưỡng các doanh nghiệp khởi nghiệp. Các quốc gia với các thiết bị ươm tạo đã cho thấy sự lớn mạnh của các doanh nghiệp khởi nghiệp trong nước bao gồm Singapore, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc và Malaysia. Khu ZSP ở Trung Quốc thậm chí còn đưa ra các dịch vụ ươm tạo chuyên môn để thu hút các chuyên gia CNTT Trung Quốc ở nước ngoài về làm việc trong nước.
(12) Các nhà đầu tư chủ chốt
Một nhà đầu tư chủ chốt thường là một doanh nghiệp CNTT nước ngoài, lớn và có tên tuổi; và khi nhà đầu tư chủ chốt quyết định đưa một số các hoạt động vào khu CNTT tập trung thì thường sẽ đi kèm các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị. Chẳng hạn, bằng việc thu hút sự phát triển của điện thoại di động Samsung vào Khu CNTT tập trung, Samsung có thể đưa các công ty có liên quan trong chuỗi giá trị của công ty này vào Khu CNTT tập trung.Ví dụ, các công ty về công nghệ hiển thị, công ty về di động không dây và công ty về ứng dụng phần mềm di động.
Sự có mặt của các nhà đầu tư chủ chốt trong Khu CNTT tập trung sẽ thu hút các doanh nghiệp CNTT khác (cả trong và ngoài ngước) muốn tham gia vào cùng Khu CNTT tập trung. Các lý do chính bao gồm:
- Các doanh nghiệp CNTT muốn tham gia cùng với các doanh nghiệp nước ngoài có tên tuổi để cải thiện, quảng bá hình ảnh.
- Các doanh nghiệp CNTT nhận thức được rằng Khu CNTT tập trung muốn thu hút được các doanh nghiệp nước ngoài có tên tuổi thì phải có cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất đẳng cấp quốc tế.
- Thông qua làm việc với các doanh nghiệp nước ngoài có tên tên tuổi, doanh nghiệp CNTT trong nước đặc biệt có thể thu được lợi ích từ việc chuyển giao công nghệ và chuyên môn.
- Kết hợp sản phẩm - dịch vụ đúng đắn
Có được sự kết hợp sản phẩm - dịch vụ đúng đắn trong Khu CNTT tập trung là rất quan trọng do nó cho phép các doanh nghiệp trong Khu CNTT tập trung phát huy được thế mạnh và lợi thế cạnh tranh của quốc gia hoạt động.
4.2.4. Các dịch vụ do Khu CNTT tập trung cung cấp
Đội ngũ quản lý Khu CNTT tập trung có tầm quan trọng trong việc cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng cần thiết đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư chủ chốt, bao gồm việc cung cấp các dịch vụ sau:
(1) Tiếp thị Khu CNTT tập trung và thu hút các nhà đầu tư chủ chốt.
(2) Hỗ trợ các doanh nghiệp liên kết lên với các thị trường và các thể chế tài chính.
(3) Cung cấp các dịch vụ một cửa.
(4) Hỗ trợ xúc tiến kết nối với các dịch vụ phụ trợ cho doanh nghiệp, người lao động như vận chuyển, sinh hoạt, nhà ở, vui chơi giải trí, tài chính.
4.2.5. Các bài học kinh nghiệm
Qua nghiên cứu nhiều mô hình thành công trong việc phát triển Khu CNTT tập trung, các nhân tố chính dưới đây sẽ góp phần đảm bảo sự thành công của các Khu CNTT tập trung:
(1) Địa điểm là yếu tố quan trọng đối với sự thành công của các Khu CNTT tập trung. Chọn địa điểm sai gần như chắc chắn sẽ dẫn đến thất bại. Thực tế là hầu hết các Khu CNTT tập trung thành công trên thế giới đều nằm ngay trong hoặc bên cạnh các khu thành thị phát triển. Theo khuyến cáo của UNIDO, các Khu CNTT cần có vị trí phù hợp và nằm gần các trung tâm đô thị với hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển cao, nguồn nhân lực dồi dào, và các nguồn cung cũng như các dịch vụ hỗ trợ khác.
(2) Nguồn nhân lực chất lượng cao là nhân tố sống còn. Việc có được nguồn cung nhân lực có kiến thức và kỹ năng chuyên biệt, có kỷ luật lao động tốt, với mức chi phí cạnh tranh, cũng như các nhân sự quản lý có năng lực và kinh nghiệm phù hợp, là các yếu tố quyết định sự thành công của các Khu CNTT tập trung.
(3) Xác định được thị trường tiềm năng. Một Khu CNTT tập trung không nên làm tất cả mọi thứ cho mọi thị trường. Thay vì vậy, nên tập trung vào một vài lĩnh vực mà khu vực hoặc địa phương đó có thế mạnh, và vào một số thị trường nhất định.
(4) Tạo ra được sự khác biệt. Một trong những yếu tố để các khu công viên phần mềm có thể thu hút được các tập đoàn lớn đầu tư vào để thành người thuê chủ chốt chính là phải tạo ra được những sự khác biệt mà nhà đầu tư khó có thể tìm được ở nơi khác. Muốn vậy, các Khu CNTT tập trung cần liên kết các nguồn lực và vận động chính sách để phát huy tối đa thế mạnh vùng miền, mang lại lợi ích cho các nhà đầu tư và các doanh nghiệp hoạt động trong Khu.
Như vậy, việc phân tích những bài học kinh nghiệm của các Khu CNTT tập đảm bảo mục tiêu đầu tư hiệu quả hơn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh một cách bền vững trong những năm tới.
HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI HẬU GIANG
1. Về việc nâng cấp, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật và các nền tảng
1.1. Về hạ tầng kỹ thuật
Có 100% các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh đã có kết nối Internet và mạng nội bộ (LAN). 100% CBCC tại cơ quan nhà nước cấp tỉnh và cấp huyện được trang bị máy tính; tỷ lệ CBCC tại UBND cấp xã được trang bị máy tính đạt 98%.
Mạng truyền số liệu chuyên dùng của cơ quan Đảng và Nhà nước tại Hậu Giang đã triển khai đến các sở, ngành tỉnh, UBND cấp huyện, được sử dụng chủ yếu để đảm bảo hoạt động của Trung tâm Dữ liệu và Hệ thống Hội nghị truyền hình trực tuyến tỉnh phục vụ công tác chỉ đạo và điều hành.
Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh đi vào hoạt động từ tháng 10 năm 2020, bước đầu có những kết quả tích cực, góp phần hoàn thiện hạ tầng cho Chính quyền điện tử và đô thị thông minh, cung cấp thông tin trực quan về hoạt động của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng của Tỉnh, hỗ trợ cho các cơ quan chức năng, chính quyền đô thị trong hoạt động quản lý, kiểm soát và cung ứng dịch vụ.
Dịch vụ hạ tầng điện toán đám mây (cloud) được thuê của doanh nghiệp để phục vụ các ứng dụng chính của tỉnh, bao gồm: Cổng thông tin điện tử của UBND tỉnh, Tỉnh ủy và Trang thông tin điện tử của các Sở ban ngành, địa phương, phần mềm quản lý văn bản, hệ thống dịch vụ công trực tuyến, hệ thống báo cáo kinh tế - xã hội... đảm bảo tốc độ truy cập, an toàn thông tin.
Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh hoạt động 24 giờ/7 ngày, đóng vai trò backup cho các ứng dụng, phần mềm, cơ sở dữ liệu của Tỉnh, đảm bảo khả năng khôi phục hoạt động của các ứng dụng này khi có sự cố.
1.2. Về phát triển các nền tảng
Nền tảng tích hơp chia sẻ dữ liệu của tỉnh (LGSP) đã kết nối với Nền tảng tích hơp chia sẻ dữ liệu quốc gia (NGSP), bao gồm 10 dịch vụ: Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch, Hệ thống cấp phiếu Lý lịch tư pháp trực tuyến, Liên thông khai sinh và cấp thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) cho trẻ em dưới 6 tuổi, cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Hệ thống hỗ trợ thanh toán dịch vụ công trực tuyến toàn quốc (PayGov), Danh mục điện tử dùng chung, Cấp mã số cho các đơn vị có quan hệ với ngân sách, cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản Quy phạm pháp luật, cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm.
Hệ thống xác thực dùng chung (SSO) phục vụ việc đăng nhập một lần các hệ thống: thư điện tử, cổng dịch vụ công trực tuyến, hệ thống thông tin một cửa điện tử, hệ thống quản lý văn bản, hệ thống trang thông tin điện tử và một số dịch vụ đô thị thông minh: app HauGiang, hệ thống báo cáo kinh tế - xã hội.
2. Về khai thác, sử dụng, phát triển dữ liệu
2.1. Khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu các Bộ, ngành
- Cơ sở dữ liệu quản lý thống kê ngành nội vụ;
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về khiếu nại tố cáo;
- Cơ sở dữ liệu quan trắc;
- Cơ sở dữ liệu Lý lịch tư pháp; Hệ thống đăng ký khai sinh điện tử; Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật; Cơ sở dữ liệu quản lý hồ sơ quốc tịch; Hệ thống đăng ký hộ tịch trực tuyến.
- Cơ sở dữ liệu thông tin liệt sĩ, mộ liệt sĩ, nghĩa trang liệt sỹ; Cơ sở dữ liệu quản lý đối tượng bảo trợ xã hội; Cơ sở dữ liệu quản lý hộ nghèo; Cơ sở dữ liệu quản lý trẻ em; Cơ sở dữ liệu quản lý cung cầu lao động.
- Hệ thống đăng ký doanh nghiệp; Hệ thống đăng ký hộ kinh doanh cá thể; Cơ sở dữ liệu thông tin về đầu tư sử dụng vốn nhà nước; Hệ thống đấu thầu quốc gia; Cơ sở dữ liệu quản lý thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài.
- Hệ thống quản lý ngân sách PMIS; Hệ thống cấp mã số quan hệ ngân sách; Hệ thống báo cáo tài chính.
- Cơ sở dữ liệu quản lý lưu trú.
- Cơ sở dữ liệu đề tài dự án khoa học công nghệ.
- Cơ sở dữ liệu ngành Giáo dục và Đào tạo;
- Cơ sở dữ liệu khám chữa bệnh; cơ sở dữ liệu quản lý hồ sơ sức khỏe người dân; Cơ sở dữ liệu quầy thuốc/nhà thuốc; Cơ sở dữ liệu quản lý Y tế cơ sở.
2.2. Cơ sở dữ liệu do Tỉnh xây dựng
- Phần mềm Quản lý văn bản; Cổng thông tin điện tử; Cổng dịch vụ công trực tuyến và Hệ thống một cửa điện tử; Hệ thống báo cáo kinh tế - Xã hội; Hau Giang App; Cơ sở dữ liệu kiều bào.
- Phần mềm Quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Hậu Giang; Phần mềm Quản lý thi đua - Khen thưởng; Cơ sở dữ liệu quản lý lưu trữ lịch sử.
- Cơ sở dữ liệu quản hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh.
- Phần mềm luân chuyển hồ sơ đất đai.
- Phần mềm công chứng.
3. Xây dựng các ứng dụng, dịch vụ
3.1. Các ứng dụng phục vụ hoạt động nội bộ các cơ quan nhà nước
- Phần mềm Quản lý văn bản được triển khai đến tất cả các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và xã, phường, thị trấn với hơn 500 đơn vị sử dụng.
- Hệ thống đã liên thông với Trục liên thông văn bản Quốc gia đảm bảo việc gửi, nhận văn bản điện tử thông suốt từ Trung ương đến địa phương. Tỷ lệ văn bản đi/đến (không mật) chuyển hoàn toàn trên môi trường mạng đạt trên 80%, trao đổi song song với văn bản giấy khoảng 20%; Hệ thống tích hợp chữ ký số tạo điều kiện gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan nhà nước.
- Các đơn vị đã khai thác có hiệu quả các tính năng của phần mềm như ký số trực tuyến, tìm kiếm, tiếp nhận xử lý văn bản đến, tạo lập, phát hành văn bản đi, gửi nhận văn bản liên thông với Văn phòng Chính phủ … giúp việc tra cứu, khai thác văn bản được thuận lợi, nhanh chóng, rút ngắn thời gian xử lý công việc hàng ngày của các cơ quan, góp phần cải cách hành chính.
- Hệ thống báo cáo kinh tế - xã hội đã được triển khai. Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu, quy trình nghiệp vụ và các tiện ích, thuật toán dự báo các chỉ tiêu kinh tế xã hội của tỉnh.
- Chữ ký số chuyên dùng Chính phủ đã cấp cho khoảng 98% tổ chức, lãnh đạo có thẩm quyền ký số với tổng số chữ ký số được cấp trên toàn tỉnh là 1965 (429 tổ chức, 1536 cá nhân và 343 SIM ký số), đồng thời đang thí điểm ký số trên thiết bị di động.
- Chữ ký số chuyên dùng đã được tích hợp vào hệ thống phần mềm quản lý văn bản tại các cơ quan, đơn vị và được triển khai phục vụ thực hiện trong ứng dụng quản lý văn bản, khai báo thuế, bảo hiểm xã hội và ngành thuế.
- Hệ thống thư điện tử tỉnh đã cấp được 9.800 tài khoản, trên 80% cán bộ, công chức, viên chức thường xuyên sử dụng thư điện tử trao đổi công việc. Đây cũng là hệ thống xác thực tập trung (SSO - Single Sign On) trong kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Hậu Giang.
- Phần mềm Quản lý cán bộ, công chức, viên chức trong tỉnh đã triển khai cho 707 cơ quan, đơn vị sử dụng, cụ thể:
Đối với sở, ban, ngành tỉnh: Có 24 đơn vị và 77 đơn vị trực thuộc.
Đối với cấp huyện: Có 08 đơn vị huyện, thị xã, thành phố và 107 phòng, ban chuyên môn thuộc UBND huyện, thị xã, thành phố.
Đối với cấp xã: Có 75 xã, phường, thị trấn.
Đối với đơn vị sự nghiệp giáo dục: Có 23 trường Trung học phổ thông và 296 đơn vị trường Trung học cơ sở, Tiểu học, Mẫu giáo và Mầm Non.
Đối với đơn vị sự nghiệp Y tế: Có 93 trung tâm và trạm y tế.
- Hiện tại hồ sơ được cập nhật trên phần mềm Quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức là 15.946 hồ sơ, trong đó, có khoảng 7.000 hồ sơ hoàn chỉnh.
- Hệ thống họp trực tuyến đã được triển khai sử dụng ổn định, hiệu quả từ UBND tỉnh đến UBND cấp huyện, góp phần phục vụ công tác chỉ đạo điều hành cấp lãnh đạo nhanh chóng, tiết kiệm thời gian thời gian, chi phí cho tổ chức các cuộc họp, hội nghị, đặc biệt phục vụ tốt triển khai Nghị quyết của Trung ương đến các cấp cơ sở.
3.2. Các ứng dụng, dịch vụ phục vụ người dân, doanh nghiệp
Cổng thông tin điện tử tỉnh được xây dựng mới và đưa vào vận hành chính thức từ ngày 15/7/2020, gồm 31 cổng thành phần của các sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố và 5 cổng, trang độc lập của các đơn vị. Cổng được cập nhật thường xuyên, nội dung thông tin luôn bám sát định hướng tuyên truyền của Đảng và Nhà nước và theo quy định tại Nghị định số 43/2011/NĐ-CP. Các văn bản chỉ đạo, điều hành của trung ương và địa phương, các hoạt động, sự kiện của của tỉnh, của ngành cũng được đăng tải kịp thời và chính xác, thể hiện được vai trò cung cấp thông tin chính thống của các cơ quan nhà nước trên môi trường mạng; đồng thời, từng bước đẩy mạnh quá trình minh bạch thông tin, phục vụ cho công tác quản lý của cơ quan và nhu cầu khai thác thông tin của tổ chức và cá nhân.
3.3. Cổng dịch vụ công trực tuyến và Hệ thống Một cửa điện tử
- Triển khai tại 100% cơ quan cấp tỉnh, huyện, xã; hệ thống triển khai tập trung, đồng bộ và chia sẻ dữ liệu theo hướng dẫn tại Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính và các quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước.
- Cổng đã cập nhật 1892 thủ tục hành chính thuộc danh mục thủ tục hành chính của các đơn vị trong tỉnh, trong đó, cung cấp 1389 dịch vụ mức 2, 147 mức 3 và 356 mức 4. Hệ thống đã liên thông và cập nhật 1681 thủ tục hành chính lên Cổng dịch vụ công quốc gia. Đã thực hiện việc đồng bộ số liệu thống kê xử lý hồ sơ cho Cổng dịch vụ công quốc gia; tích hợp, dùng chung hệ thống xác thực (SSO) của Cổng Dịch vụ công quốc gia; Tích hợp lên Cổng dịch vụ công quốc gia 15 thủ tục mức độ 3, 4.
- Tổng số hồ sơ tiếp nhận trên Cổng dịch vụ công (mới) đến hết tháng 12 năm 2020 là 87.669 hồ sơ, tỷ lệ giải quyết đúng hạn là 99,1%.
- Đến nay, 100% các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố đã có Cổng/Trang Thông tin điện tử.
- Haugiang App là ứng dụng di động cho phép người dân tra cứu thông tin về lịch công tác, thời tiết, thị trường và tương tác với các cơ quan nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bản tỉnh.
3.4. Các dịch vụ đô thị thông minh
Nền tảng đô thị thông minh: Hệ thống giám sát đặt tại Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh (hệ thống màn hình ghép và các trang thiết bị phục vụ giám sát, các máy chủ và hệ thống lưu trữ, firewall…)
Phần mềm giám sát, điều hành tại Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh với các chức năng:
- Kết nối, chia sẻ dữ liệu nghiệp vụ với nhau và với các hệ thống phục vụ chính quyền điện tử; cung cấp các dữ liệu dùng chung, định danh, phân quyền cho các dịch vụ, phần mềm trong hệ thống; cung cấp cơ chế thu thập, phân tích dữ liệu từ các hệ thống, dịch vụ; cung cấp cơ chế bóc tách, phân tích, tổng hợp dữ liệu lớn thành các dữ liệu chuyên ngành; cung cấp dữ liệu mở cho các dịch vụ, hệ thống bên ngoài có thể sử dụng lại dữ liệu của nền tảng…và bảo đảm an toàn, an ninh thông tin và quản trị cho nền tảng.
- Thu thập, chuyển thông tin phản ánh hiện trường, theo dõi kết quả xử lý phản ánh.
- Thu thập, thống kê, phân loại thông tin viết về Hậu Giang trên Internet.
- Hệ thống giám sát an toàn thông tin mạng: Triển khai hệ thống giám sát an toàn thông tin SOC đã kết nối chia sẻ thông tin với Trung tâm giám sát an toàn không gian mạng Quốc gia phục vụ hoạt động hỗ trợ giám sát, phòng chống tấn công mạng và điều phối ứng cứu sự cố an toàn thông tin.
- Hệ thống giám sát an ninh công cộng (hệ thống Camera): Đã thực hiện liên thống kết nối 61 camera giám sát an ninh trật từ từ Công an tỉnh về hiển thị trên phần mềm trên IOC theo từng vị trí, tọa độ trên bản đồ số phục vụ công tác quản lý, giám sát, phát hiện các sự vụ sự việc và điều tiết xử lý.
Hệ thống Ứng dụng di động tỉnh Hậu Giang (có thể tải về từ địa chỉ https://app.haugiang.gov.vn) được đưa vào sử dụng. Đến nay, có trên 50.000 lượt tải Ứng dụng Hậu Giang và trên 5.000 người thường xuyên sử dụng.
4. Phát triển nguồn nhân lực CNTT
Trường Cao đẳng Cộng đồng Hậu Giang thường xuyên mở các lớp trung cấp về đào tạo nghề công nghệ thông tin và liên kết với các trường đại học uy tín trong nước như Đại học Khoa học Tự nhiên TP. HCM,... để mở các lớp về chuyên ngành công nghệ thông tin.
Stt | Ngành | Trình độ | Số lượng học viên | ||
Năm 2020 | Năm 2021 | Năm 2022 | |||
1 | Tin học ứng dụng | Cao đẳng | 21 | 56 | 46 |
4 | Quản trị mạng máy tính | Trung cấp | 24 | 62 | 26 |
5 | Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính | Trung cấp | 58 | 79 | 44 |
Tổng | 103 | 197 | 116 |
Trường Đại học Cần Thơ hàng năm đào tạo hàng trăm cử nhân, thạc sĩ chuyên ngành công nghệ thông tin và rất nhiều khóa đào tạo ngắn hạn, trung cấp, đại học và cao học ngành CNTT để cung cấp cho các tỉnh ĐBSCL trong đó có tỉnh Hậu Giang.
5. Đảm bảo an toàn, an ninh thông tin
Các hệ thống, ứng dụng của Tỉnh được kết nối vào Hệ thống giám sát từ xa tại Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), đã kết nối chia sẻ thông tin về mã độc với hệ thống kỹ thuật của Trung tâm theo Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 25 tháng 5 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao năng lực phòng, chống phần mềm độc hại cho các Hệ thống quản lý văn bản, Cổng dịch vụ công trực tuyến, Cổng thông tin điện tử tỉnh, Cổng thông tin điện tử Tỉnh ủy và một số hệ thống dùng chung của tỉnh.
Năm 2020, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với doanh nghiệp an toàn thông tin thực hiện lắp đặt thí điểm các thiết bị giám sát, thu thập thông tin liên quan các vấn đề an toàn, an ninh mạng (cảm biến) tại Trung tâm dữ liệu (đặt tại Sở Thông tin và Truyền thông), Văn phòng UBND tỉnh và Văn phòng Tỉnh ủy, thực hiện việc giám sát an ninh thông tin mạng thông qua SOC Portal.
6. Công nghiệp công nghệ thông tin
6.1. Số lượng doanh nghiệp CNTT
Các doanh nghiệp tại Hậu Giang đã quan tâm đến việc đầu tư hạ tầng CNTT phục vụ quản lý, sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, do đa phần là doanh nghiệp vừa và nhỏ, hạ tầng máy tính mới chỉ được đầu tư ban đầu, vẫn còn thiếu chưa đáp ứng đủ nhu cầu ứng dụng CNTT.
Hiện nay, trên địa bàn có 50 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, đa số các doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Các dịch vụ CNTT phát triển mạnh tại Hậu Giang chủ yếu là phân phối các sản phẩm công nghệ thông tin, sửa chữa, lắp ráp máy tính và các thiết bị điện tử, thiết bị ngoại vi, phần mềm đóng gói, thiết bị mạng, camera, các giải pháp phần mềm chuyên dụng. Thị trường tiêu thụ của các doanh nghiệp chủ yếu là trên đại bàn tỉnh và các tỉnh lân cận.
Có 02 doanh nghiệp lớn đang hoạt động trong lĩnh vực phần mềm và nội dung số tại Hậu Giang với số lượng lao động khoảng trên 500 người, hoạt động trong lĩnh vực phần mềm và nội dung số và các lĩnh vực chuyển giao công nghệ, đào tạo, tư vấn về CNTT, chuyển đổi số.
Bảng 1. Số lượng doanh nghiệp CNTT
| Năm 2020 | Năm 2021 |
Số lượng doanh nghiệp CNTT đang hoạt động | 39 | 50 |
Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm phần cứng, điện tử | 0 | 0 |
Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm phần mềm | 0 | 2 |
Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm nội dung số | 0 | 0 |
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ CNTT (trừ kinh doanh, phân phối) | 32 | 40 |
6.2. Về doanh thu công nghiệp CNTT
Bảng 2. Doanh thu CNTT
| Năm 2020 | Năm 2021 |
Tổng doanh thu CNTT (triệu đồng) | 270,022 | 343,809 |
Doanh thu từ hoạt động sản xuất sản phẩm phần cứng, điện tử | 0 | 0 |
Doanh thu từ hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm | 0 | 0 |
Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm nội dung số | 0 | 0 |
Doanh thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ CNTT (trừ kinh doanh, phân phối) | 245,917 | 283,009 |
Doanh thu từ hoạt động kinh doanh, phân phối các sản phẩm, dịch vụ CNTT | 24,105 | 60,800 |
6.3. Về nhân lực CNTT tại các doanh nghiệp
Bảng 3. Nhân lực CNTT
| Năm 2020 | Năm 2021 |
Tổng số lao động CNTT (người) | 515 | 590 |
Lao động lĩnh vực phần cứng, điện tử | 0 | 0 |
Lao động lĩnh vực phần mềm | 0 | 0 |
Lao động lĩnh vực nội dung số | 0 | 0 |
Lao động lĩnh vực dịch vụ CNTT (trừ kinh doanh, phân phối) | 200 | 210 |
Lao động lĩnh vực kinh doanh, phân phối các sản phẩm, dịch vụ CNTT | 315 | 380 |
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỦA HẬU GIANG
Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Hậu Giang nhiệm kỳ 2020 - 2025 và Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 02/12/2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã xác định mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp để đẩy mạnh ứng dụng CNTT, chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Hậu Giang trong thời gian tới, cụ thể như sau:
1.1. Mục tiêu tổng quát
Đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động của các cơ quan, đơn vị và địa phương, các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân, phát triển môi trường số an toàn, nhân văn trên địa bàn Tỉnh. Phấn đấu đến năm 2030 tỉnh Hậu Giang trở thành địa phương phát triển khá trong khu vực Tây Nam Bộ.
Hậu Giang là tỉnh có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp, nằm ở trung tâm của Vùng Đồng bằng sông Cửu Long là trung tâm logistic của cả Vùng (Theo Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 02/4/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045). Bên cạnh việc thu hút các doanh nghiệp công nghệ thông tin (bao gồm phần cứng và phần mềm), doanh nghiệp công nghệ số, Tỉnh sẽ tập trung thu hút, phát triển các doanh nghiệp chuyên về lĩnh vực: BPO (gia công các dịch vụ thuê ngoài), cung cấp nội dung số, ứng dụng CNTT cho logistic/supply chain và ưu tiên chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp.
1.2. Mục tiêu cụ thể
1.2.1. Thu hút, phát triển các doanh nghiệp chuyên về BPO (gia công các dịch vụ thuê ngoài)
Tỉnh sẽ ban hành chính sách ưu đãi thu hút mời gọi đầu tư cho Khu Công nghệ số tỉnh Hậu Giang kết hợp với các chính sách ưu đãi hiện hành của Chính phủ.
Xây dựng hạ tầng kỹ thuật số, hạ tầng internet băng thông rộng cho Khu Công nghệ số tỉnh Hậu Giang đảm bảo đạt các tiêu chuẩn cam kết chất lượng quốc tế, có chi phí cạnh tranh với các nước trong khu vực.
Tổ chức các khoá đào tạo về kỹ năng số nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực cho doanh nghiệp BPO trong 5 năm đầu hoạt động ước đạt từ 15.000 đến 30.000 người thông qua các hoạt động xã hội hoá. Chương trình đào tạo sẽ tập trung vào nhu cầu của doanh nghiệp BPO phục vụ cho các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chăm sóc khách hàng, ngoại ngữ, …
Dựa trên các lợi thế hiện nay về đặc tính của nguồn nhân lực, Khu Công nghệ số tỉnh Hậu Giang sẽ ưu tiên thu hút các doanh nghiệp BPO tập trung vào nhóm doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho nước ngoài như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Tây Âu để đưa Hậu Giang trở thành cửa ngõ của đồng bằng sông Cửu Long và khu vực phía Nam để cung cấp dịch vụ này ra thế giới. Dự kiến sau 5 năm hoạt động, thu hút khoảng 20 - 30 doanh nghiệp có quy mô tổng nhân sự trong lĩnh vực này đạt khoảng 1.500 - 3.000 người. Trong đó, có ít nhất 2 - 3 doanh nghiệp có quy mô từ 200 người trở lên.
Chính quyền tỉnh ưu tiên, khuyến khích các cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị được bố trí ngân sách sử dụng các dịch vụ chuyển đổi số, dịch vụ số hoá của các doanh nghiệp công nghệ có đăng ký hoạt động tại Khu Công nghệ số của tỉnh.
1.2.2. Ứng dụng CNTT cho logistic/supply chain (chuỗi cung ứng)
Tổ chức đào tạo nâng cao nhận thức về ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong chuỗi cung ứng dành cho các doanh nghiệp liên quan trên địa bàn tỉnh.
Có ít nhất từ 5 - 10 sản phẩm, giải pháp công nghệ phục vụ cho hệ thống nhà kho, giám sát hành trình, quản lý các hoạt động mua/bán hàng.
Có chương trình khuyến khích các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chuỗi cung ứng trên địa bàn tỉnh ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao năng lực cạnh tranh, chất lượng phục vụ, giảm giá thành để Hậu Giang trở thành một trong những địa phương tiên phong tham gia vào lĩnh vực chuỗi cung ứng tại ĐBSCL.
1.2.3. Chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp
Tổ chức đào tạo nhận thức về ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp cho các hộ nông dân.
Xây dựng ít nhất từ 2 -3 mô hình ứng dụng công nghệ thông tin trong nông nghiệp dựa trên nền tảng kết nối vạn vật (IoT) và dữ liệu lớn (big data) để giới thiệu và hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu phục vụ cho cộng đồng, các hợp tác xã. Trong đó ưu tiên sản xuất thử nghiệm các sản phẩm, vật nuôi, cây trồng dựa trên thế mạnh của tỉnh trong Khu Công nghệ số tỉnh Hậu Giang.
Xây dựng từ 1 - 2 mô hình kinh tế tuần hoàn trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin.
Có ít nhất từ 5 - 10 sản phẩm, giải pháp công nghệ như truy xuất nguồn gốc, thương mại điện tử,… phục vụ cho nông nghiệp và môi trường.
Có khu nghiên cứu và phát triển công nghệ sau thu hoạch kết hợp chung với công nghệ thông tin/điện tử, ưu tiên các sản phẩm mà Hậu Giang có thế mạnh.
1.2.4. Hoàn thiện chính quyền điện tử, phát triển chính quyền số
100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm thiết bị di động.
90% hồ sơ công việc tại cấp Tỉnh; 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 60% hồ sơ công việc tại cấp cơ sở được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước).
100% báo cáo định kỳ, báo cáo thống kê về kinh tế - xã hội phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Thường trực Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh được thực hiện qua hệ thống báo cáo của Tỉnh.
Xây dựng và vận hành hiệu quả nền tảng tích hợp và chia sẻ dữ liệu dùng chung cấp Tỉnh (LGSP), kết nối đồng bộ với nền tảng tích hợp và chia sẻ dữ liệu dùng chung cấp quốc gia; hoàn thiện cơ sở dữ liệu ngành, hình thành các hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung cấp Tỉnh đáp ứng yêu cầu khai thác dữ liệu và cung cấp dịch vụ công.
Kết nối, liên thông các cơ sở dữ liệu của tỉnh bao gồm các cơ sở dữ liệu về dân cư, đất đai, đăng ký doanh nghiệp, tài chính, bảo hiểm, tư pháp,… để cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân kịp thời, một lần khai báo, trọn vòng đời phục vụ người dân và phát triển kinh tế - xã hội.
1.2.5. Phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số, chuyển đổi số ngành, lĩnh vực
Hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ trên 90% hộ gia đình, 100% cấp xã.
Phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và điện thoại di động thông minh; các khu công nghiệp được phủ sóng 5G trong năm 2021.
Các hệ thống thông tin của Tỉnh được đảm bảo an toàn, an ninh mạng theo mô hình 4 lớp. Hậu Giang đạt chỉ số an toàn thông tin mạng thuộc nhóm B.
Mỗi hộ, gia đình có một mã bưu chính, có thể tra cứu địa chỉ bằng bản đồ số.
Hoàn thành các cơ sở dữ liệu chuyên ngành, chia sẻ và tích hợp để phục vụ công tác quản lý điều hành và cung cấp dịch vụ công cho người dân.
Đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin đáp ứng nhiệm vụ xây dựng Chính quyền điện tử, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Hậu Giang.
Triển khai đồng bộ các dịch vụ đô thị thông minh tại thành phố Vị Thanh.
Tăng cường truyền thông qua các phương tiện mới; hiện đại hóa hệ thống loa truyền thanh cơ sở bằng công nghệ số; đổi mới nội dung báo chí truyền thông nhằm tạo đồng thuận, niềm tin xã hội và khát vọng hùng cường cho Tỉnh, tạo ra sức mạnh tinh thần để Tỉnh bứt phá vươn lên.
2. Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu
2.1. Chuyển đổi, thống nhất nhận thức về vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của nhà nước trong xây dựng chính quyền điện tử, thực hiện chuyển đổi số
Nâng cao nhận thức của các cấp uỷ đảng, chính quyền về sự cấp thiết của nhiệm vụ xây dựng chính quyền điện tử, đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển chính quyền số, xây dựng và phát triển đô thị thông minh, kinh tế số; gắn với cải cách hành chính để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của các cơ quan, đơn vị.
Quán triệt tổ chức Chương trình số 257-CTr/TU ngày 30/12/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025; Quyết định số 950/QĐ-TTg ngày 01/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018-2025 định hướng đến năm 2030; Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” và các văn bản có liên quan của Trung ương.
Tổ chức quán triệt các chủ trương, nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về Chính quyền điện tử, đô thị thông minh và kinh tế số; lồng ghép xây dựng các chương trình, kế hoạch, dự án, đề án thực hiện hàng năm, có kiểm tra, đánh giá kết quả và vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền.
2.2. Hoàn thiện thể chế, bảo đảm môi trường pháp lý, chính sách thúc đẩy ứng dụng công nghệ số, phát triển kinh tế số, chuyển đổi số toàn diện trên địa bàn Tỉnh
Nghiên cứu, ban hành các chính sách thúc đẩy, ứng dụng công nghệ thông tin để phát triển Chính quyền điện tử, thực hiện chuyển đổi số, phát triển kinh tế số; đổi mới môi trường sáng tạo, thúc đẩy phát triển thị trường công nghệ số, thương mại điện tử trên địa bàn Tỉnh.
Rà soát, nghiên cứu, ban hành chính sách để tạo điều kiện thuận lợi thu hút và phát triển doanh nghiệp công nghệ số trên địa bàn Tỉnh, từng bước hình thành hệ sinh thái phát triển kinh tế số; trong đó, tập trung ưu đãi về thuế và chi phí liên quan đến đất đai, hỗ trợ về hạ tầng viễn thông, Internet, điện, nước hỗ trợ tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực công nghệ số, chính sách nhà ở xã hội cho người lao động,... các dịch vụ cần thiết khác để hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ số hoạt động trên địa bàn Tỉnh.
2.3. Phát triển hạ tầng số
2.3.1. Nâng cấp, hoàn thiện trang thiết bị công nghệ thông tin, đảm bảo kết nối mọi lúc, mọi nơi an toàn, thuận tiện
Đầu tư, nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin của các đơn vị đảm bảo đáp ứng yêu cầu phục vụ xây dựng chính quyền điện tử và chuyển đổi số của Tỉnh.
Xây dựng mạng diện rộng của Tỉnh phục vụ trao đổi văn bản, tài liệu của các cơ quan cấp ủy đảng, chính quyền các cấp trên môi trường mạng, cung cấp dịch vụ công trực tuyến, giao ban trực tuyến, tiếp cận thông tin, khai thác dữ liệu mở và các ứng dụng khác đảm bảo an toàn, an ninh thông tin mạng.
Bảo đảm kết nối toàn diện trong xã hội: phổ cập điện thoại thông minh tới người dân; đảo đảm băng thông, tốc độ, chất lượng kết nối cho việc thiết lập mạng kết nối mọi thiết bị, phục vụ các dịch vụ mới của kinh tế số; phấn đấu đưa tỷ lệ người dân chưa sử dụng Internet xuống dưới 20%, tỷ lệ hộ gia đình chưa có kết nối băng rộng xuống dưới 30%.
2.3.2. Phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung và cơ sở dữ liệu quản lý chuyên ngành
Xây dựng, đồng bộ các hệ thống cơ sở dữ liệu của các cơ quan, đơn vị và địa phương, hình thành các cơ sở dữ liệu dùng chung và cơ sở dữ liệu mở của Tỉnh.
Đẩy mạnh số hoá hồ sơ, tài liệu, các quy trình nghiệp vụ và mọi giao dịch công vụ, từng bước hình thành các hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành.
2.4. Hoàn thiện chính quyền điện tử, phát triển chính quyền số
2.4.1. Hoàn thiện chính quyền điện tử
Cập nhật, bổ sung, hoàn thiện Kiến trúc Chính quyền điện tử của Tỉnh theo Khung kiến trúc Chính phủ điện tử quốc gia; tiếp tục thực hiện đồng bộ các mục tiêu, nhiệm vụ theo Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2020 - 2025.
Hoàn thiện nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp Tỉnh (LGSP), kết nối đồng bộ toàn Tỉnh, liên thông với nền tảng tích hợp và chia sẻ dữ liệu quốc gia (NGSP) bảo đảm đồng bộ với các hệ thống dữ liệu quốc gia.
Phát triển, nâng cấp, hoàn thiện các nền tảng, ứng dụng dùng chung cho cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và người dân trên địa bàn tỉnh như: Cổng dịch vụ công trực tuyến, hệ thống quản lý văn bản điện tử, hệ thống định danh và xác thực điện tử, hệ thống thanh toán,...
2.4.2. Phát triển chính quyền số
Chủ động tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ theo Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020.
Hoàn thiện các cơ sở dữ liệu dùng chung, cơ sở dữ liệu mở cấp Tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 và các dịch vụ số của Chính quyền số.
Ưu tiên thực hiện chuyển đổi số đồng bộ trong cấp ủy, chính quyền các cấp, bao gồm số hóa hồ sơ, tài liệu và quy trình trong giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức và giữa các cơ quan, tổ chức với người dân, doanh nghiệp.
2.5. Ưu tiên chuyển đổi số một số ngành, lĩnh vực
Phát triển nền tảng hỗ trợ dạy và học từ xa, ứng dụng tối đa công nghệ số trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập; số hóa tài liệu, giáo trình; xây dựng nền tảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến để học sinh, sinh viên và mọi người dân đều có thể học tập các khóa học trực tuyến với chất lượng tốt và chi phí thấp.
Phát triển nền tảng hỗ trợ khám, chữa bệnh từ xa để hỗ trợ người dân được khám, chữa bệnh từ xa, giúp giảm tải các cơ sở y tế, hạn chế tiếp xúc đông người, giảm nguy cơ lây nhiễm chéo; 100% các cơ sở y tế có bộ phận khám chữa bệnh từ xa. Xây dựng và từng bước hình thành hệ thống chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh dựa trên các công nghệ số.
Phát triển nông nghiệp công nghệ cao theo hướng chú trọng nông nghiệp thông minh, sạch; tăng tỷ trọng của nông nghiệp công nghệ số trong nền kinh tế. Tập trung xây dựng các hệ thống dữ liệu lớn của ngành như: Đất đai, cây trồng, vật nuôi, thủy sản. Xây dựng mạng lưới quan sát, giám sát tích hợp trên không và mặt đất phục vụ các hoạt động nông nghiệp. Thúc đẩy cung cấp thông tin về môi trường, thời tiết, chất lượng đất đai để người nông dân nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng. Ứng dụng công nghệ số để tự động hóa các quy trình sản xuất, kinh doanh; quản lý, giám sát nguồn gốc, chuỗi cung ứng sản phẩm, bảo đảm nhanh chóng, minh bạch, chính xác, an toàn, vệ sinh thực phẩm.
Xây dựng các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu lớn toàn diện nhằm quản lý hiệu quả lĩnh vực tài nguyên và môi trường trên địa bàn Tỉnh.
2.6. Hỗ trợ, thúc đẩy chuyển đổi số trong doanh nghiệp và cộng đồng
Xây dựng chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, nhanh chóng chuyển đổi số trong mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh để nâng cao năng suất lao động, tạo thị trường thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số và kinh tế số.
Có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, đặc biệt là người dân vùng sâu, xa, khó khăn và người dân tộc thiểu số tiếp cận, khai thác dịch vụ số, bao gồm tiếp cận thông tin chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, dịch vụ công trực tuyến, đến dịch vụ đô thị thông minh và thương mại điện tử.
Đẩy mạnh số hóa hồ sơ, văn bản, chứng thực hồ sơ điện tử và cung cấp hệ thống cơ sở dữ liệu mở tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận, khai thác thông tin và thực hiện cung cấp thông tin, văn bản, giấy tờ, hồ sơ một lần duy nhất khi yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính ở mọi nơi, mọi lúc.
2.7. Xây dựng và phát triển đô thị thông minh
Triển khai các ứng dụng, dịch vụ đô thị thông minh về an ninh, trật tự an toàn, giao thông; quản lý đô thị, quản lý năng lượng chiếu sáng; cung cấp các dịch vụ về giáo dục thông minh, y tế thông minh, thanh toán không dùng tiền mặt; thí điểm các mô hình và dịch vụ cấp cơ sở thông minh tại các trung tâm đô thị và xã nông thôn mới kiểu mẫu.
Nâng cấp, hoàn thiện Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh giúp điều phối hoạt động chỉ đạo điều hành, quản lý cung cấp dịch vụ và hỗ trợ ứng phó kịp thời mọi tình huống diễn ra trong cộng đồng như thiên tai, dịch bệnh.
Xây dựng Vị Thanh trở thành đô thị thông minh điển hình của Tỉnh và khu vực, gắn liền phát triển dịch vụ đô thị thông minh với hệ thống chính quyền điện tử, phát triển bền vững theo mô hình kinh tế tuần hoàn.
2.8. Phát triển kinh tế số
Thu hút các doanh nghiệp phát triển nội dung số, xử lý dữ liệu, số hóa tài liệu, ứng dụng CNTT cho logistic/supply chain và ưu tiên các doanh nghiệp cung cấp các giải pháp, dịch vụ và sản phẩm phục vụ chuyển đổi số trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Thúc đẩy phát triển thị trường công nghệ số trên địa bàn Tỉnh, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp và trong cộng đồng.
Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động chuyển giao công nghệ số, kích thích sáng tạo, khuyến khích khởi nghiệp phát triển công nghệ số, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ số; từng bước hình thành hệ sinh thái doanh nghiệp số.
Đẩy nhanh ứng dụng các nền tảng thanh toán không dùng tiền mặt trong chính quyền và trong cộng đồng.
Phát triển hạ tầng bưu chính trở thành một bộ phận trong hệ thống logistic về thương mại điện tử, không chỉ phục vụ phát triển doanh nghiệp mà còn thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân, triển khai thực hiện mỗi xã nông thôn mới trở thành một siêu thị nông sản trực tuyến. Nghiên cứu, phát triển Mã địa chỉ bưu chính (Vpostcode) để phục vụ phát triển thương mại điện tử và kinh tế - xã hội Tỉnh.
Đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử theo trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 645/QĐ-TTg ngày 15/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, trong đó chú trọng hỗ trợ ứng dụng rộng rãi thương mại điện tử trong doanh nghiệp và cộng đồng.
2.9. Bảo đảm an toàn, an ninh mạng
Thực hiện đầy đủ và có hiệu quả Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 07/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường bảo đảm an toàn, an ninh mạng nhằm cải thiện chỉ số xếp hạng an toàn thông minh của tỉnh Hậu Giang.
Triển khai hệ thống giám sát an toàn thông tin mạng cấp Tỉnh.
Nâng cao nhận thức, kỹ năng phòng, tránh nguy cơ mất an toàn thông tin cho cán bộ, công chức và người dân.
Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực an toàn, an ninh mạng phục vụ phát triển Chính quyền điện tử, đô thị thông minh, kinh tế số và chuyển đổi số trên địa bàn Tỉnh.
2.10. Chuẩn bị nguồn nhân lực công nghệ thông tin phục vụ xây dựng chính quyền điện tử, thực hiện chuyển đổi số
Định kỳ cập nhật xu hướng, định hướng mới về xây dựng chính quyền điện tử, đô thị thông minh, thực hiện chuyển đổi số, phát triển kinh tế số trong nước và trên thế giới cho Thường trực Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh và lãnh đạo sở, ban, ngành Tỉnh.
Tập trung đào tạo, cập nhật thường xuyên kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ, công chức phụ trách công nghệ thông tin của các sở, ban, ngành Tỉnh và có chế độ, chính sách hỗ trợ phù hợp cho đội ngũ này trong việc học tập, nâng cao trình độ bản thân.
Tăng cường đào tạo kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, đảm bảo an toàn an ninh thông tin cho cán bộ, công chức, viên chức và người dân trên địa bàn Tỉnh.
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHỆ SỐ TỈNH HẬU GIANG
1. Vị trí xây dựng Khu Công nghệ số
- Địa điểm: Đường 19/8 Ấp 6, xã Vị Tân, TP. Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.
- Vị trí và giới hạn khu đất được xác định theo hiện trạng có các giới cận như sau:
Phía Đông Nam giáp đường 19/8.
Phía Tây Bắc giáp đất nông nghiệp.
Các phía còn lại (Tây Nam, Đông Bắc) giáp kênh thủy lợi.
- Diện tích khu đất nghiên cứu dự kiến: 285,826 m2
Hình 2. Sơ đồ vị trí khu đất nghiên cứu
2. Đánh giá sơ bộ về khu đất nghiên cứu
Địa điểm là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định hiệu quả hoạt động và sự thành công của Đề án.
Sau khi khảo sát và phân tích nhiều địa điểm, tỉnh Hậu Giang nhận thấy, vị trí khu đất 28,5ha tại đường 19/8, xã Vị Tân, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang là địa điểm phù hợp cho việc xây dựng và triển khai Khu Công nghệ số của tỉnh, vì các lý do sau đây:
(1) Là khu đất sạch (không cần giải phóng mặt bằng).
(2) Khu đất nằm trên trục đường 19/8, dễ dàng tiếp cận với khu vực trung tâm đô thị thành phố Vị Thanh, thuận tiện cho việc lưu thông, kết nối giao thương với các đối tác, tiếp cận các nhà đầu tư và tuyển dụng nhân sự.
(3) Khu đất bao gồm: Trung tâm Ươm tạo công nghệ và hỗ trợ đổi mới sáng tạo LV (4,8 ha) và khu đất trước đây là đất thu hồi của Trường Cao đẳng Cộng đồng Hậu Giang, thuận lợi cho việc liên kết cung ứng nguồn nhân lực và đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp.
(4) Khu đất có khả năng mở rộng trong tương lai vì còn quỹ đất dự trữ phát triển phía Bắc còn khá lớn, thích hợp cho việc mở rộng các dự án phát triển các mô hình công nghiệp, công nghệ với quy mô lớn. Như vậy, việc mở rộng Khu là phù hợp với quy hoạch hạ tầng, phát triển kinh tế xã hội của thành phố Vị Thanh trong tương lai.
Hình 3. Hiện trạng vị trí khu đất
3.1. Khu A
- Khu Văn phòng quản lý điều hành: với diện tích 801,3m2, diện tích xây dựng 576m2, xây dựng 2 tầng, tổng diện tích sàn 1152m2.
Phân khu này chính là hình ảnh đại diện của Ban Quản lý Khu, là phương tiện để quảng bá thương hiệu đến khách hàng và đối tác. Do đó Khu này sẽ được thiết kế hiện đại, tiện nghi, tạo nguồn cảm hứng làm việc hiệu quả cho nhân viên cũng như để lại ấn tượng tốt trong mắt khách hàng.
- Khu làm việc chung - chia sẻ với diện tích 1802 m2, diện tích xây dựng tối đa 1.733 m2.
Không gian làm việc chung (coworking space) là một trào lưu mới bắt đầu từ khoảng 10 năm trước và bùng nổ mạnh mẽ trên toàn thế giới trong vòng 5 năm trở lại đây. Không gian làm việc chung được thiết kế theo dạng không gian mở với đầy đủ hạ tầng và trang thiết bị cần thiết cho một văn phòng làm việc như bàn làm việc, internet tốc độ cao, và các máy thiết bị văn phòng. Các không gian làm việc chung được xem như lá phổi của một hệ sinh thái khởi nghiệp bởi vì nơi này cho phép những người tài năng và chia sẻ các giá trị chung có thể gặp gỡ và hợp tác với nhau, từ đó tạo ra các công ty khởi nghiệp có tiềm năng cao.
- Khu ươm tạo doanh nghiệp với tổng diện tích 1802 m2, diện tích xây dựng tối đa 1520 m2.
Đây là không gian dành cho các doanh nghiệp với nhu cầu cơ sở hạ tầng hiện đại, có tính ổn định cao. Hoạt động sản xuất truyền thống sẽ được hỗ trợ bằng các hoạt động nghiên cứu phát triển vận hành bởi bản thân các doanh nghiệp hoặc thông qua các cơ chế hợp tác đa phương.
- Khu doanh nghiệp phần mềm nội dung số với tổng diện tích với tổng diện tích 1802 m2, diện tích xây dựng tối đa 1520 m2.
Đây là không gian dành cho trụ sở hoặc văn phòng đại diện của các doanh nghiệp phần mềm, nội dung số và công nghệ thông tin. Tính cạnh tranh của khu văn phòng đặt tại khu vực phát triển mới của đô thị được tạo ra bởi sự đảm bảo về hạ tầng công nghệ thông tin đi kèm với các dịch vụ hỗ trợ (lưu trữ dữ liệu, bảo mật, an ninh mạng, quản lý rủi ro công nghệ,…).
- Khu hội thảo chuyển ngành với tổng diện tích với tổng diện tích 1802 m2, diện tích xây dựng tối đa 1520 m2.
Đây là không gian tổ chức các sự kiện lớn (hội nghị, hội thảo, triển lãm,…) ở quy mô nội khu, cấp đô thị hoặc cấp vùng. Không gian thiết kế ưu tiên đảm bảo khả năng tiếp cận và tập trung đông người tại nhiều thời điểm, kết nối liên hoàn giữa không gian trong nhà và không gian ngoài trời. Các giải pháp xây dựng và năng lượng mới cũng được nghiên cứu áp dụng, đảm bảo sử dụng năng lượng hiệu quả cho các không gian lớn cho toàn khu của dự án.
- Khu trình diễn công nghệ - Không gian xanh kết nối với tổng diện tích với tổng diện tích 1905 m2, diện tích xây dựng tối đa 1900 m2.
Đây là các khoảng không gian dành cho các khu luyện tập thể dục thể thao trong nhà - ngoài trời, các mảng xanh xen kẽ kết nối với các khối chức năng đóng vai trò như vùng đệm kết nối các không gian thuộc công viên công nghệ với nhau.
Các loại hình tiện ích công cộng cần được đầu tư đồng bộ với hạ tầng xanh, khuyến khích đa hoạt động nhằm tạo ra sức sống cho các không gian mở, qua đó tăng tính an ninh và kết nối cộng đồng.
Bên cạnh đó, một tuyến phố đi bộ kết nối toàn khu từ lối vào sảnh chính, vừa tạo cảnh quan cho người sử dụng của các khu bên trong dự án, và khách đến làm việc và tham quan dự án
- Khu huấn luyện - phòng thí nghiệm với diện tích 1800 m2, diện tích xây dựng tối đa 960 m2.
Đây là không gian dành cho nghiên cứu, chuyển giao các thành tựu của công nghệ thông tin trong nông nghiệp, công nghệ, những sản phẩm đặc trưng của tỉnh Hậu Giang. Các sản phẩm sẽ được nghiên cứu, chuyển giao và kết nối với các khu khác trong vườn ươm công nghệ hoặc trưng bày tại các khu triển lãm hoạt động công nghệ của dự án, nhằm khai thác tối đa các mối liên hệ trong tổng thể toàn khu, hình thành nên những đặc trưng riêng cho dự án.
- Khu thực nghiệm trong nông nghiệp, sinh học với tổng diện tích 1801 m2, diện tích xây dựng tối đa 960 m2.
Đây là không gian dành cho các hoạt động sáng tạo, thử nghiệm công nghệ mới không thể tiến hành bởi các dây chuyền sản xuất hiện hữu hoặc trong các tòa nhà. Nơi đây có thể là nơi gặp gỡ, giới thiệu, giao lưu công nghệ giữa các khu của dự án và các đơn vị đối tác hoặc khách mời. Các khu thí nghiệm ngoài trời cần được tiếp cận thuận tiện từ các khu vực chức năng khác, tạo ra khả năng sử dụng linh hoạt cho đa dạng hoạt động thực nghiệm từ quy mô nhỏ đến lớn, từ cá nhân, nhóm đến cộng đồng.
- Khu sản xuất thực nghiệm với tổng diện tích 896 m2, diện tích xây dựng tối đa 680 m2.
Đây là không gian cho các hoạt động sản xuất, thử nghiệm cho các doanh nghiệp công nghệ thông tin trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghệ. Không gian thiết kế ưu tiên khả năng tương tác với người sử dụng, kết nối với các khu khác trong nội khu dự án.
3.2. Khu B
Dự kiến quy hoạch sử dụng đất cho khu B trong giai đoạn 2 như sau:
I | Đất công trình sản xuất công nghiệp, TTCN, kho tàng (Logistic, nhà máy) | 83.527 | 31.744 |
B1 | Lô số 1 | 13.639 | 4.800 |
B2 | Lô số 2 | 39.387 | 15.244 |
B3 | Lô số 3 | 30.501 | 11.700 |
II | Đất hỗn hợp | 70.598 | 21.294 |
B4 | Lô số 4 | 14.485 | 3.814 |
B5 | Lô số 5 | 16.759 | 4.745 |
B6 | Lô số 6 | 9.445 | 2.522 |
B7 | Lô số 7 | 29.909 | 10.213 |
III | Đất công trình dịch vụ | 23.157 | 1.943 |
B8 | Lô số 8 | 11.240 | 1.943 |
B9 | Lô số 9 | 5.938 | - |
B10 | Lô số 10 | 5.979 | - |
IV | Đất công trình hạ tầng kỹ thuật khác | 2.543 | - |
B11 | Lô số 11 | 2.543 |
|
V | Đất cây xanh sử dụng công cộng | 19.537 | - |
VI | Đất giao thông | 42.677 | - |
3.3. Sơ đồ chức năng sử dụng đất dự kiến
Hình 4. Chức năng đề xuất sử dụng đất
- Bảng cân bằng sử dụng đất
Bảng 4. Bảng cân bằng sử dụng đất
Stt | khu chức năng | diện tích đất (m2) | diện tích chiếm đất xây dựng tối đa (m2) | mật độ xây dựng tối đa (%) |
A | Giai đoạn 1 | 48.367 | 23.925 | 49 |
I | Đất hỗn hợp | 14.414 | 11.716 | 81 |
1 | Khu văn phòng quản lý điều hành | 801,3 | 576 | 72 |
2 | Khu làm việc chung- chia sẻ | 1802,4 | 1.733 | 96 |
3 | Khu ươm tạo các doanh nghiệp | 1802,4 | 1.520 | 84 |
4 | Khu doanh nghiệp phần mềm, nội dung số (bpo) và công nghệ thông tin | 1802,4 | 1.520 | 84 |
5 | Khu hội thảo, hội nghị chuyên ngành | 1802,4 | 1.520 | 84 |
6 | Khu trình diễn công nghệ - không gian xanh kết nối | 1905,6 | 1.900 | 100 |
7 | Khu huấn luyện và phòng thí nghiệm | 1800,0 | 1.800 | 100 |
8 | Khu thực nghiệm trong nông nghiệp, sinh học | 1801,9 | 960 | 53 |
9 | Khu sản xuất thử nghiệm | 896,0 | 680 | 76 |
II | Đất giao thông | 1.341 | - | - |
III | Đất cây xanh sân đường nội bộ | 32.612 |
|
|
B | Giai đoạn 2 | 242.039 | 54.981 | 23 |
I | Đất công trình sản xuất công nghiệp, TTCN, kho tàng (Logistic, nhà máy) | 83.527 | 31.744 | 38 |
B1 | Lô số 1 | 13.639 | 4.800 | 35 |
B2 | Lô số 2 | 39.387 | 15.244 | 39 |
B3 | Lô số 3 | 30.501 | 11.700 | 38 |
II | Đất hỗn hợp | 70.598 | 21.294 | 30 |
B4 | Lô số 4 | 14.485 | 3.814 | 26 |
B5 | Lô số 5 | 16.759 | 4.745 | 28 |
B6 | Lô số 6 | 9.445 | 2.522 | 27 |
B7 | Lô số 7 | 29.909 | 10.213 | 34 |
III | Đất công trình dịch vụ | 23.157 | 1.943 | 8 |
B8 | Lô số 8 | 11.240 | 1.943 | 17 |
B9 | Lô số 9 | 5.938 | - | - |
B10 | Lô số 10 | 5.979 | - | - |
IV | Đất công trình hạ tầng kỹ thuật khác | 2.543 | - | - |
B11 | Lô số 11 | 2.543 |
| - |
V | Đất cây xanh sử dụng công cộng | 19.537 | - | - |
VI | Đất giao thông | 42.677 | - | - |
TỔNG | 290.406 | 78.906 | 27 |
4.1. Hạng mục xây dựng
Đầu tư xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật của khu đất 285.826m2 (tương đương 28,58ha) dùng để xây dựng Khu bao gồm các hạng mục: San lấp mặt bằng, xây dựng hệ thống đường giao thông, hệ thống cấp thoát nước mưa, hệ thống thu gom nước thải, hệ thống cấp nước sạch và cấp nước chữa cháy, hệ thống phòng cháy, chữa cháy, hệ thống cấp điện, hệ thống thông tin liên lạc, cây xanh, cảnh quan.
4.2. Xây dựng các phân khu chức năng
Sau khi hoàn thành việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật nêu trên, Tỉnh sẽ mời gọi các nhà đầu tư đến tham gia đầu tư xây dựng các phân khu chức năng của Khu Công nghệ số với các Khu như sau:
Khu A:
- Khu Văn phòng quản lý điều hành.
- Khu nghiên cứu, phát triển công nghiệp phần mềm và nội dung số và dịch vụ CNTT.
- Khu đào tạo nguồn nhân lực CNTT-TT.
- Khu Ươm tạo công nghệ thông tin.
- Khu Trung tâm khởi nghiệp.
- Khu triển lãm CNTT, Trung tâm hội nghị, Hội thảo, Trung tâm thương mại.
- Khu đất hạ tầng kỹ thuật (Bãi đậu xe, trạm điện, xử lý nước thải).
Khu B:
- Dịch vụ tiện ích của Khu.
- Khu thể nghiệm nông nghiệp công nghệ cao.
- Khu Công nghệ sinh học.
- Khu Quảng trường, công viên cây xanh.
5.1. Các hạng mục và kinh phí
Nhà nước đầu tư các hạng mục:
- San lấp mặt bằng;
- Xây dựng hệ thống đường giao thông;
- Xây dựng hệ thống cấp thoát nước mưa, hệ thống thu gom nước thải, hệ thống cấp nước sạch và cấp nước chữa cháy, hệ thống phòng cháy, chữa cháy;
- Xây dựng hệ thống cấp điện, hệ thống thông tin liên lạc;
- Cây xanh, cảnh quan;
Tổng vốn đầu tư (khái toán): 50.000.000.000 đồng (Bằng chữ: Năm mươi tỷ đồng./.)
Nguồn vốn: Ngân sách nhà nước.
5.2. Khái toán các hạng mục
Bảng 5. Bảng khái toán kinh phí xây dựng
Stt | Khoản mục | Giá trị (đồng) |
1 | San lấp mặt bằng | 10.000.000.000 |
2 | Xây dựng hệ thống đường giao thông, hệ thống cấp thoát nước mưa | 15.000.000.000 |
3 | Hệ thống thu gom nước thải | 3.000.000.000 |
4 | Hệ thống cấp nước sạch và cấp nước chữa cháy | 5.000.000.000 |
5 | Hệ thống phòng cháy, chữa cháy | 2.000.000.000 |
6 | Hệ thống cấp điện | 2.000.000.000 |
7 | Hệ thống thông tin liên lạc | 1.000.000.000 |
8 | Hệ thống cây xanh, cảnh quan | 3.000.000.000 |
9 | Chi phí dự phòng | 9.000.000.000 |
10 | Tổng cộng | 50.000.000.000 |
6. Giải pháp thu hút vốn đầu tư của các tập đoàn, doanh nghiệp CNTT trong và ngoài nước
Việc đầu tư vào hạ tầng viễn thông và CNTT là nền tảng xây dựng và phát triển xã hội thông tin, góp phần thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác thông qua việc tận dụng những lợi ích mà CNTT đem lại để giúp cho nền kinh tế phát triển ngày một hiệu quả hơn.
Đối với Khu Công nghệ số tỉnh Hậu Giang, quá trình hình thành và phát triển đòi hỏi sự đầu tư của nhiều tập đoàn CNTT trong và ngoài nước nhằm giúp Hậu Giang sớm hình thành một ngành công nghiệp CNTT đủ mạnh, góp phần cho sự tăng trưởng và phát triển của tỉnh Hậu Giang và cả vùng ĐBSCL trong những năm tới. Do vậy, để thu hút đầu tư một các hiệu quả, Hậu Giang tập trung vào các giải pháp sau:
6.1. Xác định các hạng mục của Đề án được ưu tiên đầu tư
Các hạng mục cần thiết gọi vốn đầu tư theo thứ tự ưu tiên về ngành nghề và các giai đoạn phát triển của Khu, cụ thể:
Giai đoạn 1:
(1) Xây dựng hạ tầng kỹ thuật.
(2) Nghiên cứu phát triển phần mềm và nội dung số.
(3) Các ngành dịch vụ CNTT.
(4) Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực CNTT.
Giai đoạn 2:
(5) Các lĩnh vực liên quan đến cuộc CMCN 4.0 như sản xuất thông minh, robot, trí tuệ nhân tạo và Internet of Things (IoT).
(6) Sản xuất lắp ráp thiết bị điện tử viễn thông.
(7) Các giải pháp về Mô hình thành phố thông minh.
6.2. Kế hoạch xúc tiến đầu tư
Từ nay đến năm 2025, Hậu Giang sẽ chủ động thực hiện kế hoạch xúc tiến đầu tư như sau:
Bảng 6. Kế hoạch xúc tiến đầu tư
Năm 2022 | Từ năm 2023 trở đi | ||
Nghiên cứu thị trường | Tạo dựng hình ảnh | Tiếp cận khách hàng | Xác định danh sách các Nhà đầu tư |
Phân tích thị trường và công nghệ | Họp báo giới thiệu đề án | Trực tiếp liên hệ và tiếp cận các tập đoàn CNTT trong và ngoài nước | Tiếp cận và thương thảo với các khách hàng tiềm năng |
Phân tích các thông tin liên quan đến đề án | In tài liệu, Brochure để quảng bá đề án | Thông qua sự hợp tác và hỗ trợ từ Khu CVPM Quang Trung | Xây dựng mạng lưới khách hàng |
Phân tích các ngành nghề phù hợp với chiến lược phát triển Khu Công nghệ số tỉnh Hậu Giang. | Xây dựng Website - Thiết kế thương hiệu | Tham dự các Hội nghị xác tiến đầu tư ngành Thông tin Truyền thông do Bộ TT&TT tổ chức nhằm tìm kiếm và tiếp cận các nhà đầu tư | Ký kết các Hợp đồng với các nhà đầu tư |
Tìm hiểu các tập đoàn CNTT trong và ngoài nước |
| Liên hệ các tập đoàn CNTT nước ngoài tiềm năng qua đại sứ quán, lãnh sự quán, VP kinh tế các nước Hoa Kỳ, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc, Ấn Độ và nhiều nước khác |
|
Ngoài ra, cần tận dụng vị thế của Việt Nam trong khu vực để thúc đẩy hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp trong Khu ra các tỉnh thành trên cả nước cũng như các nước trong khu vực ASEAN.
6.3. Cải thiện môi trường đầu tư bao gồm hoàn thiện cơ sở hạ tầng, cải cách thủ tục hành chính
Phát huy và tận dụng mọi nguồn lực sẵn có của tỉnh Hậu Giang. Việc xây dựng mới cần đi đôi với nâng cấp, cải tạo toàn bộ hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị, hạ tầng trong và ngoài Khu. Đặc biệt, tập trung đầu tư hạ tầng CNTT băng rộng hiện đại đạt chuẩn, an toàn, tốc độ cao, độ phủ rộng, chất lượng tốt, tập trung xây dựng thành công các hệ thống, các cơ sở dữ liệu dùng chung phục vụ người dân và doanh nghiệp.
Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh để hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo để nâng cao hơn nữa việc thu hút đầu tư nhằm tiến tới xây dựng và dịch chuyển thành một đô thị thông minh. Thực hiện quản lý đầu tư theo nguyên tắc “một cửa”, tránh mọi biểu hiện gây phiền hà, làm cho nhà đầu tư phải đi gõ cửa từng sở, ngành.
6.4. Thực hiện các chính sách thu hút đầu tư vào Khu Công nghệ số
Tùy thuộc vào từng dự án cụ thể và thời điểm cho thuê đất, áp dụng chính sách và ưu đãi theo đúng quy định hiện hành.
Xây dựng các chính sách thu hút đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, trong đó ưu tiên tiếp nhận các dự án đầu tư có hàm lượng chuyển giao công nghệ, các sản phẩm, dịch vụ có giá trị gia tăng cao, có khả năng triển khai ở quy mô khu vực và toàn cầu góp phần tăng trưởng bền vững cho Tỉnh.
Một số chính sách cụ thể như sau:
6.4.1. Ưu đãi theo ngành, lĩnh vực
Quy định cụ thể tại Phụ lục II kèm theo Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ.
6.4.2. Miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp
- Miễn 4 (bốn) năm, giảm 50% không quá 9 (chín) năm tiếp theo đối với: Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
- Miễn 2 (hai) năm, giảm 50% không quá 4 (bốn) năm tiếp theo đối với: Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.
- Thuế suất ưu đãi 10% trong thời gian 15 năm áp dụng đối với: Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
- Thuế suất ưu đãi 17% trong thời gian 15 năm áp dụng đối với: Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.
- Miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập hoặc ra hoạt động sản xuất kinh doanh (từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12).
- Miễn thuế xuất nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định.
- Các chính sách miễn, giảm khác theo quy định pháp luật hiện hành.
6.4.3. Miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước
- Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước trong thời hạn ba (3) năm đối với dự án thuộc danh mục lĩnh vực khuyến khích đầu tư.
- Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước trong thời hạn bảy (7) năm đối với dự án đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.
- Giảm 50% trong thời gian ngừng sản xuất kinh doanh khi bị thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất khả kháng.
6.5. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực CNTT
Tập trung đào tạo và phát triển nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao, đặc biệt là nguồn nhân lực phần mềm và nội dung số. Đây là nhân tố cốt lõi để có thể bắt kịp và đón xu thế phát triển của cuộc CMCN 4.0. Với những lợi thế về vị trí địa lý, khí hậu, Tỉnh cũng cần tiếp tục có cơ chế, chính sách thu hút, đãi ngộ và quan trọng hơn là môi trường làm việc đầy năng động và sáng tạo để có nhiều người tài trong và ngoài nước đến làm việc tại Khu.
6.6. Đẩy mạnh công tác đào tạo đội ngũ cho hoạt động thu hút đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài
Cần có kế hoạch đào tạo thường xuyên và liên tục. Tăng cường đào tạo và bồi dưỡng những cán bộ có kiến thức đối ngoại, am hiểu luật đầu tư nước ngoài, các luật lệ khác có liên quan và có khả năng ngoại ngữ tốt.
7. Phương án quy hoạch trên bản đồ
(Xem Bản đồ Quy hoạch kèm theo)
8. Phân tích hiệu quả của Đề án thành lập Khu Công nghệ số
8.1. Tính bền vững của Đề án
- Đề án này được xây dựng dựa trên động lực là nhu cầu của các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và người dân về ứng dụng và phát triển CNTT, chuyển đổi số toàn diện các ngành, lĩnh vực.
- Được sự ủng hộ của lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh.
- Kế thừa sự thành công của các kết quả ứng dụng và phát triển CNTT-TT của Hậu Giang từ năm 2011 đến nay, trong đó cơ sở hạ tầng CNTT sẵn có sẽ là lợi thế giúp cho Khu Công nghệ số được triển khai nhanh chóng và thành công;
- Ngành công nghiệp CNTT Hậu Giang đang có tốc độ tăng trưởng hàng năm khá tốt, có đóng góp một phần ngân sách cho tỉnh. Hiện nay, trên địa bàn có khoảng 50 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNTT, điện tử với các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh sản phẩm điện tử, phần cứng máy tính, sản xuất, kinh doanh phần mềm và nội dung số; dịch vụ CNTT và đào tạo nhân lực CNTT. Đây sẽ là những nguồn lực quan trọng đóng góp cho sự triển khai thành công mô hình Khu Công nghệ số;
- Vị trí của Khu nằm cạnh Trường Cao đẳng cộng đồng Hậu Giang. Vì vậy, sẽ tạo ra sự cộng hưởng mạnh mẽ trong việc đào tạo, cung ứng nguồn nhân lực theo đặt hàng cho cộng đồng doanh nghiệp.
- Hậu Giang cùng với Cần Thơ là trung tâm đầu mối dịch vụ logistics trong Vùng ĐBSCL. Đến năm 2030, Hậu Giang có ba tuyến đường cao tốc đi qua. Thành phố Vị Thanh là trung tâm của vùng ĐBSCL, có khoảng cách đến các tỉnh trong vùng như: Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh và Bạc Liêu khoảng từ 50 đến 60km. Đặc biệt, thời gian đi ô tô đến sân bay quốc tế Cần Thơ chỉ mất 30 phút. Do đó, khi thành lập Khu có thể thu hút nguồn nhân lực trong Vùng, đặc biệt là Đại học Cần Thơ, Đại học An Giang và Đại học Cửu Long,...Đồng thời, khi Khu đi vào hoạt động cũng sẽ là nơi cung cấp các thiết bị, dịch vụ số quan trọng cho các tỉnh trong vùng ĐBSCL một cách thuận lợi và hiệu quả.
- Hiện nay, Tỉnh đang đẩy mạnh cơ cấu lại kinh tế cho phù hợp với kinh tế vùng gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng tăng cường ứng dụng khoa học - công nghệ, công nghệ số, đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế ban đêm dựa trên hệ sinh thái, phù hợp với quy luật tự nhiên, đa dạng sinh học, văn hóa, con người ở Vùng ĐBSCL.
- Một điều kiện hết sức thuận lợi nữa là khu đất để xây dựng (28,5ha) đã được quy hoạch chi tiết, là đất sạch (không mất thời gian và chi phí để giải phóng mặt bằng). Do đó, có thể triển khai ngay sau khi được phê duyệt chủ trương đầu tư.
- Tỉnh có chính sách riêng về ưu đãi đầu tư để thu hút các doanh nghiệp công nghệ thông tin, công nghệ số hoạt động tại Khu.
8.2. Hiệu quả kinh tế - xã hội
Đóng góp giá trị gia tăng cao góp phần vào tăng trưởng bền vững.
Thu hút đầu tư nước ngoài, hỗ trợ chuyển dịch nền kinh tế thành phố và khu vực ĐBSCL.
Đóng góp vào ngân sách nhà nước: Đề án có thể không đóng góp vào ngân sách Tỉnh một cách trực tiếp, nhưng đóng góp đặc biệt quan trọng của Đề án là đóng góp gián tiếp qua thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp từ các hoạt động của các doanh nghiệp thuê lại đất trong Khu để sản xuất kinh doanh.
Đào tạo được nguồn nhân lực có khả năng về cung cấp dịch vụ cho thị trường quốc tế với khả năng kỹ thuật công nghệ cao.
Đầu tư cho lĩnh vực CNTT cũng giúp nâng cao năng lực cho đội ngũ nhân lực CNTT, đảm bảo an ninh thông tin, an ninh mạng, góp phần bảo vệ vững chắc an ninh quốc phòng.
Ươm tạo và phát triển một số sản phẩm chủ lực của ngành công nghiệp điện tử - CNTT đóng góp vào việc phát triển công nghiệp của Tỉnh.
Thúc đẩy phát triển kinh tế và đô thị hóa trong tỉnh Hậu Giang, cụ thể:
(1) Đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Tỉnh, đồng thời thúc đẩy quá trình đô thị hóa khu vực, góp phần cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao dân trí của địa phương;
(2) Quá trình hình thành và phát triển khu sẽ góp phần nâng cao trình độ về CNTT cũng như kinh nghiệm quản lý và đầu tư xây dựng, về kỹ thuật công nghệ và kinh doanh của người lao động.
(3) Chế biến nông sản, thủy hải sản từ Hậu Giang và toàn bộ khu vực ĐBSCL sử dụng nguyên liệu tại chỗ đa dạng và phong phú, giảm chi phí vận chuyển và chi phí giao thông chung.
(4) Nhờ công nghệ chế biến, giá trị nông sản, thủy hải sản trở thành hàng hóa có giá trị cao, tăng kim ngạch xuất khẩu. Sản xuất công nghiệp phát triển sẽ đóng góp đáng kể vào ngân sách, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế và thực hiện tiến trình hiện đại hóa đất nước.
(5) Sau khi việc đầu tư Khu Công nghệ số kết thúc sẽ để lại một hệ thống cơ sở vật chất có khả năng phục vụ tiếp cho sự phát triển kinh tế - xã hội lâu dài của Hậu Giang.
(6) Tạo động lực để Hậu Giang sớm hội nhập với khu vực và quốc tế.
9. Tổ chức thực hiện và tiến độ
9.1. Giải pháp tổ chức thực hiện
- Đề án này được chia thành 02 giai đoạn xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật và các công trình trong Khu phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Song song với quá trình đầu tư hạ tầng kỹ thuật, Tỉnh thực hiện các hoạt động xúc tiến và thu hút đầu tư, cho thuê lại đất đã có cơ sở hạ tầng và cung cấp các dịch vụ phục vụ các hoạt động trong Khu. Đồng thời, Tỉnh cũng xây dựng các chính sách hỗ trợ, ưu đãi về hình thức thuê lại đất đã xây dựng cơ sở hạ tầng theo quy định của pháp luật.
- Công tác quản lý quy hoạch, xây dựng hạ tầng kỹ thuật và các chính sách hỗ trợ, ưu đãi cho tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong Khu được tuân thủ theo quy định tại Nghị định số 154/2013/NĐ-CP ngày 08/11/2013 của Chính phủ.
9.2. Tiến độ thực hiện (dự kiến)
9.2.1. Giai đoạn xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật: 2023 - 2024
- Xây dựng hệ thống đường giao thông, hệ thống cấp thoát nước mưa, hệ thống thu gom nước thải, hệ thống cấp nước sạch và cấp nước chữa cháy, hệ thống phòng cháy, chữa cháy, hệ thống cấp điện, hệ thống thông tin liên lạc, cây xanh, cảnh quan.
9.2.2. Giai đoạn xây dựng các phân khu chức năng Khu: 2024 - 2025.
Khu A:
- Khu văn phòng làm việc, trụ sở điều hành
- Khu làm việc chung- chia sẻ
- Khu ươm tạo các doanh nghiệp
- Khu doanh nghiệp phần mềm, nội dung số (BPO) và công nghệ thông tin
- Khu hội thảo, hội nghị chuyên ngành
- Khu trình diễn công nghệ - không gian xanh kết nối
- Khu huấn luyện và phòng thí nghiệm
- Khu thực nghiệm trong nông nghiệp, sinh học
- Khu sản xuất thử nghiệm
Khu B:
- Đất công trình sản xuất công nghiệp, kho tàng (Logistic, nhà máy)
- Đất hỗn hợp
- Đất công trình dịch vụ
- Đất công trình hạ tầng kỹ thuật khác
- Đất cây xanh sử dụng công cộng
10. Quản lý Khu Công nghệ số Hậu Giang
Trung tâm Giám sát Điều hành đô thị thông minh tỉnh Hậu Giang (với
biên chế hơn 20 viên chức) trực thuộc Sở Thông tin và Truyền thông sẽ là cơ quan quản lý Khu khi được thành lập (Xem tổ chức bộ máy trong Quyết định thành lập được kèm theo).
Đề án đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chí và các chức năng, nhiệm vụ của Khu CNTT theo quy định tại Nghị định 154/2013/NĐ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về Khu công nghệ thông tin tập trung, Quyết định số 2407/QĐ-TTg ngày 31/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu công nghệ thông tin đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025; Phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch sử dụng đất của địa phương; quy hoạch xây dựng vùng và đô thị; quy hoạch kết cấu hạ tầng kỹ thuật của tỉnh Hậu Giang.
Việc thành lập Khu Công nghệ số tỉnh Hậu Giang là vô cùng cần thiết, theo đúng định hướng của Đảng, Nhà nước và của Tỉnh trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước; trong đó công nghiệp CNTT được kỳ vọng là ngành công nghiệp mũi nhọn được ưu tiên phát triển tại địa phương./.
1. Dự thảo Quyết định phê duyệt Đề án;
2. Quyết định số 2016/QĐ-UBND của UBND tỉnh Hậu Giang về việc phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 - 2030 và kế hoạch sử dụng đất năm 2021 thành phố Vị Thanh;
3. Quyết định thành lập cơ quan quản lý Khu: Quyết định số 128/QĐ- UBND ngày 22 tháng 01 năm 2021 của UBND tỉnh Hậu Giang Về việc tổ chức lại Trung tâm Công nghệ thông tin và truyền thông tỉnh Hậu Giang thành Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh tỉnh Hậu Giang;
1. Bản đồ Quy hoạch sử dụng đất TP Vị Thanh năm 2022
2. Bản đồ Quy hoạch sử dụng đất TP Vị Thanh đến năm 2030
3. Bản đồ quy hoạch xây dựng chi tiết Khu Công nghệ số tỉnh Hậu Giang (tỷ lệ 1:500)
- 1Kế hoạch 95/KH-UBND năm 2022 về tổ chức thực hiện Quyết định 895/QĐ-TTg về thành lập Khu Công nghệ thông tin tập trung thành phố Cần Thơ
- 2Quyết định 1032/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án “Thành lập Khu Công nghệ thông tin và Chuyển đổi số tỉnh Bến Tre”
- 3Quyết định 3813/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Danh mục ngành, nghề ưu tiên đầu tư vào Khu công nghệ thông tin tập trung thành phố Cần Thơ
- 1Luật Công nghệ thông tin 2006
- 2Luật Công nghệ cao 2008
- 3Quyết định 1755/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Đề án Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Nghị định 43/2011/NĐ-CP Quy định về cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước
- 5Nghị định 154/2013/NĐ-CP quy định về khu công nghệ thông tin tập trung
- 6Quyết định 2407/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghệ thông tin tập trung đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 392/QĐ-TTg năm 2015 phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển ngành công nghiệp công nghệ thông tin đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 9Quyết định 333/QĐ-TTg năm 2016 thí điểm thành lập Chuỗi Công viên phần mềm Quang Trung do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Luật Đầu tư 2020
- 11Nghị định 35/2017/NĐ-CP quy định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước trong Khu kinh tế, Khu công nghệ cao
- 12Nghị định 61/2018/NĐ-CP về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính
- 13Quyết định 1766/QĐ-BTTTT năm 2017 quy chế tổ chức và hoạt động của Chuỗi Công viên phần mềm Quang Trung do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 14Chỉ thị 14/CT-TTg năm 2018 về nâng cao năng lực phòng, chống phần mềm độc hại do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 15Quyết định 950/QĐ-TTg năm 2018 phê duyệt Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018-2025 định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 16Nghị quyết 17/NQ-CP năm 2019 về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025 do Chính phủ ban hành
- 17Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 18Chỉ thị 14/CT-TTg năm 2019 về tăng cường bảo đảm an toàn, an ninh mạng nhằm cải thiện chỉ số xếp hạng của Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 19Nghị quyết 52-NQ/TW năm 2019 về chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư do Bộ Chinh trị ban hành
- 20Nghị quyết 50/NQ-CP năm 2020 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 52-NQ/TW về chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư do Chính phủ ban hành
- 21Quyết định 645/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 22Quyết định 749/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt "Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 23Nghị quyết 25/2020/NQ-HĐND về thông qua Đề án Xây dựng Chính quyền điện tử và Đô thị thông minh tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2020-2025
- 24Nghị định 31/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đầu tư
- 25Quyết định 966/QĐ-TTg năm 2021 về tiếp tục thí điểm mô hình Chuỗi Công viên phần mềm Quang Trung do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 26Kế hoạch 78/KH-UBND năm 2021 về xây dựng chính quyền điện tử, đô thị thông minh và chuyển đổi số tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021-2025
- 27Quyết định 2016/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 và kế hoạch sử dụng đất năm 2021 thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang
- 28Kế hoạch 95/KH-UBND năm 2022 về tổ chức thực hiện Quyết định 895/QĐ-TTg về thành lập Khu Công nghệ thông tin tập trung thành phố Cần Thơ
- 29Nghị quyết 78/NQ-CP năm 2022 về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 13-NQ/TW về Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
- 30Quyết định 1032/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án “Thành lập Khu Công nghệ thông tin và Chuyển đổi số tỉnh Bến Tre”
- 31Kế hoạch 128/KH-UBND năm 2022 về phát triển kinh tế số và xã hội số trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
- 32Quyết định 3813/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Danh mục ngành, nghề ưu tiên đầu tư vào Khu công nghệ thông tin tập trung thành phố Cần Thơ
Quyết định 285/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt Đề án thành lập Khu Công nghệ số tỉnh Hậu Giang
- Số hiệu: 285/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 24/02/2023
- Nơi ban hành: Tỉnh Hậu Giang
- Người ký: Đồng Văn Thanh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 24/02/2023
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực