Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH YÊN BÁI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 285/QĐ-UBND

Yên Bái, ngày 19 tháng 02 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN NGUYỄN TẤT THÀNH TỈNH YÊN BÁI GIAI ĐOẠN 2021-2025

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật Giáo dục số 43/2019/QH14 ngày 14/6/2019;

Căn cứ Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/9/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành điều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học;

Căn cứ Thông tư số 06/2012/TT-BGDĐT ngày 15/02/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường trung học phổ thông chuyên; Thông tư số 12/2014/TT-BGDĐT ngày 18/4/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung Điều 23 và Điều 24 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường trung học phổ thông chuyên ban hành kèm theo Thông tư số 06/2012/TT-BGDĐT ngày 15/02/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục phổ thông;

Căn cứ Nghị quyết số 71/NQ-HĐND ngày 16 tháng 12 năm 2020 Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái khóa XVIII kỳ họp thứ 20 về việc thông qua một số Đề án phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tại tờ trình số 09/TTr-SGDĐT ngày 19/01/2021 về việc đề nghị ban hành các Quyết định phê duyệt một số Đề án phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án Phát triển Trường trung học phổ thông chuyên Nguyễn Tất Thành tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025.

Điều 2. Giao Sở Giáo dục và Đào tạo là cơ quan thường trực thực hiện Đề án, có trách nhiệm phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Đề án.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 


Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Bộ GD&ĐT;
- TT. Tỉnh ủy;
- TT. HĐND tỉnh;
- Các Phó chủ tịch UBND tỉnh;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Chánh, các Phó Chánh VP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, TH, VX.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Vũ Thị Hiền Hạnh

 

ĐỀ ÁN

PHÁT TRIỂN TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN NGUYỄN TẤT THÀNH, TỈNH YÊN BÁI GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

Phần thứ nhất

SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

I. SỰ CẦN THIẾT

Trường Trung học phổ thông chuyên Nguyễn Tất Thành, tỉnh Yên Bái được thành lập theo Quyết định số 89/QĐ-UB ngày 10/10/1989 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hoàng Liên Sơn với tên gọi “Trường Phổ thông trung học chuyên Hoàng Liên Sơn”; sau đó được đổi tên thành “Trường trung học phổ thông chuyên Nguyễn Tất Thành” theo Quyết định số 71/QĐ-UB ngày 05/02/2001 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái; trường được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia lần đầu năm 2009.

Năm 2010, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành Quyết định số 1927/QĐ-UBND ngày 17/11/2010 phê duyệt Đề án “Phát triển Trường Trung học phổ thông chuyên Nguyễn Tất Thành tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2010-2015”. Sau 10 năm thực hiện Đề án, đến nay cơ sở vật chất nhà trường đã được đầu tư khang trang, hiện đại; đội ngũ giáo viên được quan tâm lựa chọn và bồi dưỡng thường xuyên, đáp ứng yêu cầu của công tác giáo dục trong trường chuyên; chất lượng giáo dục có nhiều chuyển biến, tỷ lệ học sinh xếp loại học lực giỏi, học sinh thi đỗ các trường đại học luôn duy trì ở mức cao; số học sinh đạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia hàng năm xếp ở mức trung bình so với toàn quốc; có học sinh đoạt giải Olympic khu vực và học sinh đoạt giải Olympic quốc tế.

Tuy nhiên, trước yêu cầu của đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và của đất nước trong thời kỳ mới, nhà trường còn bộc lộ một số hạn chế, bất cập cần sớm khắc phục: công tác phát triển đội ngũ chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ; chất lượng giáo dục mũi nhọn chưa ổn định; cơ sở vật chất đã được đầu tư khang trang hiện đại, cơ bản đảm bảo cho công tác dạy và học, tuy nhiên còn thiếu một số hạng mục quan trọng để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và hợp tác quốc tế.

Để triển khai thực hiện Kết luận số 51-KL/TW ngày 30/5/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; phát huy hiệu quả năng lực đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất của Trường Trung học phổ thông chuyên Nguyễn Tất Thành; tạo sự liên thông giữa việc phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh có năng khiếu cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông; phấn đấu xây dựng nhà trường trở thành trường chất lượng cao trong hệ thống các trường trung học phổ thông chuyên của cả nước thì việc xây dựng Đề án phát triển Trường Trung học phổ thông chuyên Nguyễn Tất Thành tỉnh Yên Bái giai đoạn 2020-2025 là hết sức cần thiết.

II. CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

- Luật Giáo dục số 43/2019/QH14 ngày 14/6/2019;

- Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;

- Kết luận số 51-KL/TW ngày 30/5/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;

- Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/9/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành điều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học;

- Thông tư số 06/2012/TT-BGDĐT ngày 15/02/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường trung học phổ thông chuyên; Thông tư số 12/2014/TT-BGDĐT ngày 18/4/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung Điều 23 và Điều 24 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường trung học phổ thông chuyên ban hành kèm theo Thông tư số 06/2012/TT-BGDĐT ngày 15/02/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục phổ thông;

- Quyết định số 2585/QĐ-BKHCN ngày 23/08/201 1 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc Công bố Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN 3907: 2011 Trường mầm non; TCVN 8793: 2011 Trường tiểu học; TCVN 8794: 2011 Trường trung học);

- Thông tư số 13/2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học;

- Thông tư số 14/2020/TT-BGDĐT ngày 26/05/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định phòng học bộ môn của cơ sở giáo dục phổ thông.

Phần thứ hai

KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN NGUYỄN TẤT THÀNH, TỈNH YÊN BÁI GIAI ĐOẠN 2010 - 2015, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2020

I. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

1. Quy mô phát triển

Năm học 2019-2020, trường có 25 lớp, 863 học sinh. So với năm học 2010 - 2011, tăng 07 lớp, 310 học sinh, đạt 100,9% mục tiêu Đề án.

Tỷ lệ học sinh trường chuyên chiếm 4,4% học sinh trung học phổ thông toàn tỉnh, đạt 88% mục tiêu Đề án.

Mỗi khối có các lớp chuyên: Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Tiếng Anh, Lịch sử - Địa lý, Toán - Tin, tăng 01 môn chuyên so với mục tiêu Đề án (môn Lịch sử - Địa lý).

2. Chất lượng giáo dục

Trong những năm qua, nhà trường luôn quan tâm đến hoạt động giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng hoạt động xã hội và bồi dưỡng nhân cách người học; tạo điều kiện để học sinh phát triển toàn diện, phát triển năng lực tư duy độc lập, sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng hoạt động thực tiễn. Tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá, hướng dẫn học sinh tự học và tham gia nghiên cứu khoa học; đa dạng hóa các hình thức bồi dưỡng học sinh giỏi. Chất lượng giáo dục toàn diện và giáo dục mũi nhọn từng bước được nâng cao. Kết quả năm học 2019 - 2020 như sau:

- Chất lượng giáo dục toàn diện: Học sinh xếp loại học lực giỏi 68,9%, so với năm học 2010 - 2011, tăng 31%, đạt 137,5% mục tiêu Đề án; 100% học sinh giỏi, khá về Tin học, đạt 111% mục tiêu Đề án; có 45% học sinh lớp 12 có trình độ tiếng Anh bậc 3 trở lên, trong đó 56% học sinh lớp chuyên tiếng Anh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS từ 6.0 trở lên.

- Kết quả thi học sinh giỏi quốc gia: Từ năm 2010 - 2020, có 195 giải học sinh giỏi quốc gia (03 giải Nhất, 20 giải Nhì, 63 giải Ba, 109 giải Khuyến khích). Năm học 2019 - 2020 đạt 24 giải (01 Nhất, 04 Nhì, 09 Ba, 10 Khuyến khích), tỷ lệ học sinh đạt giải là 47%, đứng thứ 26/70 đơn vị dự thi, đạt mục tiêu Đề án.

- Kết quả thi học sinh giỏi quốc tế: Trong giai đoạn này, nhà trường có 02 học sinh đạt giải quốc tế: năm 2015 có 01 học sinh đoạt giải Khuyến khích Olympic Vật lý khu vực Châu Á; năm 2019, lần đầu tiên Yên Bái có học sinh đoạt Huy chương Bạc Olympic Hóa học quốc tế, vượt mục tiêu Đề án.

- Kết quả tốt nghiệp trung học phổ thông và thi đại học: Hàng năm có 100% học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông, trên 98% học sinh trúng tuyển vào các trường đại học, trong đó 95% đỗ vào các trường đại học có uy tín. Nhiều năm liền có học sinh đỗ thủ khoa các trường đại học hàng đầu: Đại học Y Hà Nội, Đại học Sư phạm Hà Nội, Học viện Cảnh sát Nhân dân. Nhiều học sinh được học bổng đi du học nước ngoài, được học tại các lớp chất lượng cao và sau khi tốt nghiệp đại học được chuyển tiếp học thạc sỹ, làm nghiên cứu sinh trong và ngoài nước. Năm 2019, tỷ lệ học sinh đỗ đại học đạt 96,6%, tỷ lệ học sinh được học ở các lớp chất lượng cao là 26%, đạt 86,6% mục tiêu Đề án.

- Kết quả thi khoa học kỹ thuật: Từ năm 2014 đến nay có 09 dự án đạt giải quốc gia cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học.

(Chi tiết tại Phụ lục 1,2)

3. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên

Năm học 2020 - 2021, trường có 75 cán bộ, giáo viên, nhân viên, trong đó có 02 cán bộ quản lý, 63 giáo viên, 10 nhân viên (01 nhân viên hợp đồng theo Nghị định 68). So với định mức biên chế đạt 76,5%, thiếu 23 người (02 cán bộ quản lý, 18 giáo viên và 03 nhân viên).

Về trình độ chuyên môn, 100% cán bộ quản lý, giáo viên có trình độ đào tạo đạt chuẩn. Trong đó có 32 thạc sỹ (02 cán bộ quản lý, 30 giáo viên), tỷ lệ thạc sỹ chiếm 49,2%, đạt 98,2% mục tiêu Đề án. Không có cán bộ quản lý, giáo viên có trình độ tiến sỹ, không đạt mục tiêu Đề án.

Về trình độ tin học, 100% cán bộ quản lý, giáo viên sử dụng thông thạo tin học và thiết bị dạy học hiện đại, đạt mục tiêu Đề án.

Về trình độ ngoại ngữ, 27% cán bộ quản lý, giáo viên sử dụng được ngoại ngữ trong giảng dạy, đạt 135% mục tiêu Đề án. 100% giáo viên tiếng Anh đạt trình độ bậc 5 trở lên theo khung 6 bậc của Việt Nam, trong đó có 2/7 giáo viên, tỷ lệ 28% có chứng chỉ quốc tế IELTS 6.5 trở lên.

Từ năm 2010 đến nay, đã tuyển dụng và tiếp nhận 41 giáo viên (tuyển dụng mới 14 giáo viên, khảo sát tiếp nhận 27 giáo viên). Có 19 cán bộ quản lý, giáo viên hoàn thành chương trình đào tạo thạc sỹ, 01 giáo viên hoàn thành chương trình đào tạo tiến sỹ. Hàng năm, 100% cán bộ quản lý, giáo viên tham gia bồi dưỡng, tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.

(Chi tiết tại Phụ lục 3)

4. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học

4.1. Cơ sở vật chất

Thực hiện Dự án đầu tư xây dựng Trường Trung học phổ thông chuyên Nguyễn Tất Thành, nhà trường được đầu tư xây dựng mới tại tổ 7 phường Yên Thịnh, thành phố Yên Bái trên tổng diện tích 4,86 ha đất. Từ năm học 2015 - 2016, công trình được đưa vào sử dụng gồm các hạng mục sau:

- Nhà hiệu bộ, thư viện gồm 01 phòng hiệu trưởng, 03 phòng phó hiệu trưởng, 01 phòng họp, 01 văn phòng, 01 phòng kế toán, 04 phòng tổ bộ môn, 01 phòng tổ chức Đảng, đoàn thể, 01 phòng Y tế; 01 phòng văn thư, 01 phòng công tác Đoàn; Thư viện đạt chuẩn.

- Nhà lớp học 04 tầng, 24 phòng học.

- Nhà lớp học bộ môn 02 tầng, 10 phòng, trong đó có 01 phòng Vật lý, 01 phòng Hóa học, 01 phòng Sinh học, 01 phòng Công nghệ, 03 phòng Tin học, 03 phòng Ngoại ngữ.

- Nhà đa năng có diện tích 1040m2, phục vụ tổ chức hoạt động tập thể, văn hóa, thể dục thể thao và dạy học môn Thể dục.

- Khu nhà Ký túc xá học sinh 03 tầng, 32 phòng, đảm bảo chỗ ở cho khoảng 250 học sinh.

- Các hạng mục phụ trợ gồm cổng trường, hệ thống tường rào, hệ thống nước sạch, các công trình vệ sinh, phòng bảo vệ, hệ thống điện, hệ thống đường nội bộ...

Hiện nay đang triển khai xây dựng nhà ăn, sân bóng đá mini, bể bơi, đường nội bộ, kè đá, tường rào, cây xanh. Theo kế hoạch, toàn bộ các hạng mục của công trình sẽ hoàn thành vào tháng 05/2021.

4.2. Trang thiết bị phục vụ dạy học

Trang thiết bị dạy học được đầu tư theo hướng hiện đại, có đủ thiết bị cho phòng thư viện, các phòng học bộ môn; có 24 phòng học được trang bị bảng tương tác thông minh và các thiết bị công nghệ thông tin hiện đại, cơ bản đủ điều kiện cho các hoạt động giáo dục toàn diện của nhà trường.

4.3. Kinh phí thực hiện Dự án đầu tư xây dựng Trường trung học phổ thông chuyên Nguyễn Tất Thành

- Tổng kinh phí đã bố trí thực hiện đến hết năm 2020: 113.533 triệu đồng/123.650 triệu đồng. Trong đó:

- Kinh phí bố trí từ nguồn vốn Chương trình phát triển giáo dục trung học (ODA): 29.500 triệu đồng;

- Vốn chương trình mục tiêu quốc gia: 6.400 triệu đồng;

- Vốn ngân sách địa phương: 77.633 triệu đồng.

(Chi tiết tại Phụ lục 4).

5. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng

Nhà trường đã bước đầu triển khai các chương trình hợp tác quốc tế trong tổ chức bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho giáo viên và học sinh: tiếp nhận 02 trợ giảng môn tiếng Anh; cử 01 giáo viên đi bồi dưỡng nâng cao năng lực tiếng Anh tại Hoa Kỳ; cử 05 học sinh và 01 giáo viên tham dự Chương trình Thủ lĩnh Đông Nam Á tại Hoa Kỳ; cử 01 học sinh được tham gia chương trình “Diễn đàn học sinh, sinh viên Đông Nam Á” tại Singapore; 02 học sinh tham gia chương trình “Chắp cánh ước mơ, khám phá Nhật Bản” tại Nhật Bản.

II. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Ưu điểm

Qua 10 năm triển khai thực hiện Đề án, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của Trường Trung học phổ thông chuyên Nguyễn Tất Thành đã được tăng cường đầu tư; phát triển đội ngũ nhà giáo cả về số lượng và chất lượng; chất lượng giáo dục tăng lên rõ rệt, cơ bản đã đạt được các mục tiêu của Đề án.

Vị thế Trường Trung học phổ thông chuyên Nguyễn Tất Thành, tỉnh Yên Bái đã được nâng cao. Chất lượng học sinh giỏi cấp quốc gia, quốc tế được đánh giá ngang tầm với một số trường trung học phổ thông chuyên ở khu vực trung du và đồng bằng Bắc Bộ. Trường Trung học phổ thông chuyên Nguyễn Tất Thành đã góp phần quan trọng cho việc tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh Yên Bái và cho đất nước.

2. Những hạn chế, bất cập và nguyên nhân

2.1. Những hạn chế, bất cập

- Tỷ lệ học sinh trường chuyên so với học sinh trung học phổ thông toàn tỉnh còn thấp so với chỉ tiêu của Đề án; số học sinh tuyển từ các huyện còn thấp, chỉ chiếm 25% tổng số học sinh toàn trường.

- Chất lượng tuyển sinh đầu vào còn thấp so với yêu cầu, chưa có các giải pháp hiệu quả để phát hiện, bồi dưỡng học sinh năng khiếu từ cấp trung học cơ sở để tạo nguồn tuyển sinh có chất lượng cho trường chuyên.

- Kết quả thi học sinh giỏi quốc gia chưa ổn định ở các môn Ngữ văn, Tin học. Số học sinh tham gia thi chứng chỉ tiếng Anh quốc tế còn ít; chưa tổ chức được cho tất cả học sinh thi chứng chỉ ngoại ngữ theo khung 6 bậc.

- Chưa thực hiện được việc trao đổi hợp tác với các cơ sở giáo dục có uy tín ở nước ngoài trong đào tạo, bồi dưỡng tài năng trẻ, trao đổi kinh nghiệm, xây dựng chương trình và tài liệu dạy học cho trường chuyên.

- Công tác giáo dục kỹ năng sống, việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh còn nhiều hạn chế so với các trường chuyên trong cả nước.

- Đội ngũ giáo viên còn thiếu; năng lực chuyên môn, ngoại ngữ của một bộ phận chưa đáp ứng yêu cầu công tác bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia, quốc tế và giảng dạy các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh.

- Kinh phí chi khác được cấp hàng năm còn thấp, rất khó khăn để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, duy trì, sửa chữa cơ sở vật chất của nhà trường và thực hiện hợp tác quốc tế. Kinh phí chi cho hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi, nghiên cứu khoa học kỹ thuật còn hạn hẹp.

2.2. Nguyên nhân

- Điều kiện kinh tế và xã hội của tỉnh còn nhiều khó khăn, việc huy động các nguồn lực nhất là việc thực hiện xã hội hóa giáo dục còn hạn chế.

- Công tác phối hợp, tham mưu, ban hành các chế độ, chính sách đặc thù cho giáo viên và học sinh trường chuyên còn chậm; chưa có cơ chế thu hút giáo viên giỏi chuyên môn, nghiệp vụ về công tác tại trường chuyên[1].

- Ngân sách của tỉnh cấp cho trường chuyên thấp, năm 2020, tỷ lệ chi khác là 7,8%, chưa đạt định mức tối thiểu 18% (tổng số chi cho lương và khoản có tính chất như lương) theo quy định của Chính phủ; việc huy động xã hội hóa cho hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi, nghiên cứu khoa học còn gặp khó khăn.

- Việc tổ chức tuyển sinh, phương pháp dạy và học; đánh giá kết quả xếp loại giáo viên, học sinh chậm đổi mới, chủ yếu chú trọng cho việc dạy, học môn chuyên, bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi dự thi các cấp.

- Công tác lãnh đạo quản lý, chỉ đạo của nhà trường chưa thật hiệu quả; chậm đổi mới; chưa chủ động liên kết, hợp tác với các cơ sở giáo dục trong và nước ngoài. Cá biệt còn có một số giáo viên thiếu tích cực trong việc học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Phần thứ ba

NỘI DUNG ĐỀ ÁN

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Nâng cao chất lượng giáo dục, phát huy hiệu quả cơ sở vật chất, đội ngũ của Trường Trung học phổ thông chuyên Nguyễn Tất Thành, tạo sự liên thông giữa việc phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh có năng khiếu cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông. Phấn đấu xây dựng nhà trường trở thành trường chất lượng cao trong hệ thống các trường trung học phổ thông chuyên của cả nước.

Chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, bồi đắp “Đức, Trí, Thể, Mỹ”, cho học sinh, hướng tới xây dựng con người Yên Bái “Thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập”; đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh, của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Quy mô: Đến năm 2025, ổn định quy mô 35 lớp, 1.265 học sinh. Cụ thể như sau:

- Cấp trung học phổ thông: 27 lớp, 945 học sinh; mỗi khối gồm các môn chuyên: Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử - Địa lý, Toán - Tin, Tiếng Anh, Tiếng Trung (việc mở lớp chuyên tiếng Trung thực hiện theo lộ trình phù hợp với thực tế).

- Cấp trung học cơ sở: Từ năm học 2021 - 2022, thực hiện thí điểm tuyển sinh hệ THCS, mỗi năm tuyển 02 lớp 6 với 80 học sinh. Từ năm học 2024 - 2025, ổn định quy mô 08 lớp, 320 học sinh.

(Chi tiết tại biểu số 1)

2.2. Chất lượng

- Cấp trung học phổ thông: Có 60% thí sinh dự thi đạt giải thi học sinh giỏi quốc gia, có học sinh tham gia vào đội tuyển quốc gia dự thi Olympic khu vực và quốc tế; 70% học sinh xếp loại học lực giỏi; 70% học sinh lớp 12 có chứng chỉ tiếng Anh bậc 3 (hoặc tương đương) trở lên, trong đó 100% học sinh lớp chuyên tiếng Anh có chứng chỉ quốc tế IELTS 6.0 trở lên (hoặc chứng chỉ quốc tế tương đương), 100% học sinh lớp chuyên tiếng Trung có chứng chỉ tiếng Trung bậc 4 trở lên; 98% học sinh đỗ đại học, trong đó 50% học sinh đỗ nhóm trường đại học hàng đầu Việt Nam.

- Cấp trung học cơ sở: Dẫn đầu số học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh; 100% thi đỗ trung học phổ thông, trong đó trên 85% thi đỗ trường trung học phổ thông chuyên; 85% học sinh xếp loại học lực giỏi.

2.3. Về đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên

Trên 55% giáo viên có trình độ thạc sỹ, có ít nhất 01 giáo viên có trình độ tiến sỹ; 100% giáo viên tiếng Anh có chứng chỉ quốc tế IELTS 7.0 trở lên (hoặc chứng chỉ quốc tế tương đương); trên 50% giáo viên các môn khoa học tự nhiên có khả năng giảng dạy bằng tiếng Anh.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Thực hiện thí điểm tuyển sinh hệ trung học cơ sở

- Đối tượng tuyển sinh: Học sinh hoàn thành chương trình tiểu học trên địa bàn tỉnh Yên Bái.

- Phương thức tuyển sinh: Kết hợp xét tuyển với kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh theo Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Nội dung chương trình: Thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; ngoài ra, học sinh được học các chuyên đề đáp ứng định hướng thi học sinh giỏi cấp tỉnh và thi vào lớp 10 trường trung học phổ thông chuyên.

- Việc cấp bằng tốt nghiệp cho học sinh hoàn thành chương trình trung học cơ sở thực hiện theo đúng quy định hiện hành.

- Đội ngũ giáo viên:

+ Phân công giáo viên cấp trung học phổ thông tham gia giảng dạy, đảm bảo định mức giờ dạy theo quy định (ưu tiên bố trí giáo viên dạy giỏi, giáo viên có học sinh giỏi quốc gia).

+ Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng giáo viên về nghiệp vụ sư phạm và phương pháp giảng dạy, tăng cường sinh hoạt chuyên môn phù hợp với đối tượng học sinh cấp trung học cơ sở.

2. Xây dựng tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi, đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá

- Biên soạn tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi theo chủ đề liên thông từ cấp trung học cơ sở đến trung học phổ thông.

- Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh; đẩy mạnh giáo dục STEM và nghiên cứu khoa học trong nhà trường. Từng bước xây dựng trường học thông minh theo lộ trình xây dựng giáo dục thông minh của tỉnh.

3. Phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý

3.1. Tiếp nhận, tuyển dụng giáo viên

a) Bố trí đảm bảo biên chế cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên cho trường Chuyên. Dự kiến bổ sung 47 người, trong đó: 03 cán bộ quản lý, 39 giáo viên (tăng quy mô 18 giáo viên, để đạt 100% định mức 18 giáo viên, 01 giáo viên làm công tác đoàn; bù hưu 02 giáo viên) và 05 nhân viên.

(Chi tiết tại biểu 2a)

Khi có nguồn tuyển đáp ứng yêu cầu, Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch xét tuyển gửi Sở Nội vụ thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét phê duyệt.

b) Ưu tiên tuyển dụng giáo viên đối với những trường hợp sau:

Ngoài các quy định của Chính phủ, Bộ Nội vụ về tuyển dụng viên chức, thực hiện tuyển dụng kịp thời bằng hình thức xét tuyển đối với sinh viên đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

- Đối với các bộ môn Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý: Sinh viên tốt nghiệp loại giỏi hệ chính quy trường Đại học Sư phạm Hà Nội; Sinh viên tốt nghiệp loại khá hệ chính quy trường Đại học Sư phạm Hà Nội, sinh viên tốt nghiệp loại giỏi hệ chính quy các trường đại học sư phạm khác đã đạt giải Nhất, giải Nhì, giải Ba học sinh giỏi các môn văn hóa cấp quốc gia trung học phổ thông (Môn đạt giải là môn được đào tạo tại trường đại học sư phạm). Người dự tuyển phải có năng lực ngoại ngữ đạt bậc 3 theo khung 6 bậc của Việt Nam.

- Đối với môn Ngoại ngữ: Người dự tuyển phải tốt nghiệp đại học đúng chuyên ngành đạt loại khá trở lên và có chứng chỉ năng lực ngoại ngữ quốc tế: đối với tiếng Anh đạt 7.0 IELTS trở lên (hoặc chứng chỉ quốc tế tương đương); đối với tiếng Trung có chứng chỉ đạt bậc 5 trở lên.

3.2. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên

Tập trung đào tạo trình độ thạc sỹ, tiến sỹ nhằm nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý, giáo viên. Quan tâm bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn đối với giáo viên ngoại ngữ và năng lực tiếng Anh cho giáo viên các môn khoa học tự nhiên. Có chính sách hỗ trợ giáo viên ngoại ngữ và giáo viên dạy các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh có chứng chỉ năng lực ngoại ngữ do các tổ chức khảo thí quốc tế cấp.

- Đào tạo tiến sỹ, dự kiến: 01 người; đào tạo thạc sỹ, dự kiến 12 người.

- Hợp tác với các trường đại học trong nước để bồi dưỡng tiếng Anh chuyên ngành cho 110 lượt giáo viên các môn khoa học tự nhiên (22 người/năm).

- Bồi dưỡng chuyên đề chuyên sâu cho giáo viên dạy các môn chuyên: mỗi môn chuyên bồi dưỡng 03 chuyên đề/năm.

(Chi tiết tại biểu 2b)

3.3. Thực hiện việc đánh giá và luân chuyển giáo viên

Hàng năm, thực hiện nghiêm túc rà soát, đánh giá đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên.

- Không bố trí dạy môn chuyên đối với giáo viên sau 03 năm dạy môn chuyên không có học sinh giỏi quốc gia.

- Xem xét điều chuyển giáo viên từ trường chuyên sang trường trung học phổ thông khác đối với một trong các trường hợp: Giáo viên không đạt loại khá trở lên trong kỳ khảo sát do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức; trong năm học không đạt từ mức khá trở lên theo quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo; giáo viên bị xử lý kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên khi quyết định kỷ luật có hiệu lực.

4. Tăng cường hợp tác quốc tế và xã hội hóa trong dạy học

Duy trì mối quan hệ giao lưu, hợp tác với các trường chuyên và một số trường đại học trong nước về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Tổ chức các giờ học kết nối trực tuyến với học sinh và giáo viên một số nước cùng dạy tiếng Anh qua mạng Internet. Cán bộ quản lý, giáo viên được tham gia các hội nghị, hội thảo khoa học khu vực và quốc tế.

Tăng cường xã hội hóa, phối hợp với các tổ chức, đơn vị có uy tín trong và ngoài nước và các cơ sở giáo dục thuộc tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) để bồi dưỡng, đánh giá, cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ quốc tế.

5. Đổi mới công tác quản lý

Giao quyền chủ động cho trường trung học phổ thông chuyên trong xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường và tổ chức các hoạt động chuyên môn. Định kỳ 02 năm 01 lần thực hiện khảo sát, đánh giá năng lực, chuyên môn giáo viên và đánh giá tình hình, kết quả thực hiện Đề án.

6. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học

Đầu tư xây dựng bổ sung 11 phòng học, 02 phòng chờ giáo viên, 05 phòng học bộ môn và các trang, thiết bị dạy học hiện đại phục vụ tổ chức dạy học trực tuyến, đặc biệt là dạy học ngoại ngữ giữa học sinh và giáo viên của nhà trường với các trường chuyên trong nước, với một số trường có chất lượng giáo dục cao trong khu vực và thế giới.

III. NHU CẦU KINH PHÍ

1. Kinh phí thực hiện Đề án

Dự kiến là 36.661 triệu đồng (không bao gồm kinh phí thực hiện dự án đầu tư xây dựng Trường trung học phổ thông chuyên Nguyễn Tất Thành đã được phê duyệt). Cụ thể như sau:

- Xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị: 14.100 triệu đồng;

- Mua sắm trang thiết bị: 17.211 triệu đồng;

- Sách giáo khoa: 750 triệu đồng;

- Chi đào tạo, bồi dưỡng giáo viên: 4.600 triệu đồng.

2. Dự kiến nguồn vốn đầu tư

- Ngân sách tỉnh: 32.511 triệu đồng;

- Ngân sách trung ương: 2.000 triệu đồng;

- Các nguồn vốn hợp pháp khác: 2.150 triệu đồng.

Phần thứ tư

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Giáo dục và Đào tạo

Chủ trì, phối hợp với các sở ngành liên quan tham mưu, đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc triển khai thực hiện Đề án; xây dựng kế hoạch nguồn kinh phí hàng năm; xây dựng kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên trường trung học phổ thông chuyên.

Chỉ đạo Trường Trung học phổ thông chuyên Nguyễn Tất Thành thực hiện các giải pháp đảm bảo nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đáp ứng mục tiêu Đề án.

Định kỳ tổ chức khảo sát giáo viên theo quy định; đánh giá, kiểm tra tiến độ thực hiện Đề án, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh huy động, bố trí lồng ghép các nguồn vốn đầu tư để thực hiện đầu tư xây dựng cơ sở vật chất theo nội dung Đề án được duyệt.

3. Sở Tài chính

Tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối, bố trí kinh phí thực hiện Đề án theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các quy định hiện hành.

4. Sở Nội vụ

Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan có liên quan đề xuất, tham mưu, trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các chính sách, nhu cầu tuyển dụng đối với giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên trường trung học phổ thông chuyên theo đúng quy định của pháp luật và của tỉnh.

5. Trường Trung học phổ thông chuyên Nguyễn Tất Thành

Triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung của Đề án tại đơn vị theo thẩm quyền quản lý, thực hiện đánh giá kết quả giảng dạy và học tập theo từng học kỳ, hàng năm và kết thúc mỗi giai đoạn, báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý theo quy định.

Lập kế hoạch triển khai từng nội dung của Đề án do nhà trường thực hiện, trình Sở Giáo dục và Đào tạo phê duyệt và tổ chức thực hiện./.

 

PHỤ LỤC 1

QUY MÔ, CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN TẤT THÀNH TỪ NĂM HỌC 2010 - 2011 ĐẾN NĂM HỌC 2019 - 2020

Năm học

Tổng số

Xếp loại học lực

Xếp loại hạnh kiểm

Tốt nghiệp THPT

Học sinh học ĐH

Học sinh giỏi quốc gia

Số lớp

Số HS

Giỏi

Khá

TB

Tốt

Khá

TB

Số HS

Tỷ lệ

Số HS

Tỷ lệ

Số HS

Tỷ lệ

Số HS

Tỷ lệ

Số HS

Tỷ lệ

Số HS

Tỷ lệ

Số HS

Tỷ lệ

Số HS

Tỷ lệ

2010-2011

18

553

154

27,8%

395

71,4%

4

0,7%

528

95,5%

23

4,2%

2

0,4%

170

100%

165

97,1%

23

2011-2012

18

577

159

27,6%

409

70,9%

9

1,6%

557

96,5%

20

3,5%

0

0,0%

188

100%

183

97,3%

17

2012-2013

18

606

211

34,8%

383

63,2%

12

2,0%

575

94,9%

25

4,1%

6

1,0%

190

100%

185

97,4%

14

2013-2014

18

625

264

42,2%

352

56,3%

9

1,4%

616

98,6%

9

1,4%

0

0,0%

200

100%

196

98,0%

14

2014-2015

18

616

284

46,1%

327

53,1%

5

0,8%

613

99,5%

3

0,5%

0

0,0%

214

100%

209

97,7%

23

2015-2016

18

596

297

49,8%

298

50,0%

1

0,2%

587

98,5%

11

1,8%

0

0,0%

206

100%

202

98,1%

20

2016-2017

20

643

296

46,0%

321

49,9%

26

4,0%

633

98,4%

10

1,6%

0

0,0%

190

100%

187

98,4%

15

2017-2018

22

717

334

46,6%

383

53,4%

0

0,0%

698

97,4%

19

2,6%

0

0,0%

197

100%

194

98,5%

21

2018-2019

24

792

459

58,0%

333

42,0%

0

0,0%

778

98,2%

14

1,8%

0

0,0%

249

100%

245

98,6%

24

2019-2020

25

863

595

68,9%

268

31,1%

0

0,0%

855

99,1%

8

0,9%

0

0,0%

268

100%

259

96,6%

24

 

PHỤ LỤC 2

KẾT QUẢ THI HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA CỦA TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN TẤT THÀNH, TỈNH YÊN BÁI TỪ NĂM HỌC 2010 - 2011 ĐẾN NĂM HỌC 2019 - 2020

STT

Năm học

Tổng số giải

Nhất

Nhì

Ba

KK

SỐ GIẢI CÁC MÔN HỌC

Toán

Tin học

Vật Lý

Hóa học

Sinh học

Ngữ Văn

T. Anh

Lịch sử

Địa lý

1

2010-2011

23

-

-

7

16

2

1

4

2

4

4

4

1

1

2

2011-2012

17

-

2

4

11

2

1

1

2

2

6

2

-

1

3

2012-2013

14

-

2

7

5

1

-

4

-

1

3

1

1

3

4

2013-2014

14

-

1

4

9

-

2

5

3

1

1

1

1

-

5

2014-2015

23

-

4

6

13

4

4

5

2

2

1

1

3

1

6

2015-2016

20

-

1

12

7

2

4

3

4

-

3

-

2

2

7

2016-2017

15

-

2

4

9

-

-

3

3

2

2

1

3

1

8

2017-2018

21

1

1

5

14

3

1

6

3

1

1

1

3

2

9

2018 -2019

24

1

3

4

16

2

1

5

2

3

1

2

5

3

10

2019-2020

24

1

4

9

10

 

2

5

4

2

2

4

2

3

 

Tổng

195

3

20

62

110

16

16

41

25

18

24

17

21

17

 

PHỤ LỤC 3

ĐỘI NGŨ TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN TẤT THÀNH TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2020

STT

Danh mục

Đơn vị tính

Năm học

Ghi chú

2010- 2011

2011- 2012

2012-2013

2013-2014

2014-2015

2015-2016

2016-2017

2017-2018

2018-2019

2019-2020

2020-2021

I

Số lượng

Người

60

56

64

64

61

64

63

68

73

76

75

 

 

Tr. đó: - Nữ

Người

42

42

49

50

44

46

48

51

52

53

53

 

 

- DTTS

Người

6

5

8

8

7

6

6

6

7

7

7

 

1

CBQL

Người

3

2

2

2

4

5

4

3

3

2

2

 

 

Tr. đó: - Nữ

Người

1

1

1

2

1

2

2

1

1

 

 

 

 

- DTTS

Người

0

0

0

0

0

 

 

 

 

 

 

 

2

Giáo viên

Người

50

48

54

54

49

50

50

56

59

63

63

 

 

Tr. đó: - Nữ

Người

36

36

41

41

36

37

39

43

44

46

46

 

 

- DTTS

Người

5

4

6

6

5

4

4

4

5

5

5

 

3

Nhân viên

Người

7

6

8

8

8

9

9

9

10

10

9

 

 

Tr. đó: - Nữ

Người

5

5

7

7

7

7

7

7

7

7

7

 

 

- DTTS

Người

1

1

2

2

2

2

2

2

2

2

2

 

4

Hợp đồng 68

Người

0

0

0

0

0

0

0

0

1

1

1

 

II

Chất lượng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Trình độ đào tạo chuyên môn

 

60

56

64

64

61

64

63

68

73

75

73

 

 

- Tiến sỹ

Người

0

0

0

0

1

1

0

0

0

0

0

 

 

- Thạc sỹ

Người

8

16

18

18

16

22

23

30

30

32

31

 

 

- Đại học

Người

49

38

42

43

41

38

37

35

38

39

38

 

 

- Cao đẳng

Người

1

1

1

0

0

0

0

0

0

0

0

 

 

- Còn lại

Người

2

1

3

3

3

3

3

3

5

4

4

 

1.1

CBQL

Người

3

2

2

2

4

5

4

3

3

2

2

 

 

- Tiến sỹ

Người

 

 

 

 

1

1

 

 

 

 

 

 

 

- Thạc sỹ

Người

3

2

2

2

2

4

4

3

3

2

2

 

 

- Đại học

Người

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

1.2

Giáo viên

Người

50

48

54

54

49

50

50

56

59

63

63

 

 

- Tiến sỹ

Người

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thạc sỹ

Người

5

14

16

16

13

17

18

26

26

29

29

 

 

- Đại học

Người

45

34

38

38

36

33

32

30

33

34

34

 

1.3

Nhân viên

Người

7

6

8

8

8

9

9

9

11

10

8

 

 

- Thạc sỹ

Người

 

 

 

 

1

1

1

1

1

1

 

 

 

- Đại học

Người

4

4

4

5

4

5

5

5

5

5

4

 

 

- Cao đẳng

Người

1

1

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Còn lại

Người

2

1

3

3

3

3

3

3

5

4

4

 

2

Trình độ Tin học

 

16

28

31

32

32

37

37

37

45

62

62

 

 

- Thạc sỹ

Người

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đại học

Người

2

2

3

3

4

4

4

4

5

5

5

 

 

- Chứng chỉ

Người

14

26

28

29

28

33

33

33

40

57

57

 

3

Trình độ Ngoại ngữ

 

29

31

35

35

36

39

39

46

62

63

63

 

 

- Thạc sỹ

Người

1

1

1

1

1

1

1

1

1

1

1

 

 

- Đại học

Người

4

6

7

7

7

7

7

6

6

7

7

 

 

- Chứng chỉ

Người

24

24

27

27

28

31

31

39

55

55

55

 

 

- Có thể giao tiếp bằng Tiếng Anh

Người

29

31

32

32

35

35

36

41

45

45

45

 

 

- GV giảng dạy song ngữ

Người

7

9

10

10

10

10

10

9

9

9

9

 

4

Bồi dưỡng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Quản lý giáo dục

Người

3

2

2

2

4

5

4

3

3

2

2

 

 

- Giảng dạy môn chuyên

Người

43

41

46

46

40

41

40

46

49

53

53

 

 

- Tin học

Người

53

50

56

56

53

55

54

59

62

63

63

 

 

- Ngoại ngữ

Người

7

9

10

15

10

10

10

9

9

9

9

 

 

PHỤ LỤC 4

TỔNG HỢP KINH PHÍ

Đầu tư thực hiện Đề án phát triển Trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành đến hết năm 2020

Stt

Nội dung đầu tư

Kinh phí thực hiện (triệu đồng)

Tổng

Trong đó

ODA

CT MTQG

NST

 

Tổng cộng

113.533

29.500

6.400

77.633

I

Kinh phí bồi thường, GPMB, san tạo mặt bằng:

9.171

6.363

0

2.808

1

Kinh phí bồi thường, GPMB

2.808

 

 

2.808

2

San tạo mặt bằng

6.363

6.363

 

 

II

Chi phí xây dựng

94.714

23.137

4.970

66.607

1

Gói thầu số 05: Xử lý mặt bằng đến cos thiết kế

3.863

3.137

726

 

2

Gói thầu số 06: Cổng, tường rào, nhà bảo

1.960

 

 

1.960

3

Gói thầu số 07: Sân, vườn, cây xanh, trạm biến áp, trạm bơm, bể nước ngầm, bể rác, đường nội bộ, cấp thoát nước ngoài nhà, cấp điện ngoài nhà (đợt 1)

11.942

 

1.600

10.342

4

Gói thầu số 08: Nhà lớp học 24 phòng

15.982

 

1.516

14.466

5

Gói thầu số 09: Nhà hiệu bộ - Hành chính - Thư viện

9.744

 

1.128

8.616

6

Gói thầu số 15: Đường dây 22KV và trạm biến áp 22/0,4KV-160KVA

843

 

 

843

7

Gói thầu số 22: Nhà đa chức năng

10.307

 

 

10.307

8

Gói thầu số 23: Nhà lớp học bộ môn

11.191

 

 

11.191

9

Gói thầu số 29: San tạo mặt bằng đến cos thiết kế (đợt 2); Nhà ký túc xá kết hợp nhà công vụ và các hạng mục phụ trợ

8.882

 

 

8.882

 

Gói thầu nhà ký túc xá, nhà ăn, kè đá, sân bóng đá mi ni, bể bơi và các hạng mục phụ trợ khác

20.000

20.000

 

 

III

Chi phí thiết bị:

2.569

0

0

2.569

1

Gói thầu số 21: Mua sắm thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập.

1.769

 

 

1.769

2

Chi phí thiết bị

800

0

0

800

IV

Chi phí kiến thiết cơ bản khác

7.079

 

1.430

5.649

 

Biểu 1

QUY MÔ, CHẤT LƯỢNG TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN TẤT THÀNH GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

STT

Nội dung

Đơn vị tính

Năm học

Ghi chú

2021 - 2022

2022-2023

2023-2024

2024-2025

I

Quy mô lớp, học sinh

 

 

 

 

 

 

1

Lớp

Lớp

29

31

33

35

 

 

Lớp 6

Lớp

2

2

2

2

 

 

Lớp 7

Lớp

 

2

2

2

 

 

Lớp 8

Lớp

 

 

2

2

 

 

Lớp 9

Lớp

 

 

 

2

 

 

Lớp 10

Lớp

9

9

9

9

 

 

Lớp 11

Lớp

9

9

9

9

 

 

Lớp 12

Lớp

9

9

9

9

 

2

Học sinh

HS

1.035

1.105

1.185

1.265

 

 

Lớp 6

HS

80

80

80

80

 

 

Lớp 7

HS

 

80

80

80

 

 

Lớp 8

HS

 

 

80

80

 

 

Lớp 9

HS

 

 

 

80

 

 

Lớp 10

HS

315

315

315

315

 

 

Lớp 11

HS

315

315

315

315

 

 

Lớp 12

HS

325

315

315

315

 

II

Chất lượng giáo dục

 

 

 

 

 

 

1

Học sinh học lực giỏi

%

64,0

65,5

68,0

70,0

 

2

Tốt nghiệp THPT

%

100

100

100

100

 

3

Thi đỗ các trường Đại học

%

98

98

98

98

 

4

Tỷ lệ học sinh đạt giải/số học sinh dự thi học sinh giỏi quốc gia

%

50%

52%

55%

60%

 

5

Học sinh đạt giải khu vực, quốc tế

HS

 

 

 

1

 

 

Biểu 2a

KẾ HOẠCH BỔ SUNG GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN TẤT THÀNH, GIAI ĐOẠN 2021-2025

STT

Giáo viên môn

Hiện trạng (T9/2020)

Nhu cầu năm học 2020-2021

Nhu cầu năm học 2024-2025

Nghỉ hưu giai đoạn 2021-2025

Nhu cầu bổ sung đội ngũ giai đoạn 2021-2025

Ghi chú

Tổng

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

00

Tổng

74

98

117

3

46

10

9

9

9

9

 

01

CBQL

2

4

4

1

3

1

1

0

1

0

 

1

Hiệu trưởng

1

1

1

1

1

 

 

 

1

 

 

2

Phó Hiệu trưởng

1

3

3

 

2

1

1

 

 

 

 

02

Giáo viên

63

81

100

2

39

8

7

8

7

8

 

1

Toán

10

13

15

 

5

1

1

1

1

1

 

2

Tin học

3

5

6

 

3

1

 

1

 

1

 

3

Vật lý

6

7

8

 

2

 

1

 

1

 

 

4

Hóa học

6

7

8

 

2

1

 

1

 

 

 

5

Sinh học

5

5

5

1

1

 

 

1

 

 

 

6

Công nghệ

3

3

4

 

1

 

1

 

 

 

 

7

GDQP-AN

1

2

2

 

1

 

 

 

 

1

 

8

Thể dục

4

4

5

1

2

1

 

 

 

1

 

9

Ngữ văn

8

12

14

 

6

2

1

1

1

1

 

10

Lịch sử

4

5

6

 

2

 

1

 

1

 

 

11

Địa lý

4

5

6

 

2

 

 

1

 

1

 

12

Ngoại ngữ

7

11

14

 

7

2

2

1

1

1

 

13

GD Kinh tế và pháp luật

2

2

4

 

2

 

 

 

1

 

 

14

Nghệ thuật

 

 

3

 

3

 

 

1

1

1

 

03

Nhân viên

9

13

13

 

4

1

1

1

1

1

 

 

Biểu 2b

KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ, GIÁO VIÊN TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN TẤT THÀNH GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

STT

Môn

Đơn vị tính

Hiện trạng đội ngũ

Giai đoạn 2021 - 2025

Nhu cầu

Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng

Tổng số

Thạc sỹ

Tổng số GV

Số Th.sỹ

Tổng

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

I

ĐÀO TẠO THẠC SỸ

Người

63

29

100

56

12

3

3

3

3

0

1

Toán

Người

10

8

15

12

1

 

 

 

1

 

2

Tin học

Người

3

1

6

3

1

 

 

1

 

 

3

Vật lý

Người

6

0

8

4

2

 

1

1

 

 

4

Hóa học

Người

6

4

8

6

1

1

 

 

 

 

5

Sinh học

Người

5

2

5

4

1

 

1

 

 

 

6

Công nghệ

Người

3

0

4

 

0

 

 

 

 

 

7

Giáo dục quốc phòng- An ninh

Người

1

0

2

 

0

 

 

 

 

 

8

Thể dục

Người

4

0

5

 

0

 

 

 

 

 

9

Ngữ văn

Người

8

6

14

10

1

1

 

 

 

 

10

Lịch sử

Người

4

3

6

4

1

 

 

 

1

 

11

Địa lý

Người

4

2

6

4

2

1

 

1

 

 

12

Ngoại ngữ

Người

7

1

14

7

2

 

1

 

1

 

13

Giáo dục Kinh tế và pháp luật

Người

2

2

4

2

0

 

 

 

 

 

14

Nghệ thuật

Người

 

 

3

 

0

 

 

 

 

 

II

BỒI DƯỠNG

Người

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Bồi dưỡng Tiếng Anh chuyên ngành cho giáo viên KHTN

Người

40

 

42

 

110

22

22

22

22

22

2

Bồi dưỡng chuyên đề chuyên sâu cho giáo viên dạy 9 môn chuyên (3 chuyên đề/môn/năm)

Chuyên đề

 

 

 

 

135

27

27

27

27

27

* Ghi chú:

- Đến năm 2025, để đạt trên 55% giáo viên có trình độ thạc sỹ trở lên, giai đoạn 2021-2025 cần thêm 27 giáo viên có trình độ thạc sỹ; trong đó cử đi đào tạo thạc sỹ 12 giáo viên; tiếp nhận từ các đơn vị trong khối trực thuộc 12 giáo viên đã có trình độ thạc sỹ; tuyển mới 03 giáo viên đã có trình độ thạc sỹ.

 

Biểu 3a

DỰ TOÁN

KINH PHÍ ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN TẤT THÀNH GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

ĐVT: triệu đồng

Số TT

Danh mục

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

Ghi chú

 

TỔNG DỰ TOÁN

 

 

 

36.661

 

I

XÂY DỰNG CƠ BẢN

 

 

 

14.100

 

1

Phòng học

phòng

11

800,0

8.800

 

2

Phòng chờ giáo viên

phòng

2

400,0

800

 

3

Phòng học bộ môn

phòng

5

900,0

4.500

 

II

THIẾT BỊ

 

 

 

12.711

 

1

Thiết bị phòng học trực tuyến

 

 

 

4.360

 

 

- Bàn ghế

bộ

50

4,0

200

 

 

- Máy tính

bộ

5

40,0

200

 

 

- Thiết bị mạng

bộ

1

500,0

670

 

 

- Màn hình lớn

m2

20

80,0

1.600

 

 

- Thiết bị âm thanh cá nhân

bộ

50

10,0

500

 

 

- Thiết bị âm thanh chung

bộ

1

650,0

690

 

 

- Điều hòa

hệ thống

1

500,0

500

 

2

Thiết bị phòng CNTT và nâng cấp hệ thống thông tin

 

 

 

4.065

 

 

- Tủ mạng

cái

15

20,0

300

 

 

- Phần mềm an ninh

bộ

1

25,0

25

 

 

- Hệ thống wifi nội bộ

bộ

15

30,0

450

 

 

- Máy chủ

cái

3

120,0

360

 

 

- Bàn, ghế, giá, kệ

bộ

6

5,0

30

 

 

- Phần mềm bản quyền

bộ

2

150,0

300

 

 

- Lắp đặt lại đường mạng phòng học

điểm

40

50,0

2.000

 

 

- Lắp đặt hệ thống mạng nhà hiệu bộ

nhà

1

150,0

150

 

 

- Hệ thống wifi nội bộ

bộ

15

30,0

450

 

3

Thiết bị phòng học bộ môn

bộ

5

300,0

1.500

 

4

Thiết bị phòng học

 

 

 

2.786

 

 

- Bàn ghế học sinh

bộ

215

3,0

645

 

 

- Bàn ghế giáo viên

bộ

11

3,5

39

 

 

- Bảng tương tác

bộ

11

150,0

1.650

 

 

- Bộ thiết bị dạy học tối thiểu cấp THCS

bộ

4

113,0

452

 

III

Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên

 

 

 

4.600

 

1

Bồi dưỡng Tiếng Anh chuyên ngành cho giáo viên KHTN

người

110

5,0

550

 

2

Bồi dưỡng chuyên đề chuyên sâu cho giáo viên dạy 9 môn chuyên

chuyên đề

135

30,0

4.050

 

IV

Mua sách, tài liệu tham khảo

năm

5

150,0

750

 

V

Sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị dạy học, thiết bị công nghệ thông tin, cơ sở vật chất

năm

10

 

4.500

 

 

DỰ KIẾN NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ, PHÂN KỲ ĐẦU TƯ KINH PHÍ ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN TẤT THÀNH GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

STT

Nội dung đầu tư

Dự kiên tổng vốn đầu tư

Phân kỳ đầu tư

Tổng số

Trong đó

Giai đoạn 2021-2025

NS tỉnh

Vốn ODA

Vốn hợp pháp khác

Tổng số

Trong đó

NS tỉnh

Vốn ODA

Vốn hợp pháp khác

A

B

1

2

3

4

5

6

7

8

 

Tổng cộng

36.661

32.511

2.000

2.150

36.661

33.946

0

2.715

1

Xây dựng bổ sung phòng học, phòng chờ giáo viên, phòng học bộ môn

14.100

14.100

0

0

14.100

14.100

0

0

2

Thiết bị phòng học trực tuyến

4.360

4.360

 

 

4.360

4.360

0

0

3

Thiết bị phòng CNTT và nâng cấp hệ thống thông tin

4.065

4.065

 

 

4.065

3.500

0

565

4

Thiết bị phòng học, phòng học bộ môn

4.286

2.086

2.000

200

4.286

4.086

0

200

5

Mua sách, tài liệu tham khảo

750

300

0

450

750

300

0

450

6

Sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị dạy học, thiết bị CNTT, cơ sở vật chất

4.500

3.000

0

1.500

4.500

3.000

0

1.500

7

Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên

4.600

4.600

0

0

4.600

4.600

0

0

 



[1] Có 2 tiến sỹ, 5 thạc sỹ đã chuyển công tác về Hà Nội.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 285/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án Phát triển Trường trung học phổ thông chuyên Nguyễn Tất Thành tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025

  • Số hiệu: 285/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 19/02/2021
  • Nơi ban hành: Tỉnh Yên Bái
  • Người ký: Vũ Thị Hiền Hạnh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 19/02/2021
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản