- 1Nghị định 71/2005/NĐ-CP về quản lý đầu tư xây dựng công trình đặc thù
- 2Quyết định 30/2005/QĐ-BTC về chế độ mở và sử dụng tài khoản tại Kho bạc nhà nước do Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành
- 3Luật Đấu thầu 2005
- 4Thông tư 79/2003/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, cấp phát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước do Bộ Tài chính ban hành
- 5Thông tư 126/2007/TT-BTC hướng dẫn việc lập dự toán, sử dụng và quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với dự án xây dựng công trình giao thông trên địa bàn các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn do Bộ Tài chính ban hành
- 6Thông tư 117/2008/TT-BTC hướng dẫn quản lý, sử dụng chi phí quản lý dự án đầu tư của các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước do Bộ Tài chính ban hành
- 7Quyết định 120/2008/QĐ-BTC về Chế độ kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 8Nghị định 69/2009/NĐ-CP bổ sung quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
- 9Nghị định 48/2010/NĐ-CP về hợp đồng trong hoạt động xây dựng
- 10Thông tư 19/2011/TT-BTC quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước do Bộ Tài chính ban hành
- 11Thông tư 28/2011/TT-BTC hướng dẫn Luật quản lý thuế, Nghị định 85/2007/NĐ-CP và 106/2010/NĐ-CP do Bộ Tài chính ban hành
- 12Thông tư 109/2011/TT-BTC hướng dẫn mở và sử dụng tài khoản tại Kho bạc Nhà nước trong điều kiện áp dụng Tabmis do Bộ Tài chính ban hành
- 13Công văn 17848/BTC-TCT về khấu trừ thuế giá trị gia tăng theo Thông tư 28/2011/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành
- 1Thông tư 107/2007/TT-BTC hướng dẫn về quản lý thanh toán, quyết toán vốn đầu tư dự án giải phóng mặt bằng, tái định cư sử dụng vốn ngân sách nhà nước do Bộ Tài chính ban hành
- 2Quyết định 108/2009/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Thông tư 10/2011/TT-BTC Quy định về quản lý, sử dụng chi phí quản lý dự án của dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn Ngân sách nhà nước do Bộ Tài chính ban hành
- 4Thông tư 166/2011/TT-BTC quy định về quản lý, sử dụng chi phí chuẩn bị dự án và kinh phí hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình quản lý dự án; chỉ tiêu tài chính của hợp đồng dự án; điều kiện và phương thức thanh toán cho nhà đầu tư thực hiện dự án theo hình thức hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao; quyết toán giá trị công trình dự án thực hiện theo hình thức hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao, Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh, Xây dựng - Chuyển giao do Bộ Tài chính ban hành
- 5Công văn 16989/BTC-ĐT hướng dẫn thanh toán vốn đầu tư từ kế hoạch năm 2012 do Bộ Tài chính ban hành
- 6Công văn 913/BTC-ĐT hướng dẫn thanh toán vốn đầu tư từ kế hoạch năm 2012 do Bộ Tài chính ban hành
- 7Quyết định 357/QĐ-BTC năm 2010 quy định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ và Văn phòng thuộc Kho bạc Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 282/QĐ-KBNN | Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2012 |
TỔNG GIÁM ĐỐC KHO BẠC NHÀ NƯỚC
Căn cứ Quyết định số 108/2009/QĐ-TTg ngày 26/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính;
Căn cứ Quyết định số 357/QĐ-BTC ngày 11/2/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc quy định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của của các Vụ và Văn phòng thuộc Kho bạc Nhà nước;
Căn cứ Thông tư số 107/2007/TT-BTC ngày 7/9/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý thanh toán, quyết toán vốn đầu tư dự án giải phóng mặt bằng, tái định cư sử dụng vốn ngân sách nhà nước;
Căn cứ Thông tư số 10/2011/TT-BTC ngày 26/01/2011 của Bộ Tài chính Quy định về quản lý, sử dụng chi phí quản lý dự án của các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước;
Căn cứ Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước;
Căn cứ Thông tư số 166/2011/TT-BTC ngày 17/11/2011 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, sử dụng chi phí chuẩn bị dự án và kinh phí hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình quản lý các dự án; một số chỉ tiêu tài chính của hợp đồng dự án; điều kiện và phương thức thanh toán cho nhà đầu tư thực hiện dự án theo hình thức hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao; quyết toán giá trị công trình dự án thực hiện theo hình thức hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao, Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh, Xây dựng - Chuyển giao;
Căn cứ công văn số 16989/BTC-ĐT ngày 13/12/2011 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thanh toán vốn đầu tư từ kế hoạch năm 2012;
Căn cứ công văn số 913/BTC-ĐT ngày 18/01/2012 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thanh toán vốn đầu tư từ kế hoạch năm 2012.
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kiểm soát chi ngân sách nhà nước.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư trong nước qua hệ thống Kho bạc Nhà nước.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 686/QĐ-KBNN ngày 18/8/2009 của Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước về việc ban hành Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư trong nước qua hệ thống Kho bạc Nhà nước.
Điều 3. Bãi bỏ công văn số 259/KBNN-TTVĐT ngày 25/2/2009 của Kho bạc Nhà nước về việc kiểm soát thanh toán chi phí quản lý dự án theo Thông tư số 117/2008/TT-BTC.
Điều 4. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Kho bạc Nhà nước, Giám đốc Kho bạc Nhà nước các cấp chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. TỔNG GIÁM ĐỐC |
KIỂM SOÁT THANH TOÁN VỐN ĐẦU TƯ VÀ VỐN SỰ NGHIỆP CÓ TÍNH CHẤT ĐẦU TƯ TRONG NƯỚC QUA HỆ THỐNG KHO BẠC NHÀ NƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 282/QĐ - KBNN, ngày 20 tháng 4 năm 2012 của Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước)
1. Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án (sau đây gọi chung là chủ đầu tư) được mở tài khoản thanh toán vốn đầu tư tại Kho bạc Nhà nước nơi thuận tiện cho việc kiểm soát thanh toán vốn đầu tư của Kho bạc Nhà nước và thuận tiện cho giao dịch của chủ đầu tư. Thủ tục mở tài khoản được thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính và hướng dẫn của Kho bạc Nhà nước.
2. Sở Giao dịch Kho bạc Nhà nước; Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Kho bạc Nhà nước quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là KBNN) có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ trong quá trình thanh toán, đảm bảo thanh toán vốn kịp thời, đầy đủ, đúng quy định. Định kỳ và đột xuất kiểm tra các chủ đầu tư tình hình chấp hành chế độ chính sách về quản lý chi phí đầu tư xây dựng, về tình hình sử dụng vốn đầu tư. Được phép tạm dừng thanh toán vốn hoặc thu hồi số vốn mà chủ đầu tư sử dụng sai mục đích, không đúng đối tượng hoặc trái với chế độ quản lý tài chính của Nhà nước; đồng thời báo cáo KBNN cấp trên để tổng hợp báo cáo Bộ Tài chính xem xét, xử lý.
3. Trong quá trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư nếu phát hiện quyết định của các cấp có thẩm quyền trái với quy định hiện hành, phải có văn bản gửi cấp có thẩm quyền đề nghị xem xét lại và nêu rõ ý kiến đề xuất. Nếu quá thời hạn đề nghị mà không nhận được trả lời thì được quyền giải quyết theo đề xuất của mình. Nếu được trả lời mà xét thấy không thoả đáng thì vẫn phải giải quyết theo ý kiến của cấp có thẩm quyền; đồng thời phải báo cáo lên cơ quan có thẩm quyền cao hơn và báo cáo cơ quan Tài chính để xem xét, xử lý.
4. Cán bộ kiểm soát chi vốn đầu tư của KBNN khi kiểm soát thanh toán vốn cho dự án phải tuyệt đối tuân thủ đúng quy trình. Khi cần thiết, phải chủ động báo cáo xin ý kiến lãnh đạo để kiểm tra các chủ đầu tư về tình hình thực hiện dự án, đôn đốc, hướng dẫn chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ, thủ tục thanh toán.
5. Đối với tài liệu, hồ sơ chứng từ thanh toán chủ đầu tư gửi KBNN được quy định như sau:
- Những loại tài liệu gửi một lần (bao gồm cả trường hợp bổ sung, điều chỉnh), phải là bản chính hoặc bản sao có đóng dấu sao y bản chính của Chủ đầu tư.
- Những chứng từ gửi từng lần tạm ứng, thanh toán:
+ Đối với Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư (3 liên): chủ đầu tư lập theo mẫu in sẵn hoặc có thể lập trên máy vi tính nhưng phải đảm bảo theo đúng mẫu do Bộ Tài chính quy định tại Thông tư số 86/2011/TT-BTC (phụ lục số 05); mỗi Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư chỉ dùng cho 1 lần thanh toán.
+ Đối với Giấy rút vốn đầu tư: được thực hiện theo mẫu số C3-01/NS ban hành kèm theo công văn số 17848/BTC-ĐT ngày 29/12/2011 của Bộ Tài chính về việc khấu trừ thuế giá trị gia tăng theo Thông tư số 28/2011/TT-BTC (trường hợp rút tiền mặt lập 03 liên, trường hợp đơn vị hưởng có tài khoản tại KBNN nơi Chủ đầu tư mở tài khoản lập 04 liên, trường hợp đơn vị hưởng có tài khoản tại ngân hàng hoặc KBNN khác nơi Chủ đầu tư mở tài khoản lập 05 liên; thêm 01 liên đối với trường hợp khấu trừ thuế giá trị gia tăng).
+ Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư (Mẫu số C3-02/NS, lập 03 liên); Giấy nộp trả vốn đầu tư (Mẫu số C3-03/NS, lập 03 liên) được thực hiện theo quy định tại Quyết định số 120/2008/QĐ-BTC ngày 22/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Chế độ kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước hoặc văn bản thay thế khác (nếu có).
+ Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành theo hợp đồng đề nghị thanh toán, Bảng kê xác nhận khối lượng đền bù giải phóng mặt bằng đã thực hiện, Bảng xác định giá trị khối lượng công việc phát sinh ngoài hợp đồng đề nghị thanh toán phải là bản chính và đảm bảo theo đúng mẫu do Bộ Tài chính quy định tại Thông tư 86/2011/TT-BTC (phụ lục số 03a, 03b, 04) Chủ đầu tư phải ghi chép chính xác, đầy đủ các chỉ tiêu đã quy định trên mẫu.
+ Chủ đầu tư, KBNN phải ký tên đầy đủ trên từng liên chứng từ thanh toán; không viết, ký bằng mực đỏ, bút chì hoặc ký lồng giấy than, không được tẩy xoá; chữ ký và dấu đóng trên Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư, Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư và chứng từ rút vốn phải phù hợp với mẫu dấu và chữ ký đã đăng ký tại KBNN.
6. Số vốn thanh toán cho dự án trong năm (bao gồm vốn tạm ứng và thanh toán khối lượng hoàn thành) không được vượt kế hoạch vốn cả năm đã bố trí cho dự án.
Số vốn thanh toán (bao gồm vốn tạm ứng và thanh toán khối lượng hoàn thành) cho từng công việc, hạng mục công trình, công trình không được vượt giá trị hợp đồng, không được vượt dự toán hoặc giá trúng thầu, tổng dự toán (nếu có) của dự án (đối với chi phí nằm trong tổng dự toán). Tổng số vốn thanh toán cho dự án không được vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt.
Trường hợp số vốn thanh toán vượt kế hoạch vốn cả năm đã được bố trí (do điều chỉnh kế hoạch; do dự án phân bổ không đúng quy định, Bộ Tài chính có ý kiến dừng thanh toán), KBNN phải phối hợp với chủ đầu tư để thu hồi số vốn đã thanh toán vượt kế hoạch.
7. Trường hợp vốn tạm ứng chưa thu hồi nhưng không sử dụng, nếu quá thời hạn 6 tháng quy định trong hợp đồng phải thực hiện khối lượng mà nhà thầu chưa thực hiện do nguyên nhân khách quan hay chủ quan hoặc sau khi ứng vốn mà nhà thầu sử dụng sai mục đích. Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm phối hợp với chủ đầu tư thu hồi trả đủ cho ngân sách nhà nước.
8. Các khoản chi bằng tiền mặt được thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý thu, chi tiền mặt qua hệ thống KBNN.
9. KBNN thực hiện thanh toán trước, kiểm soát sau đối với từng lần thanh toán của công việc, hợp đồng thanh toán nhiều lần; kiểm soát trước, thanh toán sau đối với công việc, hợp đồng thanh toán 1 lần và lần thanh toán cuối cùng của công việc, hợp đồng thanh toán nhiều lần.
10. KBNN tỉnh, thành phố tổ chức giao nhận hồ sơ giữa phòng Kiểm soát chi NSNN và phòng Kế toán. Quy định việc theo dõi nhận, trả hồ sơ giữa chủ đầu tư và cán bộ kiểm soát chi đảm bảo hàng ngày Trưởng phòng Kiểm soát chi NSNN (đối với KBNN tỉnh), Trưởng phòng Kế hoạch, Tổ trưởng tổ Tổng hợp (đối với KBNN quận, huyện) sau đây gọi chung là Trưởng phòng Kiểm soát chi NSNN phải nắm được hồ sơ chủ đầu tư đã gửi đến KBNN, hồ sơ KBNN đã giải quyết để phục vụ công tác quản lý điều hành.
11. KBNN kiểm soát thanh toán trên cơ sở hồ sơ đề nghị thanh toán của chủ đầu tư và căn cứ vào các điều khoản thanh toán được quy định trong hợp đồng (số lần thanh toán, giai đoạn thanh toán, thời điểm thanh toán và các điều kiện thanh toán) để thanh toán theo đề nghị của chủ đầu tư. Chủ đầu tư tự chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của khối lượng thực hiện, định mức, đơn giá, dự toán các loại công việc, chất lượng công trình, KBNN không chịu trách nhiệm về các vấn đề này. KBNN căn cứ vào hồ sơ thanh toán và thực hiện thanh toán theo hợp đồng.
12. Hàng tháng trước khi lập báo cáo thống kê định kỳ, Phòng Kiểm soát chi NSNN (đối với KBNN tỉnh), Phòng Kế hoạch, tổ Tổng hợp (đối với KBNN quận, huyện) sau đây gọi chung là Phòng Kiểm soát chi NSNN, phải đối chiếu đảm bảo khớp đúng số liệu về chi thanh toán vốn đầu tư, vốn chương trình mục tiêu, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư với Phòng Kế toán (đối với KBNN tỉnh), Phòng Kế toán, tổ Kế toán (đối với KBNN quận, huyện) sau đây gọi chung là Phòng Kế toán.
I. KIỂM SOÁT THANH TOÁN VỐN CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ
1. Tài liệu làm căn cứ kiểm soát, thanh toán.
1.1. Tài liệu gửi 1 lần.
Tài liệu do chủ đầu tư gửi đến KBNN (phòng Kiểm soát chi NSNN) và chỉ gửi một lần cho cả quá trình thực hiện dự án trừ trường hợp có bổ sung, điều chỉnh.
- Tài liệu để mở tài khoản:
+ Đối với những KBNN chưa áp dụng Tabmis, tài liệu mở tài khoản thực hiện theo quy định tại Quyết định số 30/2005/QĐ-BTC ngày 6/5/2005 của Bộ Tài chính về việc ban hành Chế độ mở và sử dụng tài khoản tại KBNN.
+ Đối với những KBNN đã áp dụng Tabmis, tài liệu mở tài khoản thực hiện theo Thông tư số 109/2011/TT-BTC ngày 01/8/2011 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn mở tài khoản tại KBNN trong điều kiện áp dụng TABMIS.
- Dự toán chi phí cho công tác chuẩn bị đầu tư được duyệt;
- Văn bản phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu;
- Hợp đồng giữa chủ đầu tư với nhà thầu.
Trường hợp chủ đầu tư tự thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư: văn bản cho phép tự thực hiện của cấp có thẩm quyền, dự toán chi phí công tác chuẩn bị đầu tư được duyệt, văn bản giao việc hoặc hợp đồng nội bộ.
1.2 Tài liệu bổ sung hàng năm.
- Kế hoạch vốn đầu tư hàng năm do KBNN thông báo (đối với các dự án do Trung ương quản lý).
- Kế hoạch vốn đầu tư của UBND tỉnh, huyện (đối với các dự án do địa phương quản lý).
2. Kiểm tra tài liệu dự án.
Cán bộ kiểm soát chi nhận hồ sơ, tài liệu và thực hiện kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ, sự lô gích về thời gian các văn bản, tài liệu; số lượng và loại hồ sơ; lập phiếu giao nhận hồ sơ với chủ đầu tư (theo mẫu số 01/KSC) và báo cáo Trưởng phòng Kiểm soát chi NSNN ký gửi chủ đầu tư.
Đối với hồ sơ mở tài khoản, cán bộ kiểm soát chi photo thêm 01 bản để lưu hồ sơ dự án và chuyển cho Phòng Kế toán để làm thủ tục mở tài khoản cho chủ đầu tư.
3. Thanh toán tạm ứng.
3.1 Đối tượng tạm ứng, mức vốn tạm ứng, thu hồi và thời điểm thu hồi tạm ứng thực hiện theo quy định tại Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước; công văn số 16989/BTC-ĐT ngày 13/12/2011 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thanh toán vốn đầu tư từ kế hoạch năm 2012 và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có). Mức vốn tạm ứng được quy định cụ thể như sau:
- Việc tạm ứng theo hợp đồng giữa chủ đầu tư cho nhà thầu được thực hiện theo quy định hiện hành; tổng mức vốn tạm ứng của các hợp đồng thực hiện trong năm tối đa là 30% kế hoạch vốn giao hàng năm cho dự án. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm xác định mức tạm ứng cho từng hợp đồng cụ thể, đảm bảo mức tạm ứng của cả dự án theo quy định nêu trên.
Trường hợp dự án được bố trí kế hoạch vốn mà mức vốn tạm ứng không đủ theo hợp đồng, sau khi đã thanh toán khối lượng hoàn thành và thu hồi toàn bộ hoặc một phần số vốn đã tạm ứng lần trước, theo đề nghị của chủ đầu tư, Kho bạc nhà nước các tỉnh tạm ứng tiếp cho dự án (tổng số vốn đã tạm ứng không vượt mức quy định của hợp đồng). Tổng số dư vốn tạm ứng chưa thu hồi tối đa là 30% kếhoạch vốn giao hàng năm cho dự án.
Mức tạm ứng khống chế nêu trên là theo kế hoạch vốn giao hàng năm cho dự án. Trường hợp dự án được điều chỉnh kế hoạch thì mức tạm ứng trên cơ sở kế hoạch điều chỉnh. Nếu mức vốn đã tạm ứng chưa thu hồi cao hơn 30% kế hoạch điều chỉnh, chủ đầu tư có trách nhiệm thu hồi để đảm bảo tổng số dư vốn tạm ứng tối đa là 30% kế hoạch vốn điều chỉnh của dự án.
- Việc tạm ứng cho công tác đền bù, giải phóng mặt bằng và tạm ứng đối với một số cấu kiện, bán thành phẩm trong xây dựng có giá trị lớn phải được sản xuất trước để đảm bảo tiến độ thi công và một số loại vật tư phải dự trữ theo mùa thực hiện theo quy định hiện hành và hướng dẫn tại Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn ngân sách nhà nước.
- Quy định về tạm ứng, thanh toán nêu trên áp dụng với nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn trái phiếu Chính phủ và các nguồn vốn có nguồn gốc ngân sách nhà nước (vốn quảng cáo truyền hình, vốn đầu tư tăng trưởng của Bảo hiểm xã hội,…) và thực hiện từ kế hoạch năm 2012; vốn đã tạm ứng trước kế hoạch năm 2012 được thực hiện theo quy định hiện hành.
3.2. Tài liệu tạm ứng vốn.
Ngoài tài liệu của dự án theo quy định tại điểm 1, mục I, phần II của quy trình, khi tạm ứng vốn, chủ đầu tư còn gửi đến KBNN các tài liệu sau:
- Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư;
- Giấy rút vốn đầu tư;
- Bảo lãnh khoản tiền tạm ứng của nhà thầu (nếu trong hợp đồng chủ đầu tư và nhà thầu thoả thuận có bảo lãnh tiền tạm ứng); chủ đầu tư gửi KBNN bản sao có đóng dấu sao y bản chính của chủ đầu tư.
3.3. Trình tự các bước công việc và thời gian kiểm soát tạm ứng vốn.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi cán bộ kiểm soát chi nhận được đầy đủ hồ sơ của chủ đầu tư, KBNN các cấp hoàn thành thủ tục tạm ứng vốn. Trình tự kiểm soát tạm ứng được thực hiện như sau:
Bước 1: Cán bộ kiểm soát chi căn cứ hồ sơ đề nghị tạm ứng của chủ đầu tư thực hiện kiểm tra việc lựa chọn nhà thầu theo quy định (thuộc đối tượng chỉ định thầu, đấu thầu hay các hình thức lựa chọn nhà thầu khác); đối chiếu mức vốn đề nghị tạm ứng phù hợp với các điều khoản thoả thuận trong hợp đồng.
Căn cứ vào kết quả kiểm tra và kế hoạch vốn năm, cán bộ kiểm soát chi xác định số vốn chấp nhận tạm ứng, tên, tài khoản đơn vị được hưởng, ghi đầy đủ vào các chỉ tiêu và ký vào Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư, Giấy rút vốn đầu tư, đồng thời lập tờ trình lãnh đạo, trình Trưởng phòng Kiểm soát chi NSNN toàn bộ hồ sơ thanh toán và tờ trình lãnh đạo để ký trình Lãnh đạo KBNN phụ trách.
Trường hợp số vốn chấp nhận tạm ứng có sự chênh lệch so với số vốn đề nghị của chủ đầu tư, cán bộ kiểm soát chi dự thảo văn bản (theo mẫu số 02/KSC) và báo cáo Trưởng phòng Kiểm soát chi NSNN trình lãnh đạo KBNN ký gửi chủ đầu tư thông báo về kết quả chấp nhận tạm ứng.
Bước 2: Trưởng phòng Kiểm soát chi NSNN kiểm tra hồ sơ, ký tờ trình lãnh đạo KBNN, Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư, Giấy rút vốn đầu tư, sau đó chuyển lại hồ sơ cho cán bộ kiểm soát chi để trình lãnh đạo KBNN phụ trách.
Trường hợp Trưởng phòng Kiểm soát chi NSNN chấp nhận tạm ứng số vốn khác so với số vốn cán bộ kiểm soát chi trình, Trưởng phòng Kiểm soát chi NSNN ghi lại số vốn chấp nhận tạm ứng trên tờ trình lãnh đạo và yêu cầu cán bộ kiểm soát chi dự thảo văn bản (theo mẫu số 02/KSC) trình lãnh đạo KBNN ký gửi Chủ đầu tư.
Bước 3: Lãnh đạo KBNN phụ trách kiểm soát chi đầu tư xem xét, ký duyệt tờ trình lãnh đạo của phòng Kiểm soát chi NSNN và Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư, sau đó chuyển trả hồ sơ phòng Kiểm soát chi NSNN.
Trường hợp lãnh đạo KBNN yêu cầu làm rõ hồ sơ tạm ứng thì phòng Kiểm soát chi NSNN có trách nhiệm giải trình.
Trường hợp lãnh đạo KBNN phê duyệt khác với số vốn đề nghị chấp nhận tạm ứng của phòng Kiểm soát chi NSNN thì sau khi lãnh đạo trả hồ sơ, cán bộ kiểm soát chi dự thảo văn bản (theo mẫu số 02/KSC) và báo cáo Trưởng phòng Kiểm soát chi NSNN trình lãnh đạo KBNN ký gửi chủ đầu tư về kết quả chấp nhận tạm ứng.
Bước 4: Cán bộ kiểm soát chi chuyển chứng từ cho phòng Kế toán bao gồm Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư, Giấy rút vốn đầu tư.
(Thời gian thực hiện các bước 1, 2, 3, 4 là 02 ngày làm việc).
Bước 5: Kế toán viên thực hiện kiểm tra mẫu dấu, chữ ký, tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ kế toán, hạch toán, nhập các thông tin liên quan và ký trên chứng từ giấy, máy, sau đó trình Kế toán trưởng. Kế toán trưởng kiểm tra và ký chứng từ giấy, máy, sau đó trình lãnh đạo KBNN phụ trách về kế toán xem xét hồ sơ, ký duyệt chứng từ .
Nếu phát hiện sai sót hoặc chứng từ kế toán không hợp lệ, hợp pháp, phòng Kế toán thông báo lý do và chuyển trả hồ sơ phòng Kiểm soát chi NSNN để xử lý.
Bước 6: Lãnh đạo KBNN phụ trách kế toán xem xét, ký duyệt Giấy rút vốn đầu tư, sau đó chuyển trả hồ sơ phòng Kế toán để làm thủ tục chuyển tiền cho đơn vị thụ hưởng. Đối với những khoản thanh toán có giá trị cao theo quy định của quy trình thanh toán điện tử thì phòng Kế toán trình lãnh đạo phụ trách kế toán ký duyệt trên máy.
Phòng Kế toán lưu 01 liên Giấy rút vốn đầu tư, hồ sơ còn lại chuyển lại phòng Kiểm soát chi NSNN để lưu hồ sơ và trả chủ đầu tư.
Trường hợp chủ đầu tư lĩnh tiền mặt thì phòng Kế toán chuyển các liên Giấy rút vốn đầu tư kiêm lĩnh tiền mặt sang bộ phận Kho quỹ để chi tiền cho đơn vị thụ hưởng và thực hiện luân chuyển chứng từ theo quy định của KBNN.
Thời gian thực hiện các bước 5,6 là 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được chứng từ do phòng Kiểm soát chi NSNN chuyển đến.
4. Thanh toán khối lượng chuẩn bị đầu tư hoàn thành.
4.1. Tài liệu thanh toán khối lượng hoàn thành.
Ngoài tài liệu của dự án theo quy định tại điểm 1, mục I, phần II của quy trình, khi thanh toán khối lượng hoàn thành, chủ đầu tư còn gửi đến KBNN các tài liệu sau:
4.1.1. Trường hợp thanh toán theo hợp đồng.
- Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành theo hợp đồng đề nghị thanh toán có xác nhận của đại diện bên giao thầu và đại diện tư vấn (nếu có) và đại diện bên nhận thầu;
- Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư;
- Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng VĐT (nếu có);
- Giấy rút vốn đầu tư.
Khi có khối lượng phát sinh ngoài hợp đồng, ngoài các tài liệu trên và dự toán bổ sung, phụ lục bổ sung hợp đồng, chủ đầu tư còn gửi đến KBNN:
Bảng xác định giá trị khối lượng công việc phát sinh ngoài hợp đồng đề nghị thanh toán có xác nhận của đại diện bên giao thầu và đại diện tư vấn (nếu có) và đại diện bên nhận thầu.
4.1.2. Trường hợp thanh toán không theo hợp đồng;
- Dự toán được duyệt cho từng công việc;
- Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư (trường hợp có nhiều nội dung chi không thể ghi hết trong Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư thì chủ đầu tư có thể lập bảng kê nội dung chi đề nghị thanh toán kèm theo);
- Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng VĐT (nếu có);
- Giấy rút vốn đầu tư.
4.2. Trình tự các bước công việc và thời gian kiểm soát thanh toán khối lượng hoàn thành.
4.2.1. Đối với từng lần thanh toán của công việc, hợp đồng thanh toán nhiều lần (trừ lần thanh toán cuối cùng).
a. Trình tự các bước công việc và thời gian thanh toán trước.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi cán bộ kiểm soát chi nhận được đầy đủ hồ sơ của chủ đầu tư, KBNN các cấp hoàn thành thủ tục thanh toán theo nguyên tắc thanh toán trước, kiểm soát sau. Trình tự thanh toán được thực hiện như sau:
Bước 1: Cán bộ kiểm soát chi căn cứ hồ sơ đề nghị thanh toán của chủ đầu tư thực hiện kiểm tra việc lựa chọn nhà thầu theo quy định (thuộc đối tượng chỉ định thầu, đấu thầu hay các hình thức lựa chọn nhà thầu khác); đối chiếu mức vốn đề nghị thanh toán phù hợp với các điều khoản thoả thuận trong hợp đồng.
Trường hợp dự án thuộc đối tượng chỉ định thầu, trường hợp tự thực hiện hoặc phát sinh khối lượng ngoài hợp đồng: đối chiếu đảm bảo số vốn đề nghị thanh toán phù hợp với từng loại hợp đồng, giá hợp đồng, các điều kiện trong hợp đồng và theo dự toán được duyệt.
Trường hợp dự án thuộc đối tượng đấu thầu: đối chiếu đảm bảo số vốn đề nghị thanh toán phù hợp với giá hợp đồng, các điều kiện trong hợp đồng.
Đối với công việc thực hiện không theo hợp đồng: đối chiếu đảm bảo số vốn đề nghị thanh toán theo dự toán được duyệt.
Căn cứ vào kết quả kiểm tra và kế hoạch vốn năm, cán bộ kiểm soát chi xác định số vốn thanh toán, số vốn tạm ứng cần phải thu hồi (nếu có), tên, tài khoản đơn vị được hưởng, ghi đầy đủ vào các chỉ tiêu và ký vào Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư, Giấy rút vốn đầu tư, Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư (nếu có), đồng thời lập tờ trình lãnh đạo, trình Trưởng phòng Kiểm soát chi NSNN toàn bộ hồ sơ thanh toán và tờ trình lãnh đạo để ký trình Lãnh đạo KBNN phụ trách.
Trường hợp số vốn chấp nhận thanh toán trước có sự chênh lệch so với số vốn đề nghị của chủ đầu tư, cán bộ kiểm soát chi dự thảo văn bản (theo mẫu số 02/KSC) và báo cáo Trưởng phòng Kiểm soát chi NSNN trình lãnh đạo KBNN ký gửi chủ đầu tư về kết quả chấp nhận thanh toán.
Bước 2: Trưởng phòng Kiểm soát chi NSNN kiểm tra hồ sơ, ký tờ trình lãnh đạo KBNN, và các chứng từ thanh toán bao gồm: Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư, Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư (nếu có), Giấy rút vốn đầu tư, sau đó chuyển lại hồ sơ cho cán bộ kiểm soát chi để trình lãnh đạo KBNN phụ trách.
Trường hợp Trưởng phòng Kiểm soát chi NSNN chấp nhận thanh toán số vốn khác so với số vốn cán bộ kiểm soát chi trình, Trưởng phòng Kiểm soát chi NSNN ghi lại số vốn chấp nhận thanh toán trên tờ trình lãnh đạo và yêu cầu cán bộ kiểm soát chi dự thảo văn bản (theo mẫu số 02/KSC) trình lãnh đạo KBNN ký gửi chủ đầu tư về kết quả chấp nhận thanh toán trước.
Bước 3: Lãnh đạo KBNN phụ trách kiểm soát chi đầu tư xem xét, ký duyệt tờ trình lãnh đạo của phòng Kiểm soát chi NSNN và Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư, sau đó chuyển trả hồ sơ phòng Kiểm soát chi NSNN.
Trường hợp lãnh đạo KBNN yêu cầu làm rõ hồ sơ thanh toán thì phòng Kiểm soát chi NSNN có trách nhiệm giải trình.
Trường hợp lãnh đạo KBNN phê duyệt khác với số vốn đề nghị chấp nhận thanh toán của phòng Kiểm soát chi NSNN thì sau khi lãnh đạo trả hồ sơ, cán bộ kiểm soát chi dự thảo văn bản (theo mẫu số 02/KSC) và báo cáo Trưởng phòng Kiểm soát chi NSNN trình lãnh đạo KBNN ký gửi chủ đầu tư về kết quả chấp nhận thanh toán.
Bước 4: Cán bộ kiểm soát chi chuyển chứng từ cho phòng Kế toán bao gồm: Giấy rút vốn đầu tư, Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư, Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư (nếu có).
(Thời gian thực hiện các bước 1, 2, 3, 4 là 02 ngày làm việc)
Bước 5: Kế toán viên thực hiện kiểm tra mẫu dấu, chữ ký, tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ kế toán, hạch toán, nhập các thông tin liên quan và ký trên chứng từ giấy, máy sau đó trình Kế toán trưởng. Kế toán trưởng kiểm tra và ký chứng từ giấy, máy sau đó trình lãnh đạo KBNN phụ trách kế toán xem xét hồ sơ, ký duyệt chứng từ.
Nếu phát hiện sai sót hoặc chứng từ kế toán không hợp lệ, hợp pháp, phòng Kế toán thông báo lý do và chuyển trả hồ sơ phòng Kiểm soát chi NSNN để xử lý.
Bước 6: Lãnh đạo KBNN phụ trách kế toán xem xét, ký duyệt Giấy rút vốn đầu tư, Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư (nếu có) sau đó chuyển trả hồ sơ phòng Kế toán để làm thủ tục chuyển tiền cho đơn vị thụ hưởng. Đối với những khoản thanh toán có giá trị cao theo quy định của quy trình thanh toán điện tử thì phòng Kế toán trình Lãnh đạo phụ trách kế toán ký duyệt trên máy.
Phòng Kế toán lưu 01 liên Giấy rút vốn đầu tư, (02 liên giấy rút vốn đầu tư trường hợp thu 2% thuế GTGT và làm thủ tục khấu trừ số thuế GTGT để nộp vào ngân sách nhà nước), Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư (nếu có), hồ sơ còn lại chuyển lại phòng Kiểm soát chi NSNN để lưu hồ sơ và trả chủ đầu tư.
Trường hợp chủ đầu tư lĩnh tiền mặt thì phòng Kế toán chuyển các liên Giấy rút vốn đầu tư kiêm lĩnh tiền mặt sang bộ phận Kho quỹ để chi tiền cho đơn vị thụ hưởng và thực hiện luân chuyển chứng từ theo quy định của KBNN.
(Thời gian thực hiện các bước 5,6 là 01 ngày làm việc).
b. Trình tự kiểm soát sau.
Căn cứ hồ sơ đã nhận, trong thời hạn tối đa là 07 ngày làm việc kể từ khi cán bộ kiểm soát chi nhận được đầy đủ hồ sơ của chủ đầu tư, cán bộ kiểm soát chi thực hiện kiểm soát lại hồ sơ thanh toán, trong đó ngoài việc kiểm tra hồ sơ, tài liệu đề nghị thanh toán như nội dung nêu tại bước 1, tiết a, khoản 4.2.1, điểm 4.2 nêu trên, cán bộ kiểm soát chi cần tập trung kiểm soát các vấn đề sau:
- Kế hoạch vốn năm của dự án.
- Kiểm tra việc lựa chọn nhà thầu theo quy định (thuộc đối tượng chỉ định thầu, đấu thầu hay các hình thức lựa chọn nhà thầu khác).
- Đối với các công việc thực hiện theo hợp đồng: Kiểm tra khối lượng hoàn thành ghi tại Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành đề nghị thanh toán, Bảng xác định giá trị khối lượng công việc phát sinh ngoài hợp đồng đề nghị thanh toán, để đảm bảo giá trị khối lượng hoàn thành được thanh toán theo hợp đồng kinh tế đã ký kết và dự toán được duyệt (trường hợp chỉ định thầu và thanh toán theo dự toán được duyệt hoặc trường hợp tự thực hiện hoặc phát sinh khối lượng ngoài hợp đồng); phù hợp với từng loại hợp đồng, giá hợp đồng và các điều kiện trong hợp đồng.
- Đối với các công việc thực hiện không theo hợp đồng: Kiểm tra khối lượng hoàn thành ghi tại Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư để đảm bảo khối lượng hoàn thành được thanh toán theo dự toán được duyệt.
Trường hợp sau khi kiểm soát, số vốn chấp nhận thanh toán có sự chênh lệch với số vốn đã thanh toán cho chủ đầu tư, cán bộ kiểm soát chi dự thảo văn bản (theo mẫu số 02/KSC) và báo cáo Trưởng phòng Kiểm soát chi NSNN trình lãnh đạo KBNN ký gửi chủ đầu tư thông báo về kết quả kiểm soát và trừ vào những lần thanh toán tiếp theo (nếu số chấp nhận thanh toán nhỏ hơn số vốn đã thanh toán).
4.2.2. Đối với công việc, hợp đồng thanh toán 1 lần và lần thanh toán cuối cùng của công việc, hợp đồng thanh toán nhiều lần.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ của chủ đầu tư, KBNN các cấp hoàn thành thủ tục thanh toán vốn, chuyển tiền cho đơn vị thụ hưởng theo nguyên tắc kiểm soát trước, thanh toán sau. Trình tự kiểm soát thanh toán được thực hiện như sau:
Bước 1: Cán bộ kiểm soát chi căn cứ hồ sơ đề nghị thanh toán của chủ đầu tư thực hiện:
- Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ, tài liệu (bao gồm cả việc kiểm tra mẫu dấu, chữ ký), sự phù hợp mã đơn vị sử dụng ngân sách.
- Kiểm tra nguồn vốn, niên độ kế hoạch vốn và kế hoạch vốn năm của dự án.
- Kiểm tra việc lựa chọn nhà thầu theo quy định (thuộc đối tượng chỉ định thầu, đấu thầu hay các hình thức lựa chọn nhà thầu khác).
- Đối với các công việc thực hiện theo hợp đồng: Kiểm tra khối lượng hoàn thành ghi tại Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành đề nghị thanh toán, Bảng xác định giá trị khối lượng công việc phát sinh ngoài hợp đồng đề nghị thanh toán để đảm bảo giá trị khối lượng hoàn thành được thanh toán theo hợp đồng kinh tế đã ký kết và dự toán được duyệt (trường hợp chỉ định thầu và thanh toán theo dự toán được duyệt hoặc trường hợp tự thực hiện hoặc phát sinh khối lượng ngoài hợp đồng); phù hợp với từng loại hợp đồng, giá hợp đồng và các điều kiện trong hợp đồng.
- Đối với các công việc thực hiện không theo hợp đồng: Kiểm tra khối lượng hoàn thành ghi tại Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư để đảm bảo khối lượng hoàn thành được thanh toán theo dự toán được duyệt.
Căn cứ vào kết quả kiểm tra và kế hoạch vốn năm, cán bộ kiểm soát chi xác định số vốn thanh toán, số vốn tạm ứng cần phải thu hồi (nếu có); tên, tài khoản đơn vị được hưởng, ghi đầy đủ vào các chỉ tiêu và ký vào Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư, Giấy rút vốn đầu tư, Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư (nếu có), đồng thời lập tờ trình lãnh đạo, trình trưởng phòng Kiểm soát chi NSNN toàn bộ hồ sơ thanh toán và tờ trình lãnh đạo để ký trình Lãnh đạo KBNN phụ trách
Bước 2: Trưởng phòng Kiểm soát chi NSNN kiểm tra hồ sơ, ký tờ trình lãnh đạo KBNN, và các chứng từ thanh toán bao gồm: Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư, Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư (trường hợp có thanh toán tạm ứng), Giấy rút vốn đầu tư, sau đó chuyển lại hồ sơ cho cán bộ kiểm soát chi để trình Lãnh đạo KBNN phụ trách.
Trường hợp trưởng phòng Kiểm soát chi NSNN chấp nhận số vốn thanh toán khác so với số vốn thanh toán cán bộ kiểm soát chi trình, Trưởng phòng Kiểm soát chi NSNN ghi lại số vốn thanh toán chấp nhận thanh toán trên tờ trình lãnh đạo và yêu cầu cán bộ kiểm soát chi dự thảo văn bản (theo mẫu số 02/KSC) trình Lãnh đạo KBNN ký gửi chủ đầu tư.
Bước 3: Lãnh đạo KBNN phụ trách kiểm soát chi đầu tư xem xét, ký duyệt tờ trình lãnh đạo của phòng Kiểm soát chi NSNN và Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư, sau đó chuyển trả hồ sơ phòng Kiểm soát chi NSNN.
Trường hợp lãnh đạo KBNN phê duyệt khác với số vốn thanh toán đề nghị thanh toán của chủ đầu tư thì sau khi Lãnh đạo trả hồ sơ về, cán bộ kiểm soát chi dự thảo văn bản (theo mẫu số 02/KSC) trình lãnh đạo KBNN phụ trách ký gửi chủ đầu tư .
Bước 4: Cán bộ kiểm soát chi chuyển chứng từ cho phòng Kế toán bao gồm: Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư, Giấy rút vốn đầu tư, Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư (nếu có).
(Thời gian thực hiện các bước 1,2,3,4 là 05 ngày làm việc).
Bước 5: Kế toán viên thực hiện kiểm tra mẫu dấu, chữ ký, tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ, hạch toán, nhập các thông tin liên quan và ký trên chứng từ giấy, máy, sau đó trình kế toán trưởng. Kế toán trưởng kiểm tra và ký chứng từ giấy, máy sau đó trình Lãnh đạo KBNN phụ trách về kế toán xem xét hồ sơ, ký duyệt chứng từ.
Nếu phát hiện sai sót hoặc chứng từ kế toán không hợp lệ, hợp pháp, phòng Kế toán thông báo lý do và chuyển trả hồ sơ Phòng Kiểm soát chi NSNN để xử lý.
Bước 6: Lãnh đạo KBNN phụ trách kế toán ký Giấy rút vốn đầu tư, Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư (nếu có) và chuyển trả hồ sơ phòng Kế toán để làm thủ tục chuyển tiền cho đơn vị thụ hưởng. Đối với những khoản thanh toán có giá trị cao theo quy định của quy trình thanh toán điện tử thì phòng Kế toán trình lãnh đạo phụ trách kế toán ký duyệt trên máy.
Phòng Kế toán lưu 01 liên Giấy rút vốn đầu tư, (02 liên giấy rút vốn đầu tư trường hợp thu 2% thuế GTGT và làm thủ tục khấu trừ số thuế GTGT để nộp vào ngân sách nhà nước), Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư (nếu có), hồ sơ còn lại chuyển lại phòng Kiểm soát chi NSNN để lưu hồ sơ và trả chủ đầu tư.
Trường hợp chủ đầu tư lĩnh tiền mặt thì phòng Kế toán chuyển các liên Giấy rút vốn đầu tư kiêm lĩnh tiền mặt sang bộ phận Kho quỹ để chi tiền cho đơn vị thụ hưởng và thực hiện luân chuyển chứng từ theo quy định của KBNN.
(Thời gian thực hiện các bước 5, 6 là 02 ngày làm việc).
5. Thanh toán khi vốn chuẩn bị đầu tư được phê duyệt quyết toán.
Khi vốn chuẩn bị đầu tư được phê duyệt quyết toán, chủ đầu tư gửi đến KBNN quyết định phê duyệt quyết toán của cấp có thẩm quyền. Cán bộ kiểm soát chi căn cứ vào số vốn đã thanh toán cho công tác chuẩn bị đầu tư và quyết định phê duyệt quyết toán do chủ đầu tư gửi đến, tiến hành như sau:
- Trường hợp quyết toán được duyệt lớn hơn số vốn đã thanh toán: Chủ đầu tư gửi đến KBNN Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư, Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư (nếu có thanh toán tạm ứng), Giấy rút vốn đầu tư. Cán bộ kiểm soát chi thực hiện thanh toán tiếp phần chệnh lệch giữa số được phê duyệt quyết toán và số đã thanh toán.
- Trường hợp quyết toán được duyệt nhỏ hơn số vốn đã thanh toán: Cán bộ kiểm soát chi phải có trách nhiệm phối hợp với chủ đầu tư thu hồi số vốn thanh toán đã chi trả lớn hơn so với số vốn thanh toán được phê duyệt quyết toán, nộp NSNN (theo cấp ngân sách phù hợp với cấp ngân sách đã thanh toán) và hạch toán giảm cấp phát cho dự án.
II. KIỂM SOÁT THANH TOÁN VỐN THỰC HIỆN ĐẦU TƯ.
1. Tài liệu làm căn cứ kiểm soát thanh toán.
1.1 Tài liệu do chủ đầu tư gửi đến KBNN và chỉ gửi một lần cho cả quá trình thực hiện dự án trừ trường hợp có bổ sung, điều chỉnh:
- Tài liệu để mở tài khoản
+ Đối với những KBNN chưa áp dụng Tabmis, tài liệu mở tài khoản thực hiện theo quy định tại Quyết định số 30/2005/QĐ-BTC ngày 6/5/2005 của Bộ Tài chính về việc ban hành Chế độ mở và sử dụng tài khoản tại KBNN.
+ Đối với những KBNN đã áp dụng Tabmis, tài liệu mở tài khoản thực hiện theo Thông tư số 109/2011/TT-BTC ngày 01/8/2011 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn mở tài khoản tại KBNN trong điều kiện áp dụng TABMIS.
Đối với dự án vốn trong nước:
- Dự án đầu tư xây dựng công trình (hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật đối với dự án chỉ lập báo cáo kinh tế-kỹ thuật) và quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền, các quyết định điều chỉnh dự án (nếu có);
- Văn bản phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu (gồm đấu thầu, chỉ định thầu, mua sắm trực tiếp, chào hàng cạnh tranh, tự thực hiện và lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt, lựa chọn nhà thầu tư vấn thiết kế kiến trúc công trình xây dựng);
- Hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu và các tài liệu kèm theo hợp đồng theo quy định tại Nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 7/5/2010 của Chính phủ về Hợp đồng trong hoạt động xây dựng (trừ các điều khoản tham chiếu, các bản vẽ thiết kế và các chỉ dẫn kỹ thuật, hồ sơ dự thầu hoặc hồ sơ đề xuất của bên nhận thầu và các tài liệu mang tính chất kỹ thuật khác); Đối với hợp đồng liên danh các nhà thầu chủ đầu tư phải gửi đến KBNN thoả thuận liên danh.
- Dự toán và quyết định phê duyệt dự toán của cấp có thẩm quyền đối với từng công việc, hạng mục công trình, công trình đối với trường hợp chỉ định thầu hoặc tự thực hiện và các công việc thực hiện không thông qua hợp đồng (đối với dự án chỉ lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật chỉ gửi khi điều chỉnh dự toán).
- Ngoài các tài liệu theo quy định trên, đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho địa phương và vốn trái phiếu Chính phủ khởi công mới sau ngày 31/12/2011 còn phải gửi các tài liệu theo quy định tại công văn số 913/BTC-ĐT ngày 18/01/2012 của Bộ Tài chính:
+ Ý kiến thẩm định vốn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính;
+ Quyết định phê duyệt tổng dự toán.
Riêng đối với dự án ODA: ngoài các tài liệu theo quy định nêu trên, chủ đầu tư gửi đến KBNN các tài liệu sau: Bản dịch bằng tiếng Việt có chữ ký và dấu của chủ đầu tư: Điều ước quốc tế về ODA đã ký giữa Việt Nam và nhà tài trợ và các tài liệu liên quan đến việc thanh toán khác (nếu có). Hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu phải là văn bản bằng tiếng Việt hoặc bản dịch bằng tiếng Việt có chữ ký và dấu của chủ đầu tư (phần quy định về các điều kiện, điều khoản thanh toán và các nội dung liên quan trực tiếp đến việc thanh toán của hợp đồng). Chủ đầu tư chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính đúng đắn, chính xác về nội dung bản dịch tiếng Việt.
Đối với trường hợp tự thực hiện:
- Dự án đầu tư xây dựng công trình (hoặc báo cáo kinh tế-kỹ thuật đối với dự án chỉ lập báo cáo kinh tế-kỹ thuật) và quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền, các quyết định điều chỉnh dự án (nếu có);
- Dự toán và quyết định phê duyệt dự toán của cấp có thẩm quyền đối với từng công việc, hạng mục công trình, công trình (đối với dự án chỉ lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật chỉ gửi khi điều chỉnh dự toán);
- Văn bản của cấp có thẩm quyền cho phép tự thực hiện dự án (trường hợp chưa có trong quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền);
- Văn bản giao việc hoặc hợp đồng nội bộ;
- Ngoài các tài liệu theo quy định trên, đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho địa phương và vốn trái phiếu Chính phủ khởi công mới sau ngày 31/12/2011 còn phải gửi các tài liệu theo quy định tại công văn số 913/BTC-ĐT ngày 18/01/2012 của Bộ Tài chính:
+ Ý kiến thẩm định vốn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính;
+ Quyết định phê duyệt tổng dự toán.
Đối với công tác chuẩn bị đầu tư nhưng bố trí vốn trong kế hoạch thực hiện đầu tư: thì tài liệu do chủ đầu tư gửi đến KBNN phải có dự toán chi phí cho các công việc chuẩn bị đầu tư được duyệt.
Đối với công việc chuẩn bị thực hiện dự án nhưng bố trí vốn trong kế hoạch thực hiện đầu tư: tài liệu do chủ đầu tư gửi đến KBNN gồm:
- Dự án đầu tư xây dựng công trình (hoặc báo cáo kinh tế-kỹ thuật đối với dự án chỉ lập báo cáo kinh tế-kỹ thuật) và quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền, các quyết định điều chỉnh dự án (nếu có);
- Dự toán chi phí cho công tác chuẩn bị thực hiện dự án được duyệt; Riêng việc giải phóng mặt bằng phải kèm theo phương án giải phóng mặt bằng được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Văn bản lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu;
- Hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu và các tài liệu kèm theo hợp đồng theo quy định tại Nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 7/5/2010 của Chính phủ về Hợp đồng trong hoạt động xây dựng (trừ các điều khoản tham chiếu, các bản vẽ thiết kế và các chỉ dẫn kỹ thuật, hồ sơ dự thầu hoặc hồ sơ đề xuất của bên nhận thầu và các tài liệu mang tính chất kỹ thuật khác); Đối với hợp đồng liên danh các nhà thầu chủ đầu tư phải gửi đến KBNN thoả thuận liên danh.
- Ngoài các tài liệu theo quy định trên, đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho địa phương và vốn trái phiếu Chính phủ khởi công mới sau ngày 31/12/2011 còn phải gửi các tài liệu theo quy định tại công văn số 913/BTC-ĐT ngày 18/01/2012 của Bộ Tài chính:
+ Ý kiến thẩm định vốn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính;
+ Quyết định phê duyệt tổng dự toán.
1.2 Tài liệu bổ sung hàng năm
- Kế hoạch vốn đầu tư hàng năm do KBNN thông báo (đối với các dự án do Trung ương quản lý).
- Kế hoạch vốn đầu tư của UBND tỉnh, huyện (đối với các dự án do địa phương quản lý).
2. Kiểm tra tài liệu dự án.
Việc kiểm tra tài liệu dự án được thực hiện tương tự như quy định tại điểm 2, mục I, phần II kiểm soát thanh toán vốn chuẩn bị đầu tư.
3. Tạm ứng vốn.
3.1. Đối tượng tạm ứng, mức vốn tạm ứng, thu hồi và thời điểm thu hồi tạm ứng thực hiện theo quy định tại tiết 3.1, điểm 3, mục I, phần II của quy trình này.
3.2. Tài liệu tạm ứng vốn.
Ngoài tài liệu của dự án theo quy định tại điểm 1, mục II, phần II của quy trình, khi tạm ứng vốn, chủ đầu tư còn gửi đến KBNN các tài liệu sau:
- Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư;
- Giấy rút vốn đầu tư;
- Bảo lãnh khoản tiền tạm ứng của nhà thầu (nếu trong hợp đồng chủ đầu tư và nhà thầu thoả thuận có bảo lãnh tiền tạm ứng, kể cả trường hợp dự án vốn trong nước nhưng do nhà thầu nước ngoài thi công).
3.3. Trình tự các bước công việc và thời gian kiểm soát tạm ứng vốn được thực hiện tương tự như quy định tại tiết 3.2, điểm 3, mục I, phần II kiểm soát thanh toán vốn chuẩn bị đầu tư.
4. Thanh toán khối lượng hoàn thành.
4.1. Tài liệu thanh toán khối lượng hoàn thành.
Ngoài tài liệu của dự án theo quy định tại điểm 1, mục II, phần II của quy trình, khi thanh toán khối lượng hoàn thành, chủ đầu tư còn gửi đến KBNN các tài liệu sau:
a. Trường hợp thanh toán khối lượng hoàn thành theo hợp đồng.
- Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành theo hợp đồng đề nghị thanh toán có xác nhận của đại diện bên giao thầu và đại diện tư vấn (nếu có) và đại diện bên nhận thầu;
- Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư;
- Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư (nếu có);
- Giấy rút vốn đầu tư;
Khi có khối lượng phát sinh ngoài hợp đồng, ngoài các tài liệu trên và dự toán bổ sung, phụ lục bổ sung hợp đồng, chủ đầu tư còn gửi đến KBNN:
Bảng xác định giá trị khối lượng công việc phát sinh ngoài hợp đồng đề nghị thanh toán có xác nhận của đại diện bên giao thầu và đại diện tư vấn (nếu có) và đại diện bên nhận thầu.
b. Trường hợp thanh toán khối lượng hoàn thành không theo hợp đồng.
- Đối với các công việc của dự án được thực hiện không thông qua hợp đồng xây dựng (như: một số công việc quản lý dự án do chủ đầu tư trực tiếp thực hiện, trường hợp tự làm,...), việc thanh toán trên cơ sở khối lượng công việc hoàn thành và dự toán được duyệt phù hợp với tính chất từng loại công việc. Hồ sơ thanh thanh toán bao gồm:
+ Dự toán được duyệt cho từng công việc;
+ Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư (trường hợp có nhiều nội dung chi không thể ghi hết trong Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư thì chủ đầu tư có thể lập bảng kê nội dung chi đề nghị thanh toán kèm theo);
+ Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư (nếu có);
+ Giấy rút vốn đầu tư;
- Đối với chi phí đền bù, bồi thường hỗ trợ và tái định cư: được hướng dẫn tại mục III, phần II của quy trình:
c. Trường hợp thanh toán khối lượng hoàn thành tự thực hiện.
Chủ đầu tư gửi đến KBNN các tài liệu như đối với thanh toán khối lượng hoàn thành theo hợp đồng xây dựng.
d. Thanh toán chi phí quản lý dự án.
- Mở Tài khoản tiền gửi chi phí QLDA:
Các Ban QLDA được giao quản lý từ 02 dự án trở lên hoặc có kinh phí QLDA được hưởng từ nhiều nguồn khác nhau phải mở TKTG chi phí QLDA tại một KBNN, nơi thuận tiện cho giao dịch của Ban QLDA.
Trường hợp chủ đầu tư được hưởng chi phí QLDA và được lập, phê duyệt dự toán chi phí QLDA riêng cho chủ đầu tư thì chủ đầu tư được mở một TKTG (ngoài TKTG của Ban QLDA) tại một KBNN nơi thuận tiện cho giao dịch của chủ đầu tư để tiếp nhận kinh phí QLDA do Ban QLDA trích chuyển đến.
Trường hợp chủ đầu tư, Ban QLDA được cấp trên hỗ trợ kinh phí đột xuất thì chủ đầu tư, Ban QLDA được mở TKTG đơn vị khác để tiếp nhận kinh phí hỗ trợ.
- Trường hợp chủ đầu tư được hưởng chi phí tư vấn (được phép tự làm) hoặc hưởng một phần kinh phí quản lý dự án, nhưng dự toán chi phí QLDA được lập và phê duyệt chung cho cả chủ đầu tư và Ban QLDA thì Ban QLDA có trách nhiệm giao dịch với KBNN nơi mở tài khoản để làm thủ tục tạm ứng, thanh toán chi phí QLDA cho chủ đầu tư.
Trường hợp lập, phê duyệt dự toán chi phí QLDA riêng cho chủ đầu tư thì chủ đầu tư giao dịch với KBNN nơi mở TKTG để được tạm ứng, thanh toán. Ban QLDA (là chủ tài khoản thanh toán vốn đầu tư của dự án) có trách nhiệm trích chuyển kinh phí QLDA vào TKTG của chủ đầu tư từ tài khoản thanh toán vốn đầu tư từng dự án hoặc trích chuyển kinh phí QLDA vào TKTG của Ban QLDA sau đó mới chuyển vào TKTG của chủ đầu tư.
- Trường hợp chủ đầu tư, Ban QLDA được cấp trên hỗ trợ kinh phí đột xuất cho thu nhập của cán bộ quản lý hoặc theo mục tiêu, khi nhận được nguồn vốn hỗ trợ này thì chuyển vào tài khoản tiền gửi khác của Ban QLDA để thanh toán theo các nội dung chi phí được hỗ trợ (KBNN không kiểm soát chi vì đã kiểm soát tiền có nguồn gốc NSNN từ tài khoản của cấp trên khi bổ sung có mục tiêu cho chủ đầu tư, Ban QLDA). Chủ đầu tư, Ban QLDA không phải duyệt bổ sung vào dự toán chi phí QLDA.
- Việc trích chuyển kinh phí QLDA vào TKTG được thực hiện khi dự án được giao kế hoạch vốn đầu tư XDCB năm, hồ sơ làm căn cứ để trích chuyển kinh phí QLDA vào TKTG:
+ Quyết định phê duyệt dự toán chi phí QLDA năm (theo mẫu số 05/DT-QLDA của Thông tư số 10/2011/TT-BTC);
+ Bảng tổng hợp nguồn kinh phí năm kế hoạch 20… (theo mẫu số 02/ DT-QLDA của Thông tư số 10/2011/TT-BTC);
+ Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư;
+ Giấy rút vốn đầu tư.
- Kiểm soát thanh toán chi phí QLDA (từ tài khoản thanh toán đối với trường hợp chủ đầu tư, Ban QLDA không mở TKTG chi phí QLDA; từ tài khoản tiền gửi đối với trường hợp chủ đầu tư, Ban QLDA mở TKTG chi phí QLDA) được thực hiện theo chế độ thanh toán vốn đầu tư, chế độ quản lý tài chính hiện hành.
e. Đối với khoản chi như lệ phí cấp đất xây dựng, cấp giấy phép xây dựng, chủ đầu tư còn gửi thêm các tài liệu: Bảng kê có chữ ký phê duyệt và dấu của chủ đầu tư kèm theo Hóa đơn, chứng hợp lệ của cơ quan thu tiền (bản photo có đóng dấu của chủ đầu tư).
4.2. Trình tự các bước công việc và thời gian kiểm soát thanh toán khối lượng hoàn thành.
Trình tự các bước công việc và thời gian kiểm soát thanh toán khối lượng hoàn thành được thực hiện tương tự như quy định tại tiết 4.2, điểm 4, mục I, phần II của quy trình.
5. Thanh toán khi quyết toán dự án, công trình được duyệt.
Khi dự án, công trình được người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán dự án, công trình hoàn thành, chủ đầu tư gửi đến KBNN quyết định phê duyệt quyết toán dự án, công trình hoàn thành. Cán bộ kiểm soát chi căn cứ vào số vốn đã thanh toán cho dự án, công trình và quyết định phê duyệt quyết toán dự án, công trình hoàn thành, tiến hành như sau:
- Trường hợp quyết toán được duyệt lớn hơn số vốn đã thanh toán: Chủ đầu tư gửi đến KBNN Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư, Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư (nếu có), Giấy rút vốn đầu tư. Cán bộ kiểm soát chi thực hiện thanh toán tiếp phần chệnh lệch giữa số vốn được phê duyệt quyết toán và số vốn đã thanh toán.
- Trường hợp quyết toán được duyệt nhỏ hơn số vốn đã thanh toán: Cán bộ kiểm soát chi phải có trách nhiệm phối hợp với chủ đầu tư thu hồi số vốn đã chi trả lớn hơn so với số vốn được phê duyệt quyết toán, nộp NSNN (theo cấp ngân sách phù hợp với cấp ngân sách đã thanh toán) và hạch toán giảm cấp phát cho dự án.
III. KIỂM SOÁT THANH TOÁN VỐN ĐỀN BÙ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG VÀ TÁI ĐỊNH CƯ.
1. Tài liệu làm căn cứ kiểm soát thanh toán.
1.1 Tài liệu do chủ đầu tư gửi đến KBNN và chỉ gửi một lần cho cả quá trình thực hiện dự án trừ trường hợp có bổ sung, điều chỉnh:
a. Đối với công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là một hạng mục trong dự án đầu tư xây dựng công trình (không tách thành dự án giải phóng mặt bằng, tái định cư) thì ngoài các tài liệu như quy định tại điểm 1, mục II phần II, chủ đầu tư còn gửi đến KBNN: phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được duyệt; dự toán chi phí bồi thường và hỗ trợ và tái định cư được duyệt (nếu chưa có trong phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được duyệt).
b. Đối với dự án giải phóng mặt bằng, tái định cư sử dụng vốn ngân sách địa phương; dự án giải phóng mặt bằng, tái định cư (dự án độc lập, dự án thành phần) được tách ra từ dự án đầu tư xây dựng công trình của các Bộ, cơ quan trung ương giao cho UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện:
- Đối với vốn chuẩn bị đầu tư.
+ Dự toán chi phí cho công tác chuẩn bị đầu tư được duyệt;
+ Văn bản lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu;
+ Hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu;
- Đối với vốn thực hiện dự án.
+ Dự án giải phóng mặt bằng, tái định cư và văn bản phê duyệt dự án giải phóng mặt bằng, tái định cư.
+ Phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được duyệt; dự toán chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được duyệt (nếu chưa có trong phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được duyệt).
+ Dự toán chi phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được duyệt.
Đối với dự án giải phóng mặt bằng, tái định cư có hạng mục xây dựng khu tái định cư hoặc mua nhà tái định cư, xây dựng hạ tầng khu sản xuất kinh doanh dịch vụ phi nông nghiệp phải gửi thêm: Văn bản lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu; hợp đồng xây dựng khu tái định cư hoặc hợp đồng mua nhà phục vụ tái định cư giữa chủ đầu tư và nhà thầu; dự toán chi tiết được duyệt của các công việc, gói thầu chỉ định thầu và tự thực hiện.
1.2. Tài liệu bổ sung hàng năm.
- Kế hoạch vốn đầu tư hàng năm do KBNN thông báo (dự án do Trung ương quản lý) hoặc Kế hoạch vốn đầu tư của UBND tỉnh, huyện (dự án do địa phương quản lý) đối với công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là một dự án đầu tư độc lập.
2. Kiểm tra tài liệu dự án.
Việc kiểm tra tài liệu dự án được thực hiện tương tự như quy định tại điểm 2, mục I, phần II kiểm soát thanh toán vốn chuẩn bị đầu tư.
3. Tạm ứng vốn.
3.1. Đối tượng tạm ứng, mức vốn tạm ứng, thu hồi và thời điểm thu hồi tạm ứng được thực hiện theo quy định tại mục II, phần II, Thông tư số 107/2007/TT-BTC ngày 07/9/2007 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn về quản lý thanh toán, quyết toán vốn đầu tư dự án giải phóng mặt bằng, tái định cư sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
Đối với công việc bồi thường, hỗ trợ: sau khi chi trả cho người thụ hưởng, chủ đầu tư tập hợp chứng từ, làm thủ tục thanh toán và thu hồi tạm ứng trong thời hạn chậm nhất là 30 ngày làm việc kể từ ngày chi trả cho người thụ hưởng.
- Đối với việc mua nhà tái định cư và các công việc giải phóng mặt bằng khác: vốn tạm ứng được thu hồi vào từng lần thanh toán khối lượng hoàn thành và thu hồi hết khi đã thực hiện xong công việc giải phóng mặt bằng.
3.2. Tài liệu tạm ứng vốn.
Ngoài tài liệu của dự án theo quy định tại điểm 1, mục III, phần II của quy trình, khi tạm ứng vốn (đối với công việc bồi thường, hỗ trợ và mua nhà phục vụ tái định cư), chủ đầu tư còn gửi đến KBNN các tài liệu sau:
- Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư;
- Giấy rút vốn đầu tư .
- Bản đăng ký kế hoạch thực hiện GPMB.
3.3. Trình tự các bước công việc và thời gian kiểm soát tạm ứng vốn được thực hiện tương tự như quy định tại tiết 3.2 điểm 3 mục I phần II kiểm soát thanh toán vốn chuẩn bị đầu tư.
4. Thanh toán khối lượng hoàn thành.
4.1. Tài liệu thanh toán khối lượng hoàn thành.
Ngoài tài liệu của dự án theo quy định tại điểm 1, mục III, phần II của quy trình, khi thanh toán khối lượng hoàn thành, chủ đầu tư còn gửi đến KBNN các tài liệu sau:
a. Đối với công việc bồi thường, hỗ trợ.
- Bảng kê xác nhận khối lượng đền bù giải phóng mặt bằng đã thực hiện;
- Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư;
- Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư (nếu có thanh toán tạm ứng);
- Giấy rút vốn đầu tư.
b. Đối với hợp đồng mua nhà phục vụ tái định cư.
- Biên bản bàn giao nhà (trường hợp mua nhà phục vụ di dân giải phóng mặt bằng);
- Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư;
- Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư (nếu có);
- Giấy rút vốn đầu tư.
4.2. Trình tự các bước công việc và thời gian kiểm soát thanh toán khối lượng hoàn thành.
Trình tự các bước công việc và thời gian kiểm soát thanh toán khối lượng hoàn thành được thực hiện tương tự như quy định tại tiết 4.2, điểm 4, mục I, phần II của quy trình. Trong đó khi kiểm soát thanh toán chi phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được thực hiện như đối với công việc khác phải lập dự toán, tổng số vốn thanh toán cho chi phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư không được vượt quá mức quy định tại khoản 2, Điều 26, Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ và tái định cư.
Trường hợp dự toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của các dự án xây dựng công trình giao thông trên địa bàn các đơn vị hành chính thuộc diện khó khăn (Thông tư 126/2007/TT-BTC ngày 30/10/2007 của Bộ Tài chính) chưa được phê duyệt thì KBNN được phép tạm ứng nếu chủ đầu tư đề nghị để sử dụng chi phục vụ cho các công việc thực tế phải thực hiện.
Một số trường hợp cụ thể như sau:
- Trường hợp chủ đầu tư trực tiếp thực hiện chi trả tiền giải phóng mặt bằng, tái định cư: căn cứ vào các hồ sơ tài liệu tại điểm 1, mục III, phần II của quy trình; KBNN kiểm soát và tạm ứng, thanh toán cho chủ đầu tư để chi trả cho người thụ hưởng.
- Trường hợp công việc giải phóng mặt bằng do Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường (Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; Tổ chức phát triển quỹ đất) thực hiện hoặc Doanh nghiệp, tổ chức có chức năng thực hiện các dịch vụ về bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện chi trả cho người thụ hưởng thì ngoài các tài liệu tại điểm 1, mục III, phần II của quy trình, chủ đầu tư phải gửi hợp đồng hoặc văn bản của chủ đầu tư hoặc văn bản của cấp có thẩm quyền nói rõ giao cho tổ chức thực hiện đến cơ quan KBNN để làm căn cứ kiểm soát và thanh toán. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường (Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; Tổ chức phát triển quỹ đất) hoặc Doanh nghiệp, tổ chức có chức năng thực hiện các dịch vụ về bồi thường, giải phóng mặt bằng mở tài khoản tiền gửi tại KBNN để tiếp nhận kinh phí đền bù do chủ đầu tư chuyển đến.
- Trường hợp công tác giải phóng mặt bằng phải xây dựng các công trình để đền bù, chủ đầu tư ký kết hợp đồng với nhà thầu để thi công xây dựng (bao gồm cả xây dựng khu tái định cư) từ vốn giải phóng mặt bằng, tái định cư của dự án thì việc kiểm soát thanh toán được thực hiện như đối với vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước.
Trường hợp vốn giải phóng mặt bằng, tái định cư của dự án chỉ hỗ trợ một phần thì chủ đầu tư gửi Phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã được phê duyệt, KBNN các cấp thực hiện chuyển tiền hỗ trợ cho đối tượng thụ hưởng theo đề nghị của chủ đầu tư, phù hợp với Phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được duyệt. Trách nhiệm quản lý sử dụng phần vốn này thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư dự án xây dựng mới theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
- Trường hợp công việc giải phóng mặt bằng do các đơn vị (Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường hoặc Doanh nghiệp, tổ chức có chức năng thực hiện các dịch vụ về bồi thường, giải phóng mặt bằng) thực hiện chi trả thì sau khi chi trả cho người thụ hưởng, các đơn vị này phải tập hợp chứng từ gửi chủ đầu tư để làm thủ tục thanh toán, thu hồi tạm ứng với cơ quan cấp vốn.
5. Thanh toán vốn giải phóng mặt bằng, tái định cư khi dự án được phê duyệt quyết toán.
Khi dự án giải phóng mặt bằng, tái định cư được phê duyệt quyết toán, chủ đầu tư gửi KBNN quyết định phê duyệt quyết toán. Cán bộ kiểm soát chi căn cứ vào quyết định phê duyệt quyết toán vốn giải phóng mặt bằng, tái định cư của cấp có thẩm quyền tiến hành kiểm tra, xác định số vốn đã thanh toán cho công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư và thực hiện theo quy định tại điểm 5, mục I, phần II của quy trình.
IV. KIỂM SOÁT THANH TOÁN VỐN DỰ ÁN MỘT HOẶC NHIỀU NGUỒN VỐN THUỘC NHIỀU CẤP NGÂN SÁCH.
1. Đối tượng và phạm vi áp dụng.
Dự án đầu tư một hoặc nhiều nguồn vốn thuộc nhiều cấp ngân sách là dự án có một hoặc nhiều nguồn vốn tham gia đầu tư (nguồn XDCB tập trung, nguồn vốn chương trình mục tiêu, nguồn vốn khác, v,v..) và thuộc hai cấp ngân sách trở lên (ngân sách trung ương, tỉnh, huyện, xã). Quy trình kiểm soát thanh toán tại quy định này được áp dụng cho các dự án đầu tư từ một hoặc nhiều nguồn vốn trong nước thuộc nhiều cấp ngân sách khác nhau. Không áp dụng cho các dự án ODA và các dự án, tiểu dự án hỗ trợ, bồi thường giải phóng mặt bằng tái định cư được tách ra từ các dự án Trung ương để giao cho địa phương quản lý, thanh toán.
2. Phân cấp kiểm soát thanh toán.
- Dự án đầu tư thuộc cấp Trung ương, cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định đầu tư do Sở Giao dịch Kho bạc Nhà nước, Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (KBNN tỉnh) kiểm soát và thanh toán phần nguồn vốn của ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh, thành phố tham gia đầu tư vào dự án. Phần nguồn vốn thuộc ngân sách cấp huyện, xã tham gia đầu tư sẽ do Kho bạc Nhà nước huyện thanh toán theo chứng từ do Kho bạc Nhà nước kiểm soát gửi đến và theo đề nghị của chủ đầu tư.
Trường hợp KBNN tỉnh phân cấp các dự án nói trên về KBNN huyện kiểm soát, thanh toán thì KBNN tỉnh thông báo kế hoạch về KBNN huyện để thực hiện kiểm soát và thanh toán vốn cho dự án.
- Dự án đầu tư thuộc cấp huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện) và cấp xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) quyết định đầu tư thì do KBNN huyện kiểm soát, thanh toán vốn cho dự án. Trường hợp các dự án đầu tư này có nguồn vốn của ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tham gia đầu tư thì KBNN tỉnh, thành phố thông báo kế hoạch cho KBNN huyện thực hiện kiểm soát và thanh toán vốn cho dự án.
3. Quy trình kiểm soát thanh toán.
3.1. Kế hoạch vốn của dự án.
Tùy theo nguồn vốn đầu tư vào dự án thuộc ngân sách cấp nào mà KBNN trực tiếp kiểm soát thanh toán căn cứ vào kế hoạch vốn theo nguyên tắc dưới đây để thực hiện kiểm soát thanh toán.
- Đối với các dự án ngân sách Trung ương: kế hoạch vốn đầu tư do KBNN thông báo.
- Đối với các dự án ngân sách tỉnh: kế hoạch vốn đầu tư của UBND tỉnh.
- Đối với các dự án ngân sách huyện, xã: kế hoạch vốn đầu tư của UBND huyện, xã.
3.2. Quy trình kiểm soát thanh toán.
- Hồ sơ, tài liệu cơ sở của dự án và hồ sơ, tài liệu tạm ứng, thanh toán do chủ đầu tư gửi đến KBNN được thực hiện theo quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB hiện hành.
- Sau khi nhận hồ sơ, tài liệu do chủ đầu tư gửi đến, cán bộ kiểm soát chi căn cứ vào kế hoạch vốn năm của dự án được thông báo theo nguyên tắc nói trên và hồ sơ, tài liệu do chủ đầu tư gửi đến để thực hiện kiểm soát thanh toán vốn cho dự án theo đúng chế độ hiện hành về quản lý, thanh toán vốn đầu tư XDCB.
Trường hợp cùng giấy đề nghị thanh toán được KBNN chấp nhận thanh toán, nhưng thanh toán vốn từ các cấp ngân sách khác nhau thì chủ đầu tư phải lập riêng giấy rút vốn đầu tư theo từng cấp ngân sách tương ứng với số tiền thanh toán từ cấp ngân sách đó. Nếu rút vốn đầu tư thuộc ngân sách cấp huyện hoặc cấp xã thì ngoài việc ghi các thông tin theo quy định trên Giấy rút vốn đầu tư còn phải ghi mã cấp ngân sách, mã địa bàn hành chính, nguồn vốn đầu tư, kế hoạch năm, tài khoản của chủ đầu tư tại KBNN nơi phục vụ cấp ngân sách huyện, xã đó; đồng thời lập thêm 1 liên giấy rút vốn đầu tư so với quy định hiện hành.
- Trình tự luân chuyển hồ sơ, chứng từ được thực hiện theo các bước đã quy định tại quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB hiện hành.
- Trường hợp KBNN tỉnh kiểm soát hồ sơ thanh toán của dự án có nguồn vốn ngân sách cấp huyện, xã tham gia đầu tư thì KBNN tỉnh sau khi kiểm soát, gửi KBNN cấp huyện nơi thanh toán phần vốn huyện, xã tham gia đầu tư dự án:
+ Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư đã được KBNN tỉnh chấp nhận;
+ Giấy rút vốn đầu tư của chủ đầu tư lập theo từng cấp ngân sách tương ứng với số tiền thanh toán từ cấp ngân sách đó đã được KBNN tỉnh chấp nhận tại Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư;
+ Văn bản của KBNN tỉnh đề nghị KBNN huyện căn cứ vào kế hoạch vốn của UBND huyện, xã và Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư đã được KBNN tỉnh chấp nhận để thanh toán vốn cho dự án.
- Trường hợp KBNN huyện kiểm soát hồ sơ thanh toán của dự án có nguồn vốn ngân sách cấp trung ương, tỉnh tham gia đầu tư thì KBNN huyện thực hiện kiểm soát và thanh toán cho dự án trong phạm vi kế hoạch vốn do huyện và tỉnh giao.
V. KIỂM SOÁT THANH TOÁN VỐN ĐẦU TƯ CÁC CÔNG TRÌNH ĐẶC THÙ.
1. Công trình bí mật nhà nước.
Công trình bí mật nhà nước là Công trình xây dựng thuộc các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, kinh tế, khoa học, công nghệ và các lĩnh vực khác thuộc danh mục bí mật nhà nước được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật về bí mật nhà nước và được quy định tại Nghị định số 71/2005/NĐ-CP ngày 06/6/2005 của Chính phủ về Quản lý đầu tư xây dựng công trình đặc thù.
Việc lập kế hoạch, phân bổ và thông báo vốn đầu tư của công trình bí mật nhà nước được thực hiện như quy định tại Thông tư số 86/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính.
Đối với các dự án bí mật nhà nước do Bộ Công an và Bộ Quốc phòng quản lý, Bộ Tài chính chuyển vốn trực tiếp cho Bộ Công an và Bộ Quốc phòng để tiếp nhận, quản lý cấp phát, thanh quyết toán vốn đầu tư cho các dự án. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng mở tài khoản tiền gửi tại Sở Giao dịch KBNN để tiếp nhận nguồn vốn do Bộ Tài chính chuyển sang để thanh toán cho các dự án bí mật nhà nước do Bộ Công an và Bộ Quốc phòng quản lý.
Đối với các dự án bí mật nhà nước của các Bộ, ngành khác và các tỉnh quản lý, KBNN chỉ nhận Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư, Giấy rút vốn đầu tư đề làm thủ tục chuyển tiền theo đề nghị của chủ đầu tư mà không kiểm soát về nội dung. Chủ đầu tư hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc kiểm soát nội dung thanh toán. KBNN chỉ kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ rút vốn như một chứng từ kế toán theo Quyết định số 120/2008/QĐ-BTC ngày 22/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Chế độ kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ KBNN.
2. Công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp.
Công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp là công trình phải được xây dựng và hoàn thành kịp thời, để phòng, chống thiên tai và dịch họa, ngăn chặn và hạn chế thiệt hại, đáp ứng yêu cầu của lệnh khẩn cấp do người có thẩm quyền ban hành theo pháp luật về tình trạng khẩn cấp, tình huống khẩn cấp và pháp luật khác có liên quan đến yêu cầu khẩn cấp và được quy định tại Nghị định số 71/2005/NĐ-CP ngày 06/6/2005 của Chính phủ về Quản lý đầu tư xây dựng công trình đặc thù.
2.1. Thanh toán tạm ứng vốn.
Mức vốn tạm ứng và thu hồi vốn tạm ứng thực hiện theo quy định như đối với vốn đầu tư nguồn NSNN. Hồ sơ để thanh toán tạm ứng vốn, bao gồm:
- Quyết định xây dựng công trình khẩn cấp của người có thẩm quyền;
- Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư;
- Giấy rút vốn đầu tư;
- Bảo lãnh khoản tiền tạm ứng của nhà thầu (nếu trong hợp đồng chủ đầu tư và nhà thầu thoả thuận có bảo lãnh tiền tạm ứng).
2.2. Thanh toán khối lượng hoàn thành.
Thực hiện theo quy định như đối với vốn đầu tư nguồn NSNN. Hồ sơ thanh toán gồm:
- Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành theo hợp đồng đề nghị thanh toán có xác nhận của đại diện bên giao thầu và đại diện tư vấn (nếu có) và đại diện bên nhận thầu;
- Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư;
- Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư (nếu có);
- Giấy rút vốn đầu tư.
Khi có khối lượng phát sinh ngoài hợp đồng, chủ đầu tư gửi Bảng xác định giá trị khối lượng công việc phát sinh ngoài hợp đồng đề nghị thanh toán, có xác nhận của đại diện bên giao thầu và đại diện tư vấn (nếu có) và đại diện bên nhận thầu.
Từng lần thanh toán, KBNN thực hiện theo đề nghị của người được giao quản lý, thực hiện công trình khẩn cấp, trong phạm vi giá trị khối lượng hoàn thành được nghiệm thu, các điều khoản thanh toán được quy định trong hợp đồng (số lần thanh toán, giai đoạn thanh toán, thời điểm thanh toán và các điều kiện thanh toán) và không vượt kế hoạch vốn được giao.
Trình tự các bước công việc và thời gian kiểm soát thanh toán (bao gồm cả tạm ứng vốn và thanh toán khối lượng hoàn thành) được thực hiện tương tự như quy định tại tiết 3.2, điểm 3 và tiết 4.2, điểm 4, mục I, phần II của quy trình.
2.3. Thanh toán khi quyết toán dự án công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp được phê duyệt quyết toán.
Khi quyết toán dự án công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp được duyệt, người được giao quản lý, thực hiện công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp gửi KBNN quyết định phê duyệt quyết toán công trình. Cán bộ kiểm soát chi căn cứ vào số vốn đã thanh toán cho công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp và quyết định phê duyệt quyết toán của cấp có thẩm quyền tiến hành kiểm tra và thực hiện theo quy định tại điểm 5, mục I, phần II của quy trình.
3. Công trình tạm.
- Công trình tạm phục vụ thi công công trình chính là công trình của chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng trên mặt bằng công trường xây dựng, gồm: nhà văn phòng làm việc, nhà ở cho cán bộ công nhân viên tại công trình, kho tàng, nhà sản xuất tại chỗ phục vụ thi công xây dựng, các công trình dân dụng thi công, đường thi công, công trình hạ tầng kỹ thuật và các công trình dịch vụ khác phục vụ hoạt động của công trường xây dựng;
- Công trình, nhà ở riêng lẻ được xây dựng theo giấy phép xây dựng tạm trong khu vực đó có quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt nhưng chưa thực hiện giải phóng mặt bằng xây dựng.
3.1. Tạm ứng, thanh toán, quyết toán vốn.
3.1.1. Việc quản lý tạm ứng, thanh toán vốn cho các công trình tạm được thực hiện theo quy định như đối với vốn đầu tư từ nguồn NSNN và bổ sung như sau:
Trường hợp đối với các công trình có quy mô lớn, phức tạp mà chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công được lập dự toán thì kiểm soát thanh toán theo dự toán được duyệt; ngoài các hồ sơ tài liệu của dự án, hồ sơ thanh toán gồm: Quyết định phê duyệt kèm theo dự toán được duyệt, bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành, giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư, Giấy rút vốn đầu tư.
Trường hợp chi phí lán trại, nhà ở, nhà điều hành thi công trên công trường được tính theo tỷ lệ % trong hợp đồng xây dựng thì được thanh toán theo tỷ lệ quy định và thanh toán theo hợp đồng không thực hiện theo quy định trên.
3.1.2. Trình tự các bước công việc và thời gian kiểm soát tạm ứng, thanh toán, được thực hiện tương tự như quy định tại tiết 3.2, điểm 3, và tiết 4.2, điểm 4, mục I, phần II của quy trình.
VI. KIỂM SOÁT THANH TOÁN HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG - CHUYỂN GIAO DỰ ÁN ( BT ).
1. Tài liệu làm căn cứ kiểm soát thanh toán.
1.1. Tài liệu cơ sở của dự án
Tài liệu do Doanh nghiệp dự án phải gửi đến KBNN (phòng Kiểm soát chi NSNN) và chỉ gửi 1 lần cho đến khi kết thúc trừ trường hợp có bổ sung, điều chỉnh) bao gồm:
- Quyết định của cấp có thẩm quyền về việc thực hiện dự án theo Hợp đồng BT; về việc lựa chọn Nhà đầu tư theo hình thức đấu thầu, chỉ định thầu; quyết định hình thức thanh toán bằng tiền hoặc bằng dự án khác.
- Quyết định của cấp có thẩm quyền về việc giao dự án khác, quyết định phê duyệt giá trị dự án khác đối với trường hợp thanh toán bằng dự án khác.
- Hợp đồng dự án giữa Cơ quan nhà nước có thẩm quyền và Nhà đầu tư.
- Biên bản nghiệm thu công trình BT hoàn thành, bàn giao.
1.2. Thanh toán Hợp đồng dự án bằng tiền.
1.2.1. Trường hợp thanh toán một lần bằng tiền sau khi dự án BT hoàn thành, bàn giao:
- Biên bản nghiệm thu công trình BT hoàn thành, bàn giao theo tiến độ cam kết tại Hợp đồng dự án.
- Biên bản xác định giá trị khối lượng phát sinh ngoài hợp đồng được Cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận (nếu có).
- Đề nghị thanh toán của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Giá trị hợp đồng đề nghị thanh toán; giá trị công việc phát sinh (nếu có); giá trị đề nghị thanh toán.
- Báo cáo quyết toán Hợp đồng dự án hoàn thành.
- Báo cáo kiểm toán Báo cáo quyết toán Hợp đồng dự án hoàn thành.
- Phê duyệt quyết toán Hợp đồng dự án hoàn thành được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
1.2.2. Trường hợp thanh toán nhiều lần:
- Biên bản nghiệm thu công trình BT hoàn thành, bàn giao theo tiến độ cam kết tại Hợp đồng dự án.
- Biên bản xác định giá trị khối lượng phát sinh ngoài hợp đồng được Cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận (nếu có).
- Đề nghị thanh toán của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trường hợp thanh toán lần cuối: ngoài những tài liệu trên Doanh nghiệp dự án phải gửi đến KBNN: Báo cáo quyết toán công trình BT hoàn thành được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Báo cáo quyết toán Hợp đồng dự án hoàn thành.
2. Phương thức thanh toán:
Trong vòng 07 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ theo quy định của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, KBNN căn cứ vào các điều khoản thanh toán trong hợp đồng, kiểm tra và thực hiện thanh toán một lần hoặc thanh toán nhiều lần theo các điều kiện thanh toán, giá trị thanh toán được đề nghị. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của giá trị thanh toán Hợp đồng dự án, chất lượng của dự án bàn giao. KBNN không chịu trách nhiệm về nội dung này.
VII. KIỂM SOÁT THANH TOÁN VỐN SỰ NGHIỆP CÓ TÍNH CHẤT ĐẦU TƯ.
1. Đối với các dự án có mức vốn từ 1 tỷ đồng trở lên, quy trình kiểm soát thanh toán (hồ sơ tài liệu, tạm ứng và thu hồi tạm ứng, nội dung kiểm tra...) được thực hiện như quy định đối với vốn đầu tư trên đây (riêng giấy rút vốn đầu tư được thay thế bằng Giấy rút dự toán ngân sách).
2. Đối với các dự án có mức vốn dưới 1 tỷ đồng.
2.1 Tài liệu làm căn cứ kiểm soát thanh toán.
2.1.1 Tài liệu do chủ đầu tư gửi đến Kho bạc Nhà nước và chỉ gửi một lần cho cả quá trình thực hiện dự án trừ trường hợp có bổ sung, điều chỉnh:
- Báo cáo kinh tế-kỹ thuật và quyết định phê duyệt Báo cáo kinh tế-kỹ thuật hoặc dự toán và quyết định phê duyệt thiết kế-dự toán (không bắt buộc phê duyệt trước 31/10 năm trước năm kế hoạch);
+ Văn bản lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu;
+ Hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu;
+ Quyết định giao dự toán của cấp có thẩm quyền.
Trường hợp dự án được thực hiện theo hình thức tự thực hiện dự án, tài liệu do chủ đầu tư gửi đến, bao gồm: Dự toán và Quyết định phê duyệt thiết kế - dự toán; Quyết định của cấp có thẩm quyền cho phép tự thực hiện dự án; văn bản giao việc hoặc hợp đồng nội bộ.
2.2 . Kiểm tra tài liệu dự án.
Quy trình kiểm tra được thực hiện như đối với vốn đầu tư XDCB quy định tại điểm 2, mục I, phần II của quy trình.
2.3. Tạm ứng vốn.
Tài liệu tạm ứng vốn, trình tự các bước công việc và thời gian kiểm soát tạm ứng được thực hiện như đối với vốn đầu tư XDCB, như quy định tại tiết 3.2 và tiết 3.3, điểm 3, mục II, phần II của quy trình.
Đối với các dự án có tổng mức vốn dưới 01 tỉ đồng, mức vốn tạm ứng tối thiểu bằng 30% giá trị hợp đồng hoặc dự toán được duyệt. Vốn tạm ứng được thu hồi dần vào từng lần thanh toán khối lượng hoàn thành và thu hồi hết khi thanh toán đạt 80% giá hợp đồng hoặc dự toán được duyệt.
2.4. Thanh toán khối lượng hoàn thành.
Đối với các dự án có tổng mức vốn dưới 01 tỉ đồng, việc kiểm soát, thanh toán vốn thực hiện theo quy định tại Thông tư số 79/2003/TT-BTC ngày 13/8/2003 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ quản lý, cấp phát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước hoặc văn bản thay thế sửa đổi, bổ sung (nếu có).
VIII. KIỂM SOÁT THANH TOÁN ĐỐI VỚI DỰ ÁN ỨNG TRƯỚC KẾ HOẠCH VỐN.
1. Hồ sơ, tài liệu ban đầu, hồ sơ tạm ứng, thanh toán, nội dung kiểm soát thanh toán và luân chuyển chứng từ được thực hiện như đối với dự án được thông báo kế hoạch vốn đầu tư năm.
2. Thời hạn thanh toán của kế hoạch vốn ứng trước: Thực hiện như thời hạn thanh toán vốn đầu tư trong kế hoạch năm, trường hợp đặc biệt khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
3. Khi dự án có thông báo kế hoạch vốn thu hồi số vốn ứng trước, phòng Kiểm soát chi NSNN lập Giấy đề nghị điều chỉnh, trình lãnh đạo KBNN tỉnh, huyện ký duyệt, chuyển cho phòng Kế toán để điều chỉnh số vốn đã thanh toán khối lượng hoàn thành từ “Tạm ứng chi dự toán kinh phí đầu tư năm sau” sang “Thực chi dự toán kinh phí đầu tư năm nay”, điều chỉnh số vốn đã tạm ứng theo chế độ từ “Tạm ứng chi dự toán kinh phí đầu tư năm sau” sang “ Tạm ứng dự toán kinh phí đầu tư năm nay”.
- Hết năm kế hoạch, cán bộ kiểm soát chi phải kiểm tra, đối chiếu với chủ đầu tư, báo cáo Trưởng phòng Kiểm soát chi NSNN trình lãnh đạo KBNN xác nhận số vốn thanh toán trong năm, luỹ kế số vốn thanh toán từ khởi công đến hết niên độ NSNN cho từng dự án (theo mẫu tại phụ lục số 06 ban hành kèm theo Thông tư số 86/2011/TT-BTC).
- Khi dự án (tiểu dự án, dự án thành phần hoặc hạng mục công trình) hoàn thành được quyết toán theo quy định, cán bộ kiểm soát chi phải kiểm tra, đối chiếu với chủ đầu tư về số vốn đầu tư đã thanh toán cho dự án đồng thời có nhận xét, đánh giá, kiến nghị với cơ quan phê duyệt quyết toán vốn đầu tư về quá trình đầu tư của dự án theo mẫu số 08/QTDA ban hành kèm theo Thông tư số 19/2011/TT-BTC ngày 14/02/2011 của Bộ Tài chính quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước, báo cáo Trưởng phòng Kiểm soát chi NSNN trình lãnh đạo KBNN ký xác nhận theo quy định.
- Phối hợp với chủ đầu tư thu hồi số vốn đã thanh toán lớn hơn so với quyết toán vốn đầu tư được duyệt.
- Đôn đốc chủ đầu tư thanh toán dứt điểm công nợ khi dự án đã quyết toán và tất toán tài khoản.
1. Đối với các dự án đầu tư thuộc nguồn vốn khác, nếu chưa có hướng dẫn cụ thể thì KBNN vận dụng quy trình này để kiểm soát thanh toán vốn cho dự án.
2. Đối với các dự án đầu tư có vốn ngoài nước thì phần kiểm soát thanh toán vốn ngoài nước được thực hiện theo quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư ngoài nước./.
KHO BẠC NHÀ NƯỚC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số : /TB-KB..... | . . . . . . . , ngày tháng năm |
1. Tên dự án : . . . . . . . . . . . . . . . .mã dự án.............................
Chủ đầu tư: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Bộ, ngành, địa phương: . . . ..........................................................
2. Các tài liệu đã nhận:
1...............
2............
3 . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Kho bạc Nhà nước ... . . . . . thông báo kết quả tiếp nhận hồ sơ như sau:
.................
Hồ sơ KBNN không chấp nhận :
1.............
2.........
Lý do:
...................
Đề nghị các chủ đầu tư/Ban QLDA hoàn thiện hồ sơ gửi đến Kho bạc Nhà nước để làm thủ tục kiểm soát thanh toán./.
Nơi nhận: | TL.GIÁM ĐỐC TRƯỞNG PHÒNG KSC NSNN (TỔ TRƯỞNG TỔNG HỢP Đối với KBNN quận, huyện, TX) (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu ) |
KHO BẠC NHÀ NƯỚC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số : /TB-KB..... | . . . . . . . , ngày tháng năm |
Sau khi xem xét nội dung hồ sơ:
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Thuộc dự án: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . mã dự án....
Chủ đầu tư: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Bộ, ngành, địa phương: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Kho bạc Nhà nước . . . . . . . . . .. thông báo kết quả kiểm soát hồ sơ như sau:
1. Kết quả kiểm soát thanh toán
Đơn vị tính : đồng
STT | Tên hạng mục | Dự toán duyệt hoặc giá trị trúng thầu hoặc giá trị hợp đồng | Số vốn chủ đầu tư đề nghị tạm ứng/thanh toán KLHT/quyết toán | Giá trị KBNN đã chấp nhận thanh toán trước (đối với trường hợp thanh toán trước kiểm soát sau) | Giá trị sau khi kiểm soát của KBNN | Giá trị chênh lệch |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7= 4-6 |
|
|
|
|
|
|
|
Nguyên nhân tăng, giảm : . . . .
2. Số vốn đề nghị thu hồi (hoặc trừ vào lần thanh toán tiếp theo) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Đề nghị: Trong vòng 05 ngày nếu chủ đầu tư không có ý kiến coi như chấp nhận nội dung văn bản này.
Nơi nhận: | GIÁM ĐỐC KBNN ( Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu ) |
HƯỚNG DẪN PHƯƠNG PHÁP LẬP BẢNG XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ KHỐI LƯỢNG CÔNG VIỆC HOÀN THÀNH THEO HỢP ĐỒNG ĐỀ NGHỊ THANH TOÁN;BẢNG XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ KHỐI LƯỢNG CÔNG VIỆC PHÁT SINH NGOÀI HỢP ĐỒNG ĐỀ NGHỊ THANH TOÁN VÀ BẢNG KÊ XÁC NHẬN KHỐI LƯỢNG ĐỀN BÙ GPMB ĐÃ THỰC HIỆN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 282 /QĐ - KBNN, ngày 20 tháng 4 năm 2012 của Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước)
1. Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành theo hợp đồng đề nghị thanh toán (phụ lục 03.a) ; Bảng xác định giá trị khối lượng công việc phát sinh ngoài hợp đồng đề nghị thanh toán (phụ lục 04).
Giá trị hợp đồng (1): là giá trị hợp đồng mà chủ đầu tư và nhà thầu đã ký kết theo quy định của pháp luật.
Giá trị tạm ứng theo hợp đồng còn lại chưa thu hồi đến cuối kỳ trước (2): là số tiền mà chủ đầu tư đã tạm ứng cho nhà thầu theo điều khoản của hợp đồng chưa được thu hồi đến cuối kỳ trước.
Số tiền đã thanh toán khối lượng hoàn thành đến cuối kỳ trước (3): là số tiền mà chủ đầu tư đã thanh toán cho nhà thầu phần giá trị khối lượng XDCB đã hoàn thành đến cuối kỳ trước, (không bao gồm số tiền đã thanh toán tạm ứng).
Luỹ kế giá trị khối lượng thực hiện đến cuối kỳ này (4): là luỹ kế giá trị khối lượng thực hiện theo hợp đồng đến cuối kỳ trước cộng (+) với giá trị khối lượng thực hiện theo hợp đồng trong kỳ đề nghị thanh toán (cột 9 cộng (+) cột 10 của bảng xác định).
Chiết khấu tiền tạm ứng (5): là số tiền mà chủ đầu tư và nhà thầu thống nhất thu hồi đợt này một phần hay toàn bộ số tiền tạm ứng theo hợp đồng còn lại chưa thu hồi đến cuối kỳ trước (2) theo điều khoản thanh toán của hợp đồng đã ký kết (chuyển từ tạm ứng thành thanh toán khối lượng XDCB hoàn thành).
Giá trị đề nghị thanh toán kỳ này (6): là số tiền mà chủ đầu tư đề nghị KBNN cấp vốn để thanh toán cho nhà thầu theo điều khoản thanh toán của hợp đồng đã ký kết (sau khi trừ số tiền chiết khấu tạm ứng tại dòng số (5) nêu trên). Trong đó gồm thanh toán khối lượng XDCB hoàn thành và tạm ứng tiếp (nếu có).
Lưu ý: Giá trị đề nghị thanh toán lũy kế trong năm kế hoạch đến cuối kỳ này không được vượt kế hoạch vốn đã bố trí cho gói thầu hoặc dự án trong năm kế hoạch.
Luỹ kế giá trị thanh toán (7): gồm 2 phần:
- Thanh toán tạm ứng: là số tiền mà chủ đầu tư đã thanh toán tạm ứng theo điều khoản của hợp đồng chưa được thu hồi đến hết kỳ trước (2) trừ (-) Chiết khấu tiền tạm ứng (5) cộng (+) phần thanh toán tạm ứng tiếp (6).
- Thanh toán khối lượng XDCB hoàn thành: là số tiền đã thanh toán khối lượng XDCB hoàn thành đến hết kỳ trước (3) cộng (+) Chiết khấu tiền tạm ứng (5), cộng (+) phần thanh toán giá trị khối lượng XDCB hoàn thành kỳ này (6).
2. Bảng kê xác nhận khối lượng đền bù GPMB đã thực hiện (phụ lục 03.b).
- Đối với trường hợp đền bù GPMB nếu việc đền bù GPMB do chủ đầu tư trực tiếp chi trả (không thông qua Hội đồng đền bù GPMB) thì chỉ yêu cầu chữ ký của chủ đầu tư (không yêu cầu chữ ký của Hội đồng đền bù GPMB và chính quyền địa phương.
- Đối với trường hợp đền bù GPMB nếu việc đền bù GPMB do Hội đồng đền bù GPMB thực hiện thì phần chữ ký yêu cầu: chủ đầu tư; Hội đồng đền bù GPMB. Trường hợp nếu thấy cần thiết yêu cầu chữ ký của chính quyền địa phương./.
- 1Quyết định 297/QĐ-KBNN năm 2007 ban hành quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư trong nước qua hệ thống Kho bạc Nhà nước do Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước ban hành
- 2Quyết định 1539/QĐ-KBNN năm 2007 sửa đổi Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư trong nước qua hệ thống Kho bạc Nhà nước do Tổng giám đốc Kho bạc Nhà nước ban hành
- 3Quyết định 686/QĐ-KBNN năm 2009 Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư trong nước qua hệ thống Kho bạc Nhà nước do Tổng giám đốc Kho bạc Nhà nước ban hành
- 4Công văn 17231/BGTVT-TC năm 2014 về những tồn tại kiểm toán nhà nước phát hiện trong lĩnh lực quản lý vốn Hành chính sự nghiệp do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 5Công văn 1550/KBNN-KSC năm 2014 hướng dẫn kiểm soát thanh toán vốn Chương trình 135 do Kho bạc Nhà nước ban hành
- 6Quyết định 5657/QĐ-KBNN năm 2016 Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư trong nước qua hệ thống Kho bạc Nhà nước do Kho bạc nhà nước ban hành
- 7Quyết định 2611/QĐ-KBNN năm 2019 sửa đổi, bổ sung Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư trong nước qua hệ thống Kho bạc Nhà nước kèm theo Quyết định 5657/QĐ-KBNN
- 1Quyết định 686/QĐ-KBNN năm 2009 Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư trong nước qua hệ thống Kho bạc Nhà nước do Tổng giám đốc Kho bạc Nhà nước ban hành
- 2Quyết định 5657/QĐ-KBNN năm 2016 Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư trong nước qua hệ thống Kho bạc Nhà nước do Kho bạc nhà nước ban hành
- 1Nghị định 71/2005/NĐ-CP về quản lý đầu tư xây dựng công trình đặc thù
- 2Quyết định 30/2005/QĐ-BTC về chế độ mở và sử dụng tài khoản tại Kho bạc nhà nước do Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành
- 3Luật Đấu thầu 2005
- 4Thông tư 79/2003/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, cấp phát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước do Bộ Tài chính ban hành
- 5Thông tư 107/2007/TT-BTC hướng dẫn về quản lý thanh toán, quyết toán vốn đầu tư dự án giải phóng mặt bằng, tái định cư sử dụng vốn ngân sách nhà nước do Bộ Tài chính ban hành
- 6Thông tư 126/2007/TT-BTC hướng dẫn việc lập dự toán, sử dụng và quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với dự án xây dựng công trình giao thông trên địa bàn các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn do Bộ Tài chính ban hành
- 7Quyết định 297/QĐ-KBNN năm 2007 ban hành quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư trong nước qua hệ thống Kho bạc Nhà nước do Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước ban hành
- 8Thông tư 117/2008/TT-BTC hướng dẫn quản lý, sử dụng chi phí quản lý dự án đầu tư của các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước do Bộ Tài chính ban hành
- 9Quyết định 120/2008/QĐ-BTC về Chế độ kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 10Nghị định 69/2009/NĐ-CP bổ sung quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
- 11Quyết định 108/2009/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 12Quyết định 1539/QĐ-KBNN năm 2007 sửa đổi Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư trong nước qua hệ thống Kho bạc Nhà nước do Tổng giám đốc Kho bạc Nhà nước ban hành
- 13Nghị định 48/2010/NĐ-CP về hợp đồng trong hoạt động xây dựng
- 14Thông tư 10/2011/TT-BTC Quy định về quản lý, sử dụng chi phí quản lý dự án của dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn Ngân sách nhà nước do Bộ Tài chính ban hành
- 15Thông tư 19/2011/TT-BTC quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước do Bộ Tài chính ban hành
- 16Thông tư 28/2011/TT-BTC hướng dẫn Luật quản lý thuế, Nghị định 85/2007/NĐ-CP và 106/2010/NĐ-CP do Bộ Tài chính ban hành
- 17Thông tư 86/2011/TT-BTC quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn ngân sách nhà nước do Bộ Tài chính ban hành
- 18Thông tư 109/2011/TT-BTC hướng dẫn mở và sử dụng tài khoản tại Kho bạc Nhà nước trong điều kiện áp dụng Tabmis do Bộ Tài chính ban hành
- 19Thông tư 166/2011/TT-BTC quy định về quản lý, sử dụng chi phí chuẩn bị dự án và kinh phí hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình quản lý dự án; chỉ tiêu tài chính của hợp đồng dự án; điều kiện và phương thức thanh toán cho nhà đầu tư thực hiện dự án theo hình thức hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao; quyết toán giá trị công trình dự án thực hiện theo hình thức hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao, Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh, Xây dựng - Chuyển giao do Bộ Tài chính ban hành
- 20Công văn 16989/BTC-ĐT hướng dẫn thanh toán vốn đầu tư từ kế hoạch năm 2012 do Bộ Tài chính ban hành
- 21Công văn 17848/BTC-TCT về khấu trừ thuế giá trị gia tăng theo Thông tư 28/2011/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành
- 22Công văn 913/BTC-ĐT hướng dẫn thanh toán vốn đầu tư từ kế hoạch năm 2012 do Bộ Tài chính ban hành
- 23Quyết định 357/QĐ-BTC năm 2010 quy định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ và Văn phòng thuộc Kho bạc Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 24Công văn 17231/BGTVT-TC năm 2014 về những tồn tại kiểm toán nhà nước phát hiện trong lĩnh lực quản lý vốn Hành chính sự nghiệp do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 25Công văn 1550/KBNN-KSC năm 2014 hướng dẫn kiểm soát thanh toán vốn Chương trình 135 do Kho bạc Nhà nước ban hành
- 26Quyết định 2611/QĐ-KBNN năm 2019 sửa đổi, bổ sung Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư trong nước qua hệ thống Kho bạc Nhà nước kèm theo Quyết định 5657/QĐ-KBNN
Quyết định 282/QĐ-KBNN năm 2012 về Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư trong nước qua hệ thống Kho bạc Nhà nước
- Số hiệu: 282/QĐ-KBNN
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 20/04/2012
- Nơi ban hành: Kho bạc Nhà nước Trung ương
- Người ký: Tạ Anh Tuấn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 20/04/2012
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực