BỘ LAO ĐỘNG | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ |
Số: 283-LĐ/QĐ | Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 1969 |
ỦY QUYỀN CHO BAN THANH TRA KỸ THUẬT AN TOÀN VÀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG TRONG VIỆC KÝ MỘT SỐ VĂN BẢN
BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG
Căn cứ nghị định số 187-CP ngày 20-2-1963 của Hội đồng Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Lao động;
Căn cứ điều lệ tạm thời về bảo hộ lao động do Hội đồng Chính phủ ban hành kèm theo Nghị định số 181-CP ngày 18-12-1964 quy định tại chương IV nhiệm vụ, chức năng cụ thể của hệ thống tổ chức thanh tra kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động và thông tư số 12-LĐ/TT ngày 30-08-1966 của Bộ Lao động (được Thủ tướng Chính phủ thỏa thuận tại Quyết định số 105-TTg/CN ngày 14-06-1966) hướng dẫn về nhiệm vụ, quyền hạn, lề lối làm việc của tổ chức thanh tra kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động;
Để phát huy chức năng của Ban thanh tra kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động trong quan hệ về nghiệp vụ với các cơ quan, xí nghiệp có lợi cho công việc chung đồng thời vẫn bảo đảm được nguyên tắc, để phù hợp với tính chất công tác của Ban thanh tra, kịp thời ngăn chặn tai nạn lao động, bảo vệ công nhân trong sản xuất,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. – Ngoài các văn bản, công văn gửi lên cấp trên, những văn bản đặt ra chế độ, thể lệ mới, những chỉ thị do Bộ trưởng ký, nay ủy quyền cho Ban thanh tra kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động ký các loại văn bản, công văn có tính chất thi hành cụ thể.
Điều 2. - Trưởng ban thanh tra kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động ký các công văn thuộc nghiệp vụ của ban như hướng dẫn, đôn đốc, nhắc nhở việc thực hiện các công văn nhằm can thiệp giải quyết cho kịp thời, các công văn thỏa thuận về các quy định cụ thể chi tiết của các ngành, các cấp trong việc vận dụng nguyên tắc, chế độ đã có, các công văn về những việc thường ngày theo chế độ, chính sách hiện hành, cụ thể như:
- Công văn gửi các ngành, các địa phương hướng dẫn về biện pháp thực hiện phương hướng, nhiệm vụ công tác từng thời gian mà Bộ Lao động đã nêu nhiệm vụ chung, và hướng dẫn sơ kết, tổng kết công tác;
- Công văn gửi các ngành, các địa phương để đôn đốc, nhắc nhở việc thực hiện các chính sách, chế độ bảo hộ lao động, các quy phạm kỹ thuật an toàn đã ban hành;
- Công văn kiến nghị việc giải quyết các tồn tại, vướng mắc đã phát hiện trong thanh tra;
- Công văn kiến nghị với cơ quan quản lý và cơ sở sản xuất có biện pháp giải quyết gấp, nhằm ngăn chặn tai nạn lao động hoặc sự cố có thể xảy ra;
- Thông báo về tình hình tai nạn lao động từng thời gian;
- Công văn thỏa thuận với các ngành, các cấp quản lý sản xuất về các ngành, nghề cụ thể được hưởng bồi dưỡng bằng hiện vật, trang bị bảo hộ lao động, căn cứ vào nguyên tắc, chế độ chung của Nhà nước và chủ trương đã có của Bộ;
- Công văn đề xuất với các cơ quan quản lý sản xuất, các cơ quan khoa hoc kỹ thuật nghiên cứu các biện pháp về kỹ thuật để cải thiện điều kiện làm việc, đề phòng tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho công nhân, lao động;
- Công văn kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền để thi hành kỷ luật các cá nhân không chấp hàng luật lệ bảo hộ lao động hay không thực hiện kiến nghị của cán bộ thanh tra mà không có lý do chính đáng, hoặc đưa ra truy tố xét xử các cá nhân thiếu tinh thần trách nhiệm để xảy ra tai nạn lao động nghiêm trọng làm thiệt hại đến tính mạng của công nhân và tài sản của Nhà nước;
- Công văn báo cho các nơi để yêu cầu chuẩn bị làm việc với các đoàn cán bộ thanh tra của ban, giấy giới thiệu cán bộ hoặc đoàn cán bộ thanh tra của ban đi công tác từng thời gian và công văn giấy tờ có tính chất hành chính, sự vụ khác;
- Công văn yêu cầu các nơi đã được thanh tra báo cáo kết quả thực hiện các biện pháp do cán bộ thanh tra kiến nghị; yêu cầu các cơ quan lao động các ngành, các địa phương, các giám đốc xí nghiệp cung cấp những tài liệu về tình hình thực hiện công tác bảo hộ lao động tại các ngành, các địa phương, các xí nghiệp.
Điều 3. - Để quan hệ với các cơ quan, xí nghiệp, Ban thanh tra kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động được sử dụng con dấu riêng.
Hình thể, khuôn khổ, nội dung con dấu và việc quản lý, sử dụng con dấu của Ban thanh tra kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động phải theo đúng quy định về việc quản lý, sử dụng con dấu trong nghị định số 56-CP ngày 17-03-1966 của Hội đồng Chính phủ và thông tư số 03-VP/CA ngày 12-02-1966 của Bộ Công an hướng dẫn việc thi hành.
Điều 4. – Các ông Trưởng ban thanh tra kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động, Vụ trưởng Vụ tổ chức cán bộ và Chánh văn phòng Bộ chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
| BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG |
- 1Nghị định 181-CP năm 1964 ban hành điều lệ tạm thời về bảo hộ lao động do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 2Chỉ thị 4-LĐ/BH năm 1974 về tăng cường công tác thanh tra kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động do Bộ Lao động ban hành
- 3Quyết định 1395/QĐ-LĐTBXH năm 2015 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đến hết ngày 10 tháng 6 năm 2015
- 1Nghị định 187-CP năm 1963 quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Lao động do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 2Nghị định 181-CP năm 1964 ban hành điều lệ tạm thời về bảo hộ lao động do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 3Chỉ thị 4-LĐ/BH năm 1974 về tăng cường công tác thanh tra kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động do Bộ Lao động ban hành
Quyết định 283-LĐ/QĐ năm 1969 về việc ủy quyền cho Ban thanh tra kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động trong việc ký một số văn bản do Bộ trưởng Bộ Lao động ban hành
- Số hiệu: 283-LĐ/QĐ
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 26/11/1969
- Nơi ban hành: Bộ Lao động
- Người ký: Nguyễn Hữu Khiếu
- Ngày công báo: 30/11/1969
- Số công báo: Số 17
- Ngày hiệu lực: 11/12/1969
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực