- 1Quyết định 34/2004/QĐ-BGTVT về việc vận tải hành khách đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 2Quyết định 4194/QĐ-BGTVT năm 2007 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Giao thông vận tải ban hành và liên tịch ban hành hết hiệu lực pháp luật do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 3Quyết định 1291/QĐ-BGTVT năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải đến hết ngày 31/01/2014
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2764/2000/QĐ-BGTVT | Hà Nội, ngày 21 tháng 9 năm 2000 |
Căn cứ Nghị định số 22/CP ngày 22/3/1994 của Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm quản lý Nhà nước và cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Nghị định số 40/CP ngày 05 tháng 7 năm 1996 của Chính phủ về đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thuỷ nội địa;
Căn cứ Điều 21 Nghị định số 171/1999/NĐ-CP ngày 07 tháng 12 năm 1999 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ công trình giao thông đối với công trình giao thông đường sông;
Căn cứ đề nghị của các ông Vụ trưởng Vụ Pháp chế - vận tải, Cục trưởng Cục đường sông Việt Nam.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Nay ban hành "Quy định về quản lý và giám sát hoạt động tàu khách tốc độ cao trên đường thuỷ nội địa".
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Bãi bỏ các quy định trước đây trái với Quyết định này.
Điều 3: Các ông Chánh văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ pháp chế vận tải, Cục trưởng Cục đường sông Việt Nam, Giám đốc các Sở Giao thông vận tải, Sở giao thông công chính và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| Phạm Thế Minh (Đã ký) |
|
QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG KHÁCH TỐC ĐỘ CAO TRÊN ĐƯỜNG THUỶ NỘI ĐỊA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2764/2000/QĐ- BGTVT ngày 21 tháng 9 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
2. Tàu thuỷ vận chuyển hành khách có tốc độ thiết kế từ 30 Km/h trở lên, được nhập từ nước ngoài hoặc sản xuất trong nước, được gọi là tàu thuỷ chở khách có tốc độ cao (dưới đây gọi là tàu khách tốc độ cao).
3. Bản quy định này không áp dụng đối với các tàu thuỷ tốc độ cao chuyên dụng phục vụ cho các mục đích bảo vệ an ninh, quốc phòng.
a) Đối với tàu khách tốc độ cao chủng loại mới, thuyền trưởng chưa nắm được tính năng kỹ thuật và chưa quen điều khiển, hoặc tàu khách tốc độ cao được đưa vào khai thác trên một tuyến mới thì thời gian hoạt động thử nghiệm tối thiểu là 06 tháng.
b) Đối với những tuyến đã có tàu khách tốc độ cao khai thác, nếu đơn vị hoặc cá nhân khác đưa tàu khách tốc độ cao cùng chủng loại vào hoạt động trên tuyến thì thời gian hoạt động thử nghiệm tối thiểu là 03 tháng.
2. Sau thời gian hoạt động thử nghiệm, chủ tàu khách tốc độ cao có văn bản báo cáo kết quả với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Căn cứ vào kết quả hoạt động thử nghiệm, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét và ra quyết định:
a) Được phép hoạt động chính thức, nếu hoạt động thử nghiệm đạt yêu cầu;
b) Phải tiếp tục hoạt động thử nghiệm, nếu hoạt động thử nghiệm chưa đạt yêu cầu và thời gian hoạt động thử nghiệm tiếp tối đa không vượt qua thời gian quy định tại mục 1 nêu trên;
2. Tàu khách tốc độ cao phải có Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thuỷ nội địa do Sở Giao thông vận tải (Sở Giao thông công chính) địa phương nơi chủ phương tiện cư trú cấp và các giấy tờ hợp lệ khác của phương tiện khi hoạt động trên ĐTNĐ theo các quy định hiện hành.
Điều 4: Những luồng tuyến có tàu khách tốc độ cao hoạt động phải tăng cường công tác đảm bảo an toàn; ngoài các báo hiệu hiện có, cơ quan quản lý giao thông đường thuỷ trong phạm vi trách nhiệm phải bổ sung đủ các báo hiệu khác như: hạn chế tạo sóng, hạn chế tốc độ, bảng giờ tàu chạy qua... tại những nơi cần thiết trên tuyến để đảm bảo an toàn cho các loại phương tiện hoạt động.
Điều 5: Cảng, bến cho tàu khách tốc độ cao vào, ra đón trả hành khách phải đảm bảo các điều kiện kỹ thuật theo các quy định của Cục đường sông Việt Nam.
Điều 6: Thuyền viên trên tàu khách tốc độ cao phải có bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp, riêng Thuyền trưởng phải có chứng chỉ điều khiển tàu khách tốc độ cao theo quy định của Cục đường sông Việt Nam.
2. Trường hợp có sự thay đổi biểu đồ chạy tàu hoặc ngừng hoạt động v.v..., chủ tàu phải báo cáo cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt biểu đồ chạy tàu, Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính có liên quan biết và thông báo trước 07 ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Điều 8: 07 ngày trước khi đưa tàu vào hoạt động trên tuyến (cả thử nghiệm và chính thức), Chủ tàu phải thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng và lịch trình, thời gian tàu đi, đến các cảng, bến đón trả hành khách cũng như thời gian tàu hành trình qua các khu vực luồng phức tạp.
Điều 9: Khi xảy ra sự cố mất an toàn, ảnh hưởng tới giao thông chung, chủ tàu và người điều khiển tàu phải thông báo ngay tới chính quyền địa phương nơi xảy ra tai nạn, cảnh sát giao thông đường thuỷ, cơ quan quản lý đường thuỷ nội địa và cảng bến gần nhất để cùng phối hợp giải quyết.
Điều 10: Trường hợp chủ tàu khách tốc độ cao không chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thuỷ nội địa hiện hành, các điều khoản trong quy định này hoặc gây tai nạn giao thông nghiêm trọng thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ hoạt động của tàu. Sau khi xác định rõ nguyên nhân, thực hiện các biện pháp khắc phục thì mới xem xét cho phép hoạt động tiếp hay không cho hoạt động.
Điều 11: Người đưa tàu khách tốc độ cao vào khai thác đầu tiên trên tuyến được ưu tiên về số lượng tàu tham gia hoặc số chuyến chạy trong ngày nếu có chủ tàu khác đưa tàu cùng chủng loại (hoặc tương đương) vào hoạt động trên tuyến, do Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính các tỉnh, thành phố cho phép.
Điều 12: Việc quản lý, giám sát hoạt động tàu khách tốc độ cao trên đường thuỷ nội địa được quy định cho các cơ quan có thẩm quyền như sau:
1. Cục đường sông Việt Nam được Bộ Giao thông vận tải uỷ quyền thực hiện việc quản lý, giám sát và ra quyết định cho tàu khách tốc cao hoạt động trên các tuyến đường thuỷ nội địa liên vận quốc tế, tuyến đường thuỷ nội địa do Trung ương quản lý, các tuyến đường thuỷ nội địa liên tỉnh; hướng dẫn thực hiện, theo dõi, tổng hợp báo cáo tình hình hoạt động của tàu khách tốc độ cao thống nhất trong toàn quốc.
2. Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính quản lý, giám sát và ra quyết định cho tàu khách tốc độ cao hoạt động trên các tuyến đường thuỷ nội địa do địa phương quản lý và các tuyến được Cục đường sông Việt Nam giao; theo dõi, định kỳ 6 tháng tổng hợp báo cáo tình hình hoạt động của tàu khách tốc độ cao trong phạm vi trách nhiệm về Cục đường sông Việt Nam.
Điều 13: Các tổ chức, cá nhân phải chấp hành nghiêm chỉnh các điều khoản trong quy định này. Trường hợp vi phạm, tuỳ theo mức độ, sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính; nếu vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng sẽ bị truy tố trước pháp luật.
- 1Quyết định 34/2004/QĐ-BGTVT về việc vận tải hành khách đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 2Quyết định 4194/QĐ-BGTVT năm 2007 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Giao thông vận tải ban hành và liên tịch ban hành hết hiệu lực pháp luật do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 3Quyết định 1291/QĐ-BGTVT năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải đến hết ngày 31/01/2014
- 1Quyết định 34/2004/QĐ-BGTVT về việc vận tải hành khách đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 2Quyết định 4194/QĐ-BGTVT năm 2007 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Giao thông vận tải ban hành và liên tịch ban hành hết hiệu lực pháp luật do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 3Quyết định 1291/QĐ-BGTVT năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải đến hết ngày 31/01/2014
Quyết định 2764/2000/QĐ-BGTVT về quản lý và giám sát hoạt động tàu khách tốc độ cao trên đường thuỷ nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Số hiệu: 2764/2000/QĐ-BGTVT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 21/09/2000
- Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải
- Người ký: Phạm Thế Minh
- Ngày công báo: 31/10/2000
- Số công báo: Số 40
- Ngày hiệu lực: 06/10/2000
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực