Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2760/QĐ-UBND | Lâm Đồng, ngày 16 tháng 12 năm 2016 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, dạy nghề, văn hóa, thể thao, môi trường;
Căn cứ Quyết định số 131/2009/QĐ-TTg ngày 02/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư và quản lý, khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn;
Căn cứ Thông tư số 54/2013/TT-BTC ngày 04/5/2013 của Bộ Tài chính quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 37/2014/TTLT-BNNPTNT-BTC-BKHĐT ngày 31/10/2014 của liên Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện Quyết định số 131/2009/QĐ-TTg ngày 02/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư và quản lý, khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn;
Căn cứ Nghị quyết số 32/2016/NQ-HĐND ngày 08/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc chính sách xã hội hóa, khuyến khích công tác đầu tư và quản lý, khai thác công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung giai đoạn 2017-2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án xã hội hóa, khuyến khích công tác đầu tư và quản lý, khai thác công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung giai đoạn 2017-2020.
Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường; Cục trưởng Cục thuế tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc; Thủ trưởng các đơn vị, tổ chức có liên quan căn cứ Quyết định thi hành kể từ ngày ký./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
XÃ HỘI HÓA, KHUYẾN KHÍCH CÔNG TÁC ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ, KHAI THÁC CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN TẬP TRUNG GIAI ĐOẠN 2017-2020
(Kèm theo Quyết định số 2760/QĐ-UBND ngày 16 tháng 12 năm 2016 của UBND tỉnh)
THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH CUNG CẤP NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
1. Thực trạng và những kết quả đạt được:
Đến hết năm 2015, trên địa bàn tỉnh có 252 công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung, với 60 công trình cấp nước tự chảy, 185 công trình giếng khoan và 07 công trình cấp nước tập trung khác hiện cung cấp nước cho khoảng 102.860 khẩu chiếm 13,2% và có khoảng 159.087 công trình cấp nước nhỏ lẻ, phân tán, với: 138.964 giếng đào, 17.810 giếng khoan hộ gia đình, 2.313 lu, bể chứa nước mưa cấp nước hợp vệ sinh cho 72,8% dân cư nông thôn. Như vậy, toàn bộ hệ thống cung cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho 86% người dân nông thôn, tương ứng với 671.129 khẩu, trong đó có 16,9% nước sạch đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế tương ứng với 131.884 khẩu.
Hiện nay, các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung đang được quản lý vận hành và khai thác theo một số mô hình sau:
- Cấp tỉnh: do Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh thực hiện.
- Cấp huyện: do Trung tâm quản lý và khai thác công trình công cộng các huyện, Trung tâm Nông nghiệp thành phố Bảo Lộc, Trung tâm quản lý khai thác công trình thủy lợi thành phố Đà Lạt thực hiện.
- Cấp xã: do UBND các xã, thị trấn trực tiếp quản lý hoặc giao cho các thôn quản lý. Ngoài ra còn một số trường học, hộ dân tự quản một số công trình giếng khoan tập trung.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác đầu tư và quản lý, khai thác các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn vẫn còn những hạn chế, tồn tại như sau:
- Các công trình được đầu tư trong giai đoạn thực hiện theo Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 và Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ, chất lượng công trình không cao, thiếu đồng bộ; công tác quản lý sau đầu tư thiếu bền vững; có những công trình sau một thời gian ngắn đưa vào sử dụng đã bị hư hỏng, lúc đầu là các hư hỏng nhỏ như cụm đầu mối bị bồi lấp, không được nạo vét kịp thời, công trình bị mất nước, một số người dân thiếu ý thức đào phá công trình gây hư hỏng lớn; có những công trình do thi công đường giao thông hoặc các công trình của nhân dân, làm hư hỏng đường ống; một số tuyến đường ống cấp nước đi qua các vườn của nhân dân bị đục đường ống để lấy nước tưới... nhưng không được khắc phục, sửa chữa kịp thời.
- Nguồn nước ngầm và nguồn nước mặt đang có xu hướng suy giảm và ô nhiễm; các nguồn nước cung cấp cho hệ thống cấp nước tự chảy tại các vị trí có địa hình cao, hiểm trở, đường ống dẫn nước dài, đi qua các vị trí có địa hình, địa chất phức tạp, cần phải có thiết bị xử lý nước đắt tiền, nên chi phí đầu tư xây dựng công trình tăng cao.
- Công tác khảo sát, xác định vị trí xây dựng hệ thống cung cấp nước còn hạn chế; công tác quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng thiếu chặt chẽ, không thường xuyên; ý thức của người dân trong sử dụng nước sinh hoạt chưa cao,...
- Nguồn lực đầu tư từ ngân sách nhà nước cho công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu.
3. Sự cần thiết phải xây dựng Đề án:
Trước thực trạng trên, trong điều kiện nguồn lực đầu tư của Nhà nước còn khó khăn, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách nhằm tăng tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch theo Quyết định số 131/2009/QĐ-TTg ngày 02/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư và quản lý, khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn và Thông tư Liên tịch số 37/2014/TTLT-BNNPTNT-BTC-BKHĐT ngày 31/10/2014 của liên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Tài chính - Bộ Kế hoạch và Đầu tư với nhiều ưu đãi về thuế, hỗ trợ về đất đai, hỗ trợ về kinh phí đầu tư...
Nhằm nâng tỷ lệ người dân nông thôn nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh và thực hiện có hiệu quả Quyết định số 131/2009/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, việc thực hiện Đề án xã hội hóa, khuyến khích công tác đầu tư và quản lý, khai thác công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng là một trong những nhiệm vụ quan trọng để vừa thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, vừa nâng cao đời sống cho cư dân nông thôn và góp phần thực hiện thành công Chương trình xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn 2016-2020.
- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21/6/2012;
- Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013;
- Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18/6/2014;
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014;
- Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch và Nghị định số 124/2011/NĐ-CP ngày 28/12/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 117/2007/NĐ-CP;
- Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, dạy nghề, văn hóa, thể thao, môi trường;
- Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
- Nghị định số số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
- Quyết định số 62/2004/QĐ-TTg ngày 16/4/2004 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng thực hiện Chiến lược Quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, Quyết định số 18/2014/QĐ-TTg ngày 03/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Điều 3 của Quyết định số 62/2004/QĐ-TTg ngày 16/4/2004 về tín dụng thực hiện Chiến lược Quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn;
- Quyết định số 131/2009/QĐ-TTg ngày 02/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư và quản lý, khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn;
- Thông tư liên tịch số 75/2012/TTLT-BTC-BXD-BNNPTNT ngày 15/5/2012 của liên Bộ: Tài chính, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn nguyên tắc, phương pháp xác định và thẩm quyền quyết định giá tiêu thụ nước sạch tại các đô thị, khu công nghiệp và khu vực nông thôn;
- Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định
- Thông tư số 54/2013/TT-BTC ngày 04/5/2013 của Bộ Tài chính quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung;
- Thông tư liên tịch số 37/2014/TTLT-BNNPTNT-BTC-BKHĐT ngày 31/10/2014 của liên Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện Quyết định số 131/2009/QĐ-TTg ngày 02/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư và quản lý, khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn;
- Chỉ thị số 1118/CT-BNN-TCTL ngày 03/4/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường công tác quản lý, vận hành khai thác công trình cấp nước tập trung nông thôn;
- Các Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng số 1404/QĐ-UBND ngày 30/6/2015 phê duyệt quy hoạch nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020 và Quyết định số 29/2016/QĐ-UBND ngày 15/4/2016 ban hành quy định về quản lý, sử dụng và khai thác các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
1. Nước hợp vệ sinh là nước được sử dụng trực tiếp hoặc sau lọc thỏa mãn các yêu cầu chất lượng: không màu, không mùi, không vị lạ, không chứa thành phần có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, có thể dùng để ăn uống sau khi đun sôi.
2. Nước sạch là nguồn nước trong, không màu, không mùi, không vị, không chứa các độc chất và vi khuẩn gây bệnh cho con người. Nước sạch theo quy chuẩn quốc gia là nước đáp ứng các chỉ tiêu theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt QCVN 02:2009/BYT do Bộ Y tế ban hành ngày 17/6/2009. Khi quy định của Bộ Y tế về nước sạch thay đổi thì thuật ngữ về nước sạch của đề án cũng thay đổi theo.
3. Dự án đầu tư xây dựng mới là dự án đầu tư xây dựng mới công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, được tiến hành từ bước khảo sát, thiết kế, lập dự án đầu tư và thi công xây dựng công trình.
4. Dự án đầu tư sửa chữa, nâng cấp mở rộng công suất cấp nước là dự án đầu tư gồm các hạng mục: Sửa chữa nâng cấp công trình trạm, khu xử lý để tăng công suất cấp nước, sửa chữa, mở rộng các tuyến đường ống cấp nước và các hạng mục trên tuyến, nâng cao chất lượng nước cấp đáp ứng theo Tiêu chuẩn của Bộ Y tế.
5. Dự án đầu tư mở rộng phạm vi cấp nước là dự án đầu tư xây dựng mới tuyến đường ống cấp nước và các hạng mục trên tuyến đấu nối với một công trình cấp nước đã có nhằm mở rộng phạm vi cấp nước.
6. Các công trình cần thay đổi, xã hội hóa công tác quản lý vận hành là các công trình mới được đầu xây dựng xong có nhu cầu về xã hội hóa công tác quản lý; công trình hiện đang được quản lý vận hành bởi một tổ chức, cá nhân nhưng công trình hoạt động kém hiệu quả, các hư hỏng của công trình không được khắc phục kịp thời cần phải thay đổi tổ chức, cá nhân khác quản lý để công trình phát huy hiệu quả cao hơn.
III. Quan điểm, mục tiêu phạm vi, đối tượng của Đề án:
1. Quan điểm thực hiện:
a) Đổi mới, đa dạng hóa các mô hình đầu tư, quản lý khai thác các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư, hiệu quả quản lý sau đầu tư.
b) Thu hút mọi nguồn lực trong xã hội tham gia vào công tác đầu tư và quản lý khai thác các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung để nâng cao tỷ lệ dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, nhất là nước sạch đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế.
c) Chuyển dịch mạnh công tác đầu tư và quản lý khai thác các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng từ cơ chế phục vụ sang cơ chế dịch vụ.
2. Mục tiêu:
a) Mục tiêu tổng quát: Xã hội hóa, khuyến khích công tác đầu tư và quản lý, khai thác công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, giảm đầu tư từ ngân sách nhà nước, từng bước cải thiện điều kiện cung cấp nước sạch, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về sử dụng nước sạch, góp phần nâng cao sức khỏe và chất lượng sống cho người dân nông thôn.
b) Mục tiêu đến năm 2020:
- Nâng tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 90%, tương đương 738.902 khẩu.
- Nâng tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế đạt 45%, tương đương 369.545 khẩu.
3. Phạm vi, đối tượng:
a) Phạm vi: Đề án thực hiện một số cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ, khuyến khích đầu tư và quản lý, khai thác các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung, phục vụ sinh hoạt và các mục đích khác của cộng đồng dân cư nông thôn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, bao gồm:
- Dự án đầu tư xây dựng mới.
- Dự án đầu tư sửa chữa, nâng cấp mở rộng công suất cấp nước.
- Dự án đầu tư mở rộng phạm vi cấp nước.
- Các công trình cần thay đổi, xã hội hóa công tác quản lý vận hành.
b) Đối tượng: Doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, hợp tác xã, tổ hợp tác, tư nhân (sau đây gọi chung là tổ chức, cá nhân) thực hiện toàn bộ hoặc một số công đoạn trong các hoạt động đầu tư xây dựng, chuyển giao công nghệ, quản lý khai thác, sản xuất, kinh doanh và dịch vụ về cấp nước sạch phục vụ người dân nông thôn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
1. Điều kiện hỗ trợ:
a) Đối với các dự án đầu tư mới, dự án sửa chữa nâng cấp mở rộng công suất, mở rộng phạm vi cấp nước (sau đây gọi tắt là dự án đầu tư) phải được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư.
b) Nhà đầu tư phải có phương án tổ chức sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ; có năng lực tài chính, năng lực quản lý khai thác và cam kết cung cấp dịch vụ nước sạch phục vụ người dân nông thôn trên địa bàn tỉnh theo dự án được UBND tỉnh chấp thuận đầu tư. Việc đầu tư xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn thực hiện theo Luật Đầu tư và các quy định khác có liên quan.
c) Các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch được UBND tỉnh phê duyệt; kiểm đếm đầu ra phải thực hiện bằng việc mắc đồng hồ nước đến từng hộ dân để nâng cao trách nhiệm, ý thức sử dụng nước tiết kiệm của người dân.
2. Cơ chế, chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tư xây dựng công trình:
a) Hỗ trợ tạo nguồn nước: Khi nhà đầu tư sử dụng nguồn nước từ các công trình thủy lợi do nhà nước đầu tư sẽ được miễn phí tạo nguồn và tạo điều kiện thuận lợi khi sử dụng các nguồn nước mặt khác, nước ngầm theo quy định hiện hành.
b) Ưu đãi về đất đai: Nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư thì được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, cụ thể như sau:
- Đất được Nhà nước giao hoặc cho thuê để xây dựng công trình cấp nước bao gồm: Đất để xây dựng công trình khai thác và xử lý nước; đất xây dựng đường ống và công trình trên mạng lưới đường ống cấp nước và các công trình hỗ trợ quản lý, vận hành hệ thống cấp nước (nhà hành chính, nhà quản lý, điều hành, nhà xưởng, kho bãi vật tư, thiết bị).
- Quỹ đất để xây dựng công trình cấp nước sạch tập trung nông thôn phải nằm trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm theo quy hoạch cấp nước được phê duyệt.
- Đất được Nhà nước giao hoặc cho thuê được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thì nhà đầu tư không được tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị tài sản của dự án; không có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng, cho, cho thuê quyền sử dụng đất; không được thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất để vay vốn; không được góp vốn bằng quyền sử dụng đất để hợp tác sản xuất, kinh doanh. Việc sử dụng đất được Nhà nước giao hoặc cho thuê phải đúng các quy định của pháp luật về đất đai, trường hợp sử dụng đất không đúng mục đích, không hiệu quả, Nhà nước sẽ thu hồi.
c) Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp: Nhà đầu tư có thu nhập từ hoạt động quản lý, khai thác các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn theo dự án được UBND tỉnh chấp thuận đầu tư, được áp dụng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp quy định tại Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường, cụ thể như sau:
- Được áp dụng mức thuế thu nhập doanh nghiệp là 10% trong suốt thời gian hoạt động đối với phần thu nhập từ thực hiện hoạt động xã hội hóa trong lĩnh vực quản lý, đầu tư công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung trên địa bàn tỉnh; các khoản thu nhập khác phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo thuế suất chung hiện nay là 20%.
- Được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:
+ Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 04 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 09 năm tiếp theo, đối với thu nhập từ thực hiện dự án cung cấp nước sạch đầu tư tại địa bàn thành phố Bảo Lộc và 10 huyện trong tỉnh.
+ Miễn thuế 04 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 05 năm tiếp theo đối với thu nhập từ dự án cung cấp nước sạch đầu tư tại địa bàn thành phố Đà Lạt.
Thời gian miễn thuế, giảm thuế quy định trên được tính liên tục từ năm đầu tiên có thu nhập chịu thuế từ dự án đầu tư mới được hưởng ưu đãi thuế, trường hợp không có thu nhập chịu thuế trong ba năm đầu, kể từ năm đầu tiên có doanh thu từ dự án đầu tư mới thì thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính từ năm thứ tư. Khi chính sách về thuế thu nhập doanh nghiệp thay đổi thì những nội dung quy định tại Đề án này thay đổi theo quy định hiện hành.
d) Hỗ trợ đầu tư xây dựng các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn: Các nhà đầu tư được hưởng mức hỗ trợ để đầu tư xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn từ nguồn vốn ngân sách nhà nước theo tổng dự toán của dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt (thực hiện theo Quyết định số 131/2009/QĐ-TTg ngày 02/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ), cụ thể:
- Hỗ trợ không quá 90% tổng dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với các xã đặc biệt khó khăn, xã thuộc huyện nghèo Đam Rông.
- Hỗ trợ không quá 45% tổng dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc.
- Hỗ trợ không quá 75% tổng dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với các huyện còn lại.
Phần vốn hỗ trợ này do nhà đầu tư ứng trước và được nhà nước tính toán, chi trả vào đơn giá nước trong quá trình khai thác công trình, thời gian chi trả do UBND tỉnh quy định cho từng công trình nhưng không quá 25 năm.
đ) Hỗ trợ huy động vốn: Các nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung được huy động vốn để đầu tư, cụ thể:
- Được vay vốn tín dụng ưu đãi ngân hàng, vay vốn tín dụng từ quỹ đầu tư phát triển địa phương quy định tại Khoản 1, Điều 7 Thông tư Liên tịch số 37/2014/TTLT-BNNPTNT-BTC-BKHĐT ngày 31/10/2014 của liên Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư.
- Được ưu tiên vay lại từ nguồn vốn của các tổ chức Quốc tế cho Chính phủ Việt Nam vay ưu đãi.
- Được nhận vốn tài trợ không hoàn lại của tổ chức Quốc tế (nếu có).
- Được phép huy động vốn dưới dạng góp cổ phần đối với Công ty cổ phần, góp vốn từ người lao động trong đơn vị, cộng đồng; huy động các nguồn vốn hợp pháp khác thông qua hợp tác, liên doanh liên kết với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của Luật Doanh nghiệp và pháp luật có liên quan.
Nhà đầu tư có trách nhiệm quản lý chặt chẽ nguồn vốn, đầu tư hiệu quả, thực hiện đúng cam kết đã thỏa thuận khi huy động vốn.
e) Hỗ trợ giá nước sinh hoạt nông thôn: Trường hợp giá tiêu thụ nước sinh hoạt nông thôn do UBND tỉnh ban hành thấp hơn phương án giá nước sinh hoạt nông thôn do các nhà đầu tư lập đã được Sở Tài chính thẩm định theo các nguyên tắc tính đúng, tính đủ thì hàng năm nhà đầu tư được cấp bù từ ngân sách nhà nước, cụ thể như sau:
- Mức hỗ trợ giá nước sinh hoạt nông thôn, bao gồm:
+ Phần chênh lệch giữa giá bán nước sinh hoạt do cấp có thẩm quyền ban hành thấp hơn phương án giá nước sạch được tính đúng tính đủ (theo quy định tại Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch; Nghị định số 124/2011/NĐ-CP ngày 28/12/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007 của Chính phủ và Thông tư liên tịch số 75/2012/TTLT-BTC-BXD-BNNPTNT ngày 15/5/2012 của liên Bộ: Tài chính, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn nguyên tắc, phương pháp xác định và thẩm quyền quyết định giá tiêu thụ nước sạch tại các đô thị, khu công nghiệp và khu vực nông thôn).
+ Giá trị nhà nước hỗ trợ để đầu tư xây dựng các công trình cấp nước sạch nông thôn (theo Quyết định số 131/2009/QĐ-TTg ngày 02/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ).
- Quy trình xét cấp hỗ trợ:
+ Đơn vị cấp nước lập kế hoạch đề nghị cấp hỗ trợ cùng kỳ lập kế hoạch dự toán ngân sách hàng năm gửi Sở Tài chính thẩm định.
+ Sở Tài chính thẩm định, ghi vào dự toán ngân sách theo hạng mục quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, tham mưu UBND tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt.
- Thời gian trợ giá: Thời gian trợ giá được thực hiện 02 lần trong năm:
+ Lần 01 trong Quý 3 hàng năm, cấp 70% kế hoạch hỗ trợ giá đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
+ Lần 02 vào Quý 1 năm sau, cấp hết số còn lại sau khi đã quyết toán.
- Hồ sơ, thủ tục hỗ trợ giá: Việc hỗ trợ giá nước được thực hiện theo quy định của pháp luật về tài chính.
3. Cơ chế khuyến khích đầu tư, quản lý, khai thác công trình:
a) Mô hình quản lý, khai thác: Tùy theo điều kiện cụ thể về quy mô công trình, nguồn nước, công nghệ xử lý và cấp nước, đặc điểm kinh tế - xã hội của từng địa phương có thể áp dụng các mô hình tổ chức đơn vị cấp nước như sau:
- Tư nhân.
- Hợp tác xã.
- Các đơn vị sự nghiệp công lập như: Trung tâm Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh; Trung tâm quản lý đầu tư và khai thác thủy lợi tỉnh; Trung tâm quản lý và khai thác công trình công cộng các huyện; Trung tâm quản lý và khai thác công trình thủy lợi Đà Lạt; Trung tâm Nông nghiệp Bảo Lộc và các đơn vị sự nghiệp công lập khác có nguồn nhân lực được đào tạo để quản lý, khai thác công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung.
- Doanh nghiệp: Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên, Công ty hợp danh và Doanh nghiệp tư nhân hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.
b) Quy trình tham gia đầu tư, quản lý, khai thác công trình:
Hàng năm, Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các địa phương tổng hợp danh mục các công trình cấp nước sạch nông thôn theo quy hoạch cần đầu tư hoặc thay đổi mô hình quản lý trên địa bàn tỉnh, báo cáo UBND tỉnh phê duyệt, niêm yết công khai hoặc công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm kêu gọi các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư hoặc quản lý, vận hành, cụ thể như sau:
- Đối với trường hợp chỉ có 01 tổ chức, cá nhân đăng ký tham gia đầu tư hoặc quản lý, khai thác công trình cấp nước mới hoặc cải tạo, nâng cấp theo danh mục công trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì thực hiện các thủ tục chỉ định thầu theo quy định hiện hành của pháp luật về đấu thầu.
- Đối với các trường hợp khác thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật về đấu thầu.
- Đối với những công trình cấp nước đã có tổ chức, cá nhân đang thực hiện dịch vụ cấp nước nhưng yêu cầu phải đầu tư, cải tạo, nâng cấp hoặc phải thay đổi mô hình quản lý để công trình cấp nước đáp ứng nhu cầu phục vụ tốt hơn, xử lý như sau:
+ Trường hợp đầu tư sửa chữa, nâng cấp: Tổ chức, cá nhân đang quản lý tốt công trình, có đủ điều kiện làm chủ đầu tư thì được giao làm chủ đầu tư thực hiện công trình. Trường hợp đầu tư sửa chữa, nâng cấp và thay đổi mô hình quản lý thì cơ quan có thẩm quyền quyết định lựa chọn tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện để làm chủ đầu tư và quản lý khai thác công trình.
+ Trường hợp cần thay đổi mô hình quản lý để đảm bảo quản lý có hiệu quả hơn: cần lựa chọn tổ chức, cá nhân có năng lực quản lý, khai thác cung cấp dịch vụ cấp nước sạch tham gia. Tổ chức, cá nhân tham gia quản lý phải có phương án tổ chức lại sản xuất, quản lý cung cấp nước sạch, ký kết với cơ quan có thẩm quyền các thỏa thuận về yêu cầu quản lý mới đảm bảo khai thác, cung cấp nước sạch nông thôn trên cơ sở đó cơ quan có thẩm quyền sẽ lựa chọn tổ chức, cá nhân mới như quy định.
- Trường hợp không có tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư thì Nhà nước đầu tư. Cấp quyết định đầu tư; quyết định lựa chọn cơ quan, tổ chức có đủ năng lực làm chủ đầu tư theo quy định của pháp luật.
c) Xử lý tài sản:
- Đối với các loại tài sản, công trình được đầu tư từ ngân sách Nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước khi có nhu cầu điều chuyển công trình, cho thuê quyền khai thác công trình, chuyển nhượng, thanh lý công trình thực hiện theo các Điều 23, 24, 25, 26 và 30 Thông tư số 54/2013/TT-BTC ngày 04/5/2013 của Bộ Tài chính quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung.
- Đối với loại tài sản, công trình hình thành từ các nguồn vốn ngoài vốn ngân sách Nhà nước hoặc không có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước, khi chuyển đổi chủ sở hữu, bán lại hoặc tổ chức lại theo các loại hình đơn vị cấp nước khác được thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp và pháp luật có liên quan.
d) Hỗ trợ giá nước sinh hoạt nông thôn:
- Mức hỗ trợ giá: Là phần chênh lệch giữa giá bán nước sinh hoạt nông thôn do cấp có thẩm quyền ban hành thấp hơn phương án giá nước sinh hoạt nông thôn được tính đúng, tính đủ.
- Điều kiện, quy trình, thời gian, hồ sơ, thủ tục hỗ trợ giá: Áp dụng tương tự đối với cơ chế, chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tư các công trình nước sinh hoạt nông thôn theo Điểm e, Khoản 2, Mục IV nêu trên.
1. Tổng nhu cầu nguồn vốn: 1.163,36 tỷ đồng, bao gồm:
- Vốn ngân sách nhà nước: 827,303 tỷ đồng, chiếm khoảng 71%.
- Vốn đối ứng của các tổ chức, cá nhân: 336,057 tỷ đồng, chiếm khoảng 29%.
2. Nhu cầu vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước trong giai đoạn 2017-2020:
- Hỗ trợ đầu tư xây dựng công trình: 33 tỷ đồng/năm, tương đương 132 tỷ đồng cho giai đoạn 2017-2020 (tính khấu hao công trình tối đa là 25 năm).
- Hỗ trợ công tác quản lý khai thác công trình: tối đa không quá 06 tỷ đồng/năm.
Nhu cầu vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước khoảng 39 tỷ đồng/năm.
Chi tiết tại Phụ lục I và II kèm theo
1. Giải pháp về thông tin, tuyên truyền:
- Tăng cường công tác tuyên truyền về vai trò của nước sạch với sức khỏe con người; vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và bảo vệ môi trường sống, tầm quan trọng của việc sử dụng nước sạch đối với sức khỏe của con người, đặc biệt là trẻ em; nâng cao trình độ, hiểu biết của người dân nông thôn về nguyên nhân và nguồn gốc lây truyền một số bệnh liên quan đến việc sử dụng nước không hợp vệ sinh và môi trường bị ô nhiễm.
- Tăng cường công tác thông tin, truyền thông về cơ chế, chính sách của Đề án trên các phương tiện thông tin đại chúng, tại trụ sở chính quyền cấp huyện, xã.
- Vận động nhân dân tham gia giám sát đầu tư xây dựng, quản lý vận hành, duy tu bảo dưỡng để nâng cao hiệu quả các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung.
2. Đảm bảo nguồn nước cung cấp cho các công trình:
- Nhà nước ưu tiên, cho phép sử dụng nguồn nước từ sông, suối tự nhiên để cung cấp nước cho các công trình cung cấp nước sinh hoạt sử dụng nguồn nước mặt. Đồng thời, khuyến khích các nhà đầu tư sử dụng nước từ các công trình thủy lợi để phục vụ cho mục đích cung cấp nước sinh hoạt.
- Đối với khu vực không có nguồn cung cấp nước mặt, nhà nước tạo điều kiện để các đơn vị chủ đầu tư được sử dụng nước ngầm để cung cấp nước sinh hoạt đảm bảo đúng các quy định của pháp luật và quản lý tài nguyên nước ngầm.
3. Giải pháp về khoa học công nghệ:
- Đa dạng hóa các loại hình công nghệ cấp nước phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của từng địa bàn, đảm bảo phát triển bền vững.
- Ưu tiên hỗ trợ cho các công trình khai thác và sử dụng hợp lý nguồn nước bằng công nghệ phù hợp, nâng cao chất lượng công trình và chất lượng nước.
- Tăng cường công tác ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong thiết kế, thi công, vật liệu xây dựng để tăng khả năng đảm bảo cấp nước, tuổi thọ của hệ thống đường ống và công trình trên đường ống nhất là các cụm dân cư có mật độ cao.
4. Giải pháp về huy động nguồn vốn:
- Thực hiện có hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương thông qua Chương trình mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả, vay vốn Ngân hàng WB; Đề án giải quyết đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở các xã, thôn, buôn đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 755/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ; Chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017-2020 theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời lồng ghép các chương trình, dự án khác có liên quan.
- Ngân sách tỉnh, huyện, xã đầu tư trực tiếp và sử dụng lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình, đề án, dự án khác để thực hiện có hiệu quả nội dung Đề án.
- Huy động nguồn vốn từ các tổ chức, cá nhân trực tiếp tham gia vào công tác đầu tư, quản lý và khai thác công trình.
- Huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện các nội dung Đề án.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan thường trực thực hiện Đề án, có trách nhiệm:
- Căn cứ quy hoạch nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020 và tình hình thực tế tại địa phương; xây dựng kế hoạch hàng năm, tổ chức thực hiện và hướng dẫn các địa phương, đơn vị thực hiện các mục tiêu, nội dung, giải pháp của Đề án.
- Kêu gọi các thành phần kinh tế đầu tư các công trình nước sạch phục vụ nông thôn đặc biệt là những vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn về nước sinh hoạt.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành thành lập đoàn kiểm tra nghiệm thu xác nhận công suất cấp nước từng công trình sau khi xây dựng hoàn thành làm cơ sở cho việc hỗ trợ từ ngân sách đối với nhà đầu tư.
- Rà soát, kiểm tra hoạt động của các đơn vị cấp nước; tổng kết kinh nghiệm các mô hình quản lý, đề xuất các biện pháp đảm bảo đơn vị cấp nước hoạt động hiệu quả, bền vững và các công trình phải chuyển đổi mô hình quản lý, vận hành.
- Xây dựng kế hoạch tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật khai thác, quản lý, vận hành công trình cho các tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác vận hành công trình.
- Hướng dẫn, hỗ trợ các nhà đầu tư thực hiện các thủ tục liên quan đến rừng và đất lâm nghiệp để triển khai đầu tư công trình theo quy định.
- Hướng dẫn, theo dõi, đánh giá và tổng hợp tình hình thực hiện tại các địa phương. Định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo kết quả thực hiện gửi UBND tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; hàng năm tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá tình hình, kết quả và rút kinh nghiệm quá trình triển khai thực hiện.
2. Sở Tài chính:
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, thẩm định các phương án giá tiêu thụ nước sạch nông thôn phù hợp với khung giá tiêu thụ nước sạch của tỉnh, của Trung ương ban hành.
- Tham mưu UBND tỉnh quy định phần vốn do nhà đầu tư ứng trước để xây dựng công trình và thời gian ngân sách nhà nước chi trả chi phí đầu tư đối với từng công trình theo quy định tại điểm d, khoản 2, mục IV Đề án này.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan, tham mưu UBND tỉnh bố trí vốn thực hiện Đề án từ nguồn vốn sự nghiệp.
- Hướng dẫn việc lập hồ sơ, thủ tục hỗ trợ, quyết toán kinh phí hỗ trợ giá phù hợp với các quy định hiện hành của Nhà nước.
- Tổng hợp nhu cầu hỗ trợ giá nước sạch ghi vào kế hoạch ngân sách trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính, lập danh mục đầu tư các công trình cấp nước sạch nông thôn trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt để kêu gọi đầu tư trên địa bàn; tham mưu UBND tỉnh phân bổ nguồn vốn đầu tư các công trình nước sinh hoạt nông thôn.
- Tham mưu UBND tỉnh lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình, đề án, dự án khác có liên quan để thực hiện Đề án.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Thực hiện công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên nước, hướng dẫn nhà đầu tư lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định.
- Hướng dẫn nhà đầu tư thực hiện các thủ tục giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định hiện hành của Nhà nước.
- Hướng dẫn nhà đầu tư thực hiện các thủ tục về cấp phép khai thác tài nguyên nước theo quy định.
5. Cục Thuế tỉnh: Thực hiện hướng dẫn, giải đáp chính sách thuế để hỗ trợ nhà đầu tư khi kê khai và thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước theo quy định.
6. Các sở, ngành liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ chỉ đạo thực hiện các nội dung, giải pháp của Đề án trên địa bàn tỉnh.
7. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc.
- Có trách nhiệm cập nhật và phê duyệt kế hoạch sử dụng đất của các dự án cấp nước tập trung theo danh mục kêu gọi đầu tư trên địa bàn.
- Phối hợp với nhà đầu tư tổ chức thu hồi, đền bù, giải phóng mặt bằng khi triển khai dự án được UBND tỉnh phê duyệt. Vận động nhân dân hiến đất để xây dựng các tuyến đường ống dẫn nước và cấp nước của dự án.
- Phổ biến cơ chế, chính sách đến các tổ chức, cá nhân và các nhà đầu tư có nhu cầu đầu tư sản xuất, kinh doanh nước sinh hoạt nông thôn.
- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn và UBND cấp xã, thực hiện các biện pháp bảo đảm trật tự an toàn xã hội và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong suốt quá trình đầu tư, quản lý khai thác các công trình; đồng thời bảo đảm quyền lợi của người sử dụng, của cộng đồng.
- Hàng năm, tùy điều kiện ngân sách địa phương, bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ thêm cho các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư xây dựng và quản lý công trình cấp nước sạch nông thôn trên địa bàn.
8. Tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư và quản lý khai thác các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn:
- Nghiên cứu quy hoạch, kế hoạch cấp nước nông thôn, danh mục đầu tư các công trình cấp nước tập trung và các công trình phải chuyển đổi mô hình quản lý vận hành đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trên địa bàn để đăng ký tham gia.
- Điều tra, khảo sát lập dự án đầu tư, hoặc phương án quản lý các hoạt động khai thác, cung cấp nước sạch nông thôn trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Thực hiện thủ tục đề nghị cho thuê đất, hỗ trợ vốn và miễn giảm thuế.
- Có trách nhiệm xây dựng, quản lý, khai thác, sửa chữa, nâng cấp và kinh doanh cấp nước sạch nông thôn theo đúng dự án được UBND tỉnh chấp thuận đầu tư; thực hiện đúng cam kết cung cấp dịch vụ nước sạch cho người dân đảm bảo số lượng, chất lượng và giá bán nước sạch theo quy định./.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC SINH HOẠT TẬP TRUNG CẦN ĐẦU TƯ MỚI
(Kèm theo Quyết định số 2760/QĐ-UBND ngày 16/12/2016 của UBND tỉnh)
(Đơn vị tính: Triệu đồng)
TT | Tên công trình | Tên suối | F lv | Công suất | Địa điểm | Hình thức cấp | Tổng nhu cầu vốn đầu tư | Nhu cầu hỗ trợ vốn đầu tư | ||
km2 | Theo hộ | m3/ngày đêm | m3/năm | |||||||
I | Huyện Lạc Dương | 1 |
| 100 |
|
|
|
| 2.200 | 1.650 |
1 | Hệ cấp nước Păng Tiêng Ruông | Klong | 6,5 | 100 | 41 | 14.965 | Xã Lát | Tự chảy | 2.200 | 1.650 |
II | Huyện Đơn Dương | 3 |
| 2220 |
|
|
|
| 48.840 | 36.630 |
1 | Hệ cấp nước Lạc Xuân 2 |
| 3,5 | 500 | 205 | 74.825 | Lạc Xuân | Tự chảy | 11.000 | 8.250 |
2 | Hệ cấp nước Ka Đô | Suối tre | 19,5 | 1100 | 451 | 164.615 | Ka Đô | Tự chảy | 24.200 | 18.150 |
3 | Hệ cấp nước Lạc Viên A+B |
| 1,9 | 620 | 254 | 92.710 | Lạc Xuân | Tự chảy | 13.640 | 10.230 |
III | Huyện Đức Trọng | 6 |
| 7450 |
|
|
|
| 163.900 | 122.925 |
1 | Hệ cấp nước K'Long A | Đa tam |
| 250 | 103 | 37.595 | Hiệp An | Tự chảy | 5.500 | 4.125 |
2 | Hệ cấp nước Tân Hội |
|
| 2000 | 820 | 299.300 | Tân Hội | Suối | 44.000 | 33.000 |
3 | Hệ cấp nước Phú Hội |
|
| 2000 | 820 | 299.300 | Phú Hội | Hô Tuyền Lâm | 44.000 | 33.000 |
4 | Hệ cấp nước khu trung tâm xã | BDNM |
| 2000 | 820 | 299.300 | Hiệp Thạnh | Sông Đa tam | 44.000 | 33.000 |
5 | Hệ cấp nước Phú Ao | Datala | 32 | 500 | 205 | 74.825 | Tà Hine | Tự chảy | 11.000 | 8.250 |
6 | Hệ cấp nước Ma Tà Nùng | Tà Nùng | 6,8 | 700 | 287 | 104.755 | Đa Quyn | Tự chảy | 15.400 | 11.550 |
IV | Huyện Lâm Hà | 6 |
| 5400 |
|
|
|
| 118.800 | 89.100 |
1 | Hệ cấp nước Tân Đức, Tân Hòa | BDNM |
| 1500 | 615 | 224.475 | Tân Văn | Hồ Tân Hòa | 33.000 | 24.750 |
2 | Hệ cấp nước thôn 10 | BDNM |
| 1500 | 615 | 224.475 | Tân Thanh | Hồ Thôn 3 | 33.000 | 24.750 |
3 | Hệ cấp nước Trung tâm ngã 9 | BDNM |
| 1000 | 410 | 149.650 | Liên Hà | Hồ Đạ Sa | 22.000 | 16.500 |
4 | Hệ cấp nước thôn 9 |
| 1,7 | 100 | 41 | 14.965 | Mê Linh | Tự chảy | 2.200 | 1.650 |
5 | Hệ cấp nước tập trung Đa Sor | Đa sor | 3,5 | 800 | 328 | 119.720 | Tân Thanh | Tự chảy | 17.600 | 13.200 |
6 | Hệ cấp nước tập trung | Đaklang | 4,6 | 500 | 205 | 74.825 | Phú Sơn | Tự chảy | 11.000 | 8.250 |
V | Huyện Di Linh | 5 |
| 4850 |
|
|
|
| 106.700 | 80.025 |
1 | Hệ cấp nước Đinh Lạc | BDNM |
| 2000 | 820 | 299.300 | Đinh Lạc | Hồ Thanh Bạch | 44.000 | 33.000 |
2 | Hệ cấp nước thôn Nao Sẻ | Suối cromloc | 2,7 | 200 | 82 | 29.930 | Gia Bắc | Tự chảy | 4.400 | 3.300 |
3 | Hệ cấp nước B'Sụt | Đariam | 1,4 | 500 | 205 | 74.825 | Bảo Thuận | Tự chảy | 11.000 | 8.250 |
4 | Hệ cấp nước Tân Châu T3, 4 | BDNM |
| 2000 | 820 | 299.300 | Tân Châu | Hồ thôn 3 | 44.000 | 33.000 |
5 | Hệ cấp nước thôn 6 | Đakanan | 9,6 | 150 | 62 | 22.630 | Hòa Bắc | Tự chảy | 3.300 | 2.475 |
VI | Thành Phố Bảo Lộc | 2 |
| 3500 |
|
|
|
| 77.000 | 34.650 |
1 | Hệ cấp nước tập trung | BDNM |
| 2000 | 820 | 299.300 | Lộc Thanh | Hồ Lộc Thanh | 44.000 | 19.800 |
2 | Hệ cấp nước thôn 2+3 | Đalao | 6,6 | 1500 | 615 | 224.475 | Đại Lào | Tự chảy | 33.000 | 14.850 |
VII | Huyện Bảo Lâm | 2 |
| 900 |
|
|
|
| 19.800 | 14.850 |
1 | Hệ cấp nước thôn 2 | Đakai | 4,2 | 300 | 123 | 44.895 | Lộc Lâm | Tự chảy | 6.600 | 4.950 |
2 | Hệ cấp nước cụm thôn 1,2,3,4 | Bơm NM |
| 600 | 246 | 89.790 | Tân Lạc | Suối Đại Nga | 13.200 | 9.900 |
VIII | Huyện Đạ Huoai | 3 |
| 1700 |
|
|
|
| 37.400 | 28.050 |
1 | Hệ cấp nước Hà Lâm | Đarpung | 11 | 700 | 287 | 104.755 | Hà Lâm | Tự chảy | 15.400 | 11.550 |
2 | Hệ cấp nước Phước Lộc | Đadak | 3 | 500 | 205 | 74.825 | Phước Lộc | Tự chảy | 11.000 | 8.250 |
3 | Hệ cấp nước Đạm Ri | Đabra | 4,7 | 500 | 205 | 74.825 | Đạm Ri | Tự chảy | 11.000 | 8.250 |
IX | Huyện Đạ Tẻh | 5 |
| 2200 |
|
|
|
| 48.400 | 36.300 |
1 | Hệ cấp nước thôn 10 | Hồ T10 |
| 400 | 164 | 59.860 | Đạ Kho | Hồ | 8.800 | 6.600 |
2 | Hệ cấp nước Thôn Xuân Phong | Đapal | 13 | 500 | 205 | 74.825 | Đạ Pal | Tự chảy | 11.000 | 8.250 |
3 | Hệ cấp nước Hương Thanh | Hồ T. sơn |
| 500 | 205 | 74.825 | Hương Lâm | Hồ Thanh Sơn | 11.000 | 8.250 |
4 | Hệ cấp nước cụm thôn 5,6,7 | Đakho | 4,5 | 300 | 123 | 44.895 | Đạ Kho | Tự chảy | 6.600 | 4.950 |
5 | Hệ cấp nước thôn 7 | DadingRnan | 2,1 | 500 | 205 | 74.825 | Mỹ Đức | Tự chảy | 11.000 | 8.250 |
X | Huyện Cát Tiên | 3 |
| 2400 |
|
|
|
| 52.800 | 39.600 |
1 | Hệ cấp nước Đức Phổ | Hồ |
| 800 | 328 | 119.720 | Đức Phổ | Hồ Đaklô | 17.600 | 13.200 |
2 | Hệ cấp nước Bù khiêu | BDNM |
| 800 | 328 | 119.720 | Phước Cát 2 | Sông | 17.600 | 13.200 |
3 | Hệ cấp nước xã Tiên Hoàng | Hồ |
| 800 | 328 | 119.720 | Tiên Hoàng | Hồ Đạ Sị | 17.600 | 13.200 |
XI | Huyện Đam Rông | 4 |
| 1710 |
|
|
|
| 37.620 | 28.215 |
1 | Hệ cấp nước Đạ K'nàng | Đapirr | 10,5 | 300 | 123 | 44.895 | Đạ K'nàng | Tự chảy | 6.600 | 4.950 |
2 | Hệ cấp nước Phi Liêng | Đtrgnio | 11 | 760 | 312 | 113.880 | Xã Phi liêng | Tự chảy | 16.720 | 12.540 |
3 | Hệ cấp nước Đạ Tông | Đatar | 18,2 | 350 | 144 | 52.560 | Đạ Tông | Tự chảy | 7.700 | 5.775 |
4 | Hệ cấp nước Đạ Mun | DNour | 0,9 | 300 | 123 | 44.895 | Đạ K'nàng | Tự chảy | 6.600 | 4.950 |
Cộng toàn tỉnh 40 công trình |
|
| 32.430 | 13.298 | 4.853.770 |
|
| 713.460 | 511.995 |
Ghi chú: Nhu cầu vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước trong giai đoạn 2017-2020:
- Hỗ trợ đầu tư xây dựng công trình: 33 tỷ đồng/năm, tương đương 132 tỷ đồng cho giai đoạn 2017-2020 (tính khấu hao công trình tối đa là 25 năm).
- Hỗ trợ công tác quản lý khai thác công trình: tối đa không quá 06 tỷ đồng/năm.
Nhu cầu vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước khoảng 39 tỷ đồng/năm.
DANH MỤC CÁC GIẾNG KHOAN CẦN ĐẦU TƯ MỚI
(Kèm theo Quyết định số 2760/QĐ-UBND ngày 16/12/2016 của UBND tỉnh)
(Đơn vị tính: Triệu đồng)
TT | Tên công trình | Số lượng (cái) | Công suất hệ thống | Địa điểm | Tổng nhu cầu vốn đầu tư | Nhu cầu hỗ trợ vốn đầu tư | ||
Theo hộ | m3/ngày đêm | m3/năm | ||||||
I | Huyện Đơn Dương | 31 | 2870 |
|
|
| 48.790 | 36.593 |
1 | Giếng khoan Đạ Ròn | 4 | 350 | 144 | 52.560 | Đa Ròn | 5.950 | 4.463 |
2 | Giếng khoan P'ro Trong | 3 | 270 | 111 | 40.515 | Proh | 4.590 | 3.443 |
3 | Giếng khoan K' răng Chớ | 3 | 300 | 123 | 44.895 | Ka Đơn | 5.100 | 3.825 |
4 | Giếng khoan khu trung xã Quảng Lập | 4 | 400 | 164 | 59.860 | Quảng Lập | 6.800 | 5.100 |
5 | Giếng khoan Lạc Lâm | 3 | 300 | 123 | 44.895 | Lạc Lâm | 5.100 | 3.825 |
6 | Giếng khoan Bôkabang | 4 | 350 | 144 | 52.560 | Tu Tra | 5.950 | 4.463 |
7 | Giếng khoan Kăn Go | 4 | 350 | 144 | 52.560 | Proh | 5.950 | 4.463 |
8 | Giếng khoan khu trung tâm xã | 2 | 200 | 82 | 29.930 | Proh | 3.400 | 2.550 |
9 | Giếng khoan Kambutte | 4 | 350 | 144 | 52.560 | Tu Tra | 5.950 | 4.463 |
II | Huyện Đức Trọng | 29 | 3200 |
|
|
| 54.400 | 40.800 |
1 | Giếng khoan PTTH Gân Reo | 2 | 200 | 82 | 29.930 | Liên Hiệp | 3.400 | 2.550 |
2 | Giếng khoan Bơn Rơm | 2 | 200 | 82 | 29.930 | N’Thol Hạ | 3.400 | 2.550 |
3 | Giếng khoan Ninh Gia | 4 | 400 | 164 | 59.860 | Ninh Gia | 6.800 | 5.100 |
4 | Giếng khoan Trung tâm xã Tà Năng | 4 | 400 | 164 | 59.860 | Tà Năng | 6.800 | 5.100 |
5 | Giếng khoan Yang Ly | 1 | 200 | 82 | 29.930 | N’Thol Hạ | 3.400 | 2.550 |
6 | Giếng khoan Trường tiểu học | 1 | 200 | 82 | 29.930 | N’Thol Hạ | 3.400 | 2.550 |
7 | Giếng khoan Chợ Tân Hội | 2 | 300 | 123 | 44.895 | Tân Hội | 5.100 | 3.825 |
8 | Giếng khoan Tân Phú | 3 | 300 | 123 | 44.895 | Ninh Gia | 5.100 | 3.825 |
9 | Giếng khoan Liên Hiệp | 5 | 500 | 205 | 74.825 | Liên Hiệp | 8.500 | 6.375 |
10 | Giếng khoan Bình Thạnh | 5 | 500 | 205 | 74.825 | Bình Thạnh | 8.500 | 6.375 |
III | Huyện Lâm Hà | 7 | 700 |
|
|
| 11.900 | 8.925 |
1 | Giếng khoan Trung Hòa | 2 | 200 | 82 | 29.930 | Đông Thanh | 3.400 | 2.550 |
2 | Giếng khoan thôn Lâm Bô | 2 | 200 | 82 | 29.930 | Phúc Thọ | 3.400 | 2.550 |
3 | Giếng khoan thôn Ry Ông Tô | 3 | 300 | 123 | 44.895 | Phi Tô | 5.100 | 3.825 |
IV | Huyện Di Linh | 42 | 5000 |
|
|
| 85.000 | 63.750 |
1 | Giếng khoan thôn 2,3,5,8 | 4 | 400 | 164 | 59.860 | Gia Hiệp | 6.800 | 5.100 |
2 | Giếng khoan trường tiểu học Gia Bắc 2 | 1 | 200 | 82 | 29.930 | Tân Nghĩa | 3.400 | 2.550 |
3 | Giếng khoan thôn 9,10 | 2 | 500 | 205 | 74.825 | Tân Lâm | 8.500 | 6.375 |
4 | Giếng khoan Hà Giang | 1 | 200 | 82 | 29.930 | Sơn Điền | 3.400 | 2.550 |
5 | Giếng khoan thôn 2,3,5 | 6 | 600 | 246 | 89.790 | Liên Đầm | 10.200 | 7.650 |
6 | Giếng khoan trường mẫu giáo thôn 4 | 1 | 200 | 82 | 29.930 | Hòa Nam | 3.400 | 2.550 |
7 | Giếng khoan Giếng khoan Tam Bố | 2 | 400 | 164 | 59.860 | Tam Bố | 6.800 | 5.100 |
8 | Giếng khoan Giếng khoan thôn 7,11 | 4 | 400 | 164 | 59.860 | Hòa Trung | 6.800 | 5.100 |
9 | Giếng khoan thôn Kao Kuil, Duệ | 3 | 300 | 123 | 44.895 | Đinh Lạc | 5.100 | 3.825 |
10 | Giếng khoan thôn 6,7,8 | 6 | 600 | 246 | 89.790 | Liên Đầm | 10.200 | 7.650 |
11 | Giếng khoan thôn Hàng Piơr | 2 | 200 | 82 | 29.930 | Bảo Thuận | 3.400 | 2.550 |
12 | Giếng khoan thôn 11+12 | 4 | 400 | 164 | 59.860 | Hòa Bắc | 6.800 | 5.100 |
13 | Giếng khoan Thôn 5,4 | 6 | 600 | 246 | 89.790 | Hòa Trung | 10.200 | 7.650 |
V | Thành Phố Bảo Lộc | 41 | 4450 |
|
|
| 75.650 | 34.043 |
1 | Giếng khoan thôn 1, 2 | 5 | 550 | 226 | 82.490 | Lộc Châu | 9.350 | 4.208 |
2 | Giếng khoan các thôn (3 thôn) | 5 | 500 | 205 | 74.825 | Đam Bri | 8.500 | 3.825 |
3 | Giếng khoan thôn 3, 4 | 5 | 500 | 205 | 74.825 | Đại Lào | 8.500 | 3.825 |
4 | Giếng khoan thôn 3, 4 | 10 | 600 | 246 | 89.790 | Lộc Châu | 10.200 | 4.590 |
5 | Giếng khoan thôn 5, 6 | 5 | 500 | 205 | 74.825 | Đại Lào | 8.500 | 3.825 |
6 | Giếng khoan các thôn (11 thôn) | 11 | 1800 | 738 | 269.370 | Đam Bri | 30.600 | 13.770 |
VI | Huyện Bảo Lâm | 64 | 6450 |
|
|
| 109.650 | 82.238 |
1 | Giếng khoan thôn B'cọ | 2 | 200 | 82 | 29.930 | Lộc An | 3.400 | 2.550 |
2 | Giếng khoan Lộc Tân 4,5 | 3 | 300 | 123 | 44.895 | Lộc Tân | 5.100 | 3.825 |
3 | Giếng khoan trung tâm xã | 2 | 200 | 82 | 29.930 | B'Lá | 3.400 | 2.550 |
4 | Giếng khoan thôn 3, 8A và 6, 15 | 8 | 800 | 328 | 119.720 | Lộc Thành | 13.600 | 10.200 |
5 | Giếng khoan thôn 1,2,9 | 6 | 600 | 246 | 89.790 | Lộc Nam | 10.200 | 7.650 |
6 | Giếng khoan Khánh Thượng | 1 | 200 | 82 | 29.930 | Lộc Đức | 3.400 | 2.550 |
7 | Giếng khoan Đức Giang 1 | 1 | 200 | 82 | 29.930 | Lộc Đức | 3.400 | 2.550 |
8 | Giếng khoan thôn 1+2 | 2 | 200 | 82 | 29.930 | Tân Lạc | 3.400 | 2.550 |
9 | Giếng khoan thôn 5,1 | 2 | 250 | 103 | 37.595 | Lộc Phú | 4.250 | 3.188 |
10 | Giếng khoan B'Kon | 2 | 200 | 82 | 29.930 | Lộc An | 3.400 | 2.550 |
11 | Giếng khoan thôn 6,7 | 3 | 300 | 123 | 44.895 | Lộc Tân | 5.100 | 3.825 |
12 | Giếng khoan Đức Giang 2 | 2 | 250 | 103 | 37.595 | Lộc Đức | 4.250 | 3.188 |
13 | Giếng khoan Thanh Bình | 2 | 250 | 103 | 37.595 | Lộc Đức | 4.250 | 3.188 |
14 | Giếng khoan Đông La 1 | 3 | 300 | 123 | 44.895 | Lộc Đức | 5.100 | 3.825 |
15 | Giếng khoan Đức Thanh | 2 | 250 | 103 | 37.595 | Lộc Đức | 4.250 | 3.188 |
16 | Giếng khoan thôn 2 | 2 | 200 | 82 | 29.930 | B'Lá | 3.400 | 2.550 |
17 | Giếng khoan thôn 16 | 2 | 200 | 82 | 29.930 | Lộc Thành | 3.400 | 2.550 |
18 | Giếng khoan Thôn 3 | 2 | 200 | 82 | 29.930 | Lộc Bắc | 3.400 | 2.550 |
19 | Giếng khoan thôn 1,2 | 7 | 350 | 144 | 52.560 | Lộc Bắc | 5.950 | 4.463 |
20 | Giếng khoan thôn 3,4,10 | 6 | 600 | 246 | 89.790 | Lộc Nam | 10.200 | 7.650 |
21 | Giếng khoan Hang Ka 3 (thôn 1) | 2 | 200 | 82 | 29.930 | Lộc Bảo | 3.400 | 2.550 |
22 | Giếng khoan thôn 4, thôn 8 | 2 | 200 | 82 | 29.930 | Lộc Ngãi | 3.400 | 2.550 |
VII | Huyện Đạ Huoai | 5 | 550 |
|
|
| 9.350 | 7.013 |
1 | Giếng khoan thôn 2 | 2 | 200 | 82 | 29.930 | Đoàn Kết | 3.400 | 2.550 |
2 | Giếng khoan thôn 6 | 2 | 200 | 82 | 29.930 | Đạ Oai | 3.400 | 2.550 |
3 | Giếng khoan khu vực UBND | 1 | 150 | 62 | 22.630 | Đạ Tồn | 2.550 | 1.913 |
VIII | Huyện Đạ Tẻh | 16 | 1550 |
|
|
| 26.350 | 19.763 |
1 | Giếng khoan thôn Phước Lợi | 3 | 300 | 123 | 44.895 | Đạ Lây | 5.100 | 3.825 |
2 | Giếng khoan thôn 4B | 2 | 200 | 82 | 29.930 | Triệu Hải | 3.400 | 2.550 |
3 | Giếng khoan thôn Thuận Lập | 4 | 400 | 164 | 59.860 | Đạ Lây | 6.800 | 5.100 |
4 | Giếng khoan thôn 3B | 2 | 200 | 82 | 29.930 | Triệu Hải | 3.400 | 2.550 |
5 | Giếng khoan thôn 1,2,3,4,5 | 5 | 450 | 185 | 67.525 | Hà Đông | 7.650 | 5.738 |
IX | Huyện Cát Tiên | 16 | 1500 |
|
|
| 25.500 | 19.125 |
1 | Giếng khoan Cát Lương 2 | 2 | 200 | 82 | 29.930 | Phước Cát 1 | 3.400 | 2.550 |
2 | Giếng khoan thôn Cát Hòa | 3 | 300 | 123 | 44.895 | Phước Cát 1 | 5.100 | 3.825 |
3 | Giếng khoan khu trung tâm | 2 | 190 | 78 | 28.470 | Nam Ninh | 3.230 | 2.423 |
4 | Giếng khoan Ninh Đại | 2 | 200 | 82 | 29.930 | Nam Ninh | 3.400 | 2.550 |
5 | Giếng khoan tại các thôn (5 thôn) | 5 | 260 | 107 | 39.055 | Mỹ Lâm | 4.420 | 3.315 |
6 | Giếng khoan thôn 4 | 2 | 350 | 144 | 52.560 | Tiên Hoàng | 5.950 | 4.463 |
X | Huyện Đam Rông | 2 | 200 |
|
|
| 3.400 | 3.060 |
1 | Giếng khoan khu trung tâm xã | 2 | 200 | 82 | 29.930 | Phi Liêng | 3.400 | 3.060 |
| Tổng cộng | 253 | 26.470 | 10.860 | 3.963.900 |
| 449.990 | 315.308 |
Ghi chú: Nhu cầu vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước trong giai đoạn 2017-2020:
- Hỗ trợ đầu tư xây dựng công trình: 33 tỷ đồng/năm, tương đương 132 tỷ đồng cho giai đoạn 2017-2020 (tính khấu hao công trình tối đa là 25 năm).
- Hỗ trợ công tác quản lý khai thác công trình: tối đa không quá 06 tỷ đồng/năm.
Nhu cầu vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước khoảng 39 tỷ đồng/năm.
- 1Quyết định 1290/QĐ-UBND năm 2016 về giao quản lý Công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung xã Đồng Phong, huyện Nho Quan cho Công ty trách nhiệm hữu hạn Nước sạch môi trường và Giống cây trồng Đồng Phong do tỉnh Ninh Bình ban hành
- 2Quyết định 1343/QĐ-UBND năm 2016 về giao quản lý Công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung xã Yên Thắng, huyện Yên Mô cho Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Ninh Bình
- 3Quyết định 3801/QĐ-UBND phê duyệt đơn giá cung cấp nước sinh hoạt năm 2016 và lộ trình điều chỉnh từ năm 2017-2018 các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn do Trung tâm nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tỉnh Bình Định cung cấp
- 4Nghị quyết 27/2017/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ tiếp nhận, quản lý khai thác và cải tạo, sửa chữa, nâng cấp công trình cấp nước sinh hoạt tập trung nông thôn trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 5Quyết định 3861/QĐ-UBND năm 2017 về Kế hoạch đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2017-2020
- 1Nghị định 209/2004/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng
- 2Quyết định 62/2004/QĐ-TTg về tín dụng thực hiện Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Nghị định 16/2005/NĐ-CP về việc quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
- 4Nghị định 117/2007/NĐ-CP về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch
- 5Nghị định 69/2008/NĐ-CP về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường
- 6Quyết định 131/2009/QĐ-TTg về chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư và quản lý, khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Nghị định 124/2011/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 117/2007/NĐ-CP về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch
- 8Thông tư liên tịch 75/2012/TTLT-BTC-BXD-BNNPTNT hướng dẫn nguyên tắc, phương pháp xác định và thẩm quyền quyết định giá tiêu thụ nước sạch tại đô thị, khu công nghiệp và khu vực nông thôn do Bộ Tài chính - Bộ Xây dựng - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 9Luật tài nguyên nước 2012
- 10Thông tư 45/2013/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 11Thông tư 54/2013/TT-BTC quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 12Quyết định 755/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 13Luật đấu thầu 2013
- 14Quyết định 18/2014/QĐ-TTg sửa đổi Quyết định 62/2004/QĐ-TTg về tín dụng thực hiện Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 15Chỉ thị 1118/CT-BNN-TCTL năm 2014 tăng cường công tác quản lý, vận hành khai thác công trình cấp nước tập trung nông thôn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 16Luật Xây dựng 2014
- 17Luật Đầu tư công 2014
- 18Thông tư liên tịch 37/2014/TTLT-BNNPTNT-BTC-BKHĐT hướng dẫn thực hiện Quyết định 131/2009/QĐ-TTg về chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư và quản lý, khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Tài chính - Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 19Nghị định 46/2015/NĐ-CP về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng
- 20Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng
- 21Quyết định 1404/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt quy hoạch nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020
- 22Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 23Quyết định 29/2016/QĐ-UBND Quy định về quản lý, sử dụng và khai thác các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 24Quyết định 1290/QĐ-UBND năm 2016 về giao quản lý Công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung xã Đồng Phong, huyện Nho Quan cho Công ty trách nhiệm hữu hạn Nước sạch môi trường và Giống cây trồng Đồng Phong do tỉnh Ninh Bình ban hành
- 25Quyết định 2085/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 26Quyết định 1343/QĐ-UBND năm 2016 về giao quản lý Công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung xã Yên Thắng, huyện Yên Mô cho Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Ninh Bình
- 27Quyết định 3801/QĐ-UBND phê duyệt đơn giá cung cấp nước sinh hoạt năm 2016 và lộ trình điều chỉnh từ năm 2017-2018 các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn do Trung tâm nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tỉnh Bình Định cung cấp
- 28Nghị quyết 32/2016/NQ-HĐND về chính sách xã hội hóa, khuyến khích công tác đầu tư và quản lý, khai thác công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung giai đoạn 2017-2020 do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 29Nghị quyết 27/2017/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ tiếp nhận, quản lý khai thác và cải tạo, sửa chữa, nâng cấp công trình cấp nước sinh hoạt tập trung nông thôn trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 30Quyết định 3861/QĐ-UBND năm 2017 về Kế hoạch đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2017-2020
Quyết định 2760/QĐ-UBND năm 2016 Đề án xã hội hóa, khuyến khích công tác đầu tư và quản lý, khai thác công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung giai đoạn 2017-2020 do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- Số hiệu: 2760/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 16/12/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng
- Người ký: Đoàn Văn Việt
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra