Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2800/QĐ-UBND | Đắk Lắk, ngày 21 tháng 10 năm 2015 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND, ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP, ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP, ngày 14 tháng 5 tháng 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BTP, ngày 07 tháng 02 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số 14/2014/QĐ-UBND, ngày 03 tháng 6 năm 2014 của UBND tỉnh ban hành Quy chế công bố, công khai thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh Đắk Lắk tại Tờ trình số 1081/TTr -CTHADS ngày 02 tháng 10 năm 2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính (TTHC) thuộc thẩm quyền giải quyết của Cục Thi hành án dân sự tỉnh Đắk Lắk, cụ thể như sau:
- Công bố mới 22 TTHC (có phụ lục kèm theo);
- Công bố bãi bỏ 14 TTHC đã được công bố tại Quyết định số 2189/QĐ- UBND, ngày 19 tháng 8 năm 2009 và Quyết định số 1371/QĐ-UBND, ngày 27 tháng 6 năm 2012 của UBND tỉnh Đắk Lắk (có phụ lục kèm theo).
Điều 2. Bãi bỏ Quyết định số 2189/QĐ-UBND, ngày 19 tháng 8 năm 2009 và Quyết định số 1371/QĐ-UBND, ngày 27 tháng 6 năm 2012 của UBND tỉnh Đắk Lắk.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Các TTHC, hoặc các bộ phận tạo thành TTHC được công bố tại Quyết định này có hiệu lực theo ngày văn bản quy phạm pháp luật có quy định về TTHC hoặc bộ phận tạo thành TTHC có hiệu lực thi hành.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và các cá nhân, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | CHỦ TỊCH |
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TỈNH ĐẮK LẮK
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2800/QĐ-UBND ngày 21 tháng 10 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk)
Phần
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH VÀ DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BỊ BÃI BỎ
I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH
Stt | Tên thủ tục hành chính |
LĨNH VỰC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ | |
1 | Đề nghị xác nhận kết quả thi hành án |
2 | Trả lại tiền, tài sản tạm giữ cho đương sự |
3 | Đề nghị chứng kiến thỏa thuận về thi hành án |
4 | Yêu cầu thay đổi Chấp hành viên |
5 | Đề nghị áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án |
6 | Đề nghị định giá tài sản khi có thay đổi giá tại thời điểm thi hành án |
7 | Đề nghị ưu tiên mua phần tài sản của người phải thi hành án trong khối tài sản thuộc sở hữu chung |
8 | Yêu cầu hủy hợp đồng bán đấu giá tài sản khi không được giao tài sản bán đấu giá |
9 | Đề nghị miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu, nộp ngân sách nhà nước |
10 | Thanh toán tiền, trả tài sản thi hành án |
11 | Ra quyết định Thi hành án theo đơn yêu cầu |
12 | Miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án |
13 | Yêu cầu thi hành án quá hạn |
14 | Miễn, giảm phí thi hành án |
15 | Đề nghị áp dụng biện pháp bảo đảm THA |
16 | Đề nghị định giá lại tài sản THA |
17 | Yêu cầu hoãn THA |
18 | Yêu cầu đình chỉ THA |
19 | Nhận tài sản đã kê biên để trừ vào tiền được THA |
20 | Giải quyết khiếu nại về THADS (lần 1) |
21 | Giải quyết khiếu nại về THADS (lần 2) |
22 | Giải quyết tố cáo về THADS |
II. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BỊ BÃI BỎ
STT | Tên thủ tục hành chính bị hủy bỏ, bãi bỏ; số thứ tự của TTHC và Quyết định công bố TTHC trước đó | Tên VBQPPL quy định việc bãi bỏ, hủy bỏ thủ tục hành chính | |
LĨNH VỰC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ | |||
1 | Buộc người phải thi hành án không được thực hiện công việc - thủ tục số 1. | Quyết định số 2189/QĐ- UBND ngày 19/8/2009 và Quyết định số 1371/QĐ- UBND ngày 27/6/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk. | Luật Thi hành án dân sự số 64/2014/QH13 ngày 25/11/2014 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thi hành án dân sự |
2 | Cưỡng chế buộc phải làm công việc - thủ tục số 2. | ||
3 | Cưỡng chế giao nhà - thủ tục số 3. |
| Nghị định số 62/2015/ND-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự |
4 | Cưỡng chế giao quyền sử dụng đất - thủ tục số 4. | ||
5 | Cưỡng chế giao vật tài sản - thủ tục số 5 | ||
6 | Đình chỉ thi hành án - thủ tục số 6. | ||
7 | Hoãn thi hành án - thủ tục số 7. | ||
8 | Khiếu nại, tố cáo về thi hành án - thủ tục số 8. | ||
9 | Khôi phục thời hiệu yêu cầu thi hành án - thủ tục số 9. | ||
10 | Miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự - thủ tục số 10. | ||
11 | Miễn, giảm phí thi hành án dân sự - thủ tục số 11. | ||
12 | Sao y biên lai - thủ tục số 12. | Quyết định số 2189/QĐ- UBND ngày 19/8/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk. | |
13 | Yêu cầu thi hành án - thủ tục số 13 | Quyết định số 2189/QĐ- UBND ngày 19/8/2009 và Quyết định số 1371/QĐ-UBND ngày 27/6/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk. | |
14 | Yêu cầu xác nhận kết quả thi hành án - thủ tục số 14. |
Phần II
NỘI DUNG CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH
I. ĐỐI VỚI THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH
1. Đề nghị xác nhận kết quả thi hành án
a. Trình tự thực hiện:
Đương sự có quyền yêu cầu cơ quan Thi hành án dân sự xác nhận kết quả thi hành án.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của đương sự, Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự cấp giấy xác nhận kết quả thi hành án.
b. Cách thức thực hiện: trực tiếp tại Cơ quan Thi hành án dân sự hoặc qua bưu điện.
c. Thành phần hồ sơ:
- Đơn yêu cầu xác nhận kết quả thi hành án
d. Số lượng hồ sơ: 01 bộ
đ. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của đương sự, Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự cấp giấy xác nhận kết quả thi hành án.
(Điều 53 Luật Thi hành án dân sự số 26/2008/QH12 ngày 14/11/2008 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Luật số 64/2014/QH13 ngày 25/11/2014 của Quốc hội; Điều 37 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ).
e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Đương sự (cá nhân, tổ chức)
g) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Thi hành án dân sự tỉnh Đắk Lắk.
h) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận kết quả thi hành án
i) Lệ phí (nếu có): Không
k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):
l) Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Chưa quy định cụ thể.
m) Căn cứ pháp lý:
Luật Thi hành án dân sự số 26/2008/QH12 ngày 14/11/2008 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Luật số 64/2014/QH13 ngày 25/11/2014 của Quốc hội.
2. Trả lại tiền, tài sản tạm giữ cho đương sự
a. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh nghiên cứu, rà soát bản án, quyết định có nội dung tuyên trả lại tài sản cho đương sự, trả lại tiền tạm ứng án phí; ra quyết định trả lại tiền, tài sản tạm giữ cho đương sự.
- Bước 2: Chấp hành viên thông báo cho đương sự thời gian, địa điểm nhận lại tiền, tài sản.
- Nếu đương sự không đến nhận tiền, tài sản thì xử lý như sau:
+ Đối với tiền, tài sản:
Hết thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được thông báo mà đương sự không đến nhận tiền thì Chấp hành viên gửi số tiền đó theo hình thức tiết kiệm không kỳ hạn và thông báo cho đương sự.
Hết thời hạn 03 tháng, kể từ ngày được thông báo nhưng đương sự không đến nhận tài sản mà không có lý do chính đáng thì Chấp hành viên xử lý tài sản theo quy định tại các điều 98, 99 và 101 của Luật Thi hành án dân sự và gửi số tiền thu được theo hình thức tiết kiệm không kỳ hạn, đồng thời thông báo cho đương sự.
Đối với tài sản không bán được hoặc bị hư hỏng không còn giá trị sử dụng thì Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự phải ra quyết định tiêu hủy và tổ chức tiêu hủy tài sản theo quy định tại Điều 125 của Luật Thi hành án dân sự.
Hết thời hạn 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật mà đương sự vẫn không đến nhận số tiền đã được gửi tiết kiệm mà không có lý do chính đáng thì cơ quan Thi hành án dân sự làm thủ tục sung quỹ nhà nước.
+ Đối với giấy tờ liên quan đến tài sản, nhân thân của đương sự:
Hết thời hạn 01 năm, kể từ ngày thông báo nếu đương sự không đến nhận, Chấp hành viên làm thủ tục chuyển giao cho cơ quan đã ban hành giấy tờ đó xử lý theo quy định.
- Nếu đương sự từ chối nhận tiền Việt Nam, ngoại tệ bị hư hỏng không còn sử dụng được:
+ Trường hợp tiền bị hư hỏng không còn sử dụng được do lỗi của các cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan Thi hành án dân sự trong quá trình bảo quản thì cơ quan Thi hành án dân sự đề nghị Ngân hàng nhà nước đổi tiền mới có giá trị tương đương để trả cho đương sự.
+ Trường hợp tiền bị hư hỏng không còn sử dụng được không do lỗi của các cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan Thi hành án dân sự thì cơ quan Thi hành án dân sự giao cho Ngân hàng nhà nước xử lý theo quy định của pháp luật.
b. Cách thức thực hiện:
- Việc thông báo được thực hiện trực tiếp, qua bưu điện hoặc niêm yết công khai theo quy định tại Điều 39 Luật Thi hành án dân sự.
- Việc đương sự nhận tiền, tài sản, giấy tờ được thực hiện trực tiếp tại trụ sở cơ quan Thi hành án dân sự hoặc thông qua bưu điện.
c. Thành phần, số lượng hồ sơ: không có (hồ sơ do cơ quan Thi hành án dân sự lập, đương sự không phải lập).
d. Thời hạn giải quyết:
- Đối với việc ra quyết định trả lại tiền, tài sản: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày Cục Thi hành án dân sự tỉnh nhận được bản án, quyết định.
(Khoản 1 Điều 36 Luật Thi hành án dân sự số 26/2008/QH12 ngày 14/11/2008 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Luật số 64/2014/QH13 ngày 25/11/2014 của Quốc hội).
- Đối với việc thông báo cho đương sự: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định trả lại tiền, tài sản.
(Điều 39 Luật Thi hành án dân sự số 26/2008/QH12 ngày 14/11/2008 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Luật số 64/2014/QH13 ngày 25/11/2014 của Quốc hội).
- Đối với việc trả lại tiền, tài sản cho đương sự: theo quy định tại Điều 126 Luật Thi hành án dân sự.
đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức
e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Thi hành án dân sự tỉnh Đắk Lắk.
g. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Quyết định trả lại tài sản, giấy tờ tạm giữ;
- Ghi nhận kết quả:
+ Trường hợp trả tiền cho đương sự: Phiếu chi tiền.
+ Trường hợp trả tài sản cho đương sự: Biên bản Giao, nhận tài sản thi hành án.
+ Trường hợp xử lý tiền, tài sản đương sự không nhận, tiền được sung quỹ nhà nước: Phiếu thu, Biên lai thu tiền nộp NSNN, Giấy nộp tiền vào NSNN.
+ Trường hợp tiêu hủy tài sản: Quyết định tiêu hủy tài sản, Biên bản tiêu hủy tang vật, tài sản.
h. Lệ phí (nếu có): không.
i. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Nếu đương sự (người được nhận tài sản) đồng thời là người phải thi hành nghĩa vụ trả tiền thì đương sự phải tự nguyện thi hành án; nếu không tự nguyện thi hành thì Chấp hành viên xử lý tiền, tài sản mà đương sự được nhận để thi hành án.
l). Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Luật Thi hành án dân sự số 26/2008/QH12 ngày 14/11/2008 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Luật số 64/2014/QH13 ngày 25/11/2014 của Quốc hội.
3. Yêu cầu chứng kiến thỏa thuận về thi hành án
a. Trình tự thực hiện:
- Trường hợp cơ quan Thi hành án dân sự đã ra quyết định thi hành án, đương sự vẫn có quyền thỏa thuận, Khi đương sự có yêu cầu, Chấp hành viên có trách nhiệm chứng kiến thỏa thuận và ký vào văn bản thỏa thuận;
- Trường hợp cơ quan thi hành án dân sự đang tổ chức thi hành án mà đương sự thỏa thuận về việc không yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự thi hành một phần hoặc toàn bộ quyết định thi hành án thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định đình chỉ thi hành án đối với nội dung thỏa thuận không yêu cầu thi hành theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 50 Luật Thi hành án dân sự, trừ trường hợp thỏa thuận vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội, không đúng với thực tế, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ ba hoặc nhằm trốn tránh phí thi hành án. Trường hợp thỏa thuận nêu trên được thực hiện sau khi tài sản đã được bán hoặc giao cho người khác nhận để thi hành án thì phải được sự đồng ý của người mua được tài sản hoặc người nhận tài sản để thi hành án.
- Trường hợp thỏa thuận vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội, không đúng với thực tế, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ ba hoặc nhằm trốn tránh phí thi hành án thì Chấp hành viên có quyền từ chối nhưng phải lập biên bản và nêu rõ lý do.
(Khoản 1 Điều 6 Luật Thi hành án dân sự số 26/2008/QH12 ngày 14/11/2008 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Luật số 64/2014/QH13 ngày 25/11/2014 của Quốc hội; khoản 2, 3 và 4 Điều 5 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ).
b. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan thi hành án dân sự hoặc ngoài trụ sở cơ quan Thi hành án dân sự (theo yêu cầu).
c. Thành phần hồ sơ:
Văn bản thỏa thuận thi hành án; văn bản thỏa thuận phải thể hiện rõ thời gian, địa điểm, nội dung thỏa thuận, thời gian thực hiện thỏa thuận, hậu quả pháp lý đối với việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nội dung đã thỏa thuận, có chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên tham gia.
- Văn bản đồng ý của người mua được tài sản hoặc người nhận tài sản để thi hành án (trong trường hợp thỏa thuận được thực hiện sau khi tài sản đã được bán hoặc giao cho người khác nhận để thi hành án).
d. Số lượng hồ sơ: 01 bộ
đ. Thời hạn giải quyết: Không quy định cụ thể
e. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Đương sự (cá nhân, tổ chức)
g. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Tùy từng trường hợp cụ thể mà kết quả thực hiện TTHC như sau:
- Quyết định đình chỉ thi hành án đối với nội dung thỏa thuận không yêu cầu thi hành án;
- Văn bản thỏa thuận thi hành án (được Chấp hành viên ký tên đồng ý).
- Biên bản từ chối chứng kiến thỏa thuận và nêu rõ lý do.
h. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Chấp hành viên lập biên bản về việc thỏa thuận về thi hành án của các đương sự.
i. Lệ phí (nếu có):
- Lệ phí (nếu có): Người yêu cầu Chấp hành viên chứng kiến thỏa thuận không yêu cầu thi hành án dân sự mà phát sinh chi phí thì phải thanh toán các chi phí hợp lý cho cơ quan thi hành án dân sự.
k. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: không.
l. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Thỏa thuận không được vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội, không đúng với thực tế, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ ba hoặc nhằm trốn tránh phí thi hành án.
m. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Thi hành án dân sự số 26/2008/QH12 ngày 14/11/2008 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Luật số 64/2014/QH13 ngày 25/11/2014 của Quốc hội.
- Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ.
4. Yêu cầu thay đổi Chấp hành viên
a. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Đương sự có văn bản gửi Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự đang thụ lý vụ việc, trong đó nêu rõ lý do và căn cứ của việc yêu cầu thay đổi Chấp hành viên. Trường hợp Chấp hành viên đang thi hành vụ việc là Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự không đồng ý thay đổi Chấp hành viên thì đương sự gửi văn bản đến Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự hoặc cơ quan quản lý Thi hành án dân sự cấp trên trực tiếp.
- Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu thay đổi Chấp hành viên, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự hoặc cơ quan quản lý thi hành án dân sự cấp trên phải xem xét, quyết định thay đổi Chấp hành viên; trường hợp không có căn cứ thay đổi Chấp hành viên thì trả lời bằng văn bản cho người đã có yêu cầu thay đổi Chấp hành viên và nêu rõ lý do.
b. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở Cơ quan Thi hành án dân sự hoặc qua bưu điện.
c. Thành phần hồ sơ: Văn bản đề nghị thay đổi Chấp hành viên; căn cứ của việc yêu cầu thay đổi chấp hành viên.
d. Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
đ. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu thay đổi Chấp hành viên.
( Khoản 3 Điều 10 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ).
e. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Đương sự (cá nhân, tổ chức).
g. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Thi hành án dân sự tỉnh Đắk Lắk.
h. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự hoặc cơ quan quản lý thi hành án dân sự cấp trên phải xem xét, quyết định thay đổi Chấp hành viên; trường hợp không có căn cứ thay đổi Chấp hành viên thì trả lời bằng văn bản cho người đã có yêu cầu thay đổi Chấp hành viên và nêu rõ lý do.
i) Lệ phí (nếu có): Không.
k. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
l. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):
Đương sự có quyền yêu cầu thay đổi Chấp hành viên trong trường hợp sau đây:
- Thuộc trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 21 Luật Thi hành án dân sự;
- Chấp hành viên đã tham gia với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng trong cùng vụ án đó;
- Chấp hành viên chậm trễ giải quyết việc thi hành án;
- Có căn cứ khác cho rằng Chấp hành viên không vô tư trong khi làm nhiệm vụ. (Khoản 1 Điều 10 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ).
m. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Thi hành án dân sự số 26/2008/QH12 ngày 14/11/2008 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Luật số 64/2014/QH13 ngày 25/11/2014 của Quốc hội.
- Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ.
5. Yêu cầu áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án
a. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Người yêu cầu áp dụng biện pháp cưỡng chế có văn bản đề nghị Chấp hành viên áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án;
- Bước 2: Chấp hành viên lựa chọn việc áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án theo quy định của pháp luật.
b. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Cơ quan Thi hành án dân sự hoặc qua bưu điện.
c. Thành phần hồ sơ: (không quy định cụ thể) Văn bản đề nghị áp dụng biện pháp cưỡng chế;
d. Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
Đ. Thời hạn giải quyết: Chưa quy định cụ thể (về nguyên tắc là áp dụng ngay)
e. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Đương sự.
g. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Thi hành án dân sự tỉnh Đắk Lắk.
(Điều 71 Luật Thi hành án dân sự số 26/2008/QH12 ngày 14/11/2008 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Luật số 64/2014/QH13 ngày 25/11/2014 của Quốc hội; Điều 13 Nghị định sổ 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ).
h. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định cưỡng chế thi hành án.
i. Lệ phí (nếu có): Không (nhưng phải chịu chi phí cưỡng chế theo quy định của pháp luật).
k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): (không quy định cụ thể).
l. Căn cứ pháp lý:
- Luật Thi hành án dân sự số 26/2008/QH12 ngày 14/11/2008 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Luật số 64/2014/QH13 ngày 25/11/2014 của Quốc hội.
- Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ.
6. Yêu cầu định giá tài sản khi có thay đổi giá tại thời điểm thi hành án
a. Trình tự thực hiện:
- Trường hợp 1: Theo bản án, quyết định, một bên được nhận tài sản và phải thanh toán cho người khác giá trị tài sản họ được nhận.
- Trường hợp 2: Tại thời điểm thi hành án, có căn cứ xác định giá tài sản thay đổi tăng hoặc giảm từ 20% trở lên so với giá trị tài sản khi bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật; một trong các đương sự có đơn yêu cầu định giá tài sản.
- Trường hợp 3: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu định giá tài sản của đương sự và tài liệu chứng minh có thay đổi giá tài sản, Chấp hành viên tiến hành thủ tục định giá theo quy định tại Điều 98 của Luật Thi hành án dân sự.
b. Cách thức thực hiện: Trực tiếp yêu cầu hoặc qua bưu điện.
c. Thành phần hồ sơ:
+ Đơn yêu cầu định giá tài sản;
+ Tài liệu chứng minh có thay đổi giá tài sản (có thể là khung giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định được áp dụng tại địa phương hoặc giá thị trường phổ biến của tài sản giống hệt hoặc tương tự với tài sản cần định giá tại địa phương hoặc giá chuyển nhượng thực tế ở địa phương của tài sản cùng loại.)
d. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
đ. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu và tài liệu chứng minh.
(Khoản 2 Điều 17 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ).
e. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Đương sự.
g. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Thi hành án dân sự tỉnh Đăk Lắk.
h. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: (không quy định cụ thể) Tổ chức định giá tài sản (và xử lý kết quả định giá), hoặc thông báo về việc không tổ chức định giá tài sản theo yêu cầu.
i. Lệ phí (nếu có): Chi phí định giá tài sản, chi phí cưỡng chế thi hành án theo quy định pháp luật.
(Khoản 1, 2 và 6 Điều 3 Thông tư liên tịch số 184/2011/TTLT-BTC-BTP ngày 19/12/2011 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp).
k. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định cụ thể.
l. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): không.
m. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Thi hành án dân sự số 26/2008/QH12 14/11/2008 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Luật số 64/2014/QH13 ngày 25/11/2014 của Quốc hội;
- Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ.
7. Đề nghị ưu tiên mua phần tài sản của người phải thi hành án trong khối tài sản thuộc sở hữu chung
a. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Trước khi bán tài sản lần đầu đối với tài sản thuộc sở hữu chung, Chấp hành viên thông báo và định thời hạn cho chủ sở hữu chung mua phần tài sản của người phải thi hành án theo giá đã định trong thời hạn 03 tháng đối với bất động sản, 01 tháng đối với động sản; đối với những lần bán tài sản tiếp theo thì thời hạn là 15 ngày, kể từ ngày được thông báo hợp lệ.
(Khoản 3 Điều 74 Luật Thi hành án dân sự số 26/2008/QH12 ngày 14/11/2008 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Luật số 64/2014/QH13 25/11/2014 của Quốc hội).
- Bước 2: Chủ sở hữu chung đề nghị mua phần tài sản của người phải thi hành án theo giá đã định:
+ Trường hợp có 01 chủ sở hữu chung đề nghị mua: Thực hiện thủ tục bán tài sản;
+ Trường hợp có nhiều chủ sở hữu chung đề nghị mua, Chấp hành viên thông báo cho các chủ sở hữu chung đó thỏa thuận người được quyền mua. Nếu không thỏa thuận được thì chấp hành viên tổ chức bốc thăm để chọn ra người được mua tài sản bán đấu giá.
b. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại cơ quan Thi hành án dân sự tỉnh Đắk Lắk hoặc qua bưu điện.
c. Thành phần, số lượng hồ sơ: Không quy định cụ thể
d. Thời hạn giải quyết: Giải quyết ngay khi có đề nghị mua tài sản.
đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: chủ sở hữu chung đối với tài sản bị xử lý để thi hành án.
e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Thi hành án dân sự tỉnh Đắk Lắk.
g. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Hợp đồng mua bán phần tài sản của người phải thi hành án.
h. Lệ phí (nếu có): không
i. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định cụ thể.
k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): không
m. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Thi hành án dân sự số 26/2008/QH12 ngày 14/11/2008 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Luật số 64/2014/QH13 ngày 25/11/2014 của Quốc hội.
- Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ.
8. Yêu cầu hủy hợp đồng bán đấu giá tài sản khi không được giao tài sản bán đấu giá
a. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Người mua được tài sản bán đấu giá không được giao tài sản trong thời hạn theo hợp đồng bán đấu giá yêu cầu hủy bỏ hợp đồng;
- Bước 2: Cơ quan Thi hành án dân sự, trung tâm bán đấu giá tài sản thực hiện thủ tục hủy bỏ hợp đồng theo quy định của Bộ luật Dân sự.
b. Cách thức thực hiện: Trực tiếp yêu cầu hoặc qua bưu điện.
c. Thành phần, số lượng hồ sơ: Không quy định cụ thể.
d. Thời hạn giải quyết: (không quy định cụ thể) giải quyết ngay khi có yêu cầu.
đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Người mua được tài sản bán đấu giá.
(Khoản 4 Điều 27 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ).
e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Thi hành án dân sự chủ trì, phối hợp với trung tâm bán đấu giá tài sản.
g. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá bị hủy và xử lý hậu quả theo Bộ luật Dân sự.
h. Lệ phí (nếu có): Không.
i. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.
l.. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Bộ luật Dân sự;
- Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ.
9. Đề nghị miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu, nộp ngân sách nhà nước.
a. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Người phải thi hành án xét thấy đủ điều kiện để được xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu, nộp ngân sách nhà nước có đơn đề nghị xét miễn, giảm gửi cơ quan Thi hành án dân sự trực tiếp thi hành việc thi hành án;
- Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị, Chấp hành viên xác minh điều kiện để xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án:
+ Trường hợp đủ điều kiện: lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án;
+ Trường hợp không đủ điều kiện, trong thời hạn 05 ngày ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả xác minh, cơ quan Thi hành án dân sự phải thông báo bằng văn bản cho người phải thi hành án đã có đơn đề nghị xét miễn, giảm thi hành án, nêu rõ lý do chưa đủ điều kiện xét miễn, giảm.
b. Cách thức thực hiện: Đơn đề nghị được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện cho cơ quan Thi hành án dân sự.
c. Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 đơn đề nghị xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án.
d. Thời hạn giải quyết:
- Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị phải tiến hành xác minh;
(Khoản 2 Điều 5 Thông tư liên tịch số 12/2015/TTLT-BTP-BTC-TANDTC- VKSNDTC ngày 15/9/2015).
- Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày có kết quả xác minh cho thấy không đủ điều kiện phải thông báo cho người đã có đơn đề nghị.
(Khoản 4 Điều 5 Thông tư liên tịch số 12/2015/TTLT-BTP-BTC-TANDTC- VKSNDTC ngày 15/9/2015).
e. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Người phải thi hành án thuộc diện được xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án.
g. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Thi hành án dân sự tỉnh Đắk Lắk.
h. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm hoặc thông báo không đủ điều kiện xét miễn, giảm.
i. Lệ phí (nếu có): Không.
k. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
l. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không,
m. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Thi hành án dân sự số 26/2008/QH12 14/11/2008 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Luật số 64/2014/QH13 ngày 25/11/2014 của Quốc hội.
- Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ.
- Thông tư liên tịch số 12/2015/TTLT-BTP-BTC-TANDTC-VKSNDTC ngày 15/9/2015 của Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có hiệu lực kể từ ngày 01/11/2015.
10. Thanh toán tiền, trả tài sản thi hành án
a. Trình tự thực hiện:
+ Trường hợp 1: Khi có mặt cả 2 đương sự:
- Khi thi hành án tại cơ sở, trường hợp người phải thi hành án và người được thi hành án ở cùng một nơi, Chấp hành viên có thể chi trả ngay cho đương sự số tiền, tài sản thu được; hoặc khi tiến hành giải quyết thi hành án tại cơ quan thi hành án, Chấp hành viên có thể tạo điều kiện cho người phải thi hành án và người được thi hành án tự thỏa thuận chi trả tiền cho nhau;
- Chấp hành viên tiến hành tạm thu hoặc thu phí thi hành án;
- Chấp hành viên lập biên bản ghi đầy đủ thời gian, địa điểm, họ tên đương sự, lý do, nội dung giao nhận, số tiền, tài sản, chữ ký và họ tên của các bên đương sự, Chấp hành viên.
+ Trường hợp 2: Khi không có mặt đương sự:
- Trường hợp thanh toán tiền thi hành án theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 47 Luật Thi hành án dân sự thì Chấp hành viên xác định số tiền được thanh toán của những người được thi hành án đã yêu cầu thi hành án tính đến thời điểm có quyết định cưỡng chế.
Trường hợp bản án, quyết định đang do cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành xác định nhiều người được thi hành án nhưng chỉ một hoặc một số người yêu cầu thi hành án mà tài sản của người phải thi hành án không đủ để thi hành nghĩa vụ tài sản theo bản án, quyết định thì cơ quan thi hành án dân sự thanh toán cho người đã yêu cầu thi hành án theo tỉ lệ mà họ được nhận, số tiền còn lại gửi vào ngân hàng theo loại tiền gửi kỳ hạn 01 tháng, đồng thời thông báo và ấn định thời hạn không quá 01 tháng cho những người được thi hành án chưa yêu cầu về quyền yêu cầu thi hành án, trừ trường hợp đã hết thời hiệu.
Hết thời hạn thông báo mà cơ quan thi hành án dân sự không nhận được yêu cầu thi hành án thì số tiền đã gửi và tiền lãi được thanh toán tiếp cho những người đã có yêu cầu thi hành án tính đến thời điểm hết thời hạn thông báo; số tiền còn lại, nếu có, được thanh toán cho những người được thi hành án theo các quyết định thi hành án khác tính đến thời điểm thanh toán hoặc trả lại cho người phải thi hành án.
- Đối với khoản tiền chi trả cho người được nhận là cá nhân, cơ quan thi hành án dân sự thông báo bằng văn bản yêu cầu người được nhận đến nhận.
Hết thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông báo mà người được nhận tiền không đến nhận nếu họ ở xa trụ sở cơ quan thi hành án dân sự, đã xác định được địa chỉ rõ ràng của họ và khoản tiền có giá trị nhỏ hơn 01 tháng lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang do Nhà nước quy định thì cơ quan thi hành án dân sự lập phiếu chi và gửi tiền cho họ qua đường bưu điện. Trường hợp bưu điện trả lại tiền do không có người nhận thì cơ quan thi hành án dân sự xử lý theo quy định tại Khoản 5 Điều này.
Trường hợp người được nhận tiền cung cấp tài khoản và yêu cầu chuyển khoản thì cơ quan thi hành án dân sự làm thủ tục chuyển khoản.
- Trường hợp người được thi hành án là doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế xã hội thì việc chi trả tiền thi hành án thực hiện bằng chuyển khoản.
Trường hợp cơ quan thi hành án dân sự thu được tiền thi hành án nhưng chưa kịp gửi vào tài khoản tạm giữ trong thời hạn quy định mà người được thi hành án cử người đại diện hợp pháp đến nhận thì cơ quan thi hành án dân sự có thể chi trả cho họ bằng tiền mặt.
- Cơ quan thi hành án dân sự làm thủ tục gửi tiền vào ngân hàng, gửi tài sản bằng hình thức thuê bảo quản hoặc bảo quản tại kho cơ quan thi hành án dân sự đối với khoản tiền, tài sản theo quy định tại Khoản 2 Điều 126 Luật Thi hành án dân sự trong trường hợp sau đây:
+ Khoản tiền, tài sản chưa xác định được địa chỉ của người được nhận hoặc khoản tiền hết thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông báo, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều này, mà người được thi hành án đã yêu cầu thi hành án không đến nhận;
Sau khi gửi tiền, tài sản, nếu người được nhận tiền, tài sản đến nhận thì cơ quan thi hành án dân sự chi trả tiền, tài sản cho người được nhận. Phần lãi tiền gửi được cộng vào số tiền gửi ban đầu và trả cho người được nhận.
Trường hợp hết thời hạn 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật hoặc 01 năm, kể từ ngày thông báo đối với trường hợp thu được tiền sau thời điểm 05 năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật mà người được thi hành án không đến nhận thì cơ quan thi hành án dân sự làm thủ tục chuyển nộp số tiền, tài sản đó vào Ngân sách Nhà nước.
+ Khoản tiền, tài sản đã thu nhưng việc thi hành án bị hoãn, tạm đình chỉ để xem xét lại bản án, quyết định theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.
- Trong thời hạn không quá 10 ngày kể từ ngày thu được tiền, tài sản thi hành
b. Cách thức thức hiện:
Khi có mặt cả 2 đương sự: Thực hiện trực tiếp;
Khi không có mặt đương sự: Thực hiện trực tiếp tại trụ sở Cục Thi hành án dân sự tỉnh Đắk Lắk hoặc qua bưu điện hoặc chuyển khoản.
c. Thành phần hồ sơ:
+ Khi không có mặt:
- Trường hợp trực tiếp đến trụ sở Cục Thi hành án dân sự tỉnh Đắk Lắk: Chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Trường hợp người được thi hành án ủy quyền cho người khác; hoặc doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế xã hội ủy quyền cho đại diện của mình đến trụ sở Cục Thi hành án dân sự tỉnh Đắk Lắk: văn bản ủy quyền hợp pháp; Chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của người được ủy quyền.
- Trường hợp đề nghị gửi tiền qua bưu điện hoặc chuyển khoản: đơn đề nghị gửi tiền qua bưu điện hoặc chuyển khoản.
+ Khi có mặt: Không
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d. Thời hạn giải quyết:
- Khi có mặt: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày thu được tiền, tài sản thi hành án.
- Khi có mặt: Ngay khi đương sự chi trả tiền hoặc thỏa thuận được với nhau về việc chi trả tiền.
đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
- Khi không có mặt: Người được thi hành án hoặc người được ủy quyền (cá nhân, tổ chức).
- Khi không có mặt: Người được thi hành án, người phải thi hành án.
e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Thi hành án dân sự tỉnh Đắk Lắk.
g. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Khi không có mặt:
Phiếu chi tiền (nếu chi trực tiếp); hoặc giấy chuyển tiền qua bưu điện, phiếu báo nhận tiền (nếu gửi qua bưu điện); Ủy nhiệm chi (nếu chuyển khoản).
- Khi có mặt: Biên bản về việc chi trả tiền thi hành án.
h. Lệ phí (nếu có):
- Khi không có mặt: Không có lệ phí; nhưng nếu đề nghị gửi tiền qua bưu điện hoặc chuyển khoản thì cước phí chuyển tiền qua bưu điện hoặc chuyển khoản do người nhận tiền chịu và được trừ vào số tiền họ được nhận.
- Khi có mặt: Không
i. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): không.
l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Thi hành án dân sự số 26/2008/QH12 ngày 14/11/2008 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Luật số 64/2014/QH13 ngày 25/11/2014 của Quốc hội.
- Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ.
- Thông tư liên tịch số 144/2010/TTLT-BTC-BTP ngày 22/9/2010 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp hướng dẫn về chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí Thi hành án dân sự.
- Thông tư số 22/2011/TT-BTP ngày 02/12/2011 hướng dẫn thực hiện một số thủ tục trong quản lý hành chính về Thi hành án dân sự.
- Thông tư số 91/2010/TT-BTP ngày 17/6/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán nghiệp vụ Thi hành án dân sự.
11. Ra quyết định thi hành án theo yêu cầu
a. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Sau khi Bản án, Quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, đương sự tự mình hoặc ủy quyền cho người khác yêu cầu thi hành án bằng hình thức trực tiếp nộp đơn hoặc trình bày bằng lời nói hoặc gửi đơn qua bưu điện.
- Bước 2: Thời hạn ra quyết định thi hành án theo đơn yêu cầu là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu thi hành án.
b. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở Cơ quan Thi hành án dân sự tỉnh Đắk Lắk hoặc qua bưu điện
c. Thành phần hồ sơ:
- Đơn yêu cầu thi hành án hoặc biên bản ghi nhận yêu cầu thi hành án;
- Bản án, quyết định được thi hành (bản chính). Bản án, quyết định của Tòa án, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, Trọng tài thương mại có ghi “Để thi hành”.
Việc yêu cầu thi hành án quá hạn phải nêu rõ lý do, kèm theo tài liệu chứng minh lý do không thể yêu cầu thi hành án đúng hạn. Tài liệu chứng minh gồm:
+ Đối với trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc do đương sự chết mà chưa xác định được người thừa kế hoặc do trở ngại khách quan xảy ra tại địa phương nên không thể yêu cầu thi hành án đúng hạn thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú cuối cùng hoặc nơi cư trú khi xảy ra sự kiện bất khả kháng, trừ trường hợp quy định tại các điểm b, c và d khoản này;
+ Đối với trường hợp tai nạn, ốm nặng đến mức mất khả năng nhận thức nên không thể yêu cầu thi hành án đúng hạn thì phải có xác nhận của cơ sở y tế cấp huyện trở lên và tài liệu kèm theo;
+ Đối với trường hợp do yêu cầu công tác nên không thể yêu cầu thi hành án đúng hạn thì phải có xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị hoặc giấy cử đi công tác của cơ quan, đơn vị đó;
+ Đối với những trường hợp bất khả kháng, trở ngại khách quan khác nên không thể yêu cầu thi hành án đúng hạn thì phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền hoặc tài liệu hợp pháp khác để chứng minh.
Xác nhận của tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải thể hiện rõ địa điểm, nội dung và thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan dẫn đến việc đương sự không thể yêu cầu thi hành án đúng hạn.
- Đối với trường hợp đã trả đơn yêu cầu thi hành án trước ngày 01 tháng 07 năm 2015 yêu cầu thi hành án phải kèm theo quyết định trả đơn yêu cầu thi hành án, tài liệu khác có liên quan. Trường hợp không còn quyết định trả lại đơn yêu cầu thi hành án, người được thi hành án có quyền đề nghị cơ quan thi hành án đã ra quyết định trả lại đơn yêu cầu thi hành án xác nhận về việc đã trả đơn và thụ lý giải quyết việc thi hành án.
d. Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
đ. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu thi hành án, cơ quan thi hành án ra quyết định thi hành án và tiến hành các trình tự thi hành án theo quy định của pháp luật.
(Khoản 1 Điều 36 Luật Thi hành án dân sự số 26/2008/QH12 ngày 14/11/2008 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Luật số 64/2014/QH13 ngày 25/11/2014 của Quốc hội).
e. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Người được thi hành án, người phải thi hành án hoặc người được ủy quyền (cá nhân).
g. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Thi hành án dân sự tỉnh Đắk Lắk.
h. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định Thi hành án dân sự.
i. Lệ phí:
* Người được thi hành án phải nộp phí thi hành án khi được nhận tiền, tài sản với mức phí sau đây:
- Số tiền, giá trị tài sản thực nhận từ trên hai lần mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang do Nhà nước quy định đến 5.000.000.000 đồng thì mức phí thi hành án là 3% số tiền, giá trị tài sản thực nhận;
- Số tiền, giá trị tài sản thực nhận từ trên 5.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng thì mức phí thi hành án là 150.000.000 đồng cộng với 2% của số tiền, giá trị tài sản thực nhận vượt quá 5.000.000.000 đồng;
- Số tiền, giá trị tài sản thực nhận từ trên 7.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng thì mức phí thi hành án là 190.000.000 đồng cộng với 1% của số tiền, giá trị tài sản thực nhận vượt quá 7.000.000.000 đồng;
- Số tiền, giá trị tài sản thực nhận từ trên 10.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng thì mức phí thi hành án là 220.000.000 đồng cộng với 0,5% của số tiền, giá trị tài sản thực nhận vượt quá 10.000.000.000 đồng;
- Số tiền, giá trị tài sản thực nhận từ trên 15.000.000.000 đồng thì mức phí thi hành án là 245.000.000 đồng cộng với 0,01% của số tiền, giá trị tài sản thực nhận vượt quá 15.000.000.000 đồng.
* Trường hợp cơ quan thi hành án dân sự đã ra quyết định thi hành án và chứng kiến các đương sự thỏa thuận tự giao, nhận tiền, tài sản cho nhau thì phải chịu 1/3 mức phí thi hành án quy định tại Khoản 1 Điều này.
* Trường hợp Tòa án không tuyên giá trị của tài sản hoặc có tuyên nhưng không còn phù hợp (thay đổi quá 20%) so với giá thị trường tại thời điểm thu phí thì cơ quan thu phí tổ chức định giá tài sản để xác định phí thi hành án phải nộp của người được thi hành án. Chi phí định giá do cơ quan thi hành án dân sự chi trả từ nguồn phí thi hành án được để lại.
* Cơ quan thi hành án dân sự thực hiện việc thu phí thi hành án khi chi trả tiền hoặc giao tài sản cho người được thi hành án và cấp biên lai thu phí thi hành án.
Người được thi hành án không nộp phí thi hành án thì cơ quan thu phí có quyền áp dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế để thu phí thi hành án, kể cả việc bán đấu giá tài sản đã giao cho người được thi hành án để bảo đảm thu hồi tiền phí thi hành án. Chi phí định giá, bán đấu giá tài sản để thu phí do người được thi hành án chịu.
* Thủ tục thu, nộp, miễn, giảm, quản lý, sử dụng phí thi hành án do Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp quy định.
(Điều 46 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ).
k. Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Biểu mẫu số B 01a -THA (quy định tại Thông tư 09/2011/TT-BTP ngày 30/5/2011 của Bộ Tư pháp quy định về việc ban hành và hướng dẫn việc quản lý, sử dụng các loại biểu mẫu nghiệp vụ Thi hành án dân sự).
l. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):
Cơ quan thi hành án dân sự từ chối yêu cầu thi hành án và phải thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu thi hành án trong các trường hợp sau đây:
- Người yêu cầu không có quyền yêu cầu thi hành án hoặc nội dung yêu cầu không liên quan đến nội dung của bản án, quyết định; bản án, quyết định không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của các đương sự theo quy định của Luật này;
- Cơ quan thi hành án dân sự được yêu cầu không có thẩm quyền thi hành án;
- Hết thời hiệu yêu cầu thi hành án.
(Khoản 5 Điều 31 Luật Thi hành án dân sự số 26/2008/QH12 ngày 14/11/2008 được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Luật số 64/2014/QH13 ngày 25/11/2014 của Quốc hội).
m. Căn cứ pháp lý:
- Luật Thi hành án dân sự số 26/2008/QH12 ngày 14/11/2008 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Luật số 64/2014/QH13 ngày 25/11/2014 của Quốc hội.
- Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ.
- Thông tư 09/2011/TT-BTP ngày 30/5/2011 quy định về việc ban hành và hướng dẫn việc quản lý, sử dụng các loại biểu mẫu nghiệp vụ Thi hành án dân sự.
12. Đề nghị miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án
a. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Người được thi hành án, người phải thi hành án làm đơn đề nghị xét miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án gửi cơ quan Thi hành án dân sự trực tiếp thi hành án;
- Bước 2: Thủ trưởng Cơ quan Thi hành án dân sự có thẩm quyền xem xét:
+ Ra quyết định miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án;
+ Thông báo cho đương sự biết và nêu rõ lý do về việc không được miễn hoặc giảm chi phí cưỡng chế thi hành án.
b. Cách thức thực hiện: Trực tiếp gửi đơn tại trụ sở cơ quan Thi hành án dân sự hoặc qua bưu điện.
c. Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị xét miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án nêu rõ lý do đề nghị xét miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án.
- Giấy tờ chứng minh lý do đề nghị xét miễn, giảm thi hành án:
+ Đương sự có khó khăn về kinh tế, thuộc diện neo đơn thì phải có xác nhận của ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú, sinh sống hoặc xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, tổ chức nơi người đó nhận thu nhập.
+ Đương sự là gia đình chính sách, có công với cách mạng phải có giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp để chứng minh;
+ Đương sự bị tàn tật, ốm đau kéo dài phải có xác nhận của Hội đồng giám định y khoa hoặc cơ quan y tế cấp huyện trở lên.
d. Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
đ. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị và tài liệu kèm theo của đương sự, cơ quan Thi hành án dân sự xem xét, quyết định về việc miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án.
(Khoản 2 Điều 44 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ).
e. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
g. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Thi hành án dân sự tỉnh Đắk Lắk.
h. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án hoặc Thông báo về việc không được miễn hoặc giảm chi phí cưỡng chế thi hành án.
i. Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định cụ thể
k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):
Đương sự là cá nhân thuộc một trong các trường hợp sau:
- Có thu nhập không đảm bảo mức sinh hoạt tối thiểu để sinh sống bình thường hoặc bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài do thiên tai, hỏa hoạn. Mức thu nhập tối thiểu được xác định theo chuẩn hộ nghèo của từng địa phương nơi người đó cư trú, nếu địa phương chưa có quy định thì theo chuẩn hộ nghèo do Thủ tướng Chính phủ ban hành theo từng giai đoạn cụ thể.
- Thuộc diện gia đình chính sách, có công với cách mạng;
- Thuộc diện neo đơn, tàn tật, ốm đau kéo dài.
l. Lệ phí (nếu có): không.
m. Căn cứ pháp lý:
- Luật Thi hành án dân sự số 26/2008/QH12 ngày 14/11/2008 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Luật số 64/2014/QH13 ngày 25/11/2014 của Quốc hội.
- Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ.
13. Yêu cầu thi hành án quá hạn
a. Trình tự thực hiện:
- Trường hợp 1: Trường hợp do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan dẫn đến việc không thể yêu cầu thi hành án thì đương sự có quyền làm đơn đề nghị Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền xem xét, quyết định về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu thi hành án quá hạn.
- Trường hợp 2: Đối với trường hợp đã trả đơn yêu cầu thi hành án trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 mà đương sự yêu cầu thi hành án trở lại thì cơ quan thi hành án dân sự đã ra quyết định trả đơn phải ra quyết định thi hành án và tổ chức việc thi hành án. Yêu cầu thi hành án thực hiện theo quy định tại Điều 31 Luật Thi hành án dân sự và phải kèm theo tài liệu liên quan, quyết định trả đơn yêu cầu thi hành án, nếu có.
Trường hợp không còn quyết định trả lại đơn yêu cầu thi hành án, người được thi hành án có quyền đề nghị cơ quan thi hành án dân sự đã ra quyết định trả lại đơn yêu cầu thi hành án xác nhận về việc đã trả đơn và thụ lý giải quyết việc thi hành án.
- Trường hợp 3: Trường hợp phạm nhân là người phải thi hành án, thân nhân của họ hoặc người được họ ủy quyền yêu cầu thi hành án tự nguyện nộp tiền, tài sản thi hành án khi đã hết thời hiệu yêu cầu thi hành án thì cơ quan thi hành án dân sự không ra quyết định khôi phục thời hiệu yêu cầu thi hành án. Trường hợp này, cơ quan thi hành án dân sự chỉ ra quyết định thi hành án tương ứng với khoản tiền, tài sản họ tự nguyện nộp, đồng thời lập biên bản ghi rõ lý do, số tiền, tài sản do phạm nhân là người phải thi hành án, người được ủy quyền hoặc thân nhân của họ nộp và thông báo cho người được thi hành án đến nhận.
Hết thời hạn 01 năm, kể từ ngày được thông báo hợp lệ mà người được thi hành án không đến nhận tiền, tài sản thì cơ quan thi hành án dân sự làm thủ tục sung quỹ nhà nước, sau khi khấu trừ tiền, tài sản mà họ phải thi hành theo quyết định thi hành án khác, nếu có.
(Khoản 5, khoản 6 Điều 4 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ).
b. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Cơ quan Thi hành án dân sự tỉnh Đắk Lắk hoặc qua bưu điện.
c. Thành phần hồ sơ:
- Đơn yêu cầu thi hành án quá hạn;
- Các tài liệu chứng minh không thể yêu cầu thi hành án đúng hạn:
+ Đối với trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc do đương sự chết mà chưa xác định được người thừa kế hoặc do trở ngại khách quan xảy ra tại địa phương nên không thể yêu cầu thi hành án đúng hạn thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú cuối cùng hoặc nơi cư trú khi xảy ra sự kiện bất khả kháng;
+ Đối với trường hợp tai nạn, ốm nặng đến mức mất khả năng nhận thức nên không thể yêu cầu thi hành án đúng hạn thì phải có tóm tắt hồ sơ bệnh án được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ cấp huyện trở lên xác nhận và tài liệu kèm theo, nếu có;
+ Đối với trường hợp do yêu cầu công tác nên không thể yêu cầu thi hành án đúng hạn thì phải có xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị hoặc giấy cử đi công tác của cơ quan, đơn vị đó;
+ Đối với trường hợp do lỗi của cơ quan xét xử, cơ quan thi hành án nên không thể yêu cầu thi hành án đúng hạn thì phải có xác nhận của cơ quan đã ra bản án, quyết định, cơ quan thi hành án có thẩm quyền.
+ Đối với trường hợp hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, cổ phần hóa đối với tổ chức phải thi hành án thì phải có xác nhận của cơ quan ra quyết định hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, cổ phần hóa.
+ Đối với các trường hợp bất khả kháng, trở ngại khách quan khác nên không thể yêu cầu thi hành án đúng hạn thì phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền hoặc tài liệu hợp pháp khác để chứng minh.
Xác nhận của tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải thể hiện rõ địa điểm, nội dung và thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan dẫn đến việc đương sự không thể yêu cầu thi hành án đúng hạn.
d. Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
đ. Thời hạn giải quyết: Không quy định cụ thể
e. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Người được thi hành án.
g. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Thi hành án dân sự tỉnh Đắk Lắk.
h. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định Thi hành án hoặc văn bản không chấp nhận thi hành án quá hạn.
i. Lệ phí (nếu có): Không
k. Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định cụ thể
l. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):
Việc yêu cầu thi hành án quá hạn được thực hiện theo quy định tại Khoản 1, 2 và 3 Điều 31 Luật Thi hành án dân sự, nêu rõ lý do, kèm theo tài liệu chứng minh lý do không thể yêu cầu thi hành án đúng hạn. Tài liệu chứng minh gồm:
- Đối với trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc do đương sự chết mà chưa xác định được người thừa kế hoặc do trở ngại khách quan xảy ra tại địa phương nên không thể yêu cầu thi hành án đúng hạn thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú cuối cùng hoặc nơi cư trú khi xảy ra sự kiện bất khả kháng, trừ trường hợp quy định tại các Điểm b, c, d, đ và e khoản 4 Điều 4 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngay 18/7/2015 của Chính phủ;
- Đối với trường hợp tai nạn, ốm nặng đến mức mất khả năng nhận thức nên không thể yêu cầu thi hành án đúng hạn thì phải có tóm tắt hồ sơ bệnh án được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ cấp huyện trở lên xác nhận và tài liệu kèm theo, nếu có;
- Đối với trường hợp do yêu cầu công tác nên không thể yêu cầu thi hành án đúng hạn thì phải có xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị hoặc giấy cử đi công tác của cơ quan, đơn vị đó;
- Đối với trường hợp do lỗi của cơ quan xét xử, cơ quan thi hành án nên không thể yêu cầu thi hành án đúng hạn thì phải có xác nhận của cơ quan đã ra bản án, quyết định, cơ quan thi hành án có thẩm quyền.
- Đối với trường hợp hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, cổ phần hóa đối với tổ chức phải thi hành án thì phải có xác nhận của cơ quan ra quyết định hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, cổ phần hóa.
- Đối với các trường hợp bất khả kháng, trở ngại khách quan khác nên không thể yêu cầu thi hành án đúng hạn thì phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền hoặc tài liệu hợp pháp khác để chứng minh.
Xác nhận của tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải thể hiện rõ địa điểm, nội dung và thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan dẫn đến việc đương sự không thể yêu cầu thi hành án đúng hạn.
m. Căn cứ pháp lý:
- Luật Thi hành án dân sự số 26/2008/QH12 ngày 14/11/2008 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Luật số 64/2014/QH13 ngày 25/11/2014 của Quốc hội.
- Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ.
14. Đề nghị miễn, giảm phí thi hành án
a. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Người được thi hành án làm đơn đề nghị được miễn hoặc giảm phí thi hành án gửi cơ quan Thi hành án dân sự trực tiếp thi hành án;
- Bước 2: Thủ trưởng Cơ quan Thi hành án dân sự có thẩm quyền xem xét:
+ Ra quyết định miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án nếu đủ điều kiện miễn, giảm;
+ Thông báo cho đương sự biết và nêu rõ lý do về việc không được miễn hoặc giảm phí thi hành án.
(Điều 48 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ).
b. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Cơ quan Thi hành án dân sự tỉnh Đắk Lắk hoặc qua bưu điện.
c. Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị được miễn hoặc giảm phí thi hành án;
- Một trong các tài liệu chứng minh đủ điều kiện để miễn phí thi hành án:
+ Giấy tờ chứng minh thuộc diện quy định tại Điều 2 Pháp lệnh ưu đãi người có công với Cách mạng;
+ Đơn đề nghị được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận thuộc diện neo đơn;
+ Cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên xác nhận bị tàn tật, ốm đau kéo dài;
+ Văn bản của người được thi hành án cung cấp thông tin mới về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án sau khi cơ quan Thi hành án dân sự ra quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án.
- Một trong các tài liệu chứng minh đủ điều kiện để giảm phí thi hành án:
+ Đơn đề nghị được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc xác nhận thuộc chuẩn hộ nghèo của địa phương nơi người đó cư trú, nếu địa phương chưa có quy định thì theo chuẩn hộ nghèo do Thủ tướng Chính phủ ban hành theo từng giai đoạn cụ thể.
+ Văn bản (đơn yêu cầu thi hành án hoặc biên bản ghi nhận yêu cầu thi hành án hoặc văn bản cung cấp thông tin) thể hiện việc cung cấp thông tin về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án khi người được thi hành án yêu cầu thi hành án.
d. Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
đ. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị được miễn hoặc giảm phí thi hành án (chưa quy định cụ thể).
e. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Người được thi hành án.
g. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Thi hành án dân sự tỉnh Đắk Lắk.
h. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định miễn, giảm phí thi hành án hoặc Thông báo về việc không được miễn hoặc giảm phí thi hành án.
i. Lệ phí (nếu có): Không
k. Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu 1: Đơn đề nghị được miễn hoặc giảm phí thi hành án (ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 144/2010/TTLT-BTC-BTP ngày 22/09/2010 Hướng dẫn về chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí Thi hành án dân sự).
l. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): không.
m. Căn cứ pháp lý:
- Luật Thi hành án dân sự số 26/2008/QH12 ngày 14/11/2008 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Luật số 64/2014/QH13 ngày 25/11/2014 của Quốc hội.
- Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ.
- Thông tư liên tịch số 144/2010/TTLT-BTC-BTP ngày 22 tháng 09 năm 2010 Hướng dẫn về chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí Thi hành án dân sự.
- Thông tư số 09/2011/TT-BTP ngày 30/5/2011 của Bộ Tư pháp ban hành và hướng dẫn việc quản lý, sử dụng các loại biểu mẫu nghiệp vụ Thi hành án dân sự.
15 Thủ tục yêu cầu áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án
a. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Đương sự có văn bản đề nghị Chấp hành viên áp dụng ngay biện pháp bảo đảm thi hành án nhằm ngăn chặn việc tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án;
- Bước 2: Chấp hành viên lựa chọn việc áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án theo quy định của pháp luật (Phong tỏa tài khoản; Tạm giữ tài sản, giấy tờ; Tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản).
(Khoản 3 Điều 66 Luật Thi hành án dân sự số 26/2008/QH12 ngày 14/11/2008 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Luật số 64/2014/QH13 ngày 25/11/2014 của Quốc hội).
b. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Cơ quan Thi hành án dân sự tỉnh Đắk Lắk hoặc qua bưu điện.
c. Thành phần hồ sơ:
- Văn bản đề nghị áp dụng biện pháp bảo đảm
- Các tài liệu chứng minh tính cần thiết của việc áp dụng biện pháp bảo đảm (nếu có).
d. Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
đ. Thời hạn giải quyết: Chưa quy định cụ thể (về nguyên tắc là áp dụng ngay)
e. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Đương sự
g. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Thi hành án dân sự tỉnh Đắk Lắk.
h. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm.
i. Lệ phí (nếu có): Không
k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):
Người yêu cầu Chấp hành viên áp dụng biện pháp bảo đảm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về yêu cầu của mình. Trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp bảo đảm không đúng mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp bảo đảm hoặc cho người thứ ba thì phải bồi thường.
(Khoản 2 Điều 66 Luật Thi hành án dân sự số 26/2008/QH12 ngày 14/11/2008 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Luật số 64/2014/QH13 ngày 25/11/2014 của Quốc hội).
l. Căn cứ pháp lý:
Luật Thi hành án dân sự số 26/2008/QH12 ngày 14/11/2008 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Luật số 64/2014/QH13 ngày 25/11/2014 của Quốc hội.
16. Yêu cầu định giá lại tài sản thi hành án
a. Trình tự thực hiện:
- Khi thấy rằng Chấp hành viên có vi phạm nghiêm trọng quy định về định giá tài sản kê biên dẫn đến sai lệch kết quả định giá tài sản đương sự có quyền yêu cầu định giá lại tài sản kê biên.
- Đương sự có yêu cầu định giá lại trước khi có thông báo công khai về việc bán đấu giá tài sản. Yêu cầu định giá lại chỉ được thực hiện một lần và chỉ được chấp nhận nếu đương sự có đơn yêu cầu trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo về kết quả thẩm định giá và phải nộp ngay tạm ứng chi phí định giá lại tài sản;
- Chấp hành viên tổ chức định giá lại tài sản kê biên theo khoản 2, khoản 3 Điều 98 Luật Thi hành án dân sự. Chấp hành viên thông báo cho đương sự biết về việc người yêu cầu định giá lại phải chịu chi phí định giá lại tài sản theo quy định của pháp luật;
- Giá thẩm định lại được lấy làm giá khởi điểm để bán đấu giá theo quy định.
(Điều 99 Luật Thi hành án dân sự số 26/2008/QH12 ngày 14/11/2008 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Luật số 64/2014/QH13 ngày 25/11/2014 của Quốc hội).
b. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Cơ quan Thi hành án dân sự hoặc qua bưu điện
c. Thành phần hồ sơ: Đơn yêu cầu định giá lại tài sản
d. Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
đ. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày kê biên tài sản, Chấp hành viên ký hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm định giá trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có tài sản kê biên để xác định giá; nếu không ký được hợp đồng hoặc tài sản kê biên thuộc loại tươi sống, mau hỏng hoặc có giá trị nhỏ mà đương sự không thỏa thuận được với nhau về giá thì Chấp hành viên tự xác định giá theo thẩm quyền.
e. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Đương sự (cá nhân, tổ chức).
g. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Thi hành án dân sự tỉnh Đắk Lắk.
h. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Thông báo về giá trị tài sản được định giá lại
i. Lệ phí (nếu có): Người yêu cầu định giá lại phải chịu chi phí định giá lại tài sản theo quy định của pháp luật.
k. Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Chưa quy định cụ thể
l. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):
Việc yêu cầu định giá lại tài sản chỉ được thực hiện một lần trước khi thông báo lần đầu về bán đấu giá tài sản và một lần đối với tài sản bán đấu giá không thành, không có người đăng ký tham gia đấu giá, trả giá. Yêu cầu định giá lại chỉ được chấp nhận nếu đương sự có đơn yêu cầu trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo về kết quả thẩm định giá đối với tài sản thông báo đấu giá tài sản lần đầu.
(Điểm b khoản 1 Điều 99 Luật thi hành án dân sự số 26/2008/QH12 ngày 14/11/2008 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Luật số 64/2014/QH13 ngày 25/11/2014 của Quốc hội).
m. Căn cứ pháp lý:
Luật thi hành án dân sự số 26/2008/QH12 ngày 14/11/2008 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Luật số 64/2014/QH13 ngày 25/11/2014 của Quốc hội.
17. Yêu cầu hoãn thi hành án
a. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Người phải thi hành án có đủ điều kiện theo quy định có đơn xin hoãn thi hành án hoặc có văn bản thỏa thuận về việc hoãn thi hành án, có chữ ký của người được thi hành án và người phải thi hành án.
- Bước 2: Cơ quan Thi hành án dân sự thụ lý đơn, tiếp nhận văn bản thỏa thuận hoặc lập biên bản về việc thỏa thuận và ra quyết định hoãn thi hành án.
b. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Cơ quan Thi hành án dân sự tỉnh Đắk Lắk hoặc qua bưu điện.
c. Thành phần hồ sơ: Hồ sơ bao gồm một trong các tài liệu sau:
- Đơn yêu cầu hoãn thi hành án; xác nhận của cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên về việc người phải thi hành án ốm nặng
- Tài liệu thể hiện lý do chính đáng mà người phải thi hành án không thể tự mình thực hiện được nghĩa vụ theo bản án, quyết định
- Văn bản (biên bản) thể hiện việc người được thi hành án đồng ý cho người phải thi hành án hoãn việc thi hành án (có chữ ký của các bên).
d. Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
đ. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có căn cứ hoãn thi hành án.
(Khoản 4 Điều 48 Luật Thi hành án dân sự số 26/2008/QH12 ngày 14/11/2008 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Luật số 64/2014/QH13 ngày 25/11/2014 của Quốc hội).
e. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Đương sự (cá nhân, tổ chức)
g. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Thi hành án dân sự tỉnh Đắk Lắk.
h. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hoãn thi hành án
i. Lệ phí (nếu có): Không
k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):
- Người phải thi hành án bị ốm nặng, có xác nhận của cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên;
- Vì lý do chính đáng mà người phải thi hành án không thể tự mình thực hiện nghĩa vụ theo bản án, quyết định;
- Đương sự đồng ý hoãn thi hành án; việc đồng ý hoãn thi hành án phải lập thành văn bản ghi rõ thời hạn hoãn, có chữ ký của đương sự; trong thời gian hoãn thi hành án thì người phải thi hành án không phải chịu lãi suất chậm thi hành án, trừ trường hợp đương sự có thỏa thuận khác;
I. Căn cứ pháp lý:
Luật Thi hành án dân sự số 26/2008/QH12 ngày 14/11/2008 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Luật số 64/2014/QH13 ngày 25/11/2014 của Quốc hội.
18. Yêu cầu đình chỉ thi hành án
a. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Đương sự có thỏa thuận bằng văn bản hoặc người được thi hành án có văn bản yêu cầu cơ quan Thi hành án dân sự đình chỉ thi hành một phần hoặc toàn bộ quyền, lợi ích được hưởng theo bản án, quyết định, trừ trường hợp việc đình chỉ thi hành án ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba;
- Bước 2: Cơ quan Thi hành án dân sự ra quyết định đình chỉ thi hành án.
b. Cách thức thực hiện: Tại trụ sở cơ quan Thi hành án dân sự tỉnh Đắk Lắk hoặc qua bưu điện.
c. Thành phần hồ sơ:
- Văn bản thỏa thuận của các đương sự hoặc văn bản của người được thi hành án yêu cầu cơ quan Thi hành án dân sự đình chỉ thi hành một phần hoặc toàn bộ quyền, lợi ích được hưởng theo bản án, quyết định.
d. Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
đ. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có căn cứ đình chỉ thi hành án.
(Khoản 2 Điều 50 Luật Thi hành án dân sự số 26/2008/QH12 ngày 14/11/2008 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Luật số 64/2014/QH13 ngày 25/11/2014 của Quốc hội).
e. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Đương sự (cá nhân, tổ chức)
g. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Thi hành án dân sự tỉnh Đắk Lắk.
h. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định đình chỉ thi hành án
i. Lệ phí (nếu có): Không.
k. Căn cứ pháp lý:
Luật Thi hành án dân sự số 26/2008/QH12 ngày 14/11/2008 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Luật số 64/2014/QH13 ngày 25/11/2014 của Quốc hội.
19. Đề nghị nhận tài sản đã kê biên để trừ vào tiền được thi hành án
a. Trình tự thực hiện:
- Trường hợp đương sự thỏa thuận để người được thi hành án nhận tài sản đã kê biên để trừ vào số tiền được thi hành án thì Chấp hành viên lập biên bản về việc thỏa thuận.
- Trường hợp có nhiều người được thi hành án thì người nhận tài sản phải được sự đồng ý của những người được thi hành án khác và phải thanh toán lại cho những người được thi hành án khác số tiền tương ứng tỷ lệ giá trị mà họ được hưởng.
Việc giao tài sản để trừ vào số tiền được thi hành án được thực hiện trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có thỏa thuận.
- Trường hợp tài sản không có người tham gia đấu giá, bán đấu giá không thành, từ sau lần giảm giá thứ hai trở đi mà không có người tham gia đấu giá, trả giá hoặc bán đấu giá không thành thì người được thi hành án có quyền nhận tài sản để trừ vào số tiền được thi hành án.
Trường hợp người được thi hành án đồng ý nhận tài sản để trừ vào số tiền được thi hành án, trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo về việc không có người tham gia đấu giá, trả giá hoặc bán đấu giá không thành thì Chấp hành viên thông báo cho người phải thi hành án biết.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày người phải thi hành án nhận được thông báo về việc người được thi hành án đồng ý nhận tài sản để thi hành án, nếu người phải thi hành án không nộp đủ số tiền thi hành án và chi phí thi hành án để lấy lại tài sản đưa ra bán đấu giá thì Chấp hành viên giao tài sản cho người được thi hành án. Đối với tài sản là bất động sản, động sản phải đăng ký quyền sở hữu, sử dụng thì Chấp hành viên ra quyết định giao tài sản cho người được thi hành án để làm thủ tục đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng tài sản đó cho người được thi hành án. Người phải thi hành án, người đang quản lý, sử dụng tài sản không tự nguyện giao tài sản cho người được thi hành án thì bị cưỡng chế thi hành án.
b. Cách thức thực hiện: Tại trụ sở cơ quan Thi hành án dân sự tỉnh Đắk Lắk hoặc qua bưu điện
c. Thành phần hồ sơ: Hồ sơ bao gồm một trong các tài liệu sau:
- Văn bản yêu cầu cơ quan Thi hành án dân sự giao tài sản để thi hành án theo thỏa thuận của người được thi hành án và người phải thi hành án; Văn bản thỏa thuận của những người được thi hành án khác về việc nhận tài sản để thi hành án trong trường hợp có nhiều người được thi hành án;
- Văn bản đề nghị nhận tài sản để trừ vào số tiền được thi hành án trong trường hợp tài sản không có người tham gia đấu giá, bán đấu giá không thành.
d. Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
đ. Thời hạn giải quyết:
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có thỏa thuận;
- Trong trường hợp bán đấu giá không thành, không có người tham gia đấu giá, trả giá: người được thi hành án đồng ý nhận tài sản để trừ vào số tiền được thi hành án, trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo về việc không có người tham gia đấu giá, trả giá hoặc bán đấu giá không thành thì Chấp hành viên thông báo cho người phải thi hành án biết.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày người phải thi hành án nhận được thông báo về việc người được thi hành án đồng ý nhận tài sản để thi hành án, nếu người phải thi hành án không nộp đủ số tiền thi hành án và chi phí thi hành án để lấy lại tài sản đưa ra bán đấu giá thì Chấp hành viên giao tài sản cho người được thi hành án.
(Khoản 2 Điều 104 Luật Thi hành án dân sự số 26/2008/QH12 ngày 14/11/2008 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Luật số 64/2014/QH13 ngày 25/11/2014 của Quốc hội).
e. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Người được thi hành án (cá nhân, tổ chức)
g. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Thi hành án dân sự tỉnh Đắk Lắk.
h. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Biên bản về việc thỏa thuận của người được thi hành án, người phải thi hành án về việc đồng ý để người được thi hành án nhận tài sản đã kê biên để trừ vào số tiền được thi hành án;
- Quyết định giao tài sản.
i. Lệ phí (nếu có): Không
k. Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
l. Căn cứ pháp lý:
Điều 104 Luật Thi hành án dân sự số 26/2008/QH12 ngày 14/11/2008 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Luật số 64/2014/QH13 ngày 25/11/2014 của Quốc hội.
20. Giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự (lần 1)
a. Trình tự thực hiện:
- Bước 1 : Người khiếu nại phải gửi đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp về quyết định, hành vi của Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự cấp huyện, Chấp hành viên thuộc quyền quản lý của cơ quan Thi hành án dân sự cấp tỉnh hoặc về quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự cấp huyện nếu có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình và các tài liệu liên quan (nếu có) tới cơ quan Thi hành án dân sự.
- Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết và không thuộc trường hợp quy định tại Điều 141 của Luật Thi hành án dân sự, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải thụ lý để giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại biết. Trường hợp người có thẩm quyền không thụ lý đơn khiếu nại để giải quyết thì phải thông báo và nêu rõ lý do.
- Bước 3: Đối với đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp dưới nhưng quá thời hạn quy định mà chưa được giải quyết thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án hoặc cơ quan quản lý thi hành án cấp trên yêu cầu cấp dưới giải quyết, đồng thời có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc giải quyết của cấp dưới và áp dụng biện pháp theo thẩm quyền để xử lý đối với người thiếu trách nhiệm hoặc cố tình trì hoãn việc giải quyết khiếu nại đó. Trong trường hợp cần áp dụng biện pháp vượt quá thẩm quyền của mình thì kiến nghị cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền xử lý.
- Bước 4: Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiến hành xác minh, yêu cầu người bị khiếu nại giải trình, trong trường hợp cần thiết, có thể trưng cầu giám định hoặc tổ chức đối thoại để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải quyết khiếu nại.
- Bước 5: Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại ra quyết định giải quyết khiếu nại đối với khiếu nại thuộc thẩm quyền.
b. Cách thức thực hiện: Gửi đơn khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại hoặc trình bày trực tiếp nội dung khiếu nại tại cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại hoặc khiếu nại thông qua người đại diện.
c. Thành phần hồ sơ:
- Đơn của người khiếu nại phải ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại; họ, tên, địa chỉ của người khiếu nại; họ, tên, địa chỉ của người bị khiếu nại; nội dung khiếu nại, lý do khiếu nại và yêu cầu giải quyết. Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ.
- Nếu trình bày trực tiếp nội dung khiếu nại tại cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thì người có trách nhiệm tiếp nhận việc khiếu nại phải hướng dẫn người khiếu nại viết thành đơn hoặc ghi lại nội dung theo quy định, có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khiếu nại.
- Nếu khiếu nại thông qua người đại diện thì người đại diện phải có giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của việc đại diện và việc khiếu nại phải thực hiện theo đúng thủ tục quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
- Các giấy tờ, bằng chứng, tài liệu liên quan đến khiếu nại (nếu có)
d. Số lượng hồ sơ: 01 bộ
đ. Thời hạn giải quyết:
- 15 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn khiếu nại đối với quyết định, hành vi về thi hành án trước khi áp dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế;
- 05 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý đơn khiếu nại đối với quyết định về áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản và quyết định, hành vi về áp dụng biện pháp bảo đảm khác;
- 30 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn khiếu nại đối với quyết định, hành vi về áp dụng biện pháp cưỡng chế.
- Trường hợp cần thiết, đối với những vụ việc có tính chất phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại.
-15 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn khiếu nại đối với quyết định, hành vi sau khi áp dụng biện pháp cưỡng chế.
- Trường hợp ở vùng sâu, vùng xa, đường sá xa xôi, đi lại khó khăn, vụ việc có tính chất phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại.
(Điều 146 Luật Thi hành án dân sự số 26/2008/QH12 ngày 14/11/2008 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Luật số 64/2014/QH13 ngày 25/11/2014 của Quốc hội).
e. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (cá nhân, tổ chức)
g. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Thi hành án dân sự tỉnh Đắk Lắk.
h. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Thông báo bằng văn bản về việc thụ lý giải quyết khiếu nại và Quyết định giải quyết khiếu nại;
i. Lệ phí (nếu có): Không
k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):
Những trường hợp khiếu nại không được thụ lý giải quyết:
- Quyết định, hành vi bị khiếu nại không liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại.
- Người khiếu nại không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ mà không có người đại diện hợp pháp, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Người đại diện không có giấy tờ chứng minh về việc đại diện hợp pháp của mình.
- Thời hiệu khiếu nại đã hết.
- Việc khiếu nại đã có quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 và điểm b khoản 7 Điều 142 của Luật này.
l. Căn cứ pháp lý:
Luật Thi hành án dân sự số 26/2008/QH12 ngày 14/11/2008 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Luật số 64/2014/QH13 ngày 25/11/2014 của Quốc hội.
21. Giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự (lần 2)
a. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự cấp huyện có quyền nộp đơn khiếu nại tiếp kèm theo bản sao quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu và tài liệu liên quan đến cơ quan Thi hành án dân sự.
- Bước 2: Người giải quyết khiếu nại lần hai có quyền tạm dừng việc thực hiện quyết định, hành vi bị khiếu nại hoặc yêu cầu cơ quan Thi hành án dân sự tạm ngừng việc thi hành án trong thời hạn giải quyết khiếu nại, nếu xét thấy việc thi hành án sẽ ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự hoặc ảnh hưởng đến việc giải quyết khiếu nại và có quyền yêu cầu người giải quyết khiếu nại lần đầu, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu và những bằng chứng liên quan đến nội dung khiếu nại; triệu tập người bị khiếu nại, người khiếu nại để tổ chức đối thoại khi cần thiết; xác minh; trưng cầu giám định, tiến hành các biện pháp khác theo quy định của pháp luật để giải quyết khiếu nại. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi nhận được yêu cầu phải thực hiện đúng các yêu cầu đó.
- Bước 3: Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai phải ra quyết định giải quyết khiếu nại.
b. Cách thức thực hiện: Gửi đơn khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại hoặc trình bày trực tiếp nội dung khiếu nại tại cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại hoặc khiếu nại thông qua người đại diện.
- Thời hạn giải quyết tố cáo là 60 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết tố cáo có thể dài hơn, nhưng không quá 90 ngày.
- Thủ tục giải quyết tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết kịp thời, đúng pháp luật; xử lý nghiêm minh người vi phạm; áp dụng biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra; bảo đảm cho quyết định giải quyết được thi hành nghiêm chỉnh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
- Người có thẩm quyền giải quyết tố cáo mà không giải quyết, thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết, giải quyết trái pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
b. Cách thức thực hiện:
Việc tố cáo được thực hiện bằng đơn tố cáo hoặc tố cáo trực tiếp.
c. Thành phần hồ sơ:
- Trường hợp tố cáo được thực hiện bằng đơn thì trong đơn tố cáo phải ghi rõ ngày, tháng, năm tố cáo; họ, tên, địa chỉ của người tố cáo; nội dung tố cáo. Đơn tố cáo phải do người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ. Trường hợp nhiều người cùng tố cáo bằng đơn thì trong đơn phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ của từng người tố cáo, có chữ ký hoặc điểm chỉ của những người tố cáo; họ, tên người đại diện cho những người tố cáo để phối hợp khi có yêu cầu của người giải quyết tố cáo.
- Trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp thì người tiếp nhận hướng dẫn người tố cáo viết đơn tố cáo hoặc người tiếp nhận ghi lại việc tố cáo bằng văn bản và yêu cầu người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản, trong đó ghi rõ nội dung như trên. Trường hợp nhiều người đến tố cáo trực tiếp thì người tiếp nhận hướng dẫn người tố cáo cử đại diện để trình bày nội dung tố cáo.
- Các tài liệu, hồ sơ chứng minh kèm theo.
d. Số lượng hồ sơ: Theo quy định tại Luật Tố cáo
đ. Thời hạn giải quyết:
Thời hạn giải quyết tố cáo là 60 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết tố cáo; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết là 90 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết tố cáo.
Trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo có thể gia hạn giải quyết một lần nhưng không quá 30 ngày; đối với vụ việc phức tạp thì không quá 60 ngày.
(Điều 157 Luật Thi hành án dân sự số 26/2008/QH12 ngày 14/11/2008 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Luật số 64/2014/QH13 ngày 25/11/2014 của Quốc hội).
e. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức
g. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Thi hành án dân sự tỉnh Đắk Lắk quản lý trực tiếp người bị tố cáo
h. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Kết luận nội dung tố cáo
i. Lệ phí (nếu có): Không
k. Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Chưa quy định cụ thể
l. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Công dân phải cung cấp tài liệu chứng minh hành vi vi phạm pháp luật của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên và công chức khác làm công tác thi hành án dân sự gây thiệt hại và đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
m. Căn cứ pháp lý:
- Luật Thi hành án dân sự số 26/2008/QH12 ngày 14/11/2008 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Luật số 64/2014/QH13 ngày 25/11/2014 của Quốc hội.
- Luật tố cáo số 03/2011/QH13 ngày 11/11/2011 của Quốc hội.
- 1Quyết định 2189/QĐ-UBND năm 2009 về công bố bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Thi hành án dân sự tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 2Quyết định 1371/QĐ-UBND năm 2012 công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Cục Thi hành án dân sự tỉnh Đắk Lắk
- 3Quyết định 1469/QĐ-UBND năm 2015 công bố thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung lĩnh vực hộ tịch được sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ thuộc chức năng quản lý của Sở Tư pháp tỉnh Cà Mau
- 4Quyết định 1889/QĐ-UBND năm 2015 công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- 5Quyết định 3632/QĐ-UBND năm 2015 công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công Thương tỉnh Quảng Nam
- 6Quyết định 1260/QĐ-UBND năm 2015 công bố thủ tục hành chính trong lĩnh vực Chứng thực thuộc phạm vi giải quyết của UBND cấp xã trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 7Quyết định 1821/QĐ-UBND năm 2015 công bố thủ tục hành chính mới ban hành thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch do Tỉnh Bạc Liêu ban hành
- 8Quyết định 1824/QĐ-UBND năm 2015 công bố thủ tục hành chính bị bãi bỏ thuộc phạm vi giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
- 9Quyết định 2044/QĐ-UBND năm 2015 công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường/ Ủy ban nhân dân cấp huyện/cấp xã tỉnh Kiên Giang
- 10Quyết định 2560/QĐ-UBND năm 2015 công bố thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực giám định tư pháp thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp tỉnh Quảng Bình
- 11Quyết định 1602/QĐ-UBND năm 2015 công bố mới thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp tỉnh Trà Vinh
- 12Quyết định 1647/QĐ-UBND năm 2015 công bố mới thủ tục hành chính trong lĩnh vực hòa giải ở cơ sở thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính
- 3Nghị định 48/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính
- 4Thông tư 05/2014/TT-BTP hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 5Quyết định 14/2014/QĐ-UBND về Quy chế công bố, công khai thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 6Quyết định 1469/QĐ-UBND năm 2015 công bố thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung lĩnh vực hộ tịch được sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ thuộc chức năng quản lý của Sở Tư pháp tỉnh Cà Mau
- 7Quyết định 1889/QĐ-UBND năm 2015 công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- 8Quyết định 3632/QĐ-UBND năm 2015 công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công Thương tỉnh Quảng Nam
- 9Quyết định 1260/QĐ-UBND năm 2015 công bố thủ tục hành chính trong lĩnh vực Chứng thực thuộc phạm vi giải quyết của UBND cấp xã trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 10Quyết định 1821/QĐ-UBND năm 2015 công bố thủ tục hành chính mới ban hành thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch do Tỉnh Bạc Liêu ban hành
- 11Quyết định 1824/QĐ-UBND năm 2015 công bố thủ tục hành chính bị bãi bỏ thuộc phạm vi giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
- 12Quyết định 2044/QĐ-UBND năm 2015 công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường/ Ủy ban nhân dân cấp huyện/cấp xã tỉnh Kiên Giang
- 13Quyết định 2560/QĐ-UBND năm 2015 công bố thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực giám định tư pháp thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp tỉnh Quảng Bình
- 14Quyết định 1602/QĐ-UBND năm 2015 công bố mới thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp tỉnh Trà Vinh
- 15Quyết định 1647/QĐ-UBND năm 2015 công bố mới thủ tục hành chính trong lĩnh vực hòa giải ở cơ sở thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
Quyết định 2800/QĐ-UBND năm 2015 công bố thủ tục hành chính mới; bị bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Cục Thi hành án dân sự tỉnh Đắk Lắk
- Số hiệu: 2800/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 21/10/2015
- Nơi ban hành: Tỉnh Đắk Lắk
- Người ký: Phạm Ngọc Nghị
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 21/10/2015
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra