ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 278/QĐ-UBND | Gia Lai, ngày 29 tháng 03 năm 2016 |
BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI TỈNH GIA LAI
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Điều 142, Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;
Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 94/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2014 của Chính phủ quy định về thành lập và quản lý Quỹ phòng, chống thiên tai;
Theo Quyết định số: 277/QĐ-UBND ngày 29 tháng 3 năm 2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về thành lập Quỹ phòng, chống thiên tai và cơ quan quản lý Quỹ phòng, chống thiên tai tỉnh Gia Lai.
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Giám đốc Sở Nội vụ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của Quỹ phòng, chống thiên tai tỉnh Gia Lai.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Kho bạc tỉnh; thủ trưởng các sở ban ngành, đoàn thể tỉnh; chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; thủ trưởng các đơn vị, tổ chức và các cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
| CHỦ TỊCH |
VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI TỈNH GIA LAI
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 278/QĐ-UBND ngày 29 tháng 3 năm 2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: Quy chế này quy định về đối tượng và mức đóng góp; quản lý và sử dụng Quỹ phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh Gia Lai (sau đây gọi tắt là Quỹ).
2. Đối tượng áp dụng: Quy chế này áp dụng đối với cơ quan quản lý Quỹ, cơ quan thu Quỹ, đối tượng đóng góp và các cá nhân, tổ chức khác có liên quan tham gia phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
TỔ CHỨC ĐÓNG GÓP, THU NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG QUỸ
Điều 2. Đối tượng thu, kế hoạch thu và tổ chức thu nộp Quỹ
1. Đối tượng thu: Theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 94/2014/NĐ-CP.
2. Kế hoạch thu Quỹ
2.1. Trách nhiệm lập kế hoạch thu Quỹ
Thủ trưởng cơ quan hành chính, tổ chức, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế hạch toán độc lập, doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị thuộc Trung ương quản lý đóng trên địa bàn tỉnh, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là UBND cấp xã) căn cứ đối tượng và mức đóng góp theo quy định của các đối tượng thuộc phạm vi quản lý, các đối tượng được miễn, giảm, tạm hoãn để lập kế hoạch thu quỹ phòng, chống thiên tai của cơ quan, tổ chức, đơn vị và địa phương để gửi về cơ quan quản lý Quỹ phòng, chống thiên tai tỉnh (sau đây gọi tắt là cơ quan quản lý Quỹ), Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi tắt là UBND cấp huyện) theo quy định tại khoản 2 điều này.
2.2. Nội dung, tiến độ lập kế hoạch thu Quỹ (kể cả các đối tượng được miễn, giảm, tạm hoãn đóng góp Quỹ hàng năm) như sau:
a) Các cơ quan, đơn vị hành chính, sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh, sở, ban, ngành và các cơ quan đơn vị Trung ương quản lý đóng trên địa bàn thành phố Pleiku lập kế hoạch thu Quỹ và tổng hợp danh sách các đối tượng được miễn, giảm, tạm hoãn đóng góp quỹ hàng năm gửi về cơ quan quản lý Quỹ (đặt tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) trước ngày 15 tháng 01 hàng năm.
b) Các cơ quan, đơn vị hành chính, sự nghiệp thuộc huyện, thị xã, thành phố; các tổ chức kinh tế hạch toán độc lập; các doanh nghiệp lập kế hoạch thu Quỹ và tổng hợp danh sách các đối tượng được miễn, giảm, tạm hoãn đóng góp quỹ hàng năm gửi UBND cấp huyện trước ngày 15 tháng 01 hàng năm.
c) Các cơ quan, đơn vị Trung ương quản lý đóng trên địa bàn huyện, thị xã lập kế hoạch thu Quỹ và tổng hợp danh sách các đối tượng được miễn, giảm, tạm hoãn đóng góp quỹ hàng năm gửi UBND cấp huyện trước ngày 15 tháng 01 hàng năm.
d) UBND cấp xã lập kế hoạch thu Quỹ đối với các đối tượng quy định tại Khoản 3 Điều 8 Nghị định số 94/2014/NĐ-CP và tổng hợp danh sách các đối tượng được miễn, giảm, tạm hoãn đóng góp quỹ hàng năm gửi UBND cấp huyện trước ngày 15 tháng 01 hàng năm.
đ) UBND cấp huyện tổng hợp kế hoạch thu Quỹ và các đối tượng được miễn, giảm, tạm hoãn đóng góp quỹ hàng năm gửi cơ quan quản lý Quỹ trước ngày 25 tháng 01 hàng năm để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
e) Người đứng đầu các cơ quan hành chính, tổ chức, đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh, sở, ban ngành; các cơ quan đơn vị Trung ương quản lý; các tổ chức kinh tế hạch toán độc lập; các doanh nghiệp; các cơ quan, đơn vị hành chính, sự nghiệp thuộc huyện, thị xã, thành phố; UBND cấp xã chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính đầy đủ, chính xác của kế hoạch thu Quỹ và các đối tượng được miễn, giảm, tạm hoãn đóng góp quỹ hàng năm thuộc cơ quan, tổ chức, đơn vị mình quản lý.
2.3. Cơ quan quản lý Quỹ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổng hợp, thẩm tra kế hoạch thu Quỹ và danh sách các đối tượng được miễn, giảm, tạm hoãn đóng góp quỹ hàng năm trên địa bàn tỉnh, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch thu Quỹ, trước ngày 31 tháng 3 hàng năm.
3. Tổ chức thu, nộp Quỹ
3.1. Căn cứ Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh giao kế hoạch thu Quỹ, các cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm tổ chức thu, nộp Quỹ theo quy định tại Khoản 4 Điều 8 Nghị định số 94/2014/NĐ-CP, cụ thể:
a) Các cơ quan hành chính, tổ chức, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, sở, ban ngành và các cơ quan đơn vị Trung ương quản lý đóng trên địa bàn thành phố Pleiku thực hiện thu và nộp Quỹ vào tài khoản Quỹ phòng, chống thiên tai tỉnh.
b) UBND cấp huyện giao kế hoạch chi tiết thu Quỹ đến từng cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý để tổ chức thực hiện thu, nộp Quỹ. Chỉ đạo, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, UBND cấp xã thực hiện thu Quỹ và nộp số tiền Quỹ thu được vào tài khoản do UBND tỉnh ủy quyền cho UBND cấp huyện mở tại Kho bạc nhà nước huyện, thị xã, thành phố.
c) UBND cấp xã triển khai kế hoạch chi tiết thu Quỹ đến Trưởng thôn, tổ dân phố để thu Quỹ theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 Nghị định số 94/2014/NĐ-CP.
Trưởng thôn, tổ dân phố nộp số tiền đã thu Quỹ vào ngân sách UBND xã, phường, thị trấn; UBND cấp xã nộp số tiền thu Quỹ vào tài khoản do UBND tỉnh ủy quyền cho UBND cấp huyện mở tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện (phân kỳ theo tiến độ thu thực tế) và đảm bảo hoàn thành kế hoạch thu được giao trong năm theo quy định.
3.2. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị được sử dụng phiếu thu theo mẫu quy định của Bộ Tài chính để thu Quỹ phòng, chống thiên tai.
3.3. Thời gian thu, nộp Quỹ phòng, chống thiên tai:
a) Đối với cá nhân: Nộp một lần trong năm, vào trước ngày 30 tháng 5 hàng năm.
b) Các tổ chức kinh tế hạch toán độc lập, các doanh nghiệp: Nộp tối thiểu 50% sổ tiền phải nộp trước ngày 30 tháng 5 hàng năm; số còn lại nộp trước ngày 30 tháng 10 hàng năm.
3.4. Trước ngày 05 tháng 6 và trước ngày 05 tháng 11 hàng năm, UBND cấp huyện chuyển nộp số tiền Quỹ do UBND tỉnh ủy quyền thu vào tài khoản của Quỹ phòng, chống thiên tai tỉnh.
3.5. Trước ngày 05 tháng 6 và trước ngày 05 tháng 11 hàng năm, các cơ quan, tổ chức, đơn vị hành chính, sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh, sở, ban ngành và các cơ quan, đơn vị Trung ương quản lý; UBND cấp huyện lập báo cáo kết quả thu, nộp Quỹ về cơ quan quản lý Quỹ để báo cáo UBND tỉnh.
1. Chỉ thực hiện các nội dung chi từ Quỹ theo đúng quy định tại Điều 9 Nghị định số 94/2014/NĐ-CP.
2. Các nội dung chi hỗ trợ cho hoạt động của cơ quan quản lý Quỹ để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ giúp việc quản lý quỹ phải lập dự toán chi tiết riêng gửi Sở Tài chính thẩm định trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, phê duyệt theo quy định của pháp luật. Không sử dụng Quỹ chi cho hoạt động của cơ quan quản lý Quỹ.
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định mức chi và nội dung chi cho các đối tượng theo đề nghị của Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh và quyết định hỗ trợ các địa phương khác theo thẩm quyền quy định.
2. Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh có trách nhiệm tổng hợp thiệt hại và nhu cầu hỗ trợ của UBND cấp huyện và các cơ quan, tổ chức liên quan để đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định mức hỗ trợ cho các địa phương, đơn vị.
3. Việc điều chuyển Quỹ để hỗ trợ địa phương khác thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ (quy định tại khoản 4 Điều 10 Nghị định số 94/2014/NĐ-CP).
Điều 5. Cơ quan quản lý Quỹ thực hiện việc công khai kết quả thu, danh sách và mức thu đối với từng cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương; có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc các cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan công khai kết quả thu nộp, danh sách thu, nộp Quỹ của cá nhân đã đóng Quỹ theo quy định.
Điều 6. Báo cáo, phê duyệt quyết toán
1. Cơ quan được nhận, sử dụng kinh phí từ nguồn Quỹ có trách nhiệm quyết toán và báo cáo với cơ quan quản lý Quỹ trước ngày 10 tháng 02 năm sau liền kề để tổng hợp lập báo cáo quyết toán thu, chi Quỹ theo quy định.
2. Cơ quan quản lý Quỹ tổng hợp, lập báo cáo quyết toán thu, chi Quỹ năm trước gửi Sở Tài chính thẩm tra quyết toán chậm nhất vào tháng 3 năm sau liền kề theo quy định.
3. Căn cứ kết quả thẩm tra quyết toán thu, chi Quỹ năm trước của Sở Tài chính, cơ quan quản lý Quỹ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét để báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài chính theo quy định.
4. Quỹ phòng, chống thiên tai chịu sự kiểm tra, thanh tra, kiểm toán của các cơ quan nhà nước theo quy định.
Điều 7. Trách nhiệm tổ chức thực hiện:
1. Cơ quan thường trực Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, cơ quan quản lý Quỹ và các cơ quan có liên quan có trách nhiệm tham mưu, giúp UBND tỉnh điều hành, chỉ đạo tổ chức thực hiện việc thu, chi Quỹ có hiệu quả; định kỳ tổ chức việc thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động Quỹ, công khai Quỹ theo quy định của pháp luật.
2. Giám đốc Sở Tài chính có trách nhiệm: Hướng dẫn UBND cấp huyện đăng ký tài khoản để UBND tỉnh ủy quyền thực hiện việc thu nộp Quỹ và kiểm tra việc quản lý Quỹ tại tài khoản do UBND tỉnh ủy quyền ở cấp huyện. Chủ trì, phối hợp với Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan có liên quan hướng dẫn trình tự, thủ tục và hồ sơ cấp phát, thanh toán kinh phí từ nguồn Quỹ.
3. Thủ trưởng cơ quan, ban, ngành của tỉnh, Chủ tịch UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp xã và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm tổ chức thu, nộp Quỹ theo quy định tại Quy chế này.
Điều 8. Sửa đổi, bổ sung, thay thế Quy chế
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, cá nhân phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cơ quan quản lý Quỹ để giải quyết kịp thời; trường hợp vượt quá thẩm quyền, cơ quan quản lý Quỹ tổng hợp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định.
Việc sửa đổi, bổ sung, thay thế Quy chế này phải căn cứ vào điều kiện cụ thể của tỉnh và do cơ quan quản lý Quỹ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt./.
- 1Quyết định 1745/QĐ-UBND năm 2016 Quy chế tổ chức và hoạt động của Quỹ phòng, chống thiên tai tỉnh Bắc Kạn
- 2Quyết định 32/QĐ-UBND năm 2017 về Quy chế tổ chức, hoạt động của Quỹ phòng, chống thiên tai tỉnh Ninh Bình
- 3Quyết định 265/QĐ-UBND năm 2017 Quy chế tổ chức và hoạt động của Quỹ phòng, chống thiên tai tỉnh Cà Mau
- 1Luật phòng, chống thiên tai năm 2013
- 2Nghị định 94/2014/NĐ-CP thành lập và quản lý Quỹ phòng, chống thiên tai
- 3Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4Quyết định 277/QĐ-UBND năm 2016 về thành lập Quỹ phòng, chống thiên tai và cơ quan quản lý phòng chống thiên tai tỉnh Gia Lai
- 5Quyết định 1745/QĐ-UBND năm 2016 Quy chế tổ chức và hoạt động của Quỹ phòng, chống thiên tai tỉnh Bắc Kạn
- 6Quyết định 32/QĐ-UBND năm 2017 về Quy chế tổ chức, hoạt động của Quỹ phòng, chống thiên tai tỉnh Ninh Bình
- 7Quyết định 265/QĐ-UBND năm 2017 Quy chế tổ chức và hoạt động của Quỹ phòng, chống thiên tai tỉnh Cà Mau
Quyết định 278/QĐ-UBND năm 2016 Quy chế tổ chức và hoạt động của Quỹ phòng, chống thiên tai tỉnh Gia Lai
- Số hiệu: 278/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 29/03/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Gia Lai
- Người ký: Võ Ngọc Thành
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 29/03/2016
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực