Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 277/QĐ-UBND

Quảng Bình, ngày 27 tháng 01 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH CHI TIẾT THỦY LỢI LƯU VỰC SÔNG ROÒN VÀ VÙNG PHỤ CẬN ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình Thủy lợi ngày 04/4/2001;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Thông tư số 01/2007/TT-BKH ngày 07/02/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Thông tư số 03/2008/TT-BKH ngày 01/7/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Quyết định số 281/2007/QĐ-BKHĐT ngày 26 tháng 3 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành định mức chi phí cho lập, thẩm định quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch phát triển các sản phẩm chủ yếu;

Căn cứ Quyết định số 1975/QĐ-CT ngày 22/8/2012 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề cương nhiệm vụ và dự toán quy hoạch chi tiết thủy lợi lưu vực sông Roòn và vùng phụ cận đến năm 2020; Quyết định số 1325/QĐ-UBND ngày 11/6/2013 của UBND tỉnh về việc phê duyệt bổ sung Đề cương nhiệm vụ và điều chỉnh dự toán lập Quy hoạch chi tiết thủy lợi lưu vực Sông Roòn và vùng phụ cận đến năm 2020;

Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 2018/SNN-KHTC ngày 31/12/2013 kèm theo hồ sơ trình phê duyệt Quy hoạch chi tiết thủy lợi lưu vực Sông Roòn và vùng phụ cận đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Phê duyệt Quy hoạch chi tiết thủy lợi lưu vực Sông Roòn và vùng phụ cận đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, với những nội dung chính như sau:

I. PHẠM VI

Lưu vực sông Roòn và vùng phụ cận gồm 25 xã, phường từ bờ Bắc sông Gianh đến Đèo Ngang, gồm 18 xã của huyện Quảng Trạch mới và 6 phường, xã thuộc thị xã Ba Đồn và xã Quảng Hải (Theo Nghị quyết số 125/NQ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2013 về việc điều chỉnh địa giới huyện Quảng Trạch để thành lập mới thị xã Ba Đồn).

II. MỤC TIÊU

a. Mục tiêu tổng quát:

- Quy hoạch chi tiết sử dụng hợp lý và bảo vệ nguồn nước lưu vực sông Roòn vùng phụ cận làm cơ sở cho việc quản lý khai thác lưu vực theo Luật Tài nguyên nước.

- Đề xuất các giải pháp công trình phục vụ cấp nước, tiêu úng, chống lũ đáp ứng yêu cầu của các ngành kinh tế, giảm thiểu các thiệt hại và thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

- Lựa chọn công trình ưu tiên trong giai đoạn 2014÷2020 và giai đoạn 2021÷2030.

b. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030:

- Cấp nước:

+ Nâng cấp, cải tạo các hệ thống công trình đã có và xây dựng các công trình mới đảm bảo cấp nước cho nông nghiệp (cả trồng trọt và chăn nuôi).

+ Cấp đủ nguồn nước cho dân sinh, công nghiệp và dịch vụ.

+ Tạo mặt nước để phát triển nuôi trồng thủy sản trong các hồ chứa.

+ Cắt giảm lũ cho vùng hạ du các hồ chứa và đảm bảo duy trì dòng chảy trong mùa kiệt trên các sông suối trong khu vực theo yêu cầu môi trường.

- Tiêu thoát nước:

+ Hoàn thiện hệ thống tiêu để nâng cao khả năng tiêu tự chảy bảo vệ sản xuất và giảm ngập lũ cho dân sinh, công nghiệp.

- Chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai:

+ Nâng cấp, tu bổ, cứng hóa hệ thống đê theo thiết kế kết hợp với trồng rừng ngập mặn ven đê đảm bảo đủ khả năng chống lũ Tiểu mãn và lũ sớm (P = 10%), bảo vệ sản xuất và an toàn công trình. Đề xuất các giải pháp giảm nhẹ thiệt hại đối với lũ chính vụ.

+ Định hướng xây dựng quy trình vận hành hồ chứa đảm bảo nhiệm vụ cấp nước, an toàn hồ chứa và cắt giảm lũ cho hạ du.

c. Nhiệm vụ:

Nhiệm vụ của công tác lập quy hoạch gồm:

- Quy hoạch cấp nước toàn diện cho nông nghiệp bao gồm: trồng trọt (lúa, rau màu) và chăn nuôi (gia súc, gia cầm và thủy sản);

- Quy hoạch cấp nguồn nước sinh hoạt, công nghiệp và dịch vụ;

- Quy hoạch tiêu úng, chống lũ và bảo vệ bờ.

III. NỘI DUNG QUY HOẠCH

1. Quy hoạch cấp nước

- Cấp nước cho sản xuất nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi): 3.538 ha lúa; 2.014 ha rau màu; 213 ha thủy sản; 36.700 con trâu bò; 95.400 con lợn; 505.700 con gia cầm, bằng các biện pháp công trình:

+ Nâng cấp 34 hồ chứa, đập dâng hiện có và xây dựng mới 02 hồ chứa: Hồ Khe Am và Hồ Châu Giang (xã Quảng Tiến) để cấp nước cho khu vực; chuyển nhiệm vụ các hồ chứa: Đồng Mười (xã Quảng Đông), Cửa Mương (xã Quảng Phú) và Bàu Sen (xã Quảng Phương - thị trấn huyện lỵ Quảng Trạch mới) sang hồ điều hòa môi trường sinh thái; phá bỏ Hồ Đập Trén (xã Quảng Đông) để xây dựng Khu kinh tế Hòn La.

+ Nâng cấp 5/21 trạm bơm hiện có và xây dựng mới trạm bơm Chòm Bắc (xã Quảng Hưng); bỏ trạm bơm Tân Châu sau khi nâng cấp hồ Ô Gà (xã Quảng Châu) đảm bảo tưới chủ động cho vùng sản xuất lúa mà các trạm bơm đang tưới;

+ Xây dựng mới hệ thống trạm bơm của 22 xã (trừ xã Quảng Đông, Cảnh Dương và phường Ba Đồn) lấy nước từ các hồ chứa xả xuống hệ thống kênh tiêu hoặc trên kênh tưới để cấp nước cho sản xuất rau, màu và chăn nuôi.

- Cấp nước cho sinh hoạt 179.000 người và sản xuất công nghiệp: 55.500 m3/ng.đ (đến năm 2030).

Trong đó:

+ Hồ Sông Thai: 8.000 m3/ngày-đêm cho Khu kinh tế Hòn La.

+ Hồ Vực Tròn: 30.000 m3/ng.đ (28.000m3/ngày-đêm cho Khu kinh tế Hòn La và 2.000m3/ng.đ cho 3 xã Quảng Châu, Quảng Kim và Quảng Hợp).

+ Hồ Tiên Lang: 10.000 m3/ng.đ (theo Quyết định số 870/QĐ-UBND ngày 15/4/2013 của UBND tỉnh phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung thị trấn Ba Đồn và vùng phụ cận đến năm 2030 huyện Quảng Trạch).

+ Hồ Châu Giang: 7.500 m3/ng.đ (theo Quyết định số 2117/QĐ-UBND ngày 04/9/2013 của UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch chung xây dựng thị trấn huyện lỵ mới của huyện Quảng Trạch là 6.000 m3/ng.đ và 3 xã Quảng Lưu, Quảng Thạch, Quảng Tiến 1.500 m3/ng.đ).

2. Quy hoạch tiêu thoát nước

Giải pháp tiêu trọng vùng bằng trọng lực thông qua hệ thống kênh tiêu và hệ thống cống dưới đê đảm bảo tiêu nước bảo vệ cho 8.074,1 ha và 89.637 người bằng các giải pháp công trình tiêu như sau:

- Sửa chữa, nâng cấp 41 cống dưới đê và làm mới 3 cống tiêu (cống Hói Tre, Hói Cụt và cống Di Lộc 2);

- Sửa chữa, nâng cấp các hệ thống tiêu chính:

+ Nạo vét các kênh tiêu nội đồng theo quy hoạch nông thôn mới của các xã vùng sông Kênh Kịa đảm bảo tiêu cho khu vực qua hệ thống cống - tràn Kênh Kịa.

+ Vùng tiêu Hói Tre: Xây dựng lại cống Hói Tre, giải tỏa các ao nuôi tôm trong lòng kênh và nâng cấp kênh đảm bảo tiêu thoát được lưu lượng 10,94m3/s.

+ Nâng cấp kênh tiêu Xuân Hưng đã xây dựng đoạn I năm 2012 đến 2013 (từ Quảng Xuân đến sông Ròn), đoạn II (Từ Quảng Thọ về sông Gianh qua cống Hói Cụt) trong các năm tiếp theo giải quyết tiêu cho nông nghiệp. Nhiệm vụ tiêu nước cho dân sinh, công nghiệp và giao thông bằng biện pháp công trình mở thêm 1 cống Di Lộc 2 trên kênh Xuân Hưng tại cống Di Lộc với quy mô bằng cống Di Lộc hiện tại và mở rộng cầu Chòm Bắc tại xã Quảng Hưng để đảm bảo mặt cắt thoát nước của kênh Xuân Hưng;

3. Quy hoạch phòng chống lũ lụt và giảm nhẹ thiên tai

- Trồng rừng đầu nguồn, trồng rừng chắn gió, chắn sóng ven sông ven biển (phương án phòng chống lũ mang tính chiến lược).

- Tăng cường trồng rừng đầu nguồn; trồng rừng dọc bờ biển (hiện đã trồng được dải phi lao) giảm vận tốc dòng chảy đầu nguồn và chống bão, chống cát bay, cát nhảy dọc biển, đồng thời mang lại nguồn thu lâm sản đối với rừng trồng ven biển.

- Trồng rừng ngập mặn 498 ha dọc sông Roòn và sông Gianh để tham gia bảo vệ bờ đê, cải tạo môi trường sinh thái và hạn chế dòng chảy ven bờ, tập trung dòng chủ gây xói phần lòng sông tạo điều kiện mở rộng giao thông đường thủy nội địa.

- Nâng cấp, sửa chữa 54,7 km các tuyến đê kè tả, hữu sông Roòn và Tả sông Gianh; xây dựng mới 1,2 km đê hữu sông Roòn, 2,4 km kè biển tại Cảnh Dương và 1,6 km kè sông đầu xã Quảng Hải (tổng chiều dài đê sau quy hoạch chi tiết là 58,9 km).

- Phương án điều tiết thượng nguồn các suối: Theo dõi thường xuyên tình hình thời tiết và diễn biến mực nước các hồ chứa để vận dụng linh hoạt quy trình vận hành hồ chứa để đảm bảo an toàn công trình và tăng khả năng cắt giảm lũ cho vùng hạ du các hồ đập.

IV. KINH PHÍ VÀ NGUỒN VỐN THỰC HIỆN QUY HOẠCH:

1. Kinh phí thực hiện quy hoạch:

- Tổng kinh phí đầu tư 1.124,534 tỷ đồng.

Trong đó:

Nhóm công trình

Giai đoạn 2014÷2020

Giai đoạn 2021÷2030

Tổng cộng
(triệu đồng)

Cấp nước

295.485

505.656

801.141

Tiêu úng

35.117

-

35.117

Chống lũ

92.162

196.114

288.276

Cộng:

422.764

701.770

1.124.534

2. Nguồn vốn thực hiện quy hoạch: Vốn đầu tư thực hiện quy hoạch được huy động từ nhiều nguồn (Nguồn vốn Ngân sách Nhà nước hàng năm; Ngân sách Trung ương; Ngân sách địa phương; vốn Trái phiếu Chính phủ; vốn ODA; đóng góp của người dân vùng hưởng lợi và các nguồn vốn hợp pháp khác).

Điều 2. Tổ chức thực hiện

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan đầu mối chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thị xã trong quy hoạch chi tiết thủy lợi lưu vực sông Roòn và vùng phụ cận tranh thủ nguồn vốn từ các bộ, ngành, vốn ODA, vốn lồng ghép với chương trình ứng phó biến đổi khí hậu và các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện quy hoạch.

- Các sở, ban, ngành liên quan có trách nhiệm phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các huyện, thị xã để thực hiện quy hoạch này.

- UBND các huyện, thị xã trong khu vực quy hoạch chi tiết thủy lợi lưu vực sông Roòn và vùng phụ cận xây dựng Chương trình Phát triển thủy lợi phù hợp với quy hoạch được phê duyệt.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan; Chủ tịch UBND huyện Quảng Trạch; Chi cục trưởng Chi cục thủy lợi và PCLB; Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình Thủy lợi chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Chủ tịch, PCT UBND tỉnh;
- LĐ VPUBND tỉnh;
- Lưu: VT, XDCB.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Văn Tuân

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÔNG TRÌNH VÀ VỐN ĐẦU TƯ THỰC HIỆN QUY HOẠCH CHI TIẾT THỦY LỢI LƯU VỰC SÔNG ROÒN VÀ VÙNG PHỤ CẬN ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030.
(Kèm theo Quyết định số: 277/QĐ-UBND ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình)

1. Công trình ưu tiên đầu tư giai đoạn 2014 đến 2020.

Bảng 01: Các công trình ưu tiên đầu tư giai đoạn 2014 đến 2020.

TT

Tên công trình

Vốn đầu tư
(106 đồng)

I

Hồ chứa nước:

233.150

1

Hồ Châu Giang

139.000

2

Hồ Khe Am

64.150

3

Nâng cấp kênh chính Nam Vực Tròn

30.000

II

Trạm Bơm tưới

3.915

1

Trạm bơm Chòm Bắc

890

2

Trạm bơm Hợp Tiến

2.669

3

TB.Trường Sơn 1;2

867

4

TB.Quảng Phong

1.366

5

TB.Phù Lưu

467

III

Công trình tiêu

35.117

1

Tiêu Hói Tre

 

 

Kênh tiêu

2.500

 

Cống Hói Tre

8.500

2

Kênh Xuân Hưng

 

 

Đoạn II (Kênh hói Cụt)

4.500

 

Cống Hói Cụt

8.500

 

Cống Di Lộc

3.500

 

Cầu Chòm Bắc

7.617

IV

Đê, kè

89.512

1

Kè Quảng Hải

8.320

2

Kè sông Cảnh Dương

28.000

3

Nâng cấp đê, kè cũ (khoảng 30% KLQH)

61.592

V

Kênh mương theo QH Nông thôn mới (khoảng 30% KLQH)

56.076

1

Các xã vùng I

32.376

2

Các xã vùng VI

23.700

VI

Trồng rừng ngập mặn ven sông

2.650

 

Tổng cộng (I+II+III+IV+V+VI)

422.764

2. Các công trình tiếp tục đầu tư từ 2021 đến 2030:

Bảng 02: Danh mục các công trình hồ chứa đầu tư nâng cấp giai đoạn 2021 đến 2030

TT

Công trình

Giá trị (106 đồng)

Ghi chú

I

Hồ chứa nâng cấp

273.560

 

1

Hồ Vực Tròn

130.160

Đầu mối

2

Hồ Vân Tiền

3.300

Vùng VI

3

Hồ Trung Thuần

40.100

- nt -

4

Hồ Tiên Lang

100.000

- nt -

Bảng 03: Danh mục các hồ, đập nhỏ đầu tư nâng cấp giai đoạn 2021 đến 2030

TT

Vùng/ Xã

Công trình

Vốn đầu tư (106 đồng)

I

Vùng I

 

31.682,0

1

Q.Tiến

Hồ Khe mái

1.587,0

2

Q.Hưng

Hồ Khe Trai

1.587,0

3

nt

Hồ Khe Bùi

1.322,0

4

nt

Hồ Tú Loan

3.173,0

5

nt

Đập Bàu Lung

960,0

6

Q.Châu

Hồ Ổ gà

3.702,0

7

Q.Hợp

Hồ Bưởi rỏi

6.347,0

8

nt

Hồ Cây Bốm

3.173,0

9

nt

Hồ Khe chay

1.005,0

10

nt

Hồ Lòi đuốc

4.760,0

11

nt

Đập Hợp Hạ

529,0

12

nt

Đập Chùa Thông

740,0

13

Q. Tùng

Đập Di Lộc

2.797,0

II

Vùng VI

 

47.180,0

14

Cảnh Hóa

Hồ Khe Chù

3.173,0

15

Q. Liên

Hồ Thạch Trường

4.231,0

16

Q.Thanh

Hồ Trằm

2.116,0

17

Q.Phương

Hồ Bàu Sen

7.934,0

18

nt

Hồ Bàu Mây

2.116,0

19

nt

Hồ Chọ Việt

1.164,0

20

nt

Hồ Đồng Vạt

3.702,0

21

nt

Hồ Khe Cừa

3.702,0

22

Q.Lưu

Hồ Nước Sốt

4.760,0

23

nt

Hồ Khe Dẽ

4.231,0

24

nt

Hồ Đồng Chọ

1.587,0

25

nt

Đập Chợ Cổng

1.058,0

26

Q.Long

Hồ Bàu Luồng

3.702,0

27

Phù Hóa

Đập Trằm Lốt

530,0

28

Q.Thạch

Hồ Thôn 8

1.587,0

29

nt

Đập Khe Bưởi

1.587,0

 

Tổng cộng vùng I + VI

78.862,0

Bảng 04: Các trạm bơm xây dựng mới tưới cho rau, màu và chăn nuôi giai đoạn 2021¸2030

TT

Vùng/ Xã

Diện tích rau, màu (ha)

Vốn đầu tư (106 đồng)

I

Vùng I

1.475,17

16.403

1

Quảng Hợp

192,03

2.135

2

Quảng Kim

132,32

1.471

3

Quảng Phú

270,26

3.005

4

Quảng Châu

166,5

1.851

5

Quảng Thọ

115,17

1.281

6

Quảng Phúc

117,91

1.311

7

Quảng Tùng

32,33

360

8

Quảng Tiến

164,89

1.834

9

Quảng Hưng

209,25

2.327

10

Quảng Xuân

31,51

350

11

Quảng Thuận

43

478

II

Vùng VI

538.44

5.987

12

Quảng Phương

113,13

1.258

13

Quảng Thạch

55,98

622

14

Quảng Lưu

112,95

1.256

15

Cảnh Hóa

30,89

343

16

Quảng Liên

7,26

81

17

Quảng Trường

15,86

176

18

Phù Hóa

11,05

123

19

Quảng Hải

40,52

451

20

Quảng Thanh

25

278

21

Quảng Long

90,44

1.006

22

Quảng Phong

35,36

393

Tổng

2,013.61

22.390

Bảng 05: Danh mục đầu tư nâng cấp kênh tưới nội đồng theo QHNTM đến 2030

TT

Vùng nghiên cứu

Công trình

Thành tiền
(106 đồng)

I

Vùng I

 

75.543

1

Quảng Hưng

Kiên cố hóa kênh mương + 26 cống

4.900

2

Quảng Tiến

Bê tông hóa kênh mương

3.360

3

Quảng Phú

Kiên cố hóa kênh mương

10.109

4

Quảng Hợp

Kiên cố hóa kênh mương

4.900

5

Quảng Châu

Bê tông hóa kênh mương nội đồng

9.800

6

Quảng Tùng

Kiên cố hóa kênh mương

5.600

7

Quảng Phúc

Kiên cố hóa kênh mương nội đồng

1.715

8

Quảng Xuân

Cứng hóa kênh mương

21.160

9

Quảng Thọ

Kiên cố hóa kênh mương

3.500

10

Quảng Thuận

Kiên cố hóa kênh mương nội đồng

10.500

II

Vùng VI

 

55.301

11

Quảng Thạch

Kiên cố hóa kênh mương

7.630

12

Quảng Phương

Kiên cố hóa kênh mương

11.809

13

Quảng Lưu

Kiên cố hóa kênh mương

8.743

14

Quảng Thanh

Kiên cố hóa kênh mương nội đồng

2.646

15

Quảng Trường

Kiên cố hóa kênh mương

2.100

16

Quảng Hải

Kiên cố hóa kênh mương

1.050

17

Quảng Long

Kiên cố hóa kênh mương

2.289

18

Quảng Phong

Kiên cố hóa kênh mương

5.320

19

Cảnh Hóa

Bê tông hóa kênh mương nội đồng

3.430

20

Phù Hóa

Nâng cấp hệ thống thủy lợi

4.222

21

Quảng Liên

Mương bê tông thủy lợi

6.062

 

Tổng cộng (I+II)

 

130.844

Bảng 06: Danh mục đầu tư nâng cấp đê, kè và cống theo QHNTM từ 2021 đến 2030

TT

Vùng nghiên cứu

Công trình

Thành tiền (106 đồng)

A

ĐÊ, KÈ SÔNG VÀ CỐNG

124.114

I

Vùng I

 

53.463

1

Quảng Phú

Kè sông

11.897

2

Quảng Châu

Kè chống sạt lở bờ sông

15.470

3

Quảng Tùng

Kè sông Roòn, kênh Xuân Hưng

24.500

4

Quảng Phúc

Nâng cấp cống

336

 

 

Xây mới cống

175

5

Quảng Xuân

Xây dựng mới cống thoát nước

840

 

 

Cải tạo nâng cấp cống

245

II

Vùng VI

 

70.652

6

Quảng Thanh

Nâng cấp đê, kè hói Phú Ninh

7.700

7

Quảng Trường

Kè chống sạt lở bờ sông

4.830

8

Quảng Long

Nâng cấp đê, kè hói kênh Kịa

7.700

9

Quảng Phong

Nâng cấp đê, kè

3.500

10

Phù Hóa

Xây dựng hệ thống kè

4.222

11

Cảnh Hóa

Xây kè dọc sông Gianh

15.400

12

Quảng Liên

Kè chống xói kết hợp đường đê

27.300

B

KÈ BỜ BIỂN

 

72.000

1

Kè Cảnh Dương

Kè chống sạt lở bờ biển

72.000

TỔNG CỘNG (A+B)

 

196.114

Bảng 07: Tổng nhu cầu vốn giai đoạn 2021 đến 2030

TT

Công trình

Giá trị (106 đồng)

1

Nâng cấp các hồ chứa lớn

273.560

2

Nâng cấp các hồ đập nhỏ

78.862

3

Xây mới trạm bơm tưới rau, màu và chăn nuôi

22.390

4

Nâng cấp kênh tưới nội đồng

130.844

5

Nâng cấp đê, kè và cống

124.114

6

Xây dựng kè chống sạt lở bờ biển

72.000

 

Tổng cộng

701.770

Bảng 08: Tổng nhu cầu vốn thực hiện quy hoạch theo giai đoạn

TT

Giai đoạn thực hiện

Giá trị (106 đồng)

1

Giai đoạn 1: Từ nay đến 2020

422.764

2

Giai đoạn 2: Từ 2020 đến 2030

701.770

 

Tổng cộng

1.124.534

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 277/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch chi tiết thủy lợi lưu vực Sông Roòn và vùng phụ cận đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do tỉnh Quảng Bình ban hành

  • Số hiệu: 277/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 27/01/2014
  • Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Bình
  • Người ký: Trần Văn Tuân
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản