Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 281/QĐ-UBND

Lâm Đồng, ngày 23 tháng 02 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH ĐỀ ÁN “TĂNG CƯỜNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VẬN TẢI BẰNG XE ÔTÔ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG”

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

Căn c Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH K.XI ngày 16/12/2002 và các văn bản quy định, hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;

Căn cứ Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 và các văn bản quy định, hưng dẫn thi hành Luật Quản lý thuế;

Căn cứ Luật Thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008; Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008; Luật Thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 ngày 21/11/2007 và các văn bản quy định, hướng dẫn thi hành;

Căn cứ Nghị định số 91/2009/NĐ-CP ngày 21/10/2009 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 129/2010/TTLT/BTC-BGTVT ngày 27/8/2010 ca liên Bộ Tài chính - Bộ Giao thông Vận tải hướng dẫn thực hiện giá cước vận tải đường bộ và giá dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ;

Căn cứ Thông tư số 191/2010/TT-BTC ngày 01/12/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý, sử dụng hóa đơn vận ti hành khách bằng xe ô tô;

Xét đề nghị của Cục Thuế tỉnh Lâm Đồng tại Tờ trình số 307/TTr-CT ngày 05/02/2013.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án “Tăng cường biện pháp quản lý thu thuế đối với hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng”.

Điều 2.

1. Giao Cục trưởng Cục Thuế tỉnh phối hợp với các Sở, ban, ngành, địa phương trong tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án.

2. Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện và thành phố căn cứ tình hình thực tế của từng địa phương có trách nhiệm phối hợp với ngành thuế chỉ đạo, triển khai thực hiện Đề án thuộc phạm vi ngành và địa phương quản lý.

Điu 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Cục trưởng Cục Thuế; Giám đốc các Sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký.

 


Nơi nhận:
- CT, các PCTUBND tỉnh
- Như điều 3;
- PVPUBND tỉnh;
- Lưu: VT, TC, TH.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ
CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Yên

 

ĐỀ ÁN

“TĂNG CƯỜNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VẬN TẢI BẰNG XE Ô TÔ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG”.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 281/QĐ-UBND ngày 23/02/2013 của UBND tỉnh Lâm Đng)

Lâm Đồng, thành phố Đà Lạt là trung tâm du lịch của cả nước, là địa phương có nhiều loại nông sản có giá trị cao; hàng năm thu hút từ 3,9 triệu đến 4 triệu lượt khách du lịch trong và ngoài nước; hàng năm sản xuất đạt 1.270 ngàn đến 1.300 ngàn tấn rau và từ 1.030 triệu đến 1.350 triệu cành hoa; sản lượng cà phê tiêu thụ từ 596 ngàn đến 600 ngàn tấn, sản lượng chè tiêu thụ từ 31 ngàn đến 32 ngàn tấn. Nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, động viên sự đóng góp vào NSNN của các cơ sở kinh doanh vận tải trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành Đề án “Tăng cường biện pháp quản lý thu thuế đối với hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng”.

Phần thứ nhất.

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI CƠ SỞ KINH DOANH VẬN TẢI BẰNG XE Ô TÔ

I. Tình hình quản lý thu thuế đi với hoạt động kinh doanh vận tải:

1. Số lượng cơ sở kinh doanh vận tải:

Đến 31/12/2012, toàn tỉnh đã cấp và quản lý 1.481 mã số thuế đối với cơ sở kinh doanh vận tải; trong đó quản lý môn bài 1.563 cơ sở.

Quản lý thu thuế giá trị gia tăng (GTGT), thu nhập doanh nghiệp (TNDN) và thu nhập cá nhân (TNCN) được 1.249 cơ sở, thấp hơn so với quản lý môn bài 314 cơ sở (1.249/1.563); nguyên nhân: Một số hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán có thu nhập thấp chưa đến mức kê khai nộp thuế (284 hộ); một số doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) có các chi nhánh nộp thuế môn bài nhưng kê khai thuế GTGT, TNDN tại Công ty chính (30 cơ sở).

2. Kết quả quản lý thu thuế đối với hoạt động kinh doanh vận tải:

Tổng số thuế thu được từ năm 2009 đến năm 2011 đối với hoạt động kinh doanh vận tải bằng ô tô trên địa bàn tỉnh là 26.455 triệu đồng, chiếm 1,07% tổng thu thuế Công thương nghiệp ngoài quốc doanh (CTN/NQD); cụ thể:

- Năm 2009: 4.598 triệu đồng, chiếm 0,77% tổng thu thuế CTN/NQD.

- Năm 2010: 8.987 triệu đồng, chiếm 1% tổng thu thuế CTN/NQD tăng 96,7% so với năm 2009.

- Năm 2011: 12.871 triệu đồng, chiếm 1,18% tổng thu thuế CTN/NQD tăng 43,2% so với năm 2010.

3. Kết quả quản lý thu thuế năm 2012:

- Tổng số cơ sở, hộ lập bộ: 1.374; trong đó khối huyện: 1.369; khối tỉnh: 05.

- Tổng số đầu xe vận tải hàng hóa, hành khách hiện đang quản lý trên địa bàn là 1.804 đầu xe; gồm vận tải hàng hóa là 887 đầu xe và vận tải hành khách 917 đầu xe (689 đầu xe chạy tuyến cố định, 228 đầu xe chạy theo hợp đồng).

- Doanh thu hoạt động kinh doanh vận tải bằng ô tô năm 2012 trên địa bàn tỉnh được quản lý là 899.149 triệu đồng, số thuế GTGT phải nộp năm 2012 là 18.854 triệu đồng chiếm 1,3% tổng thu thuế CTN/NQD; trong đó cấp huyện quản lý thu 6.576 triệu đồng; cấp tỉnh quản lý thu 12.279 triệu đồng.

- Bình quân thuế giá trị gia tăng là 1.144 ngàn đồng/một cơ sở, hộ kinh doanh một tháng; bình quân 885 ngàn đồng/một đầu xe/một tháng, trong đó:

- Khối huyện 400 ngàn đồng/một cơ sở một tháng; bình quân 378 ngàn đồng/một đầu xe một tháng;

- Văn phòng Cục Thuế 204.652 ngàn đồng/một cơ sở một tháng và bình quân 3.148 ngàn đồng/một đầu xe một tháng.

II. Những tn tại, hạn chế và nguyên nhân trong công tác quản lý thu thuế đối vi kinh doanh vận tải bằng xe ôtô:

1. Những tồn tại, hạn chế:

- Số thu thuế chưa tương xứng với quy mô và mức độ hoạt động của lĩnh vực kinh doanh vận tải trên địa bàn.

- Vẫn còn tình trạng xe không đăng ký kinh doanh, không đăng ký kê khai nộp thuế; một số doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh vận tải kê khai doanh số chưa sát hoặc thấp hơn nhiều so với doanh thu thực tế kinh doanh.

- Một số chủ phương tiện vận tải mang tên, lấy danh nghĩa của doanh nghiệp, HTX vận tải để trốn thuế (thực chất phương tiện vận tải là của tư nhân, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh chỉ nộp cho doanh nghiệp, HTX một khoản tiền dịch vụ và tiền thuế hàng tháng, các doanh nghiệp, HTX đứng ra kê khai nộp thuế thấp hơn hoặc không kê khai để hưởng lợi).

- Một số phương tiện kinh doanh ngoài tỉnh không kê khai nộp thuế theo quy định.

- Chưa có quy định đồng bộ về mức thu thuế của các phương tiện vận tải và giữa các địa phương; ngành Thuế chưa xây dựng cơ chế tính thuế làm căn cứ kiểm soát, nên tình trạng thất thu thuế qua các đầu xe vận tải, doanh thu kinh doanh vận tải vẫn còn khá phổ biến ở các địa bàn trong tỉnh.

2. Nguyên nhân tồn tại hạn chế:

- Ý thức chấp hành pháp luật thuế của một số doanh nghiệp, HTX, cá nhân, hộ kinh doanh chưa nghiêm túc, lợi dụng tính chất, đặc thù của ngành kinh doanh vận tải là kinh doanh lưu động, không có địa điểm, khó quản lý, không đăng ký thuế, trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế.

- Một số cá nhân có phương tiện và kinh doanh vận tải nhưng đăng ký, đăng kiểm không kinh doanh; một số trường hợp mua phương tiện để kinh doanh nhưng không làm thủ tục sang tên. Nhiều phương tiện sau khi cấp giấy chứng nhận và đăng kiểm là lưu hành nhưng chưa có cơ quan quản lý kiểm tra xử lý.

- Sự phối hợp trong công tác quản lý thu thuế, quản lý phương tiện vận tải và kiểm tra, xử lý về thuế giữa các ngành: Thuế, Giao thông vận tải, Đăng kiểm, Công an, Liên minh các HTX tỉnh và UBND các cấp chưa chặt chẽ, hiệu quả chưa cao.

- Ngành Thuế chưa đề ra giải pháp hữu hiệu để quản lý thuế đối với lĩnh vực này, còn phụ thuộc chủ yếu vào ý thức của người nộp thuế; thiếu kiểm tra, giám sát để tìm ra các biện pháp quản lý thu thuế phù hợp cho từng đối tượng, chống thất thu NSNN.

Phần thứ hai.

ĐỔI MỚI BIỆN PHÁP QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI CƠ SỞ KINH DOANH VẬN TẢI BẰNG XE Ô TÔ

I. Mục tiêu, phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng:

1. Mục tiêu:

a) Đề cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật trong việc kê khai, nộp thuế đối với hoạt động kinh doanh vận tải; khắc phục những tồn tại trong quản lý, đảm bảo công bằng trong xác định nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật.

b) Đảm bảo thu đúng, thu đủ tiền thuế vào NSNN, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thuế đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính và hiện đại hóa công tác quản lý thuế trong giai đoạn hiện nay.

c) Tăng cường công tác quản lý nhà nước nói chung và quản lý thu thuế đối với lĩnh vực kinh doanh vận tải trên địa bàn. Động viên sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân có kinh doanh vận tải vào ngân sách nhà nước. Chống thất thu về thuế và phí, bảo đảm thực thi nghiêm túc các quy định của pháp luật.

d) Góp phần tăng thu NSNN hàng năm, phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh, hoàn thành và vượt mức dự toán thu ngân sách do HĐND và UBND tỉnh giao hàng năm.

2. Phạm vi điều chỉnh:

Đề án này quy định về biện pháp tăng cường quản lý thu thuế áp dụng toàn diện đối với hoạt động kinh doanh vận tải trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, bao gồm: vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng taxi, vận tải hành khách theo hợp đồng, vận tải hành khách du lịch, xe vận tải hàng hóa.

3. Đối tượng áp dụng:

- Các tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã có kinh doanh vận tải (kể cả các doanh nghiệp, HTX làm dịch vụ vận tải, khoán, cho thuê phương tiện vận tải) có trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh đóng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

- Cá nhân có kinh doanh vận tải, bao gồm: nhóm cá nhân kinh doanh, hộ, cá nhân kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ; xã viên HTX dịch vụ vận tải là chủ phương tiện, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh, chỉ nộp cho HTX một khoản tiền dịch vụ; cá nhân thuê hoặc nhận khoán phương tiện vận tải của các cơ quan, tổ chức, đơn vị lực lượng vũ trang, doanh nghiệp, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh.

- Các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức đăng kiểm có liên quan đến quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

II. Nội dung đề án:

1. Quản lý số lượng cơ sở kinh doanh vận tải bằng ô tô:

- Cục Thuế phối hợp với Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở Giao thông - Vận tải rà soát các doanh nghiệp, chi nhánh các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh vận tải trên địa bàn tỉnh để quản lý chặt chẽ số lượng người nộp thuế.

- Chi cục Thuế phối hợp với bộ phận cấp đăng ký kinh doanh và các phòng, ban có liên quan tại địa phương huyện, thành phố để rà soát nắm chắc danh sách các hợp tác xã, cá nhân có kinh doanh vận tải, làm việc cụ thể với chủ phương tiện (không phân biệt nơi đăng ký như xe mua chưa trước bạ sang tên, góp phương tiện vào các doanh nghiệp, HTX vận tải sau đó nhận khoán lại phương tiện tự kinh doanh...) để chống thất thu về số lượng cơ sở kinh doanh vận tải; trường hợp các tổ chức, cá nhân không hợp tác trong việc kê khai nộp thuế, thì cơ quan thuế lập danh sách đề nghị các cơ quan có liên quan (ngành Giao thông Vận tải và Công an) để có biện pháp xử lý phù hợp.

- Cục Thuế phối hợp với cơ quan Công An định kỳ nắm danh sách đăng ký xe ô tô phục vụ cho việc phân tích, quản lý kinh doanh vận tải bằng ô tô...

2. Quản lý doanh thu và thuế:

2.1. Đối với cơ sở kinh doanh vận tải nộp thuế theo kê khai:

a) Doanh thu do doanh nghiệp, hộ kinh doanh tự khai thuế, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ về doanh thu trên hồ sơ khai thuế.

b) Các doanh nghiệp, hộ kinh doanh tự khai thuế nếu có vi phạm hoặc doanh số kê khai thấp hơn doanh thu tối thiểu quy định tại phụ lục số 1 thì ấn định bằng hoặc cao hơn doanh thu tối thiểu quy định tại phụ lục số 1.

2.2. Đối với cá nhân, hộ kinh doanh vận tải nộp thuế GTGT và TNCN theo mức thuế khoán của từng phương tiện vận tải:

a) Doanh thu tính thuế: Do cơ quan thuế phối hợp với Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn nơi có phương tiện điều tra, xác định phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh thực tế của phương tiện đó, nhưng doanh thu không được thấp hơn mức doanh thu tối thiểu quy định tại phụ lục số 1.

- Đối với các Hợp tác xã vận tải: Cá nhân, hộ kinh doanh có phương tiện vận tải tham gia vào các hợp tác xã, mức doanh thu tính thuế bằng hoặc cao hơn 90% doanh thu tối thiểu quy định tại phụ lục số 1. Hợp tác xã chịu trách nhiệm quản lý và kê khai nộp thuế tập trung tại HTX.

- Doanh thu ấn định tối thiểu để tính mức thuế khoán của từng phương tiện vận tải căn cứ vào số tấn trọng tải hoặc số ghế của phương tiện để xác định nhưng không được thấp hơn mức doanh thu tối thiểu quy định tại phụ lục số 1 kèm theo Đề án này.

b) Về thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân:

* Về thuế giá trị gia tăng:

Doanh thu tính thuế GTGT đối với kinh doanh vận tải bao gồm vận tải hành khách, hàng hóa là doanh thu (bao gồm cả thuế GTGT), nhưng doanh thu không được thấp hơn mức doanh thu tối thiểu quy định tại phụ lục số 1 kèm theo Đề án này. Tỷ lệ giá trị gia tăng thực hiện theo văn bản hướng dẫn của Cục Thuế Lâm Đồng.

- Đối với xe vận tải hành khách: Căn cứ để tính mức doanh thu tối thiểu là giá cước vận tải thực tế của các doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh vận tải trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng tại thời đề án có hiệu lực thi hành (tùy thuộc chất lượng phục vụ, tuyến đường vận doanh), số chuyến vận doanh trung bình trong tháng và hệ số sử dụng trọng tải trung bình của xe.

+ Chất lượng xe và chất lượng phục vụ. Chia làm 3 loại:

. Xe phục vụ thông thường có niên hạn đã sử dụng trên 6 năm.

. Xe phục vụ chất lượng cao và xe có niên hạn đang sử dụng dưới 6 năm.

. Xe phục vụ chất lượng cao giường nằm.

+ Chất lượng phục vụ của xe, căn cứ bảng đăng ký chất lượng phục vụ theo quy định tại Thông tư số 14/2010/TT-BGTVT ngày 24/6/2010 của Bộ Giao thông Vận tải.

+ Niên hạn sử dụng xe: Được tính từ năm sản xuất xe, ghi trên Giấy chứng nhận đăng kiểm xe hoặc giấy chứng nhận đăng ký xe.

- Đối với xe vận tải hàng hóa: Căn cứ để tính mức doanh thu ấn định tối thiểu là giá cước vận tải theo Quyết định số 33/2011/QĐ-UBND ngày 28/6/2011 của UBND tỉnh về việc ban hành giá cước vận tải hàng hóa bằng ô tô trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, cự ly và số chuyến vận chuyển trung bình trong tháng và hệ số sử dụng trọng tải trung bình của xe.

+ Chất lượng xe, chia làm 2 loại:

. Xe vận tải sử dụng trong niên hạn dưới 9 năm.

. Xe vận tải sử dụng trong niên hạn trên 9 năm.

+ Niên hạn sử dụng xe được tính từ năm sản xuất xe, ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký hoặc Giấy chứng nhận đăng kiểm của xe.

* Về thuế thu nhập cá nhân:

Doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân đối với kinh doanh vận tải bao gồm vận tải hành khách, hàng hóa là doanh thu (bao gồm cả thuế GTGT)       không được thấp hơn mức doanh thu tối thiểu quy định tại phụ lục số 1 kèm theo Đề án này. Tỷ lệ thu nhập chịu thuế thực hiện theo văn bản hướng dẫn của Cục Thuế Lâm Đồng.

Sau khi giảm trừ gia cảnh thì áp dụng tính thuế TNCN theo biểu thuế lũy tiến từng phần quy định tại Luật thuế Thu nhập cá nhân hiện hành.

3. Về khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế:

a) Đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh vận tải độc lập nộp thuế theo kê khai (không phụ thuộc vào các doanh nghiệp, HTX) thực hiện khai thuế tại cơ quan thuế trực tiếp quản lý. Địa điểm nộp thuế theo thông báo của cơ quan thuế (tại Kho bạc, tại Ngân hàng, tại cơ quan thuế trực tiếp quản lý).

b) Đối với hộ kinh doanh vận tải độc lập, thuộc diện khoán thuế (không tham gia vào HTX) thực hiện khai thuế, nộp thuế môn bài, thuế GTGT và thuế TNCN tại Đội thuế hoặc bộ phận thuế (ủy nhiệm thu) tại UBND xã, phường, thị trấn.

c) Đối với Xã viên HTX là chủ phương tiện, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh, chỉ nộp cho HTX một khoản tiền dịch vụ và cá nhân, xã viên thuê hoặc nhận khoán phương tiện vận tải của HTX thực hiện khai thuế, nộp thuế tại HTX nơi quản lý, cho thuê, giao khoán phương tiện; Mức doanh thu khoán để tính thuế cho từng phương tiện được xác định phù hợp với tình hình kinh doanh thực tế của phương tiện đó, nhưng không được thấp hơn mức doanh thu ấn định tối thiểu quy định tại điểm 2.2 mục này.

d) Quyết toán thuế: Đối với cá nhân nộp thuế theo kê khai hoặc cá nhân kinh doanh có từ 02 đầu phương tiện trở lên, cá nhân có thu nhập từ kinh doanh nhiều nơi, hoặc có thêm thu nhập, từ tiền lương tiền công thì phải quyết toán thuế thu nhập cá nhân theo quy định.

III. Một s gii pháp chủ yếu để thực hiện Đề án:

1. Công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế:

- Bằng nhiều hình thức tuyên truyền phổ biến đến tận khu dân cư về việc thực hiện nghĩa vụ với NSNN khi tổ chức, cá nhân có phương tiện kinh doanh vận tải.

- In tờ rơi phát đến đầu phương tiện và tổ dân phố (thông qua UBND xã, phường, thị trấn) về việc khi kinh doanh vận tải phải chấp hành nghĩa vụ thuế theo Luật Quản lý thuế quy định và tóm tắt phương pháp tính thuế theo Đề án.

- Định kỳ 6 tháng một lần Chi cục Thuế các huyện, thành phố thông báo trên Đài phát thanh truyền hình Lâm Đồng và địa phương nơi chủ phương tiện cư trú về việc thực hiện nghĩa vụ thuế của các tổ chức, cá nhân.

2. Trách nhiệm của Chi Cục Thuế huyện, thành phố:

- Chi cục Thuế các huyện, thành phố có trách nhiệm phối hợp với UBND xã, phường, thị trấn tiến hành thống kê danh sách các hộ gia đình, cá nhân có phương tiện vận tải trên từng địa bàn tổ dân phố, thôn, xóm, nội dung thống kê mang tính quản lý và tính pháp lý của loại hình vận tải như: đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế, tên chủ phương tiện, hộ khẩu thường trú, tạm trú, nhãn hiệu xe, biển kiểm soát; tên chủ phương tiện trong đăng ký xe (đối với xe chưa sang tên đổi chủ, xe thuê...), doanh thu, mức thuế của từng phương tiện (xong trước ngày 10/3/2013).

- Căn cứ danh sách phương tiện vận tải đã lập, Đội thuế và Hội đồng tư vấn thuế đối chiếu, mời các chủ phương tiện chưa kê khai đăng ký nộp thuế đến trụ sở UBND xã, phường, thị trấn để thực hiện kê khai thuế.

3. Các biện pháp phối hợp:

- Tăng cường công tác phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan và chính quyền địa phương các cấp trong việc quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng ô tô. Định kỳ 6 tháng một lần Cục Thuế làm việc với Sở Giao thông Vận tải, Sở Kế hoạch và Đầu tư và Công an tỉnh để thống kê danh sách cơ sở kinh doanh vận tải, hình thức kinh doanh, tuyến đường kinh doanh và thông báo đến UBND thành phố, huyện, Chi cục Thuế biết quản lý thu thuế.

- Cơ quan thuế định kỳ hàng tháng cung cấp danh sách các tổ chức, cá nhân có kinh doanh vận tải nhưng chưa kê khai nộp thuế cho cơ quan đăng kiểm để cơ quan đăng kiểm có biện pháp kiểm tra trước khi cấp giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện cơ giới đường bộ.

- Tăng cường phối hợp kiểm tra, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm về đăng ký kinh doanh, không đăng ký nộp thuế, thu tiền dịch vụ vận doanh không sử dụng hóa đơn, chứng từ hoặc vé xe đối với xe vận chuyển hành khách theo đúng quy định của pháp luật.

4. Kê khai, niêm yết giá cước vận tải:

- Doanh nghiệp, hộ kinh doanh vận tải phải thực hiện kê khai và gửi hồ sơ kê khai giá cước vận tải ô tô (bao gồm kê khai lần đầu hoặc kê khai lại) cho Sở Tài chính, Sở Giao thông Vận tải và Cục Thuế tỉnh để phối hợp theo dõi, kiểm tra theo đúng quy định tại Thông tư liên tịch số 129/2010/TTLT/BTC-BGTVT ngày 27/8/2010 của Bộ Tài chính - Bộ Giao thông Vận tải.

- Doanh nghiệp, hộ kinh doanh vận tải phải thực hiện việc niêm yết công khai giá cước vận tải ô tô theo quy định và không được thu cao hơn giá cước niêm yết.

5. Sử dụng hóa đơn vận tải:

- Doanh nghiệp, hộ kinh doanh vận tải có trách nhiệm quản lý, sử dụng hóa đơn, vé xe (gọi chung là hóa đơn) trong hoạt động kinh doanh vận tải theo quy định hiện hành về hóa đơn. Khi cung cấp dịch vụ vận tải cho khách hàng phải lập và giao hóa đơn cho khách hàng, ghi đầy đủ các nội dung trên hóa đơn; tuyệt đối không được sử dụng phiếu đặt chỗ thay cho vé xe.

- Đối với vận tải hành khách phải thực hiện việc tạo và phát hành, sử dụng, lưu trữ, bảo quản và hủy hóa đơn, xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn vận tải hành khách đúng theo quy định tại Thông tư số 191/2010/TT-BTC ngày 01/12/2010 của Bộ Tài chính, hướng dẫn việc quản lý, sử dụng hóa đơn vận tải hành khách bằng ô tô và Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

- Các tổ chức, doanh nghiệp, HTX có hợp đồng vận chuyển với khách hàng và giao cho cá nhân, xã viên nhận khoán thực hiện hợp đồng, phải lập hóa đơn GTGT giao cho khách hàng và kê khai, nộp thuế theo quy định. Cá nhân, xã viên nhận khoán thực hiện hợp đồng phải lập hóa đơn bán hàng giao cho tổ chức, doanh nghiệp, HTX để làm chứng từ tính trừ chi phí.

- Các HTX vận tải có trách nhiệm thay mặt xã viên, cá nhân nhận khoán để đăng ký với cơ quan thuế mua hóa đơn, quản lý và sử dụng khi xã viên, cá nhân nhận khoán có nhu cầu giao hóa đơn cho khách hàng. Trên hóa đơn phải ghi đầy đủ thông tin cần thiết của bên cung cấp dịch vụ như: họ tên, biển số xe của xã viên, cá nhân nhận khoán. HTX vận tải thực hiện chế độ báo cáo và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quản lý, sử dụng hóa đơn thay cho xã viên, cá nhân nhận khoán.

6. Đăng ký quyền sở hữu tài sản phương tiện vận tải:

- Các doanh nghiệp (trừ doanh nghiệp tư nhân) có phương tiện vận tải bằng ô tô (trừ phương tiện thuê hoặc thuê mua tài chính của tổ chức, cá nhân khác theo hợp đồng thuê tài sản hoặc hợp đồng thuê mua tài chính) phải đăng ký quyền sở hữu tài sản của chính doanh nghiệp.

Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và cổ đông công ty cổ phần khi góp vốn cho công ty bằng tài sản là phương tiện vận tải bằng ô tô phải chuyển quyền sở hữu tài sản cho công ty.

- Hộ gia đình, cá nhân mua xe ô tô của các tổ chức, cá nhân khác để kinh doanh vận tải phải làm thủ tục sang tên trước bạ, đăng ký quyền sở hữu và đăng ký kinh doanh vận tải trước khi kinh doanh. Nghiêm cấm các doanh nghiệp thông đồng, thỏa hiệp để hộ gia đình, cá nhân kinh doanh vận tải lợi dụng danh nghĩa doanh nghiệp để làm thủ tục đăng kiểm hoặc kinh doanh trái phép nhằm trốn thuế.

Phần thứ ba.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. Trách nhiệm của các sở, ngành:

1. Cơ quan thuế:

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan và các địa phương xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án này trên địa bàn toàn tỉnh. Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện đề án, đồng thời báo cáo kết quả triển khai cũng như những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện về UBND tỉnh theo định kỳ 6 tháng và hằng năm.

- Phối hợp với các ngành liên quan, các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về thuế và nội dung Đề án này để các doanh nghiệp, hộ kinh doanh vận tải hiểu, tự giác chấp hành nghĩa vụ thuế, không để nợ đọng thuế.

- Phối hợp với các ngành (Giao thông - Vận tải, Kế hoạch - Đầu tư, Công an...), địa phương trong việc trao đổi, thu thập thông tin về tình hình hoạt động của các tổ chức, cá nhân có hành nghề kinh doanh vận tải trên địa bàn để đưa vào diện quản lý thu thuế.

- Trên cơ sở số liệu của các ngành cung cấp và số liệu tổng điều tra cơ sở kinh tế năm 2012, đối chiếu với số liệu đã quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp, hộ kinh doanh vận tải, làm việc cụ thể với chủ phương tiện (không phân biệt nơi đăng ký) để quản lý thu thuế, trường hợp doanh nghiệp, cá nhân không hợp tác trong việc kê khai nộp thuế, thì cơ quan thuế lập danh sách đề nghị cơ quan có liên quan (ngành Giao Thông Vận tải và Công an) để có biện pháp phối hợp kiểm tra phù hợp.

- Hàng quý (tháng đầu quý) lập danh sách những doanh nghiệp, hộ kinh doanh nợ đọng thuế trên 3 tháng đề nghị Sở Giao thông - Vận tải chỉ đạo và thông báo cho Đăng kiểm dừng kiểm định cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật cho các phương tiện trên và yêu cầu doanh nghiệp, hộ kinh doanh hoàn thành nghĩa vụ thuế trước khi kiểm định.

- Thường xuyên rà soát khảo sát doanh thu thực tế, nếu doanh thu hoặc giá cước vận tải tăng/giảm trên 20% so doanh thu ấn định tối thiểu để tính thuế khoán của từng phương tiện vận tải quy định tại phụ lục 1 Đề án này, thì đề nghị UBND tỉnh điều chỉnh mức doanh thu tối thiểu để ấn định tính thuế đầu phương tiện theo sát doanh thu thực tế để quản lý cho phù hợp, chống thất thu thuế, đảm bảo công bằng về nghĩa vụ thuế.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế, xử lý cương quyết đối với các trường hợp kinh doanh nhưng không đăng ký kinh doanh, không chấp hành nghĩa vụ nộp thuế, mua bán xe không sang tên đổi chủ, không chuyển vùng phương tiện; sử dụng vé đặt chỗ thay cho vé xe.

- Cơ quan thuế các cấp, tiến hành tổng kiểm tra việc in, phát hành và sử dụng hóa đơn, vé xe vận tải hành khách của tất cả các doanh nghiệp, hộ kinh doanh vận tải trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, chấn chỉnh và xử lý ngay các đơn vị vi phạm.

- Thực hiện ủy nhiệm thu 100% số hộ, cá nhân kinh doanh vận tải thuộc diện khoán thuế đối với UBND phường, thị trấn và tăng chế độ ủy nhiệm thu, chế độ Hội đồng tư vấn thuế. Đội thuế chịu trách nhiệm phối hợp cùng UBND xã, phường, thị trấn thường xuyên kiểm tra các hộ kinh doanh vận tải trên địa bàn, nếu địa bàn nào để sót hộ kinh doanh nộp thuế thì đội thuế đó phải chịu trách nhiệm.

2. Sở Giao thông Vận tải:

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các cơ quan liên quan hướng dẫn doanh nghiệp, hộ kinh doanh vận tải kê khai giá cước, niêm yết giá cước và thực hiện giá cước vận tải ô tô theo quy định

- Phối hợp với ngành Thuế trong công tác quản lý, khai thác nguồn thu đối với hoạt động kinh doanh vận tải. Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thường xuyên phối hợp, cung cấp cho cơ quan thuế danh sách đầy đủ các phương tiện vận tải đã được cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, có trụ sở chính hoặc có trụ sở chi nhánh đóng trên địa bàn tỉnh (phân theo địa bàn) và các thông tin cần thiết khác để phục vụ cho công tác chống thất thu thuế trong lĩnh vực kinh doanh vận tải.

3. Các Trung tâm Đăng kiểm cơ giới đường bộ tại địa phương:

- Có biện pháp kiểm tra trước khi cấp giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện cơ giới đường bộ, ghi rõ có hoặc không có kinh doanh vận tải trên giấy chứng nhận theo mẫu quy định, tránh trường hợp chủ phương tiện lợi dụng kinh doanh trốn thuế.

- Cung cấp cho Chi cục Thuế các huyện và thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc, (nơi chủ phương tiện xe đăng ký thường trú), danh sách cá nhân có xe vận tải hàng hóa có trọng tải trên 1 tấn, nhưng không xuất trình giấy phép kinh doanh vận tải khi kiểm định để cơ quan thuế, phối hợp với các ngành kiểm tra phương tiện trên.

- Có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ theo đề nghị của cơ quan thuế trong việc kiểm soát việc chấp hành nghĩa vụ thuế của chủ phương tiện khi thực hiện kiểm định an toàn kỹ thuật phương tiện.

4. Sở Tài chính: Phối hợp với Sở Giao thông Vận tải và các cơ quan liên quan hướng dẫn doanh nghiệp, hộ kinh doanh vận tải kê khai giá cước, niêm yết giá cước và thực hiện giá cước vận tải ô tô theo quy định.

5. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Định kỳ phối hợp Cục Thuế trao đổi thông tin về việc thành lập mới, đăng ký kinh doanh, thay đổi bổ sung nội dung đăng ký kinh doanh, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, sáp nhập, chia, tách, giải thể hoặc phá sản của các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh vận tải trên địa bàn tỉnh thông qua hệ thống và cơ sở dữ liệu đăng ký kinh doanh Quốc gia tại địa chỉ www.dangkykinhdoanh.gov.vn.

6. Công an tỉnh:

- Chỉ đạo Phòng Cảnh sát giao thông, hàng quý thông báo đến Cục Thuế danh sách các phương tiện vận tải đăng ký mới hoặc chuyển vùng để cơ quan thuế đối chiếu rà soát đối tượng quản lý thu thuế; phối hợp kiểm tra hoạt động kinh doanh vận tải khi có yêu cầu của cơ quan thuế hoặc của UBND địa phương (6 tháng/lần).

- Chỉ đạo Phòng Cảnh sát giao thông, Phòng Cảnh sát kinh tế và Công an các huyện, thành phố, có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ cơ quan thuế trong việc kiểm tra các doanh nghiệp, cá nhân, hộ kinh doanh vận tải có dấu hiệu vi phạm về thuế theo đề nghị của cơ quan Thuế.

- Chỉ đạo Công an các huyện, thành phố phối hợp với Chi cục Thuế tăng cường kiểm tra, xử lý các phương tiện vận tải không sang tên, không nộp lệ phí trước bạ, không đăng ký kinh doanh và kê khai nộp thuế.

7. Sở Công Thương:

Chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường phối hợp với Sở Giao thông Vận tải, Công an, Thuế tăng cường kiểm tra hoạt động kinh doanh vận tải trên địa bàn.

8. Liên minh HTX tỉnh:

- Tăng cường vận động, tuyên truyền, giải thích, đôn đốc các Hợp tác xã vận tải nghiêm túc thực hiện Quy định quản lý thu thuế đối với hoạt động kinh doanh vận tải theo Đề án này; phổ biến cho các HTX vận tải khi tiếp nhận xã viên phải làm đầy đủ các thủ tục về đăng ký bổ sung vốn, phương tiện với cơ quan đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế; nếu tiếp nhận phương tiện đã hoặc đang hoạt động thì phải có xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế đến thời điểm gia nhập.

- Phối hợp với các ngành liên quan và các địa phương đôn đốc, yêu cầu các HTX vận tải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế của HTX và của các xã viên trong HTX; chỉ đạo Ban Quản trị HTX dịch vụ vận tải có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc việc hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với các xã viên khi giới thiệu đăng kiểm phương tiện, xuất hóa đơn GTGT thanh toán hợp đồng vận tải, kết nạp hoặc chấp nhận xã viên rút khỏi HTX.

II. Trách nhiệm của y ban nhân dân địa phương:

1. UBND huyện, thành phố:

- Chỉ đạo các phòng, ban liên quan, UBND các xã, phường, thị trấn phối hợp với Chi cục Thuế đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến nội dung chính sách thuế, các hành vi vi phạm và chế tài xử lý vi phạm về thuế để các hộ kinh doanh vận tải nắm được và tự giác chấp hành; chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn yêu cầu các chủ phương tiện trực tiếp đến Đội thuế làm thủ tục đăng ký thuế, thực hiện kê khai, nộp thuế kinh doanh vận tải kịp thời tại nơi cư trú.

- Chỉ đạo Chi cục Thuế phối hợp với Công an huyện, thành phố; phòng Kinh tế, hạ tầng và UBND các xã, phường, thị trấn tiến hành rà soát, thống kê đầy đủ tất cả các phương tiện vận tải trên địa bàn quản lý, đặc biệt là vận tải tư nhân để đưa vào đăng ký thuế, cấp mã số thuế và quản lý thu thuế theo quy định; không được bỏ sót đối tượng nộp thuế; có biện pháp xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm, không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, dây dưa nợ đọng thuế...

- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn cung cấp thông tin về tình hình đăng ký kinh doanh của các hộ gia đình và cá nhân kinh doanh vận tải trên địa bàn để cơ quan thuế quản lý sát hoạt động kinh doanh vận tải trên địa bàn, chống thất thu về đầu xe và doanh thu tính thuế.

- Chỉ đạo UBND xã, phường, thị trấn và các cơ quan có liên quan tại địa phương phối hợp với cơ quan thuế, hoặc thành lập đoàn kiểm tra liên ngành theo đề nghị của cơ quan thuế để tổ chức kiểm tra, xử lý các trường hợp không đăng ký kinh doanh, trốn thuế, nợ thuế và các vi phạm khác trong hoạt động kinh doanh vận tải bằng ô tô trên địa bàn.

2. UBND xã, phường, thị trấn:

- Cấp ủy, chính quyền cơ sở (xã, phường, thị trấn, các tổ dân phố, thôn, xóm) phải xem công tác quản lý, chống thất thu thuế nói chung và chống thất thu thuế trong lĩnh vực kinh doanh vận tải nói riêng là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của các cấp ủy, chính quyền và đoàn thể.

- Quản lý và thu nộp các khoản thuế của các hộ kinh doanh vận tải trên địa bàn đã được cơ quan thuế ủy nhiệm thu.

- Thường xuyên nắm bắt tình hình hoạt động kinh doanh vận tải trên địa bàn để cung cấp thông tin và phối hợp với cơ quan thuế thực hiện các biện pháp quản lý đối tượng, khai thác nguồn thu, cưỡng chế thu nợ thuế và chống thất thu thuế trong lĩnh vực kinh doanh vận tải trên địa bàn.

- Hàng năm thống kê danh sách các phương tiện vận tải theo địa bàn tổ dân phố, thôn, xóm (theo mu biu, phụ lục số 3 đính kèm).

3. Doanh nghiệp vận tải, hộ kinh doanh vận tải trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng:

- Chấp hành và thực hiện Đề án này và các quy định khác của pháp luật về hoạt động kinh doanh vận tải bằng ô tô.

- Hàng năm, chậm nhất đến ngày 31/12, các tổ chức, doanh nghiệp, HTX quản lý, cho thuê, giao khoán phương tiện có trách nhiệm đăng ký danh sách các cá nhân, xã viên và số phương tiện đang hoạt động của từng cá nhân, xã viên với Chi cục Thuế huyện, thành phố (nếu xe đăng ký thuộc sở hữu của xã viên HTX thì phải có cam kết kinh tế giữa cá nhân, xã viên với HTX theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 91/2009/NĐ-CP của Chính phủ) để lập bộ tính thuế cho năm tiếp theo; trường hợp trong năm tiếp theo có thay đổi, phát sinh mới thì phải đăng ký bổ sung trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày phát sinh.

- Các HTX vận tải khi tiếp nhận xã viên mới phải thực hiện đầy đủ các thủ tục đăng ký bổ sung về vốn, phương tiện với các cơ quan cấp giấy phép kinh doanh và cơ quan thuế. Những trường hợp không làm đầy đủ thủ tục đăng ký được coi là hành vi vi phạm pháp luật và bị xử lý theo quy định hiện hành. Có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ thuế của các cá nhân, xã viên HTX và thực hiện khai thuế, tính thuế, nộp thuế đầy đủ thay cho các xã viên HTX là chủ phương tiện, cá nhân, xã viên nhận thuê, nhận khoán phương tiện.

- Hộ gia đình và cá nhân kinh doanh vận tải thực hiện nghiêm túc việc đăng ký thuế, kê khai thuế và nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và các chính sách thuế có liên quan.

- Các chủ phương tiện vận tải phải có trách nhiệm cung cấp những thông tin, tài liệu có liên quan đến hoạt động của phương tiện cho cơ quan thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế. Trường hợp, các chủ phương tiện vận tải không cung cấp được các căn cứ pháp lý chứng minh không kinh doanh vận tải thì chủ phương tiện phải kê khai nộp thuế như trường hợp phương tiện có hoạt động kinh doanh vận tải.

Cục Thuế tỉnh theo dõi, tổng hợp những vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện Đề án; chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan xử lý, giải quyết hoặc đề xuất UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung Đề án cho phù hợp với thực tế và quy định của pháp luật khi chính sách có thay đổi./.

 

PHỤ LỤC 1

DOANH THU ẤN ĐỊNH TỐI THIỂU CỦA MỘT (01) PHƯƠNG TIỆN KINH DOANH VẬN TẢI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 281/QĐ-UBND ngày 23/02/2013 của UBND tỉnh Lâm Đồng)

STT

Loại hình kinh doanh vận tải

Đơn vị tính

Doanh thu ấn định (đồng)

TP Đà Lạt và Bảo Lc

Các huyện trong tỉnh

I

Vận tải hành khách

 

 

 

1

Vận tải hành khách theo hợp đồng

 

 

 

a

Xe Vận tải HK theo hợp đng trong niên hạn dưới 6 năm

 

 

 

 

Xe đến 7 chỗ

đồng/xe/tháng

12.000.000

11.000.000

 

Trên 7 chỗ đến 16 chỗ

đồng/xe/tháng

20.000.000

18.000.000

 

Trên 16 chỗ đến 30 chỗ

đồng/xe/tháng

28.000.000

26.000.000

 

Trên 30 chỗ đến 45 chỗ

đồng/xe/tháng

39.000.000

37.000.000

 

Trên 45 chỗ

đồng/xe/tháng

47.000.000

45.000.000

b

Xe vận tải hành khách theo hợp đng trong niên hạn trên 6 năm, doanh thu n định bng 85% doanh thu n định của loại xe cùng loại, theo tng khu vực trên.

2

Vận tải hành khách tuyến c định

 

 

 

a

Xe thông thường sử dụng trong niên hạn trên 6 năm

 

 

 

 

- Trên 300 km

đồng/ghế/tháng

1.500.000

1.400.000

 

- Từ 300 km trở xuống

đồng/ghế/tháng

1.100.000

1.000.000

b

Xe chất lượng cao và xe sử dụng trong niên hạn dưới 6 năm

 

 

 

 

- Trên 300 km

đồng/ghế/tháng

2.000.000

1.800.000

 

- Từ 300 km trở xuống

đồng/ghế/tháng

1.500.000

1.400.000

c

Xe ghế nằm, giường nằm

đồng/ghế/tháng

2.200.000

2.000.000

II

Vận tải hàng hóa

 

 

 

1

Xe vận tải hàng hóa các loại dưới 3 tấn

 

 

 

 

Xe đến 1 tấn

đồng/xe/tháng

14.000.000

13.000.000

 

Trên 1 tấn đến 3 tấn

đồng/xe/tháng

17.000.000

16.000.000

2

Xe vận tải hàng hóa các loại trên 3 tấn, xe sử dụng trong niên hạn dưới 9 năm

 

 

 

- Trọng tải đến 10 tấn

đồng/tấn/tháng

5.000.000

4.750.000

 

- Trạng tải trên 10 tấn

 

 

 

 

* 10 tấn đầu tiên

đồng/tấn/tháng

5.000.000

4.750.000

 

* Từ tấn thứ 11 trở lên

đồng/tấn/tháng

2.750.000

2.600.000

3

Xe vận tải hàng hóa các loại trên 3 tấn, xe sử dụng trong niên hạn trên 9 năm

 

 

 

 

- Trọng tải đến 10 tấn

đồng/tấn/tháng

4.250.000

4.000.000

 

- Trọng tải trên 10 tấn

 

 

 

 

* 10 tấn đầu tiên

đồng/tấn/tháng

4.250.000

4.000.000

 

* Từ tấn thứ 11 trở lên

đồng/tấn/tháng

2.300.000

2.200.000

 


Phụ lục số 2 kèm theo Đ án

    SỞ ………………
Phòng (ban) …………..

 

THỐNG KÊ DANH SÁCH CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN MỚI ĐĂNG KÝ XE Ô TÔ, ĐĂNG KÝ KINH DOANH HOẶC BỔ SUNG ĐĂNG KÝ KINH DOANH
(Thời điểm: từ ngày ...tháng ...năm ...đến ngày...tháng...năm....)

S TT

Họ và Tên tổ chức, cá nhân đứng tên chủ phương tiện

Địa ch nơi đăng ký biển số xe

Họ và Tên người đứng tên kinh doanh

Địa chỉ thường trú của nguời kinh doanh (s nhà, đường ph...)

Doanh nghiệp, t chức quản lý phương tiên vận tải (ví d: HTX qun lý viên)

Thời gian bắt đầu đăng ký...

Tuyến đường vn doanh

Đặc điểm tài sản (xe ô tô)

Biển số xe

Loại xe

Năm sn xuất xe

Trọng tải

Số tn

S ghế

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Ghi chú: Đây là mẫu chung, tùy theo từng ngành để cung cấp theo các ch tiêu trên cho phù hợp.

 

Người lập biu
(Ký họ và tên)

Thủ trưng đơn vị
(Ký đóng dấu)

 

Phụ lục số 3 kèm theo Đ án

UBND Huyện, Thành phố ……………
UBND Xã Phường, Thị trấn..............
T Dân phố, Thôn …………………..

 

THỐNG KÊ DANH SÁCH CÁC PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI TRÊN ĐỊA BÀN (TỔ DÂN PHỐ, THÔN) ……….

(Thời điểm thống kê, ngày … tháng ...năm …………..)

Đơn vị tính: 1.000 đồng

Số TT

Họ và Tên tổ chức, cá nhân đứng tên chủ phương tiện

Địa chỉ nơi đăng ký biển số xe

Họ và Tên người đứng tên kinh doanh

Đăng ký nộp thuế (Mã số thuế)

Địa chỉ thường trú của người kinh doanh (số nhà, đường phố …)

Đặc điểm tài sản (xe ô tô)

Thời gian bắt đầu kinh doanh vận tải

Tuyến đường vận doanh

Thực hiện nghĩa vụ thuế

Biển số xe

Loại xe

Năm sản xuất xe

Trọng tải

Tổng số thuế 1 tháng hiện nay

Chưa kê khai nộp thuế (ghi chưa nộp)

Số tấn

Số ghế

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cán bộ qun lý thuế địa bàn hoặc ủy nhiệm thu
(Ký, họ và tên)

Tổ trưởng Dân phố (Thôn) …….
(Ký, họ và tên)

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 281/QĐ-UBND năm 2013 về Đề án “Tăng cường biện pháp quản lý thu thuế đối với hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng"

  • Số hiệu: 281/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 23/02/2013
  • Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng
  • Người ký: Nguyễn Văn Yên
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 23/02/2013
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản