Hệ thống pháp luật

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2842/QĐ-UBND

Sơn La, ngày 15 tháng 11 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÒNG CHỐNG LŨ BÃO VÀ GIẢM NHẸ THIÊN TAI TỈNH SƠN LA, GIAI ĐOẠN 2008 - 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07 tháng 02 năm 2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP;

Căn cứ Quyết định số 172/QĐ-TTg ngày 16 tháng 11 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về chiến lược phòng chống lũ bão và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020;

Xét đề nghị của Ban Chỉ huy PCLB - GNTT tỉnh Sơn La tại Tờ trình số 31/TTr- PCLB, ngày 20 tháng 10 năm 2008 ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình hành động thực hiện chiến lược phòng chống lũ bão và giảm nhẹ thiên tai (PCLB - GNTT) tỉnh Sơn La giai đoạn 2008 - 2015 và định hướng đến năm 2020.

(Có chương trình hành động kèm theo)

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Giao Thường trực Ban Chỉ huy PCLB - GNTT tỉnh chủ trì tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch hành động.

2. Các sở, ban, ngành, địa phương trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm tổ chức tốt nội dung, chương trình, dự án của Chương trình.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Chỉ huy PCLB - GNTT tỉnh, các ngành, địa phương có liên quan tham mưu, đề xuất bố trí vốn đầu tư hàng năm và các nguồn vốn khác theo quy định hiện hành để phục vụ cho công tác PCLB - GNTT đảm bảo tổ chức thực hiện chương trình có hiệu quả.

Điều 3. Các ông (bà): Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Công Thương, Nội vụ, Ngoại vụ, Giao thông Vận tải, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Khoa học và Công nghệ, Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Đài Khí tượng Thuỷ văn Tây Bắc, Chủ tịch UBND các huyện, Thành phố, Thường trực Ban Chỉ huy PCLB - GNTT tỉnh, Thủ trưởng các ngành, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- TT tỉnh (b/c);
- TT HĐND (b/c);
- TT UBND tỉnh;
- Như Điều 3 (t/h);
- Lưu: VT, KTN, H, Châu (01), 18b.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Cầm Văn Chính

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN
(Kèm theo Quyết định số 2842/QĐ-UBND ngày 15 tháng 11 năm 2008 của Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La)

STT

Tên chương trình, dự án

Mục tiêu

Tóm tắt nội dung

Kinh phí thực hiện (Tỷ đồng)

Thời gian thực hiện

 

Tổng cộng

 

 

2.622,0

 

I

Chương trình hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn, thi hành pháp luật, cơ chế, chính sách

1

Rà soát các chính sách cứu trợ phục hồi sau thiên tai

- Ổn định đời sống và sinh hoạt của nhân dân vùng bị thiên tai

Ban hành các cơ chế chính sách

0,5

Hàng năm

2

Rà soát các chính sách hỗ trợ vùng thường xuyên bị thiên tai

- Ổn định đời sống và sinh hoạt của nhân dân, khôi phục lại sản xuất để phát triển

Ban hành cơ chế chính sách

0,5

Hàng năm

3

Rà soát Quy chế sử dụng Quỹ PCLB và GNTT, kinh phí hỗ trợ khắc phục thiên tai của Chính phủ và tổ chức cá nhân...

- Ổn định đời sống và sinh hoạt của nhân dân, khôi phục lại sản xuất để phát triển

Ban hành Quy chế sử dụng, phân phối

0,5

Hàng năm

II

Kiện toàn tổ chức bộ máy

1

Kiện toàn tổ chức bộ máy chỉ đạo phòng chống và giảm nhẹ thiên tai

- Tăng cường năng lực cho công tác chỉ đạo điều hành các cấp

- Chỉ huy PCBL và GNTT

- Thực hiện chiến lược

0,5

Hàng năm

2

Tổ chức tập huấn để nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai

- Nâng cao năng lực hiểu biết cho cán bộ làm công tác PCLB và GNTT và nhân dân

- Hiểu khái niệm cơ bản các dạng thiên tai, cách phòng tránh, công tác thông tin, báo cáo, tổng hợp số liệu

1,0

Hàng năm

III

Lập và rà soát quy hoạch

1

Lập bản đồ phân vùng nguy cơ xảy ra lũ quét trên các lưu vực sông suối lớn

- Phục vụ cho công tác chỉ đạo điều hành

- Định hướng cách phòng tránh

- Điều tra những vùng thường xảy ra lũ quét

- Lập bản đồ

-Lắp đặt hệ thống cảnh báo

6,0

2009 - 2015

2

Lập bản đồ phân vùng ngập lụt, hạn hán các lưu vực sông, suối

- Phục vụ cho công tác chỉ đạo điều hành

- Định hướng cách phòng tránh

- Điều tra những vùng thường ngập lụt, hạn hán

- Lập bản đồ

- Lập hệ thống mốc cảnh báo

5

2009 - 2015

3

Lập bản đồ xác định nguy cơ sạt lở bờ sông, suối, vùng dân cư, đô thị

- Phục vụ cho công tác chỉ đạo điều hành

- Định hướng cách phòng tránh

- Điều tra những vùng thường xảy ra sạt lở

- Lập bản đồ

- Lập quy hoạch di dời, sơ tán ổn định cuộc sống

5

2009 - 2015

4

Rà soát, bổ sung quy hoạch thuỷ lợi toàn tỉnh

- Định hướng đầu tư xây dựng các công trình

- Tổ chức điều tra, đánh giá

- Xây dựng phương án quy hoạch

3

2009 - 2015

5

Rà soát, bổ sung quy hoạch bố trí, sắp xếp dân cư

- Định hướng đầu tư xây dựng bố trí các khu dân cư mới và đầu tư kết cấu hạ tầng

- Tổ chức điều tra, đánh giá

- Xây dựng phương án quy hoạch

3

2009 - 2015

6

Rà soát, bổ sung quy hoạch sử dụng đất trong nông nghiệp nông thôn gắn với nhiệm vụ phòng chống thiên tai và GNTT

- Định hướng bố trí cây trồng, vật nuôi, để phát triển nông nghiệp nông thôn bền vững

- Tổ chức điều tra, đánh giá

- Xây dựng phương án quy hoạch

3

2009 - 2015

7

Rà soát, bổ sung quy hoạch xây dựng khu vực thành phố, thị xã, thị tứ...thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi thiên tai

- Định hướng đầu tư xây dựng bố trí các khu đô thị và đầu tư kết cấu hạ tầng

- Tổ chức điều tra, đánh giá

- Xây dựng phương án quy hoạch

3

2009 - 2015

IV

Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo cấp tỉnh

1

Tăng cường năng lực dự báo, cảnh tỉnh lũ cấp tỉnh

- Phục vụ cho công tác chỉ huy, chỉ đạo PCLB và GNTT

- Xây dựng dự án cải tạo các trạm đo khí tượng, thuỷ văn trên địa bàn các sông suối chính của tỉnh

- Nâng cao năng lực cảnh báo, dự báo

15

2009 - 2015

V

Nâng cao nhận thức cộng đồng

1

Đào tạo tập huấn về thiên tai và biện pháp phòng tránh cho các cộng đồng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai

- Phấn đấu trên 70% số dân các xã được phổ biến kiến thức PCLB và GNTT

- Tổ chức biên soạn tài liệu, tờ rơi...phổ biến

- Phối hợp với các cơ quan liên quan mở lớp tập huấn

5,0

2009 - 2020

2

Tổ chức thông tin tuyên truyền về thiên tai thông qua hệ thống thông tin đại chúng của tỉnh

- Nâng cao năng lực phòng, chống của cộng đồng

- Xây dựng trang tin, bài viết, băng đĩa...phát trên các phương tiện thông tin đại chúng

1,0

2009 - 2020

VI

Chương trình trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn các lưu vực lớn

1

Trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn

- Phấn đấu đến 2015 trồng mới được 56.400 ha, khoanh nuôi 180.000 ha bảo vệ 770.000 ha

- Lập kế hoạch trồng rừng hàng năm

- Chăm sóc bảo vệ

1.800,0

2009 - 2015

VII

Chương trình tăng cường năng lực quản lý thiên tai và ứng dụng khoa học công nghệ

1

Tăng cường năng lực cho các cơ quan quản lý thiên tai cấp tỉnh, huyện, xã

- Phục vụ cho công tác chỉ huy, chỉ đạo

- Đào tạo nghiệp vụ chuyên môn

- Xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị

5,0

2009 - 2020

2

Tăng cường năng lực cho lực lượng tìm kiếm, cứu nạn của tỉnh

- Phục vụ cho công tác tìm kiếm cứu nạn

- Đào tạo nghiệp vụ chuyên môn

- Xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị

5,0

2009 - 2020

3

Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, kỹ thuật và sử dụng vật liệu mới vào phục vụ công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai

- Phục vụ cho công tác chỉ huy, chỉ đạo

- Xây dựng hệ thống cảnh báo

5,0

2009 - 2020

4

 

Hoàn chỉnh hệ thống thông tin liên lạc phục vụ công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai

 

- Phục vụ công tác chỉ huy, chỉ đạo từ tỉnh đến xã, phường

 

- Hoàn thiện hệ thống thông tin liên lạc

 

3,0

 

2009 - 2015

 

5

 

Tổ chức lực lượng tình nguyện viên tham gia trong công tác phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai

- Nâng cao năng lực tìm kiếm, cứu trợ, cứu nạn

 

- Tuyên truyền, giải thích cho người dân hiểu, biết về PCBL và GNTT

2,0

 

2009 - 2020

 

VIII

Biện pháp công trình

1

Chường trình rà soát, nâng cấp, xây dựng công trình phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai cấp địa phương quản lý phù hợp với quy chuẩn thiết kế và đặc điểm thiên tai từng vùng

Đảm bảo an toàn cho người và tài sản

- Xây dựng các vùng tái định cư, kết cấu hạ tầng cơ sở đảm bảo ổn định dân cư phòng tránh các dạng thiên tai

500,0

2009 - 2020

2

Chương trình xây dựng các công trình phòng chống sạt lở bờ sông, suối

Đảm bảo ổn định dòng chảy, an toàn cho các khu dân cư

Cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới các vị trí có nguy cơ bị sạt lở đất các sông suối

600,0

2009 - 2020

3

Chương trình xây dựng, cải tạo các hồ chứa điều tiết dòng chảy, tham gia cắt lũ

Đảm bảo an toàn cho dân cư vùng hạ lưu

Cải tạo, nâng cấp, sửa chữa, xây dựng mới các hồ chứa nước

150,0

2009 - 2020

 

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG

THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÒNG CHỐNG LŨ BÃO VÀ GIẢM NHẸ THIÊN TAI GIAI ĐOẠN 2008 - 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

Triển khai Quyết định số 172/2007/QĐ-TTg ngày 16/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ về chiến lược phòng chống lũ bão và giảm nhẹ thiên tai (PCLB - GNTT) đến năm 2020.

Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La xây dựng chương trình hành động thực hiện chiến lược phòng chống lũ bão và giảm nhẹ thiên tai với các nội dung sau:

I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỈNH SƠN LA

Sơn La là một tỉnh miền núi Tây Bắc Việt Nam, diện tích tự nhiên 14.174,44 km2; Có 250 km chung đường biên giới với nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào và 628 km ranh giới với các tỉnh khác. Tỉnh Sơn La có 11 đơn vị hành chính, 1 thành phố trực thuộc tỉnh và 10 huyện, 206 xã, phường, thị trấn với dân số trên 1 triệu người, có 12 dân tộc anh em chủ yếu sinh sống.

Địa hình Sơn La có độ cao trung bình 600 m so với mực nước biển, địa hình chia cắt sâu và mạnh; 97% diện tích tự nhiên thuộc lưu vực sông Đà và sông Mã; có 2 cao nguyên lớn là Mộc Châu và Sơn La - Nà Sản, với địa hình đồi bát úp tương đối bằng phẳng.

Hệ thống sông suối khá dầy bình quân 1,8 km/ km2; có 2 con sông lớn chảy qua là sông Đà và sông Mã với 35 chi lưu lớn và hàng trăm suối nhỏ nằm trên địa hình dốc với nhiều thác ghềnh là điều kiện thuận lợi để phát triển về tiềm năng Thuỷ điện vừa và nhỏ, cùng với Thuỷ điện Sơn La góp phần to lớn vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong thời gian tới.

Khí hậu Sơn La nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa và được chia thành 2 mùa rõ rệt, mùa đông lạnh và khô, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều. Do điều kiện địa hình chia cắt sâu và mạnh hình thành nhiều tiểu vùng khí hậu khác nhau, nhiệt độ trung bình hàng năm là 21,80c; lượng mưa trung bình năm bình quân 1.211 mm;

Những biến đổi khí hậu trên thế giới những năm gần đây, cộng với địa hình vùng núi chia cắt sâu, nhiều tiểu vùng khí hậu đã tạo cho tỉnh Sơn La phải chịu nhiều loại hình thiên tai khác nhau như: Mưa đá, gió lốc, lũ ống, lũ quét, ngập úng, sạt lở đất, rét đậm, rét hại… gây thiệt hại lớn về người và tài sản, làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân.

Chỉ tính từ năm 2005 đến nay, thiên tai đã làm 76 người chết, 114 người bị thương, 1 người mất tích; 109 đập xây thuỷ lợi kiên cố bị hư hỏng nặng, 776 công trình thuỷ lợi kết cấu bằng rọ thép bị trôi, hỏng nặng; hàng ngàn m3 đất đá bị sạt lở trên các tuyến đường quốc lộ và tỉnh lộ; hàng trăm ngôi nhà bị đổ, ngập, sạt lở; hàng ngàn ha lúa, hoa mầu bị hư hỏng…; tổng giá trị thiệt hại ước tính trên 690 tỷ đồng.

II. MỤC TIÊUCHƯƠNG TRÌNH

1. Mục tiêu tổng thể

Tập trung mọi nguồn lực để thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, nhằm giảm thiệt hại thấp nhất về người và tài sản; hạn chế tác hại ảnh hưởng đến môi trường, sinh thái; góp phần vào sự phát triển bền vững kinh tế, xã hội, chính trị, quốc phòng, an ninh trật tự an toàn và đời sống của nhân dân trong tỉnh.

2. Mục tiêu cụ thể

- Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo nhằm chủ động đối phó với các loại hình thiên tai thường xảy ra;

- Triển khai xây dựng các quy hoạch về phòng chống lũ bão và GNTT; quy hoạch các tuyến suối chính thường xuyên bị sạt lở, quy hoạch ổn định dân cư các vùng thường xuyên bị thiên tai, sạt lở đất, ngập úng… đảm bảo tính hợp lý trong phòng chống các loại hình thiên tai và phù hợp với quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội của tỉnh.

- Trên cơ sở các quy hoạch được phê duyệt triển khai xây dựng các dự án công trình và phi công trình; xây dựng kế hoạch hàng năm, trung hạn và dài hạn, đảm bảo chủ động ứng phó với công tác phòng chống lũ bão và giảm nhẹ thiên tai.

- Tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ năng, nâng cao năng lực và trình độ để phòng, chống, khắc phục hậu quả do lũ bão và các loại hình thiên tai thường xảy ra cho các cấp chính quyền từ tỉnh cho đến cơ sở xã, bản và đến mọi người dân.

- Xây dựng các phương án chỉ đạo, phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ giữa các lực lượng trong tìm kiếm cứu nạn cứu trợ để chủ động đối phó với mọi tình huống xảy ra; Xây dựng quy chế tổ chức thực hiện và duy trì, bổ sung Quỹ phòng chống lũ bão và giảm nhẹ thiên tai; Bảo đảm trang thiết bị, kỹ thuật, thông tin liên lạc, công tác dự trữ vật tư, nhu yếu phẩm tiêu dùng đầy đủ, nhất là ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng thường xuyên bị chia cắt… thường xuyên bị ảnh hưởng của thiên tai, phục vụ cho công tác ứng cứu và tìm kiếm cứu nạn.

III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Rà soát, bổ sung, điều chỉnh các cơ chế chính sách

Rà soát, bổ sung điều chỉnh cơ chế chính sách hỗ trợ về người, tài sản, giống cây trồng, vật nuôi… nhằm đảm bảo sớm khắc phục hậu quả, ổn định sản xuất và đời sống của nhân dân.

Xây dựng Quy chế lập, sử dụng Quỹ phòng chống lũ bão và giảm nhẹ thiên tai.

Xây dựng Quy chế phân phối, sử dụng kinh phí, hàng hoá,… của các tổ chức, cá nhân ủng hộ khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra.

2. Nâng cao năng lực chỉ đạo

Kiện toàn bộ máy tổ chức, nâng cao năng lực điều hành, chỉ huy của Ban Chỉ huy phòng chống lũ bão và giảm nhẹ thiên tai các cấp từ tỉnh đến cơ sở; Hoàn thiện các văn bản, quy định, hướng dẫn, quản lý, cơ chế phối hợp, phân cấp cho các cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND tỉnh và các cấp chính quyền cơ sở về công tác phòng chống lũ bão và giảm nhẹ thiên tai.

3. Đẩy nhanh ứng dụng các công nghệ mới vào PCLB - GNTT

Tập trung chỉ đạo ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong công tác điều hành chỉ đạo và dự báo, cảnh báo các dạng thiên tai thường gặp.

Phổ biến, triển khai ứng dụng các thành tựu về khoa học kỹ thuật trong sử dụng vật liệu kết cấu nhẹ, bền chắc để xây dựng nhà ở phòng chống các dạng thiên tai.

Đẩy mạnh việc ứng dựng công nghệ mới để nghiên cứu, xác định điều kiện dòng chảy nhằm tìm ra các giải pháp tối ưu hoá trong việc thiết kế và xây dựng các công trình ngăn suối, đảm bảo hợp lý cho phòng chống sạt lở bờ sông suối.

4. Xã hội hoá công tác PCLB - GNTT

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, năng lực phòng ngừa thiên tai và cứu trợ thiên tai của cộng đồng về công tác PCLB - GNTT; Xây dựng tổ chức và lực lượng tự ứng phó theo phương châm 4 tại chỗ để tham gia ứng cứu và tìm kiếm cứu nạn.

Phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội; các tổ chức hội nghề nghiệp; xây dựng lực lượng tình nguyện viên trong công tác tuyên truyền vận động mọi người dân hiểu về các loại hình thiên tai, cách phòng tránh, ứng phó khi thiên tai xảy ra.

Tăng cường phổ biến kiến thức pháp luật, tập huấn về công tác phòng chống lũ bão và giảm nhẹ thiên tai thông qua tờ rơi, áp phích, băng, đĩa… và trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về công tác phòng chống các loại hình thiên tai thường xảy ra: Sạt lở đất, mưa đá, sét đánh, lũ, ngập úng… nhằm giảm thiệt hại thấp nhất về người và tài sản khi có thiên tai xảy ra.

5. Đầu tư xây dựng các công trình PCLB&GNTT

Tập trung nguồn vốn để đầu tư xây dựng các công trình phòng chống lũ bão và giảm nhẹ thiên tai như: Xây dựng các hồ chứa cắt lũ, kè suối chống sạt lở; Xây dựng các vùng tái định cư để di chuyển nhân dân các vùng thường xuyên bị sạt lở đất, bị ngập úng, các hộ nhân dân ở vị trí sát sông suối có nguy cơ bị ảnh hưởng của sạt lở đất khi có mưa lũ xảy ra…

Ưu tiên các dự án đầu tư cho trồng rừng phòng hộ đầu nguồn các sông suối, đầu nguồn các hồ đập, công trình thuỷ lợi, cấp nước ăn và sinh hoạt; hành lang giao thông các tuyến đường.

6. Tăng cường hợp tác trong nước và quốc tế

Tạo điều kiện để các tổ chức trong nước và quốc tế vào giúp tỉnh trong công tác nghiên cứu quy hoạch; đầu tư xây dựng các công trình phòng chống lũ, sạt lở đất, trồng rừng đầu nguồn; nâng cao công tác cảnh báo và dự báo và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác PCLB - GNTT.

IV. CÁC CHƯƠNG TRÌNH DỰ ÁN VÀ PHÂN KỲ KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ

Tổng nguồn vốn đầu tư: 2.622 tỷ đồng

Trong đó:

- Xây dựng cơ chế chính sách: 1,5 tỷ đồng

- Kiện toàn tổ chức bộ máy :  1,5 tỷ đồng

- Lập các dự án Quy hoạch: 28 tỷ đồng

- Nâng cao năng lực cảnh báo dự báo: 15 tỷ đồng

- Nâng cao nhận thức cộng đồng : 6 tỷ đồng

- Chương trình trồng, bảo vệ, khoanh nuôi rừng : 1.800 tỷ đồng

- Nâng cao năng lực quản lý:  20 tỷ đồng

- Đầu tư xây dựng các công trình: 750 tỷ đồng

(Có phụ lục kèm theo).

V. TỔ CHỨC THỨC HIỆN

1. Ban Chỉ huy Phòng chống lũ bão và giảm nhẹ thiên tai tỉnh là cơ quan chủ trì tổ chức thực hiện Chương trình, kế hoạch hành động có nhiệm vụ:

Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chiến lược của tỉnh; là đầu mối liên hệ với các Bộ, Ngành Trung ương, các tổ chức Quốc tế về lĩnh vực PCLB - GNTT.

Trên cơ sở Chiến lược đã được phê duyệt, xây dựng kế hoạch triển khai từng giai đoạn, đề xuất trình cấp thẩm quyền phân công giao nhiệm vụ cho các ngành, địa phương tổ chức thực hiện.

Hàng năm tổ chức kiểm tra, đánh giá việc triển khai thực hiện Chiến lược của các sở, ban, ngành và các địa phương, sơ kết đánh giá rút kinh nghiệm trong quá trình tổ chức thực hiện Chương trình.

2. Các sở, ngành, địa phương trên cơ sở chức năng nhiệm vụ được giao có trách nhiệm tổ chức thực hiện tốt yêu cầu, nội dung, chương trình, dự án của Chương trình.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Chỉ huy PCLB - GNTT tỉnh, các sở chuyên môn, địa phương có liên quan tham mưu, đề xuất bố trí vốn đầu tư hàng năm và các nguồn vốn tài trợ khác theo quy định hiện hành phục vụ cho công tác Phòng chống lũ bão và giảm nhẹ thiên tai, đảm bảo tổ chức Chương trình có hiệu quả.

Sơn La là một tỉnh miền núi, trong những năm gần đây xuất hiện nhiều loại hình thiên tai như gió lốc, mưa đá, sương muối, lũ quét, sạt lở đất… đã gây thiệt hại về người và tài sản, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế của tỉnh. Do điều kiện nguồn kinh phí của địa phương có hạn, trên 80 % do nguồn ngân sách của Chính phủ cấp, nhằm hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, tỉnh Sơn La kính đề nghị Chính phủ, Ban Chỉ đạo PCLB Trung ương, Các Bộ, ngành Trung ương, các Tổ chức Quốc tế quan tâm giúp đỡ tỉnh Sơn La cả về kinh phí đầu tư các dự án và tăng cường năng lực về công tác PCLB - GNTT, nhằm đạt được hiệu quả theo nội dung, kế hoạch Chương trình đã đề ra./.

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 2842/QĐ-UBND năm 2008 phê duyệt Chương trình hành động thực hiện chiến lược phòng chống lũ bão và giảm nhẹ thiên tai tỉnh Sơn La, giai đoạn 2008 - 2015 và định hướng đến năm 2020

  • Số hiệu: 2842/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 15/11/2008
  • Nơi ban hành: Tỉnh Sơn La
  • Người ký: Cầm Văn Chính
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 15/11/2008
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản