- 1Luật Luật sư 2006
- 2Nghị định 28/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật luật sư
- 3Thông tư 02/2007/TT- BTP hướng dẫn Luật Luật sư, Nghị định hướng dẫn Luật Luật sư do Bộ Tư Pháp ban hành
- 4Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 5Nghị định 131/2008/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Luật sư về tổ chức xã hội – nghề nghiệp của luật sư
- 6Quyết định 123/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Đề án Phát triển đội ngũ luật sư phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế từ năm 2010 đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 285/QĐ-UBND | Đà Lạt, ngày 28 tháng 01 năm 2011 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ LUẬT SƯ ĐẾN NĂM 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG”
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Luật sư ngày 29/6/2006;
Căn cứ Nghị định số 28/2007/NĐ-CP ngày 26/02/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Luật sư;
Căn cứ Nghị định số 131/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định hướng dẫn thi hành các quy định của Luật Luật sư về tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư;
Căn cứ Thông tư số 02/2007/TT-BTP ngày 25/4/2007 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật Luật sư, Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Luật sư;
Căn cứ Quyết định số 123/QĐ-TTg ngày 18/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phát triển đội ngũ luật sư phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế từ năm 2010 đến năm 2020”;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số: 13/TTr-STP ngày 18/01/2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án “Phát triển đội ngũ luật sư đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng”
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp, Sở Nội vụ, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Đoàn Luật sư; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ LUẬT SƯ ĐẾN NĂM 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 285/QĐ-UBND ngày 28 tháng 01 năm 2011 của UBND tỉnh Lâm Đồng)
Trong những năm qua, đội ngũ luật sư trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã có sự phát triển cả về số lượng và chất lượng; hoạt động nghề nghiệp của luật sư đã góp phần nâng cao chất lượng hoạt động điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan tiến hành tố tụng, bảo vệ công lý, công bằng xã hội, phục vụ có hiệu quả cho công cuộc cải cách tư pháp và phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, tổ chức và hoạt động của luật sư hiện nay chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra ngày càng cao trong tiến trình cải cách tư pháp, cải cách nền hành chính nhà nước, cũng như phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế.
Thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, để kiện toàn, củng cố và phát triển đội ngũ luật sư trên địa bàn tỉnh và để tăng cường quản lý nhà nước đối với tổ chức và hoạt động luật sư, cũng như phát huy chức năng tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư, UBND tỉnh ban hành Đề án “Phát triển đội ngũ luật sư đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh”.
I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1. Cơ sở chính trị - pháp lý của việc xây dựng Đề án.
- Chỉ thị số 33-CT/TW ngày 30/3/2009 của Ban Bí thư TW Đảng về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức và hoạt động của Luật sư.
- Luật Luật sư số 65/2006/QH 11 ngày 29/6/2006.
- Nghị định số 28/2007/NĐ-CP ngày 26/2/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Luật sư.
- Nghị định 131/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ hướng dẫn thi hành các quy định của Luật Luật sư về tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư.
- Thông tư 02/2007/TT-BTP ngày 25/4/2007 của Bộ Tư pháp hướng dẫn một số quy định của Luật Luật sư, Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Luật sư.
- Quyết định số 123/QĐ-TTg ngày 18/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phát triển đội ngũ luật sư phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế từ năm 2010 đến năm 2020”.
2. Thực trạng về tổ chức và hoạt động của đội ngũ luật sư trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng và nhu cầu dịch vụ luật sư thời gian tới.
2.1. Thực trạng tổ chức và hoạt động luật sư của tỉnh.
Đoàn luật sư tỉnh Lâm Đồng thành lập năm 1990 theo Quyết định số 469/QĐ-UB ngày 11/9/1990 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng. Qua 20 năm hoạt động, từ ban đầu chỉ có 05 luật sư, đến nay Đoàn luật sư đã phát triển số lượng thành viên lên 68 luật sư, hoạt động tại 32 tổ chức hành nghề luật sư.
Về kết quả hoạt động, số vụ việc được các tổ chức hành nghề luật sư tham gia tương đối nhiều, nhất là vài năm trở lại đây (năm 2008 là 910 vụ, năm 2009 là 1.420 vụ, năm 2010 là 1.026 vụ). Các vụ việc có luật sư tham gia chủ yếu thực hiện trong hai lĩnh vực chính là tư vấn pháp luật và tranh tụng, hai lĩnh vực này chiếm tỷ lệ trên 90% tổng số vụ việc luật sư tham gia. Đặc biệt, hoạt động tham gia tố tụng của luật sư đã bảo đảm thực hiện tốt nguyên tắc tranh tụng tại phiên tòa, góp phần quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của cải cách tư pháp.
Bên cạnh những kết quả nói trên, tổ chức và hoạt động luật sư trên địa bàn tỉnh còn bộc lộ những hạn chế, tồn tại đó là:
- Về đội ngũ luật sư: số lượng luật sư ít, tỷ lệ luật sư trên số dân chỉ đạt xấp xỉ 1 luật sư trên 17,6 ngàn dân; đa số luật sư chưa sử dụng thành thạo, ngoại ngữ trong hoạt động hành nghề; chưa có luật sư trình độ trên đại học hoặc được đào tạo ở nước ngoài, đáp ứng được tiêu chí luật sư giỏi để phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế; số luật sư được đào tạo lý luận chính trị ít (07 luật sư), chưa đáp ứng được đòi hỏi nâng cao nhận thức chính trị cho đội ngũ luật sư; việc tuân thủ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của một số luật sư chưa nghiêm túc; có luật sư vi phạm pháp luật nghiêm trọng dẫn đến bị đình chỉ hoạt động và bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Về tổ chức: hầu hết các tổ chức hành nghề luật sư hoạt động thiếu tính chuyên nghiệp; dịch vụ pháp lý cung cấp cho khách hàng chất lượng còn thấp; tư duy hoạt động thiếu năng động, linh hoạt, chưa xây dựng được chiến lược phát triển, mở rộng các mối quan hệ kinh doanh ra ngoài phạm vi tỉnh Lâm Đồng. Qua khảo sát cho thấy đa số các tổ chức hành nghề luật sư hoạt động với quy mô nhỏ, doanh thu thấp, mỗi văn phòng chỉ có từ 1 đến 2 luật sư, lĩnh vực hành nghề không chuyên sâu, chủ yếu tư vấn pháp luật và tham gia tranh tụng cho các cá nhân, việc cung cấp dịch vụ pháp lý cho tổ chức và doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh, phát triển doanh nghiệp và hội nhập kinh tế quốc tế còn rất hạn chế; lĩnh vực tuyên tuyền pháp luật, trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa chưa được các tổ chức hành luật sư và luật sư quan tâm thực hiện.
Nguyên nhân của các hạn chế trên:
- Phần nhiều luật sư chưa giỏi về kiến thức pháp luật, kỹ năng hành nghề, trình độ ngoại ngữ và thiếu kinh nghiệm thực tiễn.
- Hoạt động của luật sư chủ yếu mang tính tự phát vì lợi ích của cá nhân luật sư, chưa hoạt động mang tính liên kết, phối hợp theo tổ chức, do đó các tổ chức hành nghề luật sư chưa tạo được vị thế về quy mô và tổ chức, cũng như trách nhiệm ổn định và uy tín đối với khách hàng;
- Đoàn luật sư tỉnh hoạt động chưa hiệu quả.
2.2 Dự báo nhu cầu dịch vụ luật sư thời gian tới.
Lâm Đồng, với các lợi thế về điều kiện tự nhiên và chính sách ưu đãi thu hút đầu tư, trong những năm qua các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh đã tăng mạnh, cho đến nay hiện có 112 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực, 599 dự án trong nước đã được thỏa thuận địa điểm đầu tư hoặc cấp giấy chứng nhận đầu tư, trong đó có 98 dự án đang thực hiện với số vốn 25.986 tỷ đồng, số lượng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh ngày càng tăng, năm 2008 đăng ký mới 605 doanh nghiệp, năm 2009 là 842 doanh nghiệp và năm 2010 là 810 doanh nghiệp.
Bên cạnh sự phát triển kinh tế - xã hội, tình hình tội phạm, các tranh chấp về dân sự, kinh doanh thương mại, hành chính, lao động cũng phát sinh ngày càng nhiều. Theo số liệu thống kê của ngành Tòa án tỉnh Lâm Đồng cho thấy số lượng án thụ lý giải quyết hàng năm trên địa bàn tỉnh ngày càng tăng, năm 2008 là 4.625 vụ, năm 2009 là 5.178 vụ, năm 2010 là 5.601 vụ.
Qua số liệu phân tích về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, tốc độ phát triển doanh nghiệp, cũng như tình hình gia tăng các loại án trong hoạt động tố tụng dẫn đến hệ quả tất yếu là nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý của luật sư trên địa bàn tỉnh trong các năm tới là rất lớn.
Từ thực trạng về tổ chức, hoạt động của luật sư và dự báo, đánh giá nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý của luật sư cho thấy sự cần thiết phải xây dựng Đề án quy hoạch phát triển đội ngũ luật sư đến năm 2020, nhằm đáp ứng các yêu cầu trong tiến trình cải cách tư pháp, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế trên địa bàn tỉnh.
1. Mục tiêu.
1.1. Xây dựng đội ngũ luật sư giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có kiến thức pháp luật chuyên sâu, có kinh nghiệm thực tiễn, thông thạo ngoại ngữ, thành thạo kỹ năng hành nghề, vững về bản lĩnh chính trị, trong sáng về đạo đức nghề nghiệp, đáp ứng các yêu cầu của hoạt động tố tụng theo tinh thần cải cách tư pháp và yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
1.2. Xây dựng, phát triển các tổ chức hành nghề luật sư theo hướng chuyên nghiệp, chuyên sâu trong từng lĩnh vực hoạt động; phát huy tính liên kết, phối hợp giữa các tổ chức hành nghề luật sư để nâng cao chất lượng dịch vụ luật sư.
2. Yêu cầu.
2.1. Phát triển đội ngũ luật sư phải đảm bảo đúng theo lộ trình quy hoạch, phân bố hợp lý trên địa bàn toàn tỉnh. Chất lượng luật sư, cũng như chất lượng dịch vụ pháp lý của luật sư phải ngày càng nâng cao, đáp ứng tốt nhu cầu tư vấn và tham gia tranh tụng của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp. Phấn đấu đến năm 2020 có trên 50% số vụ án có sự tham gia của luật sư; trên 50% số lượng các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sử dụng thường xuyên dịch vụ tư vấn pháp lý của luật sư.
2.2. Đảm bảo đa dạng hóa loại hình hoạt động của luật sư, có các biện pháp khuyến khích sử dụng dịch vụ pháp lý do luật sư cung cấp.
2.3. Khắc phục được những hạn chế, bất cập trong tổ chức và hoạt động của đội ngũ luật sư, từng bước nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác quản lý nhà nước đối với tổ chức và hoạt động luật sư, phát huy chức năng tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư.
III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGHỀ LUẬT SƯ ĐẾN NĂM 2020
1. Về đội ngũ luật sư.
1.1. Định hướng:
- Đối với số lượng luật sư: phát triển số lượng luật sư đến năm 2020 đạt tỷ lệ 01 luật sư trên 10.000 dân. Trong đó có từ 60 đến 70 luật sư chuyên sâu trong hoạt động tranh tụng; từ 30 đến 40 luật sư phục vụ phát triển doanh nghiệp; từ 40 đến 50 luật sư chuyên sâu trong lĩnh vực tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng và các dịch vụ pháp lý khác.
Chú trọng phát triển đội ngũ luật sư là người dân tộc thiểu số để đáp ứng các yêu cầu tư vấn pháp luật và sử dụng dịch vụ pháp lý của đồng bào dân tộc trong việc phục vụ đời sống, phát triển kinh tế, tham gia các giao dịch dân sự và tranh tụng tại tòa án.
- Đối với chất lượng luật sư: đảm bảo đội ngũ luật sư có kiến thức pháp luật chuyên sâu, có kinh nghiệm và kỹ năng hành nghề chuyên nghiệp. Phấn đấu đến năm 2020 đạt từ 10 đến 20% luật sư có trình độ trên đại học, thông thạo ngoại ngữ và pháp luật quốc tế; hàng năm các luật sư được bồi dưỡng, học tập, đào tạo về lý luận chính trị, 100% luật sư có phẩm chất đạo đức tốt.
Tăng cường trách nhiệm của luật sư trong hoạt động hành nghề, đảm bảo nguyên tắc tuân thủ pháp luật, quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư, không để xảy ra tình trạng luật sư vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động hành nghề.
1.2. Giải pháp:
- Nâng cao nhận thức pháp luật trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và mọi tầng lớp nhân dân. Tạo điều kiện để người dân, doanh nghiệp tham gia học tập, tìm hiểu, nghiên cứu pháp luật và được tiếp cận, thụ hưởng các dịch vụ pháp lý do luật sư cung cấp.
- Xây dựng chính sách thu hút những người có trình độ pháp luật giỏi, những cán bộ hưu trí ngành tư pháp có kinh nghiệm, uy tín tham gia hoạt động luật sư. Khảo sát, xây dựng kế hoạch đào tạo, phát triển đội ngũ luật sư là người đồng bào dân tộc thiểu số tại các địa bàn, có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống.
- Đoàn luật sư khảo sát, tổng hợp nhu cầu đào tạo của luật sư trên địa bàn tỉnh, xây dựng kế hoạch đề nghị Liên Đoàn luật sư Việt Nam phối hợp với các Trường Đại học, các Học viện chuyên ngành pháp luật, các tổ chức hành nghề luật sư có uy tín trong nước và ngoài nước để tổ chức đào tạo kiến thức pháp luật, kỹ năng hành nghề cho luật sư hàng năm. Khuyến khích các tổ chức hành nghề luật sư xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực, trong đó có kế hoạch cử luật sư đi học tập, đào tạo sau đại học.
- Đảm bảo chất lượng đầu ra trong theo dõi, quản lý, hướng dẫn tập sự hành nghề luật sư, kể cả việc nâng cao nhận thức chính trị và đạo đức hành nghề luật sư.
1.3. Lộ trình và thời gian thực hiện:
- Đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh có số lượng từ 150 luật sư trở lên. Cụ thể:
+ Từ năm 2011 đến năm 2015: phát triển thêm từ 30 đến 40 luật sư; mỗi năm phát triển từ 6 đến 8 luật sư.
+ Từ năm 2015 đến năm 2020: phát triển thêm 50 luật sư trở lên; mỗi năm phát triển ít nhất 10 luật sư.
- Việc cử luật sư đi đào tạo về chuyên môn, ngoại ngữ, tin học và lý luận chính trị thực hiện theo kế hoạch xây dựng hàng năm, dựa trên kết quả khảo sát về nhu cầu đào tạo và các chỉ tiêu đào tạo của Liên đoàn luật sư Việt Nam và của tỉnh.
2. Về tổ chức hành nghề luật sư.
2.1. Định hướng: phát triển tổ chức hành nghề luật sư theo hướng chuyên nghiệp, chuyên sâu trong từng lĩnh vực hoạt động; phấn đấu đến năm 2020 có từ 20 đến 30 tổ chức hành nghề luật sư chuyên sâu trong lĩnh vực tranh tụng; từ 5 đến 10 tổ chức hành nghề luật sư chuyên sâu trong lĩnh vực tư vấn hỗ trợ phát triển doanh nghiệp; từ 15 đến 20 tổ chức hành nghề luật sư chuyên sâu trong lĩnh vực tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng và các dịch vụ pháp lý khác. Các tổ chức hành nghề luật sư phải từng bước áp dụng phương pháp điều hành, quản lý khoa học, xây dựng cơ sở vật chất, trụ sở đảm bảo tiêu chuẩn mô hình của tổ chức hành nghề luật sư hiện đại và có chiến lược liên kết, phát triển, mở rộng quy mô về tổ chức và các mối quan hệ kinh doanh.
Việc phát triển các tổ chức hành nghề luật sư phải đảm bảo đúng lộ trình, phân bố hợp lý trên địa bàn toàn tỉnh, trong đó khuyến khích các tổ chức hành nghề luật sư đặt trụ hoạt động tại các huyện vùng sâu, vùng xa, chưa có tổ chức hành nghề luật sư như: các huyện Đạ Tẻh, Cát Tiên, Đạ Huoai, Bảo Lâm, Đam Rông, Lạc Dương, Đơn Dương; phấn đấu đến năm 2020 tất cả các đơn vị hành chính cấp huyện trên địa bàn tỉnh đều có tổ chức hành nghề luật sư hoạt động.
2.2. Giải pháp:
- Tổ chức rà soát, đánh giá toàn bộ các tổ chức hành nghề luật sư trên địa bàn tỉnh, từ đó xây dựng phương án hỗ trợ các tổ chức hành nghề luật sư xây dựng kế hoạch củng cố về tổ chức và hoạt động, đảm bảo từng bước phát triển ổn định, phù hợp với khả năng, thế mạnh hoạt động của từng cá nhân luật sư và tổ chức hành nghề luật sư.
- Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích mở rộng quy mô của các tổ chức hành nghề luật sư, phát triển tổ chức hành nghề luật sư tại các huyện vùng sâu, vùng xa; như miễn, giảm thuế cho tổ chức hành nghề luật sư đăng ký hoạt động tại các huyện vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, các huyện chưa có tổ chức hành nghề luật sư. Tạo cơ chế và các điều kiện thuận lợi để thu hút các tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, các tổ chức hành nghề luật sư có uy tín trong nước mở chi nhánh hoạt động tại địa bàn tỉnh hoặc phối hợp, liên kết hoạt động với các tổ chức hành nghề luật sư của tỉnh, từ đó giúp các luật sư và tổ chức hành nghề luật sư của tỉnh học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao kỹ năng hành nghề.
- Các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, doanh nghiệp tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của luật sư.
2.3. Lộ trình và thời gian thực hiện:
- Từ năm 2011 đến năm 2012: tổ chức rà soát và xây dựng thí điểm từ 1 đến 3 tổ chức hành nghề luật sư chuyên sâu trong từng lĩnh vực hành nghề, có quy mô từ 05 luật sư trở lên.
- Từ năm 2012 đến năm 2015: tổ chức sơ kết, tổng kết kinh nghiệm, phát triển thêm từ 10 đến 15 tổ chức hành nghề luật sư chuyên sâu trong lĩnh vực tranh tụng; từ 3 đến 4 tổ chức hành nghề luật sư chuyên sâu trong lĩnh vực tư vấn hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế; từ 5 đến 7 tổ chức hành nghề luật sư chuyên sâu trong lĩnh vực tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng và các dịch vụ pháp lý khác.
- Từ năm 2015 đến năm 2020: phát triển đủ số lượng, đảm bảo về chất lượng và các điều kiện khác của tổ chức hành nghề luật sư theo nội dung Đề án.
3. Về tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư
3.1. Định hướng: củng cố, kiện toàn cơ cấu tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Đoàn luật sư để tổ chức này phát huy vai trò tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư và là cơ quan đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của luật sư, cũng như phát huy các nhân tố tích cực của luật sư nhằm phục vụ phát triển kinh tế, giữ gìn trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.
Hàng năm Đoàn luật sư xây dựng kế hoạch phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức trợ giúp pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, phấn đấu đến năm 2020, có trên 50% doanh nghiệp thường xuyên được tiếp cận và sử dụng dịch vụ pháp lý do luật sư cung cấp; đồng thời thường xuyên tổ chức việc tuyên truyền pháp luật và trợ giúp pháp lý miễn phí cho các đối tượng người nghèo, đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh.
3.2. Giải pháp:
- Củng cố, xây dựng bộ máy và nâng cao vai trò của Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư và Hội đồng khen thưởng - kỷ luật theo hướng trẻ hóa đội ngũ lãnh đạo, sử dụng những người có uy tín, năng lực và trình độ nghiệp vụ chuyên môn giỏi làm công tác quản lý. Đổi mới phong cách làm việc và điều hành, tiến tới sự chuyên nghiệp, hiệu quả, phát huy tối đa các thế mạnh của đội ngũ luật sư trong công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế và cải cách tư pháp.
- Xây dựng các quy chế hoạt động nội bộ, quy chế phối hợp của Đoàn luật sư với cơ quan hoạt động tố tụng, cơ quan quản lý nhà nước để phân định rõ trách nhiệm của cá nhân, tổ chức trong việc quản lý luật sư và hành nghề luật sư.
- Phát huy vai trò của Cấp ủy đảng, của đảng viên trong chỉ đạo, điều hành hoạt động của luật sư. Trước mắt xây dựng kế hoạch và các điều kiện để thành lập chi bộ Đoàn luật sư.
3.3. Lộ trình và thời gian thực hiện:
- Xây dựng và hoàn thiện các quy chế: năm 2011.
- Xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo, nâng cao trình độ pháp luật, kỹ năng hành nghề cho luật sư: hàng năm.
- Xây dựng kế hoạch thực hiện các giải pháp phát triển số lượng, chất lượng đội ngũ luật sư, phát triển tổ chức hành nghề luật sư: hàng năm.
4. Về công tác quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư
4.1. Định hướng: tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư theo nguyên tắc kết hợp quản lý nhà nước với phát huy vai trò tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư, đảm bảo việc tuân theo pháp luật, tuân thủ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của luật sư.
4.2. Giải pháp:
- Hoàn thiện cơ sở pháp lý để nâng cao vai trò quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư bằng cách ban hành các quy chế phối hợp trong việc quản lý tổ chức, hoạt động luật sư, ban hành các quy chế tăng cường trách nhiệm của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức xã hội nghề nghiệp của luật sư.
- Triển khai tổ chức các hội nghị sơ kết, tổng kết việc thực hiện Luật Luật sư và các văn bản hướng dẫn thi hành; hàng năm tổ chức hội nghị giao ban giữa các tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư nhằm trao đổi kinh nghiệm, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động hành nghề của luật sư.
- Tăng cường công tác rà soát, nắm tình hình về hoạt động của luật sư, hàng năm tổ chức xếp hạng luật sư và tổ chức hành nghề luật sư trên địa bàn tỉnh dựa trên các tiêu chí về uy tín, chất lượng dịch vụ, quy mô tổ chức, bộ máy và phạm vi hoạt động. Việc xếp hạng được công bố trên trang thông tin điện tử Sở Tư pháp và phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra vẽ tổ chức và hoạt động hành nghề của luật sư.
4.3. Lộ trình và thời gian thực hiện:
- Xây dựng quy chế phối hợp với Đoàn luật sư trong công tác quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư: năm 2011.
- Tổ chức hội nghị giao ban nhằm trao đổi kinh nghiệm, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động hành nghề của luật sư: hàng năm.
1. Trách nhiệm của Đoàn luật sư.
1.1. Phối hợp với Sở Tư pháp và các sở, ngành liên quan thực hiện hiệu quả Đề án;
1.2. Xây dựng kế hoạch thực hiện các giải pháp phát triển số lượng, chất lượng đội ngũ luật sư, phát triển tổ chức hành nghề luật sư theo đúng nội dung và lộ trình của Đề án;
1.3. Chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp xây dựng các quy chế để củng cố tổ chức và hoạt động của Đoàn luật sư; quy chế phối hợp với các cơ quan tố tụng để phát huy vai trò hiệu quả hoạt động hành nghề của luật sư; quy chế phối hợp với Sở Tư pháp trong việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư;
1.4. Xây dựng phương án thành lập tổ chức Đảng, đoàn thể trong Đoàn luật sư theo quy định.
1.5. Hàng năm tổ chức tổng kết, trao đổi kinh nghiệm, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho luật sư; xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo, nâng cao trình độ pháp luật, kỹ năng hành nghề cho luật sư.
2. Trách nhiệm của Sở Tư pháp.
2.1. Chủ trì, phối hợp với Đoàn luật sư triển khai thực hiện Đề án; giúp Ủy ban nhân dân tỉnh đôn đốc, hướng dẫn thực hiện Đề án, tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện Đề án; tham mưu đề xuất cho Ủy ban nhân dân tỉnh bổ sung, điều chỉnh Đề án.
2.2. Chủ trì tổ chức các hội nghị sơ kết, tổng kết việc triển khai thực hiện Luật Luật sư và các văn bản hướng dẫn thi hành; tổ chức các hội nghị giao ban nhằm trao đổi kinh nghiệm, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động hành nghề của luật sư.
2.3. Chủ trì, phối hợp với Đoàn luật sư xây dựng quy chế phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư.
2.4. Tham mưu đề xuất cho Ủy ban nhân dân tỉnh các biện pháp hỗ trợ phát triển nghề luật sư và tăng cường công tác quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư trên địa bàn tỉnh;
2.5. Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư; đề xuất việc khen thưởng các cá nhân, tổ chức luật sư có thành tích xuất sắc trong hoạt động hành nghề. Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê theo quy định của pháp luật.
2.6. Thực hiện việc thanh tra, kiểm tra về tổ chức và hoạt động của Đoàn luật sư và tổ chức hành nghề luật sư; xử phạt vi phạm hành chính đối với luật sư và tổ chức hành nghề luật sư theo thẩm quyền.
Định kỳ tổng hợp báo cáo UBND tỉnh tình hình và kết quả thực hiện Đề án.
3. Trách nhiệm của các cơ quan tố tụng.
3.1. Phối hợp với Sở Tư pháp, Đoàn luật sư trong việc nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tư vấn pháp luật và tham gia tranh tụng của luật sư trong các giai đoạn tố tụng.
3.2. Tạo điều kiện thuận lợi để luật sư hoạt động hành nghề, đảm bảo sự tham gia của luật sư trong tất cả các giai đoạn tố tụng theo quy định của pháp luật./.
- 1Quyết định 1240/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án Phát triển đội ngũ luật sư trên địa bàn tỉnh Cao Bằng từ năm 2013 đến năm 2020
- 2Quyết định 1451/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án phát triển đội ngũ luật sư thành phố Hải Phòng đến năm 2020
- 3Quyết định 1836/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án phát triển đội ngũ luật sư đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 4Kế hoạch 225/KH-UBND năm 2021 thực hiện Kết luận 69-KL/TW về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 33-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức và hoạt động của luật sư trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 1Luật Luật sư 2006
- 2Nghị định 28/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật luật sư
- 3Thông tư 02/2007/TT- BTP hướng dẫn Luật Luật sư, Nghị định hướng dẫn Luật Luật sư do Bộ Tư Pháp ban hành
- 4Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 5Nghị định 131/2008/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Luật sư về tổ chức xã hội – nghề nghiệp của luật sư
- 6Quyết định 123/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Đề án Phát triển đội ngũ luật sư phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế từ năm 2010 đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 1240/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án Phát triển đội ngũ luật sư trên địa bàn tỉnh Cao Bằng từ năm 2013 đến năm 2020
- 8Quyết định 1451/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án phát triển đội ngũ luật sư thành phố Hải Phòng đến năm 2020
- 9Quyết định 1836/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án phát triển đội ngũ luật sư đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 10Kế hoạch 225/KH-UBND năm 2021 thực hiện Kết luận 69-KL/TW về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 33-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức và hoạt động của luật sư trên địa bàn tỉnh Sơn La
Quyết định 285/QĐ-UBND năm 2011 về phê duyệt Đề án "Phát triển đội ngũ luật sư đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- Số hiệu: 285/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 28/01/2011
- Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng
- Người ký: Huỳnh Đức Hòa
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 28/01/2011
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực