Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2773/QĐ-UBND | Bình Định, ngày 04 tháng 8 năm 2017 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh;
Căn cứ Quyết định số 403/QĐ-TTg ngày 20/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014 - 2020;
Căn cứ Văn bản số 125/BQLDAGGSF-CV ngày 28/6/2017 của Ban Quản lý dự án Quỹ Hỗ trợ tăng trưởng xanh - Vụ Khoa học, giáo dục, tài nguyên và môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc dự thảo cuối cùng Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh cho tỉnh Bình Định giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025;
Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 70/TTr-SKHĐT ngày 24/7/2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh.
Điều 2. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh đã được phê duyệt tại Quyết định này.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư và Thủ trưởng các sở, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
| KT. CHỦ TỊCH |
HÀNH ĐỘNG TĂNG TRƯỞNG XANH GIAI ĐOẠN 2016 - 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH
(Kèm theo Quyết định số 2773/QĐ-UBND ngày 04 tháng 8 năm 2017 của UBND tỉnh)
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành hành động tăng trưởng xanh giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh, với các nội dung như sau:
1. Mục tiêu tổng quát:
Đảm bảo thực hiện có hiệu quả Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh (viết tắt là TTX), hỗ trợ phát triển kinh tế nhanh và bền vững, với trọng tâm là phát triển nền kinh tế các-bon thấp, giảm phát thải và tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính (viết tắt là KNK), làm giàu vốn tự nhiên, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng, tài nguyên thiên nhiên. Khai thác và sử dụng tối đa các nguồn năng lượng tái tạo sẵn có tại địa phương, từng bước gia tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo trong sản xuất và tiêu dùng năng lượng. Phát triển các ngành kinh tế trọng điểm theo hướng xanh hóa. Cải thiện các vấn đề môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân và chất lượng cảnh quan. Xây dựng lối sống thân thiện với môi trường.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025
a) Giảm phát thải KNK
- Đến năm 2020: Giảm cường độ phát thải khí nhà kính so với mức phát triển bình thường 10,7% thông qua các hoạt động và giải pháp tự nguyện, phấn đấu đạt mức giảm phát thải khí nhà kính là 20% khi có thêm hỗ trợ quốc gia hoặc quốc tế.
- Đến năm 2025: Phấn đấu giảm cường độ phát thải khí nhà kính so với mức phát triển bình thường là 25% thông qua các hoạt động và giải pháp tự nguyện, phấn đấu đạt mức giảm phát thải khí nhà kính là 49% khi có thêm hỗ trợ quốc gia hoặc quốc tế.
b) Xanh hóa sản xuất
- Hình thành và phát triển cơ cấu “kinh tế xanh” trên cơ sở đẩy mạnh phát triển các ngành kinh tế sử dụng công nghệ tiên tiến, tạo ra giá trị gia tăng lớn, sử dụng hiệu quả hơn tài nguyên thiên nhiên, chống chịu hiệu quả hơn với biến đổi khí hậu;
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp hiện đại, thân thiện với môi trường;
- Hoàn thiện thể chế kinh tế theo hướng hỗ trợ, tạo điều kiện cho việc “xanh hóa” các ngành hiện có và khuyến khích phát triển các ngành kinh tế sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên, đạt giá trị gia tăng cao, các-bon thấp, giảm phát thải và tăng khả năng hấp thụ KNK.
* Phấn đấu đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025:
Có đến 80% cơ sở sản xuất, kinh doanh đạt tiêu chuẩn môi trường, trong đó 50% các cơ sở áp dụng công nghệ sạch, thân thiện với môi trường;
80% (năm 2020), 100% (năm 2025) khu công nghiệp, cụm công nghiệp, 50% (năm 2020), 70% (năm 2025) làng nghề có hệ thống thu gom và xử lý chất thải rắn đạt yêu cầu;
Phấn đấu tăng đầu tư phát triển các ngành hỗ trợ bảo vệ môi trường và làm giàu vốn tự nhiên lên đạt mức 3 - 4% GDP.
c) Xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững
Xây dựng lối sống thân thiện với môi trường thông qua tạo nhiều việc làm xanh từ các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ; đầu tư vào vốn tự nhiên, phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội xanh; tạo dựng lối sống thân thiện với môi trường. Phấn đấu để đến năm 2020, tầm nhìn đến 2025 có:
- 50% (năm 2020), 80% (năm 2025) số xã đạt chuẩn vệ sinh môi trường theo tiêu chí nông thôn mới;
- 100% chất thải y tế được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường; 85% (năm 2020), 100% (năm 2025) chất thải rắn đô thị và 70% (năm 2020), 80% (năm 2025) chất thải rắn nông thôn được thu gom;
- Người dân được nâng cao nhận thức về ứng phó, thích nghi với biến đổi khí hậu (viết tắt là BĐKH);
-100% đô thị có diện tích cây xanh đạt tiêu chuẩn;
- Tỷ lệ che phủ rừng đạt trên 53,5% (năm 2020), trên 54% (năm 2025).
II. CÁC NHÓM GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Nhóm giải pháp về tăng cường năng lực và thể chế
- Rà soát nội dung các văn bản quy phạm pháp luật, các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đã được ban hành của tỉnh, nhằm phát hiện những điểm chưa phù hợp với các mục tiêu, định hướng TTX, bảo vệ môi trường và thích ứng với BĐKH và đề xuất điều chỉnh, bổ sung, coi đó là một tiêu chí quan trọng khi phê duyệt các văn bản này.
- Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc thực hiện các nhiệm vụ và hoạt động nhằm đạt được các mục tiêu TTX và phát triển bền vững (viết tắt là PTBV).
- Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về BVMT và ứng phó với BĐKH và thực hiện TTX nhằm đáp ứng các yêu cầu thực tế ngày càng đa dạng và phức tạp.
- Xây dựng cơ chế, chính sách cụ thể về huy động và quản lý có hiệu quả các nguồn lực (trong nước và quốc tế) cho PTBV và TTX giai đoạn đến 2020 và tầm nhìn 2025.
- Đẩy mạnh hợp tác, tài trợ quốc tế đa phương và song phương về xây dựng mô hình phát triển xanh, mô hình sinh thái, phát triển nguồn nhân lực cho TTX. Chú trọng liên kết phát triển khoa học, công nghệ của tỉnh, vùng và khu vực.
- Tăng cường trao đổi thông tin, số liệu phục vụ cho việc theo dõi, đánh giá và báo cáo một cách thường xuyên về thực trạng tăng trưởng, quản lý môi trường và tài nguyên trên địa bàn.
- Xây dựng các tiêu chí khung hoặc phương án theo dõi, đánh giá và báo cáo thực hiện Chiến lược và Kế hoạch hành động TTX của Tỉnh.
2. Nhóm giải pháp về nâng cao nhận thức và tăng cường sự tham gia
- Đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động tuyên truyền vận động và thông tin về PTBV và TTX, về lợi ích của việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, sử dụng giao thông công cộng, ứng dụng năng lượng sạch và năng lượng tái tạo, nhằm nâng cao nhận thức của Nhân dân, của cộng đồng về Chiến lược Tăng trưởng xanh.
- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đặc biệt ở cấp các huyện, thị xã, thành phố và xã/phường về phát triển bền vững, ứng phó với BĐKH và TTX.
- Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt nguồn nhân lực phục vụ thực hiện chiến lược PTBV, ứng phó với BĐKH và TTX;
- Tăng đầu tư cho tăng cường năng lực của hệ thống quản lý nhà nước về BVMT, PTBV và TTX, đặc biệt ở các cấp huyện, thị xã, thành phố và xã/phường.
- Nghiên cứu, lựa chọn, lồng ghép các nội dung giảng dạy về TTX, công nghệ xanh, khai thác tài nguyên bền vững... vào các cấp học, bậc học phù hợp.
- Phát huy vai trò của tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể, các cơ quan và phương tiện thông tin đại chúng trong việc nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương về TTX, về cách phòng ngừa, thích ứng với BĐKH. Trong đó, chú trọng việc tăng cường ý thức trách nhiệm và sự hiểu biết của các chủ doanh nghiệp, chủ dự án ở các khu đô thị về tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đăng ký chủ nguồn thải, gửi báo cáo định kỳ về giám sát môi trường, chủ động lập kế hoạch ứng phó với sự cố môi trường, đầu tư công trình xử lý chất thải...
3. Nhóm giải pháp về giảm cường độ phát thải khí nhà kính
a) Trong nông lâm ngư nghiệp
- Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, chuyển giao mô hình nông nghiệp các-bon thấp, ứng dụng phương pháp canh tác tiết kiệm tài nguyên, nhất là tài nguyên đất và nước để giảm phát thải KNK trong ngành nông nghiệp. Áp dụng các biện pháp tưới tiêu tiết kiệm nước; hạn chế sử dụng các loại phân bón và chất bảo vệ thực vật hóa học; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện đất đai và khí hậu của tỉnh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tiết kiệm nước và điện năng trong tưới tiêu, bằng cách đó giảm phát thải KNK.
- Đẩy mạnh trồng mới và phát triển rừng, tăng diện tích rừng để mở rộng bể hấp thụ các-bon, thay thế diện tích rừng bị mất do quá trình khai thác và phát triển kinh tế. Có sự lựa chọn chiến lược các khu rừng cho năng suất cao để trồng mới và tăng độ che phủ rừng; nâng cao chất lượng rừng hiện có. Đấu tranh kiên quyết chống lại nạn phá rừng. Bảo vệ diện tích rừng hiện có, đặc biệt là các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ. Xây dựng các vùng đệm xung quanh các khu bảo tồn để quản lý rừng có hiệu quả hơn.
- Đảm bảo việc xây dựng cơ sở hạ tầng không gây ảnh hưởng lớn đến các khu bảo tồn tự nhiên trọng yếu, không tác động tiêu cực các loài động thực vật đang bị đe dọa; Sử dụng các phương pháp khai thác và vận chuyển gây tác động thấp nhất đến môi trường xung quanh.
b) Trong công nghiệp và năng lượng
- Thực hiện hiện đại hóa công nghệ để giảm thiểu tiêu thụ nhiên liệu, tài nguyên. Áp dụng các công nghệ các-bon thấp trong các ngành công nghiệp trọng điểm. Hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch bằng cách sử dụng các máy móc chạy điện, tăng cường sử dụng nhiên liệu sinh học nhằm giảm phát thải KNK. Phấn đấu 80% (năm 2020), 100% (năm 2025) các KCN, CCN trong tỉnh đạt tiêu chuẩn môi trường ngay từ khi xây dựng.
- Tăng nguồn cung cấp điện phục vụ nhu cầu phát triển KT-XH của tỉnh. Cải tạo và nâng cấp lưới điện hiện có; từng bước nâng cấp chất lượng lưới điện nhằm giảm tổn thất điện.
c) Trong thương mại và dịch vụ
Xây dựng và nâng cấp kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, tăng khả năng kết nối các vùng trong tỉnh, kết nối các tỉnh và vùng lân cận. Ưu tiên đầu tư xây dựng các tuyến giao thông trọng điểm theo các tiêu chuẩn bền vững.
4. Nhóm giải pháp về xanh hóa sản xuất
- Hạn chế và giảm dần những ngành hoặc những hoạt động kinh tế làm phát sinh chất thải lớn, gây ô nhiễm môi trường. Ưu tiên phát triển các ngành sản xuất ít tác động đến môi trường và tài nguyên.
- Áp dụng các biện pháp nhằm giảm thiểu việc xả chất thải từ các hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là khí thải, nước thải và chất thải rắn độc hại.
- Thay thế các nguyên, vật liệu độc hại hoặc không có khả năng tái chế bằng các nguyên vật liệu ít độc hại hơn hoặc có thể tái chế. Thay đổi quy trình hoặc thiết bị sản xuất nhằm đạt hiệu quả cao hơn hoặc hạn chế phát thải khí nhà kính.
- Sử dụng công nghệ hiện đại trong khai thác và chế biến nông - lâm - thủy sản nhằm nâng cao hiệu quả khai thác, chế biến và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
- Trong nông nghiệp, hạn chế chăn nuôi tự phát hộ gia đình (trừ mô hình đệm lót sinh học) để giảm phát thải.
- Trong du lịch, hạn chế các dự án đô thị, du lịch làm thay đổi căn bản địa hình tự nhiên, phá vỡ cân bằng sinh thái (phá rừng phòng hộ, rừng ngập mặn, san lấp vùng đất ngập nước, cản trở dòng chảy...).
- Khuyến khích các doanh nghiệp tiết kiệm điện, nước. Xây dựng kế hoạch quản lý cung cấp nước bền vững cho các ngành, bao gồm cả các nội dung về tái sử dụng, tái chế và xử lý nước đã qua sử dụng. Triển khai các hoạt động thúc đẩy tiết kiệm nước.
- Khuyến khích các doanh nghiệp lập kế hoạch, thực hiện tái chế và tái sử dụng chất thải. Hỗ trợ các dự án đầu tư tư nhân vào công nghệ tái chế, tái sử dụng các phế phẩm từ nông nghiệp hoặc khai khoáng.
- Bảo vệ tốt hơn các nguồn nước hiện có (nước mặt, nước ngầm). Thường xuyên theo dõi và đánh giá các chất gây ô nhiễm trong nguồn cung cấp nước để bảo đảm nồng độ không vượt quá giới hạn cho phép.
- Quản lý quá trình công nghiệp hóa theo hướng bảo tồn tài sản thiên nhiên và phục hồi tự nhiên. Khoanh vùng đất để giảm thiểu các khu dân cư vùng ven các con sông và những nơi dễ bị tổn thương, bao gồm cả việc áp dụng các cơ chế tái định cư thích hợp; Kiểm soát lũ và điều tiết việc sử dụng nước trong thời kỳ có các chế độ thủy văn khác nhau; Nâng cấp, mở rộng hệ thống thủy lợi hiện có.
- Nâng cao nhận thức và tăng cường giáo dục về tiết kiệm năng lượng và tiết kiệm nước trong sản xuất kinh doanh; Lồng ghép các nhu cầu ứng phó với BĐKH vào chương trình đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi; cải tiến phương thức canh tác, áp dụng giống cây có khả năng chịu mặn và khả năng chống chịu lũ lụt cao.
- Tăng cường trồng rừng, kết hợp bảo vệ tốt rừng phòng hộ đầu nguồn, các khu bảo tồn thiên nhiên, nâng tỷ lệ che phủ rừng đạt mức an toàn sinh thái.
5. Nhóm giải pháp về xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững
- Thực hiện “lối sống xanh” là cải thiện và làm cho đời sống của con người ngày càng hòa hợp hơn với môi trường tự nhiên. Lối sống xanh được quy định bởi hành động của mỗi cá nhân, mỗi hộ gia đình, mỗi cộng đồng. Lối sống xanh được thể hiện qua việc bảo đảm tiêu dùng bền vững, thu gom và xử lý nước thải, chất thải rắn, bảo đảm giao thông an toàn, xanh hóa đô thị và cải thiện nạn ô nhiễm.
- Để thúc đẩy tiêu dùng bền vững, cần nâng cao nhận thức của người dân và doanh nghiệp về các hành vi và cách thức sản xuất, tiêu dùng có lợi cho môi trường, đặc biệt trong các lĩnh vực liên quan đến vệ sinh, quản lý và xử lý nước thải, chất thải rắn. Tăng cường giáo dục về tầm quan trọng của việc giảm thiểu chất thải và cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường ở cả khu vực đô thị và nông thôn.
- Tăng khả năng tiếp cận các nguồn nước sạch hoặc nước họp vệ sinh. Bảo đảm việc tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm từ khâu sản xuất, vận chuyển, phân phối đến người tiêu dùng cuối cùng.
- Mở rộng diện tích cây xanh, thảm thực vật tại các khu vực đô thị, khu công nghiệp, cụm công nghiệp.
1. Nhóm nhiệm vụ, dự án tăng cường năng lực và thể chế
- Rà soát nội dung các văn bản quy phạm pháp luật, các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đã được ban hành của tỉnh, nhằm phát hiện những điểm chưa phù hợp với các mục tiêu, định hướng TTX, BVMT và thích ứng với BĐKH và đề xuất điều chỉnh, bổ sung.
- Lồng ghép các nội dung của Chiến lược TTX quốc gia vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Quy hoạch nông thôn theo các tiêu chuẩn sống thân thiện với môi trường; tăng cường diện tích cây xanh, sử dụng nguyên, nhiên, vật liệu xanh và tiết kiệm năng lượng.
- Rà soát, điều chỉnh quy hoạch đô thị và thiết kế đô thị theo hướng “cơ sở hạ tầng xanh” nhằm đem lại một đô thị xanh, bền vững, có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu và tạo môi trường sống trong lành.
- Xây dựng chính sách khuyến khích các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới về giống, về công nghệ trong sản xuất, chế biến, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp, thủy sản.
- Xây dựng và áp dụng các tiêu chí cho việc xác định thứ tự ưu tiên cho các hoạt động, chương trình, dự án TTX của tỉnh.
- Tăng cường năng lực của hệ thống quản lý nhà nước về ứng phó với BĐKH và TTX, xử lý môi trường, đặc biệt năng lực của các cấp huyện, thị xã, thành phố và xã/phường.
- Xây dựng cơ chế tăng cường hoạt động trao đổi thông tin, số liệu phục vụ cho việc theo dõi, đánh giá và báo cáo một cách thường xuyên về thực trạng môi trường và TTX. Xây dựng các tiêu chí khung hoặc phương án cho việc theo dõi, đánh giá và báo cáo thực hiện Chiến lược và Kế hoạch hành động TTX của tỉnh.
- Xây dựng cơ chế và chính sách thu hút các nguồn vốn vay, ODA, hỗ trợ kỹ thuật của các nước, các tổ chức quốc tế thực hiện chiến lược TTX. Phối hợp với các dự án hỗ trợ của quốc tế đang và sắp được triển khai để thực hiện công tác đào tạo nâng cao năng lực cho các Sở/ngành liên quan nhằm thúc đẩy đầu tư trong lĩnh vực năng lượng sạch, năng lượng tái tạo và nông nghiệp công nghệ cao.
2. Nhóm nhiệm vụ, dự án nâng cao nhận thức
- Tuyên truyền vận động, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp, cộng đồng và người dân về sản xuất sạch hơn, sử dụng tài nguyên, năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
- Tổ chức chương trình tập huấn, nâng cao nhận thức về BĐKH, PTBV, TTX với giảm phát thải KNK cho cán bộ các Sở/Ban ngành, địa phương và cộng đồng dân cư.
- Tuyên truyền rộng rãi và nâng cao nhận thức về ứng dụng các dạng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo mà tinh đang có lợi thế (như năng lượng mặt trời, năng lượng gió).
- Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức, hình ảnh doanh nghiệp nông, công, thương nghiệp và du lịch thân thiện môi trường.
- Lồng ghép các nội dung giảng dạy về TTX, giảm phát thải KNK, tiết kiệm năng lượng, áp dụng công nghệ xanh, khai thác tài nguyên bền vững... vào các cấp học, bậc học phù hợp, kể cả các chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị, quản lý Nhà nước cho các cán bộ trong tỉnh.
- Xây dựng các chương trình chính khóa, ngoại khóa về TTX, ứng phó với BĐKH và PTBV cho học sinh, sinh viên các trường trên địa bàn tỉnh.
- Phát hành các ấn phẩm, các pano, các chương trình TV, radio và các phương tiện tuyên truyền đại chúng khác nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức về TTX, sử dụng tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải KHK và thực hiện PTBV.
- Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ TTX, nhất là trong các ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh như ngành nông - lâm - thủy sản và du lịch.
- Tổ chức sơ kết nhằm kiểm điểm, đánh giá nghiêm túc về các kết quả đạt được, xác định rõ các ưu khuyết điểm, tồn tại và nguyên nhân, trách nhiệm của từng Sở, ngành, từng địa phương trong thực hiện TTX. Đưa nội dung kiểm điểm thực hiện TTX vào các báo cáo tổng kết, đánh giá định kỳ của các Sở, ngành địa phương.
3. Nhóm nhiệm vụ, dự án về giảm phát thải khí nhà kính
a) Lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản
- Áp dụng các biện pháp tiết kiệm năng lượng trong đánh bắt thủy sản.
- Sử dụng bơm nước năng lượng mặt trời kết hợp với kỹ thuật tưới tiêu tiết kiệm nước trong nông nghiệp.
- Sử dụng tua bin khí hiệu suất cao trong nuôi trồng thủy hải sản.
- Chuyển đổi giống cây trồng (ví dụ chuyển đổi từ lúa sang ngô, khoai, hoặc các giống lúa ngắn ngày có khả năng chịu hạn, chịu mặn).
- Áp dụng kỹ thuật canh tác lúa cải tiến.
- Quản lý và xử lý phân gia súc bằng công nghệ khí sinh học và sản xuất phân hữu cơ.
- Làm giàu và tái sinh rừng tự nhiên.
- Tổ chức trồng rừng sản xuất trên đất trống.
- Trồng rừng ngập mặn để bảo vệ bờ biển.
b) Lĩnh vực công nghiệp và năng lượng
- Khuyến khích sử dụng bếp khí sinh học thay thế bếp củi và bếp than ở khu vực nông thôn.
- Khuyến khích sử dụng điều hòa tiết kiệm năng lượng.
- Khuyến khích sử dụng đèn compact, đèn led ở các hộ gia đình.
- Khuyến khích sử dụng bình nước nóng mặt trời ở các hộ gia đình.
- Khuyến khích lắp đặt hệ thống điện mặt trời trên mái nhà tại các hộ gia đình.
- Sản xuất gạch không nung.
- Quản lý năng lượng trong sản xuất công nghiệp.
- Phát triển nhà máy điện gió.
- Phát triển nhà máy điện mặt trời.
- Phát điện từ khí sinh học.
- Áp dụng các biện pháp tiết kiệm năng lượng trong hệ thống lạnh của ngành công nghiệp chế biến thủy hải sản.
c) Lĩnh vực dịch vụ thương mại
- Khuyến khích sử dụng đèn LED tại văn phòng, khách sạn thay thế cho đèn chiếu sáng thông thường.
- Sử dụng đèn LED trong chiếu sáng công cộng thay cho đèn cao áp.
- Khuyến khích sử dụng điều hòa tiết kiệm năng lượng tại các khách sạn, nhà hàng.
- Khuyến khích sử dụng máy nước nóng mặt trời tại các khách sạn nhỏ.
d) Lĩnh vực giao thông
- Khuyến khích sử dụng xe buýt điện trong ngành du lịch.
- Khuyến khích sử dụng xe buýt chạy bằng nhiên liệu sinh học thay thế các phương tiện cá nhân.
- Sử dụng nhiên liệu sinh học cho các phương tiện cá nhân.
4. Nhóm nhiệm vụ, dự án về xanh hóa sản xuất
- Áp dụng công nghệ sạch: xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư, ứng dụng và đổi mới công nghệ cao vào sản xuất, nhất là trong các ngành sản xuất nông nghiệp là ngành hiện đang có ảnh hưởng lớn đến môi trường trên địa bàn. Đẩy mạnh và khuyến khích chuyển giao công nghệ xanh, quy trình sản xuất sạch hơn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ gia đình.
- Sử dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến trong khai thác và chế biến tài nguyên khoáng sản nhằm nâng cao hiệu quả khai thác, chế biến và giảm phát thải, giảm ô nhiễm môi trường.
- Rà soát, điều chỉnh quy hoạch đối với các ngành sản xuất theo hướng hạn chế và giảm dần các ngành kinh tế phát thải lớn, gây ô nhiễm môi trường, ưu tiên các ngành ít gây tác động môi trường, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên và nguồn lực khác. Đặt yêu cầu bảo vệ môi trường lên trên hết khi xem xét các dự án đầu tư; không chấp nhận đầu tư các dự án công nghệ, trang thiết bị lạc hậu, không thân thiện với môi trường.
- Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ: Quy hoạch các vùng sản xuất nông lâm thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa bền vững, thân thiện với môi trường. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tiết kiệm nước và điện năng trong tưới tiêu. Tăng cường ứng dụng công nghệ sinh học. Phổ cập quy trình phòng trừ sâu bệnh tổng hợp (IPM). Mở rộng ứng dụng công nghệ tiên tiến trong bảo quản, chế biến nông, lâm sản; tái sử dụng các phụ phẩm nông nghiệp. Khoanh vùng nuôi gia súc, gia cầm có kiểm soát dịch bệnh, có chuồng trại hợp vệ sinh, xa khu dân cư, tôn trọng nghiêm ngặt quy trình chăn nuôi an toàn.
- Gia tăng độ che phủ bằng cây ăn quả, cây lâu năm, rừng phòng hộ.
- Phát triển du lịch sinh thái một cách bền vững trên cơ sở thu hút sự tham gia cộng đồng.
5. Nhóm nhiệm vụ, dự án xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững
- Xây dựng đô thị bền vững: đưa yếu tố tăng trưởng xanh vào quy trình kế hoạch hóa phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Rà soát quy hoạch các khu đô thị, điều chỉnh các quy hoạch đô thị theo cách tiếp cận của một “đô thị xanh”. Đảm bảo tăng tỷ lệ rác thải được phân loại, xử lý, đặc biệt là rác thải sinh hoạt và rác thải bệnh viện. Tăng đầu tư cho cải thiện chất lượng môi trường đô thị, cải tiến công nghệ, hiện đại hóa thiết bị thu gom, xử lý nước thải. Triển khai việc áp dụng công nghệ cao vào xử lý chất thải. Tăng cường bảo vệ cảnh quan môi trường theo các tiêu chí xanh-sạch-đẹp. Ưu tiên phân bổ đất công cộng để mở rộng diện tích không gian xanh tại các khu đô thị. Xây dựng mới và nâng cấp công viên cây xanh, chú trọng phân bổ công viên xanh ở các khu vực trung tâm thành phố, các khu dân cư lớn và khu công nghiệp; Hạn chế sử dụng những khu vực có môi trường sinh thái tốt để xây dựng các khu chức năng tại các khu đô thị.
- Tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình Nông thôn mới: trên cơ sở các kết quả đã đạt được trong giai đoạn 2011-2015, tập trung triển khai các nội dung liên quan tới tái cơ cấu ngành nông nghiệp và các quy hoạch đã được phê duyệt. Ưu tiên huy động nguồn vốn đầu tư cho các xã nhằm đạt mục tiêu tới năm 2020 tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 59%, đến năm 2025 phấn đấu đạt 85%.
- Thúc đẩy tiêu dùng bền vững: Thúc đẩy hoạt động dán nhãn sinh thái và quảng bá các thông tin về các sản phẩm thân thiện với môi trường; Phát động phong trào “tiêu dùng xanh”, tiết kiệm điện, nước sạch, giấy gói, bao bì, hạn chế và tiến tới loại bỏ hoàn toàn việc sử dụng bao bì nilon trong các hoạt động mua sắm tại các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng kinh doanh, các chợ truyền thống cũng như trong sinh hoạt của dân cư. Khuyến khích tiêu dùng theo hướng tiết kiệm, tái chế, tái sử dụng, giảm thiểu chất thải. Tạo dư luận xã hội để lên án, xử lý các hành vi gây ô nhiễm hoặc tăng phát thải KNK. Thực hiện “chi tiêu công xanh” theo đó việc mua sắm và sử dụng hàng hóa có nhãn sinh thái, hàng hóa có khả năng tái chế, tái sử dụng, phải được ưu tiên trong chi tiêu ngân sách Nhà nước. Các quy định hiện hành về thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế/phí bảo vệ môi trường phải được áp dụng triệt để nhằm điều chỉnh những hành vi tiêu dùng không hợp lý, trước hết đối với các sản phẩm có hại cho sức khỏe, văn hóa và môi trường. Xây dựng mạng lưới các trạm phân phối sinh học (E5, E10) để sử dụng cho các phương tiện cá nhân.
- Quản lý chất thải rắn: Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể quản lý rác thải tổng hợp cho toàn tỉnh. Tăng công suất của các bãi chôn lấp rác thải nhằm quản lý bền vững đối với chất thải rắn, không độc hại. Xây dựng hệ thống an toàn cho vận chuyển và lưu giữ tại chỗ các chất thải độc hại.
- Hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật: đào tạo, phổ biến rộng rãi cách sử dụng an toàn thuốc trừ sâu, xử lý an toàn các bao bì đựng thuốc bảo vệ thực vật, phân hóa học.
IV. DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN, KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
(Theo Phụ lục kèm theo)
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối về TTX, có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện KHHĐ TTX.
Hướng dẫn, giám sát, đánh giá, kiểm tra, tổng hợp tình hình thực hiện KHHĐ TTX báo cáo UBND tỉnh theo định kỳ hàng năm; tổ chức sơ kết giữa kỳ để đánh giá, rút kinh nghiệm việc chỉ đạo thực hiện, nghiên cứu, đề xuất điều chỉnh, bổ sung để cập nhật cho tới hết giai đoạn 2025.
Chủ trì phối hợp với các Sở, ban ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố bổ sung, hoàn thiện danh mục chương trình, dự án trong từng giai đoạn cụ thể để triển khai thực hiện.
Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các Sở, ngành liên quan cân đối, vận động, thu hút để đảm bảo nguồn vốn thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu trong kế hoạch.
2. Sở Tài chính
Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, trình cấp thẩm quyền phê duyệt dự toán các chương trình, dự án để làm cơ sở triển khai thực hiện KHHĐ TTX theo quy định hiện hành.
3. Sở Công Thương
Là đơn vị chủ trì, phối hợp thực hiện các đề án, dự án liên quan đến giảm phát thải khí nhà kính trong công nghiệp, thương mại, sản xuất sạch hơn trong công nghiệp và phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo trên địa bàn tỉnh.
Thường xuyên tuyên truyền, khuyến khích các doanh nghiệp thay đổi các thiết bị lạc hậu tốn nhiều năng lượng và thải nhiều khí thải để đầu tư các dây chuyền, máy móc hiện đại hơn.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Chủ trì, phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ triển khai thực hiện các đề án, dự án trong phát triển nông nghiệp thông minh, nông nghiệp công nghệ cao theo các định hướng TTX.
Thường xuyên tuyên truyền nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả ít sử dụng phân bón hóa học và sử dụng nước hợp lý trong sản xuất; thực hiện tốt việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho phù hợp từng vùng và đáp ứng theo nhu cầu của thị trường.
Chủ trì, phối hợp thực hiện các đề án, dự án liên quan đến giảm phát thải khí nhà kính trong nông-lâm-ngư nghiệp, phát triển nông nghiệp xanh và triển khai chương trình Nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.
5. Sở Giao thông Vận tải
Chủ trì, phối hợp thực hiện các đề án, dự án liên quan đến giảm phát thải khí nhà kính trong giao thông vận tải, phát triển hạ tầng giao thông bền vững và giao thông công cộng trên địa bàn tỉnh;
Thường xuyên tuyên truyền, khuyến khích các doanh nghiệp vận tải thực hiện đúng các quy định về bảo trì, bảo dưỡng, loại bỏ các loại xe tốn nhiều nhiên liệu và hết niên hạn sử dụng.
6. Sở Xây dựng
Chủ trì, phối hợp thực hiện các đề án, dự án liên quan đến quy hoạch đô thị bền vững, phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, công trình xanh, đảm bảo thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu TTX và ứng phó với BĐKH.
Phối hợp cùng Sở Tài nguyên và Môi trường trong các hoạt động quản lý chất thải đô thị trên địa bàn tỉnh.
7. Sở Tài nguyên và Môi trường
Tham mưu cho UBND tỉnh về chính sách phát triển môi trường bền vững theo các định hướng TTX; tổ chức xây dựng kế hoạch ngắn hạn, dài hạn về ứng phó BĐKH trên địa bàn tỉnh.
Tăng cường giám sát các hoạt động của doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực môi trường để kịp thời xử lý.
Thực hiện tốt công tác tuyên tuyền các chủ trương, chính sách về môi trường để nâng cao nhận thức của người dân về trách nhiệm bảo vệ môi trường.
Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố trong công tác giám sát môi trường nhằm tăng cường hiệu quả BVMT đặc biệt đối với khối công nghiệp.
8. Sở Khoa học và Công nghệ
Chủ trì, phối hợp với các ngành và đơn vị liên quan tham mưu, tư vấn lựa chọn các công nghệ nhập khẩu về tỉnh; nghiên cứu, xây dựng cơ chế khuyến khích việc đầu tư, chuyển giao công nghệ, áp dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ trên địa bàn.
9. Sở Du lịch
Chủ trì, phối hợp thực hiện các đề án, dự án liên quan đến giảm phát thải khí nhà kính trong các khách sạn, nhà hàng, các điểm du lịch theo hướng phát triển du lịch xanh, bền vững.
Thường xuyên tuyên truyền, khuyến khích các doanh nghiệp có liên quan đến ngành du lịch thực hiện đúng các quy định về tiết kiệm nhiên, nguyên liệu và giữ gìn bảo vệ môi trường, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên trong quá trình khai thác du lịch.
10. Sở Thông tin và Truyền thông
Xây dựng kế hoạch cụ thể tổ chức tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của người dân về tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, các quy định pháp luật, các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và đa dạng sinh học.
11. Sở Nội vụ
Chủ trì, phối hợp tham mưu cho UBND tỉnh về nhân lực, quản lý và đào tạo nguồn nhân lực thực hiện Chiến lược và Kế hoạch hành động TTX, tăng cường năng lực thích ứng với BĐKH.
12. Các Sở, ban, địa phương và các Tổ chức chính trị xã hội
Các Sở, ban ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Tổ chức chính trị xã hội có nhiệm vụ triển khai, quán triệt và tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch tăng trưởng xanh của tỉnh; lồng ghép các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp vào các chương trình, kế hoạch phát triển hàng năm, 5 năm của ngành mình, cấp mình, đơn vị mình theo chức năng nhiệm vụ được giao;
Xây dựng các chỉ tiêu tăng trưởng xanh của ngành phù hợp với điều kiện, đặc thù phát triển của ngành mình; tổ chức giám sát, đánh giá các mục tiêu, chỉ tiêu tăng trưởng xanh thuộc lĩnh vực quản lý. Phân công tổ chức thực hiện, xác định cá nhân chịu trách nhiệm cụ thể. Đề xuất các chương trình, đề án, dự án, hoạt động liên quan đến tăng trưởng xanh đang và dự kiến tiến hành;
Tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, công chức, viên chức, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp Nhân dân về nội dung Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và kế hoạch TTX của tỉnh và của ngành, địa phương;
13. Các nội dung khác
Định kỳ (6 tháng, năm) hàng năm, các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan liên quan tổng hợp thông tin về việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu giám sát và đánh giá tăng trưởng xanh của tỉnh, báo cáo nội dung cụ thể về tình hình triển khai thực hiện Chiến lược, Kế hoạch thực hiện tăng trưởng xanh lồng ghép trong báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực; nêu rõ các vướng mắc, khó khăn và đề xuất giải pháp thực hiện, gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu phát sinh các nhiệm vụ mới hoặc cần sửa đổi, bổ sung Kế hoạch hành động TTX tỉnh Bình Định, các Sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan liên quan báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định (thông qua cơ quan thường trực - Sở Kế hoạch và Đầu tư)./.
DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN, KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
(Kèm theo Quyết định số 2773/QĐ-UBND ngày 04 tháng 2 năm 2017 của UBND tỉnh)
1. Danh mục các chương trình, dự án giảm phát thải KNK theo lĩnh vực
STT | Tên hành động/nhiệm vụ | Mục tiêu đạt được | Cơ quan chủ trì, theo dõi/phối hợp thực hiện | Chi phí giảm phát thải (1000 VNĐ/t CO2) | Yêu cầu kinh phí thực hiện (tỷ VND) | Yêu cầu kinh phí thực hiện (tỷ VND) |
2017-2020 | 2021-2025 | |||||
A | LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP |
|
| 511 | 756 | |
1 | Chọn giống lúa ngắn ngày có năng suất, chất lượng cao | Diện tích gieo trồng đạt 10.000 ha năm 2025 | Sở NN&PTNT/UBND các huyện, TX, TP; Hội nông dân tỉnh... | -641 | 91 | 136 |
2 | Áp dụng kỹ thuật canh tác lúa cải tiến SRI | Triển khai áp dụng trên diện tích 10.000 ha đến năm 2025 | Sở NN&PTNT/ UBND các huyện, TX, TP; Hội nông dân tỉnh... | -832 | 100 | 100 |
3 | Chuyển đổi lúa năng suất thấp sang cây trồng cạn: Ngô | Đến năm 2025 chuyển đổi khoảng 20.000ha | Sở NN&PTNT/ UBND các huyện, TX, TP; Hội nông dân tỉnh... | -327 | 170 | 170 |
4 | Ứng dụng công nghệ khí sinh học và các mô hình nông nghiệp carbon thấp trong chăn nuôi | Đến năm 2025 phát triển được 40.000 công trình khí sinh học và 20 mô hình nông nghiệp carbon thấp. | Sở NN&PTNT/ UBND các huyện, TX, TP; Sở KH&CN, Hội nông dân tỉnh... | 154 | 150 | 350 |
B | LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP |
|
| 290 | 443 | |
1 | Trồng rừng ngập mặn để bảo vệ bờ biển, chống xói lở do nước biển dâng | Đến năm 2025 trồng được 400 ha | Sở Nông nghiệp và PTNT/UBND các huyện, TP ven biển | 16 | 0.81 | 1.88 |
2 | Làm giàu và khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên | Đến năm 2025 trồng được 5000 ha rừng | Sở Nông nghiệp và PTNT/ UBND các huyện, TX, TP | 1.7 | 9.00 | 21.00 |
3 | Tổ chức trồng rừng sản xuất có hiệu quả trên diện tích đất trồng và trồng lại rừng sau khai thác | Trồng mới khoảng 10.000 ha rừng sản xuất đến năm 2025. | Sở Nông nghiệp và PTNT/ UBND các huyện, TX, TP | 57.1 | 280.00 | 420.00 |
C | LĨNH VỰC NĂNG LƯỢNG |
|
| 3.617 | 7.529 | |
I | KHU VỰC DÂN CƯ |
|
|
| 432,29 | 663,71 |
1 | Bếp khí sinh học | Tăng tỷ lệ số hộ sử dụng bếp khí sinh học thay thế bếp than và củi ở khu vực nông thôn và miền núi lên mức 50% vào năm 2025 | Sở NN&PTNT/Sở công thương/Hội PN các cấp/Hội nông dân tỉnh. | -950 | 5 | 7 |
2 | Sử dụng điều hòa hiệu suất cao (inverter) ở các hộ gia đình thành thị | Tăng tỷ lệ số hộ có điều hòa sử dụng điều hòa hiệu suất cao đạt 100% năm 2025 | Sở Công thương/Điện lực tỉnh, đài PTTH tỉnh, Báo Bình Định. | 1414 | 356 | 534 |
3 | Sử dụng đèn CFL thay thế đèn sợi đốt | Tăng tỷ lệ số hộ sử dụng đèn CFL 100% vào năm 2025 | UBND các huyện, TX, TP/Sở Công thương; Điện lực tỉnh, Đài PTTH tỉnh, Báo tỉnh. | -2811 | 1,96 | 2,94 |
4 | Sử dụng bình đun nước nóng bằng năng lượng mặt trời ở các hộ gia đình thành thị | Tăng tỷ lệ hộ sử dụng bình đun nước nóng bằng NLMT lên 100% vào năm 2025 | Sở Công thương/Điện lực tỉnh, Đài PTTH tỉnh, Báo Bình Định. | -523 | 18,93 | 44,17 |
5 | Lắp đặt hệ thống điện NLMT trên mái nhà | Lắp đặt 400 hệ thống điện NLMT trên mái nhà vào năm 2025 | Sở Công thương/Điện lực tỉnh, Đài PTTH tỉnh, Báo Báo Bình Định. | 15826 | 50,4 | 75,6 |
II | GIAO THÔNG |
|
|
| 19,60 | 63,00 |
1 | Sử dụng xe buýt điện | Sử dụng xe buýt tại một số tuyến trong thành phố và các điểm du lịch; phát triển 200 xe đến năm 2025 | Sở Giao thông vận tải/Sở Công thương, Công an tỉnh, VHTT, Sở DL, Đài PTTH tỉnh, Báo Bình Định... | -7909 | 19,6 | 63,0 |
III | DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI |
|
|
| 281,66 | 409,34 |
1 | Sử dụng đèn LED cho khách sạn, văn phòng | Nâng tỷ lệ khách sạn sử dụng đèn LED lên 50% năm 2025 | Sở Xây dựng/Sở Công thương, VHTT, Sở DL, Hiệp hội DN tỉnh… | 880 | 5,19 | 3,46 |
2 | Sử dụng thiết bị đun nước nóng bằng NLMT cho khách sạn nhỏ | Tăng số khách sạn sử dụng thiết bị đun nước nóng bằng năng lượng mặt trời lên 50% năm 2025 | Sở Công thương/Sở KH&CN, Hiệp hội DN tỉnh, Đài PTTH tỉnh... | -4102 | 10 | 40 |
3 | Sử dụng điều hòa TKNL chạy NLMT cho khu vực dịch vụ du lịch, khách sạn | Tăng tỷ lệ lắp đặt và sử dụng điều hòa TKNL chạy NLMT 50% vào năm 2025 | Sở công thương/ Sở VHTT, Sở DL, Sở Xây dựng và các DN | 3244 | 16,47 | 65,88 |
4 | Sử dụng đèn LED cho chiếu sáng đường phố | Thay thế 100% năm 2025 | UBND các huyện, thị xã, thành phố/ Sở Công thương, Xây dựng... | -5075 | 250 | 300 |
IV | NÔNG NGHIỆP |
|
|
| 269,48 | 511,02 |
1 | Sử dụng đèn LED trong đánh bắt thủy hải sản | Đạt tỷ lệ 50% vào năm 2025. Phấn đấu đạt tỷ lệ 100% vào năm 2025 nếu có hỗ trợ bổ sung của NSTW hoặc hỗ trợ nước ngoài và nguồn vốn xã hội hóa. | Sở NN&PTNT / UBND các huyện, TX, TP; Hội nông dân tỉnh. | -14262 | 61,32 | 91,98 |
2 | Tuabin sục khí hiệu suất cao | Tăng tỷ lệ lắp đặt và sử dụng tuabin sục khí hiệu suất cao trong nuôi trồng thủy sản đạt mức 50% vào năm 2025 | Sở NN&PTNT / UBND các huyện, TX, TP; Hội nông dân tỉnh. | -3537 | 8,16 | 19,04 |
3 | Sử dụng bơm NLMT kết hợp tưới nhỏ giọt cho cây trồng | Tỷ lệ sử dụng khoảng 50% vào năm 2025 | Sở NN&PTNT / UBND các huyện, TX, TP, Hội nông dân tỉnh. | 1748 | 200 | 400 |
V | CÔNG NGHIỆP |
|
|
| 204,15 | 292,15 |
1 | Sử dụng lò hơi sinh khối thay thế lò đốt nhiên liệu hóa thạch trong sản xuất công nghiệp bia | Đến 2025 thay thế toàn bộ nhiên liệu sinh khối để đốt lò hơi trong sản xuất bia | Sở Công thương/ các DN công nghiệp trên địa bàn tỉnh. | -6844 |
|
|
2 | Tiết kiệm năng lượng trong hệ thống lạnh công nghiệp chế biến thủy sản | Xây dựng hệ thống quản lý năng lượng cho nhà máy chế biến tôm xuất khẩu | Sở Công thương/Hiệp hội DN tỉnh, các DN công nghiệp trên địa bàn tỉnh. | -3456 | 2.95 | 2.95 |
3 | Lắp đặt dây chuyền sản xuất gạch không nung | Vấn đầu đạt 600 triệu viên/năm vào năm 2025 | DN trên địa bàn tỉnh/Sở Xây dựng; Sở công thương; | -4483 | 176 | 264 |
4 | Quản lý năng lượng trong sản xuất công nghiệp | Áp dụng các biện pháp kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong công nghiệp | Sở Công thương/Sở xây dựng/Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh | -3456 | 25.2 | 25.2 |
VI | CÔNG NGHIỆP NĂNG LƯỢNG |
|
|
| 2.451 | 5.681 |
1 | Phát triển điện gió nối lưới | Dự kiến đạt mức 112MW vào năm 2025 | Sở Công thương/Sở Kế hoạch và Đầu tư; Nhà đầu tư | 3069 | 2.061 | 3.091 |
2 | Phát triển điện mặt trời nối lưới | Dự kiến đạt mức 30MW vào năm 2025 | Sở Công thương/Sở Kế hoạch và Đầu tư; Nhà đầu tư | 5699 | 138 | 1.242 |
3 | Điện khí sinh học | Đạt mức bổ sung 20MW vào năm 2025 | Sở Công thương/Sở Kế hoạch và Đầu tư; Nhà đầu tư | -689 | 68 | 612 |
4 | Điện rác thải | Đạt mức bổ sung 10MW vào năm 2025 | Sở Công thương/Sở Kế hoạch và Đầu tư; Nhà đầu tư | 8203 | 184 | 736 |
2. Danh mục các chương trình, dự án xanh hóa sản xuất
TT | Tên dự án, nhiệm vụ | Mục tiêu đạt được | Cơ quan chủ trì | Kinh phí (tỉ đồng) | Nguồn kinh phí |
1 | Nghiên cứu hoàn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất giống cây ngập mặn Bần trắng và Mắm trắng tại vườn ươm giống thuộc khu sinh thái Cồn Chim, đầm Thị Nại, tỉnh Bình Định | - Nghiên cứu hiệu lực, hiệu quả của thuốc BVTV phòng trị sâu đục quả trên cây mẹ Bần trắng; - Nghiên cứu hiệu lực, hiệu quả của thuốc BVTV phòng trị bệnh thối cổ rễ cây mạ Bần trắng; - Hoàn thiện quy trình kỹ thuật ươm cây giống Bần trắng từ hạt, cây Mắm trắng từ trái. | Sở KH&CN/Sở NN&PTNT | 5.0 | NS địa phương, GEF |
2 | Quản lý, bảo vệ hệ sinh thái rạn san hô vùng biển ven bờ gắn với phát triển du lịch sinh thái công đồng tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định | Xây dựng mô hình thí điểm về cộng đồng tham gia quản lý, giám sát, bảo vệ rạn san hô quanh Hòn Khô, xã Nhơn Hải. - Xây dựng mô hình thí điểm về hợp tác xã dịch vụ công ích du lịch bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên của các rạn san hô để phát triển du lịch sinh thái cộng đồng giải quyết việc làm và thực hiện bình đẳng giới tại xã Nhơn Hải | Hiệp hội thủy sản Bình Định | 2.1 | GEF và ngân sách địa phương |
3 | Chuyển giao kỹ thuật canh tác lúa thích ứng úng ngập và nhiễm mặn cho cộng đồng, nhằm duy trì sản xuất lúa hiệu quả, hạn chế tình trạng hoang hóa đất trồng lúa trong điều kiện nhiễm mặn gia tăng vì nước biển xâm nhập sâu do tác động của BĐKH ở vùng ven đề đông tỉnh Bình Định | Chuyển giao kỹ thuật canh tác lúa thích ứng ngập úng, nhiễm mặn cho cộng đồng thông qua tập huấn gắn với các mô hình trình diễn kỹ thuật ở vùng ven đê đông thuộc 2 huyện Tuy Phước (xã Phước Hòa, Phước Sơn) và Phù Cát (xã Cát Tiến, Cát Chánh). | Sở KH&CN | 2.4 | Hỗ trợ NSNN, GEF |
4 | Hỗ trợ thực hiện chính sách phát triển cây sắn bền vững thông qua các mô hình thâm canh sắn dựa vào cộng đồng, trên diện tích đất có nguy cơ thoái hóa, bạc màu do điều kiện canh tác và tác động biến đổi khí hậu (hạn hán, thoái hóa đất) tại tỉnh Bình Định | - Xây dựng các mô hình thâm canh sắn bền vững, phù hợp với điều kiện địa phương tại các huyện Phù Cát, Tây Sơn; - Theo dõi thu thập số liệu, đánh giá hiệu quả, tổng kết, tổ chức hội thảo, tập huấn kỹ thuật và tài liệu hóa các kết quả của dự án; - Nâng cao năng lực nhận thức về biến đổi khí hậu cho cộng đồng và chính quyền địa phương. | Sở NN&PTNT | 10 | Hỗ trợ NSNN, ODA, xã hội hóa |
5 | Công trình Đập ngăn mặn sông Lại Giang, huyện Hoài Nhơn | Ngăn mặn, giữ ngọt, cung cấp nước cho 900 ha đất canh tác, 155 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản; tạo nguồn cấp nước sinh hoạt cho 47.000 người; cải thiện môi trường cảnh quan khu vực thị trấn Bồng Sơn và các xã Hoài Xuân, Hoài Hương, Hoài Mỹ, Hoài Hải và Hoài Đức thuộc huyện Hoài Nhơn | Sở NN&PTNT | 350 | Hỗ trợ NSNN, ODA, và các nguồn vốn khác |
6 | Công trình Đập dâng Phú Phong, huyện Tây Sơn | Dâng nước tưới chống hạn cho 600 ha đất canh tác; nâng cao mực nước ngầm và tạo nguồn cấp nước sinh hoạt cho 56.000 người của thị trấn Phú Phong, các xã Bình Hòa, Tây Bình, Tây Vinh, Tây Xuân, Bình Nghi huyện Tây Sơn; cải thiện môi trường, cảnh quan khu vực Bảo tàng Quang Trung phục vụ phát triển du lịch và kết hợp giao thông | Sở NN&PTNT | 350 | Hỗ trợ NSNN, ODA, và các nguồn vốn khác |
7 | Công trình Đập dâng Hà Thanh 1, huyện Vân Canh | Dâng nước, tạo nguồn bổ sung nước để đảm bảo tưới chủ động cho 150 ha đất canh tác; tạo nguồn cấp nước sinh hoạt cho 8.000 người và các cơ sở công nghiệp, dịch vụ của xã Canh Hiệp và thị trấn Vân Canh; cải thiện môi trường, cảnh quan khu vực | Sở NN&PTNT | 300 | Hỗ trợ NSNN, ODA, và các nguồn vốn khác |
8 | Dự án Bảo vệ và Phát triển Rừng phòng hộ, đặc dụng, rừng ngập mặn các huyện, thành phố. | Bảo vệ và xây dựng ổn định diện tích rừng tự nhiên hiện có. Nâng cao chất lượng rừng phòng hộ, đặc dụng, rừng ngập mặn, rừng sản xuất, góp phần cải thiện môi trường, chống xói mòn, tạo nguồn thủy sinh và đa dạng sinh học. | Sở NN&PTNT | 193 | Hỗ trợ NSNN, ODA, và các nguồn vốn khác |
9 | Dự án phục hồi và quản lý rừng bền vững khu vực miền Trung và miền Bắc Việt nam (KfW9) | Quản lý bền vững và hiệu quả nguồn tài nguyên rừng hiện có, góp phần khôi phục và quản lý rừng bền vững | Sở NN&PTNT | 99 | Hỗ trợ NSNN, ODA, và các nguồn vốn khác |
10 | Quy hoạch nhóm làng nghề gắn với du lịch | Tăng tỷ lệ các làng nghề đảm bảo tiêu chuẩn về môi trường; Giúp phát triển du lịch làng nghề đặc thù của tỉnh, đồng thời góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường để tạo cảnh quan môi trường tốt ngay tại các cơ sở sản xuất trong làng nghề. | Sở TNMT phối hợp với Sở VHTT&DL | 2 | Hỗ trợ NSNN, ODA, và các nguồn vốn khác |
11 | Bảo tồn và phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn kết hợp phát triển du lịch sinh thái, tạo sinh kế cho cộng đồng tại Khu phục hồi sinh thái Cồn Chim - đầm Thị Nại | Trồng phục hồi rừng ngập mặn phòng hộ với diện tích 5ha; Xây dựng Khu phục hồi sinh thái Cồn Chim-đầm Thị Nại thành địa chỉ học tập, nghiên cứu, tham quan khám phá thiên nhiên, giao lưu văn hóa; Tạo ra mô hình mẫu về quản lý đất ngập nước. | Sở NN&PTNT/ UBND các huyện, TX, TP | 5 | Hỗ trợ NSNN, ODA, và các nguồn vốn khác |
12 | Mô hình cánh đồng mẫu lớn theo phương pháp thâm canh sản xuất lúa cải tiến (SRI) | Giảm phát thải khí CO2, CH4, N2O gây ra hiệu ứng khí nhà kính, giảm thiểu những thiệt hại từ BĐKH. Giúp bà con nông dân trồng lúa có hiệu quả cao, tăng thu nhập do tăng được năng suất lúa, giảm chi phí đầu vào | Sở NN&PTNT/ UBND các huyện, TX, TP; Sở KH&CN, Hội nông dân tỉnh... | 3 | Hỗ trợ NSNN, ODA, và các nguồn vốn khác |
13 | Xử lý chất thải trong sản xuất vùng nuôi tôm tập trung giảm phát thải khí nhà kính trên địa bàn tỉnh Bình Định | Xử lý triệt để nguồn chất thải trong sản xuất nuôi tôm | Sở NN&PTNT/ UBND các huyện, TX, TP; Sở KH&CN, Hội nông dân tỉnh... | 5 | Hỗ trợ NSNN, ODA, và các nguồn vốn khác |
14 | Xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung tại làng nghề sản xuất bún tươi | Khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường hiện tại, đảm bảo sự phát triển kinh tế bền vững tại làng nghề trong tương lai | Sở TN&MT/Sở KH&CN; Sở Công thương; UBND các huyện, TX, TP | 5 | Hỗ trợ NSNN, ODA, và các nguồn vốn khác |
15 | Xây dựng thử nghiệm và nhân rộng mô hình ủ phân vi sinh từ chất thải rắn hữu cơ (vỏ lụa, bã sắn, bùn thải,...) phát sinh từ các cơ sở chế biến tinh bột sắn, nhằm giảm thiểu xả thải, tận dụng nguồn phân bón sinh học trong nông nghiệp | Giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tăng cường sản xuất sạch hơn, hiệu quả về kinh tế | Sở TN&MT/ Sở KH&CN; Sở Công thương; UBND các huyện, TX, TP | 3 | Hỗ trợ NSNN, ODA, và các nguồn vốn khác |
16 | Phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh | Phát triển du lịch trong cộng đồng dân cư một cách bền vững | Sở Du lịch/UBND các huyện, TX, TP; các doanh nghiệp có liên quan | 5 | Hỗ trợ NSNN |
17 | Thí điểm mô hình tăng trưởng xanh trong sản xuất cây thâm canh có múi, thí điểm đầu tư hệ thống tưới tiết kiệm trên cây trồng cạn để ứng phó với tình hình nắng hạn tại Bình Định |
| Sở NN&PTNT/ UBND các huyện, TX, TP; Sở KH&CN, Hội nông dân tỉnh... | 50 | NSTW |
3. Danh mục các chương trình, dự án xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững
TT | Tên dự án, nhiệm vụ | Mục tiêu đạt được | Cơ quan chủ trì/giám sát | Kinh phí (tỉ đồng) | Nguồn kinh phí |
1 | Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt và công nghiệp - phục vụ Khu kinh tế Nhơn Hội và một số xã lân cận thuộc huyện Phù Cát | Xử lý 2.100 tấn/ngày (trong đó rác thải SH là 1.100 tấn/ngày) | KKT Nhơn Hội | 100 | Hỗ trợ NSNN, ODA, và các nguồn vốn khác |
2 | Bãi chôn lấp chất thải rắn huyện Vân Canh | Diện tích bãi chôn lấp 7,1 ha. Phục vụ chôn lấp chất thải rắn cho khu vực thị trấn Vân Canh và các xã lân cận. | UBND huyện Vân Canh | 50 | Hỗ trợ NSNN, ODA, và các nguồn vốn khác |
3 | Bãi chôn lấp chất thải rắn huyện Hoài Ân | Diện tích bãi chôn lấp 4,6ha. Phục vụ chôn lấp chất thải rắn khu vực thị trấn Tăng Bạt Hổ, các xã Ân Đức, Ân Thạnh, Ân Phong, Ân Tường Đông, Ân Tường Tây và các cụm công nghiệp Truông Sỏi, Du Tự, Gò Loi. | UBND huyện Hoài Ân | 50 | Hỗ trợ NSNN, ODA, và các nguồn vốn khác |
4 | Xây dựng mô hình xử lý rác thải tập trung; rác thải sinh hoạt và chăn nuôi tại xã Nhơn Lộc, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định |
| UBND TX An Nhơn | 5 | Hỗ trợ NSNN, ODA, và các nguồn vốn khác |
- 1Quyết định 524/QĐ-UBND năm 2020 về Kế hoạch phát triển đô thị tăng trưởng xanh trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030
- 2Kế hoạch 149/KH-UBND năm 2020 về hành động tăng trưởng xanh thành phố Hà Nội đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
- 3Kế hoạch 73/KH-UBND năm 2020 về triển khai kết quả hoạt động của dự án thúc đẩy tăng trưởng xanh tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2020-2025
- 4Quyết định 2748/QĐ-UBND năm 2023 về Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh tỉnh Bình Định, giai đoạn 2023–2030
- 1Quyết định 1393/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 403/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4Quyết định 524/QĐ-UBND năm 2020 về Kế hoạch phát triển đô thị tăng trưởng xanh trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030
- 5Kế hoạch 149/KH-UBND năm 2020 về hành động tăng trưởng xanh thành phố Hà Nội đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
- 6Kế hoạch 73/KH-UBND năm 2020 về triển khai kết quả hoạt động của dự án thúc đẩy tăng trưởng xanh tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2020-2025
Quyết định 2773/QĐ-UBND năm 2017 về Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định
- Số hiệu: 2773/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 04/08/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Định
- Người ký: Trần Châu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra