Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2815/QĐ-UBND | Thái Bình, ngày 16 tháng 12 năm 2013 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ DỰ TOÁN CHI SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC NĂM 2014 - 2015
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16/12/2002;
Căn cứ Nghị quyết số 71/2010/NQ-HĐND ngày 10/12/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc phê duyệt mức phân bổ dự toán chi ngân sách năm 2011 các cấp ngân sách của chính quyền địa phương;
Căn cứ Nghị quyết số 22/2013/NQ-HĐND ngày 13/12/2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc phê duyệt định mức phân bổ chi sự nghiệp giáo dục năm 2014-2015;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Định mức phân bổ dự toán chi sự nghiệp giáo dục năm 2014-2015 từ nguồn ngân sách nhà nước cho từng cấp học như sau:
1. Kinh phí chi tiền lương, các khoản phụ cấp, các khoản đóng góp theo quy định của pháp luật (như Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế…) được tính theo số giáo viên biên chế thực tế có mặt.
Các Trường Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông sử dụng 40% học phí và 10% tiết kiệm chi hoạt động thường xuyên để thực hiện cải cách tiền lương từ mức lương 730 ngàn đồng đến mức tiền lương cơ sở 1.150 ngàn đồng theo quy định của Bộ Tài chính và Ủy ban nhân dân tỉnh; số kinh phí còn thiếu do ngân sách nhà nước bảo đảm.
2. Kinh phí chi hoạt động thường xuyên (ngoài tiền lương, phụ cấp và các khoản đóng góp theo quy định của pháp luật).
- Chi hoạt động sự nghiệp giáo dục của các phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, thành phố với mức 2% kinh phí hoạt động (mức cụ thể là: 4.880 triệu đồng, trong đó: huyện Hưng Hà 660 triệu đồng, huyện Đông Hưng 650 triệu đồng, huyện Quỳnh Phụ 650 triệu đồng, huyện Thái Thụy 750 triệu đồng, huyện Tiền Hải 600 triệu đồng, huyện Kiến Xương 560 triệu đồng, huyện Vũ Thư 560 triệu đồng, Thành phố Thái Bình 450 triệu đồng); phần kinh phí còn lại được phân bổ theo đầu trường, đầu học sinh.
- Cấp học Mầm non: Định mức phân bổ kinh phí ngân sách cấp theo đầu trường là 20 triệu đồng/trường/năm; định mức tính theo đầu học sinh là 0,2 triệu đồng/học sinh/năm.
- Cấp Tiểu học và Trung học cơ sở: Định mức phân bổ kinh phí ngân sách cấp theo đầu trường là 80 triệu đồng/trường/năm; định mức tính theo đầu học sinh là 0,73 triệu đồng/học sinh/năm.
- Cấp Trung học phổ thông: Định mức phân bổ kinh phí ngân sách cấp theo đầu trường là 160 triệu đồng/trường/năm; định mức tính theo đầu học sinh là 0,73 triệu đồng/học sinh/năm. Trường THPT Chuyên Thái Bình thực hiện theo quy định hiện hành của Ủy ban nhân dân tỉnh.
3. Các Trường Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông thực hiện hạch toán ghi thu, ghi chi nguồn thu học phí vào ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành.
Điều 2. Tổ chức thực hiện.
1. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố thực hiện việc điều động đội ngũ giáo viên giữa các trường, bảo đảm cơ cấu hợp lý theo quy định về định mức giáo viên theo số học sinh; trình Hội đồng nhân dân cùng cấp phê duyệt để tổ chức thực hiện theo đúng quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh về cơ cấu định mức phân bổ dự toán chi sự nghiệp giáo dục ở địa phương.
2. Đơn vị dự toán cấp 1 (Sở Giáo dục và Đào tạo; phòng giáo dục và đào tạo các huyện, thành phố) thực hiện việc phân bổ và giao dự toán cho các đơn vị dự toán cấp 3 (các trường học) đảm bảo đúng định mức quy định; chỉ đạo, tổ chức, thực hiện việc ghi thu, ghi chi học phí theo quy định hiện hành; không được huy động kinh phí của các nhà trường để chi cho các hoạt động do Sở Giáo dục và Đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo tổ chức và không được can thiệp vào việc sử dụng kinh phí của các trường trong việc mua sắm trang thiết bị, sách tham khảo.v.v…
3. Các đơn vị dự toán cấp 3 thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ; thực hiện nghiêm túc quy định về mức chi, nội dung chi theo quy chế chi tiêu nội bộ, bảo đảm duy trì các hoạt động thường xuyên của nhà trường; thực hành tiết kiệm chi hành chính để giành kinh phí tăng cường cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và học tập; thực hiện hạch toán ghi thu, ghi chi học phí theo quy định; không được thu kinh phí của phụ huynh, học sinh để chi cho các hoạt động thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách như điện, nước, vệ sinh, bảo vệ và các khoản chi khác (không thuộc các khoản được thu thỏa thuận theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh); không được chi từ nguồn kinh phí hoạt động của nhà trường cho các tổ chức, cá nhân quyên góp các quỹ và ủng hộ khác.
4. Trong quá trình thực hiện dự toán ngân sách, nếu có sự biến động về quỹ tiền lương, đơn vị dự toán cấp 3 báo cáo về đơn vị dự toán cấp 1 và cơ quan tài chính cùng cấp để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân huyện, thành phố (đối với cấp huyện); Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
5. Kết thúc năm ngân sách, cơ quan tài chính các cấp thẩm định quyết toán kinh phí của các đơn vị theo quy định hiện hành và theo số học sinh có mặt thực tế; nguồn kinh phí còn dư (nếu có) phải thực hiện chuyển nguồn và được đối trừ vào dự toán ngân sách năm sau.
6. Sở Tài chính chủ trì phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn chi tiết việc phân bổ, chi tiêu kinh phí sự nghiệp giáo dục để thực hiện nghiêm túc, thống nhất theo đúng quy định của pháp luật và của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, các Giám đốc Sở: Tài chính, Giáo dục và Đào tạo; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và Thủ trưởng đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
- 1Quyết định 108/2006/QĐ-UBND bổ sung dự toán chi sự nghiệp giáo dục-đào tạo năm 2006 do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Quyết định 250/2004/QĐ-UB bổ sung dự toán chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo năm 2004 do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 3Nghị quyết 39/2006/NQ-HĐND về định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách trong giai đoạn ổn định ngân sách từ năm 2007 đến năm 2010 do tỉnh Kiên Giang ban hành
- 4Quyết định 3836/QĐ-UBND phê duyệt điều chỉnh dự toán chi sự nghiệp giáo dục năm 2016 giữa huyện Quảng Xương và thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa do thực hiện điều chỉnh địa giới hành chính do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 1Nghị định 43/2006/NĐ-CP quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập
- 2Quyết định 108/2006/QĐ-UBND bổ sung dự toán chi sự nghiệp giáo dục-đào tạo năm 2006 do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 3Quyết định 250/2004/QĐ-UB bổ sung dự toán chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo năm 2004 do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 4Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 5Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 6Nghị quyết 39/2006/NQ-HĐND về định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách trong giai đoạn ổn định ngân sách từ năm 2007 đến năm 2010 do tỉnh Kiên Giang ban hành
- 7Nghị quyết 22/2013/NQ-HĐND phê duyệt định mức phân bổ chi sự nghiệp giáo dục năm 2014-2015 do tỉnh Thái Bình ban hành
- 8Nghị quyết 71/2010/NQ-HĐND phê duyệt mức phân bổ dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2011 các cấp ngân sách của chính quyền địa phương do tỉnh Thái Bình ban hành
- 9Quyết định 3836/QĐ-UBND phê duyệt điều chỉnh dự toán chi sự nghiệp giáo dục năm 2016 giữa huyện Quảng Xương và thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa do thực hiện điều chỉnh địa giới hành chính do tỉnh Thanh Hóa ban hành
Quyết định 2815/QĐ-UBND năm 2013 định mức phân bổ dự toán chi sự nghiệp giáo dục năm 2014-2015 do tỉnh Thái Bình ban hành
- Số hiệu: 2815/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 16/12/2013
- Nơi ban hành: Tỉnh Thái Bình
- Người ký: Phạm Văn Sinh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 16/12/2013
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra